MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, August 8, 2011

The Social Contract 1 - Du Contrat Social by Jean-Jacques Rousseau Khế ước xã hội Jean-Jacques Rousseau


The Social Contract 1 - Du Contrat Social

by

Jean-Jacques Rousseau

Khế ước xã hội

Jean-Jacques Rousseau

Table of Contents

BOOK I

Subject of the First Book

The First Societies

The Right of the Strongest

Slavery

That we must always go back to a First Convention

The Social Compact

The Sovereign

The Civil State

Real Property

MỤC LỤC

QUYỂN I

1 Đề tài của Chương

2 Các xã hội đầu tiên

3 Quyền của kẻ mạnh nhất

4 Chế độ nô lệ

5 Chúng ta phải luôn luôn trở về một quy ước đầu tiên

6 Khế ước xã hội:

7 Hội đồng Tối cao

8 Trạng thái Dân sự

9 Quyền sở hữu bất động sản

BOOK II

That Sovereignty is Inalienable

That Sovereignty is Indivisible

Whether the General Will is Fallible

The Limits of the Sovereign Power

The Right of Life and Death

Law

The Legislator

The People

The People (continued)

The People (continued)

The Various Systems of Legislation

The Division of the Laws

QUYỂN II

1 Quyền Tối thượng không thể chuyển nhượng được

2 Quyền Tối thượng không thể phân chia được

3 Ý chí Tập thể có sai lầm không?

4 Các giới hạn của quyền tối thượng

5 Quyền sống và chết

6 Luật pháp

7 Nhà làm luật

8 Dân chúng

9 Dân chúng (tiếp theo)

10 Dân chúng (tiếp theo)

11 Các hệ thống pháp luật

12 Sự phân chia luật lệ

BOOK III

Government in General

The Constituent Principle in the Various Forms of Government

The Division of Governments

Democracy

Aristocracy

Monarchy

Mixed Governments

That all forms of Government do not suit all Countries

The Marks of a Good Government

The Abuse of Government and its Tendency to Degenerate

The Death of the Body Politic

How the Sovereign Authority maintains itself

The Same (continued)

The Same (continued)

Deputies Or Representatives

That the Institution of Government is not a Contract

The Institution of Government

How to Check the Usurpations of Government

QUYỂN III

1 Tổng quát về chính quyền

2 Nguyên tắc cấu tạo các loại chính quyền

3 Phân chia các loại chính quyền

4 Chính quyền dân chủ

5 Chính quyền quý tộc

6 Chính quyền quân chủ

7 Các chính quyền hỗn hợp

8 Không phải mô hình chính quyền nào cũng thích hợp với mọi quốc gia

9 Các dấu hiệu của một chính quyền tốt

10 Sự lạm dụng quyền hành và khuynh hướng thoái hóa của chính quyền

11 Sự tiêu diệt của một cơ cấu chính trị

12 Hội Đồng Tối Cao tự duy trì bằng cách nào?

13 Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

14 Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

15 Nghị Viên hay Đại Diện

16 Sự thành lập chính phủ không phải là một khế ước

17 Thành lập chính quyền

18 Làm sao ngăn chặn các sự lấn quyền của chính quyền

BOOK IV

That the General Will is Indestructible

Voting

Elections

The Roman Comitia

The Tribunate

The Dictatorship

The Censorship

Civil Religion

Conclusion

QUYỂN IV

1 Ý chí tập thể không thể bị tiêu diệt

2 Sự đầu phiếu

3 Bầu cử

4 Những Dân Hội La Mã

5 Pháp Chế Nghị Viện

6 Sự độc tài

7 Tòa Kiểm duyệt

8 Tôn giáo dân sự

9 Kết luận

BOOK I

I MEAN to inquire if, in the civil order, there can be any sure and legitimate rule of administration, men being taken as they are and laws as they might be. In this inquiry I shall endeavour always to unite what right sanctions with what is prescribed by interest, in order that justice and utility may in no case be divided.

QUYỂN I

Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xẩy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào cho chắc chắn và hợp tình hợp lý. Trong cuộc tìm kiếm này tôi sẽ luôn luôn cố gắng kết hợp cái do quyền cho phép với cái do quyền lợi quyết định để cho lợi ích và công bằng sẽ không bao giờ bị tách rời nhau ra.

I enter upon my task without proving the importance of the subject. I shall be asked if I am a prince or a legislator, to write on politics. I answer that I am neither, and that is why I do so. If I were a prince or a legislator, I should not waste time in saying what wants doing; I should do it, or hold my peace.

Tôi bắt tay vào việc mà không chứng minh tầm quan trọng của đề tài. Người ta sẽ hỏi tôi rằng tôi có phải là một quân vương hay là một nhà lập pháp chăng mà viết về chính trị. Tôi trả lời rằng tôi chẳng phải là ai hết, và vì lý do đó mà tôi viết về chính trị. Nếu tôi là một quân vương hay là một nhà lập pháp tôi sẽ không lãng phí thì giờ để nói chuyện cần phải làm gì, tôi sẽ cứ làm hoặc tôi sẽ im lặng.

As I was born a citizen of a free State, and a member of the Sovereign, I feel that, however feeble the influence my voice can have on public affairs, the right of voting on them makes it my duty to study them: and I am happy, when I reflect upon governments, to find my inquiries always furnish me with new reasons for loving that of my own country.

Sinh ra là công dân một nước tự do, và là một thành viên của Cộng Đồng Genève, tôi cảm thấy rằng, dù ảnh hưởng tiếng nói của tôi trên công việc chung nhỏ đến đâu chăng nữa, cái quyền đầu phiếu của tôi trong các công việc đó cho tôi bổn phận phải nghiên cứu chúng. Và khi tôi suy ngẫm về các chính quyền, tôi lấy làm sung sướng thấy rằng các cuộc tìm kiếm của tôi luôn luôn cung cấp cho tôi những lý do mới để yêu chính quyền của nước tôi.

1. Subject of the First Book

MAN is born free; and everywhere he is in chains. One thinks himself the master of others, and still remains a greater slave than they. How did this change come about? I do not know. What can make it legitimate? That question I think I can answer.

1 Đề tài của Chương I

Con người sinh ra tự do, nhưng ở bất cứ đâu nó cũng bị xiềng xích. Một kẻ tự cho mình là chủ của những kẻ khác, nhưng chính mình còn bị nô lệ hơn nữa. Sự thay đổi ấy xảy ra như thế nào? Tôi không biết. Điều gì có thể làm cho nó trở thành hợp pháp? Tôi nghĩ rằng tôi có thể trả lời được câu hỏi này.

If I took into account only force, and the effects derived from it, I should say: "As long as a people is compelled to obey, and obeys, it does well; as soon as it can shake off the yoke, and shakes it off, it does still better; for, regaining its liberty by the same right as took it away, either it is justified in resuming it, or there was no justification for those who took it away." But the social order is a sacred right which is the basis of all other rights. Nevertheless, this right does not come from nature, and must therefore be founded on conventions. Before coming to that, I have to prove what I have just asserted.

Nếu tôi chỉ đề cập đến sức mạnh và các tác dụng của sức mạnh gây ra, tôi sẽ nói rằng “Chừng nào mà một dân tộc bị bắt buộc vâng phục, và dưới áp lực của sức mạnh thì họ tiếp tục phải vâng phục một cách ngoan ngoãn. Một khi mà dân tộc ấy có thể vứt bỏ ách áp bức, và khi không còn bị sức mạnh nào kềm chế nữa, họ sẽ nhanh chóng tháo gỡ xích xiềng ngay. Bởi vì khi đoạt lại được tự do, bằng chính cái quyền đã bị lấy đi, thì hoặc là dân tộc đó có lý do chính đáng để dành lại sự tự do, hoặc là kẻ kia không có lý do chính đáng nào để mà cướp nó.” Nhưng trật tự xã hội là một quyền thiêng liêng, một quyền căn bản làm nền móng cho tất cả các quyền khác. Tuy nhiên, quyền này không tự nhiên mà có, mà phải đặt căn bản trên các quy ước. Trước khi đi đến đó, tôi phải chứng minh những gì tôi đã đề cập đến.

2. The First Societies

THE most ancient of all societies, and the only one that is natural, is the family: and even so the children remain attached to the father only so long as they need him for their preservation. As soon as this need ceases, the natural bond is dissolved. The children, released from the obedience they owed to the father, and the father, released from the care he owed his children, return equally to independence. If they remain united, they continue so no longer naturally, but voluntarily; and the family itself is then maintained only by convention.

2 Các xã hội đầu tiên

Xã hội kỳ cựu nhất, và là xã hội duy nhất có tính cách tự nhiên, là gia đình, và ngay cả như vậy, con cái chỉ duy trì sự liên hệ với người cha chừng nào mà chúng còn cần để tồn tại. Khi mà nhu cầu này chấm dứt thì sự ràng buộc tự nhiên đó cũng được giải tỏa.

Khi mà con cái giải thoát khỏi sự phục tùng người cha, và người cha không còn bị bắt buộc phải lo cho con cái nữa thì tất cả trở nên độc lập với nhau. Nếu cha con còn sống chung với nhau thì đó không còn là theo tự nhiên nữa mà là với tính cách tự nguyện. Và gia đình, như vậy, được duy trì bởi các quy ước.

This common liberty results from the nature of man. His first law is to provide for his own preservation, his first cares are those which he owes to himself; and, as soon as he reaches years of discretion, he is the sole judge of the proper means of preserving himself, and consequently becomes his own master.

The family then may be called the first model of political societies: the ruler corresponds to the father, and the people to the children; and all, being born free and equal, alienate their liberty only for their own advantage. The whole difference is that, in the family, the love of the father for his children repays him for the care he takes of them, while, in the State, the pleasure of commanding takes the place of the love which the chief cannot have for the peoples under him.

Sự tự do chung này là kết qủa của bản chất con người. Điều luật tự nhiên thứ nhất của con người là lo cho sự sinh tồn của nó; những sự quan tâm đầu tiên là nhắm cho cá nhân; và ngay khi đạt đến tuổi khôn ngoan con người trở thành người duy nhất có thẩm quyền tự định đoạt về các phương tiện để sống còn, và do đó trở nên chủ nhân của chính mình. Vậy nên ta có thể xem gia đình như là kiểu mẫu đầu tiên của các xã hội chính trị. Người cầm quyền là hình ảnh của người cha, dân chúng là con cái. Tất cả được sinh ra bình đẳng và tự do, và chỉ chuyển nhượng sự tự do của mình vì lợi ích của họ. Tất cả sự khác biệt là ở chỗ, trong gia đình sự săn sóc mà người cha dành cho con cái được đền bù bằng tình thương cha con, trong khi trong một quốc gia niềm vui thích cầm quyền thay thế cho tình thương, một tình thương mà kẻ cai trị không thể nào có cho đám dân chúng.

Grotius denies that all human power is established in favour of the governed, and quotes slavery as an example. His usual method of reasoning is constantly to establish right by fact.[1] It would be possible to employ a more logical method, but none could be more favourable to tyrants.

Grotius không cho rằng tất cả quyền lực được đặt ra vì lợi ích của kẻ bị trị. Ông ta dùng chế độ nô lệ làm thí dụ. Lối suy luận thông thường của ông là dùng sự kiện thực tế để chứng minh cho sự hiện hữu của quyền.1 Người ta có thể sử dụng một phương pháp lô-gíc hơn, nhưng không có phương pháp nào có lợi cho các kẻ bạo ngược hơn [phương pháp này].

It is then, according to Grotius, doubtful whether the human race belongs to a hundred men, or that hundred men to the human race: and, throughout his book, he seems to incline to the former alternative, which is also the view of Hobbes. On this showing, the human species is divided into so many herds of cattle, each with its ruler, who keeps guard over them for the purpose of devouring them.

As a shepherd is of a nature superior to that of his flock, the shepherds of men, i.e., their rulers, are of a nature superior to that of the peoples under them. Thus, Philo tells us, the Emperor Caligula reasoned, concluding equally well either that kings were gods, or that men were beasts.

The reasoning of Caligula agrees with that of Hobbes and Grotius. Aristotle, before any of them, had said that men are by no means equal naturally, but that some are born for slavery, and others for dominion.

Theo Grotius, không biết loài người nằm trong tay khoảng một trăm người, hay một trăm người này thuộc về loài người. Ông ta dường như ngả về ý kiến đầu tiên. Đó cũng là suy nghĩ của Hobbes. Như vậy là loài người được phân chia ra làm nhiều bầy như thú vật; mỗi bầy có một ông chủ gìn giữ bầy để ăn thịt. Và như là người mục đồng có bản chất cao quý hơn bầy thú của mình, thì kẻ cầm quyền cũng cao quý hơn dân chúng bị trị. Philo cho chúng ta biết rằng Hoàng Đế Caligula lý luận như thế: Vua là thần thánh, dân là thú vật.

Lý luận của Caligula giống như lý luận của Grotius và Hobbes. Aristotle, trước họ, nói rằng con người không tự nhiên bình đẳng, mà một số người sinh ra làm nô lệ và số người kia để thống trị.[a]

Aristotle was right; but he took the effect for the cause. Nothing can be more certain than that every man born in slavery is born for slavery. Slaves lose everything in their chains, even the desire of escaping from them: they love their servitude, as the comrades of Ulysses loved their brutish condition.[2] If then there are slaves by nature, it is because there have been slaves against nature. Force made the first slaves, and their cowardice perpetuated the condition.

Aristotle có lý; nhưng ông ta lấy quả làm nhân. Con người sinh ra trong chế độ nô lệ lại trở thành nô lệ, chắc chắn như vậy. Kẻ nô lệ mất tất cả khi bị xiềng xích, ngay cả ý chí trốn thoát. Chúng yêu thích tình trạng nô lệ của mình, giống như các bạn đồng hành của Ulysses thích thú tình trạng sống như thú vật của họ.2 Vậy thì nếu tự nhiên mà có kẻ nô lệ, thì bởi vì đã có những nô lệ trái tự nhiên. Sức mạnh tạo ra những kẻ nô lệ đầu tiên, và sự hèn nhát làm cho họ suốt đời nô lệ.

1 "Learned inquiries into public right are often only the history of past abuses; and troubling to study them too deeply is a profitless infatuation" (Essay on the Interests of France in Relation to its Neighbours, by the Marquis d'Argenson). This is exactly what Grotius has done.

2 See a short treatise of Plutarch's entitled That Animals Reason.

1 “Các công trình nghiên cứu về công quyền thường chỉ là về những nhũng lạm quyền hành trong quá khứ; và mất công nghiên cứu sâu xa về những chuyện này chỉ là một sự mê muội vô bổ.” (Luận văn về “Hiệp ước về lợi quyền nước Pháp liên quan lới các nước láng giềng” của Hầu tước dArgenson). Đây chính là cách Grotius làm.

[a] Hugo Grotius (1583-1645) là một luật gia, triết gia, kịch tác gia và thi sĩ người Hòa Lan. Grotius đặt nền móng cho Công pháp Quốc tế trên căn bản Luật Thiên nhiên (natural law). Thomas Hobbes (1588-1679), triết gia người Anh, nổi tiếng với quyển Leviathan, trong đó Hobbes luận giải về sự hình thành nhà nước, công quyền, dân quyền. Hobbes được coi như cha đẻ của triết lý chính trị hiện đại.

2 Xem thêm tiểu luận của Plutarch, nhãn "Loài vật cũng dùng lý trí."

I have said nothing of King Adam, or Emperor Noah, father of the three great monarchs who shared out the universe, like the children of Saturn, whom some scholars have recognised in them. I trust to getting due thanks for my moderation; for, being a direct descendant of one of these princes, perhaps of the eldest branch, how do I know that a verification of titles might not leave me the legitimate king of the human race? In any case, there can be no doubt that Adam was sovereign of the world, as Robinson Crusoe was of his island, as long as he was its only inhabitant; and this empire had the advantage that the monarch, safe on his throne, had no rebellions, wars, or conspirators to fear.

Tôi không đề cập đến Adam và Noah, cha của 3 vì vua vĩ đại, những người đã chia sẻ vũ trụ như con cái của Saturn, mà một trong số những ông vua này đã tự nhận dòng họ. Tôi cảm thấy rằng tôi phải được cám ơn vì sự khiêm nhượng của mình: là một người nối dõi trực tiếp của một trong các vì vua đó, có thể là của ngành cả, làm sao ai biết được rằng, sau khi kiểm chứng các tước vị, tôi không là vị vua hợp pháp của nhân loại? Trong bất cứ trường hợp nào, không thể chối cãi rằng Adam là vua của thế giới cũng như Robinson Crusoe là vua của hòn đảo của anh ta, chừng nào mà anh ta còn là người dân duy nhất của đảo ấy. Và vương quốc này có cái thuận lợi là, nhà vua an toàn trên ngai vàng, không sợ nổi loạn, chiến tranh hay âm mưu lật đổ.

3. The Right of the Strongest

THE strongest is never strong enough to be always the master, unless he transforms strength into right, and obedience into duty. Hence the right of the strongest, which, though to all seeming meant ironically, is really laid down as a fundamental principle. But are we never to have an explanation of this phrase? Force is a physical power, and I fail to see what moral effect it can have. To yield to force is an act of necessity, not of will — at the most, an act of prudence. In what sense can it be a duty?

3 Quyền của kẻ mạnh nhất

Kẻ mạnh nhất không bao giờ đủ mạnh để luôn luôn làm người chủ, nếu y không biết chuyển sức mạnh thành quyền và chuyển sự vâng lời thành bổn phận. Tuy vậy, “quyền của kẻ mạnh nhất”– một cái quyền mà đối với tất cả mọi người nghe có vẻ như châm biếm – thật sự đã được đặt thành một nguyên tắc căn bản. Thế nhưng chẳng có ai buồn giải thích câu này cả. Lực là một sức mạnh thuộc về thể chất. Tôi không thấy nó có một tác dụng đạo đức nào. Khuất phục trước sức mạnh là một hành động cần thiết chứ không phải do ý muốn - cùng lắm là một hành động thận trọng. Như thế thì làm sao nó có thể là một bổn phận cho được?

Suppose for a moment that this so-called "right" exists. I maintain that the sole result is a mass of inexplicable nonsense. For, if force creates right, the effect changes with the cause: every force that is greater than the first succeeds to its right. As soon as it is possible to disobey with impunity, disobedience is legitimate; and, the strongest being always in the right, the only thing that matters is to act so as to become the strongest. But what kind of right is that which perishes when force fails? If we must obey perforce, there is no need to obey because we ought; and if we are not forced to obey, we are under no obligation to do so. Clearly, the word "right" adds nothing to force: in this connection, it means absolutely nothing.

Giả sử rằng cái gọi là “Quyền” có thật, thì tôi sẽ bảo rằng nó chẳng tạo ra được gì ngoài một mớ những chuyện vô lý không thể giải thích nổi. Bởi vì nếu lực tạo nên quyền thì quả thay đổi với nhân; một lực lớn hơn lực có trước đó sẽ thừa hưởng cái quyền do lực trước đó tạo ra. Ngay khi mà ta có thể từ chối vâng lời mà không bị phạt, sự bất tuân trở thành hợp pháp và bởi vì kẻ mạnh nhất luôn luôn có lý cho nên ta phải làm thế nào để ta là kẻ mạnh nhất. Khi không còn sức mạnh thì quyền hẳn cũng biến đi, vậy đó là loại quyền gì? Nếu chúng ta phải vâng lời vì sức mạnh thì đó là bởi chúng ta bị bắt buộc; và nếu chúng ta không bị bắt buộc vâng lời bằng sức mạnh thì đương nhiên chúng ta không cần phải làm. Rõ ràng là chữ „quyền‟‟ không thêm gì cho lực: ở đây nó tuyệt đối không có ý nghĩa gì hết.

Obey the powers that be. If this means yield to force, it is a good precept, but superfluous: I can answer for its never being violated. All power comes from God, I admit; but so does all sickness: does that mean that we are forbidden to call in the doctor? A brigand surprises me at the edge of a wood: must I not merely surrender my purse on compulsion; but, even if I could withhold it, am I in conscience bound to give it up? For certainly the pistol he holds is also a power.

Let us then admit that force does not create right, and that we are obliged to obey only legitimate powers. In that case, my original question recurs.

Hãy vâng phục những kẻ cầm quyền. Nếu đó có nghĩa là tùng phục sức mạnh, thì đó là một lời khuyên đúng, nhưng thừa thãi. Tôi chắc rằng lời khuyên này không bao giờ bị vi phạm. Tôi công nhận rằng mọi quyền lực đến từ Trời, nhưng mọi bệnh tật cũng đến từ Trời vậy. Và như thế, chẳng lẽ chúng ta bị cấm không được gọi bác sĩ khi bị bệnh hay sao? Khi một tên cướp chận tôi ở bìa rừng và chĩa súng bắt tôi phải đưa túi tiền cho hắn, rõ ràng khẩu súng tên cướp cầm trên tay tượng trưng cho sức mạnh đấy chứ, nhưng nếu mà tôi có thể dấu được túi tiền thì chắc chắn tôi cũng chẳng có bổn phận phải nộp cho nó.

Chúng ta hãy đồng ý rằng lực không tạo nên quyền, và chúng ta chỉ phải tuân lệnh các quyền lực hợp pháp. Như vậy, chúng ta lại phải trở lại vấn nạn đầu tiên tôi đã đặt ra.

4. Slavery

SINCE no man has a natural authority over his fellow, and force creates no right, we must conclude that conventions form the basis of all legitimate authority among men.

4 Chế độ nô lệ

Bởi vì không người nào có một uy quyền tự nhiên trên người khác, và vì lực không tạo nên quyền, chúng ta phải kết luận rằng mọi quyền lực hợp pháp đều được đặt trên các quy ước.

If an individual, says Grotius, can alienate his liberty and make himself the slave of a master, why could not a whole people do the same and make itself subject to a king? There are in this passage plenty of ambiguous words which would need explaining; but let us confine ourselves to the word alienate. To alienate is to give or to sell. Now, a man who becomes the slave of another does not give himself; he sells himself, at the least for his subsistence: but for what does a people sell itself? A king is so far from furnishing his subjects with their subsistence that he gets his own only from them; and, according to Rabelais, kings do not live on nothing. Do subjects then give their persons on condition that the king takes their goods also? I fail to see what they have left to preserve.

Grotius nói rằng, nếu một cá nhân có thể từ bỏ tự do của mình và tự đặt mình làm nô lệ cho kẻ khác, thì tại sao một dân tộc không thể làm thế và trở thành thần dân của một vị vua? Trong câu này có nhiều từ mơ hồ cần phải được giải thích, nhưng ta chỉ nên hạn chế trong từ "từ bỏ." "Từ bỏ" có nghĩa là "cho" hay "bán" – Một người không tự hiến mình khi làm nô lệ; anh ta tự bán mình, ít ra là để sinh sống. Nhưng một dân tộc thì bán mình vì cái gì? Vua không nuôi dân mà ngược lại dân phải nuôi vua, và theo Rabelais [b], thì vua không sống giản dị. Chẳng lẽ thần dân hiến mạng mình cho vua với điều kiện là của cải của họ cũng bị nhà vua tước hết? Nếu mà như vậy, tôi thấy là họ chẳng còn cái gì để mà giữ lại nữa.

It will be said that the despot assures his subjects civil tranquillity. Granted; but what do they gain, if the wars his ambition brings down upon them, his insatiable avidity, and the vexations conduct of his ministers press harder on them than their own dissensions would have done? What do they gain, if the very tranquillity they enjoy is one of their miseries? Tranquillity is found also in dungeons; but is that enough to make them desirable places to live in? The Greeks imprisoned in the cave of the Cyclops lived there very tranquilly, while they were awaiting their turn to be devoured. To say that a man gives himself gratuitously, is to say what is absurd and inconceivable; such an act is null and illegitimate, from the mere fact that he who does it is out of his mind. To say the same of a whole people is to suppose a people of madmen; and madness creates no right.

Người ta sẽ nói rằng kẻ bạo chúa đem yên ổn xã hội lại cho dân chúng. Cứ cho như vậy đi, nhưng dân hưởng được gì khi nhà vua vì lòng tham vô đáy gây ra chiến tranh, khi những nhũng nhiễu của nền cai trị còn làm khổ người dân hơn là các sự tranh chấp giữa họ với nhau? Họ được lợi lộc gì khi chính sự yên ổn ấy lại là nguồn khổ của họ? Trong tù ngục cũng có thanh bình, nhưng thanh bình kiểu đó có đáng để sống không? Người Hy Lạp bị bọn Cyclops nhốt trong hang cũng sống thanh bình trong khi chờ đợi đến lượt mình bị ăn thịt. Nói rằng một con người tự dâng hiến mình mà không đòi hỏi gì cả là một điều ngu xuẩn không thể tưởng tượng nổi. Một hành động như thế là bất hợp pháp và vô giá trị vì người làm việc đó không minh mẫn. Nói một dân tộc mà làm như vậy có nghĩa cho họ là những kẻ điên, và sự điên khùng không tạo nên quyền.


[b] François Rabelais (1484-1553): xuất thân là một tu sĩ dòng Francisco, sau trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu thực vật và bác sỹ y khoa. Rabelais chuyên về thể văn châm biếm và hài hước; tác phẩm Gargantua và Pantagruel được liệt vào hàng danh tác thế giới và ảnh hưởng tới các nhà văn lừng danh khác như Cervantes, tác giả của Don Qui-xote. Các tác phẩm văn chương châm biếm của Rabelais đã từng bị Giáo hội La Mã cho vào Danh mục các sách bị cấm.

Even if each man could alienate himself, he could not alienate his children: they are born men and free; their liberty belongs to them, and no one but they has the right to dispose of it. Before they come to years of discretion, the father can, in their name, lay down conditions for their preservation and well-being, but he cannot give them irrevocably and without conditions: such a gift is contrary to the ends of nature, and exceeds the rights of paternity. It would therefore be necessary, in order to legitimise an arbitrary government, that in every generation the people should be in a position to accept or reject it; but, were this so, the government would be no longer arbitrary.

Ngay cả khi một kẻ có thể từ bỏ tự do của mình, hắn ta cũng không thể đem cho tự do của con cái của hắn. Chúng được sinh ra là những con người tự do. Tự do của chúng thuộc về chúng, không ai có quyền xâm phạm đến. Trước khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành, người cha, nhân danh con cái, có thể đặt ra luật lệ để bảo đảm sự sinh sống, phúc lợi của chúng, nhưng không thể hiến chúng một cách dứt khoát và vô điều kiện. Một sự dâng hiến như vậy là trái với thiên nhiên và vượt quá quyền làm cha. Vậy nên để hợp pháp hóa một chính quyền độc tài, thì mỗi thế hệ dân chúng phải có quyền chấp nhận hay từ chối chính quyền đó; nhưng, khi có được sự kiện này thì chính quyền đâu còn là độc tài nữa.

To renounce liberty is to renounce being a man, to surrender the rights of humanity and even its duties. For him who renounces everything no indemnity is possible. Such a renunciation is incompatible with man's nature; to remove all liberty from his will is to remove all morality from his acts. Finally, it is an empty and contradictory convention that sets up, on the one side, absolute authority, and, on the other, unlimited obedience. Is it not clear that we can be under no obligation to a person from whom we have the right to exact everything? Does not this condition alone, in the absence of equivalence or exchange, in itself involve the nullity of the act? For what right can my slave have against me, when all that he has belongs to me, and, his right being mine, this right of mine against myself is a phrase devoid of meaning?

Grotius and the rest find in war another origin for the so-called right of slavery. The victor having, as they hold, the right of killing the vanquished, the latter can buy back his life at the price of his liberty; and this convention is the more legitimate because it is to the advantage of both parties.

Từ bỏ quyền tự do là từ bỏ làm người, từ bỏ các quyền của nhân loại, và cả những bổn phận của mình. Kẻ từ bỏ tất cả thì sẽ không có một sự đền đáp nào. Sự từ bỏ như vậy không thích hợp với bản chất của con người. Tước đoạt tự do khỏi ý chí con người là tước đoạt đạo đức ra khỏi hành động của kẻ đó. Cuối cùng, thật là một quy ước trống rỗng và mâu thuẫn khi ta đặt một bên là quyền uy tuyệt đối và bên kia là sự phục tùng vô giới hạn. Đối với một kẻ mà ta có quyền đòi hỏi tất cả, thì rõ ràng là ta không cần có một bổn phận nào đối với kẻ đó cả; và chỉ sự kiện đó thôi, một hành động mà không có sự tương đương và bổn phận tương ứng, thì hành động đó có giá trị gì hay không? Bởi vì kẻ nô lệ có quyền gì đối với tôi khi mà tất cả những gì hắn có đều thuộc về tôi, và ngay cả quyền của nó cũng thuộc về tôi thì cái quyền của tôi chống lại chính tôi là một điều không có ý nghĩa gì hết. Grotius và những người khác tìm thấy trong chiến tranh một nguồn gốc khác của chế độ nô lệ. Theo họ, vì kẻ chiến thắng có quyền giết kẻ bại trận, cho nên kẻ bại trận chuộc lại sự sống bằng tự do của chính mình. Và quy ước này lại hợp pháp hơn nữa vì nó làm lợi cho cả đôi bên.

But it is clear that this supposed right to kill the conquered is by no means deducible from the state of war. Men, from the mere fact that, while they are living in their primitive independence, they have no mutual relations stable enough to constitute either the state of peace or the state of war, cannot be naturally enemies. War is constituted by a relation between things, and not between persons; and, as the state of war cannot arise out of simple personal relations, but only out of real relations, private war, or war of man with man, can exist neither in the state of nature, where there is no constant property, nor in the social state, where everything is under the authority of the laws.

Nhưng rõ ràng rằng cái gọi là quyền giết kẻ chiến bại không phải là kết quả của chiến tranh. Con người, khi sống tự do thời ban sơ, không có những mối giao tế đều đặn và thường xuyên để tạo nên chiến tranh hay hòa bình; họ không thể tự nhiên mà trở thành kẻ thù. Chiến tranh được gây ra bởi những tương quan giữa những sự vật chứ không phải giữa người với người. Và bởi vì trạng thái chiến tranh không thể nẩy ra từ các liên hệ cá nhân đơn giản, mà từ những liên hệ vật chất, cho nên, chiến tranh riêng tư hay giữa người này với người kia, không thể nào xảy ra trong trạng thái thiên nhiên, là nơi không có quyền sở hữu liên tục, hoặc trong trạng thái xã hội nơi mà tất cả mọi thứ đều được đặt dưới quyền uy của luật pháp.

Individual combats, duels and encounters, are acts which cannot constitute a state; while the private wars, authorised by the Establishments of Louis IX, King of France, and suspended by the Peace of God, are abuses of feudalism, in itself an absurd system if ever there was one, and contrary to the principles of natural right and to all good polity.

War then is a relation, not between man and man, but between State and State, and individuals are enemies only accidentally, not as men, nor even as citizens,[3] but as soldiers; not as members of their country, but as its defenders. Finally, each State can have for enemies only other States, and not men; for between things disparate in nature there can be no real relation.

Các trận đánh tay đôi, tay ba, các cuộc đấu kiếm là những hành động không tạo thành một trạng thái chiến tranh; còn đối với các cuộc chiến giữa các lãnh chúa, được Vua Louis IX của Pháp cho phép và sau đó bị Phong trào Hòa Bình của Chúa cấm chỉ [c], chỉ là những lạm dụng của chế độ phong kiến, một chế độ tự bản chất đã là một hệ thống phi lý, trái nghịch với các nguyên tắc của luật tự nhiên và đi ngược với mọi nguyên tắc chính trị tốt đẹp. Do đó, chiến tranh không phải là một quan hệ giữa người và người, mà là giữa quốc gia và quốc gia; các cá nhân chỉ trở thành kẻ thù một cách tình cờ, không với tính cách con người, cũng không phải với tính cách công dân mà như là những người lính;3 không phải với tính cách những thành viên của hai quốc gia mà chỉ là những người tự vệ. Sau rốt kẻ thù của quốc gia này chỉ là quốc gia khác chứ không phải là con người; bởi vì không thể có một tương quan thiết thực giữa những sự vật khác nhau hoàn toàn về bản chất.


[c] Phong trào Hòa bình của Chúa (The Pax Dei) là một phong trào quần chúng bắt nguồn từ miền nam nước Pháp vào cuối thế kỷ thứ 10 sau đó lan sang các nước Tây Âu và kéo dài mãi đến thế kỷ 13. Vì các cuộc chiến tranh thời Trung Cổ giữa các lãnh chúa tạo nên biết bao hoang tàn và bất ổn trong đời sống và xã hội các nước này đến nỗi quần chúng và Giáo hội cùng thiết lập các ủy ban Hòa bình nhằm thiết lập các luật lệ về chiến tranh và ổn định xã hội. Tại một vài nước, các Liên minh Hòa bình phải thành lập lực lượng dân quân do các tu sĩ chỉ huy để bảo vệ hòa bình hoặc ngăn cản chiến tranh giữa các lãnh chúa. Theo Richard Landes:

http://www.bu.edu/mille/people/rlpages/paxdei.html

Furthermore, this principle is in conformity with the established rules of all times and the constant practice of all civilised peoples. Declarations of war are intimations less to powers than to their subjects. The foreigner, whether king, individual, or people, who robs, kills or detains the subjects, without declaring war on the prince, is not an enemy, but a brigand. Even in real war, a just prince, while laying hands, in the enemy's country, on all that belongs to the public, respects the lives and goods of individuals: he respects rights on which his own are founded. The object of the war being the destruction of the hostile State, the other side has a right to kill its defenders, while they are bearing arms; but as soon as they lay them down and surrender, they cease to be enemies or instruments of the enemy, and become once more merely men, whose life no one has any right to take. Sometimes it is possible to kill the State without killing a single one of its members; and war gives no right which is not necessary to the gaining of its object. These principles are not those of Grotius: they are not based on the authority of poets, but derived from the nature of reality and based on reason.

Xa hơn nữa, nguyên tắc này phù hợp với các điều luật đặt ra từ trước đến nay và được những quần chúng văn minh thi hành. Các lời tuyên chiến là những lời đe dọa không phải chỉ nhắm vào chính quyền của một nước, mà còn vào dân chúng của nước đó. Một ngoại nhân, dù là Vua, cá nhân hay một dân tộc mà đi ăn cướp, giết người hay bắt cầm tù dân chúng của một nước khác mà không tuyên chiến với nhà cầm quyền nước đó, thì đó không phải là kẻ thù mà chỉ là kẻ cướp. Ngay cả trong một cuộc chiến thật sự, kẻ cầm quyền đứng đầu phe chiến thắng có thể chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về công sản của phe bại trận, nhưng vẫn phải tôn trọng đời sống và của cải riêng tư của người dân nước chiến bại; đó cũng là vì ông ta tôn trọng các quyền mà trên đó ông đã xây dựng quyền của mình. Mục đích của chiến tranh là tàn phá quốc gia thù nghịch, những người bên này có quyền giết những người bảo vệ phía bên kia khi họ cầm súng trong tay, nhưng khi mà vũ khí đã được đặt xuống và người ta đã đầu hàng thì họ không còn là kẻ thù hay là công cụ của kẻ thù nữa. Họ chỉ là những con người và ta không có quyền gì trên mạng sống của họ. Một đôi khi người ta có thể tiêu diệt một quốc gia mà không cần giết một người dân của nước đó. Và chiến tranh không cho ta quyền gây nên những thiệt hại không cần thiết để đạt lấy mục tiêu. Các nguyên tắc này không phải là nguyên tắc do Grotius đặt ra; cũng như không phải được đặt trên căn bản uy tín của các thi sĩ; nhưng chúng phát xuất từ bản chất của thực tế và trên căn bản của sự hợp lý.

3 The Romans, who understood and respected the right of war more than any other nation on earth, carried their scruples on this head so far that a citizen was not allowed to serve as a volunteer without engaging himself expressly against the enemy, and against such and such an enemy by name. A legion in which the younger Cato was seeing his first service under Popilius having been reconstructed, the elder Cato wrote to Popilius that, if he wished his son to continue serving under him, he must administer to him a new military oath, because, the first having been annulled, he was no longer able to bear arms against the enemy. The same Cato wrote to his son telling him to take great care not to go into battle before taking this new oath. I know that the siege of Clusium and other isolated events can be quoted against me; but I am citing laws and customs. The Romans are the people that least often transgressed its laws; and no other people has had such good ones.

3 Người La Mã am hiểu và tôn trọng luật chiến tranh hơn bất cứ dân tộc nào, nhiều khi cứng nhắc đến nỗi không công dân nào được gia nhập quân đội nếu không công khai tuyên bố ý định chống quân thù. Khi đạo quân của chàng Cato dưới quyền chỉ huy của Popilius bị thua trận và phải tái-phối trí, bố của Cato viết thư cho Popilius yêu cầu rằng nếu muốn con ông tiếp tục chiến đấu trong quân ngũ, thì Popilus phải bắt quân sĩ tuyên thệ lại, vì lời tuyên thệ lúc đầu đã bị huỷ bỏ khi thua trận, và như thế chàng Cato không thể cầm vũ khí chiến đấu. Cụ Cato cũng cấm con giao chiến nếu chưa tuyên thệ trở lại. Tôi biết là nhiều người sẽ dùng cuộc bao vây Clusium và các sự kiện khác trong lịch sử La Mã để phản bác tôi, nhưng tôi chỉ dùng luật lệ và tập quán La Mã làm dẫn chứng. La Mã là một nước ít vi phạm những luật lệ do họ đặt ra hơn bất kỳ nước nào, và chưa có nước nào có luật lệ tuyệt hảo như họ.

The right of conquest has no foundation other than the right of the strongest. If war does not give the conqueror the right to massacre the conquered peoples, the right to enslave them cannot be based upon a right which does not exist. No one has a right to kill an enemy except when he cannot make him a slave, and the right to enslave him cannot therefore be derived from the right to kill him. It is accordingly an unfair exchange to make him buy at the price of his liberty his life, over which the victor holds no right. Is it not clear that there is a vicious circle in founding the right of life and death on the right of slavery, and the right of slavery on the right of life and death?

Quyền xâm chiếm không có một căn bản nào ngoài cái quyền của kẻ mạnh nhất. Nếu chiến tranh không cho phép kẻ xâm lược giết kẻ bại, thì quyền bắt họ làm nô lệ không thể đặt căn bản trên một quyền hạn không có. Không ai có quyền giết kẻ thù, trừ khi kẻ thù không chịu đầu hàng, (và do đó trở thành kẻ nô lệ chiến bại); do đó, kẻ thắng không thể viện lý là đã tha chết để bắt kẻ bại làm nô lệ. Như thế là một sự trao đổi không công bằng, khi bắt kẻ nô lệ phải mua mạng sống bằng sự mất tự do của mình, trong khi kẻ chiến thắng không có quyền gì trên mạng sống đó. Hiển nhiên đây là một cái vòng lẩn quẩn nếu đặt cơ sở quyền sống chết trên quyền nô lệ, và quyền nô lệ trên quyền sống chết.

Even if we assume this terrible right to kill everybody, I maintain that a slave made in war, or a conquered people, is under no obligation to a master, except to obey him as far as he is compelled to do so. By taking an equivalent for his life, the victor has not done him a favour; instead of killing him without profit, he has killed him usefully. So far then is he from acquiring over him any authority in addition to that of force, that the state of war continues to subsist between them: their mutual relation is the effect of it, and the usage of the right of war does not imply a treaty of peace. A convention has indeed been made; but this convention, so far from destroying the state of war, presupposes its continuance.

Ngay cả khi ta giả thiết rằng có cái quyền kinh khủng là được tàn sát quân thù, tôi vẫn cho rằng một nô lệ bắt được trong cuộc chiến hay một dân tộc bị chinh phục không có bổn phận phải thần phục mà chỉ phải tuân lời vì bị cưỡng bức. Bằng cách áp đặt ách nô lệ thay vì lấy mạng sống, kẻ chiến thắng không cho kẻ nô lệ một đặc ân gì cả: thay vì giết ngay kẻ chiến bại để chẳng được hưởng lợi lộc gì, kẻ chiến thắng giết hắn lần mòn bằng cách lợi dụng sức lao động của kẻ chiến bại. Nhưng làm như vậy, kẻ chiến thắng, ngoài cái “quyền của sức mạnh,” không có một quyền uy gì đối với kẻ nô lệ; và tình trạng chiến tranh vẫn tồn tại giữa họ. Mối quan hệ giữa họ là kết quả của chiến tranh và quyền sử dụng chiến tranh không hàm ý tạo nên một hiệp ước hòa bình. Kẻ thắng và người bại hiển nhiên đã cùng nhau thỏa thuận, nhưng sự thỏa thuận này không chấm dứt tình trạng chiến tranh mà chỉ kéo dài nó mà thôi.

So, from whatever aspect we regard the question, the right of slavery is null and void, not only as being illegitimate, but also because it is absurd and meaningless. The words slave and right contradict each other, and are mutually exclusive. It will always be equally foolish for a man to say to a man or to a people: "I make with you a convention wholly at your expense and wholly to my advantage; I shall keep it as long as I like, and you will keep it as long as I like."

Vậy nên, dù ta xét vấn đề này dưới khía cạnh nào chăng nữa, quyền đặt ách nô lệ là vô giá trị; không những nó bất hợp pháp mà còn phi lý và vô nghĩa. Các từ ngữ ”nô lệ” và “quyền” mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau. Thật là điên rồ khi một người nói với người khác hay nói với dân chúng: "Chúng ta hãy làm một thỏa ước hoàn toàn thiệt thòi cho anh và hoàn toàn lợi lộc cho tôi; tôi sẽ giữ thỏa ước ấy cho đến bao lâu tôi muốn và anh cũng sẽ giữ thỏa ước ấy cho đến khi nào tôi muốn chấm dứt nó mới thôi."

5. That we must always go back to a First Convention

EVEN if I granted all that I have been refuting, the friends of despotism would be no better off. There will always be a great difference between subduing a multitude and ruling a society. Even if scattered individuals were successively enslaved by one man, however numerous they might be, I still see no more than a master and his slaves, and certainly not a people and its ruler; I see what may be termed an aggregation, but not an association; there is as yet neither public good nor body politic. The man in question, even if he has enslaved half the world, is still only an individual; his interest, apart from that of others, is still a purely private interest. If this same man comes to die, his empire, after him, remains scattered and without unity, as an oak falls and dissolves into a heap of ashes when the fire has consumed it.

5 Chúng ta phải luôn luôn trở về một quy ước đầu tiên

Ngay cả khi tôi chấp nhận tất cả những gì mà tôi đã bác bỏ trên đây, thì các cảm tình viên của chế độ chuyên chế cũng không được lợi gì hơn. Luôn luôn có một sự khác biệt lớn lao giữa sự đàn áp một số đông người và sự cai trị một xã hội. Khi mà một số người bị bắt buộc làm nô lệ cho một kẻ nào đó, dù số người đó đông đến bao nhiêu đi nữa, thì tôi chỉ thấy đó là một ông chủ và một bọn nô lệ. Tôi không thấy đó là một dân tộc và nhà cầm quyền. Đó chỉ là một sự tụ tập, chứ không phải là sự kết hợp: ở đó không có công ích, cũng như không có một cơ cấu chính trị. Kẻ áp bức ấy, dù có nô lệ hóa một nửa thế giới đi nữa thì vẫn chỉ là một cá nhân; quyền lợi của y, khác hẳn quyền lợi của tất cả những người khác, vẫn chỉ là những quyền lợi của cá nhân y. Nếu y chết đi, đế quốc của y sẽ bị phân tán vì không có mối dây nối kết các cá nhân đơn lẻ lại với nhau, giống như một cây sồi mục rã và chỉ còn là một đống tro tàn sau cơn hỏa hoạn.

A people, says Grotius, can give itself to a king. Then, according to Grotius, a people is a people before it gives itself. The gift is itself a civil act, and implies public deliberation. It would be better, before examining the act by which a people gives itself to a king, to examine that by which it has become a people; for this act, being necessarily prior to the other, is the true foundation of society.

Grotius nói rằng một dân tộc có thể tự dâng hiến cho một ông vua [qua sự chọn lựa hay bầu ra]. Do đó, cũng theo Grotius, một dân tộc là một dân tộc trước khi tự dâng hiến. Đây là một hành động dân sự, chỉ có thể xảy ra sau khi có một sự thảo luận công khai trong một xã hội. Vậy thì trước khi ta xét việc một dân tộc bầu ra một ông vua, ta hãy xét xem trước cái quy ước giúp các cá nhân kết hợp thành một dân tộc cái đã. Sự kiện các cá nhân kết hợp thành một dân tộc nhất thiết phải xảy ra trước sự việc hiến dâng, và đó mới chính là nền móng thật sự của một xã hội.

Indeed, if there were no prior convention, where, unless the election were unanimous, would be the obligation on the minority to submit to the choice of the majority? How have a hundred men who wish for a master the right to vote on behalf of ten who do not? The law of majority voting is itself something established by convention, and presupposes unanimity, on one occasion at least.

Thật vậy, trừ trường hợp nhất trí trong một cuộc biểu quyết, nếu không có một quy ước từ trước, thì tại sao thiểu số lại phải phục tùng đa số trong một cuộc biểu quyết? Căn cứ vào đâu mà một trăm người có quyền chọn một ông chủ thay cho mười người không đồng ý? Luật đa số trong cuộc đầu phiếu tự nó cũng chỉ là một quy ước, và chắc chắn từ đầu nó đã phải được mọi người cùng nhất trí tuân theo.

6. The Social Compact

I SUPPOSE men to have reached the point at which the obstacles in the way of their preservation in the state of nature show their power of resistance to be greater than the resources at the disposal of each individual for his maintenance in that state. That primitive condition can then subsist no longer; and the human race would perish unless it changed its manner of existence.

6 Khế ước xã hội:

Tôi nghĩ rằng đến một lúc nào đó sức mạnh của con người sẽ không đủ để duy trì sự sống còn của mình trước những trở ngại và khó khăn do thiên nhiên gây ra. Loài người sẽ bị diệt vong, nếu tiếp tục sống trong tình trạng sơ khai này mà không tìm cách cải thiện nó.

But, as men cannot engender new forces, but only unite and direct existing ones, they have no other means of preserving themselves than the formation, by aggregation, of a sum of forces great enough to overcome the resistance. These they have to bring into play by means of a single motive power, and cause to act in concert.

Vì con người không thể tạo ra những sức mạnh mới mà chỉ kết hợp và điều khiển những sức mạnh sẵn có, họ không còn cách nào để tự bảo tồn ngoài cách kết hợp lại tất cả các sức mạnh để vượt qua các chướng ngại. Họ phải tìm cách làm cho các sức mạnh ấy hoạt động một cách nhịp nhàng và được thúc đẩy bởi một động cơ duy nhất.

This sum of forces can arise only where several persons come together: but, as the force and liberty of each man are the chief instruments of his self-preservation, how can he pledge them without harming his own interests, and neglecting the care he owes to himself? This difficulty, in its bearing on my present subject, may be stated in the following terms:

Sự kết hợp các sức mạnh này chỉ có thể hình thành với sự hợp tác của nhiều người; nhưng vì sức mạnh và sự tự do của mỗi người là hai công cụ quan trọng nhất cho sự sống còn của họ, thì làm sao họ có thể từ bỏ chúng mà không tổn hại đến quyền lợi và không bỏ quên sự săn sóc chính bản thân mình. Sự khó khăn trong vấn đề này, là ở chỗ:

"The problem is to find a form of association which will defend and protect with the whole common force the person and goods of each associate, and in which each, while uniting himself with all, may still obey himself alone, and remain as free as before." This is the fundamental problem of which the Social Contract provides the solution.

“Tìm ra một hình thức kết hợp để bảo vệ và che chở bản thân và tài sản của mỗi thành viên bằng tất cả sức mạnh chung, đồng thời, mỗi cá nhân, trong khi kết hợp bản thân mình với tất cả mọi người vẫn có thể chỉ nghe lời chính mình và vẫn được tự do như trước.” Lời giải của vấn đề căn bản này nằm ngay trong Khế ước xã hội.

The clauses of this contract are so determined by the nature of the act that the slightest modification would make them vain and ineffective; so that, although they have perhaps never been formally set forth, they are everywhere the same and everywhere tacitly admitted and recognised, until, on the violation of the social compact, each regains his original rights and resumes his natural liberty, while losing the conventional liberty in favour of which he renounced it.

Các điều khoản của bản khế ước được quy định một cách chính xác đến nỗi một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm cho chúng trở nên vô dụng và vô hiệu. Vậy nên, tuy rằng các điều khoản ấy chưa bao giờ được công bố một cách chính thức, chúng ở đâu cũng giống nhau, ở đâu cũng được mặc nhiên và công khai chấp nhận; cho đến khi khế ước bị vi phạm, mỗi cá nhân sẽ thu hồi lại những quyền và sự tự do nguyên thủy của mình, và sẽ mất đi sự tự do mà khế ước cho anh ta hưởng.

These clauses, properly understood, may be reduced to one — the total alienation of each associate, together with all his rights, to the whole community; for, in the first place, as each gives himself absolutely, the conditions are the same for all; and, this being so, no one has any interest in making them burdensome to others.

Các điều khoản ấy - nếu được hiểu chính xác - có thể được rút gọn lại trong một điều: sự chuyển nhượng hoàn toàn của mỗi thành viên với tất cả quyền của mình cho cộng đồng; có nghĩa là, trước hết, khi mỗi người tự dâng hiến hoàn toàn thì tình trạng của mọi người đều ngang nhau; và ai nấy đều có quyền lợi tương xứng như nhau.

Moreover, the alienation being without reserve, the union is as perfect as it can be, and no associate has anything more to demand: for, if the individuals retained certain rights, as there would be no common superior to decide between them and the public, each, being on one point his own judge, would ask to be so on all; the state of nature would thus continue, and the association would necessarily become inoperative or tyrannical.

Thêm nữa, với sự chuyển nhượng không hạn chế, sự kết hợp không thể nào tốt hơn được nữa và mỗi thành viên không còn gì để đòi hỏi hơn nữa. Bởi vì, nếu một số cá nhân giữ lại một số quyền nào đó và vì không có thượng cấp để giải quyết vấn đề giữa họ và cộng đồng thì đến một lúc nào đó mỗi cá nhân sẽ tự trở thành quan tòa cho chính mình cũng như sẽ có thể đòi làm quan tòa của tất cả mọi người, như thế tình trạng nguyên thủy sẽ tiếp tục và sự kết hợp sẽ trở thành vô hiệu hay độc đoán.

Finally, each man, in giving himself to all, gives himself to nobody; and as there is no associate over whom he does not acquire the same right as he yields others over himself, he gains an equivalent for everything he loses, and an increase of force for the preservation of what he has.

Sau hết, mỗi cá nhân khi tự dâng hiến cho tất cả là không dâng hiến cho ai hết; và vì mình và mỗi thành viên kia cùng trao đổi các quyền như nhau, mình lấy lại cái gì mình mất, và mình có nhiều sức mạnh hơn để gìn giữ cái mình có.

If then we discard from the social compact what is not of its essence, we shall find that it reduces itself to the following terms:

Và nếu ta gạt bỏ khỏi khế ước cái gì không phải là bản chất của nó, thì khế ước được tóm lược như sau:

"Each of us puts his person and all his power in common under the supreme direction of the general will, and, in our corporate capacity, we receive each member as an indivisible part of the whole."

“Mỗi chúng ta đặt con người và sức mạnh của mình dưới sự điều khiển tối cao của nguyện vọng tập thể; và trong khả năng tập thể đó, chúng ta đón nhận mỗi thành viên như là một thành viên bất khả phân của tập thể.”

At once, in place of the individual personality of each contracting party, this act of association creates a moral and collective body, composed of as many members as the assembly contains votes, and receiving from this act its unity, its common identity, its life and its will. This public person, so formed by the union of all other persons formerly took the name of city,[4] and now takes that of Republic or body politic; it is called by its members State when passive. Sovereign when active, and Power when compared with others like itself. Those who are associated in it take collectively the name of people, and severally are called citizens, as sharing in the sovereign power, and subjects, as being under the laws of the State. But these terms are often confused and taken one for another: it is enough to know how to distinguish them when they are being used with precision.

Cùng lúc, thay vì từng cá nhân riêng rẽ, sự tập hợp của tất cả các người có quyền đầu phiếu, tạo ra một cơ cấu có tính tập thể và đạo đức; và cơ cấu này tự nó có sự đồng nhất, bản ngã, đời sống và ý chí của riêng nó. Cơ cấu công cộng này, do sự kết hợp của tất cả mọi người, trước kia được gọi là Cộng Đồng Dân Chúng (City) 4 [d]. Nay có tên là Cộng Hòa (Republic) hay Cơ Cấu Chính Trị (body politic). Cơ cấu này còn được các thành viên của nó gọi là Nhà nước (State) khi không hoạt động, Hội đồng Tối cao (Sovereign) khi hoạt động, và Cường Quốc (Power) khi so sánh với các nước khác. Những người tham gia vào cơ cấu được gọi chung là nhân dân (people) và một số thì lại được gọi là công dân (citizens) khi có chân trong quyền lực của nhà nước, và được gọi là thần dân khi bị đặt dưới pháp luật của quốc gia. Nhưng các danh từ này hay bị lẫn lộn và bị hiểu lầm: phải biết cách phân biệt chúng khi chúng được dùng một cách chính xác.

4 The real meaning of this word has been almost wholly lost in modern times; most people mistake a town for a city, and a townsman for a citizen. They do not know that houses make a town, but citizens a city. The same mistake long ago cost the Carthaginians dear. I have never read of the title of citizens being given to the subjects of any prince, not even the ancient Macedonians or the English of to-day, though they are nearer liberty than any one else. The French alone everywhere familiarly adopt the name of citizens, because, as can be seen from their dictionaries, they have no idea of its meaning; otherwise they would be guilty in usurping it, of the crime of lèse-majesté: among them, the name expresses a virtue, and not a right. When Bodin spoke of our citizens and townsmen, he fell into a bad blunder in taking the one class for the other. M. d'Alembert has avoided the error, and, in his article on Geneva, has clearly distinguished the four orders of men (or even five, counting mere foreigners) who dwell in our town, of which two only compose the Republic. No other French writer, to my knowledge, has understood the real meaning of the word citizen.

4 Ý nghĩa đích thực của từ này hầu như đã bị mất hẳn trong thời đại tân tiến này; phần đông mọi người nhầm lẫn phố thị (town) với thị-quốc (city), và thị dân với công dân. Họ không biết rằng nhà cửa làm thành phố thị, nhưng chỉ có công dân mới làm nên thị-quốc. Dân Carthage ngày xưa đã trả một giá đắt cho lầm lẫn này. Tôi chưa bao giờ đọc được danh hiệu công dân dành cho thần dân của các ông vua, kể cả từ thời cổ Macedonia tới Anh quốc thời nay, dù rằng họ được gần với tự do hơn nhiều người. Người Pháp thì dùng từ công dân ở mọi chốn, bởi vì, cứ xem tự điển của họ thì rõ, họ chẳng biết nó nghĩa là gì nữa, nếu không, họ đâu có mắc phải tội tiếm dụng như thế; theo họ, từ này chỉ giai cấp xã hội, chứ không phải quyền hợp pháp. Khi Bodin nói về công dân và thị dân, ông ta đã lẫn lộn hai từ này một cách thảm hại. Ông dAlembert tránh được lầm lẫn này; trong bài viết về Geneva, ông đã phân định bốn loại người (năm, nếu kể cả ngoại kiều) sinh sống trong phố thị của chúng ta. Chỉ có hai trong năm loại người này tạo nên nhà nước Cộng hòa. Các tác giả người Phap khac, theo như tôi biết, không hiểu nghĩa đích thực của từ công dân.

[d] City (Cité): nay có nghĩa là thành phố nhưng đối với Rousseau có nghĩa là Cộng Đồng Dân Chúng sống trong thành phố.

7. The Sovereign

THIS formula shows us that the act of association comprises a mutual undertaking between the public and the individuals, and that each individual, in making a contract, as we may say, with himself, is bound in a double capacity; as a member of the Sovereign he is bound to the individuals, and as a member of the State to the Sovereign. But the maxim of civil right, that no one is bound by undertakings made to himself, does not apply in this case; for there is a great difference between incurring an obligation to yourself and incurring one to a whole of which you form a part.

7 Hội đồng Tối cao

Thể thức này cho thấy, đây là một hành động kết hợp bao gồm sự cam đoan hai chiều giữa tập thể và cá nhân. Có thể nói, khi cam kết với chính mình, mỗi cá nhân bị trói buộc bởi hai phía: khi là thành viên của Hội đồng tối cao, kẻ đó bị ràng buộc với những cá nhân khác; và khi là phần tử của nhà nước, anh ta lại bị ràng buộc với Hội đồng tối cao. Tuy nhiên, điều luật dân sự cho rằng „không ai bị ràng buộc khi tự cam kết với chính mình không áp dụng được trong trường hợp này, bởi có một khác biệt lớn giữa bổn phận đối với chính mình và bổn phận đối với tập thể, trong đó, mình là một thành viên.

Attention must further be called to the fact that public deliberation, while competent to bind all the subjects to the Sovereign, because of the two different capacities in which each of them may be regarded, cannot, for the opposite reason, bind the Sovereign to itself; and that it is consequently against the nature of the body politic for the Sovereign to impose on itself a law which it cannot infringe. Being able to regard itself in only one capacity, it is in the position of an individual who makes a contract with himself; and this makes it clear that there neither is nor can be any kind of fundamental law binding on the body of the people — not even the social contract itself. This does not mean that the body politic cannot enter into undertakings with others, provided the contract is not infringed by them; for in relation to what is external to it, it becomes a simple being, an individual.

Ta còn phải lưu ý rằng những quyết nghị lập nên từ các cuộc thảo luận công khai có khả năng trói buộc mọi cá nhân với Hội đồng tối cao nhưng vì hai chức năng khác nhau, bởi lý do đối nghịch nên lại không thể trói buộc Hội đồng tối cao với chính nó. Vì như thế là đi ngược lại với bản chất của một cơ cấu chính trị nếu Hội đồng tự đặt mình dưới điều luật mà mình không thể vi phạm. Vì chỉ có thể xét mình dưới một chức năng duy nhất nên Hội đồng tối cao là một cá nhân tự cam kết với chính mình; sự kiện này cho thấy rõ ràng: không có hoặc không thể có một loại luật căn bản nào ràng buộc được một đội ngũ dân chúng, ngay cả đến khế ước xã hội cũng thế. Việc này không có nghĩa là cơ cấu chính trị không thể cam kết với các cơ cấu khác [quốc gia khác], miễn là các cam kết này không vi phạm khế ước xã hội [tạo thành hội đồng tối cao]; bởi vì, khi liên hệ với bên ngoài, Hội đồng tối cao trở thành một tác nhân bất khả phân, một cá nhân.

But the body politic or the Sovereign, drawing its being wholly from the sanctity of the contract, can never bind itself, even to an outsider, to do anything derogatory to the original act, for instance, to alienate any part of itself, or to submit to another Sovereign. Violation of the act by which it exists would be self-annihilation; and that which is itself nothing can create nothing.

Tuy nhiên, vì cơ cấu chính trị (Hội đồng tối cao) chỉ có thể hiện hữu từ sự bất khả xâm phạm của khế ước, cho nên, Hội đồng tối cao sẽ không bao giờ tự cam kết với mình, hay đối với một người ngoại cuộc [nước khác], để làm một điều gì đó vi phạm đến khế ước nguyên thủy như chuyển nhượng một phần của mình hoặc quy phục một Cộng Đồng khác. Vi phạm khế ước––nhờ đó mình sinh tồn––là tự hủy vì rằng cái không sẽ tạo ra không.

As soon as this multitude is so united in one body, it is impossible to offend against one of the members without attacking the body, and still more to offend against the body without the members resenting it. Duty and interest therefore equally oblige the two contracting parties to give each other help; and the same men should seek to combine, in their double capacity, all the advantages dependent upon that capacity.

Ngay khi một đám đông tập họp thành một cơ cấu, ta không thể xúc phạm một thành viên mà không đụng chạm đến cơ cấu đó, cũng như không thể xúc phạm đến cơ cấu mà không làm các thành viên của nó phật lòng. Thế nên, quyền lợi và bổn phận buộc cả hai phía phải giúp nhau, và chính những thành viên này phải tìm cách kết hợp, trong cả hai khả năng [vừa là thành viên của Hội đồng tối cao, vừa là thành viên của nhà nước], tất cả những thuận lợi có được.

Again, the Sovereign, being formed wholly of the individuals who compose it, neither has nor can have any interest contrary to theirs; and consequently the sovereign power need give no guarantee to its subjects, because it is impossible for the body to wish to hurt all its members. We shall also see later on that it cannot hurt any in particular. The Sovereign, merely by virtue of what it is, is always what it should be.

Vì Hội đồng tối cao được hình thành bởi những cá nhân đã tạo ra nó, nên Hội đồng không có cũng như không thể có quyền lợi gì trái nghịch với họ; và tất nhiên Hội đồng chẳng cần có bảo đảm gì đối với các thành viên, bởi Hội đồng không thể nào có ý muốn làm tổn thương tất cả các thành viên, hay cho bất kỳ một thành viên nào. Tất cả chỉ vì bản chất của Hội đồng tối cao đơn thuần là như vậy.

This, however, is not the case with the relation of the subjects to the Sovereign, which, despite the common interest, would have no security that they would fulfil their undertakings, unless it found means to assure itself of their fidelity.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các thành viên và Hội đồng tối cao, tuy cùng chung quyền lợi nhưng không có gì chắc chắn về những cam kết của các thành viên nếu Hội đồng tối cao không tìm ra phương cách để bảo đảm lòng trung thành của họ.

In fact, each individual, as a man, may have a particular will contrary or dissimilar to the general will which he has as a citizen. His particular interest may speak to him quite differently from the common interest: his absolute and naturally independent existence may make him look upon what he owes to the common cause as a gratuitous contribution, the loss of which will do less harm to others than the payment of it is burdensome to himself; and, regarding the moral person which constitutes the State as a persona ficta, because not a man, he may wish to enjoy the rights of citizenship without being ready to fulfil the duties of a subject. The continuance of such an injustice could not but prove the undoing of the body politic.

Thực vậy, mỗi cá nhân, với tư cách là một con người, có thể có nguyện vọng khác hoặc trái ngược với nguyện vọng chung đứng ở vị trí một công dân. Quyền lợi riêng rẽ của anh ta có thể khác với quyền lợi chung. Sự hiện hữu tuyệt đối và sự độc lập tự nhiên của anh ta có thể làm anh ta tin rằng đóng góp cho mục tiêu chung là một đóng góp tự nguyện và mất mát của đóng góp này gây tổn thất cho tha nhân ít hơn là cho anh ta; và hơn thế nữa, khi quan niệm rằng pháp nhân tinh thần–Hội đồng tối cao–chỉ là một nhân vật hư cấu, chứ không phải là một con người thực, anh ta có thể ao ước thụ hưởng các quyền lợi công dân mà không sẵn sàng làm tròn bổn phận của mình. Kéo dài mãi sự bất công như thế, hẳn sẽ khiến cơ cấu chính trị tiêu vong.

In order then that the social compact may not be an empty formula, it tacitly includes the undertaking, which alone can give force to the rest, that whoever refuses to obey the general will shall be compelled to do so by the whole body. This means nothing less than that he will be forced to be free; for this is the condition which, by giving each citizen to his country, secures him against all personal dependence. In this lies the key to the working of the political machine; this alone legitimises civil undertakings, which, without it, would be absurd, tyrannical, and liable to the most frightful abuses.

Để cho khế ước xã hội không phải là một công thức rỗng tuếch, nó phải hàm chứa sự cam đoan. Sự cam đoan này tự nó có thể mang lại sức mạnh cho những người khác, rằng kẻ nào từ chối không tuân thủ nguyện vọng chung sẽ bị mọi người cưỡng hành. Sự kiện này không có nghĩa gì khác hơn là kẻ đó bị bắt buộc để được tự do; bởi đây là điều kiện bảo đảm cho mỗi công dân khi hiến mình cho đất nước, tránh được sự ỷ lại của những kẻ khác. Đây là bí quyết hoạt động của guồng máy chính trị; chỉ có sự kiện đó mới hợp pháp hóa được các cam kết dân sự, nếu không, chúng sẽ vô nghĩa, độc đoán và có khả năng bị lạm dụng một cách kinh khủng.

8. The Civil State

THE passage from the state of nature to the civil state produces a very remarkable change in man, by substituting justice for instinct in his conduct, and giving his actions the morality they had formerly lacked. Then only, when the voice of duty takes the place of physical impulses and right of appetite, does man, who so far had considered only himself, find that he is forced to act on different principles, and to consult his reason before listening to his inclinations. Although, in this state, he deprives himself of some advantages which he got from nature, he gains in return others so great, his faculties are so stimulated and developed, his ideas so extended, his feelings so ennobled, and his whole soul so uplifted, that, did not the abuses of this new condition often degrade him below that which he left, he would be bound to bless continually the happy moment which took him from it for ever, and, instead of a stupid and unimaginative animal, made him an intelligent being and a man.

8 Trạng thái Dân sự

Sự chuyển biến từ trạng thái thiên nhiên qua trạng thái dân sự mang lại một thay đổi rất lớn lao nơi con người; trong hành xử, công lý thay cho bản năng đã đem đến cho con người giá trị đạo đức chưa từng có. Chỉ lúc ấy, khi tiếng nói của bổn phận thay thế cho các thôi thúc vật chất và lòng ham muốn, thì con người–cho đến bấy giờ hãy còn nghĩ đến bản thân–mới nhận ra mình bị buộc hành động theo những nguyên tắc khác và phải lắng nghe lý trí trước khi làm theo sở thích của mình. Trong tình huống này, tuy anh ta phải hy sinh một vài thuận lợi từ thiên nhiên, nhưng anh ta lại thu thập được nhiều lợi nhuận khác tốt hơn như khả năng được kích thích và phát triển, ý tưởng được mở rộng, các xúc cảm trở nên cao thượng và tâm hồn được nâng cao. Như vậy, nếu những lạm dụng tình huống mới không khiến tình trạng của anh ta tồi tệ hơn khi còn trong tình huống cũ, anh ta bắt buộc phải luôn luôn cám ơn thời điểm hạnh phúc đã vĩnh viễn mang anh ta thoát khỏi tình huống đó, và, từ một con vật ngu đần, thiếu sáng tạo, anh ta trở thành một sinh vật thông minh, một con người.

Let us draw up the whole account in terms easily commensurable. What man loses by the social contract is his natural liberty and an unlimited right to everything he tries to get and succeeds in getting; what he gains is civil liberty and the proprietorship of all he possesses. If we are to avoid mistake in weighing one against the other, we must clearly distinguish natural liberty, which is bounded only by the strength of the individual, from civil liberty, which is limited by the general will; and possession, which is merely the effect of force or the right of the first occupier, from property, which can be founded only on a positive title.

Chúng ta hãy tóm lược toàn bộ vấn đề bằng những lời lẽ dễ so sánh. Cái mà con người mất đi vì khế ước xã hội là tự do thiên nhiên và quyền vô giới hạn trong những việc anh ta cố làm và làm cho bằng được; điều anh ta nhận là tự do trong văn minh và quyền sở hữu những gì anh ta có. Để tránh sai lầm trong sự chọn lựa giữa cái này và cái kia, ta phải phân biệt rõ giữa tự do thiên nhiên (chỉ bị ràng buộc bởi sức mạnh cá nhân) và tự do trong văn minh (được giới hạn bởi nguyện vọng chung), giữa sự chiếm hữu (hệ quả của sức mạnh hay là quyền của kẻ chiếm lĩnh đầu tiên) và tài sản (căn cứ vào văn tự pháp lý).

We might, over and above all this, add, to what man acquires in the civil state, moral liberty, which alone makes him truly master of himself; for the mere impulse of appetite is slavery, while obedience to a law which we prescribe to ourselves is liberty. But I have already said too much on this head, and the philosophical meaning of the word liberty does not now concern us.

Trên hết, ta có thể nói rằng, trong tình trạng văn minh, con người còn thủ đắc thêm tự do luân lý mà chỉ có nó mới biến con người thành chủ nhân đích thực của chính mình, bởi vì chiều theo dục vọng là nô lệ, và tuân hành luật lệ do chính mình đặt ra là có được tự do. Tôi đã nói quá nhiều về vấn đề tự do, nhưng hiện giờ, ý nghĩa triết lý về chữ „tự do lại chẳng liên quan gì đến chúng ta cả.

9. Real Property

EACH member of the community gives himself to it, at the moment of its foundation, just as he is, with all the resources at his command, including the goods he possesses. This act does not make possession, in changing hands, change its nature, and become property in the hands of the Sovereign; but, as the forces of the city are incomparably greater than those of an individual, public possession is also, in fact, stronger and more irrevocable, without being any more legitimate, at any rate from the point of view of foreigners. For the State, in relation to its members, is master of all their goods by the social contract, which, within the State, is the basis of all rights; but, in relation to other powers, it is so only by the right of the first occupier, which it holds from its members.

9 Quyền sở hữu bất động sản

Ngay khi cộng đồng được thành lập, mỗi thành viên đều tự hiến mình cho nó cùng với tài nguyên và của cải mình đang có. Hành động trao tay này không làm thay đổi bản chất quyền sở hữu khiến trở thành tài sản cộng đồng; nhưng vì sức mạnh cộng đồng quá lớn lao so với sức mạnh mỗi cá nhân, cho nên tính công hữu đương nhiên mạnh hơn, nếu không nói là hợp pháp hơn và không thể hủy bỏ được, ít ra là dưới nhãn quan của người ngoại cuộc. Vì Quốc Gia, trong sự liên hệ với các thành viên, là chủ tất cả của cải qua khế ước xã hội. Đối nội, khế ước này là căn bản của tất cả các quyền; nhưng trong mối liên hệ với các cường quốc khác, nó chỉ có giá trị bằng vào quyền của kẻ chiếm hữu đầu tiên mà Quốc Gia nắm giữ từ các thành viên của mình.

The right of the first occupier, though more real than the right of the strongest, becomes a real right only when the right of property has already been established. Every man has naturally a right to everything he needs; but the positive act which makes him proprietor of one thing excludes him from everything else. Having his share, he ought to keep to it, and can have no further right against the community. This is why the right of the first occupier, which in the state of nature is so weak, claims the respect of every man in civil society. In this right we are respecting not so much what belongs to another as what does not belong to ourselves.

Quyền của kẻ chiếm hữu đầu tiên, cho dù thực tế hơn quyền của người mạnh nhất, chỉ trở thành quyền thực sự khi quyền sở hữu được thiết lập. Mỗi người vốn dĩ được quyền có những gì cần thiết cho mình nhưng chính sự chứng thực anh ta sở hữu một cái gì đó cũng sẽ loại trừ anh ta ra khỏi những cái khác. Nhận được phần của mình rồi, anh ta phải biết chỉ có thế thôi và không có quyền đòi hỏi gì thêm nơi cộng đồng nữa. Đó là lý do tại sao quyền của kẻ chiếm hữu đầu tiên, yếu kém trong tình trạng tự nhiên, lại được tôn trọng trong xã hội dân sự. Với quyền này, chúng ta không hẳn tôn trọng cái thuộc về người khác mà còn tôn trọng cả cái không thuộc về chúng ta nữa.

In general, to establish the right of the first occupier over a plot of ground, the following conditions are necessary: first, the land must not yet be inhabited; secondly, a man must occupy only the amount he needs for his subsistence; and, in the third place, possession must be taken, not by an empty ceremony, but by labour and cultivation, the only sign of proprietorship that should be respected by others, in default of a legal title.

Một cách tổng quát, để xác minh quyền của kẻ chiếm cứ đầu tiên trên một mảnh đất, cần có các điều kiện sau đây: thứ nhất, phải là một mảnh đất không người ở; thứ hai, chỉ chiếm một diện tích vừa đủ để sinh sống; thứ ba, mảnh đất không phải được chiếm bằng một nghi thức trống rỗng mà bằng lao động và canh tác, dấu chỉ duy nhất của quyền sở hữu được người khác tôn trọng, mặc dủ không có giấy tờ hợp pháp.

In granting the right of first occupancy to necessity and labour, are we not really stretching it as far as it can go? Is it possible to leave such a right unlimited? Is it to be enough to set foot on a plot of common ground, in order to be able to call yourself at once the master of it? Is it to be enough that a man has the strength to expel others for a moment, in order to establish his right to prevent them from ever returning? How can a man or a people seize an immense territory and keep it from the rest of the world except by a punishable usurpation, since all others are being robbed, by such an act, of the place of habitation and the means of subsistence which nature gave them in common?

Khi chấp nhận quyền chiếm hữu đầu tiên qua nhu cầu và lao động, chúng ta thực ra có đi quá xa không? Có thể giới hạn quyền ấy được chăng? Có phải chúng ta chỉ cần đặt chân lên một mảnh đất công nào đó để có thể tuyên bố ngay rằng mình là chủ của nó? Có thể nào trong một lúc nào đó, chỉ cần sức mạnh xua đuổi những kẻ khác đi rồi xác minh rằng mình có quyền không bao giờ cho họ trở lại? Làm thế nào một cá nhân hay một dân tộc có quyền chiếm cứ một lãnh thổ bao la và giữ riêng nó cho mình, nếu không phải là một sự sang đoạt đáng bị trừng phạt?

When Nunez Balboa, standing on the sea-shore, took possession of the South Seas and the whole of South America in the name of the crown of Castile, was that enough to dispossess all their actual inhabitants, and to shut out from them all the princes of the world?

Làm như thế, những kẻ khác bị cướp mất nơi cư ngụ và các phương tiện sinh sống mà thiên nhiên đã cho họ. Khi Nunez Balboa, đứng trên bờ biển nhân danh vương triều Castile, tuyên bố chiếm hữu các Biển phía Nam và toàn vùng Nam Mỹ... sự kiện này có đủ để truất quyền sở hữu của toàn thể cư dân đương thời và ngăn cấm các thân vương trên thế giới không được bén mảng đến đấy?

On such a showing, these ceremonies are idly multiplied, and the Catholic King need only take possession all at once, from his apartment, of the whole universe, merely making a subsequent reservation about what was already in the possession of other princes.

Các nghi thức tương tự cứ thế tiếp tục và từ nơi làm việc của mình, ông Vua Công Giáo đã tức khắc chiếm cứ cả thế giới ngoại trừ những vùng đất thuộc quyền sở hữu của những vì vua khác.

We can imagine how the lands of individuals, where they were contiguous and came to be united, became the public territory, and how the right of Sovereignty, extending from the subjects over the lands they held, became at once real and personal. The possessors were thus made more dependent, and the forces at their command used to guarantee their fidelity. The advantage of this does not seem to have been felt by ancient monarchs, who called themselves Kings of the Persians, Scythians, or Macedonians, and seemed to regard themselves more as rulers of men than as masters of a country. Those of the present day more cleverly call themselves Kings of France, Spain, England, etc.: thus holding the land, they are quite confident of holding the inhabitants.

Ta có thể tưởng tượng, làm thế nào những mảnh đất tư nhân giáp ranh nhau được kết hợp lại và trở thành đất công; làm sao quyền của Cộng Đồng, đi từ người dân qua điền thổ của họ bổng chốc trở nên thực sự tư hữu? Làm được vậy, các chủ đất bị lệ thuộc hơn và chính sức mạnh làm chủ bảo đảm lòng trung thành của họ. Dường như không nhận ra các lợi điểm đó, các vị vua ngày xưa của Persia, Scythia, Macedonia vẫn xem mình là những người thống trị dân hơn là chủ nhân của đất nước. Các vị vua thời nay như vua Pháp, vua Tây Ban Nha, vua Anh v.v....khéo léo hơn vì trong khi giữ đất, họ tin chắc giữ được thần dân trong tay mình.

The peculiar fact about this alienation is that, in taking over the goods of individuals, the community, so far from despoiling them, only assures them legitimate possession, and changes usurpation into a true right and enjoyment into proprietorship. Thus the possessors, being regarded as depositaries of the public good, and having their rights respected by all the members of the State and maintained against foreign aggression by all its forces, have, by a cession which benefits both the public and still more themselves, acquired, so to speak, all that they gave up. This paradox may easily be explained by the distinction between the rights which the Sovereign and the proprietor have over the same estate, as we shall see later on.

Sự kiện khác thường trong việc chuyển nhượng này là, khi nhận của cải từ các thành viên, thay vì tước đoạt, cộng đồng lại bảo đảm họ được sở hữu một cách hợp pháp, thay thế sự chiếm đoạt bằng một quyền thực sự và sự thụ hưởng thành quyền tư hữu. Như thế, các chủ đất giờ được xem như người giữ của công, được tất cả các thành viên tôn trọng quyền sở hữu của mình và được toàn bộ sức mạnh của Quốc Gia bảo vệ chống ngoại xâm. Bằng một chuyển nhượng vừa có lợi cho tập thể vừa có lợi cho chính mình, ta có thể nói các chủ đất thu lại được hết tất cả những gì họ đã hiến tặng. Mâu thuẫn này được giải thích một cách dễ dàng bởi sự khác biệt về các quyền lợi mà Cộng Đồng và sở hữu chủ có trên cùng một mảnh đất như chúng ta sẽ thấy sau này.

It may also happen that men begin to unite one with another before they possess anything, and that, subsequently occupying a tract of country which is enough for all, they enjoy it in common, or share it out among themselves, either equally or according to a scale fixed by the Sovereign. However the acquisition be made, the right which each individual has to his own estate is always subordinate to the right which the community has over all: without this, there would be neither stability in the social tie, nor real force in the exercise of Sovereignty.

Có thể xảy ra việc con người bắt đầu kết hợp nhau trước khi họ sở hữu cái gì đó và khi họ chiếm được một vùng đất rộng đủ cho tất cả, họ sẽ cùng thụ hưởng hay cùng chia cho nhau, hoặc đồng đều hoặc theo kích thước do Cộng Đồng ấn định. Tuy nhiên, dù được sở hữu cách nào chăng nữa, quyền của mỗi cá nhân trên mảnh đất lúc nào cũng tùy thuộc quyền cộng đồng có trên tất cả mọi người. Không thế, sự liên hệ xã hội sẽ không vững chắc cũng như Cộng Đồng sẽ không có sức mạnh thực sự.

I shall end this chapter and this book by remarking on a fact on which the whole social system should rest: i.e., that, instead of destroying natural inequality, the fundamental compact substitutes, for such physical inequality as nature may have set up between men, an equality that is moral and legitimate, and that men, who may be unequal in strength or intelligence, become every one equal by convention and legal right.[5]

Tôi sẽ kết thúc chương này của quyển sách bằng sự lưu ý về một yếu tố được dùng làm căn bản cho toàn bộ hệ thống xã hội: đó là, thay vì hủy bỏ sự bất bình đẳng tự nhiên thì trái lại, khế ước căn bản thay thế sự bất bình đẳng trên hình thức mà thiên nhiên có thể đã tạo ra giữa người với người bằng một sự bình đẳng hợp pháp có tính đạo đức. Cho nên, bất cứ kẻ nào không được bình đẳng trong sự thông minh và sức mạnh, sẽ trở nên bình đẳng qua khế ước và quyền lợi về pháp luật.5

5 Under bad governments, this equality is only apparent and illusory: it serves only to-keep the pauper in his poverty and the rich man in the position he has usurped. In fact, laws are always of use to those who possess and harmful to those who have nothing: from which it follows that the social state is advantageous to men only when all have something and none too much.

5 Dưới các chính quyền tồi tệ, sự bình đẳng này chỉ có tính cách biểu kiến, và chỉ nhằm mục đích giữ kẻ nghèo ở mãi trong sự nghèo khốn của họ, và kẻ giàu cứ ở trong vị thế đè đầu cỡi cổ đã tiếm đoạt được. Thực tế là luật pháp luôn luôn có lợi cho những kẻ có của và thiệt hại cho những kẻ bạch đinh. Từ đó ta có thể suy ra rằng trạng thái xã hội chỉ có lợi cho con người khi mọingười cùng có của cải, và không ai có quá nhiều của cải hơn những người khác.