MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, September 24, 2011

Waiting For A Perfect Man - Chờ người đàn ông hoàn hảo


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEqoKwUc36f-WZ-3srTOg-ehoae7EmJgGE3wFtQs5sB-qTCbTYdHqHkO4IaVJyeP2Mpe7CdMktOkYd0GnVjPekqonkkxMrpoq5NMdUTiyN6b5G9vTOU3JG_IWggqjAC7NFy-4F7wLVQ_I/s1600/Waiting+for+the+perfect+man.jpg



































Waiting for a perfect man
waiting . . .
waiting . . .
Waiting for someone to come in
Waiting for someone to hold me
Waiting for someone to feed me
Waiting for someone to change my diaper
Waiting . . .
Waiting to scrawl, to walk, waiting to talk
Waiting to be cuddled
Waiting for someone to take me outside
Waiting for someone to play with me
Waiting for someone to take me outside
Waiting for someone to read to me, dress me, tie my shoes
Waiting for Mommy to brush my hair
Waiting for her to curl my hair
Waiting to wear my frilly dress
Waiting to be a pretty girl
Waiting to grow up
Waiting . . .
Waiting for my breasts to develop
Waiting to wear a bra
Waiting to menstruate
Waiting to read forbidden books
Waiting to stop being clumsy
Waiting to have a good figure
Waiting for my first date
Waiting to have a boyfriend
Waiting to go to a party, to be asked to dance, to dance close
Waiting to be beautiful
Waiting for the secret
Waiting for life to begin
Waiting…
Waiting to be somebody
Waiting to wear makeup
Waiting for my pimples to go away
Waiting to wear lipstick, to wear high heels and stockings
Waiting to get dressed up, to shave my legs
Waiting to be pretty
Waiting . . .
Waiting for him to notice me, to call me
Waiting for him to ask me out
Waiting for him to pay attention to me
Waiting for him to fall in love with me
Waiting for him to kiss me, touch me, touch my breasts
Waiting for him to pass my house
Waiting for him to tell me I’m beautiful
Waiting for him to ask me to go steady
Waiting to neck, to make out, waiting to go all the way
Waiting to smoke, to drink, to stay out late
Waiting to be a woman
Waiting . . .
Waiting for my great love
Waiting for the perfect man
Waiting for Mr. Right
Waiting . . .
Waiting to get married
Waiting for my wedding day
Waiting for my wedding night
Waiting for sex
Waiting for him to make the first move
Waiting for him to excite me
Waiting for him to give me pleasure
Waiting for him to give me an orgasm Waiting . . .
Waiting for him to come home, to fill my time…
Waiting . . .
Waiting for my baby to come
Waiting for my belly to swell
Waiting for my breasts to fill with milk
Waiting to feel my baby move
Waiting for my legs to stop swelling
Waiting for the first contractions
Waiting for the contractions to end
Waiting for the head to emerge
Waiting for the first scream, the afterbirth
Waiting to hold my baby
Waiting for my baby to suck my milk
Waiting for my baby to stop crying
Waiting for my baby to sleep through the night
Waiting for my breasts to dry up
Waiting to get my figure back, for the stretch marks to go away
Waiting for some time to myself
Waiting to be beautiful again
Waiting for my child to go to school
Waiting for life to begin again
Waiting . . .
Waiting for my children to come home from school
Waiting for them to grow up, to leave home
Waiting to be myself
Waiting for excitement
Waiting for him to tell me something interesting, to ask me how I feel…
Waiting for him to stop being crabby, reach for my hand, kiss me good morning
Waiting for fulfillment
Waiting for the children to marry
Waiting for something to happen Waiting . . .
Waiting to lose weight
Waiting for the first gray hair
Waiting for menopause
Waiting to grow wise
Waiting . . .
Waiting for my body to break down, to get ugly
Waiting for my flesh to sag
Waiting for my breasts to shrivel up
Waiting for a visit from my children, for letters
Waiting for my friends to die
Waiting for my husband to die
Waiting . . .
Waiting to get sick
Waiting for things to get better
Waiting for winter to end
Waiting for the mirror to tell me that I’m old
Waiting for a good bowel movement
Waiting for the pain to go away
Waiting for the struggle to end
Waiting for release
Waiting for morning
Waiting for the end of the day
Waiting for sleep
Waiting…


A Poem by Faith Wilding


India Faces Standoff With China on Sea Oil Ấn Độ, Trung Quốc mâu thuẫn vì dầu khí


India Faces Standoff With China on Sea Oil
Ấn Độ, Trung Quốc mâu thuẫn vì dầu khí
By JEREMY PAGE in Beijing and TOM WRIGHT in New Delhi
Sep 23, 2011
Jeremy Page (Bắc Kinh) và Tom Wright (New Delhi)
23-9-2011
India is being pulled into a complex and increasingly tense territorial dispute in the South China Sea, with China repeatedly warning ONGC, the Indian state oil company, that its joint exploration plans with Vietnam amount to a violation of Chinese sovereignty.
Ấn Độ đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp chủ quyền phức tạp và ngày một căng thẳng hơn trên biển Hoa Nam (Biển Đông – ND), với việc Trung Quốc liên tục cảnh cáo ONGC – công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ – rằng kế hoạch khai thác chung của ONGC với Việt Nam đang đi đến chỗ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
The Indian government responded to the latest Chinese warnings Thursday by repeating its pledge to continue exploring for energy in the South China Sea, where China is embroiled in territorial disputes with Vietnam, the Philippines, Taiwan, Malaysia and Brunei.
Hôm thứ Năm vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đáp lại lời cảnh báo gần đây nhất của Trung Quốc bằng việc nhắc lại cam kết của Ấn Độ là sẽ tiếp tục thăm dò, khai thác năng lượng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang rối lên vì tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
ONGC, meanwhile, said it planned to resume drilling next year at one of its two remaining blocks in the area, after suspending work there because of a hard seabed, and after relinquishing another block last year because it lacked production potential.
Trong khi đó, ONGC cho hay, họ có kế hoạch tiếp tục thăm dò vào năm tới, tại một trong hai lô còn lại trong khu vực. Trước đây, họ đã phải dừng công việc ở đó lại do đáy biển quá cứng, và hồi năm ngoái thì họ cũng đã ngừng khai thác một lô khác nữa do không đủ năng lực sản xuất.
"We plan to restart drilling there," said ONGC Chairman A.K. Hazarika. "The [Indian] Ministry of External Affairs has informed us that the block is well within the territory of Vietnam and so there are no issues with exploration there."
Chủ tịch ONGC A.K. Hazarika nói: “Chúng tôi có kế hoạch khởi động lại việc khoan thăm dò ở đó. Bộ Ngoại vụ (Ấn Độ) vừa thông báo với chúng tôi rằng lô này nằm sâu trong vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, cho nên khai thác ở đấy không có vấn đề gì cả”.
The testy public exchanges follow an unusual incident in July when, according to the Indian government, an Indian navy ship visiting Vietnam as part of expanding bilateral defense ties received a radio message warning it that it was entering Chinese waters. China has dismissed India's version of the incident as "groundless."
Cuộc đấu khẩu công khai diễn ra sau một sự cố bất thường hồi tháng 7, khi mà, theo chính phủ Ấn Độ, một tàu hải quân Ấn Độ đến Việt Nam – trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng song phương mở rộng giữa hai nước – đã nhận được cảnh báo qua radio rằng họ đang đi vào vùng biển của Trung Quốc. Trung Quốc bác bỏ thông tin của chính phủ Ấn Độ, nói là “vô căn cứ”.
Analysts say the fresh standoff between Asia's two emerging economic and military giants, which fought a brief war over their disputed Himalayan land borders in 1962, increases the risk of a military flare-up in the South China Sea.
Các nhà phân tích cho rằng mâu thuẫn mới này giữa hai nước khổng lồ về kinh tế và quân sự ở châu Á – vốn từng giao tranh một lần ngắn ngủi tại vùng biên giới tranh chấp trên bộ ở Himalaya vào năm 1962 – làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông.
China, which won the 1962 war, has been involved in several angry exchanges and incidents at sea this year with Vietnam and the Philippines, which have been beefing up their military arsenals, and defense ties with the U.S., in response to what they see as growing Chinese assertiveness.
Năm nay, Trung Quốc – kẻ chiến thắng trong cuộc chiến năm 1962 – đã tham dự vào vài cuộc đấu khẩu giận dữ và vài sự vụ trên biển với Việt Nam và Philippines. Cả hai nước này cũng đang gia tăng tiềm lực quân sự và quan hệ quốc phòng với Mỹ để đối chọi lại với cái mà họ coi là sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
The U.S. meanwhile has been fending off repeated Chinese protests about its surveillance operations in the area, while trying to encourage democratic allies and partners, especially India, Australia and Japan, to play a more active role in defending freedom of navigation in the region.
Trong khi đó, Mỹ đã và đang ngăn cản sự phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động giám sát hàng hải của Mỹ ở khu vực, đồng thời ra sức khuyến khích các đồng minh và đối tác cùng phe dân chủ, nhất là Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, đóng vai trò chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải.
The South China Sea, which Beijing claims almost in its entirety, is thought to be rich in oil and gas—although proving that has been hard because of the territorial disputes—and is one of the world's most important shipping routes.
Biển Đông, nơi bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần hết, được đánh giá là rất giàu dầu khí – mặc dù chứng minh điều này quả là khó do vướng các tranh chấp chủ quyền – và là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
It is also now one of the region's major potential flashpoints as emerging Asian economies, especially China and India, build up their military firepower and seek the energy and other resources they need to fuel growth.
Hiện Biển Đông cũng là một trong những điểm nóng chủ chốt ở khu vực, khi các nền kinh tế đang nổi lên của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang củng cố tiềm lực quân sự và tìm kiếm năng lượng cũng như các nguồn khác họ cần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Beijing is worried that other claimants are becoming more active and any de facto occupation and/or exploration lend credence and bargaining power in future negotiation," said Jingdong Yuan, an expert on the South China Sea at the University of Sydney's Centre for International Security Studies.
“Bắc Kinh lo ngại rằng các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác đang trở nên chủ động hơn, và bất kỳ hành động chiếm hữu thực tế và/ hoặc khai thác nào đều tạo ra lòng tin và sức mạnh mặc cả trong các cuộc đàm phán tương lai” – ông Jingdong Yuan, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Đại học Sydney, nhận định.
One of the latest Chinese warnings to India came Thursday in an article on the website of the People's Daily—the main Communist Party newspaper—which was written by its correspondents in Vietnam and India and was not published in the paper itself.
Một trong những lời cảnh cáo gần đây nhất của Trung Quốc dành cho Ấn Độ là vào hôm thứ Năm, xuất hiện trong một bài viết trên website của Nhân dân Nhật báo – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản. Bài do phóng viên của tờ này ở Việt Nam và Ấn Độ cùng viết, và không được đăng tải trên báo giấy.
"It's not worthwhile for Vietnam and India to damage the greater interests of the peace, stability and economic development between China and Vietnam, China and India, and in the whole region, for the sake of these small interests in the South China Sea," the article said.
Bài báo viết: “Thật không đáng để Việt Nam và Ấn Độ làm tổn hại đến các lợi ích lớn hơn – đó là hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ, và toàn khu vực – chỉ vì một vài lợi ích nhỏ nhặt trên Biển Đông”.
China's Foreign Ministry spokesman, Hong Lei, also repeated the Chinese government's claims to sovereignty over the area. "Any foreign company that engages in oil-exploration activity in waters under China's jurisdiction without the agreement of China has violated China's sovereignty, rights and interests," he said Thursday in a briefing. "This is illegal and invalid."
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng nhắc lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực: “Bất kỳ công ty nước ngoài nào tham gia các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc mà không có sự đồng ý của Trung Quốc, đều là xâm phạm chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây là việc làm bất hợp pháp và vô hiệu lực”. Ông Hồng Lỗi tuyên bố như vậy trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Vishnu Prakash, spokesman for India's Ministry of External Affairs, played down the People's Daily article, as well as the incident with the Indian navy ship, and declined to comment on media reports that China had made an official diplomatic protest over ONGC's plans.
Vishnu Prakash, phát ngôn viên Bộ Ngoại vụ Ấn Độ, tỏ ý không quan tâm đến bài báo của Nhân dân Nhật báo, cũng như vụ việc xảy ra với tàu hải quân Trung Quốc, và từ chối bình luận về các tin bài trên báo chí, cho rằng Trung Quốc đã có phản đối chính thức bằng con đường ngoại giao đối với kế hoạch của ONGC.
But he said India strongly believed in freedom of navigation in the South China Sea and would continue to explore in the area as part of a "quest for energy security."
Nhưng ông Vishnu Prakash cho hay, Ấn Độ tin tưởng mãnh liệt vào quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong khu vực, như là một phần của “công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng”.
"We're engaged with China closely," he said. "And as we are closely cooperating with China, we're also closely cooperating with Vietnam."
Ông nói: “Chúng tôi có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và trong khi hợp tác mật thiết với Trung Quốc thì chúng tôi cũng hợp tác mật thiết với Việt Nam”.
India and China have been expanding economic ties in the past few years, but many Indian officials and experts harbor deep concerns about Beijing's growing military power and its expanding influence in neighboring countries, especially Pakistan.
Vài năm qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã và đang thúc đẩy quan hệ kinh tế, nhưng nhiều quan chức và chuyên gia Ấn Độ vẫn ngầm lo sợ về tiềm lực quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc và việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra các nước láng giềng, đặc biệt là Pakistan.
In response, India has been building closer defense and commercial ties with the U.S. and many of its regional allies and partners, including Vietnam, which Indian Foreign Minister S.M. Krishna visited last week.
Đáp lại, Ấn Độ đã xây dựng quan hệ quốc phòng và thương mại chặt chẽ hơn với Mỹ và nhiều đồng minh và đối tác khác trong khu vực, gồm cả Việt Nam. Ông S.M. Krishna, Ngoại trưởng Ấn Độ cũng vừa thăm Việt Nam hồi tuần trước.
ONGC's overseas arm, ONGC Videsh, accounts for much of India's investment in Vietnam.
Chi nhánh ở nước ngoài của ONGC là ONGC Videsh nắm giữ phần lớn đầu tư của Ấn Độ ở Việt Nam.
It operates one gas field—Block 06.1 in the Nam Con Son basin off Vietnam's south coast—in a joint venture with TNK-BP and PetroVietnam, which China has not protested over.
Họ điều hành một mỏ khí, lô 06.1 ở vũng Nam Côn Sơn, ngoài khơi phía Nam Việt Nam, liên doanh với TNK-BP và PetroVietnam. Cho đến nay việc này chưa bị Trung Quốc phản đối.
ONGC Videsh also won a contact in 2006 to jointly explore with PetroVietnam in Blocks 127 and 128 in the Phu Khanh basin further north. China protested at the time that both blocks were in its waters, and maintains that position now, according to the People's Daily article.
Năm 2006, ONGC Videsh cũng đã giành được một hợp đồng khai thác chung với PetroVietnam ở lô 127 và 128 ở vũng Phú Khánh, nằm hơi xa về phía bắc. Vào lúc đó, Trung Quốc đã phản đối, nói rằng cả hai lô đều thuộc vùng biển của họ, và cho đến nay họ vẫn khăng khăng giữ quan điểm đó – căn cứ vào bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo.
A spokesman for Vietnam's Foreign Ministry said Thursday that Blocks 127 and 128 were both in Vietnamese territorial waters. He declined further comment.
Hôm thứ Năm vừa qua, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng cả lô 127 lẫn lô 128 đều nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông từ chối bình luận thêm.
Vietnam launched a fresh round of licensing this year for blocks it says are not in contested waters. However, China has never specified the precise extent of its territorial claims.
Năm nay, Việt Nam đã tiến hành cấp phép một loạt cho các lô dầu mà theo họ là không nằm trong vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ nêu chính xác, cụ thể phạm vi các tuyên bố chủ quyền của họ.
A spokeswoman for ONGC Videsh said the company was only exploring now in Block 128, having relinquished 127, but declined to comment on whether it had future exploration plans with Vietnam.
Người phát ngôn của ONGC Videsh cho biết, công ty hiện tại chỉ khai thác ở lô 128, đã dừng khai thác lô 127. Nhưng bà từ chối bình luận về việc liệu công ty có các kế hoạch thăm dò khai thác trong tương lai với Việt Nam hay không.
Another Indian company, Essar Group, has a production-sharing contract for a petroleum block off Vietnam's coast. An Essar spokesman said it was not in "controversial" waters and Essar did not plan to bid for further exploration rights from Vietnam.
Một công ty Ấn Độ khác, tập đoàn Essar, đã ký hợp đồng khai thác chung một lô dầu khí khác ngoài khơi Việt Nam. Phát ngôn viên của Essar nói rằng lô này không nằm trong vùng biển “gây tranh cãi”, và Essar không có kế hoạch dự thầu để giành thêm hợp đồng khai thác ở Việt Nam.
—Nguyen Anh Thu in Hanoi and Rakesh Sharma in New Delhi contributed to this article.
Nguyen Anh Thu (Hà Nội) và Rakesh Sharma (New Delhi) tham gia giúp tác giả hoàn thành bài viết này.
The Wall Street Journal
Translated by Thuy Truc

South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift? TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG - ĐIỀM BÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC TRONG KHU


The Asahi Shimbun

South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift?
TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG - ĐIỀM BÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC TRONG KHU VỰC
By YOICHI KATO / National Security Correspondent
By YOICHI KATO / Phóng viên Aninh Quốc gia
The territorial disputes in the South China Sea between China and the other littoral states, including Vietnam and the Philippines, are gaining more strategic significance for the entire Asia-Pacific region and beyond. Japan cannot discount this issue as an isolated phenomenon in the remote region because it reflects China's regional strategy, which is based on its growing economy and national confidence
Các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông (biển Hoa Nam) giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển khác, trong đó có Việt Nam và Philíppin, đang ngày càng có ý nghĩa hơn về mặt chiến lược đối với toàn bộ khu vực châu Á- Thái Bình Dương và bên ngoài khu vực này. Nhật Bản không thể xem thường vấn đề này như một hiện tượng riêng biệt ở khu vực xa xôi bởi vì, nó phản ánh chiến lược khu vực của Trung Quốc, vốn được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế đang tăng trưởng và sự quyết đoán của nước này.
The more fundamental challenge is how the regional countries, including Japan, should deal with the emerging strategic ambivalence, which is caused by both the growing economic interdependence with China and the continuing dependence on the regional security order guaranteed by the United States.
Thách thức mang tính cơ bản hơn là các nước trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, cần xử lý mâu thuẫn chiến lược trong tư tưởng xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng với Trung Quốc và sự phụ thuộc vào trật tự an ninh khu vực được Mỹ bảo đảm.
The territorial disputes in the South China Sea seem to have reached a certain equilibrium at the ASEAN-China Ministerial Meeting and the following ASEAN Regional Forum (ARF) in July in Bali, Indonesia. The 10 member states of ASEAN and China agreed upon new guidelines, which stipulate a path to the implementation of the long-standing Declaration of Conduct (DOC) for peaceful resolution of the disputes in the South China Sea.
Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có vẻ như đã đạt được tới trạng thái cân bằng nhất định tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7 ở Bali, Inđônêxia. Mười nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về các đường lối chỉ đạo mới, trong đó quy định cách thức thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Bỉên Đông (DOC) vì một giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ này.
Japan's then foreign minister, Takeaki Matsumoto, who participated in this round of ASEAN-related meetings, welcomed the development. He stated in the Diet, "I regard it as a step forward."
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản lúc đó Takeaki Matsumoto, người tham dự các hội nghị này của ASEAN, đã hoan nghênh diễn biến này. Phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản, ông Matsumoto nói: “Tôi coi đây là bước tiến”.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton also praised it as "an important step," and at the same time urged ASEAN and China to move quickly to achieve the next step: the establishment of a legally binding code of conduct to prevent conflicts. Clinton added, "Every claimant must make their claim publicly and specifically known so that we know where there is any dispute."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng coi đây là “bước đi quan trọng”, đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc hành động nhanh chóng để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc về pháp lý nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột. Bà Clinton nói: “Tất cả các bên tuyên bố chủ quyền cần phải công bố các tuyên bố của họ một cách công khai và chi tiết để chúng tôi bíêt được nơi đâu có tranh chấp”.
But the equilibrium seems to be fast collapsing. Less than two weeks after the conference in Bali, the People's Daily, the official newspaper of China's Communist Party, published a front-page commentary that accused the Philippines of violating China's territorial sovereignty by building a military shelter on one of the disputed Spratly Islands. The article ended with a harsh warning: "Those who make serious strategic misjudgments on this issue will pay the appropriate price."
Tuy nhiên, có vẻ như trạng thái cân bằng này đang sụp đổ một cách nhanh chóng. Chưa đầy hai tuần sau hội nghị ở Bali, tờ nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng tải bình luận trên trang nhất tố cáo Philíppin xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc bằng cách xây dựng một hầm trú ẩn quân sự trên một trong các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Bài báo này kết thúc với lời cảnh báo: “Những ai đưa ra các quyết định sai lầm nghiêm trọng về chiến lược đối với vấn đề này sẽ phải trả giá thích đáng”.
The Xinhua News Agency immediately reported an English summary of this story. It was clear that the party and the Chinese government intended to send this message to all the parties concerned. And, in fact, it created quite a stir in the region.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc ngay lập tức trích đăng tóm tắt bài bình luận này bằng tiếng Anh. Rõ ràng là Đảng và Chính phủ Trung Quốc có ý định gửi thông điệp này tới tất cả các bên liên quan. Trên thực tế, thông điệp này đã tạo một sự xáo trộn trong khu vực.
The governments of Japan and the United States still regard this past round of ASEAN-related ministerial meetings as a success because they succeeded in including "maritime security" in the agenda for the upcoming East Asia Summit in November. With this decision, the South China Sea issue can be further discussed in a larger multilateral context at EAS in addition to ASEAN-related meetings. This will guarantee an opportunity for the non-claimant, user-states of the South China Sea, such as Japan and the United States, to keep engaged in the discussion.
Các Chính phủ Nhật Bản và Mỹ coi các hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN gần đây là một thành công, bởi vì họ thành công trong việc đưa vấn đề “an ninh trên biển” vào trong chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao Đông Á sắp tới vào tháng 11. Với quyết định này, vấn đề Biển Đông có thể được thảo luận kỹ hơn trong một khuôn khổ đa phương rộng hơn tại Hội nghị Cấp cao Đông Nam Á cùng với các hội nghị liên quan của ASEAN. Điều này sẽ đảm bảo cơ hội cho các bên không tuyên bố chủ quyền và các nước sử dụng (các tuyến đường biển) trên Biển Đông như Nhật Bản và Mỹ có thể tham gia cuộc thảo luận này.
On a more sensitive front, it was also regarded as a success because there was a tacit agreement formed among the claimant states and the major user-states of the South China Sea to keep questioning the legal legitimacy of China's claim of so called "9-dotted line" or "9-dashed line" for the South China Sea. The discreet strategy seems to steer China into a new multilateral agreement, a code of conduct to solve the disputes in a peaceful manner by collectively applying pressure through continuously challenging the legitimacy of the "9-dotted line" claim.
Về mặt nhạy cảm hơn, nó cũng được coi là thành công bởi vì có một thoả thuận ngầm giữa các quốc gia tuyên bố chủ quỳên và các quốc gia liên quan trên Biển Đông để tiếp tục đặt vấn đề xung quanh tính hợp pháp về mặt pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Chiến lược thận trọng này có vẻ như nhằm đưa Trung Quốc vào một thoả thuận đa phương mới. Đó là bộ quy tắc nhằm giải quyết các tranh chấp này một cách hoà bình thông qua việc gây áp lực mang tính tập thể về tính pháp lý đối với tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn này”.
China uses this U-shaped, 9-dotted line along the coastal line and the island chains in the South China Sea as the basis for its claim of sovereignty. The encircled area extends to the almost entire South China Sea. According to the official document that Chinese government submitted to the United Nations in 2009 along with a map, Beijing claims to have "indisputable sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent waters." It is not clear, however, whether China claims the entire South China Sea inside of the 9-dotted line as its territorial waters or whether its claim of sovereignty extends only to the islands and the adjacent waters.
Trung Quốc sử dụng đường 9 đoạn hình chữ U dọc theo bờ biển và các chuỗi đảo ở Biển Đông là cơ sở cho tuyên bố chủ quỳên của nước này. Khu vực khoanh tròn mở rộng tới phần lớn Biển Đông. Theo tài liệu chính thức mà Chính phủ Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2009 cùng với một bản đồ, Bắc Kinh tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo này ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có phải Trung Quốc tuyên bố toàn bộ khu vực trên Biển Đông nằm trong đường 9 đoạn này là lãnh hải của nước này hay tuyên bố chủ quyền của nước này chỉ mở rộng tới các đảo này và các vùng biển xung quanh.
On Aug. 24, about a month after the ARF conference, two patrol boats of the Chinese Fishery Administration entered Japan's territorial waters around one of the Senkaku Islands in the East China Sea. It was the first time for Chinese government ships to violate Japan's territorial waters around the Senkakus since 2008, when two China Marine Surveillance (CMS) patrol boats entered and stayed in Japan's territorial waters for more than nine hours. This time, the duration of the violation was much shorter. But the Japanese government took the incident very seriously because even when a Chinese trawler collided into a Japan Coast Guard cutter last September near the Senkakus, all of the Chinese government vessels, including the Fishery Administration and CMS, stayed clear of Japan's territorial waters.
Ngày 24/8, một tháng sau hội nghị ARF, hai tàu tuần tra của Cơ quan Quản lý Nghề cá Trung Quốc đã đi vào lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên các tàu của Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku kể từ năm 2008, khi hai tàu tuần tra của Lực lượng Hải giám Trung Quốc (CMS) xâm phạm lãnh hải Nhật Bản trong hơn 9 giờ. Lần này, khoảng thời gian xâm phạm lãnh hải Nhật Bản ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản coi sự cố này là rất nghiêm trọng bởi vì, ngay khi một tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào năm ngoái gần đảo Senkaku, tất cả các tàu của Chính phủ Trung Quốc, trong đó có các tàu của Cơ quan Quản lý Nghề cá và CMS, rõ ràng đã ở trong lãnh hải của Nhật Bản.
In response to the formal protest from the Japanese government, a spokesperson of China's Foreign Ministry said: "The Diaoyu (Senkaku) island and its affiliated islands have been China's inherent territory since ancient times. Chinese Fishery Administration Vessels patrolled the waters to maintain normal orders of fishery production."
Phản ứng trước phản hồi chính thức của Chính phủ Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Đảo Điếu ngư (đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản) và các đảo phụ thuộc là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Các tàu của Cơ quan Quản lý Nghề cá Trung Quốc đã tuần tra các vùng biển này để duy trì trật tự sản xuất nghề cá thông thường”.
This position was nothing new, but the intensified action by one of the maritime law enforcement agencies was. There is some speculation on the part of the Japanese government that China's intention might have been to check the firmness of the position of the Japanese government on its territorial claims after the ARF meeting, and especially when Japan was going through the power transition from the Kan administration to the next.
Quan điểm này không có gì mới nhưng đó là hành động được tăng cường của một trong những cơ quan thực thi pháp luật biển. Có lời đồn đại trong một bộ phận Chính phủ Nhật Bản rằng ý định của Trung Quốc có thể là nhằm kiểm tra sự kiên quyết trong lập trường của Chính phủ Nhật Bản đối với các tuyên bố chủ quyền của nước này sau hội nghị ARF và đặc biệt khi Nhật Bản đang trong quá trình chuyển giao quyền lực chính quyền của Thủ tướng Kan sang Chính quyền Noda.
The prevailing view within the Japanese government is that what is happening in the East China Sea is closely connected with the disputes in the South China Sea. Foreign Minister Matsumoto stated in the Diet, "Japan has a great interest in the territorial disputes in the South China Sea because they could have an impact on peace and security of the Asia-Pacific region, and they are also closely related to safeguarding the security of maritime traffic."
Quan điểm chiếm ưu thế trong Chính phủ Nhật Bản đó là những điều đang xảy ra ở biển Hoa Đông có mối liên hệ chặt chẽ với các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Matsumoto nói: “Nhật Bản có quan tâm lớn đối với các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đối với hoà bình và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chúng cũng có quan hệ chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh hàng hải”.
The territorial disputes are not limited to the maritime domain. There are some signs of intensification in the Sino-Indian land border area as well. Among Indian scholars is a view that China is engaged in the redefinition of both its land and maritime borders in its pursuit of the great power status. And such a series of redefinition actions has been carried out at a cost of territorial integrity and security of China's neighbors. India pays close attention to the situation in the South China Sea because they see it as an indication for what might happen in its border disputes with China.
Các tranh chấp lãnh thổ này không chỉ giới hạn ở trên biển. Có một số dấu hiệu về sự tăng trưởng lực lượng ở biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Có một quan điểm trong các học giả Ấn Độ đó là Trung Quốc đang muốn tái xác định các biên giới trên bộ và trên biển trong quá trình theo đuổi tư cách một siêu cường. Hàng loạt các hành động tái xác định biên giới như vậy đang được thực hiện và gây thiệt hại cho sự toàn ven lãnh thổ và an ninh của các nước láng giềng của Trung Quốc. Ấn Độ theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông bởi vì họ coi đây là dấu hiệu cho những gì có thể xảy ra trong vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
The more fundamental challenge that the entire Indo-Pacific region faces is perhaps the newly emerging strategic ambivalence. Most of the countries in the region have China as their major trading partner, if not the largest, while they depend on the United States for the maintenance of the regional security order, including freedom of navigation. This dual dependency, however, makes it harder for the regional states to decide what course of action to take, if and when China challenges the U.S. primacy. This seems to be what is happening in the South China Sea now.
Thách thức cơ bản hơn nữa mà toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang phải đối mặt đó có thể là mâu thuẫn trong tư tưởng mang tính chiến lược mới nổi. Phần lớn các nước ở trong khu vực này đều coi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng, thậm chí là lớn nhất, trong khi họ lại phụ thuộc và Mỹ trong việc duy trì trật tự an ninh khu vực, trong đó có quyền tự do đi lại trên biển. Tuy nhiên, sự phụ thuộc kép này có thể sẽ khiến các nước trong khu vực khó hơn trong việc quyết định hành động gì cần làm nếu và khi Trung Quốc thách thức bá chủ của Mỹ. Có vẻ đây là điều đang xảy ra ở Biển Đông hiện nay.
Last year, Hugh White, former deputy secretary of the Australian Department of Defense, published a paper, titled "Power Shift--Australia's Future between Washington and Beijing." In it, he points out that the era of "uncontested American primacy" is over and that a peaceful new order in Asia to accommodate China's growing power can be built "if America is willing to allow China some political and strategic space."
Năm ngoái, ông Hugh White, giáo sư thuộc Đại học quốc gia Ôxtrâylia, đã có bài viết mang tiêu đề “Sự dịch chuyển quyền lực – Tương lai của Ôxtrâylia giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh”. Trong bài viết này, ông đã chỉ ra rằng kỷ nguyên “sự bá chủ không thể tranh cãi của Mỹ” đã kết thúc và một trật tự hoà bình mới ở châu Á phù hợp với quyền lực đang gia tăng một không gian chính trị và chiến lược nào đó”.
The very core of his argument is that the United States should refrain from competing primacy with China but instead share power with it. He also suggests that it is time to rethink the hedging strategy. This is one possible answer to deal with the dilemma of "dual dependency."
Điểm cốt lõi trong lập luận của ông White đó là Mỹ cần phải tránh cạnh tranh quyền bá chủ với Trung Quốc mà thay vào đó là chia sẻ quyền lực với nước này. Ông này cũng đưa ra đề xuất rằng đây là thời điểm phải xem xét lại chiến lược bao vây. Đây là một câu trả lời có thể để giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan là “sự phụ thuộc kép”.
What is emerging through the debate over the South China Sea issue is a recognition that the territorial disputes take on the nature of competition for influence between the United States and China and that the United Sates alone cannot dominate the region in spite of its enormous military capabilities. The majority view among the ASEAN states may not be as clear-cut and extreme as White's. But if in fact "the rise of China and the relative decline of the United States" further proceeds, as it is often mentioned as a cliche', this shift from "U.S. primacy" to a "Sino-U.S. power share" construct may gain more traction and relevance among the regional countries and the people. That would be great challenge for Japan, which builds its security strategy based on a premise that the US primacy is unshakable.
Điều nổi lên từ lập luận trên đối với Biển Đông là sự thừa nhận các tranh chấp lãnh thổ thực chất là sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc và rằng Mỹ không thể chiếm ưu thế trong khu vực này bất chấp các tiềm năng quân sự to lớn của nước này. Quan điểm đa số trong số các nước ASEAN có thể không rõ ràng và quá khích như quan điểm của ông White. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sự “nổi lên của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ” tiếp tục diễn biến xấu hơn, sự chuyển dịch từ “sự bá chủ của Mỹ” sang “sự chia sẻ quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ” có thể sẽ trở thành xu thế trong số các nước và người dân khu vực. Đây là thách thức lớn đối với Nhật Bản, nước vẫn xây dựng chiến lược an ninh trên cơ sở giả định rằng quyền bá chủ của Mỹ là không thể lung lay.
What is happening in the South China Sea can be a harbinger of the potential shift of the strategic thinking among the regional states and eventually the regional strategic order itself.
Những điều đang diễn ra ở Biển Đông có thể là điềm báo về sự thay đổi tiềm tàng trong suy nghĩ mang tính chiến lược trong số các quốc gia khu vực và trật tự chiến lược trong khu vực này.
http://ajw.asahi.com/article/asia/china/AJ201109109949

Winner and Losers in Libya Kẻ thắng người thua ở Libya

Choosing not to choose: Germany and India were among the nations that elected to abstain on the Libya vote
Bỏ phếu trắng: Đức và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia tránh bỏ phiếu về Libya
Winner and Losers in Libya
Kẻ thắng người thua ở Libya
The Time - Jorge Castañeda
Thời Báo Mỹ - Jorge Castañeda
No matter how long it takes to find Muammar Gaddafi, it is now relatively easy to draw up a scorecard on the six-month conflict in Libya and anoint the winners and losers. The biggest winners are, of course, the Libyan people who, with the help of the international community, rode the wave that started in Tunisia and Cairo and overthrew their own dictator. Whatever the final outcome of the current turmoil in the country, it can hardly be worse than the previous 42 years.
Phải mất bao nhiêu thời gian nữa mới tìm được Muammar Gaddafi không phải là vấn đề quan trọng, bây giờ đã có thể dễ dàng đánh giá được cuộc xung đột kéo dài sáu tháng ở Libya và xác định được kẻ thắng người thua rồi. Thắng nhất dĩ nhiên là nhân dân Libya, những người, mà nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, đã cưỡi lên đầu ngọn sóng khởi sự ở Tunisia và Cairo và lật đổ được nhà độc tài. Dù kết quả của những xáo trộn hiện thời có như thế nào đi nữa thì tình hình cũng khó mà có thể xấu hơn 42 năm vừa qua.
A second group of winners includes Nicolas Sarkozy, David Cameron and Barack Obama. It was the leaders of France and the U.K. who persuaded the U.S. President to press for a U.N. mandate to intervene in Libya, and it was Obama who supplied the firepower without which no intervention could have succeeded. At a time when none of the three leaders is faring well in opinion polls in their own countries, the success of their Libya campaign must provide some measure of consolation.
Nhóm người chiến thắng thứ hai bao gồm Nicolas Sarkozy, David Cameron và Barack Obama. Đấy là những nhà lãnh đạo của Pháp và Anh, những người đã thuyết phục Tổng thống Mỹ áp lực Liên hiệp quốc cho phép can thiệp vào Libya, và chính Tổng thống Obama, người đã cung cấp vũ khí, thiếu nó thì không cuộc can thiệp nào có thể giành thắng lợi được. Trong khi cả ba nhà lãnh đạo đều không được đánh giá cao trong các cuộc thăm dò dư luận ở trong nước thì thắng lợi của chiến dịch ở Libya có thể an ủi được phần nào.
And, finally, international organizations, ranging from the U.N. and the International Criminal Court to the Arab League, can congratulate themselves for a nearly perfect antipode to the Iraqi fiasco. The multilateral mechanisms worked, regional support held steady, the cost was high but not nearly of the magnitude of Iraq, and the return to normality in Libya appears relatively near. Compared with 2003, there is a world of difference.
Và cuối cùng là các tổ chức quốc tế. Liên hiệp quốc, Tòa hình sự quốc tế và Liên đoàn Arab có thể ăn mừng vì đây là hình ảnh trái ngược hoàn toàn với vụ thất bại ở Iraq. Cơ chế đa phương đã hoạt động, luôn được sự ủng hộ trong khu vực; giá phải trả là khá cao, nhưng không đến nỗi như ở Iraq và sự ổn định ở Libya dường như không còn xa nữa. So với năm 2003 thì đây đã là một thế giới khác rồi.
The losers are also easy to identify. Gaddafi, his family and cronies now cower or flee like cowards. Their supporters and enablers face ignominy. In the U.S. and Europe, those who opposed what was originally a humanitarian intervention meant to avoid a massacre in Benghazi and which evolved toward a regime-change operation all emerged with tarnished reputations. Germany abstained on U.N. Security Council Resolution 1973, which authorized the use of force to protect civilian lives; it also refused to participate in the NATO campaign. Both for domestic political reasons and a miscalculation on the probability of success, Angela Merkel kept her distance. In hindsight, she was wrong.
Những kẻ bại trận cũng được xác định một cách dễ dàng. Gaddafi, gia đình và bạn bè ông ta bây giờ đang lẩn trốn hay bỏ chạy như những kẻ hèn nhát. Những người ủng hộ và cổ vũ cho họ bị mọi người khinh bỉ. Ở Mỹ và châu Âu, uy tín của những người chống đối vụ can thiệp mang tính nhân đạo nhằm ngăn chặn vụ thảm sát ở Benghazi và sau đó trở thành chiến dịch nhằm lật đổ chế độ đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nước Đức bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an, tức là Nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực nhằm bảo vệ thường dân, nước này cũng từ chối, không tham gia vào chiến dịch của NATO. Angela Merkel đã né tránh vì những nguyên nhân đối nội và tính toán sai về khả năng chiến thắng. Nhìn lại, hóa ra bà đã sai.
Similarly, countries like China and Russia, although they did not use their veto to crush Resolution 1973, did not fare well in this affair. Their sympathy for the Gaddafi regime was as evident as their hostility to the principle of "responsibility to protect," an idea floating around international and nongovernmental organizations for some time now, which places concern for human rights over a country's sovereignty. (See a brief history of Muammar Gaddafi's 40-year rule.)
Những nước như Trung Quốc và Nga cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như thế, mặc dù hai nước này không phủ quyết Nghị quyết 1973, nhưng họ cũng không được lợi lộc gì. Tình cảm của họ dành cho chế độ của Gaddafi là bằng chứng rõ ràng về thái độ chống đối đối với nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ”, tức là chống đối tư tưởng cho rằng quyền con người phải cao hơn chủ quyền quốc gia, một tư tưởng đang được các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ bàn thảo trong thời gian gần đây.
But perhaps the biggest losers outside of the Gaddafi family were those countries that explicitly opposed the very notion of intervention by the international community to protect civilians and remove dictators, even with a multilateral mandate. There were two categories of such opponents: the shameless supporters of the Libyan regime and the shameful fence-sitters who waffled endlessly.
Nhưng có lẽ thua thiệt nhất – đấy là không kể gia đình Gaddafi – là những nước công khai chống đối quan điểm cho rằng cộng đồng quốc tế cần can thiệp nhằm bảo vệ thường dân và lật đổ những tên độc tài, ngay cả khi đã có sự ủy quyền quốc tế. Những người chống đối cũng chia làm hai nhóm: những kẻ ủng hộ chế độ Gaddafi một cách trơ trẽn và những kẻ giữ vị trí trung lập một cách đáng xấu hổ, lúc nào cũng dao động, không biết phải đứng về bên nào.
The opposition of countries in the first group — Cuba, Nicaragua and Venezuela — was predictable, and largely irrelevant. More important were the positions adopted by three key nations that have been seeking positions of world leadership. Brazil and India both abstained on Resolution 1973, and South Africa only voted in favor after Obama personally called President Jacob Zuma.
Nhóm thứ nhất gồm có Cuba, Nicaragua và Venezuela – thái độ của họ có thể dự đoán được từ trước, nhưng quan điểm của họ nói chung là chẳng có ý nghĩa gì. Quan trọng hơn là quan điểm của ba nước chủ chốt, đấy cũng là những nước đang tìm cách nhảy vào vị trí lãnh đạo thế giới. Brazil và Ấn Độ cùng bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973, còn Nam Phi thì chỉ ủng hộ sau khi Tổng thống Obama đã gọi điện trực tiếp cho Tổng thống Jacob Zuma.
To its credit, South Africa made some effort to find intermediate solutions in Libya. These went nowhere, mainly because they were predicated on the preservation of the Gaddafi regime. Brazil and India, which aspire to permanent seats on the Security Council and demand to be taken seriously as world powers, chose not to participate in one of the Council's most successful actions in recent memory. They were caught flat-footed when the tyrant was toppled: neither country has as yet recognized the new government. (Read about Muammar Gaddafi's delusions of African grandeur.)
Nam Phi vớt vát được phần nào uy tín bằng cách cố gắng tìm giải pháp trung gian ở Libya. Những cố gắng đó đã không đi đến đâu chủ yếu là vì nhằm bảo vệ chế độ của Gaddafi. Brazil và Ấn Độ – hai nước đang kỳ vọng trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và đòi hỏi phải được coi là những nước có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới – đã không tham gia vào một trong những hoạt động thành công nhất của Hội đồng Bảo an trong thời gian gần đây. Cả hai nước đều sững sờ khi nhà độc tài này bị lật đổ, cả hai đều chưa công nhận chính phủ mới.
For Brazil, India and South Africa, the principle of nonintervention is the bedrock of any multilateral foreign policy: humanitarian considerations are subordinate to defending national sovereignty from foreign interference. This informs their reluctance to intervene in other crises, including the Syrian regime's brutal crackdown on protesters. Although they sent a delegation to Damascus in the naive hope it might persuade President Bashar Assad to stop murdering his people, they remain opposed to sanctions by the Security Council and, together with Russia, have tied the U.N.'s hands on Syria. By sticking to a stance that failed them in Libya, these nations are showing they are not ready for a bigger role in international affairs.
Brazil, Ấn Độ và Nam Phi đều coi không can thiệp là nguyên tắc nền tảng trong bất kỳ quan hệ đa phương nào: nhân đạo không quan trọng bằng việc bảo vệ chủ quyền quốc gia khỏi sự can thiệp từ bên ngoài. Đấy là lý do vì sao họ lưỡng tự trong việc can thiệp vào những cuộc khủng hoảng khác, kể cả việc chính quyền Syria đàn áp dã man người biểu tình. Mặc dù họ đã gửi một đoàn đại biểu đến Damascus với hy vọng ngây thơ là sẽ thuyết phục được Tổng thống Bashar Assad chấm dứt việc giết hại thường dân, nhưng họ vẫn ngăn cản những biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an đưa ra và cùng với Nga, trói chân trói tay Liên hiệp quốc trước tình hình ở Syria. Bám vào những quan điểm đã làm họ thất bại ở Libya, các nước này đang chứng tỏ rằng họ chưa sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong những vấn đề quốc tế.
Castañeda, formerly Mexico's Foreign Minister, is a global distinguished professor at New York University
Castañeda, từ là cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Mexico, hiện là một trong những Giáo sư nổi tiếng thế giới của Đại học New York (New York University)
Translated by Phạm Nguyên Trường