MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, February 14, 2013

What are Checks and Balances? Kiểm soát và cân bằng là gì?







What are Checks and Balances?

Kiểm soát và cân bằng là gì?
WISE GEEK
WISE GEEK

Many governments and organizations are set up using a system of checks and balances, also known as separation of powers. The intent of this structure is to distribute power, ensuring that a government does not become autocratic. One of the most classic examples is found in the United States Constitution, which established three branches of government and outlined their powers. Under this system, no one branch has ultimate power, and each branch performs most effectively when it acts in the best interests of the nation.

Nhiều chính phủ và các tổ chức được thiết lập bằng cách sử dụng một hệ thống kiểm soát và cân bằng, còn được gọi là phân chia quyền lực. Mục đích của cấu trúc này là để phân phối quyền lực, đảm bảo rằng một chính phủ không trở thành độc đoán. Một trong những ví dụ kinh điển nhất được tìm thấy trong Hiến pháp Hoa Kỳ, thiết lập ba ngành chính phủ và vạch ra quyền hạn của mỗi ngành. Theo hệ thống này, không có một ngành nào có quyền lực tối thượng, và mỗi ngành thực thi nhiệm vụ có hiệu quả nhất khi nó hoạt động vì lợi ích tốt nhất của quốc gia.


In the United States, there are three branches of government. The executive branch includes the Office of the President. The legislative branch includes the House of Representatives and the Senate, known collectively as Congress. Finally, the judicial branch encompasses the Supreme Court system. Each branch has unique powers, and each is also able to influence the actions of another branch. The separation of powers is meant to protect the democratic process.

Tại Hoa Kỳ, có ba ngành của chính phủ. Ngành hành pháp bao gồm Văn phòng Tổng Thống. Ngành lập pháp bao gồm Hạ viện và Thượng viện, được gọi chung là Quốc Hội. Cuối cùng, ngành tư pháp bao gồm hệ thống Tòa án Tối cao. Mỗi nhánh có những quyền hạn nhất định, và mỗi nhánh cũng có thể ảnh hưởng đến các hành động của một nhánh khác. Phân chia quyền lực nhằm để bảo vệ quá trình dân chủ.


The legislative branch proposes bills and passes them into law. The executive branch can choose to veto those bills, and the Supreme Court can also strike the bills down, if they are deemed unconstitutional. Under the checks and balances system, Congress can in turn override a veto, or pass a new law that satisfies the Supreme Court. These checks on Congress ensure that the legislative branch promotes the welfare of the country.

Ngành lập pháp đề xuất dự luậtthông qua dự luật để thành luật. Nhánh hành pháp có thể chọn phủ quyết dự luật, và Tòa án Tối cao cũng có thể vô hiệu dự luật, nếu dự luật được coi là trái với hiến pháp. Dưới hệ thống kiểm soát và cân bằng, Quốc hội có thể gạt bỏ một quyền phủ quyết, hoặc thông qua một luật mới đáp ứng được yêu cầu Tòa án Tối cao. Những kiểm soát này đối với Quốc hội đảm bảo rằng ngành lập pháp thúc đẩy phúc lợi của đất nước.


The judicial branch interprets laws. It consists of a panel of justices appointed by the president and confirmed by the Senate. This branch also interprets and defends the Constitution, and it is bound by law to strike down laws that go against the intent of the Constitution. The actions of the judicial branch are checked through the appointment process, and judges hold their seats on the condition of good behavior, meaning that abuse of power will result in a removal from the bench.

Ngành tư pháp diễn giải pháp luật. Tư pháp bao gồm một ban thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng Viện phê chuẩn. Nghành này cũng giải thích và bảo vệ Hiến pháp, và bị ràng buộc theo quy định của pháp luật ngành này chống những luật đi ngược lại mục đích của Hiến pháp. Những hành động của ngành tư pháp được kiểm tra thông qua quá trình bổ nhiệm, và các thẩm phán giữ cương vị của mình với điều kiện hành vi tốt, nghĩa là lạm dụng quyền lực sẽ dẫn đến bị loại bỏ khỏi chức vị.



The executive branch serves as the head of state, commanding the military and making political appointments. It has the power of veto over the legislative branch, and the vice president is the President of the Senate. Members of the judiciary are appointed by the executive branch, which can also issue pardons. In turn, Congress can determine that a president is unfit for office and remove him or her, and the chief justice of the Supreme Court becomes head of the Senate during impeachment proceedings.

Ngành hành pháp đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, chỉ huy quân sự và bổ nhiệm chính trị. Hành pháp có quyền phủ quyết đối với ngành lập pháp, và phó Tổng Thống là Chủ tịch Thượng viện. Các thành viên của ngành tư pháp được chỉ định bởi ngành hành pháp, ngành hành pháp cũng có thể ra lệnh ân xá. Về phía mình, Quốc hội có thể xác định rằng một vị tổng thống là không thích hợp để tại nhiệm và loại bỏ Tổng thổng, và Chánh án Tòa án tối cao sẽ trở thành người đứng đầu của Thượng viện trong quá trình tố tụng.




The checks and balances system distributes power, rather than concentrating it in one location. It is extremely difficult to circumvent, which ensures that the interests of the people are represented. Many other governments and organizations have included such a structure in their systems of governance to maintain the integrity of their leaders.

Hệ thống kiểm tra và cân bằng phân chia quyền lực, thay vì tập trung vào một chỗ. Vô cùng khó khăn để phá vỡ hệ thống đó, và điều này đảm bảo lợi ích của người dân được thực hiện. Nhiều chính phủ và các tổ chức khác đã đưa vào một cấu trúc tương tự như thế trong hệ thống quản trị của họ để duy trì sự liêm chính của các nhà lãnh đạo của họ.




http://www.wisegeek.org/what-are-checks-and-balances.htm

The Key To Asia’s Future Chìa khóa mở cửa tương lai châu Á






The Key To Asia’s Future

Chìa khóa mở cửa tương lai châu Á

By Véronique Salze-Lozac’h, Nina Merchant-Vega, Katherine Loh, and Sarah Alexander
The Diplomat
January 18, 2013

Véronique Salze-Lozac’h, Nina Merchant-Vega, Katherine Loh, and Sarah Alexander
The Diplomat
Ngày 18 tháng một năm 2013
With Western economies facing serious challenges, regional cooperation, greater intra-Asia trade and development will define the region's future.

Trong lúc nền kinh tế phương Tây phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, hợp tác khu vực, thương mại và phát triển bên trong Châu Á mạnh mẽ hơn sẽ xác định tương lai của khu vực này.

Over the last several decades, Asia has become increasingly integrated with the rest of the world, its rapid development driven largely by exports to the United States and European Union (EU). Yet, as the world’s main economic arteries shift eastward, intra-regional integration within Asia still lags behind. The recent global financial crisis and economic fall-out is quickly changing that dynamic, however. Indeed, as strong, stable economic growth in the West, particularly in the U.S. and EU, remains elusive, regional markets are becoming more attractive among Asian countries, highlighting the importance for enhanced integration. Despite challenges, this trend toward regional integration should continue in 2013.

Trong nhiều thập kỷ qua, châu Á đã trở nên ngày càng hội nhập với phần còn lại của thế giới, sự phát triển nhanh chóng của châu Á chủ yếu do xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, khi huyết mạch kinh tế chính của thế giới hướng về phía đông, hội nhập nội-khu vực tại châu Á vẫn còn tụt hậu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và suy thoái kinh tế đang nhanh chóng thay đổi động lực đó. Thật vậy, khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ và EU, vẫn còn khó lường, thị trường khu vực đang trở nên hấp dẫn hơn giữa các nước châu Á, làm bật lên tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập. Mặc dù có những thách thức, xu hướng hội nhập khu vực này sẽ tiếp tục trong năm 2013.

Currently, over half of world trade takes place between members of regional trade agreements, and Asia is no exception. However, in Asia, as in other parts of the world, regional integration is uneven. While Southeast Asia is shoring up its economic integration efforts through the Association of Southeast Asian Nations  (ASEAN) Economic Community Blueprint for 2015, with plans to continue attracting foreign direct investment, capitalize on the growth of its neighbors (mainly China and India), and accelerate the pace of its trade facilitation measures through a single market strategy, South Asia remains weakly integrated through the South Asian Association for Regional Cooperation (SAARC) both economically and politically.

Hiện nay, hơn một nửa thương mại thế giới diễn ra giữa các thành viên của các hiệp định thương mại khu vực, và châu Á cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, ở châu Á, cũng như ở các nơi khác trên thế giới, hội nhập khu vực thường không đồng đều. Trong khi khu vực Đông Nam Á đang củng cố các nỗ lực hội nhập kinh tế của mình thông qua Dự thảo Cộng đồng Kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho năm 2015, với các kế hoạch tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tận dụng sự phát triển của các nước láng giềng (chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ), và tăng tốc các biện pháp tạo thuận lợi thương mại thông qua một chiến lược thị trường duy nhất, Nam Á vẫn còn yếu ớt trong hội nhập thông qua Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) cả về kinh tế và chính trị.

Regionalism, not Protectionism, Can Help Mitigate Global Uncertainty

Chủ nghĩa khu vực, chứ không phải là chủ nghĩa bảo hộ, có thể giúp giảm nhẹ sự bất ổn toàn cầu.

In fact, Asia has reason for optimism about the capacity of regional trade to compensate for weak markets in the U.S. and the EU and to reduce vulnerability to external shocks. In 2012, opinion leaders in Southeast Asia said that they were most positive about the ASEAN Economic Community compared to all other regional trade agreements in Asia. Indeed, while East Asian economic cooperation has mostly been driven by market forces, Southeast Asia has taken significant strides in formalizing its region as a single market and production base through ASEAN. Intra-regional trade and trade with China now accounts for more than 37 percent of ASEAN’s total trade, up from around 26 percent in 2000. At the same time, trade with the U.S. has fallen from 20 percent in 2000 to 10 percent in 2011, and trade with the EU from 15 percent to 11 percent in the same period.

Trong thực tế, châu Á có lý do để lạc quan về năng lực của thương mại khu vực nhằm bù đắp cho thị trường yếu ở Mỹ và Liên minh châu Âu và giảm tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Trong năm 2012, các nhà lãnh đạo có viễn kiến ​​trong khu vực Đông Nam Á nói rằng họ hết sức lạc quan về Cộng đồng Kinh tế ASEAN so với tất cả các hiệp định thương mại khu vực khác ở châu Á. Thật vậy, trong khi hợp tác kinh tế Đông Á hầu như vừa mới được thúc đẩy bởi các lực lượng thị trường, thì khu vực Đông Nam Á thông qua ASEAN đã có những bước tiến đáng kể trong việc chính thức hóa khu vực này như là một thị trường và cơ sở sản xuất. Thương mại nội-khu vực và thương mại với Trung Quốc hiện nay chiếm hơn 37% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, tăng từ khoảng 26% vào năm 2000. Đồng thời, thương mại với Mỹ đã giảm từ 20% năm 2000 xuống còn 10% năm 2011, và thương mại với EU từ 15% xuống 11% cùng kỳ.

On the other hand, progress on SAARC’s goal of a South Asian Economic Union by 2020 remains relatively slow. Though intra-regional trade in South Asia recently surpassed $2 billion following the full implementation of the South Asia Free Trade Agreement, it represents only 5 percent of the region’s total trade volume, compared to ASEAN’s 22 percent and the EU’s 55 percent. However, South Asia has made strides integrating with the rest of Asia. For example, while only 1.3 percent of South Asia’s parts and components are traded within the sub-region, 56.3 percent go to East Asia. This represents the enormous potential that exists for South Asia’s future trade among its own region.

Mặt khác, tiến bộ đối với mục tiêu của Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) tới năm 2020 thuộc Liên minh kinh tế Nam Á vẫn còn tương đối chậm. Mặc dù thương mại nội-khu vực ở Nam Á gần đây đã vượt qua con số 2 tỷ đô-la sau khi thực hiện đầy đủ các Hiệp định Tự do Thương mại Nam Á, nó chỉ chiếm có 5% tổng khối lượng thương mại của khu vực, so với  22% của ASEAN và 55% của EU. Tuy nhiên, Nam Á đã có những bước tiến nhằm hội nhập với phần còn lại của châu Á. Ví dụ, trong khi chỉ có 1,3% các vùng miền của Nam Á giao dịch trong tiểu khu vực này, thì có đến 56,3% đi tới Đông Á. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn còn tồn tại đối với thương mại trong tương lai của Nam Á giữa các vùng miền của nó.

Such economic integration in the region is becoming increasingly important to help stave off and overcome global economic shocks. Prior to the last-minute resolution that saved the U.S. from falling off the “fiscal cliff,” the UN Social Commission on Asia and the Pacific warned that if the U.S. were to fall, it would have dire consequences for Asia, decreasing growth by as much as 2.2 percent in some countries. To reduce their dependency on developed countries’ economies, Asian countries need to diversify their export markets and take advantage of the efficiencies and growing demand that regional trade offers.

Khi hội nhập kinh tế trong khu vực đang ngày càng trở nên quan trọng để giúp ngăn chặn và vượt qua những cú sốc kinh tế toàn cầu. Trước khi có giải pháp vào phút chót để cứu nước Mỹ khỏi rơi xuống "vách đá tài chính, Ủy ban xã hội Liên Hiệp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương đã cảnh báo rằng nếu Mỹ sụp đổ, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực châu Á, giảm tăng trưởng xuống còn 2,2% ở một số nước. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền kinh tế của các nước phát triển, các nước châu Á cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ và tận dụng tính hiệu quả và nhu cầu ngày càng tăng mà thương mại khu vực mang lại.

Avoiding the Middle Income Trap

While trade is an important part of regional economic integration, it remains only one piece of the puzzle. To avoid the dreaded “middle-income trap” (where countries attain a certain level of income but remain stuck there), Asian nations must prioritize other aspects of regional integration, including:

Tránh bẫy thu nhập trung bình

Trong khi thương mại là một phần quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực, nó vẫn chỉ là một phần của thách đố. Để tránh "bẫy thu nhập trung bình" đáng sợ khi mà các quốc gia đạt được mức thu nhập nhất định nhưng vẫn còn mắc kẹt ở đó), thì các quốc gia châu Á phải ưu tiên các khía cạnh khác của hội nhập khu vực, bao gồm:

- Investment in infrastructure. Infrastructure development is essential to Asia’s economic and political development. In order to address this issue, ASEAN has recently set up the ASEAN Infrastructure Fund, financed by member nations as well as the Asian Development Bank and private equity, to mobilize resources for critical infrastructure development.

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế và chính trị của châu Á. Để giải quyết vấn đề này, ASEAN gần đây đã thành lập Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN, được tài trợ bởi các quốc gia thành viên cũng như Ngân hàng Phát triển châu Á và cổ phần tư nhân, huy động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng.

- Increased cooperation in education and skill development. A recent publication by the Asian Development Bank stated that “a deeper level of economic integration, which is required for sustainable development, calls for regional cooperation in skills development.” Such cooperation could take the form of regional and sub-regional “technical and vocational education and training” (TVET) strategies, such as creating regional and national qualifying frameworks and encouraging national commitments to invest in critical areas like high-skilled manufacturing.

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển kỹ năng. Một công bố gần đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói rằng "mức độ hội nhập kinh tế sâu hơn cần thiết cho sự phát triển bền vững đang kêu gọi hợp tác khu vực về phát triển kỹ năng." Hợp tác đó có thể mang hình thức của chiến lược “giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề" (TVET) trong khu vực và tiểu khu vực, chẳng hạn như việc tạo ra khuôn khổ xác định chất lượng khu vực và quốc gia và khuyến khích các cam kết quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất có tay nghề cao.

- Cooperation in technological innovation and research. ASEAN member nations have taken steps toward such cooperation through the Krabi Initiative, which encourages collaboration across the region on a host of science and technology issues, from green technology and food security, to exploiting new technologies such as digital media and social networking for development and innovation.

- Hợp tác trong đổi mới công nghệ và nghiên cứu. Các quốc gia thành viên ASEAN đã có những bước hướng tới sự hợp tác này thông qua Sáng kiến ​​Krabi, khuyến khích sự hợp tác trong khu vực về nhiều vấn đề khoa học và công nghệ, từ công nghệ xanh và an ninh lương thực, đến khai thác các công nghệ mới như truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội để phát triển và đổi mới.
Addressing Socioeconomic and Environmental Challenges


Giải quyết các thách thức kinh tế xã hội và môi trường

Regional cooperation in Asia should not be considered solely as a means to accelerate economic growth, but also as an effective way to address broader socioeconomic and environmental issues facing the region. It will, for instance, play a key role in women’s economic empowerment in the region. Women business owners and managers in Asia often do not have the same access to business opportunities as men. However, through groups such as the ASEAN Committee on Women and the South Asia Women’s Entrepreneurship Symposium (SAWES), they are able to form regional networks that provide a platform for them to access information and contacts essential to running a business and advocate for change in areas that are stifling their potential. (Read about The Asia Foundation’s support for these networks.)

Không nên xem hợp tác trong khu vực châu Á chỉ như một phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà đó còn là một cách giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường rộng lớn hơn mà khu vực này đang phải đối mặt. Ví dụ, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao quyền lực kinh tế cho phụ nữ trong khu vực. Các nữ chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý nữ ở châu Á thường không có quyền tiếp cận các cơ hội kinh doanh ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên, thông qua các nhóm như Ủy ban về Phụ nữ của ASEAN và Hội nghị chuyên đề Doanh nghiệp của Nữ giới Nam Á (SAWES), thì họ có thể hình thành mạng lưới khu vực mà tạo cơ sở để họ tiếp cận thông tin và có các tiếp xúc cần thiết để điều hành một doanh nghiệp và bênh vực những thay đổi trong các lãnh vực mà tiềm năng của họ còn bị kiềm chế. (Đọc thêm về sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á cho các mạng lưới này.)

Regional cooperation will also be integral to managing the impact of environmental issues, such as water scarcity, energy production and distribution, urbanization, climate change, and disaster recovery and management. Establishing and implementing fair and practical water-sharing and conservation arrangements is critical, with river systems like the Mekong, Indus, and Ganges all crossing national borders and essential to local livelihoods. Over the last couple of years, the Asia-Pacific has experienced 70 percent of the world’s natural disasters. This has led to a stronger push toward regional forums and programs to prepare for and manage disasters through information-sharing, as well as collaborative disaster-management planning efforts. Data management and sharing and the use of innovative ICT tools to provide more timely and accurate predictions, communications, and responses are also being explored regionally to minimize the impact of such disasters.


Hợp tác khu vực cũng sẽ được tích hợp với việc quản lý tác động của các vấn đề môi trường, chẳng hạn như sự khan hiếm nước, sản xuất và phân phối, năng lượng, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và phục hồi. Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận công bằng và thực tế về chia sẻ và bảo tồn nguồn nước là rất quan trọng, với các hệ thống sông như sông Mekong, sông Indus, và sông Hằng, mà tất cả đều chảy băng qua các biên giới quốc gia và vô cùng cần thiết cho sinh kế của người dân địa phương. Trong mấy năm qua, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nếm trải 70% các thảm họa thiên nhiên của thế giới. Điều này đã dẫn đến một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với các diễn đàn và các chương trình khu vực nhằm đối phó và quản lý thiên tai thông qua việc chia sẻ thông tin, cũng như những nỗ lực lập kế hoạch hợp tác quản lý thiên tai. Quản lý và chia sẻ dữ liệu và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin tiên tiến để cung cấp dự báo kịp thời và chính xác hơn, thông tin liên lạc, và phản ứng đối phó cũng được khảo sát trên quy mô khu vực để giảm thiểu tác động của các thiên tai đó.




While greater intra-regional trade and investment represent a logical “next door” opportunity for Asian economies, this shift doesn’t come without challenges. To lessen reliance on U.S. and EU markets, Asia will need to modify the structure of its regional trade from a focus on raw materials or semi-finished products to those higher up the value chain. Another challenge will be to ensure that smaller, poorer Asian countries also benefit from increased regional interaction. Finally, intra-regionalism can only be successful if the regional entities nurture their links and cooperation with other regions.

Mặc dù thương mại và đầu tư nội-khu vực lớn hơn cho thấy một cơ hội hợp lý về "cánh cửa tiếp theo" cho các nền kinh tế châu Á, thì sự chuyển biến này luôn xuất hiện kèm những thách thức. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ và EU, Châu Á sẽ cần phải thay đổi cấu trúc của thương mại khu vực này từ chỗ tập trung vào nguyên liệu, hay bán thành phẩm chuyển sang nâng cao chuỗi giá trị. Một thách thức khác sẽ là đảm bảo cho các nước châu Á nhỏ hơn, nghèo hơn cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng tương tác khu vực. Cuối cùng, chủ nghĩa nội-khu vực chỉ có thể thành công nếu các thực thể trong khu vực nuôi dưỡng liên kết và hợp tác với các khu vực khác.

But, the most important challenge of all remains making regional cooperation work for the people of Asia. The political will and institutional commitments to regional integration relies on the capacity and interest of individuals, civil society, and businesses to take the lead and give life to the concept.

Tuy nhiên, thách thức quan trọng hơn hết vẫn là làm sao cho hợp tác khu vực có lợi cho người dân châu Á. Ý chí chính trị và các cam kết thể chế đối với hội nhập khu vực dựa trên năng lực và lợi ích của cá nhân, xã hội dân sự, và các doanh nghiệp sẽ đi đầu và tạo sức sống cho khái niệm này.

Véronique Salze-Lozac’h is The Asia Foundation’s director for Economic Development Programs based in Bangkok, Nina Merchant-Vega is assistant director, Katherine Loh is a senior program officer, and Sarah Alexander is a program fellow for the Economic Development Programs. This article initially appeared on The Asia Foundation’s “In Asia” Blog.
Véronique Salze-Lozac'h là giám đốc của Quỹ Châu Á về các chương trình phát triển kinh tế có trụ sở tại Bangkok, Nina Merchant-Vega là trợ lý giám đốc, Katherine Loh là cán bộ chương trình cao cấp, và Sarah Alexander là thành viên chương trình của Các chương trình phát triển kinh tế. Bài viết này ban đầu xuất hiện trên Blog "Tại châu Á" của Quỹ Châu Á.


Translated by  Nguyễn Quang

http://thediplomat.com/2013/01/18/integration-is-key-to-asias-future/?all=true

How China Sees America Trung Quốc nhìn Hoa Kỳ như thế nào






How China Sees America


Trung Quốc nhìn Hoa Kỳ như thế nào


Andrew J. Nathan and Andrew Scobell
Foreign Policy, September – October 2012
Andrew J. Nathan and Andrew Scobell
Foreign Policy – Tháng 9-10, 2012


"Great power" is a vague term, but China deserves it by any measure: the extent and strategic location of its territory, the size and dynamism of its population, the value and growth rate of its economy, the massive size of its share of global trade, and the strength of its military. China has become one of a small number of countries that have significant national interests in every part of the world and that command the attention, whether willingly or grudgingly, of every other country and every international organization. And perhaps most important, China is the only country widely seen as a possible threat to U.S. predominance. Indeed, China's rise has led to fears that the country will soon overwhelm its neighbors and one day supplant the United States as a global hegemon.

“Cường quốc” là một từ ngữ mơ hồ, nhưng dù bằng thước đo nào đi nữa, Trung Quốc (TQ) cũng đáng được gọi bằng từ ngữ đó: diện tích và vị trí chiến lược của lãnh thổ TQ, sự đông đảo và tính năng động của nhân dân TQ, trị giá và mức độ tăng trưởng của kinh tế TQ, tầm cỡ đồ sộ của TQ trong lãnh vực thương mại toàn cầu, và sức mạnh quân sự của TQ. Trung Quốc đã trở thành một trong vài nước có lợi ích quốc gia đáng kể được dàn trải khắp thế giới và thu hút sự chú ý, dù muốn dù không, của mọi nước khác và của mọi tổ chức quốc tế. Và có lẽ điều quan trọng nhất là, Trung Quốc được nhìn nhận là nước duy nhất có khả năng đe dọa địa vị siêu cường của Mỹ. Thật vậy, sự trỗi dậy của TQ đã mang lại nỗi sợ hãi là nước khổng lồ này sẽ sớm khống chế các nước láng giềng và một ngày nào đó sẽ thay thế Hoa Kỳ trong địa vị bá quyền toàn cầu.


But widespread perceptions of China as an aggressive, expansionist power are off base. Although China's relative power has grown significantly in recent decades, the main tasks of Chinese foreign policy are defensive and have not changed much since the Cold War era: to blunt destabilizing influences from abroad, to avoid territorial losses, to reduce its neighbors' suspicions, and to sustain economic growth. What has changed in the past two decades is that China is now so deeply integrated into the world economic system that its internal and regional priorities have become part of a larger quest: to define a global role that serves Chinese interests but also wins acceptance from other powers.

Nhưng cảm thức phổ biến coi Trung Quốc như một cường quốc hiếu chiến, theo chủ nghĩa bành trướng là thiếu cơ sở. Mặc dù so với các cường quốc khác, quyền lực của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, nhưng những công tác quan trọng trong chính sách đối ngoại TQ là có tính phòng thủ và không thay đổi gì nhiều kể từ thời Chiến tranh lạnh: ấy là, chống lại những ảnh hưởng đến từ nước ngoài có khả năng gây bất ổn trong nước, tránh mất lãnh thổ, cố gắng làm giảm bớt những nghi kỵ của các nước láng giềng, và duy trì mức tăng trưởng kinh tế. Điều thật sự thay đổi trong hai thập kỷ qua là, hiện nay Trung Quốc đã hội nhập sâu sắc vào hệ thống kinh tế thế giới đến nỗi những ưu tiên nội bộ và khu vực của TQ đã trở thành một bộ phận của một mưu cầu to lớn hơn: đó là, xác định một vai trò toàn cầu không những nhằm phục vụ lợi ích TQ mà còn nhằm chinh phục sự nhìn nhận của các cường quốc khác.


Chief among those powers, of course, is the United States, and managing the fraught U.S.-Chinese relationship is Beijing's foremost foreign policy challenge. And just as Americans wonder whether China's rise is good for U.S. interests or represents a looming threat, Chinese policymakers puzzle over whether the United States intends to use its power to help or hurt China.


Đứng đầu trong các cường quốc đó dĩ nhiên là Hoa Kỳ, và quản lý mối quan hệ Mỹ-Trung đầy bất trắc là thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Và như người Mỹ đang băn khoăn là liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có phù hợp với các lợi ích của Mỹ hay không hay chỉ là một mối đe dọa đang lù lù xuất hiện, các nhà hoạch định chính sách của TQ cũng đang thắc mắc là liệu Hoa Kỳ có định sử dụng quyền lực của mình để giúp đỡ hay chống lại Trung Quốc.


Americans sometimes view the Chinese state as inscrutable. But given the way that power is divided in the U.S. political system and the frequent power turnovers between the two main parties in the United States, the Chinese also have a hard time determining U.S. intentions. Nevertheless, over recent decades, a long-term U.S. strategy seems to have emerged out of a series of American actions toward China. So it is not a hopeless exercise -- indeed, it is necessary -- for the Chinese to try to analyze the United States.


Người Mỹ thường coi nhà nước TQ là rất khó lường. Nhưng dựa vào cách thức quyền lực được phân bố trong hệ thống chính trị Mỹ và việc chuyển giao quyền lực thường xảy ra giữa hai chính đảng tại Hoa Kỳ, người TQ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định những ý đồ của Mỹ. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, một chiến lược dài hạn của Mỹ hình như đã hiện ra rõ nét từ một loạt hành động của Mỹ đối với Trung Quốc. Như vậy, việc Trung Quốc cố gắng phân tích để tìm hiểu Hoa Kỳ không phải là một nỗ lực vô vọng – nhưng thật ra, đó là điều cần thiết.


Most Americans would be surprised to learn the degree to which the Chinese believe the United States is a revisionist power that seeks to curtail China's political influence and harm China's interests. This view is shaped not only by Beijing's understanding of Washington but also by the broader Chinese view of the international system and China's place in it, a view determined in large part by China's acute sense of its own vulnerability.

Hầu hết mọi người Mỹ sẽ lấy làm ngạc nhiên khi biết đến mức độ mà người TQ tin rằng Hoa Kỳ là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (a revioninist power) đang tìm cách chặn đứng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc và chống lại lợi ích của Trung Quốc. Quan điểm này được hình thành không những do nhận thức của Bắc Kinh đối với Washington mà còn do một quan điểm rộng lớn hơn của Trung Quốc về hệ thống quốc tế và chỗ đứng của Trung Quốc ở trong đó, một quan điểm được xác định phần lớn do ý thức sâu sắc của TQ về những chỗ yếu của chính mình.

THE FOUR RINGS

The world as seen from Beijing is a terrain of hazards, beginning with the streets outside the policymaker's window, to land borders and sea-lanes thousands of miles away, to the mines and oil fields of distant continents. These threats can be described in four concentric rings. In the first ring, the entire territory that China administers or claims, Beijing believes that China's political stability and territorial integrity are threatened by foreign actors and forces. Compared with other large countries, China must deal with an unparalleled number of outside actors trying to influence its evolution, often in ways the regime considers detrimental to its survival. Foreign investors, development advisers, tourists, and students swarm the country, all with their own ideas about how China should change. Foreign foundations and governments give financial and technical support to Chinese groups promoting civil society. Dissidents in Tibet and Xinjiang receive moral and diplomatic support and sometimes material assistance from ethnic diasporas and sympathetic governments abroad. Along the coast, neighbors contest maritime territories that Beijing claims. Taiwan is ruled by its own government, which enjoys diplomatic recognition from 23 states and a security guarantee from the United States.

Bốn vòng đồng tâm

Thế giới theo quan điểm của Bắc Kinh là một địa bàn chứa đầy bất trắc, bắt đầu từ những con phố bên ngoài cửa sổ của những nhà hoạch định chính sách, đến biên giới trên bộ và những tuyến giao thông hàng hải cách xa hàng ngàn dặm, đến những mỏ khoáng sản và cánh đồng dầu lửa ở những lục địa xa xôi. Những mối đe dọa này được mô tả trong 4 vòng đồng tâm. Trong vòng thứ nhất, gồm toàn bộ lãnh thổ mà TQ đang cai quản hay khẳng định chủ quyền, Bắc Kinh tin rằng sự ổn định chính trị và tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đang bị các tác nhân và các thế lực nước ngoài đe dọa. So với các nước lớn khác, Trung Quốc phải đương đầu với một con số vô địch gồm các tác nhân bên ngoài đang tìm cách ảnh hưởng sự tiến hóa của TQ, thông thường bằng những đường lối mà chế độ cộng sản TQ cho là gây tác hại đối với sự sống còn của nó. Các nhà đầu tư nước ngoài, các cố vấn phát triển, các du khách và các du sinh tràn vào nước này, mỗi người đều mang theo ý kiến riêng của mình về đường lối mà Trung Quốc nên thay đổi. Các tổ chức và chính phủ nước ngoài hiện đang cung cấp tài chính và kỹ thuật cho các nhóm hoạt động để phát triển xã hội dân sự. Các nhà bất đồng chính kiến tại Tây Tạng và Tân Cương nhận được hậu thuẫn tinh thần và ngoại giao, và đôi khi cả sự hỗ trợ vật chất từ các cộng đồng dân tộc sống rải rác khắp thế giới và từ các chính phủ nước ngoài có thiện cảm. Dọc theo bờ biển, các nước láng giềng lại đang tranh chấp các vùng lãnh hải mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền. Đài Loan thì được cai trị bởi một chính phủ riêng, nhận được sự công nhận ngoại giao từ 23 quốc gia, và bảo đảm an ninh từ Mỹ.


At China's borders, policymakers face a second ring of security concerns, involving China's relations with 14 adjacent countries. No other country except Russia has as many contiguous neighbors. They include five countries with which China has fought wars in the past 70 years (India, Japan, Russia, South Korea, and Vietnam) and a number of states ruled by unstable regimes. None of China's neighbors perceives its core national interests as congruent with Beijing's.


Tại các biên giới Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách đối diện một vòng tròn thứ hai gồm những quan tâm an ninh, do quan hệ của Trung Quốc với 14 nước láng giềng sát nách.  Ngoại trừ Liên bang Nga ra, không có một nước nào khác có nhiều láng giềng tiếp giáp như vậy. Trong đám láng giềng đó có 5 nước Trung Quốc đã từng đánh nhau trong vòng 70 năm qua (Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Nam Triều Tiên, và Việt Nam) và một số quốc gia được cai trị bởi các chế độ thiếu ổn định. Không một nước láng giềng nào của Trung Quốc nhận thấy lợi ích quốc gia cốt lõi của mình phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.


But China seldom has the luxury of dealing with any of its neighbors in a purely bilateral context. The third ring of Chinese security concerns consists of the politics of the six distinct geopolitical regions that surround China: Northeast Asia, Oceania, continental Southeast Asia, maritime Southeast Asia, South Asia, and Central Asia. Each of these areas presents complex regional diplomatic and security problems.


Nhưng hiếm khi Trung Quốc hưởng được cái xa xỉ là có thể giao thiệp với bất cứ một nước láng giềng nào của mình trong một bối cảnh thuần túy song phương. Vòng quan tâm an ninh thứ ba của TQ bao gồm tình hình chính trị của 6 khu vực địa chính trị chung quanh Trung Quốc: Đông Bắc Á, châu Đại Đương, Đông Nam Á trên đất liền, Đông Nam Á trên biển, Nam Á, và Trung Á. Mỗi một vùng này đều đặt ra những vấn đề ngoại giao và an ninh khu vực phức tạp.


Finally, there is the fourth ring: the world far beyond China's immediate neighborhood. China has truly entered this farthest circle only since the late 1990s and so far for limited purposes: to secure sources of commodities, such as petroleum; to gain access to markets and investments; to get diplomatic support for isolating Taiwan and Tibet's Dalai Lama; and to recruit allies for China's positions on international norms and legal regimes.


Sau cùng là vòng thứ tư: đó là thế giới xa xôi nằm ngoài khu vực láng giềng lân cận của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ mới thực sự xâm nhập vào vòng xa nhất này kể từ cuối thập niên 1990 và cho đến nay chỉ nhắm vào một số mục đích giới hạn: để nắm vững nguồn các thương phẩm, như dầu lửa; để tiếp cận thị trường và bỏ vốn đầu tư; để nhận được hậu thuẫn ngoại giao nhằm cô lập Đài Loan và Đạt Lai Lạt ma của Tây Tạng; và để chiêu mộ đồng minh ủng hộ lập trường của Trung Quốc về các qui phạm và chế độ pháp lý quốc tế.


INSCRUTABLE AMERICA

In each of China's four security rings, the United States is omnipresent. It is the most intrusive outside actor in China's internal affairs, the guarantor of the status quo in Taiwan, the largest naval presence in the East China and South China seas, the formal or informal military ally of many of China's neighbors, and the primary framer and defender of existing international legal regimes. This omnipresence means that China's understanding of American motives determines how the Chinese deal with most of their security issues.

Mỹ quốc khó lường

Trong mỗi một của bốn vòng an ninh đồng tâm này của Trung Quốc đều có bóng dáng của Mỹ (omnipresent). Mỹ là tác nhân từ bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc nhiều nhất, là cường quốc đảm bảo nguyên trạng (the status quo) tại Đài Loan, có sự hiện diện hải quân sừng sõ nhất tại Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông Việt Nam], là đồng minh chính thức hoặc không chính thức của nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, là cường quốc chủ yếu đã soạn ra và bảo vệ các chế độ pháp lý quốc tế hiện hành. Sự hiện diện đều khắp này của Mỹ hàm ý rằng nhận thức của Trung Quốc về các động lực sâu xa của Mỹ sẽ xác định cung cách mà người Trung Quốc đối phó với hầu hết các vấn đề an ninh của mình.


Beginning with President Richard Nixon, who visited China in 1972, a succession of American leaders have assured China of their goodwill. Every U.S. presidential administration says that China's prosperity and stability are in the interest of the United States. And in practice, the United States has done more than any other power to contribute to China's modernization. It has drawn China into the global economy; given the Chinese access to markets, capital, and technology; trained Chinese experts in science, technology, and international law; prevented the full remilitarization of Japan; maintained the peace on the Korean Peninsula; and helped avoid a war over Taiwan.


Bắt đầu bằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon năm 1972, một loạt lãnh đạo Mỹ đã liên tục trấn an Trung Quốc về thiện chí của họ. Chính quyền của mỗi một tổng thống Mỹ đều tuyên bố rằng sự thịnh vượng và ổn định của Trung Quốc nằm trong lợi ích của Mỹ. Và trên thực tế, Mỹ đã làm nhiều hơn bất cứ một cường quốc nào khác để đóng góp cho sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc. Mỹ đã lôi kéo Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu; đã giúp người Trung Quốc tiếp cận các thị trường, vốn, và công nghệ; đã đào tạo các chuyên gia TQ trong các ngành khoa học, công nghệ, và luật pháp quốc tế; đã ngăn chặn nỗ lực tái vũ trang toàn diện của Nhật Bản; đã duy trì hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên; và đã giúp tránh một cuộc chiến tranh về đảo quốc Đài Loan.


Yet Chinese policymakers are more impressed by policies and behaviors that they perceive as less benevolent. The American military is deployed all around China's periphery, and the United States maintains a wide network of defense relationships with China's neighbors. Washington continues to frustrate Beijing's efforts to gain control over Taiwan. The United States constantly pressures China over its economic policies and maintains a host of government and private programs that seek to influence Chinese civil society and politics.


Tuy nhiên các nhà làm chính sách TQ thường nhớ kỹ những chính sách và hành vi của Mỹ mà họ coi là thiếu thân thiện. Họ thấy quân đội Mỹ triển khai chung quanh Trung Quốc, và Mỹ đang duy trì một mạng lưới rộng lớn gồm các quan hệ quốc phòng với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc.Washingtontiếp tục chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc giành quyền kiểm soát Đài Loan. Mỹ thường xuyên gây sức ép lên Trung Quốc về các chính sách kinh tế và duy trì một loạt chương trình chính phủ và tư nhân nhằm tìm cách ảnh hưởng lên xã hội dân sự và chính trị TQ.


Beijing views this seemingly contradictory set of American actions through three reinforcing perspectives. First, Chinese analysts see their country as heir to an agrarian, eastern strategic tradition that is pacifistic, defense-minded, nonexpansionist, and ethical. In contrast, they see Western strategic culture -- especially that of the United States -- as militaristic, offense-minded, expansionist, and selfish.


Bắc Kinh coi loạt hành động có vẻ xung khắc này của Mỹ qua ba quan điểm kiên định. Một là, các học giả TQ coi tổ quốc mình như kẻ kế thừa một truyền thống nông nghiệp, mang tính chiến lược phương Đông, đó là chủ hòa, giữ thế thủ, không bành trướng, và tôn trọng đạo lý. Trái lại, họ coi văn hóa chiến lược phương Tây – nhất là văn hóa chiến lược Mỹ – là quân phiệt, giữ thế công, theo chủ nghĩa bành trướng, và vị kỷ.


Second, although China has embraced state capitalism with vigor, the Chinese view of the United States is still informed by Marxist political thought, which posits that capitalist powers seek to exploit the rest of the world. China expects Western powers to resist Chinese competition for resources and higher-value-added markets. And although China runs trade surpluses with the United States and holds a large amount of U.S. debt, China's leading political analysts believe the Americans get the better end of the deal by using cheap Chinese labor and credit to live beyond their means.

Hai là, mặc dù Trung Quốc hăng hái chạy theo chủ nghĩa tư bản nhà nước (state capitalism), nhưng quan điểm của TQ về Mỹ vẫn còn bị tư duy chính trị Mác-xít chi phối, cho rằng các cường quốc tư bản đang tìm cách bóc lột phần còn lại của thế giới. Trung Quốc tin chắc các cường quốc phương Tây đang chống lại nỗ lực cạnh tranh của Trung Quốc nhằm chiếm tài nguyên và các thị trường có giá trị gia tăng cao (higher-value-added markets). Và mặc dù Trung Quốc đang ở trong tình trạng thặng dư mậu dịch với Mỹ và đang giữ một khối lượng trái phiếu khổng lồ của Mỹ, nhưng các nhà phân tích chính trị hàng đầu của Trung Quốc vẫn tin rằng người Mỹ đã hưởng lợi nhiều hơn trong quan hệ mậu dịch bằng cách sử dụng lao động và tín dụng rẻ của TQ để sống vung vít ngoài mức thu nhập của mình.


Third, American theories of international relations have become popular among younger Chinese policy analysts, many of whom have earned advanced degrees in the United States. The most influential body of international relations theory in China is so-called offensive realism, which holds that a country will try to control its security environment to the full extent that its capabilities permit. According to this theory, the United States cannot be satisfied with the existence of a powerful China and therefore seeks to make the ruling regime there weaker and more pro-American. Chinese analysts see evidence of this intent in Washington's calls for democracy and its support for what China sees as separatist movements in Taiwan, Tibet, and Xinjiang.


Ba là, các lý thuyết về bang giao quốc tế của Mỹ đã trở nên phổ biến đối với các nhà phân tích chính sách trẻ tuổi của Trung Quốc, nhiều người trong số đó đã lấy những bằng cấp cao tại các đại học Mỹ. Bộ phận có nhiều ảnh hưởng nhất trong lý thuyết bang giao quốc tế tại Trung Quốc là cái mà nhiều người thường gọi là chủ nghĩa thực tiễn tiến công (offensive realism), một lý thuyết cho rằng mọi quốc gia đều ra sức kiểm soát môi trường an ninh chung quanh mình đến mức tối đa mà các khả năng của mình cho phép. Theo lý thuyết này, Mỹ không thể tự mãn ngồi yên để nhìn sự hiện hữu của một Trung Quốc hùng mạnh và vì thế Mỹ đang tìm mọi cách để làm chế độ cầm quyền TQ trở nên suy yếu hơn và thân Mỹ hơn. Các nhà học giả TQ thấy được bằng chứng của ý đồ này trong việcWashingtonkêu gọi dân chủ và việc Mỹ hậu thuẫn cho điều mà Trung Quốc gọi là các phong trào ly khai tại Đài Loan, Tây Tạng, và Tân Cương.


Whether they see the United States primarily through a culturalist, Marxist, or realist lens, most Chinese strategists assume that a country as powerful as the United States will use its power to preserve and enhance its privileges and will treat efforts by other countries to protect their interests as threats to its own security. This assumption leads to a pessimistic conclusion: as China rises, the United States will resist. The United States uses soothing words; casts its actions as a search for peace, human rights, and a level playing field; and sometimes offers China genuine assistance. But the United States is two-faced. It intends to remain the global hegemon and prevent China from growing strong enough to challenge it. In a 2011 interview with Liaowang, a state-run Chinese newsmagazine, Ni Feng, the deputy director of the Chinese Academy of Social Sciences' Institute of American Studies, summed up this view. "On the one hand, the United States realizes that it needs China's help on many regional and global issues," he said. "On the other hand, the United States is worried about a more powerful China and uses multiple means to delay its development and to remake China with U.S. values."


Dù có nhìn Hoa Kỳ chủ yếu qua lăng kính văn hoá chủ nghĩa, hay Mác-xít, hay thực tiễn chủ nghĩa, hầu hết các nhà chiến lược TQ cho rằng một nước hùng mạnh như Mỹ nhất định sẽ dùng quyền lực để duy trì và tăng cường các đặc quyền của mình và sẽ coi các nỗ lực của những nước khác trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia là mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Giả định này đưa đến một kết luận bi quan: khi Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn. Mỹ dùng những từ ngữ có tính cách xoa dịu; Mỹ ngụy trang hành động của mình dưới chiêu bài tìm kiếm hòa bình, bảo vệ nhân quyền, và thiết lập một sân chơi bình đẳng; và đôi khi Mỹ cũng đề nghị giúp đỡ Trung Quốc thực sự. Nhưng Mỹ có bản chất tráo trở (two-faced). Mỹ có ý định tiếp tục làm bá quyền toàn cầu duy nhất và ngăn chặn không cho Trung Quốc trở nên đủ mạnh để thách thức Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với báo Liễu vọng, một tạp chí của Nhà nước TQ, Nghê Phong, Phó chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ, đã tóm tắt quan điểm này như sau: “Một mặt, Mỹ biết rằng Mỹ cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc trên một số vấn đề khu vực và toàn cầu, mặt khác, Mỹ lo ngại về một Trung Quốc hùng mạnh hơn và vì thế Mỹ dùng nhiều phương tiện để làm trì trệ bước phát triển của TQ và để uốn nắn TQ cho phù hợp với các giá trị Mỹ”.


A small group of mostly younger Chinese analysts who have closely studied the United States argues that Chinese and American interests are not totally at odds. In their view, the two countries are sufficiently remote from each other that their core security interests need not clash. They can gain mutual benefit from trade and other common interests.


Một nhóm nhỏ gồm phần lớn những nhà phân tích trẻ tuổi hơn của TQ, những người đã nghiên cứu kỹ chính trị Mỹ, tranh luận rằng lợi ích của TQ và lợi ích của Mỹ không hoàn toàn xung khắc. Theo quan điểm của họ, hai nước đủ cách xa nhau về không gian nên lợi ích an ninh cốt lõi của hai nước không nhất thiết phải xung đột. Hai nước có thể cùng nhau hưởng lợi nhờ thương mại và các các lợi ích chung khác.


But those holding such views are outnumbered by strategists on the other side of the spectrum, mostly personnel from the military and security agencies, who take a dim view of U.S. policy and have more confrontational ideas about how China should respond to it. They believe that China must stand up to the United States militarily and that it can win a conflict, should one occur, by outpacing U.S. military technology and taking advantage of what they believe to be superior morale within China's armed forces. Their views are usually kept out of sight to avoid frightening both China's rivals and its friends.

Nhưng những người mang quan điểm này chỉ là một thiểu số nhỏ bé so với các nhà chiến lược nằm phía bên kia của lăng kính gồm phần lớn các viên chức trong quân đội và các cơ quan an ninh, tức những người có một cái nhìn u ám về chính sách của Mỹ và thường có tư duy đối đầu trong đường lối Trung Quốc cần phải đối phó chính sách Mỹ. Họ cho rằng Trung Quốc phải mạnh dạn thách thức Mỹ bằng quân sự và rằng TQ có thể thắng một cuộc chiến tranh, nếu nó xảy ra, bằng cách phải tiến nhanh hơn Mỹ về công nghệ quân sự và vận dụng điều mà họ cho là tinh thần ưu việt của quân lực TQ. Quan điểm của họ thường được che đậy để tránh gây lo sợ cho cả thù lẫn bạn của Trung Quốc.


WHO IS THE REVISIONIST?

To peer more deeply into the logic of the United States' China strategy, Chinese analysts, like analysts everywhere, look at capabilities and intentions. Although U.S. intentions might be subject to interpretation, U.S. military, economic, ideological, and diplomatic capabilities are relatively easy to discover -- and from the Chinese point of view, they are potentially devastating.


AI THEO CHỦ NGHĨA XÉT LẠI?

Để đi sâu vào lôgic trong chiến lược Trung Quốc của Mỹ, các học giả TQ, cũng như các nhà phân tích ở bất cứ đâu, sẽ tập trung chú ý vào các khả năng và các ý đồ. Mặc dù các ý đồ của Mỹ có thể cần phải được lý giải, nhưng các khả năng quân sự, kinh tế, ý thức hệ, và ngoại giao của Mỹ là tương đối dễ phát hiện – và theo quan điểm của Trung Quốc, những khả năng này có tiềm năng gây tổn thất to lớn.

U.S. military forces are globally deployed and technologically advanced, with massive concentrations of firepower all around the Chinese rim. The U.S. Pacific Command (PACOM) is the largest of the United States' six regional combatant commands in terms of its geographic scope and nonwartime manpower. PACOM's assets include about 325,000 military and civilian personnel, along with some 180 ships and 1,900 aircraft. To the west, PACOM gives way to the U.S. Central Command (CENTCOM), which is responsible for an area stretching from Central Asia to Egypt. Before September 11, 2001, CENTCOM had no forces stationed directly on China's borders except for its training and supply missions in Pakistan. But with the beginning of the "war on terror," CENTCOM placed tens of thousands of troops in Afghanistan and gained extended access to an air base in Kyrgyzstan.


Các lực lượng quân sự Mỹ được triển khai toàn cầu và có trình độ công nghệ tiên tiến, với sự tập trung hỏa lực hùng hậu quanh biên giới TQ. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) là bộ phận lớn nhất trong sáu bộ tư lệnh chiến đấu khu vực của Mỹ nếu xét đến địa bàn hoạt động và quân số thời bình của nó. Lực lượng của PACOM gồm có 325.000 nhân viên quân sự và dân sự, cùng với 180 tàu chiến và 1.900 máy bay. Về hướng Tây, PACOM nhường lối cho Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), một bộ tư lệnh có trách nhiệm trên một địa bàn kéo dài từ Trung Á đến Ai Cập. Trước [cuộc Tấn công Khủng bố] ngày 11 tháng 9 năm 2001, CENTCOM không hề có lực lượng trú đóng nằm ngay trên biên giới Trung Quốc ngoại trừ nhiệm vụ huấn luyện và tiếp tế tại Pakistan. Nhưng khi “chiến tranh chống khủng bố” bắt đầu, CENTCOM đã đóng hàng ngàn quân tạiAfghanistanvà sử dụng dài hạn một căn cứ không quân tạiKyrgyzstan.


The operational capabilities of U.S. forces in the Asia-Pacific are magnified by bilateral defense treaties with Australia, Japan, New Zealand, the Philippines, and South Korea and cooperative arrangements with other partners. And to top it off, the United States possesses some 5,200 nuclear warheads deployed in an invulnerable sea, land, and air triad. Taken together, this U.S. defense posture creates what Qian Wenrong of the Xinhua News Agency's Research Center for International Issue Studies has called a "strategic ring of encirclement."


Khả năng hoạt động của các lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tăng cường nhờ các hiệp định phòng thủ song phương với Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, và Nam Hàn và các dàn xếp phối hợp với nhiều đối tác khác. Và hơn thế nữa, Mỹ có khoảng 5.200 đầu đạn hạt nhân được triển khai thành bộ ba khó phá vỡ: trên biển, trên bộ, và trên không. Tập hợp lại, thế phòng thủ này của Mỹ tạo nên cái mà Tiền Văn Vinh tại Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế của Tân Hoa Xã đã gọi là một “vòng vây chiến lược”.


Chinese security analysts also take note of the United States' extensive capability to damage Chinese economic interests. The United States is still China's single most important market, unless one counts the European Union as a single entity. And the United States is one of China's largest sources of foreign direct investment and advanced technology. From time to time, Washington has entertained the idea of wielding its economic power coercively. After the 1989 Tiananmen Square crackdown, the United States imposed some limited diplomatic and economic sanctions on China, including an embargo, which is still in effect, on the sale of advanced arms. For several years after that, Congress debated whether to punish China further for human rights violations by canceling the low most-favored-nation tariff rates enjoyed by Chinese imports, although proponents of the plan could never muster a majority. More recently, U.S. legislators have proposed sanctioning China for artificially keeping the value of the yuan low to the benefit of Chinese exporters, and the Republican presidential candidate Mitt Romney has promised that if elected, he will label China a currency manipulator on "day one" of his presidency.

Các nhà phân tích an ninh TQ cũng ghi nhận khả năng to lớn của Mỹ trong việc gây tổn thất cho lợi ích kinh tế của TQ. Mỹ vẫn là thị trường duy nhất quan trọng nhất của Trung Quốc nếu ta không kể Liên minh châu Âu như một thực thể riêng biệt. Và Mỹ là một trong những nguồn vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài và nguồn công nghệ tiên tiến lớn nhất cho Trung Quốc. Thỉnh thoảng,Washingtoncó ý định sử dụng sức mạnh kinh tế để o ép Trung Quốc. Sau vụ đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, gồm có lệnh cấm vận, hiện vẫn còn có hiệu lực đối với các thương vụ vũ khí tối tân. Qua nhiều năm sau đó, Quốc hội Mỹ còn tiếp tục tranh luận về việc có nên trừng phạt Trung Quốc thêm nữa vì vi phạm nhân quyền, bằng cách hủy bỏ mức thuế quan tối huệ quốc thấp mà hàng nhập khẩu TQ được hưởng, mặc dù những người vận động biện pháp trừng phạt không bao giờ hội đủ đa số. Gần đây, nhiều nhà lập pháp Mỹ đề nghị trừng phạt Trung Quốc vì đã ghìm giá đồng Nguyên (yuan) một cách giả tạo nhằm làm lợi cho các nhà xuất khẩu TQ, và ứng cử viên tổng thống Cộng hòa Mitt Romney đã hứa nếu đắc cử, ông sẽ qui cho Trung Quốc tội danh dùng thủ đoạn tiền tệ (currency manipulator) vào “ngày đầu tiên” trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Although trade hawks in Washington seldom prevail, flare-ups such as these remind Beijing how vulnerable China would be if the United States decided to punish it economically. Chinese strategists believe that the United States and its allies would deny supplies of oil and metal ores to China during a military or economic crisis and that the U.S. Navy could block China's access to strategically crucial sea-lanes. The ubiquity of the dollar in international trade and finance also gives the United States the ability to damage Chinese interests, either on purpose or as a result of attempts by the U.S. government to address its fiscal problems by printing dollars and increasing borrowing, acts that drive down the value of China's dollar-denominated exports and foreign exchange reserves.


Mặc dù phe diều hâu mậu dịch (trade hawks) củaWashingtonít khi thắng thế, nhưng những cơn phẫn nộ như thế này cũng nhắc nhở Bắc Kinh về mức độ tổn thất nếu Mỹ quyết định trừng phạt Trung Quốc về mặt kinh tế.  Các nhà chiến lược TQ tin rằng Mỹ và đồng minh sẽ từ chối cung cấp dầu lửa và quặng kim cho Trung Quốc trong một cuộc khủng hoảng quân sự hay kinh tế  và rằng Hải quân Mỹ sẽ chặn đứng việc Trung Quốc tiếp cận các tuyến đường biển có tầm quan trọng chiến lược. Sự tràn ngập của đồng đôla trong lãnh vực thương mại và tài chính quốc tế còn cho Mỹ khả năng đe dọa các lợi ích TQ, hoặc do cố tình hay do hậu quả của việc chính phủ Mỹ toan tính giải quyết vấn đề ngân sách bằng cách in thêm đôla và gia tăng việc vay mượn, những động thái sẽ làm mất giá hàng xuất khẩu và các trữ lượng ngoại hối của Trung Quốc, vốn đặt giá trị trên đồng đôla (dollar-denominated).

Chinese analysts also believe that the United States possesses potent ideological weapons and the willingness to use them. After World War II, the United States took advantage of its position as the dominant power to enshrine American principles in the Universal Declaration of Human Rights and other international human rights instruments and to install what China sees as Western-style democracies in Japan and, eventually, South Korea, Taiwan, and other countries. Chinese officials contend that the United States uses the ideas of democracy and human rights to delegitimize and destabilize regimes that espouse alternative values, such as socialism and Asian-style developmental authoritarianism. In the words of Li Qun, a member of the Shandong Provincial Party Committee and a rising star in the Communist Party, the Americans' "real purpose is not to protect so-called human rights but to use this pretext to influence and limit China's healthy economic growth and to prevent China's wealth and power from threatening [their] world hegemony."


Các học giả TQ còn tin rằng Mỹ nắm trong tay những vũ khí ý thức hệ rất mạnh và có đủ quyết tâm sử dụng chúng. Sau Thế Chiến II, Mỹ đã lợi dụng địa vị đại cường thắng trận để duy trì những nguyên tắc trân quí của mình trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và trong các văn kiện nhân quyền quốc tế khác và dựng lên những chính thể mà Trung Quốc gọi là các chế độ dân chủ kiểu Tây phương (Western-style democracies) tại Nhật Bản và, về sau, tại Nam Hàn, Đài Loan, và nhiều nước khác. Các quan chức TQ tranh luận rằng Mỹ đã sử dụng những tư tưởng dân chủ và nhân quyền để làm mất tính chính đáng của các chế độ đi theo những hệ thống giá trị khác và gây bất ổn cho chúng, như những chế độ theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa độc tài để phát triển kiểu châu Á. Theo Lý Quần, một ủy viên của Tỉnh ủy Sơn Đông và là một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản, “mục đích thực sự của người Mỹ không phải là bảo vệ cái gọi là nhân quyền, nhưng chỉ dùng việc này như một chiêu bài để gây ảnh hưởng và giới hạn đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và không để cho sự giàu có và quyền lực của Trung Quốc đe dọa địa vị bá quyền của họ”.

In the eyes of many Chinese analysts, since the end of the Cold War the United States has revealed itself to be a revisionist power that tries to reshape the global environment even further in its favor. They see evidence of this reality everywhere: in the expansion of NATO; the U.S. interventions in Panama, Haiti, Bosnia, and Kosovo; the Gulf War; the war in Afghanistan; and the invasion of Iraq. In the economic realm, the United States has tried to enhance its advantages by pushing for free trade, running down the value of the dollar while forcing other countries to use it as a reserve currency, and trying to make developing countries bear an unfair share of the cost of mitigating global climate change. And perhaps most disturbing to the Chinese, the United States has shown its aggressive designs by promoting so-called color revolutions in Georgia, Ukraine, and Kyrgyzstan. As Liu Jianfei, director of the foreign affairs division of the Central Party School of the Chinese Communist Party, wrote in 2005, "The U.S. has always opposed communist 'red revolutions' and hates the 'green revolutions' in Iran and other Islamic states. What it cares about is not 'revolution' but 'color.' It supported the 'rose,' 'orange', and 'tulip' revolutions because they served its democracy promotion strategy." As Liu and other top Chinese analysts see it, the United States hopes "to spread democracy further and turn the whole globe 'blue.'"

Theo quan điểm của nhiều học giả TQ, kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt Mỹ đã hiện nguyên hình là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (a revisionist power) cố gắng thiết kế lại môi trường toàn cầu thêm nữa để thủ lợi. Họ nhìn thấy bằng chứng của thực tế này khắp nơi: trong việc nới rộng NATO; trong những hành động can thiệp của Mỹ tại Panama, Haiti, Bosnia, và Kosovo; trong Chiến tranh vùng Vịnh; chiến tranh Afghanistan; và trong vụ xâm lăng Iraq. Trong lãnh vực kinh tế, Mỹ đã ra sức gia tăng các lợi thế của mình bằng cách đẩy mạnh tự do thương mại, hạ thấp trị giá đồng đôla trong khi buộc các nước khác dùng nó làm trữ kim, và cố gắng buộc các nước đang phát triển gánh chịu một phần chi phí bất công trong việc làm giảm bớt hậu quả của tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu. Và có lẽ điều làm cho người TQ lo lắng nhất là, Mỹ đã để lộ những ý đồ hiếu chiến của mình bằng cách cổ vũ cái gọi là những cuộc cách mạng màu (so-called color revolutions) tạiGeorgia,Ukraine, vàKyrgyzstan. Như Lưu Kiến Phi, Chủ nhiệm phân khoa sự vụ nước ngoài tại trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết năm 2005, “Mỹ luôn luôn chống lại ‘các cuộc cách mạng đỏ’ của cộng sản và ghét các cuộc ‘cách mạng màu lục’ tại Iran cũng như các quốc gia Hồi giáo. Điều mà Mỹ quan tâm không phải là ‘cách mạng’ nhưng là ‘màu sắc [chính trị]’. Mỹ hậu thuẫn các cuộc cách mạng ‘màu hoa hồng’, ‘màu da cam’, và ‘màu hoa tulip’ chỉ vì chúng phục vụ chiến lược đẩy mạnh dân chủ của Mỹ”. Theo quan điểm của Lưu Kiến Phi và các học giả hàng đầu khác của TQ, Mỹ hi vọng “đẩy mạnh dân chủ thêm nữa và biến toàn thế giới thành “màu xanh [chống cộng – ND]”.


EXPLOITING TAIWAN

Although American scholars and commentators typically see U.S.-Chinese relations in the postwar period as a long, slow thaw, in Beijing's view, the United States has always treated China harshly. From 1950 to 1972, the United States tried to contain and isolate China. Among other actions, it prevailed on most of its allies to withhold diplomatic recognition of mainland China, organized a trade embargo against the mainland, built up the Japanese military, intervened in the Korean War, propped up the rival regime in Taiwan, supported Tibetan guerillas fighting Chinese control, and even threatened to use nuclear weapons during both the Korean War and the 1958 Taiwan Strait crisis. Chinese analysts concede that the United States' China policy changed after 1972. But they assert that the change was purely the result of an effort to counter the Soviet Union and, later, to gain economic benefits by doing business in China. Even then, the United States continued to hedge against China's rise by maintaining Taiwan as a strategic distraction, aiding the growth of Japan's military, modernizing its naval forces, and pressuring China on human rights.

Khai thác tình hình Đài Loan

Mặc dù nói chung các học giả và các nhà bình luận Mỹ nhận thấy quan hệ Mỹ-Trung trong thời hậu chiến là một giai đoạn băng tan lâu dài, chậm rãi, nhưng theo quan điểm của Bắc Kinh, Mỹ luôn luôn đối xử gay gắt với Trung Quốc. Từ 1950 đến 1972, Mỹ ra sức bao vây và cô lập Trung Quốc. Trong số những hành động khác, có việc Mỹ đã thuyết phục các đồng minh của mình trì hoãn việc nhìn nhận ngoại giao đối với Trung Hoa lục điạ, xây dựng quân đội Nhật Bản, tham dự Chiến tranh Triều Tiên, chống đỡ chế độ thù nghịch tại Đài Loan, hậu thuẫn du kích Tây Tạng chống lại sự cai trị của TQ, và thậm chí đe dọa dùng vũ khí hạt nhân cả trong Chiến tranh Triều Tiên lẫn trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1958. Các học giả TQ nhìn nhận rằng chính sách Trung Quốc của Mỹ đã thay đổi sau năm 1972. Nhưng họ quyết đoán rằng sự thay đổi ấy thuần túy là hệ quả của một nỗ lực nhằm chống lại Liên Xô và, về sau, nhằm thu hoạch những lợi lộc kinh tế bằng cách mở doanh nghiệp tại Trung Quốc. Ngay cả lúc đó, Mỹ vẫn tiếp tục phòng chống sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách duy trì Đài Loan để đánh lạc hướng chiến lược, bằng cách yểm trợ sự lớn mạnh của quân đội Nhật Bản, bằng cách hiện đại hoá các lực lượng hải quân của mình, và gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề nhân quyền.

The Chinese have drawn lessons about U.S. China policy from several sets of negotiations with Washington. During ambassadorial talks during the 1950s and 1960s, negotiations over arms control in the 1980s and 1990s, discussions over China's accession to the World Trade Organization in the 1990s, and negotiations over climate change during the decade that followed, the Chinese consistently saw the Americans as demanding and unyielding. But most decisive for Chinese understandings of U.S. policy were the three rounds of negotiations that took place over Taiwan in 1971-72, 1978-79, and 1982, which created the "communiqué framework" that governs U.S. Taiwan policy to this day. When the U.S.-Chinese rapprochement began, Chinese policymakers assumed that Washington would give up its support for Taipei in exchange for the benefits of normal state-to-state relations with Beijing. At each stage of the negotiations, the Americans seemed willing to do so. Yet decades later, the United States remains, in Beijing's view, the chief obstacle to reunification.

Phía TQ đã rút tỉa nhiều bài học về chính sách Trung Quốc của Mỹ từ nhiều đợt đàm phán vớiWashington. Trong các cuộc đàm phán cấp đại sứ vào những  thập niên 1950 và 1960, các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí trong những thập niên 1980 và 1990, những cuộc thảo luận về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong thập niên 1990, và các cuộc đàm phán về thay đổi khí hậu trong thập niên sau đó, người TQ nhất quán thấy rõ người Mỹ luôn luôn đưa ra yêu sách và không hề nhượng bộ. Nhưng có tính cách quyết định hơn cả cho việc TQ hiểu được được chính sách của Mỹ là ba vòng đàm phán đã diễn ra về tình trạng Đài Loan trong những năm 1971-1972, 1978-1979, và 1982, những cuộc đàm phán đã tạo “khung thông cáo chung” (communiqué framework), vốn chi phối chính sách Đài Loan của Mỹ cho đến ngày nay. Khi bắt đầu lập lại quan hệ hữu nghị, các nhà làm chính sách TQ đinh ninh rằngWashingtonsẽ chấm dứt hậu thuẫn Đài Loan để đổi lấy những lợi lộc trong quan hệ bình thường giữa hai quốc gia với Bắc Kinh. Ở mỗi giai đoạn đàm phán, người Mỹ có vẻ sẵn sàng làm điều đó. Nhưng hàng chục năm sau, theo quan điểm của Bắc Kinh, Mỹ vẫn là trở ngại chính cho việc thống nhất.


When Nixon went to China in 1972, he told the Chinese that he was willing to sacrifice Taiwan because it was no longer strategically important to the United States, but that he could not do so until his second term. On this basis, the Chinese agreed to the 1972 Shanghai Communiqué, even though it contained a unilateral declaration by the United States that "reaffirm[ed] its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question," which was diplomatic code for a U.S. commitment to deter any effort by the mainland to take Taiwan by force. As events played out, Nixon resigned before he was able to normalize relations with Beijing, and his successor, Gerald Ford, was too weak politically to fulfill Nixon's promise.


Khi Nixon viếng thăm Trung Quốc năm 1972, ông nói với phía TQ rằng ông sẵn sàng hi sinh Đài Loan vì đảo quốc này không còn giá trị chiến lược đối với Mỹ, nhưng phải đợi đến nhiệm kỳ thứ hai ông mới có thể làm điều này. Trên cơ sở này, phía TQ đã đồng ý ký Thông cáo chung Thượng Hải 1972, thậm chí mặc dù văn bản này có chứa đựng một tuyên bố đơn phương của Hoa Kỳ “xác định mối quan tâm của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng đường lối hòa bình”, đây là một mật mã ngoại giao (diplomatic code) ngụ ý rằng Mỹ cam kết chống lại bất cứ nỗ lực nào của Trung Hoa lục địa nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Như tình hình đã diễn ra, Nixon từ chức trước khi ông có thể bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Kẻ kế vị ông, Gerald Ford, trong thế chính trị quá yếu, không thể thực hiện lời hứa của Nixon.

When the next president, Jimmy Carter, wanted to normalize relations with China, the Chinese insisted on a clean break with Taiwan. In 1979, the United States ended its defense treaty with Taiwan but again issued a unilateral statement restating its commitment to a "peaceful resolution of the Taiwan issue." Congress then surprised both the Chinese and the administration by adopting the Taiwan Relations Act, which required the United States to "maintain [its] capacity . . . to resist any resort to force or other forms of coercion that would jeopardize the security . . . of the people on Taiwan." Once again, the deterrent intent was clear.


Khi vị tổng thống kế tiếp là Jimmy Carter muốn bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, phía TQ lại đòi hỏi Mỹ phải dứt khoát bỏ Đài Loan. Năm 1979, Mỹ chấm dứt hiệp định phòng thủ với Đài Loan nhưng lại một lần nữa Mỹ đưa ra một tuyên bố đơn phương nhắc lại cam kết “giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương tiện hòa bình”. Tiếp đó, Quốc hội Mỹ đã khiến cả phía TQ lẫn chính quyền Carter phải sửng sốt bằng việc thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan (the Taiwan Relations Act) đòi hỏi Hoa Kỳ phải “duy trì khả năng… chống lại bất cứ biện pháp sử dụng vũ lực hay các hình thức ép buộc khác đe dọa an ninh… của nhân dân trên đảo Đài Loan”.


In 1982, when President Ronald Reagan sought closer relations with Beijing to ramp up pressure on Moscow, China prevailed on the United States to sign another communiqué, which committed Washington to gradually reducing its weapons sales to Taiwan. But once the agreement was in place, the Americans set the benchmark year at 1979, when arms sales had reached their highest level; calculated annual reductions at a small marginal rate, adjusting for inflation so that they were actually increases; claimed that the more advanced weapons systems that they sold Taiwan were the qualitative equivalents of older systems; and allowed commercial firms to cooperate with the Taiwanese armaments industry under the rubric of technology transfers rather than arms sales. By the time President George W. Bush approved a large package of advanced arms to Taiwan in April 2001, the 1982 communiqué was a dead letter. Meanwhile, as the United States prolonged its involvement with Taiwan, a democratic transition took place there, putting unification even further out of Beijing's reach.

Vào năm 1982, khi Tổng thống Ronald Reagan mưu tìm những quan hệ thiết thân hơn với Bắc Kinh để gia tăng sức ép lên Matxcơva, Trung Quốc đã thuyết phục Mỹ ký kết một thông cáo chung khác, buộc Washington cam kết từng bước giảm thiểu các thương vụ vũ khí với Đài Loan. Nhưng một khi đã thỏa thuận đâu vào đó, người Mỹ lại lấy năm 1979 làm mốc giới, đó là thời điểm các thương vụ vũ khí với Đài Loan đạt đỉnh cao nhất; rồi tính toán việc cắt giảm hàng năm theo một tỉ lệ không đáng kể, bằng cách điều chỉnh theo lạm phát khiến cho những con số cắt giảm đã thực sự trở thành những con số gia tăng; người Mỹ lại cho rằng những hệ thống vũ khí tiên tiến mà họ bán cho Đài Loan có phẩm chất tương đương với các hệ thống vũ khí cũ; và cho phép các công ty thương mại Mỹ hợp tác với công nghiệp chế tạo vũ khí Đài Loan dưới chiêu bài là chuyển giao công nghệ (technology transfers) chứ không phải thương vụ vũ khí (arms sales). Vào thời điểm Tổng thống George W. Bush chấp thuận một gói vũ khí hiện đại lớn bán cho Đài Loan, bản thông cáo chung 1982 trở thành một văn kiện chết. Đồng thời với việc Mỹ kéo dài liên hệ với Đài Loan, một sự chuyển đổi sang chế độ dân chủ đã diễn ra tại đó, đẩy việc thống nhất thậm chí xa hơn đối với tầm tay của Bắc Kinh.

Reviewing this history, Chinese strategists ask themselves why the United States remains so committed to Taiwan. Although Americans often argue that they are simply defending a loyal democratic ally, most Chinese see strategic motives at the root of Washington's behavior. They believe that keeping the Taiwan problem going helps the United States tie China down. In the words of Luo Yuan, a retired general and deputy secretary-general of the Chinese Society of Military Science, the United States has long used Taiwan "as a chess piece to check China's rise."


Duyệt xét lại khía cạnh lịch sử này, các nhà chiến lược TQ phải tự hỏi về những lý do Mỹ vẫn tiếp tục cam kết với Đài Loan. Mặc dù người Mỹ thường lý giải rằng họ chỉ đang bảo vệ một đồng minh dân chủ trung kiên, nhưng hầu hết mọi người TQ lại thấy có những động cơ chiến lược ngay tại gốc rễ của cách ứng xử củaWashington. Họ tin rằng việc duy trì vấn đề Đài Loan sẽ giúp Mỹ kềm hãm Trung Quốc. Theo cách nói của La Viện, một tướng hồi hưu và là Phó tổng thư ký của Hội Khoa học Quân sự TQ, từ lâu Mỹ đã dùng Đài Loan “như một con cờ để chặn đứng sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

THE PERILS OF PLURALISM

The Taiwan Relations Act marked the beginning of a trend toward congressional assertiveness on U.S. China policy, and this continues to complicate Washington's relationship with Beijing. Ten years later, the 1989 Tiananmen incident, followed by the end of the Cold War, shifted the terms of debate in the United States. China had been perceived as a liberalizing regime; after Tiananmen, China morphed into an atavistic dictatorship. And the collapse of the Soviet Union vitiated the strategic imperative to cooperate with Beijing. What is more, growing U.S.-Chinese economic ties began to create frictions over issues such as the dumping of cheap manufactured Chinese goods on the U.S. market and the piracy of U.S. intellectual property. After decades of consensus in the United States, China quickly became one of the most divisive issues in U.S. foreign policy, partially due to the intense advocacy efforts of interest groups that make sure China stays on the agenda on Capitol Hill.


Hiểm họa của chủ nghĩa đa nguyên Mỹ

Đạo luật Quan hệ Đài Loan đánh dấu việc khởi đầu của một xu thế hướng tới sự quyết đoán của Quốc Hội về chính sách Trung Quốc của Mỹ, và sự kiện này tiếp tục làm phức tạp mối quan hệ củaWashingtonvới Bắc Kinh. Mười năm sau, vụ việc Thiên An Môn 1989, và tiếp sau đó là sự kết thúc Chiến tranh lạnh, đã thay đổi từ ngữ trong các cuộc tranh luận tại Mỹ. Trước đó Trung Quốc được coi như là một chế độ đang tự do hoá; sau Thiên An Môn, Trung Quốc hóa ra một chế độ độc tài lai giống (an atavistic dictatorship). Và sự sụp đổ của Liên Xô giảm bớt yêu cầu chiến lược là phải hợp tác với Bắc Kinh. Ngoài ra, quan hệ kinh tế Mỹ-Trung ngày một gia tăng bắt đầu tạo ra những xung đột về các vấn đề như nạn bán phá giá hàng hóa TQ trên thị trường Mỹ và tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Sau nhiều thập niên có sự đồng thuận tại Mỹ, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề phân hóa nhất trong chính sách đối ngoại Mỹ, một phần vì những nỗ lực vận động ráo riết của các nhóm lợi ích nhằm đảm bảo Trung Quốc vẫn nằm trên chương trình nghị sự của Quốc hội Mỹ.


Indeed, since Tiananmen, China has attracted the attention of more American interest groups than any other country. China's political system elicits opposition from human rights organizations; its population-control policies anger the antiabortion movement; its repression of churches offends American Christians; its inexpensive exports trigger demands for protection from organized labor; its reliance on coal and massive dams for energy upsets environmental groups; and its rampant piracy and counterfeiting infuriate the film, software, and pharmaceutical industries. These specific complaints add strength to the broader fear of a "China threat," which permeates American political discourse -- a fear that, in Chinese eyes, not only denies the legitimacy of Chinese aspirations but itself constitutes a kind of threat to China.

Thật vậy, kể từ vụ Thiên An Môn, Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm lợi ích Mỹ hơn bất cứ một nước nào khác. Hệ thống chính trị TQ làm phát sinh sự chống đối từ các tổ chức nhân quyền; những chính sách hạn chế dân số của TQ gây phẫn nộ cho phong trào chống phá thai; việc TQ đàn áp các giáo hội xúc phạm đến các tín đồ Thiên chúa giáo Mỹ; việc Trung Quốc dựa vào than đá và các đập thủy điện khổng lồ để tạo năng lượng gây bất bình cho các nhóm bảo vệ môi trường; và nạn vi phạm tác quyền và hàng giả tại Trung Quốc gây phẫn nộ cho các công nghiệp điện ảnh, phần mềm, và bào chế dược phẩm. Những than phiền cụ thể này đã tăng thêm nỗi sợ hãi rộng lớn hơn về “hiểm họa Trung Quốc” hiện đang ngấm vào cuộc thảo luận chính trị tại Mỹ – một nỗi sợ hãi, theo quan điểm TQ, không những từ chối tính chính đáng trong các nguyện vọng của người TQ mà tự bản thân nó tạo ra một thứ đe doạ đối với Trung Quốc.


Of course, there are also those in Congress, think tanks, the media, and academia who support positions favorable to China, on the basis that cooperation is important for American farmers, exporters, and banks, and for Wall Street, or that issues such as North Korea and climate change are more important than disputes over rights or religion. Those advocates may be more powerful in the long run than those critical of China, but they tend to work behind the scenes. To Chinese analysts trying to make sense of the cacophony of views expressed in the U.S. policy community, the loudest voices are the easiest to hear, and the signals are alarming.

Hẳn nhiên, vẫn còn nhiều nhân vật trong Quốc hội Mỹ, trong các viện nghiên cứu chính sách, trong giới truyền thông và giới hàn lâm bênh vực những lập trường có lợi cho Trung Quốc, trên luận cứ cho rằng một sự hợp tác giữa hai nước là quan trọng đối với nhà nông, nhà xuất khẩu, và ngân hàng, và đối với Wall Street, hoặc cho rằng những vấn đề như Bắc Hàn và thay đổi khí hậu là quan trọng hơn các cuộc tranh luận về nhân quyền hay tôn giáo. Mặc dù những người đưa ra luận cứ này về lâu về dài có thể có nhiều ảnh hưởng hơn những người chỉ trích Trung Quốc, nhưng hiện nay họ có khuynh hướng hoạt động đằng sau hậu trường. Đối với những học giả TQ đang cố gắng tìm hiểu sự ồn ào của những quan điểm được bày tỏ trong cộng đồng chính sách Mỹ, những tiếng nói lớn nhất là những tiếng nói được nghe đến nhiều nhất, và những tín hiệu này làm cho họ lo lắng.


SUGARCOATED THREATS

In trying to ascertain U.S. intentions, Chinese analysts also look at policy statements made by senior figures in the executive branch. Coming from a political system where the executive dominates, Chinese analysts consider such statements reliable guides to U.S. strategy. They find that the statements often do two things: they seek to reassure Beijing that Washington's intentions are benign, and at the same time, they seek to reassure the American public that the United States will never allow China's rise to threaten U.S. interests. This combination of themes produces what Chinese analysts perceive as sugarcoated threats.


Những đe dọa được bọc đường

Trong việc xác định các ý định của Mỹ, các học giả TQ cũng chú ý đến các tuyên bố chính sách được các nhân vật cao cấp trong ngành hành pháp đưa ra. Xuất thân từ một hệ thống chính trị mà ngành hành pháp có địa vị khống chế, các học giả TQ coi những tuyên bố như vậy là những chỉ dẫn đáng tin cậy để tìm hiểu chiến lược Mỹ. Họ nhận thấy rằng những tuyên bố này thường có hai chức năng: chúng nhắm vào việc trấn an Bắc Kinh rằng những ý định của Washington là tốt đẹp, và đồng thời, chúng cũng nhắm vào việc trấn an công chúng Mỹ rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa các lợi ích của Mỹ. Sự kết hợp hai chủ đề này đã tạo ra điều mà các học giả TQ coi là những đe doạ được bọc đường.


For example, in 2005, Robert Zoellick, the U.S. deputy secretary of state, delivered a major China policy statement on behalf of the George W. Bush administration. He reassured his American audience that the United States would "attempt to dissuade any military competitor from developing disruptive or other capabilities that could enable regional hegemony or hostile action against the United States or other friendly countries." But he also explained that China's rise was not a threat because China "does not seek to spread radical, anti-American ideologies," "does not see itself in a death struggle with capitalism," and "does not believe that its future depends on overturning the fundamental order of the international system." On that basis, he said, the two sides could have "a cooperative relationship." But cooperation would depend on certain conditions. China should calm what he called a "cauldron of anxiety" in the United States about its rise. It should "explain its defense spending, intentions, doctrine, and military exercises"; reduce its trade surplus with the United States; and cooperate with Washington on Iran and North Korea. Above all, Zoellick advised, China should give up "closed politics." In the U.S. view, he said, "China needs a peaceful political transition to make its government responsible and accountable to its people."

Chẳng hạn, năm 2005, Robert Zoellick, thứ trưởng ngoại giao Mỹ, nhân danh chính quyền George W. Bush, đưa ra một tuyên bố chính sách quan trọng của Mỹ về Trung Quốc. Ông trấn an dân chúng Mỹ rằng Hoa Kỳ sẽ “cố gắng can gián bất cứ một đối thủ quân sự nào đừng nên phát triển những khả năng gây rối loạn hay những khả năng nhằm đạt được địa vị bá quyền khu vực hay những hành động thù nghịch chống lại Hoa Kỳ hay các nước bạn khác”. Nhưng Zoellick cũng giải thích rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa vì Trung Quốc “không tìm cách phổ biến các ý thức hệ cực đoan, chống Mỹ”, TQ “không thấy mình đang ở trong một cuộc đấu tranh một mất một còn với chủ nghĩa tư bản”, và TQ “không tin tưởng rằng tương lai của mình sẽ tùy thuộc vào việc lật đổ trật tự cơ bản của hệ thống quốc tế”. Trên cơ sở đó, ông nói, hai bên có thể có “một quan hệ hợp tác”. Nhưng việc hợp tác sẽ tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định. Trung Quốc phải làm lắng dịu điều mà ông gọi là một “cái chảo đang âm ỉ những lo âu” tại Mỹ về sự trỗi dậy của TQ. Trung Quốc phải “giải thích các chi tiêu quốc phòng, các ý định, lý thuyết, và các cuộc diễn tập quân sự của mình”; TQ nên giảm bớt thặng dư mậu dịch với Mỹ; và nên hợp tác vớiWashingtonvề vấn đềIranvà Bắc Hàn. Trên hết, Zoellick khuyên, Trung Quốc nên từ bỏ “nền chính trị khép kín” (closed politics). Theo quan điểm của Mỹ, ông nói, “Trung Quốc cần đến một cuộc chuyển hoá chính trị hòa bình để làm cho chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước dân chúng”.


The same ideas have been repeated in slightly gentler language by the Obama administration. In the administration's first major policy speech on China, in September 2009, James Steinberg, then deputy secretary of state, introduced the idea of "strategic reassurance." Steinberg defined the principle in the following way: "Just as we and our allies must make clear that we are prepared to welcome China's 'arrival' ... as a prosperous and successful power, China must reassure the rest of the world that its development and growing global role will not come at the expense of [the] security and well-being of others." China would need to "reassure others that this buildup does not present a threat"; it would need to "increase its military transparency in order to reassure all the countries in the rest of Asia and globally about its intentions" and demonstrate that it "respects the rule of law and universal norms." To Chinese analysts, such statements send the message that Washington wants cooperation on its own terms, seeks to deter Beijing from developing a military capability adequate to defend its interests, and intends to promote change in the character of the Chinese regime.


Những ý niệm này cũng đã được chính quyền Obama lặp lại bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn một chút. Trong bài diễn văn tuyên bố chính sách Trung Quốc quan trọng đầu tiên của chính quyền Obama, vào tháng Chín 2009, James Steinberg, lúc bấy giờ là Thứ trưởng ngoại giao, đã đưa ra ý niệm “trấn an chiến lược” (strategi reassurance). Steinberg định nghĩa nguyên tắc này như sau: “Cũng như chúng ta và các nước đồng minh phải minh định rằng chúng ta sẵn sàng hoan nghênh việc Trung Quốc ‘đạt được mục tiêu’ để trở thành một cường quốc thịnh vượng và thành công, Trung Quốc có bổn phận phải trấn an phần còn lại của thế giới rằng sự phát triển và vai trò toàn cầu ngày càng quan trọng của mình sẽ không gây tổn thất cho nền an ninh và phúc lợi của các nước khác”. Trung Quốc cần phải “trấn an các nước khác rằng sự tăng cường lực lượng quân sự này sẽ không đặt ra một một mối đe dọa”; “Trung Quốc cần phải gia tăng tính minh bạch quân sự để trấn an tất cả các nước khác tại châu Á và toàn cầu về các ý định của mình” và chứng minh rằng Trung Quốc “tôn trọng tinh thần pháp trị và các qui phạm phổ quát”. Đối với các học giả TQ, những lời tuyên bố như thế đưa ra một thông điệp cho biết Washington muốn hợp tác với Trung Quốc theo những điều kiện của Mỹ, tìm cách ngăn chặn không cho Bắc Kinh phát triển một khả năng quân sự đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của mình, và có ý định cổ vũ một sự thay đổi tính chất của chế độ chính trị tại Trung Quốc.


To be sure, Beijing's suspicion of Washington must contend with the fact that the United States has done so much to promote China's rise. But for Chinese analysts, history provides an answer to this puzzle. As they see it, the United States contained China for as long as it could. When the Soviet Union's rising strength made doing so necessary, the United States was forced to engage with China in order to reinforce its hand against Moscow. Once the United States started to engage with China, it came to believe that engagement would turn China toward democracy and would win back for the United States the strategic base on the mainland of Asia that Washington lost in 1949, when the Communists triumphed in the Chinese Civil War.


Hẳn nhiên, thái độ nghi ngờ mà Bắc Kinh dành choWashingtonchắc chắn xung khắc với thực tế là Mỹ đã làm nhiều điều để giúp Trung Quốc trỗi dậy. Nhưng đối với các học giả TQ, lịch sử đã có một câu trả lời cho khúc mắc này. Theo quan điểm của họ, Mỹ đã ra sức ngăn chặn Trung Quốc lâu được chừng nào hay chừng ấy. Khi sức mạnh ngày một gia tăng của Liên Xô khiến hành động này trở nên cần thiết, Mỹ buộc phải cầu thân với Trung Quốc để tăng cường cú đấm giáng vào Mácxcơva. Một khi Mỹ bắt đầu thân thiện với Trung Quốc, Mỹ đã đi đến chỗ tin rằng sự thân thiện này sẽ hướng Trung Quốc về thể chế dân chủ và nhờ thế Mỹ sẽ lấy lại căn cứ chiến lược trên lục địa châu Á mà Washington đã mất năm 1949, khi Cộng sản thắng cuộc Nội chiến Trung Hoa.


In the Chinese view, Washington's slow rapprochement with Beijing was not born of idealism and generosity; instead, it was pursued so that the United States could profit from China's economic opening by squeezing profits from U.S. investments, consuming cheap Chinese goods, and borrowing money to support the U.S. trade and fiscal deficits. While busy feasting at the Chinese table, U.S. strategists overlooked the risk of China's rise until the late 1990s. Now that the United States perceives China as a threat, these Chinese analysts believe, it no longer has any realistic way to prevent it from continuing to develop. In this sense, the U.S. strategy of engagement failed, vindicating the advice of Chinese leader Deng Xiaoping, who in 1991 advocated a strategy of "hiding our light and nurturing our strength." Faced with a China that has risen too far to be stopped, the United States can do no more than it is doing: demand cooperation on U.S. terms, threaten China, hedge militarily, and continue to try to change the regime.


Theo quan điểm của các học giả TQ, việc Washington từ từ lập lại quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh không phát xuất từ chủ nghĩa lý tưởng hay lòng hào hiệp; trái lại, Mỹ theo đuổi quan hệ này để hưởng lợi từ việc mở cửa kinh tế của Trung Quốc, bằng cách bòn mót lợi nhuận từ các đầu tư của Mỹ, tiêu thụ hàng hóa rẻ của TQ, và vay tiền để hỗ trợ những thâm thủng thương mại và ngân sách của Mỹ. Trong lúc mải mê chè chén tại bàn tiệc TQ, các nhà chiến lược Mỹ quên mất nguy cơ do sự trỗi dậy của Trung Quốc mãi cho đến những năm cuối của thập niên 1990. Các học giả TQ này cho rằng, bây giờ nhận ra Trung Quốc là một mối đe dọa, Mỹ không còn con đường thực tiễn nào nữa để ngăn cản không cho Trung Quốc tiếp tục phát triển. Trong ý nghĩa này, chiến lược cầu thân của Mỹ đã thất bại, chứng minh lời khuyên của nhà lãnh đạo TQ Đặng Tiểu Bình là đúng – năm 1991, họ Đặng chủ trương chiến lược “che dấu ánh sáng của ta và nuôi dưỡng sức mạnh của ta” (nguyên văn: “thao quang dưỡng hối” – ND). Đối diện với một Trung Quốc trỗi dậy quá xa không còn chận đứng được nữa, Mỹ không còn khả năng làm gì hơn việc nó đang làm: đòi hỏi cộng tác theo điều kiện của Mỹ, đe dọa Trung Quốc, đề phòng về mặt quân sự, và tiếp tục ra sức thay đổi chế độ tại TQ.

HOW DO YOU HANDLE AN OFFENSIVE REALIST?

Despite these views, mainstream Chinese strategists do not advise China to challenge the United States in the foreseeable future. They expect the United States to remain the global hegemon for several decades, despite what they perceive as initial signs of decline. For the time being, as described by Wang Jisi, dean of Peking University's School of International Studies, "the superpower is more super, and the many great powers less great." Meanwhile, the two countries are increasingly interdependent economically and have the military capability to cause each other harm. It is this mutual vulnerability that carries the best medium-term hope for cooperation. Fear of each other keeps alive the imperative to work together.

Làm thế nào để đối phó với một nước theo chủ nghĩa thực tiễn tiến công 
Bất chấp những quan điểm nói trên, các nhà chiến lược dòng chính (mainstream strategists) của TQ không đề nghị Trung Quốc thách thức Mỹ trong một tương lai trước mắt. Họ dự kiến Mỹ vẫn còn là bá quyền toàn cầu duy nhất trong dăm bảy thập kỷ nữa, bất chấp những gì mà họ coi là dấu hiệu ban đầu của sự suy yếu. Hiện nay, theo cách diễn tả của Vương Tập Tư, Trưởng khoa Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, “siêu cường duy nhất này còn siêu hơn nhiều, và nhiều đại cường còn kém vĩ đại hơn nhiều”. Trong khi đó, hai nước ngày càng tùy thuộc vào nhau về mặt kinh tế và có đủ khả năng quân sự để gây thiệt hại cho nhau. Chính sự kiện hai bên đều có chỗ yếu này (mutual vulnerability) đã mang lại niềm hi vọng hợp tác tốt đẹp nhất trong trung hạn (medium-term). Sự sợ hãi lẫn nhau đang duy trì yêu cầu hợp tác với nhau.

In the long run, however, the better alternative for both China and the West is to create a new equilibrium of power that maintains the current world system, but with a larger role for China. China has good reasons to seek that outcome. Even after it becomes the world's largest economy, its prosperity will remain dependent on the prosperity of its global rivals (and vice versa), including the United States and Japan. The richer China becomes, the greater will be its stake in the security of sea-lanes, the stability of the world trade and financial regimes, nonproliferation, the control of global climate change, and cooperation on public health. China will not get ahead if its rivals do not also prosper. And Chinese strategists must come to understand that core U.S. interests -- in the rule of law, regional stability, and open economic competition -- do not threaten China's security.


Tuy nhiên, trong dài hạn, một đường lối khác hơn vừa tốt đẹp cho cả Trung Quốc lẫn phương Tây là tạo ra một thế quân bình mới về quyền lực (a new equilibrium of power) để duy trì hệ thống thế giới hiện nay, nhưng với một vai trò lớn hơn dành cho Trung Quốc. Trung Quốc có mọi lý do tốt đẹp để tìm kiếm một kết quả như thế. Thậm chí sau khi Trung Quốc trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, sự thịnh vượng của Trung Quốc sẽ còn tùy thuộc vào sự thịnh vượng của nhiều đối thủ toàn cầu của TQ (và ngược lại), kể cả Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc càng trở nên giàu có hơn, thì quyền lợi của Trung Quốc sẽ càng to lớn hơn trong việc giữ gìn an ninh các tuyến lưu thông trên biển, sự ổn định của thương mại thế giới và các cơ chế tài chính, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, giới hạn sự thay đổi khí hậu toàn cầu, và hợp tác về y tế. Trung Quốc sẽ không tiến lên được nếu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng không thịnh vượng. Và các nhà chiến lược TQ phải nhận thức được rằng các lợi ích cốt lõi của Mỹ — nằm trong chế độ pháp trị, ổn định khu vực, cạnh tranh kinh tế cởi mở – sẽ không đe dọa an ninh của Trung Quốc.

The United States should encourage China to accept this new equilibrium by drawing clear policy lines that meet its own security needs without threatening China's. As China rises, it will push against U.S. power to find the boundaries of the United States' will. Washington must push back to establish boundaries for the growth of Chinese power. But this must be done with cool professionalism, not rhetorical belligerence. Hawkish campaign talk about trade wars and strategic competition plays into Beijing's fears while undercutting the necessary effort to agree on common interests. And in any case, putting such rhetoric into action is not a realistic option. To do so would require a break in mutually beneficial economic ties and enormous expenditures to encircle China strategically, and it would force China into antagonistic reactions.


Mỹ phải khuyến khích Trung Quốc chấp nhận thế quân bình mới này bằng cách vạch ra những đường lối chính sách rõ ràng có thể đáp ứng những nhu cầu an ninh của chính mình mà không đe dọa an ninh của Trung Quốc. Trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc sẽ lấn tới, chạm vào quyền lực của Mỹ để tìm ra biên giới trong ý chí chiến đấu của Mỹ. Washington phải đẩy lùi sự lấn tới này để thiết lập biên giới cho sự tăng trưởng quyền lực của TQ. Nhưng việc này phải được thực hiện với một tinh thần chuyên nghiệp tỉnh táo (cool professionalism), chứ không bằng các luận điệu hiếu chiến. Những tuyên bố có tính cách diều hâu trong các cuộc vận động tranh cử, rêu rao về chiến tranh thương mại và cạnh tranh chiến lược, chỉ tăng thêm nỗi sợ hãi của Bắc Kinh và phá hoại nỗ lực cần thiết nhằm tiến tới đồng thuận về lợi ích chung. Và dù trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, việc biến các luận điệu hiếu chiến như thế thành hành động không phải là một phương án thực tiễn. Làm như thế sẽ đòi hỏi một sự gián đoạn trong các quan hệ kinh tế đang có lợi cho cả hai bên và gây ra những chi phí khổng lồ để bao vây Trung Quốc về mặt chiến lược, đồng thời đẩy Trung Quốc vào thế phải có những phản ứng thù nghịch.


Nevertheless, U.S. interests in relation to China are uncontroversial and should be affirmed: a stable and prosperous China, resolution of the Taiwan issue on terms Taiwan's residents are willing to accept, freedom of navigation in the seas surrounding China, the security of Japan and other Asian allies, an open world economy, and the protection of human rights. The United States must back these preferences with credible U.S. power, in two domains in particular. First, the United States must maintain its military predominance in the western Pacific, including the East China and South China seas. To do so, Washington will have to continue to upgrade its military capabilities, maintain its regional defense alliances, and respond confidently to challenges. Washington should reassure Beijing that these moves are intended to create a balance of common interests rather than to threaten China. That reassurance can be achieved by strengthening existing mechanisms for managing U.S.-Chinese military interactions. For example, the existing Military Maritime Consultative Agreement should be used to design procedures that would allow U.S. and Chinese aircraft and naval vessels to operate safely when in close proximity.


Tuy nhiên, các lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc là không gây tranh cãi và phải được khẳng định: đó là, một Trung Quốc ổn định và phồn thịnh, giải quyết vấn đề Đài Loan theo các điều kiện mà người dân Đài Loan sẵn sàng chấp nhận, tự do hàng hải trên các biển chung quanh Trung Quốc, an ninh của Nhật Bản và các đồng minh châu Á khác, một nền kinh tế thế giới cởi mở, và bảo vệ nhân quyền. Mỹ phải hậu thuẫn những lựa chọn này bằng sức mạnh đáng tin cậy của mình, đặc biệt trong hai lãnh vực. Một là, Mỹ phải duy trì ưu thế quân sự ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm biển Đông Trung Hoa và biển Nam Trung Hoa. Muốn làm thế,Washingtonsẽ phải nâng cấp các khả năng quân sự của mình, duy trì các liên minh phòng thủ khu vực của mình, và phản ứng một cách tự tin trước các thách đố.Washingtonphải trấn an Bắc Kinh rằng những động thái này có mục đích tạo ra một thế quân bình cho các lợi ích chung chứ không phải đe dọa Trung Quốc. Sự trấn an này có thể được thể hiện bằng việc tăng cường các cơ chế hiện hữu để quản lý những tương tác quân sự Mỹ-Trung (U.S-Chinese military interactions). Chẳng hạn, Hiệp định Tư vấn Quân sự trên Biển (Military Maritime Consultative Agreement) hiện nay phải được sử dụng để thiết kế các thủ tục cho phép máy bay và tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc hoạt động an toàn trong khu vực kề cận nhau.


Second, the United States should continue to push back against Chinese efforts to remake global legal regimes in ways that do not serve the interests of the West. This is especially important in the case of the human rights regime, a set of global rules and institutions that will help determine the durability of the liberal world order the United States has long sought to uphold.


Hai là, Mỹ phải đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc nhằm sửa đổi các chế độ pháp lý toàn cầu trong những cung cách không có lợi cho phương Tây. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp chế độ pháp lý về nhân quyền, gồm có một bộ qui tắc toàn cầu và các định chế có khả năng giúp cho việc định đoạt tính bền vững của trật tự thế giới tự do mà Hoa Kỳ đã ra sức theo đuổi lâu dài.


China has not earned a voice equal to that of the United States in a hypothetical Pacific Community or a role in a global condominium as one member of a "G-2." China will not rule the world unless the United States withdraws from it, and China's rise will be a threat to the United States and the world only if Washington allows it to become one. For the United States, the right China strategy begins at home. Washington must sustain the country's military innovation and renewal, nurture its relationships with its allies and other cooperating powers, continue to support a preeminent higher-education sector, protect U.S. intellectual property from espionage and theft, and regain the respect of people around the world. As long as the United States addresses its problems at home and holds tight to its own values, it can manage China's rise.


Trung Quốc chưa bỏ nhiều công sức để xứng đáng có một tiếng nói bình đẳng với Mỹ trong một cộng đồng Thái Bình Dương giả định hay một vai trò trong một chế độ công quản toàn cầu như một thành viên của một “G-2” [nhóm hai nước gồm Mỹ và Trung Quốc mà một số chính trị gia như Zbigniew Brzezinsky từng đề nghị – ND]. Trung Quốc sẽ không thống trị thế giới trừ phi Mỹ tự ý rút lui, và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một mối đe dọa cho Mỹ và cho thế giới chỉ với điều kiện là Washington cho phép nó trở thành một mối đe doạ. Đối với Mỹ, chiến lược Trung Quốc đúng đắn đó phải bắt đầu từ trong nước. Washington phải duy trì sáng kiến và cập nhật hóa quân đội Mỹ, nuôi dưỡng những quan hệ hữu nghị với các nước đồng minh và các cường quốc hợp tác khác, tiếp tục hỗ trợ một khu vực giáo dục đại học và hậu đại học có ưu thế, bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ khỏi rơi vào tay gián điệp hay bị đánh cắp. Bao lâu mà Mỹ chịu giải quyết những vấn đề trong nước, thì nó vẫn có thể quản lý sự vươn dậy của Trung Quốc.



Andrew J. Nathan is a Class of 1919 Professor of Political Science at Columbia University. Andrew Scobell is Senior Political Scientist at the RAND Corporation. This essay is adapted from their forthcoming book, “China’s Search for Security” (Columbia University Press, 2012).

Andrew J. Nathan là Giáo sư Tối ưu Khoa Chính trị tại Đại học Columbia. Andrew Scobell là nhà nghiên cứu chính trị thâm niên tại RAND Corporation. Bài tiểu luận này dựa trên cuốn sách sắp xuất bản của họ, China’s Search for Security (Việc mưu tìm an ninh của Trung Quốc) do Columbia University Press xuất bản, năm 2012.


Translated by Trần Ngọc Cư


http://www.foreignaffairs.com/articles/138009/andrew-j-nathan-and-andrew-scobell/how-china-sees-america