OUTLINE OF AMERICAN
HISTORY
|
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ -
P12
|
12 POSTWAR AMERICA
|
CHƯƠNG 12: NƯỚC MỸ
SAU CHIẾN TRANH
|
|
Moving day in a
newly opened suburban community, 1953.
(J.R Eyerman/Time Life
Pictures/Getty Images)
|
Ngày chuyển nhà
trong một cộng đồng ngoại ô mới mở, năm 1953.
(J.R Eyerman / Time
Life Pictures / Getty Images)
|
CONSENSUS AND CHANGE
|
SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ SỰ
THAY ĐỔI
|
"We must build a new world, a far better world --
one in which the eternal dignity of man is
respected."
- President Harry S. Truman, 1945
|
"Chúng ta phải xây dựng một thế giới mới, một thế
giới tốt đẹp hơn nhiều - trong đó chân giá trị vĩnh cửu của con người phải
được tôn trọng"
Tổng thống Harry S. Truman,1945
|
The United States dominated global affairs in the years
immediately after World War II. Victorious in that great struggle, its
homeland undamaged from the ravages of war, the nation was confident of its
mission at home and abroad. U.S. leaders wanted to maintain the democratic
structure they had defended at tremendous cost and to share the benefits of
prosperity as widely as possible. For them, as for publisher Henry Luce of
Time magazine, this was the "American Century."
|
Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai,
nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Là người chiến
thắng trong cuộc Chiến tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến tranh,
cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội và
đối ngoại. Những người lãnh đạo Hoa Kỳ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ đã
bảo vệ với một giá đắt và muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh
vượng. Với họ, như Henry Luce, chủ bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là
thế kỷ của nước Mỹ.
|
For 20 years most Americans remained sure of this
confident approach. They accepted the need for a strong stance against the
Soviet Union in the Cold War that unfolded after 1945. They endorsed the
growth of government authority and accepted the outlines of the rudimentary
welfare state first formulated during the New Deal. They enjoyed a postwar
prosperity that created new levels of affluence.
|
Trong suốt 20 năm, phần lớn người Mỹ đều tin tưởng vào
quan điểm này. Họ đồng ý với lập trường phản đối Liên Xô trong Chiến tranh
Lạnh vốn đã bắt đầu bộc lộ ngay sau năm 1945. Họ tán thành việc tăng cường
quyền lực của chính phủ và thừa nhận những nguyên tắc chung của nhà nước
thịnh vượng vốn đã được hình thành từ thời kỳ Chính sách kinh tế mới. Họ tận
hưởng sự thịnh vượng sau chiến tranh, sự thịnh vượng đã tạo ra những thang
bậc mới của sự giàu có.
|
But gradually some began to question dominant assumptions.
Challenges on a variety of fronts shattered the consensus. In the 1950s,
African Americans launched a crusade, joined later by other minority groups
and women, for a larger share of the American dream. In the 1960s,
politically active students protested the nation's role abroad, particularly
in the corrosive war in Vietnam. A youth counterculture emerged to challenge
the status quo. Americans from many walks of life sought to establish a new
social and political equilibrium.
|
Nhưng dần dần, một số người Mỹ bắt đầu nghi ngờ những giả
định chính đó. Thách thức trên rất nhiều mặt trận đã đập tan sự đồng thuận
trước đó. Vào thập niên 1950, những người Mỹ gốc Phi đã khởi xướng một chiến
dịch vận động lớn, mà sau này đã nhận được sự hưởng ứng của các nhóm dân tộc
thiểu số và các nhóm phụ nữ, nhằm chia sẻ rộng rãi hơn cái gọi là giấc mơ Mỹ.
Vào thập niên 1960, những sinh viên tích cực hoạt động chính trị đã phản đối
vai trò của Mỹ ở nước ngoài, đặc biệt trong cuộc chiến tranh khiến nước Mỹ
hao tổn quá nhiều tại Việt Nam. Nhóm thanh niên trong phong trào văn hóa mới
xuất hiện cũng thách thức nguyên trạng của các giá trị văn hóa Mỹ. Người Mỹ
thuộc nhiều tầng lớp đang cố gắng xác lập trạng thái cân bằng chính trị xã
hội mới ở nước Mỹ.
|
COLD WAR AIMS
The Cold War was the most important political and
diplomatic issue of the early postwar period. It grew out of longstanding
disagreements between the Soviet Union and the United States that developed
after the Russian Revolution of 1917. The Soviet Communist Party under V.I.
Lenin considered itself the spearhead of an international movement that would
replace the existing political orders in the West, and indeed throughout the
world. In 1918 American troops participated in the Allied intervention in
Russia on behalf of anti-Bolshevik forces. American diplomatic recognition of
the Soviet Union did not come until 1933. Even then, suspicions persisted.
During World War II, however, the two countries found themselves allied and
downplayed their differences to counter the Nazi threat.
|
CÁC MỤC TIÊU CỦA
CHIẾN TRANH LẠNH
Chiến tranh Lạnh là vấn đề chính trị quan trọng nhất trong
thời kỳ ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Nó xuất phát từ những bất đồng
kéo dài giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã bắt đầu xuất hiện ngay từ sau Cách mạng
Tháng 10 Nga năm 1917. Đảng Cộng sản Liên Xô do V.I. Lênin lãnh đạo đã xem
mình có sứ mạng dẫn đầu một phong trào quốc tế làm thay đổi trật tự chính trị
đang tồn tại ở phương Tây, và từ đó, làm thay đổi trật tự chính trị trên thế
giới. Năm 1918, quân đội Mỹ đã tham chiến trong quân đội Đồng minh can thiệp
vào Nga lấy cớ đại diện cho các lực lượng chống Bôn-sê-vích. MÃi đến năm 1933,
nước Mỹ mới công nhận ngoại giao đối với Liên Xô. Nhưng thậm chí sau đó thì
giữa hai quốc gia vẫn luôn có sự nghi ngờ và đề phòng lẫn nhau. Tuy nhiên,
trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, hai nước đã trở thành đồng minh và cùng
gạt bỏ những bất đồng để cùng đấu tranh chống lại Chủ nghĩa Phát-xít Đức.
|
At the war's end, antagonisms surfaced again. The United
States hoped to share with other countries its conception of liberty,
equality, and democracy. It sought also to learn from the perceived mistakes
of the post-WWI era, when American political disengagement and economic
protectionism were thought to have contributed to the rise of dictatorships
in Europe and elsewhere. Faced again with a postwar world of civil wars and
disintegrating empires, the nation hoped to provide the stability to make
peaceful reconstruction possible. Recalling the specter of the Great
Depression (1929-1940), America now advocated open trade for two reasons: to
create markets for American agricultural and industrial products, and to
ensure the ability of Western European nations to export as a means of
rebuilding their economies. Reduced trade barriers, American policy makers
believed, would promote economic growth at home and abroad, bolstering U.S.
friends and allies in the process.
|
Khi chiến tranh kết thúc, sự đối địch lại một lần nữa xuất
hiện. Nước Mỹ mong muốn được chia sẻ cùng với các quốc gia khác những khái
niệm mới về tự do, bình đẳng và dân chủ. Nước Mỹ cũng đã học được nhiều bài
học từ những sai lầm đã mắc phải trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Thế giới Thứ
nhất, khi nó duy trì chủ nghĩa biệt lập, không chịu tham gia các cam kết
chính trị và thực hiện bảo hộ kinh tế, khiến chủ nghĩa phát xít và các chế độ
độc tài có cơ hội phát triển và thống lĩnh tại châu Âu và tại một vài nơi
khác trên thế giới. Lại phải đối mặt với một thế giới thời hậu chiến đầy rẫy
các cuộc Nội chiến và các đế quốc đang tan rã, nước Mỹ đã hy vọng sẽ đem lại
sự ổn định làm cơ sở cho công cuộc tái thiết. Nhớ lại bóng ma của thời kỳ Đại
suy thoái (1929 - 1940), giờ đây, nước Mỹ đã chủ trương mở cửa ngoại thương
vì hai lý do: tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp và
bảo đảm khả năng xuất khẩu của các nước Tây Âu - phương cách tốt nhất để các
quốc gia này tái thiết kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách thị trường của
Mỹ tin rằng việc giảm hàng rào thuế quan có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong và ngoài nước Mỹ, đồng thời giúp đỡ được các quốc gia đồng minh và bạn
bè của nước này.
|
The Soviet Union had its own agenda. The Russian historical
tradition of centralized, autocratic government contrasted with the American
emphasis on democracy. Marxist-Leninist ideology had been downplayed during
the war but still guided Soviet policy. Devastated by the struggle in which
20 million Soviet citizens had died, the Soviet Union was intent on
rebuilding and on protecting itself from another such terrible conflict. The
Soviets were particularly concerned about another invasion of their territory
from the west. Having repelled Hitler's thrust, they were determined to
preclude another such attack. They demanded "defensible" borders
and "friendly" regimes in Eastern Europe and seemingly equated both
with the spread of Communism, regardless of the wishes of native populations.
However, the United States had declared that one of its war aims was the
restoration of independence and self-government to Poland, Czechoslovakia,
and the other countries of Central and Eastern Europe.
|
Liên Xô lại có chương trình hành động riêng. Phương thức
quản lý tập trung bao cấp truyền thống trong lịch sử nước Nga trái ngược hẳn
với hình mẫu dân chủ của nước Mỹ. Hệ tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít đã tạm lắng
trong chiến tranh nhưng vẫn tiếp tục là kim chỉ nam cho các chính sách của
Nga. Đất nước bị tàn phá nặng nề, 20 triệu người đân Xô-viết đã chết trong
chiến tranh, Liên Xô cần phải tập trung toàn lực để tái thiết đất nước và tự
bảo vệ mình khỏi những xung đột mới có thể xảy ra. Người dân Xô-viết đặc biệt
cảnh giác trước nguy cơ bị xâm lấn đất đai từ phía Tây. Sau khi đẩy lùi sự
tấn công của Hitler, Liên Xô quyết tâm ngăn ngừa những cuộc tấn công tương
tự. Họ yêu cầu một đường biên giới được bảo vệ và các chế độ thân hữu ở Đông
Âu, đồng thời truyền bá hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, Hoa Kỳ
chủ trương bố rằng, một trong những mục tiêu chiến tranh mà Mỹ hướng tới là
đảo ngược những ảnh hưởng đó tại Ba Lan, Tiệp Khắc và các quốc gia khác ở
Trung và Đông Âu.
|
HARRY TRUMAN'S
LEADERSHIP
The nation's new chief executive, Harry S Truman,
succeeded Franklin D. Roosevelt as president before the end of the war. An
unpretentious man who had previously served as Democratic senator from
Missouri, then as vice president, Truman initially felt ill prepared to
govern. Roosevelt had not discussed complex postwar issues with him, and he
had little experience in international affairs. "I'm not big enough for
this job," he told a former colleague.
|
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG
THỐNG HARRY TRUMAN
Harry Truman kế vị Franklin D. Roosevelt làm tổng thống
trước khi chiến tranh thế giới chấm dứt. Vốn là một người khiêm tốn, từng là
Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ bang Missouri, sau đó làm Phó Tổng thống, lúc
đầu, Truman cảm thấy mình chưa được chuẩn bị tốt để có thể lãnh đạo đất nước.
Roosevelt không thảo luận những vấn đề phức tạp thời hậu chiến với ông, và
ông có ít kinh nghiệm trong các vấn đề quốc tế. "Tôi chưa đủ trưởng
thành cho công việc này", ông đã từng nói với một đồng nghiệp cũ như
vậy.
|
Still, Truman responded quickly to new challenges.
Sometimes impulsive on small matters, he proved willing to make hard and
carefully considered decisions on large ones. A small sign on his White House
desk declared, "The Buck Stops Here." His judgments about how to
respond to the Soviet Union ultimately determined the shape of the early Cold
War.
|
Nhưng Truman đã nhanh chóng thích ứng được trước những
thách thức mới. Đôi khi có vẻ như hấp tấp trước những vấn đề nhỏ, nhưng ông
lại tỏ ra rất sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn và cân nhắc thận
trọng đối với các vấn đề lớn. Một tấm biển đặt trên bàn làm việc của ông ở
Nhà Trắng đã viết: “Tôi là người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi
việc". Những cân nhắc của ông về việc phản ứng lại đối với Liên Xô như
thế nào cuối cùng đã có ảnh hưởng quan trọng tới thời kỳ đầu của Chiến tranh
Lạnh.
|
ORIGINS OF THE COLD
WAR
The Cold War developed as differences about the shape of
the postwar world created suspicion and distrust between the United States
and the Soviet Union. The first -- and most difficult -- test case was
Poland, the eastern half of which had been invaded and occupied by the USSR
in 1939. Moscow demanded a government subject to Soviet influence; Washington
wanted a more independent, representative government following the Western
model. The Yalta Conference of February 1945 had produced an agreement on
Eastern Europe open to different interpretations. It included a promise of
"free and unfettered" elections.
|
NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN
TRANH LẠNH
Chiến tranh Lạnh xảy ra khi những khác biệt về hình thù
của thế giới thời hậu chiến đã tạo ra những nghi ngờ giữa Mỹ và Liên Xô. Bất
đồng đầu tiên và khó giải quyết nhất là vấn đề Ba Lan: một nửa lãnh thổ phía
đông của nước này phải chịu sự ảnh hưởng của Liên Xô; trong khi đó,
Washington lại muốn đem tới cho quốc gia này một thể chế chính trị theo khuôn
mẫu của phương Tây. Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945 đã đi đến một thỏa thuận
về một Đông Âu mở cửa cho các mô thức khác nhau. Thỏa thuận này cũng hứa hẹn
về các cuộc bầu cử tự do và không hạn chế.
|
Meeting with Soviet Minister of Foreign Affairs Vyacheslav
Molotov less than two weeks after becoming president, Truman stood firm on
Polish self-determination, lecturing the Soviet diplomat about the need to
implement the Yalta accords. When Molotov protested, "I have never been
talked to like that in my life," Truman retorted, "Carry out your
agreements and you won't get talked to like that." Relations
deteriorated from that point onward.
|
Gặp gỡ Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov ngay trong
tuần thứ hai sau khi nhậm chức Tổng thống, Truman đã bày tỏ quan điểm cương
quyết của Hoa Kỳ muốn người dân Ba Lan được thực hiện quyền tự quyết của họ
và nhắc nhở nước Nga phải thực hiện đúng những thỏa thuận đã có ở Yalta. Khi
Molotov phản đối rằng "Chưa ai dám nói với tôi bằng cái giọng như
vậy", thì Truman đã đập lại "Nếu ông thực hiện đúng những gì ông đã
thỏa thuận, thì ông sẽ không bị người ta nói chuyện bằng cái giọng đó
nữa". Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Mỹ đã ngày một xấu đi.
|
During the closing months of World War II, Soviet military
forces occupied all of Central and Eastern Europe. Moscow used its military
power to support the efforts of the Communist parties in Eastern Europe and
crush the democratic parties. Communists took over one nation after another.
The process concluded with a shocking coup d'etat in Czechoslovakia in 1948.
|
Trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới Thứ
hai, quân đội Liên Xô đã có mặt ở toàn bộ khu vực Đông và Trung Âu.
Matx-cơ-va đã sử dụng sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho các nỗ lực của các Đảng
Cộng sản ở Đông Âu và đập tan các đảng dân chủ. Những người Cộng sản lên nắm
quyền ở hết quốc gia này đến quốc gia khác trong khu vực. Tiến trình này kết
thúc bằng cuộc đảo chính gây chấn động tại Tiệp Khắc vào năm 1948.
|
Public statements defined the beginning of the Cold War.
In 1946 Stalin declared that international peace was impossible "under
the present capitalist development of the world economy." Former British
Prime Minister Winston Churchill delivered a dramatic speech in Fulton,
Missouri, with Truman sitting on the platform. "From Stettin in the
Baltic to Trieste in the Adriatic," Churchill said, "an iron
curtain has descended across the Continent." Britain and the United
States, he declared, had to work together to counter the Soviet threat.
|
Các bài phát biểu trước dân chúng của cả hai phe đã châm
ngòi cho Chiến tranh Lạnh. Năm 1946, Stalin đã tuyên bố rằng hòa bình thế
giới là điều không thể có nếu vẫn còn tồn tại hình thức phát triển tư bản chủ
nghĩa trong nền kinh tế thế giới. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã
trình bày bài diễn văn ấn tượng của mình ở Fulton, Missouri, cùng sự góp mặt
của Truman trên khán đài. Ông nói, từ Stettin ở Ban-tích đến Trieste ở
Adriatic, một tấm màn sắt đã buông xuống chắn ngang châu lục. Ông tuyên bố
rằng Anh và Mỹ cần phải cùng nhau chống lại mối đe dọa từ Liên Xô.
|
CONTAINMENT
|
CHÍNH SÁCH NGĂN CHẶN
|
|
In perhaps the most
famous photograph in American political history, President Harry Truman holds
aloft a newspaper wrongly announcing his defeat by Republican nominee Thomas
Dewey in the 1948 presidential election. Truman's come-from-behind victory
surprised all political experts that day.
(© Bettmann/CORBIS)
|
Trong bức ảnh có lẽ
là nổi tiếng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, Tổng thống Harry Truman giơ cao
một tờ báo thông tin sai về thất bại của ông trước ứng cử viên của đảng Cộng
hòa Thomas Dewey trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1948. Chiến thắng đến - từ
phía sau của Truman đã gây ngạc nhiên tất cả các chuyên gia chính trị hồi đó.
( © Bettmann /
Corbis )
|
Containment of the Soviet Union became American policy in
the postwar years. George Kennan, a top official at the U.S. embassy in Moscow,
defined the new approach in the Long Telegram he sent to the State Department
in 1946. He extended his analysis in an article under the signature
"X" in the prestigious journal Foreign Affairs. Pointing to
Russia's traditional sense of insecurity, Kennan argued that the Soviet Union
would not soften its stance under any circumstances. Moscow, he wrote, was
"committed fanatically to the belief that with the United States there
can be no permanent modus vivendi, that it is desirable and necessary that the
internal harmony of our society be disrupted." Moscow's pressure to
expand its power had to be stopped through "firm and vigilant
containment of Russian expansive tendencies. ..."
|
Chính sách ngăn chặn Liên Xô đã trở thành chính sách của
Mỹ trong những năm hậu chiến tranh. George Kennan, quan chức cao nhất của Đại
sứ quán Mỹ ở Matx-cơ -va đã xác nhận một quan điểm mới trong một bức điện dài
gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1946. Sau khi trở về Mỹ, ông đã trình bày kỹ hơn
những phân tích của mình trong một bài báo được đăng tải dưới chữ ký X trong
tờ tạp chí có uy tín lớn Foreign Affairs. Chỉ ra cảm giác truyền thống của
nước Nga về sự không an toàn, Kennan đã biện luận rằng Liên Xô sẽ không thay
đổi lập trường của họ dù trong bất kỳ tình huống nào. Ông viết, Matx-cơ -va
đã tin tưởng một cách cuồng tín rằng bắt tay với nước Mỹ sẽ không thể đem lại
sự ổn định; họ muốn rằng sự hài hòa bên trong xã hội Mỹ sẽ bị phá vỡ. áp lực
của Matx-cơ -va nhằm mở rộng quyền lực của mình buộc phải bị ngăn lại bằng
một chính sách kiên quyết và cảnh giác nhằm ngăn chặn xu hướng bành trướng
ảnh hưởng của Liên Xô...
|
The first significant application of the containment
doctrine came in the Middle East and eastern Mediterranean. In early 1946,
the United States demanded, and obtained, a full Soviet withdrawal from Iran,
the northern half of which it had occupied during the war. That summer, the
United States pointedly supported Turkey against Soviet demands for control
of the Turkish straits between the Black Sea and the Mediterranean. In early
1947, American policy crystallized when Britain told the United States that
it could no longer afford to support the government of Greece against a
strong Communist insurgency.
|
Đầu tiên, Học thuyết về Chính sách Ngăn chặn được áp dụng
ở vùng Đông Địa Trung Hải. Đầu năm 1946, Mỹ yêu cầu và buộc Liên Xô phải rút
quân khỏi phía Bắc Iran, phần lãnh thổ mà Liên Xô đã chiếm đóng trong chiến
tranh. Mùa hè năm đó, Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những đòi
hỏi của Liên Xô trong việc kiểm soát vùng eo biển giữa Biển Đen và Địa Trung
Hải. Vào đầu năm 1947, chính sách của Mỹ kết tinh khi Anh thông báo với Hoa
Kỳ rằng họ không còn khả năng tiếp tục ủng hộ Chính phủ Hy Lạp chống lại sự
bành trướng mạnh mẽ của Cộng sản nữa.
|
In a strongly worded speech to Congress, Truman declared,
"I believe that it must be the policy of the United States to support
free peoples who are resisting attempted subjugation by armed minorities or
by outside pressures." Journalists quickly dubbed this statement the
"Truman Doctrine." The president asked Congress to provide $400
million for economic and military aid, mostly to Greece but also to Turkey.
After an emotional debate that resembled the one between interventionists and
isolationists before World War II, the money was appropriated.
|
Trong một bài diễn văn hùng hồn trước Quốc hội, Truman đã
tuyên bố "Tôi tin rằng Hoa Kỳ phải có một chính sách ủng hộ các dân tộc
tự do đang đấu tranh chống lại sự bành trướng từ các nhóm thiểu số có vũ
trang hay từ những áp lực bên ngoài". Các nhà báo nhanh chóng gọi bài
phát biểu này là Học thuyết Truman. Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội cung cấp
400 triệu đô-la để viện trợ kinh tế và quân sự, chủ yếu cho Hy Lạp nhưng cũng
dành cho cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một cuộc tranh luận gay gắt giống như cuộc tranh
luận đã từng nổ ra giữa phái ủng hộ tư tưởng biệt lập và phái ủng hộ tư tưởng
can thiệp hồi trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khoản tiền này đã được Quốc
hội nhất trí thông qua.
|
Critics from the left later charged that to whip up
American support for the policy of containment, Truman overstated the Soviet
threat to the United States. In turn, his statements inspired a wave of
hysterical anti-Communism throughout the country. Perhaps so. Others,
however, would counter that this argument ignores the backlash that likely
would have occurred if Greece, Turkey, and other countries had fallen within
the Soviet orbit with no opposition from the United States.
|
Sau đó, những lời chỉ trích từ cánh hữu đã chỉ trích rằng,
để thuyết phục người Mỹ ủng hộ chính sách ngăn chặn, Truman đã cường điệu hóa
mối đe dọa của Liên Xô đối với Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của ông làm dấy lên
một làn sóng cuồng loạn chống Cộng sản trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, một số
người khác thì cho rằng quan điểm trên đã không tính đến sự phản đối dữ dội
có thể sẽ nổ ra nếu Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác rơi vào quỹ đạo của
Liên Xô mà không có sự phản đối nào từ phía Mỹ.
|
Containment also called for extensive economic aid to
assist the recovery of war-torn Western Europe. With many of the region's
nations economically and politically unstable, the United States feared that
local Communist parties, directed by Moscow, would capitalize on their
wartime record of resistance to the Nazis and come to power. "The
patient is sinking while the doctors deliberate," declared Secretary of
State George C. Marshall. In mid-1947 Marshall asked troubled European
nations to draw up a program "directed not against any country or
doctrine but against hunger, poverty, desperation, and chaos."
|
Chính sách ngăn chặn cũng kêu gọi những khoản viện trợ
kinh tế khổng lồ nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi các nước bị tàn phá sau chiến
tranh ở Tây Âu. Vì rất nhiều quốc gia trong khu vực này không ổn định về kinh
tế và chính trị, nên Hoa Kỳ lo sợ rằng các Đảng Cộng sản địa phương được
Matx-cơ -va chỉ đạo sẽ lợi dụng chiến công chống quân Quốc XÃ của mình để
giành quyền lực. “Người bệnh đang nguy cấp trong lúc các bác sỹ vẫn còn đang
cân nhắc", Ngoại trưởng George C. Marshall đã nhận xét như vậy. Vào giữa
năm 1947, Marshall đã đề nghị các nước châu Âu đang gặp khó khăn cần khởi
thảo một chương trình không chống lại bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ học
thuyết nào, mà chỉ chống lại nạn đói, sự nghèo khổ, nỗi tuyệt vọng và sự hỗn
loạn.
|
The Soviets participated in the first planning meeting,
then departed rather than share economic data and submit to Western controls
on the expenditure of the aid. The remaining 16 nations hammered out a
request that finally came to $17,000 million for a four-year period. In early
1948 Congress voted to fund the "Marshall Plan," which helped
underwrite the economic resurgence of Western Europe. It is generally
regarded as one of the most successful foreign policy initiatives in U.S.
history.
|
Người Liên Xô đã tham gia vào cuộc họp trù bị đầu tiên,
sau đó họ cũng đã rút lui và không chia sẻ các dữ liệu kinh tế, và đã chịu sự
kiểm soát của phương Tây trong việc chi tiêu khoản viện trợ. Mười sáu quốc
gia còn lại đã thảo ra một bản yêu cầu và cuối cùng, con số 17 tỷ đô-la cho
giai đoạn bốn năm đã được đưa ra. Vào đầu năm 1948, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu
thông qua việc cấp kinh phí cho Kế hoạch Marshall, nhằm viện trợ phục hồi
kinh tế cho các nước Tây Âu. Nhìn chung, đây là một trong số những sáng kiến
chính sách ngoại giao thành công nhất của Mỹ trong lịch sử.
|
Postwar Germany was a special problem. It had been divided
into U.S., Soviet, British, and French zones of occupation, with the former
German capital of Berlin (itself divided into four zones), near the center of
the Soviet zone. When the Western powers announced their intention to create
a consolidated federal state from their zones, Stalin responded. On June 24,
1948, Soviet forces blockaded Berlin, cutting off all road and rail access
from the West.
|
Nước Đức thời hậu chiến là một vấn đề đặc biệt. Nó bị chia
thành các khu vực chiếm đóng của Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp với thủ đô cũ của
Đức là Berlin (chính thành phố này cũng bị chia thành bốn khu vực), nằm gần
trung tâm khu vực do Liên Xô chiếm đóng. Khi các cường quốc phương Tây công
bố ý định của họ nhằm tạo ra một Nhà nước Liên bang Hợp nhất từ các khu vực
do họ chiếm đóng thì Stalin đã có phản ứng. Vào ngày 24/6/1948, các đơn vị
quân đội Liên Xô đã bao vây Berlin, cắt đứt tất cả các đường bộ và đường sắt
từ phương Tây dẫn tới thành phố này.
|
American leaders feared that losing Berlin would be a
prelude to losing Germany and subsequently all of Europe. Therefore, in a
successful demonstration of Western resolve known as the Berlin Airlift,
Allied air forces took to the sky, flying supplies into Berlin. U.S., French,
and British planes delivered nearly 2,250,000 tons of goods, including food
and coal. Stalin lifted the blockade after 231 days and 277,264 flights.
|
Các nhà lãnh đạo Mỹ lo sợ rằng, việc mất Berlin có thể là
khúc dạo đầu cho việc mất toàn bộ nước Đức và tiếp theo là toàn bộ châu Âu.
Vì vậy, trong cuộc phô diễn bày tỏ quyết tâm của phương Tây, được biết dưới
cái tên Cầu không vận Berlin, các lực lượng không quân Đồng minh đã chiếm
lĩnh bầu trời để tiếp tế cho Berlin. Các máy bay Mỹ, Pháp và Anh đã cung cấp
gần 2.250.000 tấn hàng hóa, bao gồm lương thực và than. Stalin đã chấm dứt
bao vây thành Berlin sau 231 ngày với 277.264 chuyến bay của phương Tây.
|
By then, Soviet domination of Eastern Europe, and
especially the Czech coup, had alarmed the Western Europeans. The result,
initiated by the Europeans, was a military alliance to complement economic
efforts at containment. The Norwegian historian Geir Lundestad has called it
"empire by invitation." In 1949 the United States and 11 other
countries established the North Atlantic Treaty Organization (NATO). An
attack against one was to be considered an attack against all, to be met by
appropriate force. NATO was the first peacetime "entangling
alliance" with powers outside the Western hemisphere in American
history.
|
Sau đó, sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu, và đặc biệt là
cuộc đảo chính ở Tiệp Khắc đã báo động cho các nước phương Tây. Kết quả, do
các nước Tây Âu khởi xướng, là một liên minh quân sự để bổ sung cho những cố
gắng về kinh tế trong Chính sách Ngăn chặn. Nhà sử học người Na Uy Geir
Lundestad đã mệnh danh liên minh đó là Vị Hoàng đế được mời đến. Vào năm
1949, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO). Nếu một quốc gia thành viên bị tấn công, thì phải coi đó là
cuộc tấn công chống lại tất cả các quốc gia thành viên khác, và do đó, phải
được đáp trả bằng sức mạnh thích hợp. NATO là một liên minh quân sự thời bình
đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mà quyền lực của nó vượt ra khỏi địa phận Tây
Bán Cầu.
|
The next year, the United States defined its defense aims
clearly. The National Security Council (NSC) -- the forum where the
President, Cabinet officers, and other executive branch members consider
national security and foreign affairs issues -- undertook a full fledged
review of American foreign and defense policy. The resulting document, known
as NSC-68, signaled a new direction in American security policy. Based on the
assumption that "the Soviet Union was engaged in a fanatical effort to
seize control of all governments wherever possible," the document
committed America to assist allied nations anywhere in the world that seemed
threatened by Soviet aggression. After the start of the Korean War, a
reluctant Truman approved the document. The United States proceeded to
increase defense spending dramatically.
|
Một năm sau đó, Hoa Kỳ đã xác định rõ ràng mục tiêu phòng
thủ của mình. Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) - một diễn đàn trong đó Tổng
thống, các thành viên Nội các và các thành viên hành pháp xem xét các vấn đề
an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại - đã tiến hành rà soát toàn bộ chính
sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ. Văn kiện mang tên NSC 68 của diễn
đàn này đã ghi nhận một phương hướng mới trong chính sách an ninh của Mỹ. Dựa
trên giả định rằng Liên Xô có một nỗ lực cuồng tín nhằm kiểm soát mọi chính
phủ ở bất kỳ nơi nào có thể, văn kiện này đã giao phó cho nước Mỹ một nhiệm
vụ trợ giúp các quốc gia đồng minh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đang bị
Liên Xô đe doạ. Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Truman đã miễn
cưỡng phê chuẩn văn kiện này. Hoa Kỳ tiếp tục tăng chi tiêu cho quốc phòng
một cách mạnh mẽ chưa từng có.
|
THE COLD WAR IN ASIA
AND THE MIDDLE EAST
|
CHIẾN TRANH LẠNH Ở
CHÂU Á VÀ TRUNG ĐÔNG
|
|
U.S. infantry fire
against North Korean forces invading South Korea in 1951, in a conflict that
lasted three painful years.
(U.S. Army)
|
Hỏa lực bộ binh Mỹ
chống lại các lực lượng Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc năm 1951, trong một
cuộc xung đột kéo dài ba năm đau đớn.
(Quân đội Mỹ)
|
While seeking to prevent Communist ideology from gaining
further adherents in Europe, the United States also responded to challenges
elsewhere. In China, Americans worried about the advances of Mao Zedong and
his Communist Party. During World War II, the Nationalist government under
Chiang Kai-shek and the Communist forces waged a civil war even as they
fought the Japanese. Chiang had been a war-time ally, but his government was
hopelessly inefficient and corrupt. American policy makers had little hope of
saving his regime and considered Europe vastly more important. With most
American aid moving across the Atlantic, Mao's forces seized power in 1949.
Chiang's government fled to the island of Taiwan. When China's new ruler
announced that he would support the Soviet Union against the
"imperialist" United States, it appeared that Communism was spreading
out of control, at least in Asia.
|
Trong khi tìm cách ngăn ngừa hệ tư tưởng Cộng sản đang lan
tràn ở châu Âu, Hoa Kỳ cũng phản ứng lại những thách thức tại nhiều khu vực
khác trên thế giới. Ở Trung Quốc, người Mỹ lo ngại những bước tiến của Mao
Trạch Đông và Đảng Cộng sản của ông. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai,
Chính phủ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và các lực lượng cộng sản đã gây
ra cuộc Nội chiến, thậm chí ngay trong khi họ đang đấu tranh với quân Nhật.
Tưởng Giới Thạch đã từng là đồng minh thời chiến, nhưng chính phủ Tưởng đã
mất hiệu lực một cách vô vọng và đang thối nát vì nạn tham nhũng. Các nhà
hoạch định chính sách của Mỹ chỉ có ít hy vọng duy trì được chế độ Tưởng Giới
Thạch và coi châu Âu là một khu vực quan trọng hơn nhiều. Do phần lớn hỗ trợ
của Mỹ đang tập trung ở bờ Đại Tây Dương, lực lượng Mao Trạch Đông cuối cùng
đã giành được chính quyền vào năm 1949. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã chạy
sang bán đảo Đài Loan. Khi Mao Trạch Đông tuyên bố rằng chế độ mới của ông sẽ
ủng hộ Liên Xô để chống lại đế quốc Mỹ thì rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản đã
phát triển rộng rãi ngoài tầm kiểm soát của Hoa Kỳ, chí ít cũng là ở châu Á.
|
The Korean War brought armed conflict between the United
States and China. The United States and the Soviet Union had divided Korea
along the 38th parallel after liberating it from Japan at the end of World
War II. Originally a matter of military convenience, the dividing line became
more rigid as both major powers set up governments in their respective
occupation zones and continued to support them even after departing.
|
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên đã làm bùng nổ cuộc xung đột
vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khối Đồng minh đã phân chia Triều Tiên
dọc theo vĩ tuyến 38 sau khi đã giải phóng nước này khỏi ách thống trị của
Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Vốn lúc đầu chỉ là để tiện
lợi về quân sự, giới tuyến này đã ngày càng trở nên khắc nghiệt, hai cường
quốc lớn đều lập chính phủ tại các khu vực chiếm đóng riêng rẽ của mình và
tiếp tục ủng hộ các chính phủ đó, thậm chí ngay cả sau khi đã rút quân.
|
In June 1950, after consultations with and having obtained
the assent of the Soviet Union, North Korean leader Kim Il-sung dispatched
his Soviet-supplied army across the 38th parallel and attacked southward,
overrunning Seoul. Truman, perceiving the North Koreans as Soviet pawns in
the global struggle, readied American forces and ordered World War II hero
General Douglas MacArthur to Korea. Meanwhile, the United States was able to
secure a U.N. resolution branding North Korea as an aggressor. (The Soviet
Union, which could have vetoed any action had it been occupying its seat on
the Security Council, was boycotting the United Nations to protest a decision
not to admit Mao's new Chinese regime.)
|
Tháng 6/1950, sau khi đã tham vấn và được sự ủng hộ về
quân sự của Liên Xô, vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim-Il Sung đã chỉ huy các
binh đội Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38, và đánh về phía nam sau khi
tràn qua Seoul. Nhìn nhận Bắc Triều Tiên là lực lượng thân cận do Liên Xô chỉ
đạo trong cuộc chiến toàn cầu, Truman đã chuẩn bị cho các lực lượng vũ trang
Mỹ sẵn sàng tham chiến và ra lệnh cho Tướng Doughlas McArthur - người hùng
trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai - tới Triều Tiên. Trong khi đó, Hoa kỳ đã
thuyết phục được Liên Hợp Quốc ra nghị quyết coi Bắc Triều Tiên là kẻ xâm
lược (Liên Xô, vốn có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, đã tẩy chay Liên
Hợp Quốc để phản đối quyết định không kết nạp nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa dưới thời Mao Trạch Đông vào tổ chức này).
|
The war seesawed back and forth. U.S. and Korean forces
were initially pushed into an enclave far to the south around the city of
Pusan. A daring amphibious landing at Inchon, the port for the city of Seoul,
drove the North Koreans back and threatened to occupy the entire peninsula.
In November, China entered the war, sending massive forces across the Yalu
River. U.N. forces, largely American, retreated once again in bitter
fighting. Commanded by General Matthew B. Ridgway, they stopped the overextended
Chinese, and slowly fought their way back to the 38th parallel. MacArthur
meanwhile challenged Truman's authority by attempting to orchestrate public
support for bombing China and assisting an invasion of the mainland by Chiang
Kai-shek's forces. In April 1951, Truman relieved him of his duties and
replaced him with Ridgway.
|
Cuộc chiến tranh đã xảy ra ác liệt trong thế giằng co giữa
hai phía. Quân đội Hoa Kỳ và Triều Tiên lúc đầu bị đẩy về phía nam ở vùng đất
lọt giữa khu vực xung quanh thành phố Pusan. Cuộc đổ bộ táo bạo của lính thủy
đánh bộ Mỹ từ ngoài biển tại Inchon, một cảng của thành phố Seoul, đã đẩy lui
quân Bắc Triều Tiên và đe dọa chiếm đóng toàn bộ vùng bán đảo Triều Tiên. Vào
tháng 11, Trung Quốc đã tham chiến và phái các lực lượng quân sự của mình
vượt qua sông Yalu. Lực lượng Liên Hợp Quốc, mà chủ yếu là quân Mỹ, đã lại
phải rút lui trong một trận đánh ác liệt. Dưới sự chỉ huy của Tướng Matthew
B. Ridgway, quân Mỹ đã chặn đứng đường tiến của quân đội Trung Quốc, sau đó,
dần dần giành lại con đường trở về với vĩ tuyến 38. Trong khi đó, Mac Arthur
đã thách thức quyền lực của tổng thống Truman bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của
dân chúng trong việc ném bom Trung Quốc và hỗ trợ cho lực lượng Trung Hoa Dân
Quốc của Tưởng Giới Thạch để tấn công Trung Quốc lục địa. Tháng 4/1951,
Truman đã miễn nhiệm Mac Arthur và thay ông bằng Tướng Mathew Ridgeway.
|
The Cold War stakes were high. Mindful of the European
priority, the U.S. government decided against sending more troops to Korea
and was ready to settle for the prewar status quo. The result was frustration
among many Americans who could not understand the need for restraint.
Truman's popularity plunged to a 24-percent approval rating, the lowest to
that time of any president since pollsters had begun to measure presidential
popularity. Truce talks began in July 1951. The two sides finally reached an
agreement in July 1953, during the first term of Truman's successor, Dwight
Eisenhower.
|
Những rủi ro của Chiến tranh Lạnh là rất lớn. Ý thức được
về ưu tiên dành cho châu Âu, Chính phủ Mỹ đã quyết định ngừng đưa quân tới
Triều Tiên và sẵn sàng đồng ý với hiện trạng trước chiến tranh. Điều này đã
gây thất vọng cho nhiều người Mỹ vốn không thể hiểu được sự cần thiết của
việc kiềm chế chiến tranh. Uy tín của Truman đã tụt xuống, với tỷ lệ ủng hộ
24% - mức thấp nhất kể từ khi có các cuộc thăm dò dư luận về uy tín của các
tổng thống Mỹ. Những cuộc thương thuyết ngừng bắn được bắt đầu vào tháng
7/1951. Cuối cùng, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận vào tháng 7/1953 trong
nhiệm kỳ đầu của Dwight Eisenhower, tổng thống kế nhiệm Truman.
|
Cold War struggles also occurred in the Middle East. The
region's strategic importance as a supplier of oil had provided much of the
impetus for pushing the Soviets out of Iran in 1946. But two years later, the
United States officially recognized the new state of Israel 15 minutes after
it was proclaimed -- a decision Truman made over strong resistance from
Marshall and the State Department. The result was an enduring dilemma -- how
to maintain ties with Israel while keeping good relations with bitterly
anti-Israeli (and oil-rich) Arab states.
|
Những xung đột trong Chiến tranh Lạnh cũng xảy ra ở Trung
Đông. Tầm quan trọng chiến lược của khu vực này với tư cách là một nguồn cung
cấp dầu mỏ đã khiến Hoa Kỳ tìm mọi cách đẩy các đơn vị quân đội Xô-viết ra
khỏi Iran năm 1946. Hai năm sau đó, Hoa Kỳ chính thức thừa nhận nhà nước
Israel chỉ 15 phút sau khi nước này tuyên bố thành lập - một quyết định mà
Truman đã đưa ra bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Marshall và Bộ Ngoại
giao. Kết quả là một tình huống khó xử kéo dài đã xảy ra - làm thế nào để duy
trì quan hệ với Israel, đồng thời, vẫn phải giữ được mối bang giao tốt đẹp
với các quốc gia Arập chống Israel (nhưng lại có nhiều dầu mỏ).
|
EISENHOWER AND THE
COLD WAR
|
EISENHOWER VÀ CHIẾN
TRANH LẠNH
|
|
Portrait of
President Dwight Eisenhower, whose genial, reassuring personality dominated
the decade of the 1950s.
(Yousuf Karsh)
|
Chân dung của Tổng
thống Dwight Eisenhower, người có tính các ôn hòa, vững tâm chiếm ưu thế
trong thập kỷ 1950.
(Yousuf Karsh)
|
In 1953, Dwight D. Eisenhower became the first Republican
president in 20 years. A war hero rather than a career politician, he had a
natural, common touch that made him widely popular. "I like Ike"
was the campaign slogan of the time. After serving as Supreme Commander of
Allied Forces in Western Europe during World War II, Eisenhower had been army
chief of staff, president of Columbia University, and military head of NATO
before seeking the Republican presidential nomination. Skillful at getting
people to work together, he functioned as a strong public spokesman and an
executive manager somewhat removed from detailed policy making.
|
Năm 1953, Dwight D. Eisenhower đã trở thành vị Tổng thống
Đảng Cộng hòa đầu tiên trong 20 năm. Là anh hùng thời chiến hơn là một chính
khách chuyên nghiệp, ông có một tác phong tự nhiên, thân mật khiến cho ông
rất được lòng dân. "Tôi thích Ike" là khẩu hiệu trong chiến dịch
tranh cử thời đó. Sau khi là Tổng Tư lệnh tối cao của quân Đồng minh tại mặt
trận Tây Âu trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Eisenhower đã là người phụ
trách quân đội, Chủ tịch trường Đại học Columbia, và sau đó là lãnh đạo quân
sự của khối NATO trước khi làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Là
người có kỹ năng thu hút mọi người cùng làm việc, ông đã hoạt động như một
nhà hùng biện trước công chúng và một nhà quản lý, và ở mức độ nào đó không
tham gia vào quá trình hoạch định chính sách một cách chi tiết.
|
Despite disagreements on detail, he shared Truman's basic
view of American foreign policy. He, too, perceived Communism as a monolithic
force struggling for world supremacy. In his first inaugural address, he
declared, "Forces of good and evil are massed and armed and opposed as
rarely before in history. Freedom is pitted against slavery, lightness
against dark."
|
Bất chấp những bất đồng về một số chi tiết, ông vẫn có
chung quan điểm cơ bản với tổng thống tiền nhiệm Truman về chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ. Eisenhower cũng nhận thức được rằng chủ nghĩa cộng sản là
một lực lượng vững chắc đang đấu tranh giành ưu thế trên trường quốc tế.
Trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của mình, ông tuyên bố "Những sức
mạnh của cái thiện và cái ác đang tập trung vũ trang và đối lập nhau gay gắt
nhất trong lịch sử. Tự do đang chống lại ách nô lệ, cũng như ánh sáng chống
lại bóng tối".
|
The new president and his secretary of state, John Foster
Dulles, had argued that containment did not go far enough to stop Soviet
expansion. Rather, a more aggressive policy of liberation was necessary, to
free those subjugated by Communism. But when a democratic rebellion broke out
in Hungary in 1956, the United States stood back as Soviet forces suppressed
it.
|
Vị Tổng thống mới Eisenhower và Ngoại trưởng John Foster
Dulles đã chỉ rõ rằng Chính sách Ngăn chặn chưa được triển khai đầy đủ nhằm
ngăn ngừa sự bành trướng của Liên Xô. Cần phải có một chính sách tự do tích
cực hơn nữa để giải phóng các dân tộc đang bị cộng sản khống chế. Song, mặc
dù có những lời lẽ hùng biện hoa mỹ, khi các cuộc khởi nghĩa dân chủ bùng nổ
ở Hungari năm 1956, thì Hoa Kỳ lại đứng ngoài cuộc trong khi quân đội Liên Xô
lại có mặt ở cuộc chính biến ấy.
|
Eisenhower's basic commitment to contain Communism
remained, and to that end he increased American reliance on a nuclear shield.
The United States had created the first atomic bombs. In 1950 Truman had
authorized the development of a new and more powerful hydrogen bomb.
Eisenhower, fearful that defense spending was out of control, reversed
Truman's NSC-68 policy of a large conventional military buildup. Relying on
what Dulles called "massive retaliation," the administration
signaled it would use nuclear weapons if the nation or its vital interests
were attacked.
|
Cam kết cơ bản của Eisenhwer nhằm kiềm chế chủ nghĩa cộng
sản vẫn không thay đổi, và để thực hiện điều này, ông đã tăng cường sự trông
cậy của nước Mỹ vào lá chắn hạt nhân. Mỹ đã tạo ra những quả bom nguyên tử
đầu tiên. Năm 1950, Truman đã cho phép chế tạo một quả bom khí hydro mới có
sức công phá mạnh hơn. Lúc này, lo sợ rằng các khoản chi cho quốc phòng có
thể vượt quá khả năng kiểm soát, Eisenhower đã phản đối lại chính sách NSC-68
của Truman dùng một khoản chi lớn để xây dựng quân đội. Như cái mà Dulles đã
gọi là "Trả đũa ồ ạt", Chính quyền Eisenhower đã tỏ ý rằng mình sẽ
sử dụng các vũ khí nguyên tử nếu nước Mỹ và những quyền lợi sống còn của nó
bị đe doạ.
|
In practice, however, the nuclear option could be used
only against extremely critical attacks. Real Communist threats were
generally peripheral. Eisenhower rejected the use of nuclear weapons in
Indochina, when the French were ousted by Vietnamese Communist forces in
1954. In 1956, British and French forces attacked Egypt, following Egyptian
nationalization of the Suez Canal, and Israel invaded the Egyptian Sinai. The
president exerted heavy pressure on all three countries to withdraw. Still,
the nuclear threat may have been taken seriously by Communist China, which
refrained not only from attacking Taiwan, but from occupying small islands
held by Nationalist Chinese just off the mainland. It may also have deterred
Soviet occupation of Berlin, which reemerged as a festering problem during
Eisenhower's last two years in office.
|
Tuy nhiên trên thực tế, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân
chỉ có thể được cho phép trong những trường hợp chống lại những cuộc tấn công
rất quan trọng. Nói chung, những đe dọa thực sự từ phe cộng sản đều không
mang tính trực tiếp. Eisenhower phản đối tất cả những đề nghị sử dụng vũ khí
hạt nhân ở Đông Dương nơi quân Pháp bị các lực lượng Cộng sản Việt Nam đánh
bại vào năm 1954. Năm 1956, quân đội Anh, Pháp tấn công Ai Cập, sau khi nước
này tiến hành quốc hữu hóa kênh đào Suez và Israel xâm chiếm Sinai của Ai
Cập. Tổng thống đã gây áp lực mạnh buộc quân đội của cả ba quốc gia này rút
khỏi các khu vực chiếm đóng. Tuy nhiên, việc Mỹ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân
có thể đã được Chính phủ Cộng sản Trung Quốc coi là vấn đề nghiêm túc, nên họ
đã không những không tấn công Đài Loan, mà còn không chiếm đóng những hòn đảo
nhỏ bé ngay gần đại lục do Quốc Dân Đảng đang cai quản. Lời đe dọa sử dụng vũ
khí nguyên tử cũng đã khiến Liên Xô không dám đưa quân tới Berlin, một vấn đề
ngày càng trở nên nhức nhối trong hai năm cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống
của Eisenhower.
|
THE COLD WAR AT HOME
|
CHIẾN TRANH LẠNH TẠI
NƯỚC MỸ
|
|
At a congressional
hearing in 1954, Senator Joseph McCarthy points to a map purportedly showing
Communist Party influence in the United States in 1950. His chief antagonist
at the hearing, lawyer Joseph Welch, sits at left. Welch successfully
discredited McCarthy at these hearings, which were among the first to be
televised across the country.
(© Bettmann/CORBIS)
|
Tại phiên điều trần
của Quốc hội năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy chỉ vào một tấm bản đồ
cố tình thể hiện ảnh hưởng của Đảng Cộng sản ở Hoa Kỳ vào năm 1950. Nhân vật chủ
yếu phản đối McCarthy tại phiên điều trần, luật sư Joseph Welch, ngồi ở bên
trái. Welch đã thành công trong việc làm mất uy tín McCarthy tại các buổi
điều trần mà lần đầu tiên được truyền hình trên cả nước này.
( © Bettmann /
Corbis )
|
Not only did the Cold War shape U.S. foreign policy, it
also had a profound effect on domestic affairs. Americans had long feared
radical subversion. These fears could at times be overdrawn, and used to
justify otherwise unacceptable political restrictions, but it also was true
that individuals under Communist Party discipline and many "fellow
traveler" hangers-on gave their political allegiance not to the United
States, but to the international Communist movement, or, practically
speaking, to Moscow. During the Red Scare of 1919-1920, the government had
attempted to remove perceived threats to American society. After World War
II, it made strong efforts against Communism within the United States.
Foreign events, espionage scandals, and politics created an anti-Communist
hysteria.
|
Chiến tranh Lạnh không chỉ định hình cho chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ, mà còn gây ảnh hưởng lớn lao tới mọi sự kiện trong nước Mỹ.
ĐÃ từ lâu, người Mỹ lo sợ phái cấp tiến sẽ lật đổ chế độ. Những nỗi lo sợ này
đôi khi đã bị lợi dụng thái quá để biện minh cho những hạn chế chính trị lẽ
ra không thể chấp nhận được trong hoàn cảnh bình thường. Nhưng sự thật là các
cá nhân thuộc Đảng Cộng sản và nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản đã giành
sự ủng hộ chính trị của họ không phải cho Mỹ mà là cho phong trào cộng sản
quốc tế, cụ thể là cho Matx-cơ-va. Trong thời kỳ Nỗi sợ Cộng sản vào những
năm 1919 - 1920, Chính phủ Mỹ đã cố gắng loại trừ mối đe dọa đối với xã hội
Mỹ. Những nỗ lực thậm chí còn mạnh mẽ hơn đã được thực thi sau Chiến tranh
Thế giới Thứ hai để triệt bỏ tận gốc chủ nghĩa cộng sản trong lòng nước Mỹ.
Các sự kiện quốc tế, các vụ bê bối chính trị và những vụ tai tiếng về hoạt
động gián điệp đã dấy lên một phong trào chống Cộng trên diện rộng.
|
When Republicans were victorious in the midterm
congressional elections of 1946 and appeared ready to investigate subversive
activity, President Truman established a Federal Employee Loyalty Program. It
had little impact on the lives of most civil servants, but a few hundred were
dismissed, some unfairly.
|
Khi Đảng Cộng hòa thắng thế trong cuộc bầu cử quốc hội
giữa nhiệm kỳ vào năm 1946 và sẵn sàng tiến hành điều tra hoạt động lật đổ
chính phủ, Tổng thống Truman đã khởi xướng Chương trình Lòng trung thành của
viên chức Liên bang. Chương trình này không có mấy ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày của các công dân, nhưng đã có khoảng 100 viên chức liên bang bị
cách chức, trong số đó, có những người bị cách chức một cách bất công.
|
In 1947 the House Committee on Un-American Activities
investigated the motion picture industry to determine whether Communist
sentiments were being reflected in popular films. When some writers (who happened
to be secret members of the Communist Party) refused to testify, they were
cited for contempt and sent to prison. After that, the film companies refused
to hire anyone with a marginally questionable past.
|
Năm 1947, ủy ban Hoạt động phi Mỹ của Hạ viện đã điều tra
ngành công nghiệp điện ảnh để xác định xem các tư tưởng cộng sản có được phản
ánh trong những bộ phim nổi tiếng hay không. Khi một số nhà viết kịch bản
(tình cờ họ lại là đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản) không chịu để bị kiểm
tra, họ liền bị gọi ra hầu tòa và bị tống ngục. Sau sự kiện đó, các công ty
điện ảnh đã từ chối không tuyển dụng bất cứ ai có một quá khứ đáng ngờ, dù
chỉ là chút ít.
|
In 1948, Alger Hiss, who had been an assistant secretary
of state and an adviser to Roosevelt at Yalta, was publicly accused of being
a Communist spy by Whittaker Chambers, a former Soviet agent. Hiss denied the
accusation, but in 1950 he was convicted of perjury. Subsequent evidence
indicates that he was indeed guilty.
|
Năm 1948, Alger Hiss, người từng làm trợ lý Ngoại trưởng
và Cố vấn cho cố Tổng thống Roosevelt ở Yalta đã bị Whitaker Chambers, cựu
tình báo Liên Xô, buộc tội là gián điệp cho phe cộng sản. Hiss đã phủ nhận sự
buộc tội đó, nhưng vào năm 1950, những chứng cứ tìm được sau đó đã cho thấy là
đúng.
|
In 1949 the Soviet Union shocked Americans by testing its
own atomic bomb. In 1950, the government uncovered a British American spy
network that transferred to the Soviet Union materials about the development
of the atomic bomb. Two of its operatives, Julius Rosenberg and his wife
Ethel, were sentenced to death. Attorney General J. Howard McGrath declared
there were many American Communists, each bearing "the germ of death for
society."
|
Năm 1949, Liên Xô đã cho thử quả bom nguyên tử của mình,
một vụ nổ đã làm cho người Mỹ choáng váng. Vào năm 1950, chính phủ đã phát
hiện ra một mạng lưới gián điệp Anh-Mỹ đã chuyển cho Liên Xô những tài liệu
về chế tạo bom nguyên tử. Hai người hoạt động trong mạng lưới này là Julius
Rosenberg và vợ của ông là Ethel đã bị kết án tử hình. Tổng Chưởng lý J.
Howard McGrath đã tuyên bố rằng có rất nhiều người Mỹ theo cộng sản, và mỗi
người trong số họ đều mang theo mình những vi trùng chết người cho xã
hội".
|
The most vigorous anti-Communist warrior was Senator
Joseph R. McCarthy, a Republican from Wisconsin. He gained national attention
in 1950 by claiming that he had a list of 205 known Communists in the State
Department. Though McCarthy subsequently changed this figure several times
and failed to substantiate any of his charges, he struck a responsive public
chord.
|
Người mang tư tưởng chống cộng gay gắt nhất là Thượng nghị
sỹ Joseph R. Mc Carthy, đại biểu của Đảng Cộng hòa, bang Wisconsin. Ông này
đã giành được sự chú ý của nước Mỹ vào năm 1950, sau lời tuyên bố rằng ông
đang nắm trong tay một bản danh sách 205 đảng viên cộng sản nổi tiếng đang
làm việc trong Bộ Ngoại giao. Tuy sau đó McCarthy đã vài lần thay đổi con số
này và thất bại trong việc chứng minh bất cứ người nào trong danh sách đó là
đảng viên cộng sản, song ông cũng đã đánh động được phản ứng của công chúng.
|
McCarthy gained power when the Republican Party won
control of the Senate in 1952. As a committee chairman, he now had a forum
for his crusade. Relying on extensive press and television coverage, he
continued to search for treachery among second-level officials in the
Eisenhower administration. Enjoying the role of a tough guy doing dirty but
necessary work, he pursued presumed Communists with vigor.
|
McCarthy đã giành được quyền lực khi Đảng Cộng hòa chiếm
quyền kiểm soát Thượng viện năm 1952. Với tư cách là Chủ tịch ủy ban Thượng
viện, Carthy đã có diễn đàn cho những tư tưởng chống cộng của mình. Dựa vào
việc đưa tin rộng rãi trên báo chí và truyền hình, ông tiếp tục kết án các
quan chức cao cấp trong chính quyền Eisenhower về tội phản bội. Ham mê vai
trò của một kẻ hành động không thương xót, làm những công việc bẩn thỉu nhưng
cần thiết, ông tiếp tục tích cực truy quét những kẻ mà ông coi là cộng sản.
|
McCarthy overstepped himself by challenging the U.S. Army
when one of his assistants was drafted. Television brought the hearings into
millions of homes. Many Americans saw McCarthy's savage tactics for the first
time, and public support began to wane. The Republican Party, which had found
McCarthy useful in challenging a Democratic administration when Truman was
president, began to see him as an embarrassment. The Senate finally condemned
him for his conduct.
|
McCarthy đã vượt quá giới hạn trách nhiệm của bản thân
mình khi ông kiện quân đội Hoa Kỳ vì một trong những trợ lý của ông bị cưỡng
bách quân dịch. Truyền hình đã truyền đi những phiên xử ở tòa án tới hàng
triệu gia đình. Nhiều người Mỹ lần đầu tiên đã tận mắt nhìn thấy cách cư xử
hung hãn của McCarthy, và sự ủng hộ của công chúng đối với ông bắt đầu suy
giảm. Đảng Cộng hòa, trước kia đánh giá Carthy là hữu dụng cho việc thách
thức Đảng Dân Chủ dưới thời Tổng thống Truman, nay lại coi ông như một điều
hổ thẹn. Cuối cùng, Thượng viện đã lên án ông vì tư cách đạo đức.
|
McCarthy in many ways represented the worst domestic
excesses of the Cold War. As Americans repudiated him, it became natural for
many to assume that the Communist threat at home and abroad had been grossly
overblown. As the country moved into the 1960s, anti-Communism became increasingly
suspect, especially among intellectuals and opinion-shapers.
|
Về nhiều mặt, McCarthy là đại diện cho những chính sách
đối nội tồi tệ nhất của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Khi người dân Mỹ đã
bác bỏ cách nhìn nhận của ông, thì cũng là lẽ tự nhiên khi họ cho rằng mối đe
dọa Cộng sản bên trong và bên ngoài nước Mỹ đã bị thổi phồng quá mức. Vào
thời điểm nước Mỹ đang chuyển mình bước sang những năm 1960, những người có
tư tưởng chống cộng ngày càng trở nên hoài nghi hơn, đặc biệt là giới trí
thức và những người có ảnh hưởng sâu rộng đến quan điểm của công chúng.
|
THE POSTWAR ECONOMY:
1945-1960
|
NỀN KINH TẾ MỸ THỜI
HẬU CHIẾN: 1945-1960
|
|
Lucille Ball (second
from left) with her supporting cast, including husband Desi Arnaz (standing),
on one of the most popular television comedy shows of the 1950s, I Love Lucy.
The show established many of the techniques and conventions shared by
hundreds of the televised "situation comedies" that followed.
(Culver)
|
Lucille Ball (thứ
hai từ trái sang) với dàn diễn viên của mình, trong đó có chồng là Desi Arnaz
(đứng) , trong một trong những bộ phim hài truyền hình nổi tiếng nhất được
chiếu những năm 1950, Tôi Yêu Lucy. Chương trình tạo dựng những kỹ thuật và
quy ước được chia sẻ bởi hàng trăm hài kịch tình huống truyền hình" tiếp
theo đó. (Culver)
|
In the decade and a half after World War II, the United
States experienced phenomenal economic growth and consolidated its position
as the world's richest country. Gross national product (GNP), a measure of
all goods and services produced in the United States, jumped from about
$200,000-million in 1940 to $300,000-million in 1950 to more than
$500,000-million in 1960. More and more Americans now considered themselves
part of the middle class.
|
Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai,
Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng kinh tế phi thường và củng cố được vị thế của
mình với tư cách là quốc gia giàu có nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc dân
(GNP), đơn vị đo lường toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở Hoa Kỳ đã
nhảy vọt từ 200 tỉ đô-la năm 1940 lên 300 tỉ đô-la năm 1950 và 500 tỉ đô-la
năm 1960. Ngày càng có nhiều người Mỹ tự coi mình thuộc tầng lớp trung lưu.
|
The growth had different sources. The economic stimulus
provided by large-scale public spending for World War II helped get it
started. Two basic middle-class needs did much to keep it going. The number
of automobiles produced annually quadrupled between 1946 and 1955. A housing
boom, stimulated in part by easily affordable mortgages for returning
servicemen, fueled the expansion. The rise in defense spending as the Cold
War escalated also played a part.
|
Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau.
Động lực kinh tế từ những khoản chi tiêu lớn của Chính phủ sau Chiến tranh
Thế giới Thứ hai là cú hích đầu tiên cho sự tăng trưởng này. Hai nhu cầu cơ
bản của tầng lớp trung lưu đã góp phần đáng kể vào việc duy trì sự tăng
trưởng đó. Số lượng ôtô được sản xuất hàng năm đã tăng lên gấp bốn lần từ năm
1946 tới năm 1955. Việc bùng nổ trong xây dựng nhà cửa được kích thích phần
nào nhờ những khoản vay mua nhà thế chấp có thể trả được dễ dàng dành cho các
quân nhân giải ngũ, đã kích thích nền kinh tế phát triển. Sự gia tăng chi
tiêu cho quốc phòng vì Chiến tranh Lạnh leo thang cũng đóng một vai trò nhất
định trong phát triển kinh tế.
|
After 1945 the major corporations in America grew even
larger. There had been earlier waves of mergers in the 1890s and in the
1920s; in the 1950s another wave occurred. Franchise operations like
McDonald's fast-food restaurants allowed small entrepreneurs to make
themselves part of large, efficient enterprises. Big American corporations also
developed holdings overseas, where labor costs were often lower.
|
Sau năm 1945, các công ty chủ chốt ở Mỹ đã phát triển mạnh
mẽ với quy mô thậm chí còn lớn hơn trước. Trước đây, đã xuất hiện những làn
sóng hợp nhất các công ty thương mại vào những năm 1890 và 1920, và một làn
sóng tương tự cũng đã diễn ra vào thập niên 1950. Các công ty nhượng quyền
kinh doanh như những nhà hàng ăn nhanh của McDonald's đã cho phép các doanh
nhân nhỏ trở thành chi nhánh của những doanh nghiệp lớn, hoạt động có hiệu
quả. Các công ty lớn của Mỹ cũng phát triển các chi nhánh ở nước ngoài nơi
thường có chi phí lao động thấp hơn.
|
Workers found their own lives changing as industrial
America changed. Fewer workers produced goods; more provided services. As
early as 1956 a majority of employees held white-collar jobs, working as
managers, teachers, salespersons, and office operatives. Some firms granted a
guaranteed annual wage, long-term employment contracts, and other benefits.
With such changes, labor militancy was undermined and some class distinctions
began to fade.
|
Người lao động thấy cuộc sống của họ cũng đang thay đổi
cùng với sự thay đổi của một nước Mỹ được công nghiệp hóa. Càng ngày càng có
ít người tham gia sản xuất hàng hóa, và càng có nhiều người tham gia vào các
ngành dịch vụ. Ngay từ năm 1956, phần lớn những người lao động Mỹ đều tìm
được những công việc trí óc như quản lý, giáo viên, bán hàng và nhân viên văn
phòng. Một số công ty đã bảo đảm cho người lao động một khoản tiền lương ổn
định hàng năm, ký hợp đồng dài hạn với người lao động, cùng với các hình thức
phúc lợi khác. Cùng với những thay đổi này, những người lao động không còn
phải đấu tranh đòi quyền lợi nữa và sự phân hóa giữa các tầng lớp cũng bắt
đầu mờ nhạt dần.
|
Farmers -- at least those with small operations -- faced
tough times. Gains in productivity led to agricultural consolidation, and
farming became a big business. More and more family farmers left the land.
|
Trong nông nghiệp, các chủ nông trại, ít nhất cũng là các
chủ trại nhỏ, lại phải đối mặt với một thời buổi gian nan. Năng suất tăng lên
đã dẫn tới sự hợp nhất trong nông nghiệp và nghề nông trở thành một nghề kinh
doanh lớn. Số chủ trại rời bỏ đất đai ngày càng nhiều hơn.
|
Other Americans moved too. The West and the Southwest grew
with increasing rapidity, a trend that would continue through the end of the
century. Sun Belt cities like Houston, Texas; Miami, Florida; Albuquerque,
New Mexico; and Phoenix, Arizona, expanded rapidly. Los Angeles, California,
moved ahead of Philadelphia, Pennsylvania, as the third largest U.S. city and
then surpassed Chicago, metropolis of the Midwest. The 1970 census showed
that California had displaced New York as the nation's largest state. By
2000, Texas had moved ahead of New York into second place.
|
Những người Mỹ khác cũng di cư. Miền Tây và miền Tây Nam
đang phát triển nhanh chóng - xu thế này tiếp diễn cho đến cuối thế kỷ. Các
đô thị vùng SunBelt như Houston, bang Texas; Miami, bang Florida;
Albuquerque, bang Mexico; Tucson và Phoenix, bang Arizona được mở rộng rất
mau chóng. Thành phố Los Angeles của bang California đã phát triển vượt
Philadelphia, Pennsylvania, trở thành thành phố lớn thứ ba nước Mỹ, và sau đó
còn vượt cả Chicago, thủ phủ của khu vực Trung Tây. Cuộc điều tra dân số năm
1970 cho thấy California đã thay thế vị trí của bang New York, trở thành bang
lớn nhất Hoa Kỳ. Đến năm 2000, Texas đã vượt lên trên NewYork và chiếm vị trí
thứ hai.
|
An even more important form of movement led Americans out
of inner cities into new suburbs, where they hoped to find affordable housing
for the larger families spawned by the postwar baby boom. Developers like
William J. Levitt built new communities -- with homes that all looked alike
-- using the techniques of mass production. Levitt's houses were prefabricated
-- partly assembled in a factory rather than on the final location -- and
modest, but Levitt's methods cut costs and allowed new owners to possess a
part of the American dream.
|
Một hình thái di cư còn quan trọng hơn đã khiến người Mỹ
rời khỏi các khu vực nội thị tới các vùng ngoại ô mới nơi họ hy vọng tìm được
nhà ở với giá cả phải chăng cho những gia đình lớn đã trở nên đông đúc do sự
bùng nổ sinh con thời hậu chiến. Những nhà thầu xây dựng như William J.
Levitt đã xây dựng những cộng đồng dân cư mới - với những căn nhà trông giống
hệt nhau - bằng cách sử dụng kỹ thuật xây dựng hàng loạt. Những ngôi nhà của
Levitt được chế tạo sẵn - một phần được lắp ghép tại nhà máy chứ không lắp
tại công trường. Các ngôi nhà này trông rất bình dân nhưng phương pháp của
Levitt đã làm giảm giá thành và cho phép những chủ nhân mới được sở hữu một
phần giấc mơ của người Mỹ.
|
As suburbs grew, businesses moved into the new areas.
Large shopping centers containing a great variety of stores changed consumer
patterns. The number of these centers rose from eight at the end of World War
II to 3,840 in 1960. With easy parking and convenient evening hours,
customers could avoid city shopping entirely. An unfortunate by-product was
the "hollowing-out" of formerly busy urban cores.
|
Vì các khu ngoại ô phát triển mạnh nên các doanh nghiệp đã
chuyển tới các khu vực mới. Những trung tâm mua bán lớn hơn bao gồm đủ các
loại cửa hàng khác nhau đã làm thay đổi phương thức mua sắm của người tiêu
dùng. Con số những trung tâm mua sắm này đã gia tăng từ tám trung tâm vào
cuối Chiến tranh Thế giới Thứ hai lên tới 3.840 trung tâm vào năm 1960. Với
các bãi đỗ xe thuận tiện và thời gian bán hàng tiện lợi vào buổi tối, khách
hàng hoàn toàn có thể tránh được việc chạy đi mua bán trong thành phố bận rộn
như trước kia.
|
New highways created better access to the suburbs and its
shops. The Highway Act of 1956 provided $26,000-million, the largest public
works expenditure in U.S. history, to build more than 64,000 kilometers of
limited access interstate highways to link the country together.
|
Các xa lộ mới khiến giao thông tới các khu ngoại ô và
những cửa hàng lớn trở nên dễ dàng hơn. Đạo luật Đường Cao tốc năm 1956 đã
cung cấp 26.000 triệu đô la, một khoản chi tiêu dành cho các công trình công
cộng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, để xây dựng hơn 64.000km đường liên
bang, nối kết tất cả các khu vực trên khắp đất nước.
|
Television, too, had a powerful impact on social and
economic patterns. Developed in the 1930s, it was not widely marketed until
after the war. In 1946 the country had fewer than 17,000 television sets.
Three years later consumers were buying 250,000 sets a month, and by 1960
three-quarters of all families owned at least one set. In the middle of the
decade, the average family watched television four to five hours a day.
Popular shows for children included Howdy Doody Time and The Mickey Mouse
Club; older viewers preferred situation comedies like I Love Lucy and Father
Knows Best. Americans of all ages became exposed to increasingly sophisticated
advertisements for products said to be necessary for the good life.
|
Truyền hình cũng có một ảnh hưởng mạnh mẽ tới các mô thức
hoạt động kinh tế và xã hội. Tuy đã ra đời từ thập niên 1930, nhưng chỉ sau
chiến tranh, máy thu hình mới được bày bán rộng rãi. Vào năm 1946, cả nước
chỉ có dưới 17.000 máy thu hình. Ba năm sau, người tiêu dùng đã mua 250.000
chiếc trong một tháng, và cho tới năm 1960, ba phần tư các hộ gia đình đã có
ít nhất một chiếc máy thu hình. Vào giữa thập niên 1960, một gia đình bình thường
xem truyền hình từ bốn đến năm tiếng một ngày. Những chương trình phổ biến
cho trẻ em bao gồm Howdy Doody Time và The Mickey Mouse Club; người lớn thì
thích những vở hài kịch nhiều tập như I love Lucy và Father Knows Best. Người
Mỹ thuộc tất cả các lứa tuổi đã trở thành đối tượng của các chương trình
quảng cáo được thiết kế ngày càng tinh vi, công phu hơn, giới thiệu những sản
phẩm mà người ta nói là cần thiết cho một cuộc sống tốt đẹp.
|
THE FAIR DEAL
The Fair Deal was the name given to President Harry
Truman's domestic program. Building on Roosevelt's New Deal, Truman believed
that the federal government should guarantee economic opportunity and social
stability. He struggled to achieve those ends in the face of fierce political
opposition from legislators determined to reduce the role of government.
|
CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CÔNG BẰNG
Chính sách kinh tế công bằng (The Fair Deal) là tên của
chương trình quốc nội của Harry Truman. Khi xây dựng kế hoạch này dựa trên
Chính sách kinh tế mới của Tổng thống tiền nhiệm Roosevelt, Truman cho rằng,
Chính phủ Liên bang nên đảm bảo cơ hội kinh tế và sự ổn định xã hội. Ông đã
tranh đấu nhằm đạt được các mục tiêu đó, bất chấp sự chống đối dữ dội về
chính trị từ những nhà lập pháp bảo thủ đang cương quyết hạ thấp vai trò của
chính phủ.
|
Truman's first priority in the immediate postwar period
was to make the transition to a peacetime economy. Servicemen wanted to come
home quickly, but once they arrived they faced competition for housing and
employment. The G.I. Bill, passed before the end of the war, helped ease
servicemen back into civilian life by providing benefits such as guaranteed
loans for home-buying and financial aid for industrial training and
university education.
|
Ưu tiên thứ nhất của Truman trong giai đoạn ngay sau khi
chiến tranh chấm dứt là thực hiện bước quá độ sang nền kinh tế thời bình. Các
quân nhân muốn nhanh chóng trở về quê hương, nhưng khi về đến nhà, họ phải
đối mặt với việc mất nhà cửa và việc làm. Dự luật G.I. được thông qua trước
khi chiến tranh kết thúc đã giúp các quân nhân dễ dàng hòa nhập với đời sống
dân sự, thông qua việc cung cấp các khoản phúc lợi như: các khoản tiền cho
vay có bảo đảm để mua nhà ở, trợ giúp cho việc đào tạo nghề nghiệp và giáo
dục đại học.
|
More troubling was labor unrest. As war production ceased,
many workers found themselves without jobs. Others wanted pay increases they
felt were long overdue. In 1946, 4.6 million workers went on strike, more
than ever before in American history. They challenged the automobile, steel,
and electrical industries. When they took on the railroads and soft-coal
mines, Truman intervened to stop union excesses, but in so doing he alienated
many workers.
|
Điều gây lo lắng hơn là sự bất ổn trong tầng lớp lao động.
Vì nền sản xuất phục vụ chiến tranh đã chấm dứt nên nhiều công nhân lâm vào
tình trạng thất nghiệp. Những người khác muốn được tăng lương, một sự tăng
lương mà họ cảm thấy đã phải chờ đợi quá lâu. Vào năm 1946, 4, 6 triệu công
nhân đã bãi công - một con số lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Họ thách thức
các ngành công nghiệp ôtô, thép và điện lực. Khi họ tiếp tục bãi công ở các
tuyến đường sắt và các mỏ than mềm, thì Truman đã phải can thiệp để ngăn chặn
sự đòi hỏi thái quá của các công đoàn, nhưng điều đó chỉ làm cho nhiều người
lao động thêm xa lánh ông mà thôi.
|
While dealing with immediately pressing issues, Truman
also provided a broader agenda for action. Less than a week after the war
ended, he presented Congress with a 21-point program, which provided for
protection against unfair employment practices, a higher minimum wage,
greater unemployment compensation, and housing assistance. In the next
several months, he added proposals for health insurance and atomic energy
legislation. But this scattershot approach often left Truman's priorities
unclear.
|
Trong khi phải giải quyết những vấn đề rất cấp bách,
Truman cũng đưa ra một nghị trình hành động toàn diện hơn. Chưa đầy một tuần
sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đã trình lên Quốc hội một chương trình 21
điểm, nhằm đấu tranh chống lại những hiện tượng thuê nhân công bất bình đẳng,
đòi một mức lương tối thiểu cao hơn, các khoản tiền bồi thường thất nghiệp
lớn hơn và trợ giúp nhà cửa nhiều hơn. Sau đó vài tháng, ông đã bổ sung các
khoản đề nghị khác về bảo hiểm y tế và luật năng lượng nguyên tử. Nhưng cách
tiếp cận rời rạc này đã khiến cho những ưu tiên của Truman trở nên không rõ
ràng.
|
Republicans were quick to attack. In the 1946
congressional elections they asked, "Had enough?" and voters
responded that they had. Republicans, with majorities in both houses of
Congress for the first time since 1928, were determined to reverse the
liberal direction of the Roosevelt years.
|
Đảng Cộng hòa nhanh chóng tấn công. Trong cuộc bầu cử quốc
hội năm 1946, họ hỏi "Chúng ta đã thấy chán ngấy chưa?" và các cử
tri đáp lại rằng họ đã quá chán. Chiếm đa số trong cả hai Viện của Quốc hội,
lần đầu tiên từ năm 1928, Đảng Cộng hòa đã quyết tâm xoay ngược xu hướng tự
do như của những năm dưới thời Roosevelt.
|
Truman fought with the Congress as it cut spending and
reduced taxes. In 1948 he sought reelection, despite polls indicating that he
had little chance. After a vigorous campaign, Truman scored one of the great
upsets in American politics, defeating the Republican nominee, Thomas Dewey,
governor of New York. Reviving the old New Deal coalition, Truman held on to
labor, farmers, and African-American voters.
|
Truman đã tranh đấu với Quốc hội vì Quốc hội đã cắt giảm
chi tiêu và giảm thuế. Vào năm 1948, ông vẫn thử tái ứng cử mặc dù các cuộc
thăm dò dư luận cho thấy rằng ông ít có cơ hội thắng cử. Sau một chiến dịch
tranh cử mạnh mẽ, Truman đã thắng điểm, một trong những kết quả gây bất ngờ
lớn trong nền chính trị Mỹ khi ông đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng hòa, Thomas
Dewey, thống đốc bang New York. Bằng cách làm hồi sinh tinh thần Liên minh
đoàn kết của Chính sách kinh tế mới trước đây, Truman đã tranh thủ được các
cử tri thuộc tầng lớp lao động, giới chủ nông trại và người Mỹ gốc Phi.
|
When Truman finally left office in 1953, his Fair Deal was
but a mixed success. In July 1948 he banned racial discrimination in federal
government hiring practices and ordered an end to segregation in the
military. The minimum wage had risen, and social security programs had
expanded. A housing program brought some gains but left many needs unmet.
National health insurance, aid-to-education measures, reformed agricultural
subsidies, and his legislative civil rights agenda never made it through
Congress. The president's pursuit of the Cold War, ultimately his most
important objective, made it especially difficult to develop support for
social reform in the face of intense opposition.
|
Khi Truman mãn nhiệm vào năm 1953, Chính sách Kinh tế Công
bằng của ông có đạt được một số thành công. Tháng 7/1948, ông đã cấm nạn phân
biệt chủng tộc trong quy trình tuyển dụng cán bộ của Chính phủ Liên bang và
ra lệnh chấm dứt nạn chia rẽ sắc tộc trong quân đội. Mức tiền lương tối thiểu
được gia tăng và các chương trình an ninh xã hội được mở rộng. Chương trình
nhà ở đã mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn còn nhiều gia đình có nhu cầu chưa
được đáp ứng. Bảo hiểm y tế quốc gia, các biện pháp trợ giúp giáo dục, trợ
cấp nông nghiệp và chương trình ban hành đạo luật quyền dân sự của ông chưa
được Quốc hội thông qua. Mối bận tâm của Truman về các vấn đề của Chiến tranh
Lạnh là mục tiêu quan trọng nhất của ông, đã khiến ông đặc biệt khó khăn
trong việc giành được sự ủng hộ đối với cách thức cải cách xã hội trong hoàn
cảnh bị phản đối kịch liệt.
|
EISENHOWER'S
APPROACH
When Dwight Eisenhower succeeded Truman as president, he
accepted the basic framework of government responsibility established by the
New Deal, but sought to hold the line on programs and expenditures. He termed
his approach "dynamic conservatism" or "modern Republicanism,"
which meant, he explained, "conservative when it comes to money, liberal
when it comes to human beings." A critic countered that Eisenhower
appeared to argue that he would "strongly recommend the building of a
great many schools ... but not provide the money."
|
CÁCH TIẾP CẬN CỦA
EISENHOWER
Khi kế nhiệm Truman, Dwight Eisenhower đã đồng ý về căn
bản với khung trách nhiệm của Chính phủ do Chính sách kinh tế mới xác lập
nên, nhưng ông cố gắng giữ một giới hạn nhất định đối với các chương trình và
các khoản chi tiêu. Ông gọi đó là Chủ nghĩa bảo thủ năng động hay là Chủ
nghĩa cộng hòa cấp tiến. Có nghĩa là, theo ông giải thích, các chương trình
này mang tính bảo thủ khi nó liên quan tới tiền bạc, mang tính tự do khi nó
liên quan tới con người. Có những chỉ trích cho rằng Eisenhower đã mạnh mẽ
lên tiếng khuyến nghị xây dựng thật nhiều trường học... nhưng lại không chịu
bỏ tiền ra.
|
Eisenhower's first priority was to balance the budget
after years of deficits. He wanted to cut spending and taxes and maintain the
value of the dollar. Republicans were willing to risk unemployment to keep
inflation in check. Reluctant to stimulate the economy too much, they saw the
country suffer three economic recessions in the eight years of the Eisenhower
presidency, but none was very severe.
|
Ưu tiên thứ nhất của Eisenhower là làm cân bằng ngân sách
sau nhiều năm thâm hụt. Ông muốn cắt giảm chi tiêu, cắt giảm thuế và duy trì
giá trị của đồng đô-la. Đảng Cộng hòa tỏ ra sẵn sàng liều lĩnh phó mặc nạn
thất nghiệp để kiểm soát được nạn lạm phát. Do không muốn kích thích phát
triển kinh tế quá mức, cho nên họ đã phải chứng kiến nước Mỹ ba lần đã phải
trải qua suy thoái trong vòng tám năm dưới thời Eisenhower, nhưng không đợt
suy thoái nào xảy ra quá trầm trọng.
|
In other areas, the administration
transferred control of offshore oil lands from the federal government to the
states. It also favored private development of electrical power rather than
the public approach the Democrats had initiated. In general, its orientation
was sympathetic to business.
|
Trong những lĩnh vực khác, Chính phủ Liên bang đã trao
quyền kiểm soát các khu khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Chính quyền Liên bang
cho các bang. Chính phủ cũng ủng hộ việc phát triển các công ty năng lượng tư
nhân chứ không bắt buộc phải theo quan điểm công cộng mà phái Dân chủ đã đề
xướng. Nói chung, thiên hướng của Chính phủ là ủng hộ giới doanh nghiệp.
|
Compared to Truman, Eisenhower had only a modest domestic
program. When he was active in promoting a bill, it likely was to trim the
New Deal legacy a bit -- as in reducing agricultural subsidies or placing
mild restrictions on labor unions. His disinclination to push fundamental
change in either direction was in keeping with the spirit of the generally
prosperous Fifties. He was one of the few presidents who left office as
popular as when he entered it.
|
So với Truman, Eisenhower chỉ có một chương trình quốc nội
khiêm tốn. Mỗi khi ông hăng hái vận động xây dựng một đạo luật mới, thì dường
như điều đó lại làm cho tính kế thừa của Chính sách kinh tế mới giảm đi đôi
chút - chẳng hạn như vấn đề giảm trợ cấp nông nghiệp hay vấn đề hạn chế phần
nào hoạt động của các nghiệp đoàn. Việc ông không thúc đẩy những thay đổi căn
bản theo một hướng cụ thể nào đã tương thích với tinh thần của những năm 50
giàu có. Ông là một trong số rất ít những vị tổng thống Mỹ vẫn còn được lòng
dân khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình.
|
THE CULTURE OF THE
1950S
|
VĂN HÓA MỸ THẬP NIÊN
1950
|
|
America's first star
of rock and roll, Elvis Presley, performing on television's "Ed Sullivan
Show," September 9, 1956. Today, years after his death, he is still
revered by legions of his fans as "The King."
(AP/WWP)
|
Ngôi sao đầu tiên
của rock and roll Mỹ, Elvis Presley, biểu diễn trong chương trình truyền hình
"Ed Sullivan Show" ngày 9 tháng 9 năm 1956. Ngày nay, nhiều năm sau
khi qua đời, Elvis Presley vẫn được vô số người hâm mộ tôn sùng là "Ông
Hoàng".
( AP / WWP)
|
During the 1950s, many cultural commentators argued that a
sense of uniformity pervaded American society. Conformity, they asserted, was
numbingly common. Though men and women had been forced into new employment
patterns during World War II, once the war was over, traditional roles were
reaffirmed. Men expected to be the breadwinners in each family; women, even
when they worked, assumed their proper place was at home. In his influential
book, The Lonely Crowd, sociologist David Riesman called this new society
"other-directed," characterized by conformity, but also by
stability. Television, still very limited in the choices it gave its viewers,
contributed to the homogenizing cultural trend by providing young and old
with a shared experience reflecting accepted social patterns.
|
Trong suốt thập niên 1950, nhiều sự kiện văn hóa đã chứng
tỏ rằng tư tưởng đồng nhất đã thâm nhập khắp xã hội Mỹ. Tính tuân theo chuẩn
mực là rất phổ biến. Mặc dù cả nam giới lẫn phụ nữ đều buộc phải theo những
mô thức nghề nghiệp trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhưng khi chiến tranh
kết thúc, thì vai trò truyền thống liền được phục hồi. Đàn ông là chủ gia
đình, còn phụ nữ thì coi vị trí thích hợp nhất của mình là tề gia nội trợ,
thậm chí cả khi họ là người làm công ăn lương. Trong cuốn sách gây ảnh hưởng
mạnh của mình - cuốn Đám đông cô đơn - nhà xã hội học David Riesman đã gọi xã
hội mới này là một xã hội bị ảnh hưởng bên ngoài chi phối, mà đặc trưng của
nó là tính tuân theo chuẩn mực, nhưng đồng thời cũng có tính bình ổn. Truyền
hình, vẫn còn có ít các chương trình để lựa chọn, cũng đã đóng góp vào xu
hướng đồng hóa văn hóa này thông qua việc cung cấp cho thanh niên và người
già những khuôn mẫu xã hội chung dễ được chấp nhận.
|
Yet beneath this seemingly bland surface, important
segments of American society seethed with rebellion. A number of writers,
collectively known as the "beat generation," went out of their way
to challenge the patterns of respectability and shock the rest of the
culture. Stressing spontaneity and spirituality, they preferred intuition
over reason, Eastern mysticism over Western institutionalized religion.
|
Nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích ứng với
những chuẩn mực văn hóa này. Nhiều nhà văn, những thành viên của Thế hệ lập
dị đã phản kháng những giá trị quy ước, thách thức các tôn ti trật tự đang
được tôn trọng và do đó gây ra một cú sốc về văn hóa. Nhấn mạnh vào tính tự
phát và tâm linh, họ thích dùng trực giác hơn là lý trí, thuyết thần bí
phương ông hơn là tôn giáo kinh viện của phương Tây.
|
The literary work of the beats displayed their sense of
alienation and quest for self-realization. Jack Kerouac typed his best
selling novel On the Road on a 75-meter roll of paper. Lacking traditional
punctuation and paragraph structure, the book glorified the possibilities of
the free life. Poet Allen Ginsberg gained similar notoriety for his poem
"Howl," a scathing critique of modern, mechanized civilization.
When police charged that it was obscene and seized the published version,
Ginsberg successfully challenged the ruling in court.
|
Các tác phẩm văn chương của họ đã diễn tả cảm xúc về sự
cách biệt và nhu cầu được công nhận bản thân. Jack Keronac đã đánh máy cuốn
tiểu thuyết ăn khách nhất của ông, cuốn Trên đường, trên một băng giấy dài 75
mét. Bằng thủ pháp bỏ dấu chấm câu và không tuân theo quy tắc chung về cấu
trúc đoạn văn, cuốn sách ca ngợi cuộc sống tự do. Nhà thơ Allen Ginsberg cũng
trở nên nổi tiếng nhờ bài thơ Tiếng gào rú - một tác phẩm phê phán cay độc
nền văn minh hiện đại được cơ khí hóa. Khi cảnh sát buộc tội tác phẩm này là
suy đồi và tịch thu các bản in đã phát hành, Ginsberg đã đối chất thành công
tại tòa án.
|
Musicians and artists rebelled as well. Tennessee singer
Elvis Presley was the most successful of several white performers who
popularized a sensual and pulsating style of African-American music, which
began to be called "rock and roll." At first, he outraged
middle-class Americans with his ducktail haircut and undulating hips. But in
a few years his performances would seem relatively tame alongside the antics
of later performances such as the British Rolling Stones. Similarly, it was
in the 1950s that painters like Jackson Pollock discarded easels and laid out
gigantic canvases on the floor, then applied paint, sand, and other materials
in wild splashes of color. All of these artists and authors, whatever the
medium, provided models for the wider and more deeply felt social revolution
of the 1960s.
|
Các nhạc sỹ và các họa sỹ cũng nổi loạn. Ca sỹ Elvis
Presley, bang Tennessee là người da trắng thành công nhất trong việc phổ biến
thứ âm nhạc Mỹ gốc Phi đầy cảm xúc và rộn ràng với tên gọi nhạc Rock and
Roll. Trước hết, ca sỹ này đã làm tầng lớp trung lưu Mỹ sửng sốt với kiểu tóc
đuôi vịt và cách đánh hông uốn lượn của anh khi biểu diễn. Nhưng một vài năm
sau, các buổi biểu diễn của anh đã phần nào ít gây sốc hơn cùng với sự ra đời
của những ca sỹ và ban nhạc sau đó, như ban nhạc Rolling Stones của Anh.
Tương tự, trong thập niên 50, các họa sỹ như Jackson Pollock đã loại bỏ giá vẽ
và xếp đặt các toan vẽ trên sàn, sau đó dùng sơn dầu, cát và những chất liệu
khác để tạo thành những vệt màu hoang dại mãnh liệt. Tất cả những họa sỹ và
những nhà văn, nhà thơ đó, cho dù họ dùng phương tiện nào đi chăng nữa, thì
đều đã đưa ra những mô hình mới cho một cuộc cách mạng xã hội rộng rãi và có
ảnh hưởng sâu sắc của thập niên 1960.
|
ORIGINS OF THE CIVIL
RIGHTS MOVEMENT
|
NHỮNG CĂN NGUYÊN CỦA
PHONG TRÀO ĐÒI QUYỀN CÔNG DÂN
|
|
Jackie Robinson,
sliding home in a 1948 baseball game. Robinson broke the color barrier
against black professional baseball players when he joined the Brooklyn
Dodgers and became one of the stars of the game.
(AP/WWP)
|
Jackie Robinson,
trượt về nhà trong một trận đấu bóng chày năm 1948. Robinson đã phá vỡ rào
cản về màu da đối với cầu thủ bóng chày da đen chuyên nghiệp khi ông gia nhập
Brooklyn Dodgers và trở thành một trong những ngôi sao của môn này.
( AP / WWP)
|
African Americans became increasingly restive in the
postwar years. During the war they had challenged discrimination in the
military services and in the work force, and they had made limited gains.
Millions of African Americans had left Southern farms for Northern cities,
where they hoped to find better jobs. They found instead crowded conditions
in urban slums. Now, African-American servicemen returned home, many intent
on rejecting second-class citizenship.
|
Những năm sau chiến tranh, người Mỹ gốc Phi đã trở thành
vấn đề ngày càng căng thẳng. Trong chiến tranh, họ đã đấu tranh chống kỳ thị
chủng tộc trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển dụng lao động, và họ
đã đạt được những thành quả nhất định. Hàng triệu người Mỹ da đen đã rời bỏ
các nông trại miền Nam lên các thành phố miền Bắc nơi họ hy vọng sẽ tìm được
công ăn việc làm tốt hơn. Thay vì những gì mơ ước, họ chỉ tìm được một chỗ ở
chật chội, chen chúc trong các khu nhà ổ chuột tại các đô thị. Giờ đây các quân
nhân người Mỹ da đen đã trở về quê nhà, và nhiều người trong số họ kiên quyết
không chấp nhận thân phận công dân hạng hai của mình.
|
Jackie Robinson dramatized the racial question in 1947
when he broke baseball's color line and began playing in the major leagues. A
member of the Brooklyn Dodgers, he often faced trouble with opponents and
teammates as well. But an outstanding first season led to his acceptance and
eased the way for other African-American players, who now left the Negro
leagues to which they had been confined.
|
Jackie Robinson đã khuấy động vấn đề chủng tộc vào năm
1947, khi anh phá vỡ ranh giới màu da trong bóng chày và bắt đầu chơi cho các
giải đấu bóng chày lớn hơn. Khi là thành viên của đội bóng Brooklyn Dodgers,
anh thường phải đối mặt với những rắc rối do đối thủ cũng như các cầu thủ
cùng đội gây ra. Những mùa thi đấu đầu tiên xuất sắc đã dẫn tới việc người ta
phải thừa nhận tài năng của anh và khiến sự nghiệp thi đấu của những cầu thủ
da đen khác trở nên dễ dàng hơn. Những cầu thủ này bắt đầu rời khỏi các đội
bóng chày của người da đen mà trước kia, họ buộc phải thi đấu ở đó.
|
Government officials, and many other Americans, discovered
the connection between racial problems and Cold War politics. As the leader
of the free world, the United States sought support in Africa and Asia.
Discrimination at home impeded the effort to win friends in other parts of
the world.
|
Các quan chức chính phủ và nhiều người Mỹ khác đã phát
hiện thấy mối quan hệ giữa các vấn đề chủng tộc và các vấn đề chính trị trong
Chiến tranh Lạnh. Với tư cách là người lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ đã cố
gắng tìm kiếm sự ủng hộ của châu Phi và châu Á. Nạn phân biệt chủng tộc trong
chính nước Mỹ đã làm cản trở những nỗ lực lôi kéo đồng minh ở những khu vực
khác trên thế giới.
|
Harry Truman supported the early civil rights movement. He
personally believed in political equality, though not in social equality, and
recognized the growing importance of the African-American urban vote. When
apprised in 1946 of a spate of lynchings and anti-black violence in the
South, he appointed a committee on civil rights to investigate
discrimination. Its report, To Secure These Rights, issued the next year,
documented African Americans' second-class status in American life and
recommended numerous federal measures to secure the rights guaranteed to all
citizens.
|
Harry Truman đã ủng hộ phong trào đòi quyền công dân đầu
tiên. Cá nhân ông tin vào quyền bình đẳng về chính trị, tuy ông không tin vào
quyền bình đẳng xã hội, và ông đã công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của
cử tri người Mỹ gốc Phi ở các đô thị. Năm 1946, khi được thông báo về những
vụ hành hình không hề xét xử của đám người phân biệt chủng tộc da trắng đối
với người da đen và những hình thức bạo lực chống lại người da đen ở miền
Nam, ông đã yêu cầu ủy ban Quyền Công dân có nhiệm vụ điều tra sự kỳ thị
chủng tộc và tôn giáo. Bản báo cáo có nhan đề là Để đảm bảo những quyền con
người này, được công bố vào năm sau đó, đã minh chứng rõ ràng địa vị hạng hai
của người da đen trong đời sống xã hội Mỹ và đã khuyến nghị rất nhiều biện
pháp mà Chính phủ Liên bang cần thực hiện nhằm bảo đảm những quyền vốn được
dành cho tất cả công dân.
|
Truman responded by sending a 10-point civil rights
program to Congress. Southern Democrats in Congress were able to block its
enactment. A number of the angriest, led by Governor Strom Thurmond of South
Carolina, formed a States Rights Party to oppose the president in 1948.
Truman thereupon issued an executive order barring discrimination in federal
employment, ordered equal treatment in the armed forces, and appointed a
committee to work toward an end to military segregation, which was largely
ended during the Korean War.
|
Truman đã phản ứng bằng việc gửi tới Quốc hội một chương
trình 10 điểm về quyền công dân. Các thành viên thuộc Đảng Dân chủ miền Nam
trong Quốc hội đã cản trở việc thông qua chương trình này. Một số người giận
dữ nhất, đứng đầu là Strom Thurmond, Thống đốc bang Nam Carolina, đã thành
lập nên Đảng Bang quyền năm 1948 để phản đối Tổng thống. Truman đã cho ban
hành một sắc luật cấm kỳ thị chủng tộc trong việc tuyển dụng nhân viên cho
các cơ quan Liên bang, ra lệnh đối xử bình đẳng trong các lực lượng vũ trang
và yêu cầu một ủy ban có nhiệm vụ chấm dứt nạn chia rẽ sắc tộc trong quân
đội. Cuối cùng, nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội cũng đã chấm dứt vào
thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
|
African Americans in the South in the 1950s still enjoyed
few, if any, civil and political rights. In general, they could not vote.
Those who tried to register faced the likelihood of beatings, loss of job,
loss of credit, or eviction from their land. Occasional lynchings still
occurred. Jim Crow laws enforced segregation of the races in streetcars,
trains, hotels, restaurants, hospitals, recreational facilities, and
employment.
|
Trong những năm 1950, người Mỹ da đen ở miền Nam được
hưởng rất ít (nếu không nói là không được hưởng) quyền công dân và quyền
chính trị. Nhìn chung, họ không có quyền bầu cử. Những người cố gắng ghi tên
vào danh sách cử tri đều có thể bị đánh đập, mất việc làm, mất tín nhiệm hoặc
bị trục xuất ra khỏi nơi cư trú. Các cuộc hành hình không xét xử vẫn tiếp
diễn. Các luật Jim Crow đã thực hiện sự chia rẽ sắc tộc trên ôtô, tàu hoả,
khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, những cơ sở giải trí và trong công ăn việc
làm.
|
DESEGREGATION
|
CHẤM DỨT SỰ CHIA RẼ
SẮC TỘC
|
|
Rosa Parks sits in
one of the front seats of a city bus following the successful boycott of the
bus system in 1955-56 by African-American citizens of Montgomery, Alabama.
The boycott was organized to protest the practice of segregation in which
African Americans were forced to sit in the back of the bus. The Supreme
Court agreed that this practice was a constitutional violation a year after
the boycott began. The great leader of the civil rights movement in America,
Martin Luther King Jr., gained national prominence through the Montgomery bus
boycott.
(© Bettmann/CORBIS)
|
Rosa Parks ngồi ở một trong các ghế phía trước của một
chiếc xe buýt sau khi coa cuộc tẩy chay thành công hệ thống xe buýt năm
1955-1956 của công dân Mỹ gốc Phi ở Montgomery, Alabama. Tẩy chay được tổ
chức để phản đối việc thực hành phân biệt chủng tộc trong đó người Mỹ gốc Phi
bị buộc phải ngồi ở phía sau của xe buýt. Một năm sau khi cuộc tẩy chay bắt
đầu Tòa án tối cao đã đồng ý rằng thực tế này là một hành vi vi phạm hiến
pháp. Nhà lãnh đạo vĩ đại của phong trào quyền dân sự ở Mỹ, Martin Luther
King Jr, trở nên nổi tiếng khắp cả nước thông qua cuộc tẩy chay xe buýt
Montgomery.
(© Bettmann /
Corbis)
|
The National Association for the Advancement of Colored
People (NAACP) took the lead in efforts to overturn the judicial doctrine,
established in the Supreme Court case Plessy v. Ferguson in 1896, that
segregation of African-American and white students was constitutional if
facilities were "separate but equal." That decree had been used for
decades to sanction rigid segregation in all aspects of Southern life, where
facilities were seldom, if ever, equal.
|
Hiệp hội Quốc gia vì Tiến bộ của Người Da màu (NAACP) đã
đi tiên phong trong những nỗ lực lật đổ giáo điều tư pháp đã được thiết lập
trong một vụ kiện ở Tòa án Tối cao, vụ Plessy kiện Ferguson năm 1896, trong
đó, sự chia rẽ sắc tộc của các học sinh da đen và da trắng ở trường học là
hợp hiến nếu cơ sở và phương tiện học tập là riêng biệt nhưng bình đẳng. Phán
quyết đó đã được thực thi suốt nhiều thập niên, càng làm nghiêm trọng hơn sự
chia rẽ sắc tộc nghiệt ngã ở miền Nam nơi mà những cơ sở và phương tiện rất
hiếm khi, nếu không nói là chẳng bao giờ, bình đẳng.
|
African Americans achieved their goal of overturning
Plessy in 1954 when the Supreme Court -- presided over by an Eisenhower
appointee, Chief Justice Earl Warren -- handed down its Brown v. Board of
Education ruling. The Court declared unanimously that "separate
facilities are inherently unequal," and decreed that the "separate
but equal" doctrine could no longer be used in public schools. A year
later, the Supreme Court demanded that local school boards move "with
all deliberate speed" to implement the decision.
|
Người Mỹ gốc Phi đã đạt được mục tiêu của họ trong việc
lật lại bản án Plessy vào năm 1954 khi Tòa án Tối cao - được chủ trì bởi
người do Eisenhower chỉ định - Chánh án Tòa án Tối cao Earl Warren - đưa ra
phán quyết của mình trong vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục. Tòa đã nhất trí
tuyên bố rằng "Các cơ sở và phương tiện học tập riêng rẽ bản thân nó vốn
đã là không bình đẳng và do đó, sắc lệnh giáo điều riêng biệt nhưng bình đẳng
sẽ không còn được áp dụng tại các trường công". Một năm sau đó, Tòa án
Tối cao yêu cầu các hội đồng trường học ở địa phương phải thực thi quyết định
này với nhịp độ khẩn trương.
|
Eisenhower, although sympathetic to the needs of the South
as it faced a major transition, nonetheless acted to see that the law was
upheld in the face of massive resistance from much of the South. He faced a
major crisis in Little Rock, Arkansas, in 1957, when Governor Orval Faubus
attempted to block a desegregation plan calling for the admission of nine
black students to the city's previously all-white Central High School. After
futile efforts at negotiation, the president sent federal troops to Little
Rock to enforce the plan.
|
Mặc dù cảm thông với những nhu cầu của miền Nam khi miền
này đang trải qua sự chuyển đổi lớn, song Eisenhower vẫn hành động nhanh
chóng để chứng tỏ rằng luật pháp được tuân thủ trước sự phản đối từ phần lớn
các bang miền Nam. Eisenhower phải đối mặt với một vụ khủng hoảng lớn ở
Litter Rock, bang Arkansas vào năm 1957, khi Thống đốc bang này, Orval
Faubus, có ý định cản trở một kế hoạch chấm dứt sự chia rẽ sắc tộc khi kêu
gọi việc nhận chín học sinh da đen vào Trường Trung học Trung tâm của thành
phố vốn trước đây chỉ dành cho học sinh da trắng. Sau khi nỗ lực đàm phán
không có kết quả, Tổng thống Eisenhower đã cử quân đội liên bang xuống Little
Rock để cưỡng chế thực thi kế hoạch này.
|
Governor Faubus responded by ordering the Little Rock high
schools closed down for the 1958-59 school year. However, a federal court
ordered them reopened the following year. They did so in a tense atmosphere
with a tiny number of African-American students. Thus, school desegregation
proceeded at a slow and uncertain pace throughout much of the South.
|
Thống đốc Faubus đã đáp trả bằng cách ra lệnh đóng cửa các
trường trung học ở Little Rock trong năm học 1958-1959. Tuy nhiên, một tòa án
liên bang đã ra lệnh mở cửa lại các ngôi trường này vào năm sau đó. Các trường
học đã mở cửa nhưng không khí rất căng thẳng, với một số rất ít các học sinh
Mỹ gốc Phi. Vì thế, quá trình bãi bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong trường học
đã diễn ra rất chậm chạp và không triệt để tại hầu hết các bang miền Nam.
|
Another milestone in the civil rights movement occurred in
1955 in Montgomery, Alabama. Rosa Parks, a 42-year-old African-American
seamstress who was also secretary of the state chapter of the NAACP, sat down
in the front of a bus in a section reserved by law and custom for whites.
Ordered to move to the back, she refused. Police came and arrested her for
violating the segregation statutes. African-American leaders, who had been
waiting for just such a case, organized a boycott of the bus system.
|
Một dấu mốc quan trọng khác trong phong trào đòi quyền
công dân diễn ra vào năm 1955 ở Montgomery, bang Alabana. Rosa Park, một nữ
thợ may người Mỹ gốc Phi 42 tuổi, đồng thời là thư ký phân ban Hiệp hội Quốc
gia vì Tiến bộ của người da màu (NAACP), ngồi trên ghế trước của một chiếc xe
buýt công cộng. Hàng ghế trước, theo luật và theo tập quán, vốn là dành cho
người da trắng. Khi bị ra lệnh phải ngồi ở phía sau xe, chị đã từ chối. Cảnh
sát đã tới và bắt giam chị vì tội vi phạm các đạo luật phân chia sắc tộc. Các
thủ lĩnh người Mỹ gốc Phi, vốn đang chờ một vụ việc như vậy, liền tổ chức tẩy
chay hệ thống xe buýt.
|
Martin Luther King Jr., a young minister of the Baptist
church where the African Americans met, became a spokesman for the protest.
"There comes a time," he said, "when people get tired ... of
being kicked about by the brutal feet of oppression." King was
arrested, as he would be again and again; a bomb damaged the front of his
house. But African Americans in Montgomery sustained the boycott. About a
year later, the Supreme Court affirmed that bus segregation, like school
segregation, was unconstitutional. The boycott ended. The civil rights
movement had won an important victory -- and discovered its most powerful,
thoughtful, and eloquent leader in Martin Luther King Jr.
|
Martin Luther King Jr, một mục sư trẻ thuộc giáo hội
Baptist nơi những người Mỹ gốc Phi thường gặp gỡ nhau, trở thành người phát
ngôn cho phong trào phản đối đó. Ông nói "Đã đến lúc con người ta đã chán
ngấy... vì bị hành hạ và bị đối xử thô bạo bởi những bàn chân tàn ác của nạn
áp bức". Luther King bị bắt giam và sau đó ông còn bị bắt nhiều
lần nữa, thậm chí một quả bom đã phá hủy mặt trước ngôi nhà của ông, nhưng
những người Mỹ gốc Phi ở Montgomery vẫn tiếp tục tẩy chay không đi xe buýt.
Chừng một năm sau đó, Tòa án Tối cao đã ra quyết định khẳng định rằng việc
chia rẽ sắc tộc trên xe buýt cũng như việc phân chia sắc tộc ở trường học là
trái với hiến pháp. Cuộc tẩy chay kết thúc, phong trào đòi quyền công dân đã
giành được một thắng lợi quan trọng và phát hiện được một thủ lĩnh mạnh mẽ,
thông thái và đầy tư chất hùng biện của phong trào, đó là Martin Luther King
Jr.
|
African Americans also sought to secure their voting
rights. Although the 15th Amendment to the U.S. Constitution guaranteed the
right to vote, many states had found ways to circumvent the law. The states
would impose a poll ("head") tax or a literacy test -- typically
much more stringently interpreted for African Americans -- to prevent poor
African Americans with little education from voting.
|
Những người Mỹ gốc Phi cũng nỗ lực giành quyền bầu cử của
mình. Mặc dù Điều bổ sung sửa đổi thứ 15 trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã đảm bảo
quyền bầu cử, nhưng nhiều bang đã tìm cách tránh không thi hành điều luật
này. Các bang đã đánh thuế thân hay kiểm tra trình độ biết đọc biết viết -
thường khắt khe hơn đối với người Mỹ gốc Phi để ngăn không cho cử tri da đen
có trình độ văn hóa thấp đi bỏ phiếu.
|
Eisenhower, working with Senate majority leader Lyndon B.
Johnson, lent his support to a congressional effort to guarantee the vote.
The Civil Rights Act of 1957, the first such measure in 82 years, marked a
step forward, as it authorized federal intervention in cases where African
Americans were denied the chance to vote. Yet loopholes remained, and so
activists pushed successfully for the Civil Rights Act of 1960, which
provided stiffer penalties for interfering with voting, but still stopped
short of authorizing federal officials to register African Americans.
|
Khi làm việc với thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện - Lyndon
B. Johnson - Eisenhower đã ủng hộ ông này trong nỗ lực của Quốc hội nhằm đảm
bảo quyền bầu cử cho các cử tri người Mỹ gốc Phi. Đạo luật Quyền Công dân năm
1957, lần đầu tiên sau 82 năm, đã tạo nên một bước tiến vì đã trao cho Liên
bang quyền can thiệp vào những vụ án mà trong đó người da đen bị chối bỏ
quyền bầu cử. Tuy vậy, vẫn còn những kẽ hở của luật pháp, và do đó những nhà
hoạt động chính trị đã thúc đẩy thành công sự ra đời của Đạo luật Quyền Công
dân năm 1960, trong đó, đề ra các mức phạt nghiêm khắc hơn cho những vi phạm
về quyền bầu cử. Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa trao cho các quan chức liên
bang quyền được đăng ký danh sách cử tri cho người Mỹ gốc Phi.
|
Relying on the efforts of African Americans themselves,
the civil rights movement gained momentum in the postwar years. Working
through the Supreme Court and through Congress, civil rights supporters had
created the groundwork for a dramatic yet peaceful "revolution" in
American race relations in the 1960s.
|
Dựa vào những nỗ lực của chính người Mỹ gốc Phi mà phong
trào đòi quyền công dân đã phát triển mạnh mẽ vào những năm sau Chiến tranh
Thế giới Thứ hai. Thông qua Tòa án Tối cao và thông qua Quốc hội, những người
ủng hộ quyền công dân đã xây dựng được nền tảng cho một cuộc cách mạng to lớn
nhưng hoà bình trong quan hệ sắc tộc của nước Mỹ vào thập niên 1960.
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn