MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 6, 2018

THE UNFOLDING MEKONG DEVELOPMENT DISASTER Thảm hoạ vì các dự án phát triển trên sông Mêkông





THE UNFOLDING MEKONG DEVELOPMENT DISASTER

Thảm hoạ vì các dự án phát triển trên sông Mêkông

By Tom Fawthrop,
The Diplomat, March 2, 2018

Tom Fawthrop,
The Diplomat, 2-3, 2018

How China’s grand strategy for the Mekong impacts the river, and the countries downstream.

Chiến lược lớn của Trung Quốc ở sông Mêkông tác động như thế nào tới dòng sông, và các quốc gia ở hạ nguồn?

The Mekong has long cast a mystical spell over adventurers, wildlife experts, and scientists enchanted by its spectacular rapids and waterfalls, along with its endangered dolphins, giant manta rays, and Siamese crocodiles. The river’s biodiversity is second only to the Amazon.

Từ lâu, sông Mêkông là một bí ẩn đối với nhiều nhà thám hiểm, chuyên gia về động vật hoang dã, và nhà khoa học say mê về thác nước vì những thác nước ngoạn mục cùng với những con cá heo đang bị đe doạ tuyệt chủng, những con cá mập khổng lồ và những con cá sấu Siamese. Đa dạng sinh học của con sông này đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Amazon.

In recent years, however, this great international river – which flows through six countries – has increasingly grabbed the attention of engineers, technocrats, and energy consultants on a very different kind of mission: to exploit its roaring currents in pursuit of hydropower.

Trong những năm gần đây, dòng sông quốc tế tuyệt vời này chảy qua sáu quốc gia ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa họcvà chuyên gia tư vấn năng lượng trên một khía cạnh rất khác: làm thế nào để khai thác dòng chảy mạnh mẽ của sông này trong việc sản xuất điện năng bằng đập thủy điện.

Any idea of environmental protection for the wonders of the Mekong has been marginalized by China’s grand Belt and Road Initiative (BRI) with its focus firmly fixed on trade, infrastructure development, and, along the Mekong, dam construction.
Bất kỳ ý tưởng nào nhằm bảo vệ môi trường cho kỳ quan của sông Mêkông đã bị phá vỡ bởi dự án lớn của Trung Quốc mang tên Một vành đai - Một con đường (Belt Road Initiative- BRI) với trọng tâm của nó là nhằm mục đích thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, và xây dựng nhiều đập thuỷ điện dọc theo sông này.

On the banks of the Mekong in Chiang Khong, in northern Thailand, local resident and teacher Niwat Roykaew explains the importance of the river. “The Mekong is very special for the people,” he says. “Our community understands what’s important for life: water, forests, soil, and culture.”

Trên bờ sông Mêkông ở Chiang Khong, miền bắc Thái Lan, cư dân địa phương và giáo viên Niwat Roykaew nói về tầm quan trọng của sông “Sông Mêkông rất đặc biệt đối với người dân ở đây. Cộng đồng của chúng tôi hiểu được điều gì quan trọng cho cuộc sống: nước, rừng, đất và văn hoá”.

He sees the soul of the river as a precious part of the country’s cultural heritage, something that should transcend financial interests. “Many governments only think about the economy,” he says. “[They think] nothing about nature and culture.”

Ông nhìn thấy linh hồn của dòng sông như một phần quý giá của di sản văn hóa của đất nước, một cái gì đó nên được giữ lại không để các lợi ích tài chính vượt qua. “Nhiều chính phủ chỉ nghĩ về khía cạnh kinh tế”, ông nói. “Họ không nghĩ gì về thiên nhiên và văn hoá”.

But China has a very different perspective on the Mekong (known as the Lancang in Chinese) as it attempts to fast-track development in the region.

Nhưng Bắc Kinh có một quan điểm rất khác về sông Mêkông (gọi là Lanang ở Trung Quốc) vì quốc gia này nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng trong khu vực.

Is strong regional momentum toward greater integration with the Chinese economy destined for smooth sailing along the Mekong, sweeping all local obstacles and objections out of its path?

Liệu có động lực mạnh mẽ của khu vực hướng tới hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế Trung Quốc nhằm tạo ra giao thông suôn sẻ dọc theo sông Mêkông, quét sạch mọi trở ngại và sự phản đối của địa phương ra khỏi con đường của nó?

At the Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Foreign Ministers meeting in Dali, Yunnan, last December, there were signs of swaggering confidence from China. Chinese Foreign Minister Wang Yi aptly described the LMC process as preparing the ground for the “bulldozer,” to denote the mechanism that will promote smooth and uninterrupted cooperation among the its members.

Tại cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao về Hợp tác Lanang-Mêkông (LMC) ở Dali, Vân Nam, hồi tháng 12 năm ngoái, đã có dấu hiệu cho thấy niềm tin đang lan toả từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mô tả quy trình LMC như là một bước chuẩn bị cho “chiếc máy ủi” để đưa ra cơ chế thúc đẩy hợp tác nhịp nhàng giữa các quốc gia thành viên.

“The LMC is not a talk shop, but a bulldozer moving forward steadily and firmly to make the cooperation become true,” Wang said.

Vương nói: “LMC không phải là chỗ nói chuyện, là chiếc xe ủi đất đang tiến lên phía trước vững vàng, chắc chắn để biến sự hợp tác trở thành hiện thực”.

That is the kind of language that scares a great many people downstream, including some ASEAN diplomats. At the Dali meeting, Chinese officials insisted on using the term in the joint press statement.

Đó là một loại ngôn ngữ khiến nhiều người ở khu vực hạ lưu lo lắng, bao gồm một số nhà ngoại giao của ASEAN. Tại phiên họp Dali, các quan chức Trung Quốc khăng khăng đòi sử dụng thuật ngữ đó trong thông cáo báo chí chung.

China is supremely confident of its position, with two countries – Laos and Cambodia – enmeshed in a nexus of loans, investment, and obligations already on board. But a simmering conflict over the equitable sharing of water resources is deeply felt in Thailand, and even more in the Vietnamese delta, where upstream dams and climate change have made the region more prone to severe drought.

Trung Quốc rất tự tin về vị thế của mình, với hai quốc gia - Lào và Campuchia - đang cần các khoản vay, đầu tư và có nhiều cam kết. Tuy nhiên, một cuộc xung đột lớn về chia sẻ tài nguyên nước một cách công bằng đã diễn ra ở Thái Lan và thậm chí nhiều hơn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi các đập thượng nguồn và biến đổi khí hậu làm cho khu vực có nguy cơ phảiđối mặt với hạn hán nghiêm trọng hơn.

While China is unleashing its BRI on the river, the latest research warns that a healthy Mekong has never been in greater danger from overexploitation and the unregulated damming of the river.

Trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy BRI của mình trên sông, nghiên cứu gần đây nhất cảnh báo rằng sông Mêkông đang đối mặt với nguy cơ lớn chưa từng có do khai thác quá mức và việc xây dựng ồ ạt một cách không kiểm soát nhiều nhà máy thuỷ điện.

“Twenty years ago, the Mekong was one of the last large healthy tropical systems,” says Marc Goichot, a World Wildlife Fund (WWF)-Greater Mekong water resources expert. “Today the Mekong delta is literally sinking and shrinking. All of this is pushing more freshwater species such as river dolphins to the brink of extinction, while also causing serious limitations to economic growth.” The WWF has called for a different approach to economic development in the Mekong.

Ông Marc Goichot thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và là chuyên gia về nguồn tài nguyên nước của sông Mekong, nói: “Hai mươi năm trước đây, sông Mêkông là một trong những hệ sinh thái nhiệt đới lớn cuối cùng”. Ngày nay đồng bằng sông Cửu Long đang chìm và co lại. Tất cả những điều này đang đẩy nhiều loài nước ngọt như cá heo lên bờ vực tuyệt chủng, đồng thời gây ra những hạn chế nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế”. WWF đã kêu gọi một cách tiếp cận khác nhau đối với phát triển kinh tế ở sông Mêkông.

Last year a joint report from the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) and the Stockholm Environment Institute (SEI) revealed that “The flow of sediment/nutrients in the Mekong has already been reduced by 70% due to the Chinese dams built on the Lancang [upper Mekong] in China.” Sediment is critical to the health of the river and essential for the replenishment of the delta in Vietnam.

Năm ngoái, một báo cáo chung của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Viện Môi trường Stockholm (SEI) cho thấy “dòng chảy của trầm tích/chất dinh dưỡng ở sông Mêkông đã giảm 70% do các đập ở Trung Quốc được xây dựng trên sông Lanang (là phần thượng lưu của sông Mêkông) ở Trung Quốc”.“Trầm tích là điều quan trọng đối với sức khoẻ của con sông và rất cần thiết cho việc bổ sung đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam”.

Sadly, the Chinese architects of the BRI strategy do not appear to have lost any sleep over the state of the river.

Đáng buồn thay, các kiến trúc sư Trung Quốc của chiến lược BRI dường như không quan tâm đến tình trạng của con sông.

The Lancang-Mekong Cooperation Mechanism
China’s mastery over these precious water resources was clearly on display at the second summit of the LMC, attended by leaders from all six riparian states and held in Phnom Penh in January 2018.


Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong
Việc Trung Quốc nắm giữ các nguồn tài nguyên nước quý giá này đã được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của LMC tổ chức tại Phnom Penh vào tháng 1 năm 2018 với sự tham dự của các lãnh đạo đến từ sáu quốc gia dọc theo sông.

The LMC was proposed, framed, and set up by China in 2016 as a rival organization to the long-established Mekong River Commission (MRC), which counts four states as members: Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam.

LMC đã được đề xuất, xây dựng và thiết lập bởi Trung Quốc vào năm 2016 với tư cách là một tổ chức đối nghịch với Uỷ hội sông Mêkông (MRC) thành lập từ lâu, với bốn quốc gia thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.


The MRC was set up by the 1995 Mekong Agreement with a mandate to facilitate good governance in pursuit of an international river of friendship and cooperation based on rules and procedures. China and Myanmar opted for observer status.

MRC được thành lập theo Hiệp định Mêkông năm 1995 với nhiệm vụ tạo điều kiện cho việc quản lý tốt sông Mekong trên tinh thần hữu nghị và hợp tác dựa trên các quy tắc và thủ tục. Trung Quốc và Myanmar đã lựa chọn vị thế quan sát viên.
Thitinan Pongsudhirak, director of the Institute of Security and International Studies (ISIS) at Chulalongkorn University in Thailand, commented at a media forum that “the LMC is a way of showing that China only plays by its own rules. It creates fait accompliby building dams upstream to the detriment of downstream countries, and then sets up its own governing body.”

Thitinan Pongsudhirak, giám đốc của Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (ISIS), Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, bình luận tại một diễn đàn rằng “LMC là một cách chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ chơi theo các quy tắc riêng của mình. Quốc gia này xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn gây thiệt hại cho các nướcở vùng hạ lưu, và sau đó thành lập cơ quan quản lý của chính mình”.

According to Paul Chambers, an international relations specialist at Thailand’s Naresuan University, “China is seeking to make the Mekong River Commission irrelevant by the creation of the LMC. Beijing would like to penetrate all of mainland Southeast Asia, maintaining the region as a periphery of its strategic control. For China, controlling the Mekong region has become a classic case of geo-hegemony.”

Theo Paul Chambers, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Naresuan của Thái Lan, thì “Trung Quốc đang tìm cách làm cho Ủy hội Sông Mekong không liên quan đến việc thành lập LMC. Bắc Kinh muốn xâm nhập vào lục địa Đông Nam Á, duy trì khu vực như là một ngoại vi của việc kiểm soát chiến lược của nó. Đối với Trung Quốc, việc kiểm soát vùng sông Mêkông đã trở thành một trường hợp cổ điển về quyền lãnh đạo địa lý”.

Besides the dams, China is building railway lines to connect its southern city of Kunming with Bangkok, Thailand via Vientiane, Laos and a superhighway to connect Cambodia’s Phnom Penh with Sihanoukville. These infrastructure projects spawn other construction activities including apartments, skyscrapers, satellite cities, markets, and shopping malls.

Bên cạnh việc xây nhiều đập, Trung Quốc đang xây dựng đường sắt để kết nối thành phố Côn Minh với Bangkok qua Vientiane và một xa lộ để nối Phnom Penh với Sihanoukville của Campuchia. Các dự án cơ sở hạ tầng này tạo ra các hoạt động xây dựng khác bao gồm khucăn hộ, nhà chọc trời, các thành phố vệ tinh, chợ và trung tâm mua sắm.


The Cambodian government, readily seduced by Beijing’s pledges to fund a new Phnom Penh airport, a highway, and a hospital, neglected to bring up any troublesome questions about the damage done by Chinese dams to Cambodia’s agriculture, fisheries, and food security.

Chính phủ Cam-pu-chia, dễ bị quyến rũ bởi các cam kết của Bắc Kinh để tài trợ cho việcxây dựng một sân bay mới Phnom Penh, một xa lộ, và một bệnh viện, không để ý đến những hậu quả và thiệt hại do đập của Trung Quốc gây ra đối với nông nghiệp, thủy sản và an ninh lương thực của Campuchia.

Ultimately, the environmental crisis faced by downstream countries, especially Cambodia and Vietnam, has been swept under the red carpet of Chinese largesse.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng về môi trường mà các nước ở khu lực hạ lưu, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, đã bị cuốn theo tấm thảm đỏ của Trung Quốc.

One glaring example of China’s pervasive role in the region is the corrupt enclave known as the Kings Romans Casino complex in Bokeo province in northern Laos.

Một ví dụ rõ ràng về vai trò phổ biến của Trung Quốc trong khu vực là vấn đề tham nhũng được biết đến như khu phức hợp Kings Romans Casino ở Bokeo thuộc miền bắc nước Lào.

Located within the Golden Triangle Special Economic Zone (GTSEZ), its administration is firmly in the hands of a shady Chinese business group that has been strongly linked to wildlife trafficking.


Nằm trong Khu kinh tế Đặc biệt Tam giác vàng (GTSEZ), chính quyền nơinàynằm trong tay một nhóm doanh nghiệp Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ đến buôn bán động vật hoang dã.

Smooth Sailing or Turbulence Ahead?
The Chinese strategy for the Mekong region has unsurprisingly encountered almost no opposition in Laos, the weakest of the four MRC nations. A high-speed train line connecting Kunming in Yunnan province to the Lao border with Thailand is already under construction. China stands to benefit from greater connectivity with Thailand, but what does Laos have to gain?

Giao thông trên sông thuận lợi hoặc sự nhiễu loạn ở tương lai?
Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Mêkông đã không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào ở Lào, nước yếu nhất trong bốn quốc gia MRC. Một tuyến đường sắt cao tốc kết nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam với biên giới Lào và Thái Lan đã được xây dựng. Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ kết nối này với Thái Lan, nhưng Lào cần phải đạt được những gì?

Brian Eyler, the director for Southeast Asia at the U.S.-based Stimson Center, was skeptical, saying“clearly China will gain the most from the $6 billion construction.”

Brian Eyler, giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson của Hoa Kỳ, tỏ thái độ hoài nghi, nói rằng “rõ ràng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều nhất từ dự án xây dựng 6 tỷ đô la”.


“It will have profound impacts on local economy,” Eyler added. “I believe the construction of the railway will unlock mineral extraction and logging opportunities that Chinese investors will jump on, and this will only lead to the further depletion of Laos’ natural resources.”

“Dự án sẽ có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế địa phương”, Eyler nói thêm. “Tôi tin rằng việc xây dựng tuyến đường sắt sẽ mở ra cơ hội khai thác khoáng sản và gỗrừngmà các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ nhảy vào, và điều này sẽ chỉ dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào”.

It appears that the cards are stacked heavily in favor of China in its quest to consolidate control over its geopolitical “backyard.” Beijing’s geopolitical strategy can count on Cambodia’s Prime Minister Hun Sen, the Lao leadership, and local elites to embrace Chinese hegemony along the Mekong.

Có vẻ như các quân bài được xếp chồng lên nhau để ủng hộ Trung Quốc trong nỗ lực củng cố quyền kiểm soát ‘sân sau’ địa lý chính trị của mình. Chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh có thể dựa vào Thủ tướng Campuchia Hun Sen, lãnh đạo Lào và các lãnh đạo địa phương để nắm quyền bá chủ Trung Quốc dọc theo Mekong.

But the great Mekong river is famed for its rapids and turbulence. Chinese engineers have already tamed the wild currents on the Lancang as it flows through China, but they have never recognized the importance of sediment flow for the Mekong system as a whole.

Tuy nhiên, sông Mekong lớn nổi tiếng với những cơn giông và bất ổn. Các kỹ sư Trung Quốc đã thuần hóa dòng chảy hoang dã trên sông Lanang khi nó chảy qua Trung Quốc, nhưng họ chưa bao giờ nhận ra tầm quan trọng của dòng chảy trầm tích đối với toàn bộ hệ thống sông Mêkông.

The Mekong feeds some of the most productive freshwater fisheries on the planet. There is great strategic importance for a river that provides food security for 60 million people. The simmering conflict over the sharing of precious water resources is likely to escalate in the long term, leading to resistance by lower Mekong nations to China’s growing hegemony.


Sông Mekong cung cấp một lượng thủy sản nước ngọt lớn nhất trên hành tinh này. Sông có một tầm chiến lược quan trọng, cung cấp an ninh lương thực cho 60 triệu người. Mâu thuẫn lớn về chia sẻ tài nguyên nước quý báu có thể sẽ leo thang về lâu dài, dẫn đến sự phản kháng của các nước hạ vùng lưu sông Mêkông đối với quyền bá chủ ngày càng tăng của Trung Quốc.

In Thailand, the Chiang Khong Conservation Group organized a series of protests in 2017 challenging China’s “Mekong River Navigation Channel Improvement Project,” a euphemism for dynamiting the picturesque rapids, rocks, and islets that dot the river, and block larger ships from penetrating further down Southeast Asia’s longest waterway.

Tại Thái Lan, Nhóm Bảo tồn Chiềng Khong đã tổ chức một loạt các cuộc biểu tình vào năm 2017 nhằm vào “Dự án Cải thiện giao thông sông Mêkông” của Trung Quốc, một thuật ngữ hùng hồn nhằm phá bỏ các thác, đá và các hòn đảo nhỏ xinh đẹp trên sông để các tàu lớn có thể đi trên đường thủy dài nhất Đông Nam Á.

By 2020, China plans to remove all natural obstacles to engineering a safe, 890-kilometer shipping lane stretching from the southern Yunnan province port of Simao, through Thailand’s northern stretch of the river, to the ancient royal Lao capital and now tourism hub of Luang Prabang.


Đến năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ tất cả các trở ngại tự nhiên để xây dựng một làn đường vận chuyển an toàn dài 890 kilômét kéo dài từ cảng Simao phía nam tỉnh Vân Nam, thông qua đoạn phía bắc của Thái Lan tới thủ đô Lào cổ và là trung tâm du lịch của Luang Prabang.

Chinese survey ships researching the islets and rapids at Khon Pi Luang, about 20 kilometers upriver from the Thai border port of Chiang Khong, have been the target of a flotilla of lively river protests, their boats festooned with banners and motifs that say in Thai and Chinese: “The Mekong is not for Sale,” and “Stop All Blasting of the Mekong.”

Các tàu khảo sát Trung Quốc nghiên cứu các hòn đảo và thác tại Khon Pi Luang, khoảng 20 km từ thượng nguồn của cảng Chiang Khong của Thái Lan, là mục tiêu của một cuộc biểu tình trên sông của cư dân địa phương với các khẩu hiệu “Sông Mekong không phải để bán”, và “Ngừng mọi Vụ nổ trên sông Mekong” bằng tiếng Thái và tiếng Trung.

So far the Thai government has only granted approval to Chinese survey ships to enter the river zone that divides Thailand and Laos to gather information for an assessment. No final decision on blasting has been taken. Permission from the Thai military government is not assured, but not because of environmental issues.

Cho đến nay, Chính phủ Thái Lan chỉ chấp thuận cho các tàu khảo sát Trung Quốc vào khu vực sông chia cắt Thái Lan và Lào để thu thập thông tin để đánh giá. Quyết định cuối cùng về nổ mìn không được đưa ra. Chính phủ quân sự Thái Lan không cho phép, nhưng không phải vì các vấn đề môi trường.

In northern Thailand, local government and businesses are wary of the Chinese initiative. Wiroon Khampilo, former president of the Chiang Rai Chamber of Commerce and a businessman in the province, said businesses in Thailand would not be helped by the navigation project. China would reap the benefits, while damaging Thailand’s environment.

Ở miền bắc Thái Lan, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đang thận trọng với sáng kiến của Trung Quốc. Wiroon Khampilo, cựu chủ tịch Phòng Thương mại Chiang Rai và một doanh nhân trong tỉnh, cho biết các doanh nghiệp ở Thái Lan sẽ không được trợ giúp bởi dự án chuyển hướng. Trung Quốc sẽ gặt hái được những lợi ích, đồng thời phá hỏng môi trường của Thái Lan.

The so-called improvement project will provide large advantages to Chinese traders and could precipitate a future in which more Chinese products pour into the Thai market at ever cheaper prices. Meanwhile, Wiroon pointed out to the Mekong Eye, Thai traders would benefit little: “We have very few goods to transport via the river to sell in China.” Wiroon also warned that allowing China to alter the river channel would jeopardize local people’s livelihoods and the local economy, which depend heavily on a healthy river ecosystem.


lớn cho các thương nhân Trung Quốc và có thể giúp nhiều sản phẩm của Trung Quốc đổ vào thị trường Thái Lan với giá rẻ hơn bao giờ hết trong tương lai. Wiroon cũng cảnh báo rằng việc cho phép Trung Quốc thay đổi dòng chảy sẽ gây nguy hiểm cho sinh kế của người dân địa phương và do đó, nền kinh tế địa phương, phụ thuộc rất nhiều vào một hệ sinh thái sông nước lành mạnh.

Chiang Khong leaders filed a petition with the National Human Rights Commission (NHRC) to challenge Thai cooperation with the Chinese plan in 2017. But perhaps even more important than the questionable economic rationale of granting China a green light to reshape the river with dynamite are the national security concerns relating to sovereignty and Thailand’s international border demarcation with neighboring Laos. The border runs roughly down the middle of the Mekong. This could make a “belt and river” controlled by China too much for Thailand’s military regime to stomach.

Những dự án dưới tên gọi cải thiện sẽ đem lại lợi ích
Các nhà lãnh đạo Chiang Khong đã kiến nghị với Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) để thách thức sự hợp tác của Thái Lan với kế hoạch của Trung Quốc vào năm 2017. Nhưng có lẽ quan trọng hơn lý do kinh tế nếu bật đèn xanh cho phép Trung Quốc sử dụng thuốc nổ để nắn lại dòng sông là mối quan ngại về an ninh quốc gia liên quan đến chủ quyền và phân chia ranh giới quốc gia giữa Thái Lan với nước láng giềng Lào. Biên giới hai nước là đường nước giữa sông Mêkông. Điều này có thể khiến dự án “Một vành đai, một con sông” vốn được kiểm soát bởi Trung Quốc trở nên quá sức chịu đựng của chính thể quân sự Thái.

Then there’s the issue of culture.

Thế còn vấn đề văn hóa
Chinese ambitions to construct a new port on the Mekong and other projects pose a major threat to the cultural survival of one of Asia’s most popular world heritage sites, the ancient royal capital of Luang Prabang in Laos.  Paul Chambers of Thailand’s Naresuan University paints a grim picture of what may happen to this cultural icon of the region in the next 10 to 15 years if the navigation plan is implemented.

Tham vọng của Trung Quốc để xây dựng một cảng mới trên sông Mekong và các dự án khác đặt ra một mối đe dọa lớn cho sự tồn tại văn hoá của một trong những di sản thế giới phổ biến nhất của châu Á, thủ đô cổ xưa của Luang Prabang ở Lào. Paul Chambers của Đại học Naresuan của Thái Lan đã vẽ ra bức tranh tàn khốc về những gì có thể xảy ra với biểu tượng văn hoá này trong khu vực trong 10 đến 15 năm tới nếu kế hoạch nắn sông được thực hiện.

“The rapid transformation of the Lao world heritage site will result in this cultural mecca being replaced by a Chinese commercial hub and the superimposition of Chinese cultural art and architecture across northern Laos,” he says. “Luang Prabang would end up as a new Chinese town.”

Ông nói: “Sự chuyển đổi nhanh chóng của di sản thế giới ở Lào sẽ dẫn đến việc thành phố này bị thay thế bởi một trung tâm thương mại của Trung Quốc và là sự sắp đặt của nghệ thuật và kiến trúc văn hoá Trung Quốc ở miền bắc nước này. “Luang Prabang sẽ trở thành một thị trấn mới của Trung Quốc”.

This transformation is already underway elsewhere in the country, and is sparking resentment. A Laotian academic based in northern Laos, who requested anonymity, observed that “anti-Chinese feelings have become rife in recent years because they feel they are becoming more and more a province of China.” On another part of the Mekong, only 100 kilometers away from Thailand, the Chinese-backed Pak Beng dam has been stalled by various forms of “turbulence,” including anti-dam demonstrations (in Chiang Khong), litigation seeking to block Thailand’s support for the dam, and the current energy review by the authorities in Bangkok. The $2.4 billion Pak Beng dam is a 912-megawatt hydropower project being developed by China’s Datang(Lao) Pak Beng Hydropower Co. Ltd.,a Beijing-based company, with an understanding that 90 percent of electricity generated would be sold to Thailand. However, the power purchasing agreement is on hold pending Thailand’s ongoing energy review.



Sự chuyển đổi này đã được tiến hành ở những nơi khác trong nước, và đang gây ra sự oán giận. Một học giả ở miền bắc Lào, người yêu cầu giấu tên, nhận xét rằng “tinh thần chống Trung Quốc đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây vì họ cảm thấy ngày càng trở thành một tỉnh của Trung Quốc”. Việc xây dựng đập Pak Beng trên sông Mekong cách Thái Lan 100 km do người Trung Quốc hậu thuẫn, đã bị đình trệ bởi các dạng “biến động” khác nhau bao gồm nhiều cuộc biểu tình chống đập (ở Chiang Khong), kiện tụng nhằm ngăn cản sự hỗ trợ của Thái Lan đối với đập, và việc người Thái xem xét lại kế hoạch sử dụng điện năng. Dự án đập Pak Beng, với tổng mức đầu tư 2,4 tỷ đô la, là một dự án thủy điện 912 megawatt đang được phát triển bởi Datang Pak Beng Hydropower Co. Ltd, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh. Dự kiến, 90% điện năng của nhà máy này sẽ được bán cho Thái Lan. Tuy nhiên, hiệp định mua bán điện đang bị đình trệ trong khi Bangkok đang xem xét lại kế hoạch tiêu thụ năng lượng.

It was scheduled to be launched in December 2017 as the third dam in Laos on the lower Mekong.

Dự kiến việc xây dựng Pak Beng được khởi công vào tháng 12 năm 2017, là đập thứ ba của Lào ở hạ lưu sông Mêkông.

Niwat Roykaew’s Chiang Khong group is one of the plaintiffs in a court case filed against theThai Water Resources Department and the Thai National Mekong Committee, state authorities that have lent support to the dam.

Nhóm Chiang Khong của Niwat Roykaew là một trong những nguyên đơn trong một vụ kiện chống lại Sở Thuỷ lợi Thái Lan và Uỷ hội sông Mêkông Thái Lan, là những cơ quan nhà nước đã ủng hộ việc xây đập.

In another twist to the Pak Beng tale, it appears that the Chinese company is coming to terms with investor risk, a changing energy climate, and organized Thai opposition. The company met for a dialogue with the Thai Mekong People’s Network from Eight Provinces, led by the Chiang Khong group – perhaps the first ever such dialogue between a dam-builder and a localopposition network in Thailand.

Theo một cách khác của câu chuyện Pak Beng, có vẻ như công ty Trung Quốc đang phải đối phó với rủi ro của nhà đầu tư, thay đổi kế hoạch sử dụng năng lượng và phe đối lập Thái Lan. Công ty đã có một cuộc đối thoại với Mạng lưới Người Thái Lan ở Mêkông từ tám tỉnh, do nhóm Chiang Khong dẫn đầu - có lẽ là cuộc đối thoại đầu tiên giữa phía xây dựng đập và một mạng lưới đối lập địa phương ở Thái Lan.

After the historic encounter, a press release was issued, noting: “We The Thai Peoples Network declare our position from the Dialogue with Datang (Lao) Pak Beng Hydropower Co. Ltd.. We demand an integrated assessment of the Mekong dam cascade including Xayaburi, Sanakham, Pak Beng and Don Sahong Dams.

Sau cuộc gặp lịch sử, thông cáo báo chí đã được ban hành, lưu ý: “Chúng tôi Mạng lưới nhân dân Thái Lan tuyên bố thái độ của chúng tôi từ Đối thoại với Datang Pak Beng Hydropower Co. Ltd. Chúng tôi yêu cầu một đánh giá tổng hợp của các đập thủy điện trên sông Mekong bao gồm Xayaburi, Sanakham, Pak Beng và Don Sahong.

We support a Dialogue that builds on an evidence-based body of knowledge, and confirm our interest in an ongoing dialogue process.”

Chúng tôi ủng hộ một cuộc đối thoại dựa trên cơ sở của các bằng chứng, và khẳng định sự quan tâm của chúng tôi đối với một quá trình đối thoại đang diễn ra.

In Vietnam, almost 4,000 kilometers from the source of Mekong in China, farmers watch with dismay at the sight of their delta shrinking and sinking, with salinization from the sea encroaching on the freshwater needed to irrigate the nation’s indispensable rice-bowl. Developers often claim that dams help alleviate poverty. But Nguyen Huu Thien, a wetlands ecologist in Can Tho at the heart of the Mekong delta in Vietnam, says the reverse is true.

Ở Việt Nam, cách đầu nguồn của sông Mêkông ở Trung Quốc khoảng 4.000 km, nông dân lo lắng khi nhìn thấy đồng bằng bị thu hẹp và chìm dần, với sự nhiễm mặn ngàycàng trầm trọng ở vựa lúa lớn nhất nước. Các nhà phát triển thường cho rằng đập giúp giảm nghèo. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh thái học ở Cần Thơlàtrung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nói ngược lại.

“In the delta, environmental degradation leads to poverty, social tension, and even tensions between countries. The impact from the dams should be considered a nontraditional security issue that causes social and political instabilities,” he says.

“Ở đồng bằng, suy thoái môi trường dẫn đến đói nghèo, căng thẳng xã hội, thậm chí cả căng thẳng giữa các quốc gia. Tác động của đập nên được coi là một vấn đề an ninh phi truyền thống gây ra những bất ổn xã hội và chính trị”, ông nói.

For Thien, the future of Vietnam’s rice-bowl looks bleak.The Mekong delta region produces 90 percent of the rice Vietnam exports and contributes approximately 23 percent to the nation’s GDP, he points out. “As millions of people in the Mekong region become impoverished due to the impacts from the dams (as well as climate change), people will have to migrate elsewhere to seek employment,” Thien says.

Ông Thiện cho biết tương lai của vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long rất ảm đạm. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và đóng góp khoảng 23% cho GDP của quốc gia. Ông Thiện nói: “Khi hàng triệu người ở vùng sông Mêkông bị nghèo đói do tác động của các đập (cũng như biến đổi khí hậu), người dân sẽ phải di chuyển ở nơi khác để tìm kiếm việc làm”.

Can China Change?
Can China be pressured to shift its development model in a greener, more sustainable direction?

Trung Quốc có thể thay đổi?
Liệu Trung Quốc có bị áp lực để thay đổi mô hình phát triển của mình theo hướng xanh hơn, bền vững hơn?

Xuezhong Yu, a senior hydro-environmental scientist, regards water allocation andenvironmental effects of hydroelectric projects as two critical transboundary issues in the Lancang-Mekong basin. According to a research paper by Yu, “The success of water resources collaboration will enhance the mutual trust and consolidate the comprehensive and cooperative partnership among the Lancang-Mekong countries. Hydropower development will be the core of water resources collaboration.”

Xuezhong Yu, một nhà khoa học môi trường thủy điện cao cấp, xem xét việc phân bổ nước và các tác động môi trường của các dự án thủy điện như là hai vấn đề xuyên biên giới quan trọng ở lưu vực sông Lancang-Mekong. Theo một nghiên cứu của Yu thì “Sự thành công của hợp tác về tài nguyên nước sẽ tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và củng cố quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác giữa các quốc gia ở Lanang-Mekong. Phát triển thủy điện sẽ là cốt lõi của hợp tác về tài nguyên nước”.

But so far the LMC framework does not provide any defined space for critical debate over damming the Mekong. Its rival, the MRC, facilitates discussion, consultation, equal partnership of member states, and provides for some recognition of a role for civil society. All that isconspicuously lacking in the LMC.

Nhưng cho đến nay khuôn khổ LMC không cung cấp bất kỳ không gian cho các cuộc tranh luận quan trọng đối với việc xây dựng đập Mekong. Đối thủ của nó, Ủy hội sông Mêkông, tạo điều kiện thảo luận, tham vấn, quan hệ đối tác bình đẳng giữa các quốc gia thành viên, và cung cấp một số nhận thức về vai trò của xã hội dân sự. Tất cả nhữngđiều này không cótrong LMC.

Many Chinese hydropower companies have carried out poor quality environmental impact assessments (EIAs) and failed to consult local communities, according to Zhou Dequn, a conservation biologist at Kunming University of Science and Technology. Zhou observes that “that these kinds of malpractice have also occurred on Chinese-funded hydropower projects in Laos.”

Theo Zhou Dequn, nhà sinh vật học bảo tồn thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh, nhiều công ty thủy điện của Trung Quốc đã tiến hành đánh giá tác động môi trường (EIA) một cách cẩu thả và không tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương. Zhou lưu ý rằng “những loại vụ lợi này cũng xảy ra đối với các dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ ở Lào”.

Zhou reported in chinadialoguethat “China is exporting its bad business behavior and ignorance of rule of law to the Mekong region. Our wealthy businessmen abroad do not have the interest or technical capacity to promote sustainable practices, nor do they consider the legal context of their actions.” In Phnom Penh, Cornell University Ph.D. student Youyi Zhang agreed: “It is true that China has promoted the export of coal and hydropower firms to developing countries, because of flagging demand at home.  These Chinese companies have forged strong alliances with host governments and formed vested interests.”

Chu đã báo cáo trong Chinadialogue rằng “Trung Quốc đang xuất khẩu hành vi kinh doanh xấu và sự thiếu hiểu biết về luật pháp đối với khu vực sông Mêkông. Các doanh nhân giàu có của chúng ta ở nước ngoài không quan tâm hoặc không có năng lực kỹ thuật để thúc đẩy tính bền vững, cũng không xem xét bối cảnh luật pháp của hành động của họ”. Tại Phnom Penh, Youyi Zhang-nghiên cứu sinh tại Đại học Cornell, phát biểu “Đúng là Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ nhiệt điện sử dụngthan đá và thủy điện sang các nước đang phát triển, vì nhu cầu trong nướcđang giảm. Các công ty Trung Quốc này tạo ra các liên minh chặt chẽvới chính phủ nước chủ nhà và tạo ra các nhóm lợi ích”.

Is there any way to change this?
Zhang responded that “the host government should implement stricter environmental and social regulatory framework and kick out firms with significant environmental consequences. When pressure mounts, policy will change.”

Có cách nào để thay đổi điều này?
Zhang trả lời rằng “chính phủ nước chủ nhà nên thực hiện nghiêm túc khuôn khổ pháp lý môi trường và xã hội và loại bỏ các doanh nghiệp có những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Khi áp lực tăng, chính sách sẽ thay đổi”.

As in the case of the Pak Beng dam, pressure is mounting on Chinese companies to consider more carefully investor risks and environmental impacts as well as to consult with local stakeholders. The more responsible investors have learned a big lesson from the suspension of the Chinese Myitsone mega-dam in Myanmar.

Trong trường hợp dự án Pak Beng, áp lực tăng buộc các công ty Trung Quốc cần phải cân nhắc nhiều hơn về rủi ro của nhà đầu tư và tác động môi trường cũng như tham vấn với các bên liên quan ở địa phương. Các nhà đầu tư có trách nhiệm hơn đã học được một bài học lớn từ việc đình chỉ siêu dự án đập thuỷ điện Myitsone của Trung Quốc ở Myanmar.

The Stimson Center’s Brian Eyler detects a greater understanding of financial and environmental risks related to Mekong dams and argues that Mekong energy development is reaching a critical crossroads. Chinese developers could, Eyler argues, switched to non-hydropower renewable energy generation projects and innovation in electricity transmission instead of “bulldozing dams in ways that will transform the region and send it further down the pathway of unsustainable development.”

Brian Eyler của Trung tâm Stimson chỉ ra những rủi ro về tài chính và môi trường liên quan đến các con đập ở Mêkông và cho rằng phát triển năng lượng ở Mêkông đang ở ngã ba đường. Theo Eyler, các nhà phát triển Trung Quốc có thể chuyển sang các dự án phát điện năng lượng tái tạo không phải là thủy điện và cải tiến việc truyền tải điện thay vì xây ồ ạt đập thuỷ điện tạo ra sự phát triển không bền vững cho khu vực.
Lower Mekong countries, he says, also need to lobby for increased investment in Chinese solar and wind generation.

Các quốc gia vùng hạ lưu sông Mêkông cũng cần phải vận động hành lang để Trung Quốc tăng cường đầu tư vào việc sản xuất năng lượng mặt trời và gió, ông nói.

This may be an acceptable alternative for Beijing as well. Exports by Chinese solar and wind power companies and their hydropower corporations both receive official state support and both are bidding for more energy contracts in the lower Mekong. Meanwhile, prices for solar panels and wind turbines have now fallen so dramatically that regional governments can no longer dismiss green energy as too expensive.

Đây cũng có thể là một sự thay thế chấp nhận được đối với Bắc Kinh. Xuất khẩu của các công ty năng lượng mặt trời và gió của Trung Quốc và các công ty thủy điện của họ đều nhận được sự hỗ trợ chính thức của Nhà nước và cả hai đang đấu thầu nhiều hợp đồng năng lượng hơn ở hạ lưu sông Mêkông. Trong khi đó, giá các tấm pin mặt trời và tua-bin gió đã giảm đáng kể đến nỗi các chính quyền khu vực không còn có thể bỏ qua năng lượng xanh vớilý do chi phí cao.

The untapped potential of green energy available to Cambodia, for example, was documented by Mekong Strategic Partners (MSP) in a report last year, which concluded that “The Cambodian government could achieve electricity self-sufficiency through the development of solar energy within 12 months under the right conditions.”

Ví dụ, tiềm năng năng lượng xanh chưa sử dụng của Campuchia đã được ghi nhận bởi các đối tác chiến lược Mêkông (MSP) trong một báo cáo năm ngoái, kết luận rằng “Chính phủ Campuchia có thể đạt được sự tự cung cấp điện thông qua việc phát triển năng lượng mặt trời trong vòng 12 tháng dưới những điều kiện thích hợp”.

What’s Next: Instability and Food Insecurity or a New Sustainable Development Path?

Cái gì tiếp theo: Sự bất ổn và mất an ninh lương thực hoặc một lộ trình phát triển bền vững mới?

At the January 2018 LMC summit, Chinese Premier Li Keqiang emphasized that China wants to maintain peace and stability in the region. But critics claim the BRI development strategy, far from promoting stability, will on the contrary stir unrest and promote further degradation of a Mekong already in crisis.

Tại hội nghị thượng đỉnh LMC tháng 1 năm 2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Kế Giang nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chiến lược phát triển của BRI không phải là thúc đẩy sự ổn định, sẽ khuấy động sự bất ổn và thúc đẩy sự suy thoái của một dòng Mekong đang trong tình trạng khủng hoảng.

Southeast Asian researcher Bruce Shoemaker commented that “China is attempting to build a stable environment for investment in infrastructure in the Mekong region, but the impact of damming the lower Mekong will destabilize the fisheries-based livelihood systems upon which millions of people depend for their food security.”
Theo nhà nghiên cứu Đông Nam Á Bruce Shoemaker, thì Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một môi trường ổn định để đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu vực Mekong, nhưng tác động của các đập thuỷ điện trên sông Mekong là sự mất ổn định các hệ thống sinh kế dựa vào thủy sản mà hàng triệu người phải phụ thuộc vào”.

The healthy flow of the Mekong ecosystem promotes stability by guaranteeing food security in all of the Lower Mekong countries and agricultural security in Cambodia and Vietnam. The threat posed by over-damming the Mekong, coupled with the impacts of climate change, should be on the radar of regional and international organizations. The consequences for Cambodia and Vietnam would be devastating and reverse much of the progress made toward meeting UN Sustainable Development goals.

Dòng chảy mạnh mẽ của hệ sinh thái sông Mêkông thúc đẩy sự ổn định bằng cách đảm bảo an ninh lương thực ở tất cả các nước vùng hạ lưu sông Mêkông và an ninh nông nghiệp ở Campuchia và Việt Nam. Mối đe doạ gây ra bởi thuỷ điện trên sông Mekong, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, phải được quan tâm bởi các tổ chức khu vực và quốc tế. Những hậu quả đối với Campuchia và Việt Nam mang tính tàn phá và đảo ngược phần lớn tiến bộ đạt được trong việc đạt được các mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ.

But the UN agencies that will be most impacted by the collapse of the Mekong ecosystem – such as the Children’s Fund (UNICEF), Development Program (UNDP), the Food and Agriculture Organization (FAO),  and the World Food Program (WFP) – have so far had little to say on the subject.

Nhưng các cơ quan LHQ sẽ bị tác động nhiều nhất bởi sự sụp đổ của hệ sinh thái sông Mêkông - như Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Chương trình Phát triển (UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho đến nay không nói gì nhiều về vấn đề này.

Nguyen Huu Thien, the Vietnamese ecologist, concludes that international organizations must do more: “The Mekong Delta is one of the most important deltas in the world. The international community should consider the impact of the Mekong dams as a serious regional and international nontraditional security issue.”

Nguyễn Hữu Thiện, nhà sinh thái học người Việt Nam, kết luận rằng các tổ chức quốc tế phải làm nhiều hơn nữa: “Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng quan trọng nhất trên thế giới. Cộng đồng quốc tế nên xem xét tác động xấu của các đập thuỷ điện như là một vấn đề an ninh nghiêm trọng trong khu vực và quốc tế”.

If China wants to avoid conflicts over water resources and a destabilizing impact on the Mekong region’s future, then Beijing needs to choose a radically different framework for engaging and investing downstream and chart a new course based on sustainable development.

Nếu Trung Quốc muốn tránh xung đột về tài nguyên nước và sự bất ổn trong tương lai của khu vực Mê Kông, thì Bắc Kinh cần phải chọn một khuôn khổ hoàn toàn khác để tham gia và đầu tư ở vùng hạ lưu sông và xây dựng một lộ trình mới dựa trên phát triển bền vững.

Unless Chinese policy recognizes that a stable environment requires the protection of fisheries, food security, heritage sites, and the cultural diversity of the region, then unrest and a new turbulence is likely to engulf the Mekong region.

Trừ phi chính sách của Trung Quốc thừa nhận rằng một môi trường ổn định đòi hỏi phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an ninh lương thực, các di sản, và sự đa dạng văn hoá của khu vực, thì tình trạng bất ổn và một sự hỗn loạn mới có thể nhấn chìm khu vực Mekong.





Translated by Vũ Quốc Ngữ

Tom Fawthrop is the director of two films about the damming of the Mekong, including the documentary “Killing the Mekong Dam by Dam” released by Eureka Films 2017 He has also extensively reported on the Mekong for the Guardian, the Economist and other international media.
Tom Fawthrop là đạo diễn hai bộ phim về xxaay đập thủy điện trên sông Mekong, bao gồm phim tài liệu "Giết sông Mekong bằng các đập thủy điện" do Eureka Films sản xuất năm 2017. Ông cũng đã báo cáo rộng rãi về Mekong cho các báo, tạp chí như Guardian, Economist và các phương tiện truyền thông quốc tế khác.


https://thediplomat.com/2018/03/the-unfolding-mekong-development-disaster/