Obama’s letter to Aung San Suu Kyi, Myanmar's leading democracy campaigner
|
Thư của T.T. Mỹ Obama gửi Aung San Suu Kyi, người vận động dân chủ hàng đầu tại Myamar
|
December 01, 2011
|
01/12/2011
|
Daw Aung San Suu Kyi:
It was a pleasure and an honor to speak with you recently. As I said during our conversation, I have long admired your brave and unwavering struggle for democracy, and I consider our conversation a highlight of my recent visit to Asia.
|
Thưa bà Aung San Suu Kyi
Tôi rất vui mừng và hân hạnh được hầu chuyện bà trong thời gian mới đây. Như tôi đã nói trong buổi trò chuyện, từ lâu tôi đã ngưỡng mộ cuộc đấu tranh dũng cảm và không dao động của bà cho dân chủ, và tôi coi cuộc trò chuyện của chúng ta là một điểm nổi bật trong chuyến thăm châu Á mới đây của mình.
|
I am pleased that the Burmese government has taken several encouraging steps in the direction of democracy and reform. Secretary of State Clinton's visit will explore how the United States can support efforts to foster political opening and respect for universal human rights, as well as demonstrate the seriousness of our commitment to helping the people of Burma achieve their democratic aspirations.
|
Tôi vui mừng vì chính phủ Miến Điện đã có những bước đi khích lệ theo hướng dân chủ và cải cách. Chuyến thăm của Bà Ngoại trưởng Clinton sẽ tìm hiểu xem Hoa Kỳ sẽ ủng hộ như thế nào các nỗ lực thúc đẩy sự cởi mở về chính trị và sự tôn trọng những quyền con người phổ quát, cũng như biểu tỏ sự cam kết nghiêm túc của chúng tôi trong việc giúp đỡ nhân dân Miến Điện thực hiện được những khát vọng dân chủ của mình.
|
I thank you for your welcome of the Secretary's visit, and look forward to speaking to you again. Thank you for the inspiration you provide all of us around the world who share the values of democracy, human rights, and justice. We stand by you now and always.
Sincerely,
Barack Obama
|
Tôi xin cảm ơn bà vì đã đón chào chuyến thăm viếng của bà Ngoại trưởng, và trông đợi được hầu chuyện bà lần khác. Cảm ơn bà vì hứng khởi mà bà đã đem lại cho chúng tôi trên khắp thế giới, những người chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý. Chúng tôi luôn sát cánh với bà, bây giờ và trong mọi lúc.
Xin chân thành chào bà,
Barack Obama
|
http://articles.cnn.com/2011-12-01/asia/world_asia_myanmar-obama-suu-kyi-letter_1_obama-letter-burma-human-rights?_s=PM:ASIA
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, January 16, 2012
Obama’s letter to Aung San Suu Kyi, Myanmar's leading democracy campaigner Thư của T.T. Mỹ Obama gửi Aung San Suu Kyi, người vận động dân chủ hà
The Geo-Politics of the Strait of Hormuz: Could the U.S. Navy be defeated by Iran in the Persian Gulf? Địa chính trị eo biển Hormuz: Liệu Hải qu
The Geo-Politics of the Strait of Hormuz: Could the U.S. Navy be defeated by Iran in the Persian Gulf?
|
Địa chính trị eo biển Hormuz: Liệu Hải quân Mỹ có thể bị Iran đánh bại trên vịnh Ba Tư?
|
by Mahdi Darius Nazemroaya
|
Mahdi Darius Nazemroaya
|
Global Research, January 8, 2012
|
Global Research, ngày 8-1-2012
|
After years of U.S. threats, Iran is taking steps which suggest that is both willing and capable of closing the Strait of Hormuz. On December 24, 2011 Iran started its Velayat-90 naval drills in and around the Strait of Hormuz and extending from the Persian Gulf and Gulf of Oman (Oman Sea) to the Gulf of Aden and the Arabian Sea.
|
Sau nhiều năm bị Mỹ đe dọa, Iran đang tiến hành những bước cho thấy họ vừa mong muốn lại vừa có khả năng đóng cửa Eo biển Hormuz. Vào ngày 24-12-2011, Iran bắt đầu tiến hành cuộc tập trận hải quân Velayat-90 trong và xung quanh Eo biển Hormuz, kéo dài từ vịnh Pecxic (vịnh Ba Tư) và vịnh Oman (trên biển Oman) tới vịnh Aden và biển Ảrập.
|
Since the conduct of these drills, there has been a growing war of words between Washington and Tehran. Nothing the Obama Administration or the Pentagon have done or said so far, however, has deterred Tehran from continuing its naval drills.
|
Kể từ khi Iran tổ chức những cuộc tập trận này, khẩu chiến giữa Washington và Tehran ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Obama và Lầu Năm Góc chưa nói gì, cũng chưa làm gì để ngăn cản Tehran tiếp tục tập trận hải quân.
|
The Geo-Political Nature of the Strait of Hormuz
|
Tính chất địa chính trị của Eo biển Hormuz
|
Besides the fact that it is a vital transit point for global energy resources and a strategic chokepoint, two additional issues should be addressed in regards to the Strait of Hormuz and its relationship to Iran. The first concerns the geography of the Strait of Hormuz. The second pertains to the role of Iran in co-managing the strategic strait in accordance with international law and its sovereign national rights.
|
Bên cạnh việc đây là điểm quá cảnh (transit) sống còn cho các nguồn năng lượng toàn cầu và là điểm kiểm soát chiến lược, thì còn có hai vấn đề cần phải nêu khi nói về Eo biển Hormuz và quan hệ giữa nó với Iran. Thứ nhất là địa hình Eo Hormuz. Thứ hai là vai trò của Iran trong việc đồng quản lý eo biển chiến lược này cho phù hợp với luật quốc tế và các quyền quốc gia tự quyết của họ.
|
The maritime traffic that goes through the Strait of Hormuz has always been in contact with Iranian naval forces, which are predominantly composed of the Iranian Regular Force Navy and the Iranian Revolutionary Guard Navy. In fact, Iranian naval forces monitor and police the Strait of Hormuz along with the Sultanate of Oman via the Omani enclave of Musandam. More importantly, to transit through the Strait of Hormuz all maritime traffic, including the U.S. Navy, must sail through Iranian territorial waters. Almost all entrances into the Persian Gulf are made through Iranian waters and most exits are through Omani waters.
|
Lượng tàu bè đi xuyên qua Eo biển Hormuz đã luôn luôn có mối liên quan với hải quân Iran – chủ yếu bao gồm Hải quân thường trực và Hải quân du kích cách mạng Iran. Trên thực tế, hải quân Iran kiểm soát và quản lý Eo biển Hormuz cùng với Vương quốc Oman, do có bán đảo Musandam của Oman ở đây (bán đảo Musandam là một phần lãnh thổ tách rời của Oman – ND). Quan trọng hơn, để quá cảnh qua Eo biển Hormuz, tất cả tàu bè, kể cả của Hải quân Mỹ, cũng phải đi qua vùng biển thuộc chủ quyền Iran. Gần như tất cả đường vào Vịnh Ba Tư đều đi xuyên qua biển của Iran và đường ra thì đi qua biển của Oman.
|
Iran allows foreign ships to use its territorial waters in good faith and on the basis of Part III of the United Nations Convention of the Law of the Sea’s maritime transit passage provisions that stipulate that vessels are free to sail through the Strait of Hormuz and similar bodies of water on the basis of speedy and continuous navigation between an open port and the high seas. Although Tehran in custom follows the navigation practices of the Law of the Sea, Tehran is not legally bound by them. Like Washington, Tehran signed this international treaty, but never ratified it.
|
Iran cho phép tàu nước ngoài sử dụng vùng biển thuộc chủ quyền của họ, do thiện ý và dựa trên cơ sở Phần III trong Công ước LHQ về Luật Biển, phần quy định các điều khoản về quá cảnh trên biển. Theo đó, tàu bè được tự do đi qua Eo biển Hormuz và các vùng biển tương tự, trên nguyên tắc đảm bảo hàng hải nhanh chóng và liên tục giữa một cảng mở với biển cả (high sea). Mặc dù Tehran, theo thông lệ, vẫn tuân thủ các tập tục hàng hải quy định trong Luật Biển, nhưng họ không chịu sự ràng buộc mang tính pháp lý nào của các tập tục đó. Cũng giống như Washington, Tehran ký công ước quốc tế này nhưng chưa bao giờ phê chuẩn.
|
American-Iranian Tensions in the Persian Gulf
In recent developments, the Iranian Majlis (Parliament) is re-evaluating the use of Iranian waters at the Strait of Hormuz by foreign vessels.
|
Căng thẳng Mỹ-Iran trên vịnh Ba Tư
Trong các diễn biến gần đây, Quốc hội Iran đang xem xét lại việc tàu bè nước ngoài sử dụng biển của Iran trên Eo Hormuz.
|
Legislation is being proposed to block any foreign warships from being able to use Iranian territorial waters to navigate through the Strait of Hormuz without Iranian permission; the Iranian Parliament’s National Security and Foreign Policy Committee is currently studying legislation which would establish an official Iranian posture. The latter would hinge upon Iranian strategic interests and national security. [1]
|
Cơ quan lập pháp đang đề xuất luật phong tỏa bất kỳ chiến hạm nước ngoài nào, không cho họ sử dụng vùng biển thuộc chủ quyền của Iran để đi qua Eo Hormuz nếu không được Iran cho phép. Còn Hội đồng An ninh Quốc gia và Chính sách Ngoại giao của Iran thì đang nghiên cứu luật để tạo lập một vị thế chính thức cho Iran. Luật này sẽ xoay quanh vấn đề lợi ích chiến lược và an ninh quốc gia của Iran.
|
On December 30, 2011, the U.S.S. John C. Stennis carrier passed through the area where Iran was conducting its naval drills. The Commander of the Iranian Regular Forces, Major-General Ataollah Salehi, advised the U.S.S. John C. Stennis and other U.S. Navy vessels not to return to the Persian Gulf while Iran was doing its drills, saying that Iran is not in the habit of repeating a warning twice. [2] Shortly after the stern Iranian warning to Washington, the Pentagon’s press secretary responded by making a statement saying: “No one in this government seeks confrontation [with Iran] over the Strait of Hormuz. It’s important to lower the temperature.” [3]
|
Ngày 30-12-2011, tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ đi qua vùng biển nơi Iran đang tổ chức tập trận hải quân. Tư lệnh lực lượng Thường trực của Iran, Đại tướng Ataollah Salehi, yêu cầu tàu John C. Stennis và các tàu khác của hải quân Mỹ không nên quay lại vịnh Ba Tư trong khi Iran đang tập trận, nói rằng Iran không có thói quen nhắc lại một lời cảnh báo tới hai lần. Ngay sau khi lời cảnh cáo nghiêm khắc đó của Iran tới Washington, thư ký báo chí của Lầu Năm Góc phản ứng lại bằng việc đưa ra tuyên bố: “Không ai trong chính quyền Mỹ muốn đối đầu [với Iran] về vấn đề Eo biển Hormuz. Việc cần làm là phải hạ hỏa”.
|
In an actual scenario of military conflict with Iran, it is very likely that U.S. aircraft carriers would actually operate from outside of the Persian Gulf and from the southern Gulf of Oman and the Arabian Sea. Unless the missile systems that Washington is developing in the petro-sheikhdoms of the southern Persian Gulf are operational, the deployment of large U.S. warships in the Persian Gulf would be unlikely. The reasons for this are tied to geographic realities and the defensive capabilities of Iran.
|
Trong một kịch bản xung đột quân sự thật sự với Iran, rất có thể các tàu sân bay (hàng không mẫu hạm) Mỹ sẽ hoạt động thật ở phía ngoài vịnh Ba Tư, phía nam vịnh Oman và biển Ảrập. Nếu hệ thống tên lửa mà Washington đang phát triển ở vùng lãnh thổ xăng dầu (petro-sheikhdoms) phía nam vịnh Ba Tư không hoạt động, thì việc triển khai tàu chiến lớn của Mỹ ở vịnh Ba Tư sẽ ít có khả năng được thực hiện. Lý do nằm ở đặc điểm địa hình và năng lực phòng thủ của Iran.
|
Geography is against the Pentagon: U.S. Naval Strength has limits in the Persian Gulf
U.S. naval strength, which includes the U.S. Navy and the U.S. Coast Guard, has primacy over all the other navies and maritime forces in the world. Its deep sea or oceanic capabilities are unparalleled and unmatched by any other naval power. Primacy does not mean invincibility. U.S. naval forces in the Strait of Hormuz and the Persian Gulf are nonetheless vulnerable.
|
Địa hình đang là vấn đề chống lại Lầu Năm Góc: Sức mạnh trên biển của Mỹ vấp phải những giới hạn trên vịnh Ba Tư.
Sức mạnh trên biển của Mỹ – bao gồm Hải quân Mỹ và lính Tuần duyên Mỹ – có ưu thế vượt trội so với tất cả những lực lượng hải quân, hàng hải khác trên thế giới. Năng lực trên biển cả, trên đại dương của họ là vô đối so với bất kỳ lực lượng hải quân nào khác. Vượt trội không có nghĩa là không thể bị đánh bại. Hải quân Mỹ trên Eo biển Hormuz và tại vịnh Ba Tư rất dễ bị tấn công.
|
Despite its might and shear strength, geography literally works against U.S. naval power in the Strait of Hormuz and the Persian Gulf. The relative narrowness of the Persian Gulf makes it like a channel, at least in a strategic and military context. Figuratively speaking, the aircraft carriers and warships of the U.S. are confined to narrow waters or are closed in within the coastal waters of the Persian Gulf. [See map above]
|
Bất chấp sức mạnh và tài năng của Hải quân Mỹ, địa hình vùng Eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư đúng là chống lại họ, theo nghĩa đen. Diện tích tương đối hẹp của vịnh Ba Tư khiến cho nó giống như một con kênh, ít nhất cũng ở khía cạnh quân sự và chiến lược. Theo nghĩa bóng, các tàu sân bay và chiến hạm của Hoa Kỳ bị hạn chế trong vùng biển hẹp hoặc bị khép kín trong vùng nước ven bờ vịnh Ba Tư. [Xem bản đồ ở trên]
|
This is where the Iranian military’s advanced missile capabilities come into play. The Iranian missile and torpedo arsenal would make short work of U.S. naval assets in the waters of the Persian Gulf where U.S. vessels are constricted. This is why the U.S. has been busily erecting a missile shield system in the Persian Gulf amongst the Gulf Cooperation Council (GCC) countries in the last few years.
|
Đây là nơi hỏa tiễn cao cấp của quân đội Iran phát huy khả năng. Tên lửa và ngư lôi của Iran sẽ giải quyết nhanh chóng các vũ khí của hải quân Mỹ trên vịnh Ba Tư, nơi tàu của Mỹ bị hạn chế. Đó là lý do tại sao trong số các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), Mỹ đã phải rất bận rộn thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa trên vịnh Ba Tư suốt mấy năm qua.
|
Even the small Iranian patrol boats in the Persian Gulf, which appear pitiable and insignificant against a U.S. aircraft carrier or destroyer, threaten U.S. warships. Looks can be deceiving; these Iranian patrol boats can easily launch a barrage of missiles that could significantly damage and effectively sink large U.S. warships. Iranian small patrol boats are also hardly detectable and hard to target.
|
Thậm chí tàu tuần tra nhỏ của Iran trong vịnh Ba Tư, có vẻ rất thảm hại và chẳng có ý nghĩa gì khi đối chọi với hàng không mẫu hạm hoặc tàu khu trục Mỹ, cũng là mối đe dọa đối với chiến hạm Mỹ. Hình thức có thể không phản ánh đúng nội dung: những tàu tuần tra Iran này có thể dễ dàng phóng ra một hàng rào tên lửa có khả năng phá hoại đáng kể và đánh chìm những chiến hạm lớn của Mỹ. Tàu tuần tra nhỏ của Iran cũng rất khó bị phát hiện, rất khó bị ngắm bắn.
|
Iranian forces could also attack U.S. naval capabilities merely by launching missile attacks from the Iranian mainland on the northern shores of the Persian Gulf. Even in 2008 the Washington Institute for Near East Policy acknowledged the threat from Iran’s mobile coastal missile batteries, anti-ship missiles, and missile-armed small ships. [4] Other Iranian naval assets like aerial drones, hovercraft, mines, diver teams, and mini-submarines could also be used in asymmetrical naval warfare against the U.S. Fifth Fleet.
|
Quân đội Iraqn còn có thể tấn công hải quân Mỹ chỉ bằng cách phóng tên lửa từ lục địa Iran, ở bờ bắc vịnh Ba Tư. Thậm chí vào năm 2008, Viện Chính sách Cận Đông của Washington đã thừa nhận mối đe dọa từ những tên lửa cơ động ven biển, tên lửa chống hạm, và tàu nhỏ trang bị tên lửa. Các vũ khí hải quân khác của Iran, như máy bay không người lái, tàu thủy đệm khí (hovercraft), mìn, đội thợ lặn, và tàu ngầm loại nhỏ, cũng có thể được huy động trong cuộc chiến tranh hàng hải không cân xứng chống lại Hạm đội 5 của Mỹ.
|
Even the Pentagon’s own war simulations have shown that a war in the Persian Gulf with Iran would spell disaster for the United States and its military. One key example is the Millennium Challenge 2002 (MC02) war game in the Persian Gulf, which was conducted from July 24, 2002 to August 15, 2002 and took almost two years to prepare. This mammoth drill was amongst the largest and most expensive war games ever held by the Pentagon. Millennium Challenge 2002 was held shortly after the Pentagon had decided that it would continue the momentum of the war in Afghanistan by targeting Iraq, Somalia, Sudan, Libya, Lebanon, Syria, and finishing off with the big prize of Iran in a broad military campaign to ensure U.S. primacy in the new millennium.
|
Thậm chí những chương trình mô phỏng chiến tranh của Lầu Năm Góc cũng cho thấy một cuộc chiến với Iran ở vịnh Ba Tư có thể trở thành thảm họa cho Mỹ và quân đội của họ. Ví dụ tiêu biểu là mô hình giả tưởng Thách thức Thiên niên kỷ 2002 (Millenium Challenge 2002, MC02) ở vịnh Ba Tư, được thực hiện từ ngày 24/7/2003 đến ngày 15/8/2002, khâu chuẩn bị mất gần hai năm. Mô hình giả tưởng này là một trong số những game chiến tranh lớn nhất và tốn kém nhất mà Lầu Năm Góc từng làm. Thách thức Thiên niên kỷ 2002 được tiến hành ngay sau khi Lầu Năm Góc quyết định tiếp tục đà chiến đấu ở Afghanistan bằng việc đánh sang Iraq, Somalia, Sudan, Lybia, Libăng (Lebanon), Syria, và kết thúc với giải thưởng lớn là Iran, trong một chiến dịch quân sự đồ sộ nhằm mục đích đảm bảo vị trí đi đầu của Mỹ trong thiên niên kỷ mới.
|
After Millennium Challenge 2002 was finished, the war game was “officially” presented as a simulation of a war against Iraq under the rule of President Saddam Hussein, but in actuality these war games pertained to Iran.[5] The U.S. had already made assessments for the upcoming Anglo-American invasion of Iraq. Moreover, Iraq had no naval capabilities that would merit such large-scale use of the U.S. Navy.
|
Sau khi Thách thức Thiên niên kỷ 2002 kết thúc, nó được chính thức coi là bản mô phỏng một cuộc chiến tranh chống lại Iraq dưới thời Tổng thống Saddam Hussein, nhưng trên thực tế các chương trình mô phỏng chiến tranh kiểu này là nhằm liên hệ tới Iran. Mỹ đã có những đánh giá trước về cuộc xâm lược của Anh-Mỹ vào Iraq. Hơn nữa, Iraq không có năng lực hải quân tương xứng với việc Mỹ huy động một lực lượng hải quân quy mô lớn đến như thế.
|
Millennium Challenge 2002 was conducted to simulate a war with Iran, which was codenamed “Red” and referred to an unknown Middle Eastern rogue enemy state in the Persian Gulf. Other than Iran, no other country could meet the perimeters and characteristics of “Red” and its military forces, from the patrol boats to the motorcycle units. The war simulation took place because Washington was planning on attacking Iran soon after invading Iraq in 2003.
|
Thách thức Thiên niên kỷ 2002 được thực hiện để mô phỏng một cuộc chiến tranh với Iran – mang mật danh “Red” (Đỏ). Chương trình nhắc đến một nhà nước thù địch xấu xa nào đó ở Trung Đông, trong vùng Vịnh. Ngoài Iran ra, chẳng còn nước nào khớp với các thông số và đặc điểm đó của “Red” và quân đội của nó, ở mọi khía cạnh, từ tàu tuần tra đến các đơn vị mô-tô. Sở dĩ có mô hình chiến tranh này là vì Washington đã có kế hoạch tấn công Iran sớm, sau khi xâm lược Iraq vào năm 2003.
|
The scenario in the 2002 war game started with the U.S., codenamed “Blue,” giving Iran a one-day ultimatum to surrender in the year 2007. The war game’s date of 2007 would chronologically correspond to U.S. plans to attack Iran after the Israeli attack on Lebanon in 2006, which was to extend, according to military plans, into a broader war against Syria. The war against Lebanon, however, did not go as planned and the U.S. and Israel realized that if Hezbollah could challenge them in Lebanon then an expanded war with Syria and Iran would be a disaster.
|
Kịch bản trong Thách thức Thiên niên kỷ 2002 bắt đầu với việc Mỹ, mật danh là “Blue” (Xanh), ra một tối hậu thư cho Iran đầu hàng trong năm 2007. Ngày hẹn trong năm 2007 phù hợp về thời gian với kế hoạch tấn công của Mỹ vào Iran sau khi Israel đánh Libăng năm 2006 – chiến dịch này của Israel, theo kế hoạch, sẽ mở rộng thành một cuộc chiến tranh với Syria. Tuy nhiên, cuộc chiến nhằm vào Libăng đã không diễn ra như kế hoạch, và Mỹ cùng Israel đã nhận ra rằng nếu Hezbollah có thể đương đầu với họ ở Libăng thì mở rộng chiến tranh với Syria và Iran sẽ trở thành thảm họa.
|
In Millennium Challenge 2002’s war scenario, Iran would react to U.S. aggression by launching a massive barrage of missiles that would overwhelm the U.S. and destroy sixteen U.S. naval vessels – an aircraft carrier, ten cruisers, and five amphibious ships. It is estimated that if this had happened in real war theatre context, more than 20,000 U.S. servicemen would have been killed in the first day following the attack. [6]
|
Theo kịch bản chiến tranh của Thách thức Thiên niên kỷ 2002 thì Iran sẽ phản ứng lại với cuộc tấn công của Mỹ bằng cách tổ chức bắn một hàng rào tên lửa vượt trội Mỹ và sẽ phá hủy 16 tàu hải quân của Mỹ – gồm một tàu sân bay, 10 tàu tuần dương (cruiser), và 5 tàu đổ bộ (amphibious ship). Ước tính, nếu điều này xảy ra trong một cuộc chiến thực, hơn 20.000 lính Mỹ sẽ thiệt mạng trong ngày đầu tiên sau vụ tấn công.
|
Next, Iran would send its small patrol boats – the ones that look insignificant in comparison to the U.S.S. John C. Stennis and other large U.S. warships – to overwhelm the remainder of the Pentagon’s naval forces in the Persian Gulf, which would result in the damaging and sinking of most of the U.S. Fifth Fleet and the defeat of the United States. After the U.S. defeat, the war games were started over again, but “Red” (Iran) had to operate under the assumption of handicaps and shortcomings, so that U.S. forces would be allowed to emerge victorious from the drill. [7] This outcome of the war games obviated the fact that the U.S. would have been overwhelmed in the context of a real conventional war with Iran in the Persian Gulf.
|
Tiếp theo đó, Iran sẽ đưa các tàu tuần tra nhỏ tới – tàu trông bề ngoài có vẻ kém cỏi so với tàu sân bay John C. Stennis và các chiến hạm lớn khác của Hoa Kỳ – để đè bẹp phần lực lượng hải quân còn lại của Lầu Năm Góc ở vùng Vịnh. Điều này đưa đến việc phần lớn Hạm đội 5 của Mỹ sẽ bị phá hủy, bị đánh chìm, và Mỹ bị bại trận. Sau thất bại của Mỹ, chương trình game chiến tranh lại bắt đầu lại, nhưng quân “Red” (Iran) phải chịu nhường (chấp) quân Mỹ, để cho quân Mỹ có thể thắng. Kết quả của cuộc chiến xóa đi một thực tế rằng Mỹ có thể bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh quy ước thật sự với Iran trên vùng Vịnh.
|
Hence, the formidable naval power of Washington is handicapped both by geography as well as Iranian military capabilities when it comes to fighting in the Persian Gulf or even in much of the Gulf of Oman. Without open waters, like in the Indian Ocean or the Pacific Ocean, the U.S. will have to fight under significantly reduced response times and, more importantly, will not be able to fight from a stand-off (militarily safe) distance. Thus, entire tool boxes of U.S. naval defensive systems, which were designed for combat in open waters using stand-off ranges, are rendered unpractical in the Persian Gulf.
|
Như thế là, sức mạnh hải quân ghê gớm của Washington bị cản trở vừa bởi địa hình vừa bởi năng lực quân sự của Iran, một khi đôi bên giao tranh trong vùng Vịnh hoặc thậm chí ở nơi nào đó trong vịnh Oman. Nếu không phải ở vùng biển mở như Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương thì Mỹ sẽ phải chiến đấu trong điều kiện thời gian phản ứng bị rút ngắn đáng kể, và quan trọng hơn là, sẽ không thể chiến đấu từ một khoảng cách xa (nghĩa là an toàn về mặt quân sự). Do vậy, toàn bộ các công cụ của hệ thống phòng thủ của hải quân Mỹ, vốn được thiết kế để chiến đấu trong vùng biển mở, sử dụng đạn tầm xa, sẽ trở nên vô ích trong vùng vịnh.
|
Making the Strait of Hormuz Redundant to Weaken Iran?
The entire world knows the importance of the Strait of Hormuz and Washington and its allies are very well aware that the Iranians can militarily close it for a significant period of time. This is why the U.S. has been working with the GCC countries – Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Kuwait, Oman, and the U.A.E. – to re-route their oil through pipelines bypassing the Strait of Hormuz and channelling GCC oil directly to the Indian Ocean, Red Sea, or Mediterranean Sea. Washington has also been pushing Iraq to seek alternative routes in talks with Turkey, Jordan, and Saudi Arabia.
|
Vô hiệu hóa Eo biển Hormuz để làm suy yếu Iran?
Cả thế giới đều hiểu tầm quan trọng của Eo biển Hormuz, Washington và các đồng minh của họ cũng ý thức rất rõ rằng Iran có thể đóng eo này lại, trên phương diện quân sự, trong một khoảng thời gian đáng kể. Đó là lý do tại sao Mỹ đã và đang hợp tác với các nước GCC – gồm Ảrập Xêút, Qatar, Bahrain, Kuwait, Oman và Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) – để chỉnh lại đường đi của dầu mỏ, thông qua những đường ống vòng tránh Eo Hormuz và dẫn dầu của GCC đến thẳng Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, hoặc Địa Trung Hải. Washington cũng đã và đang buộc Iraq phải tìm các tuyến đường thay thế cho đường đi cũ, trong những cuộc đàm phán của Iraq với Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Ảrập Xêút.
|
Both Israel and Turkey have also been very interested in this strategic project. Ankara has had discussions with Qatar about setting up an oil terminal that would reach Turkey via Iraq. The Turkish government has attempted to get Iraq to link its southern oil fields, like Iraq’s northern oil fields, to the transit routes running through Turkey. This is all tied to Turkey’s visions of being an energy corridor and important lynchpin of transit.
|
Cả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đều rất quan tâm đến dự án chiến lược này. Ankara đã đàm phán với Qatar về việc lập ra một trạm chung chuyển dầu mà từ đó dầu có thể đi qua Iraq tới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ nỗ lực buộc Iraq phải kết nối các mỏ dầu ở phía nam cũng như phía bắc Iraq tới các tuyến đường quá cảnh (transit) chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có liên quan đến chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ là trở thành một hành lang về năng lượng, một điểm quá cảnh có ý nghĩa quan trọng.
|
The aims of re-routing oil away from the Persian Gulf would remove an important element of strategic leverage Iran has against Washington and its allies. It would effectively reduce the importance of the Strait of Hormuz. It could very well be a prerequisite to war preparations and a war led by the United States against Tehran and its allies.
|
Việc điều chỉnh lại đường đi của dầu từ vịnh Ba Tư ra ngoài sẽ nhằm mục đích xóa đi một yếu tố chiến lược mà Iran đang nắm giữ để chống lại Washington cùng các đồng minh. Việc làm này sẽ hạ thấp một cách đáng kể tầm quan trọng của Eo biển Hormuz. Đó có thể là một điều kiện tiên quyết để chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến do Mỹ cầm đầu, chống lại Tehran và các đồng minh của họ.
|
It is within this framework that the Abu Dhabi Crude Oil Pipeline or the Hashan-Fujairah Oil Pipeline is being fostered by the United Arab Emirates to bypass the maritime route in the Persian Gulf going through the Strait of Hormuz. The project design was put together in 2006, the contract was issued in 2007, and construction was started in 2008. [8] This pipeline goes straight from Abdu Dhabi to the port of Fujairah on the shore of the Gulf of Oman in the Arabian Sea.
|
Đây chính là khuôn khổ để UAE ủng hộ dự án Đường ống dầu thô Abu Dhabi, hay Đường ống dẫn dầu Hashan-Fujairah, nhằm đi đường vòng để tránh tuyến thông thương trong vùng Vịnh vốn chạy xuyên qua Eo biển Hormuz. Đề cương dự án được lập năm 2006, hợp đồng ban hành năm 2007, và công trình được bắt đầu thi công vào năm 2008. Đường ống này sẽ chạy thẳng từ Abdu Dhabi đến cảng Fujairah trên bờ vịnh Oman ở biển Ảrập.
|
In other words, it will give oil exports from the U.A.E. direct access to the Indian Ocean. It has openly been presented as a means to ensure energy security by bypassing Hormuz and attempting to avoid the Iranian military. Along with the construction of this pipeline, the erection of a strategic oil reservoir at Fujairah was also envisaged to also maintain the flow of oil to the international market should the Persian Gulf be closed off. [9]
|
Nói cách khác, nhờ dự án này, dầu xuất khẩu từ UAE sẽ được vận chuyển trực tiếp sang Ấn Độ Dương. Dự án được trình bày công khai như là một cách để đảm bảo an ninh năng lượng nhờ đi đường vòng, tránh phải qua Hormuz, và tránh quân đội Iran. Cùng với việc thi công đường ống dẫn dầu này, một kho chứa dầu dự trữ chiến lược cũng sẽ được thiết kế để đảm bảo duy trì dòng dầu vào thị trường quốc tế một khi vịnh Ba Tư bị đóng cửa.
|
Aside from the Petroline (East-West Saudi Pipeline), Saudi Arabia has also been looking at alternative transit routes and examining the ports of it southern neighbours in the Arabian Peninsula, Oman and Yemen. The Yemenite port of Mukalla on the shores of the Gulf of Aden has been of particular interest to Riyadh. In 2007, Israeli sources reported with some fanfare that a pipeline project was in the works that would connect the Saudi oil fields with Fujairah in the U.A.E., Muscat in Oman, and finally to Mukalla in Yemen. The reopening of the Iraq-Saudi Arabia Pipeline (IPSA), which was ironically built by Saddam Hussein to avoid the Strait of Hormuz and Iran, has also been a subject of discussion for the Saudis with the Iraqi government in Baghdad.
|
Ngoài Petroline (Đường ống dẫn dầu Đông-Tây của Ảrập Xêút), thì Ảrập Xêút cũng đã và đang tìm kiếm một vài tuyến đường quá cảnh thay thế, và họ đang xem xét các cảng ở những nước láng giềng trong bán đảo Ảrập, Oman và Yemen. Cảng Mukalla của Yemen, nằm trên bờ vịnh Aden, được Riyadh quan tâm đặc biệt. Vào năm 2007, các nguồn tin của Israel rộ lên rằng có một dự án làm đường ống dẫn dầu đang được triển khai, sẽ nối các mỏ dầu của Ảrập Xêút với cảng Fujairah ở U.A.E., cảng Muscat ở Oman, rồi cuối cùng là cảng Mukalla ở Yemen. Việc mở trở lại đường ống dẫn dầu Iraq-Ảrập Xêút (IPSA) – mà trớ trêu thay, lại do chính Saddam Hussein tiến hành để tránh phải đi qua Eo biển Hormuz và Iran – cũng đã là một chủ đề thảo luận của Ảrập Xêút với chính quyền Iraq ở Baghdad.
|
If Syria and Lebanon were converted into Washington’s clients, then the defunct Trans-Arabian Pipeline (Tapline) could also be reactivated, along with other alternative routes going from the Arabian Peninsula to the coast of the Mediterranean Sea via the Levant. Chronologically, this would also fit into Washington’s efforts to overrun Lebanon and Syria in an attempt to isolate Iran before any possible showdown with Tehran.
|
Nếu Syria và Libăng trở thành khách hàng của Washington, thì Đường ống dẫn dầu xuyên khối Ảrập (Tapline) vốn đã bị đóng cửa cũng có thể được mở trở lại, cùng với các tuyến đường thay thế khác từ bán đảo Ảrập đến bờ Địa Trung Hải, thông qua Levant. Xét về thứ tự thời gian thì việc này cũng phù hợp với ý định của Washington nhằm chiến thắng Libăng và Syria, trong nỗ lực cô lập Iran trước khi có thể có một trận chiến cuối cùng với Tehran.
|
The Iranian Velayat-90 naval drills, which extended in close proximity to the entrance of the Red Sea in the Gulf of Aden off the territorial waters of Yemen, also took place in the Gulf of Oman facing the coast of Oman and the eastern shores of the United Arab Emirates. Amongst other things, Velayat-90 should be understood as a signal that Tehran is ready to operate outside of the Persian Gulf and can even strike or block the pipelines trying to bypass the Strait of Hormuz.
|
Cuộc tập trận hải quân Velayat-90 của Iran đã mở rộng đến vị trí rất gần đường vào Biển Đỏ trên vịnh Aden, bên ngoài vùng biển thuộc chủ quyền Yemen. Cuộc tập trạng cũng diễn ra trên vịnh Oman, đối diện bờ biển Oman và bờ phía đông của UAE. Ngoài ra, cũng nên coi Velayat-90 là một dấu hiệu cho thấy Tehran đang sẵn sàng hoạt động ngoài vùng Vịnh và thậm chí có thể tấn công, hoặc phong tỏa mọi đường ống dẫn dầu đi vòng tránh Eo biển Hormuz.
|
Geography again is on Iran’s side in this case too. Bypassing the Strait of Hormuz still does not change the fact that most of the oil fields belonging to GCC countries are located in the Persian Gulf or near its shores, which means they are all situated within close proximity to Iran and therefore within Iranian striking distance. Like in the case of the Hashan-Fujairah Pipeline, the Iranians could easily disable the flow of oil from the point of origin. Tehran could launch missile and aerial attacks or deploy its ground, sea, air, and amphibious forces into these areas as well. It does not necessarily need to block the Strait of Hormuz; after all preventing the flow of energy is the main purpose of the Iranian threats.
|
Địa hình lại ủng hộ Iran trong trường hợp này. Đi đường vòng để tránh Eo biển Hormuz vẫn không làm thay đổi một thực tế rằng phần lớn các mỏ dầu thuộc khối các nước GCC đều nằm trong vịnh Ba Tư hoặc gần các bờ biển của vịnh. Điều đó có nghĩa là chúng nằm hoàn toàn trong một khu vực rất gần với Iran và do đó nằm trong tầm tấn công của Iran. Giống như chuyện xảy ra với Đường ống dẫn dầu Hashan-Fujairah, Iran có thể dễ dàng vô hiệu hóa dòng dầu chảy từ điểm xuất phát. Họ có thể bắn tên lửa và tấn công từ trên không, hoặc triển khai các lực lượng quân đội trên bộ, trên biển, trên không, hoặc kết hợp, vào những địa điểm đó. Họ không nhất thiết phải phong tỏa Eo biển Hormuz, vì suy cho cùng ngăn chặn dòng nhiên liệu mới là mục đích chính của Iran.
|
The American-Iranian Cold War
Washington has been on the offensive against Iran using all means at its disposal. The tensions over the Strait of Hormuz and in the Persian Gulf are just one front in a dangerous multi-front regional cold war between Tehran and Washington in the broader Middle East. Since 2001, the Pentagon has also been restructuring its military to wage unconventional wars with enemies like Iran. [10] Nonetheless, geography has always worked against the Pentagon and the U.S. has not found a solution for its naval dilemma in the Persian Gulf. Instead of a conventional war, Washington has had to resort to waging a covert, economic, and diplomatic war against Iran.
|
Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Iran
Washington vốn đã ở thế tấn công Iran, sử dụng mọi phương tiện có sẵn. Căng thẳng ở Eo biển Hormuz và ở vịnh Ba Tư chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh lạnh nguy hiểm, diễn ra trên nhiều mặt trận, giữa Tehran và Washington trong một Trung Đông rộng lớn. Kể từ năm 2001, Lầu Năm Góc đã tái cấu trúc quân đội để tổ chức chiến tranh phi quy ước với một đối thủ như Iran. Tuy nhiên, địa hình đã luôn là yếu tố chống lại Lầu Năm Góc, và Mỹ chưa tìm được giải pháp nào cho thế lưỡng nan về hải quân của họ ở vùng vịnh. Thay vì tiến hành chiến tranh quy ước, Washington đã phải viện đến chiến tranh ngoại giao và kinh tế bí mật để chống Iran.
|
Mahdi Darius Nazemroaya is a Sociologist and award-winning author. He is a Research Associate at the Centre for Research on Globalization (CRG), Montreal. He specializes on the Middle East and Central Asia. He has been a contributor and guest discussing the broader Middle East on numerous programs and international networks such as Al Jazeera, Press TV and Russia Today. Nazemroaya was also a witness to the "Arab Spring" in action in North Africa. While on the ground in Libya during the NATO bombing campaign, he reported out of Tripoli for several media outlets. He sent key field dispatches from Libya for Global Research and was Special Correspondent for Pacifica's syndicated investigative program Flashpoints, broadcast out of Berkeley, California. His writings have been published in more than ten languages. He also writes for the Strategic Culture Foundation (SCF) in Moscow, Russia.
|
Mahdi Darius Nazemroaya là một nhà xã hội học, một tác giả từng được giải thưởng. Ông là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa (CRG), Montreal. Ông chuyên về Trung Đông và Trung Á. Ông từng là cộng tác viên, khách mời, thảo luận về Trung Đông trên rất nhiều chương trình của các đài truyền hình quốc tế như Al Jazeera, Press TV và Russia Today. Nazemroaya cũng là nhân chứng của “Mùa xuân Ảrập” ngay tại Bắc Phi. Trong thời gian ở Lybia trong chiến dịch ném bom của NATO, ông đã đưa tin về Tripoli cho vài cơ quan truyền thông. Ông gửi nhiều bài viết quan trọng từ hiện trường ở Lybia cho Global Research và là phóng viên đặc biệt của chương trình nghiên cứu-điều tra Flashpoints của Pacifica, phát sóng từ Berkeley, California. Các tác phẩm của ông từng được xuất bản bằng hơn 10 thứ tiếng. Ông cũng viết cho Quỹ Văn hóa Chiến lược (SCF) ở Matxcơva, Nga.
|
Notes
[1] Fars News Agency, “Foreign Warships Will Need Iran’s Permission to Pass through Strait of Hormuz,” January 4, 2011.
[2] Fars News Agency, “Iran Warns US against Sending Back Aircraft Carrier to Persian Gulf,” January 4, 2011.
[3] Parisa Hafezi, “Iran threatens U.S Navy as sanctions hit economy,” Reuters, January 4, 2012.
[4] Fariborz Haghshenass, “Iran’s Asymmetric Naval Warfare,” Policy Focus, no.87 (Washington, D.C.: Washington Institute for Near Eastern Policy, September 2010).
[5] Julian Borger, “Wake-up call,” The Guardian, September 6, 2002.
[6] Neil R. McCown, Developing Intuitive Decision-Making In Modern Military Leadership (Newport, R.I.: Naval War College, October 27, 2010), p.9.
[7] Sean D. Naylor, “War games rigged? General says Millennium Challenge ’02 ‘was almost entirely scripted,’” Army Times, April 6, 2002.
[8] Himendra Mohan Kumar, “Fujairah poised to be become oil export hub,” Gulf News, June 12, 2011.
[9] Ibid.
[10] John Arquilla, “The New Rules of War,” Foreign Policy, 178 (March-April, 2010): pp.60-67.
| |
Translated by Đỗ Quyên
| |
http://globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=28516
|
Subscribe to:
Posts (Atom)