|
|
Treasure Island: The Power of Trade. | Đảo Châu Báu: Sức Mạnh Của Mậu Dịch |
Part I. The Seemingly Simple Story of Comparative Advantage | Phần I. Một Câu chuyện Giản Dị Về "Lợi Thế Tương Đối" |
Russell Roberts | Russell Roberts |
"An easier way to understand the lesson of comparative advantage is to see that there are two ways to get fish, the direct way and the roundabout way. The direct way is go fishing. The roundabout way is to collect water and trade it for fish. Which is better? It depends of which way is cheaper." | Một cách dễ dàng hơn để hiểu được bài học về lợi thế so sánh là xét thấy rằng có hai cách để có được cá, cách trực tiếp và cách đi đường vòng. Cách trực tiếp là đi câu cá. Cách đi đường vòng là múc nước đem bán để mua cá. Cách nào tốt hơn? Điều đó phụ thuộc vào việc cách nào rẻ hơn. " |
We all have a good intuitive understanding of the power of trade. At the simplest level, if you have something I want and if I have something you want, and we trade we each other, we're both better off. | Mỗi người trong chúng ta, theo trực giác, đều có chút ít hiểu biết về sức mạnh của sự trao đổi, hay mậu dịch. Nói một cách đơn giản nhất, nếu bạn có một vật mà tôi muốn và tôi có một thứ khác mà bạn cần, và nếu chúng ta trao đổi với nhau thì cả hai đều được thứ mà mình muốn. |
So if I can knit and you can't, and if you can grow corn and I can't, it obviously makes sense for me to swap one of my sweaters for some of your corn. You and I might argue about the "price"—how many ears of corn one of my gorgeous sweaters is worth—but once the deal is done, you're warmer and I'm on my way to being less hungry. | Tương tự như vậy, nếu tôi có thể đan áo trong khi bạn không đan được, và bạn có thể trồng được bắp trong khi tôi không thể trồng được thì chuyện trao đổi cái áo tôi đan với bắp bạn trồng là chuyện rất hợp lý. Chúng ta có thể điều đình về gía cả - bao nhiêu trái bắp của bạn mới đổi được cái áo len tuyệt đẹp của tôi - nhưng một khi đã có sự thỏa thuận về gía cả thì bạn sẽ trở nên ấm áp hơn với chiếc áo len mới và tôi cũng sẽ được no bụng hơn với những trái bắp của bạn. |
Trade seems simple. Almost two hundred years ago, David Ricardo discovered something not so simple about trade that came to be called comparative advantage. Here is a story that will let us explore the mysteries of trade together. | Buôn bán nghe có vẻ rất là đơn giản. Nhưng cách đây gần 200 năm, David Ricardo đã khám phá ra một khái niệm không đơn giản như vậy về trao đổi mà người ta đã đặt tên là "lợi thế tương đối". Dưới đây là một câu chuyện sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những bí ẩn liên quan đến mậu dịch. |
Treasure Island Once upon a time, Pete and Pamela Palmer of New York, NY were sailing alone on their South Seas honeymoon. Alarmed at a suddenly darkening sky, the Palmers tried to steer their small craft homeward, but it was too late. The Palmers found themselves in the middle of a terrible tropical storm. They were blown many miles from the marina at the resort where they were staying. The sailboat capsized and the couple barely made it to a island they somehow spied amid the sheets of rain and the surging waves. | Hoàng Kim Đảo Ngày xưa có hai vợ chồng Pete và Pamela Palmer ở thành phố Nữu Uớc đang hưởng trăng mật trên vùng biển nam. Lo lắng vì bầu trời đột nhiên bị mây đen che phủ, vợ chồng Palmers vội vã quay chiếc thuyền nhỏ bé vào bờ, nhưng đã quá trễ. Trận bão nhiệt đới khủng khiếp đã bao phủ hai người. Cơn bão thổi chiếc thuyền của họ ra ngoài biển cách xa khu bến du thuyền mà họ ở nhiều dặm. Chiếc thuyền buồm bị lật úp. Trong lúc vật lộn với cơn mưa bão và các đợt sóng dồn dập, hai người đã may mắn thấy được một dải đất liền, và đã cố sức bơi được đến đó. |
The Palmers explored the island. Most of the island was surrounded by steep cliffs. Only the beach where they were washed ashore allowed easy access to the ocean. At the island's center was a spring of pure water. They found no sign of human habitation. | Vợ chồng Palmers bắt đầu thám thính hòn đảo nhỏ. Phần lớn chung quanh đảo là những dốc đá thẳng đứng. Chỉ có một phần nhỏ nơi họ tấp vào là có bãi biển và cũng là nơi duy nhất có thể ra biển dễ dàng. Ở trung tâm đảo có một dòng suối nước ngọt. Không có dấu vết nào chứng tỏ có người sinh sống trên đảo cả. |
The Palmers slept near the beach so they could have all day to spear fish with a sharpened stick. They found broken coconut shells to carry fresh water from the spring at the center of the island. They spent their days fishing and bringing water from the spring, waiting to be rescued. But no help came. | Hai người thu xếp chỗ ngủ đêm ở gần bờ biển để có thể cố gắng bắt cá ban ngày bằng những cây gậy được chuốt nhọn một đầu. Họ tìm những vỏ dừa khô để mang nước ngọt từ ngọn suối giữa đảo về dùng. Họ cố sống qua ngày với cá bắt được từ biển và nước từ suối, chờ ngày dược giải cứu. Nhưng mãi mà vẫn chưa được cứu nguy. |
The situation wasn't very promising. Pete was a graphic designer for a high-powered ad agency in New York City. Pam was in charge of information technology at the same firm. Neither was very skilled at island living. | Tình huống không có gì khả quan hết. Pete là một nhà vẽ kiểu chuyên vẽ tranh quảng cáo cho một hãng lớn ở NewYork. Pam làm về kỹ thuật điện toán cùng hãng với chồng. Cả hai người đều không biết cách thức sinh sống ở hoang đảo. |
Getting to the center of the island where the fresh water was located took a full day for the round trip. Neither Pete nor Pam was able to carry more than two coconut shells of water back to the shelter they made from palm fronds. And whether Pete or Pam did the fishing, either one in a full day of fishing could only catch two of the elusive fish that darted here and there in the shallow water. | Đi lấy nước ở suối mang về căn lều họ làm tạm bằng lá dừa phải mất nguyên một ngày trời. Cả Pete lẫn Pam mỗi người không ai có thể mang được hơn hai vỏ dừa đựng nước cùng một lúc. Và nếu Pete hay Pam đi bắt cá cả ngày trời thì mỗi người cũng chỉ bắt được nhiều lắm là hai con cá. |
The meager catch often left them hungry. If both of the Palmers fished, they could double their catch, but when they tried that, the lack of water led to dehydration and dizziness and their fish catch faltered. All they could do was to try and survive until they were rescued. | Với số lượng cá bắt được quá ít ỏi, vợ chồng Palmers luôn cảm thấy thiếu ăn. Nếu cả hai cùng đi bắt cá thì họ có thể bắt được gấp đôi số cá, nhưng ngược lại, họ lại không có đủ nước uống. Sự thiếu nước đã làm cả hai trở nên chóng mặt, mệt mỏi, làm cho chuyện bắt cá cũng bị ảnh hưởng theo. Họ chỉ còn cách cố gắng sống sót qua ngày để chờ được giải cứu. |
One night, a storm came up. The rain fell in torrents. A flash of lightning illuminated the beach and the ocean. Was that a person struggling in the water? There were two people! Another couple had been shipwrecked. | Một đêm kia lại có một cơn bão khác thổi đến. Trời mưa như thác đổ. Từ những tia sấm chớp sáng trên bãi biển, người ta có thể nhìn thấy hình như có dáng người đang chống chọi với các làn sóng trên mặt biển. Dường như là có hai người dắm tầu khác đang cố bơi vào bờ. |
The Palmers helped the two young people out of the water. Fred and Felicia Fisher, from San Diego, California, also on their honeymoon, collapsed at the Palmers' feet, exhausted from their ordeal. | Vợ chồng Palmers vội đến kéo giúp hai người kia lên bờ. Họ là Fred và Felicia Fisher ở San Diego, California, cũng đang đi hưởng tuần trăng mật thì gặp nạn. Cả hai dều mệt lả người và ngã gục ngay dưới chân vợ chồng Palmers. |
The next morning, the storm was over and the Palmers showed the Fishers the water hole, the improvised coconut shell canteens and the sharpened stick they used for fishing. | Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, vợ chồng Palmers bắt đầu hướng dẫn Fred và Felicia về đời sống trên đảo: suối nước, vỏ qủa dừa khô tạm dùng để mang nước, và cây gậy vót nhọn đầu dùng để bắt cá. |
Before the week was out, it was clear that the Fishers were more prepared for island life than the Palmers. The Fishers were taller and bigger. The Palmers noticed that whether Fred or Felicia carried the coconut shells of fresh water from the middle of the island, they could carry three at a time, rather than the two that either Palmer could carry without spilling any. And they seemed a lot better at fishing, too. | Chỉ trong vòng một tuần lễ, mọi người đều nhận thấy rõ là vợ chồng nhà Fishers có vẻ thích ứng với đời sống trên đảo hơn là vợ chồng Palmers. Với tầm vóc cao lớn hơn, vợ chồng Fishers mỗi người có thể mang một lúc ba vỏ dừa đựng nước thay chỉ có hai vỏ như cặp Palmers. Và họ cũng có vẻ giỏi hơn trong chuyện bắt cá nữa. |
Something else was clear, alas, to the Palmers. The Fishers didn't want to have anything to do with them. Any attempts at friendship or cooperation were quickly rejected. So the Palmers labored on, waiting for rescue and doing the best they could. | Vợ chồng Palmers cũng nhận thấy một chuyện rõ ràng nữa là cặp Fishers không thích giao thiệp chuyện gì với họ nữa. Tất cả những cố gắng của Palmers trong vấn đề gây tình bạn hoặc đề nghị cộng tác đều bị nhà Fishers từ chối. Thế là vợ chồng Palmers lại tiếp tục lao động một mình kiếm sống qua ngày chờ ngày được giải cứu. |
Weeks passed, then months. One night, the Fishers were grilling fish stuffed with herbs the Fishers had grown in the herb garden they were able to start because they had that extra coconut shell of water. A breeze carried the delightful scent over to the Palmers. Pete did not enjoy it. | Thấm thoát mấy tháng đã trôi qua. Một đêm kia vợ chồng Fishers đang ngồi nướng cá được ướp với rau thơm mà họ đã trồng được nhờ lượng nước ngọt dư ra hằng ngày. Mùi cá nướng thơm ngon kia đã bay sang đến bên phía chỗ ở của vợ chồng Palmers. Pete không thích một chút nào. |
"One lousy fish," he said. "I think we're both losing weight," Pete answered. "Do I look gaunt?" | Anh chàng làu nhàu, "Hừ, chỉ được có một con cá tí xíu. Anh nghĩ là chúng ta đang bị sụt ký đấy. Trông anh có hốc hác lắm không?" |
"No." Pam lied. But he did look thinner. She knew she was losing weight, too. Her clothes were much looser than when they had arrived, a giveaway. | "Không đâu." Pam nói dối. Nhưng Pete biết là anh ta đã gầy hẳn đi. Pam cũng biết rằng mình cũng bị xuống cân. Quần áo cô mặc đã trở nên rộng hẳn so với lúc họ mới đến đảo. |
"We have to get more food," Pete said. "More protein. I've been thinking about it for a few days now. It seems to me we have three options and none of them are very attractive." | Pete nói tiếp, "Mình cần phải có thêm thức ăn, có thêm nhiều chất đạm. Anh đã suy nghĩ mấy hôm nay rồi. Mình có thể có ba cách, nhưng không có cách nào có vẻ ổn thỏa hết." |
Pete outlined the three options to his wife: 1. Plunder—attack the Fishers and steal some of their fish 2. Charity—beg the Fishers for some fish 3. Invest—give up consumption today for consumption tomorrow—figure out a way to make a net or a better spear | Anh tóm tắt ba phương pháp với vợ như sau: 1. Cướp của - kiếm cách đánh vợ chồng Fisher rồi cướp một số cá của họ 2. Xin xỏ - kêu gọi lòng từ thiện của vợ chồng Fishers để may ra họ cho ít cá 3. Đầu tư (để dành) - nhịn ăn hôm nay để dành phần cho ngày mai, hoặc tìm cách làm một cái lưới hay một cái lao để bắt được nhiều cá hơn |
They both agreed that plunder would never work. The Fishers were bigger and stronger. Charity was out of the question. The Fishers didn't seem very charitable. Investment wasn't feasible. By the time they figured out a way to make a net or a better spear, they'd be dead from hunger. What could they do? | Suy lui tính tới một lúc, cả hai vợ chồng đều đồng ý là chuyện đánh cướp không thể nào thực hiện được. Vợ chồng nhà Fishers vừa cao vừa to hơn. Đi xin xỏ cũng không xong vi nhà Fishers không có vẻ muốn giúp đỡ ai hết. Đầu tư hay để dành cũng không dễ dàng gì vì đến khi mà hai người nghĩ ra được cách làm lưới hay một cây gậy tốt hơn để bắt cá thì có lẽ họ cũng đã chết vì đói rồi. Phải làm thế nào bây giờ? |
"Funny, you mentioned 'plunder.' " Pam said. "It's such an old-fashioned word. I had an economics professor who actually talked a lot about plunder. He said until the birth of capitalism, plunder was the main way you got ahead. You knocked your neighbor over the head and took his stuff. Here's the interesting thing about plunder. Plunder looks like it merely rearranges the economic pie." | "Anh nói đến chuyện đánh cướp nghĩ cũng buồn cười thật đấy." Pam chậm rãi nói. "Cách đó xưa qúa rồi. Em nhớ lúc đi học có một ông thầy dạy về kinh tế đã nói chuyện rất nhiều về vấn đề đánh cướp. Ông ấy bảo rằng trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, đánh cướp là một cách chính để người ta chiếm lấy lợi thế. Anh đánh tên hàng xóm ngất đi rồi lấy đồ đạc dụng cụ của nó. Nhưng đây mới là cái hay của chuyện đánh cướp - ông ấy bảo rằng, ăn cướp chỉ là một hình thức sắp xếp lại các phần của chiếc bánh kinh tế thôi." [1] |
| [1] Tổng sản lượng kinh tế thường được biểu diễn theo đồ thị hình tròn như chiếc bánh (pie chart). |
"That's right," Pete said, happy to forget their troubles for a moment and think about the impact of plunder. "Theft means more for me and less for my neighbor. The total amount doesn't change." | "Đúng rồi," Pete đồng ý, quên đi tình trạng nan giải của hai người trong chốc lát để nghĩ đến kết qủa của chuyện đánnh cướp. "Ăn cướp của hàng xóm có nghĩa là mình có được thêm và đứa hàng xóm có ít bớt đi. Tổng số hàng hay đồ dùng không hề thay đổi." |
"That seems right but my teacher pointed out that theft actually makes the size of the pie, properly measured, smaller." | "Nghe thì thấy có vẻ đúng thật đấy, nhưng ông thầy em đã chỉ cho thấy rằng đứa đi cướp thực ra đã làm cho kích thước của chiếc bánh kinh tế, khi được đo lường chính xác, trở nên nhỏ đi." |
"What's 'properly measured' mean?" Pete asked. "If your neighbor might bang you on the head, you build a fence, you lock your doors, you buy a gun. All of those things are part of the economic pie, but they're a kind of economic activity you don't get any real pleasure from. They're things you have to do in order to keep your hold on the part of the pie you actually enjoy. So the true pie, the part that makes you happy or gives you satisfaction, is actually smaller. Plus, if you think your neighbor might bop you on the head, you don't bother to try and make the pie bigger. It's like that fishing net you mentioned. Even if we could build one before we starved to death, the Fishers would just steal it from us. So why bother in the first place? Theft makes the pie smaller and keeps it that way." | Pete hỏi lại,"Đo lường chính xác nghĩa là thế nào?" "Nếu mình có người hàng xóm có khuynh hướng tấn công mình để chiếm đoạt tài sản thì mình cần phải xây hàng rào cao, khóa cửa kỹ càng, hoặc là đi mua súng để phòng thân, có phải không? Tất cả những điều này đều là các phần tử của chiếc bánh kinh tế, nhưng đó là những hoạt động kinh tế mà mình không thực sự được hưởng thụ. Đó là những điều mình phải làm để có thể giữ gìn và bảo đảm những thứ khác mà mình đang có, hay là những thành phần khác của kinh tế mà mình trực tiếp nhận những lợi nhuận (như cá hay nước uống trong trường hợp này.) Do đó, cái bánh kinh tế thực sự, những phần thực sự giúp ta sung sướng hay thỏa mãn trở thành ít hơn. Hơn nữa, nếu mình nghĩ rằng đứa hàng xóm có thể nhào qua đánh cướp mình thì mình cũng đâu có muốn làm cho cái bánh lớn hơn làm gì? Cũng giống như cái lưới cá mà anh tính làm đấy. Ngay cả nếu như mình có làm được một cái lưới như vậy, trước khi chết đói đi nữa, vợ chồng nhà Fishers có thể sẽ chỉ chờ đến lúc đó để lấy cắp của mình thôi. Vậy thì tội vạ gì mình phải làm. Đó là lý do tại sao chuyện đánh cướp đã làm cho chiếc bánh kinh tế trở nên nhỏ hơn." |
"Great. So now you know why I'm depressed. We need a miracle. Someone has to find us soon and given how long we've been gone, the odds of that aren't very good." "Wait a minute," Pam said, lost in thought. "What?" "Hang on." Pam stayed quiet for a moment. "There might be a fourth way." "A fourth way? What do you mean?" "Theft, begging, weaving a fishing net. That's three. But there's a fourth way. I learned it in my economics class." | "Hay lắm. Thành ra bây giờ chắc em biết tại sao anh chán nản thế này rồi chứ gĩ? Mình cần phải có một phép lạ mới được, em à. Người ta phải tìm được đến đây để giải cứu mình sớm mới được. Nhưng nghĩ lại, mình đã mất tích ở đây đã lâu lắm rồi mà vẫn không thấy ai đến được đây, anh thấy kiểu này chắc mình phải ở đây tới già luôn." "Anh chờ một chút để em nghĩ xem nào...," Pam vừa suy nghĩ vừa nói. "Em nói gì?" "Để xem nào." Pam im lặng một lúc. "May ra có thể có cách thứ tư." "Cách thứ tư à? Em nói thế có nghĩa là thế nào?" "Đánh cướp, van xin lòng từ thiện, đan lưới cá - tất cả là 3. Nhưng mình có thể có cách thứ tư. Em học cách này trong một lớp kinh tế hồi còn đi học." |
"Oh, great," Pete said. "Let me guess. I've got it! Assume we have more fish!" Pete shook his head. He'd had an economics class in college. A bunch of theory and silly assumptions that had little to do with the real world. Economists were so unrealistic. | "Vậy thì hay qúa." Pete nói một cách không tin tưởng lắm... "Để anh đoán nhé. Giả sử như mình có thêm nhiều cá nhé!" Pete lắc đầu chán nản. Anh cũng đã học qua một lớp về kinh tế trong trường. Nhưng thấy chẳng có điều gì lợi ích ngoại trừ một mớ lý thuyết và một số giả thuyết trên trời dưới đất không thực tế chút nào cả. Kinh tế gia thường toàn là những người không thực tế. |
"You're close," Pam said. She took a stick and began making marks in the sand. She stared at the marks, then smudged them out and started over, making a new set. | "Anh đoán gần đúng đó." Pam trả lời. Cô cầm một nhánh cây và bắt đầu vẽ một số hình trên cát. Cô nhìn kỹ những dấu hình đó, xoá hết đi, rồi lại bắt đầu lại từ đầu. |
Pete stared, too. The marks looked like fish and some circles. What did they mean? Something to Pam, evidently. Finally, she nodded. "It just might work," she said to herself. | Pete cũng nhìn theo chăm chú những dấu hình Pam vẽ trên cát. Một số hình trông giống hình con cá, và một số khác là những hình tròn. Rõ ràng là những dấu hình này có rất nhiều ý nghĩa với Pam. Sau một lúc, cô gật gù nói một mình, "May ra thì có thể được đấy." |
"What kind of economics class, was it, Egyptian Economics? Those look like hieroglyphics." | "Lớp học kinh tế kiểu gì vậy? Kinh tế học Ai Cập chăng? Những dấu hình này có vẻ giống chữ viết của Ai Cập đấy..." |
"No, it was a principles of economics class. When you mentioned plunder, it reminded me of the coolest thing I learned in that class." | "Không phải đâu. Đây là một nguyên tắc của kinh tế học. Anh đề cập đến chuyện đánh cướp làm em mới sực nhớ ra một bài học rất hay trong một lớp về kinh tế học." |
"What, assuming away all the unpleasant parts of reality?" | "Điều đó là cái gì? Có phải là cứ giả sử rằng những cái rắc rối của cuộc đời thật không xảy ra cho tiện tính toán?" |
"Nope. Comparative advantage. David Ricardo's great contribution to economic theory." "I've heard of that, Pam. But isn't that about trade?" "It is. We're going to trade with the Fishers and it's going to save our lives." | "Không đâu. Đó là cái khái niệm về lợi thế tương đối - một đóng góp lớn rất quan trọng của David Ricardo về các lý thuyết kinh tế." "Anh cũng có nghe nói tới cái khái niệm này rồi, Pam. Nhưng nó có liên hệ tới tình trạng hiện tại của mình đâu?" "Có chứ. Mình sẽ bắt đầu trao đổi với nhà Fishers, và chuyện trao đổi ấy sẽ cứu sống mình." |
She made some more marks in the sand and showed Pete what she had in mind. There were too many fractions and ratios for his taste, but he got the idea. She might be right, he thought. Maybe. | Cô tiếp tục vẽ thêm vài dấu hình nữa và bàn với chồng những điều cô đang nghĩ. Pete thấy những phân số và tỷ số Pam vẽ ra chẳng hợp với khẩu vị anh tí nào, nhưng anh cũng nắm được đại ý. Tuy ý kiến của Pam còn có qúa nhiều điều không có lợi có thể xảy ra, nhưng cuối cùng anh cũng xiêu lòng. Anh nghĩ thầm rằng Pam có thể đúng... Có thể lắm... |
The next morning, Pam and Pete took the half-day journey to the water hole, filled up two coconut shells of water each and carried them back home, reaching the beach where they fished and slept at sunset, too late for either of them to go fishing. Pete couldn't help worrying that they were committing suicide by skipping fishing. Especially when they needed more protein and not less. But Pete trusted his wife. | Sáng hôm sau, Pam và Pete dành nguyên ngày đi lấy nước từ con suối ở giữa đảo, và mỗi người mang về được hai vỏ dừa đầy nước. Về lại đến bãi biển nơi mà họ vẫn bắt cá và nghỉ hằng ngày thì đã trễ rồi, không còn đủ thì giờ đi bắt cá nữa. Pete cứ lo sợ rằng hai vợ chồng sẽ chết đói sớm nếu cứ phải đi lấy nước mà không bắt được cá ăn như thế này. Nhất là lúc mà họ đang cần phải ăn thêm nhiều chất đạm để có thêm sức. Nhưng anh cũng tin tưởng ở Pam. |
They stored two of shells of water near where they slept and carried two over to where the Fishers were hanging out on their stretch of beach, enjoying the sunset. | Họ xếp hai vỏ dừa đựng nước ở gần chỗ ngủ rồi mang hai vỏ dừa nước khác qua cho vợ chồng Fishers, đang ngồi ngắm hoàng hôn ngoài bãi biển. |
"Hello," Pam said. "Would you guys be interested in some extra water?" "Sure," Felicia Fisher said. She thought about how nice it would be to have a little extra. She could grow a few more herbs. She could take a bath without having to trek to the water hole and getting back late. "So what's the catch?" asked her husband. "I'd like to swap. Two shells of water for four fish." | "Chào anh chị, không biết anh chị có muốn có thêm một ít nước không?" Pam hỏi. "Muốn lắm chứ," Felicia Fisher trả lời. Cô nghĩ bụng, có thêm một ít nước dùng thì cũng tốt lắm. Cô có thể dùng để trồng thêm rau, hay có thể dùng để tắm mà không phải lội bộ đến suối nước để lấy thêm. "Vậy thì hai người muốn gì?" Fred Fisher hỏi thẳng. "Chúng tôi muốn trao đổi. Hai vỏ dừa nước lấy 4 con cá." |
"Four fish!" Fred Fisher was furious. He stood up. "Four fish! We catch six fish a day. If we gave you four, then—" "You catch six fish a day? That's wonderful. That means—" "If we made that deal," Fred Fisher interrupted, "we'd end up with two fish a day. I'm still hungry after eating three fish a day. So beat it." After the Palmers were out of earshot, Pam had an inspiration. "Let's just leave the Fishers this water as a gift." "Are you crazy?" | "4 con cá!" Fred giận dữ đứng dậy, "4 con cá! Anh có biết là chúng tôi chỉ có bắt được 6 con cá trong ngày thôi không? Nếu tôi đưa cho anh 4 thì..." "Anh bắt được đến 6 con cá mỗi ngày cơ à? Thế thì tốt quá. Thế là..." Fred Fisher cắt ngang,"Nếu chúng tôi đồng ý nghĩa là chúng tôi chỉ còn lại hai con cá. Một mình tôi ăn ba con cá mỗi ngày mà hẵn còn đói, huống chi... Thôi, đi chỗ khác chơi đi anh bạn" Sau khi đi được một quãng để biết chắc là vợ chồng Fishers không nghe được, Pam có một sáng kiến. "Hãy để lại hai vỏ dừa nước này cho nhà Fishers làm qùa đi." "Em điên rồi hả?" |
"No, I don't think so." And once again Pam explained what she had in mind. While the Fishers were enjoying the sunset, the Palmers left the water at the entrance of the Fisher's hut. The next day, they did the same thing. And the next day as well, though by the third time, it was dark. They had to walk slower than usual—they were weak with hunger. | "Không đâu." Một lần nữa, Pam giải thích cho chồng nghe ý định của mình. Thế là trong khi vợ chồng Fishers ngồi ngắm cảnh hoàng hôn thì cặp Palmers để lại hai cái vỏ dừa nước trước căn lều của nhà Fishers. Ngày hôm sau họ cũng làm như vậy. Rồi hôm sau nữa Đến hôm thứ ba thì lúc đó trời đã tối. Họ phải đi chậm rãi hơn - hai người đã qúa mệt vì đói. |
But on the third day, as they left the water for the Fishers, they were met by Felicia Fisher. "Here," she said, extending her arms. She handed Pam four fish, wrapped in cool leaves to keep them fresh. "Enjoy. You were wiser than we were." The Fishers continued to make the deal every day, accepting two waters for four fish. It turned out to be a good deal for both families. The possibility of trade changed how the Fishers and Palmers spent their days. | Nhưng đến ngày thứ ba, sau khi vừa để lại nước cho nhà Fishers như hai hôm trước, Felicia đã ra gặp họ. "Đây này," vừa nói, cô ta đưa cho Pam bốn con cá đã được gói trong lá cho tươi. "Lấy mà ăn đi. Anh chị vậy mà khôn hơn chúng tôi đấy." Nhà Fishers tiếp tục trao đổi như thế hằng ngày, 4 con cá đổi lấy 2 vỏ dừa nước. Hóa ra cả hai nhà đều có lợi trong chuyện trao đổi này. Nhờ trao đổi mà cả hai nhà Palmers và Fishers đều thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày trên đảo của họ. |
Once the trade was in place, both of the Fishers went fishing and caught 12 fish. After giving four to the Palmers in exchange for two waters, they were left with 8 fish, two more than they had enjoyed when they were self-sufficient. They had one less water, but they could survive on two waters a day. Their herbs died. But eight plain fish each day were better than six tastier ones. | Sau khi chuyện trao đổi trên được thực hiện, cả hai vợ chồng Fishers đều đi bắt cá hết; hai người mỗi ngày đã bắt được đến 12 con cá. Sau khi chia với nhà Palmers 4 con cá để lấy 2 vỏ dừa nước, họ vẫn còn dư đến 8 con cá, nhiều hơn đến hai con so với trước lúc chuyện trao đổi xảy ra. Tuy là họ có ít hơn 1 vỏ dừa nước, nhưng hai vỏ dừa nước cũng đã đủ dùng rồi. Vườn rau thơm không còn nữa, nhưng được ăn 8 con cá không có rau thơm vẫn tốt hơn là chỉ được ăn 6 con cá với rau thơm. |
The Palmers both went for water every day. After giving two waters to the Fishers, they were able to have four fish, two more than they had enjoyed when they were self-sufficient. | Hai vợ chồng Palmers đều đi lấy nước hằng ngày. Sau khi chia cho nhà Fishers hai phần nước, họ sẽ có được 4 con cá, nhiều hơn hai con so với lúc trước khi họ chưa trao đổi được với nhà Fishers. |
Comparative Advantage The textbook story of this transformation is that the Fishers have a comparative advantage in fishing. Though they are better than the Palmers at both water collecting and fishing, the Fishers have a comparative advantage at fishing. They are relatively better at fishing than they are at collecting water, compared to the Palmers. Notice that there are two senses of comparative in the previous sentence—we are comparing fishing to water collecting and the Fishers to the Palmers. Comparative advantage has no meaning in a one-good world or in a one-family economy. | Lợi thế tương đối Câu chuyện trên đây về sự thay đổi những hoạt động hằng ngày của hai cặp Palmers và Fishers đã nói lên cái lợi thế tương đối của nhà Fishers trong chuyện bắt cá. Mặc dù cả hai đều khá hơn nhà Palmers về chuyện xách nước lẫn chuyện bắt cá, Fishers thực ra đã có lợi thế một cách tương đối hơn so với Palmers trong việc bắt cá. Nên chú ý ở đây về khái niệm "tương đối". Khái niệm này chỉ có thể được áp dụng trong những điều kiện hoặc môi trường mà chúng ta có thể so sánh và đối chiếu kết quả giữa hai hay nhiều nhóm cùng làm những công việc tương đương. Trong một môi trường hoặc hoàn cảnh mà mọi người đều sinh hoạt giống như một đại gia đình êm ấm với nhau - không có tranh giành hay cạnh tranh lẫn nhau - thì cái khái niệm lợi thế tương đối này không có ý nghĩa gì cả. |
But the tricky nature of the sense of "comparative advantage" leads to confusion when people say things like "the lesson of comparative advantage is to do what you do best" or "the lesson of comparative advantage is to do what you do 'relatively well.' " What do these statements mean exactly? How do they generalize to international trade in a world of many nations and many goods and services? | Nhưng cái bản chất rắc rối trong ý nghĩa của khái niệm "lợi thế tương đối" lại dẫn ta đến một sự lẫn lộn sau đây, như khi người ta nói rằng "bài học của lợi thế tương đối là hãy làm những gì mình làm giỏi nhất," hay là "bài học của lợi thế tương đối là hãy làm những gì mình làm ‘tương đối' giỏi." Hai câu này thực sự nghĩa là gì? Làm sao mà chúng có thể được áp dụng một cách tổng quát trong nền mậu dịch quốc tế gồm nhiều quốc gia, hàng hóa và dịch vụ? |
An easier way to understand the lesson of comparative advantage is to see that there are two ways the Palmers to get fish, the direct way and the roundabout way. The direct way is go fishing. The roundabout way is to collect water and trade it for fish. Which is better? It depends of which way is cheaper. If the Palmers fish, they must sacrifice four waters to get four fish. If the Palmers swap with the Fishers, it only costs them two waters in trade to acquire fish. The roundabout way is cheaper for the Palmers. | Để có thể đơn giản hóa bài học về lợi thế tương đối này, bạn có thể nghĩ thế này: có hai cách để vợ chồng Palmers có thể có cá ăn, một cách trực tiếp và một cách gián tiếp. Cách trực tiếp là chính họ đi bắt cá lấy. Cách gián tiếp là đi lấy nước về để đổi lấy cá. Cách nào thì tốt hơn? Tùy theo cách nào "rẻ tiền", hay là có lợi hơn. Nếu nhà Palmers đi bắt cá lấy mà ăn thì họ sẽ có được 4 con cá mỗi ngày, nhưng lại không có nước uống. Nếu họ trao đổi với nhà Fishers thì họ có thể vẫn có được 4 con cá, mà lại còn được thêm hai phần nước nữa. Rõ ràng là cách gián tiếp có lợi hơn cho nhà Palmers. |
For the Fishers, the logic is the opposite. Even though they are better than the Palmers at gathering water, it is cheaper for the Fishers to gather water by catching fish and swapping it for water. And it is cheaper for the Fishers to get fish by catching fish themselves, the direct way. There is no way for the Fishers to get water and find a trade with the Palmers that can make both of them better off. | Với nhà Fishers thì ngược lại. Mặc dù họ vẫn khá hơn nhà Palmers trong chuyện mang nước, nhưng nếu họ chỉ đi bắt cá thôi, rồi dùng cá để đổi lấy nước của nhà Palmers thì cuối cùng họ vẫn có đủ nước dùng, và vẫn còn được nhiều cá hơn là nếu họ vừa phải đi bắt cá, vừa đi lấy nước. Do đó, nhà Fishers đã áp dụng cách trực tiếp là đi bắt cá lấy. Chỉ có như thế thì cả hai nhà Palmers và Fishers đều có lợi trong chuyện trao đổi. |
A visitor arriving on the island to rescue the two families would see one family that was good at fishing and another at collecting water. The picture would look like the one I told at the beginning of this essay—if you're good at growing corn and I'm good at knitting, we should swap corn for a sweater. So the Fishers swap some of their fish for some of the Palmers water. But clearly the visitor is missing the real picture of what was going on. What the visitor sees masks what is really going on. | Khi người khác tới đảo để giải cứu hai gia đình đắm tầu thì họ chỉ thấy một nhà thì giỏi về bắt cá, nhà khác đi lấy nước. Sự việc này cũng tương tự như tình trạng tôi đã giới thiệu từ lúc đầu của bài giảng này - nếu bạn trồng bắp giỏi còn tôi có thể đan áo đẹp thì chúng ta nên trao đổi với nhau. Nhà Fishers đã đổi một ít cá họ bắt được để lấy nước dùng mà nhà Palmers đã mang về. Nhưng người ta chỉ nhìn thấy được những sự việc đang xảy ra trước mắt, mà đã không biết rõ được thực sự chuyện gì đã xảy ra. |
Even a visitor who discovers the history of the island might be misled about the power of specialization. We usually think of the gains from specialization as coming from getting better at something from doing the same thing over and over again. Yet no one on the island had gotten better at what they do. | Cho dù có người nào đó có khám phá ra được cái lịch sử của hòn đảo đi nữa họ cũng có thể hiểu lầm về sức mạnh của sự chuyên môn hóa. Chúng ta thường nghĩ rằng cứ làm một việc gì lâu ngày và thường xuyên thì sẽ trở thành "chuyên môn" về chuyện đó. Thế nhưng trong trường hợp trên đây chẳng có ai trên đảo trở nên giỏi hơn, hay trở nên "chuyên môn" về chuyện họ làm cả. |
So where did those extra fish come from? Even in the simplest of worlds, this world of Treasure Island where two families swap two goods among themselves, things are not so simple. And what are the lessons of comparative advantage in the real world, the world we live in where there are millions of us trading millions of goods and services across international borders, a world where jobs are destroyed and created rather than just rearranged as they are on Treasure Island, a world where the terms of trade are set by markets rather than a negotiation by two parties in desperate straits? Is the simple Ricardian lesson of comparative advantage anything more than a clever textbook example that yields tricky exam questions? | Vậy thì số cá bắt được trở thành nhiều hơn là do từ đâu vậy? Ngay cả trong một môi trường đơn giản nhất như là ở Hòn đảo Châu báu này, nơi chỉ có hai gia đình trao đổi lẫn nhau sản phẩm của mình, cái thực chất của vấn đề cũng không phải đơn giản như vậy. Thế thì chúng ta có thể rút ra được bài học gì trong cái khái niệm về lợi thế tương đối trong đời sống thực sự trên thế giới, nơi có hàng triệu người trong chúng ta cùng muốn trao đổi hàng triệu sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, không những trong cùng một nước mà với cả những quốc gia khác; trong một môi trường nơi mà thay vì sắp xếp hay bố trí lại các công việc làm khác nhau thì người ta đã hủy bỏ hoặc thành lập ra những công việc mới lúc cần thiết, nơi mà những điều kiện trao đổi không được điều đình bởi hai thành phần trực tiếp nói chuyện với nhau trong hoàn cảnh tuyệt vọng, mà lại bị chi phối bởi tình hình thị trường? Thế thì phải chăng bài học giản dị về lợi thế tương đối của Ricardo chỉ là một thí dụ hay ho trong sách giáo khoa để thầy giáo dựa trên đó mà ra những câu hỏi rắc rối trong bài thi? |
I'll try and answer these questions in the next part of this essay. | Tôi sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi này trong phần tiếp sau đây. |
Part II. How Trade Transforms Our Standard of Living | Phần II. Mậu dịch đã biến đổi tiêu chuẩn sống của chúng ta như thế nào? |
Trade, on the surface, seems simple. You have something I want and I have something you want. So we trade and both of us are better off. Yet, the deepest power of trade is hidden. The unseen side of trade is its impact on how we use our time and the wages we earn. Being able to trade with others, whether it's our neighbors across the street or our neighbors across the border, gives us the opportunity to rely on others for some or most of the goods and services we enjoy. And that reliance on others, in turn, allows even the poorest among us to have a standard of living that would be unimaginable under self-sufficiency. How does trade transform our standard of living? | Trao đổi, xem ra có vẻ rất đơn giản. Bạn có một vài thứ tôi muốn và tôi có vài thứ bạn muốn thì chúng ta trao đổi và cả hai chúng ta đều có lợi. Nhưng sức mạnh sâu xa nhất của trao đổi vẫn còn được dấu kín. Sức mạnh mà chúng ta không thấy được của trao đổi là ảnh hưởng của nó trên phương cách ta sử dụng thời giờ và tiền lương mà ta kiếm được. Khả năng để trao đổi với những người khác, hoặc là với láng giềng của ta dù ở bên kia đường hay là với láng giềng ở bên kia biên giới, tạo cho chúng ta cơ hội để nhờ vào những người khác mà hưởng dụng được một số hay hầu hết những đồ vật hàng hóa và dịch vụ. Và sự tùy thuộc vào những người khác, lại cho phép ngay cả những người nghèo khó nhất trong chúng ta có được một tiêu chuẩn sống [cao cấp] mà cách sống theo kiểu tự cung ứng cũng không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Câu hỏi được đặt ra là Trao đổi đã thay đổi tiêu chuẩn sống của chúng ta như thế nào? |
To begin to answer that question in the first part of this essay, I told the story of the Fishers and the Palmers, two newly-wed families shipwrecked on a tropical island, desperately seeking food and water. The Palmers can barely gather enough fish and fresh water to survive. The Fishers are better at both. But even though the Palmers are inferior in both tasks to the Fishers, they still have something to offer in trade—their time. By collecting water for the Fishers, the Fishers have more time to fish. And by fishing for the Palmers, the Fishers create more time for the Palmers to collect water. | Để bắt đầu trả lời câu hỏi này trong phần đầu của tiểu luận này, tôi đã kể câu chuyện của hai gia đình mới cưới là Fishers và Palmers, họ bị đắm tầu trên một hòn đảo nhiệt đới, và đang phải vất vả tìm kiếm đồ ăn và nước uống. Gia đình Palmers chỉ có thể thu thập vừa đủ cá và nước ngọt để sống còn. Gia đình Fisher thu thập cả hai thứ khá hơn. Nhưng mặc dù gia đình Palmers yếu kém hơn gia đình Fisher trong cả hai công việc, họ vẫn có một cái gì đó để trao đổi - đó là thì giờ của họ. Bằng cách góp nhặt nước cho gia đình Fishers, gia đình Fishers có thêm thì giờ để bắt cá. Và bằng cách đánh bắt cá cho gia đình Palmers, gia đình Fishers tạo thêm thì giờ cho gia đình Palmers đi lấy nước. |
In the example I used, the Fishers have a comparative advantage in fishing. Even though they are better water collectors than the Palmers, collecting water means not fishing. It is better for the Fishers to produce water by what I call the roundabout way—by fishing and swapping the fish for water. Similarly, the Palmers have a comparative advantage in collecting water. While they are able to fish, fishing is costly—it means giving time up from water collecting. Better to get fish by collecting water and swapping it for fish. The result is a higher standard of living for both families. How does this happen? | Trong thí dụ tôi đã dùng, gia đình Fishers có lợi thế tương đối trong việc đánh bắt cá. Mặc dù họ cũng giỏi lấy nước hơn gia đình Palmers, nhưng đi lấy nước có nghĩa là bỏ qua việc đánh bắt cá. Chính ra đối với gia đình Fishers, lấy nước bằng phương cách gián tiếp - bằng đánh bắt cá và đổi cá lấy nước ngọt là phương pháp tốt hơn. Tương tự như vậy, gia đình Palmers có lợi thế tương đối trong việc lấy nước. Dù họ có thể đánh bắt cá, nhưng đánh bắt cá quá tốn kém - do phải giảm thiểu thì giờ đi lấy nước. Tốt hơn là có được cá bằng cách đi lấy nước để đổi với cá. Kết quả là tiêu chuẩn sống cao hơn cho cả hai gia đình. Ta hãy xét xem chuyện này xảy ra như thế nào? |
The Power of Specialization The simple answer is specialization. When we think of the benefits of specialization, we think of learning-by-doing, the extra productivity that comes from doing one thing over and over. This effect of specialization can be very powerful. If you only grow cedar trees, you learn a lot about how they grow and how they die. You learn a lot about how to respond to an increase in the price of cedar trees that's temporary and one that's permanent. You become a more effective user of land and human effort and equipment. So it can be productive to have someone specialize in growing cedar trees rather than having the maker of pencils, say, master not just the assembly of pencils, but the growing of the cedar necessary to make the wood of the pencil. | Sức mạnh của sự chuyên môn hóa Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi trên là chuyên môn hóa. Khi chúng ta nghĩ tới lợi ích của chuyên môn hóa, chúng ta nghĩ tới học bằng thực hành, đến năng suất phụ trội do làm đi làm lại một công việc. Ảnh hưởng này của sự chuyên môn hóa có thể rất lớn. Nếu bạn chỉ trồng những cây tuyết tùng (Cedar), bạn học được rất nhiều về cách trồng những cây này và biết chúng sống, chết như thế nào. Bạn học rất nhiều về phương cách đối phó với việc tăng giá cây tạm thời và tăng giá lâu dài. Bạn trở nên một người biết sử dụng đất đai và sức người một cách có hiệu quả. Một người nào đó chuyên trồng những cây tùng thì có thể sẽ làm việc hữu hiệu hơn là một người vừa thành thạo việc sản xuất bút chì vừa trồng cả những cây tùng để cung cấp gỗ làm bút chì nữa. |
But learning by doing isn't the source of the increased productivity of the Fishers and Palmers. No one has actually become more productive. The source of the increased productivity is simply a better assignment of people to the various tasks. It is tempting to say that people have been assigned to what they do best, but that statement has no meaning. After all, the Fishers are the best water collectors and they have given up water collecting. | Nhưng học bằng thực hành không phải là nguồn gốc của sự gia tăng hiệu suất của gia đình Fishers và Palmers. Chẳng có ai trong hai gia đình này thực sự trở nên hữu hiệu hơn. Nguyên nhân đơn giản của sự gia tăng hiệu suất là sự phân công nhân sự vào những nhiệm vụ, công việc khác nhau một cách hợp lý và hiệu quả. Người ta thường nói rằng con người đã được phân định vào việc mà họ làm tốt nhất, nhưng câu này không có nghĩa gì cả. Vì nói cho cùng, gia đình Fishers cũng là những người giỏi nhất trong việc đi lấy nước và họ cũng đã bỏ việc lấy nước này. |
People have been assigned to the tasks that lead to the greatest output where "greatest" takes into account the importance of extra protein relative to diminished water. Trade has allowed the two families to use the one truly scarce resource on the island—the time of the families—as productively as possible. | Những người trong hai gia đình này đã được phân định cho những công việc dẫn tới sản lượng cao nhất, "cao nhất" có nghĩa là phải kể đến sự quan trọng của tăng thêm được lượng chất đạm từ cá một cách tương đối so với lượng nước ngọt bị giảm. Trao đổi đã cho phép hai gia đình dùng một nguyên liệu thật sự khan hiếm trên hòn đảo - thời giờ của hai gia đình - sao cho mang lại hiệu năng cao nhất. |
In the first installment of this story, I portrayed the Fishers as cold, cruel and unfriendly. They traded with the Palmers out of the narrowest self-interest. What is remarkable about the post-trade assignment of tasks is that it is the assignment of tasks that the Fishers and Palmers would agree to if they were all members of one loving family. Yet the invisible hand of self-interest has induced the two families to create the same level of output they would create in a situation where they all cared about each other. | Trong phần đầu của câu chuyện này, tôi miêu tả gia đình Fishers là những người lạnh lùng, ác độc và không thân thiện. Họ trao đổi với gia đình Palmers qua cái vị kỷ hẹp hòi của họ. Sự việc phi thường, đáng chú ý về sự phân định của các công việc hậu-trao-đổi là việc hai gia đình Fishers và Palmers phân công cho nhau như thể họ là thành viên yêu thương nhau trong cùng một gia đình. Tuy không ưa nhau, nhưng bàn tay vô hình của quyền-lợi- riêng đã khiến hai gia đình cùng làm việc với nhau và tạo nên cùng một sản lượng như trong một hoàn cảnh mà tất cả đều lo lắng cho nhau. |
|
|
Trade, fundamentally, is about cooperation. Your skills allow me to leverage mine by specializing, making both of us better off. Notice that there is nothing constant about comparative advantage. If the Fishers manage to escape from the island and a new family arrives that is again better than the Palmers at each activity but in a different ratio, the Palmers could have a comparative advantage at fishing even though nothing about their skills has changed. The lesson is that the best use of your time in a world of trade depends on the skills of others. Our differences create the potential for specialization and the creation of wealth. | Trao đổi, một cách cơ bản chính là về sự hợp tác. Kỹ năng của bạn cho phép tôi tận dụng kỹ năng của tôi vào sự chuyên môn hóa, [và điều này] làm cho hai chúng ta đều có lợi. Nên ghi nhận rằng không có gì bất biến về lợi thế tương đối. Nếu gia đình Fishers tìm được cách trốn khỏi hòn đảo và một gia đình mới cũng giỏi hơn gia đình Palmers trên mỗi công việc nhưng với một tỷ lệ khác, gia đình Palmers có thể đã có một lợi thế tương đối trên việc đánh cá mặc dầu không có gì thay đổi về kỹ năng của họ. Bài học ở đây là việc sử dụng thời giờ của bạn một cách tốt nhất trong thế giới mậu dịch lệ thuộc vào kỹ năng của những người khác. Sự khác biệt giữa chúng ta tạo nên tiềm năng cho sự chuyên biệt hóa và tạo ra sự giầu có. |
Trade based on our differences is one source of specialization. The other comes from Adam Smith's insight that the division of labor is limited by the extent of the market. Smithian specialization comes from what we might call economies of scale. When there are enough families collecting water or enough families fishing, then someone can make a living fabricating canteens or fishing nets. And when the markets for canteens or fishing nets grows large enough, they can be produced by workers as part of an assembly line or production process rather than by individual craftsmen. Both forms of specialization, from trade based on our differences and from economies of scale based on the expansion of the market, increase our opportunities beyond what they would be under self-sufficiency. | Trao đổi dựa trên sự khác biệt giữa chúng ta là một trong những cội nguồn của chuyên môn hóa. Một nguồn gốc khác, xuất phát từ nhận thức của Adam Smith, cho rằng sự phân chia lao động bị giới hạn trong phạm vi của thị trường. Theo Smith, sự chuyên môn hóa đã được hình thành từ cái mà chúng ta gọi là cán cân kinh tế (kinh tế lượng định). Khi có đủ những gia đình thu thập nước hay đủ những gia đình đánh cá, thì một người nào đó có thể kiếm sống bằng cách chế tạo những bình mang nước hay những lưới cá. Và khi thị trường bình nước hay lưới cá đã lớn mạnh đủ, chúng có thể được sản xuất bởi những người thợ như là một phần của hệ thống dây chuyền hay tiến trình sản xuất hơn là bởi những thợ thủ công riêng lẻ. Cả hai dạng của chuyên môn hóa, từ trao đổi dựa trên sự khác biệt giữa chúng ta và từ cán cân kinh tế dựa trên sự bành trướng của thị trường, tạo thêm cho chúng ta nhiều cơ hội hơn những cơ hội mà định chế tự cung ứng mang lại. |
Self-sufficiency is the road to poverty. Trade creates wealth by letting me use your skills along with mine. | Tự cung ứng là con đường dẫn tới nghèo khó. Mậu dịch tạo nên sự thịnh vượng bởi nó cho phép tôi dùng kỹ năng của bạn song song với kỹ năng của tôi. |
This story of how trade expands opportunities has nothing to do specifically with international trade—trade across human-created borders. There is nothing significant about the nationality or the birthplace or the accents or language of the people in the story who do the trading. | Câu chuyện về sự trao đổi gia tăng những cơ hội như thế nào không liên hệ một cách đặc biệt gì tới mậu dịch quốc tế - trao đổi qua những biên giới nhân tạo. Quốc tịch, nơi sinh quán, hay ngôn ngữ của một người không hề có một ảnh hưởng quan trọng nào trong vấn đề trao đổi cả. |
Specialization in a Modern Economy What is the lesson of comparative advantage, specialization and the story of the Palmers and the Fishers for our lives? The lesson of comparative advantage is that while anything we do is worth doing well, not everything we do well is worth doing. Not everything we do well is worth doing. A CEO who is a great cook still orders take-out, even take-out that isn't as good as what the CEO can make. The cost of cooking isn't just the grocery bill—it's the time taken away from managing the company. | Chuyên môn hóa trong nền kinh tế hiện đại Lợi thế tương đối, chuyên môn hóa, và câu chuyện của hai gia đình Palmers và Fishers cho chúng ta bài học gì? Bài học về lợi thế tương đối là dù bất cứ việc gì chúng ta làm đều đáng để cho ta ra sức làm cho tốt, nhưng không phải mọi việc chúng ta làm tốt đều đáng làm. Không phải mọi việc chúng ta làm tốt đều đáng làm. Một ông tổng giám đốc (CEO), đồng thời cũng là một người nấu bếp giỏi, vẫn mua đồ ăn mang về, dù những đồ ăn mua về ấy không ngon bằng đồ ăn ông ấy nấu lấy. Phí tổn cho việc nấu ăn không phải chỉ là cái biên lai mua đồ ăn mà thôi - nó còn là thời giờ ông tổng giám đốc dùng để quản lý công ty bị mất đi vào chuyện nấu ăn. |
Consider Jane Galt, the pseudonym of an accomplished journalist who blogs on economics and policy. Evidently, she loves to cook. She recently blogged on the best kitchen gadgets. Her descriptions made we want to buy all of them—Jane writes very well and her passion for cool stuff is contagious. A visitor to the site commented, perhaps tongue in cheek, that the failure of Jane to be hired as a copywriter for a kitchenware catalog was proof that markets don't work well. But of course, just the opposite is true. Jane remains a journalist precisely because markets do work well—as good as she is at writing catalog copy, she's even better at journalism. For Jane to become a copywriter for a catalog would be very costly even though she's very good at it. I presume the kitchenware makers can't pay her enough to bid her away from her day job as a journalist. | Hãy xem một thí dụ khác về Jane Galt, bút hiệu của một ký giả có tiếng vẫn thường viết blog về kinh tế và chính trị. Cứ đọc những gì cô viết, ta thấy rõ là cô ấy thích nấu nướng. Gần đây cô đã viết trên blog của mình về những vật dụng dùng trong nhà bếp. Sự diễn tả của cô đã làm tôi muốn mua tất cả những món đồ ấy - Jane viết rất hay và sở thích của cô về những dụng cụ tân kỳ dễ dàng lôi cuốn người đọc cùng thích nấu nướng như cô. Một người vào thăm trang blog của cô góp ý, một cách hơi đùa giỡn, rằng việc Jane không được thuê để viết về những đồ dùng trong bếp là một bằng chứng cho thấy thị trường thực sự không vận hành tốt như ta vẫn nghĩ. Nhưng thực ra điều ngược lại mới đúng. Jane vẫn làm nghề ký giả chính là vì thị trường vận hành tốt - dù khả năng cô viết về đồ dùng trong bếp cho những cuốn quảng cáo giỏi như thế, nhưng khi làm ký giả cô viết còn giỏi hơn. Đối với Jane, việc trở thành người viết quảng cáo, sẽ khiến cô bị thiệt hại, dù cô làm việc này rất giỏi. Tôi cho rằng những nhà sản xuất đồ dùng trong bếp không đủ sức trả lương để cô bỏ nghề ký giả. |
The same lesson applies to a country. Just because America could make fabulous televisions doesn't mean we should have a television industry. The cost of producing televisions means less of something else. It might be better to make that something else and trade with foreigners for televisions. Letting people outside the United States sell us televisions and cars and watches and steel and shoes frees up resources that allow us to make more of other things we value. | Cùng một bài học có thể áp dụng vào một quốc gia. Vì Hoa kỳ có thể sản xuất những máy truyền hình ngoại hạng không có nghĩa là chúng ta nên có một kỹ nghệ sản xuất máy truyền hình. Tiền phí tổn dành ra để sản xuất máy truyền hình có nghĩa là sẽ có ít tiền hơn cho những thứ khác. Hoa Kỳ có thể có lợi hơn khi chế tạo những vật dụng khác và trao đổi với nước khác để lấy máy truyền hình. Hãy để cho ngoại quốc bán cho ta máy truyền hình, xe hơi, sắt thép và giày vớ, và để dành tài nguyên đó cho việc sản xuất thêm những thứ khác có giá trị hơn. |
Or consider Bill Belichick, the coach of the New England Patriots who was an undergraduate economics major. He would probably make a fine economist. But he is also a fine football coach. It is tempting to say he's a better football coach than he is an economist. But that's not a meaningful statement. What can "better" possibly mean in the everyday sense of the word? Had Belichick lived in the 1930s, he might have chosen economics as his profession. But the productivity of coaching football in 2006 is much higher than it was in 1930. So he coaches. The most productive use of one's time depends on the skills that others can provide. But it also depends on the value of those skills. When football is more popular as it is today compared to the 1930s, being an economist is too expensive a route for Mr. Belichick. | Một ví dụ khác là Bill Belichick, huấn luyện viên của đội banh bầu dục Patriots của vùng New England, người đã có bằng cử nhân về kinh tế. Ông đã có thể trở nên một chuyên viên kinh tế giỏi dang. Nhưng ông hiện là một huấn luyện viên lành nghề của đội banh bầu dục. Dễ có thể nói rằng là huấn luyện ông làm giỏi hơn là một chuyên viên kinh tế. Nhưng câu đó không có ý nghĩa lắm. Từ "giỏi hơn" có thể có nghĩa nào khác hơn với nghĩa ta thường hiểu không? Nếu Belichick sống vào thập niên 1930, có lẽ ông đã chọn nghề về kinh tế. Nhưng kết quả của sự hướng dẫn đội banh bầu dục ngày nay lớn hơn nhiều so với thập niên 1930. Vì vậy ông đang làm huấn luyện viên. Cách hiệu quả nhất để dùng thời giờ của một người tùy thuộc vào tay nghề mà những người khác có thể cung cấp. Nhưng nó cũng tùy thuộc vào giá trị của những tay nghề này. Khi banh bầu dục phổ biến hơn như hiện nay so với những năm 1930, làm một chuyên viên kinh tế quả là một con đường quá ư tốn kém đối với Belichick. |
These real world examples help us understand the significance of trade in the real world where there are millions of people, millions of products and millions of ways to spend our time working in the marketplace. In what activities do I have a comparative advantage? How can I possibly make the calculations of the ratio of my productivity to yours and everyone else's? What is my comparative advantage? | Những thí dụ thực tiễn này đã giúp chúng ta hiểu sự quan trọng của trao đổi thương mại trong thực tế nơi mà có hàng triệu người, hàng triệu sản phẩm và hàng triệu phương cách để dùng thời giờ làm việc của chúng ta trong thương trường. Tôi có được lợi thế tương đối trong những hoạt động nào? Làm sao tôi có thể tính được tỷ số của hiệu năng của tôi với hiệu năng của anh và một người nào khảc. Lợi thế tương đối của tôi là gì? |
The existence of prices and wages makes it possible to answer these impossible questions. Prices and wages emerge as we trade with one another. They are a by-product of trade. But the prices and wages are in turn what make trade so powerful in an economy with millions of people doing millions of tasks. Prices and wages help us decide what to produce via trade—the roundabout way—and what to produce on our own—the direct way. Suppose fish is $5 a pound and I can catch three pounds of fish in a day. Look at my lecturing wage. If I can earn more than $15 dollars a day lecturing, I lecture and visit the fish market at the end of the day. And so it is with most of the things we enjoy. We produce them the roundabout way by buying them with the money we earn working at the most productive activity the marketplace find for our time. | Sự hiện hữu của giá cả và lương bổng giúp trả lời những câu hỏi khó trả lời này. Giá cả và lương bổng nảy ra khi chúng ta trao đổi với nhau. Chúng là những sản phẩm phụ của trao đổi. Nhưng lần lượt giá cả và lương bổng làm cho trao đổi trở nên thật mạnh mẽ trong một nền kinh tế với hàng triệu người làm hàng triệu công việc. Giá cả và lương bổng giúp chúng ta quyết định sản xuất vật gì xuyên qua trao đổi - với phương cách gián tiếp - và sản xuất cái gì do chính chúng ta làm ra - phương cách trực tiếp. Giả định giá của một kg cá là $5 và tôi đánh bắt được 3 kg cá mỗi ngày. Hãy xem lương dạy học của tôi. Nếu tôi có thể làm được hơn $15 cho một ngày dạy học, tôi sẽ dạy học và tới chợ mua cá vào cuối ngày. Và tương tự như vậy cho những thứ khác mà ta cần có. Ta sản xuất theo phương cách gián tiếp và mua chúng với số tiền mà chúng ta làm được bằng những việc làm hữu hiệu nhất mà thị trường dành cho thời giờ của chúng ta. |
Money is not all that matters. I might still teach even if I earned less than $15 a day simply because I love teaching compared to fishing. And I might fish even if it is "inefficient" because I love to fish. Prices and wages allow us to choose how we spend our time in the most productive way possible, where "most productive" includes the non-monetary satisfactions we receive on the job alongside the money. Without prices and wages we would have no way of possibly figuring out the best ways to use our time, what we should specialize in and what we should let others make for us via trade. | Tiền bạc không phải là tất cả. Tôi có thể vẫn dạy học ngay cả khi kiếm được ít hơn $15 một ngày, đơn giản chỉ vì tôi yêu dạy học hơn đánh cá. Và tôi có lẽ cũng chỉ đánh cá, dù tôi có đánh cá dở, chỉ vì tôi yêu đánh cá. Giá cả và lương bổng cho phép chúng ta chọn lựa cách dùng thời giờ của chúng ta như thế nào để được hiệu quả nhất, bao gồm cả sự thỏa mãn phi-tiền tệ (không dính dáng gì đến tiền bạc mà chỉ vì mình thích) mà chúng ta nhận được song song với tiền bạc. Không có giá cả và lương bổng chúng ta có thể không có cách nào khác để có thể hình dung ra những cách tốt nhất để dùng thì giờ của chúng ta, cho cái mà chúng ta nên chuyên môn hóa và những cái nên để cho những người khác làm cho chúng ta qua sự trao đổi. |
Without prices and wages, how could Bill Belichick possibly know that football makes a good hobby in 1930 but a passionate 80-hour a week job in 2006? | Không có giá cả và lương bổng làm sao Bill Belichick có thể biết rằng banh bầu dục là một thú tiêu khiển trong 1930 nhưng là một công việc hào hứng đòi hỏi tới 80 giờ một tuần trong năm 2008? |
The simple story of the Palmers and the Fishers captures many of the essential lessons of trade: Trade creates wealth. Self-sufficiency is the road to poverty. The specialization we see in the world around us is the result of trade. We would do very different tasks and be much poorer if we limited either foreign or domestic trade The truly scarce resource in our lives is time and trade allows us to leverage our time and productivity in extraordinary ways by cooperating with others Not everything we do well as individuals or as a nation is worth doing Whether what we do well is worth doing, depends on the skills and desires of those around us. What is wise and productive in one time and place may not be wise and productive in another. | Câu chuyện đơn giản của gia đình Palmers và gia đình Fishers cho ta nhiều bài học quan trọng về trao đổi: Mậu dịch tạo sự thịnh vượng. Tự cung ứng là con đường dẫn tới nghèo khó. Sự chuyên môn hóa mà chúng ta thấy trên thế giới chung quanh ta là kết quả của sự trao đổi. Chúng ta có thể sẽ phải làm nhiều công việc rất khác nhau và trở nên nghèo khó hơn rất nhiều nếu chúng ta giới hạn mậu dịch ngoại thương hoặc nội thương. Thời giờ là tài nguyên thực sự hiếm hoi trong đời sống của chúng ta và mậu dịch cho phép chúng ta nâng cao thời giờ và hiệu năng của chúng ta bằng những phương cách độc đáo qua sự cộng tác với những người khác. Không phải mọi thứ chúng ta làm tốt trong cương vị cá nhân hoặc quốc gia thì đều đáng để làm. Việc mà chúng ta làm tốt có đáng để làm hay không tùy thuộc vào tay nghề và yêu cầu của những người chung quanh chúng ta. Sự khôn ngoan và hữu hiệu trong thời gian hay không gian lúc này có thể không khôn ngoan và hữu hiệu trong thời gian và không gian khác. |
Coping with Economic Change What's the most important element missing from the simple story of the Fishers and the Palmers? In this simple story, everybody gains from trade all the time. In the real world, the distributional aspects of trade are the source of much of the concern some have about globalization and the expansion of trade. But even here, I think the simple story of the Fishers and the Palmers has something to teach us. | Đối phó với thay đổi kinh tế Yếu tố quan trọng nhất, nhưng lại thiếu, trong câu chuyện đơn giản về gia đình Fishers và gia đình Palmers là yếu tố gì? Trong câu chuyện đơn giản này, mọi người đều được lợi từ sự trao đổi trong mọi thời điểm. Trong thế giới thực tại, những khía cạnh phân bố của trao đổi là nguồn gốc của mối quan tâm đến sự toàn cầu hóa và bành trướng của mậu dịch. Nhưng ngay tại đây, tôi nghĩ rằng câu chuyện đơn giản về gia đình Fishers và gia đình Palmers đã dạy chúng ta được đôi điều. |
Let's go back to Treasure Island with the Fishers and the Palmers. Suppose the two families settle into their new life of trade where the Palmers spend their days specializing in water collecting and the Fishers spend their days fishing. They are surviving and decide to stay on the island and raise their families there. One day, something happens that benefits one family and harms the other. Which of the following scenarios would you tolerate and which would you try and stop if you were the ruler of the island: | Hãy trở lại hòn đảo châu báu và hai gia đình Fishers và Palmers. Giả thử hai gia đình ổn định cuộc sống mới của họ với sự trao đổi trong đó gia đình Palmers dùng những ngày của họ để chuyên môn hóa trong việc thu thập nước và gia đình Fishers dùng những ngày của họ để đánh cá. Họ sống sót và quyết định ở lại trên đảo và xây đựng gia đình họ ở đó. Một ngày kia một việc xẩy ra có lợi cho một gia đình và tai hại cho gia đình kia. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào bạn có thể dung thứ và trường hợp nào bạn sẽ xét xử và ngăn chặn nếu bạn là người cai trị hòn đảo: |
One day, a thirsty fisherman shows up on the island. He has dozens of fish in his boat. He is thrilled to swap many of them with the Palmers in return for a coconut shell of fresh water to quench his thirst on the way home. He promises to return the next day and the day after and make the same trade. The Fishers are despondent. Their skills are in lower demand than before. | Một ngày kia, một người đánh cá khát nước xuất hiện trên đảo. Anh ta có hàng tá cá trong thuyền của anh. Anh rất nồng nhiệt trao đổi nhiều cá với gia đình Palmers cho một vỏ dừa đầy nước để giải khát trên đường về nhà. Anh ta hứa sẽ trở lại ngày hôm sau, và ngày sau nữa để tiếp tục trao đổi. Gia đình Fishers rất chán nản. Kỹ năng của họ ít được đòi hỏi hơn trước. |
One day, a new family is shipwrecked on the island. This family is exactly twice as good as the Fishers at both fishing and water collecting. The Fishers are despondent. Their skills are in lower demand than before. | Một ngày kia, một gia đình mới bị đắm thuyền lên trên đảo. Gia đình này giỏi gấp hai gia đình Fishers về cả đánh cá lẫn lấy nước. Gia đình Fishers rất chán nản. Kỹ năng của họ ít được đòi hỏi hơn trước. |
One day, the Palmers discover a new cove on the island where the fishing is much easier. You simply have to reach down and pick up the fish. The Fishers are despondent. Their skills are in lower demand than before | Một ngày kia, gia đình Palmers khám phá ra một vịnh nước nhỏ trên đảo nơi mà đánh bắt cá dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ cần xuống và nhặt cá. Gia đình Fishers rất chán nản. Kỹ năng của họ ít được đòi hỏi hơn trước. |
One day, the Palmers figure out a way to craft a net. The net lets them catch as many fish as they want. The Fishers are despondent. Their skills are in lower demand than before. | Một ngày kia, gia đình Palmers tìm ra cách để đan lưới. Lưới giúp họ bắt được nhiều cá như họ muốn. Gia đình Fishers rất chán nản. Kỹ năng của họ ít được đòi hỏi hơn trước. |
If you were in charge of this island, would you interfere with any of these changes that harm the Fishers? Would you ban imports of fish? Would you keep out immigrants who fish? Would you fence off the cove? Destroy the net? You might want to know if the fall in the Fisher's well-being is temporary or permanent. But would there be any logic to treating the first two scenarios involving trade, differently from the last two scenarios involving increases in productivity from the cove or the net? | Nếu bạn cai quản hòn đảo này, bạn có muốn can dự vào những thay đổi làm thiệt hại tới gia đình Fishers không? Bạn có ngăn cấm nhập cảng cá không? Bạn có cấm cản những di dân đánh cá không? Bạn có rào chặn vịnh nước nhỏ ấy lại hay phá hủy lưới cá? Có thể bạn cũng muốn biết sự suy sụp của gia đình Fishers là tạm thời hay vĩnh viễn. Nhưng có lý lẽ nào đó để xét 2 trường hợp đầu liên quan đến trao đổi khác với 2 trường hợp sau có liên hệ tới sự gia tăng hiệu quả do vịnh nước nhỏ hay lưới cá không? |
Our political system treats them very differently. Congress won't bail out Chrysler if Ford finds a way to make cheaper and better cars. But Congress might bail out Chrysler if Honda makes cheaper and better cars. Is there any fundamental difference between these two examples? Cheaper cars, whether they are from Ford or Honda, ultimately make America a richer country though not every American will benefit right away. | Hệ thống chính trị của chúng ta xem những trường hợp ấy rất khác nhau. Quốc hội sẽ không bảo trợ hãng Chrysler nếu hãng Ford khám phá phương thức tốt hơn để sản xuất những xe rẻ hơn và tốt hơn. Nhưng quốc hội có thể bảo trợ Chrysler nếu Honda sản xuất được xe rẻ hơn và tốt hơn. Có sự khác biệt cơ bản nào giữa hai thí dụ này không? Những xe rẻ hơn, dù từ Ford hay Honda, rốt cuộc đã làm cho Hoa Kỳ thành quốc gia giầu có hơn mặc dầu không phải mọi người Mỹ sẽ được ích lợi ngay lập tức. |
Even the Fishers can benefit from economic change. That change creates the opportunity for the Fishers to move away from fishing and do something else productive. There is more to life than fish and water. And the Fishers have other skills outside of fishing. They chose fishing because at the time, that was the most productive activity for them. But they can do other things. Now that cheap fish are available, something else is the best use of the Fisher's time. And if the Fishers struggle to adapt to the changes on Treasure Island, their children will surely inherit a richer range of choices. | Ngay cả gia đình Fishers có thể được lợi ích từ sự thay đổi kinh tế. Sự thay đổi này tạo cơ hội cho gia đình Fishers tách ra khỏi nghề đánh cá và làm việc khác hiệu quả hơn. Cuộc sống không chỉ có cá và nước. Và gia đình Fishers có tay nghề khác ngoài nghề đánh cá. Họ chọn nghề đánh cá bởi vì tại thời điểm đó, nghề đánh cá đã là một hoạt động hữu hiệu nhất cho họ. Nhưng họ có thể làm những việc khác nữa. Bây giờ sẵn có cá rẻ, làm việc nào khác là sử dụng tốt nhất thời giờ của gia đình Fishers. Và nếu gia đình Fishers đáp ứng với sự thay đổi trên đảo một cách khó khăn, con cái họ chắc chắn sẽ có nhiều chọn lựa hơn. |
Without an increase in productivity or the opportunity to trade beyond these two families, the Palmers and the Fishers will always live near subsistence. But if the families on the island can now acquire fish more easily, then the Fishers and their children can devote their time to doing other things that enrich their lives and the lives of those around them. The Palmers will have the ability to pay for those things now that fish are cheaper. | Không có sự gia tăng về hiệu quả hay cơ hội để trao đổi ngoài hai gia đình, gia đình Palmers và gia đình Fishers sẽ luôn luôn chỉ sống vừa đủ để sống còn. Nhưng nếu các gia đình trên đảo bây giờ có thể kiếm được cá dễ dàng hơn, lúc ấy gia đình Fishers và con cái họ có thể dùng thời giờ của họ để làm những vật dụng khác làm phong phú đời sống của họ và những đời sống của những người chung quanh họ. Gia đình Palmers sẽ có khả năng trả cho những vật dụng ấy vì bây giờ cá rẻ hơn. |
This is the story of American economic life in the 20th century. Innovation and expanded trade reduce the number of Americans necessary to produce what we want. Yet the number of jobs doesn't fall. The number of jobs grows steadily with population and the desire to work. As innovation and trade reduce the number of people working in agriculture or manufacturing, that frees up capital and human skills to make other things, things we couldn't have if we lived in a static world, the antibiotics and iPods and cell phones and heart valves and MRI machines and flat screen TVs. Banal things and glorious things. Things that entertain and things that extend our lifespan. Our skills and the skills of the next generation can turn to creating and making those things. | Đây là câu chuyện về đời sống kinh tế Hoa kỳ trong thế kỷ 20. Sự cải tiến và gia tăng mậu dịch làm giảm thiểu số người Mỹ cần thiết để sản xuất những sản phẩm mà chúng ta muốn. Tuy vậy số lượng việc làm không giảm thiểu. Số lượng việc làm tăng trưởng vững chắc theo dân số và lòng ham muốn làm việc. Trong khi sự cải tiến và mậu dịch làm giảm số lượng công nhân làm việc trong nông nghiệp hay kỹ nghệ, nó cũng dành ra tư bản và nhân lực để chế tạo những vật dụng khác, Những vật dụng như thuốc kháng sinh, iPods, điện thoại di động, van tim [nhân tạo], những máy MRI và những máy truyền hình màn ảnh mỏng là những thứ mà chúng ta sẽ chẳng thể có được, nếu chúng ta sống trong một thế giới "tĩnh," không mậu dịch. Ta cũng sẽ không thể có được từ những vật tầm thường đến những vật phi thường, từ những vật để giải trí đến những thứ làm tăng tuổi thọ. Kỹ năng của chúng ta và kỹ năng của thế hệ sau có thể dẫn tới sự sáng tạo và sản xuất những vật dụng ấy. |
|
|
Not everything we do well is worth doing. And even the things worth doing now are not necessarily worth doing tomorrow. Self-sufficiency is the road to poverty. Innovation and trade are the road to prosperity. | Không phải mọi việc chúng ta làm tốt đều đáng cho ta làm. Và ngay cả những việc đáng cho ta làm ngày hôm nay chưa chắc đã đáng làm trong ngày mai. Tự cung ứng là con đường dẫn tới nghèo khó. Cải tiến và trao đổi là con đường tới thịnh vượng. |
Russell Roberts is professor of economics at George Mason University and the Features Editor at the Library of Economics and Liberty. He is the author of The Choice: A Fable of Free Trade and Protectionism, 3rd edition (Prentice Hall, 2006). | Russell Roberts - giáo sư về kinh tế ở đại học George Mason, và cũng là người chủ bút có tiếng của Tủ Sách về Kinh Tế và Tự Do. Ông cũng là tác giả cuốn sách, "Sự Chọn Lựa: Truyền thuyết về Tự Do Mậu dịch và Chế Độ Bảo Hộ Kinh tế" (The Choice: A Fable of Free Trade and Protectionism, 3rd edition (Prentice Hall, 2006). |
http://www.econlib.org/library/Columns/y2006/Robertsstandardofliving.html# |