|
The Future of U.S.-Chinese Relations Conflict Is a Choice, Not a Necessity | Tương lai Quan hệ Trung-Mỹ Xung đột là lựa chọn, không là tất yếu |
Henry A. Kissinger | Henry A. Kissinger |
HENRY A. KISSINGER is Chair of Kissinger Associates and a former U.S. Secretary of State and National Security Adviser. This essay is adapted from the afterword to the forthcoming paperback edition of his latest book, On China (Penguin, 2012). | Henry A. Kissinger là Chủ tịch của hiệp hội Kissinger và một cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia. Bài tiểu luận này được chuyển thể từ lời bạt cho cuốn sách mới nhất sắp xuất bản dạng bìa mềm của của ông, Về Trung Quốc (Penguin, 2012). |
On January 19, 2011, U.S. President Barack Obama and Chinese President Hu Jintao issued a joint statement at the end of Hu’s visit to Washington. It proclaimed their shared commitment to a “positive, cooperative, and comprehensive U.S.-China relationship.” Each party reassured the other regarding his principal concern, announcing, “The United States reiterated that it welcomes a strong, prosperous, and successful China that plays a greater role in world affairs. China welcomes the United States as an Asia-Pacific nation that contributes to peace, stability and prosperity in the region.” | Vào ngày 19/1/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ra một tuyên bố chung vào cuối chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào tới Washington. Tuyên bố chỉ ra cam kết chung của hai bên về một "mối quan hệ Trung - Mỹ tích cực, hợp tác và toàn diện". Mỗi bên tái đảm bảo với bên còn lại về mối quan ngại chủ yếu của mình, nêu rõ: "Mỹ nhắc lại rằng nước này hoan nghênh một Trung Quốc mạnh mẽ, thịnh vượng và thành công mà có thể đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Phía Trung Quốc hoan nghênh Mỹ như một nước châu Á - Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực". |
Since then, the two governments have set about implementing the stated objectives. Top American and Chinese officials have exchanged visits and institutionalized their exchanges on major strategic and economic issues. Military-to-military contacts have been restarted, opening an important channel of communication. And at the unofficial level, so-called track-two groups have explored possible evolutions of the U.S.-Chinese relationship. | Kể từ đó, hai chính phủ đã bắt tay vào thực thi các mục tiêu đã đề ra. Các quan chức cấp cao của hai nước đã có những chuyến thăm lẫn nhau, và thể chế hóa những trao đổi của họ về các vấn đề kinh tế và chiến lược quan trọng. Các tiếp xúc quân sự giữa hai bên được bắt đầu lại, mở ra một kênh liên lạc quan trọng. Và ở cấp độ không chính thức, các nhóm được gọi là kênh-2 đã thăm dò các hướng phát triển có thể của mối quan hệ Trung - Mỹ. |
Yet as cooperation has increased, so has controversy. Significant groups in both countries claim that a contest for supremacy between China and the United States is inevitable and perhaps already under way. In this perspective, appeals for U.S.-Chinese cooperation appear outmoded and even naive. | Tuy nhiên, khi hợp tác được đẩy mạnh thì tranh cãi cũng gia tăng. Các nhóm quan trọng ở cả hai bên tuyên bố rằng một cuộc cạnh tranh giành uy thế giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi, và có lẽ đã đang diễn ra. Trong viễn cảnh này, những kêu gọi về hợp tác Trung - Mỹ dường như lỗi thời và thậm chí là ngây thơ. |
The mutual recriminations emerge from distinct yet parallel analyses in each country. Some American strategic thinkers argue that Chinese policy pursues two long-term objectives: displacing the United States as the preeminent power in the western Pacific and consolidating Asia into an exclusionary bloc deferring to Chinese economic and foreign policy interests. | Những lời buộc tội lẫn nhau nổi lên từ những phân tích khác biệt ở mỗi nước. Một số nhà tư duy chiến lược Mỹ lập luận rằng, chính sách của Trung Quốc theo đuổi hai mục tiêu dài hạn: thay thế nước Mỹ như một cường quốc vượt trội ở tây Thái Bình Dương và hợp nhất châu Á thành một khối thuận theo các lợi ích kinh tế và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. |
In this conception, even though China’s absolute military capacities are not formally equal to those of the United States, Beijing possesses the ability to pose unacceptable risks in a conflict with Washington and is developing increasingly sophisticated means to negate traditional U.S. advantages. Its invulnerable second-strike nuclear capability will eventually be paired with an expanding range of antiship ballistic missiles and asymmetric capabilities in new domains such as cyberspace and space. | Theo quan niệm này, ngay cả khi các năng lực quân sự thực chất của Trung Quốc không sánh được với các năng lực quân sự của Mỹ, Bắc Kinh vẫn có khả năng tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận được trong một cuộc xung đột với Washington và đang phát triển các phương tiện ngày càng tinh vi để loại bỏ các lợi thế truyền thống của Mỹ. Năng lực hạt nhân dự bị không thể bị tấn công của nước này rút cục sẽ được gắn kết với tầm bắn ngày càng mở rộng của các tên lửa đạn đạo chống hạm và các năng lực bất đối xứng trong các lĩnh vực mới như mạng và không gian vũ trụ. |
China could secure a dominant naval position through a series of island chains on its periphery, some fear, and once such a screen exists, China’s neighbors, dependent as they are on Chinese trade and uncertain of the United States’ ability to react, might adjust their policies according to Chinese preferences. Eventually, this could lead to the creation of a Sinocentric Asian bloc dominating the western Pacific. The most recent U.S. defense strategy report reflects, at least implicitly, some of these apprehensions. | Một số người lo ngại Trung Quốc có thể đạt được một vị thế hải quân vượt trội thông qua một loạt các chuỗi đảo ở ngoại biên nước này, và một khi một viễn cảnh đó tồn tại, các nước láng giềng của Trung Quốc, do lệ thuộc vào thương mại Trung Quốc và không chắc chắn về khả năng Mỹ sẽ phản ứng, có thể phải điều chỉnh các chính sách của mình thiên về Trung Quốc. Rốt cuộc, điều này có thể dẫn tới việc tạo ra một khối châu Á dĩ Hoa vi trung thống trị tây Thái Bình Dương. Báo cáo chiến lược quốc phòng mới đây nhất của Mỹ đã phản ánh một số e ngại này. |
No Chinese government officials have proclaimed such a strategy as China’s actual policy. Indeed, they stress the opposite. However, enough material exists in China’s quasi-official press and research institutes to lend some support to the theory that relations are heading for confrontation rather than cooperation. | Không một quan chức chính phủ Trung Quốc nào công bố một chiến lược như vậy là chính sách thật của nước này. Thực tế, họ nhấn mạnh điều đối lập. Tuy nhiên, có đủ các tài liệu trên báo chí gần như chính thống của nước này và của các viện nghiên cứu để hỗ trợ cho giả thuyết rằng các mối quan hệ đang tiến tới đối đầu thay vì hợp tác. |
U.S. strategic concerns are magnified by ideological predispositions to battle with the entire nondemocratic world. Authoritarian regimes, some argue, are inherently brittle, impelled to rally domestic support by nationalist and expansionist rhetoric and practice. In these theories -- versions of which are embraced in segments of both the American left and the American right -- tension and conflict with China grow out of China’s domestic structure. Universal peace will come, it is asserted, from the global triumph of democracy rather than from appeals for cooperation. The political scientist Aaron Friedberg writes, for example, that “a liberal democratic China will have little cause to fear its democratic counterparts, still less to use force against them.” Therefore, “stripped of diplomatic niceties, the ultimate aim of the American strategy [should be] to hasten a revolution, albeit a peaceful one, that will sweep away China’s one-party authoritarian state and leave a liberal democracy in its place.” | Các quan ngại chiến lược của Mỹ đã bị thổi phồng quá mức bởi các khuynh hướng ý thức hệ nhằm chiến đấu với toàn bộ thế giới phi dân chủ. Một số cho rằng, các chế độ độc đoán vốn dĩ đã dễ đổ vỡ, đành phải huy động sự ủng hộ trong nước bằng thực tiễn cũng như giọng điệu chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bành trướng. Theo những giả thuyết này - các cách giải thích được nhiều bộ phận thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu Mỹ hoan nghênh - căng thẳng và xung đột với Trung Quốc đã vượt quá cấu trúc nội tại của Trung Quốc. Hòa bình chung sẽ tới, nó được xác nhận, từ chiến thắng của dân chủ trên toàn cầu chứ không phải từ những kêu gọi hợp tác. Chẳng hạn, nhà khoa học chính trị Aaron Friedberg viết rằng "một Trung Quốc tự do dân chủ sẽ chẳng có mấy lý do để sợ hãi các đối tác dân chủ của nước này, nói gì đến sử dụng vũ lực chống lại họ". Bởi vậy, "nếu lột bỏ những chi tiết tinh vi về ngoại giao, mục đích sau cùng của chiến lược Mỹ [sẽ là) đẩy nhanh một cuộc cách mạng, dù là một cuộc cách mạng hòa bình, mà sẽ quét sạch một nhà nước độc tài độc đảng của Trung Quốc và đặt một nền dân chủ tự do vào đúng vị trí của nó". |
On the Chinese side, the confrontational interpretations follow an inverse logic. They see the United States as a wounded superpower determined to thwart the rise of any challenger, of which China is the most credible. No matter how intensely China pursues cooperation, some Chinese argue, Washington’s fixed objective will be to hem in a growing China by military deployment and treaty commitments, thus preventing it from playing its historic role as the Middle Kingdom. | Về phía Trung Quốc, các diễn giải mang tính đối đầu đi theo một logic nghịch đảo. Họ coi Mỹ là một siêu cường bị thương quyết cản trở sự trỗi dậy của bất kỳ một đối thủ nào, trong đó Trung Quốc là đáng tin nhất. Một số người Trung Quốc cho rằng, cho dù Bắc Kinh theo đuổi sự hợp tác mạnh mẽ đến mức nào thì mục tiêu bất biến của Washington vẫn sẽ là bao vây một Trung Quốc đang phát triển bằng cách triển khai quân sự và các cam kết hiệp ước, theo cách đó, ngăn không cho nước này đóng vai trò lịch sử của mình như Vương triều Trung tâm. |
In this perspective, any sustained cooperation with the United States is self-defeating, since it will only serve the overriding U.S. objective of neutralizing China. Systematic hostility is occasionally considered to inhere even in American cultural and technological influences, which are sometimes cast as a form of deliberate pressure designed to corrode China’s domestic consensus and traditional values. The most assertive voices argue that China has been unduly passive in the face of hostile trends and that (for example, in the case of territorial issues in the South China Sea) China should confront those of its neighbors with which it has disputed claims and then, in the words of the strategic analyst Long Tao, “reason, think ahead and strike first before things gradually run out of hand . . . launch[ing] some tiny-scale battles that could deter provocateurs from going further.” | Theo viễn cảnh đó, bất kỳ sự hợp tác nào được duy trì với Mỹ đều là tự chuốc lấy thất bại, vì nó sẽ chỉ phục vụ một mục tiêu quan trọng hơn cả của Mỹ là vô hiệu hóa Trung Quốc. Sự thù địch mang tính hệ thống có lúc còn bị coi là vốn có trong những ảnh hưởng về văn hóa và công nghệ của Mỹ, mà đôi khi bị xem là một dạng áp lực cố ý được đưa ra để bào mòn các giá trị truyền thống và sự đồng thuận trong nước của Trung Quốc. Những ý kiến quyết đoán nhất cho rằng Trung Quốc thụ động quá mức khi đối đầu với những xu hướng thù địch, và rằng (chẳng hạn như trong trường hợp các vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông) Trung Quốc nên đương đầu với những nước láng giềng mà nước này có các tuyên bố chủ quyền tranh cãi, và khi đó, theo cách nói của nhà phân tích chiến lược Long Tao, "tranh luận, nghĩ trước và tấn công trước khi mọi thứ dần vuột khỏi tầm tay... tiến hành một số trận chiến quy mô nhỏ mà có thể ngăn không cho những kẻ quấy phá tiến xa hơn". |
THE PAST NEED NOT BE PROLOGUE Is there, then, a point in the quest for a cooperative U.S.-Chinese relationship and in policies designed to achieve it? To be sure, the rise of powers has historically often led to conflict with established countries. But conditions have changed. It is doubtful that the leaders who went so blithely into a world war in 1914 would have done so had they known what the world would be like at its end. Contemporary leaders can have no such illusions. A major war between developed nuclear countries must bring casualties and upheavals impossible to relate to calculable objectives. Preemption is all but excluded, especially for a pluralistic democracy such as the United States. | Quá khứ không cần là khởi đầu Vậy thì liệu có ích hay không trong nỗ lực tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác Trung - Mỹ và trong những chính sách được lập ra để đạt được mối quan hệ đó? Chắc chắn, sự trỗi dậy của các cường quốc, về mặt lịch sử, thường dẫn tới xung đột với những nước đã định. Nhưng hoàn cảnh đã thay đổi. Không chắc các nhà lãnh đạo đã vô tình lao vào một cuộc chiến thế giới năm 1914 đã làm thế nếu như họ biết thế giới sẽ như thế nào khi kết thúc cuộc chiến đó. Các nhà lãnh đạo ngày nay có thể không có những tầm nhìn như vậy. Một cuộc chiến lớn giữa các quốc gia phát triển hạt nhân chắc chắn sẽ gây thương vong và những biến động quá đáng gắn với những mục tiêu có thể tính được. Tấn công phủ đầu gần như bị loại trừ, đặc biệt là đối với một nền dân chủ đa nguyên như Mỹ. |
If challenged, the United States will do what it must to preserve its security. But it should not adopt confrontation as a strategy of choice. In China, the United States would encounter an adversary skilled over the centuries in using prolonged conflict as a strategy and whose doctrine emphasizes the psychological exhaustion of the opponent. In an actual conflict, both sides possess the capabilities and the ingenuity to inflict catastrophic damage on each other. By the time any such hypothetical conflagration drew to a close, all participants would be left exhausted and debilitated. They would then be obliged to face anew the very task that confronts them today: the construction of an international order in which both countries are significant components. | Nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng nước này sẽ không chọn đối đầu như một chiến lược cần lựa chọn. Với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối đầu với một kẻ thù có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong việc sử dụng xung đột kéo dài như một chiến lược và có học thuyết nhấn mạnh sự kiệt quệ tâm lý của đối phương. Trong một cuộc xung đột thực sự, cả hai bên đều có những khả năng và sự khôn khéo để gây ra thiệt hại thê thảm cho nhau. Đến khi mà bất kỳ một cuộc xung đột nào mang tính giả thuyết như vậy đi đến hồi kết, tất cả các bên đều sẽ kiệt quệ và mất sức. Họ sẽ lại buộc phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ phải đương đầu ngày nay: xây dựng một trật tự thế giới, trong đó cả hai nước đều là thành phần quan trọng. |
The blueprints for containment drawn from Cold War strategies used by both sides against an expansionist Soviet Union do not apply to current conditions. The economy of the Soviet Union was weak (except for military production) and did not affect the global economy. Once China broke off ties and ejected Soviet advisers, few countries except those forcibly absorbed into the Soviet orbit had a major stake in their economic relationship with Moscow. Contemporary China, by contrast, is a dynamic factor in the world economy. It is a principal trading partner of all its neighbors and most of the Western industrial powers, including the United States. A prolonged confrontation between China and the United States would alter the world economy with unsettling consequences for all. | Các kế hoạch ngăn chặn rút ra từ các chiến lược thời Chiến tranh Lạnh mà cả hai bên sử dụng để chống lại một Liên Xô bành trướng không còn phù hợp với các điều kiện hiện nay. Kinh tế Liên Xô yếu (ngoại trừ sản phẩm quân sự) và không ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Ngay khi Trung Quốc phá vỡ các mối quan hệ và trục xuất các cố vấn Xô Viết, chỉ một vài nước ngoại trừ những quốc gia bị buộc phải tham gia vào quỹ đạo Xô Viết có lợi ích đáng kể trong quan hệ kinh tế với Moscow. Ngược lại, Trung Quốc ngày nay là một nhân tố năng động trong nền kinh tế thế giới. Đó là một đối tác thương mại chủ chốt của tất cả các quốc gia láng giềng và gần như của tất cả các cường quốc công nghiệp phương Tây, trong đó có Mỹ. Một sự đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm biến đổi kinh tế thế giới với những hậu quả tai hại đối với tất cả. |
Nor would China find that the strategy it pursued in its own conflict with the Soviet Union fits a confrontation with the United States. Only a few countries -- and no Asian ones -- would treat an American presence in Asia as “fingers” to be “chopped off” (in Deng Xiaoping’s graphic phrase about Soviet forward positions). Even those Asian states that are not members of alliances with the United States seek the reassurance of an American political presence in the region and of American forces in nearby seas as the guarantor of the world to which they have become accustomed. Their approach was expressed by a senior Indonesian official to an American counterpart: “Don’t leave us, but don’t make us choose.” | Trung Quốc cũng không thấy rằng chiến lược mà nước này theo đuổi trong cuộc xung đột với Liên Xô dùng được cho một cuộc đối đầu với Mỹ. Chỉ vài nước - và không có nước châu Á nào - sẽ coi một sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là "những ngón tay" cần phải bị "cắt bỏ" (trong lối nói ví von của Đặng Tiểu Bình về các quan điểm tự phụ của Liên Xô). Ngay cả những nước châu Á không phải là thành viên của các liên minh với Mỹ cũng tìm kiếm một sự tái đảm bảo về sự hiện diện chính trị của Mỹ trong khu vực và về các lực lượng Mỹ ở các vùng biển gần kề như một nước bảo lãnh của thế giới mà họ đã trở nên quen thuộc. Cách tiếp cận của họ được nhấn mạnh bởi một quan chức cấp cao Indonesia với một người đồng nhiệm Mỹ: "Đừng bỏ chúng tôi, nhưng cũng đừng bắt chúng tôi phải lựa chọn". |
China’s recent military buildup is not in itself an exceptional phenomenon: the more unusual outcome would be if the world’s second-largest economy and largest importer of natural resources did not translate its economic power into some increased military capacity. The issue is whether that buildup is open ended and to what purposes it is put. If the United States treats every advance in Chinese military capabilities as a hostile act, it will quickly find itself enmeshed in an endless series of disputes on behalf of esoteric aims. But China must be aware, from its own history, of the tenuous dividing line between defensive and offensive capabilities and of the consequences of an unrestrained arms race. | Việc Trung Quốc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự gần đây không phải là một hiện tượng ngoại lệ: kết quả lạ thường hơn sẽ là nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nước nhập khẩu các nguồn lực tự nhiên lớn nhất thế giới không chuyển sức mạnh kinh tế của mình sang một năng lực quân sự gia tăng nào đó. Vấn đề là việc xây dựng đó có kết thúc công khai hay không và các mục đích của nó là gì. Nếu Mỹ coi mọi sự tiến bộ về năng lực quân sự của Trung Quốc là một hành động thù địch, nước này sẽ nhanh chóng thấy mình sa vào một loạt những tranh cãi bất tận nhân danh các mục đích bí truyền. Nhưng Trung Quốc hẳn phải ý thức rõ, từ chính lịch sử của nước này, về ranh giới mong manh giữa các năng lực phòng thủ và tấn công, và về những hậu quả của một cuộc chạy đua vũ trang vô độ. |
China’s leaders will have their own powerful reasons for rejecting domestic appeals for an adversarial approach -- as indeed they have publicly proclaimed. China’s imperial expansion has historically been achieved by osmosis rather than conquest, or by the conversion to Chinese culture of conquerors who then added their own territories to the Chinese domain. | Các lãnh đạo Trung Quốc có nhiều lý do mạnh mẽ để từ chối những lời kêu gọi trong nước về một lối tiếp cận thù địch - như họ vẫn công khai tuyên bố trên thực tế. Sự bành trướng đế quốc của Trung Quốc, về lịch sử, được thực hiện bởi sự thẩm thấu chứ không phải chinh phạt, hoặc bằng sự chuyển đổi sang văn hóa Trung Hoa của những người đi xâm chiếm, những người đã gộp lãnh thổ của chính mình vào lãnh thổ Trung Quốc. |
Dominating Asia militarily would be a formidable undertaking. The Soviet Union, during the Cold War, bordered on a string of weak countries drained by war and occupation and dependent on American troop commitments for their defense. China today faces Russia in the north; Japan and South Korea, with American military alliances, to the east; Vietnam and India to the south; and Indonesia and Malaysia not far away. | Chi phối châu Á về quân sự sẽ là một quyết tâm dữ dội. Liên Xô, vào thời chiến tranh Lạnh, nằm tiếp giáp với một loạt các nước yếu đã kiệt quệ bởi chiến tranh và sự chiếm đóng và phải dựa vào các cam kết của quân đội Mỹ để bảo vệ mình. Trung Quốc ngày nay đối mặt với Nga ở phía bắc; Nhật Bản và Hàn Quốc - các liên minh quân sự của Mỹ, ở đông; Việt Nam và Ấn Độ ở phía nam, và Indonesia và Malaysia nằm cách không xa. |
This is not a constellation conducive to conquest. It is more likely to raise fears of encirclement. Each of these countries has a long military tradition and would pose a formidable obstacle if its territory or its ability to conduct an independent policy were threatened. A militant Chinese foreign policy would enhance cooperation among all or at least some of these nations, evoking China’s historic nightmare, as happened in the period 2009–10. | Đây không phải là một chòm sao để xâm chiếm. Nhiều khả năng nó còn làm dấy lên lo ngại về sự bao vây. Mỗi nước trong số này đều có truyền thống quân sự lâu đời và sẽ tạo ra một trở ngại lớn nếu như lãnh thổ hoặc khả năng thực hiện một chính sách độc lập của họ bị đe dọa. Một chính sách ngoại giao mang tính chiến đấu của Trung Quốc sẽ làm tăng sự hợp tác giữa tất cả hoặc ít nhất một vài nước trong số này, gợi lên cơn ác mộng lịch sử của Trung Quốc như đã xảy ra trong thời kỳ 2009-2010. |
|
DEALING WITH THE NEW CHINA Another reason for Chinese restraint in at least the medium term is the domestic adaptation the country faces. The gap in Chinese society between the largely developed coastal regions and the undeveloped western regions has made Hu’s objective of a “harmonious society” both compelling and elusive. Cultural changes compound the challenge. | Đối phó với một Trung Quốc mới Một lý do khác để kiềm chế Trung Quốc, ít nhất về trung hạn, là sự điều chỉnh bên trong mà nước này phải đối mặt. Khoảng cách trong xã hội Trung Quốc giữa các vùng duyên hải phát triển và khu vực phía tây kém phát triển đã tạo nên mục tiêu của Hồ Cẩm Đào về một "xã hội hòa hợp" vừa hấp dẫn vừa khó nắm bắt. Những thay đổi văn hóa càng làm cho thách thức này tồi tệ thêm. |
The next decades will witness, for the first time, the full impact of one-child families on adult Chinese society. This is bound to modify cultural patterns in a society in which large families have traditionally taken care of the aged and the handicapped. When four grandparents compete for the attention of one child and invest him with the aspirations heretofore spread across many offspring, a new pattern of insistent achievement and vast, perhaps unfulfillable, expectations may arise. | Những thập niên tới đây sẽ chứng kiến, lần đầu tiên, tác động toàn diện của những gia đình một con lên xã hội người lớn ở Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm thay đổi các mô hình văn hóa ở một xã hội mà trong đó, các gia đình lớn về truyền thống vẫn chăm sóc người cao tuổi và người tàn tật. Khi bốn ông bố bà mẹ giành nhau sự quan tâm của một đứa con và truyền cho đứa con đó những khát vọng trước đó đã lan qua nhiều thế hệ con cái thì một kiểu mẫu mới về thành tích và rất nhiều kỳ vọng, mà có lẽ không thể thực hiện được, có thể phát sinh. |
All these developments will further complicate the challenges of China’s governmental transition starting in 2012, in which the presidency; the vice-presidency; the considerable majority of the positions in China’s Politburo, State Council, and Central Military Commission; and thousands of other key national and provincial posts will be staffed with new appointees. The new leadership group will consist, for the most part, of members of the first Chinese generation in a century and a half to have lived all their lives in a country at peace. | Tất cả những diễn biến đó sẽ càng làm phức tạp thêm những thách thức của sự chuyển giao chính quyền ở Trung Quốc bắt đầu trong năm 2012, với các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, rất nhiều vị trí trong Bộ Chính trị Trung Quốc, Hội đồng Nhà nước và Quân ủy Trung ương; cùng hàng nghìn vị trí then chốt cấp quốc gia và cấp tỉnh khác sẽ được bổ nhiệm cho người mới. Ban lãnh đạo mới, phần lớn, sẽ bao gồm các thành viên của thế hệ thứ nhất trong vòng một thế kỷ và một nửa số đó đều hưởng thụ cuộc sống ở một đất nước hòa bình. |
Its primary challenge will be finding a way to deal with a society revolutionized by changing economic conditions, unprecedented and rapidly expanding technologies of communication, a tenuous global economy, and the migration of hundreds of millions of people from China’s countryside to its cities. The model of government that emerges will likely be a synthesis of modern ideas and traditional Chinese political and cultural concepts, and the quest for that synthesis will provide the ongoing drama of China’s evolution. | Thách thức chủ yếu sẽ là tìm ra cách để giải quyết một xã hội đã được cách mạng hóa bằng cách thay đổi các điều kiện kinh tế, sự phát triển nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của các công nghệ liên lạc, một nền kinh tế toàn cầu mong manh, và sự di trú của hàng trăm triệu người từ nông thôn tới thành phố ở Trung Quốc. Mô hình chính phủ nổi lên nhiều khả năng sẽ là một tổng hợp những ý tưởng hiện đại với những khái niệm văn hóa và chính trị Trung Quốc truyền thống, và công cuộc tìm kiếm cho sự tổng hợp đó sẽ cung cấp một vở kịch (drama) phát triển liên tục của Trung Quốc. |
These social and political transformations are bound to be followed with interest and hope in the United States. Direct American intervention would be neither wise nor productive. The United States will, as it should, continue to make its views known on human rights issues and individual cases. And its day-to-day conduct will express its national preference for democratic principles. But a systematic project to transform China’s institutions by diplomatic pressure and economic sanctions is likely to backfire and isolate the very liberals it is intended to assist. In China, it would be interpreted by a considerable majority through the lens of nationalism, recalling earlier eras of foreign intervention. | Những chuyển đổi về xã hội và chính trị này sẽ kéo theo sự quan tâm và hy vọng ở Mỹ. Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ sẽ không phải là điều khôn ngoan hay hữu ích. Mỹ, như nên thế, sẽ tiếp tục nêu rõ các quan điểm của mình về các vấn đề nhân quyền hoặc các vụ việc cá nhân. Và cách hành xử hàng ngày của Mỹ sẽ thể hiện ưu tiên quốc gia của nước này về các quy tắc dân chủ. Nhưng một dự kiến mang tính hệ thống nhằm chuyển đổi các thể chế ở Trung Quốc bằng áp lực ngoại giao và cấm vận kinh tế nhiều khả năng sẽ phản tác dụng và cô lập chính những người tự do mà nước này định giúp đỡ. Ở Trung Quốc, điều đó sẽ bị đa số nhìn nhận thông qua lăng kính của chủ nghĩa dân tộc, gợi nhớ về những thời kỳ nước ngoài can thiệp trước đó. |
What this situation calls for is not an abandonment of American values but a distinction between the realizable and the absolute. The U.S.-Chinese relationship should not be considered as a zero-sum game, nor can the emergence of a prosperous and powerful China be assumed in itself to be an American strategic defeat. | Những gì tình hình này đòi hỏi không phải là một sự từ bỏ các giá trị Mỹ mà là một sự phân biệt giữa điều có thể thực hiện được và điều chắc chắn. Quan hệ Trung - Mỹ không nên bị xem là một trò chơi tổng bằng không, hay sự nổi lên của một Trung Quốc thịnh vượng và hùng cường không thể bị coi là một sự thất bại chiến lược của Mỹ. |
A cooperative approach challenges preconceptions on both sides. The United States has few precedents in its national experience of relating to a country of comparable size, self-confidence, economic achievement, and international scope and yet with such a different culture and political system. Nor does history supply China with precedents for how to relate to a fellow great power with a permanent presence in Asia, a vision of universal ideals not geared toward Chinese conceptions, and alliances with several of China’s neighbors. Prior to the United States, all countries establishing such a position did so as a prelude to an attempt to dominate China. | Một lối tiếp cận hợp tác thách thức các định kiến ở cả hai bên. Mỹ có vài tiền lệ trong trải nghiệm quốc gia liên quan tới một nước có thể so sánh về kích cỡ, sự tự tin, thành tựu kinh tế, và tầm cỡ quốc tế, với một hệ thống chính trị và một nền văn hóa khác biệt. Lịch sử cũng không mang lại cho Trung Quốc tiền lệ về cách thức liên kết với một cường quốc cùng phe có sự hiện diện lâu dài ở châu Á, một tầm nhìn gồm các ý tưởng chung không khớp với các quan niệm của Trung Quốc, và các liên minh với một số nước láng giềng của Trung Quốc. Trước Mỹ, tất cả các nước thiết lập một vị thế như vậy đều đã làm điều đó như một khúc dạo đầu cho một nỗ lực nhằm chế ngự Trung Quốc. |
The simplest approach to strategy is to insist on overwhelming potential adversaries with superior resources and materiel. But in the contemporary world, this is only rarely feasible. China and the United States will inevitably continue as enduring realities for each other. Neither can entrust its security to the other -- no great power does, for long -- and each will continue to pursue its own interests, sometimes at the relative expense of the other. But both have the responsibility to take into account the other’s nightmares, and both would do well to recognize that their rhetoric, as much as their actual policies, can feed into the other’s suspicions. | Lối tiếp cận chiến lược đơn giản nhất là quyết tâm áp đảo các kẻ thù tiềm năng bằng các trang thiết bị và các nguồn lực tốt hơn. Nhưng trong thế giới ngày nay, điều này là không khả thi. Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục như những thực thể chịu đựng lẫn nhau. Không bên nào có thể giao phó an ninh của mình cho bên kia - từ lâu, không một cường quốc nào làm thế - và mỗi bên sẽ tiếp tục theo đuổi các lợi ích của riêng mình, đôi khi tương đối không có lợi cho phía kia. Nhưng cả hai có trách nhiệm phải tính đến những cơn ác mộng của nhau, và cả hai sẽ làm tốt để nhận ra rằng, luận điệu của họ, cũng như các chính sách thực tế của họ, có thể khiến phía kia nghi ngờ. |
China’s greatest strategic fear is that an outside power or powers will establish military deployments around China’s periphery capable of encroaching on China’s territory or meddling in its domestic institutions. When China deemed that it faced such a threat in the past, it went to war rather than risk the outcome of what it saw as gathering trends -- in Korea in 1950, against India in 1962, along the northern border with the Soviet Union in 1969, and against Vietnam in 1979. | Lo sợ chiến lược lớn nhất của Trung Quốc là một cường quốc hoặc nhiều cường quốc bên ngoài sẽ tiến hành các triển khai quân sự xung quanh Trung Quốc, đủ khả năng xâm phạm lãnh thổ nước này hoặc can thiệp vào các thể chế bên trong nước này. Khi Trung Quốc thấy họ đối mặt với một mối đe dọa như vậy trong quá khứ, họ sẽ tiến tới chiến tranh thay vì mạo hiểm kết quả của những gì họ coi là các xu hướng tập họp - ở Triều Tiên năm 1950, chống lại Ấn Độ năm 1962, dọc đường biên giới phía bắc giáp với Liên Xô năm 1969, và chống Việt nam năm 1979. |
The United States’ fear, sometimes only indirectly expressed, is of being pushed out of Asia by an exclusionary bloc. The United States fought a world war against Germany and Japan to prevent such an outcome and exercised some of its most forceful Cold War diplomacy under administrations of both political parties to this end against the Soviet Union. In both enterprises, it is worth noting, substantial joint U.S.-Chinese efforts were directed against the perceived threat of hegemony. | Lo ngại của Mỹ, đôi khi chỉ được biểu lộ một cách gián tiếp, là bị đẩy ra khỏi châu Á bởi một khối ngăn chặn. Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến thế giới chống lại Đức và Nhật Bản để ngăn một kết quả như vậy và thực thi một số chính sách ngoại giao Chiến tranh Lạnh mạnh mẽ nhất dưới thời các chính quyền của cả hai đảng chống lại Liên Xô. Ở cả hai, cần phải nhận ra rằng các nỗ lực lớn chung giữa Mỹ và Trung Quốc được hướng tới chống lại mối đe dọa dễ nhận thấy về quyền bá chủ. |
Other Asian countries will insist on their prerogatives to develop their capacities for their own national reasons, not as part of a contest between outside powers. They will not willingly consign themselves to a revived tributary order. Nor do they regard themselves as elements in an American containment policy or an American project to alter China’s domestic institutions. They aspire to good relations with both China and the United States and will resist any pressure to choose between the two. | Các nước châu Á khác sẽ khẳng định họ có các đặc quyền để phát triển các năng lực của mình vì các lý do quốc gia, không phải là một phần của một cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc bên ngoài. Họ sẽ không muốn đặt bản thân vào một trật tự chư hầu trở lại. Họ cũng không coi mình là các yếu tố trong một chính sách ngăn chặn của Mỹ hay là một dự án của Mỹ nhằm làm thay đổi các thể chế bên trong Trung Quốc. Họ khao khát các mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ, và sẽ chống lại bất kỳ áp lực nào đòi chọn lựa giữa hai bên. |
Can the fear of hegemony and the nightmare of military encirclement be reconciled? Is it possible to find a space in which both sides can achieve their ultimate objectives without militarizing their strategies? For great nations with global capabilities and divergent, even partly conflicting aspirations, what is the margin between conflict and abdication? | Liệu mối lo bá quyền và cơn ác mộng về sự bao vây quân sự có thể được giải tỏa? Có thể tìm ra một khoảng trống, trong đó cả hai bên có thể đạt được các mục tiêu sau cùng của mình mà không quân sự hóa các chiến lược. Đối với các nước lớn có năng lực toàn cầu và bất đồng thì đâu là bờ mép giữa xung đột và từ bỏ? |
That China will have a major influence in the regions surrounding it is inherent in its geography, values, and history. The limits of that influence, however, will be shaped by circumstance and policy decisions. These will determine whether an inevitable quest for influence turns into a drive to negate or exclude other independent sources of power. | Việc Trung Quốc sẽ có một ảnh hưởng lớn ở những khu vực xung quanh nước này là vốn có về địa lý, về các giá trị và lịch sử của nước này. Tuy nhiên, các giới hạn của ảnh hưởng đó sẽ được định hình bởi hoàn cảnh và các quyết định chính sách. Những điều này sẽ quyết định liệu một cuộc tìm kiếm không tránh khỏi về ảnh hưởng có biến thành động lực để phủ nhận hoặc loại trừ các nguồn sức mạnh độc lập khác? |
For nearly two generations, American strategy relied on local regional defense by American ground forces -- largely to avoid the catastrophic consequences of a general nuclear war. In recent decades, congressional and public opinion have impelled an end to such commitments in Vietnam, Iraq, and Afghanistan. Now, fiscal considerations further limit the range of such an approach. American strategy has been redirected from defending territory to threatening unacceptable punishment against potential aggressors. This requires forces capable of rapid intervention and global reach, but not bases ringing China’s frontiers. What Washington must not do is combine a defense policy based on budgetary restraints with a diplomacy based on unlimited ideological aims. | Trong gần hai thế hệ, chiến lược của Mỹ dựa vào phòng thủ khu vực cục bộ của các lực lượng mặt đất Mỹ - chủ yếu để tránh những hậu quả thảm khốc của một cuộc chiến tranh hạt nhân nói chung. Trong những thập niên gần đây, ý kiến quốc hội và công luận đã thúc ép một hồi kết cho những cam kết như vậy ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan. Giờ đây, các cân nhắc về tài chính càng làm hạn chế tầm cỡ của một lối tiếp cận như vậy. Chiến lược của Mỹ đã được đổi hướng từ bảo vệ lãnh thổ sang đe dọa trừng phạt không thể chấp nhận được chống lại những nước gây hấn tiềm tàng. Điều này đòi hỏi các lực lượng phải đủ mạnh để can thiệp nhanh và vươn khắp toàn cầu, không chỉ các căn cứ bao quanh biên giới Trung Quốc. Những gì Washington không được phép làm là kết hợp một chính sách quốc phòng dựa trên các hạn chế ngân sách với một kiểu ngoại giao dựa trên các mục đích ý thức hệ vô tận. |
Just as Chinese influence in surrounding countries may spur fears of dominance, so efforts to pursue traditional American national interests can be perceived as a form of military encirclement. Both sides must understand the nuances by which apparently traditional and apparently reasonable courses can evoke the deepest worries of the other. They should seek together to define the sphere in which their peaceful competition is circumscribed. If that is managed wisely, both military confrontation and domination can be avoided; if not, escalating tension is inevitable. It is the task of diplomacy to discover this space, to expand it if possible, and to prevent the relationship from being overwhelmed by tactical and domestic imperatives. | Vì ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước xung quanh có thể làm dấy lên lo ngại về sự thống trị, các nỗ lực nhằm theo đuổi các lợi ích quốc gia truyền thống của Mỹ có thể được hiểu như một dạng bao vây quân sự. Cả hai bên phải hiểu rõ những sắc thái mà bởi chúng, các các đường lối truyền thống và dường như hợp lý có thể khơi dậy những lo ngại sâu sắc nhất về nhau. Họ sẽ tìm kiếm nhau để định rõ phạm vi mà trong đó sự cạnh tranh hòa bình của họ được hạn chế. Nếu điều đó được giải quyết một cách khôn ngoan, cả sự đối dầu lẫn thống trị quân sự đều có thể tránh được; nếu không, leo thang căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của ngoại giao là phải khám phá khoảng trống này, để mở rộng nó nếu có thể, và để ngăn chặn mối quan hệ khỏi bị lấn át bởi những đòi hỏi ở trong nước và về chiến thuật. |
|
COMMUNITY OR CONFLICT The current world order was built largely without Chinese participation, and hence China sometimes feels less bound than others by its rules. Where the order does not suit Chinese preferences, Beijing has set up alternative arrangements, such as in the separate currency channels being established with Brazil and Japan and other countries. If the pattern becomes routine and spreads into many spheres of activity, competing world orders could evolve. Absent common goals coupled with agreed rules of restraint, institutionalized rivalry is likely to escalate beyond the calculations and intentions of its advocates. In an era in which unprecedented offensive capabilities and intrusive technologies multiply, the penalties of such a course could be drastic and perhaps irrevocable. | CỘNG ĐỒNG HAY XUNG ĐỘT Trật tự thế giới hiện nay được xây dựng chủ yếu không cần đến sự tham gia của Trung Quốc, và do đó, Trung Quốc đôi khi cảm thấy ít bị giới hạn bởi các quy định của nó hơn so với những nước khác. Chừng nào trật tự đó không phù hợp với các ưu tiên của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lập ra các thỏa thuận thay thế, chẳng hạn như các kênh tiền tệ riêng đang được thiết lập với Brazil, Nhật Bản và các nước khác. Nếu mô hình này trở thành thường lệ và lan vào nhiều lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh các trật tự thế giới có thể nổ ra. Thiếu vắng các mục tiêu chung kết hợp với các quy tắc kiềm chế đã được nhất trí, sự kình địch được thể chế hóa nhiều khả năng sẽ leo thang vượt ra khỏi những tính toán và ý định của những người ủng hộ nó. Trong một thời đại mà các khả năng tấn công và công nghệ xâm nhập phát triển nhanh chóng, hình phạt của những tiến trình như vậy có thể rất mạnh mẽ và có lẽ là không thể thay đổi. |
Crisis management will not be enough to sustain a relationship so global and beset by so many differing pressures within and between both countries, which is why I have argued for the concept of a Pacific Community and expressed the hope that China and the United States can generate a sense of common purpose on at least some issues of general concern. But the goal of such a community cannot be reached if either side conceives of the enterprise as primarily a more effective way to defeat or undermine the other. Neither China nor the United States can be systematically challenged without its noticing, and if such a challenge is noted, it will be resisted. Both need to commit themselves to genuine cooperation and find a way to communicate and relate their visions to each other and to the world. | Quản lý khủng hoảng sẽ không đủ để duy trì một mối quan hệ mang tính toàn cầu đến thế và bị vây quanh bởi quá nhiều áp lực khác nhau cả ở bên trong và giữa hai nước. Đó là lý do tôi ủng hộ khái niệm về một Cộng đồng Thái Bình Dương và bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tạo ra một ý nghĩa mục tiêu chung ở ít nhất một số vấn đề quan tâm chung. Nhưng mục tiêu của một cộng đồng như vậy không thể đạt được nếu mỗi bên quan niệm sự tham gia đó như một cách thức hiệu quả hơn để đánh bại hoặc hủy hoại bên còn lại. Cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể bị thách thức một cách có hệ thống mà không có sự chú ý, và nếu một thách thức như vậy được nhận ra, nó sẽ bị chống cự. Cả hai cần phải cam kết hợp tác chân thành và tìm ra cách để tiếp xúc, gắn các tầm nhìn của mình với nhau và với thế giới. |
Some tentative steps in that direction have already been undertaken. For example, the United States has joined several other countries in beginning negotiations on the Trans-Pacific Partnership (TPP), a free-trade pact linking the Americas with Asia. Such an arrangement could be a step toward a Pacific Community because it would lower trade barriers among the world’s most productive, dynamic, and resource-rich economies and link the two sides of the ocean in shared projects. | Một số bước đi thăm dò theo hướng đó đã diễn ra. Chẳng hạn, Mỹ đã cùng với một số nước khác bắt đầu đàm phán về Quan hệ đối tác xuyên-Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước thương mại tự do kết nối Mỹ với châu Á. Một sự ràng buộc như vậy có thể là một bước hướng tới một Cộng đồng Thái Bình Dương, bởi vì nó sẽ hạ thấp các hàng rào thương mại giữa các nền kinh tế năng suất nhất, năng động nhất và giàu tài nguyên nhất, đồng thời liên kết hai bờ đại dương vào các dự án chung. |
Obama has invited China to join the TPP. However, the terms of accession as presented by American briefers and commentators have sometimes seemed to require fundamental changes in China’s domestic structure. To the extent that is the case, the TPP could be regarded in Beijing as part of a strategy to isolate China. For its part, China has put forward comparable alternative arrangements. It has negotiated a trade pact with the Association of Southeast Asian Nations and has broached a Northeast Asian trade pact with Japan and South Korea. | Obama đã mời Trung Quốc gia nhập TPP. Tuy nhiên, các điều khoản gia nhập như được trình bày bởi giới bình luận và dẫn giải Mỹ đôi lúc có vẻ như đòi hỏi những thay đổi nền tảng trong cấu trúc nội tại của Trung Quốc. Ở mức độ nhất định, TPP có thể bị những người ở Bắc Kinh coi là một phần của một chiến lược nhằm cô lập Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc đã thúc đẩy những thỏa thuận thay thế tương tự. Nước này đã đàm phán một hiệp định thương mại với Hiệp hội Các nước Đông Nam Á và bắt đầu một hiệp định thương mại Đông Bắc Á với Nhật Bản và Hàn Quốc. |
Important domestic political considerations are involved for all parties. But if China and the United States come to regard each other’s trade-pact efforts as elements in a strategy of isolation, the Asia-Pacific region could devolve into competing adversarial power blocs. Ironically, this would be a particular challenge if China meets frequent American calls to shift from an export-led to a consumption-driven economy, as its most recent five-year plan contemplates. Such a development could reduce China’s stake in the United States as an export market even as it encourages other Asian countries to further orient their economies toward China. | Những cân nhắc chính trị quan trọng trong nước liên quan đến tất cả các bên. Nhưng nếu Trung Quốc và Mỹ hướng tới coi các nỗ lực hiệp định - thương mại của bên kia là yếu tố trong một chiến lược cô lập, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể chuyển thành các khối quyền lực cạnh tranh kình địch nhau. Trớ trêu thay, chính điều này sẽ là một thách thức đặc biệt nếu Trung Quốc đáp ứng các kêu gọi thường xuyên của Mỹ nhằm thay đổi từ một nền kinh tế xuất khẩu là chủ đạo sang một nền kinh tế tiêu dùng là động lực, như kế hoạch 5 năm gần đây nhất của nước này dự tính. Một diễn biến như vậy có thể làm giảm lợi ích của Trung Quốc ở Mỹ với tư cách một thị trường xuất khẩu, ngay cả khi nó khuyến khích các nước châu Á khác tiếp tục hướng kinh tế của họ về phía Trung Quốc. |
The key decision facing both Beijing and Washington is whether to move toward a genuine effort at cooperation or fall into a new version of historic patterns of international rivalry. Both countries have adopted the rhetoric of community. They have even established a high-level forum for it, the Strategic and Economic Dialogue, which meets twice a year. It has been productive on immediate issues, but it is still in the foothills of its ultimate assignment to produce a truly global economic and political order. And if a global order does not emerge in the economic field, barriers to progress on more emotional and less positive-sum issues, such as territory and security, may grow insurmountable. | Quyết định chủ chốt mà cả Bắc Kinh và Washington phải đối mặt là liệu có di chuyển hướng tới một nỗ lực chân thành về hợp tác hay rơi vào một phiên bản mới của các mô hình kịch địch quốc tế mang tính lịch sử. Cả hai nước đã chọn luận điệu cộng đồng. Họ thậm chí đã thiết lập một diễn đàn cấp cao cho nó, Đối thoại Chiến lược và Kinh tế, mà hai bên gặp nhau hai lần mỗi năm. Nó cũng hữu ích cho nhiều vấn đề trước mắt, nhưng vẫn ở rất thấp trong nhiệm vụ sau cùng là tạo ra một trật tự chính trị và kinh tế mang tính toàn cầu thực sự. Và nếu một trật tự toàn cầu không xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, các rào cản tiến bộ ở các vấn đề thiên về xúc cảm và ít có lợi cho hai bên hơn, chẳng hạn như lãnh thổ và an ninh, có thể tăng nhanh không kiềm chế được. |
THE RISKS OF RHETORIC As they pursue this process, both sides need to recognize the impact of rhetoric on perceptions and calculations. American leaders occasionally launch broadsides against China, including specific proposals for adversarial policies, as domestic political necessities. This occurs even -- perhaps especially -- when a moderate policy is the ultimate intention. The issue is not specific complaints, which should be dealt with on the merits of the issue, but attacks on the basic motivations of Chinese policy, such as declaring China a strategic adversary. The target of these attacks is bound to ask whether domestic imperatives requiring affirmations of hostility will sooner or later require hostile actions. By the same token, threatening Chinese statements, including those in the semiofficial press, are likely to be interpreted in terms of the actions they imply, whatever the domestic pressures or the intent that generated them. | Các nguy cơ của luận điệu Khi họ theo đuổi tiến trình này, cả hai bên cần phải nhận ra tác động của luận điệu khoa trương về nhận thức và tính toán. Các lãnh đạo Mỹ thỉnh thoảng lại dồn dập tố cáo Trung Quốc, trong đó có các đề nghị cụ thể về các chính sách địch thủ, như những việc cần thiết về chính trị trong nước. Điều này xảy ra ngay cả - có lẽ là đặc biệt - khi một chính sách ôn hòa là ý định sau cùng. Vấn đề không phải là những than phiền cụ thể, vốn cần được giải quyết xứng đáng với vấn đề, mà là những cuộc công kích nhằm vào các động cơ cơ bản của chính sách Trung Quốc, chẳng hạn như tuyên bố Trung Quốc là một kẻ thù chiến lược. Mục đích của các cuộc tấn công này là để đòi hỏi liệu các nhu cầu trong nước đòi xác nhận sự thù địch sớm hay muộn có cần đến các hành động thù địch hay không. Do vậy, đe dọa các tuyên bố của Trung Quốc, trong đó có các tuyên bố trên báo chí bán chính thức, nhiều khả năng sẽ bị hiểu theo kiểu các hành động mà chúng ngụ ý, bất kể sức ép trong nước hay ý định nào tạo ra chúng. |
The American debate, on both sides of the political divide, often describes China as a “rising power” that will need to “mature” and learn how to exercise responsibility on the world stage. China, however, sees itself not as a rising power but as a returning one, predominant in its region for two millennia and temporarily displaced by colonial exploiters taking advantage of Chinese domestic strife and decay. It views the prospect of a strong China exercising influence in economic, cultural, political, and military affairs not as an unnatural challenge to world order but rather as a return to normality. Americans need not agree with every aspect of the Chinese analysis to understand that lecturing a country with a history of millennia about its need to “grow up” and behave “responsibly” can be needlessly grating. | Cuộc tranh luận của người Mỹ, ở cả hai phe chính trị, thường mô tả Trung Quốc là một "cường quốc đang lên" cần phải "trưởng thành" và học cách thực hiện trách nhiệm trên vũ đài quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc không coi mình là một cường quốc đang lên mà là một cường quốc đang trở lại, vượt trội trong khu vực đã hai thiên niên kỷ qua và đang tạm thời bị thay thế bởi những kẻ bóc lột thuộc địa lợi dụng xung đột và đổ nát bên trong Trung Quốc. Nước này coi viễn cảnh của một Trung Quốc mạnh mẽ đang sử dụng ảnh hưởng trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự không phải là một thách thức trái tự nhiên đối với trật tự thế giới, mà là như một sự trở lại trạng thái bình thường. Người Mỹ không cần đồng ý với mọi khía cạnh của bài phân tích Trung Quốc này cũng có thể hiểu rằng lên lớp một đất nước có lịch sử nhiều nghìn năm về sự cần thiết phải "lớn lên" và hành xử "có trách nhiệm" có thể gây khó chịu vô ích. |
On the Chinese side, proclamations at the governmental and the informal level that China intends to “revive the Chinese nation” to its traditional eminence carry different implications inside China and abroad. China is rightly proud of its recent strides in restoring its sense of national purpose following what it sees as a century of humiliation. Yet few other countries in Asia are nostalgic for an era when they were subject to Chinese suzerainty. As recent veterans of anticolonial struggles, most Asian countries are extremely sensitive to maintaining their independence and freedom of action vis-à-vis any outside power, whether Western or Asian. They seek to be involved in as many overlapping spheres of economic and political activity as possible; they invite an American role in the region but seek equilibrium, not a crusade or confrontation. | Về phía Trung Quốc, các tuyên bố ở cấp độ chính phủ và không chính thức rằng nước này dự định "hồi sinh đất nước Trung Quốc" về vị thế nổi tiếng truyền thống của mình mang nhiều hàm ý khác nhau cả ở bên trong và bên ngoài đất nước. Một cách công bằng, Trung Quốc tự hào chính đáng về những bước tiến mới đây của nước này trong việc khôi phục ý thức về mục đích quốc gia tiếp sau những gì họ nhìn nhận là một thế kỷ nhục nhã. Tuy nhiên, vài nước khác ở châu Á đang hoài niệm về một thời kỳ mà họ nằm trong sự cai trị của bá quyền Trung Quốc. Kỳ cựu trong các cuộc đấu tranh chống thực dân, hầu hết các nước châu Á cực kỳ nhạy cảm trong việc duy trì độc lập và tự do hành động của mình trước bất kỳ một cường quốc bên ngoài nào, dù là phương Tây hay châu Á. Họ sẽ nỗ lực tham gia vào càng nhiều lĩnh vực chồng lấn về hoạt động kinh tế và chính trị càng tốt; họ đề nghị một vai trò của Mỹ trong khu vực nhưng tìm kiếm trạng thái cân bằng, chứ không phải một cuộc viễn chinh hay đối đầu. |
The rise of China is less the result of its increased military strength than of the United States’ own declining competitive position, driven by factors such as obsolescent infrastructure, inadequate attention to research and development, and a seemingly dysfunctional governmental process. The United States should address these issues with ingenuity and determination instead of blaming a putative adversary. It must take care not to repeat in its China policy the pattern of conflicts entered with vast public support and broad goals but ended when the American political process insisted on a strategy of extrication that amounted to an abandonment, if not a complete reversal, of the country’s proclaimed objectives. | Sự trỗi dậy của Trung Quốc là kết quả của một sức mạnh quân sự ngày càng tăng chứ không phải là vị thế cạnh tranh của Mỹ ngày càng giảm, bị dồn ép bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng cũ kỹ, sự quan tâm không đủ đến nghiên cứu và phát triển, và một quá trình dường như rối loạn chức năng của chính phủ. Mỹ cần phải giải quyết những vấn đề này một cách khéo léo và quyết tâm thay vì đổ lỗi cho một nước được coi là đối thủ. Nước này phải thận trọng không lặp lại trong chính sách Trung Quốc của mình kiểu các xung đột được công chúng ủng hộ rộng rãi và các mục tiêu rộng khắp nhưng lại kết thúc khi tiến trình chính trị của Mỹ bám theo một chiến lược giải thoát mà chung quy là một sự từ bỏ, nếu không muốn nói là đảo ngược hoàn toàn, các mục tiêu đã nêu của đất nước. |
China can find reassurance in its own record of endurance and in the fact that no U.S. administration has ever sought to alter the reality of China as one of the world’s major states, economies, and civilizations. Americans would do well to remember that even when China’s GDP is equal to that of the United States, it will need to be distributed over a population that is four times as large, aging, and engaged in complex domestic transformations occasioned by China’s growth and urbanization. The practical consequence is that a great deal of China’s energy will still be devoted to domestic needs. | Trung Quốc có thể tìm được sự yên tâm trong thành tích chịu đựng của nước này và trên thực tế, không chính quyền nào của Mỹ muốn thay đổi thực thể Trung Quốc như một trong những nước quan trọng, một trong những nền kinh tế và nền văn minh của thế giới. Người Mỹ cần làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc bằng với của Mỹ, nó vẫn cần được phân bổ cho một lượng dân số nhiều gấp 4 lần của Mỹ, lại đang già hóa và ràng buộc trong rất nhiều những biến đổi nội tại phức tạp do sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc gây ra. Hệ quả thực sự là rất nhiều năng lượng của Trung Quốc vẫn được cần đến cho các nhu cầu trong nước. |
Both sides should be open to conceiving of each other’s activities as a normal part of international life and not in themselves as a cause for alarm. The inevitable tendency to impinge on each other should not be equated with a conscious drive to contain or dominate, so long as both can maintain the distinction and calibrate their actions accordingly. China and the United States will not necessarily transcend the ordinary operation of great-power rivalry. But they owe it to themselves, and the world, to make an effort to do so. | Cả hai bên nên cởi mở trong quan niệm về các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế, và chứ không phải là một lý do báo nguy. Xu hướng không thể tránh khỏi của việc tác động lẫn nhau không nên bị đánh đồng với một động lực nhằm kiềm chế hay chi phối, cũng như hai bên có thể duy trì sự khác biệt và xác định các hành động của mình cho phù hợp. Trung Quốc và Mỹ sẽ không cần thiết phải vượt quá hoạt động bình thường của một cường quốc địch thủ. Nhưng họ có nghĩa vụ với nhau, và với cả thế giới, phải tạo một nỗ lực để làm như vậy. |
| Translated by Thanh Hảo |
http://www.viet-studies.info/kinhte/FA_Kissingher_China_US.htm |