MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 8, 2012

Why U.S., China Destined to Clash Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?



Why U.S., China Destined to Clash

Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?

February 28, 2012

By Minxin Pei

28/2/2012

Minxin Pei

Forty years after Nixon’s extraordinary visit to China, a clash of political systems exists that not even shared economic interests can mask.

Bốn mươi năm sau chuyến thăm đặc biệt của Nixon tới Trung Quốc, một cuộc xung đột hệ thống chính trị đang tồn tại mà ngay cả những lợi ích về kinh tế cũng không thể che lấp được.

Few geopolitical events in the 20th century could compare to Richard Nixon’s historic visit to China 40 years ago. Today, the “week that changed the world” is chiefly remembered as a bold gamble in diplomatic revolution that paid off handsomely for the American president and the United States. Even more obvious today, however, is that the Nixon visit started a process that eventually ended China’s self-imposed isolation and paved the way for the Middle Kingdom’s re-emergence as a great power. Over the last 40 years, China has gained far more than the United States from the Sino-American strategic rapprochement.

Chỉ một vài sự kiện địa chính trị trong thế kỷ 20 có thể sánh được với chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon tới Trung Quốc cách đây 40 năm. Ngày nay. "tuần lễ làm thay đổi thế giới" đó được nhớ tới chủ yếu như một trò chơi táo bạo trong cuộc cách mạng ngoại giao rất thành công đối với Tổng thống Mỹ và nước này. Tuy nhiên, ngày nay càng rõ ràng hơn rằng chuyến thăm của Nixon đã khởi đầu một tiến trình mà rốt cuộc đã chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho Vương quốc Trung tâm tái sinh như một một cường quốc lớn. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều hơn so với Mỹ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung - Mỹ.

In terms of security, the quasi-alliance established between the United States and China following the visit vastly enhanced China’s ability to stand up to the Soviet Union, which amassed 30 to 40 divisions against China and was contemplating a preemptive strike on Chinese nuclear facilities shortly before the Nixon visit. Of course, adding China as a balancer against the Soviet Union helped the United States wage the Cold War. But the United States would have ultimately defeated the Soviet Union in this contest even without the Chinese contribution, which was modest in substantive terms.

Về mặt an ninh, quan hệ bán-liên minh được thiết lập giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp sau chuyến thăm kể trên đã giúp Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ năng lực đối đầu với Liên Xô, nước đã huy động 30-40 sư đoàn chống lại Trung Quốc và đang trù tính một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ngay trước chuyến công du của ông Nixon. Tất nhiên, thêm Trung Quốc vào như một con lắc chống lại Liên Xô đã giúp Mỹ tiến hành Chiến tranh Lạnh. Nhưng Mỹ rốt cuộc đã đánh bại Liên Xô trong cuộc cạnh tranh này mà không cần phải có sự đóng góp của Trung Quốc mà vốn rất chừng mực ở những phạm vi nhất định.

Given the political turmoil of the Cultural Revolution (1966-1976), the economic dividends of the U.S.-China rapprochement would have to wait a few more years. It wasn’t until Deng Xiaoping’s return to power – and the economic revolution his reforms launched – that China began to appreciate the economic importance of its ties with the United States. Obviously, the astute Deng himself grasped this importance instinctively. That’s why the first overseas visit he made after gaining political supremacy in December 1978 (the month during which, incidentally, Beijing and Washington formally normalized relations) was the United States.

Do sự hỗn loạn chính trị của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), những lợi ích về kinh tế của việc nối lại quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ phải đợi vài năm sau nữa mới xuất hiện. Mãi cho đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền - và cuộc cách mạng kinh tế mà những cải cách của ông khởi đầu - thì Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường tầm quan trọng kinh tế của các mối quan hệ giữa nước này với Mỹ. Rõ ràng, chính Đặng Tiểu Bình khôn ngoan đã hiểu rõ tầm quan trọng này. Đó là lý do chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà ông thực hiện sau khi giành được ưu thế chính trị hồi tháng 12/1978 (tháng mà một cách ngẫu nhiên, Bắc Kinh và Washington chính thức bình thường hóa quan hệ) là tới Mỹ.

He knew that China’s economic reform and opening couldn’t succeed without investment and technology from the United States. The model that drove China’s economic rise – high investment, openness to foreign direct investment and trade, and de-centralization – would have delivered far less impressive results had the U.S. market been closed to Chinese goods and American companies banned from investing in China (as they were before the Nixon visit).

Ông biết rằng, chương trình cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc không thể thành công nếu không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Mô hình dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - đầu tư tăng cao, mở cửa đón thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phân quyền - sẽ sinh ra những kết quả kém ấn tượng hơn nhiều nếu như thị trường Mỹ đóng cửa đối với hàng hóa Trung Quốc và các công ty Mỹ bị cấm đầu tư vào Trung Quốc (như thời trước chuyến thăm của Nixon).

So this past week, four decades after the Nixon visit, the verdict is in: China has been the clear winner. Luckily, the U.S. didn’t lose, either. It has been a rare win-win game in geopolitics. Nevertheless, even in this win-win situation, China has undoubtedly gained far more than the United States. The tallying of such relative gains makes one wonder why so many Chinese elites should harbor such anti-American resentments today.

Vì vậy, trong tuần qua, 40 năm sau chuyến thăm của Nixon, phán quyết đã rõ: Trung Quốc là nước chiến thắng trọn vẹn. Thật may mắn là Mỹ không thua. Đó là một cuộc chơi đôi bên cùng thắng hiếm hoi về địa chính trị. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống cùng thắng này, Trung Quốc rõ ràng đã giành được nhiều hơn Mỹ. Đối chiếu những lợi ích tương đối như vậy khiến một người phải tự hỏi lẽ gì mà ngày nay có quá nhiều nhân vật chóp bu Trung Quốc nuôi dưỡng những oán giận chống Mỹ như vậy.

The underlying reason for the mutually beneficial U.S.-China relations since the Nixon visit is quite clear. The two countries shared important interests: security against the Soviet threat during the Cold War and growing economic benefits from trade and investment after the Cold War.

Một lý do cơ bản để các mối quan hệ Trung - Mỹ đôi bên cùng có lợi kể từ sau chuyến thăm của Nixon khá rõ ràng. Hai nước có chung các lợi ích quan trọng: an ninh chống lại mối đe dọa Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và các lợi ích kinh tế ngày càng lớn từ thương mại và đầu tư sau Chiến tranh Lạnh.

Normally, fear and greed are sufficient to shore up bilateral relations between most nations – but not between great powers. Enduring strategic trust, based on shared values and similar political institutions, is far more critical in determining the nature of relationship between great powers. There may be exceptions, such as in the case of the Nixon visit, which took place when both China and the United States faced an extraordinary security threat – the Soviet Union. That was why Nixon and Henry Kissinger, both consummate practitioners of realpolitik, weren’t bothered by the nature of the Chinese regime at that time. Survival instinct, not lasting strategic trust, compelled the two countries to seek cooperation.

Thông thường, sợ hãi và tham lam là đủ để tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hầu hết các quốc gia - nhưng không phải giữa các cường quốc lớn. Duy trì sự tin tưởng chiến lược, dựa trên các giá trị chung và các thể chế chính trị tương đồng, là cực kỳ quan trọng trong việc quyết định bản chất mối quan hệ giữa các cường quốc. Có thể có những ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp chuyến thăm của Nixon, sự kiện diễn ra khi cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một mối đe dọa an ninh rất lớn - Liên Xô. Đó là lý do Nixon và Henry Kissinger, đều là những người thực hành chính sách thực dụng tài giỏi, không lo ngại về bản chất của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó. Bản năng sinh tồn, chứ không phải niềm tin chiến lược lâu dài, đã thúc ép hai nước tìm kiếm sự hợp tác.

But today, the structure of U.S.-China relations has changed beyond recognition. In terms of security, they have become quasi-competitors, instead of quasi-allies, each viewing the other as a potential threat and planning their national defense strategies accordingly. Their economic relations have grown interdependent and have formed the most solid basis for continuing cooperation. But even here, strains have emerged, in particular in the form of massive bilateral trade deficits originating in part from China’s undervalued currency and restrictions on market access by U.S. firms.

Nhưng ngày nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.

The ideological conflict – between American liberal democracy and China’s one-party state – has grown sharper in recent years. Those who advocate engagement with China have based their argument on the assumption that China’s economic modernization and integration with the West will promote political change and make the one-party state more democratic. This “liberal evolution” theory has sadly not panned out. Instead of embracing political liberalization, the Chinese Communist Party has grown more resistant to democratization, more paranoid about the West, and more hostile to liberal values.

Xung đột ý thức hệ - giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc - trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đã không mang lại kết quả. Thay vì theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.

As a result, of the three pillars of U.S.-China relations, security, economy, and ideology, only one – shared economic interests — remains standing. In the realm of security and ideology, U.S.-China relations are growing more competitive and antagonistic. If anything, strategic competition will most likely become the principal feature of U.S.-China relations for the foreseeable future – as long as China’s one-party state remains in power. The underlying cause isn’t difficult to identify.

Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một - các lợi ích kinh tế chung - là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần - chừng nào nhà nước độc đảng của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Không khó để xác định nguyên nhân cơ bản.

Because genuine strategic trust is impossible between an America infused with liberal democratic values and a China ruled by a one-party state, the security competition between the U.S. and China will only intensify. Chinese leaders shouldn’t bemoan the so-called “trust deficit” because they know very well why it exists. In addition, the political economies of a liberal democracy (which favors free competition) and an autocratic regime (which favors state control) are fundamentally at odds with each other. Such institutional differences are responsible for economic policies that are bound to collide with each other. So the risks that even shared economic interests between the U.S. and China could erode as a consequence of the clash of their political systems are real.

Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc đảng lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lãnh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là "thiếu hụt lòng tin" bởi họ biết rất rõ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật.

Such a pessimistic forecast of the future of U.S.-China relations may not be appropriate for marking the 40th anniversary of the Nixon visit. Yet, if one accepts the premise that the persistence of one-party rule in China, not American desire for containment of a rising power, is the fundamental obstacle to an enduring cooperative and friendly Sino-American relationship for the foreseeable future, we will do ourselves a huge favor by acknowledging this reality and trying to change it.

Một dự đoán bi quan như thế về tương lai các mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là không thích hợp để kỷ niệm 40 năm ngày Nixon công du Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu một người đồng ý với giả thuyết rằng sự tồn tại của chế độ độc đảng ở Trung Quốc, chứ không phải khát vọng của Mỹ nhằm ngăn chặn một cường quốc đang lên, là trở ngại cơ bản cho một mối quan hệ Trung - Mỹ hữu nghị và hợp tác lâu dài trong tương lai gần, thì tự chúng ta sẽ giúp cho chính mình bằng cách thừa nhận hiện thực này và cố gắng thay đổi nó.

Translated by Thanh Hảo

http://the-diplomat.com/2012/02/28/why-u-s-china-destined-to-clash/

Strangest Wars - Những cuộc chiến tranh kỳ lạ



Strangest Wars - Những cuộc chiến tranh kỳ lạ

The Anglo-Zanzibar War: the shortest war in history, only 40 minutes long:

Cuộc chiến Anglo-Zanzibar: cuộc chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử, chỉ kéo dài 40 phút:




Fought between the United Kingdom and Zanzibar on 27 August 1896, the conflict lasted approximately 40 minutes, making it the shortest war in history. The immediate cause of the war was the death of the pro-British Sultan Hamad bin Thuwaini and the subsequent succession of Sultan Khalid bin Barghash. The British authorities preferred Hamud bin Muhammed as Sultan. In accordance with a treaty signed in 1886, a condition for accession to the sultancy was that the candidate obtain the permission of the British Consul, and Khalid had not fulfilled this requirement. The British considered this a casus belli and sent an ultimatum to Khalid demanding that he order his forces to stand down and leave the palace. In response, Khalid called up his palace guard and barricaded himself inside the palace.

Cuộc chiến giữa Anh và Zanzibar ngày 27 tháng tám 1896, cuộc xung đột kéo dài khoảng 40 phút, và là cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử. Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh là cái chết của Sultan (vua) Hamad bin Thuwaini thân Anh và người kế vị là Sultan Khalid bin Barghash. Chính quyền Anh thì thích bin Hamud Muhammed làm Sultan hơn Khalid bin Barghash. Theo một hiệp ước ký kết vào năm 1886, một điều kiện để được chấp nhận làm vua là ứng cử viên có được sự cho phép của Lãnh sự Anh, và Khalid đã không hoàn thành yêu cầu này. Nước Anh coi đây là một sự đe dọa chiến tranh và đã gửi một tối hậu thư đến Khalid yêu cầu ông ra lệnh cho lực lượng của mình hạ vũ khí và rời khỏi cung điện. Đáp lại, Khalid kêu gọi cận vệ hoàng cung điện và cố thủ trong cung điện.

The ultimatum expired at 09:00 on 27 August, by which time the British had gathered three cruisers, two gunships, 150 marines and sailors and 900 Zanzibaris in the harbour area. A bombardment which was opened at 09:02 set the palace on fire and disabled the defending artillery. The flag at the palace was shot down and fire ceased at 09:40. The Sultan's forces sustained roughly 500 casualties, while only one British sailor was injured.

Tối hậu thư hết hạn lúc 09:00 ngày 27 tháng 8, lúc đó người Anh đã tập hợp ba tàu tuần dương, hai pháo hạm, 150 thủy quân lục chiến và thủy thủ và 900 lính Zanzibar trong khu vực bến cảng. Một cuộc bắn phá đã nổ ra lúc 09:02 nhằm vào cung điện và vô hiệu hóa pháo binh bảo vệ. Cờ tại cung điện bị bắn rơi và ngừng bắn lúc 09:40. Các lực lượng của Sultan chịu khoảng 500 thương vong, trong khi chỉ có 1 thủy thủ Anh bị chấn thương.




The Pig War: triggered by the shooting of a pig:

Chiến tranh Lợn: gây nên bởi việc bắn một con lợn:



The Pig War was a confrontation in 1859 between American and British authorities over the boundary between the United States and British North America. The specific area in dispute was the San Juan Islands, which lie between Vancouver Island and the North American mainland. The Pig War, so called because it was triggered by the shooting of a pig, is also called the Pig Episode, the Pig and Potato War, the San Juan Boundary Dispute or the Northwestern Boundary Dispute. The pig was the only "casualty" of the war, making the conflict essentially bloodless.

Chiến tranh lợn là một cuộc đối đầu vào năm 1859 giữa chính quyền Mỹ và Anh trên ranh giới giữa Hoa Kỳ và Anh ở Bắc Mỹ. Khu vực cụ thể trong tranh chấp là quần đảo San Juan, nằm giữa đảo Vancouver và nội địa Bắc Mỹ. Chiến tranh Lợn, được gọi như vậy là vì nó gây ra do việc bắn một con lợn, còn được gọi là Câu chuyện Lợn, hay Chiến tranh Lợn và Khoai tây, tranh chấp ranh giới San Juan hoặc tranh chấp ranh giới Tây Bắc. Con lợn là chỉ "nạn nhân" của chiến tranh, xung đột về cơ bản không đổ máu.



Three Hundred and Thirty Five Years' War: lasted over 335 years with no casualties:

Cuộc chiến ba trăm ba mươi năm năm: kéo dài hơn 335 năm không có thương vong:




Three Hundred and Thirty Five Years' War: lasted over 335 years with no casualties:

Cuộc chiến ba trăm ba mươi năm năm: kéo dài hơn 335 năm không có thương vong:

The Three Hundred and Thirty Five Years' War (1651–1986) was a war between the Netherlands and the Isles of Scilly (located off the southwest coast of the United Kingdom). It is said to have been extended by the lack of a peace treaty for 335 years without a single shot being fired, which would make it one of the world's longest wars and the war with the fewest casualties. Despite the uncertain validity of the declaration of war, peace was finally declared in 1986.

Cuộc chiến ba trăm ba mươi năm năm (1651-1986) là một cuộc chiến tranh giữa Hà Lan và quần đảo Scilly (nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Vương quốc Anh). Nó được cho là đã lan rộng bởi việc thiếu một hiệp ước hòa bình trong 335 năm mà không có một tiếng súng nào được bắn, mà làm cho nó trở thành một trong những cuộc chiến tranh dài nhất thế giới và là cuộc chiến với tổn thất ít nhất. Mặc dù giá trị kê khai không chắc chắn của cuộc chiến tranh, hòa bình cuối cùng đã được tuyên bố vào năm 1986.

Moldovan-Transdniestrian War: where both sides’ officers would drink together during the nights and fight during the days:

Chiến tranh Moldovan-Transdniestrian: sỹ quan cả hai bên uống rượu với nhau vào ban đêm và đánh nhau vào ban ngày:

After the Soviet Union collapsed, two-thirds of Moldova wanted closer ties with Romania and neighbors to the west. But the area of the country to the east of the Dniestr river wanted to stay close to Ukraine and Russia. War broke out, and the east split to form Transdniestria, which remains unrecognized by the world.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hai phần ba Moldova muốn có quan hệ gần gũi hơn với Romania và các nước láng giềng phía Tây. Nhưng khu vực của đất nước về phía đông của sông Dniestr muốn thân với Ukraine và Nga. Chiến tranh nổ ra, và phía đông tách ra để thành lập Transdniestria, mà vẫn không được công nhận trên thế giới.

When Moldova and Transdniestria started fighting, it was a weird war. The local military called it the Drunken War, as officers of the combatants met every night to have a drink together. They went away in the morning and opened fire on each other. At night, they got together again to drink for those they had met with the previous night and who they had killed.

Khi Moldova và Transdniestria bắt đầu đánh nhau, đó là một cuộc chiến kỳ lạ. Quân đội địa phương gọi là cuộc Chiến tranh Say rượu, nghĩa sỹ quan của những người chiến binh gặp nhau mỗi đêm để uống rượu. Họ chia tay vào buổi sáng và bắt đầu khai hỏa. Đến đêm, họ lại uống cho những người mà họ đã gặp đêm hôm trước và những người mà họ đã giết.

Emu War: how Australia lost a war against birds:

Chiến tranh với đà điểu sa mạc: Nước Úc thua một cuộc chiến tranh chống lại chim:



The Emu War, also known as The Great Emu War, was a week-long military operation undertaken in Australia in November 1932 to address public concern over the number of emus said to be running amuck in the Campion district of Western Australia. The emus were responding to a long, hot summer, which caused shortages of food and water. The "war" was conducted under the command of Major Meredith of the Royal Australian Artillery, commanding a force of soldiers armed with two Lewis machine guns and 10,000 rounds of ammunition. But shooting blindly into a group of birds which can run up to 50 km/h (30 mph) did not brought the expected results. The birds simply ran away even after being hit by a machine gun round.

Chiến tranh với đà điểu sa mạc, cũng được biết đến như Đại chiến đà điểu, là hoạt động quân sự kéo dài một tuần ở Australia vào tháng 11 năm 1932 để giải quyết sự lo lắng của công chúng về số đà điểu chạy như điên ở quận Campion của Tây Úc. Những con đà điểu phản ứng lại một mùa hè dài và nóng, dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn và nước uống. "Chiến tranh" đã được tiến hành dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Meredith thuộc pháo binh Hoàng gia Úc, chỉ huy một lực lượng binh sĩ được trang bị hai súng máy Lewis và 10.000 viên đạn. Tuy nhiên, việc bắn một cách mù quáng vào nhóm những con chim đà điểu mà có thể chạy đến 50 km/h (30 mph) đã không mang lại kết quả mong đợi. Những con chim chỉ đơn giản là bỏ chạy ngay cả sau khi bị bắn một loạt đạn súng máy.

Over the course of a week or so, only a handful of the estimated 20,000 birds were actually killed. Major Meredith - the Australian commander in the "Emu war" - was astonished and famously compared the emus to Zulus. After a few days the Defence Minister ordered a withdrawal. And thus the "Emu War" ended in a military defeat for Australia.

Trong hơn một tuần hay lâu hơn, theo ước tính chỉ có một khoảng 20.000 con chim đã thực sự bị giết. Chính thiếu tá Meredith - người chỉ huy của quân Úc trong "chiến tranh đà điểu" - đã thật sự ngạc nhiên và so sánh đà điểu với những người Zulu. Sau một vài ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra lệnh rút quân. Và như vậy, "chiến tranh với đà điểu" đã kết thúc với thất bại quân sự của nước Úc.

The Football War: started with a football game:

Cuộc chiến bóng đá: bắt đầu với một trận đấu bóng đá:



The Football War (La guerra del fútbol, in Spanish), also known as the 100-hours War, was a five-day war fought by El Salvador and Honduras in 1969. It was caused by political conflicts between Hondurans and Salvadorans, namely issues concerning immigration from El Salvador to Honduras. These existing tensions between the two countries coincided with the inflamed rioting during the second North American qualifying round for the 1970 FIFA World Cup; on 14 July 1969, the Salvadoran army launched an attack against Honduras. The Organization of American States negotiated a cease-fire which took effect on 20 July, with the Salvadoran troops withdrawn in early August. El Salvador ended up going to the 1970 FIFA World Cup1970 FIFA World Cup, where they failed to advance from the Group Stage.

Chiến tranh bóng đá (La Guerra del Futbol, ​​trong tiếng Tây Ban Nha), còn được gọi là Cuộc chiến 100 giờ, là một cuộc chiến tranh trong năm ngày của El Salvador và Honduras vào năm 1969. Nguyên nhân là xung đột chính trị giữa người Honduras và Salvador, cụ thể là các vấn đề liên quan đến nhập cư từ El Salvador đến Honduras. Những căng thẳng xuất hiện giữa hai nước diễn ra trùng với những hỗn loạn được châm ngòi ở vòng loại thứ 2 của khu vực Bắc Mỹ cho chung kết World Cup 1970 vào ngày 14 tháng 7 năm 1969, quân đội Salvador đã phát động một cuộc tấn công chống lại Honduras. Tổ chức các nước châu Mỹ đã đàm phán về một lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 20 tháng 7, với sự rút quân của Salvador trong đầu tháng Tám. Sau đó El Salvador đã dừng bước ở vòng chung kết World Cup 1970, nơi họ không thể vượt qua vong bảng.

War of 1812: caused by faulty telegraphic communications:

Chiến tranh năm 1812: gây ra bởi việc thông tin liên lạc điện tín bị lỗi:



Also called Mr. Madison's War, the War of 1812 was in many ways the strangest war in United States history. It could well be named the War of Faulty Communication. Two days before war was declared, the British government stated that it would repeal the laws which were the chief reason for fighting. If there had been telegraphic communication with Europe, the war might well have been avoided.

Cũng được gọi là chiến tranh của Ông Madison, hay Cuộc chiến năm 1812, về nhiều phương diện, là cuộc chiến lạ lùng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó cũng có thể được đặt tên là “cuộc chiến tranh do lỗi truyền thông”. Hai ngày trước khi tuyên chiến, chính phủ Anh tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật được xem là lý do chính của cuộc chiến. Nếu có thông tin liên lạc điện báo với châu Âu, thì chiến tranh có lẽ đã tránh được.

The chief United States complaint against the British was interference with shipping. But New England, the great shipping section of the United States, bitterly opposed the idea of going to war. The demand for war came chiefly from the West and South.

Khiếu nại của người đứng đầu Hoa Kì chống lại người Anh về can thiệp về vận tải biển. Tuy nhiên, New England, tập đoàn vận tải biển lớn của Hoa Kỳ, cực lực phản đối ý kiến đi đến chiến tranh. Yêu cầu chiến tranh đến chủ yếu từ miền Tây và miền Nam.

It is strange also that the war, fought for freedom of the seas, began with the invasion of Canada. In addition, the treaty of peace that ended the war settled none of the issues over which it had supposedly been fought. Finally, both sides claimed victory in the War of 1812, and it becomes clear that the whole struggle was a confused mass of contradictions.

Điều kỳ lạ rằng cuộc chiến vì tự do hàng hải, đã bắt đầu với cuộc xâm lược Canada. Ngoài ra, hiệp ước hòa bình kết thúc cuộc chiến này đã không giải quyết được vấn đề gì trong số các vấn đề mà cuộc chiến đòi hỏi. Cuối cùng, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến tranh năm 1812, và có thể thấy rõ rằng toàn bộ cuộc đấu tranh là chỉ là một mớ lộn xộn các mâu thuẫn.

The Toledo War

Chiến tranh Toledo


The American Civil War is a very famous war between northern and southern states in the United States, but 25 years before the Civil War, there was another war between states. It was The Toledo War, fought between Ohio and Michigan from 1835 to 1837 over a dispute between the territory lines of the two states.

Nội chiến Hoa Kỳ là một cuộc chiến rất nổi tiếng giữa các tiểu bang miền bắc và miền nam Hoa Kỳ, nhưng 25 năm trước khi cuộc nội chiến, đã có một cuộc chiến khác giữa các tiểu bang. Đó là cuộc chiến Toledo, xảy ra giữa Ohio và Michigan từ 1835 đến 1837 trong một vụ tranh chấp giữa về đường biên giới của hai tiểu bang.

Due to conflicting state and federal legislation that had been passed between 1787 and 1805, and the poor geographical understanding of the area at the time, there were several parts of the borders between these two states that were in dispute. Roughly 468 square miles along the border near Toledo were disputed.

Do xung đột giữa luật pháp tiểu bang và liên bang đã được thông qua giữa năm 1787 và 1805, và sự thiếu hiểu biết địa lý của khu vực vào thời điểm đó, có một số bộ phận của biên giới giữa hai tiểu bang có tranh chấp. Khoảng 468 dặm vuông dọc theo biên giới gần Toledo đã bị tranh giành.

Both states tried to get the other state to give up their claim on the state and eventually militias were mobilized and sent to the opposite sides of the Maumee River. While there was a lot of yelling and taunting going back and forth, there were no shots fired. Well, that is a lie, there were shots fired into the air, but no one was actually shot.

Cả hai bang đã cố gắng buộc bang con lại từ bỏ yêu sách của họ và cuối cùng các lực lượng dân quân đã được huy động và gửi đến phía đối diện của sông Maumee. Trong khi có rất nhiều tiếng la hét và trêu chọc qua lại, không có viên đạn nào được bắn ra. Không, đó chỉ là lời nói dối, những viên đạn đã được bắn vào không khí, nhưng không có ai đã thực sự bị bắn.

By December of 1836, Michigan was in a deep financial crisis and they surrendered their claim on the disputed area in exchange fro becoming a state and gaining three-quarters of the Upper Peninsula.

Đến tháng mười hai 1836, Michigan bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính lớn và họ tự bỏ yêu sách chủ quyền trên các khu vực tranh chấp để đổi lại việc họ trở thành một bang và được ba phần tư của bán đảo Thượng.

Translated by Lê Hữu Thắng_Y2D

The touching story behind the name Câu chuyện cảm động đằng sau cái tên


The touching story behind the name

Câu chuyện cảm động đằng sau cái tên

Victoria's Secret model Miranda Kerr recently revealed that she named her and Orlando Bloom's baby Flynn Christopher after her late teenage boyfriend Christopher Middlebrook, who suffered an untimely death in an unfortunate car accident.

Cô người mẫu Miranda Kerr của Victoria's Secret mới đây đã tiết lộ rằng cô đã đặt tên em bé của cô và Orlando Bloom là Flynn Christopher theo tên người bạn trai tuổi teen Christopher Middlebrook, người đã chết khi còn rất trẻ trong một tai nạn xe hơi đáng tiếc.

"After he died, I wrote him a letter that said I hoped to name my first child after him in some way," the 28-year-old model-mom told the Australia's Daily Telegraph. "I told Orlando and he was the one who said he'd be happy to do that."

"Sau khi anh ấy qua đời, tôi đã viết cho anh một lá thư nói rằng tôi hy vọng sẽ đặt tên cho đứa con đầu lòng của tôi theo tên anh ấy theo một cách nào đó," bà mẹ người mẫu 28 tuổi nói với tờ Daily Telegraph của Úc. "Tôi nói với Orlando và anh là người sẽ nói anh vui lòng làm điều đó."

“Although we were only young, we had both talked about spending the rest of our lives together. I felt as if my heart had been ripped from my chest and I didn’t know what to do," reminisced Kerr in her recent book, Treasure Yourself.

"Mặc dù chúng tôi còn nhỏ, cả hai chúng tôi đã nói chuyện về dành phần đời còn lại của chúng tôi bên nhau. Tôi cảm thấy như thể trái tim của tôi đã bị lôi ra khỏi lồng ngực của tôi và tôi không biết phải làm gì", Kerr hồi tưởng trong cuốn sách gần đây của mình, Hãy trân trọng bản thân.

Miranda Kerr and actor Orlando Bloom tied the knot after three years together in July of 2010. She gave birth to their now seven-month-old child Flynn Christopher on January 6th, 2011. The model is still in touch with Middlebrook’s family.

Miranda Kerr và nam diễn viên Orlando Bloom đã kết hôn với nhau sau ba năm yêu nhau vào tháng Bảy năm 2010. Cô đã sinh em bé bảy tháng tuổi Flynn Christopher vào ngày 6 tháng 1 năm 2011. Người mẫu này vẫn còn giữ liên lạc với gia đình của Middlebrook.

http://www.victoriassecret.com




Miranda Kerr

Miranda Kerr


Miranda Kerr

Miranda Kerr’s Biography

Miranda Kerr was born in Sydney but raised in Gunnedah, a small town in New South Wales. Miranda Kerr was the first Australian in Victoria’s Secret and the “face” of Australian companies Portmans. Miranda Kerr became known in the fashion industry in the late 90′s after winning the Australian nation-wide model search, organized by Dolly Magazine and Impulse fragrances.

Miranda Kerr

Miranda’s career began with an advertising campaign in 2004, made ​​by photographer Eric Sebag-Meyer for Ober Jeans Paris. Miranda French, Filipino, Scottish and English roots.

Miranda Kerr
Miranda Kerr
Miranda Kerr

Miranda Kerr

Miranda Kerr

Oleg Shuplyak's paintings - Tranh Oleg Shuplyak

Oleg Shuplyak is a talented Ukrainian oil painter who uses hidden images to turn his artworks into mind-blowing optical illusions. These amazing oil paintings show remarkable double images hiding behind dramatic scenes and tranquil landscapes. Through carefully placed objects, characters, coloring and shadows, a second image is cleverly concealed within the first. Really smart and fascinating artwork! Can you find the hidden images in below paintings?

Oleg Shuplyak là một họa sĩ sơn dầu tài năng Ucraina, ông sử dụng hình ảnh ẩn để biến tác phẩm nghệ thuật của mình thành những ảo giác quang học hấp dẫn. Những bức tranh sơn dầu tuyệt vời cho thấy hình ảnh đôi đáng chú ý ẩn đằng sau những quang cảnh ấn tượng và phong cảnh yên tĩnh. Thông qua đồ vật, nhân vật, màu sắc và bóng tối được sắp đặt một cách cẩn thận, một hình ảnh thứ hai được giấu khéo léo trong hình ảnh đầu tiên. Quả là những tác phẩm nghệ thuật thực sự thông minh và hấp dẫn! Bạn có thể tìm thấy những hình ảnh ẩn dưới bức tranh này không?

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak

Hidden Images: Optical Illusion Paintings by Oleg Shuplyak