MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 6, 2012

101 Truyện Thiền



Location key to region's security OKINAWA: CHÌA KHÓA CHO AN NINH KHU VỰC




U.S. Air Force Kadena Air Base in Okinawa
Căn cứ Không quân Mỹ Kadena  ở Okinawa

Location key to region's security

OKINAWA: CHÌA KHÓA CHO AN NINH KHU VỰC

U.S. defense shift keeps Okinawa in strategic mix

Quốc phòng Mỹ thay đổi vẫn giữ Okinawa trong hỗn hợp chiến lược

By MASAMI ITO

MASAMI ITO
The 1972 reversion of Okinawa to Japan came with a price — the continued use by the United States of sprawling military bases and other facilities in the prefecture to protect Japan and maintain peace in the Asia-Pacific region.
Việc trao trả Okinawa cho Nhật Bản năm 1972 đi kèm cái giá tiếp tục sử dụng bởi các loại căn cứ quân sự  các cơ sở khác của Hoa Kỳ trong tỉnh này nhằm bảo vệ Nhật Bản duy trì hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

The patience of Okinawa's residents who have had to live with the specter of aircraft accidents and aircraft noise pollution is wearing thin amid the overwhelming presence of the U.S. military, which effectively occupies 18 percent of the main island. Antimilitary sentiment has remained particularly strong in the prefecture, the site of one of the bloodiest World War II battles in the Pacific and a U.S. occupation that lasted until 1972.


Sự kiên nhẫn của người dân Okinawa – những người phải sống dưới cái bóng đáng sợ của các vụ tai nạn máy bay và Ô nhiễm tiếng ồn – đang cạn dần với sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ, chiếm tới 18% diện tích của hòn đảo chính. Tâm lý phản đối quân đội vẫn còn khá mạnh ở Okinawa nơi từng chứng kiến những trận chiến đẫm máu trong Thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương và sự chiếm đóng của Mỹ đã kéo dài tới năm 1972.

But 40 years on, security experts say Japan, including Okinawa, is strategically more important than ever to the U.S., especially amid China's increasing military might and the growing budgetary constraints on Washington.

Tuy nhiên, 40 năm đã qua, các chuyên gia an ninh cho rằng Nhật Bản, bao gồm cả Okinawa, có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh tiềm lực quân sự và ngân sách quốc phòng ngày một phình to của Trung Quốc đang gây quan ngại cho Oasinhtơn.

Military analyst Kazuhisa Ogawa said Japan is the only country in the area that can offer support to the U.S. geopolitically, financially and technically. "Half of the world, from Hawaii to Cape Town, is being supported by the U.S. military forces in Japan . . . and no other country can replace Japan," Ogawa said. "The Japanese archipelago is the only power-projection platform for the U.S."

Nhà phân tích quân sự Kazuhisa Ogawa cho biết Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong khu vực có thể hỗ trợ Mỹ về địa chính trị, tài chính và kỹ thuật. Ông Ogawa cho biết: “Một nửa thế giới, từ Haoai cho đến Cape Town đều nhận được sự hỗ trợ của quân đội Mỹ ở Nhật Bản và không có quốc gia nào khác có thể thay thế Nhật Bản. Quần đảo Nhật Bản chính là bàn đạp tiếp sức cho Mỹ”.

At the end of April, Tokyo and Washington agreed to downsize the U.S. Marine presence in Okinawa by 9,000 service members as a part of the ongoing realignment of U.S. forces in Japan, based on a bilateral accord inked in 2006. Out of the 9,000, 4,000 will be relocated to Guam. The rest will be deployed elsewhere, mainly to Hawaii, in line with the new U.S. defense strategy. This decision, however, does not mean any decline in the strategic importance of Okinawa and Japan overall to the U.S. military, Ogawa said.

Cuối tháng 4/2012, Tôkyô và Oasinhtơn nhất trí giảm bớt quy mô hiện diện của Mỹ ở Okinawa tới 9.000 quân như là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu lực lượng Mỹ ở đây theo hiệp định song phương năm 2006. Trong số này, 4.000 binh sĩ sẽ được điều chuyển tới Guam. Phần còn lại sẽ được triển khai ở các nơi khác, mà chủ yếu là ở Haoai, nằm trong chiến lược phòng thủ mới của Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này không có nghĩa là tầm quan trọng của Okinawa và Nhật Bản bị suy giảm về tổng thể đối với quân đội Mỹ.

"The move to Guam was originally a way to mitigate the burden on Okinawa, but it is also a way to (lessen casualties) by spreading the (marines around if) China targets the U.S. bases in Okinawa," Ogawa said. "Dispersing them means more flexibility in dealing with" possible crises with China.


Nhà phân tích Ogawa cho biết: “Việc chuyển tới Guam về cơ bản là cách để giảm bớt gánh nặng ở Okinawa và giảm bớt thương vong bằng việc dàn trải binh sĩ ra nhiều địa bàn nếu Trung Quốc tấn công các căn cứ của Mỹ ở Okinawa. Dàn quân là để xử lý linh hoạt hơn” trước các cuộc khủng hoảng tiềm tàng với Trung Quốc.


In January, President Barack Obama unveiled a new U.S. defense strategy that attached greater importance to the Asia-Pacific region and wariness of China's expanding military power, by highlighting an "agile" and "flexible" presence amid overall downsizing due to budget cuts.

Tháng 1/2012, Tổng thống Barack Obama đã công bố chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương và tỏ rõ sự thận trọng trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng việc tăng cường sự hiện diện “nhạy bén” và “linh hoạt” trong bối cảnh quy mô quân sự phải giảm bớt do ngân sách bị thu hẹp.




The new plan calls for separating the marines into smaller groups and rotating them around the region, including to Hawaii, Guam, Okinawa and Australia.

Kế hoạch mới chủ trương chia tách lính thuỷ đánh bộ Mỹ thành các nhóm nhỏ và luân chuyển họ ra khắp khu vực, bao gồm Haoai, Guam, Okinawa và Ôxtrâylia.


"China's midrange ballistic missiles cannot reach Darwin, Australia, so deploying marines there is meaningful in trying to contain China," Ogawa said.


Ông Ogawa cho biết: “Tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc không thể bay tới Darwin, Ôxtrâylia, nên việc triển khai lính thuỷ ở đó đồng nghĩa với việc kiềm chế được Trung Quốc”.


Experts note two of the biggest potential sources of conflict between China and the U.S. are Taiwan and the conflicting territorial claims over the Spratly Islands and Paracel Islands in the South China Sea. Southeast Asian countries, particularly Vietnam and the Philippines, are competing with China's claims to the territories.


Các chuyên gia đều lưu ý rằng hai trong số các mầm mống có nguy cơ dễ phát sinh xung đột nhất giữa Trung Quốc và Mỹ chính là Đài Loan và vấn đề tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, đang đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền.


Many military experts believe the U.S. military presence in Japan, including the elements in Okinawa, deter China from crossing the line.


Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản – trong đó có cả những bộ phận chức năng của quân đội ở Okinawa – là nhằm ngăn chặn Trung Quốc vượt qua ranh giới.


"The biggest problem would emerge if China tries to demonstrate its control over the waters and threatens the sealanes," said Hiromichi Muromoto, a professor of security issues at Musashino Gakuin University in Saitama Prefecture. "To protect the freedom of navigation, the U.S. will not let China prevent other ships from going through."


Giáo sư Muromoto, chuyên gia về vấn đề an ninh tại Đại học Musashino Gakuin ở tỉnh Saitama đánh giá: “Sẽ xảy ra chuyện lớn nếu Trung Quốc cố tình kiểm soát Biển Đông và đe dọa các tuyến hàng hải. Để bảo vệ tự do hàng hải, Mỹ sẽ không để Trung Quốc ngăn chặn các tàu qua lại”.


China has also been acting more aggressively in the East China Sea by sending vessels near the Japan-controlled Senkaku Islands. China and Taiwan claim the uninhabited islets.


Trung Quốc cũng đang hoạt động ráo riết hơn ở biển Đông bằng việc phái tàu chiến tới sát quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với các chuỗi đảo không có người ở này.


Muromoto, a former official at the old Defense Agency, noted the Self-Defense Forces alone would not be able to cope with the Chinese military, thus the continued presence of the U.S. forces under the mutual security treaty plays the key role of deterrence. "What is important is to show that the SDF exists under the Japan-U.S. security pact and that if China were to (act against Japan), the U.S. military would respond," Muromoto said. "China doesn't want to start a war with the U.S. And so (the U.S. forces) being in Okinawa has enabled the region to maintain stability," he explained.


Giáo sư Muromoto cho rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) không đủ khả năng đơn phương đối chọi với quân đội Trung Quốc vì thế mà việc lực lượng Mỹ tiếp tục hiện diện theo hiệp ước an ninh chung là để đóng vai trò răn đe Trung Quốc. Giáo sư Muromoto cho biết: “Điều quan trọng là phải thể hiện rằng SDF tồn tại theo hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ và nếu Trung Quốc có hành động chống Nhật Bản, Mỹ sẽ đáp trả. Trung Quốc không muốn khơi mào một cuộc chiến với Mỹ. Và sự có mặt của lực lượng Mỹ ở Okinawa là để duy trì sự ổn định trong khu vực”.

But the people of Okinawa, on the other hand, are long fed up with the central government's maintenance of the U.S. military presence.

Tuy nhiên, người dân Okinawa đã chán ngấy với việc chính quyền trung ương duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ.

All postwar prime ministers have effectively vowed to find a way to lessen "Okinawa's burden." But since the 1972 reversion, only 19 percent of the land used for military installations in Okinawa has been returned to the prefecture.

Tất cả các đời thủ tướng thời hậu chiến đều hứa hẹn sẽ tìm cách giảm bớt “gánh nặng cho Okinawa”. Tuy nhiên, kể từ khi Okinawa được trao trả năm 1972, chỉ có 19% lãnh thổ của Okinawa sử dụng cho mục đích quân sự được trao trả.

To speed up the process, Japan and the U.S. have started looking to revise the 2006 Tokyo-Washington agreement to realign the U.S. forces in Japan. The matter has been deadlocked over the contentious relocation of U.S. Marine Corps Air Station Futenma from the densely populated city of Ginowan to Camp Schwab on the Henoko coast in Nago, farther north on Okinawa Island.


Để đẩy nhanh tiến trình này, Nhật Bản và Mỹ bắt đầu cân nhắc xem xét lại thoả thuận giữa Tôkyô và Oasinhtơn nhằm tái cơ cấu lực lượng Mỹ ở Nhật Bản. Vấn đề trên đã đi vào ngõ cụt liên quan đến việc tái bố trí căn cứ không quân Putenma của lính thuỷ Mỹ từ thành phố Ginowan sang Trại Sehwab tại thị trấn ven biển Henoko ở Nago, phía Bắc đảo Okinawa.




Never far from the gate: Protesters stage a mass rally Sunday outside U.S. Marine Corps Air Station Futenma in Okinawa. KYODO

Không bao giờ xa cửa: người biểu tình diễu hành hôm Chủ nhật bên ngoài US Marine Corps Air Station Futenma ở Okinawa. Kyodo
In addition to the 9,000-marine downsizing in the works, the two governments also agreed that land from five U.S. bases and facilities in the southern part of the island will be returned in three stages.


Cùng với việc giảm bớt quy mô 9.000 quân nhân, chính phủ hai nước cũng nhất trí rằng mặt bằng của 5 căn cứ và doanh trại của Mỹ ở miền Nam Okinawa sẽ được chuyển giao theo ba giai đoạn.

The original 2006 agreement had grouped the relocation of the Futenma base, the move of the thousands of marines out of the prefecture and the return of the base land as a package. But Tokyo and Washington decided to treat each component separately as it became obvious the Futenma replacement base won't be built anytime soon amid the strong local opposition.

Thỏa thuận ban đầu năm 2006 đã gộp toàn bộ ba vấn đề tái bố trí Putenma, di chuyển hàng nghìn lính Mỹ và giao mặt bằng để trao trả một lần. Tuy nhiên, Tôkyô và Oasinhtơn đã quyết định tách bạch các vấn đề này bởi rõ ràng địa điểm mà Futenma dự kiến chuyển đến chưa được xây dựng trong khi người dân địa phương vẫn phản đối gay gắt.


This "delinking," however, has triggered strong concern in Okinawa that the U.S. will continue the Futenma status quo, said Manabu Sato, a professor at Okinawa International University, which is located next to the Futenma base. In 2004, a marine helicopter crashed on the campus, injuring its crew.

Tuy nhiên, Giáo sư Manabu Sato thuộc Đại học Quốc tế Okinawa, nằm ngày sau sân bay quân sự này, cho rằng việc “tách bạch” như vậy lại gây ra mối lo ngại lớn ở Okinawa rằng Mỹ sẽ tiếp tục giữ nguyên hiện trạng của Futenma. Năm 2004, một máy bay trực thăng của Mỹ đã đâm vào khuôn viên trường làm một phi công bị thương.


"Continuing to use the Futenma base is not a problem for the U.S. and it is leaving it up to Japan to find a resolution. . . . But that means the Futenma base will be used indefinitely, which would be (counterproductive toward mitigating) Okinawa's burden," Sato said. "Futenma must be returned for safety reasons."


Giáo sư Sato cho biết: “Việc tiếp tục sử dụng căn cứ Futenma không phải là vấn đề đối với Mỹ và Oasinhtơn phó mặc việc này để Nhật Bản tự xử trí… Nhưng điều đó có nghĩa là căn cứ Futenma sẽ được sử dụng vô thời hạn mà điều này đi ngược với mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho Okinawa. Putenma cần phải được trao trả vì những lý do an toàn”.


Sato noted that the U.S. military issue in Okinawa is much more complex than just the "antibase sentiment" on the surface. For more than half a century, the Okinawans have had to deal with aircraft noise pollution, both from U.S. military and SDF aircraft, but at the same time, many have developed good relations over the years and share a special bond as many local women have married U.S. servicemen, the professor pointed out.


Giáo sư Sato cho rằng vấn đề quân sự của Mỹ ở Okinawa phức tạp hơn nhiều và không chỉ là vấn đề “phản đối căn cứ” đơn thuần. Hơn nửa thế kỷ qua, người dân Okinawa đã phải chung sống với Ô nhiễm tiếng ồn từ máy bay, của cả quân đội Mỹ lẫn SDF, nhưng đồng thời, nhiều người dân đã phát triển mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí nảy sinh tình cảm đặc biệt khi có nhiều phụ nữ địa phương kết hôn với các quân nhân Mỹ.


The prefecture's historical relationship with China is also different from mainland Japan. For hundreds of years, Okinawa was the independent Ryukyu Kingdom, which prospered from sea trade due to its proximity to Japan, China and Southeast Asia. The islands weren't incorporated into Japanese territory until 1879.


Mối quan hệ lịch sử giữa Okinawa với Trung Quốc cũng khác xa so với đất liền Nhật Bản. Trong hàng trăm năm, Okinawa từng là vương quốc Ryukyu (Lưu cầu), một nước chư hầu của triều đình Trung Quốc, có quan hệ giao thương hàng hải cực thịnh nhờ vị trí địa lý gần gũi với Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á. Thực tế là quần đảo này không hề thuộc Nhật Bản cho đến năm 1879.


But Okinawa has not been interested in being under Chinese rule, Sato said. "It's true that about 100 years ago, Okinawans wanted to belong to China, after they were placed under the control of the Japanese government. But that sentiment has long disappeared and if anything, locals are scared of China," Sato said.

Tuy nhiên, ông Sato cho biết Okinawa không để tâm tới việc mình là phiên thuộc của Trung Quốc, ông nói: “Thực ra, khoảng 100 năm trước, người Okinawa muốn thuộc về Trung Quốc sau khi họ bị đặt dưới ách thống trị của Nhật Bản. Tuy nhiên, tình cảm đó đã tan biến dần theo thời gian mà thay vào đó, người dân lại thấy sợ Trung Quốc”.


Pundits agree a military confrontation with Beijing must be avoided, especially since both Japan and the U.S. have become economically dependent on the massive and growing Chinese market. And military experts stress that strengthening the presence of a more mobile U.S. military in the Asia-Pacific region will act as a deterrent.

Các học giả đều nhất trí rằng cần tránh đối đầu với Bắc Kinh, đặc biệt là từ khi cả Nhật Bản và Mỹ đều phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường rộng lớn và đang phát triển của Trung Quốc. Và các chuyên gia quân sự cho rằng việc tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ mang tính cơ động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chỉ mang tính răn đe.

But Sato expressed concern that the U.S. defense shift aimed at China may be doing more harm than good. "Deterrence means preventing a war. We need to establish a framework to prevent military clashes, but I am afraid the brakes to stop a war from breaking out are becoming weaker," Sato said. "If Japan thinks it can control the situation while racing down the road toward military confrontation with China, it is wrong and we could end up facing an all-out war with China."
Tuy nhiên, Giáo sư Sato bày tỏ lo ngại rằng những động thái quốc phòng của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể mang lại “hung” nhiều hơn “cát”. Ông nói: “Răn đe có nghĩa là ngăn chặn một cuộc chiến tranh. Chúng ta muốn xây dựng một khuôn khổ nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ quân sự nhưng tôi e rằng cái phanh để hãm một cuộc chiến trên đã bùng phát sẽ càng mòn đi”. Theo ông, “nếu Nhật Bản nghĩ rằng mình vừa có thể kiểm soát được tình hình, lại vừa lao vào cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc thì điều đó là sai lầm và rốt cuộc, Nhật Bản có thể phải đối mặt với một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc”.



http://www.japantimes.co.jp/text/nn20120516f1.html