MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 16, 2012

Amid political tensions at home, China’s military leaders play safe abroad Trong bối cảnh căng thẳng chính trị trong nước, chức quân đội Trung Quốc chọn giải pháp đối ngoại an toàn.




Amid political tensions at home, China’s military leaders play safe abroad

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị trong nước, chức quân đội Trung Quốc chọn giải pháp đối ngoại an toàn.

Jun 9th 2012
9 Tháng 6 2012

FOR China’s armed forces, these are troubling times. On June 2nd in Singapore, America’s defence secretary, Leon Panetta, said that 60% of his country’s combat ships would be deployed in Asia by 2020, up from about half now. China’s generals see their country as the target, and worry that other Asian countries are ganging up with America. But politics at home appears an even greater concern.

Đối với quân đội Trung Quốc,  đây là những thời điểm nhạy cảm. Vào ngày 2 tháng 6 tại Singapore, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta nói rằng 60% tàu chiến Mỹ sẽ được triển khai tại châu Á vào năm 2020, tăng khoảng một nửa so với hiện nay. Các tướng lĩnh Trung Quốc xem nước này như là mục tiêu của sự tăng cường triển khai này, và họ lo lắng rằng các quốc gia châu Á khác sẽ đi theo Mỹ. Nhưng những vấn đề chính trị trong nước đang lại là mối quan tâm lớn hơn.


America’s announcement last November of a “rebalancing” of its foreign policy towards Asia riled hawks in China. The United States, they fumed in newspaper articles, was trying to “contain” China and put a brake on its rising power. Mr Panetta dismissed such accusations. “Our effort to renew and intensify our involvement in Asia is fully compatible—fully compatible—with the development and growth of China,” he said at the Shangri-La Dialogue, an annual meeting in Singapore of regional defence ministers and security experts. Eyeing recent American moves such as the deployment in April of marines in northern Australia and an agreement with Singapore, also announced on June 2nd, to station littoral combat ships in the city-state, Chinese officials are sceptical.

Tuyên bố của Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái về “tái cân bằng” trong chính sách ngoại giao đối với châu Á đã chọc tức phe diều hâu tại Trung Quốc. Họ bày tỏ sự tức giận trên những bài báo và cho rằng, Mỹ đang cố “bao vây” Trung Quốc và kìm hãm sức mạnh đang trỗi dậy của nước này. Ông Panetta đã bỏ ngoài tai những cáo buộc như vậy. “Nỗ lực làm mới và tăng cường sự can dự của chúng tôi tại châu Á là hoàn toàn thích hợp – hoàn toàn thích hợp – với sự phát triển và đi lên của Trung Quốc,” ông nói tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị bộ trưởng quốc phòng khu vực và các chuyên gia an ninh được tổ chức thường niên tại Singapore. Để mắt đến các động thái gần đây của Mỹ như việc triển khai hải quân tại phía bắc của  Úc vào tháng 4 và hiệp định với Singapore tuyên bố vào ngày 2 tháng 6 về việc triển khai các tàu chiến ven biển tại Singapre, các quan chức Trung Quốc đều nghi ngờ những động thái này của Mỹ.


Mr Panetta’s decision to fly from Singapore to Cam Ranh Bay, a port in Vietnam, did nothing to allay their suspicions. The defence secretary was the most senior American official to visit the port since the Vietnam war, when it was the site of a large American base. The Pentagon wants to use it as a port of call for its navy ships passing through the South China Sea.


Quyết định bay từ Singapore tới Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, ông Panetta đã không làm điều gì để xoa dịu những nghi ngờ của họ.  Bộ trưởng quốc phòng Panetta là quan chức cao cấp nhất của Mỹ tới thăm cảng này kể từ chiến tranh Việt Nam, khi đó cảng Cam Ranh là cứ điểm căn cứ lớn của Mỹ. Lầu Năm Góc muốn sử dụng nó làm nơi ghé thăm cho tàu hải quân đi qua Biển Đông.


The area is fraught with tension between rival claimants to its resource-rich seabed. China is one of them, and resents what it regards as American interference. On June 4th a Chinese foreign ministry spokesman described America’s attempts to boost its military partnerships in Asia as “untimely”. Undeterred, Mr Panetta flew on to Delhi for talks in another Asian country wary of China.


Biển Đông đang là khu vực với những căng thẳng giữa các bên yêu sách đối kháng nhau đối với nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Trung Quốc là một trong những bên yêu sách, và họ không bằng lòng về điều mà họ xem là Mỹ đang can thiệp vào Biển Đông. Vào ngày 4 tháng 6, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã miêu tả nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường các đối tác quân sự của Mỹ tại châu Á là “không đúng lúc”. Không hề nao núng, ông Panetta tiếp tục bay tới Delhi, một quốc gia châu Á khác cũng đang lo ngại Trung Quốc để tham dự hội đàm.


Oddly, however, China’s leaders passed up an opportunity to match the Americans with some military schmoozing of their own. Unlike last year, when China sent its defence minister, Liang Guanglie, to the Shangri-La Dialogue, this year the highest-ranking Chinese delegate was a senior military academic, Lieutenant-General Ren Haiquan. This was a marked scaling back of China’s engagement with the forum, which has become an important venue for informal contact between Asia-Pacific military chiefs (as well as some from Europe) since it was launched in 2002.

Tuy nhiên, thật là kỳ lạ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại bỏ qua cơ hội để đối chọi lại với Mỹ bằng việc gia tăng ảnh hưởng quân sự cho chính mình. Không giống như Đối thoại năm ngoái, khi Trung Quốc phái bộ trưởng quốc phòng, ông Lương Quan Liệt tới tham dự, năm nay đại biểu cao cấp nhất phía Trung Quốc là quan chức nghiên cứu, Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền. Điều này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc giảm sự quan tâm của Trung Quốc đối với diến đàn, một diễn đàn đang trở thành hội nghị quan trọng trong việc trao đổi không chính thức giữa các quan chức đứng đầu quân đội tại châu Á – Thái Bình Dương (cũng như từ châu Âu) kể từ khi được tổ chức vào năm 2002.

John Chipman, the director of the International Institute for Strategic Studies (IISS), a London-based think-tank which organises the event, told participants that Chinese officials informed him in March that “travel schedules and domestic priorities” would make it difficult for China to send its minister this year. Domestic factors are the more plausible explanation. In the month leading up to the Shangri-La Dialogue, General Liang had visited Washington, DC (the first Chinese defence minister to do so in nine years) and attended a meeting of South-East Asian defence ministers in the Cambodian capital, Phnom Penh. But those events were more easily choreographed than the Singapore forum, where last year he was peppered with questions about China’s armed forces.

John Chipman, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một think-tank của London đứng ra tổ chức, đã nói với đại biểu tham dự rằng các quan chức Trung Quốc đã thông báo cho ông vào tháng 3 là “lịch trình đi lại và các ưu tiên trong nước” đã gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc cử bộ trưởng tham dự Đối thoại lần này. Các vấn đề trong nước của Trung Quốc là lời giải thích có vẻ thích hợp hơn. Trong tháng chuẩn bị cho Đối thoại Shangri-La, Tướng Lương đã thăm Washington, DC (chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc trong 9 năm qua) và tham dự một hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia. Tuy nhiên những hội nghị như thế này dễ dàng được dàn dựng hơn sovới diễn đàn tại Singapore, nơi mà hồi năm ngoái ông Lương đã bị chất vấn dồn dấp về quân đội Trung Quốc.

With the approach this autumn of sweeping leadership changes in China’s civilian and military leadership, it is not surprising that General Liang has turned even more shy than usual (it took the IISS ten years to secure attendance by a Chinese defence minister, even though the office ranks relatively low in China’s military hierarchy compared with other countries). The leadership transition has been unusually troubled since the flight of a senior regional official to an American consulate in February. This led to the detention of the wife of a powerful regional chief, Bo Xilai, on suspicion of murder, and the suspension of Mr Bo himself from the Communist Party’s ruling Politburo.

Do gần đến thời điểm thay đổi sâu rộng về nhân sự lãnh đạo dân sự và và quân sự của Trung Quốc vào mùa thu này, nên không có gì ngạc nhiên khi tướng Lương đã thay đổi né tránh hơn mức bình thường (phải mất 10 năm IISS mới có được sự có mặt của một bộ trưởng của phòng Trung Quốc tham dự Đối thoại, cho dù là quan chức cấp thấp hơn trong bộ máy quân sự Trung Quốc so với các quốc gia khác). Sự chuyển giao lãnh đạo bị ảnh hưởng bất thường kể từ chuyến bay của một quan chức khu vực tới tổng lãnh sự Mỹ vào tháng 2. Điều này đã dẫn đến việc bắt tạm giam vợ của một lãnh đạo tỉnh đầy quyền lực, Bạc Hy Lai, do nghi ngờ phạm tội mưu sát, và sự nghi ngờ của Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc đối với bản thân ông Bạc.

Whose finger on the trigger?

Party leaders appear to be worried that the Bo scandal and uncertainty surrounding the leadership handover might create political confusion within the armed forces. There has been persistent speculation that Mr Bo enjoyed close ties with military leaders (his late father, Bo Yibo, was a comrade-in-arms of Mao Zedong).


Ai chơi trò lừa?

Các lãnh đạo Đảng lo ngại rằng việc của ông Bạc và sự bất ổn xung quanh quá trình chuyển giao lãnh đạo có thể tạo ra sự rối loạn chính trị trong lực lượng quân đội. Có những đồn đoán khẳng định rằng ông Bạc có những mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo quân đội (cha ông, Bạc Nhất Ba, từng là bạn chiến đấu của Mao Trạch Đông).

In recent weeks numerous articles have appeared in the official media attacking the notion of placing the armed forces under the control of the state, rather than the party. Some liberal intellectuals believe such a shift of allegiance would help prevent the army from being used by the party to serve its own ends, as it was in the crushing of the Tiananmen Square protests in 1989 (see article). The vehemence of these articles hints at concerns among party leaders that the idea might enjoy some support within the armed forces.

Trong những tuần gần đây rất nhiều bài báo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thức tấn công các khái niệm của việc đặt các lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của nhà nước. Một số trí thức tự do tin rằng một sự thay đổi cam kết trung thành sẽ giúp ngăn chặn quân đội được sử dụng bởi một phe phái nhằm phục vụ mục đích riêng của mình, như đã xảy ra trong iệc trấn áp các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 (xem bài viết). Sức hút của những bài viết này làm dấy lên mối quan tâm giữa các nhà lãnh đạo đảng cho rằng ý tưởng này có thể nhận được một số ủng hỗ trong lực lượng vũ trang.

Compounding the leadership’s unease is news reported by foreign media of the discovery of a spy working for America at the heart of the Ministry of State Security, China’s espionage and counter-intelligence service. The alleged mole reportedly worked for a deputy minister. In a possibly related development, tighter restrictions on contact with foreigners have been imposed on academics at the China Institutes of Contemporary International Relations, a think-tank under the ministry known to insiders as “department eight”. Its researchers are frequent participants at international conferences.

Tăng thêm những mối lo ngại của lãnh đạo Trung Quốc là những tin tức của truyền thông nước ngoài về vụ việc một gián điệp của Mỹ đang làm việc tại cơ quan đầu não cảu Bộ An ninh Quốc gia, cục phản gián và tính báo Trung Quốc. Nội gián bị cáo buộc này được cho là đang làm  thư ký cho một thứ trưởng. Trong một diễn biến được cho là có thể liên quan, việc hạn chế chặt chẽ hơn trong giao tiếp với người nước ngoài đã được ban hành áp dụng đối với các viện sĩ của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, một think tank thuộc bộ [An ninh Quôc gia] được biết đến với tên gọi là “Cục 8”. Các nhà nghiên cứu của Viện này thường tham gia vào các hội thảo quốc tế.

China’s military leadership is unlikely to be too concerned about skipping an international gathering at such a sensitive time. In the words of a former senior official at the Pentagon, who struggled with limited success to prise the Chinese army out of its shell: when they engage with the outside world, they just don’t understand how to do “warm and fuzzy”.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc dường như sẽ không quá bận tâm về việc bỏ nhỡ một hội nghị quốc tế trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay. Theo lời của một cựu quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc, người đã nổ lực với thành công hạn chế bẩy quân đội Trung Quốc ra khỏi vỏ bọc của nó: khi họ tham gia với thế giới bên ngoài, họ không biết làm thế nào để làm "ấm áp và kín đáo".





































http://www.economist.com/node/21556604

New Study Finds Revealing Patterns in Chinese Internet Censorship Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc




New Study Finds Revealing Patterns in Chinese Internet Censorship

Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc

Paul Mozur
Paul Mozur

June 14, 2012

14-06-2012
It is well established that China’s propaganda authorities employ a variety of techniques in attempting to control the spread of information on social networks, but a new study suggests the government’s last line of defense, an army of human censors who manually excise posts, is operating differently than previously thought.

Được chứng minh rõ ràng là các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm soát thông tin lan truyền trên các mạng xã hội, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy, phòng tuyến cuối cùng của chính phủ là một đội quân kiểm duyệt, những người cắt bỏ các bài viết, đang hoạt động khác hẳn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.


Instead of simply censoring topics critical of the government or that make China look bad, the study finds, the country’s human censors specifically target posts that could lead to protests or other forms of collective action, leaving ample room for China’s web users to criticize its government.


Thay vì đơn giản là kiểm duyệt các chủ đề quan trọng của chính phủ hoặc các chủ đề làm cho Trung Quốc trông có vẻ xấu đi, nghiên cứu này tìm thấy, những người kiểm duyệt ở Trung Quốc đặc biệt nhắm vào mục tiêu là các bài viết có thể dẫn đến biểu tình hoặc các hình thức hành động tập thể khác, [ngoài sự kiểm duyệt các bài viết đó], một không gian rộng lớn còn lại dành cho những người sử dụng mạng ở Trung Quốc chỉ trích chính phủ.


The study, recently released by Harvard University’s Institute for Quantitative Social Science also takes the first steps toward using censorship trends to predict the behavior of the Chinese government, examining cases in which major political events were preceded by drastic changes in censorship patterns.


Một nghiên cứu gần đây đã được Institute for Quantitative Social Science, thuộc Đại học Harvard công bố, đã tiến hành các bước đầu tiên, sử dụng các xu hướng kiểm duyệt để dự đoán hành vi của chính phủ Trung Quốc, kiểm tra các trường hợp mà các sự kiện chính trị lớn xảy ra, được báo trước bởi những thay đổi quyết liệt trong cách thức kiểm duyệt.


Conducted by Harvard political scientist Gary King in conjunction with Ph.D. candidates Jennifer Pan and Margaret Roberts, the study focuses on longer form blogs and message boards, leaving aside China’s most popular Twitter-like microblog platforms, known as weibo. The findings nevertheless provide useful new insights both into the ways China censors information online and the relationship of that censorship to the government’s actions in the real world.


Nghiên cứu này do ông Gary King, là một nhà khoa học chính trị của trường ĐH Harvard, cùng với hai ứng viên tiến sĩ là Jennifer Pan và Margaret Roberts thực hiện, nghiên cứu tập trung vào các blog và các bản tin, bỏ qua các tiểu blog nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, giống như Twitter, được gọi là Weibo. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cung cấp kiến thức hữu ích mới về các biện pháp Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên mạng và mối quan hệ của cách thức kiểm duyệt đó đối với các hành động của chính phủ ở thế giới bên ngoài.


“This is an enormous program. Hundreds of thousands of people are involved to help the government keep secrets…and the interesting paradox is an enormous program like that, designed to keep people from seeing things, actually exposes itself,” Mr. King said in an interview. “An elephant leaves big footprints.”


Ông King nói trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một chương trình rất lớn. Hàng trăm ngàn người tham gia để giúp chính phủ giữ bí mật… và nghịch lý thú vị là một chương trình to lớn như thế đã được thiết kế để không cho mọi người thấy những điều mà chính nó đã thực sự phơi bày. Một con voi để lại các dấu chân lớn“.




Mr. King is quick to point out that the study, based on data collected by social media monitoring firm Crimson Hexagon, fails to look at what websites China blocks through the Internet filtering system widely known as the “Great Firewall” or at the many sensitive keywords censors use to control what Chinese users search for and post on social media sites.


Ông King chỉ ra rằng, nghiên cứu này dựa vào các dữ liệu do công ty phân tích việc giám sát mạng truyền thông xã hội Crimson Hexagon thu thập, đã không xem xét các trang web mà Trung Quốc chặn thông qua hệ thống lọc Internet, được nhiều người biết đến như “Vạn Lý Hỏa Thành” hoặc kiểm duyệt nhiều  từ khóa nhạy cảm dùng để kiểm soát những điều mà người sử dụng ở Trung Quốc tìm kiếm và đăng bài trên các mạng truyền thông xã hội.


The average Chinese netizen can use clever wordplay and wit to skirt these first two mechanisms, Mr. King says, arguing that real threat to free speech in China comes from the armies of censors employed by both the government and Internet companies who manually screen and delete social network posts.


Ông King nói rằng, một cư dân mạng Trung Quốc bình thường có thể sử dụng lối chơi chữ khéo léo và mưu kế để đi vòng qua hai kỹ xảo đầu tiên, ông King lập luận rằng, mối đe dọa thực sự về tự do ngôn luận ở Trung Quốc đến từ đội quân kiểm duyệt, được cả chính phủ và các công ty Internet sử dụng, những người đã kiểm tra và xóa các bài viết đăng trên mạng xã hội.


After examining more than 11 million posts made on 1,382 Chinese social media web sites, the study estimates that roughly 13% of all blog posts in China are censored.


Sau khi kiểm tra hơn 11 triệu bài đã được đăng trên 1.382 trang mạng truyền thông xã hội ở Trung Quốc, nghiên cứu này ước tính rằng khoảng 13% trong số tất cả các bài đăng trên blog ở Trung Quốc bị kiểm duyệt.


Seeking to determine the relationship between the content of a post and the likelihood it would get censored, the study broke down posts into three groups based on political sensitivity. The most sensitive category included terms like “Chen Guangcheng” (the blind legal activist who recently spent six-days seeking refuge inside the U.S. embassy) and “Tiananmen,” the middle range flagged phrases like “one-child policy” and “environment and pollution,” while the lowest included phrases like “traffic in Beijing” and the names of popular video games


Tìm kiếm để xác định mối quan hệ giữa nội dung của một bài viết và khả năng bài đó sẽ bị kiểm duyệt, nghiên cứu này chia các bài thành ba nhóm, dựa vào độ nhạy cảm chính trị. Thể loại nhạy cảm nhất gồm các cụm từ như “Trần Quang Thành” (nhà hoạt động pháp lý khiếm thị, người mà gần đây đã trải qua sáu ngày ẩn trú bên trong Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở TQ) và “Thiên An Môn”, các cụm từ bị xếp loại nhạy cảm trung bình như “chính sách một con” và “môi trường và ô nhiễm“, trong khi các cụm từ bị xếp loại ít nhạy cảm nhất, gồm các cụm từ như “giao thông ở Bắc Kinh” và tên của các trò chơi video phổ biến.


Censorship rates across the three categories were closer than expected, the study found: Words of the highest sensitivity were censored 24% of the time, while medium range words were censored 17% and the least sensitive 16%.


Tỷ lệ kiểm duyệt ở ba loại này chính xác hơn dự kiến, nghiên cứu cho thấy: các từ ở mức độ nhạy cảm nhất đã bị kiểm duyệt 24% thời gian, trong khi các từ nhạy cảm trung bình thì bị kiểm duyệt 17% và 16% cho những từ ít nhạy cảm nhất.


Re-examining the data, the researchers found that not all seemingly-sensitive posts were censored equally. Complaints about power shortages during the spring of 2011 and speculation about the end of the one-child policy during the 2011 National People’s Congress, for example, were generally left untouched.


Kiểm tra lại dữ liệu, các nhà nghiên cứu tìm thấy, không phải tất cả các bài viết có vẻ nhạy cảm đã bị kiểm duyệt như nhau. Chẳng hạn như, khiếu nại về tình trạng thiếu điện trong mùa xuân năm 2011 và dự đoán về chấm dứt chính sách một con trong thời gian Quốc hội [đang họp] năm 2011, nói chung không bị ảnh hưởng.


“This is a city government that treats life with contempt, this is government officials run amuck, a city government without justice, a city government that delights in that which is vulgar, a place where officials all have mistresses,” rants one Internet user in an uncensored post cited in the study.


“Chính quyền thành phố này đối xử khinh miệt, các quan chức chính phủ ở đây lồng lên như những kẻ điên, chính quyền thành phố mà không có công bằng, chính quyền thành phố khoái chuyện thô bỉ, nơi mà tất cả các quan chức đều có người tình“, một người sử dụng Internet nói huyên thiên trong một bài không kiểm duyệt, đã được bản nghiên cứu trích dẫn.


“Negative posts do not accidentally slip through a leaky or imperfect system,” the paper notes. “The evidence indicates that the censors have no intention of stopping them, instead they are focused on removing posts that have collective action potential, regardless of whether or not they cast the Chinese leadership and their policies in a favorable light.”


Nghiên cứu lưu ý: “Các bài mang tính tiêu cực không thể ngẫu nhiên vuột khỏi một hệ thống có kẻ hở hoặc không hoàn hảo. Bằng chứng cho thấy, kiểm duyệt không có ý định ngăn cản các bài viết, mà kiểm duyệt tập trung vào việc loại bỏ các bài có khả năng dẫn đến hành động tập thể, bất kể các bài đó có đánh ngã ban lãnh đạo Trung Quốc và các chính sách của họ ra ánh sáng hay không” .


Following bombings in protest of forced evictions in Fujian province in May 2011, the study found, posts critical of the government were cut – but so were posts that supported the government. The study also found that local social media websites, such as popular local bulletin-board services that work as online message boards, are increasingly censored following events specific to certain areas.


Nghiên cứu phát hiện, sau vụ đánh bom phản đối việc cưỡng bức trục xuất tại tỉnh Phúc Kiến hồi tháng 5 năm 2011, các bài viết phê bình chính phủ đã bị cắt – kể cả những bài viết ủng hộ chính phủ [liên quan đến chủ đề này] cũng bị cắt. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng, các trang mạng truyền thông xã hội trong nước, chẳng hạn như các dịch vụ cung cấp thông báo ở địa phương cho dân chúng, giống như các bản tin trực tuyến, đang ngày càng bị kiểm duyệt sau khi các sự kiện cụ thể xảy ra ở một số khu vực nhất định.

Following the Japan earthquake in 2011, for instance, posts about iodine – which many incorrectly believed could help protect against radiation – that led to a run on salt in grocery stores were removed from local services, but left up on national forums.
Ví dụ như, sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011, các bài viết về i-ốt – mà nhiều người sai lầm đã tin rằng có thể giúp chống lại bức xạ – dẫn đến việc mọi người đổ xô mua muối ở các cửa hàng tạp hóa, đã được gỡ bỏ khỏi các dịch vụ địa phương, nhưng vẫn còn trên các diễn đàn quốc gia.


The paper reasons this is because, “localized, collective organization is not tolerated by the censors, regardless of whether it supports the government or criticizes it.”

Bản nghiên cứu lập luận rằng, do “tổ chức tập thể và địa phương thì không được phép, nên kiểm duyệt, bất kể ủng hộ hay chỉ trích chính phủ”.


The study found only two exceptions to the rule: Posts with pornography or criticism of China’s internet censorship were almost universally cut, regardless of when users posted or the degree of their criticism.


Nghiên cứu tìm thấy chỉ có hai trường hợp ngoại lệ: Các bài viết với nội dung khiêu dâm hoặc những lời chỉ trích sự kiểm duyệt internet ở Trung Quốc hầu như hoàn toàn bị cắt, bất kể khi nào người sử dụng đăng tải, hoặc mức độ của những lời chỉ trích.


Perhaps not surprisingly, Mr. King noted in the interview, the censors appear to be harsher on criticism of themselves than they are on criticism of the government.

Có lẽ không ngạc nhiên khi ông King lưu ý trong cuộc phỏng vấn rằng, kiểm duyệt dường như khắc nghiệt hơn về những lời chỉ trích sự kiểm duyệt hơn là chỉ trích chính phủ.


More surprising were findings that suggest that changes in censorship might be used to predict major political moves by Chinese authorities. In three cases — a treaty with Vietnam over a dispute in the South China Sea, the demotion of former Chongqing police chief Wang Lijun and the arrest of dissident artist Ai Weiwei – the study found drastic changes in censorship patterns occurred several days before the events took place.


Ngạc nhiên hơn nữa là kết quả cho thấy, những thay đổi trong kiểm duyệt có thể được sử dụng để dự đoán các hành động chính trị quan trọng của các nhà chức trách Trung Quốc. Trong ba trường hợp — một hiệp ước với Việt Nam về tranh chấp ở Biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), việc cách chức Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh và việc bắt giữ nhà bất đồng chính kiến họa sĩ Ngải Vị Vị – nghiên cứu cho thấy, có những thay đổi mạnh mẽ về cách kiểm duyệt diễn ra vài ngày trước khi các sự kiện xảy ra.




a) Việc bắt giữ Ngải Vị Vị; b) Hiệp ước hòa bình ở Biển Đông; c) Cách chức Vương Lập Quân (sự kiện Bạc Hy Lai).


In the case of Mr. Ai, researchers noticed found that deletions of posts about the artist began to rise five days before his arrest, prior to any public signs or warnings that he would be arrested. Checking the rise in deletions against censorship rates for Ai Weiwei discussions throughout the year, Mr. King found the jump in censorship was statistically the highest of the year.

Trường hợp ông Ngải, các nhà nghiên cứu để ý thấy rằng, xóa các bài viết về họa sĩ này bắt đầu gia tăng năm ngày trước khi ông bị bắt, trước cả bất kỳ dấu hiệu hoặc cảnh báo nào đưa ra công chúng về việc ông sẽ bị bắt giữ. Kiểm tra sự gia tăng trong việc xóa bỏ so với tốc độ kiểm duyệt các cuộc thảo luận của Ngải Vị Vị trong suốt cả năm, ông King tìm thấy, việc gia tăng kiểm duyệt theo thống kê là cao nhất trong năm.

“We hypothesize that the Chinese leadership took an (otherwise unobserved) decision to act approximately five days in advance and prepared for it by changing levels of censorship so that they different from what they would have been otherwise,” Mr. King writes, adding that censorship behavior “seems to be predictive of future actions outside the Internet, [it’s] informative even when the traditional media is silent.”

Ông King viết: “Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã (nếu không ai để ý) quyết định hành động khoảng năm ngày trước và chuẩn bị cho điều đó bằng cách thay đổi mức độ kiểm duyệt để nó khác với điều lẽ ra phải như vậy”. Ông viết thêm rằng, hành vi kiểm duyệt “có vẻ tiên đoán được các hành động xảy ra sau đó, ở bên ngoài Internet, chuyện kiểm duyệt cung cấp thông tin cho dù các phương tiện truyền thông truyền thống im lặng”.

The Harvard team’s findings on the predictive power of censorship are only preliminary, Mr. King said, but it’s a topic he is continuing to pursue.
Ông King nói, các phát hiện của nhóm nghiên cứu ở Harvard trong việc tiên đoán sức mạnh của kiểm duyệt chỉ là sơ bộ, nhưng đó là chủ đề ông đang tiếp tục theo đuổi.



Translated by Dương Lệ Chi


http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2012/06/14/new-study-finds-revealing-patterns-in-chinese-internet-censorship/