MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, April 28, 2012
Muddy Waters Vùng nước đục
Muddy Waters
|
Vùng nước đục
|
By PATRICK M. CRONIN
April 24, 2012
|
By PATRICK M. CRONIN
April 24/4/2012
|
THIS month’s maritime standoff between China and the
Philippines in the South China Sea isn’t the first time the region’s navies
have gone toe-to-toe. But while past tensions revolved around resources under
the ocean floor, this most recent event is part of a growing strategic
rivalry pitting Chinese power against the United States and its East Asian
allies. How Washington responds may determine the prospects for continued
peace in the Pacific.
|
Tình trạng bế tắc hàng hải tháng này giữa Trung Quốc và Philippines
trên biển Đông không phải là lần đầu tiên lực lượng hải quân của khu vực này
va chạm. Nhưng trong khi căng thẳng qua xoay quanh nguồn tài nguyên dưới đáy
đại dương, sự kiện này gần đây nhất là một phần của một sự cạnh tranh chiến
lược phát triển quyền lực của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh
Đông Á của nó. Washington phản ứng như thế nào có thể xác định triển vọng cho
hòa bình tiếp tục ở Thái Bình Dương.
|
The latest crisis arose after the pocket-size Philippine
Navy, with an old United States Coast Guard cutter as its new flagship, tried
to apprehend Chinese fishermen it claimed were operating illegally near the
Scarborough Shoal. China then sent two surveillance vessels — part of a
recent effort to protect its claims in the East and South China Seas — to
block the Philippine ship.
|
Cuộc khủng hoảng gần nhất xảy ra sau khi lực lượng hải
quân Philippines nhỏ bé, với chiếc tàu tuần duyên cũ mua của Mỹ được coi như
soái hạm mới, cố bắt ngư dân Trung Quốc mà theo Hải quân Philippines là đang
hoạt động bất hợp pháp gần bãi Hoàng Nham. Sau đó, Trung Quốc đã đưa đến hai
tàu hải giám - một phần của nỗ lực mới đây nhằm bảo vệ những yêu sách của
mình tại vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, để ngăn cản tàu Hải quân Philippines.
|
The message was stark: escalate and risk a violent run-in
with the Chinese Navy, or stand down and negotiate with Beijing from a
position of weakness.
|
Trung Quốc gửi thông điệp rõ ràng: Hoặc leo thang và mạo
hiểm tranh chấp quyết liệt với Hải quân Trung Quốc, hoặc xuống nước và đàm
phán với Bắc Kinh ở thế yếu.
|
Manila wisely chose the latter, first substituting a
civilian vessel for its combat vessel, and then containing the dispute
through diplomatic channels. But China was also sending a flare to
Washington, to the effect that American efforts to strengthen the military
capacity of its regional allies would be checked.
|
Manila đã sáng suốt chọn cách thứ hai, trước tiên là thay
thế tàu chiến bằng một tàu dân sự, và sau đó kiềm chế tranh chấp thông qua
các kênh ngoại giao. Nhưng Trung Quốc cũng đồng thời cảnh báo Washington rằng
những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường năng lực quân sự của các nước đồng minh
của Mỹ trong khu vực cũng sẽ bị ngăn chặn.
|
It’s easy to see the standoff as an act of
quasi-aggression, but it’s not. Because China is looking for influence rather
than spoiling for a fight, it will seek a minimal show of force, as it did in
the Scarborough incident by sending surveillance vessels instead of warships.
Drawing attention to its rapid military modernization or its intensifying
nationalist sentiment, after all, could undermine China’s core interests.
|
Tình trạng bế tắc này có thể coi là một hành vi bán xâm
lược, nhưng không hẳn như vậy. Vì Trung Quốc đang muốn xây dựng ảnh hưởng hơn
là gây chiến, nên Trung Quốc sẽ chỉ phô trương sức mạnh ở mức thấp nhất, như
là Trung Quốc đã làm trong vụ Scarborough - chỉ điều động các tàu hải giám
thay vì tàu chiến đến đây. Suy cho cùng, thu hút sự chú ý của thế giới vào
quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng hay vào nỗ lực thổi bung chủ nghĩa
dân tộc không phục vụ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
|
The key take-away from the recent showdown is that the
United States needs to remain coolheaded. Not only are such skirmishes at sea
inevitable, but they are also of minor consequence — assuming they are
managed shrewdly. Given our allies’ overlapping interests in the South China
Sea, we are bound to feel pressure to act aggressively against what appears
to be Chinese expansionism.
|
Điều quan trọng cần rút ra từ vụ này là nước Mỹ cần giữ
một cái đầu lạnh. Những va chạm kiểu này không chỉ chắc chắn sẽ còn xảy ra
nữa mà hệ quả của chúng cũng không đáng kể - với giả định là các va chạm được
xử lý một cách khôn ngoan. Khi xét đến lợi ích trùng lặp của các đồng minh
của Mỹ tại Biển Đông, nước Mỹ chắc chắn thấy mình phải hành động một cách mạnh
mẽ để chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
|
But as wiser heads in the United States have understood
for decades, China is not truly expansionist. Its mercantilist international
policies have material rather than imperial ambitions. China is testing the
limits, not necessarily trying to pick a fight.
|
Nhưng như những bộ óc thông minh nhất của Mỹ đã hiểu rõ từ
nhiều thập kỷ rằng Trung Quốc không hoàn toàn là kẻ bành trướng. Chính sách
đối ngoại theo lối trọng xuất khẩu của Trung Quốc xuất phát từ tham vọng vật
chất chứ không hẳn từ tham vọng đế quốc. Trung Quốc đang tìm xem giới hạn là
ở mức nào, chứ không nhất thiết là kẻ gây chiến.
|
And we would do well to remember that for all their
differences, China and the United States are not the cold war ideological
adversaries of old. They both benefit enormously from an open global maritime
commons. Globalization is possible only because of the unfettered sea lanes
over which the vast majority of goods and resources move around the world.
And the South China Sea, which joins the Indian and Pacific Oceans, is the
narrow throat of our globalized economy.
|
Cho dù bất đồng, nhưng Trung Quốc và Mỹ không phải là địch
thủ ý thức hệ thời chiến tranh lạnh trước đây. Cả hai nước đều hưởng lợi ích
to lớn từ những chuẩn mực chung về hàng hải toàn cầu. Toàn cầu hóa chỉ có thể
trở thành hiện thực nhờ các tuyến đường biển thông thương, qua các tuyến
đường biển này một khối lượng lớn hàng hóa và tài nguyên được lưu thông trên
toàn thế giới. Và Biển Đông, vùng biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, là yết hầu đối với nền kinh tế toàn cầu hóa.
|
That said, we shouldn’t ignore the underlying risk in such
incidents, either. At least in the South China Sea, China’s military might
will continue to bump up against the American Navy’s role as guarantor of
freedom of the seas.
|
Mặc dù vậy, nhưng Mỹ cũng không nên phớt lờ những rủi ro
tiềm ẩn trong những vụ như thế này. Chí ít ở khu vực Biển Đông, sức mạnh quân
sự của Trung Quốc sẽ tiếp tục va chạm với Hải quân Mỹ trong vai trò là người
bảo đảm tự do trên biển.
|
Nor will the two powers always see eye to eye. The United
States has a treaty commitment to help defend the Philippines, but it has
always been careful to maintain neutrality over sovereignty disputes.
American diplomatic exertions have thus gone into supporting multilateral
approaches that would make it more difficult for one power — China — to
coerce its neighbors.
|
Không phải lúc nào hai cường quốc cũng đồng ý với nhau. Mỹ
có hiệp ước cam kết giúp bảo vệ Philippines, nhưng Mỹ luôn hành xử thận trọng
để duy trì tính trung lập trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, ngoại
giao của Mỹ hỗ trợ cách tiếp cận đa phương - cách tiếp cận này sẽ gây khó
khăn hơn cho Trung Quốc trong việc chèn ép các nước láng giềng.
|
China, on the other hand, prefers to deal with the players
in the region one by one, starting with a country like the Philippines, which
it knows lacks the military capacity to defend its disparate islands.
|
Mặt khác, Trung Quốc thích đàm phán song phương với từng
quốc gia tranh chấp trong khu vực, bắt đầu với một nước như Philippines -
nước mà Trung Quốc biết rằng thiếu khả năng quân sự để bảo vệ các đảo của
mình.
|
While the current standoff may be under control, more are
likely to occur, especially as our allies turn to us for protection —
something we may see at next week’s meeting between the United States and the
Philippines in Washington. And it hasn’t helped that soon after the dispute
began, the United States and the Philippines started a long-planned military
exercise nearby involving thousands of soldiers, sailors and Marines.
|
Mặc dù tình hình bế tắc hiện nay có thể kiểm soát được,
nhưng những sự việc tương tự sẽ xảy ra nhiều hơn, khi các nước đồng minh quay
sang Mỹ và yêu cầu Mỹ bảo vệ họ, điều mà chúng ta sẽ thấy trong cuộc gặp tới
đây giữa Mỹ và Philippines tại Washington vào tuần sau. Một điều không hay là
ngay sau khi xảy ra bế tắc tại Scarborough, Mỹ và Philippines triển khai đợt
tập trận được lên kế hoạch từ trước ở khu vực gần đó với hàng ngàn lính thủy,
bộ, hải quân.
|
At the same time, separate disputes are guaranteed to
continue among the countries around the South China Sea — including Malaysia,
Vietnam and Japan as well as China and the Philippines — as long as oil and
natural gas continue to be discovered under its waters.
|
Đồng thời, các tranh chấp khác chắc chắn sẽ tiếp tục diễn
ra giữa các quốc gia quanh Biển Đông, bao gồm Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản
cũng như Trung Quốc và Philippines - chừng nào dầu khí còn được phát hiện ở
Biển Đông.
|
Should a fight erupt, China is increasingly ready to rumble.
Years of double-digit growth in its defense budgets are providing a historic
land power with a blue-water naval capability and missile and air forces that
put the American military presence in East Asia at risk.
|
Nếu chiến sự bùng nổ, Trung Quốc ngày càng sẵn sàng tham
chiến. Ngân sách quốc phòng ở mức tới 2 con số trong nhiều năm qua đã trang
bị cho một cường quốc lục địa khả năng hải quân biển sâu, tên lửa và không
quân đủ để gây rủi ro cho sự hiện diện quân sự Mỹ tại Đông Á.
|
This new reality, in short, recommends a specific course
of action, one we are at risk of losing sight of: namely, to understand that
China is testing the waters and sending signals but nothing more — but also
to respond with precise, measured steps to ensure it doesn’t push the limits
too far.
|
Tóm lại, thực tế mới này buộc Mỹ phải một chương trình
hành động cụ thể, điều mà Mỹ dễ có nguy cơ không nhận ra, đó là: phải hiểu
được rằng Trung Quốc đang thử một cách làm mới và gửi đi không có gì khác
ngoài tín hiệu, nhưng Mỹ phải phản ứng với những bước đi chính xác và có
chừng mực để bảo đảm rằng Trung Quốc không đẩy các giới hạn đi quá xa.
|
The maritime drama near Scarborough Shoal is just another
salvo in a growing strategic rivalry that can be managed but not resolved. A
resolute but prudent American position that seeks region-wide cooperation on
common rules, but backed by American strength, remains the best means of
keeping the waters tranquil.
|
Màn kịch trên biển gần bãi Scarborough chỉ là một vụ ồn ào
của cuộc cạnh tranh chiến lược đang gia tăng mà chỉ có thể dàn xếp chứ không
thể giải quyết triệt để. Lập trường cương quyết song thận trọng của Mỹ nhằm
thúc đẩy hợp tác hợp tác khu vực dựa trên những nguyên tắc chung, được yểm
trợ bằng sức mạnh của Mỹ, vẫn sẽ là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình ở vùng
biển này.
|
Patrick M. Cronin is
the director of the Asia program at the Center for a New American Security
and the editor and a co-author of “Cooperation From Strength: The United
States, China and the South China Sea.”
|
Tác giả Patrick
Cronin là Giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới và biên
tập viên và là đồng tác giả của "Hợp tác Từ Thế Mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc
và Biển Đông."
|
Translated by Mỹ Anh
|
|
http://www.nytimes.com/2012/04/25/opinion/the-philippines-china-and-the-us-meet-at-sea.html?_r=1
|
China's dilemma: power vs freedom Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
|
|
China's dilemma:
power vs freedom
|
Thế lưỡng nan của
Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
|
By James A Dorn
|
James A Dorn
|
Apr 25, 2012
|
25-4-2012
|
In a recent survey of nearly 6,000 high-income, college-educated
individuals in 25 countries, the Edelman Trust Barometer found that 43%
trusted government institutions. In the United States that figure was 45%,
while in China it was 75%. The fact that more of the "informed
public" in China trust government than in the United States may seem
puzzling.
|
Trong một khảo sát gần đây đối với gần 6.000 cá nhân tốt
nghiệp đại học, thu nhập cao, ở 25 quốc gia, Edelman Trust Barometer phát
hiện thấy 43% tin tưởng vào các định chế của chính phủ. Ở Mỹ, con số này là
45%, còn ở Trung Quốc là 75%. Việc nhiều người trong “cộng đồng có thông tin”
ở Trung Quốc lại tin tưởng vào chính quyền hơn ở Mỹ nghe ra có vẻ khó hiểu.
|
America has a constitution that limits the power of
government and protects individual rights; China has no genuine rule of law,
a one-party state, and weak or nonexistent protection of human rights. How
can successful people in China have greater trust in government than those in
America?
|
Mỹ có một bản hiến pháp giới hạn quyền lực của chính quyền
và bảo vệ quyền công dân; Trung Quốc thì không hề có nền pháp quyền thực sự,
là nhà nước độc đảng với cơ chế bảo vệ dân quyền rất yếu, hoặc là không có.
Làm sao mà những người thành đạt ở Trung Quốc lại có thể tin tưởng vào chính
quyền nhiều hơn người thành đạt ở Mỹ?
|
The answer is simple: in China the surest path to riches
is through power; in America it is through freedom. The all-encompassing hold
on political power by the Chinese Communist Party (CCP) and its control of
the commanding heights of the economy mean that those who hold power are
privileged in the race to the top of the economic ladder. Even with more than
three decades of economic reform, political reform has seriously lagged.
|
Câu trả lời rất đơn giản: Ở Trung Quốc, con đường chắc
chắn nhất để làm giàu là thông qua quyền lực; ở Mỹ là thông qua tự do. Việc
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) nắm toàn bộ quyền lực chính trị và kiểm soát
những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế chứng tỏ rằng ai nắm quyền sẽ được ưu
đãi hơn trong cuộc đua tranh tới vị trí cao trên những nấc thang kinh tế.
Thậm chí, sau hơn ba thập niên cải cách kinh tế, cải cách chính trị đã thụt
lùi nghiêm trọng.
|
There is no independent judiciary to safeguard rights to
life, liberty, and property. State-owned banks lend to state-owned
enterprises, all of which are run by the party elite. Asking the
"princelings" if they trust government is like asking children if they
like candy. If the Edelman Trust Barometer had asked ordinary Chinese whether
they trusted government institutions, their answer, if they were free to
express themselves, would be an emphatic "no!"
|
Không có tư pháp độc lập để bảo vệ quyền sống, tự do, và
tài sản. Các ngân hàng quốc doanh đem tiền cho khối doanh nghiệp quốc doanh
vay; tất cả những doanh nghiệp đó đều do cán bộ cao cấp trong đảng điều hành.
Hỏi các “thái tử” xem họ có tin chính quyền không thì cũng giống như hỏi trẻ
con có thích kẹo không. Nếu Edelman Trust Barometer đi hỏi người dân thường
Trung Quốc xem họ có tin vào các định chế của chính phủ hay không, thì câu
trả lời của họ – nếu họ được tự do biểu đạt – sẽ là dứt khoát: “Không!”.
|
There are some independent thinkers in China who recognize
that the inequality of wealth is due to the inequality of power. As long as
the CCP holds a monopoly on power, economic life will be politicized and
corruption will be pervasive. Deng Xiaoping was willing to allow people to
get rich and began to move China toward greater economic freedom in 1978, but
there has not been sufficient progress on limiting the power of government.
|
Một số học giả độc lập ở Trung Hoa thừa nhận sự bất bình
đẳng về tài sản là do bất bình đẳng về quyền lực. Chừng nào CCP còn độc chiếm
quyền lực, chừng đó đời sống kinh tế còn bị chính trị hóa và tham nhũng còn
hoành hành. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã rất nhiệt tình cho phép người dân làm
giàu, và đã thúc đẩy Trung Quốc đi đến tự do kinh tế nhiều hơn, nhưng cho đến
nay, chưa có nhiều tiến bộ trong việc hạn chế quyền lực của nhà nước.
|
China's dilemma is that if the CCP wants to improve the
quality of life, it must allow greater freedom of choice, but that will
threaten its monopoly on power - thus the struggle between power and freedom.
Ai Weiwei, perhaps China's most famous dissident, aptly notes, "In a
society like this there is no negotiation, no discussion, except to tell you
that power can crush you."
|
Thế lưỡng nan của Trung Quốc là, nếu CCP muốn nâng cao
chất lượng sống, họ sẽ phải cho người dân có nhiều quyền tự do lựa chọn hơn,
nhưng điều ấy lại sẽ đe dọa độc quyền quyền lực của họ – do vậy mà có một
cuộc tranh đấu giữa quyền lực và tự do. Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), có lẽ là nhà
bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc, từng viết một cách khôn ngoan
rằng: “Trong một xã hội như thế này, không có thương lượng, không có thảo
luận, trừ phi để nói với bạn rằng quyền lực sẽ đè chết bạn”.
|
What China needs most is not democracy but limited
government and the rule of law. That is why Mao Yushi founded The Unirule
Institute of Economics in Beijing in 1993, to promote what Nobel Laureate
economist F. A. Hayek called "the constitution of liberty." On May
4, Mao will be the first Chinese scholar to receive the prestigious Milton
Friedman Prize for Advancing Liberty, awarded every two years by the Cato
Institute in Washington, D.C. (It is uncertain whether he will be allowed to
attend.)
|
Điều mà Trung Quốc cần nhất không phải là dân chủ mà là
một chính quyền bị hạn chế bớt, và một nền pháp trị. Đó là lý do tại sao Mao
Vu Thức (Mao Yushi) thành lập Viện Kinh tế học Unirule tại Bắc Kinh vào năm
1993, để thúc đẩy cái mà nhà kinh tế học được giải Nobel, F.A. Hayek, từng
gọi là “hiến pháp của tự do”. Vào ngày 4-5 tới đây, Mao sẽ là học giả Trung
Quốc đầu tiên nhận giải thưởng danh tiếng Milton Friedman Vì Tự do, trao hai
năm một lần, bởi Viện Cato ở Washington D.C. (Chưa biết liệu ông có được phép
tham dự lễ trao giải hay không).
|
Like Lao Tzu, China's first liberal, Mao Yushi understands
that harmony - both social and economic - emerges from freedom under just
rules, not from orders from above. Lao Tzu wisely counseled, "When the
government is too intrusive, people lose their spirit. Act for the people's
benefit. Trust them; leave them alone."
|
Giống như Lão Tử, nhà tư tưởng tự do đầu tiên của Trung
Quốc, Mao Vu Thức hiểu rằng sự hài hòa – cả về xã hội lẫn kinh tế – xuất phát
từ tự do theo luật pháp và chỉ theo luật pháp mà thôi, không phải theo mệnh
lệnh từ trên. Lão Tử dạy rằng: “Trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để
cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào”
|
|
(“When the
government is too intrusive, people lose their spirit. Act for the people’s
benefit. Trust them; leave them alone” – dịch sát nghĩa từ tiếng Anh là “khi
chính quyền can thiệp quá sâu, người dân mất tinh thần. Hãy hành động vì lợi
ích nhân dân. Hãy tin họ; hãy để mặc họ” – ND).
|
The principle of wu wei (nonintervention) recognizes that
people should be free to choose and be held accountable. With free private
markets - in resources, goods, and ideas - mistakes tend to be corrected more
rapidly than under central planning, minimizing the risk of large errors. As
such, the quality of life tends to improve continuously.
|
Nguyên lý vô vi (wu wei, không can thiệp) công nhận rằng
mọi người phải được tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm. Trong thị trường
tư nhân tự do – về nguồn lực, về hàng hóa, và ý tưởng – các sai lầm có khuynh
hướng được sửa chữa nhanh chóng hơn là dưới chế độ kế hoạch hóa tập trung, và
giảm thiểu rủi ro phạm phải sai lầm lớn. Nhờ đó, chất lượng sống có khuynh
hướng được cải thiện không ngừng.
|
Since rights to life, liberty, and property reside in
individuals and the legitimate function of government is to protect those
rights, a just government depends on the trust of the people. Even an emperor
can lose the "mandate of heaven" if he violates that trust.
Mao Yushi has had the courage to criticize the morality of
the Chinese legal system and to question the legacy of Mao Zedong, saying
that Mao was not a god and he should be held accountable for the deaths of
tens of millions of people during the Great Famine (1958-61) and the Cultural
Revolution (1966-76).
|
Do quyền sống, tự do, và tài sản là quyền tự thân của mỗi
cá nhân và chức năng chính đáng của chính quyền là bảo vệ những quyền đó, nên
một chính quyền công chính tồn tại nhờ vào niềm tin của người dân. Ngay cả
hoàng đế cũng có thể đánh mất “mệnh trời” nếu ông ta xâm phạm vào niềm tin
đó. Mao Vu Thức đã can đảm phê phán đạo đức của hệ thống pháp lý Trung Quốc
và đặt lại vấn đề về huyền thoại Mao Trạch Đông. Ông nói rằng Mao Trạch Đông
chẳng phải là Chúa trời và phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục
triệu người trong nạn đói khủng khiếp 1958-1961, trong Cách mạng Văn hóa
(1966-1976).
|
Premier Wen Jiabao has called for political reform and
further economic liberalization, but under his leadership little progress has
occurred. His rebuke and purging of Bo Xilai, former party chief of
Chongqing, reveals a growing struggle for power between liberals and
hardliners. In 2010, Xi Jinping, who is expected to become China's next
president later this year, congratulated Bo for his "Red Culture
Campaign" designed to stir up popular support for the so-called
Chongqing model of development. That model is more state-led than market-led,
and the effects of corruption are now becoming evident.
|
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải cách chính trị và tự
do hóa kinh tế nhiều hơn nữa, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông ta, không mấy
tiến bộ xuất hiện. Việc ông khiển trách và cách chức Bạc Hy Lai, cựu bí thư
thành ủy Trùng Khánh, cho thấy một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực ngày
càng mạnh giữa phái tự do và phái bảo thủ. Năm 2010, Tập Cận Bình – người
được dự báo là sẽ trở thành chủ tịch nước vào cuối năm nay – chúc mừng Bạc về
“Chiến dịch Văn hóa Đỏ” của Bạc, được tiến hành nhằm vận động sự ủng hộ của
quần chúng đối với cái gọi là mô hình phát triển Trùng Khánh. Mô hình này do
nhà nước chứ không phải thị trường dẫn dắt, và tác động của tham nhũng đến
giờ đã rõ ràng.
|
State capitalism is consistent with the party's power but
not with the quest for a "harmonious society." Top-down planning
requires obedience; freedom is seen as dangerous. China needs spontaneous harmony,
not forced harmony. In China, the wealthy class is largely the privileged
political class-and with a single powerful party one either gets in line or
tries to exit the country.
|
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái tương thích với với quyền
lực của đảng, nhưng không đi cùng với khát vọng về một “xã hội hài hòa”. Việc
hoạch định chính sách theo kiểu dội từ trên xuống đòi hỏi dưới phải phục tùng
trên; tự do bị xem là nguy hiểm. Trung Quốc cần sự hài hòa tự nhiên, chứ
không phải thứ hài hòa do cưỡng ép. Ở Trung Quốc, tầng lớp giàu có chủ yếu là
tầng lớp được hưởng đặc quyền về chính trị, và với cơ chế độc đảng, người ta
chỉ có thể hoặc là đứng vào hàng, hoặc là bỏ nước ra đi.
|
The attempt to exit China's "big government, small market"
system is seen in the increase in visa applications by wealthy Chinese: from
2007 to 2011, the number of applications for investment immigration visas to
the United States grew by 1,000 %. Those who can afford to invest at least $1
million in the United States want to leave China because they are uncertain
about the future, especially the security of their assets due to government
corruption and the lack of a transparent legal system that protects property
rights. They also want their children to be independent thinkers. One entrepreneur
simply says, "The problem is that government power is too great."
|
Nỗ lực vượt ra khỏi hệ thống “chính quyền to, thị trường
nhỏ” của Trung Quốc được xem là đang gia tăng, căn cứ vào số đơn xin thị thực
(visa) của những người giàu: Từ năm 2007 tới năm 2011, số đơn xin visa nhập
cư để đầu tư vào Mỹ đã tăng 1000%. Người nào có thể đầu tư ít nhất 1 triệu
USD vào Mỹ đều muốn đi khỏi Trung Quốc, bởi vì họ không chắc chắn được về
tương lai, nhất là về độ an toàn của tài sản, do nạn tham nhũng của chính
quyền và do sự thiếu vắng một hệ thống pháp lý minh bạch, bảo vệ quyền sở
hữu. Họ cũng muốn con cái họ được độc lập về tư duy. Một doanh nhân nói giản
dị: “Vấn đề là quyền lực của nhà nước to quá”.
|
Being skeptical of big government is the right attitude.
The US constitution was designed to limit the size and scope of government
and to allow people to pursue their own happiness under a just system of law.
"The sum of good government," wrote Thomas Jefferson, is "a
wise and frugal Government, which shall restrain men from injuring one
another, shall leave them otherwise free to regulate their own pursuits of
industry and improvement, and shall not take from the mouth of labor the
bread it has earned."
|
Không tin tưởng vào một chính quyền lớn, đó là một thái độ
đúng. Hiến pháp Mỹ được soạn thảo nhằm giới hạn kích thước, quy mô của chính
quyền, và nhằm giúp người dân mưu cầu hạnh phúc theo một hệ thống luật pháp
công bằng. “Tóm lại, chính quyền tốt” – Thomas Jefferson viết – là “một chính
quyền khôn ngoan và tiết kiệm, ngăn ngừa người dân làm hại lẫn nhau, còn thì
để họ tự do điều tiết việc họ theo đuổi nghề nghiệp và phát triển; và không
cướp khỏi miệng người lao động cái bánh mì mà họ vừa kiếm được”.
|
The United States could best teach China by adhering to
the principles of a liberal order that rests on non-intervention and freedom
under the law of the constitution. The challenge for both China and America
is to recognize that rights reside in the people, that those rights are not
positive welfare rights - to "do good" with other people's money -
but equal rights to be left alone to pursue happiness.
|
Mỹ có thể giáo dục Trung Quốc tốt nhất bằng cách tuân thủ
các nguyên tắc về trật tự tự do, trên cơ sở không can thiệp, tự do hành động
theo hiến pháp. Khó khăn đối với cả Trung Quốc và Mỹ là phải công nhận rằng
quyền ấy đã nằm trong mỗi con người, quyền ấy không phải là quyền tích cực về
tài sản – làm “điều tốt” bằng tiền của người khác – mà là quyền bình đẳng
trong việc được tự do mưu cầu hạnh phúc.
|
|
|
The right balance between freedom and power is the test of
good government. Without the free flow of ideas and competition, the voices
of the Chinese people will be lost, and exit will be difficult but
attractive.
|
Sự cân bằng hợp lý giữa tự do và quyền lực là phép thử đối
với một chính quyền tốt. Nếu không có dòng tư tưởng và cạnh tranh tự do,
tiếng nói của người dân Trung Quốc sẽ bị bỏ quên, và bỏ nước ra đi sẽ là một
việc khó khăn nhưng hấp dẫn.
|
James A Dorn is a
China specialist at the Cato Institute in Washington, DC and editor of China
in the New Millennium.
|
Tác giả: James A
Dorn là chuyên gia Trung Quốc học ở Viện Cato, Washington D.C., biên tập viên
của tờ Trung Quốc Thiên niên kỷ mới.
|
|
Translated by Thủy
Trúc
|
|
|
http://www.atimes.com/atimes/China/ND25Ad01.html
|
The South China Seasickness Cơn say sóng Biển Đông
|
|
The South China
Seasickness
|
Cơn say sóng Biển
Đông
|
By Trefor Moss
April 24, 2012
|
Tác giả: Trefor Moss
April 24/4/2012
|
As China, the Philippines and Vietnam argue over the South
China Sea the waters are being over fished and polluted. And conflict could
be around the corner.
|
Trong khi Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cãi nhau về
Biển Đông, thì vùng biển này đang bị khai thác cá thái quá và ô nhiễm. Và
xung đột có thể xảy ra đến nơi.
|
Many citizens of China, the Philippines and Vietnam won’t
have heard of the tiny scraps of land in the South China Sea that their
governments compete with one another to claim. Certainly, almost none will ever
set eyes on them.
|
Nhiều công dân Trung Hoa, Philippines và Việt Nam sẽ không
còn được nghe về mấy mẩu đất tí xíu trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)
mà chính quyền của họ tranh nhau đòi chủ quyền. Chắc chắn là, hầu như sẽ
không ai để mắt tới chúng.
|
So are places like Scarborough Shoal, the scene of Beijing
and Manila’s latest maritime spat this month, really worth all the
aggravation? And whose fault is it that these confrontations, which have the
potential to start wars – and at the very least to kill fishermen and sailors
– keep on happening?
|
Vậy những nơi như bãi cạn Scarborough – hiện trường của vụ
đụng độ trên biển mới đây nhất giữa Bắc Kinh và Manila tháng này – có đáng để
bị quan trọng hóa không? Và ai có lỗi khi những vụ đụng độ đó – vốn dĩ có đầy
đủ khả năng để khơi mào chiến tranh và ít nhất thì cũng có thể làm chết ngư
dân, thủy thủ – tiếp tục xảy ra?
|
Tiny, uninhabitable islets like Scarborough Shoal have
little value per se, but the resources that surround them have plenty. The
islets serve as pins in a map, around which governments can draw dotted lines
and claim ownership over everything that lies within.
|
Những hòn đảo nhỏ xíu, không người ở như bãi Scarborough,
tự nó có rất ít giá trị. Nhưng các nguồn tài nguyên bao quanh đó thì lại
phong phú. Các đảo giống như những cái kim trên bản đồ, mà các chính phủ có
thể vẽ vào xung quanh chúng những đường đứt đoạn và tuyên bố chủ quyền đối
với mọi thứ nằm trong đường đứt đoạn đó.
|
It’s these resources – the food even more, perhaps, than
the oil or gas – that make stability in the South China Sea matter.
|
Chính là những nguồn tài nguyên ấy – có lẽ cái ăn còn quan
trọng hơn dầu hay khí đốt – khiến cho sự ổn định trên Biển Đông trở thành vấn
đề.
|
“The urgency is that these areas are being overfished and
polluted, and that’s threatening the food supply of millions of people,” says
Carlyle Thayer, an Emeritus Professor at the Australian Defence Force Academy
who closely follows disputes in the South China Sea. “That’s something these
countries have to start taking seriously.”
|
“Điều khẩn thiết là những khu vực này đang bị đánh bắt cá
nhiều quá mức và bị ô nhiễm, và chuyện đó đe dọa nguồn cung thực phẩm của
hàng triệu người” – ông Carl Thayer, Giáo sư Danh dự Học viện Quốc phòng
Australia, người theo dõi rất sát sao tình hình tranh chấp trên Biển Đông,
nói. “Đây là điều mà các nước trong khu vực bắt đầu phải coi là nghiêm
trọng”.
|
Fishing grounds can, of course, be shared, just as
undersea energy reserves can be co-developed. But as Thayer points out,
marine environments must be managed, as well as shared. If there’s a
perception that fishermen from other countries are abusing resources in
disputed waters and endangering livelihoods and food supplies, then that will
inevitably trigger an angry response from the other claimants.
|
Tất nhiên, ngư trường có thể được chia sẻ, cũng như các
nguồn năng lượng ngầm dưới biển có thể được khai thác chung. Nhưng như ông
Thayer chỉ ra, môi trường biển phải được quản lý cũng như chia sẻ. Nếu có
quan niệm rằng ngư dân từ các nước khác đang tận khai thác tài nguyên trong
vùng biển tranh chấp, đe dọa sinh kế và nguồn cung cấp thực phẩm (của dân
nước mình – ND) thì quan niệm ấy tất yếu sẽ đưa đến phản ứng giận dữ từ các
quốc gia cũng có yêu sách chủ quyền khác.
|
So putting an end to the South China Sea disputes is
important from a security perspective. But it’s also important from a food
security perspective. As things stand, the South China risks a textbook
“tragedy of the commons,” the destruction of common resources over which no
single authority has control.
|
Do đó, chấm dứt tranh chấp Biển Đông là rất quan trọng,
nhìn từ khía cạnh an ninh. Mà nhìn từ khía cạnh an toàn thực phẩm thì cũng
quan trọng không kém. Như tình hình hiện nay cho thấy, khu vực Đông Nam Á có
nguy cơ gặp phải “bi kịch của mảnh đất công”, tức là sự phá hoại các tài
nguyên chung mà không một chính quyền riêng lẻ nào kiểm soát
|
(“tragedy of the
commons”, thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng các tài sản chung được sử dụng
tự do dẫn tới hậu quả là bị khai thác cạn kiệt – cha chung không ai khóc - ND).
|
|
In addition, Thayer points out that oil licenses will be
granted in the near future, potentially causing further upset. And all this
comes as most of the interested parties are investing in their navies and, in
China’s case, in paramilitary maritime agencies. “The South China Sea bathtub
is being filled up more and more by Chinese control vessels, and by other
countries’ patrol vessels and submarines,” he says.
|
Thêm vào đó, ông Thayer chỉ ra rằng trong tương lai gần,
sẽ có chuyện cấp giấy phép khai thác dầu, và điều này tiềm ẩn nguy cơ gây xáo
trộn nhiều hơn. Tất cả đều xuất hiện vào thời điểm phần lớn các bên liên quan
đều đang đầu tư vào hải quân, và trong trường hợp Trung Quốc thì còn là đầu
tư vào các lực lượng bán quân sự trên biển. “Cái bồn tắm Biển Đông ngày càng
đông nghẹt tàu kiểm soát của Trung Quốc, và tàu tuần tra, tàu ngầm của các
nước khác” – Thayer nói.
|
This approaching spike in contestation makes it all the
more important that a solution be found now, and the diplomatic activity of
the past year suggests that one is attainable. ASEAN has been China’s main
interlocutor on South China Sea issues, and Beijing made an important
goodwill gesture last November when it put up $475 million to create a
China-ASEAN Maritime Co-operation Fund. Several ASEAN-China expert working
groups are also now in place.
|
Cách tiếp cận gay gắt trong tranh luận như thế này khiến
cho việc phải có một giải pháp lúc này càng quan trọng hơn, và hoạt động
ngoại giao trong năm qua cho thấy rằng có thể đạt được một giải pháp như vậy.
ASEAN đã và đang là bên đối thoại chính với Trung Quốc về các vấn đề Biển
Đông, và Bắc Kinh cũng đã có một cử chỉ thiện chí quan trọng vào tháng 11 năm
ngoái khi họ bỏ ra 475 triệu USD để xây dựng một Quỹ Hợp tác Hàng hải Trung
Quốc-ASEAN. Vài nhóm làm việc cấp chuyên gia ASEAN-Trung Quốc cũng đang bắt
đầu hoạt động.
|
The key process of 2012 is the drafting of a Code of
Conduct (COC) governing behavior in the South China Sea – and envisaged as
being more far-reaching than the existing Declaration of Conduct (DOC).
Crucially, ASEAN is writing the new code. The association is due to present
China with its proposals in July, and Beijing will be under political
pressure to accept the ASEAN formula, rather than appear domineering by
rejecting the plan. The existing process also excludes the United States,
which is to China’s liking. Furthermore, “China has Cambodia in the box seat
at the moment [as ASEAN chair],” adds Thayer.
|
Công việc chính của năm 2012 là soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng
xử (COC) điều chỉnh hành vi ứng xử trên Biển Đông – được dự kiến là có thể áp
dụng sâu rộng hơn bản Tuyên bố về Cách ứng xử (DOC) hiện nay. Quan trọng nhất
là, ASEAN đang viết bộ quy tắc mới đó. Hiệp hội này sẽ trình các đề xuất của
mình cho Trung Quốc vào tháng 7 tới, và Bắc Kinh sẽ chịu áp lực chính trị là
phải chấp nhận công thức ASEAN đưa ra, thay vì tỏ ra độc đoán, bác bỏ kế
hoạch. Tiến trình hiện tại cũng gạt bỏ sự hiện diện của Mỹ, điều này làm
Trung Quốc hài lòng. Hơn thế nữa, “Trung Quốc đã có lợi thế Campuchia [làm
chủ tịch ASEAN] vào thời điểm này” – ông Thayer nói thêm.
|
If the idea of giving ASEAN ownership of the drafting process
was to produce a robust agreement, then it doesn’t appear to be working out
that way. Whether China is deliberately undermining the drafting process, or
whether some ASEAN members are simply too timid to risk crossing Beijing by
making the new rules too tough, the COC is in danger of falling short.
|
Giả sử ý tưởng trao cho ASEAN quyền kiểm soát quá trình
soạn thảo bộ quy tắc là nhằm mục đích tạo ra được một thỏa thuận thẳng thắn,
thì có vẻ như điều đó đang không diễn ra. Cho dù Trung Quốc đang cố ý phá
hoại tiến trình soạn thảo, hay là các thành viên ASEAN chỉ đơn giản là nhát
quá, không dám liều qua mặt Trung Quốc bằng việc viết ra các quy tắc ứng xử
quá nghiêm khắc, thì COC cũng đang có nguy cơ sẽ thiếu sót nhiều.
|
“The issue is that [the countries involved] say, ‘Let’s
agree not to interfere when it’s someone else’s waters, but we don’t know who
owns what’,” observes Thayer. “You need to have either EEZs or co-operative
zones, but we aren’t seeing co-operation in these areas.”
|
“Vấn đề là [các nước có liên quan] đã nói, ‘Chúng ta hãy
nhất trí sẽ không can thiệp nếu đây là vùng biển của nước khác, nhưng chúng
ta không biết ai sở hữu cái gì’” – ông Thayer quan sát. “Cần phải có hoặc là
EEZ, hoặc là vùng khai thác chung, nhưng chúng ta lại không nhìn thấy hợp tác
ở những khu vực này”.
|
The Philippines has attempted to address this point, with
President Benigno Aquino promoting the concept of the South China Sea as a
“Zone of Peace, Freedom, Friendship and Cooperation.”
|
Philippines đã cố gắng giải quyết điểm này, với việc Tổng
thống Benigno Aquino thúc đẩy khái niệm Biển Đông là một “Khu vực Hòa bình,
Tự do, Hữu nghị và Hợp tác”.
|
“What is ours is ours, and with what is disputed, we can
work towards joint cooperation,” Aquino suggested. In the Philippine
conception of the COC, sovereignty issues would therefore be set aside, and
rules of the road laid out to establish a modus vivendi in the South China
Sea’s grey areas.
|
“Cái gì của chúng ta là của chúng ta, còn với cái gì đang
tranh chấp, chúng ta có thể hành động để đưa đến khai thác chung” – Aquino đề
nghị. Do đó, trong quan niệm của Philippines về COC, vấn đề chủ quyền cần
được đặt sang một bên, còn các quy tắc về lộ trình thì cần được đưa ra để
thiết lập một tạm ước cho các vùng xám (tức vùng tranh chấp – ND) của Biển
Đông.
|
Would China agree to
go along with such an arrangement?
|
Liệu Trung Quốc có
đồng ý đi theo một thỏa thuận như thế không?
|
Beijing’s resolve may not even be tested, with other ASEAN
members highly equivocal about setting a precedent that grants special status
to disputed territories. In other words, they are unable to set sovereignty
aside in these few specific areas, even in the interests of maintaining
regional stability.
|
Có lẽ ý định của Trung Quốc thậm chí còn không được kiểm
chứng, còn các nước ASEAN thì rất lập lờ nước đôi về việc tạo ra một tiền lệ
có thể đưa đến quy chế đặc biệt cho các vùng biển bị tranh chấp chủ quyền.
Nói cách khác, họ không thể đặt sang một bên vấn đề chủ quyền ở số ít ỏi vùng
tranh chấp này, thậm chí, kể cả khi điều đó là để gìn giữ ổn định khu vực.
|
China has its own issues to attend to, the most pressing
being the tangle of paramilitary naval agencies – of which China has at least
five – that currently police the South China Sea. “This incident [at Scarborough
Shoal] raises the question of whether China is a unitary actor,” says Thayer,
with reference to the unprecedented response of the China Maritime
Surveillance agency, which dispatched two vessels to the Shoal, thus
beginning the stand-off with the Philippine Navy’s flagship. “Clearly, there
are independent actors trying to do their own thing,” he says. Senior
People’s Liberation Army figures have already publicly discussed the need to
stand up a national coast guard to bring all these different maritime actors
into line. Beijing should press ahead with this structural reform if it wants
to take firm control over South China Sea policy.
|
Trung Quốc có những vấn đề riêng để phải chú tâm, trong đó
căng nhất là cái khối hỗn loạn các lực lượng bán quân sự. Trung Quốc có ít
nhất 5 lực lượng bán quân sự hải quân hiện đang giám sát Biển Đông. “Vụ việc
[ở bãi cạn Scarborough] đặt ra vấn đề liệu Trung Quốc có phải một khối nhất
thể hay không” – ông Thayer nói và đề cập tới phản ứng chưa từng có tiền lệ
của cơ quan Hải giám Trung Hoa. Cơ quan này đã điều hai tàu đến bãi cạn
Scarborough, và thế là bắt đầu đụng độ với tàu hải quân mang cờ Philippines.
“Rõ ràng, có những lực lượng độc lập đang tìm cách tự làm việc của họ” – ông
nói. Những nhân vật cao cấp trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã
vừa công khai thảo luận về sự cần thiết phải có một cơ quan quốc gia bảo vệ
bờ biển, để đưa tất cả các cơ quan khác nhau về hàng hải về một mối. Bắc Kinh
nên thúc đẩy việc tái cơ cấu này, nếu họ muốn kiểm soát chặt chẽ chính sách
Biển Đông của mình.
|
Keeping fishermen out of sensitive waters is also
important – though difficult to enforce, both practically and politically.
“Fishermen go where the fish are,” Thayer says. “And can China politically
rein in the fishermen and stop them going to places that textbooks say are
Chinese islands?”
|
Không cho ngư dân đi vào các vùng biển nhạy cảm cũng là
một việc quan trọng, mặc dù khó thực thi cả trên thực tiễn lẫn về mặt chính
trị. “Cá ở đâu là ngư dân theo đó” – ông Thayer nói. “Và đứng ở giác độ chính
trị mà nói, liệu Trung Quốc có thể kiềm chân ngư dân, không cho họ đi vào
những vùng biển mà sách giáo khoa bảo là đảo của Trung Quốc, hay không?”.
|
The best incentive that China could have for taking its
maritime agencies and fishing fleets in hand would be the inception of a
robust COC. The onus for this is on ASEAN. It’s worth remembering that ASEAN
is in theory moving towards the implementation of a new ASEAN
Political-Security Community in 2015, by which time ASEAN is supposed to
speak with one voice on security issues. If the ASEAN members can resolve to
speak with one voice on the South China Sea, then China-ASEAN confrontations,
far from becoming more frequent and more dangerous, should grow rarer and
easier to manage.
|
Động lực tốt nhất mà Trung Quốc có thể có dành cho các cơ
quan hàng hải và đội tàu cá của họ là phải bắt đầu có được một Bộ Quy tắc Ứng
xử có hiệu lực. Nhiệm vụ này rơi vào ASEAN. Cần nhớ rằng trên lý thuyết,
ASEAN đang đi tới việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN mới vào
năm 2015. Từ nay cho tới lúc đó, ASEAN phải có tiếng nói thống nhất về các
vấn đề an ninh. Nếu các thành viên ASEAN có thể quyết tâm chỉ phát biểu một
quan điểm thống nhất về chuyện Biển Đông, thì khi đó, đối đầu Trung
Quốc-ASEAN sẽ không còn thường xuyên và nguy hiểm nữa, mà sẽ ít xảy ra hơn và
dễ giải quyết hơn.
|
If ASEAN fails in its duty to draft a meaningful code, then
it’s naïve to think that Chinese and Vietnamese and Philippine ships will
continue to face off peaceably in the South China Sea’s anarchic waters.
“They aren’t just going to keep meeting each other eye to eye and then walk
away,” concludes Thayer. “At some point there has to be friction or violence.”
|
Nếu ASEAN không hoàn thành được nhiệm vụ soạn thảo một bộ
quy tắc ứng xử có ý nghĩa, thì sẽ là ngây thơ nếu tưởng rằng tàu Trung Quốc,
tàu Việt Nam và tàu Philippines sẽ tiếp tục đối đầu với nhau một cách ôn hòa
trên những vùng biển vô chính phủ của Biển Đông. “Họ sẽ không đến đó chỉ để
nhìn vào mắt nhau và bỏ đi” – ông Thayer kết luận. “Cuối cùng thì sẽ có sự sợ
hãi hoặc bạo lực xảy ra”.
|
Translated by Thủy
Trúc
|
|
|
Subscribe to:
Posts (Atom)