MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, March 12, 2012

Stand by me Chúng tôi sẽ trở lại


Wu Bangguo, Chairman of China’s Standing Committee and Hun Sen at a ceremony in Phnom Penh

Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ của Trung Quốc Thủ tướng Hun Sen tại một buổi lễ tại Phnom Penh



Stand by me

Chúng tôi sẽ trở lại

by Laura J. Snook

January 11, 2012

Laura J. Snook

11/1/2012

Sino-Cambodian relations have moved beyond an innocent courtship.

Quan hệ Trung-Miên đã vượt ra ngoài ve vãn thường tình.

We will be back.” It was with these immortal words that, on March 25 1970, Chinese Ambassador Kang Maozhao boarded a Swiss Air flight to escape the US-backed Lon Nol regime that had seized Phnom Penh.

“Chúng tôi sẽ trở lại”. Đó là lời thề sinh tử của cựu Đại sứ Trung Quốc Khang Mâu Triệu vào ngày 25/3/1970, khi ông này lên chuyến bay của hãng hàng không Thụy Sĩ để thoát khỏi chế độ Lon Nol khi họ chiếm được Phnôm Pênh với sự bảo trợ của Mỹ.

His comment was to prove rather prescient: four decades later, China has fortified its presence in Cambodia such that it’s now the tiny Kingdom’s most powerful ally. As Beijing’s protégé assumes chairmanship of Asean, this ‘special relationship’ warrants a biopsy. It is one that far transcends pure economics.

Lời thề của ông ta đã trờ thành lời tiên tri khi bốn thập kỷ sau Trung Quốc đã củng cố sự có mặt của họ ở Campuchia với tư cách là một đồng minh quan trọng nhất của vương quốc nhỏ bé này. Với việc Bắc Kinh ủng hộ thái quá tư cách Chủ tịch (luân phiên) ASEAN của Campuchia, “mối quan hệ đặc biệt” này được bảo đảm bằng một mối quan hệ đối tác vượt quá những vấn đề thuần túy kinh tế.

The friendship itself is anything but new. In 1296, Chinese diplomat Zhou Daguan arrived at the temples of Angkor and spent the following year writing a report, from within the court of King Indravarman III, on the customs of Cambodia. It remains the source of much of our understanding of the ancient Khmer empire and its intricacies, just as descendants of the Chinese merchants who migrated here a thousand years ago remain stalwarts of Cambodia’s economy.

Mối quan hệ này cũng không phải là mới mẻ! Vào năm 1296, Sứ thần Trung Quốc Chu Đạt Quan đã đến các ngôi đền Angkor và dành một năm sau đó để viết một khảo cứu về phong tục của Campuchia trong triều đại Indravarman III. Tài liệu của ông cho đến nay vẫn còn là một nguồn quan trọng để chúng ta hiểu biết về đế quốc Khơme và tính phức tạp của nó, giống như những hậu duệ của các nhà buôn Trung Hoa, những người nhập cư đến đây từ hàng nghìn năm trước, giờ vẫn là những trụ cột của kinh tế Campuchia.

Seven centuries later, China has upped the ante. Since 1953, when Cambodia won independence, Beijing has laboured to limit US, Thai and Vietnamese influence by backing a succession of Cambodian strongmen, as noted by Dr Ian Storey of Singapore’s Institute of Southeast Asian Studies in China’s Tightening Relationship with Cambodia.

Bảy thế kỷ sau, Trung Quốc đã vơ được mọi thứ trên sòng bài, kể ca tiền đặt cọc. Kể từ năm 1953, khi Campuchia giành được độc lập, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, Thái Lan và Việt Nam bằng cách liên tục bảo hộ những người hùng của Campuchia, như nhận định của Tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á của Xinhgapo trong cuốn “Trung Quốc đang thắt chặt mối quan hệ với Campuchia”.

During the 1960s, it was King Norodom Sihanouk; between 1975 and 1978, notorious Khmer Rouge leader Pol Pot; since 1997, Prime Minister Hun Sen (who, with China’s backing, wrested power from co-prime minister Prince Norodom Ranariddh in a bloody coup in 1997 and is now Asia’s longest-serving premier). In return, China continues to net a number of strategic and political pay-offs.

Trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đó là Quốc vương Norodom Sihanouk; từ 1975 đến 1978 là thủ lĩnh khét tiếng Pol Pot của Khơme Đỏ; kể từ năm 1997 là Thủ tướng Hun Sen (với nhiều khả năng nhờ sự bảo trợ ngầm của Trung Quốc, đã lật đổ quyền lực của đồng Thủ tướng, Hoàng thân Norodom Ranariddh, trong cuộc đảo chính đẫm máu vào năm 1997 và nay là một Thủ tướng bám trụ quyền lực lâu nhất châu Á). Đổi lại, Trung Quốc tiếp tục chiến lược vung tiền để thu lại những lợi ích chính trị.

One such windfall came in the 1960s, when Sihanouk campaigned at the United Nations for the Republic of China (Taiwan) to be expelled, and for China mainland to be given a seat instead. The intervention helped break China’s isolation – a favour that would not be forgotten. Following Sihanouk’s ouster by Lon Nol, Beijing immediately set about re-creating Cambodian autonomy. Mao Tse Tung told the exiled King: “You must tell us what you need. If we’ve got it, you’ll have it. Anything we give you is nothing compared to what you give us by heading the struggle of the Cambodian people.”

Một trong những may mắn bất ngờ đến vào những năm 1960 khi Sihanouk tiến hành chiến dịch tại Liên hợp quốc nhằm trục xuất Đài Loan để giành ghế này cho Trung Hoa Đại lục. Sự can thiệp này đã giúp Trung Quốc thoát được thế bị cô lập, một sự ủng hộ không thể nào quên. Sau khi Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, Bắc Kinh ngay lập tức khôi phục lại quyền tự quyết của người Campuchia. Mao Trạch Đông nói với vị Vua lưu vong: “Ngài phải nói với chúng tôi những gì ngài cần. Nếu chúng tôi biết những gì ngài cần, ngài sẽ có chúng. Bất kỳ điều gì chúng tôi cho ngài cũng không thể so sánh được với những gì ngài đưa đến cho chúng tôi bằng cách lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia”.

Supporting Cambodia, he concluded, “...is like supporting ourselves”. In a blistering speech at Tiananmen Square, Mao later reasserted that support. In response to the ongoing threat of world war, he said, China would continue to support Third World struggles it considered just, ranging from the Palestinian cause to that of Cambodians, and he implored other anti-imperialist nations to follow suit.

Mao kết luận: ủng hộ cho Campuchia “…cũng giống như ủng hộ chính chúng tôi”. Trong một diễn văn nảy lửa tại Quảng trường Thiên An Môn, Mao đã tái khẳng định sự ủng hộ này. Phản ứng lại những đe dọa đang rình rập về một cuộc thế chiến mới Mao nói, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của thế giới thứ ba từ lý tưởng của người Palextin cho đến những người Campuchia, và ông khẩn thiết kêu gọi các quốc gia khác đang chống lại chủ nghĩa thực dân hãy theo gương họ.

By the time Phnom Penh fell to the Khmer Rouge five years later, Sino-Cambodian relations had the allure of a Hollywood romance. Whenever Sihanouk visited China, Chinese Premier Zhou Enlai would personally greet his royal guest, escort him to and from the airport, and stage lavish banquets in his honour. Sihanouk and his wife, Monique, became firm favourites of Chinese Communist Party propagandists and were revered by the public as if they were movie stars.

Vào lúc Phnôm Pênh rơi vào tay Khơme Đỏ 5 năm sau đó, các mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia lôi cuốn như sự lãng mạn của phim Hollywood. Bất kỳ lúc nào Sihanouk đến Trung Quốc, Thủ tướng Chu An Lai cũng đều đích thân đón vị khách Hoàng gia, đưa tiễn ông ở sân bay và các ga xe lửa, đến thăm ông tại nơi ở riêng, mời ông đến nhà ăn trưa và tối. Sihanok và vợ, bà Hoàng Monique, trở thành những người rất được mến chuộng của bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ được công chúng biết đến như thể họ là những minh tinh màn bạc.

Beijing’s show of solidarity has yet to falter. Cambodia’s lack of economic diversification means it welcomes China’s patronage, and in 2004 it became the country’s most generous foreign investor. The opening of Cambodia’s first Chinese-language bookstore in October last year is testament to its ties to the Middle Kingdom. The shelves of Xinzhi Books are graced with 80,000 titles covering general education, social science, literature, lifestyle, children, economics, science and technology, and ancient history. At the time of its launch, The Chinese Association in Cambodia told press agency Xinhua that more than 700,000 Chinese-blood descendants were living in the country, which had 56 Chinese schools and more than 30,000 students.

Sự trình diễn về tình đoàn kết của Bắc Kinh chưa dừng lại ở đó. Nền kinh tế èo uột của Campuchia khiến nước này phải chào đón sự bảo trợ của Bắc Kinh; và năm 2004 Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Campuchia. Việc khánh thành nhà sách tiếng Hoa đầu tiên ở Campuchia vào tháng Mười năm ngoái là một sự chứng thực cho mối quan hệ của Trung Quốc với Vương quốc Campuchia. Trên các kệ của nhà sách Xinzhi Book này có tới 80.000 đầu sách bao gồm đủ các loại từ giáo dục, khoa học xã hội, văn học, lối sống, trẻ em, kinh tế, khoa học, kỹ thuật đến lịch sử cổ đại. Khi nhà sách này được khai trương, đại diện Hội người Hoa ở Campuchia nói với Tân Hoa Xã rằng hiện có hơn 700.000 hậu duệ của người Hoa đang sinh sống tại nước này, trong đó có 30.000 học sinh đang học tại 56 trường tiếng Hoa.

In December, Cambodia opened the country’s largest hydropower dam, a $280m Chinese-funded project. The Kamchay dam in Kampot province has been condemned by what Hun Sen calls “extreme environmentalists” for its failure to acknowledge environmental concerns. Nine more dams, at least four of which will also be Chinese-funded, are scheduled to begin operations by 2019.

Vào tháng 12 năm ngoái, Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất nước với 280 triệu USD do Trung Quốc đầu tư. Thủy điện Khamchay tinh Kampot đã bị những người mà Hun Sen gọi là “các nhà môi trường cực đoan” lên án do nó đã không đánh giá đúng hậu quả của tác động môi trường từ việc xây đập. Ngoài ra, trong 9 đập thủy điện Campuchia đang xây thì đã có ít nhất 4 đập do Trung Quốc đầu tư và đã bắt đầu tiến hành từ năm 2009.

Last June, 257 Chinese military trucks rolled into Phnom Penh. A month earlier, defence ministers from both sides had met to discuss strengthening military cooperation. A few weeks later, Hun Sen and Chinese Ambassador Pan Guang-xue inaugurated the Cambodian-Chinese Friendship Bridge at Prek Kdam.

Tháng Sáu năm ngoái, 257 xe vận tải quân sự Trung Quốc đã được đưa đến Phnôm Pênh. Một tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp nhau để thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự. Vài tuân sau Hun Sen và Đại sứ Trung Quốc Phan Quảng Học khánh thành cầu hữu nghị Campuchia-Trung Quốc ở Prek Kdam (trên Biển Hồ).

Perhaps one of the finest examples of this bonhomie came on the sidelines of an Asean summit back in 2002. As reported in The Diplomat, Hun Sen complained about the heat and apologised about the faulty air-conditioning as he sat down with then-Chinese Premier Zhu Rongji. “I like it hot,” China’s number two famously replied. He then calmly wrote off Cambodia’s entire debt, about $2 billion.

Có lẽ, một trong thí dụ tiêu biểu nhất cho sự thân thiện đầm ấm này là những sự kiện ngoài lề của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2002. Như đã được thuật lại trong tạp chí Nhà ngoại giao (The Diplomat), Hun Sen đã phàn nàn về sự nóng nực và xin lỗi về việc cái máy lạnh bị trục trặc khi ông ngồi cùng với Chu Dung Cơ, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó. Và nhà lãnh đạo đứng hàng thứ hai của Trung Quốc đã khôn khéo trả lời “tôi thích nóng” . Sau đó ông ta lặng lẽ ký giấy xóa toàn bộ nợ cho Campuchia, trị giá khoảng 2 tỷ USD.

Beijing, described by Hun Sen as Cambodia’s “most trusted friend” during Vice-President Xi Jinping’s visit in December 2009, posits itself as a ‘good neighbour’ and insists its help comes with no strings attached. “China respects the political decisions of Cambodia,” Hun Sen has said. “They are quiet, but at the same time they build bridges and roads, and there are no complicated conditions.”

Bắc Kinh được Hun Sen coi là “người bạn tin cậy nhất của Campuchia” khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Campuchia vào tháng 12/2009 và tự nhận họ là “láng giềng tốt”; đồng thời khẳng định sự giúp đỡ của họ không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Hun Sen từng nhiều lần nhấn mạnh: “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ lặng lẽ nhưng đồng thời xây dựng cầu đường (cho Campuchia) và không kèm theo điều kiện rắc rối naò!”.

In practice, this translates into soft loans free of any preconditions relating to human rights or good governance. And therein, say critics, lies the problem. Why does China continue to pour billions of dollars into this tiny post-conflict country at risk of provoking Washington’s wrath? “China is not there as the great charity,” responds Joel Brinkley, author of Cambodia’s Curse. “It wants something in return.”

Trên thực tế, những tuyên bố này (của ông Hun Sen) ám chỉ đến những khoản vay với lãi suất thấp của quốc tế được đặt điều kiện liên quan đến nhân quyền và việc quản trị tốt. Tại sao Trung Quốc tiếp tục rót hàng tỉ USD vào một nước nhỏ thời hậu chiến mà không tính đến sự may rủi trong việc chọc giận Washington? “Trung Quốc có mặt ở đây không phải với tư cách của một nhà từ thiện lớn”, phản ứng của Joel Brinkley, tác giả của cuốn “Tai họa của Campuchia”. Ông viết: Họ muốn được lại quả!

The People’s Republic certainly has its eye on Cambodia’s natural resources, offshore oil and gas in particular, but the greatest benefit Beijing stands to gain as the country’s main economic player is, writes Dr Storey, political influence. Hun Sen has proven a loyal – and vocal – supporter of Chinese sovereignty and is one of the strictest adherents of the ‘One China’ policy. In 1999, Phnom Penh condemned Nato’s accidental bombing of the Chinese Embassy in Belgrade.

Tiến sỹ Storey viết: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng để mắt đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia, dầu khí ngoài khơi nói riêng nhưng lợi lộc lớn nhất mà Bắc Kinh muốn được hưởng khi là trở thành kẻ thao túng nền kinh tế nước này, là ảnh hưởng chính trị. Hun Sen đã thể hiện lòng trung thành của một người ủng hộ khi phụ họa về sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc với chính sách một Trung Hoa duy nhất. Năm 1999, Phnôm Pênh lên án sự kiện NATO ném bom vào Đại sứ quán Trung Quốc ớ Bêôgrát.

Beijing may also have encouraged Phnom Penh’s efforts to stymie the Khmer Rouge Tribunal, given its role in supporting the genocidal regime. Privileged access to the deep-water port in Sihanoukville and Ream Naval Base further south could prove strategically advantageous as China reasserts itself in the South China Sea.

Bắc Kinh đồng thời có thể khuyến khích các cố gắng của Phnôm Pênh ngăn cản tòa án xét xử Khơme Đỏ, do họ đã có vai trò trong việc ủng hộ chế độ diệt chủng. Đặc quyền được ra vào cảng biển sâu ở thành phố Sihanoukville và Quân cảng Ream để tiến về phía Nam càng chứng tỏ chiến lược tạo lợi thế khi Trung Quốc xác nhận lại sự có mặt của mình ở Biển Đông.

That does not automatically equate to aggression, others argue. When Mao Tse Tung addressed the crowds in Tiananmen Square back in 1970, he equated his support for Cambodia with a commitment to the Five Principles of Peaceful Coexistence, first enshrined in a treaty signed by China and India in 1954. Those principles – mutual respect for each other’s territorial integrity and sovereignty, mutual non-aggression, mutual non-interference in each other’s internal affairs, equality and mutual benefit, and peaceful coexistence – have underscored the bonds between Beijing and Phnom Penh ever since.

Một số người khác tranh cãi điều này không phải là sự cân bằng tự nhiên để xâm chiếm. Khi Mao Trạch Đông nhấn mạnh với đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1970, ông đã cân bằng sự ủng hộ đối với Campuchia bằng việc thực hiện 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình lần đầu tiên được ghi nhận trong hiệp ước ký giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1954. Các nguyên tắc này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình – đã được ghi nhận trong các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnôm Pênh kể từ đó.

Sophie Richardson, author of China, Cambodia and the Five Principles of Coexistence, argues that Beijing is a benign benefactor. “Although one doesn’t hear the phrase ‘Five Principles’ as frequently these days, the principles clearly continue to set the boundaries for Chinese policy, ranging from vast sums of unconditional aid to resistance to international institutions such as the International Criminal Court, to a near-hysterical reaction to the Dalai Lama’s meetings with world leaders.

Sophie Richardson, tác giả của Trung Quốc, Campuchia và các nguyên tắc cùng tồn tại, cho rằng Bắc Kinh là một ân nhân lành tính. "Mặc dù bây giờ người ta không thường xuyên nghe thấy cụm từ 'năm nguyên tắc', nhưng rõ ràng là các nguyên tắc này tiếp tục thiết lập các ranh giới về chính sách Trung Quốc, từ khoản viện trợ không điều kiện lớn cho tới chống đối các tổ chức quốc tế như Tòa án Hình sự Quốc tế, tới phản ứng gần như cuồng loạn đối với các cuộc họp của Đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà lãnh đạo thế giới.

I think the beliefs that contributed to the development of the principles still hold – the sense of victimhood, a need to attend to priorities at home, wariness about other countries’ intentions – though rising nationalism may force the Chinese Communist Party to take a more visible, aggressive stance. While it’s absolutely true that there are ways Five Principles-based diplomacy directly contributed to some horrific outcomes – not least in keeping the Khmer Rouge regime alive such that it could slaughter innocent people – there are other ways they’ve dictated more positive results than what otherwise might be expected.”

Tôi nghĩ rằng những niềm tin góp phần vào sự phát triển của các nguyên tắc vẫn còn được giữ vững - cảm giác nạn nhân, nhu cầu hướng tới các ưu tiên ở trong nước, cảnh giác về ý định của các nước khác - mặc dù chủ nghĩa dân tộc gia tăng có thể buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc để có một lập trường rõ ràng hơn, và mạnh mẽ hơn. Trong khi nó hoàn toàn đúng là về một số phương diện nền ngoại giao dựa trên Năm nguyên tắc đã trực tiếp gây ra một số kết cục khủng khiếp – mà giữ cho chế độ Khmer Đỏ còn sống để nó có thể tàn sát người dân vô tội là một kết cục không nhỏ - thì ở các phương diện khác chúng đã quyết định các kết quả tích cực hơn so với những gì có thể được mong đợi nếu làm cách khác"

The verdict is far from unanimous. Yutaka Aoki, a senior official at the Japanese embassy in Phnom Penh, has described China as “a frightening figure. Asean members fear that China may take away foreign investment. They see China as a major competitor rather than a partner.” To date, however, there has been only one recorded instance of Beijing exploiting its economic presence for political ends. In 2009, it became clear that the Chinese could call in extraordinary favours. The civilised world watched in dismay as, under heavy pressure, Cambodian authorities flagrantly violated international law by wresting 20 ethnic Uighur asylum-seekers out of the UN’s hands and bundling them off to China where they faced execution for deadly riots in China’s Xinjiang region. Within 48 hours, China had pledged $1.2 billion in assistance to Phnom Penh as an apparent reward.

Tuy nhiên, kết luận này còn lâu mới được nhất trí! Yutaka Aoi một quan chức cấp cao thuộc Đại sứ quán Nhật Bản ở Phnôm Pênh đã coi Trung Quốc là “Một kẻ đáng sợ! Các thành viên ASEAN lo ngại rằng Tung Quốc có thể nắm hết các cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ coi Trung Quốc là một kẻ cạnh tranh lớn hơn là một đối tác”. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có một thí dụ rõ ràng về việc Bắc Kinh khai thác lợi thế từ sự hiện diện kinh tế để đổi lấy lợi ích chính trị. Nhưng điều này đã rõ hơn khi Trung Quốc có thể đòi sự trao đổi trong những trường hợp đặc biệt Vào năm 2009, với yêu cầu của Trung Quốc, và phớt lờ những sự phản đối lan rộng, nhà cầm quyền Campuchia đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ đang trên đường tị nạn chính trị về Trung Hoa đại lục, nơi họ sẽ đối mặt với những bản án nặng nề do đã tham gia cuộc nổi dậy ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Chỉ trong vòng 48 giờ, Trung Quốc đã thưởng cho Phnôm Pênh một khoản viện trợ trị giá 1,2 tý USD!

Foreign Minister Hor Namhong has already vowed that, as the new chair of Asean, Cambodia will do everything in its power to smooth relations between the regional body and China. As Singapore’s Lee Kuan Yew wrote in a June 2009 US diplomatic cable later published by anti-secrecy organisation WikiLeaks, Asean’s three poorest members serve as China’s eyes and ears in the region. Within hours, everything discussed in Asean meetings is known in Beijing, thanks to its close ties with Cambodia, Burma and Laos.

Ngoại trưởng Hor Namhong đã thề rằng với tư cách là chủ tịch ASEAN, Campuchia sẽ làm bất kỳ điều gì trong khả năng của mình để làm dịu mối quan hệ giữa các nước trong hiệp hội với Trung Quôc. Như Lý Quang Diệu của Xinhgapo đã viết trong một công điện ngoại giao, được WikiLeak công bổ gần đây, ba thành viên nghèo nhất trong ASEAN là những tai mắt của Trung Quốc trong khu vực. Chỉ trong vòng vài giờ, tất cả những gì được thảo luận trong các cuộc họp của ASEAN, đã được Bắc Kinh tỏ tường, bởi vì họ có quan hệ chặt chẽ với Campuchia, Mianma và Lào!

“Under Hun Sen,” Dr Storey concludes, “Cambodian democracy has become increasingly illiberal and many observers fear the country is sliding toward one-party rule. Nevertheless, so long as he remains at the helm, China’s interests will almost certainly be advanced and protected.”

Tiến sĩ Stoney viết có thể các nhà quan sát, đã bày tỏ lo ngại rằng dân chủ đã bị thỏa hiệp ở Campuchia khi mà Hun Sen còn lãnh đạo một chính phủ được Trung Quốc hỗ trợ. “Không nghi ngờ gì nữa, chừng nào Hun Sen còn tại vị, các quyền lợi của Trung Quốc sẽ hoàn toàn được gia tăng và bảo vệ”.



http://www.sea-globe.com/Regional-Affairs/stand-by-me-cambodia-china-relationship.html