|
|
BREWING A CONFLICT
WITH CHINA: Provoking a Long-term Cold War...
|
Sục sôi xung đột với
Trung Hoa: kích động một cuộc Chiến
tranh lạnh dài hạn...
|
by Dr. Paul Craig Roberts
|
Dr. Paul Craig Roberts
|
Washington has pressured the Philippines, whose government
it owns, into conducting joint military exercises in the South China Sea.
Washington’s excuse is that China has territorial disputes with the
Philippines, Indonesia, and other countries concerning island and sea rights
in the South China Sea. Washington asserts that China’s territorial disputes
with the like of Indonesia and the Philippines are a matter of United States’
national interests.
|
Washington đã gây sức ép với Philippines, chính phủ của
nước này, tiến hành tập trận chung ở Biển Đông. Lý do của Washington là Trung
Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Indonesia, và các nước khác liên
quan đến chủ quyền về hải đảo và biển trong vùng biển Đông. Washington khẳng
định rằng tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước như Indonesia và Philippines
là một vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
|
Washington has not made it clear what Washington’s stake
is in the disputes. The reason Washington cannot identify why China’s
disputes with the Philippines and Indonesia are threats to the United States
is that there is no reason. Nevertheless, the undefined “threat” has become
the reason Washington needs more naval bases in the Philippines and South
Korea.
|
Oasinhtơn đã không thể nêu rõ lợi ích của họ trong các
tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Lý do Mỹ không thể xác định tại
sao những tranh chấp chủ quyền biển của Trung Quốc với Philippin và Indonesia
lại là những nguy cơ đối với Mỹ là bởi vì chẳng có lý do gì. Tuy nhiên, mối đe
dọa “không được xác định này” đang trở thành lý do khiến Oasinhtơn cần thêm
các căn cứ hải quân tại Philippin và Hàn Quốc.
|
What this is all about is provoking a long-term Cold War conflict
with China that will keep profits and power flowing into Washington’s
military-security complex. Large profits flow to armaments companies. A
portion of the profits reflow into campaign contributions to “the people’s
representatives” in DC and to presidential candidates who openly sell out
their country to private interests.
|
Tất cả những điều trên là việc kích động một cuộc xung đột
chiến tranh lạnh lâu dài với Trung Quốc, sẽ khiến cho lợi nhuận tiếp tục chảy
vào tổ hợp quân sự-an ninh của Oasinhtơn. Lợi nhuận lớn đang đổ vào túi các
công ty sản xuất vũ khí. Một phần của số lợi nhuận này lại chảy vào những
đóng góp vận động tranh cử cho “các đại diện của người dân” tại thủ đô
Oasinhtơn và các ứng cử viên tổng thống Mỹ, những người đã công khai “bán rẻ”
đất nước vì các lợi ích tư nhân.
|
Washington is going to construct new naval bases in the
Philippines and on the environmentally protected Jeju Island belonging to
South Korea. Washington will waste tax revenues, or print more money, in
order to build the unnecessary fleets to occupy these bases. Washington is
acquiring bases in Australia for US Marines to protect Australia from China,
despite the lack of Chinese threats against Australia. Bush and Obama are the
leading models of the “people’s president” who sell out the people, at home
and abroad, to private interests.
|
Oasinhtơn sẽ xây dựng các căn cứ hải quân mới tại
Philippin và trên đảo Jeju của Hàn Quốc. Oasinhtơn sẽ phung phí thu nhập từ
thuế, hoặc in thêm tiền để xây dựng hạm đội không cần thiết cho việc triển
khai tại các căn cứ mới này. Oasinhtơn cũng đang kiếm được các căn cứ tại
Ôxtrâylia cho lính thủy đánh bộ Mỹ để bao vệ Ôxtrâylia khỏi Trung Quốc, bất
chấp việc không có những nguy cơ từ Trang Quốc chống lại Ôxtrâylia. G W.Bush
và B.Obama là những hình mẫu hàng đầu của “tổng thống của người dân”, đã bán
rẻ người dân, ở trong nước và nước ngoài, vì các lợi ích tư nhân.
|
Why is Washington
ramping up a new cold war?
The answer begins with President Eisenhower’s warning to
the American people in his last public address about the military/industrial
complex in 1962. I won’t quote the warning as it is available online.
Eisenhower pointed out to Americans that unlike previous wars after which the
US demilitarized, after World War II the cold war with the Soviet Union kept
the power and profits flowing into the military/industrial complex, now known
as the military/security complex. President Eisenhower said that the flow of
power and profit into the military/industrial complex was a threat to the
economic wellbeing and liberty of the American people.
|
Vậy tại sao
Oasinhtơn lại muốn kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới?
Câu trả lời bắt đầu từ cảnh báo của cựu Tổng thông
Eisenhower với người dân Mỹ trong bài phát biểu cuối cùng của ông về tổ hợp
quân sự-công nghiệp năm 1962. Ông Eisenhower đã chỉ ra rằng không giống như
các cuộc chiến tranh trước đây, sau cuộc Chiến tranh thế giới thử Hai, mà sau
đó Mỹ đã phi quân sự hóa, cuộc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô đã giữ cho quyền
lực và lợi nhuận chảy vào tổ hợp quân sự-công nghiệp, hiện nay là tổ hợp quân
sự-an ninh. Theo ông Eisenhower, việc quyền lực và lợi nhuận chảy vào tổ hợp
quân sự-công nghiệp là một nguy cơ đối với sự phồn vinh kinh tế và quyền tự
do của người dân Mỹ.
|
No one paid any attention, and the military/security
complex was glad to be rid of the five-star general war hero president when
his second term expired. Thanks to the hype about the “Soviet threat,” the
military/security complex faced an unlimited horizon of mounting profits and
power as Americans sacrificed their future to the interests of those who
protected Americans from the Soviet threat.
|
Không ai chú ý tới cảnh báo trên và tổ hợp quân sự-an ninh
đã vui mừng thoát khỏi Tổng thống Eisenhower, vị tướng năm sao, người hùng
của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc.
Nhờ việc thổi phồng về “mối đe dọa Liên Xô”, tổ hợp quân sự-an ninh đã thu
được quyền lực và lợi nhuận ngày càng lớn khi người dân Mỹ phải hy sinh tương
lai của họ cho lợi ích của những kè đã bảo vệ người Mỹ khỏi nguy cơ Liên Xô.
|
The good times rolled for the armaments companies and
security agencies for almost three decades until Reagan and Gorbachev reached
agreement and ended the cold war. When the Soviet Union subsequently
collapsed, the future outlook for the power and profit of the US
military/security complex was bleak. The one percent was about to lose its
fortunes and the secret government was about to lose its power.
|
Thời kỳ tốt đẹp đối với các công ty sản xuất vũ khí và các
cơ quan an ninh Mỹ kéo dài gần 3 thập kỷ cho đến khi cựu Tổng thổng R. Reagan
và Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev đạt được thỏa thuận chấm
dứt Chiến tranh Lạnh. Khi Liên Xô tan vỡ, triển vọng tương lai của quyền lực
và lợi nhuận của tổ hợp quân sự-an ninh Mỹ trờ nên u ám. 1% số người giàu
nhất nước Mỹ có nguy cơ bị mất sự giàu có của họ và “chính quyền bí mật” có
nguy cơ bị mất quyền lực.
|
The military/security complex went to work to revive the
need for a massive “defense” and “security” budget. Among their willing tools
were the neoconservatives, with their French Jacobin ideology and Israeli
loyalties. The neocons defined America as the “indispensable people.” Such
extraordinary people as Americans must establish hegemony over the world as
the sole remaining superpower. As most neoconservatives are allied with
Israel, the Muslim Middle East became the target of opportunity.
|
Khi đó, tổ hợp quân sự-an ninh đã hành động để làm sống
lại nhu cầu cần phải có một ngân sách “quốc phòng và an ninh lớn. Trong số
các công cụ tự nguyện của tổ hợp quân sự-an ninh có những người bảo thủ mới,
với tư tưởng của phái Jacobin trong cách mạng Pháp của họ, và lòng trung
thành của Ixraen. Các nhà bảo thủ mới đã xác định Mỹ là “dân tộc không thể
thiếu”. Một dân tộc đặc biệt như Mỹ phải thiết lập sự bá chủ đối với thế giới
như siêu cường duy nhất còn lại. Vì hầu hết những người bảo thủ mới liên minh
với Ixraen, Trung Đông Hồi giáo đã trở thành mục tiêu cơ hội.
|
Muslims are sufficiently different from Westerners that
Muslims are easy to demonize. The demonization began in the neoconservative publications.
Once Dick Cheney had the George W. Bush regime staffed with neoconservatives,
the next step was to create “threats” to Americans out of verbiage about the
Taliban’s responsibility for 9/11 and about “Iraqi weapons of mass
destruction,” including verbal images from Bush’s National Security Advisor
of “mushroom clouds” over US cities.
|
Những người hồi giáo quá khác so với người phương Tây nên
những người Hồi giáo có thể dễ dàng bị biến thành quỷ sứ. Tiến trình quỷ sứ
hóa được bắt đầu trong những ấn phẩm của phe bảo thủ mới. Một khi cựu Phó
Tổng thống Dick Cheney đã có những nhân viên là những người bảo thủ mới dưới
chính quyền của George W. Bush, bước tiếp theo là tạo ra những “nguy cơ” đối
với người Mỹ từ việc “nói ra rả” về trách nhiệm của Taliban trong các cuộc
tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 và về “các loại vũ khí hủy diệt hàng
loạt của Irắc” trong đó có các hình ảnh trong tuyên bố của Cố vấn an ninh quốc
gia của ông Bush về “những đám mây hình nấm” (bị tấn công hạt nhân) trên các
thành phố Mỹ.
|
No one in the US government or the “free” US media or the
media of the US puppet states in England, Europe, Japan, Taiwan, Canada,
Australia and South Korea was struck by Washington’s proposition that “the
world’s sole superpower” was threatened by the likes of Iraq and Iran,
neither of which had any offensive military capability or any modern weapons,
according to the unequivocal reports of the weapons inspectors.
|
Không ai trong Chính phủ Mỹ, hoặc phương tiện truyền thông
“tự do” Mỹ hoặc giới truyền thông của các nước là con rối của Mỹ tại Anh châu
Âu, Đài Loan, Canađa, Ôxtrâylia và Hàn Quốc bị “giật mình” trước tuyên bố của
Mỹ rằng “siêu cường duy nhất của thế giới” đang bị các quốc gia như Irắc và
Iran đe dọa. Theo các báo cáo rõ ràng của các thanh sát viên vũ khí, Iran và
Irắc không hề có khả năng tấn công quân sự cũng như các vũ khí hiện đại.
|
What kind of
“superpower” is threatened by Iraq and Iran? Certainly, not a real one.
No one seemed to notice that the alleged 9/11 hijackers
were Saudi Arabians, not Afghans or Iraqis, yet it was Afghanistan and Iraq
that were labeled “terrorist threats.” Saudi Arabia and Bahrain, which do
terrorize their subjects, are safe from having America bring them democracy,
because they are Washington’s puppets, not independent countries.
|
Vậy Irắc và Iran đe
dọa siêu cường kiểu gì? Chắc chắn là không có đe dọa thực sự nào.
Dường như không có ai để ý rằng những kẻ bị cáo buộc bắt
cóc máy bay trong các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ là những
người Arập Xêút, chứ không phải là những người Ápganixtan hay Irắc, trong khi
Ápganixtan và Irắc đã bị dán nhãn là ”nguy cơ khủng bố”. Arập Xêút và Baranh,
đang khủng bố các thần dân của họ, lại an toàn bởi vì các nước này là những
con rối của Mỹ, chứ không phải là các quốc gia độc lập.
|
As fear of nonentities swept over the population of “the
world’s sole superpower,” the demands for war against “America’s
enemies”--”you are with us or against us”--swept through the country.
“Support the troops” plastic ribbons appeared on American cars. Americans
went into a frenzy. The “towel heads” were after us, and we had to fight for
our lives or be murdered in our beds, shopping centers, and airliner seats.
|
Khi nỗi lo sợ về những điều tưởng tượng ám ảnh hầu hết
người dân của “siêu cường duy nhất trên thế giới”, những yêu cầu về cuộc
chiến tranh chống lại những kẻ thù của nước Mỹ đã lan khắp nước Mỹ. Các
ruybăng nhựa “hỗ trợ binh lính” xuất hiện trên các xe Ô tô tại Mỹ. Người Mỹ
bước vào một cơn điên cuồng: “những người Hồi giáo” đang truy đuổi người Mỹ
và người Mỹ phải chiến đấu vì cuộc sống của mình hoặc bị giết hại ở trên
giường ngủ, các trung tâm mua sắm hoặc ghế ngồi trên máy bay.
|
It was all a hoax to
replace the Soviet threat with the Muslim threat.
The problem that developed with the “Muslim threat” is
that in order to keep the profits and power flowing into the
military/security complex, the promised six-week war in Iraq had to be
extended into 8 years. The war in Afghanistan against a few thousand lightly
armed Taliban has persisted for more than a decade, longer than the attempted
Red Army occupation of Afghanistan.
|
Đó toàn bộ là một
trò lừa bịp để thay thế mối đe dọa Xôviết bằng mối đe dọa Hồi giáo.
Vấn đề phát triển cùng với “nguy cơ Hồi giáo” là để giữ
cho lợi nhuận và quyền lực chảy vào tổ hợp quân sự-an ninh, cuộc chiến tranh
hứa hẹn chỉ kéo dài trong 6 tuần tại Irắc đã được kéo dài thành 8 năm. Cuộc
chiến tại Ápganixtan chống lại vài nghìn tay súng Taliban được trang bị thô
sơ đã kéo dài trong hơn một thập kỷ.
|
In other words, the problem with hot wars is that the need
not to win them in order to keep them going (Korea, Vietnam, Iraq,
Afghanistan are all long-term wars never won) in order that the profits and
power continue to flow to the military/security complex demoralizes the US
military and creates the world-wide impression that the “world’s sole
superpower” cannot even defeat a few thousand insurgents armed with AK-47s,
much less a real army.
|
Nói cách khác, vấn đề với các cuộc chiến tranh nóng là nhu
cầu không phải giành chiến thắng, mà kéo dài các cuộc chiến (Triều Tiên, Việt
Nam, Irắc, Ápganixtan đều là những cuộc chiến tranh lâu dài và không bao giờ
chiến thắng) để khiến lợi nhuận và quyền lực tiếp tục đổ vào tổ hợp quân
sự-an ninh và tạo ra ấn tượng toàn cầu rằng “siêu cường duy nhất” của thế
giới không thể đánh bại, dù chỉ vài nghìn quân nổi dậy, được trang bị súng
AK-47, chứ đừng nói đến một quân đội thực sự.
|
In Iraq and Afghanistan more US soldiers have died from
demoralization and suicides than from combat. In Iraq, the US was humiliated
by having to end the war by putting the Sunni insurgents on the US military
payroll and paying them to stop killing US troops. In Korea the US was
stopped by an army of a backward third world country that lived on rice. What
would happen today if the US “superpower’s” militarily confronted China, a
country with an economy on which the US is dependent, about equal in size to
the US economy, operating on its home territory? The only chance the evil in
Washington would have would be nuclear war, which would mean the destruction
of the entire world by Washington’s hubris.
|
Tại Irắc và Ápganixtan, nhiều binh lính Mỹ đã bị thiệt
mạng do chấn thương tinh thần và tự tử hơn là trong chiến đấu. Tại Irắc, Mỹ
đang bị bẽ mặt vì phải kết thúc cuộc chiến bằng việc đưa những kẻ nổi dậy Hồi
giáo dòng Sunni vào danh sách trả lương của quân đội Mỹ, trả tiền để họ ngừng
giết hại binh lính Mỹ. Tại Triều Tiên, Mỹ đã bị ngăn chặn bởi một quân đội
của một quốc gia lạc hậu thuộc thế giới thứ ba. Điều gì sẽ xảy ra ngày nay
nến siêu cường Mỹ đụng độ với Trung Quốc, một đất nước có nền kinh tế mà Mỹ
đang phải phụ thuộc, có quy mô tương đương kinh tế Mỹ, hoạt động trên lãnh
thổ của họ? Cơ hội duy nhất đối với giới lãnh đạo tại Oasinhtơn là một cuộc
chiến tranh hạt nhân, sẽ có nghĩa là phá hủy toàn bộ thế giới bằng sự ngạo
mạn của Mỹ.
|
Fortunately, profits are more important to Washington than
ending life on earth. Therefore, war with China will be avoided, just as it
was avoided with the Soviet Union. However, China will be presented by
Washington and its prostitute media, especially the New York Times,
Washington Post, and Murdoch’s collection of whores, as the rising threat to
America. The media story will shift the importance of America’s allies from
Europe to countries bordering the South China Sea. American taxpayers’ money,
or newly printed money, will flow into the “new alliance against China.”
|
May mà đối với Oasinhtơn, lợi nhuận quan trọng hơn việc chấm
dứt sự sống trên trái đất. Vì thế, cuộc chiến với Trung Quốc sẽ được tránh,
như đã tránh cuộc chiến với Liên Xô. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ được Oasinhtơn
và các phương tiện truyền thông của họ, nhất là Thời báo Niu Yoóc và Bưu điện
Oasinhtơn miêu tả là nguy cơ ngày càng tăng đối với Mỹ. Giới truyền thông sẽ
chuyển tầm quan trọng của các đồng minh của Mỹ từ châu Âu sang các quốc gia
giáp giới với Biển Đông. Tiền của những người đóng thuế Mỹ hoặc tiền mới được
in sẽ chảy vào “các liên minh mới chống Trung Quốc”.
|
China’s rise is a great boon to the US military/security
complex, which governs america in which there is a pretense of “freedom and
democracy.” China is the profitable replacement for the “Soviet threat.” As
the days go by, the presstitute media will create in the feeble minds of
Americans “The CHINA Threat.”
|
Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối lợi lớn đối với tổ
hợp quân sự-an ninh Mỹ. Trung Quốc là một sự thay thế có lợi cho nguy cơ
Xôviết. Trong thời gian tới, giới truyền thông phương Tây sẽ tạo ra trong tâm
trí yếu ớt của người Mỹ về một mối đe dọa Trung Quốc.
|
Soon whatever little remains of the US living standard
will be sacrificed to Washington’s confrontation with China, along with the
seizure of our pensions and personal savings in order to deter “the China
threat.”
|
Chẳng mấy chốc khoản tiết kiệm nhỏ bé còn lại của mức sống
Hoa Kỳ sẽ được hy sinh để Washington đối đầu với Trung Quốc, cùng với việc cắt
giảm lương hưu và các khoản tiết kiệm cá nhân để ngăn chặn "mối đe dọa
Trung Quốc."
|
If only Americans were an intelligent people. Then they
might have some prospect of holding on to their incomes, remaining wealth,
and liberty. Unfortunately, Americans are so thoroughly plugged into the
Matrix that they present as a doomed people, incapable of thought, reason, or
ability to comprehend the facts that the rest of the world sees clearly.
|
Nếu người Mỹ là một ndân tộc thông minh. Thì, họ có thể có
một triển vọng củng cố thu nhập, tài sản còn lại, và tự do của họ. Thật không
may, người Mỹ hoàn toàn rơi vào ma trận mà họ tự bày ra như là một dân tộc thất
bại, không có khả năng tư duy, suy lý, hoặc khả năng hiểu các sự kiện mà phần
còn lại của thế giới thấy thật rõ ràng.
|
Can reality be brought to the American people? Perhaps a
miracle will occur. Stay tuned.
|
Liệu người dân Mỹ có thể nhận ra thực tế đó? Có lẽ một
phép màu sẽ xảy ra. Cứ chờ xem.
|
http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=30609
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, May 10, 2012
BREWING A CONFLICT WITH CHINA: Provoking a Long-term Cold War... Sục sôi xung đột với Trung Hoa: kích động một cuộc Chiến tranh lạnh dài hạn...
Bo, Chen And Doing Business In China Bạc Hy Lai, Trần Quang Thành và làm ăn ở Trung Quốc
|
|
Bo, Chen And Doing
Business In China
|
Bạc Hy Lai, Trần
Quang Thành và làm ăn ở Trung Quốc
|
Jack
Perkowski
|
Jack
Perkowski
|
|
|
Political events in
China have dominated the news over these past few months, overshadowing
stories about the country’s economy that usually make the headlines.
|
Các sự kiện chính
trị ở Trung Quốc đã chiếm lĩnh tin tức trong vài tháng qua, làm lu mờ những
câu chuyện về nền kinh tế, thường là các tin hàng đầu của đất nước này.
|
It began on February 6 when Wang Lijun, Chongqing’s chief
of police, sought refuge in the United States Consulate in Chengdu. Fearing
for his life at the hands of Bo Xilai, Chongqing’s powerful Party Secretary,
Wang told U.S. diplomats that Bo’s wife had poisoned a British businessman
and one-time confidante to the Bo family. Wang’s action was the event that
triggered the fall from grace of the former rising star of the Chinese
Communist Party that has been playing out in the press ever since.
|
Bắt đầu hôm 6 tháng 2 khi Vương Lập Quân, cảnh sát trưởng
Trùng Khánh, tìm cách trú ẩn ở Lãnh Sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Lo sợ cho
mạng sống của mình trong tay của Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy đầy quyền lực ở
Trùng Khánh, ông Vương nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng vợ của ông Bạc đã
đầu độc doanh nhân người Anh, người đã từng là thân tín của gia đình ông Bạc.
Hành động của ông Vương là sự kiện gây ra sự sụp đổ của một cựu ngôi sao đang
lên, nhận được ân sủng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã và đang xuất hiện trên
mặt báo nhiều chưa từng có.
|
Over the past two weeks, Chen Guangcheng, the “blind lawyer”
and dissident from Shandong province, has taken center stage. Under house
arrest in Shandong Province for the past two years for railing against forced
abortions and sterilizations that occur as part of China’s “one-child
policy,” Chen somehow managed to escape the week before last, only to show up
at the U.S. embassy on the eve of a high-level visit to Beijing by U.S.
Secretary of State Hillary Clinton and Treasury Secretary Timothy Geithner.
“Should I Stay or Should I Go,” the 1981 hit song by the English punk rock
band The Clash, could have been the theme for last week’s talks between Chen
and U.S. diplomats.
|
Trong hai tuần qua, ông Trần Quang Thành, “luật sư khiếm
thị” và là nhà bất đồng chính kiến từ tỉnh Sơn Đông, đã chiếm tâm điểm của
sân khấu. Đang bị quản chế tại nhà ở tỉnh Sơn Đông trong 2 năm qua do khiếu
kiện việc cưỡng bức phá thai và triệt sản, là một phần trong “chính sách một
con” của Trung Quốc, bằng cách nào đó ông Trần đã tìm cách trốn thoát hồi 2
tuần trước, chỉ để có mặt tại Đại sứ quán Mỹ trước ngày bà Hillary Clinton,
Ngoại trưởng Mỹ và ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Tài chính, thực hiện
chuyến thăm cấp cao tới Bắc Kinh. “Tôi nên ở hay nên đi“, bài hát nổi tiếng
năm 1981 của ban nhạc rock mạnh The Clash của Anh, có thể là chủ đề cho các
cuổi đàm phán hồi tuần trước về ông Trần và các nhà ngoại giao Mỹ.
|
The Bo and Chen sagas have once again raised questions as
to China’s stability and the impact that local and international politics may
have for companies doing business in the country. As serious as these recent
events might be, though, it’s important to keep in mind that we’ve
encountered similar bumps in the road over the past 20 years. Somehow or
another, China has remained stable and the U.S. and China have managed to
patch up any differences through it all.
|
Loạt chuyện dài về ông Bạc và ông Trần một lần nữa đặt ra
câu hỏi về sự ổn định của Trung Quốc và tác động chính trị quốc nội và quốc
tế có thể có, lên các công ty làm ăn ở Trung Quốc. Mặc dù những sự kiện gần
đây có thể rất nghiêm trọng, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta gặp
phải những chướng ngại trên đường tương tự như đã xảy ra trong vòng 20 năm
qua. Bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc vẫn ổn định, Mỹ và Trung Quốc đã
xoay sở để vá víu bất kỳ sự khác biệt nào để vượt qua tất cả.
|
No doubt, the Tiananmen Square protests of 1989, also
known as the June Fourth Incident, is the most notable of the destabilizing
events that have occurred, interrupting as it did over 10 years of economic
progress in China. Afraid that China was reverting to pre-Deng days, scores
of Western companies chose to pack up and leave the country as a result. The
lure of the Chinese market proved too great, however, so in the end, all of
the companies found their way back.
|
Rõ ràng là các cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn
năm 1989, còn được gọi là Sự kiện Sáu tháng Tư, là sự kiện đáng chú ý nhất
trong các sự kiện gây bất ổn đã xảy ra, làm gián đoạn quá trình phát triển
kinh tế trong 10 năm ở Trung Quốc. Lo ngại Trung Quốc quay trở lại thời kỳ
trước thời Đặng Tiểu Bình, kết quả là rất nhiều công ty phương Tây đã chọn
cách đóng gói đồ đạc và rời khỏi đất nước này. Mặc dù sự quyến rủ của thị
trường Trung Quốc tỏ ra quá tuyệt vời, nhưng cuối cùng thì tất cả các công ty
tìm đường quay trở về nước.
|
In the years since, there have been at least three
smaller, but no less important, incidents that threatened political stability
in China and were wrapped up in the Sino-American relationship. I was in
Beijing for all three, and all of them seemed quite scary at the time.
|
Kể từ sự kiện đó cho đến nay, đã có ít nhất ba sự kiện nhỏ
hơn, nhưng không kém phần quan trọng, đã đe dọa sự ổn định chính trị ở Trung
Quốc, và bao trùm lên mối quan hệ Trung – Mỹ. Khi ba sự kiện đó xảy ra, tôi
đều có mặt ở Bắc Kinh, và tất cả các sự kiện này có vẻ khá đáng sợ vào thời
điểm đó.
|
The first was the 1995–1996 Taiwan Strait Crisis that came
about as a result of a series of missile tests conducted by China in the
waters surrounding Taiwan from July 21, 1995 to March 23, 1996. The missiles
fired in mid to late 1995 were allegedly intended to send a strong signal to
the Taiwan government under President Lee Teng-hui, who was seen as moving
Taiwan away from the One-China policy. The second set of missiles fired in
early 1996 was allegedly intended to intimidate the Taiwan electorate in the
run-up to the 1996 presidential election. The crisis began when Lee accepted
an invitation from Cornell University to deliver a speech on “Taiwan’s
Democratization Experience” in June 1995. In May, resolutions overwhelmingly
passed by both houses of the U.S. Congress asked the State Department to
allow Lee to visit the United States. China was furious over the U.S.
decision and the state press branded Lee a “traitor” who was attempting to
“split China.”
|
Sự kiện đầu tiên là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm
1995-1996, xảy ra là kết quả của một loạt các thử nghiệm tên lửa do Trung
Quốc tiến hành trong vùng biển quanh Đài Loan từ ngày 21 tháng 7 năm 1995 đến
ngày 23 tháng 3 năm 1996. Các tên lửa được bắn từ giữa năm cho đến cuối năm
1995 được cho là với mục đích gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới chính phủ Đài Loan
dưới thời Tổng thống Lý Đăng Huy, người được xem đưa Đài Loan tránh khỏi
chính sách một con của Trung Quốc. Đợt bắn tên lửa thứ hai vào đầu năm 1996
đã bị cáo buộc nhằm mục đích đe dọa các cử tri Đài Loan trong thời gian chuẩn
bị bầu cử tổng thống năm 1996. Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi ông Lý chấp nhận
một lời mời từ trường Đại học Cornell để phát biểu một bài diễn văn về “Kinh
nghiệm dân chủ của Đài Loan” hồi tháng 6 năm 1995. Vào tháng 5, một nghị
quyết đã được thông qua với tỉ số áp đảo từ hai viện của Quốc hội Mỹ, yêu cầu
Bộ Ngoại giao cho phép ông Lý sang thăm Hoa Kỳ. Trung Quốc rất tức giận về
quyết định của Mỹ và báo chí nhà nước đã gọi ông Lý là “kẻ phản bội“, đang cố
“chia rẽ Trung Quốc“.
|
NATO’s bombing of China’s embassy in Belgrade on May 7,
1999, was the second of such events and perhaps the scariest for Americans
doing business in the country. The bombing killed three Chinese reporters and
outraged the Chinese public. President Bill Clinton apologized for the
bombing and said that it was accidental, while China insisted that it was
deliberate. The days after the bombing were tense, to say the least, for
those of us in country. Even my closest Chinese friends looked at me with
disbelief when I tried to argue the U.S. side. With all of the U.S.
technology in precision bombing, it was impossible for them to imagine how
the bombing could have been accidental.
|
Chuyện NATO đánh bom [nhầm] vào Đại Sứ quán Trung Quốc ở
Belgrade ngày 7 tháng 5 năm 1999, là sự cố thứ hai và có lẽ là sự cố đáng sợ
nhất đối với người Mỹ làm ăn ở Trung Quốc. Vụ đánh bom này đã giết chết ba
phóng viên Trung Quốc và làm công chúng Trung Quốc bất bình. Tổng thống Bill
Clinton đã xin lỗi về vụ đánh bom và nói rằng đó là tai nạn, trong khi Trung
Quốc nhất định rằng đó là do cố ý. Những ngày sau vụ đánh bom rất căng thẳng,
phải nói là tồi tệ nhất, cho những người đang sống ở Trung Quốc. Ngay cả
những người bạn Trung Quốc thân nhất của tôi cũng đã nhìn tôi với vẻ không
tin khi tôi cố biện hộ cho phía Hoa Kỳ. Với tất cả công nghệ đánh bom chính
xác của Mỹ, họ không thể tưởng tượng làm thế nào vụ đánh bom đó có thể là tai
nạn.
|
In early 2001, the collision of a U.S spy plane and a
Chinese fighter jet in the South China Sea exacerbated political and military
tensions between the two countries. The incident came on the eve of a
decision by the Bush administration on whether to sell advanced U.S.
anti-missile and air defense systems to Taiwan. Although the Chinese pilot
was killed, with no casualties on the U.S. side, the initial U.S. reaction
was strident and aggressive. The Chinese were miffed that the U.S. offered no
apologies or regrets regarding the death of a Chinese pilot. Again, it was
tough to be an American in China, trying to explain how the U.S. could be so
callous.
|
Đầu năm 2001, sự va chạm của một máy bay do thám Mỹ với
một máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở biển Đông làm trầm trọng thêm căng
thẳng về chính trị và quân sự giữa hai nước. Vụ việc xảy ra vào hôm trước khi
chính phủ Bush quyết định có nên bán hệ thống phòng không và hệ thống chống tên
lửa tiên tiến của Mỹ cho Đài Loan hay không. Mặc dù viên phi công Trung Quốc
đã chết, không có thương vong nào về phía Hoa Kỳ, phản ứng của Mỹ lúc đầu gay
gắt và quyết liệt. Người Trung Quốc bị phật ý trước việc Mỹ không đưa ra lời
xin lỗi hoặc hối tiếc về cái chết của viên phi công Trung Quốc. Một lần nữa,
rất khó cho một người Mỹ đang sống ở Trung Quốc, cố giải thích Mỹ có thể lạnh
lùng như vậy bằng cách nào.
|
Each of the three events brought to the fore any divisions
that may have existed between the doves and the hawks in China and in the
U.S. and threatened to rupture the Sino-American relationship. In each case,
however, cooler heads prevailed after a few tense days and weeks. Whatever
their differences, the various factions within the Communist Party came
together in each case in a way that prevented events from getting out of
hand. As a country, China just had too much to lose if they didn’t.
Government leaders in both China and the U.S. realized that it was in neither
country’s interest for the two most powerful countries in the world to be at
serious odds with one another.
|
Mỗi sự kiện trong ba sự kiện này mang lại bất kỳ sự chia
rẽ sẵn có nào, và sự chia rẽ này có thể đã tồn tại giữa giới bồ câu và diều
hâu ở Trung Quốc và ở Hoa Kỳ, cũng như đe dọa cắt đứt mối quan hệ Trung-Mỹ.
Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, những cái đầu nguội hơn đã chiếm ưu thế sau
căng thẳng trong vài ngày hoặc vài tuần. Cho dù có bất kỳ điều khác biệt gì
đi nữa, các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản [Trung Quốc] cũng
ngồi lại với nhau trong mỗi trường hợp, nhằm ngăn ngừa các sự kiện vượt khỏi
tầm kiểm soát. Là một quốc gia, Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ
không thể kiểm soát. Các nhà lãnh đạo chính phủ từ Trung Quốc và Mỹ nhận ra
rằng không có lợi đất nước, khi cả hai nước mạnh nhất thế giới xung đột nhau
nghiêm trọng.
|
By week’s end, the Chen crisis seemed to have been
resolved with China allowing Chen to accept a fellowship offer from NYU. With
respect to Bo, there is serious concern that his plight is indicative of a
serious rupture within the Communist Party. Everyone doing business in China
should be concerned, of course, and watch events closely, but if the past is
any guide, this too will pass. If China had too much to lose in 1995-1996,
1999 and 2001, the stakes are even higher today.
|
Đến cuối tuần, cuộc khủng hoảng về chuyện ông Trần dường
như đã được giải quyết, với Trung Quốc cho phép ông Trần chấp nhận một đề
nghị học bổng từ Đại học New York. Liên quan đến ông Bạc, có mối quan ngại
rất lớn là cảnh ngộ của ông cho thấy một sự đổ vỡ nghiêm trọng trong Đảng
Cộng sản. Dĩ nhiên, tất cả mọi người đang làm ăn ở Trung Quốc cần phải quan
tâm và quan sát các sự kiện thật kỹ, nhưng nếu quá khứ là chỉ dẫn cho hiện
tại, điều này cũng sẽ vượt qua. Nếu Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất [trong
các sự cố xảy ra] năm 1995-1996, 1999 và 2001, rủi ro hiện nay thậm chí còn
cao hơn trước đây.
|
|
|
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
|
|
http://www.forbes.com/sites/jackperkowski/2012/05/07/bo-chen-and-doing-business-in-china/
|
Subscribe to:
Posts (Atom)