|
''The West Is Terrified of Arabic Democracies'' | ''Phương Tây sợ dân chủ Ả Rập'' |
Ceyda Nurtsch | Ceyda Nurtsch |
Noam Chomsky is one of the major intellectuals of our time. The eighty-two-year-old American linguist, philosopher and activist is a severe critic of US foreign and economic policy. Ceyda Nurtsch talked to him about the Arabic spring in its global context | Noam Chomsky là một trong những nhà trí thức lớn của thời đại chúng ta. Nhà ngôn ngữ học, triết gia, và nhà hoạt động xã hội 82-tuổi người Mỹ này là một người phê phán nghiêm khắc chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ. Ký giả Ceyda Nurtsch đã nói chuyện với ông về Mùa Xuân Ả Rập trong bối cảnh toàn cầu. |
June 22, 2011 - Mr. Chomsky, many people claim that the Arab world is incompatible with democracy. Would you say that the recent developments falsify this thesis? | 22 Tháng Sáu năm 2011 - Thưa ông Chomsky, nhiều người cho rằng thế giới Ả Rập không tương thích với nền dân chủ. Ông có nghĩ rằng những tiến triển gần đây chứng tỏ rằng nhận định này là sai lầm không? |
Noam Chomsky: The thesis never had any basis whatsoever. The Arab-Islamic world has a long history of democracy. It's regularly crushed by western force. In 1953 Iran had a parliamentary system, the US and Britain overthrew it. There was a revolution in Iraq in 1958, we don't know where it would have gone, but it could have been democratic. The US basically organized a coup. | Noam Chomsky: Các nhận định trên chưa bao giờ có bất kỳ cơ sở nào. Thế giới Ả Rập Hồi giáo từng có một lịch sử lâu dài về dân chủ. Và nó thường xuyên bị nghiền nát bởi áp lực của phương Tây. Năm 1953, Iran đã có một hệ thống nghị viện, mà Mỹ và Anh đã lật đổ nó. Đã có một cuộc cách mạng tại Irak trong năm 1958, chúng ta không biết nó sẽ diễn biến ra sao, nhưng nó có thể là cách mạng dân chủ. Và Mỹ về cơ bản đã tổ chức một cuộc đảo chính. |
|
Iranian Prime Minister Mossadegh (center) during a visit in Philadelphia (USA) in 1951, two years before the CIA's coup d'état that ousted him | Thủ tướng Iran Mossadegh (giữa) trong chuyến công du ở Mỹ năm 1951, hai năm trước khi ông bị CIA đảo chính.) |
In internal discussions in 1958, which have since been declassified, President Eisenhower spoke about a campaign of hatred against us in the Arab world. Not from the governments, but from the people. The National Security Council's top planning body produced a memorandum – you can pick it up on the web now – in which they explained it. They said that the perception in the Arab world is that the United States blocks democracy and development and supports harsh dictators and we do it to get control over their oil. The memorandum said, this perception is more or less accurate and that's basically what we ought to be doing. | Trong các cuộc thảo luận nội bộ năm 1958, ngày nay đã được giải mật, Tổng thống Eisenhower đã nói về một chiến dịch thù địch chống lại chúng ta trong thế giới Ả Rập. Chiến dịch này không phát xuất từ các chính phủ của khối Ả Rập, mà là từ những người dân Ả Rập. Những nhân vật hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ thời đó đã soạn thảo một bản nhận định về sự kiện này - ngày nay bạn có thể truy cập nó từ trên mạng - trong đó họ đã đưa ra lời giải thích. Họ cho rằng, thế giới Ả Rập ý thức được rằng Mỹ cản trở nền dân chủ xuất hiện và còn phát triển và hỗ trợ các lãnh đạo độc tài hà khắc, và Mỹ làm điều đó để có quyền kiểm soát dầu mỏ của họ. Bản nhận định cho biết nhận thức này của khối Ả Rập khá chính xác và đây cơ bản là những gì người Mỹ chúng ta hẳn đang làm. |
That means that western democracies prevented the emergence of democracies in the Arab world? | Điều đó có nghĩa rằng các nền dân chủ phương Tây luôn ngăn chặn sự xuất hiện của những nền dân chủ trong thế giới Ả Rập? |
Chomsky: I won't run through the details, but yes, it continues that way to the present. There are constant democratic uprisings. They are crushed by the dictators we – mainly the US, Britain, and France – support. So sure, there is no democracy because you crush it all. You could have said the same about Latin America: a long series of dictators, brutal murderers. As long as the US controls the hemisphere, or Europe before it, there is no democracy, because it gets crushed. | Chomsky: Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng đúng thế, nó tiếp tục như vậy cho đến ngày nay. Có những cuộc nổi dậy liên tục vì dân chủ. Và họ bị nghiền nát bởi bọn lãnh đạo độc tài mà chúng ta - chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp – hậu thuẫn. Vì vậy, chắc chắn sẽ chẳng có nền dân chủ nào xuất hiện được bởi vì chúng ta nghiền nát tất cả. Cũng có thể nói như vậythế về khối Mỹ Latinh: một loạt các lãnh đạo độc tài, bọn giết người tàn bạo. Chừng nào Mỹ còn kiểm soát toàn diện bán cầu này, hoặc Châu Âu trước đó, thì sẽ chẳng có dân chủ được , bởi vì nó bị nghiền nát hết. |
So you were not surprised at all by the Arab Spring? | Thế chắc, ông chẳng ngạc nhiên đâu khi thấy các cuộc nổi dậy của khối Ả Rập? |
Chomsky: Well, I didn't really expect it. But there is a long background to it. Let's take Egypt for instance. You'll notice that the young people who organized the demonstrations on January 25th called themselves the April 6th movement. There is a reason for that. April 6th 2008 was supposed to be a major labour action in Egypt at the Mahalla textile complex, the big industrial centre: strikes, support demonstrations around the country and so on. It was all crushed by the dictatorship. Well, in the West we don't pay any attention: as long as dictatorships control people, what do we care! | Chomsky: Thế này, tôi đã không ngờ nó xuất hiện. Nhưng nó đã có một nền tảng từ lâu. Hãy lấy Ai Cập làm ví dụ. Bạn sẽ nhận thấy rằng những người trẻ tổ chức các cuộc biểu tình vào ngày 25 tháng1 vừa qua tự gọi mình là Phong Trào ngày 06 tháng 4. Có một lý do cho điều đó. Ngày 06 tháng 4 năm 2008 được coi là hành động quan trọng của giới lao động Ai Cập tại khu dệt may Mahalla, một trung tâm công nghiệp lớn của Ai Cập: công nhân đình công, biểu tình và được ủng hộ khắp nơi trên đất nước Ai Cập. Và nó đã bị nghiền nát hết bởi chế độ độc tài. Thế mà, sự kiện quan trong này của giới lao động Ai Cập ở phương Tây chúng ta chẳng hề chú ý: nếu bọn độc tài đãị kiểm soát được dân chúng, thì chúng ta còn cần quan tâm gì nữa đâu! |
|
Security forces clamp down on workers' strikes and protests in El-Mahalla El-Kubra (photo: AP) | Lực lượng an ninh đàn áp các cuộc đình công của công nhân (ảnh: AP) |
"Efforts to create democracy" On 6 April 2008 Egyptian workers, primarily in the state-run textile industry, were on strike in response to low wages and rising food costs. Strikes were illegal in Egypt, and the protests were eventually crushed | "Những nỗ lực để tạo ra nền dân chủ" Ngày 06 Tháng Tư năm 2008 công nhân Ai Cập, chủ yếu là trong ngành công nghiệp dệt may quốc doanh, đã đình công để phản ứng vì lương thấp và giá thực phẩm tăng. Đình công là bất hợp pháp ở Ai Cập, và các cuộc biểu tình cuối cùng đã bị nghiền nát |
But in Egypt they remember, and that's only one in a long series of militant strike actions. Some of them succeeded. There are some good studies of this. There is one American scholar, Joel Beinen – he is at Stanford – he has done a lot of work on the Egyptian labour movement. And he has recent articles and earlier ones, in which he discusses labour struggles going on for a long time: those are efforts to create democracy. | Nhưng tại Ai Cập người dân vẫn nhớ, và đó chỉ là một trong những hành động quân sự chống lại đình công. Một số trong những đàn áp đó đã thành công. Có một số nghiên cứu giá trị về đề tài này. Một học giả người Mỹ, Joel Beinen - tại đại học Stanford - đã có nhiều nghiên cứu về phong trào lao động Ai Cập. Trong những bài báo gần đây và trước đó của ông, ông thảo luận về những cuộc đấu tranh của giới lao động đã liên tục xảy ra trong một thời gian dài: đó chính là những nỗ lực để tạo dựng nền dân chủ. |
Obama's predecessor, George W. Bush, claimed to cause a domino effect of freedom with his policy of the "New Middle East". Is there a relation between the uprisings in the Arab world to the policy of George W. Bush? | Người tiền nhiệm của Obama, George W. Bush, tuyên bố rằng đây là một hiệu quả lan truyền của sự tự do từ chính sách “Trung Đông Mới" của ông. Liệu có mối quan hệ nào giữa các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập với chính sách của George W. Bush không, thưa ông Chomsky? |
Chomsky: The main theme of modern post-war history is the domino effect: Cuba, Brazil, Vietnam… Henry Kissinger compared it to a virus that might spread contagion. When he and Nixon were planning the overthrow of the democratically elected Allende in Chile – we have all the internal materials now – Kissinger in particular said, the Chilean virus might affect countries as far as Europe. Actually, he and Brezhnev agreed on that, they were both afraid of democracy and Kissinger said, we have to wipe out this virus. And they did, they crushed it. | Chomsky: Chủ đề chính của lịch sử sau những cuộc chiến tranh hiện đại vừa qua là hiệu ứng domino như: Cuba, Brazil, Việt Nam... Henry Kissinger so sánh nó như một loại vi rút có thể lây lan. Khi ông và Nixon lập kế hoạch lật đổ tổng thống Allende được bầu ra một cách dân chủ ở Chile – bây giờ chúng ta đã có tất cả các tài liệu nội bộ - Kissinger nhấn mạnh rằng, vi rút dân chủ Chile có thể lan xa đến các nước tận Châu Âu. Nên trên thực tế, Kissinger và Brezhnev cả hai đã đồng nhất rằng, họ rất dân chủ và Kissinger đã tuyên bố, chúng ta phải quét sạch loại vi rút này. Và họ đã nghiền nát nó. |
Today it's similar. Both Bush and Obama are terrified of the Arab spring. And there is a very sensible reason for that. They don't want democracies in the Arab world. If Arab public opinion had any influence on policy, the US and Britain had been tossed out of the Middle East. That's why they are terrified of democracies in the region. | Ngày nay nó cũng tương tự vậy. Cả hai ông Bush và Obama đang lo sợ mùa xuân Ả Rập. Có một lý do rất hợp lý cho điều này. Họ không muốn có dân chủ trong thế giới Ả Rập. Vì nếu công chúng Ả Rập có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với chính sách đối ngoại của khối Ả Rập, thì Mỹ và Anh đã bị đẩy ra khỏi Trung Đông từ lâu rồi. Đó chính là lý do tại sao họ sợ hãi các nền dân chủ đang trổi dậy trong khu vực này. |
The well-known British Middle East correspondent Robert Fisk recently stated that Obama and his policy is irrelevant for the developments in the region… | Phóng viên về Trung Đông nổi tiếng người Anh, ông Robert Fisk gần đây nói rằng Obama và chính sách của ông ta là không thích hợp cho những tiến triển trong khu vực ... |
Chomsky: I read the article, it's very good. Robert Fisk is a terrific journalist and he really knows the region well. I think what he means is that the activists in the April 6th movement don't care about the United States. They have totally given up on the US. They know the United States is their enemy. In fact in public opinion in Egypt about 90 per cent think that the US is the worst threat that they face. In that sense the USA is of course not irrelevant. It's just too powerful. | Chomsky: Tôi có đọc bài viết, nó rất hay. Robert Fisk là một nhà báo xuất sắc và ông ấy thực sự hiểu rất rõ về khu vực Trung Đông. Tôi nghĩ rằng ý của ông Fisk là các nhà hoạt động trong phong trào ngày 06 tháng 4 không quan tâm đến Mỹ nữa. Họ đã hoàn toàn từ bỏ Mỹ. Họ biết Mỹ là kẻ thù của họ. Trên thực tế trong dư luận ở Ai Cập thì khoảng 90 phần trăm người Ai Cập nghĩ rằng Mỹ chính là mối đe dọa tồi tệ nhất mà họ phải đối mặt. Với ý nghĩa như thế thì Mỹ tất nhiên không phải là không liên quan. Mỹ chỉ là quá hùng mạnh mà thôi. |
Some criticize the Arab intellectuals for being too silent, too passive. What should the role of the Arab intellectual be today? | Một số trí thức Ả Rập bị chỉ trích là quá im lặng, quá thụ động. Theo ông trí thức Ả Rập nên đóng vai trò gì ngày nay? |
Chomsky: Intellectuals have a special responsibility. We call them intellectuals because they are privileged and not because they are smarter than anyone else. But if you are privileged and you have some status and you can be articulate and so on we call you an intellectual. And it's the same in the Arab world as anywhere else. | Chomsky: Trí thức có một trách nhiệm đặc biệt. Chúng ta gọi họ là trí thức vì họ được đặc quyền - không phải vì họ thông minh hơn bất cứ ai khác. Mà là nếu bạn có được đặc quyền này và có vị thế trong xã hội để bạn có thể có tiếng nói, thì chúng tôi gọi bạn là một nhà trí thức. Điều này đúng trong thế giới Ả Rập cũng như ở bất cứ nơi nào khác. |
|
|
http://www.informationclearinghouse.info/article28398.htm |