MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 3, 2011

Путин приказал выбирать Путина Putin hạ lệnh bầu Putin


Путин приказал выбирать Путина
Putin hạ lệnh bầu Putin
Западные СМИ называют нынешнего премьера Владимир Вечный. Новость о его возвращении в кресло президента - на первой полосе всех крупных изданий. Медведев на съезде "ЕР", где было объявлено о рокировке, выглядел жалко и даже не объяснил, почему 46-летний действующий чиновник, здоровый, не замешанный в скандалах, с приличным послужным списком и ясным планом действий отказывается баллотироваться.
Các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây gọi ông thủ tướng hiện nay là Putin Bất Diệt. Tin tức về việc ông ta trở lại chiếc ghế tổng thống được đưa lên ngay đầu trang nhất của tất cả các tờ báo lớn. Tại đại hội Đảng Nước Nga Thống Nhất, nơi người ta công bố về sự dịch chuyển các quân cờ, Medevedev trông thật tội nghiệp; thậm chí ông ta còn không giải thích vì sao một quan chức mới có 46 tuổi, khỏe mạnh, không vướng mắc vào vụ tai tiếng nào, thành tích hoạt động tốt và có kế hoạch hành động rõ ràng lại không ứng cử nhiệm kì tiếp theo.

"Владимир возвращается", - извещает в заголовке The Times, добавляя, что Путин может сохранить власть до 2024 года, когда ему будет 70. "Ничто не могло бы более очевидно свидетельствовать о неуспехе демократии в постсоветской России. Путинизм - это новый сталинизм", - заявляет газета.
“Vladimir quay trở lại”, đấy là đầu đề bài báo trên tờ The Times (Anh). Tờ báo này nói thêm rằng Putin có thể nắm quyền đến năm 2024, lúc đó ông ta đã 70 tuổi. “Đây là sự kiện chứng tỏ rõ ràng nhất rằng ở nước Nga thời hậu Xô viết nền dân chủ đã thất bại. Chủ nghĩa Putin cũng là chủ nghĩa Stalin”. Tờ báo này tuyên bố như thế.

Путин сказал, что договоренность о кандидатуре на пост президента была достигнута несколько лет назад. Тем самым он подчеркнул свой "цинизм, презрение к демократии и аппетит к бесстыдству", как пишет издание, замечая, что по сравнению с ним "Сильвио Берлускони кажется кокетливо-уклончивым". Также его заявление подтвердило, что последние четыре года были лишь "спектаклем, призванным одурачить мир и превратить "перезагрузку" в фарс".
Putin nói rằng đã đạt được thỏa thuận về ứng viên chức tổng thống cách đây vài năm. Bằng cách nói như thế, ông ta đã thể hiện “thái độ vô liêm sỉ và coi thường đối với chế độ dân chủ và chẳng biết xấu hổ là gì”, tờ báo này viết. Tuyên bố của ông ta cũng chứng tỏ rằng bốn năm qua chỉ là “một vở kịch nhằm lừa gạt thế giới và biến quá trình “tái thiết lập” [quan hệ với Nga] thành trò nhảm nhí”.
На взгляд газеты, большинство россиян не против "монополизации власти Путиным". Но, "в отличие от российских избирателей, иностранным инвесторам потребуются более убедительные гарантии того, что их не обманут вновь", - предполагает издание.

Theo tờ báo náy thì phần lớn dân Nga không phản đối “sự độc chiếm quyền lực của Putin”. Nhưng, “khác với cử tri Nga, các nhà đầu tư nước ngoài đòi phải có những bằng chứng đáng tin cậy là họ sẽ không bị lừa bịp một lần nữa”, tờ báo này viết như thế.
"Российский коррупционизм" - такой заголовок выбрала для редакционной статьи Washington Post. "Путин решил, что ему хочется снова стать президентом, и он им станет", ведь так, по мнению газеты, устроена современная Россия. Это хорошая весть для Медведева, которому, как полагает издание, больше подходит должность "второго человека в стране", а не первого лица.

“Sự suy đồi ở nước Nga” là đầu đề bài xã luận trên tờ Washington Post (Mĩ). “Putin quyết định là ông ta muốn trở thành tổng thống một lần nữa, và ông ta sẽ được như ý” vì theo tờ báo này thì nước Nga là như thế. Đây là tin tốt lành đối với Medvedev vì cũng theo tờ báo thì ông này phù hợp với “nhân vật thứ hai”, chứ không phải nhân vật đứng đầu đất nước.
"Но это дурная новость для Обамы, который много вложил в отношения с Медведевым, надеясь, что тот сделается настоящим лидером", - пишет газета. Это дурная новость для Грузии и Украины. "И самая дурная новость - для российского народа, который столкнется с сохранением коррупции и застоя, возможно, до конца дней президента, если Путин намеревается, как Сталин, править пожизненно", - заключает издание.

“Nhưng đây là tin xấu đối với Obama. Obama đã dành nhiều công sức cho việc xây dựng quan hệ với Medvedev, hi vọng là ông này sẽ trở thành một lạnh tụ thực thụ”, tờ báo này viết như thế. Đây cũng là tin xấu đối với Georgia và Ukraine. “Nhưng tin xấu nhất là đối với nhân dân Nga, họ sẽ đối mặt với hiện tượng tham nhũng và trì trệ, có thể là cho đến cuối đời tổng thống, nếu – tương tự như Stalin - Putin muốn nắm quyền suốt đời”, tờ báo này kết luận như thế.
Путин во многом возродил советскую систему, но есть ключевое отличие: "у советских чиновников не было банковских счетов в Швейцарии, особняков в Лондоне и вилл на Ривьере", - полагает издание.

Putin đã làm sống lại nhiều đặc điểm của chế độ Xô Viết, nhưng có một ngoại lệ: “Các quan chức Liên Xô không có tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ và không có biệt thự ở London hay ở Riviera”, tờ báo này viết.
Теперь другие государства могут строить отношения с Россией, исходя из ее подлинного лица, говорится в статье. Путин станет принимать решения, просчитывая их полезность для себя самого и своей клики. При этом, если США в политическом курсе учтут тему прав человека (пример тому - законопроект сенатора Кардина), это может повлиять на расчеты Путина, полагает издание.
Bây giờ nhiều nước có thể xây dựng quan hệ với nước Nga theo đúng bộ mặt thật của nó, bài báo này nói. Putin sẽ tính toán lợi ích của mình và của phe nhóm mình khi đưa ra quyết định. Nhưng nếu Mĩ có tính đến quyền con người trong chính sách của mình (thí dụ như dự luật của thượng nghị sĩ Cardin) thì có thể ảnh hưởng đến những toan tính của Putin, tờ báo này viết.
"Владимир Вечный" - так называется редакционная статья в Wall Street Journal. Кремль официально подтвердил, что мечты о демократии в России развеялись, полагает газета. Исчезла и надежда, будто Медведев - потенциальный независимый реформатор.

“Putin Bất Diệt” là nhan đề bài xã luận trên tờ Wall Street Journal (Mĩ). Điện Cẩm Linh đã chính thức khẳng định rằng giấc mơ dân chủ ở Nga đã tan thành mây khói, tờ báo này cho là như thế. Hi vọng dường như Medvedev là một nhà cải cách độc lập cũng tan theo.
Курс США на "перезагрузку" был призван укрепить позиции Медведева, но никак не повлиял на "разворот России в антидемократическом направлении", пишет издание.

Chính sách “tái thiết lập” [quan hệ với Nga] nhằm củng cố vị trí của Medvedev chứ không gây được ảnh hưởng gì tới “việc Nga quay sang đường hướng bài dân chủ”, tờ báo này viết.
Симптоматично и слегка неожиданно, что о кандидатуре Путина объявлено сейчас, а не после парламентских выборов, считает газета. Похоже, он нашел нужным вновь подтвердить полную власть над боярами и покончить с неопределенностью.

Việc tuyên bố về ứng viên tổng thống được thực hiện vào lúc này chứ không phải là sau bầu cử quốc hội cũng làm người ta hơi bất ngờ, tờ báo này viết. Có vẻ như ông ta thấy cần phải khẳng định quyền lực tuyệt đối của mình và chấm dứt mọi sự dao động.
"Политическая система, столь зависимая от одной конкретной личности, нестабильна по самой своей природе", - отмечает издание. Для подлинных реформ нужно, чтобы Путин допустил возникновение альтернативных центров власти, но такие шаги - не в обычае царей.

“Hệ thống chính trị phụ thuộc vào một cá nhân cụ thể là hệ thống về bản chất là không ổn định”, tờ báo này nhận xét. Để có thể tiến hành những cuộc cải cách thật sự thì Putin phải để cho những trung tâm quyền lực khác xuất hiện, nhưng đấy không phải là thói quen của các Sa hoàng.
Британская Independent перефразирует название известного романа о короле Артуре - "Президент прошлого и будущего". "Чем больше российская политическая жизнь пытается имитировать демократический вариант, тем более остается прежней, как это ни прискорбно", - замечает газета.

Tờ Independent (Anh) viết: “Thật đáng buốn là đời sống chính trị ở Nga càng cố bắt chước phương án dân chủ thì nó lại càng trở lại như cũ”.
При Путине большинство россиян наслаждается социальной стабильностью и ростом уровня жизни: сочетание, не характерное для предыдущих режимов. Но возвращение Путина в президентское кресло разочаровывает, считает издание: "Россияне столько претерпели в последние десятилетия, что заслуживают чего-то получше, чем повторение того же самого".

Dưới trào Putin đa phần dân chúng Nga được hưởng sự ổn định và mức sống gia tăng: một sự kết hợp thường không có dưới các chế độ trước đây. Nhưng việc Putin trở lại cũng làm người ta thất vọng, tờ báo này nói như thế: “Trong mấy chục năm gần đây người Nga đã phải chịu đựng quá nhiều rồi, họ xứng đáng với một cái gì đó tốt hơn chứ không chỉ lặp lại chính những chuyện đã qua”.
"Путин голосует за возвращение Путина", - гласит заголовок Financial Times. Все надежды на переход России к демократии закончились вот так.
“Putin bỏ phiếu cho việc trở lại của Putin”, là đầu đề trên tờ Financial Times (Anh). Tất cả hi vọng về việc chuyển tiếp của nước Nga sang chế độ dân chủ đã kết thúc như thế đấy.

Возвращение Путина на высшую, согласно конституции, должность "сохраняет хотя бы обрывок демократии", пишет газета, поясняя, что Путин до сих пор популярнее Медведева. "И все же новое президентство Путина - рискованный шаг и движение вспять", - отмечает издание: Медведев ратовал за политическую и экономическую модернизацию, в которой Россия остро нуждается, а путинская стабилизация "со временем превратилась в смирительную рубашку, сковывающую развитие России".

Việc Putin trở lại với chức vụ cao nhất – theo hiến pháp – “tạo ra một sự đứt quãng của chế độ dân chủ”, tờ báo này viết. Nhưng họ cũng giải thích rằng Putin hiện được lòng dân hơn là Medvedev. “Nhưng việc Putin trở lại chức vụ tổng thống vẫn là bước đi đầy mạo hiểm và là sự giật lùi” - tờ báo này nhận xét: Medvedev kêu gọi hiện đại hóa về kinh tế và chính trị, một quá trình mà nước Nga đang rất cần; trong khi sự ổn định của Putin “cùng với thời gian sẽ trở thành chiếc áo chật, hạn chế sự phát triển của nước Nga”.
Возможно, Путин сделает шаги к допущению конкуренции идей и политических курсов, будет бороться с коррупцией и т.п. "Но для этого пришлось бы демонтировать главные элементы системы, которую он установил в свое предыдущее президентство", считает газета.

Có khả năng là Putin sẽ có những bước đi cho phép sự cạnh tranh giữa các ý tưởng và đường lối chính trị, sẽ đấu tranh với tệ tham nhũng ..v.v.. “Nhưng muốn làm như thế thì phải rỡ bỏ những thành tố chủ yếu của họ thống mà ông ta xây dựng trong nhiệm kì tổng thống trước”, tờ báo này viết.
"Возвращение Путина осложнит и отношения России с Западом", - продолжает издание. Например, Вашингтону легче иметь дело с Медведевым, а Меркель в более холодных отношениях с Путиным, чем с нынешним президентом.

“Việc Putin quay trở lại sẽ làm phức tạp thêm quan hệ với phương Tây”, tờ báo này viết tiếp. Thí dụ Washington dễ làm việc với Medvedev hơn, còn bà Merkel thì có quan hệ lạnh lùng với Putin hơn là với vị tổng thống hiện nay.
"Но если Путин отвернется от внутренних реформ, то рискует посеять семена собственного краха", - предостерегает издание. Молодое поколение россиян получает новости из интернета, который в России неподцензурен, в отличие от телевидения. Возможно, российский президент, как и его арабские коллеги, узнает на себе могущество социальных сетей и уличных акций, не исключает FT.
Nhưng nếu Putin quay lưng lại với các cuộc cải cách thì có khả năng là ông ta đang “mạo hiểm gieo những hạt giống cho sự sụp đổ của chính mình”, tờ báo này cảnh giác như thế. Thế hệ trẻ người Nga nhận được tin tức từ Internet, mà hệ thống này, khác với TV, không bị kiểm duyệt. Có khả năng là vị tổng thống Nga, cũng như các đồng nghiệp của ông ta trong thế giới Arab, sẽ cảm nhận được sức mạnh của các mạng xã hội và những vụ phản đối diễn ra trên đường phố, tờ báo này không loại bỏ khả năng đó.

"Потемкинский президент совершил политическое самоубийство", - пишет обозреватель The Times Тони Хэлпин. Второй день съезда партии "Единая Россия" подарил зрелище "очень редкое, даже беспрецедентное": Дмитрий Медведев "к явной радости Владимира Путина" заявил об отсутствии у него президентских амбиций "в обмен на утешительный приз" - премьерское кресло. "В какой еще стране 46-летний действующий чиновник, здоровый, не замешанный в скандалах, с приличным послужным списком и ясным планом действий на будущее откажется баллотироваться на второй президентский срок, если это в принципе возможно?" - удивляется журналист. По его мнению, "Медведев выглядел жалко".

“Vị tổng thống đầy quyền lực đã tự sát về mặt chính trị”, nhà báo Tony Halpin viết trên tờ The Times như thế. Ngày đại hội thứ hai của Đảng Nước Nga thống nhất đã tặng cho người ta một màn diễn “hiếm có, thậm chí là vô tiền khoáng hậu nữa”: Dmitri Medvedev “trước sự vui sướng thấy rõ của Putin” tuyên bố rằng ông ta không có tham vọng làm tổng thống để “đổi lấy món quà an ủi” là chiếc ghế thủ tướng. “Ở nước nào mà một quan chức mới có 46 tuổi, khỏe mạnh, không vướng mắc vào vụ tai tiếng nào, thành tích hoạt động tốt và có kế hoạch hành động rõ ràng lại không ứng cử nhiệm kì tổng thống thứ hai nếu điều đó về nguyên tác là khả thi?”, nhà báo này ngạc nhiên hỏi. Theo ông ta thì “Medvedev trông thật tội nghiệp”.
Возвращение Путина в Кремль ставит перед Западом две основных проблемы, полагает Хэлпин. Во-первых, свою "перезагрузку" Обама строил "на личных отношениях с Медведевым, одновременно пытаясь оттеснить Путина", и теперь ему будет труднее обосновать свой курс перед Конгрессом. "Кроме того, Путин ясно продемонстрировал США и ЕС, что он диктатор и его мало заботит поддержание даже внешней формы демократии, не говоря уж о ее сути... Он показал, что будущие президентские выборы - фарс, которому не суждено снискать международную легитимность. В последние месяцы Запад, не таясь, бросил вызов правлению авторитарных лидеров арабского мира. Как же ему придется высказаться по поводу возвращения Путина?"
Tony Halpin cho rằng việc Putin trở lại Điện Cẩm Linh đặt ra cho phương Tây hai vấn đề căn bản. Thứ nhất, Obama xây dựng chính sách “tái thiết lập” [quan hệ với Nga] trên cơ sở quan hệ cá nhân với Medvedev đồng thời cố gắng đẩy Putin ra rìa”, bây giờ ông sẽ khó lí giải đường lối của mình với quốc hội. “Ngoài ra, Putin chứng tỏ một cách rõ ràng cho Mĩ và phương Tây thấy rằng ông ta là một nhà độc tài và chẳng cần quan tâm tới việc giữ gìn thậm chí hình ảnh bên ngoài của chế độ dân chủ chứ chưa nói tới bản chất của nó… Ông ta chứng tỏ cho mọi người thấy rằng những cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai chỉ là trò nhảm nhí, chẳng cần phải có tính chính danh mà làm gì. Trong những tháng gần đây phương Tây đã làm hết sức mình nhằm thách thức các nhà lãnh đạo độc tài trong thế giới Arab. Họ sẽ nói gì trước sự trở lại của Putin?”

"Хотя в последние несколько месяцев стало очевидно, что Путин вернется, мы снова умудрились удивиться, когда это произошло", - пишет на страницах Foreign Policy Юлия Йоффе. Она вспоминает "пророческую шутку" конца 2007 года: "Россия, 2023 год. Путин и Медведев сидят у кого-то из них на кухне, выпивают и болтают о том о сем. "Слушай, - роняет Путин. - Я опять запутался. Кто из нас премьер-министр, а кто президент?". - "Ты сейчас, кажется, президент", - отвечает Медведев. - "Тогда твоя очередь идти за пивом".
“Mặc dù trong mấy tháng gần đây mọi người đã biết rõ là Putin sẽ quay lại, nhưng chúng ta vẫn giả vờ ngạc nhiên khi điều đó xảy ra”, nhà báo Julia Ioffe viết trên tờ Foreign Policy như thế. Bà nhắc lại một “câu chuyện tiếu lâm có tính mặc khải” hồi cuối năm 2007 như sau: “Nước Nga, năm 2023. Putin và Medvedev ngồi trong bếp của một trong hai người, vừa uống vừa hàn huyên về đủ thứ chuyện. “Tôi nói nghe này – Putin lên tiếng – Tôi lại lẫn rồi. Trong hai ta ai là thủ tướng, ai là tổng thống ấy nhỉ?”. “Hình như bây giờ anh là tổng thống”, Mevedev đáp. “Thế thì đến lượt cậu đi mua bia”.

"С учетом склонности Путина к жестким заявлениям, не обязательно сопровождающимся большими делами, не говоря уж о том, что многие из сегодняшних проблем России - коррупция, кумовство, византийская политика - укоренились в период его пребывания у власти, Путин, похоже, предпочтет переть напролом, сводя перемены к минимуму. Что, если вдуматься, тоже шаг довольно смелый", - рассуждает журналистка.

“Putin có xu hướng tuyên bố rất cứng rắn nhưng không chắc là sẽ kèm theo những hành động quyết liệt, đấy là chưa nói nhiều vấn đề hiện nay: tham nhũng, bao che, nền chính trị mù mờ - đã ăn sâu bén rễ trong giai đoạn ông ta nắm quyền, có vẻ như Putin sẽ tiếp tục đường lối đó, thay đổi sẽ diễn ra càng ít càng tốt. Nếu suy nghĩ một cách thấu đáo thì đây cũng là “một bước đi dũng cảm”, nhà báo này bình luận như thế.
Некоторые предрекают новые отъезды или возникновение слоя держателей двойного гражданства, имея в виду тех, у кого на следующие 12 лет были другие планы, говорится в статье. Другим видится, как Медведев в должности премьер-министра принимает на себя вину за следующую волну кризиса. Третьи полагают, что Путин встанет у государственного кормила еще на несколько лет, а потом уйдет досрочно.

Một số người dự đoán rằng sẽ có nhiều người bỏ nước ra đi hay là sẽ xuất hiện một tầng lớp người có hai quốc tịch, ý nói những người mà trong 12 năm tới sẽ có những kế hoạch khác, bài báo này viết như thế. Một số người cho rằng khi nhận chức thủ tướng là Medvedev tự nhận trách nhiệm về làn sóng khủng hoảng sau này. Một số người thì cho rằng Putin chỉ cầm lái trong vài năm, sau đó ông ta sẽ ra đi trước thời hạn.
"Как бы там ни было, наверняка можно сказать, что президентский пост - сколь ни подкрепляла его деградация всех остальных институтов на протяжении последнего десятилетия - утратил ощутимую часть легитимности, - подытоживает Йоффе. - "Единую Россию" на выборы теперь поведет Медведев - человек, у которого только что прилюдно отобрали верховную власть. Это, возможно, хорошая новость для людей, которые считают "Единую Россию" партией жуликов и воров, но в каком положении оказывается Россия?"

“Dù sao mặc lòng, có thể nói một cách chắc chắn rằng chức vụ tổng thống – dù sự suy thoái của các định chế khác trong mười năm qua có góp phần củng cố nó đến mức nào – cũng đã mất rất nhiều tính chính danh”, nhà báo Ioffe viết như thế. “Bây giờ Medvedev – con người vừa bị tước mất quyền lực tối cao ngay trước mắt bàn dân thiên hạ - sẽ lèo lái Đảng Nước Nga thống nhất trong giai đoạn bầu cử. Đấy có thể là tin tốt cho những người coi Nước Nga thống nhất là đảng của những tên lừa đảo và ăn cắp, nhưng chính nước Nga thì sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?”
"Думаю, мы будем наблюдать упадок авторитета правительства, народ будет воспринимать его как глупое, одиозное, и власти придется все больше полагаться на тех, кто обязан ей своим богатством и статусом, - приводит издание мнение политолога Глеба Павловского. - Сценарий этот нездоровый, но он будет с нами долгое время".

“Tôi nghĩ là chúng ta sẽ được chứng kiến sự suy giảm uy tín của chính phủ, nhân dân sẽ coi đấy là một chính quyền ngu dốt, nguy hiểm và chính quyền sẽ buộc phải dựa vào những người mà nhờ nó họ mới có địa vị và tài sản. Kịch bản thật chẳng lành mạnh gì, nhưng nó sẽ tồn tại cùng chúng ta trong một thời gian dài”, đấy là lời nhà nghiên cứu chính trị học Gleb Pavlovski được bài báo này dẫn lại.
"Добро пожаловать в "путляндию"! Здесь президент становиться премьером, а премьер - президентом, и на этом чудесные превращения не заканчиваются. Сделка по обмену полномочиями между Владимиром Путиным и Дмитрием Медведевым - это фарс", - пишет обозреватель SPIEGEL ONLINE Беньямин Биддер, сравнивая "гордую Россию" с феодальным княжеством "на новый лад". "Медведев, глава ядерной державы, главнокомандующий, которому подчиняется миллионная армия, на деле оказался виртуальным президентом. Путин вернется в Кремль после выборов в марте 2012 года". Многие эксперты предрекают ему 12 лет президентства.

“Xin mời vào đất nước ‘Putland’! Ở đây tổng thống trở thành thủ tướng, còn thủ tướng thì thành tổng thống. Việc trao đổi chức vụ giữa Vladimir Putin và Dmitri Mevedev là một trò nhảm nhí, nhưng đấy chưa phải là hết” – nhà báo Benjamin Bidder viết trên tờ SPIEGEL ONLINE (Đức) như thế, trong khi so sánh “nước Nga đầy kiêu hãnh” với một công quốc phong kiến “kiểu mới”. “Medvedev, người đứng đầu một cường quốc hạt nhân, tổng chỉ huy một đội quân gồm cả triệu người trên thực tế hóa ra chỉ là một tổng thống tạm thời. Putin sẽ trở lại Điện Cẩm Linh sau cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2012”. Nhiều chuyên gia cho rằng ông ta sẽ giữ chức tổng thống 12 năm nữa.
Традиция "престолонаследия" в новой и новейшей российской истории уходит корнями в советское прошлое, продолжает обозреватель. "Эта практика отражала желание элиты сохранить власть и частично соответствует стремлению граждан страны к стабильности". Метаморфозы же современного "политического вечного двигателя" вызывают сбои в работе вестибулярного аппарата нормальных людей, иронизирует Биддер.

Truyền thống “nối ngôi” trong lịch sử Nga hiện đại có nguồn gốc từ quá khứ Xô Viết, nhà báo này viết như thế. “Truyền thống này cho thấy giới tinh hoa muốn nắm quyền và phần nào phù hợp với nguyên vọng muốn được ổn định của dân chúng”. Những phép biến hóa của “động cơ chính trị vĩnh cửu” gây ra chứng rối loạn tiền đình của những người bình thường, nhà báo Bidder chế giễu.
Российский народ дал Путину карт-бланш в управлении государством - в благодарность за то, что тот подарил стране определенную стабильность, пишет автор статьи. Путин и "его команда" бравируют тем, что подняли с колен Россию. "На деле они захватили ее подобно разбойникам, - полагает Биддер. - Суть российской конституции выхолощена и используется новым феодальным режимом во главе с князем Владимиром по своему усмотрению. Какими бы незрелыми и неопытными ни были демократические институты в России в конце 1990-х годов, Путин окончательно лишил их исконной функции".

Nhân dân Nga đã cho Putin quyền lực không hạn chế trong việc lãnh đạo nhà nước – đấy là lời cám ơn vì ông này đã tặng cho đất nước một sự ổn định nhất định, tác giả bài báo viết. Putin và “đội của ông ta” lấy làm tự hào vì đã vực dậy được nước Nga. “Trên thực tế, họ đã tóm lấy nó chẳng khắc gì quân ăn cướp. Hiến pháp Nga đã bị họ rút ruột và bị chế độ phong kiến mới đứng đầu là bá tước Vladimir Putin sử dụng theo cách của mình. Dù các định chế dân chủ ở Nga hồi cuối những năm 1990 có còn non trẻ và chưa có kinh nghiệm đi nữa, nhưng Putin đã tước hết những chức năng vốn có của chúng”
Редакция The Observer не удивлена намерением Путина баллотироваться в президенты: "На самом деле Путин, брутальный экс-сотрудник КГБ, оставив свой пост после двух сроков в 2008 году, никуда и не уходил". "Хотя никто не отрицает, что он - или его партия "Единая Россия" - обладают реальной популярностью, эта поддержка была завоевана за счет подлинной оппозиции и свободных СМИ, которые подвергаются нападкам Путина и его сторонников. Страна скатывается от демократии назад к автократии. И это предмет для серьезной озабоченности", - говорится в комментарии.

Ban biên tập tờ The Observer (Anh) không ngạc nhiên trước ý định tranh cử tổng thống của Putin: “Trên thực tế, Putin, một cựu quan chức tàn bạo của KGB đã rời nhiệm sở sau hai nhiệm kì vào năm 2008, như ông ta chưa hề đi đâu hết”. “Mặc dù không có ai phủ nhận rằng ông ta hay Đảng Nước Nga thống nhất của ông ta được một số người tín nhiệm, nhưng sự ủng hộ này có được là do lực lượng đối lập và các phương tiện thông tin đại chúng tự do bị Putin và những người ủng hộ ông ta tấn công. Đất nước trượt dài từ chế độ dân chủ sang độc tài. Đây là sự kiện đáng lo”, bài bình luận viết.
Фарсом называет испанская El País события на съезде правящей партии "Единая Россия". "Непрезентабельные махинации, разыгранные на съезде, посылают однозначный сигнал, уничтожающий надежды на либерализацию. Медведев оказался бесполезным президентом, но четыре года назад, осудив "правовой нигилизм" и "вечную коррупцию" в России, он пробудил надежды на перемены, которые могли бы увести великую страну от авторитарной власти, слабых институтов и усиления национализма. Возвращение Путина в президенты - это возвращение на исходные позиции", - сетует издание.
Tờ El País (Tây Ban Nha) gọi những sự kiện tại đại hội Đảng Nước Nga thống nhất là nhảm nhí. “Những thủ đoạn được thực hiện tại đại hội đưa ra một tín hiệu rõ ràng là hi vọng dân chủ hóa đã chấm dứt. Medvedev hóa ra là một tổng thống vô tích sự, nhưng bốn năm trước, trong khi phê phán “thái độ hư vô về pháp lí” và “hiện tượng tham nhũng thâm căn cố đế” ở Nga, ông ta đã làm dấy lên hi vọng về sự thay đổi, có thể đưa đất nước vĩ đại này thoát khỏi chế độ độc tài, thoát khỏi những định chế kém cỏi và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Putin trở lại chức tổng thống cũng có nghĩa là trở lại điểm xuất phát”, tờ báo này nói như thế.





Translated by Phạm Nguyên Trường



China's Imminent Collapse Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa



China's Imminent Collapse
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa
John Quiggin, September 13, 2011
John Quiggin
The annual gathering of the great and good at the World Economic Forum in Davos has proved such a success that it has generated a series of spin-off events. I have spoken at a couple in Australia, and doubtless there are many others. But the biggest, second only to the WEF itself, is the Annual Meeting of the New Champions, informally known as “Summer Davos.”
Cuộc họp hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos đã tỏ ra thành công đến mức đã tạo ra hàng loạt những sự kiện phụ hữu ích. Tôi đã nói tại một đôi cuộc như thế ở Australia và chắc chắn có nhiều cuộc khác nữa. Nhưng cái lớn nhất, chỉ đứng thứ hai sau bản thân WEF, là Cuộc họp hàng năm của Những Quán quân mới, được biết một cách không chính thức dưới tên những "Davos Mùa Hè."
As its official title implies, the Summer Davos is focused on issues affecting the rapidly growing economies of Asia. This year, the event is to be held in Dalian, China, under the theme “Mastering Quality Growth.”
Như cái tên chính thức của nó hàm ý, Davos Mùa Hè tập trung vào những vấn đề đang ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển nhanh của châu Á. Năm nay, sự kiện này được tổ chức ở Đại Liên, Trung Hoa, dưới chủ đề "Làm chủ Tăng trưởng Chất lượng."
Both the theme and the conference program are redolent of the optimism about the beneficence and inevitable success of the market-liberal model epitomized in the pages of the National Interest by Francis Fukuyama’s essay, The End of History.
Cả chủ đề lẫn chương trình đều sặc mùi lạc quan về thành công tốt lành và chắc chắn của mô hình thị trường tự do được thu nhỏ trong những trang của National Interest, bằng luận văn của Francis Fukuyama "Kết thúc của lịch sử."
To be sure, the Davos discussions are not characterized by the glib triumphalism which was so dominant in the 1990s, when Fukuyama’s essay appeared. The path to quality growth, it seems, is beset with obstacles. Wise policy and good judgment are needed if these obstacles are to be avoided, and the very purpose of the Meeting of the New Champions is to provide guidance on navigating a path around them.
Chắc chắn là, các cuộc thảo luận Davos không đặc trưng bởi thái độ hân hoan chiến thắng thịnh hành vào những năm 1990, khi luận văn của Fukuyama xuất hiện. Con đường đi đến tăng trưởng có chất lượng có vẻ như bị vây bọc bởi những chướng ngại. Những chính sách khôn ngoan và những phán xét đúng đắn là cần nếu như những chướng ngại này có thể tránh được, và chính cái mục đích của Cuộc họp của Những Quán quân Mới này là cung cấp hướng dẫn để tìm đường lách qua những chướng ngại ấy.
Nevertheless, the program evinces little doubt that China and other emerging Asian champions will in due course follow a slightly modified version of the trail blazed by already developed countries, acquiring the necessary institutions such as rule of law and liberal democracy along the way.
Tuy nhiên chương trình tỏ ra có chút nghi ngờ rằng Trung Hoa và các quán quân mới nổi của châu Á sẽ trong một tiến trình thích hợp đi theo một phiên bản hơi đổi khác của con đường mòn đã được các nước đã phát triển đánh dấu, đạt được những định chế cần thiết như quy tắc thượng tôn pháp luật và nền dân chủ tự do trên con đường đó.
The impression of following a well-used trail is particularly evident in themes such as “disruptive innovation,” a slightly shopworn catchphrase coined by Clayton Christensen of the Harvard School of Business in the early years of the dotcom boom. Having helped to inflate that spectacular bubble, it is now being exported to the equally fizzy economies of East Asia.
Dấu vết của việc đi theo con đường đã được sử dụng tốt đặc biệt rõ ràng trong những chủ đề như "đổi mới gãy vỡ" một lối nói hơi bị mòn nhẵn do Clayton Christesen của Trường Kinh doanh đại học Harvard tạo ra, trong những năm đầu bùng nổ những địa chỉ mạng "chấm com." Nó đã giúp thổi phồng chiếc bong bóng ngoạn mục đó, bây giờ nó đang được xuất khẩu để làm sủi bọt các nền kinh tế Đông Á theo cách ấy.
The optimistic narrative offered at Davos is not without its critics. An alternative view is popular in two sharply opposed camps: those within the Chinese hierarchy who take the notion of “socialism with Chinese characteristics” at something like face value, and those in the United States who maintain the traditional suspicion of—and hostility to—China, either as a continuation of the Cold War or on the view that any two great powers must eventually clash.
Câu chuyện lạc quan được đưa ra ở Davos không phải không có những kẻ phê bình. Một quan điểm khác khá phổ biến trong hai phe đối lập gay gắt: Những người trong tôn ti trật tự Trung Hoa lấy khái niệm "chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa" ở một cái gì đó giống như giá trị bề mặt, và những người ở Hoa Kỳ vẫn giữ niềm hoài nghi truyền thống – hay thù địch với – Trung Hoa, hoặc là như một sự tiếp tục Chiến tranh Lạnh, hoặc là trên quan điểm cho rằng hai cường quốc lớn này cuối cùng thế nào cũng đụng độ nhau.
On the alternative account, China (and perhaps other Asian countries) can grow rich without becoming either liberal or democratic. Having done so, Beijing will (and, in the view of Chinese supporters of this analysis, should) convert its economic power into political influence. Globally, this influence will naturally favor a strong version of the doctrine of noninterference in the internal affairs of sovereign states (at least until China is powerful enough to contemplate such interference itself) and support for autocratic governments of all kinds as a counterweight to the claims of liberal democracies to be the only genuinely legitimate governments.
Về quan điểm khác này, Trung Hoa (và có lẽ các nước châu Á khác) có thể trở nên giàu có mà không cần trở thành tự do hay dân chủ. Đã làm được thế, Bắc Kinh (và theo quan điểm của những người ủng hộ Trung Hoa về phân tích này) sẽ biến sức mạnh kinh tế của nó thành ảnh hưởng chính trị. Trên tổng thể, ảnh hưởng này sẽ tự nhiên thiên về một phiên bản mạnh của học thuyết không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền (ít nhất cho đến khi Trung Hoa đủ mạnh để toan tính về một sự can thiệp như thế) và ủng hộ các chính phủ chuyên quyền đủ mọi loại như một đối trọng với tuyên bố của những nước dân chủ tự do là những chính phủ hợp pháp duy nhất chân chính.
On the face of it, the advocates of the second view have the better of the argument. Within China, the last twenty years have seen huge economic growth, but no net progress towards democracy. The hopes raised by the prodemocracy protests of 1989 have been crushed, and most Chinese appear to have accepted the political status quo and settled down to making money.
Trên bề mặt, những người ủng hộ quan điểm thứ hai có lý lẽ tốt hơn. Bên trong Trung Hoa hai mươi năm nay đã thấy tăng trưởng kinh tế khổng lồ, nhưng không có tiến bộ thực sự nào về hướng dân chủ. Những hy vọng mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ khơi lên năm 1989 đã bị nghiền nát, và hầu hết người Trung Hoa tỏ ra đã chấp nhận nguyên trạng chính trị và yên phận để kiếm tiền.
The promotion of local elections in rural villages as a training ground for democratization has turned out to be a dead end. Although the system of local elections has been in place for decades, it has not led to an extension of the system to the township level, let alone to the cities where economic activity is now centered. And the central authority does not hesitate to step on any village that takes its democratic rights too seriously—for example, by electing an unacceptable candidate or demanding the removal of a well-connected village chief.
Việc khuyến khích những cuộc bầu cử địa phương ở những làng mạc nông thôn như một cơ sở diễn tập dân chủ hóa hóa ra đã lâm vào một ngõ cụt. Mặc dầu những hệ thống bầu cử địa phương đã có trong nhiều thập kỷ, nó vẫn không dẫn đến việc mở rộng hệ thống này ra những thành phố nhỏ, chứ đừng nói đến những thành phố lớn hiện nay là trung tâm của những hoạt động kinh tế. Và chính phủ trung ương không ngại ngần dẫm lên bất cứ làng xã nào coi các quyền dân chủ là quá nghiêm túc – chẳng hạn, bằng cách bầu cho những ứng cử viên không được chấp nhận hoặc đòi bãi nhiệm một lãnh đạo xã có những mối liên hệ quan trọng.
Indeed, the system of local elections may be seen as a strategic retreat by the Communist Party, the better to defend its monopoly of power at the national level. With no remaining ideological interest in the way villages are run, handing off responsibility for the generally thankless business of local government makes a lot of sense.
Trên thực tế hệ thống bầu cử địa phương có thể được coi như một cuộc rút lui chiến lược của Đảng Cộng sản, cách tốt hơn để bảo vệ độc quyền quyền lực ở quy mô toàn quốc. Không còn sót lại mối quan tâm ý thức hệ nào theo cách các làng xã đang được điều hành, việc rũ bỏ trách nhiệm đối với những công việc không mấy lợi lộc của chính quyền địa phương có ý nghĩa rất lớn.
Internationally, China has established the Shanghai Cooperation Organization, along with Russia and a group of authoritarian governments in Central Asia (the ’stans) and with India, Iran, Mongolia and Pakistan as official observers. This group has a common interest in promoting the view that there is no uniquely suitable model of government and that Asian circumstances require Confucian values of deference to authority.
Về phương diện quốc tế, Trung Hoa đã thiết lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cùng với Nga và một nhóm các nước độc tài Trung Á (các tên nước có đuôi -stan) và với Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là những quan sát viên chính thức. Nhóm này có một lợi ích chung trong việc cổ vũ quan điểm rằng không có mô hình chính phủ nào duy nhất phù hợp [cho tất cả], và rằng hoàn cảnh châu Á đòi hỏi các giá trị Khổng giáo về việc tôn trọng người cầm quyền.
Finally, the Chinese government has sought to secure control over natural resources and to use that control to pursue geopolitical goals. Among the most notable examples was the monopolization, through predatory competition, of the market for “rare earths” and the imposition of an embargo on exports to Japan following that country’s detention of a Chinese fishing boat in disputed waters.
Cuối cùng chính phủ Trung Hoa đã tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng việc kiểm soát đó vào các mục tiêu địa chính trị. Trong số những thí dụ nổi bật nhất là việc giữ độc quyền, thông qua cạnh tranh như ăn cướp, thị trường "đất hiếm" và áp đặt lệnh cấm lên nhập khẩu sang Nhật Bản sau khi nước này bắt giữ một thuyền đánh cá Trung Hoa trong vùng biển tranh chấp.
All of these give the appearance of a unified regime in which economic and political power are wielded jointly in the pursuit of national interest. Unsurprisingly, this model is appealing to many Chinese and viewed with a mixture of fear and envy by many in the West.
Tất cả những chuyện này tạo vẻ ngoài về một chế độ thống nhất trong đó sức mạnh kinh tế và chính trị được vận dụng phối hợp cùng nhau trong việc theo đuổi những lợi ích của dân tộc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình này đang hấp dẫn nhiều người Trung Hoa và được nhiều người phương Tây nhìn bằng con mắt vừa sợ hãi vừa thèm muốn.
But appearances can be deceiving. Great powers, actual or aspiring, tend to overestimate their ability to direct the course of events. The United States has long used embargos as a tool of policy (or at least as an expression of political anger), most notably against the government of Cuba. In the absence of broad international participation, however, such policies are at best useless and at worse counterproductive. The Castros are still in power, long after dictators less offensive to U.S. sensibilities have been driven into exile or thrown into prison.
Nhưng những cái vẻ ngoài có thể lừa dối. Các cường quốc lớn đã định hình hay đang vươn lên, có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của họ điều khiển tiến trình của các sự kiện. Hoa Kỳ một thời gian dài dùng cấm vận như một công cụ của chính sách (hoặc ít nhất như một sự biểu thị cơn thịnh nộ chính trị), đáng chú ý nhất là cấm vận chống chính phủ Cuba. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiếu một sự tham gia rộng rãi của quốc tế, những chính sách như thế may lắm là vô dụng nếu không rơi vào tình trạng phản tác dụng tệ hại. Anh em Castro vẫn nắm chính quyền dài dài sau khi những tay độc tài ít hung hăng hơn theo cảm quan của Mỹ đã bị đuổi ra khỏi đất nước hay bị tống vào ngục.
The Chinese rare-earths embargo was even less successful than the Cuba embargo, being abandoned after only five weeks. Its only effect was a scramble among users of rare earths to secure alternative supplies, resulting in the reopening of mines that had been shut down as a result of low-cost Chinese competition. An expensively acquired position of market power was trashed for no return.
Việc cấm vận đất hiếm ít thành công hơn cuộc cấm vận Cuba, bị bãi bỏ chỉ sau năm tuần. Tác động duy nhất của nó là sự tranh giành trong số những người sử dụng đất hiếm để duy trì những nguồn cung cấp thay thế, dẫn đến việc mở lại những mỏ đã bị đóng do kết quả của cuộc cạnh tranh giá-thấp của Trung Quốc. Một vị trí giành được bằng giá đắt của sức mạnh thị trường đã bị vứt bỏ không thể lấy lại.
The SCO has been similarly ineffectual. It has not exercised a decisive influence on events in Western Asia. Russia’s actions in promoting separatist ministates like Abkhazia and South Ossetia have run directly counter to Chinese concerns for territorial integrity. Similarly, the organization has had little influence with respect to the fall of successive governments in Kyrgyzstan. When and if the autocracies in the other ’stans come under serious challenge from their subjects, it is hard to see the SCO doing much about it, or retaining much appeal for the successor states.
SCO cũng vô ích như thế. Nó đã không tạo được một ảnh hưởng quyết định lên các sự kiện ở Tây Á. Những hành động của Nga trong việc kích động những nước nhỏ li khai như Abkhazia và Nam Ossetia trực tiếp chống lại những quan ngại của Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ. Tương tự, tổ chức này có ít ảnh hưởng đối với sự sụp đổ của các chính phủ kế tiếp nhau ở Kyrgyzstan. Khi (và nếu) những kẻ độc tài ở các nước 'tên có đuôi –stan' gặp thách thức nghiêm trọng từ các thần dân của chúng, hiếm khi thấy SCO làm được gì nhiều, hoặc còn giữ được nhiều sức hấp dẫn với các nhà nước kế vị.
If Afghanistan is the graveyard of empires, Asia has been the graveyard of international organizations, and the SCO seems doomed to share the fate of SEATO, ASEAN, APEC, AP-6 and many others. These organizations (SEATO died through lack of interest in the 1970s, but the rest still exist) have held many meetings, but it’s hard to point to a single substantive achievement between them. And most of these organizations had a more coherent membership and rationale than does the SCO, which looks rather like a salon des refusés formed in defiance of the corresponding organizations of liberal democracies.
Nếu Afghanistan là bãi tha ma của các đế quốc, thì châu Á đã từng là bãi tha ma của các tổ chức quốc tế, và SCO dường như cũng chịu chung số phận với SEATO, ASEAN, APEC, AP-6 và nhiều tổ chức khác. Những tổ chức này (SEATO chết vì thiếu sự quan tâm trong những năm 1970 nhưng những tổ chức còn lại vẫn còn tồn tại đến ngày nay) đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng khó mà chỉ ra được một thành tựu quan trọng nào trong khoảng thời gian giữa những cuộc họp ấy. Và phần lớn những tổ chức này có nhiều thành viên cố kết và căn bản hơn SCO, vốn giống như một "salon chối từ" (salon des refusés[1]) hình thành trong sự thách thức của các tổ chức tương ứng của các nền dân chủ tự do.
Finally, there is the big question of whether the Chinese Communist Party can maintain its monopoly on power in a fully developed market (or perhaps mixed) economy. Contrary to some optimistic hopes, there is little to suggest that the development of a market economy per se will be sufficient to produce a shift towards democracy. The party has been very successful in coopting leading members of the business sector and in ensuring that they have a substantial stake in the maintenance of the existing order.
Cuối cùng có một câu hỏi lớn liệu Đảng Cọng sản Trung Hoa có thể duy trì độc quyền quyền lực của nó trong một nền kinh tế thị trường phát triển hết cỡ (hoặc có thể pha trộn) hay không. Trái ngược với một số hy vọng lạc quan, có ít lý do để nghĩ rằng sự phát triển của một nền kinh tế thị trường tự nó đủ để tạo ra một bước chuyển về hướng dân chủ. Đảng này đã hết sức thành công trong việc kết nạp những thành viên hàng đầu của khu vực kinh doanh và trong việc đảm bảo rằng họ có một khả năng thật sự để duy trì trật tự hiện tồn.
On the other hand, as the example of the Arab Spring has shown, authoritarian governments may be much more fragile than they appear. The system of self-selecting oligarchy that has emerged in China since the death of Mao has been a source of stability, but it offers no good way of resolving fundamental disagreements about policy directions.
Mặt khác, như tấm gương của Mùa Xuân A Rập cho thấy, các chính phủ độc tài có thể dễ đổ vỡ hơn nhiều so với vẻ ngoài của chúng. Cái hệ thống đầu sỏ chính trị tự-bầucử chính mình đã nổi lên ở Trung Hoa từ sau cái chết của Mao đã là một nguồn ổn định nhưng không đưa ra được cách nào tốt để giải quyết những bất đồng cơ bản về các đường lối chính sách.
The spectacular economic growth of the past two decades has made the resolution of policy disagreements relatively easy. Simply put, there has been enough surplus to satisfy all important interests and still allow rapidly rising incomes for the mass of the population, or at least those in urban areas who might pose a threat to political stability.
Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của hai thập kỷ qua đã làm cho việc giải quyết các bất đồng trở nên tương đối dễ dàng. Chỉ cần thấy, đã có đủ thặng dư để thỏa mãn mọi lợi ích quan trọng và vẫn còn cho phép tăng nhanh thu nhập cho khối lớn dân cư, hay ít nhất những người ở khu vực đô thị là những người có thể tạo thành mối đe dọa đối với ổn định chính trị.
Again, the example of the Arab Spring suggests that a slowdown in economic growth can bring about a sudden break in what seemed like an established political order. In democracies, economic shocks typically result in electoral defeat for the incumbent government, which at least provides the public with someone to blame, and a test of the hypothesis that the crisis was the result of mismanagement.
Hơn nữa, tấm gương Mùa Xuân A Rập gợi lên rằng một sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến gãy vỡ đột ngột trong cái có vẻ ngoài là một trật tự chính trị đã được thiết lập vững vàng. Trong các nước dân chủ, những cú sốc kinh tế thường dẫn đến thất bại trong bầu cử cho chính phủ đương nhiệm, điều ấy ít nhất cũng cung cấp cho xã hội một ai đó để đổ lỗi, và một phép thử của cái giả thuyết rằng khủng hoảng là do lãnh đạo kém.
In a closed oligarchy like that of China, there is no such mechanism. The system could break down from within, as factional disagreements within the central committee spill out into the broader party and the public at large. Alternatively, large-scale public protests, combined with disagreements over the extent to which repression is desirable and feasible, could bring about a rapid breakdown.
Trong một chế độ mà cấu trúc quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ đóng kín như Trung Hoa, không có một cơ chế như thế. Hệ thống này có thể đổ vỡ từ bên trong, những bất đồng, bè phái, bên trong ban chấp hành trung ương tràn ra toàn đảng và cả ra ngoài xã hội. Như một lựa chọn, những cuộc biểu tình phản đối quy mô lớn của công chúng, kết hợp với những bất đồng vượt quá mức độ cần đến và có thể đàn áp, dễ kéo đến một sụp đổ nhanh chóng.
Given the opacity of the system, there is no way of telling how and when such a breakdown might occur except to observe that is likely to be precipitated by an economic crisis of some kind. Moreover, there is no way to tell whether a crisis would produce a relatively smooth transition towards democracy or something more chaotic and perhaps bloody.
Với tính mờ đục của hệ thống này, không có cách nào nói trước một sự sụp đổ như vậy sẽ xảy ra khi nào và theo cách nào, trừ cái nhận xét rằng nó có thể được báo trước bằng một loại khủng hoảng kinh tế gì đó. Hơn nữa, không có cách nào nói trước liệu một cuộc khủng hoảng như thế có thể tạo ra bước chuyển biến tương đối êm đềm sang dân chủ, hay là một cái gì đó hỗn loạn hơn, hay có lẽ đẫm máu.
A collapse in the existing order, accompanied by an upsurge of demands for democratization would certainly be a prime example of “disruptive innovation.” But perhaps those who throw this phrase about should be careful what they wish for.
Một sự sụp đổ trật tự hiện tồn, đi kèm theo sự dâng trào đột ngột các yêu cầu dân chủ hóa chắc chắn sẽ là một ví dụ tốt nhất về một sự "đổi mới gãy vỡ." Nhưng có lẽ những người quăng ra câu này nên cẩn thận với điều họ muốn.

[1] Các salon nghệ thuật ở Paris trưng bày những tác phẩm bị giới hàn lâm thời thượng chối từ .



Translated by Hiếu Tân

This Week at War: Let's Talk About China Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa

A Contest for Supremacy calls on America's China-watchers to get real


This Week at War: Let's Talk About China
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa
BY ROBERT HADDICK | SEPTEMBER 23, 2011
ROBERT HADDICK
A new book argues that it's time to have an open conversation about the security challenges posed by the Middle Kingdom's rise, even if Beijing gets offended.
Một cuốn sách mới lập luận rằng đã đến lúc phải nói công khai về thách thức an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra, cho dù có làm Bắc Kinh khó chịu
In the preface to A Contest for Supremacy: China, America, and the Struggle for Mastery in Asia, Aaron Friedberg, an international relations professor at Princeton, describes how, in the waning months of the Clinton administration, he was hired to review the U.S. intelligence community's assessment of China. The experience, he says, left him deeply troubled about what he saw coming between China and the United States. By contrast, the "China hands" he knew in and out of the U.S. government "seemed to believe that a Sino-American rivalry was either highly unlikely, too terrifying to contemplate, or (presumably because talking about it might increase the odds that it would occur) too dangerous to discuss. Whatever the reason, it was not something that serious people spoke about in polite company."
Trong lời tựa cuốn Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng: Trung Hoa, Hoa Kỳ, và cuộc tranh đua làm chủ châu Á, Aaron Friedberg[1], một giáo sư quan hệ quốc tế ở Princeton, mô tả trong những tháng gần cuối của chính quyền Clinton, ông đã được thuê để xem xét lại đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về Trung Hoa như thế nào. Ông nói, kinh nghiệm khiến ông hết sức bối rối về những gì ông thấy đang đến giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ. Trái lại, những “bàn tay Trung Hoa” ông biết trong và ngoài chính phủ Mỹ tin rằng một sự kình địch Hoa – Mỹ dường như hoặc là rất khó xảy ra, quá khủng khiếp nên không thể nghĩ tới, hoặc là (cho rằng nói đến chuyện đó có thể làm tăng khả năng nó xảy ra) quá nguy hiểm để thảo luận. Dù lý do gì thì đó không phải là chuyện để những người nghiêm túc nói về nó giữa chỗ bạn bè thân mật và lịch sự.
Like tossing a dead skunk into a garden party, A Contest for Supremacy aims to shake things up among the foreign-policy elite inside the United States. Friedberg presents all of the arguments employed in favor of optimism and complacency regarding the trends facing the United States in East Asia then systemically shoots them down. His book is the most thorough wake-up call yet regarding the security challenges presented by China's rise. It is also a plea to have an honest conversation about the difficult questions facing the United States in Asia.
Giống như ném xác một con chồn hôi vào bữa tiệc ngoài vườn, Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng nhằm lay động những người trong giới tinh hoa chính sách ngoại giao bên trong nước Mỹ. Friedberg trình bày tất cả những lý lẽ được sử dụng để ủng hộ tinh thần lạc quan và tự mãn liên quan đến xu hướng đang đối mặt với Hoa Kỳ ở Đông Á sau đó đánh đổ tất cả những lập luận ấy một cách có hệ thống. Cuốn sách của ông là lời kêu gọi thức tỉnh thấu đáo về những thách đố an ninh do sự trỗi dậy của Trung Hoa. Nó cũng là lời yêu cầu khẩn thiết một cuộc nói chuyện thành thực về những vấn đề khó khăn đang hiện ra trước mặt Hoa Kỳ ở Châu Á.
The book's straightforward organization bolsters Friedberg's arguments. The first four chapters summarize the history of China's dealings with the West and explain the origins of the Middle Kingdom's rivalry with other great powers, including the United States. Thucydides and Bismarck would quickly recognize Friedberg's description of a rising China that has growing interests and that sees that it must take action to defend its position. The unfortunate fact that China's new interests overlap with those of the current dominant power is nothing new in the history of great-power collisions.
Bố cục rõ ràng mạch lạc của cuốn sách làm mạnh thêm những luận điểm của Friedberg. Bốn chương đầu tóm tắt lịch sử Trung Hoa giao thiệp với Phương Tây và giải thích nguồn gốc sự thù địch của Trung Quốc với các cường quốc khác trong đó có Mỹ. Thucydides và Bismarck chắc sẽ nhanh chóng nhận ra sự diễn tả của Friedberg về một Trung Hoa đang trỗi dậy có những lợi ích và nó thấy nó cần phải hành động để bảo vệ vị trí của nó. Sự kiện bất hạnh là những lợi ích mới của Trung Hoa lại trùng với những lợi ích của cường quôc vượt trội hiện tại không có gì mới trong lịch sử những cuộc đụng độ của các siêu cường.
The second section of the book discusses China's view of its strategic situation. Friedberg draws extensively from Chinese sources to describe Beijing's view of the United States and the Chinese leadership's conceptions of its long-term interests and probable grand strategy. According to Friedberg, China's leaders view the United States not as a status quo power, but as a revisionist force determined to one day overthrow one-party rule inside China. This argument may come as a surprise to those in the United States who thought a revisionist China was challenging the status quo United States.
Phần hai cuốn sách bàn về quan điểm của Trung Hoa về vị thế chiến lược của nó. Friedberg rút một cách rộng rãi từ các nguồn của Trung Hoa để miêu tả quan điểm của Bắc Kinh về Hoa Kỳ và các quan niệm của lãnh đạo Trung Hoa về những quyền lợi dài hạn của nó và chiến lược lớn mà nó có thể áp dụng. Theo Friedberg các lãnh đạo Trung Hoa nhìn Hoa Kỳ không phải là một cường quốc nguyên trạng (status quo) mà là một lực lượng xét lại, quyết định đến một ngày nào đó lật đổ chế độ độc đảng bên trong Trung Hoa. Lý lẽ này là điều ngạc nhiên đối với những ai ở Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng một nước Trung Hoa xét lại đang thách thức cường quốc Hoa Kỳ nguyên trạng.
Friedberg analyzes why, in addition to its economic potential, China is such a difficult challenge for U.S. policymakers. It has been two centuries, with its struggles against Britain, since the United States faced a strategic adversary that was simultaneously a broad and deep trading and financial partner. Friedberg catalogs the numerous business and academic interests inside the United States that profit from their relationships with China and who seek to downplay the strategic rivalry. Finally there are China's tactics, which emphasize patience and outwardly profess modesty about China's intentions and capabilities. Meanwhile, according to Friedberg, China seeks "to win without fighting" by establishing alternative networks and alliances that will eventually supplant and replace those global institutions created and defended by the United States and its allies.
Friedberg phân tích tại sao, ngoài tiềm lực kinh tế của nó, Trung Hoa là một thách thức hóc búa đối với các nhà vạch chính sách Hoa Kỳ. Đã hai thế kỷ, với những cuộc đấu tranh của nó chống đế quốc Anh, Hoa Kỳ phải đối mặt với một kẻ thù chiến lược đồng thời là đối tác thương mại tài chính rộng và sâu. Friedberg liệt kê nhiều công cuộc kinh doanh và những mối quan tâm học thuật bên trong Hoa Kỳ được hưởng lợi từ các mối quan hệ của chúng với Trung Hoa và đó là những người đang tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc tranh đua chiến lược này. Cuối cùng là những chiến thuật của Trung Hoa, nhấn mạnh lòng kiên nhẫn và bề ngoài tuyên bố một cách khiêm tốn về những ý đồ và những khả năng của Trung Hoa. Trong khi đó, theo Friedberg, Trung Hoa tìm cách "không đánh mà vẫn thắng" bằng cách thiết lập các mạng lưới thay thế và các đồng minh cuối cùng sẽ hất cẳng và thay thế các thiết chế toàn cầu do Mỹ và các đồng minh của nó lập ra và bảo vệ.
After conducting a net assessment of China's and America's hard and soft power, Friedberg concludes with an analysis of the strategic options available to U.S. policymakers. He has little regard for the idea that being firm with China's leaders will merely catalyze an avoidable conflict. For Friedberg, China's rulers are tough and thick-skinned realists whose decisions will benefit from a firm U.S. approach and who, by contrast, could tragically miscalculate if they perceive American vacillation. He recommends reinforcing conventional military deterrence, reaffirming U.S. alliances in Asia, and taking steps to maintain U.S. research and technological advantages. Perhaps most important is Friedberg's plea for U.S. policymakers and citizens to openly discuss the adverse trends facing the United States in East Asia and to reject the idea that merely discussing these issues will create a confrontation.
Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ về quyền lực cứng và mềm của Trung Hoa và Hoa Kỳ, Friedberg kết luận bằng một phân tích về các phương án chiến lược có sẵn cho các nhà làm kế hoạch Hoa Kỳ. Ông xem thường cái ý tưởng tin chắc rằng các lãnh đạo Trung Hoa chỉ xúc tác một cuộc xung đột có thể tránh được. Đối với Friedberg, các nhà cai trị Trung Hoa là những kẻ thực tế chủ nghĩa thô bạo và chai lì mà những quyết định của họ sẽ được lợi từ một quan điểm cứng rắn của phía Hoa Kỳ, còn họ, trái lại, có thể tính toán sai một cách thảm hại nếu họ nắm được sự dao động của Mỹ. Ông khuyên nên củng cố rào chắn quân sự thông thường, khẳng định lại liên minh của Mỹ với các nước châu Á, và tiến hành các bước duy trì nghiên cứu và các ưu thế công nghệ của Mỹ. Có lẽ quan trọng nhất là yêu cầu của Friedberg đối với các nhà lập chính sách và các công dân là thảo luận công khai các xu hướng thù địch đang đối mặt với Hoa Kỳ ở châu Á, và vứt bỏ cái ý nghĩ cho rằng chỉ riêng việc thảo luận những vấn đề này cũng có thể tạo ra sự đối đầu.
The fragility of China's internal situation and the cresting in two decades of its demographic advantage do not escape Friedberg's scrutiny. Although Chinese leaders have displayed caution and patience, the window will close on their ability to take advantage of their growing power. With the next decade or so possibly being the most dangerous, there is all the more reason for both U.S. policymakers and the electorate to engage the difficult arguments presented in his book.
Tình hình nội bộ dễ đổ vỡ của Trung Hoa và đỉnh cao của thuận lợi về nhân khẩu trong hai thập kỷ không thoát khỏi sự xem xét kỹ lưỡng của Friedberg. Mặc dầu các lãnh đạo Trung Hoa đã tỏ ra thận trọng và kiên nhẫn, cánh cửa sẽ đóng lại với khả năng lợi dụng sức mạnh đang lớn lên của nó. Với khoảng một thập kỷ tới, có thể là thập kỷ nguy hiểm nhất, sẽ có đủ lý do để các nhà làm chính sách và cử tri lao vào những cuộc tranh cãi gay go được trình bày trong cuốn sách của ông.

Translated by Hieu Tan