| |
The devil in the deep blue | Hung thần Biển Đông
|
Fiendishly complex disputes in the South China Sea dangerously simplified
| Các tranh chấp vô cùng phức tạp ở Biển Đông đã được đơn giản hóa một cách nguy hiểm.
|
Economist, Feb 4th 2012 | Ngày 4 tháng 2, 2012 |
|
|
THE South China Sea and its myriad disputes have spawned academic analysis on an industrial scale. But as an attention-grabbing international issue, the wrangling has an image problem: so many contested, arcane technicalities; so many conferences and research papers—in sum, so much talk; but so few shots fired in anger. That may be why commentators tend to paint the disputes in an almost apocalyptic light: “The South China Sea is the Future of Conflict” shrieked an article last September in Foreign Policy, an American journal. The author, Robert Kaplan, forecast that “just as German soil constituted the military front line of the cold war, the waters of the South China Sea may constitute the military front line of the coming decades.”
| Vấn đề Biển Đông và các tranh chấp tại đây đã nảy sinh ra nhiều phân tích mang tính học thuật ở quy mô kỹ nghệ. Nhưng là một vấn đề đáng chú ý ở tầm quốc tế, các cuộc tranh luận ầm ĩ đã vẽ ra bức ảnh chung: rất nhiều cuộc tranh cãi, kỹ thuật lại phức tạp, rất nhiều hội nghị và các bài nghiên cứu – tóm lại, bàn tán thì nhiều nhưng rất ít nước ‘đổ dầu vào lửa’. Điều đó có thể là lý do tại sao các nhà bình luận có xu hướng vẽ ra bức tranh tranh chấp với gam màu như ngày tận thế: “Biển Đông là tương lai của xung đột”, một bài báo được đăng trên Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) hồi tháng Chín năm ngoái. Tác giả Robert Kaplan dự báo rằng “cũng tương tự như vùng đất tại Đức đã trở thành mặt trận quân sự trong cuộc chiến tranh lạnh, thì Biển Đông cũng có thể là vùng biển sẽ trở thành mặt trận quân sự trong những thập kỷ tới.”
|
He may well be right. The disputes over the sea are no nearer a resolution than ever. But they have persisted for decades without threatening global peace and need not inevitably become the main focus of tension between China and America. There is a danger that putting the sea in the same sentence as the cold war too often is self-fulfilling. A recent publication (“Co-operation from Strength”) from the Centre for a New American Security (CNAS), an American think-tank, uses the sea to argue for an American naval build-up. And some Chinese observers seem all too keen to become maritime cold warriors.
| Ông có thể dự đoán đúng. Các tranh chấp tại đây gần như chưa có một kết quả nào rõ ràng. Các tranh chấp đã tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ, tuy không đe dọa hoà bình thế giới và cũng chưa hẳn trở thành tâm điểm chính trong mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có một nguy cơ rằng việc đưa vùng biển này vào trong cùng một chủ đề với cuộc chiến tranh lạnh đôi lúc chỉ là vấn đề ‘tự thỏa mãn’. Một ấn phẩm gần đây (“Sự hợp tác từ sức mạnh”) thuộc Center for New American Security (CNAS), một nhóm chuyên gia Hoa Kỳ, bảo vệ rằng Hoa Kỳ sử dụng vùng biển này nhằm xây dựng lực lượng hải quân. Và điều này đã làm một số nhà quan sát Trung Quốc cảm thấy dường như họ cần hăng hái hơn để trở thành các chiến binh hùng dũng tại khu vực Biển Đông.
|
Take, for example, some of the reaction in the Chinese press to the news at the end of January that the Philippines wants to “maximise” its mutual defence treaty with the United States, with more joint exercises, and more American soldiers rotating through. Explaining the decision, officials referred to threats arising from “territorial disputes”. America is not going to bully Malaysia over the Philippines’ historic claim to Sabah in Borneo, so this must have meant the South China Sea. Of all the claimants to islands, reefs, rocks and waters there, the one with which the Philippines is in active dispute is China. That was certainly how the news was taken by China’s Global Times newspaper, which called for sanctions against the Philippines.
| Lấy ví dụ, một số phản ứng trên báo chí Trung Quốc hồi cuối tháng Giêng vừa qua rằng Philippines muốn thỏa hiệp “tối đa” về mặt quân sự với Hoa Kỳ, với nhiều cuộc tập trận chung, và cho phép binh lính Hoa Kỳ có mặt nhiều hơn tại đây. Giải thích cho quyết định trên, các quan chức đã đề cập đến mối đe dọa phát sinh từ “tranh chấp lãnh hải” trong vùng. Việc này có thể thấy rằng Hoa Kỳ không bắt nạt Malaysia trong việc tranh chấp lãnh hải với Philippines liên quan đến các đảo Sabah ở Borneo, mà đây chính là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trong tất cả các bên tranh chấp hải đảo, đá ngầm và lãnh hải, nước mà Philippines phải tranh chấp và đối đầu mạnh nhất là Trung Quốc. Đó là những điều mà tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cũng đã ghi nhận, và họ đã mạnh mẽ kêu gọi các biện pháp trừng phạt Philippines.
|
Philippine governments also pay a political price at home for security ties with America. The current one may have felt provoked by China’s seeming to ignore its protest about the incursion in December of three Chinese vessels in what it calls the “West Philippine Sea”. Such spats are commonplace. China and Taiwan (as the “Republic of China”, and largely irrelevantly) appear to claim almost all the South China Sea, citing an old map showing nine disconnected lines around its rim. Vietnam claims the Paracel chain in the north, from which China evicted it in 1974, and the Spratlys in the south, where Brunei and Malaysia as well as the Philippines have partial claims. In the past there have been flare-ups—between Vietnam and China in 1988, and between China and the Philippines in 1995. In normal times, conflict is waged partly through the competitive building of structures on occupied islets and the harassment of fishing and oil-exploration vessels. But it is mainly waged through diplomacy.
| Đổi lại, chính phủ Philippine cũng phải trả một giá nhất định về mặt chính trị để tạo dựng mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. Hiện tại Philippines có thể cảm thấy rằng họ bị Trung Quốc khiêu khích trong lúc Trung Quốc hầu như bỏ qua các phản đối về sự xâm nhập hồi tháng Mười hai vừa qua khi 3 chiếc tàu Trung Quốc đã trái phép đi sâu vào lãnh hải được gọi là “Biển Tây Philippines”. Việc tranh cải như vậy là thường rất phổ biến. Trung Quốc và Đài Loan (hay “Cộng hòa Trung Quốc”) tuyên bố chủ quyền bao phủ gần như tất cả vùng Biển Đông, với bản độ 9-đoạn (lưỡi bò) được ngắt kết xung quanh khu vực này. Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc, nơi mà Trung Quốc đã mang quân xâm chiếm vào năm 1974, và quần đảo Trường Sa ở phía nam, nơi Brunei và Malaysia cũng như Philippines đều tuyên bố một phần chủ quyền. Trong quá khứ, bùng phát đã từng nổ ra tại đây giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1988, và giữa Trung Quốc và Philippines vào năm 1995. Nhưng bình thường thì các xung đột vẫn tiếp tục xảy ra, một phần thông qua việc các nước cạnh tranh xây dựng công trình trên đảo bị chiếm đóng và quấy rối các tàu đánh cá cũng như các dự án thăm dò dầu mỏ. Nhưng hầu như các xung đột này chủ yếu được tiến hành thông qua đường lối ngoại giao.
|
The stakes are high, because of the enormous economic significance of the sea. It accounts for as much as one-tenth of the fishing catch landed globally; around half the tonnage of intercontinental trade in commercial goods passes through; and, in a phrase that haunts the academic literature like the ghost of Christmas future, it is the “new Persian Gulf”—a claimed treasure chest of hydrocarbons that China, anxious about the vulnerability of its own supplies, sees as its own.
| Một số ý kiến cho rằng nguy cơ xung đột rất cao bởi vì đây là khu vực có tiềm năng kinh tế rất lớn. Khu vực này chiếm gần một phần mười số lượng cá trên toàn cầu, khoảng một nửa trọng tải thương mại xuyên lục địa đi qua hải phận này cũng như đây là trung tâm chính vận chuyển hàng hoá thương mại chính trong khu vực. Nhiều học giả cho rằng đây là “Vịnh Ba Tư mới” – một kho báu có thể chứa đầy khí đốt hydrocarbon, trong khi Trung Quốc đang lo lắng bị thiếu hụt nguồn tài nguyên này tại quê nhà nên đã tranh thủ tuyên bố khu vực Biển Đông là của riêng họ.
|
With plenty to argue about there are three reasons why the arguments are becoming more strident. The first is that the America-Philippines “reinforcement” of their defence arrangement has to be seen in the context of the much touted “pivot” of American strategy towards Asia. Following the announcement in November of a permanent presence of American marines in Darwin in northern Australia, the shift fuels Chinese fears that America is seeking to contain its rise, both through its own military deployments, and through alliances with “small” countries such as the Philippines (population 100m-odd). Second, both the Philippines and Vietnam may soon start extracting oil. China will not want such facts under the water to set precedents.
| Với rất nhiều tranh luận, có ba lý do tại sao các tranh cãi tại đây ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đầu tiên là quan hệ Hoa Kỳ-Philippines được “tăng cường” nhằm thỏa thuận các vấn đề quốc phòng trong bối cảnh được xem như là một “trục mới” của Hoa Kỳ trong chiến lược ở châu Á. Sau khi công bố hồi tháng Mười một vừa qua tại Úc rằng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ hiện diện thường trực tại Darwin ở miền bắc nước Úc, thì Trung Quốc lo ngại rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm cơ hội để kiềm chế sự phát triển của họ, thông qua việc triển khai quân sự cũng như liên minh với các nước “nhỏ” như Philippines. Thứ hai, cả Philippines và Việt Nam có thể sẽ sớm bắt đầu khai thác dầu mỏ tại đây. Trung Quốc không muốn sự kiện đó xảy ra vì việc này sẽ thiết lập các tiền lệ cho những nước còn lại.
|
Third and most important, China’s position continues to unnerve the other claimants. It is unclear, for example, what the dotted-line claim is based on. And, refusing to countenance serious negotiations with the Association of South-East Asian Nations (ASEAN), to which four of the claimants belong, China appears to want to pick off its members one by one. Until recently, its fiercest rows were with Vietnam. That relationship seems to be going through a relatively mellow phase as it bullies the Philippines. And last July it did agree with ASEAN on “guidelines” for implementing a “declaration” on a code of conduct agreed on by the two parties back in 2002 to reduce tensions in the South China Sea. Last year ASEAN was under Indonesian chairmanship. Neither the new annual chair, Cambodia, nor the next two, Brunei and Myanmar, are likely to risk antagonising China by making the sea a multilateral issue.
| Thứ ba và quan trọng nhất, vị trí của Trung Quốc tiếp tục làm các nước khác lo ngại. Cho đến nay, bản đồ 9-đoạn (hay đường lưỡi bò) thật sự không rõ ràng và không biết Trung Quốc dựa vào căn cứ nào để đưa ra các tuyên bố đó. Và, việc Trung Quốc từ chối đàm phán nghiêm túc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), vì bốn trong số các bên tranh chấp thuộc Hiệp hội này, Trung Quốc dường như muốn chọn ra từng thành viên để đánh bại từng nước một. Cho đến gần đây, việc tranh chấp có vẻ ác liệt hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khác với Philippines, mối quan hệ đó dường như đang trải qua một giai đoạn tương đối êm dịu. Và cuối tháng Bảy vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý với ASEAN về một “hướng dẫn” thực hiện các “tuyên bố” liên quan đến các quy tắc ứng xử mà các bên đã ký kết hồi năm 2002 nhằm giảm bớt căng thẳng trong vùng Biển Đông. Năm ngoái, ASEAN được nằm dưới sự chủ trì của Indonesia. Và sắp tới đây, ghế chủ tịch sẽ được luân phiên qua các nước Campuchia, Brunei và Miến Điện, và dường như các nước này đều không muốn gây xích mích với Trung Quốc bằng cách đưa vấn đề Biển Đông thành một diễn đàn đa phương.
|
How cold wars start
Already, last July’s “breakthrough” looks more like a stalling tactic. Not only is a settlement of the disputes not in sight; no mechanism that might eventually lead to one is even under discussion. China seems to calculate that, although all the countries involved are building up their armed forces, it has so much more capacity for military spending that it will soon be lording it over them all. So the chances are that America, with its mighty navy and abiding interest in the freedom of navigation and commerce, will become still more involved in what the CNAS report calls “the strategic bellwether for determining the future of US leadership in the Asia-Pacific region”. China, after all, seems determined to put that assertion to the test. | Chiến tranh lạnh bắt đầu như thế nào?
“Đột phá” mà các bên đã đạt được hồi cuối tháng Bảy vừa qua trông vẫn giống như một chiến thuật đang bị trì hoãn. Vì các giải quyết trong các vụ tranh chấp cho tới thời điểm đó vẫn chưa rõ ràng, và cũng không có cơ chế nào được đưa ra thảo luận nhằm hướng đến một giải quyết chung. Trung Quốc dường như đã tính toán kỹ vấn đề này, mặc dù tất cả các quốc gia liên quan trong vùng đang ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, nhưng Trung Quốc vẫn ở thế thượng phong vì họ có khả năng chi tiêu quân sự nhiều hơn. Vì vậy, rất có thể là Hoa Kỳ, với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất và quan tâm đến việc tuân thủ các quyền tự do hàng hải và thương mại, sẽ tham gia nhiều hơn như bài báo của CNAS đã nêu, “chiến lược để xác định tương lai của lãnh đạo Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Trung Quốc, sau khi những gì đã xảy ra, có vẻ vẫn quyết tâm đưa các tuyên bố quyền lợi của họ ra để tiếp tục thử nghiệm.
|
| Translated by Đặng Khương |
http://www.economist.com/node/21546033 |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, February 5, 2012
The devil in the deep blue Hung thần Biển Đông
CONTROVERSY OVER SPRATLY ISLANDS TERRITORIAL Tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa
| |
CONTROVERSY OVER SPRATLY ISLANDS TERRITORIAL
| Tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa |
C O N F I D E N T I A L SECTION 01 OF 03 MANILA 001838
| Điện mật Sứ quán Mỹ tại Manila
|
| Thứ bảy, 04 Tháng 2 2012
|
SUMMARY: Recent steep increases in the cost of petroleum and pending deadlines associated with the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) have kept the six-nation territorial dispute over the Spratly Islands in the eye of public debate in the Philippines. The underlying controversy over the Spratlys strikes a chord in Philippine national pride, both because of the awareness that the Philippine armed forces cannot defend the Philippines' claim to the islands, and because of concern over growing Chinese influence in the region. In addition, there is widespread suspicion that corruption may influence Philippine policy. Competing views on how strongly the Philippines should press its claim to the islands are closely linked to political affiliations. In a move at least partly intended to defuse further criticism of its cooperation with China and Vietnam in exploring the Spratlys' mineral resources, the Arroyo administration allowed its Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) agreement with those countries to lapse when its term expired June 30. END SUMMARY.
| 1.Tóm tắt: Sự gia tăng giá xăng dầu gần đây và thời hạn chờ đợi đệ trình theo quy định của Công ước luật biển Quốc tế (UNCLOS) đang đến gần đã khiến 5 quốc gia có tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Trường Sa trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận công khai tại Philippines. Sự tranh cãi quanh quần đảo Trường Sa làm dấy lên một tinh thần tự hào dân tộc ở Philippines, vừa do nhận thức việc lực lượng vũ trang của Philippines không thể bảo vệ các yêu sách chủ quyền của Philippine đối với các hòn đảo, và vừa do những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Thêm vào đó, có những nghi ngờ lan rộng về việc tham nhũng cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách của Philippines. Các quan điểm trái ngược nhau về vấn đề liệu Phillipines có thể bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các hòn đảo mạnh đến mức nào thường có gắn bó mật thiết với các đảng phái chính trị. Trong một động thái mà ít nhất nhằm xoa dịu phần nào những chỉ trích nặng nề hơn về việc nước này hợp tác với Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trường Sa, chính phủ của bà Arroyo đã đồng ý để Thỏa thuận Khảo sát Địa chấn chung (JMSU) với các nước này mất giá trị khi nó hết hiệu lực vào ngày 30 tháng 6. Hết tóm tắt.
|
Background
2. (SBU) The Spratly Islands of the South China Sea are the object of overlapping sovereignty claims by China, the Philippines, Vietnam, Taiwan, Malaysia, and Brunei to various islands believed to be rich in natural resources -- chiefly oil, natural gas, and seafoods. The Spratlys consist of some 100-230 islets, atolls, coral reefs, and seamounts spread over 250,000 square kilometers, although the island chain's total landmass equals less than five square kilometers. In 1988 and 1992, these sovereignty disputes led to naval clashes between China and Vietnam. The 2002 ASEAN-China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea lowered tensions in the region by calling for self-restraint, cooperation, and renunciation of the use of force among all parties.
| Bối cảnh
2.Quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông là đối tượng của các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đối với nhiều hòn đảo mà người ta cho rằng rất giàu tài nguyên thiên nhiên – chủ yếu là dầu mỏ, khí gas, và các loại hải sản. Quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng từ 100 tới 230 hòn đảo nhỏ, đảo san hô, rặng san hô và mỏm đá ngầm trải rộng trên một diện tích hơn 250,000 kilomet vuông, mặc dù tổng diện tích đất của cả chuỗi đảo chỉ chưa đầy 5 kilomet vuông. Vào năm 1988 và 1992, các tranh chấp về chủ quyền tại đây đã dẫn tới xung đột hải quân trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuyên bố của các bên về các ứng xử ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng đã xoa dịu các xung đột trong khu vực thông qua việc kêu gọi sự kiềm chế, hợp tác và từ bỏ sử dụng vũ lực giữa các bên.
|
Growing Regional Tension Over Spratlys
3. In September 2004, the Philippine and Chinese national oil companies agreed to conduct seismic soundings in the South China Sea. In March 2005, the Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) agreement among China, Vietnam, and the Philippines coordinated "pre-exploration" of possible hydrocarbon reserves, and an exclusive contract was awarded to a state-owned Chinese company to conduct the surveys. However, the disputes have not ceased. In April 2007, China accused Vietnam of violating its sovereignty by allowing a consortium of energy companies led by British Petroleum to develop gas fields off Vietnam's southeast coast, and in July 2007, Chinese naval vessels fired on a Vietnamese fishing boat, killing one sailor.
| Căng thẳng trong khu vực về vấn đề Trường Sa leo thang
3. Tháng 9 năm 2004, các công ty dầu khí quốc gia của Philippines và Trung Quốc đã đồng ý tiến hành thăm dò địa chấn âm thanh tại Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2005, Hiệp ước Thăm dò Địa chấn Hải dương chung (JMSU) giữa Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines đã kết hợp việc “tiền thăm dò” khẳ năng các nguồn dự trữ hydrocarbon, và một hợp đồng độc quyền được trao cho một công ty nhà nước của Trung Quốc để tiến hành các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, tranh chấp không dịu đi. Vào tháng 4 năm 2007, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền nước này khi cho phép một nhóm công ty năng lượng, đứng đầu là công ty BP của Anh Quốc hoạt động ở các mỏ khí đốt ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam, và vào tháng 7 năm 2007, tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng vào một tàu cá của Việt Nam, khiến một thủy thủ thiệt mạng.
|
UN Law of the Sea
The Philippines, along with Brunei, Malaysia, and Vietnam, have overlapping claims to some or all of the Spratlys based on the UN Convention on Law of the Sea (UNCLOS). Under UNCLOS, the Philippines must meet a May 12, 2009, deadline in defining the territorial baselines of the Philippine archipelago. At issue for the Philippines has been whether to include the Spratlys within its UNCLOS baselines, or restrict the baselines to territorial limits outlined in the 1898 Treaty of Paris, whereby Spain ceded the Philippines to the United States following the Spanish-American War. Even in the latter case, under UNCLOS, the Philippines still retains an Exclusive Economic Zone (EEZ) of 200 nm, and may claim an extended continental shelf of 350 nm; the latter would appear to encompass virtually all of the Spratlys. Even the Philippines' 200 nm EEZ includes most of the islands, while the 200 nm EEZs of China, Taiwan, and Vietnam include few or none.
| Công ước Luật biển của Liên hợp quốc
4.Philippines, cùng với Brunei, Malaysia và Việt Nam, có những tuyên bố chủ quyền chống lấn ở một vài điểm hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa theo Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Theo UNCLOS, Philippines phải xác định đường cơ sở lãnh thổ của quần đảo Philippine trước ngày 12 tháng 5 năm 2009. Vấn đề đối với Philippines là liệu có nên đưa quần đảo Trường Sa vào bên trong đường cơ sở theo Công ước luật biển hay không, hay là nên quy định giới hạn đường cơ sở như trong Hiệp ước Paris 1898, khi Tây Ban Nha chuyển giao Philippines cho Mỹ sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha. Kể cả trong trường hợp thứ 2, theo UNCLOS, Philippines vẫn có vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thể yêu sách vùng thềm lục địa mở rộng tới 350 hải lý; như vậy sẽ bao trùm lên gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa. Thậm chí vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý của Philippines cũng bao gồm hầu hết các đảo, trong khi vùng EEZ 200 hải lý của Trung Quốc, Đài Loan, và Việt Nam chỉ bao gồm rất ít hoặc không có đảo nào.
|
The China Card 5. Recent corruption scandals involving Chinese investments and development assistance have spilled over to affect the debate over the Spratlys. In September 2007, allegations arose that President Arroyo's husband Mike Arroyo had accepted multimillion-dollar kickbacks from the Chinese in return for facilitating a $349 million telecommunications deal between the Chinese ZTE Corporation and the Philippines' National Broadband Network (NBN); the deal was soon scrapped (reftel B). This and other recent scandals involving the Chinese led to charges in Congress and media circles that the Arroyo administration had likewise assented to the Spratlys joint seismic exploration deal in exchange for bribe-tainted loans, and that the government's attempts to get Congress to back off on inclusion of the Spratlys in Philippine baselines was similarly motivated by illicit Chinese influence. In mid-May, reports surfaced in the national media outlining new eyewitness accounts of secret 2006 meetings in Shenzhen, China, between President Arroyo and ZTE officials, serving to keep the Chinese angle of the controversy in the public eye. Controversy has similarly touched the primarily Chinese-financed and Chinese-contracted North Luzon Railways (Northrail) project, which entails the construction of an 80-kilometer railway from metropolitan Manila to the Clark Freeport. Chinese-Philippine disputes resulted in a March cessation of construction.
| Con bài của Trung Quốc
5. Những vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan đến đầu tư và viện trợ phát triển của Trung Quốc đã lan rộng và ảnh hưởng đến cuộc tranh luận đối về Trường Sa. Vào tháng 9 năm 2007, xuất hiện các cáo buộc rằng chồng của Tổng thống Arroyo, ông Mike Arroyo đã nhận khoản hối lộ nhiều triệu Đô la từ Trung Quốc để đổi lại việc hậu thuẫn cho một hợp đồng viễn thông trị giá 349 triệu đô giữa Tập đoàn ZTE của Trung Quốc và Công ty Mạng băng thông Broadband quốc gia (NBN) của Philippines; bản hợp đồng này sau đó nhanh chóng bị hủy bỏ (sẽ có điện riêng B). Vụ bê bối này cùng với các vụ khác gần đây liên quan đến Trung Quốc đã dẫn tới việc có những cáo buộc tại Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng rằng chính phủ của bà Arroyo hình như đã chấp thuận Hiệp ước Thăm dò Địa chấn Hải dương chung nhằm đổi lại những khoản vay tham nhũng, và rằng nỗ lực của chính phủ nhằm làm cho Quốc hội rút lại ý định cho quần đảo Trường Sa vào trong đường cơ sở của Philippines cũng là do vận động ảnh hưởng ngầm của Bắc Kinh. Vào khoảng giữa tháng 5, những báo cáo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia nêu việc có những manh mối nhân chứng liên quan đến các cuộc gặp bí mật trong năm 2006 tại Thẩm Quyến giữa Tổng thống Arroyo và các quan chức ZTE, nhằm giữ góc độ của Trung Quốc trong cuộc tranh luận trước mắt của công chúng. Cuộc tranh cãi tương tự cũng đã tác động đến dự án đường sắt Bắc Luzon (North Luzon Railway) do Trung Quốc đầu tư tài chính và hợp đồng, dự án bao gồm việc xây dựng một tuyến đường sắt dài 80kilomet từ thủ đô Manila tới cảng miễn thuế Clark. Tranh chấp Trung Quốc- Philippines đã dẫn tới một kết quả là việc xây dựng đã bị ngừng lại trong tháng 3.
|
Three Different Approaches
6. In August 2007, Senator Antonio Trillanes filed Senate Bill 1467, which defined the Philippines' baselines as including the main archipelago described in the 1898 Treaty of Paris (the current Philippines), plus Scarborough Shoal, while classifying the Spratlys as a "regime of islands" outside the baselines. However, under the December 2007 House Bill 3216 submitted by Foreign Affairs Committee Chair Rep. Antonio Cuenco, the Philippines' baselines would include not only the main archipelago (Treaty of Paris), but also the Spratlys and Scarborough Shoal. Cuenco said publicly that a December 2007 Chinese note verbale to the Philippine Embassy in Beijing expressed Chinese "shock and concern" that his bill had defined the Philippine baselines to include the Spratlys. Fearing that the inclusion of the Spratlys in Philippine territorial baselines would provoke China, inflame tensions in the South China Sea, and upset the delicate status quo, the Arroyo administration pursued a third approach, pressing Congress to revisit the baselines issue and include only the main archipelago, leaving the Spratlys and Scarborough classed as "regimes of islands." Administration supporters argued that the Philippines would have no hope of winning a war against China.
| Ba phương pháp tiếp cận khác nhau
6. Vào tháng 8 năm 2007, Thượng nghị sĩ, Antonia Trillanes đã đệ trình dự luật số 1467 lên Thượng viện Philippine, xác định đường cơ sở của Philippines bao gồm quần đảo chính như được mô tả trong Hiệp ước Paris 1898 (Philippines ngày nay) cộng với Bãi đá Hoàng Nham (bãi đá Scarborough), trong khi xác định quần đảo Trường Sa thuộc “quy chế đảo” bên ngoài đường cơ sở. Tuy nhiên, theo dự luật 3216 của Hạ viện Philippine tháng 12 năm 2007, do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Nghị sĩ Antonio Cuenco đã đệ trình, đường cơ sở của Philippines có thể không chỉ bao gồm quần đảo chính (theo Hiệp ước Paris) mà còn cả quần đảo Trường Sa và bãi đá Scarborough (Hoàng Nham). Ông Cuenco công khai nói rằng, tháng 12 năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra một lời cảnh báo miệng với Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh bày tỏ sự “bất ngờ và quan ngại” với việc dự luật của ông (Cuenco) khi xác định đường cơ sở của Philippines bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Lo sợ rằng việc đưa quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của Philippines sẽ khiêu khích Trung Quốc, làm bùng phát căng thẳng tại Biển Đông và phá hỏng nguyên trạng, chính phủ của bà Arroyo theo đuổi cách tiếp cận thứ ba, buộc Quốc hội Philippine xem lại vấn đề đường cơ sở và chỉ giới hạn ở quần đảo chính, bỏ lại quần đảo Trường Sa, và bãi Hoàng Nham được phân loại như “Chế độ quần đảo”. Những người ủng hộ chính phủ lập luận rằng Philippines sẽ không có hy vọng chiến thắng trong một cuộc chiến chống lại Trung Quốc.
|
Free-for-all in the Congress
7. The highly-publicized February 2 visit to the Spratlys by Taiwanese President Chen Shui-bian re-ignited debate over the islands (reftel C). In March, then - Philippine Air Force Commander Lt. Gen. Pedrito Cadungog announced that the airstrip would be upgraded at Pagasa Island (also known as Thitu or Zhongye Dao), home to a Philippine military base and a civilian settlement of more than 300 Filipinos. Then- Armed Forces Chief of Staff Gen. Hermogenes Esperon underscored that a beefed-up Philippine military presence in the islands stood ready to defend Philippine sovereignty. Although Cuenco's House bill including the Spratlys and Scarborough Shoal was tabled April 21 over the objections of its author, on April 22, Senate Minority Leader Aquilino Pimentel called the Arroyo administration's exclusion of the Spratlys from the baselines treasonous, and called for the adoption of the House bill in its entirety. Dialogue perhaps reached its low point soon afterwards, when pro-administration Senator (and International Court of Justice candidate) Miriam Defensor-Santiago criticized House members for "shooting their mouths off," and characterized the Administration's legislative opponents in the Spratlys debate as "idiots."
| Cuộc loạn đả ở quốc hội
7.Chuyến thăm được loan báo rộng rãi ngày 2 tháng 2 vừa qua tới Trường Sa của Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển lại khơi lên những tranh luận về quần đảo này (có điện riêng C). Trong tháng 3, chỉ huy trưởng lực lượng không quân Philippines, trung tướng Pedrito Cadungog thông báo rằng sân bay trên đảo Pagasa (được biết đến với tên là Đảo Thị tứ (Việt Nam) và đảo Trung Nghiệp (Trung Quốc)), nơi đặt một căn cứ quân sự của Philippines và một khu dân cư với hơn 300 người Philippines, sẽ được nâng cấp. Sau đó, tham mưu truởng các lực lượng vũ trang, tướng Hermogenes Esperon nhấn mạnh rằng sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Philipines ở các đảo sẽ đảm bảo việc sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Philippine. Mặc dù dự luật của hạ nghị sĩ Cuenco bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Nham đã bị gác lại vào ngày 21 tháng 4 do sự phản đối từ chính tác giả của nó, ngày 22 tháng 4, lãnh đạo phe dân tộc thiểu số trong nghị viện Aquilino Pimentel đã gọi việc chính phủ của bà Arroyo bỏ quần đảo Trường Sa ra ngoài đường cơ sở là bán nước và kêu gọi áp dụng dự luật của Hạ viện với toàn bộ các đảo. Đối thoại sau đó có lẽ đã đạt được một phần nhỏ mục tiêu này, khi những nghị sĩ ủng hộ chính phủ (và ứng viên Tòa án Công lý Quốc tế) Miriam Defensor Santiago chỉ trích các hạ nghị sĩ “hãy ngậm miệng lại” (shooting their mouths of), và mỉa mai những nhà lập pháp chống đối chính phủ trong tranh luận về Trường Sa như là “những kẻ ngốc”.
|
Embassy Reaction: Studied Neutrality
8. When questioned by the Philippine media about the U.S. position on the Spratlys, the Ambassador and other USG officials have consistently stressed that the U.S. is not a party to territorial disputes in the region, and that it is our hope that all such conflicts will be resolved peacefully among the relevant parties in accordance with applicable international law. For example, at the May 26 opening ceremony in Puerto Princesa, Palawan Island for the U.S.-Philippine Cooperation Afloat and Readiness Training (CARAT) bilateral naval exercise, national media pressed Rear Admiral Nora Tyson and Embassy Press Officer over whether the presence of such a robust American naval force (five vessels, including two guided-missile frigates) in the Spratlys area indicated a U.S. endorsement of Philippine claims, and an intention to assist in defense of those claims. We carefully responded that the purpose of the bilateral naval exercise in question was to build capacity for interoperability and bilateral cooperation, that the exercise would not be carried out in the Spratlys area, and that the U.S. calls on all claimants to resolve the issue peacefully.
| Phản ứng của đại sứ quán (Mỹ): Trung lập
8. Khi các phương tiện truyền thông của Philippines hỏi về quan điểm của Mỹ trong vấn đề Trường Sa, đại sứ và các quan chức chính phủ Mỹ khác đều nhấn mạnh rằng Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này, và rằng chúng tôi hi vọng những xung đột như vậy sẽ được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan và phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ, tại buổi khai mạc cuộc diễn tập hải quân “Sẵn sàng hợp tác và huấn luyện” (CARAT) giữa Mỹ và Philippines ngày 26 tháng 5 tại Puerto Princesa trên Đảo Palawan, các phương tiện truyền thông quốc gia thúc ép Đề đốc Hải quân Nora Tson và tùy viên báo chí của Đại sứ quán về việc liệu sự hiện diện của lực lượng hải quân hùng mạnh của Mỹ (5 tàu chiến, bao gồm 2 tàu dẫn tên lửa) ở khu vực quần đảo Trường Sa có cho thấy rằng Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Philippines và có ý định hỗ trợ nước này bảo vệ những tuyên bố này hay không. Chúng tôi thận trọng trả lời rằng mục tiêu của tập trận hải quân song phương trong câu hỏi là để xây dựng khả năng tương tác và hợp tác song phương, rằng cuộc tập trận sẽ không diễn ra trong khu vực Trường Sa, và rằng Mỹ kêu gọi các bên yêu sách giải quyết hòa bình vấn đề này.
|
Comment
9. The Spratlys controversy represents something of a strategic conundrum to the Arroyo administration. Filipino nationalism and widespread suspicion over China's intentions in the region militate in favor of the government taking a more aggressive stance in advocating for Philippine sovereignty over the islands, and the terms of the UNCLOS likewise tend to favor such a position. For these reasons, the Arroyo administration had little choice but to allow the JMSU agreement to lapse when it expired on June 30, even though doing so posed a setback to its relations with China. On the other hand, the Philippines is the weaker party in an increasingly asymmetric relationship with China, and Philippine military forces are sufficiently occupied in addressing the nation's insurgent groups, without the added worry of projecting power in the South China Sea. It is clearly not in the Philippines' best interests to allow tensions in the South China Sea to escalate to the level of armed confrontations. Against a backdrop of rising oil prices and growing demand for offshore energy reserves, controversy over control of the Spratlys' resources seems likely to continue. END COMMENT.
|
Bình luận.
9. Cuộc tranh luận về quần đảo Trường Sa cho thấy một phần trong bế tắc chiến lược của Chính quyền Arroyo. Chủ nghĩa dân tộc của người Philippines và sự nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc trong khu vực này thúc đẩy chính phủ có những động thái hiếu chiến hơn trong việc thực thi chủ quyền của Philippines ở những đảo này, và cách dùng các khái niệm của UNCLOS cũng nhằm hỗ trợ một quan điểm như vậy. Vì những lý do nêu trên, chính quyền Arroyo có ít lựa chọn ngoài việc để JMSU hết hiệu lực khi nó hết thời hạn vào ngày 30 tháng 6, mặc dù làm vậy có thể gây ra bất lợi cho quan hệ của họ với Trung Quốc. Mặt khác, Philippines là bên yếu hơn trong mối quan hệ bất đối xứng với Trung Quốc, và lực lượng quân đội của Philippines đang hoạt động hiệu quả trong việc giải quyết các tổ chức phản động trong nước lại không quan tâm gì tới việc tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ ở Biển Đông. Rõ ràng là lợi ích cốt yếu nhất của Philippines không phải ở chỗ để cho căng thẳng ở Biển Đông leo thang tới mức xung đột quân sự. Đối mặt với bối cảnh giá dầu tăng và nhu cầu về các nguồn dự trữ năng lượng ngoài khơi cũng gia tăng, cuộc tranh chấp về quyền kiểm soát các nguồn lợi ở Trường Sa có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn. Hết bình luận |
|
|
| Translated by Đăng Dương |
|
|
http://wikileaks.org/cable/2008/08/08MANILA1838.html# |