MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 12, 2013

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P15

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P15

P1    P2      P3    P4    P5    P6    P7    P8    P9    P10    P11    P12    P13    P14 


Firefighters beneath the destroyed vertical struts of the World Trade Center's twin towers after the September 11, 2001, terrorist attacks in New York and Washington, D.C. (AP/WWP)
Nhân viên cứu hỏa bên dưới các trụ chống thẳng đứng đã bị phá hủy của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới sau cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, ở New York và Washington, DC (AP / WWP)

15 BRIDGE TO THE 21ST CENTURY
CHƯƠNG 15: CÂY CẦU BẮC SANG THẾ KỶ XXI


The massive AIDS quilt, with each square commemorating an individual who has died of the disease. The United States is a leading contributor to the fight against this global pandemic.
(© John Harrington/Black Star)

Chiếc chăn ghép vải lớn về đề tài AIDS, với mỗi vuông vải kỷ niệm một cá nhân đã chết vì căn bệnh này. Hoa Kỳ là nước đóng góp hàng đầu cho cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu này.
(© John Harrington / Black Star)...



1992 PRESIDENTIAL ELECTION

CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 1992
"The best hope for peace in our world is the expansion of freedom in all the world."
- President George W. Bush, 2005

"Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới"
Tổng thống George W. Bush, 2005


For most Americans the 1990s would be a time of peace, prosperity, and rapid technological change. Some attributed this to the "Reagan Revolution" and the end of the Cold War, others to the return of a Democrat to the presidency. During this period. the majority of Americans -- political affiliation aside -- asserted their support for traditional family values, often grounded in their faiths. New York Times columnist David Brooks suggested that the country was experiencing "moral self-repair," as "many of the indicators of social breakdown, which shot upward in the late 1960s and 1970s, and which plateaued at high levels in the 1980s," were now in decline.


Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ - nếu gạt chính trị sang một bên - đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần.

Improved crime and other social statistics aside, American politics remained ideological, emotional, and characterized by intense divisions. Shortly after the nation entered the new millennium, moreover, its post-Cold War sense of security was jolted by an unprecedented terrorist attack that launched it on a new and difficult international track.


Nếu không tính đến tình trạng tội phạm và các con số thống kê xã hội khác đang được cải thiện, thì có thể nói đời sống chính trị Mỹ đang bị chia rẽ mạnh mẽ với các tư tưởng chủ đạo và các tình cảm chính trị khác nhau. Hơn nữa, ngay sau khi đất nước bước vào thiên niên kỷ mới, cảm giác an toàn của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã đổ vỡ hoàn toàn khi một cuộc tấn công khủng bố chưa từng có trước đây đã xảy ra và đặt đất nước vào một hoàn cảnh quốc tế mới đầy khó khăn.

As the 1992 presidential election approached, Americans found themselves in a world transformed in ways almost unimaginable four years earlier. The familiar landmarks of the Cold War -- from the Berlin Wall to intercontinental missiles and bombers on constant high alert -- were gone. Eastern Europe was independent, the Soviet Union had dissolved, Germany was united, Arabs and Israelis were engaged in direct negotiations, and the threat of nuclear conflict was greatly diminished. It was as though one great history volume had closed and another had opened.

Khi cuộc bầu cử tổng thống năm 1992 đến gần thì người Mỹ đã cảm nhận được bản thân họ đang sống trong một thế giới biến đổi trên những phương diện mà họ đã không thể tưởng tượng nổi chỉ vào bốn năm trước đó. Những dấu mốc quan trọng quen thuộc của Chiến tranh Lạnh - từ Bức tường Berlin tới hệ thống tên lửa xuyên lục địa và những phi cơ ném bom luôn trong tình trạng báo động - đã lui vào dĩ vãng. Đông Âu đã độc lập, Liên bang Xô viết đã tan rã, nước Đức đã thống nhất, người ảrập Xêút và người Israel đã cùng ngồi vào bàn thương lượng trực tiếp, và nỗi lo sợ xung đột hạt nhân đã không còn nữa. Dường như một giai đoạn lịch sử vĩ đại đã khép lại và một giai đoạn lịch sử mới đang mở ra.

Yet at home, Americans were less sanguine, and they faced some deep and familiar problems. The United States found itself in its deepest recession since the early 1980s. Many of the job losses were occurring among white-collar workers in middle management positions, not solely, as earlier, among blue-collar workers in the manufacturing sector. Even when the economy began recovering in 1992, its growth was virtually imperceptible until late in the year. Moreover, the federal deficit continued to mount, propelled most strikingly by rising expenditures for health care.

Tuy nhiên, trong nội bộ nước Mỹ thì dân chúng ít lạc quan hơn và họ phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng và quen thuộc. Hoa Kỳ lâm vào một cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1980. Tình trạng mất việc làm đã diễn ra rộng rãi trong tầng lớp công chức ở cương vị quản lý cấp trung chứ không chỉ diễn ra trong tầng lớp công nhân trong ngành chế tạo như trước đây. Thậm chí ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi năm 1992 thì nền kinh tế Mỹ cũng chưa tăng trưởng một cách rõ ràng cho đến tận cuối năm. Hơn nữa, thâm hụt ngân sách vẫn tiếp tục gia tăng, chủ yếu do những khoản chi ngày càng lớn cho chăm sóc y tế.

President George Bush and Vice President Dan Quayle easily won renomination by the Republican Party. On the Democratic side, Bill Clinton, governor of Arkansas, defeated a crowded field of candidates to win his party's nomination. As his vice presidential nominee, he selected Senator Al Gore of Tennessee, generally acknowledged as one of the Congress's strongest advocates of environmental protection.

Tổng thống Bush và Phó Tổng thống Dan Quayle đã dễ dàng được Đảng Cộng hòa tái đề cử. Về phía Đảng Dân chủ, Bill Clinton, Thống đốc bang Arkansas đã đánh bại nhiều ứng cử viên để giành được sự đề cử ra tranh chức tổng thống của Đảng này. Ông đã chọn Thượng nghị sỹ Al Gore, Thống đốc bang Tennessee làm ứng cử viên Phó Tổng thống của mình. Al Gore nổi tiếng là một nghị sỹ có chủ trương bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất trong Quốc hội.

The country's deep unease over the direction of the economy also sparked the emergence of a remarkable independent candidate, wealthy Texas entrepreneur H. Ross Perot. Perot tapped into a deep wellspring of frustration over the inability of Washington to deal effectively with economic issues, principally the federal deficit. He possessed a colorful personality and a gift for the telling one-line political quip. He would be the most successful third-party candidate since Theodore Roosevelt in 1912.


Nhưng tình trạng bất ổn sâu sắc của đất nước về phương diện kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ứng cử của một ứng cử viên độc lập xuất sắc - nhà tư bản giàu có bang Texas, H.Ross Perot. Perot đã đề cập đến các lý do khiến Washington thất bại trong việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế, chủ yếu là vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang. Ông có một tính cách sinh động và có năng khiếu đối thoại chính trị trực tuyến. Ông được coi là ứng cử viên của đảng thứ ba thành công nhất kể từ thành công trước đó của Theodore Roosevelt năm 1992.

The Bush re-election effort was built around a set of ideas traditionally used by incumbents: experience and trust. George Bush, 68, the last of a line of presidents who had served in World War II, faced a young challenger in Bill Clinton who, at age 46, had never served in the military and had participated in protests against the Vietnam War. In emphasizing his experience as president and commander-in-chief, Bush drew attention to Clinton's inexperience at the national level.

Nỗ lực tái đắc cử của Bush được xây dựng xoay quanh các ý tưởng truyền thống từng được các bậc tiền nhiệm sử dụng: kinh nghiệm và lòng tin. George Bush, 68 tuổi, là vị Tổng thống cuối cùng từng tòng quân trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, đang phải đương đầu với một đối thủ trẻ tuổi - Bill Clinton - 46 tuổi, chưa từng tham gia quân đội và đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Khi đề cao kinh nghiệm với tư cách là Tổng thống và Tổng Tư lệnh quân đội của mình, Bush cũng hướng sự chú ý của dân chúng tới sự thiếu kinh nghiệm ở tầm quốc gia của Clinton.

Bill Clinton organized his campaign around another of the oldest and most powerful themes in electoral politics: youth and change. As a high-school student, Clinton had once met President Kennedy; 30 years later, much of his rhetoric consciously echoed that of Kennedy in his 1960 campaign.


Về phần mình, Bill Clinton đã triển khai cuộc vận động của ông xung quanh một chủ đề khác hẳn với những khẩu hiệu cũ: sự đổi thay và tuổi trẻ. Khi còn là học sinh trung học, Clinton đã một lần gặp gỡ Tổng thống Kennedy; 30 năm sau, nhiều câu ông nói đã lặp lại một cách có ý thức những ý tưởng của Kennedy trong chiến dịch vận động tranh cử của vị cố Tổng tống này từ năm 1960.

As governor of Arkansas for 12 years, Clinton could point to his experience in wrestling with the very issues of economic growth, education, and health care that were, according to public opinion polls, among President Bush's chief vulnerabilities. Where Bush offered an economic program based on lower taxes and cuts in government spending, Clinton proposed higher taxes on the wealthy and increased spending on investments in education, transportation, and communications that, he believed, would boost the nation's productivity and growth and thereby lower the deficit. Similarly, Clinton's health care proposals called for much heavier involvement by the federal government than Bush's.


Do đã từng làm Thống đốc bang Arkansas suốt 12 năm, Clinton đã có thể chỉ ra những kinh nghiệm của mình trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, giáo dục và chăm sóc y tế - những vấn đề mà theo các kết quả thăm dò dư luận là những điểm yếu trong chính sách của Bush. Khi Bush đề nghị một chương trình kinh tế với các khoản thuế thấp và cắt giảm chi tiêu chính phủ thì Clinton lại đề xuất các khoản thuế cao hơn đối với người giàu, tăng chi phí cho đầu tư vào giáo dục, giao thông và thông tin liên lạc - là những khu vực mà ông tin rằng sẽ làm tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, từ đó sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách. Tương tự, các đề xuất về chăm sóc y tế mà Clinton đưa ra đỏi hỏi Chính phủ Liên bang phải can thiệp nhiều hơn so với các đề xuất của Bush.


Clinton proved to be a highly effective communicator, not least on television, a medium that highlighted his charm and intelligence. The incumbent's very success in handling the end of the Cold War and reversing the Iraqi thrust into Kuwait lent strength to Clinton's implicit argument that foreign affairs had become relatively less important, given pressing social and economic needs at home.


Clinton đã chứng tỏ mình là một nhân vật có tài hùng biện xuất chúng không chỉ trên truyền hình - phương tiện mà ông đã dùng để quảng bá cho sự lịch thiệp và trí thông minh của mình. Những thành công to lớn của người tiền nhiệm Bush trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh và buộc Irắc rút quân khỏi Cô-oét đã càng làm tăng thêm sức mạnh cho luận điểm ngầm của Clinton rằng các hoạt động đối ngoại đã trở nên ít quan trọng hơn, khi đất nước đang phải đối mặt với những yêu cầu cấp bách về kinh tế xã hội đang tồn tại ngay trong lòng nước Mỹ.


On November 3, Bill Clinton won election as the 42nd president of the United States, receiving 43 percent of the popular vote against 37 percent for Bush and 19 percent for Perot.


Vào ngày 3/11, Bill Clinton đã đắc cử và trở thành vị Tổng thống thứ bốn hai của Hoa Kỳ, với 43% tổng số phiếu bầu phổ thông, trong khi đó, Bush giành được 37% và Perot được 19% số phiếu bầu.

A NEW PRESIDENCY

NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG MỚI


President William (Bill) J. Clinton, delivering his inaugural address to the nation, January 21, 1993. During his administration, the United States enjoyed more peace and economic well-being than at any time in its history. He was the second U.S. president to be impeached and found not guilty.
(Dwight Somers)

Tổng thống William (Bill) J. Clinton, đọc diễn văn nhậm chức của ông trước quốc dân, 21 tháng 1 1993. Trong thời ông cầm quyền, Hoa Kỳ hưởng sự an lạc và kinh tế hạnh phúc hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử của nó. Ông là Tổng thống Mỹ thứ hai bị luận tội và không có lỗi.
(Dwight Somers)
Clinton was in many respects the perfect leader for a party divided between liberal and moderate wings. He tried to assume the image of a pragmatic centrist who could moderate the demands of various Democratic Party interest groups without alienating them.

Trên nhiều mặt, Clinton là một nhà lãnh đạo toàn tài trong một Đảng đang bị chia rẽ thành hai phe - tự do và ôn hòa. Ông phải tập hợp những quan điểm khác biệt này lại với nhau và dung hòa nhu cầu và lợi ích của các nhóm trong Đảng Dân chủ mà không chia rẽ họ.

Avoiding ideological rhetoric that declared big government to be a positive good, he proposed a number of programs that earned him the label "New Democrat." Control of the federal bureaucracy and judicial appointments provided one means of satisfying political claims of organized labor and civil rights groups. On the ever-controversial abortion issue, Clinton supported the Roe v. Wade decision, but also declared that abortion should be "safe, legal, and rare."

Tránh dùng những lời lẽ lý tưởng hóa tuyên bố rằng chính phủ lớn là một điều tích cực, ông đã đề xuất nhiều chương trình khiến ông được mệnh danh là một nhà Dân chủ kiểu mới. Kiểm soát nạn quan liêu và việc bổ nhiệm những vị trí trong ngành tư pháp trên toàn liên bang là một biện pháp làm hài lòng các tổ chức lao động và các nhóm dân sự. Đối với vấn đề gây tranh cãi về quyền phá thai của phụ nữ, Clinton ủng hộ quyết định của tòa án trong vụ Roe kiện Wade, nhưng ông cũng tuyên bố rằng việc phá thai cần phải được thực hiện an toàn, hợp pháp, và không được diễn ra thường xuyên.


President Clinton's closest collaborator was his wife, Hillary Rodham Clinton. In the campaign, he had quipped that those who voted for him "got two for the price of one." She supported her husband against accusations about his personal life.

Người trợ lý gần gũi nhất của Clinton là vợ của ông, Hillary Rodham Clinton. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã tuyên bố rằng những ai bỏ phiếu cho ông sẽ được mua một tặng một. Bà Hillary đã ở bên cạnh chồng mình để giúp ông đương đầu với những lời buộc tội về đời sống riêng tư của Tổng thống.

As energetic and as activist as her husband, Ms. Clinton assumed a more prominent role in the administration than any first lady before her, even Eleanor Roosevelt. Her first important assignment would be to develop a national health program. In 2000, with her husband's administration coming to a close, she would be elected a U.S. senator from New York.

Cũng là một nhà hoạt động chính trị năng nổ đầy nhiệt huyết như chồng, bà Clinton đã đảm đương vai trò tiên phong hơn bất kỳ đệ nhất phu nhân nào trước đó, kể cả Eleanor Roosevelt. Đóng góp quan trọng đầu tiên của bà có lẽ là việc xây dựng chương trình y tế quốc gia. Năm 2000, khi nhiệm kỳ tổng thống của chồng sắp kết thúc, bà đã được bầu làm Thượng nghị sỹ của bang New York.

LAUNCHING A NEW DOMESTIC POLICY

In practice, Clinton’s centrism demanded choices that sometimes elicited vehement emotions. The president’s first policy initiative was designed to meet the demands of gays, who, claiming a group status as victims of discrimination, had become an important Democratic constituency.
TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI MỚI

Trên thực tế, chủ trương ôn hòa của Clinton yêu cầu phải có các lựa chọn đôi khi gây ra những tình cảm mạnh mẽ trong dân chúng. Sáng kiến chính sách đầu tiên của Tổng thống là thỏa mãn các nhu cầu của người đồng tính, vốn là những nạn nhân của nạn kỳ thị. Sáng kiến này khiến giới đồng tính trở thành một khu vực cử tri quan trọng ủng hộ Đảng Dân chủ.

Immediately after his inauguration, President Clinton issued an executive order rescinding the long-established military policy of dismissing known gays from the service. The order quickly drew furious criticism from the military, most Republicans, and large segments of American society. Clinton quickly modified it with a “don’t ask, don’t tell” order that effectively restored the old policy but discouraged active investigation of one’s sexual practices.
Ngay sau diễn văn nhậm chức, Tổng thống Clinton đã xóa bỏ quy định có từ lâu nay về việc sa thải những quân nhân bị phát hiện là đồng tính ra khỏi quân đội. Quyết định này lập tức nhận được nhiều lời chỉ trích từ phía quân đội, đặc biệt từ phía những đảng viên Cộng hòa và từ nhiều tầng lớp trong xã hội Mỹ. Clinton đã nhanh chóng điều chỉnh sắc lệnh này bằng một sắc lệnh không hỏi, không nói, thực tế là phục hồi lại chính sách cũ nhưng không khuyến khích chủ động điều tra về đời sống tình dục của các cá nhân.

The effort to achieve a national health plan proved to be a far larger setback. The administration set up a large task force, chaired by Hillary Clinton. Composed of prominent policy intellectuals and political activists, it labored in secrecy for months to develop a plan that would provide medical coverage for every American.

Nỗ lực hoàn thành chương trình y tế quốc gia tỏ ra là một bước thụt lùi lớn. Chính phủ đã cho phép thành lập một nhóm chuyên trách lớn do Hillary Clinton đứng đầu, bao gồm các nhà hoạt động chính trị và các nhà trí thức chính sách nổi tiếng làm việc liên tục trong nhiều tháng để xây dựng một chương trình y tế nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho mọi người dân Mỹ.

The working assumption behind the plan was that a government-managed “single-payer” plan could deliver health services to the entire nation more efficiently than the current decentralized system with its thousands of insurers and disconnected providers. As finally delivered to Congress in September 1993, however, the plan mirrored the complexity of its subject. Most Republicans and some Democrats criticized it as a hopelessly elaborate federal takeover of American medicine. After a year of discussion, it died without a vote in Congress.

Giả định của kế hoạch này là một kế hoạch người được trả tiền duy nhất do chính phủ quản lý có thể cung cấp dịch vụ y tế trên toàn lãnh thổ một cách hiệu quả hơn so với hệ thống phi tập trung hiện hành - một hệ thống với hàng nghìn công ty bảo hiểm và hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ gián tiếp. Tuy nhiên, vào tháng 9/1993, khi được đưa ra Quốc hội, kế hoạch này đã phản ánh sự phức tạp vốn là bản chất của chăm sóc y tế. Phần lớn các đảng viên Cộng hòa và một vài người thuộc Đảng Dân chủ đã chỉ trích kế hoạch này là một sự tiếp quản vô vọng của nhà nước đối với nền y học Mỹ. Sau một năm tranh cãi, kế hoạch này đã thất bại vì không được một ai trong Quốc hội bỏ phiếu thông qua.

Clinton was more successful on another matter with great repercussions for the domestic economy. The previous president, George Bush, had negotiated the North American Free Trade Agreement (NAFTA) to establish fully open trade between Canada, the United States, and Mexico. Key Democratic constituencies opposed the agreement. Labor unions believed it would encourage the export of jobs and undermine American labor standards. Environmentalists asserted that it would lead American industries to relocate to countries with weak pollution controls. These were the first indications of a growing movement on the left wing of American politics against the vision of an integrated world economic system.

Clinton đã thành công hơn ở lĩnh vực khác khi ông khôi phục sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ. Vị Tổng thống tiền nhiệm, George Bush, đã đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm xây dựng một khu vực thương mại hoàn toàn tự do giữa Mỹ, Canađa và Mexico. Các khu vực cử tri quan trọng của Đảng Dân chủ tỏ ý phản đối Hiệp định này. Các công đoàn tin rằng Hiệp định này có thể khuyến khích xuất khẩu việc làm và làm xói mòn các tiêu chuẩn lao động của Mỹ. Những nhà môi trường thì lo ngại rằng Hiệp định này sẽ khiến các ngành công nghiệp của Mỹ chuyển dịch đến những quốc gia yếu kém hơn trong kiểm soát ô nhiễm. Đây là những biểu hiện đầu tiên của một làn sóng ngày càng dâng cao của cánh hữu trong đời sống chính trị Mỹ nhằm chống lại viễn cảnh về một hệ thống kinh tế thế giới hội nhập.


President Clinton nonetheless accepted the argument that open trade was ultimately beneficial to all parties because it would lead to a greater flow of more efficiently produced goods and services. His administration not only submitted NAFTA to the Senate, it also backed the establishment of a greatly liberalized international trading system to be administered by the World Trade Organization (WTO). After a vigorous debate, Congress approved NAFTA in 1993. It would approve membership in the WTO a year later.

Tuy nhiên, Tổng thống Clinton lại đồng ý với luận điểm cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy lớn hơn và hiệu quả hơn về hàng hóa và dịch vụ. Chính quyền của ông không chỉ đệ trình NAFTA trước Nghị viện, mà còn ủng hộ việc xây dựng một hệ thống thương mại quốc tế tự do hơn và được quản lý bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau một cuộc tranh luận nảy lửa, Quốc hội đã thông qua NAFTA năm 1993 và thông qua việc Mỹ trở thành thành viên của WTO một năm sau đó.


Although Clinton had talked about a “middle class tax cut” during the presidential campaign, he submitted to Congress a budget calling for a general tax increase. It originally included a wide tax on energy consumption designed to promote conservation, but that was quickly replaced by a nominal increase in the federal gasoline tax. It also taxed social security benefits for recipients of moderate income and above. The big emphasis, however, was on increasing the income tax for high earners. The subsequent debate amounted to a rerun of the arguments between tax cutters and advocates of “fiscal responsibility” that had marked the Reagan years. In the end, Clinton got his way, but very narrowly. The tax bill passed the House of Representatives by only one vote.

Mặc dù trong cuộc vận động tranh cử của mình, Clinton đã nói về một chương trình cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu nhưng ông vẫn đề xuất trước Quốc hội một ngân sách đòi hỏi phải tăng thuế rộng rãi. Ban đầu, chương trình này bao gồm việc tăng thuế rộng rãi đối với tiêu thụ năng lượng nhằm mục đích bảo vệ môi sinh, nhưng sau đó đã nhanh chóng được thay thế bởi việc tăng thuế danh nghĩa trong tiêu thụ khí đốt trên toàn quốc. Chương trình này cũng đánh thuế lên lợi tức bảo hiểm xã hội đối với người thụ hưởng có thu nhập cao và trung bình. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc tăng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Một cuộc tranh cãi sôi nổi lại diễn ra giữa những người ủng hộ giảm thuế và những người ủng hộ trách nhiệm thuế khóa vốn rất điển hình trong nhiệm kỳ tổng thống của Ronald Reagan. Cuối cùng, Clinton cũng đã đạt được mong muốn của mình, nhưng chỉ với một chiến thắng sát sao. Chương trình thuế khóa của ông đã được Hạ viện thông qua với chỉ một phiếu thừa.


By then, the congressional election campaigns of 1994 were under way. Although the administration already had made numerous foreign policy decisions, issues at home were clearly most important to the voters. The Republicans depicted Clinton and the Democrats as unreformed tax and spenders. Clinton himself was already beleaguered with charges of past financial impropriety in an Arkansas real estate project and new claims of sexual impropriety. In November, the voters gave the Republicans control of both houses of Congress for the first time since the election of 1952. Many observers believed that Bill Clinton would likely be a one-term president. Apparently making a decision to conform to new political realities, Clinton instead moderated his political course. Policy initiatives for the remainder of his presidency were few. Contrary to Republican predictions of doom, the tax increases of 1993 did not get in the way of a steadily improving economy.

Đúng lúc đó, các chiến dịch bầu cử Quốc hội năm 1994 bắt đầu khởi động. Mặc dù Chính quyền Clinton đã đưa ra rất nhiều quyết định về chính sách đối ngoại, nhưng những vấn đề đối nội rõ ràng là quan trọng nhất đối với các cử tri. Các đảng viên Cộng hòa chỉ trích Clinton và các đảng viên Dân chủ là đã không cải cách thuế khóa và chi tiêu chính phủ. Chính bản thân Clinton cũng đang bị mắc kẹt do bị buộc tội về một dự án bất động sản ở Arkansas trước kia đang bị kết luận là có vấn đề về tài chính; đồng thời, phải đương đầu với những lời buộc tội mới về quan hệ tình dục không lành mạnh. Vào tháng 11, lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử năm 1952, các cử tri đã trao cho Đảng Cộng hòa quyền kiểm soát ở cả hai Viện trong Quốc hội. Nhiều nhà quan sát đã tin rằng Bill Clinton sẽ chỉ giữ chức tổng thống trong một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, bằng việc đưa ra một quyết định phù hợp với thực tế chính trị mới, Clinton đã dung hòa cuộc chạy đua chính trị của mình. Ông chỉ đưa ra rất ít sáng kiến chính sách trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống. Trái với dự báo của Đảng Cộng hòa về việc kinh tế Mỹ sẽ ảm đạm, chính sách tăng thuế năm 1993 đã không cản được sự tăng trưởng vững chãi của nền kinh tế Mỹ.

The new Republican leadership in the House of Representatives, by contrast, pressed hard to achieve its policy objectives, a sharp contrast with the administration’s new moderate tone. When right-wing extremists bombed an Oklahoma City federal building in April 1995, Clinton responded with a tone of moderation and healing that heightened his stature and implicitly left some doubts about his conservative opponents. At the end of the year, he vetoed a Republican budget bill, shutting down the government for weeks. Most of the public seemed to blame the Republicans.

Ngược lại, những người lãnh đạo mới của Đảng Cộng hòa trong cả hai Viện lại gây sức ép lớn trong việc hoàn tất những mục tiêu chính sách của họ, ngược hẳn lại với chủ trương ôn hòa mới của chính quyền. Khi các phần tử cực đoan cánh tả cho nổ bom một tòa nhà Liên bang tại thành phố Oklahoma vào tháng 4/1995, Clinton đã trả lời với một giọng ôn hòa, nhấn mạnh quan điểm của ông và làm dịu những kẻ bảo thủ mang tư tưởng chống đối. Vào cuối năm đó, ông đã bỏ phiếu phủ quyết chương trình ngân sách do Đảng Cộng hòa đưa ra khiến chính phủ bị đóng băng trong nhiều tuần. Đa số dân chúng đều bày tỏ thái độ lên án Đảng Cộng hòa.

The president also co-opted part of the Republican program. In his State of the Union address of January 1996, he ostentatiously declared, “The era of big government is over.” That summer, on the eve of the presidential campaign, he signed a major welfare reform bill that was essentially a Republican product. Designed to end permanent support for most welfare recipients and move them to work, it was opposed by many in his own party. By and large, it would prove successful in operation over the next decade.

Tuy nhiên, Tổng thống cũng vẫn tham gia vào các chương trình của Đảng Cộng hòa. Trong thông điệp liên bang tháng 1/1996, ông đã tuyên bố hùng hồn rằng "Thời đại của một chính phủ lớn đã qua rồi". Mùa hè năm đó, trong cuộc vận động tái tranh cử của mình, ông đã ký duyệt một chương trình cải cách quan trọng - vốn là sáng kiến do Đảng Cộng hòa đưa ra. Vốn có mục tiêu chấm dứt việc trợ cấp vĩnh viễn cho những người nhận trợ cấp nhằm buộc họ phải tìm kiếm việc làm, sáng kiến này bị nhiều đảng viên trong chính Đảng Dân chủ của ông phản đối. Nhìn chung, chương trình này cũng đã thu được những thành công nhất định trong thập niên sau đó.

THE AMERICAN ECONOMY IN THE 1990S

NỀN KINH TẾ MỸ TRONG THẬP KỶ 90



The digital revolution of the past decade has transformed the economy and the way Americans live, influencing work; interactions with colleagues, family, and friends; access to information; even shopping and leisure-time habits.
(Chris Honduras/Newsmakers/Getty Images)

Cuộc cách mạng kỹ thuật số một thập kỷ qua đã làm thay đổi nền kinh tế và cách người Mỹ sống, ảnh hưởng đến công việc, tương tác với các đồng nghiệp, gia đình, và bạn bè, tiếp cận thông tin, thậm chí thói quen mua sắm và giải trí.
(Chris Honduras / Newsmakers / Getty Images)...

By the mid-1990s, the country had not simply recovered from the brief, but sharp, recession of the Bush presidency. It was entering an era of booming prosperity, and doing so despite the decline of its traditional industrial base. Probably the major force behind this new growth was the blossoming of the personal computer (PC).

Giữa những năm 1990, nước Mỹ đã bắt đầu hồi phục sau một cuộc suy thoái kinh tế ngắn ngủi nhưng trầm trọng đã xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Bush. Nước Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên tăng trưởng thịnh vượng và bền vững, bất chấp sự suy giảm của các ngành công nghiệp truyền thống. Có thể động lực chủ yếu của sự tăng trưởng mới này là việc bùng nổ của máy tính cá nhân.

Less than 20 years after its introduction, the PC had become a familiar item, not simply in business offices of all types, but in homes throughout America. Vastly more powerful than anyone could have imagined two decades earlier, able to store enormous amounts of data, available at the cost of a good refrigerator, it became a common appliance in American homes.

Gần 20 năm sau khi ra đời, máy tính cá nhân đã trở thành một vật dụng quen thuộc, không chỉ trong tất cả các văn phòng của mọi loại hình doanh nghiệp mà còn ở tất cả các gia đình Mỹ. Mạnh hơn là người ta có thể tưởng tượng ra vào hai thập niên trước đây, có khả năng lưu trữ một số lượng khổng lồ các loại dữ liệu và chỉ có giá thành ngang với một chiếc tủ lạnh tốt, máy tính cá nhân đã trở thành một thiết bị phổ biến tại tất cả các gia đình Mỹ.

Employing prepackaged software, people used it for bookkeeping, word processing, or as a depository for music, photos, and video. The rise of the Internet, which grew out of a previously closed defense data network, provided access to information of all sorts, created new shopping opportunities, and established e-mail as a common mode of communication. The popularity of the mobile phone created a huge new industry that cross-fertilized with the PC.

Nhờ sử dụng các phần mềm được cài đặt sẵn, người ta có thể sử dụng máy tính cá nhân để ghi chép sổ sách kế toán, soạn thảo văn bản, hay dùng nó như một nơi lưu trữ các bản nhạc, các bức ảnh và đoạn video. Sự xuất hiện của Internet phát triển từ một mạng lưới dữ liệu quốc phòng trước đó bị đóng kín đã đem lại khả năng tiếp cận tất cả các loại thông tin, tạo ra các cơ hội mua sắm mới, và biến thư điện tử thành một phương thức giao tiếp phổ thông. Điện thoại di động được sử dụng rộng rãi cũng tạo ra một ngành công nghiệp mới khổng lồ phát triển cùng với máy tính cá nhân.

Instant communication and lightning-fast data manipulation speeded up the tempo of many businesses, greatly enhancing productivity and creating new opportunities for profit. Fledgling industries that fed demand for the new equipment became multi-billion-dollar companies almost overnight, creating an enormous new middle class of software technicians, managers, and publicists.

Giao tiếp ngay lập tức và khả năng xử lý dữ liệu trong chớp mắt đã giúp cho nhịp độ của nhiều lĩnh vực kinh doanh trở nên chóng vánh hơn, làm tăng năng suất và mở ra các cơ hội lợi nhuận mới. Các ngành công nghiệp non trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết bị mới này bỗng chốc đã trở thành những công ty có tài sản nhiều tỷ đô la, làm sản sinh ra một tầng lớp trung lưu mới đông đảo bao gồm các kỹ thuật viên phần mềm, các nhà quản lý và các nhà quảng cáo.

A final impetus was the turn of the millennium. A huge push to upgrade outdated computing equipment that might not recognize the year 2000 brought data technology spending to a peak.

Động lực cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là thời điểm một thiên niên kỷ mới đang đến. Yêu cầu phải cập nhật và nâng cấp các máy tính đã cũ, những thiết bị có thể sẽ không nhận dạng được năm 2000 do sự cố Y2K, đã khiến các khoản chi cho công nghệ dữ liệu lên đến mức kỷ lục.

These developments began to take shape during Clinton’s first term. By the end of his second one they were fueling a surging economy. When he had been elected president, unemployment was at 7.4 percent. When he stood for re-election in 1996, it was at 5.4 percent. When voters went to the polls to choose his successor in November 2000, it was 3.9 percent. In many places, the issue was less one of taking care of the jobless than of finding employable workers.

Những xu thế phát triển này xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Clinton. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông, chúng trở thành một nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi ông mới được bầu làm tổng thống, tỷ lệ thất nghiệp là 7,4%. Khi ông bắt đầu tái tranh cử vào năm 1996, tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%. Và khi các cử tri đi bỏ phiếu để chọn người kế nhiệm ông vào năm 2000 thì tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 3,9%. Tại nhiều nơi, vấn đề không nằm ở chỗ phải chăm sóc cho những người thất nghiệp, mà ở chỗ làm sao tuyển dụng được lao động.

No less a figure than Federal Reserve Chairman Alan Greenspan viewed a rapidly escalating stock market with concern and warned of “irrational exuberance.” Investor exuberance, at its greatest since the 1920s, continued in the conviction that ordinary standards of valuation had been rendered obsolete by a “new economy” with unlimited potential. The good times were rolling dangerously fast, but most Americans were more inclined to enjoy the ride while it lasted than to plan for a coming bust.
The election of 1996 and the political aftermath.
Không chỉ Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, quan sát thấy sự leo thang chóng mặt của thị trường chứng khoán với mối lo ngại và lời cảnh báo rằng thị trường này đang tăng trưởng một cách phi lý. Sự lạc quan của các nhà đầu tư, ở mức cao nhất kể từ những năm 1920, vẫn tiếp tục tăng lên vì họ tin rằng những chuẩn mực về xác định giá trị chứng khoán đang trở nên lỗi thời bởi một nền kinh tế mới với tiềm năng không giới hạn. Giai đoạn tốt đẹp này đang diễn biến nhanh chóng đến mức nguy hiểm, nhưng phần lớn người Mỹ vẫn thích hưởng thụ đà tăng trưởng kinh tế khi vẫn còn tăng trưởng hơn là chuẩn bị cho những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai.

THE ELECTION OF 1996 AND THE POLITICAL AFTERMATH
CUỘC BẦU CỬ NĂM 1996 VÀ HẬU QUẢ CHÍNH TRỊ CỦA NÓ

President Clinton undertook his campaign for re-election in 1996 under the most favorable of circumstances. If not an imposing personality in the manner of a Roosevelt, he was a natural campaigner, whom many felt had an infectious charm. He presided over a growing economic recovery. He had positioned himself on the political spectrum in a way that made him appear a man of the center leaning left. His Republican opponent, Senator Robert Dole of Kansas, Republican leader in the upper house, was a formidable legislator but less successful as a presidential candidate.

Tổng thống Clinton tiến hành cuộc vận động tái tranh cử năm 1996 của mình trong một bối cảnh vô cùng thuận lợi. Nếu không phải là một người có tính cách gây được ảnh hưởng đến người khác theo phong cách của Roosevelt, thì Clinton cũng có năng khiếu bẩm sinh trong các cuộc vận động, với sự duyên dáng đầy cuốn hút. Ông đã làm tổng thống trong một giai đoạn mà nước Mỹ phục hồi ngày càng mạnh mẽ. Ông đã lựa chọn lập trường chính trị trung lập nghiêng về cánh hữu. Đối thủ Đảng Cộng hòa của ông, Thượng nghị sỹ Robert Dole bang Kansas, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cũng là một nhà lập pháp tài ba nhưng lại ít thành công hơn khi ở cương vị ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống.

Clinton, promising to “build a bridge to the 21st century,” easily defeated Dole in a three-party race, 49.2 percent to 40.7 percent, with 8.4 percent to Ross Perot. He thus became the second American president to win two consecutive elections with less than a majority of the total vote. (The other was Woodrow Wilson in 1912 and 1916.) The Republicans, however, retained control of both the House of Representatives and the Senate.

Hứa hẹn rằng sẽ xây "một cây cầu tiến vào thế kỷ XXI cho nước Mỹ”, Clinton đã dễ dàng đánh bại Dole trong cuộc đua tranh giữa ba đảng phái, đạt 49,2% so với 40,7% số phiếu bầu cho Dole và 8,4% phiếu bầu cho Ross Perot. Ông đã trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ hai thắng cử hai nhiệm kỳ liên tiếp với số phiếu ít hơn quy định đa số trong tổng số phiếu bầu (Vị Tổng thống trước kia đã thắng cử hai nhiệm kỳ liên tiếp là Woodrow Wilson năm 1912 và 1916). Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát cả hai Viện trong Quốc hội.

Clinton never stated much of a domestic program for his second term. The highlight of its first year was an accord with Congress designed to balance the budget, further reinforcing the president’s standing as a fiscally responsible moderate liberal.

Clinton không nói nhiều về các chương trình quốc nội trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Vấn đề trọng tâm trong năm đầu tiên là một thỏa thuận với Quốc hội nhằm thiết lập cân bằng ngân sách. Chương trình này càng khẳng định mạnh mẽ hơn quan điểm của ông với tư cách là một người tự do ôn hòa có trách nhiệm về tài khóa.

In 1998, American politics entered a period of turmoil with the revelation that Clinton had carried on an affair inside the White House with a young intern. At first the president denied this, telling the American people: “I did not have sexual relations with that woman.” The president had faced similar charges in the past. In a sexual harassment lawsuit filed by a woman he had known in Arkansas, Clinton denied under oath the White House affair. This fit most Americans’ definition of perjury. In October 1998, the House of Representatives began impeachment hearings, focusing on charges of perjury and obstruction of justice.

Năm 1998, đời sống chính trị Mỹ bước vào giai đoạn rối loạn khi Clinton bị phát hiện là có dính líu với một nữ thực tập sinh trẻ trong Nhà Trắng. Đầu tiên, Tổng thống phủ nhận điều này và tuyên bố với công chúng Mỹ rằng "Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ này". Trước đây, Tổng thống đã từng phải đối mặt với những lời cáo buộc tương tự. Trong vụ kiện vì tội quấy rối tình dục một phụ nữ ở Arkansas, Clinton đã phủ nhận điều này bằng một lời tuyên thệ trước Nhà Trắng. Hành động này được nhiều người dân Mỹ coi là sự phản bội lời thề. Tháng 10/1998, Hạ viện bắt đầu các phiên điều trần về lời buộc tội, tập trung vào những lời buộc tội phản bội lời thề và cản trở công lý.

Whatever the merits of that approach, a majority of Americans seemed to view the matter as a private one to be sorted out with one’s family, a significant shift in public attitude. Also significantly, Hillary Clinton continued to support her husband. It surely helped also that the times were good. In the midst of the House impeachment debate, the president announced the largest budget surplus in 30 years. Public opinion polls showed Clinton’s approval rating to be the highest of his six years in office.

Dù phương pháp tiếp cận đó có những ưu điểm gì, song đa số người Mỹ vẫn nhìn nhận sự việc này là chuyện riêng của cá nhân, nên để cho gia đình giải quyết. Đây quả là một sự thay đổi lớn lao trong thái độ của dân chúng Mỹ. Điều cũng đáng nói nữa là Hillary Clinton vẫn tiếp tục ủng hộ chồng mình. Một thuận lợi nữa là tình hình kinh tế thời điểm đó cũng rất sáng sủa. Trong khi các cuộc tranh luận về lời buộc tội tại Hạ viện đang diễn ra, Tổng thống đã tuyên bố khoản thặng dư ngân sách lớn nhất trong vòng 30 năm qua. Các cuộc trưng cầu dân ý thì chỉ ra rằng chỉ số tín nhiệm Clinton đang cao nhất kể trong suốt sáu năm ông làm tổng thống.

That November, the Republicans took further losses in the midterm congressional elections, cutting their majorities to razor-thin margins. House Speaker Newt Gingrich resigned, and the party attempted to develop a less strident image. Nevertheless, in December the House voted the first impeachment resolution against a sitting president since Andrew Johnson (1868), thereby handing the case to the Senate for a trial.

Trong tháng 11 năm đó, những người Cộng hòa tiếp tục mất nhiều ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, khiến thế đa số của họ giờ chỉ còn hơn kém rất sít sao so với phe Dân chủ. Chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich, đã từ chức, và Đảng Cộng hòa cũng cố gắng tạo dựng một hình ảnh ít nổi bật hơn. Tuy nhiên, vào tháng 12, Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết buộc tội đầu tiên kể từ thời Andrew Johnson (1868) đối với tổng thống đương nhiệm và đưa vụ việc ra xét xử trước Thượng viện.


Clinton’s impeachment trial, presided over by the Chief Justice of the United States, held little suspense. In the midst of it, the president delivered his annual State of the Union address to Congress. He never testified, and no serious observer expected that any of the several charges against him would win the two-thirds vote required for removal from office. In the end, none got even a simple majority. On February 12, 1999, Clinton was acquitted of all charges.

Phiên tòa xử Clinton do Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ làm chủ tọa không khiến người ta hồi hộp nhiều. Trong quá trình diễn ra phiên tòa, Tổng thống đã đọc bản Thông điệp Liên bang thường niên của mình trước Quốc hội. Ông không khai nhận trước tòa, và không nhà quan sát nghiêm túc nào cho rằng bất kỳ lời buộc tội nào trong số những lời buộc tội chống lại Tổng thống lại có thể tạo ra số phiếu chiếm được 2/3 số phiếu cần thiết để miễn nhiệm ông. Cuối cùng, không lời buộc tội nào đạt đa số phiếu cả. Vào ngày 12/2/1999, Clinton được tuyên bố trắng án.

AMERICAN FOREIGN RELATIONS IN THE CLINTON YEARS
QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA MỸ TRONG HAI NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG CỦA BILL CLINTON


Combine youth, rock and hip hop music, and 24-hour television, and you get MTV, a television network whose influence extends beyond music videos to fashion, advertising, and sales.
(Courtesy MTV)
Kết hợp tuổi trẻ, nhạc rock và hip hop, và truyền hình 24 giờ, và bạn sẽ có được MTV, một mạng lưới truyền hình có ảnh hưởng vượt ra ngoài các video âm nhạc để dẫn đến thời trang, quảng cáo và bán hàng.
(Ảnh MTV)

Bill Clinton did not expect to be a president who emphasized foreign policy. However, like his immediate predecessors, he quickly discovered that all international crises seemed to take a road that led through Washington.

Bill Clinton không dự định trở thành một vị Tổng thống chú trọng nhiều đến chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, giống như người tiền nhiệm Bush, ông đã nhanh chóng nhận ra rằng mọi khủng hoảng quốc tế dường như đều xuất phát từ Washington.

He had to deal with the messy aftermath of the 1991 Gulf War. Having failed to depose Saddam Hussein, the United States, backed by Britain, attempted to contain him. A United Nations-administered economic sanctions regime, designed to allow Iraq to sell enough oil to meet humanitarian needs, proved relatively ineffective. Saddam funneled much of the proceeds to himself, leaving large masses of his people in misery. Military “no-fly zones,” imposed to prevent the Iraqi government from deploying its air power against rebellious Kurds in the north and Shiites in the south, required constant U.S. and British air patrols, which regularly fended off anti-aircraft missiles.

Ông đã phải giải quyết những hậu quả rắc rối do Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 để lại. Thất bại trong việc lật đổ Saddam Hussein, Mỹ với sự hậu thuẫn của Anh, đã cố gắng kiềm chế ông. Chế độ trừng phạt kinh tế do Liên Hợp Quốc quản lý nhằm cho phép Irắc bán dầu mỏ đủ để chi cho các nhu cầu nhân đạo đã tỏ ra không mấy hiệu quả. Saddam đã chiếm dụng phần lớn tiền bán dầu mỏ cho lợi ích riêng của mình khiến nhiều người dân Irắc lâm vào cảnh bần cùng. Các vùng cấm bay quân sự, được thiết lập để ngăn không cho chính phủ Irắc triển khai lực lượng không quân chống lại quân nổi dậy Kurds ở phía Bắc và người Shiites ở phía Nam, đòi hỏi không quân của Anh-Mỹ phải tuần tiễu trên không, và những đợt tuần tiễu này thường phải ngăn chặn các tên lửa tấn công máy bay.

The United States also provided the main backing for U.N. weapons inspection teams, whose mission was to ferret out Iraq’s chemical, biological, and nuclear programs, verify the destruction of existing weapons of mass destruction, and suppress ongoing programs to manufacture them. Increasingly obstructed, the U.N. inspectors were finally expelled in 1998. On this, as well as earlier occasions of provocation, the United States responded with limited missile strikes. Saddam, Secretary of State Madeline Albright declared, was still “in his box.”

Hoa Kỳ cũng cung cấp những phương tiện chủ yếu cho các đội thanh tra của Liên Hợp Quốc đến Irắc tìm hiểu về các kho vũ khí hạt nhân. Nhiệm vụ của các thanh tra này là phát hiện các chương trình nguyên tử, hóa học và sinh học của Irắc, xác minh sức tàn phá của các đầu đạn tên lửa hủy diệt hàng loạt và chấm dứt các kế hoạch sản xuất những vũ khí này. Càng ngày càng bị phía Irắc cản trở, cuối cùng, các thanh tra của Liên Hợp Quốc đã bị Irắc trục xuất năm 1998. Để trả đũa cho việc này và những lần khiêu khích trước đó, Mỹ đã sử dụng tên lửa hạn chế. Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright đã tuyên bố "Saddam vẫn còn đang trốn trong cái hộp của ông ta".

The seemingly endless Israeli-Palestinian dispute inevitably engaged the administration, although neither President Clinton nor former President Bush had much to do with the Oslo agreement of 1993, which established a Palestinian “authority” to govern the Palestinian population within the West Bank and the Gaza Strip and obtained Palestinian recognition of Israel’s right to exist.

Cuộc tranh cãi dường như bất tận giữa Israel và Palestin cũng đã là một nguyên cớ khiến Chính phủ Mỹ can thiệp, cho dù cả Tổng thống Clinton lẫn cựu Tổng thống Bush đã có nhiều việc với Hiệp định Oslo năm 1993 cho phép Palestin có quyền cai quản những người Palestine trong phạm vi Bờ Tây và dải Gaza đồng thời buộc Palestin công nhận quyền tồn tại của Israel.

As with so many past Middle Eastern agreements in principle, however, Oslo eventually fell apart when details were discussed. Palestinian leader Yasser Arafat rejected final offers from peace-minded Israeli leader Ehud Barak in 2000 and January 2001. A full-scale Palestinian insurgency, marked by the use of suicide bombers, erupted. Barak fell from power, to be replaced by the far tougher Ariel Sharon. U.S. identification with Israel was considered by some a major problem in dealing with other issues in the region, but American diplomats could do little more than hope to contain the violence. After Arafat’s death in late 2004, new Palestinian leadership appeared more receptive to a peace agreement, and American policy makers resumed efforts to promote a settlement.

Tuy nhiên, giống như với nhiều thỏa thuận trên nguyên tắc trước đây về Trung Đông, Hiệp định Oslo cuối cùng đã thất bại khi các bên bắt đầu đi vào đàm phán những nội dung chi tiết. Vị lãnh tụ Palestin Yasser Arafat đã bác bỏ các đề nghị cuối cùng do nhà lãnh đạo Israel, Ehud Barak, đưa ra vào năm 2000 và tháng 1/2001. Hàng loạt các cuộc nổi loạn của người Palestin, chủ yếu là các cuộc nổ bom liều chết, đã nổ ra. Barak mất chức và được thay thế bởi một nhân vật có lập trường cứng rắn hơn nhiều, Ariel Sharon. Sự gắn bó chặt chẽ của Mỹ đối với Israel được coi là một vấn đề lớn cần giải quyết cùng với các vấn đề khác trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ đã có thể làm được nhiều hơn là ngồi hy vọng hạn chế bạo lực. Sau khi Arafat qua đời vào cuối năm 2004, nhà lãnh đạo mới của Palestin tỏ ra sẵn sàng chấp nhận đàm phán hòa bình hơn, và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lại tăng cường nỗ lực để đẩy nhanh tiến trình hòa bình ở Trung Đông.


President Clinton also became closely engaged with “the troubles” in Northern Ireland. On one side was the violent Irish Republican Army, supported primarily by those Catholic Irish who wanted to incorporate these British counties into the Republic of Ireland. On the other side were Unionists, with equally violent paramilitary forces, supported by most of the Protestant Scots-Irish population, who wanted to remain in the United Kingdom.

Tổng thống Clinton cũng trở nên đặc biệt quan tâm đến các rắc rối ở Bắc Ai-len. Một bên là Quân đội Cộng hòa Ai-len hiếu chiến, được các tổ chức Công giáo Ai-len hậu thuẫn, những người mong muốn sáp nhập các vùng đất thuộc Anh này vào Cộng hòa Ai-len. Bên kia là phái Liên minh, với sức mạnh quân sự và tính hiếu chiến tương đương, được hậu thuẫn bởi phần lớn dân cư gốc Ai-len-Scốt theo đạo Tin Lành, những người mong muốn đất nước của họ tiếp tục thuộc Vương quốc Anh.

Clinton gave the separatists greater recognition than they ever had obtained in the United States, but also worked closely with the British governments of John Major and Tony Blair. The ultimate result, the Good Friday peace accords of 1998, established a political process but left many details to be worked out. Over the next several years, peace and order held better in Northern Ireland than in the Middle East, but remained precarious. The final accord continued to elude negotiators.

Clinton đã dành cho những kẻ ly khai một sự công nhận nhiều hơn so với bất kỳ sự công nhận nào mà họ đã từng nhận được từ nước Mỹ. Nhưng đồng thời, ông cũng hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Anh của Thủ tướng John Major và Thủ tướng Tonny Blair. Kết quả cuối cùng là Hiệp ước hòa bình Ngày Thứ sáu tươi đẹp đã được ký kết năm 1998, bước đầu xây dựng nên tiến trình chính trị nhưng cũng để lại nhiều vấn đề chi tiết cần phải tiếp tục giải quyết. Trong vài năm tiếp theo, trật tự mà Mỹ mong muốn đã được duy trì tốt hơn ở Bắc Ai-len so với ở Trung Đông, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đổ vỡ. Các nhà đàm phán vẫn chưa đạt được hiệp định cuối cùng.


The post-Cold War disintegration of Yugoslavia—a state ethnically and religiously divided among Serbs, Croats, Slovenes, Bosnian Muslims, and Albanian Kosovars—also made its way to Washington after European governments failed to impose order. The Bush administration had refused to get involved in the initial violence; the Clinton administration finally did so with great reluctance after being urged to do so by the European allies. In 1995, it negotiated an accord in Dayton, Ohio, to establish a semblance of peace in Bosnia. In 1999, faced with Serbian massacres of Kosovars, it led a three-month NATO bombing campaign against Serbia, which finally forced a settlement.

Sự tan rã sau Chiến tranh Lạnh của Nam Tư (Yugoslavia) - một đất nước bị phân chia về tôn giáo và sắc tộc thành các quốc gia của người Serbia, người Sloven, người Croat, người Bosnia Hồi giáo và người Kosovo gốc Anbani - cũng tạo sự tham gia của Hoa Kỳ sau khi các chính phủ ở châu Âu thất bại trong việc tham gia thiết lập trật tự ở đây. Chính quyền Bush đã từ chối không can thiệp vào các vụ bạo lực ban đầu; nhưng cuối cùng, Chính quyền Clinton đã tham gia giải quyết xung đột. Năm 1995, nước Mỹ đã đàm phán xong Hiệp định ở Dayton, bang Ohio, nhằm thiết lập một bầu không khí mới ở Bosnia. Năm 1999, đứng trước các cuộc thảm sát của Serbia ở Kosovo, nước Mỹ đã dẫn đầu chiến dịch không kích ném bom của NATO kéo dài ba tháng chống lại Serbia. Cuộc không kích này cuối cùng cũng đã buộc Serbia ngồi vào bàn đàm phán.

In 1994, the administration restored ousted President Jean-Bertrand Aristide to power in Haiti, where he would rule for nine years before being ousted again. The intervention was largely a result of Aristide’s carefully cultivated support in the United States and American fears of waves of Haitian illegal immigrants.

Năm 1994, chính quyền Mỹ đã khôi phục lại chức vụ cho Tổng thống Haiti Jean-Bertrand Aristide đang bị trục xuất. Ông đã yên vị trên chiếc ghế tổng thống trong vòng chín năm trước khi lại bị trục xuất một lần nữa. Sự can thiệp này là kết quả của việc Aristide có được sự hậu thuẫn của Mỹ và cũng là vì người Mỹ rất lo ngại về làn sóng người nhập cư bất hợp pháp từ Haiti.

In sum, the Clinton administration remained primarily inward looking, willing to tackle international problems that could not be avoided and, in other instances, forced by the rest of the world to do so.


Nói tóm lại, Chính quyền Clinton đã luôn tìm kiếm các giải pháp mạnh để can thiệp vào các vấn đề quốc tế.

INTIMATIONS OF TERRORISM

NHỮNG ĐE DỌA CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ


A launch of a space shuttle, the first reusable space vehicle. The versatile shuttle, which has been used to place satellites in orbit and conduct wide-ranging experiments, is indispensable in the assemblage (beginning June 1998) and running of the International Space Station.
((National Aeronautics and Space Administration (NASA))


Phóng tàu con thoi, tàu không gian tái sử dụng đầu tiên. Tàu con thoi linh hoạt, đã được sử dụng để đặt các vệ tinh trong quỹ đạo và tiến hành thí nghiệm trên phạm vi rộng, là không thể thiếu để tập kết (bắt đầu từ tháng 6 năm 1998) và điều hành Trạm vũ trụ quốc tế.
((Cục Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA))

Near the close of his administration, George H. W. Bush sent American troops to the chaotic East African nation of Somalia. Their mission was to spearhead a U.N. force that would allow the regular movement of food to a starving population.

Khi sắp hết nhiệm kỳ của mình, George H. W. Bush đã đưa quân Mỹ đến Somalia, một đất nước đang trong tình trạng hỗn loạn ở Đông Phi. Nhiệm vụ của các toán quân này là dẫn đầu một lực lượng Liên Hợp Quốc để triển khai thường xuyên các đợt viện trợ lương thực cho những người dân đang chết đói.

Somalia became yet another legacy for the Clinton administration. Efforts to establish a representative government there became a “nation-building” enterprise. In October 1993, American troops sent to arrest a recalcitrant warlord ran into unexpectedly strong resistance, losing an attack helicopter and suffering 18 deaths. The warlord was never arrested. Over the next several months, all American combat units were withdrawn.

Somalia lại trở thành một vấn đề nữa mà Chính quyền Clinton cần giải quyết. Các nỗ lực nhằm xây dựng một chính phủ đại diện ở quốc gia này đã trở thành cả một dự án lớn để xây dựng nên một quốc gia. Tháng 10/1993, các toán quân Mỹ được gửi tới để truy bắt tên tư lệnh cầm đầu đã vấp phải sự chống cự mạnh mẽ bất ngờ, với tổn thất là mất một trực thăng tấn công và 18 binh sỹ Mỹ bị chết. Kẻ cầm đầu đã không bị bắt giữ và vài tháng sau đó, tất cả các đơn vị chiến đấu của Mỹ đã rút khỏi đây.

From the standpoint of the administration, it seemed prudent enough simply to end a marginal, ill-advised commitment and concentrate on other priorities. It only became clear later that the Somalian warlord had been aided by a shadowy and emerging organization that would become known as al-Qaida, headed by a fundamentalist Muslim named Osama bin Laden. A fanatical enemy of Western civilization, bin Laden reportedly felt confirmed in his belief that Americans would not fight when attacked.

Theo quan điểm của chính quyền, việc chỉ đạt một cam kết lỏng lẻo, thiếu cơ sở rồi tập trung vào các ưu tiên khác là một hành động có thể coi là cẩn trọng. Mãi sau này, người ta mới phát hiện ra rằng tên tư lệnh cầm đầu ở Somalia đã được hậu thuẫn bởi một tổ chức đen tối mới xuất hiện mà sau này được biết đến dưới cái tên tổ chức al-Qaida do một kẻ theo Trào lưu Hồi giáo chính thống là Osama bin Laden cầm đầu. Là một kẻ chống đối dữ dội nền văn minh phương Tây, bin Laden luôn tin tưởng rằng người Mỹ sẽ không dám đánh lại khi bị tấn công.


By then the United States had already experienced an attack by Muslim extremists. In February 1993, a huge car bomb was exploded in an underground parking garage beneath one of the twin towers of the World Trade Center in lower Manhattan. The blast killed seven people and injured nearly a thousand, but it failed to bring down the huge building with its thousands of workers. New York and federal authorities treated it as a criminal act, apprehended four of the plotters, and obtained life prison sentences for them. Subsequent plots to blow up traffic tunnels, public buildings, and even the United Nations were all discovered and dealt with in a similar fashion.

Tại thời điểm đó, nước Mỹ đã có kinh nghiệm về các cuộc tấn công do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện. Tháng 2/1993, một chiếc xe ôtô chở bom đã nổ trong một bãi đỗ xe dưới tầng hầm của một trong hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Mahattan. Vụ nổ bom này đã giết chết bảy người và khiến gần 1000 người bị thương, nhưng nó đã không làm tòa nhà sụp đổ với hàng nghìn người đang làm việc trong đó. New York và Chính quyền Liên bang coi đây là một tội ác hình sự. Bốn kẻ khủng bố đã bị bắt giữ và kết án chung thân. Sau đó, nhiều âm mưu khủng bố cho nổ các đường hầm giao thông, các tòa nhà công cộng và thậm chí Liên Hợp Quốc cũng đều bị phát hiện và giải quyết theo cách thức tương tự.


Possible foreign terrorism was nonetheless overshadowed by domestic terrorism, primarily the Oklahoma City bombing. The work of right-wing extremists Timothy McVeigh and Terry Nichols, it killed 166 and injured hundreds, a far greater toll than the 1993 Trade Center attack. But on June 25, 1996, another huge bomb exploded at the Khobar Towers U.S. military housing complex in Saudi Arabia, killing 19 and wounding 515. A federal grand jury indicted 13 Saudis and one Lebanese man for the attack, but Saudi Arabia ruled out any extraditions.

Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố nước ngoài đã bị chính các hoạt động khủng bố trong nước làm lu mờ. Đầu tiên là vụ nổ bom tại thành phố Oklahoma. Vụ việc này do những kẻ cực đoan cánh tả Timothy McVeigh và Terry Nichols thực hiện, khiến 166 người chết và hàng trăm người khác bị thương, có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ tấn công Trung tâm Thương mại năm 1993. Nhưng ngày 25/6/1996, một vụ nổ bom khác đã xảy ra tại tòa nhà quân sự Mỹ ở tháp Khobar, Ả-rập Xêút, khiến 19 người chết và 515 người bị thương. Một bồi thẩm đoàn Liên bang đã tuyên án 13 tên khủng bố Ả-rập Xêút và một tên người Li-băng vì tội gây ra vụ tấn công này, nhưng Ả-rập Xêút đã bác bỏ vụ việc này.


Two years later, on August 7, 1998, powerful bombs exploding simultaneously destroyed U.S. embassies in Kenya and Tanzania, killing 301 people and injuring more than 5,000. In retaliation Clinton ordered missile attacks on terrorist training camps run by bin Laden in Afghanistan, but they appear to have been deserted. He also ordered a missile strike to destroy a suspect chemical factory in Sudan, a country which earlier had given sanctuary to bin Laden.

Hai năm sau, ngày 7/8/1998, hai vụ nổ bom đã đồng loạt xảy ra và phá hủy các đại sứ quán của Mỹ tại Kenya và Tanzania, giết chết 301 người và làm bị thương hơn 5000 người. Để trả đũa, Clinton đã ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các trại huấn luyện của trùm khủng bố bin Laden ở Afghanistan, nhưng những trại huấn luyện này đều có vẻ là đã được sơ tán. Tổng thống cũng đã ra lệnh tấn công bằng tên lửa để phá hủy nhà máy hóa chất ở Sudan - đất nước trước kia đã cho bin Laden ẩn náu.

On October 12, 2000, suicide bombers rammed a speedboat into the U.S. Navy destroyer Cole, on a courtesy visit to Yemen. Heroic action by the crew kept the ship afloat, but 17 sailors were killed. Bin Laden had pretty clearly been behind the attacks in Saudi Arabia, Africa, and Yemen, but he was beyond reach unless the administration was prepared to invade Afghanistan to search for him.

Vào ngày 12/10/2000, những tên ném bom cảm tử đã đâm thủng tàu cao tốc Cole của Hải quân Mỹ trong chuyến viếng thăm của chiến thuyền này tại Yemen. Một loạt các biện pháp tích cực đã được triển khai sau đó để giữ cho chiến thuyền không bị chìm, nhưng 17 thủy thủ đã chết. Rõ ràng là Bin Laden đã đứng sau các cuộc tấn công ở ảrập Xêút, châu Phi và Yemen, nhưng Chính quyền Clinton vẫn không bắt giữ được hắn dù đã chuẩn bị tiến quân vào Afganistan để truy bắt tên trùm khủng bố này.

The Clinton administration was never willing to take such a step. It even shrank from the possibility of assassinating him if others might be killed in the process. The attacks had been remote and widely separated. It was easy to accept them as unwelcome but inevitable costs associated with superpower status. Bin Laden remained a serious nuisance, but not a top priority for an administration that was nearing its end.

Chính quyền Clinton không bao giờ muốn thực hiện các bước đi này. Nhưng điều này cần phải được thực hiện để ngăn chặn các hành động tàn sát gây chết người hàng loạt có thể sẽ lại xảy ra trong tương lai. Các cuộc tấn công đã được triển khai rời rạc ở những vùng hẻo lánh của Afganistan. Nước Mỹ không cảm thấy vui khi thực hiện những cuộc tấn công này nhưng đây là điều nước Mỹ bắt buộc phải làm với tư cách là một cường quốc trên thế giới. Bin Laden vẫn là một bóng ma đe dọa, nhưng hắn không phải là mối quan tâm hàng đầu của một chính quyền đang sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình.

THE PRESIDENTIAL ELECTION OF 2000 AND THE WAR ON TERROR

CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 2000 VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ



President George W. Bush (center) meets with British Prime Minister Tony Blair (left), National Security Adviser Condoleezza Rice, and Secretary of State Colin Powell (right) at the White House during his first term. Great Britain has been a key U.S. ally in the fight against terrorism.
(AP/WWP)
Tổng thống George W. Bush (giữa) gặp Thủ tướng Anh Tony Blair (trái), Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice và Ngoại trưởng Colin Powell (bên phải) tại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Vương quốc Anh là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
(AP / WWP)

The Democratic Party nominated Vice President Al Gore to head its ticket in 2000. To oppose him, the Republicans chose George W. Bush, the governor of Texas and son of former president George H.W. Bush.

Đảng Dân chủ đã chỉ định Phó Tổng thống Al Gore làm ứng cử viên tranh cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2001. Đối thủ của ông này là ứng cử viên Đảng Cộng hòa George W. Bush, Thống đốc bang Texas và là con trai của cựu Tổng thống George H. W. Bush.

Gore ran as a dedicated liberal, intensely concerned with damage to the environment and determined to seek more assistance for the less privileged sectors of American society. He seemed to position himself to the left of President Clinton.

Gore ra tranh cử với tư cách là một người theo trung thành với quan điểm tự do, tập trung chủ yếu vào bảo vệ môi trường và đem lại nhiều hỗ trợ hơn cho những tầng lớp dân chúng ít được ưu ái trong xã hội Mỹ. Có vẻ như ông chọn cho mình một lập trường chính trị nghiêng về cánh hữu hơn so với Clinton.

Bush established a position on the right wing of the Republican Party, closer to the heritage of Ronald Reagan than to that of his father. He softened this image by displaying a special interest in education and calling himself a “compassionate conservative.” His embrace of evangelical Christianity, which he declared had changed his life after a misspent youth, was of particular note. It underscored an attachment to traditional cultural values that contrasted sharply to Gore’s technocratic modernism. Corporate critic Ralph Nader ran well to Gore’s left as the candidate of the Green Party. Conservative Republican Patrick Buchanan mounted an independent candidacy.

Bush thì lại chọn cho mình quan điểm chính trị gần với lập trường của Ronald Reagan hơn là với quan điểm của cha mình. Ông thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến giáo dục và tự gọi mình là một người bảo thủ nhiệt thành. Đức tin của ông đối với đạo Thiên Chúa - mà ông đã tuyên bố rằng đức tin này đã làm thay đổi cuộc sống của ông sau một thời trai trẻ nhiều sai lầm - đã trở thành một ưu thế đặc biệt quan trọng. Đức tin này khiến ông ủng hộ các giá trị văn hóa truyền thống, trái ngược hẳn lại với quan điểm kỹ thương hiện đại của Gore. Ralph Nader, với tư tưởng nghiêng về cánh hữu hơn so với Gore, cũng tham gia tranh cử với tư cách là đại diện của Đảng Xanh. Còn Patrick Buchanan - một người thuộc phái Cộng hòa bảo thủ - cũng tham gia tranh cử với tư cách là ứng cử viên tự do.

The final vote was nearly evenly divided nationally; so were the electoral votes. The pivotal state was Florida, where a razor-thin margin separated Bush and Gore, and thousands of ballots were disputed. After a series of court challenges at the state and federal levels, the U.S. Supreme Court handed down a narrow decision that effectively gave the election to Bush. The Republicans maintained control of both houses of Congress by a small margin.

Vòng bỏ phiếu cuối cùng gần như chỉ phụ thuộc vào các khu vực đại cử tri. Nòng cốt là bang Florida nơi mà các ứng cử viên chỉ chênh nhau rất ít phiếu bầu và hàng nghìn lá phiếu bị đặt vấn đề nghi vấn. Sau hàng loạt các cuộc kiểm tra của Tòa án bang và Tòa án Liên bang, cũng như sau khi xem xét các điều luật liên quan, Tòa án Tối cao đã ra quyết định rằng phần thắng thuộc về Bush. Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát ở cả hai Viện trong Quốc hội với số phiếu chênh lệch rất ít.

The final totals underscored the tightness of the election: Bush won 271 electoral votes to Gore’s 266, but Gore led him in the national popular vote 48.4 percent to 47.9 percent. Nader polled 2.1 percent and Buchanan .4 percent. Gore, his states colored blue in media graphics, swept the Northeast and the West Coast; he also ran well in the Midwestern industrial heartland. Bush, whose states were colored red, rolled over his opponent in the South, the rest of the Midwest, and the mountain states. Commentators everywhere commented on the vast gap between “red” and “blue” America, a divide characterized by cultural and social, rather than economic, differences, and all the more deep-seated and emotional for that reason. George W. Bush took office in a climate of extreme partisan bitterness.

Tổng số phiếu cuối cùng đã phản ánh kết quả rất sít sao của cuộc bầu cử: Bush đã thắng cử với 271 phiếu bầu của đại cử tri, trong khi Gore đạt 266 phiếu. Nhưng Gore lại dẫn đầu trong tổng số phiếu bầu phổ thông với 48,4% trong khi Bush đạt 47,9%, Nader đạt 2,7% và Buchanan đạt 4%. Gore được các bang vùng Đông Bắc và bờ Tây ủng hộ - các vùng này được tô màu xanh trên các bản đồ truyền thông. Ông cũng được tín nhiệm ở các bang công nghiệp chủ chốt vùng Trung Tây. Bush chiếm ưu thế ở các bang miền Nam, các bang còn lại vùng Trung Tây và các bang miền núi - khu vực ủng hộ ông được tô màu đỏ. Các bình luận viên trên khắp nước Mỹ đều hồi hộp theo dõi sự cách biệt giữa vùng màu đỏ và màu xanh trên bản đồ nước Mỹ - một sự phân chia có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về văn hóa và xã hội hơn là về kinh tế, và do đó càng mang tính chất tình cảm. George Bush đã nhậm chức tổng thống trong một không khí bè phái cay đắng.

Bush expected to be a president primarily concerned with domestic policy. He wanted to reform education. He had talked during his campaign about an overhaul of the social security system. He wanted to follow Reagan's example as a tax cutter.
Ban đầu, Bush dự tính sẽ tập trung chủ yếu vào chính sách đối nội. Ông muốn cải cách giáo dục. Trong cuộc vận động tranh cử của mình, ông đã tuyên bố về việc cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội. Ông cũng muốn đi theo chương trình cắt giảm thuế của Reagan.

The president quickly discovered that he had to deal with an economy that was beginning to slip back from its lofty peak of the late 1990s. This helped him secure passage of a tax cut in May 2001. At the end of the year, he also obtained the "No Child Left Behind" Act, which required public schools to test reading and mathematical proficiency on an annual basis; it prescribed penalties for those institutions unable to achieve a specified standard. Projected deficits in the social security trust fund remained unaddressed.

Tổng thống nhanh chóng nhận thấy rằng ông cần phải đối phó với một nền kinh tế đang bắt đầu đi xuống sau khi đã đạt mức tăng trưởng cao trong những năm cuối của thập niên 90. Điều này đã khiến chương trình cắt giảm thuế của ông được thông qua vào tháng 5/2001. Cuối năm đó, ông cũng đã được Quốc hội thông qua Luật Không có trẻ em nào bị tụt hậu, có nội dung yêu cầu các trường công lập phải tổ chức kiểm tra hàng năm khả năng cơ bản của học sinh về đọc và làm toán. Luật này cũng quy định các biện pháp phạt đối với những trường học không đạt tiêu chuẩn về giáo dục. Những khoản thâm hụt được dự đoán trong quỹ tín thác bảo hiểm xã hội vẫn chưa được giải quyết.

The Bush presidency changed irrevocably on September 11, 2001, when the United States suffered the most devastating foreign attack ever against its mainland. That morning, Middle Eastern terrorists simultaneously hijacked four passenger airplanes and used two of them as suicide vehicles to destroy the twin towers of the World Trade Center. A third crashed into the Pentagon building, the Defense Department headquarters just outside of Washington, D.C. The fourth, probably meant for the U.S. Capitol, crashed into the Pennsylvania countryside as passengers fought the hijackers.
Nhiệm kỳ tổng thống của Bush đã có một sự xáo động lớn lao vào ngày 11/9/2001, khi nước Mỹ bàng hoàng trước một cuộc tấn công khốc liệt nhất từ bên ngoài vào lãnh thổ nước Mỹ. Buổi sáng hôm đó, những tên khủng bố Trung Đông đã đồng loạt bắt cóc bốn máy bay dân sự của Mỹ và sử dụng hai chiếc máy bay trong số đó làm phương tiện liều chết phá hủy tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới. Chiếc thứ ba đâm vào Lầu Năm góc - trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ nằm ngay tại ngoại ô thủ đô Washington. Chiếc máy bay thứ tư, có thể là để đâm vào nhà Quốc hội Mỹ nhưng đã đâm xuống vùng ngoại ô Pennsylvania do các hành khách trên máy bay đã đánh trả lại bọn không tặc.

The death toll, most of it consisting of civilians at the World Trade Center, was approximately 3,000, exceeding that of the Japanese attack on Pearl Harbor in 1941. The economic costs were also heavy. The destruction of the trade center took several other buildings with it and shut down the financial markets for several days. The effect was to prolong the already developing recession.
Đa số người thiệt mạng là các công dân đang làm việc tại Trung tâm Thương mại, ước tính khoảng gần 3.000 người, nhiều hơn số thương vong mà Nhật Bản đã gây ra cho nước Mỹ trong trận chiến Trân Châu Cảng năm 1941. Tổn thất về kinh tế cũng rất nặng nề. Trung tâm thương mại bị phá hủy kéo theo một vài tòa nhà bên cạnh cũng bị đổ sụp và các thị trường chứng khoán thì ngừng hoạt động trong nhiều ngày. Hậu quả là cuộc suy thoái kinh tế vốn đã xuất hiện nay lại bị kéo dài lâu hơn nữa.

As the nation began to recover from the 9/11 attack, an unknown person or group sent out letters containing small amounts of anthrax bacteria. Some went to members of Congress and administration officials, others to obscure individuals. No notable person was infected. Five victims died, however, and several others suffered serious illness. The mailings touched off a wave of national hysteria, then stopped as suddenly as they had begun, and remained a mystery.
Ngay sau khi nước Mỹ vừa bước ra khỏi tấn thảm kịch ngày 11/9, một người hoặc một nhóm người nặc danh đã gửi đi các bức thư chứa đầy vi khuẩn bệnh than. Một số bức thư được gửi đến các thành viên trong Quốc hội và các viên chức chính phủ, các bức thư khác thì được gửi đến dân thường. Không có quan chức nào bị nhiễm bệnh, nhưng đã có năm nạn nhân bị chết và một số người khác bị ốm nặng. Vụ gửi thư này đã gây ra một làn sóng hỗn loạn trên toàn nước Mỹ, sau đó, nó đột ngột ngừng lại như đã đột ngột xảy ra, và đến giờ vẫn là một điều bí hiểm.

It was in this setting that the administration obtained passage of the USA Patriot Act on October 26, 2001. Designed to fight domestic terrorism, the new law considerably broadened the search, seizure, and detention powers of the federal government. Its opponents argued that it amounted to a serious violation of constitutionally protected individual rights. Its backers responded that a country at war needed to protect itself.
Sự kiện này đã buộc Quốc hội phải thông qua Đạo luật Yêu nước ngày 26/10/2001. Đạo luật này được đưa ra nhằm chống lại nạn khủng bố nội địa và trao cho Chính quyền Liên bang quyền được truy bắt, bắt giữ và bỏ tù những tên khủng bố. Các nhân vật thuộc phái chống đối thì cho rằng đạo luật này đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người theo Hiến pháp. Những người ủng hộ thì đáp lại rằng đất nước đang trong tình trạng chiến tranh và nó cần phải có các biện pháp để tự vệ.

After initial hesitation, the Bush administration also decided to support the establishment of a gigantic new Department of Homeland Security. Authorized in November 2002 and designed to coordinate the fight against domestic terrorist attack, the new department consolidated 22 federal agencies.

Sau một thời gian do dự, Chính quyền Bush đã quyết định ủng hộ việc thành lập một Bộ An ninh Nội địa mới có quy mô khổng lồ. Được phép thành lập vào tháng 11/2002, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động chống lại các cuộc tấn công khủng bố trên nước Mỹ, Bộ An ninh Nội địa mới này là tổ chức hợp nhất của 22 cơ quan Liên bang.

Overseas, the administration retaliated quickly against the perpetrators of the September 11 attacks. Determining that the attack had been an al-Qaida operation, it launched a military offensive against Osama bin Laden and the fundamentalist Muslim Taliban government of Afghanistan. The United States secured the passive cooperation of the Russian Federation, established relationships with the former Soviet republics that bordered Afghanistan, and, above all, resumed a long-neglected alliance with Pakistan, which provided political support and access to air bases.

Ở nước ngoài, chính quyền đã lập tức trả đũa lại thủ phạm gây ra các cuộc tấn công ngày 11/9. Cho rằng cuộc tấn công này là do tổ chức al -Qaida tiến hành, nước Mỹ đã mở một cuộc tấn công quân sự ồ ạt chống lại Osama bin Laden và chính phủ Hồi giáo ở Afganistan. Nước Mỹ đã hợp tác với Liên bang Nga, thiết lập quan hệ với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có chung biên giới với Afganistan, và trên hết, nối lại liên minh vốn bị sao lãng từ lâu với Pakistan, là quốc gia đã ủng hộ Mỹ về mặt chính trị và cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân ở đây.

Utilizing U.S. Army special forces and Central Intelligence Agency paramilitary operatives, the administration allied with long-marginalized Afghan rebels. Given effective air support, the coalition ousted the Afghan government in two months. Bin Laden, Taliban leaders, and many of their fighters were believed to have escaped into remote, semi-autonomous areas of northeastern Pakistan. From there they would try to regroup and attack the shaky new Afghan government.
Nhờ sử dụng các lực lượng quân sự đặc biệt và các hoạt động bán quân sự của Cơ quan Tình báo Trung ương, chính quyền Mỹ đã liên kết với quân nổi dậy Afganistan vốn từ lâu không còn đóng vai trò quan trọng. Được hậu thuẫn hiệu quả bằng không quân, Liên quân đã lật đổ chính phủ Afganistan trong vòng hai tháng. Bin Laden, những kẻ cầm đầu quân Taliban và nhiều binh lính khác của chúng đã trốn thoát ra vùng ngoại ô - là khu vực bán tự trị nằm phía Đông Bắc Pakistan. Từ đây, chúng đã tập hợp lại với nhau và tìm cách tấn công Chính phủ Afganistan mới còn đang non yếu.



Malalai Joya, one of about 100 women delegates to the constitutional council in Afghanistan, speaks to the council in Kabul, December 17, 2003. Afghanistan has its first democratically elected government as a result of the U.S., allied, and Northern Alliance military action in 2001 that toppled the Taliban for sheltering Osama bin Laden, mastermind of the September 11, 2001, terrorist attacks against the United States.
(AP/WWP)
Malalai Joya, một trong khoảng 100 phụ nữ đại biểu Hội đồng lập hiến ở Afghanistan, phát biểu tại hội đồng ở Kabul, ngày 17 tháng 12 năm 2003. Afghanistan có chính phủ được bầu dân chủ đầu tiên của nó như là một kết quả của hành động quân sự của Mỹ, đồng minh và Liên minh phương Bắc vào năm 2001 lật đổ chế độ Taliban đã chứa chấp Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ 11 Tháng Chín năm 2001, và các cuộc tấn công khủng bố chống lại Hoa Kỳ.
(AP / WWP)
In the meantime, the Bush administration identified other sources of enemy terrorism. In his 2002 State of the Union address, the president named an "axis of evil" that he thought threatened the nation: Iraq, Iran, and North Korea. Of these three, Iraq seemed to him and his advisers the most immediately troublesome. Saddam Hussein had successfully ejected U.N. weapons inspectors. The economic sanctions against Iraq were breaking down, and, although the regime was not believed to be involved in the 9/11 attacks, it had engaged in some contacts with al-Qaida. It was widely believed, not just in the United States but throughout the world, that Iraq had large stockpiles of chemical and biological weapons and might be working to acquire a nuclear capability. Why else throw out the inspection teams and endure continuing sanctions?
Trong thời gian đó, Chính quyền Bush đã xác minh được nguồn gốc những kẻ thù khủng bố khác. Trong bản Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống đã nêu ra một trục tam giác có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia: đó là Irắc, Iran và Bắc Triều Tiên. Trong ba quốc gia này, theo nhận định của Tổng thống và của các cố vấn thì Irắc có vẻ như là mối đe dọa sát sườn nhất. Saddam Hussein đã thành công trong việc trục xuất các thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Irắc đã được gỡ bỏ và mặc dù chính quyền nước này có vẻ như không dính líu gì đến vụ tấn công ngày 11/9 nhưng Irắc hình như vẫn có các mối liên hệ với al Qaida - Hoa Kỳ tin rằng không chỉ trên đất Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới, Irắc vẫn đang tàng trữ những vũ khí hóa học và sinh học, đồng thời vẫn đang tiếp tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Vậy tại sao lại không tiếp tục gửi đến đây các đoàn thanh tra và tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt?

Throughout the year, the administration pressed for a U.N. resolution demanding resumption of weapons inspection with full and free access. In October 2002, Bush secured congressional authorization for the use of military force by a vote of 296-133 in the House and 77-23 in the Senate. The U.S. military began a buildup of personnel and materiel in Kuwait.


Trong năm đó, Chính quyền Bush đã gây sức ép để Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu thanh tra vũ khí hàng loạt và các thanh tra viên được quyền ra vào tự do tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Irắc. Tháng 10/2002, Bush đã được Quốc hội cho phép sử dụng quân đội - với số phiếu ủng hộ là 296/133 tại Hạ viện và 77/23 tại Thượng viện. Quân đội Mỹ bắt đầu gửi người và phương tiện đến Cô-oét.

In November 2002, the U.N. Security Council unanimously adopted Resolution 1441 requiring Iraq to afford U.N. inspectors the unconditional right to search anywhere in Iraq for banned weapons. Five days later, Iraq declared it would comply. Nonetheless, the new inspections teams complained of bad faith. In January 2003, chief inspector Hans Blix presented a report to the United Nations declaring that Iraq had failed to account for its weapons of mass destruction, although he recommended more efforts before withdrawing.
Tháng 11/2002, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết số 1441 yêu cầu Irắc cho phép vô điều kiện các thanh tra của Liên Hợp Quốc tìm kiếm vũ khí bị cấm tại bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Irắc. Năm ngày sau, Irắc tuyên bố đồng ý. Tuy nhiên, các thanh tra phàn nàn rằng chính quyền Irắc đã không giữ lời hứa. Tháng 1/2003, Trưởng đoàn thanh tra Hans Blix đã trình bày bản báo cáo trước Liên Hợp Quốc. Bản báo cáo tuyên bố rằng Irắc không tàng trữ vũ khí phá hủy hàng loạt, nhưng cũng khuyến cáo rằng nhóm thanh tra cần phải nỗ lực kiểm tra nhiều hơn nữa trước khi rút khỏi Irắc.



Iraqis queuing to vote for a Transitional National Assembly at a polling station in the center of Az Zubayr, Iraq, January 30, 2005. More than 8.5 million Iraqis braved threats of violence and terrorist attacks to participate in the elections. The vote followed the 2003 war, led by the United States and other coalition members, which rid Iraq of dictator Saddam Hussein.
(AP/WWP)
Người Iraq xếp hàng để bỏ phiếu bầu Quốc hội chuyển tiếp tại một trạm bỏ phiếu ở trung tâm của Az Zubayr, Iraq, ngày 30 tháng 1 năm 2005. Hơn 8,5 triệu người Iraq bất chấp mối đe dọa bạo lực và các cuộc tấn công khủng bố đã tham gia vào các cuộc bầu cử. Việc bỏ phiếu sau cuộc chiến tranh năm 2003, do Hoa Kỳ tiến hành cùng các thành viên liên minh khác, đã giải thoát Iraq khỏi nhà độc tài Saddam Hussein.
(AP / WWP)

Despite Saddam's unsatisfactory cooperation with the weapons inspectors, the American plans to remove him from power encountered unusually strong opposition in much of Europe. France, Russia, and Germany all opposed the use of force, making impossible the passage of a new Security Council resolution authorizing the use of force against Iraq. Even in those nations whose governments supported the United States, there was strong popular hostility to cooperation. Britain became the major U.S. ally in the war that followed; Australia and most of the newly independent Eastern European nations contributed assistance. The governments of Italy and Spain also lent their backing. Turkey, long a reliable American ally, declined to do so.

Bất chấp sự hợp tác không thỏa đáng của Saddam với các thanh tra vũ khí, kế hoạch của Mỹ nhằm lật đổ ông đã gặp phải sự phản đối dữ dội bất ngờ từ các quốc gia châu Âu. Pháp, Nga và Đức và nhiều nước nữa đều phản đối việc sử dụng quân đội, khiến cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thể thông qua một Nghị quyết an ninh mới cho phép sử dụng quân đội chống lại Irắc. Ngay cả tại các quốc gia mà chính phủ ủng hộ Mỹ thì dân chúng cũng lên tiếng phản đối rộng rãi kế hoạch này. Anh trở thành đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong cuộc chiến sau đó; Australia và đa số các quốc gia mới độc lập ở Đông Âu cũng tham gia hỗ trợ. Chính phủ Tây Ban Nha và Italia cũng gửi quân đội đến tham chiến. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh đáng tin cậy lâu nay của Mỹ, đã từ chối không tham gia liên quân.


On March 19, 2003, American and British troops, supported by small contingents from several other countries, began an invasion of Iraq from the south. Small groups airlifted into the north coordinated with Kurdish militia. On both fronts, resistance was occasionally fierce but usually melted away. Baghdad fell on April 9. On April 14, Pentagon officials announced that the military campaign was over.

Vào ngày 19/3/2003, các toán quân Anh - Mỹ, được các toán quân đến từ một số quốc gia khác hậu thuẫn, đã bắt đầu xâm chiếm Irắc từ phía Nam. Các toán không kích nhỏ ở miền Bắc phối hợp với quân đội của người Kurd. Trên cả 2 mặt trận, quân đội Irắc đều chống trả rất quyết liệt nhưng đều nhanh chóng bị đánh bại. Thủ đô Bát- đa đã thất thủ ngày 9/4. Ngày 14/4, các quan chức Lầu Năm góc tuyên bố chiến dịch quân sự đã kết thúc.

Taking Iraq turned out to be far easier than administering it. In the first days after the end of major combat, the country experienced pervasive looting. Hit-and-run attacks on allied troops followed and became increasingly organized, despite the capture of Saddam Hussein and the deaths of his two sons and heirs. Different Iraqi factions at times seemed on the verge of war with each other.

Xâm chiếm Irắc là một công việc dễ dàng hơn nhiều so với việc quản lý đất nước này. Ngay ngày đầu tiên sau khi chiến dịch quân sự kết thúc, trên toàn lãnh thổ Irắc xảy ra các vụ cướp bóc. Các cuộc tấn công du kích vào liên quân diễn ra liên tiếp và sau đó, trở thành một hoạt động có tổ chức, mặc dù Saddam Hussein đã bị bắt giữ và hai con trai cùng người kế nhiệm của ông đã bị giết. Trong thời gian này, nhiều bè phái khác nhau trên đất nước Irắc đã quay sang gây chiến tranh chống đối lẫn nhau.

New weapons inspection teams were unable to find the expected stockpiles of chemical and biological weaponry. Although neither explanation made much sense, it increasingly seemed that Saddam Hussein had either engaged in a gigantic and puzzling bluff, or possibly that the weapons had been moved to another country.

Các đội thanh tra vũ khí mới cũng không thể tìm ra được các kho vũ khí hóa học và sinh học. Mặc dù điều này được lý giải theo cách nào đi chăng nữa thì người Mỹ vẫn cứ cho rằng có nhiều khả năng vũ khí đã được chuyển tới một quốc gia khác.

After the fall of Baghdad, the United States and Britain, with increasing cooperation from the United Nations, moved ahead with establishment of a provisional government that would assume sovereignty over Iraq. The effort occurred amidst increasing violence that included attacks not simply on allied troops but also Iraqis connected in any way with the new government. Most of the insurgents appeared to be Saddam loyalists; some were indigenous Muslim sectarians; a fair number likely were foreign fighters. It was not clear whether a liberal democratic nation could be created out of such chaos, but certain that the United States could not impose one if Iraqis did not want it.

Sau khi Bát-đa thất thủ, Anh và Mỹ, với sự hợp tác chặt chẽ hơn của Liên Hợp Quốc, đã tiến lên thành lập một chính phủ lâm thời nhằm bảo đảm một chính thể mới trên toàn Irắc. Nỗ lực này diễn ra giữa tình trạng bạo lực ngày càng tăng, nhưng vụ bạo lực không chỉ nhằm vào các toán quân đồng minh mà còn vào những người Irắc có bất cứ quan hệ nào với chính phủ mới. Đa số các vụ tấn công này là do những người trung thành với Saddam gây ra, còn lại là do các phần tử Hồi giáo. Không rõ là một quốc gia mới liệu có thể được thành lập trong cảnh hỗn loạn này hay không, nhưng chắc chắn rằng nước Mỹ không thể áp đặt một chính phủ mới nếu chính người dân Irắc không mong muốn điều đó.

THE 2004 PRESIDENTIAL ELECTION

CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 2004

By mid-2004, with the United States facing a violent insurgency in Iraq and considerable foreign opposition to the war there, the country appeared as sharply divided as it had been four years earlier. To challenge President Bush, the Democrats nominated Senator John F. Kerry of Massachusetts. Kerry's record as a decorated Vietnam veteran, his long experience in Washington, his dignified demeanor, and his skills as a speaker all appeared to make him the ideal candidate to unite his party. His initial campaign strategy was to avoid deep Democratic divisions over the war by emphasizing his personal record as a Vietnam combatant who presumably could manage the Iraq conflict better than Bush. The Republicans, however, highlighted his apparently contradictory votes of first authorizing the president to invade Iraq, then voting against an important appropriation for the war. A group of Vietnam veterans, moreover, attacked Kerry's military record and subsequent anti-war activism.

Giữa năm 2004, khi nước Mỹ phải đương đầu với các vụ xung đột tại Irắc và làn sóng phản đối chiến tranh Irắc từ bên ngoài, thì trong nội bộ, đất nước lại một lần nữa bị chia rẽ thậm chí ở mức độ sâu sắc hơn so với bốn năm trước. Thách thức của Tổng thống Bush là một ứng cử viên Đảng Cộng hòa - Thượng nghị sỹ John F. Kerry bang Massachusetts. Kerry là một cựu binh trong Chiến tranh Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm tại Washington, có tính quyết đoán và tài hùng biện. Tất cả những phẩm chất này khiến ông trở thành ứng cử viên lý tưởng để đoàn kết những thành viên trong đảng của mình trong cuộc tranh cử. Chiến lược tranh cử ban đầu của ông nhằm tránh sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên trong Đảng Dân chủ trong các vấn đề liên quan đến chiến tranh. Đồng thời, ông nhấn mạnh ưu điểm của mình là đã từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam nên ông có khả năng quản lý tốt hơn hành dộng quân sự tại Irắc so với Bush. Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa lại nhấn mạnh vào việc Kerry đầu tiên đã bỏ phiếu đồng ý trao cho tổng thống quyền xâm lược Irắc thế nhưng sau đó lại bỏ phiếu chống lại những khoản chi cho chiến tranh. Thêm vào đó, một nhóm cựu binh sỹ trong Chiến tranh Việt Nam đã chỉ trích quá khứ tham gia quân đội của Kerry và chủ nghĩa vận động phản chiến sau đó của ông.

Bush, by contrast, portrayed himself as frank and consistent in speech and deed, a man of action willing to take all necessary steps to protect the country. He stressed his record of tax cuts and education reform and appealed strongly to supporters of traditional values and morality. Public opinion polls suggested that Kerry gained some ground following the first of three debates, but the challenger failed to erode the incumbent's core support. As in 2000, Bush registered strong majorities among Americans who attended religious services at least once a week and increased from 2000 his majority among Christian evangelical voters.


Ngược lại, Bush đã tự khắc họa mình là một nhân vật luôn thẳng thắn và nhất quán trong cả lời nói lẫn hành động, một con người hành động luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để làm mạnh thêm đất nước. Ông nhấn mạnh vào các chương trình cắt giảm thuế và các cải cách giáo dục, đồng thời tiếp tục đề cao các giá trị đạo đức truyền thống. Các cuộc điều tra dư luận đã chỉ ra rằng Kerry đã giành được một tỉ lệ ủng hộ nhất định trong vòng tranh luận đầu tiên trong ba vòng tranh luận, nhưng ứng cử viên này đã không làm suy giảm được sự ủng hộ quan trọng đối với vị tổng thống đương nhiệm. Giống như vào năm 2000, Bush đã giành được sự ủng hộ của đa số người Mỹ - những người đi lễ nhà thờ ít nhất một lần mỗi tuần và số cử tri sùng đạo Thiên Chúa ủng hộ ông đã tăng lên kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 2000.


The organizational tempo of the campaign was as frenetic as its rhetorical pace. Both sides excelled at getting out their supporters; the total popular vote was approximately 20 percent higher than it had been in 2000. Bush won by 51 percent to 48 percent, with the remaining 1 percent going to Ralph Nader and a number of other independent candidates. Kerry seems to have been unsuccessful in convincing a majority that he possessed a satisfactory strategy to end the war. The Republicans also scored small, but important gains in Congress.


Nhịp độ tổ chức các cuộc vận động tranh cử đã diễn ra gấp rút và gay cấn. Cả hai ứng cử viên đều ra sức lôi kéo sự ủng hộ. Số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu phổ thông đã tăng gần 20% so với năm 2000. Bush đã thắng cử với 51% so với 48%, còn lại 1% phiếu bầu cho Ralph Nader và một số ứng cử viên tự do khác. Kerry có vẻ như đã không thành công trong việc thuyết phục đa số dân Mỹ rằng ông có một chiến lược hiệu quả để kết thúc chiến tranh. Các đảng viên Cộng hòa cũng đã giành được những thành công nhỏ nhưng quan trọng trong Quốc hội.


As George W. Bush began his second term, the United States faced challenges aplenty: the situation in Iraq, stresses within the Atlantic alliance, in part over Iraq, increasing budget deficits, the escalating cost of social entitlements, and a shaky currency. The electorate remained deeply divided. The United States in the past had thrived on such crises. Whether it would in the future remained to be seen.

Vào thời điểm George W. Bush bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình, nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức cùng một lúc: tình hình ở Irắc, căng thẳng trong Liên minh Đại Tây Dương, có một phần liên quan đến Irắc, thâm hụt ngân sách tăng lên, chi phí cho an sinh xã hội tăng cao, và giá trị của đồng đô-la không ổn định. Các đại cử tri vẫn tiếp tục mâu thuẫn sâu sắc. Trong quá khứ, nước Mỹ đã lớn mạnh từ những cuộc khủng hoảng tương tự. Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có lại phát triển trong tương lai hay không, ta vẫn còn phải đợi thời gian trả lời.

AFTERWORD

LỜI KẾT



The faces of four of the most admired American presidents were carved by Gutzon Borglum into the southeast face of Mount Rushmore in South Dakota, beginning in 1927. From left to right, they are: George Washington, commander of the Revolutionary Army and first president of the young nation; Thomas Jefferson, author of the Declaration of Independence; Theodore Roosevelt, who led the country toward progressive reforms and a strong foreign policy; and Abraham Lincoln, who led the country through the Civil War and freed the slaves.
(AP/WWP)

Khuôn mặt của bốn vị Tổng thống được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ được tạc bởi Gutzon Borglum vào phía đông nam của núi Rushmore ở Nam Dakota, bắt đầu vào năm 1927. Từ trái sang phải: George Washington, chỉ huy quân đội cách mạng và tổng thống đầu tiên của nước Mỹ non trẻ; Thomas Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập, Theodore Roosevelt, người đã lãnh đạo đất nước theo hướng cải cách tiến bộ và chính sách đối ngoại mạnh mẽ; và Abraham Lincoln, người đã lãnh đạo đất nước đi qua các cuộc nội chiến và giải phóng nô lệ.
(AP / WWP)

From its origins as a set of obscure colonies hugging the Atlantic coast, the United States has undergone a remarkable transformation into what political analyst Ben Wattenberg has called "the first universal nation," a population of almost 300 million people representing virtually every nationality and ethnic group on the globe. It is also a nation where the pace and extent of change - economic, technological, cultural, demographic, and social - is unceasing. The United States is often the harbinger of the modernization and change that inevitably sweep up other nations and societies in an increasingly interdependent, interconnected world.

Từ thuở sơ khai là một số vùng thuộc địa vô danh bên bờ biển Đại Tây Dương, Hoa Kỳ đã trải qua một thời kỳ lịch sử chuyển biến lớn lao để trở thành một xứ sở mà nhà phân tích chính trị Ben Wattenberg từng gọi là dân tộc có tầm cỡ thế giới, với số dân gần 300 triệu người, đại diện cho hầu hết các quốc tịch và nhóm dân tộc trên trái đất. Đó cũng là một dân tộc mà tại đó, tốc độ và phạm vi của sự thay đổi - về kinh tế, công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học và xã hội - đã diễn ra không ngừng. Hoa Kỳ luôn luôn là người đi đầu trong việc hiện đại hóa và tiến bộ, là những bước đi tất yếu nhằm thúc đẩy các dân tộc và các xã hội khác trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tương tác với nhau.

Yet the United States also maintains a sense of continuity, a set of core values that can be traced to its founding. They include a faith in individual freedom and democratic government, and a commitment to economic opportunity and progress for all. The continuing task of the United States will be to ensure that its values of freedom, democracy, and opportunity - the legacy of a rich and turbulent history - are protected and flourish as the nation, and the world, move through the 21st century.

Tuy vậy, nước Mỹ vẫn giữ được một ý thức về sự tiếp nối, một loạt các giá trị truyền thống vẫn được bảo tồn từ thuở lập quốc. Những giá trị đó bao gồm niềm tin vào tự do cá nhân, vào một chính quyền dân chủ và vào một cam kết về cơ hội kinh tế và tiến bộ cho tất cả mọi người. Sứ mệnh lâu dài của nước Mỹ là bảo đảm cho các giá trị về tự do, dân chủ và cơ hội - di sản của một tiến trình lịch sử phong phú, đầy biến động - luôn được bảo vệ và đơm hoa kết trái khi nước Mỹ và toàn bộ thế giới bước sang thế kỷ XXI.

Bibliography

RECENT PRIZE-WINNING BOOKS

The Bancroft Prize for American History

(Awarded by the Trustees of Columbia University)
2005
Israel on the Appomattox: A Southern Experiment in Black Freedom From the 1790s Through the Civil War
By Melvin Patrick Ely
Alfred A. Knopf
From Jim Crow to Civil Rights: The Supreme Court and the Struggle for Racial Equality
By Michael J. Klarman
Oxford University Press
Conjectures of Order: Intellectual Life and the American South, 1810-1860
By Michael O'Brien
The University of North Carolina Press
2004 
In the Presence of Mine Enemies: War in the Heart of America, 1859-1863
By Edward L. Ayers
W.W. Norton and Company
A Nation Under Our Feet: Black Political Struggles in the Rural South From Slavery to the Great Migration 
By Steven Hahn
The Belknap Press of Harvard University Press
Jonathan Edwards: A Life
By George M. Marsden
Yale University Press
2003 
Captives and Cousins: Slavery, Kinship, and Community in the Southwest Borderlands
By James F. Brooks
University of North Carolina Press for the Omohundro Institute of Early American History and Culture
The Indian Slave Trade: The Rise of the English Empire in the American South, 1670-1717
By Alan Gallay
Yale University Press
2002 
Race and Reunion: The Civil War in American Memory
By David W. Blight
The Belknap Press of Harvard University Press
In Pursuit of Equity: Women, Men, and the Quest for Economic Citizenship in 20th-Century America
By Alice Kessler-Harris
Oxford University Press
2001 
Roaring Camp: The Social World of the California Gold Rush
By Susan Lee Johnson
W. W. Norton and Company
The Chief: The Life of William Randolph Hearst
By David Nasaw
Houghton Mifflin Company

Pulitzer Prize for a distinguished book upon the history of the United States

(Awarded by Columbia University Graduate School of Journalism)
2005 
Washington's Crossing
By David Hackett Fischer
Oxford University Press
2004 
A Nation Under Our Feet: Black Political Struggles in the Rural South From Slavery to the Great Migration 
By Steven Hahn
The Belknap Press of Harvard University Press
2003 
An Army at Dawn: The War in North Africa, 1942-1943
By Rick Atkinson
Henry Holt and Company
2002 
The Metaphysical Club: A Story of Ideas in America
By Louis Menand
Farrar, Strauss, and Giroux
2001 
Founding Brothers: The Revolutionary Generation
By Joseph Ellis
Alfred A. Knopf

SELECTED INTERNET RESOURCES

The U.S. Department of State assumes no responsibility for the content and availability of the resources from other agencies and organizations listed above. All Internet links were active as of Fall 2005.




P1    P2      P3    P4    P5    P6    P7    P8    P9    P10    P11    P12    P13    P14    

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn