MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 8, 2011

A Shift from the Middle East to the Pacific CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG

A Shift from the Middle East to the Pacific

CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG

Christopher Hill

2011-11-29

Christopher Hill

29-11-2011

DENVER – For two years, President Barack Obama’s administration has tried to convey a narrative in which it is winding up wars in Southwest Asia and turning America’s attention to its longer-term – and arguably more important – relationships in East Asia and the Pacific. In recent months, that narrative has gained the virtue of actually being true.

DENVER - Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cố gắng chuyển tải một câu chuyện trong đó, để kết thúc (winding up) những cuộc chiến tranh ở Tây Nam Á và chuyển sự chú ý của Mỹ đến một mục tiêu dài hạn hơn - và mục tiêu này được cho là quan trọng hơn - các mối quan hệ ở Đông Á và Thái Bình Dương. Trong những tháng gần đây, cho thấy rằng mục tiêu này đã đạt được kết quả thực sự.

Now, the task will be to balance the need for responsible military drawdowns in Iraq and Afghanistan with a responsible buildup of activities in East Asia. And that means putting to rest fears that the United States is gearing up for confrontation with China.

Bây giờ, nhiệm vụ sẽ được cân bằng nhu cầu phải giải giáp quân đội làm nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan để xây dựng nhiệm vụ quân đội cho các hoạt động ở Đông Á. Và điều đó có nghĩa là đặt phần còn lại của thế giới vào sự lo ngại rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Obama’s decision to break off talks with Iraq’s government for a new agreement on the status of US forces there means that, after eight years, those troops are finally coming home (perhaps in time for Christmas). Since US politics no longer stops at the water’s edge, Obama’s decision was greeted with howls of derision by those who argued that he was “uncommitted” to the Iraq venture and somehow did not make his best effort to keep troops there. Never mind that Vice President Joe Biden, the chief negotiator, traveled to Iraq more times than any senior US leader has traveled to any previous war zone.

Quyết định của Obama là để phá vỡ các cuộc đàm phán với chính phủ Iraq cho một thỏa thuận mới về tình trạng của quân đội Hoa Kỳ có nghĩa là, sau tám năm, những binh sĩ đó cuối cùng đã trở về nhà (có lẽ trong thời điểm Giáng sinh năm nay). Kể từ khi nền chính trị Mỹ đang đứng trên bờ vực, quyết định của Obama được chào đón bằng sự chế nhạo của những người ủng hộ rằng ông đã "không có trách nhiệm" với tình hình ở Iraq và bằng cách nào đó đã không có những nỗ lực tốt nhất để giữ cho quân đội ở lại Iraq. Chưa bao giờ mà chúng ta có thể nghĩ rằng Phó Tổng thống Joe Biden, trưởng đoàn đàm phán phải đi tới Iraq nhiều lần hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào của Mỹ đã đi đến bất kỳ những khu vực chiến tranh trước đó.

Nonetheless, critics claimed that Obama’s administration had offered up Iraq to the Iranians. The “proof” was that Iraq’s Shia prime minister, Nouri al-Maliki – a leader who may be called many things, but certainly not pliable or pliant – did not deliver the rest of the country’s political class to an agreement.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đã quả quyết rằng chính quyền Obama đã tạo điều kiện để Iraq đến với người Iran. "Bằng chứng" là Thủ tướng đượng nhiệm theo dòng Hồi giáo Shia(*) của Iraq - Nouri al-Maliki - đã không tìm thấy sự thỏa thuận với các nhóm chính trị khác ở Iraq. Maliki là một nhà lãnh đạo có thể được gọi là đã làm được nhiều việc, nhưng chắc chắn không mềm dẻo hoặc không dễ uốn nắn.

Early in the process, Maliki signaled two points to his American guests: he would like to see a continuing US troop presence in Iraq, but was unwilling to bear the entire political burden. He expected support from other Iraqi politicians; none came.

Mới đây, Maliki đã thông báo hai điểm với người Mỹ: ông muốn thấy một sự hiện diện của quân đội Mỹ tiếp tục ở Iraq, nhưng ông lại không sẵn sàng chịu toàn bộ gánh nặng chính trị. Ông mong đợi sự hỗ trợ từ các chính trị gia Iraq khác; nhưng không có ai ủng hộ ông.

Sunni leaders, who tend to be grouped under the banner of the Iraqi National Party, Iraqiya, made clear that they would not support the continuation of US troops on Iraqi soil, denying Maliki the backing that he needed to forge a broad-based coalition. Sunni leaders have often expressed support for US forces’ presence in their country, but also believe that Iraq should no longer be a host to foreign troops. Polling data in Iraq, such as they are, reveal strong sentiments of the same kind: Iraqis appreciate US forces and what they have done, but nonetheless want them to leave.

Các nhà lãnh đạo dòng Hồi giáo Sunni, những người có xu hướng đứng dưới ngọn cờ của Đảng Quốc gia Iraq (INP: Iraq’s national party) - Iraqiya - họ cho thấy rõ là họ sẽ không ủng hộ sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Iraq, quay lưng với Maliki để tạo ra một liên minh rộng rãi. Các nhà lãnh đạo Sunni thường bày tỏ sự ủng hộ cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại đất nước của họ, nhưng cũng tin rằng Iraq không còn phải là một nơi có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Theo kết quả bỏ phiếu tại Iraq các nhà lãnh đạo dòng Sunni đã bày tỏ một thái độ giống nhau một cách mạnh mẽ là: Iraq đánh giá cao lực lượng Hoa Kỳ và những gì Hoa Kỳ đã làm cho Iraq, nhưng dù sao cũng muốn Hoa Kỳ rời khỏi Iraq.

The American writer Mark Twain once said: “Do the right thing. It will gratify some people and astonish the rest.” Indeed, Iraq’s implacable anti-American radicals are now both astonished and confused. Iraq’s Sunni and Shia extremists agree on little, but one point of unison had been that the Americans would never leave their country voluntarily. Yet that is what is happening today.

Như nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói: "Hãy làm điều đúng đắn. Nó sẽ làm vừa lòng một số người và làm kinh ngạc phần còn lại". Thật vậy, ngày nay việc chống lại Hoa Kỳ theo kiểu không đội trời chung một cách triệt để của các nhóm chính trị Iraq làm chúng ta ngạc nhiên và lúng túng. Cả 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia cực đoan ở Iraq đồng thuận thì ít, nhưng cùng một quan điểm chung rằng người Mỹ sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước Iraq một cách tự nguyện. Tuy nhiên, đó là những gì đang diễn ra ngày hôm nay.

Whether Americans will ever return to Iraq for exercises and training missions that exceed the scope of embassy-sponsored security-assistance initiatives remains to be determined. Iraq needs continued training programs to manage its airspace, and its land forces must still overcome the Soviet model of massed artillery and armored formations. But potential future missions, if they materialize, would be understood as emanating from a sovereign Iraqi decision, not as making a virtue out of a fact on the ground.

Cho dù người Mỹ sẽ ở lại Iraq cho những nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo vượt quá phạm vi những sáng kiến hỗ trợ ​​an ninh do Đại sứ quán tài trợ vẫn được công nhận. Iraq cần tiếp tục chương trình đào tạo quản lý không phận, và bộ binh vẫn còn phải vượt qua mô hình pháo binh đông đảo và đội hình xe bọc thép của Liên Xô. Tuy nhiên, những nhiệm vụ tiềm năng trong tương lai, nếu Hoa Kỳ hiện thực, sẽ được hiểu là bắt nguồn từ một quyết định của chính quyền Iraq, mà không phải là của nước khác.

And so, with America’s withdrawal from Iraq paving the way for the administration’s tectonic policy shift on Asia, Obama and Secretary of State Hillary Clinton headed west, confident that they would have a smooth journey. They did not.

Và như vậy, với sự giải trừ quân bị của Mỹ ở Iraq sẽ mở đường cho sự thay đổi chính sách kiến ​​tạo của chính quyền Hoa Kỳ ở châu Á, TT Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nhìn về hướng tây, tự tin rằng họ sẽ có một cuộc hành trình trơn tru. Nhưng họ đã không đạt được như vậy.

To the extent that Americans regard any foreign-policy speech as having relevance to their lives, Obama’s economic message at the Asia-Pacific Economic Cooperation meeting in Hawaii was on message and on target: jobs, jobs, jobs.

Trong thời kỳ mà người Mỹ coi bất kỳ bài phát biểu chính sách đối ngoại nào cũng có liên quan đến cuộc sống của họ, thông điệp kinh tế của Obama tại cuộc họp hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii là thông điệp nhằm vào mục tiêu: việc làm, việc làm, và việc làm.

But, soon after, when Obama arrived in Australia and Clinton landed in the Philippines, what looked like a clean narrative about the economy abruptly unraveled: Obama promised his Australian hosts that the US would station fewer than a brigade of US Marines in far-off Darwin to train and exercise. No one could possibly believe that this step would be sufficient to allay whatever concerns the Obama administration and America’s Asian allies have about China’s growing military power, but that is how the US press played it.

Tuy nhiên, ngay sau khi Obama đến Úc và Clinton đáp xuống Philippines, thì câu chuyện về kinh tế được làm sáng tỏ nhanh chóng: Obama hứa với Úc rằng Mỹ sẽ chỉ đồn trú ít hơn một lữ đoàn thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ ở vùng Darwin xa xôi để đào tạo và huấn luyện. Không ai có thể tin rằng nước cờ này đủ để xoa dịu từ bất cứ điều gì liên quan đến chính quyền Obama và các đồng minh châu Á của Mỹ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng đó là cách Mỹ gây sức ép trong cuộc chơi.

When combined with Clinton’s crowd-pleasing appearance on a warship in Manila Bay, and her use of the term “West Philippine Sea,” the economic narrative stood little chance. The new storyline was that the US had started pulling out of Southwest Asia for the purpose of confronting China. Even the administration’s deft and courageous move to send Clinton to Burma, following Burmese opposition leader Aung San Suu Kyi’s release from detention and decision to rejoin the political system, was portrayed as another effort to poke China in the eye.

Khi kết hợp với sự hài lòng của đám đông khi bà Clinton xuất hiện trên một tàu chiến ở vịnh Manila, và bà sử dụng thuật ngữ "Biển Tây Philippine" (West Philippine Sea), nó nói lên rằng câu chuyện kinh tế có rất ít cơ hội trong cuộc chơi này. Cốt truyện mới được viết ra rằng, Hoa Kỳ đã bắt đầu rút khỏi Tây Nam Á để cho mục đích đối đầu với Trung Quốc ở Đông Á. Ngay cả sự chuyển hướng khéo léo và dũng cảm của chính quyền Hoa Kỳ bằng cuộc viếng thăm Miến Điện của bà Clinton, sau khi chính quyền Miến Điện phóng thích lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi bị giam giữ và quyết định tham gia lại hệ thống chính trị của bà Kyi, nó được miêu tả như là một cú thúc mạnh cùi chỏ vào mắt Trung Quốc.

America’s reengagement in the Asia-Pacific region is welcome and overdue. Some of America’s partners in that part of the world ask very little, except for the US to pay attention now and again, attend meetings, and respect their consensual approach to problem solving. Just showing up, as the old aphorism goes, is half of life. In the Asia-Pacific region, it is sometimes even more than that.

Sự quay lại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được chào đón nồng hậu và được cho là quá chậm. Một số đối tác của Mỹ ở đây rất ít đòi hỏi, ngoại trừ bây giờ là việc Mỹ phải quan tâm và tiếp tục tham dự các cuộc họp, và tôn trọng phương pháp tiếp cận đồng thuận của họ để giải quyết vấn đề. Như câu tục ngữ xưa, chỉ cần cho thấy một nửa của sự thật (Just showing up is half of life). Nhưng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí đôi khi cần nhiều hơn thế.

But reengagement will come at too high a cost if it is widely seen as a path to confrontation with China, rather than overdue attention to everyone else. The US and the Asia-Pacific countries need to maintain productive relationships with China, which is becoming more complicated for everyone as China plunges into a period of internal introspection about its future.

Nhưng sự quay lại của Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi một chi phí quá cao nếu nó được xem như là một cuộc đối đầu với Trung Quốc, chứ không phải là sự quan tâm quá chậm trễ đến với các nước khác trong khu vực này. Mỹ và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần duy trì các mối quan hệ sản xuất với Trung Quốc, việc mà nó ngày càng trở nên phức tạp đối với mọi người Trung Quốc, vì nó đã làm người Trung Quốc phải bỏ thời gian để tự xem xét về tương lai tình hình nội bộ của đất nước họ.

How China emerges from this process, and how it behaves in its neighborhood – and globally – will determine much about what the world will look like in the medium and long term. We need to avoid creating self-fulfilling prophecies that stem from our deepest fears.

Cái cách mà Trung Quốc nổi lên từ việc quay lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và cách mà Trung Quốc cử xử với các nước láng giềng và trên toàn cầu sẽ quyết định nhiều về những gì thế giới sẽ như thế nào trong trung và dài hạn. Chúng ta cần phải tránh tạo ra những lời tiên tri mà tự nó có khả năng hiện thực (self fulfilling prophecies) xuất phát từ những lo ngại sâu sắc nhất của chúng ta.

Christopher R. Hill, former US Assistant Secretary of State for East Asia, was US Ambassador to Iraq, South Korea, Macedonia, and Poland, US special envoy for Kosovo, a negotiator of the Dayton Peace Accords, and chief US negotiator with North Korea from 2005-2009. He is now Dean of the Korbel School of International Studies, University of Denver.

Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ của khu vực Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ cho Kosovo, một nhà đàm phán Hiệp định Hòa bình Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel, thuộc Đại học Denver – bang Colorado – Hoa Kỳ (Korbel School of International Studies, University of Denver).


(*) Đạo Hồi phân chia thành 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia ở trên thế giới sau khi nhà tiên tri sáng lập ra đạo Hồi là Mohammed tạ thế mà không di chúc cho người nối nghiệp. Hiện nay đạo Hồi là đạo lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người theo, và đang phát triển ngày càng mạnh. Tuy rằng dòng Sunni là dòng có số người theo lớn nhất chiếm gần 90%, nhưng ở Iran và Iraq thì số đông theo dòng Shia.




Translated by BS Hohai

http://www.project-syndicate.org/commentary/hill12/English

A test for India: How do you deal with a bully like China? Phép thử cho Ấn Độ: Làm thế nào để đối phó với một kẻ bắt nạt như Trung Quốc?


A test for India: How do you deal with a bully like China?

Phép thử cho Ấn Độ: Làm thế nào để đối phó với một kẻ bắt nạt như Trung Quốc?

Venky Vembu Dec 1, 2011

Venky Vembu

1/12/ 2011

Two years ago, when the global financial crisis gave rise to breathless commentaries about the imminent decline of the Western developed economies and the rise of China, a Marxist journalist came out with a book that encapsulated that transition to a nicety.

Hai năm trước, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến việc gia tăng những bài bình luận khó thở về sự suy sụp của các nền kinh tế phát triển phương Tây sắp xảy ra, và sự trỗi dậy của Trung Quốc, một nhà báo Marxist đã cho ra đời một cuốn sách tóm lược về sự chuyển đổi tế nhị.

The book, unsubtly titled When China Rules the World: The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World, argued that in the future, when China rules the world, it would invoke its civilisational attributes – among other things, a belief in a hierarchical world and on racial (Han) supremacy – to reshape the world in its image.

Cuốn sách có tựa đề vụng về, Khi Trung Quốc cai trị thế giới: Sự trỗi dậy của vương quốc trung bình và sự kết thúc của thế giới phương Tây, cho rằng trong tương lai, khi Trung Quốc cai trị thế giới, họ sẽ sử dụng nền văn minh của họ, ngoài những điều khác, niềm tin về một thế giới có thứ bậc và uy quyền tối cao về chủng tộc Hán (*), để định hình lại thế giới theo quan niệm của họ.

The book was well received in China. And given China’s recent conduct in its neighbourhood, and farther afield, its leaders presumably believe that China’s time has already come. Only that can account for why they’ve already begun to expect neighbouring countries, including India, to conduct themselves like vassal states and kowtow whenever the Chinese overlord’s name is invoked.

Cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt ở Trung Quốc. Và cách hành xử của Trung Quốc trong thời gian gần đây đối với các nước láng giềng của họ và xa hơn nữa, có lẽ lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, thời của Trung Quốc đã đến rồi. Chỉ điều đó có thể giải thích tại sao họ bắt đầu mong đợi các nước láng giềng, gồm Ấn Độ, cư xử như các nước chư hầu và khấu đầu bất cứ khi nào tên của lãnh chúa Trung Quốc được xuớng lên.

China’s most recent effort to brazenly flex its muscles at India came today when its consul-general in Kolkata sought to get West Bengal officials, including chief minister Mamata Banerjee and governor MK Narayanan, not to attend a ceremony in Kolkata attended by the Dalai Lama.

Nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc trơ trẽn phô trương sức mạnh cơ bắp đối với Ấn Độ đã xảy ra hôm nay (tức 1-12-11: ND), khi Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Kolkata, tìm cách làm cho các quan chức ở West Bengal, gồm cả thủ hiến Mamata Banerjee và thống đốc MK Narayanan, không tham dự một buổi lễ ở Kolkata, do có sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

To his eternal credit, Narayanan, a former National Security Advisor who knows a thing or two about China’s undiplomatic excesses, paid no heed and went ahead and attended the event alongside the Dalai Lama. Mamata Banerjee did not attend, but party leaders made clear that it was only because of her mother’s ill health and that in any case, Didi was present in spirit.

Với uy tín của mình, ông Narayanan, cựu cố vấn an ninh quốc gia, người hiểu biết nhiều về việc đi quá giới hạn, không đúng phép ngoại giao của Trung Quốc, ông không chú ý tới và đã tham dự buổi lễ cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bà Mamata Banerjee đã không tham dự, nhưng các nhà lãnh đạo đảng đã nói rõ rằng, chỉ vì mẹ bà bị bệnh và Didi (tức bà Mamata Banerjee) đã hiện diện về mặt tinh thần.

China’s action in this matter amounts to brazen meddling. Coming so soon after China unsuccessfully sought to get the Indian government to cancel a Buddhist festival to be attended by the Dalai Lama in New Delhi, even going so far as to call off the Sino-Indian border talks, it reflects a disturbing escalation in China’s effort to inflict pain by a thousand cuts on India.

Hành động của Trung Quốc trong vấn đề này chẳng khác nào can thiệp một cách trắng trợn. Ngay sau khi Trung Quốc tìm cách làm cho chính phủ Ấn Độ hủy bỏ một Lễ hội Phật giáo có sự tham dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở New Delhi không thành công, thậm chí còn đi xa hơn nữa là kêu gọi ngưng các cuộc đàm phán biên giới Trung – Ấn, phản ánh một sự leo thang đáng lo ngại trong nỗ lực của Trung Quốc để bắt Ấn Độ phải chịu đựng bằng cả ngàn vết cắt.

China’s cussedness about anyone who deals with the Dalai Lama is, of course, well known. Yet, its recent efforts to step up pressure on Indian officials – at both the central and state levels – to dissociate themselves from the Dalai Lama are beginning to border on the reckless.

Sự ngoan cố của Trung Quốc đối với bất cứ người nào có liên hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, dĩ nhiên được nhiều người biết đến. Nhưng những nỗ lực gần đây của nước này gia tăng áp lực lên các quan chức Ấn Độ, ở cả cấp độ nhà nước và trung ương, để họ tự tách mình ra khỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang bắt đầu tiến tới ranh giới về sự liều lĩnh.

There are, of course, Useful Idiots, including many in India, who reason that it is somehow India’s fault for hosting the Dalai Lama and who claim, without basis, that India is using the Dalai Lama to needle China for its infirm hold on Tibet. The circumstances in which the Dalai Lama came to India – and China’s iron grip on Tibet, which has given rise to a spate of self-immolations by Tibetan Buddhist monks – are well chronicled.

Dĩ nhiên, có những kẻ ngớ ngẩn hữu dụng, trong đó có nhiều người ở Ấn Độ lập luận rằng, Ấn Độ có một phần lỗi trong việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người nói rằng, dù không có cơ sở, Ấn Độ đang sử dụng Đức Đạt Lai Lạt Ma để đâm Trung Quốc về việc [Trung Quốc] nắm giữ Tây Tạng không vững chắc. Các tình huống khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Ấn Độ – và Trung Quốc cai trị Tây Tạng bằng bàn tay sắt, đã làm gia tăng hàng loạt các vụ tự thiêu của các nhà sư Phật giáo Tây Tạng – đã được cẩn thận ghi vào sử sách.

In media commentaries, the Communist Party-owned Global Times, dubbed the Fox News of China for its over-the-top jingoistic commentaries , has been going for India’s jugular, perversely blaming “nationalism” in India for the recent strains in Sino-Indian relations.

Trong các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản, được mệnh danh là hãng tin Fox News của Trung Quốc, do đăng các bài bình luận hiếu chiến hàng đầu, đã tấn công vào chỗ nguy hiểm của Ấn Độ, ngoan cố đổ lỗi cho “chủ nghĩa dân tộc” ở Ấn Độ gây ra những căng thẳng gần đây trong quan hệ Trung – Ấn.

The irony is that it isn’t just India that has faced the brunt of China’s reckless bully tactics: virtually all of China’s neighbours around the South China Sea have had China figuratively stepping on their toes.

Điều trớ trêu là, không chỉ Ấn Độ phải đối mặt với căng thẳng trong chiến thuật bắt nạt liều lĩnh của Trung Quốc, mà hầu như tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông đều bị Trung Quốc bắt nạt.

Recent tensions in the South China Sea have escalated to such an extent that for all their commercial dependence on China, these littoral states have sought out increased US naval and military presence in the region to establish a sort of security umbrella. President Barack Obama’s recent tour of duty to the Asia-Pacific was intended in large measure to signal to China that it owed it to the world as a rising power to conduct itself responsibly in its neighborbood and not disrupt sea lanes, as it has sought to do.

Căng thẳng gần đây trên biển Đông đã leo thang tới mức, mặc dù tất cả các nước ven biển phụ thuộc thương mại của Trung Quốc, nhưng các nước này đã tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự và hải quân Mỹ trong khu vực, để thiết lập một loại ô dù an ninh. Chuyến đi công vụ gần đây của Tổng thống Barack Obama đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với ý định lớn hơn là để báo hiệu cho Trung Quốc rằng, họ còn nợ thế giới, là khi trở thành một cường quốc đang lên thì chính Trung Quốc phải có trách nhiệm trong khu vực, chứ không phải làm gián đoạn các tuyến đường biển như họ tìm cách làm điều đó.

India, which has a long-standing border dispute, and for whom China has only a sneering disdain, is particularly vulnerable when China’s hormones begin to act up. India’s diplomacy vis-à-vis China has found new-found maturity in recent times: as was manifested in the Kolkata episode, it has stood up for its core interests without giving into any adventurism that could escalate the tension.

Ấn Độ, nước có tranh chấp biên giới lâu dài, và là nước mà Trung Quốc chỉ có một thái độ khinh khi nhạo báng, đặc biệt dễ bị tổn thương khi Trung Quốc bắt đầu gia tăng sự hiếu chiến. Chính sách ngoại giao ăn miếng trả miếng của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã tốt hơn trong thời gian gần đây: như được thể hiện trong vụ Kolkata, đã đứng lên bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ mà không khiêu khích [Trung Quốc] để làm cho căng thẳng leo thang.

Chinese provocations are only bound to increase over the next year, as China’s economy goes through a difficult transition. With the Chinese military also jockeying for positions of power in the run-up to next year’s generational change in China’s leadership, the situation is fraught with many disquieting possibilities. Indian diplomacy will be on stern test, but it’s proven eminently capable of defending India’s interest without kowtowing to inflated Chinese opinions of its place in the world.

Hành động khiêu khích của Trung Quốc sẽ gia tăng trong năm tới, khi kinh tế nước này trải qua quá trình chuyển biến khó khăn. Với quân đội Trung Quốc cũng đang tranh giành quyền lực trong thời gian nước này thay đổi thế hệ lãnh đạo trong năm tới, tình hình có nhiều khả năng đáng lo ngại. Chính sách ngoại giao Ấn Độ sẽ phải trải qua phép thử cứng rắn, nhưng đã được chứng minh rõ ràng là có khả năng bảo vệ lợi ích của Ấn Độ, mà không phải khúm núm trước các ý kiến tự mãn ​​của Trung Quốc về vị trí của họ trên thế giới.


Translated by Ngoc Thu


(*) Tức chủ nghĩa Đại Hán. Những người theo chủ nghĩa này cũng giống như những người theo chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism), xem chủng tộc Hán là thượng đẳng, các dân tộc khác là hạ đẳng, thấp kém hơn mình.



http://www.firstpost.com/world/a-test-for-india-how-do-you-deal-with-a-bully-like-china-145957.html

刘逸明:中国公民的游行示威权将得到尊重?Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng?


刘逸明:中国公民的游行示威权将得到尊重?

Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc

sẽ được tôn trọng?

作者:刘逸明

27-11-2011

Lưu Dật Minh

27-11-2011

最近,有两起发生在广东的游行示威事件受到了海内外舆论的广泛关注。在事件发生后,官方媒体不再像以前那样,将此类事件斥为不明真相的群众被别有 有心的人煽动的群体事件,而是在第一时间给予了正面报道。很多人在看到舆论的反应以及警方在当时的表现时,纷纷对这种新现象给予了肯定。

Gần đây, có hai vụ tuần hành biểu tình xảy ra ở Quảng Đông đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước. Sau khi vụ việc xảy ra, truyền thông chính thức đã không còn như trước đây là lên án những vụ việc loại này là những sự kiện cộng đồng, mà quần chúng do không hiểu rõ sự thật đã bị những người có dụng ý riêng kích động, mà đã đưa ra những bản tin xác thực ngay từ giờ đầu. Rất nhiều người khi thấy phản ứng của dư luận cùng những biểu hiện khi ấy của cảnh sát, đã sôi nổi đưa ra sự khẳng định cho hiện tượng mới này.

中国明显是一个有《宪法》而无宪政的国度,中国的《宪法》除了一小部分的条款不符合现代法治精神之外,其中相当部分条款尤其是关于公民权利和自由 的条款还是值得肯定的。如《宪法》第三十五条明确规定:中华人民共和国公民有言论、出版、集会、结社、游行、示威的自由,可见,游行示威权是《宪法》赋予 公民的权利。

Trung Quốc rõ ràng là một đất nước có “Hiến pháp” mà không có chính thể lập hiến, “Hiến pháp” của Trung Quốc ngoài một số ít những điều khoản không còn phù hợp với tinh thần pháp trị hiện thời, đa số những điều khoản đó, nhất là những điều khoản về quyền lợi và tự do của công dân, vẫn còn phải được khẳng định thêm. Như Điều 35 trong “Hiến pháp” đã qui định rõ: Công dân nước CHND Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội, tuần hành, biểu tình. Có thể thấy, quyền tuần hành biểu tình là quyền lợi mà “Hiến pháp” đã trao cho công dân.

1989发生在北京以及其它城市的民主运动,学生和市民上街要求中共当局实行民主和惩治官员腐败,那可以说是对《宪法》中游行示威权的践行。 然而,在六四大屠杀之后的198910月,当局便颁布了《集会游行示威法》,从其中的一些条款看,该法显然是在剥夺公民的游行示威权,明显违宪。

Trong phong trào dân chủ xảy ra ở Bắc Kinh cùng các thành phố khác vào năm 1989, học sinh cùng với người dân đã xuống đường yêu cầu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi dân chủ và trừng trị những quan chức hủ bại, đó có thể nói là sự thực thi quyền tuần hành biểu tình trong “Hiến pháp”. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1989, sau vụ đại thảm sát “4 tháng 6”, chính quyền liền ban bố luôn “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình”, nếu xét từ một số điều khoản trong đó, thì luật này hiển nhiên là đang tước bỏ quyền tuần hành biểu tình của công dân, vi hiến một cách rõ ràng.

《集会游行示威法》第二十三条第一款规定:在全国人民代表大会常务委员会、国务院、中央军事委员会、最高人民法院、最高人民检察院的所在地周边距 离十米至三百米内,不得举行集会、游行、示威。这显然是在给予权力机构以特权,并基本上等于限制了公民的游行示威权,因为大规模的游行示威必然会波及这些 权力机构。

Khoản 1, điều 23 trong “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định: Không được tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình trong khoảng cách từ 10m đến 300m xung quanh các trụ sở Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc Vụ viện, Ủy ban Quân sự Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đây hiển nhiên là đã ban đặc quyền cho các cơ quan quyền lực, đồng thời về cơ bản chẳng khác nào đã hạn chế quyền tuần hành biểu tình của công dân, bởi đương nhiên những cuộc tuần hành biểu tình qui mô lớn sẽ phải lan tới những cơ quan quyền lực này.

有法律界人士认为,《集会游行示威法》只强调了举行集会、游行、示威的法律责任,而未能同时强调如何保护举行集会、游行、示威公民权利和生命安 全。该法的立法目的显然是为了保护权力机构的安全和阻止公民游行示威。这样的法律与其叫做集会游行示威法,倒不如叫做禁止集会游行示威法

Có người thuộc giới luật cho rằng, “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” chỉ nhấn mạnh đến trách nhiệm luật pháp của việc tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình, mà chưa nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi và sự an toàn tính mệnh của công dân khi tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình ra sao. Mục đích lập pháp của luật này hiển nhiên là để bảo vệ sự an toàn cho các cơ quan quyền lực và ngăn cản công dân tuần hành biểu tình. Luật pháp cùng với cái gọi là “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” như vậy thì thà rằng gọi là “Luật cấm Hội họp Tuần hành Biểu tình” còn hơn.

另外,《集会游行示威法》第七条规定:举行集会、游行、示威,必须依照本法规定向主管机关提出申请并获得许可。可见,只要是未经批准的游行示威, 无疑都会被视为非法行动,警方可以以此为由抓人。事实上,在六四之后和广东这两次游行示威以前,除却有数的几次反对外国的民族主义游行示威得到官方默 许或支持外,其它游行示威警方从来都不曾批准过,甚至在很多时候,有维权人士事先提出申请,游行示威尚未开始,组织者就会被警方控制或抓捕。

Ngoài ra, Điều 7 “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định: Tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình phải xin phép, đồng thời được sự chấp thuận của các cơ quan chủ quản theo quy định của luật này. Có thể thấy, chỉ cần tuần hành biểu tình mà chưa được phép thì chắc chắn sẽ bị coi là hành động phi pháp, cảnh sát có thể dùng đó làm cái cớ để bắt người. Thực ra, sau vụ “4 tháng 6” và trước khi xảy ra hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này, ngoài một vài cuộc tuần hành biểu tình mang tính chủ nghĩa dân tộc phản đối nước ngoài được sự cho phép ngầm hoặc ủng hộ chính thức ra, cảnh sát chưa từng phê chuẩn một cuộc tuần hành biểu tình nào khác, thậm chí có rất nhiều lần, các nhà hoạt động nhân quyền đã xin phép trước, nhưng khi cuộc tuần hành biểu tình còn chưa bắt đầu, thì người tổ chức đã bị cảnh sát khống chế hoặc bắt giữ.

正因为《集会游行示威法》最大限度地限制了公民行使集会、游行、示威的权利,所以,在很多人看到广东这两次游行示威能顺利进行时,纷纷对广东当局 这种开明举动拍手叫好。据消息人士在网上透露,两次游行示威之所以能获准,是因为得到了广东省委书记汪洋的特批。虽然该消息无法证实,但这种可能性还是 存在的,因为在中共高层当中,汪洋是少有的开明官员。

Chính vì “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” đã hạn chế tối đa quyền lợi hội họp tuần hành biểu tình của công dân, cho nên, khi nhiều người nhìn thấy hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này được tiến hành một cách thuận lợi, liền đua nhau vỗ tay khen ngợi động thái cởi mở này của chính quyền Quảng Đông. Theo nguồn tin được tiết lộ từ cư dân mạng, sở dĩ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này được cho phép, là vì đã được sự phê chuẩn đặc cách của Uông Dương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Tuy tin này không thể kiểm chứng, nhưng khả năng này là có thể, bởi vì trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uông Dương là một trong số các quan chức cởi mở ít ỏi.

这两次游行示威事件当中,最引人注目的是1118发生在广州花都区的民工讨薪游行示威,此次游行示威未不仅未遭遇警方的弹压,反而还得到了 警方的大力支持。据《南方都市报》报道,在当天中午12时左右,花都建设北路有数百民工喊着口号游行示威,还打出横幅还我血汗钱我要吃等。有 车沿途开路护航,疏导交通,但公交巴士要改道,交通一度堵塞。

Trong số hai cuộc tuần hành biểu tình lần này, điều khiến người ta chú ý nhất là cuộc tuần hành biểu tình đòi tăng lương của công nhân khu Hoa Đô, Quảng Châu, xảy ra vào ngày 18 tháng 11, cuộc tuần hành biểu tình này không những không bị cảnh sát đàn áp, mà trái lại còn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cảnh sát. Theo tin từ “Nam phương đô thị báo”, khoảng 12 giờ trưa ngày hôm đó, trên Kiến thiết Bắc lộ ở khu Hoa Đô có hàng trăm công nhân đi tuần hành biểu tình, miệng hô khẩu hiệu, giương cả băng rôn với các dòng chữ “Trả lại đồng tiền máu và mồ hôi cho tôi”, “Tôi muốn được ăn”… Có cả xe cảnh sát đi theo hộ tống mở đường, phân luồng giao thông, nhưng do xe buýt phải đổi hướng đi nên đã gây ách tắc giao thông mất một thời gian.

这种景象简直是破天荒,此事一经媒体报道,便引发了网民的热议,不少人在网上留言表,警方为公民游行示威讨薪开路护航是很大的进步,树立了警察 的正面形象。不仅这次花都游行和1121日广东陆丰乌坎村发生的农民抗议非法征地示威都得到尊重,而且网民在微博上发布的有关消息和照片也未被删除。

Cảnh tượng ấy quả là xảy ra lần đầu tiên, việc này vừa được truyền thông đưa tin, đã gây sốt cho cư dân mạng ngay. Không ít người bày tỏ trên mạng rằng việc cảnh sát mở đường cho công dân tuần hành biểu tình đòi tăng lương là một tiến bộ rất lớn, đã tạo dựng nên được hình ảnh tích cực của cảnh sát. Không chỉ cuộc tuần hành ở Hoa Đô lần ấy và cuộc tuần hành của nông dân phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông ngày 21 tháng 11 đều được tôn trọng, mà cả những tin tức và hình ảnh có liên quan được cư dân mạng đưa lên blog cá nhân cũng chưa bị xóa.

当然,有的网民认为花都的这次民工游行示威之所以得到警方的支持,是因为民工们反的不是政府而是企业老板。如果单单只是这一件事件,我们完全可以 这种解读,但是,一旦联系起之后乌坎村发生的抗议非法征地的反政府游行示威,就不能不为广东当局的这种敢为天下先的举动叹了。虽然暂时不清楚这两次游 行示威是否在事前提出申请并得到官方的批准,但从官方的处理方式上看,这显然是在传递一种友善的信号。

Tất nhiên, có những cư dân mạng cho rằng, sở dĩ cuộc tuần hành biểu tình của công nhân lần này ở Hoa Đô được sự hỗ trợ của cảnh sát là bởi vì đối tượng công nhân chống đối không phải là chính phủ mà là chủ doanh nghiệp. Nếu chỉ có mỗi một mình vụ việc ấy, thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải theo kiểu này, nhưng khi xâu chuỗi với cuộc tuần hành biểu tình phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm tiếp sau đó, thì không thể không thán phục trước động thái dám đi trước cả thiên hạ của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Tuy tạm thời vẫn chưa rõ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này đã xin phép trước và được sự phê chuẩn hay chưa, nhưng nếu nhìn nhận từ cách thức xử lý của chính quyền, thì đây hiển nhiên là một tín hiệu tốt lành đang được lan truyền.

2008年底《零八宪章》问世之后,当局对于维权活动以及敏感人士的控制日益加强,到刘晓波获得诺贝尔和平奖和中东、北非茉莉花革命时,当局更 风声鹤唳、草木皆兵。记得在今年上半年,很多人即使没有游行示威,但只要接近网传的茉莉花革命地点,就会被警方带走。广东当局对这上述两次游行示威的宽 态度与茉莉花革命爆发时当局的态度行成了鲜明的对比,这不管是不是汪洋的作秀举动,都是值得肯定的。

Sau khi bản “Hiến chương 08” ra đời vào cuối năm 2008, chính quyền đã ngày càng tăng cường sự khống chế đối với các hoạt động nhân quyền cùng những nhân vật nhạy cảm, đến khi Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình và xảy ra Cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi, chính quyền lại càng thêm hoang mang, hoảng loạn. Còn nhớ vào nửa đầu năm nay, rất nhiều người, dù không tuần hành biểu tình, nhưng chỉ cần tiếp cận các địa điểm Cách mạng Hoa nhài được truyền trên mạng là bị cảnh sát lôi đi. Thái độ rộng lượng của chính quyền Quảng Đông đối với hai cuộc tuần hành biểu tình lần này cùng với thái độ của chính quyền khi nổ ra Cách mạng Hoa nhài đã hình thành nên một sự đối sánh rõ nét, đây bất kể có phải là cử chỉ khoe mẽ của Uông Dương hay không, thì cũng đáng được khẳng định.

据《华尔街日报》中文网在今年9月底援引清华大学教授孙立平发布的研究报告显示,2010年中国大陆发生了十八万起群体事件,比十年前增加了三倍 多,且社会动荡仍在加剧。群体事件的激剧增加,显然不是因为中国民众唯恐天下不乱,而是因为官员的滥权和社会的不公。绝大多数群体事件都是不得善终,虽然 强力弹压换来了暂时的稳定,但是,却埋下了更大的安全隐患,只要当局不以切实的亲民措施加以疏导,总有一天,更大的群体事件和更激烈的官民冲突还会爆发。

“The Wall Street Journal”, bản tiếng Trung online, vào cuối tháng 9 năm nay đã trích dẫn báo cáo nghiên cứu của Giáo sư Tôn Lập Bình, thuộc Trường Đại học Thanh Hoa, cho biết, trong năm 2010, ở Trung Quốc đại lục đã xảy ra 18 vạn sự kiện cộng đồng, tăng hơn 3 lần so với 10 năm trước đó, hơn nữa các biến động xã hội lại vẫn đang mạnh lên. Sự tăng vọt của các sự kiện cộng đồng hiển nhiên không phải do dân chúng Trung Quốc chỉ lo cho thế giới được yên ổn, mà là do sự lạm quyền của các quan chức và sự bất công trong xã hội. Tuyệt đại đa số các sự kiện cộng đồng đều không có được kết cục có hậu, tuy đều bị đàn áp mạnh mẽ để đổi lấy sự ổn định tạm thời, nhưng lại đã chôn lấp một mối ẩn họa cho sự an toàn lớn hơn, chỉ cần chính quyền không chịu làm dịu đi bằng những biện pháp gần dân thiết thực hơn, thì chắc chắn sẽ có một ngày, những sự kiện cộng đồng lớn hơn và những mối xung đột quan – dân gay gắt hơn sẽ bùng phát.

上述两次游行示威事件显然还不视为普遍现象,至多只能视为广东现象。但愿在今后,对民众游行示威的宽容和善待不再局限于广东一地。纵观这些年发 生在全国各地的大小群体事件,没有一件以推翻中共的统治为目的,所以,各级官员和警方应该尽快摈弃那种视游行示威为洪水猛兽的敌对思维,这样,社会矛盾才 能逐渐缓解,官民之间才能真诚相待,社会才能逐渐走向和谐

Hai sự kiện tuần hành biểu tình nói trên hiển nhiên còn chưa thể được xem là hiện tượng phổ biến, nhiều nhất cũng chỉ được xem là hiện tượng Quảng Đông, song hy vọng rằng sắp tới đây, sự rộng lượng và ứng xử thiện chí đối với các cuộc tuần hành biểu tình của quần chúng sẽ không chỉ giới hạn ở một vùng Quảng Đông. Nhìn rộng ra, tất cả những sự kiện cộng đồng lớn nhỏ xảy ra ở khắp nơi trên toàn quốc trong những năm vừa qua có thể thấy, không có một sự kiện nào lấy việc lật đổ sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mục đích, cho nên, quan chức và cảnh sát các cấp cần nhanh chóng vứt bỏ tư duy thù địch, coi tuần hành biểu tình là hồng thủy mãnh thú, có như vậy thì mọi mâu thuẫn xã hội mới dần dần được dịu bớt, giữa quan chức với người dân mới có thể ứng xử với nhau chân thành, xã hội mới dần dần đi vào thế hài hòa.




Translated by Quốc Trung

An Anti-China Axis? Trục chống Trung Quốc?



An Anti-China Axis?

Trục chống Trung Quốc?

By John Yi

December 6, 2011

John Yi

06-12-2011

A recent multi think-tank publication entitled “Shared Goals, Converging Interests: A Plan for U.S.–Australia–India Cooperation in the Indo–Pacific,” has apparently been the source of an about-face by Australian Foreign Minister Kevin Rudd.

Một ấn bản gần đây do một số viện nghiên cứu chính sách thực hiện, có tựa đề “Cùng chia sẻ mục tiêu, hướng đến lợi ích chung: Kế hoạch hợp tác Mỹ – Úc – Ấn trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, có vẻ như là nguồn gốc của sự thay đổi lập trường rõ rệt của Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd.

Co-published by Australia’s Lowy Institute, India’s Observer Research Foundation, and the U.S. Heritage Institute, the authors called for a tripartite defense pact between the United States, Australia, and India in a world where “the rise of China…is posing the first serious challenge to U.S. military preeminence in Asia in half a century.”

Đồng phát hành bởi Viện Lowy của Úc, Quỹ Observer Research Foundation của Ấn Độ, và Viện Heritage của Mỹ, các tác giả kêu gọi thiết lập hiệp ước phòng thủ ba bên giữa Mỹ, Úc và Ấn Độ trong một thế giới mà “sự trỗi dậy của Trung Quốc…đang đặt ra sự thách thức hết sức nghiêm trọng đối với thế thượng phong của quân đội Mỹ ở Châu Á trong nửa thế kỷ tới”.

While there have been no official intergovernmental talks about this particular defense pact, on November 30, a spokesperson for Rudd’s office appeared receptive to the report, stating:

Trong khi vẫn chưa có các cuộc đàm phán chính thức liên chính phủ về hiệp ước phòng thủ đặc biệt này, thì vào ngày 30 tháng 11, phát ngôn nhân của văn phòng Ngoại trưởng Rudd cho xuất hiện bản tin với dáng vẻ tích cực, tuyên bố:

“The idea of trilateral co-operation between India, the U.S. and Australia is a thoughtful one that deserves further study. We are logical partners, and it’s in all three countries' interests to continue to expand consultation and co-operation.”

“Ý tưởng hợp tác ba bên giữa Ấn Độ, Mỹ và Úc là một suy nghĩ chín chắn, đáng được nghiên cứu thêm. Chúng ta là những đối tác hết sức hợp lý, và dựa trên cơ sở lợi ích của cả ba nước nhằm tiếp tục mở rộng sự tham vấn và hợp tác”.

Furthermore, in an interview with the Australian Financial Review, Rudd was quoted as having said that India “has really been quite positive” to the possibility of a trilateral defense arrangement.

Hơn nữa, trong cuộc phỏng vấn với tờ Australian Financial Review, ông Rudd được dẫn lời cho hay, Ấn Độ “thật sự tỏ ra rất tích cực” về khả năng hình thành một thỏa thuận phòng thủ ba bên.

However, the very next day, India’s External Affairs Ministry published on its website a statement flatly denying Rudd’s characterization of New Delhi’s interest in the trilateral pact.

Tuy nhiên, ngay đúng ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa lên website của họ một tuyên bố hoàn toàn bác bỏ điều ông Rudd mô tả về lợi ích của New Delhi về một hiệp ước ba bên.

“We have seen media reports about the comments attributed to the Australian Foreign Minister Mr. Kevin Rudd on a possible three-way economic and security pact with the US and India. We are not aware of any such proposal.”

“Chúng tôi đã xem các tin tức của giới truyền thông, về những bình luận của Ngài Kevin Rudd, Ngoại trưởng Úc, về khả năng một hiệp ước an ninh và kinh tế ba bên giữa Mỹ, Úc và Ấn Độ. Chúng tôi không biết đến bất cứ đề xuất nào như vậy”.

And, within a day, Canberra was quick to rectify what had become a public contradiction on a seemingly direct affront to Beijing. Australia’s High Commission released a statement that the country “has not proposed such a trilateral arrangement,” and that “characterizing India’s views on a trilateral security dialogue between India, Australia and the U.S. are wrong.” Rudd also categorically denied that Canberra had any ambitions to create a multilateral security agreement within the region.

Và ngay trong ngày, Canberra đã nhanh chóng đính chính những thông tin mâu thuẫn mang tính đối đầu công khai và trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Cao ủy Úc đã đưa ra một tuyên bố rằng, nước này “không đề xuất thỏa thuận ba bên như vậy”, và rằng “việc mô tả quan điểm của Ấn Độ về cuộc đối thoại an ninh ba bên giữa Ấn Độ, Úc và Mỹ có nội dung không đúng”. Ông Rudd cũng thẳng thừng bác bỏ điều cho rằng Canberra có tham vọng kiến tạo một thỏa thuận an ninh đa phương trong khu vực.

Whether this public gaffe was a mere misinterpretation of the foreign minister’s words or an internal Ministry miscommunication remains unclear. However, what this public slip does reflect is the increasing tendency of Australia and its other Asian partners to tread carefully over growing security issues resulting from China’s non-transparent military and economic rise in the region.

Vẫn chưa rõ là liệu sai lầm này chỉ là do giải thích sai lời nói của ông Ngoại trưởng hay do sự cố truyền đạt thông tin nội bộ của Bộ Ngoại giao [Úc]. Tuy nhiên, sự cố này phản ảnh khuynh hướng ngày càng tăng của Úc và các đối tác châu Á khác có những bước đi thận trọng trước các vấn đề tăng cường an ninh do sự phát triển về kinh tế và quân sự không minh bạch của Trung Quốc trong khu vực.

Australia’s “China Reality”

Australia-China relations are convoluted at best. On the one hand, trade growth between the two nations has grown exponentially in recent years. While most of the world suffered from the global financial crisis, because of China’s insatiable demand for energy resource, Australia actually experienced economic growth. Since 2009, China has become Australia’s largest trading partner, an exchange valued at $105 billion. Especially in the sector of energy, China is a major importer of Australia’s natural resources, which have prompted an economic boom for the western half of the country.

“Hiện thực Trung Quốc” của Úc

Trong tình hình hiện nay, quan hệ Úc-Trung rất phức tạp. Một mặt, tăng trưởng thương mại giữa hai nước phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Trong khi phần lớn các nước trên thế giới phải hứng chịu cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng do nhu cầu năng lượng vô tận của Trung Quốc, Úc đã thật sự gặt hái được thành quả tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc, kim ngạch song phương đạt 105 tỷ USD. Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc là nhà nhập khẩu chính nguồn tài nguyên thiên nhiên của Úc, điều này thúc đẩy bùng nổ kinh tế ở một nửa đất nước, miền Tây nước Úc.

However, China’s growing trade clout in Australia has also been a source of uneven economic growth. The ever-increasing exports of natural resources has forced the Australian dollar to rise, increased the cost of labor as skilled workers enter the natural resource sector, and has left Australian manufacturing unable to compete. In the past two years, it’s estimated that nearly 100,000 manufacturing jobs have disappeared. And, while the resource and mining sector continues to grow, other areas of Australia’s economy, such as tourism, have been suffering.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ sự gia tăng thương mại của Trung Quốc tại Úc cũng là nguồn gốc của quá trình tăng trưởng kinh tế mất cân đối. Việc xuất khẩu tài nguyên tăng lên không ngừng đã làm đồng đô la Úc tăng giá, gia tăng chi phí lao động khi các công nhân có tay nghề tham gia vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, đẩy các ngành sản xuất của Úc vào thế mất khả năng cạnh tranh. Trong hai năm qua, ước tính có gần 100.000 việc làm trong ngành sản xuất đã biến mất. Và trong khi lãnh vực khai khoáng và khai thác tài nguyên tiếp tục tăng trưởng, thì các lãnh vực khác của nền kinh tế Úc, như du lịch, lại trong tình trạng tồi tệ.

In addition to the unbalanced economic relationship, Australia also faces growing security concerns over China’s increasingly aggressive stance regarding the territorial disputes in the South China Sea. Situated just north of Australia, Beijing hasn’t been shy in using implied military threats to assert its claims in these contested waters. And while the United States has reiterated its commitment to its military presence and allies in the region, constant threats by Congress on major military budget cuts have raised doubts in Asia about the sustainability of U.S. military strength in the region.

Bên cạnh quan hệ kinh tế mất cân bằng, Úc còn đối mặt với những quan ngại an ninh gia tăng, qua lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Nằm ở phía Bắc của Úc, Bắc Kinh không ngần ngại ám chỉ việc đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự để khẳng định chủ quyền của mình tại các vùng biển tranh chấp. Và trong khi Mỹ nhắc lại cam kết của mình về sự hiện diện quân sự và cam kết với các đồng minh trong khu vực, thì những mối đe dọa triền miên của Quốc hội [Mỹ] về những khoản cắt giảm lớn ngân sách quân sự đã làm dấy lên những nghi ngờ ở Châu Á về mức độ vững chắc của sức mạnh quân sự Mỹ trong khu vực.

So, while Rudd may have flatly denied the prospect of a trilateral defense pact, it’s not difficult to imagine Canberra entertaining the idea behind closed doors.

Do vậy, trong lúc ông Rudd dứt khoát phủ nhận triển vọng hiệp ước phòng thủ ba bên, người ta không khó hình dung Canberra đang ấp ủ những ý tưởng phía sau các cánh cửa đóng kín.

Australia’s Measured Response

In an effort to strengthen its security vis-à-vis China, Canberra has begun a multibillion dollar defense modernization project that includes new helicopters, tanks, and high-range missile submarines.

Ứng phó thận trọng của Úc

Trong nỗ lực tăng cường an ninh trước tình hình Trung Quốc, Canberra đã khởi sự chương trình hiện đại hóa quốc phòng trị giá hàng tỷ đô la, bao gồm trang bị mới hàng loạt trực thăng, xe tăng và các tàu ngầm mang tên lửa tầm xa.

In August, the government approved four major defense programs that included the purchase of over 950 new training vehicles, upgrades to its Standard Missle-2, upgrades to its Sea Sparrow Missiles, and the modernization of its military satellite capabilities. The cost of completing all these projects alone has been estimated to be around $3 billion.

Tháng 8, chính phủ Úc đã phê duyệt bốn chương trình quốc phòng chủ lực, bao gồm mua sắm trên 950 xe huấn luyện mới, nâng cấp hệ thống tên lửa Standard Missle-2, nâng cấp các tên lửa Sea Sparrow và hiện đại hóa năng lực của các vệ tinh quân sự. Chỉ tính riêng chi phí hoàn tất toàn bộ những dự án này, ước tính khoảng 3 tỷ USD.

In addition to upgrading its weapons systems, Australia has initiated military cooperation with its regional neighbors. In June of this year, the Japan-U.S. Security Consultative Committee adopted the strategic goal of strengthening U.S.-Japan-Australian defense cooperation. And by the following month, the three countries conducted their first-ever joint military exercises off the coast of Brunei.

Ngoài việc nâng cấp hệ thống vũ khí, Úc bắt đầu hợp tác quân sự với các nước láng giềng trong khu vực. Tháng 6 năm nay, Ủy ban Tham vấn An ninh Nhật-Mỹ đã thông qua mục tiêu chiến lược nhằm tăng cường hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật-Úc. Và vào tháng sau đó, ba nước đã tiến hành tập trận quân sự chung lần đầu tiên ngoài khơi Brunei.

Perhaps the most controversial move by Canberra occurred last month, when Barack Obama and Australian Prime Minister Julia Gillard agreed to establish a U.S. base in northern Australia, which would station 2,500 marines. As expected, Beijing protested this move, accusing the United States of engaging in “cold war mentality.”

Có lẽ động thái gây tranh cãi nhất của Canberra diễn ra trong tháng qua, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard đồng ý thiết lập một căn cứ Mỹ ở phía Bắc nước Úc, nơi đóng quân của 2.500 lính thủy quân lục chiến [Mỹ]. Như dự đoán, Bắc Kinh đã phản đối bước đi này, tố cáo Mỹ đang lao vào “não trạng thời chiến tranh lạnh”.

Despite all these measures, Australia, one of the United States’ closet allies in the region, is walking a fine line as it attempts to remain resolute against Chinese military aggression while not provoking its largest trading partner.

Mặc dù tiến hành tất cả những biện pháp nói trên, Úc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, đang đi một bước khéo léo trong nỗ lực kiên quyết chống lại sự gây hấn quân sự của Trung Quốc, trong khi không tỏ ra khiêu khích đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Broadening Multilateral Possibilities

As Canberra continues this balancing act, Washington may soon find itself sidelined as a bilateral, or even trilateral, regional partner in counterbalancing Beijing. Indeed, international organizations have increasingly become the preferred vehicle for confronting Beijing. This is especially true in the South China Sea, where ASEAN has taken the lead in representing many of the interested parties. Countries such as Vietnam and the Philippines have become some of the most vocal critics of China’s claims and have been pressuring ASEAN to take stronger steps against Beijing. Recently, the Philippines released its own plan for settling the dispute, pushing ASEAN to adopt it.

Mở rộng khả năng đa phương hóa

Khi Canberra tiếp tục có những động tác cân bằng, Washington có thể sớm nhận ra rằng chính mình như vị khách bên ngoài cuộc chơi, khi tham gia như một đối tác song phương, thậm chí là đối tác ba bên trong khu vực để làm đối trọng với Bắc Kinh. Thực vậy, các tổ chức quốc tế ngày càng trở thành phương tiện được ưa chuộng để đương đầu với Bắc Kinh. Điều này đặc biệt đúng trong khu vực biển Đông, nơi khối ASEAN đóng vai trò đầu tàu khi đại diện cho nhiều bên có lợi ích liên quan. Các nước như Việt Nam và Philippines đã trở thành những nước có tiếng nói chỉ trích mạnh nhất đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và đang gây áp lực để khối ASEAN phải có những bước đi mạnh mẽ hơn nhằm ứng phó với Bắc Kinh. Gần đây, Philippines đã đưa ra kế hoạch giải quyết tranh chấp, và đang thúc đẩy ASEAN thực hiện.

And while Rudd denounced any sort of anti-China military pact, in the same breath he suggested that any union should be a part of a larger multilateral venue:

Và trong khi ông Rudd tỏ ra phản đối bất kỳ hiệp ước quân sự nào nhằm chống Trung Quốc, thì ông ấy cũng đề nghị bất kỳ liên minh nào nên là một phần của một tập hợp đa phương rộng lớn hơn:

“The Defense Ministry is also not keen on hopping onto any multilateral security constructs in the region excepting those under the UN flag or such broad-based arrangements as ASEAN Defense Ministers Meeting and the ASEAN Regional Forum.”

“Bộ Quốc phòng [Úc] cũng không muốn dính líu vào bất cứ cấu trúc an ninh đa phương nào trong khu vực, ngoại trừ những liên minh dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, hoặc các diễn đàn rộng rãi như Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)”.

For now, the United States can afford to focus on bilateral agreements with regional partners, such as the deal over the deployment of marines in northern Australia. However, Washington should be aware that the ground is starting to shift, with multilateral venues and arrangements increasingly looking like the Asia-Pacific’s preferred approach to thorny issues.

Hiện giờ, Mỹ có đủ khả năng tập trung vào các thỏa thuận song phương với các đối tác khu vực, chẳng hạn như thỏa thuận cho phép triển khai lực lượng thủy quân lục chiến [Mỹ] ở phía Bắc nước Úc. Tuy nhiên, Washington nên ý thức rằng tình hình đang bắt đầu thay đổi, với các thỏa thuận và diễn đàn đa phương ngày càng trở thành cách tiếp cận được ưa chuộng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đối với những vấn đề gai góc.

John K. Yi is an Alfa Fellow currently living in Moscow, Russia. He received his M.A. in Eurasian, Russian, and Eastern European Studies at Georgetown University, focusing on Russian foreign policy in East Asia and in the Six Party Talks.

John K. Yi là nghiên cứu sinh Chương trình Alfa, hiện đang sống tại Moscow, Nga. Ông nhận bằng Thạc sỹ về Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown, chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nga tại Đông Á và trong các cuộc đàm phán sáu bên.




Translated by Nguyễn Tâm



http://the-diplomat.com/china-power/2011/12/06/an-anti-china-axis/