MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 12, 2013

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P13

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P13



13 DECADES OF CHANGE
CHƯƠNG 13: NHỮNG THẬP NIÊN CỦA THAY ĐỔI 1960-1980

THE CIVIL RIGHTS MOVEMENT 1960-1980

PHONG TRÀO QUYỀN DÂN SỰ 1960-1980


Thurgood Marshall, one of the champions of equal rights for all Americans. As a counsel for the National Association for the Advancement of Colored People (NAACP), Marshall successfully argued the landmark 1954 Brown v. Board of Education case before the Supreme Court, which outlawed segregation in public schools. He later served a distinguished career as a justice of the Supreme Court.
(Ebony Magazine)

Thurgood Marshall, một trong những nhà vô địch về đòi quyền bình đẳng cho mọi người Mỹ. Là một cố vấn của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), Marshall biện hộ thành công vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục năm 1954 gây chấn động trước Tòa án Tối cao, mà đã bất hợp pháp hóa việc phân biệt chủng tộc trong các trường công lập. Sau đó ông giữ trọng trách thẩm phán Tòa án Tối cao một thời gian.
(Tạp chí Ebony)

"I have a dream that one day on the red hills of Georgia, sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood."
-- Martin Luther King Jr., 1963

"Tôi mơ ước có một ngày kia, trên những ngọn đồi cháy đỏ bang Georgia, con cái của những người nô lệ và của chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau như những người anh em"
Martin Luther King Jr, 1963



By 1960, the United States was on the verge of a major social change. American society had always been more open and fluid than that of the nations in most of the rest of the world. Still, it had been dominated primarily by old-stock, white males. During the 1960s, groups that previously had been submerged or subordinate began more forcefully and successfully to assert themselves: African Americans, Native Americans, women, the white ethnic offspring of the "new immigration," and Latinos. Much of the support they received came from a young population larger than ever, making its way through a college and university system that was expanding at an unprecedented pace. Frequently embracing "countercultural" life styles and radical politics, many of the offspring of the World War II generation emerged as advocates of a new America characterized by a cultural and ethnic pluralism that their parents often viewed with unease.



The struggle of African Americans for equality reached its peak in the mid-1960s. After progressive victories in the 1950s, African Americans became even more committed to nonviolent direct action. Groups like the Southern Christian Leadership Conference (SCLC), made up of African-American clergy, and the Student Nonviolent Coordinating Committee (SNCC), composed of younger activists, sought reform through peaceful confrontation.

Đến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự thay đổi xã hội lớn lao. Xã hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời điểm đó vẫn do người da trắng thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư trước kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh mẽ hơn và đã đạt được thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào như: phong trào của người Mỹ gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các dân tộc da trắng mới nhập cư và người châu Mỹ La-tinh. Phần lớn sự ủng hộ mà họ nhận được đến từ tầng lớp thanh niên đông đảo hơn bao giờ hết, một tầng lớp thanh niên được tiếp cận với hệ thống các trường cao đẳng và đại học đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Thường đua theo những lối sống phản văn hóa và các hệ tư tưởng chính trị cấp tiến, nhiều con cái của thế hệ Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã nổi lên như những người vận động cho một nước Mỹ mới mà đặc trưng của nó là sự đa văn hóa và đa sắc tộc - một xã hội mà trước đây, ông cha họ thấy khó có thể chấp nhận được.
Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người Mỹ gốc Phi đã đạt được đỉnh cao vào thập niên 1960. Sau những thắng lợi liên tiếp vào thập niên 1950, người Mỹ gốc Phi càng cam kết mạnh mẽ hơn đối với hình thức đấu tranh trực tiếp không dùng bạo lực. Các tổ chức như Hội nghị Quyền lãnh đạo Thiên Chúa giáo miền Nam (SCLC) đã tạo ra tầng lớp tăng lữ người Mỹ gốc Phi và ủy ban Phối hợp Ôn hòa Sinh viên (SNCC) gồm các nhà hoạt động trẻ tuổi là những tổ chức đấu tranh cho cải cách thông qua đối kháng hòa bình.

In 1960 African-American college students sat down at a segregated Woolworth's lunch counter in North Carolina and refused to leave. Their sit-in captured media attention and led to similar demonstrations throughout the South. The next year, civil rights workers organized "freedom rides," in which African Americans and whites boarded buses heading south toward segregated terminals, where confrontations might capture media attention and lead to change.

Năm 1960, các học sinh trung học người Mỹ gốc Phi ngồi tại quầy ăn phân biệt sắc tộc tại trường Woolworth, bang Bắc Carolina và cự tuyệt không chịu dời đi. Cuộc biểu tình của họ đã thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng và khởi xướng cho các cuộc biểu tình tương tự khắp các bang miền Nam. Vào năm sau, những người biểu tình đòi quyền công dân đã tổ chức các cuộc diễu hành đòi tự do bằng xe buýt, người da đen và da trắng đều lên những chiếc xe buýt tiến về miền Nam, đi tới những bến xe vẫn còn giữ nguyên thói phân biệt chủng tộc. Ở đó những cuộc biểu tình này có thể thu hút sự quan tâm của các phương tiện thông tin và khiến tình hình phải dần dần thay đổi.

They also organized rallies, the largest of which was the "March on Washington" in 1963. More than 200,000 people gathered in the nation's capital to demonstrate their commitment to equality for all. The high point of a day of songs and speeches came with the address of Martin Luther King Jr., who had emerged as the preeminent spokesman for civil rights. "I have a dream that one day on the red hills of Georgia the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood," King proclaimed. Each time he used the refrain "I have a dream," the crowd roared.

Các đại biểu cũng tổ chức những cuộc họp quan trọng mà sự kiện lớn nhất là Cuộc tuần hành Washington năm 1963. Đã có hơn 200.000 người tập trung tại thủ đô nước Mỹ để biểu thị cam kết của họ về quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Cao trào của một ngày tràn ngập tiếng hát và những bài phát biểu hùng hồn đã đến cùng với bài phát biểu của Martin Luther King Jr., người đã xuất hiện với tư cách là người phát ngôn tiêu biểu cho quyền công dân. "Tôi mơ ước có một ngày trên những ngọn đồi cháy đỏ xứ Georgia, con cái của những nô lệ và những chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau bên chiếc bàn của tình huynh đệ" - Luther King tuyên bố. Mỗi khi ông nói đoạn điệp khúc "Tôi có một ước mơ", cả đám đông lại hô to hưởng ứng.

The level of progress initially achieved did not match the rhetoric of the civil rights movement. President Kennedy was initially reluctant to press white Southerners for support on civil rights because he needed their votes on other issues. Events, driven by African Americans themselves, forced his hand. When James Meredith was denied admission to the University of Mississippi in 1962 because of his race, Kennedy sent federal troops to uphold the law. After protests aimed at the desegregation of Birmingham, Alabama, prompted a violent response by the police, he sent Congress a new civil rights bill mandating the integration of public places. Not even the March on Washington, however, could extricate the measure from a congressional committee, where it was still bottled up when Kennedy was assassinated in 1963.

Nhưng sự tiến bộ ban đầu đạt được đã không tương xứng với những lời phát biểu hùng hồn của phong trào đòi quyền công dân. Tổng thống Kennedy ban đầu lưỡng lự không gây sức ép với những người da trắng ở miền Nam phải ủng hộ quyền công dân của người da đen vì ông đang cần những lá phiếu của họ cho những vấn đề khác. Tuy nhiên, các sự kiện mà người Mỹ gốc Phi khởi xướng đã buộc ông phải ra tay. Khi James Meredith bị từ chối không được chấp nhận vào học ở trường Đ ại học Mississippi vào năm 1962 vì lý do sắc tộc, Kennedy đã phải đưa quân đội liên bang tới vùng này để duy trì luật pháp. Sau những cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc ở Bermingham, bang Alabama, cảnh sát đã phản ứng bằng bạo lực. Tổng thống đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật mới về quyền công dân, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở nơi công cộng. Tuy nhiên, ngay cả cuộc Tuần hành Washington cũng không thể khiến Tiểu ban Quốc hội chịu thông qua. Dự luật đó vẫn còn bị ách lại ở Quốc hội khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963.



Martin Luther King Jr. escorts children to a previously all-white public school in Grenada, Mississippi, in 1966. Although school segregation was outlawed in the landmark Brown v. Board of Education decision of the Supreme Court in 1954, it took decades of protest, political pressure, and additional court decisions to enforce school desegregation across the country.
(AP/WWP)

Martin Luther King Jr đi theo con vào một trường công lập trước đây chỉ dành cho người da trắng ở Grenada, Mississippi, năm 1966. Mặc dù sự phân biệt trong trường học đã bị cấm sau khi có phán quyết của Tòa án Tối cao về vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục vào năm 1954, nhưng phải mất nhiều thập kỷ biểu tình, áp lực chính trị, và các phán quyết khác của tòa án mới thực thi được chống phân biệt sắc tộc trong trường học trên cả nước.
(AP / WWP)

President Lyndon B. Johnson was more successful. Displaying negotiating skills he had so frequently employed during his years as Senate majority leader, Johnson persuaded the Senate to limit delaying tactics preventing a final vote on the sweeping Civil Rights Act of 1964, which outlawed discrimination in all public accommodations. The next year's Voting Rights Act of 1965 authorized the federal government to register voters where local officials had prevented African Americans from doing so. By 1968 a million African Americans were registered in the deep South. Nationwide, the number of African-American elected officials increased substantially. In 1968, the Congress passed legislation banning discrimination in housing.

Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đạt được nhiều thành công hơn. Với kỹ năng đàm phán mà ông đã thường xuyên sử dụng trong những năm ông còn đảm nhận cương vị lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện, Johnson đã thuyết phục được Thượng viện hạn chế các chiến thuật ngăn cản việc bỏ phiếu cuối cùng thông qua Đạo luật mang tính bước ngoặt về Quyền Công dân năm 1964. Bộ luật này đã chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc tại nơi công cộng. Đạo luật về Quyền bầu cử một năm sau đó, năm 1965, đã cho phép Chính phủ Liên bang đăng ký cử tri tại những nơi mà trước kia, các quan chức không cho phép cử tri da đen đăng ký bỏ phiếu. Cho đến năm 1968, một triệu người Mỹ gốc Phi đã được đăng ký bầu cử tại các vùng xa xôi tại miền Nam. Năm 1968, Quốc hội đã thông qua luật cấm phân biệt chủng tộc trong cung cấp nhà ở.


Once unleashed, however, the civil rights revolution produced leaders impatient with both the pace of change and the goal of channeling African Americans into mainstream white society. Malcolm X, an eloquent activist, was the most prominent figure arguing for African-American separation from the white race. Stokely Carmichael, a student leader, became similarly disillusioned by the notions of nonviolence and interracial cooperation. He popularized the slogan "black power," to be achieved by "whatever means necessary," in the words of Malcolm X.

Tuy nhiên, khi được giải phóng, cuộc cách mạng đòi quyền công dân đã khiến các thủ lĩnh phong trào trở nên nôn nóng vì tốc độ thay đổi diễn ra chậm chạp và người Mỹ gốc Phi vẫn chưa được hòa nhập hoàn toàn vào xã hội chính thống của người da trắng. Malcolm X., một nhà hoạt động chính trị có tài hùng biện là người tiên phong kêu gọi loại bỏ việc phân biệt người Mỹ gốc Phi khỏi cộng đồng da trắng. Stokely Carmichael, một người lãnh đạo phong trào sinh viên, cũng có những ảo tưởng như vậy về quan điểm không dùng bạo lực và việc hợp tác giữa các chủng tộc. Anh đã khiến cho câu khẩu hiệu quyền của người da đen trở nên nổi tiếng, và phải đạt được bằng mọi giá, theo như lời của Malcolm X.


Violence accompanied militant calls for reform. Riots broke out in several big cities in 1966 and 1967. In the spring of 1968, Martin Luther King Jr. fell before an assassin's bullet. Several months later, Senator Robert Kennedy, a spokesman for the disadvantaged, an opponent of the Vietnam War, and the brother of the slain president, met the same fate. To many these two assassinations marked the end of an era of innocence and idealism. The growing militancy on the left, coupled with an inevitable conservative backlash, opened a rift in the nation's psyche that took years to heal.

Bạo lực đã xuất hiện cùng với những lời kêu gọi hiếu chiến về cải cách. Nhiều cuộc bạo loạn đã bùng nổ ở một số đô thị lớn vào năm 1966 và 1967. Vào mùa xuân năm 1968, Martin Luther King Jr. đã ngã xuống dưới viên đạn của một kẻ ám sát. Một vài tháng sau đó, Thượng nghị sỹ Robert Kennedy, người phát ngôn cho những người bị thiệt thòi, một người phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam, anh trai của vị cố tổng thống bị ám hại, cũng cùng chịu chung số phận. Với nhiều người thì hai vụ ám sát này đã đánh dấu sự cáo chung của thời đại ngây thơ và lý tưởng hóa trong cả phong trào đòi quyền công dân lẫn phong trào phản chiến. Tính hiếu chiến ngày càng tăng của cánh tả kết hợp với những phản ứng thái quá của phái bảo thủ đã tạo ra một sự chia rẽ trong tinh thần dân tộc mà người ta đã phải mất nhiều năm mới hàn gắn được.

By then, however, a civil rights movement supported by court decisions, congressional enactments, and federal administrative regulations was irreversibly woven into the fabric of American life. The major issues were about implementation of equality and access, not about the legality of segregation or disenfranchisement. The arguments of the 1970s and thereafter were over matters such as busing children out of their neighborhoods to achieve racial balance in metropolitan schools or about the use of "affirmative action." These policies and programs were viewed by some as active measures to ensure equal opportunity, as in education and employment, and by others as reverse discrimination.


Tuy nhiên, đến thời điểm đó, một phong trào đòi quyền công dân với sự ủng hộ của những quyết định của tòa án, sự thông qua các đạo luật của quốc hội, và các qui định của chính quyền liên bang, đã đan cài vào trong từng khía cạnh của đời sống xã hội Mỹ, và đây là một xu thế không thể đảo ngược. Các vấn đề quan trọng là thực hiện quyền bình đẳng và sự tiếp cận ngang bằng, chứ không phải là tính hợp pháp của sự phân biệt đối xử hay việc tước quyền bầu cử. Những cuộc tranh luận trong thập niên 1970 và những năm sau đó đều liên quan đến những vấn đề như bắt bọn trẻ phải đi xe buýt ra xa khu vực chúng sống chỉ để có được sự cân bằng về chủng tộc ở các ngôi trường trong thành thị, hay về vấn đề sử dụng các biện pháp khẳng định. Một số người coi các chính sách và chương trình này là những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng về giáo dục và việc làm, còn một số người khác thì lại coi những chính sách đó vẫn là nạn phân biệt chủng tộc, chỉ có điều theo chiều hướng ngược lại mà thôi.


The courts worked their way through these problems with decisions that were often inconsistent. In the meantime, the steady march of African Americans into the ranks of the middle-class and once largely white suburbs quietly reflected a profound demographic change.


Tòa án cũng có cách giải quyết vấn đề riêng của mình, thông qua các phán quyết thường không nhất quán. Đồng thời, việc người Mỹ gốc Phi dần dần có mặt trong tầng lớp trung lưu Mỹ và tại các khu ngoại ô yên tĩnh vốn trước đó chỉ thuộc về người da trắng đã lặng lẽ phản ánh một sự thay đổi sâu sắc về nhân khẩu học trong xã hội Mỹ.


THE WOMEN'S MOVEMENT

PHONG TRÀO PHỤ NỮ


Two of the leaders of the women's movement in the 1960s: Kate Millett (left), author of a controversial book of the time, Sexual Politics, and journalist and activist Gloria Steinem.
(AP/WWP)

Hai trong số các nhà lãnh đạo của phong trào phụ nữ trong những năm 1960: Kate Millett (trái), tác giả của một cuốn sách gây tranh cãi thời ấy, Chính trị tình dục, và nhà báo và nhà hoạt động Gloria Steinem .
( AP / WWP)


During the 1950s and 1960s, increasing numbers of married women entered the labor force, but in 1963 the average working woman earned only 63 percent of what a man made. That year Betty Friedan published The Feminine Mystique, an explosive critique of middle-class living patterns that articulated a pervasive sense of discontent that Friedan contended was felt by many women. Arguing that women often had no outlets for expression other than "finding a husband and bearing children," Friedan encouraged her readers to seek new roles and responsibilities and to find their own personal and professional identities, rather than have them defined by a male-dominated society.

Trong hai thập niên 1950 và 1960, càng ngày càng có nhiều phụ nữ có gia đình tham gia lực lượng lao động, nhưng vào năm 1963, một phụ nữ đi làm chỉ có mức lương trung bình bằng 63% mức lương của một lao động nam giới tương đương. Vào năm đó, tác giả Betty Friedan đã xuất bản cuốn Điều huyền bí của phái nữ, một tác phẩm phê phán gây chấn động, chỉ trích những mô thức sống của tầng lớp trung lưu, mà bà cho là lối sống đó đã khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy không hài lòng. Chỉ ra rằng phụ nữ thường không có cách nào khác để bày tỏ suy nghĩ tình cảm của mình ngoài việc lấy chồng và đẻ con, Friedan đã khuyến khích độc giả tìm kiếm những vai trò và những trách nhiệm mới, và tìm ra bản sắc nghề nghiệp và bản sắc cá nhân, hơn là buông xuôi theo một xã hội do nam giới ngự trị.

The women's movement of the 1960s and 1970s drew inspiration from the civil rights movement. It was made up mainly of members of the middle class, and thus partook of the spirit of rebellion that affected large segments of middle-class youth in the 1960s.

Phong trào phụ nữ vào những thập niên 1960 và 1970 đã lấy cảm hứng từ phong trào đòi quyền công dân. Phong trào này chủ yếu bao gồm các thành viên của giai cấp trung lưu, do vậy, đã tiếp nhận phần nào tinh thần nổi loạn của thanh niên thuộc tầng cấp trung lưu trong thập niên 1960.


Reform legislation also prompted change. During debate on the 1964 Civil Rights bill, opponents hoped to defeat the entire measure by proposing an amendment to outlaw discrimination on the basis of gender as well as race. First the amendment, then the bill itself, passed, giving women a valuable legal tool.

Các luật về cải cách cũng thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội. Trong cuộc tranh luận về dự luật Quyền Công dân năm 1964, phái đối lập hy vọng sẽ làm phá sản hoàn toàn dự luật này bằng cách đề xuất một Điều bổ sung sửa đổi nhằm cấm sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính và chủng tộc. Lúc đầu, điều luật bổ sung này đã được thông qua, sau đó, chính Đạo luật Quyền Công dân đã được thông qua và đem lại cho phụ nữ một công cụ pháp lý giá trị.


In 1966, 28 professional women, including Friedan, established the National Organization for Women (NOW) "to take action to bring American women into full participation in the mainstream of American society now." While NOW and similar feminist organizations boast of substantial memberships today, arguably they attained their greatest influence in the early 1970s, a time that also saw the journalist Gloria Steinem and several other women found Ms. magazine. They also spurred the formation of counter-feminist groups, often led by women, including most prominently the political activist Phyllis Schlafly. These groups typically argued for more "traditional" gender roles and opposed the proposed "Equal Rights" constitutional amendment.

Năm 1966, 28 phụ nữ đi làm, trong đó có bà Betty Friedan, đã thành lập Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) để hành động nhằm đưa phụ nữ Mỹ hòa nhập hoàn toàn vào đời sống xã hội chính yếu của nước Mỹ ngày nay. Mặc dù NOW và các tổ chức phụ nữ tương tự tự hào rằng ngày nay mình đã có một số lượng thành viên đông đảo, ta có thể nói rằng những tổ chức này đã có ảnh hưởng lớn nhất vào đầu thập niên 1970, thời mà nhà báo Gloria Steinem và một số phụ nữ khác đã lập ra tạp chí Ms. Họ cũng thúc đẩy sự ra đời của các nhóm chống bình đẳng nghề nghiệp cho phụ nữ, thường cũng do phụ nữ đứng đầu, bao gồm người vận động chính trị nổi tiếng nhất là Phyllis Schlafly. Các nhóm này ủng hộ vai trò truyền thống của phụ nữ trong gia đình và phản đối Điều bổ sung sửa đổi hiến pháp được đề xuất mang tên Quyền bình đẳng.


Passed by Congress in 1972, that amendment declared in part, "Equality of rights under the law shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex." Over the next several years, 35 of the necessary 38 states ratified it. The courts also moved to expand women's rights. In 1973 the Supreme Court in Roe v. Wade sanctioned women's right to obtain an abortion during the early months of pregnancy -- seen as a significant victory for the women's movement -- but Roe also spurred the growth of an anti-abortion movement.

Được Quốc hội thông qua năm 1972, Điều bổ sung sửa đổi đó đã tuyên bố rằng Quyền bình đẳng theo luật định sẽ không bị Hoa Kỳ hay bất kỳ bang nào trên đất nước Hoa Kỳ phủ nhận vì lý do giới tính. Trong vài năm sau đó, 35 bang trong số 38 bang đã phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi này. Các tòa án cũng ra tay để mở rộng quyền bình đẳng cho phụ nữ. Năm 1973, trong vụ Roe kiện Wade, Tòa án Tối cao đã thừa nhận phụ nữ có quyền phá thai trong những tháng đầu mang thai. Đây là một trong những thắng lợi quan trọng đối với phong trào phụ nữ, nhưng Roe cũng đã tạo ra một phong trào phản đối việc phá thai của phụ nữ.


In the mid to late-1970s, however, the women's movement seemed to stagnate. It failed to broaden its appeal beyond the middle class. Divisions arose between moderate and radical feminists. Conservative opponents mounted a campaign against the Equal Rights Amendment, and it died in 1982 without gaining the approval of the 38 states needed for ratification.
Tuy nhiên, vào thời kỳ giữa và cuối thập niên 1970, phong trào phụ nữ dường như đã bị ngưng trệ. Phong trào đã không làm cho những lời kêu gọi của mình đến được với những tầng lớp xã hội khác, ngoài tầng lớp trung lưu. Những chia rẽ và bất đồng đã bắt đầu xuất hiện giữa các phái ôn hòa và cấp tiến. Phái bảo thủ đối lập đã tổ chức một chiến dịch phản đối Điều bổ sung sửa đổi Các quyền bình đẳng trong Hiến pháp, và Điều bổ sung sửa đổi này đã bị hủy bỏ năm 1982 vì không có đủ sự tán thành của 38 bang, một điều kiện cần thiết để được Quốc hội phê chuẩn.


THE LATINO MOVEMENT

PHONG TRÀO CỦA NGƯỜI MỸ LA-TINH


Mexican-American labor activist César Chávez (center) talking with grape pickers in the field in 1968. Head of the United Farm Workers Union in California, Chávez was a leading voice for the rights of migrant farm workers, focusing national attention on their terrible working conditions.
(Arthur Schatz/Time Life Pictures/Getty Images)

Nhà hoạt động César Chávez đấu tranh cho người lao động -Mỹ gốc Mexico (giữa) nói chuyện với người hái nho trên đồng nho năm 1968. Lãnh đạo Công đoàn Liên minh Công nhân ở California, Chávez là tiếng nói hàng đầu đấu tranh cho quyền lợi của công nhân nông trại di cư, tập trung sự chú ý của cả nước về điều kiện làm việc khủng khiếp của họ.
(Arthur Schatz / Time Life Pictures / Getty Images)

In post-World War II America, Americans of Mexican and Puerto Rican descent had faced discrimination. New immigrants, coming from Cuba, Mexico, and Central America -- often unskilled and unable to speak English -- suffered from discrimination as well. Some Hispanics worked as farm laborers and at times were cruelly exploited while harvesting crops; others gravitated to the cities, where, like earlier immigrant groups, they encountered difficulties in their quest for a better life.


Ở nước Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, người Mỹ gốc Mexico và Puerto Rico cũng phải đương đầu với nạn phân biệt chủng tộc. Những người mới di cư đến từ Cuba, Puerto Rico, Mexico và Trung Mỹ thường không có chuyên môn nghề nghiệp và không nói được tiếng Anh, cũng bị phân biệt đối xử. Một số lao động nói tiếng Tây Ban Nha làm việc ở nông trại và đôi khi bị bóc lột tàn tệ; những người khác thì đổ về các đô thị, và ở đó, cũng giống như những nhóm dân nhập cư trước kia, họ phải đối mặt với những khó khăn khi mưu cầu một cuộc sống dễ chịu hơn.

Chicanos, or Mexican Americans, mobilized in organizations like the radical Asociación Nacional Mexico-Americana, yet did not become confrontational until the 1960s. Hoping that Lyndon Johnson's poverty program would expand opportunities for them, they found that bureaucrats failed to respond to less vocal groups. The example of black activism in particular taught Hispanics the importance of pressure politics in a pluralistic society.

Tuy nhiên, những người Chicanos, tức là người Mỹ gốc Mexico, được huy động vào các tổ chức như Hiệp hội Quốc gia người Mỹ gốc Mexico, cũng chưa có ý phản kháng cho mãi đến thập niên 1960. Với hy vọng chương trình chống nghèo đói của Lyndon Johnson sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho họ, người Chicanos đã vô cùng thất vọng khi thấy rằng, giới quan chức đã không đáp ứng được những yêu cầu của các nhóm dân cư thấp cổ bé họng trong xã hội. Đặc biệt, tấm gương về phong trào hoạt động của người da đen đã cho người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha một bài học về tầm quan trọng của sức ép chính trị trong một xã hội đa sắc tộc.


The National Labor Relations Act of 1935 had excluded agricultural workers from its guarantee of the right to organize and bargain collectively. But César Chávez, founder of the overwhelmingly Hispanic United Farm Workers, demonstrated that direct action could achieve employer recognition for his union. California grape growers agreed to bargain with the union after Chávez led a nationwide consumer boycott. Similar boycotts of lettuce and other products were also successful. Though farm interests continued to try to obstruct Chávez's organization, the legal foundation had been laid for representation to secure higher wages and improved working conditions.

Đạo luật về Quan hệ Lao động Xã hội Quốc gia năm 1935 đã không cho nông dân được quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Nhưng Cesar Chavez, người sáng lập Tổ chức Công nhân trong nông nghiệp mà chủ yếu thành viên là những người nói tiếng Tây Ban Nha, đã chứng tỏ rằng hành động đấu tranh trực tiếp là cách tốt nhất để giành được sự công nhận của giới chủ đối với công đoàn của mình. Các chủ trang trại nho ở California đã phải đồng ý thương lượng với công đoàn của anh sau khi Chavez kêu gọi người tiêu dùng trên toàn quốc tẩy chay nho. Những cuộc tẩy chay tương tự đối với rau diếp và các sản phẩm khác cũng đã thành công. Tuy các chủ nông trại đã tìm cách cản trở hoạt động của tổ chức của Chavez, nhưng cơ sở hợp pháp đã được xác lập, cho phép nông dân nhập cư có quyền đòi hỏi những khoản lương cao hơn và các điều kiện lao động tốt hơn thông qua các tổ chức đại diện cho họ.


Hispanics became politically active as well. In 1961 Henry B. González won election to Congress from Texas. Three years later Eligio ("Kika") de la Garza, another Texan, followed him, and Joseph Montoya of New Mexico went to the Senate. Both González and de la Garza later rose to positions of power as committee chairmen in the House. In the 1970s and 1980s, the pace of Hispanic political involvement increased. Several prominent Hispanics have served in the Bill Clinton and George W. Bush cabinets.


Người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha cũng đã trở nên tích cực hơn về mặt chính trị. Năm 1961, Henry B.Gonzalez đã thắng cử vào Quốc hội ở bang Texas. Ba năm sau đó, Elizo (“Kika") de la Garza, một người Texas khác đã tiếp bước ông, cùng với Joseph Montoya bang New Mexico trúng cử vào Thượng viện. Sau này, cả Gonzalez và De la Garza đều lên tới chức Chủ tịch ủy ban Thượng viện. Vào hai thập niên 1970 và 1980, nhịp độ hoạt động chính trị của người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha đã gia tăng. Nhiều người đã được bổ nhiệm vào nội các của Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush.

THE NATIVE AMERICAN MOVEMENT

PHONG TRÀO CỦA NGƯỜI MỸ DA ĐỎ BẢN ĐỊA



Participant in a demonstration by Native Americans in Washington, D.C., in 1978. They also have sought to assert their rights and identity in recent decades.
(Barbara Ann Richards)

Những người tham gia trong cuộc biểu tình của người Mỹ bản địa ở Washington, DC , vào năm 1978. Họ cũng đã tìm cách khẳng định quyền và bản sắc của họ trong những thập niên gần đây.
( Barbara Ann Richards )

In the 1950s, Native Americans struggled with the government's policy of moving them off reservations and into cities where they might assimilate into mainstream America. Many of the uprooted often had difficulties adjusting to urban life. In 1961, when the policy was discontinued, the U.S. Commission on Civil Rights noted that, for Native Americans, "poverty and deprivation are common."


Vào thập niên 1950, thổ dân da đỏ đã đấu tranh chống lại các chính sách của chính phủ yêu cầu họ phải di dời khỏi các vùng đất vốn dành riêng cho người da đỏ và dồn họ vào sống ở các đô thị nơi họ có thể bị đồng hóa về mọi mặt trong đời sống xã hội của nước Mỹ. Người Mỹ da đỏ bản địa bị đẩy khỏi nơi chôn rau cắt rốn đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với đời sống thành thị. Năm 1961, khi chính sách này bị đình chỉ, ủy ban Quyền công dân của Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng, đối với người Mỹ da đỏ, sự nghèo nàn và tình trạng bị tước đoạt là phổ biến.


In the 1960s and 1970s, watching both the development of Third World nationalism and the progress of the civil rights movement, Native Americans became more aggressive in pressing for their own rights. A new generation of leaders went to court to protect what was left of tribal lands or to recover those which had been taken, often illegally, in previous times. In state after state, they challenged treaty violations, and in 1967 won the first of many victories guaranteeing long-abused land and water rights. The American Indian Movement (AIM), founded in 1968, helped channel government funds to Native-American controlled organizations and assisted neglected Native Americans in the cities.

Vào các thập niên 1960 và 1970, quan sát thấy sự phát triển của phong trào dân tộc trong thế giới thứ ba và sự tiến bộ của phong trào đòi quyền công dân tại chính nước Mỹ, thổ dân da đỏ đã trở nên ngày càng kiên quyết trong việc đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của họ. Một thế hệ lãnh tụ mới đã tới tòa án để bảo vệ những vùng đất đai còn sót lại của bộ lạc hay đòi lại số đất đai đã bị tước đoạt một cách phi pháp trước đây. Họ đã đấu tranh và chỉ ra những vi phạm trong hiệp ước tại hết bang này đến bang khác, và vào năm 1967, đã giành được thắng lợi đầu tiên trong nhiều thắng lợi của mình. Từ đó, họ được đảm bảo đất đai và nguồn nước vốn bị lạm dụng bấy lâu nay. Phong trào người Mỹ da đỏ (AIM) thành lập năm 1968 đã góp phần phân phối các khoản tiền của chính phủ tới các tổ chức do người da đỏ lãnh đạo và trợ giúp cho những người da đỏ bị bỏ rơi và bị coi rẻ tại các đô thị.

Confrontations became more common. In 1969 a landing party of 78 Native Americans seized Alcatraz Island in San Francisco Bay and held it until federal officials removed them in 1971. In 1973 AIM took over the South Dakota village of Wounded Knee, where soldiers in the late 19th century had massacred a Sioux encampment. Militants hoped to dramatize the poverty and alcoholism in the reservation surrounding the town. The episode ended after one Native American was killed and another wounded, with a government agreement to re-examine treaty rights.

Những vụ đối kháng trở nên phổ biến hơn. Năm 1969, một đoàn gồm 78 thổ dân da đỏ đã đổ bộ chiếm đảo Alcatraz tại vịnh San Francisco và chiếm giữ đảo này cho tới khi các quan chức Liên bang chuyển họ ra khỏi đảo năm 1971. Năm 1973, một nhóm người Mỹ da đỏ đã đánh chiếm làng Wounded Knee ở bang Nam Dakota nơi binh lính đã tàn sát các bộ lạc Sioux vào cuối thế kỷ XIX. Những người bạo động hy vọng thu hút sự chú ý của chính phủ về điều kiện sống bần cùng tại các vùng đất dành riêng cho người bản địa xung quanh các thành phố nơi nạn nghiện rượu lan tràn. Sự kiện này đã chấm dứt sau khi một người da đỏ bị giết và một người khác bị thương. Chính phủ đã đồng ý xem xét lại các quyền lợi của người da đỏ đã được quy định trong Hiệp ước.


Still, Native-American activism brought results. Other Americans became more aware of Native-American needs. Government officials responded with measures including the Education Assistance Act of 1975 and the 1996 Native-American Housing and Self-Determination Act. The Senate's first Native-American member, Ben Nighthorse Campbell of Colorado, was elected in 1992.

Song, những hoạt động chính trị tích cực của người da đỏ đã mang lại kết quả. Những người Mỹ khác đã nhận thức rõ hơn về nhu cầu của thổ dân da đỏ. Các quan chức chính phủ đã đáp lại đòi hỏi của họ bằng các biện pháp tích cực, trong đó có Điều luật Hỗ trợ Giáo dục năm 1975 và Điều luật Nhà ở và Đạo luật Quyền tự quyết cho thổ dân da đỏ năm 1996. Thượng nghị sỹ thổ dân da đỏ đầu tiên, Ben Nighthorse Campbell bang Colorado, đã được bầu vào Thượng viện năm 1992.

THE COUNTERCULTURE

PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỐI KHÁNG

The agitation for equal opportunity sparked other forms of upheaval. Young people in particular rejected the stable patterns of middle-class life their parents had created in the decades after World War II. Some plunged into radical political activity; many more embraced new standards of dress and sexual behavior.

Sự kích động đòi cơ hội bình đẳng đã làm bùng lên những biến động đột ngột khác. Đặc biệt, thanh niên đã phản đối lối sống của tầng lớp trung lưu mà cha mẹ họ đã tạo ra vào các thập niên sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Một số người đã tham gia vào các hoạt động chính trị cấp tiến; nhiều người khác đã chấp nhận những chuẩn mực mới về trang phục và hành vi tình dục.

The visible signs of the counterculture spread through parts of American society in the late 1960s and early 1970s. Hair grew longer and beards became common. Blue jeans and tee shirts took the place of slacks, jackets, and ties. The use of illegal drugs increased. Rock and roll grew, proliferated, and transformed into many musical variations. The Beatles, the Rolling Stones, and other British groups took the country by storm. "Hard rock" grew popular, and songs with a political or social commentary, such as those by singer-songwriter Bob Dylan, became common. The youth counterculture reached its apogee in August 1969 at Woodstock, a three-day music festival in rural New York State attended by almost half-a-million persons. The festival, mythologized in films and record albums, gave its name to the era, the Woodstock Generation.

Những dấu hiệu rõ rệt của phong trào văn hóa đối nghịch đã lan tỏa khắp xã hội Mỹ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Tóc để dài hơn và mốt để râu trở nên phổ biến. Quần Jean xanh và áo phông đã thế chỗ cho quần tây, áo vét và cà vạt. Việc sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp gia tăng. Nhạc Rock and Roll đã phát triển, trở nên hết sức phổ biến và biến thể thành nhiều thể loại âm nhạc khác. Beatles, Rolling Stones cùng những ban nhạc nước Anh khác đã dấy lên một làn sóng say mê trên nước Mỹ. Nhạc Hard Rock trở nên thịnh hành, những ca khúc có lời ca đậm tính chính trị xã hội, như những ca khúc của ca sỹ kiêm nhạc sỹ Bob Dylan được phổ biến khắp nơi. Phong trào văn hóa đối nghịch đạt được cao điểm cực thịnh vào khoảng tháng 8/1969 tại Woodstock, một đại hội tại liên hoan âm nhạc kéo dài ba ngày ở vùng nông thôn bang New York với nửa triệu người tham dự. ại hội liên hoan vốn được huyền thoại hóa trong phim ảnh và băng đĩa thời kỳ này đã được mệnh danh là thế hệ Woodstock.

A parallel manifestation of the new sensibility of the young was the rise of the New Left, a group of young, college-age radicals. The New Leftists, who had close counterparts in Western Europe, were in many instances the children of the older generation of radicals. Nonetheless, they rejected old-style Marxist rhetoric. Instead, they depicted university students as themselves an oppressed class that possessed special insights into the struggle of other oppressed groups in American society.

Một sự thể hiện tương tự về tính nhạy cảm của giới trẻ là sự ra đời của phái Cánh tả mới, một nhóm thanh niên cấp tiến, tuổi còn đang là sinh viên cao đẳng, đại học. Những kẻ cánh tả mới này, với những đối tác gần gũi ở Tây Âu, thường là con cái của những người thuộc thế hệ cấp tiến trước đây. Tuy nhiên, họ bác bỏ hệ tư tưởng Mác-xít. Thay vào đó, họ coi các sinh viên đại học như họ là tầng lớp bị áp bức, những người có những quan điểm đặc biệt về cuộc đấu tranh của những nhóm người bị áp bức khác trong xã hội Mỹ.

New Leftists participated in the civil rights movement and the struggle against poverty. Their greatest success -- and the one instance in which they developed a mass following -- was in opposing the Vietnam War, an issue of emotional interest to their draft-age contemporaries. By the late 1970s, the student New Left had disappeared, but many of its activists made their way into mainstream politics.

Những người thuộc phái cánh tả mới tham gia các phong trào đòi quyền công dân và đấu tranh chống nghèo đói. Thành công lớn nhất của họ - một sự kiện mà họ đã kêu gọi được sự ủng hộ rộng rãi - là cuộc đấu tranh phản đối Chiến tranh Việt Nam, một vấn đề mà những thanh niên thời thực hiện chế độ quân dịch của họ rất quan tâm. Cuối thập niên 1970, nhóm sinh viên Cánh tả mới đã giải thể, nhưng nhiều nhà hoạt động của tổ chức này vẫn tiếp tục con đường của họ trong đời sống chính trị xã hội Mỹ.

ENVIRONMENTALISM

CHỦ NGHĨA MÔI TRƯỜNG



Bales of sorted recyclables are stacked for processing at the Rumpke recycling center in Columbus, Ohio. Growing environmental consciousness in the United States has led to huge recycling efforts for materials such as glass, paper, steel, and aluminum.
(AP/WWP)

Hàng đống các thứ có thể tái chế được phân loại được xếp chồng lên nhau để chế biến tại trung tâm tái chế Rumpke ở Columbus, Ohio. Phát triển ý thức về môi trường tại Hoa Kỳ đã dẫn đến những nỗ lực tái chế rất lớn đối với các vật liệu như thủy tinh, giấy, thép và nhôm.
(AP / WWP)
The energy and sensibility that fueled the civil rights movement, the counterculture, and the New Left also stimulated an environmental movement in the mid-1960s. Many were aroused by the publication in 1962 of Rachel Carson's book Silent Spring, which alleged that chemical pesticides, particularly DDT, caused cancer, among other ills. Public concern about the environment continued to increase throughout the 1960s as many became aware of other pollutants surrounding them -- automobile emissions, industrial wastes, oil spills -- that threatened their health and the beauty of their surroundings. On April 22, 1970, schools and communities across the United States celebrated Earth Day for the first time. "Teach-ins" educated Americans about the dangers of environmental pollution.


ĐÃ bùng lên phong trào đòi quyền công dân, phong trào văn hóa đối nghịch, và phái Cánh tả mới cũng kích thích sự ra đời của phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường vào giữa thập niên 1960. Nhiều người đã được giác ngộ sau khi cuốn sách “Mùa xuân im lặng" của Rachel Carson được xuất bản năm 1962. Cuốn sách này đã cáo buộc rằng các loại thuốc trừ sâu hóa học, đặc biệt là DDT - làm nguyên nhân gây bệnh ung thư và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Mối lo ngại của dân chúng về môi trường đã tiếp tục tăng lên trong suốt thập niên 1960 và nhiều người đã nhận thức được về các chất gây ô nhiễm xung quanh họ như: khí thải ôtô, chất thải công nghiệp, các vụ tràn dầu, đều là mối đe dọa đối với sức khoẻ của họ và cảnh quan môi trường xung quanh. Vào ngày 22/4/1970, lần đầu tiên, các trường học và các cộng đồng dân cư trên toàn nước Mỹ đã kỷ niệm Ngày Trái Đất. Các cuộc hội thảo đã giúp người Mỹ hiểu được mối hiểm họa to lớn của ô nhiễm môi trường.

Few denied that pollution was a problem, but the proposed solutions involved expense and inconvenience. Many believed these would reduce the economic growth upon which many Americans' standard of living depended. Nevertheless, in 1970, Congress amended the Clean Air Act of 1967 to develop uniform national air-quality standards. It also passed the Water Quality Improvement Act, which assigned to the polluter the responsibility of cleaning up off-shore oil spills. Also, in 1970, the Environmental Protection Agency (EPA) was created as an independent federal agency to spearhead the effort to bring abuses under control. During the next three decades, the EPA, bolstered by legislation that increased its authority, became one of the most active agencies in the government, issuing strong regulations covering air and water quality.

Mặc dù không mấy ai phản đối ô nhiễm là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng các giải pháp đề xuất đều tốn kém và chưa tiện lợi. Nhiều người tin rằng những giải pháp này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và từ đó khiến mức sống của người Mỹ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vào năm 1970, Quốc hội đã sửa đổi Điều luật Không khí Sạch năm 1967 nhằm xây dựng những tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc về chất lượng không khí. Quốc hội cũng thông qua Đạo luật Cải thiện Chất lượng Nước, buộc những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm dọn sạch những vết dầu loang ngoài khơi. Cũng vào năm 1970, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã được thành lập và hoạt động như một cơ quan liên bang độc lập kiểm soát các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường. Trong suốt ba thập niên sau này, nhờ có luật pháp quy định mà quyền lực của EPA ngày càng được tăng cường, và tổ chức này đã trở thành một trong những cơ quan chính phủ tích cực nhất, chuyên ban hành những quy định về chất lượng không khí và chất lượng nước.


KENNEDY AND THE RESURGENCE OF BIG GOVERNMENT LIBERALISM

KENNEDY VÀ SỰ TÁI NỔI LÊN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO CÙNG VỚI VAI TRÒ LỚN CỦA CHÍNH PHỦ


President John F. Kennedy addresses nearly a quarter of a million Germans in West Berlin in June 1963. Honoring the courage of those living in one of the flash points of the Cold War, he said, "All free men, wherever they may live, are citizens of Berlin, and therefore, as a free man, I take pride in the words, 'Ich bin ein Berliner' (I am a Berliner.)"
(USIS Berlin)

Tổng thống John F. Kennedy đọc diễn từ trước gần một phần tư triệu người Đức ở Tây Berlin vào tháng Sáu năm 1963. Tôn vinh sự can đảm của những người sống trong một trong những điểm bộc lộ của Chiến tranh Lạnh, ông nói, "Tất cả những người tự do, bất cứ nơi nào họ có thể sống, là công dân của Berlin, và do đó, như một người tự do, tôi tự hào với từ ngữ, "Ich bin ein Berliner" (Tôi là người Berliner.)"
(USIS Berlin)

By 1960 government had become an increasingly powerful force in people's lives. During the Great Depression of the 1930s, new executive agencies were created to deal with many aspects of American life. During World War II, the number of civilians employed by the federal government rose from one million to 3.8 million, then stabilized at 2.5 million in the 1950s. Federal expenditures, which had stood at $3,100-million in 1929, increased to $75,000-million in 1953 and passed $150,000-million in the 1960s.


Đến năm 1960, Chính phủ trở thành một lực lượng đầy quyền lực trong đời sống dân chúng. Trong cuộc Đ ại suy thoái những năm 1930, các cơ quan hành pháp mới đã được thành lập để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày của người dân. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, số lượng người làm việc cho Chính phủ Liên bang đã tăng từ một triệu người lên 3, 8 triệu người, sau đó giữ ở mức ổn định là 2,5 triệu người trong những năm 1950. Chi tiêu của Liên bang là 3.100 triệu đô-la năm 1929, tăng lên 75.000 triệu đô-la năm 1953 và lên tới 150.000 triệu đô la trong những năm 1960.


Most Americans accepted government's expanded role, even as they disagreed about how far that expansion should continue. Democrats generally wanted the government to ensure growth and stability. They wanted to extend federal benefits for education, health, and welfare. Many Republicans accepted a level of government responsibility, but hoped to cap spending and restore a larger measure of individual initiative. The presidential election of 1960 revealed a nation almost evenly divided between these visions.

Đa số người Mỹ đều chấp nhận vai trò ngày càng lớn của Chính phủ, mặc dù lại bất đồng ý kiến trong việc xem xét xem phạm vi quyền lực của chính phủ sẽ được tiếp tục mở rộng đến mức nào trong tương lai. Nhìn chung, phái Dân chủ muốn Chính phủ đảm bảo được tăng trưởng và ổn định. Họ muốn tăng cường hơn nữa các hình thức phúc lợi liên bang về giáo dục, y tế và an sinh. Những người theo Đảng Cộng hòa thì đồng tình với mức trách nhiệm cao của Chính phủ, đồng thời hy vọng hạn chế chi tiêu và khuyến khích các sáng kiến cá nhân. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1960 đã phản ánh rất rõ nét sự phân chia tương đối cân bằng giữa hai khuynh hướng trên trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ.


John F. Kennedy, the Democratic victor by a narrow margin, was at 43 the youngest man ever to win the presidency. On television, in a series of debates with opponent Richard Nixon, he appeared able, articulate, and energetic. In the campaign, he spoke of moving aggressively into the new decade, for "the New Frontier is here whether we seek it or not." In his first inaugural address, he concluded with an eloquent plea: "Ask not what your country can do for you -- ask what you can do for your country." Throughout his brief presidency, Kennedy's special combination of grace, wit, and style -- far more than his specific legislative agenda -- sustained his popularity and influenced generations of politicians to come.


John F. Kennedy, người chiến thắng của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, 43 tuổi, là người đắc cử tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ cho tới thời điểm đó. Trên truyền hình, trong một loạt các cuộc tranh luận với đối thủ của mình là Richard Nixon, ông đã tỏ ra là người có năng lực, có tài biện thuyết, năng nổ và đầy nhiệt huyết. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã trình bày rất sôi nổi về kế hoạch chuyển mình của nước Mỹ trong thập niên mới, cho một ranh giới mới đang tồn tại cho dù chúng ta có tìm kiếm nó hay không. Trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của mình, ông đã kết luận bằng một lời kêu gọi đầy thuyết phục: "Bạn đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn sẽ có thể làm được gì cho đất nước. Trong suốt thời gian ngắn ngủi trên cương vị tổng thống, sự kết hợp đặc biệt giữa sức hút, trí thông minh và phong thái của Kennedy - những điều này còn ấn tượng hơn nhiều so với chương trình lập pháp của ông - đã khiến ông giữ được sự nổi tiếng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những thế hệ chính khách kế tiếp.


Kennedy wanted to exert strong leadership to extend economic benefits to all citizens, but a razor-thin margin of victory limited his mandate. Even though the Democratic Party controlled both houses of Congress, conservative Southern Democrats often sided with the Republicans on issues involving the scope of governmental intervention in the economy. They resisted plans to increase federal aid to education, provide health insurance for the elderly, and create a new Department of Urban Affairs. And so, despite his lofty rhetoric, Kennedy's policies were often limited and restrained.


Kennedy mong muốn tăng cường phúc lợi kinh tế cho tất cả công dân Mỹ, tuy nhiên, thắng lợi quá sít sao trong cuộc tranh cử đã hạn chế quyền lực của ông. Tuy Đảng Dân chủ đã kiểm soát cả hai Viện của Quốc hội, nhưng phe bảo thủ miền Nam thuộc Đảng Dân chủ lại thường về cánh với Đảng Cộng hòa trong các vấn đề liên quan đến mức độ can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế. Họ phản đối các kế hoạch tăng trợ cấp liên bang cho giáo dục, cung cấp bảo hiểm y tế cho người già và thành lập một Bộ mới - Bộ Vấn đề Đô thị. Vì thế, bất chấp tài hùng biện của ông, các chính sách của Kennedy thường bị hạn chế và bị ngăn cản.


One priority was to end the recession, in progress when Kennedy took office, and restore economic growth. But Kennedy lost the confidence of business leaders in 1962, when he succeeded in rolling back what the administration regarded as an excessive price increase in the steel industry. Though the president achieved his immediate goal, he alienated an important source of support. Persuaded by his economic advisers that a large tax cut would stimulate the economy, Kennedy backed a bill providing for one. Conservative opposition in Congress, however, appeared to destroy any hopes of passing a bill most congressmen thought would widen the budget deficit.


Một ưu tiên lớn của Kennedy là tìm cách chấm dứt suy thoái, một xu thế đang diễn ra khi ông lên nhậm chức, và phục hồi tăng trưởng. Nhưng vào năm 1962, khi ông thành công trong việc hạn chế sự tăng giá quá mức trong ngành công nghiệp chế tạo thép, theo nhìn nhận của Chính phủ, thì Kennedy không còn chiếm được lòng tin của giới lãnh đạo doanh nghiệp nữa. Tuy ông đã thành công trong những mục tiêu trước mắt, nhưng ông lại mất dần những nguồn ủng hộ quan trọng. Khi được cố vấn kinh tế của mình thuyết phục là việc cắt giảm mạnh các khoản thuế sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, Kennedy đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật về giảm thuế. Tuy nhiên, phái đối lập bảo thủ trong Quốc hội đã dập tắt mọi hy vọng của ông về việc dự luật sẽ được thông qua, vì hầu hết các nghị sỹ trong Quốc hội đều cho rằng một đạo luật như vậy sẽ chỉ làm cho ngân sách bị thâm hụt trầm trọng thêm.


The overall legislative record of the Kennedy administration was meager. The president made some gestures toward civil rights leaders but did not embrace the goals of the civil rights movement until demonstrations led by Martin Luther King Jr. forced his hand in 1963. Like Truman before him, he could not secure congressional passage of federal aid to public education or for a medical care program limited to the elderly. He gained only a modest increase in the minimum wage. Still, he did secure funding for a space program, and established the Peace Corps to send men and women overseas to assist developing countries in meeting their own needs.


Các cải cách lập pháp của chính quyền Kennedy còn nghèo nàn hơn. Tổng thống đã có một số hành động thiện ý đối với lãnh tụ của các phong trào đòi quyền công dân nhưng không đạt được những mục tiêu của phong trào này cho tới khi Martin Luther King Jr. buộc ông phải ra tay năm 1963. Giống như Truman, Kennedy không thể thuyết phục được Quốc hội thông qua các khoản trợ cấp liên bang cho giáo dục công, chương trình chăm sóc y tế cho người già. Ông chỉ đạt được thành công khiêm tốn trong việc đòi tăng mức lương tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, ông đã đảm bảo được việc cấp vốn cho chương trình nghiên cứu vũ trụ và đã lập ra các Tổ chức Hòa bình đưa người Mỹ ra nước ngoài để trợ giúp cho các nước đang phát triển và đáp ứng những nhu cầu của họ.


KENNEDY AND THE COLD WAR

President Kennedy came into office pledged to carry on the Cold War vigorously, but he also hoped for accommodation and was reluctant to commit American power. During his first year-and-a-half in office, he rejected American intervention after the CIA-guided Cuban exile invasion at the Bay of Pigs failed, effectively ceded the landlocked Southeast Asian nation of Laos to Communist control, and acquiesced in the building of the Berlin Wall. Kennedy's decisions reinforced impressions of weakness that Soviet Premier Nikita Khrushchev had formed in their only personal meeting, a summit meeting at Vienna in June 1961.

KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH

Tổng thống Kennedy nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh Lạnh một cách mạnh mẽ, nhưng ông cũng hy vọng sẽ có sự thỏa hiệp và đã chần chừ trong việc tăng cường sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ trên trường quốc tế. Trong một năm rưỡi đầu tiên nhậm chức, ông đã từ chối không cho nước Mỹ can thiệp sau khi cuộc tấn công của những người Cuba lưu vong do CIA chỉ đạo vào Vịnh Con lợn thất bại, ông cũng đã để cho quốc gia Đông Nam Á - nước Lào rơi vào tay kiểm soát của Cộng sản và đã ngầm đồng ý với việc dựng lên Bức tường Berlin. Các quyết định của Kennedy đều củng cố một cảm nhận về sự thỏa hiệp mà Tổng Bí thư Liên Xô, Nikita Khrushchev đã tạo ra trong cuộc gặp cá nhân duy nhất giữa hai người, một cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6/1961 tại Vienna.

It was against this backdrop that Kennedy faced the most serious event of the Cold War, the Cuban missile crisis.

Chính trong bối cảnh này mà Kennedy đã gặp phải sự kiện nghiêm trọng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.

In the fall of 1962, the administration learned that the Soviet Union was secretly installing offensive nuclear missiles in Cuba. After considering different options, Kennedy decided on a quarantine to prevent Soviet ships from bringing additional supplies to Cuba. He demanded publicly that the Soviets remove the weapons and warned that an attack from that island would bring retaliation against the USSR. After several days of tension, during which the world was closer than ever before to nuclear war, the Soviets agreed to remove the missiles. Critics charged that Kennedy had risked nuclear disaster when quiet diplomacy might have been effective. But most Americans and much of the non-Communist world applauded his decisiveness. The missile crisis made him for the first time the acknowledged leader of the democratic West.


Mùa thu năm 1962, Chính quyền Mỹ biết được rằng Liên Xô đang bí mật bố trí các dàn tên lửa hạt nhân trên đất Cuba. Sau khi cân nhắc các lựa chọn khác nhau, ông quyết định bao vây ngăn chặn không cho tàu chiến Xô-viết tiếp tục vận chuyển thêm tên lửa tới Cuba. Đồng thời, ông đã công khai yêu cầu Liên Xô rút bỏ mọi loại tên lửa và vũ khí hạt nhân và cảnh báo rằng hành động quá khích của Liên Xô trên hòn đảo Cuba có thể sẽ dẫn đến một cuộc tấn công trả đũa Liên bang Xô-viết. Sau vài ngày căng thẳng, khi mà thế giới đã đứng kề miệng vực thảm họa chiến tranh hạt nhân, Liên Xô đã đồng ý rút lui cùng với dàn tên lửa của họ. Những người phê phán đã buộc tội ông là đã đánh liều với thảm họa hạt nhân trong khi chính sách ngoại giao hòa bình vẫn có thể là thích hợp. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba lần đầu tiên đã khiến Kennedy trở thành một nhà lãnh đạo nổi tiếng của phương Tây dân chủ.


In retrospect, the Cuban missile crisis marked a turning point in U.S.-Soviet relations. Both sides saw the need to defuse tensions that could lead to direct military conflict. The following year, the United States, the Soviet Union, and Great Britain signed a landmark Limited Test Ban Treaty prohibiting nuclear weapons tests in the atmosphere.

Nhìn nhận lại, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Xô-Mỹ. Cả hai bên đều nhìn thấy sự cần thiết phải giảm bớt căng thẳng có thể dẫn tới xung đột quân sự trực tiếp. Một năm sau đó, Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh đã ký một văn kiện quan trọng - Hiệp ước Cấm thử Vũ khí hạt nhân Cục bộ nhằm cấm mọi hình thức thử vũ khí hạt nhân trên không.


Indochina (Vietnam, Laos, Cambodia), a French possession before World War II, was still another Cold War battlefield. The French effort to reassert colonial control there was opposed by Ho Chi Minh, a Vietnamese Communist, whose Viet Minh movement engaged in a guerrilla war with the French army.


Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vốn là thuộc địa của Pháp từ trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, vẫn là một chiến trường khác của Chiến tranh Lạnh. Nỗ lực của nước Pháp nhằm tái lập ách thống trị đã vấp phải sự phản kháng của Hồ Chí Minh, một người Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ phong trào Việt Minh trong cuộc chiến tranh du kích chống lại ách cai trị của thực dân Pháp.


Both Truman and Eisenhower, eager to maintain French support for the policy of containment in Europe, provided France with economic aid that freed resources for the struggle in Vietnam. But the French suffered a decisive defeat in Dien Bien Phu in May 1954. At an international conference in Geneva, Laos and Cambodia were given their independence. Vietnam was divided, with Ho in power in the North and Ngo Dinh Diem, a Roman Catholic anti-Communist in a largely Buddhist population, heading the government in the South. Elections were to be held two years later to unify the country. Persuaded that the fall of Vietnam could lead to the fall of Burma, Thailand, and Indonesia, Eisenhower backed Diem's refusal to hold elections in 1956 and effectively established South Vietnam as an American client state.


Cả Truman và Eisenhower đều muốn duy trì sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nước Pháp nhằm thực thi chính sách ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản ở châu Âu nên đã cung cấp cho nước Pháp nhiều trợ giúp về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham chiến của Pháp ở Việt Nam. Song Pháp đã thất bại hoàn toàn vào tháng 5/1954 tại Điện Biên Phủ. Tại hội nghị quốc tế Geneva, Lào và Campuchia được trao quyền độc lập. Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh là lãnh tụ ở miền Bắc và Ngô Đình Diệm - một phần tử chống cộng theo đạo Cơ đốc trong một đất nước mà đông đảo dân chúng là tín đồ Phật giáo - đứng đầu chính phủ ở miền Nam. Các cuộc bầu cử dự định sẽ được tổ chức hai năm sau đó để thống nhất đất nước. Do bị thuyết phục rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam có thể dẫn tới sự thất bại của Myanmar, Thái Lan và Indonesia nên Eisenhower đã ủng hộ Ngô Đình Diệm từ chối tiến hành tổng tuyển cử vào năm 1956 và đã biến miền Nam Việt Nam thành một chính quyền tay sai cho Mỹ.


Kennedy increased assistance, and sent small numbers of military advisors, but a new guerrilla struggle between North and South continued. Diem's unpopularity grew and the military situation worsened. In late 1963, Kennedy secretly assented to a coup d'etat. To the president's surprise, Diem and his powerful brother-in-law, Ngo Dien Nu, were killed. It was at this uncertain juncture that Kennedy's presidency ended three weeks later.


Kennedy đã tăng cường viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm và đưa một số cố vấn quân sự tới miền Nam Việt Nam, nhưng cuộc chiến tranh du kích giữa miền Bắc và miền Nam vẫn tiếp diễn. Diệm mất uy tín trước công chúng và tình hình quân sự ngày càng trở nên xấu đi. Cuối năm 1963, Kennedy đã bí mật ủng hộ một cuộc đảo chính tại miền Nam Việt Nam, nhưng trước sự ngỡ ngàng của Tổng thống Mỹ, Diệm và người em đầy quyền lực của ông Ngô Đình Nhu - đã bị giết. Vào chính thời điểm bước ngoặt này, nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy cũng chấm dứt ba tuần sau đó.

THE SPACE PROGRAM

During Eisenhower's second term, outer space had become an arena for U.S.-Soviet competition. In 1957, the Soviet Union launched Sputnik -- an artificial satellite -- thereby demonstrating it could build more powerful rockets than the United States. The United States launched its first satellite, Explorer I, in 1958. But three months after Kennedy became president, the USSR put the first man in orbit. Kennedy responded by committing the United States to land a man on the moon and bring him back "before this decade is out." With Project Mercury in 1962, John Glenn became the first U.S. astronaut to orbit the Earth.

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Eisenhower, chinh phục vũ trụ đã trở thành một đấu trường khác cho cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, từ đó chứng tỏ rằng họ có thể chế tạo những quả tên lửa mạnh hơn so với Mỹ. Tới năm 1958, Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh đầu tiên, Explorer 1. Nhưng ba tháng sau khi Kennedy nhậm chức tổng thống, Liên Xô đã đưa được con người đầu tiên lên quỹ đạo. Kennedy đã đáp lại bằng việc giao cho Hoa Kỳ sứ mệnh đưa được con người lên mặt trăng và cũng như trở về trái đất trước khi thập niên này chấm dứt. Với dự án Mercury năm 1962, John Glenn đã trở thành nhà du hành vũ trụ Mỹ đầu tiên bay lên quỹ đạo trái đất.

After Kennedy's death, President Lyndon Johnson enthusiastically supported the space program. In the mid-1960s, U.S. scientists developed the two-person Gemini spacecraft. Gemini achieved several firsts, including an eight-day mission in August 1965 -- the longest space flight at that time -- and in November 1966, the first automatically controlled reentry into the Earth's atmosphere. Gemini also accomplished the first manned linkup of two spacecraft in flight as well as the first U.S. walks in space.

Sau cái chết của Kennedy, Tổng thống mới Lyndon Johnson đã ra sức ủng hộ các chương trình không gian. Vào giữa những năm 1960, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chế tạo con tàu vũ trụ với hai phi công - con tàu Gemini. Gemini đã đạt được một số kỷ lục đầu tiên, trong đó có chuyến bay tám ngày vào vũ trụ tháng 8/1965 - chuyến bay vũ trụ dài ngày nhất tính tới thời điểm đó - và vào tháng 11/1966, Gemini đã tiến hành thành công vụ trở về khí quyển trái đất được điều khiển tự động lần đầu tiên. Gemini cũng thực hiện thành công vụ nối kết hai tàu vũ trụ đang bay do con người thực hiện lần đầu tiên, và thực hiện những cuộc dạo chơi ngoài không gian đầu tiên của người Mỹ.

The three-person Apollo spacecraft achieved Kennedy's goal and demonstrated to the world that the United States had surpassed Soviet capabilities in space. On July 20, 1969, with hundreds of millions of television viewers watching around the world, Neil Armstrong became the first human to walk on the surface of the moon.

Con tàu vũ trụ dành cho ba phi công mang tên Apollo đã đạt được mục tiêu do Kennedy đề ra và chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng Mỹ đã vượt Liên Xô trong việc chinh phục vũ trụ. Ngày 20/7/1969, với hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên toàn thế giới đang xem chương trình truyền hình trực tiếp, Neil A. Armstrong đã trở thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng.

Other Apollo flights followed, but many Americans began to question the value of manned space flight. In the early 1970s, as other priorities became more pressing, the United States scaled down the space program. Some Apollo missions were scrapped; only one of two proposed Skylab space stations was built.

Những chuyến bay khác của Apollo vẫn được tiếp tục sau đó, nhưng nhiều người Mỹ đã bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của những chuyến bay vào vũ trụ của con người. Vào đầu thập niên 1970, vì những ưu tiên khác đang trở nên cấp bách hơn, nên Hoa Kỳ đã cắt giảm chi phí cho Chương trình không gian. Một số chuyến bay của Apollo đã bị hủy bỏ; và chỉ có một trong hai trạm không gian Skylab theo đề xuất trước đó được xây dựng mà thôi.

DEATH OF A PRESIDENT

CÁI CHẾT CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG

An autumnal view of Arlington Cemetery, Virginia, America's largest and best-known national burial grounds. More than 260,000 people are buried at Arlington Cemetery, including veterans from all the nation's wars.
(PhotoSpin, Inc.)

Quang cảnh mùa thu của Nghĩa trang Arlington, Virginia, nghĩa trang quốc gia lớn nhất và nổi tiếng nhất của Mỹ. Hơn 260.000 người được chôn cất tại nghĩa trang Arlington, bao gồm cả cựu chiến binh từ tất cả các cuộc chiến tranh của quốc gia này.
(PhotoSpin, Inc)

John Kennedy had gained world prestige by his management of the Cuban missile crisis and had won great popularity at home. Many believed he would win re-election easily in 1964. But on November 22, 1963, he was assassinated while riding in an open car during a visit to Dallas, Texas. His death, amplified by television coverage, was a traumatic event, just as Roosevelt's had been 18 years earlier.

John Kennedy đã giành được uy tín trên thế giới sau khi giải quyết thành công cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, đồng thời, ông cũng giành được sự ủng hộ từ đông đảo quần chúng trong nước Mỹ. Nhiều người tin rằng ông sẽ tái đắc cử một cách dễ dàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1964. Nhưng ngày 22/11/1963, ông đã bị ám sát trên chiếc xe mui trần trong chuyến đi thăm thành phố Dallas, bang Texas. Cái chết của ông, được truyền hình trực tiếp, là một sự kiện đau thương đối với dân chúng Mỹ, giống như cái chết của Tổng thống Roosevelt 18 năm về trước.

In retrospect, it is clear that Kennedy's reputation stems more from his style and eloquently stated ideals than from the implementation of his policies. He had laid out an impressive agenda but at his death much remained blocked in Congress. It was largely because of the political skill and legislative victories of his successor that Kennedy would be seen as a force for progressive change.

Khi nhìn lại, người ta thấy rõ rằng tiếng vang của Kennedy là bắt nguồn từ phong cách và những lý tưởng được nói một cách đầy hùng biện của ông hơn là từ việc thực thi chính sách. Ông đã có một chương trình nghị sự đầy tham vọng, nhưng cho đến khi ông chết, vẫn còn rất nhiều chương trình ông đề xuất bị ách lại ở Quốc hội. Chính nhờ năng lực chính trị và những thành công về lập pháp của người kế nhiệm ông đã khiến Kennedy được ví như một động lực thúc đẩy các cải cách tiến bộ.

LYNDON JOHNSON AND THE GREAT SOCIETY

Lyndon Johnson, a Texan who was majority leader in the Senate before becoming Kennedy's vice president, was a masterful politician. He had been schooled in Congress, where he developed an extraordinary ability to get things done. He excelled at pleading, cajoling, or threatening as necessary to achieve his ends. His liberal idealism was probably deeper than Kennedy's. As president, he wanted to use his power aggressively to eliminate poverty and spread the benefits of prosperity to all.


LYNDON JOHNSON VÀ XÃ HỘI VĨ ĐẠI

Lyndon Johnson, một người Texas, đã từng là thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện trước khi làm Phó Tổng thống của Kennedy, là một chính khách lão luyện. Ông đã được rèn luyện tại Quốc hội nơi ông phát triển được tài năng kiệt xuất trong việc xử lý các tình huống để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Ông có thể bào chữa, biện hộ, thuyết phục hay đe dọa khi cần thiết để đạt được các mục tiêu của mình. Tư tưởng tự do của ông có thể còn sâu sắc hơn người tiền nhiệm Kennedy. Với tư cách là Tổng thống, ông mong muốn được sử dụng quyền lực của mình để loại trừ nghèo đói và mang cuộc sống thịnh vượng tới cho tất cả mọi người.

Johnson took office determined to secure the passage of Kennedy's legislative agenda. His immediate priorities were his predecessor's bills to reduce taxes and guarantee civil rights. Using his skills of persuasion and calling on the legislators' respect for the slain president, Johnson succeeded in gaining passage of both during his first year in office. The tax cuts stimulated the economy. The Civil Rights Act of 1964 was the most far-reaching such legislation since Reconstruction.

Johnson đã nhậm chức với quyết tâm sẽ đảm bảo cho chương trình lập pháp của Kennedy được Quốc hội thông qua. Những ưu tiên đầu tiên của vị Tổng thống mới là các dự luật của người tiền nhiệm về giảm thuế và đảm bảo quyền công dân. Sử dụng những kỹ năng thuyết phục và kêu gọi sự tôn trọng của các nhà lập pháp đối với vị tổng thống đã bị sát hại, Johnson đã thành công trong việc thuyết phục Quốc hội thông qua cả hai dự luật ngay trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức. Việc giảm thuế đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Còn Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 là một đạo luật có tầm nhìn xa nhất trong lĩnh vực này kể từ thời kỳ tái thiết.

Johnson addressed other issues as well. By the spring of 1964, he had begun to use the name "Great Society" to describe his socio-economic program. That summer he secured passage of a federal jobs program for impoverished young people. It was the first step in what he called the "War on Poverty." In the presidential election that November, he won a landslide victory over conservative Republican Barry Goldwater. Significantly, the 1964 election gave liberal Democrats firm control of Congress for the first time since 1938. This would enable them to pass legislation over the combined opposition of Republicans and conservative Southern Democrats.

Johnson cũng bắt đầu triển khai các chương trình khác. Đến mùa xuân năm 1964, ông bắt đầu nói đến Xã hội vĩ đại để mô tả chương trình cải cách kinh tế xã hội của mình. Mùa hè năm đó, Quốc hội đã thông qua chương trình Việc làm Liên bang cho các thanh niên nghèo không có việc làm. Đây là bước đi đầu tiên của cuộc chiến “Chống đói nghèo". Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm đó, ông đã thắng phiếu áp đảo trước đối thủ Đảng Cộng hòa bảo thủ Bary Goldwater. Đáng chú ý là cuộc bầu cử tổng thống năm 1964 đã mang lại cho những người thuộc Đảng Dân chủ tự do sự kiểm soát Quốc hội vững chắc lần đầu tiên kể từ năm 1938. Điều đó khiến họ có thể thông qua các đạo luật mà không e ngại sự bất hợp tác của hai phe đối lập là Đảng Cộng hòa và các đại biểu bảo thủ của Đảng Dân chủ miền Nam.

The War on Poverty became the centerpiece of the administration's Great Society program. The Office of Economic Opportunity, established in 1964, provided training for the poor and established various community-action agencies, guided by an ethic of "participatory democracy" that aimed to give the poor themselves a voice in housing, health, and education programs.

Cuộc chiến chống đói nghèo đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của Chương trình Xã hội vĩ đại. Cơ quan Cơ hội Kinh tế, được thành lập năm 1964, đã giúp cho người nghèo được đào tạo và đã thiết lập các cơ quan hành động cộng đồng khác nhau, với tư tưởng dân chủ để người nghèo có được tiếng nói của mình trong các chương trình về nhà cửa, sức khoẻ và giáo dục.

Medical care came next. Under Johnson's leadership, Congress enacted Medicare, a health insurance program for the elderly, and Medicaid, a program providing health-care assistance for the poor.

Tiếp theo là các chương trình chăm sóc y tế. Dưới sự lãnh đạo của Johnson, Quốc hội đã ban hành Luật Chăm sóc y tế, một chương trình bảo hiểm y tế cho người già, và Luật Trợ cấp y tế, một chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo.


Johnson succeeded in the effort to provide more federal aid for elementary and secondary schooling, traditionally a state and local function. The measure that was enacted gave money to the states based on the number of their children from low-income families. Funds could be used to assist public- and private-school children alike.


Johnson cũng thành công trong nỗ lực cung cấp nhiều trợ giúp liên bang hơn nữa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở, vốn theo truyền thống, là hệ thống thuộc chức năng của các bang và các địa phương. Biện pháp hỗ trợ là cấp tiền cho các bang, dựa vào số lượng trẻ em sinh ra trong các gia đình có thu nhập thấp. Các quỹ này cũng có thể được sử dụng để giúp đỡ học sinh trong các trường công cũng như các trường tư.

Convinced the United States confronted an "urban crisis" characterized by declining inner cities, the Great Society architects devised a new housing act that provided rent supplements for the poor and established a Department of Housing and Urban Development.

Tin rằng nước Mỹ đang đứng trước một cuộc khủng hoảng đô thị mà biểu hiện rõ nét là các khu nội thị đang thu hẹp dần, những người kiến tạo nên Chương trình Xã hội vĩ đại đã đưa ra một Đạo luật mới về Nhà ở, và đã cung cấp các khoản hỗ trợ tiền thuê nhà cho người nghèo. Đồng thời, họ cũng đã lập ra Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị.

Other legislation had an impact on many aspects of American life. Federal assistance went to artists and scholars to encourage their work. In September 1966, Johnson signed into law two transportation bills. The first provided funds to state and local governments for developing safety programs, while the other set up federal safety standards for cars and tires. The latter program reflected the efforts of a crusading young radical, Ralph Nader. In his 1965 book, Unsafe at Any Speed: The Designed-In Dangers of the American Automobile, Nader argued that automobile manufacturers were sacrificing safety features for style, and charged that faulty engineering contributed to highway fatalities.

Các đạo luật khác cũng được ban hành và có ảnh hưởng rất lớn đến muôn mặt đời sống của người Mỹ. Trợ giúp Liên bang còn được cấp cho các nghệ sỹ và các giáo viên trung học và tiểu học nhằm hỗ trợ cho công việc khó khăn của họ. Tháng 9/1966, Johnson đã ký hai Đạo luật về giao thông. Đạo luật thứ nhất cấp quỹ cho chính quyền các bang và địa phương nhằm xây dựng các chương trình an toàn giao thông. Đạo luật thứ hai xác lập các tiêu chuẩn liên bang về độ an toàn của săm lốp và của các loại xe ôtô. Chương trình thứ hai này phản ánh nỗ lực của một luật sư trẻ cấp tiến - Ralf Nader. Trong cuốn sách ấn hành năm 1965 của mình, Nguy hiểm ở mọi tốc độ, những hiểm họa tiềm tàng của ôtô Mỹ, Nader đã chỉ trích rằng các nhà sản xuất đã hy sinh những tiêu chuẩn an toàn để đạt những mục đích về kiểu dáng ôtô, và cáo buộc rằng những lỗi trong thiết kế và chế tạo đã góp phần gây ra tai nạn trên xa lộ.

In 1965, Congress abolished the discriminatory 1924 national-origin immigration quotas. This triggered a new wave of immigration, much of it from South and East Asia and Latin America.

Năm 1965, Quốc hội đã bãi bỏ đạo luật phân biệt đối xử năm 1924 quy định hạn ngạch nhập cư tuỳ thuộc vào quốc tịch gốc của họ. Động thái này đã gây ra một làn sóng nhập cư mới, chủ yếu từ Nam Á, Đông Á và châu Mỹ La-tinh.

The Great Society was the largest burst of legislative activity since the New Deal. But support weakened as early as 1966. Some of Johnson's programs did not live up to expectations; many went underfunded. The urban crisis seemed, if anything, to worsen. Still, whether because of the Great Society spending or because of a strong economic upsurge, poverty did decline at least marginally during the Johnson administration.

Chương trình Xã hội vĩ đại quả là một thời kỳ bùng phát các hoạt động lập pháp kể từ thời Chính sách kinh tế mới. Nhưng sự ủng hộ cho chính quyền của Johnson đã bắt đầu yếu đi vào đầu năm 1966. Một số chương trình của Johnson không được thực thi đúng theo những mong đợi của dân chúng; nhiều chương trình được cấp tiền không đủ. Cuộc khủng hoảng đô thị có chiều hướng xấu đi. Tuy vậy, dù là nhờ vào những khoản chi tiêu công trong Chương trình Xã hội vĩ đại hay nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nghèo đói đã giảm bớt, dù chỉ là giảm đôi chút, dưới thời của Tổng thống Johnson.

THE WAR IN VIETNAM

CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM



A U.S. Army unit searches for snipers while on patrol in South Vietnam in 1965. From 60,000 troops in 1965, U.S. forces grew to more than 540,000 by 1969, in a conflict that divided the nation more bitterly than any other in the 20th century. The last U.S. combat forces left Vietnam in 1973.
(U.S. Army)

Một đơn vị quân đội Mỹ tìm kiếm các tay súng bắn tỉa trong khi tuần tra tại Nam Việt Nam trong năm 1965. Từ 60.000 quân năm 1965, lực lượng Hoa Kỳ đã lên đến hơn 540.000 của năm 1969, trong một cuộc xung đột gây chia rẽ quốc gia sâu sắc hơn bất kỳ cuộc chiến nào khác trong thế kỷ 20. Các lực lượng chiến đấu Mỹ cuối cùng rời Việt Nam vào năm 1973.
(Quân đội Mỹ)

Dissatisfaction with the Great Society came to be more than matched by unhappiness with the situation in Vietnam. A series of South Vietnamese strong men proved little more successful than Diem in mobilizing their country. The Viet Cong, insurgents supplied and coordinated from North Vietnam, gained ground in the countryside.

Sự không hài lòng với Chương trình Xã hội vĩ đại lại càng trùng hợp với những thất vọng trong Chiến tranh Việt Nam. Hàng loạt các nhà lãnh đạo quyền lực ở miền Nam Việt Nam cũng tỏ ra chẳng hơn Diệm là bao trong việc vận động quần chúng. Các lực lượng Việt Cộng, được miền Bắc Việt Nam trợ lực, đã giành được ưu thế tại khu vực nông thôn.

Determined to halt Communist advances in South Vietnam, Johnson made the Vietnam War his own. After a North Vietnamese naval attack on two American destroyers, Johnson won from Congress on August 7, 1964, passage of the Gulf of Tonkin Resolution, which allowed the president to "take all necessary measures to repel any armed attack against the forces of the United States and to prevent further aggression." After his re-election in November 1964, he embarked on a policy of escalation. From 25,000 troops at the start of 1965, the number of soldiers - both volunteers and draftees - rose to 500,000 by 1968. A bombing campaign wrought havoc in both North and South Vietnam.

Quyết tâm ngăn chặn những bước tiến của cộng sản ở miền Nam Việt Nam, Johnson đã biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở thành cuộc chiến của chính ông. Sau khi lấy cớ một cuộc tấn công của hải quân Bắc Việt Nam vào hai tàu trục hạm của Mỹ, ngày 7/8/1964, Johnson đã thuyết phục được Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để đẩy lui bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào chống lại các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và ngăn ngừa một cuộc xâm lược tiếp theo. Sau khi tái đắc cử tháng 11/1964, ông đã lao vào tiến hành chính sách leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Từ 25.000 binh sỹ vào đầu năm 1965, con số binh lính - bao gồm cả lính tình nguyện và lính quân địch - đã tăng tới 500.000 người vào đầu năm 1968. Một chiến dịch ném bom ồ ạt đã tàn phá nặng nề cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

Grisly television coverage with a critical edge dampened support for the war. Some Americans thought it immoral; others watched in dismay as the massive military campaign seemed to be ineffective. Large protests, especially among the young, and a mounting general public dissatisfaction pressured Johnson to begin negotiating for peace.

Sau khi chứng kiến những trận đánh rùng rợn được trình chiếu trên truyền hình với những bình luận đầy tính phê phán, người Mỹ bắt đầu phản đối việc nước Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh này. Một số người cho rằng cuộc chiến này là vô đạo đức, một số khác thì tỏ ra hoang mang khi chiến dịch quân sự ồ ạt dường như không hiệu quả. Sự phản đối chiến tranh ngày càng rộng khắp trong dân chúng Mỹ, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên và sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng đã buộc Johnson phải bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình.

THE ELECTION OF 1968

By 1968 the country was in turmoil over both the Vietnam War and civil disorder, expressed in urban riots that reflected African-American anger. On March 31, 1968, the president renounced any intention of seeking another term. Just a week later, Martin Luther King Jr. was shot and killed in Memphis, Tennessee. John Kennedy's younger brother, Robert, made an emotional anti-war campaign for the Democratic nomination, only to be assassinated in June.

CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968

Năm 1968, nước Mỹ lâm vào tình trạng hỗn loạn do Chiến tranh Việt Nam và những cuộc nổi loạn ở thành thị phản ánh sự bất mãn của người Mỹ gốc Phi. Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống tuyên bố không có ý định tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Một tuần sau đó, Martin Luther King Jr. đã bị bắn chết tại Memphis, Tennessee. Em trai của John Kennedy, Robert, người đã tổ chức một cuộc diễu hành chống chiến tranh và là người được đề cử đại diện cho Đảng Dân chủ cũng bị ám sát sau đó vào tháng 6.

At the Democratic National Convention in Chicago, Illinois, protesters fought street battles with police. A divided Democratic Party nominated Vice President Hubert Humphrey, once the hero of the liberals but now seen as a Johnson loyalist. White opposition to the civil rights measures of the 1960s galvanized the third-party candidacy of Alabama Governor George Wallace, a Democrat who captured his home state, Mississippi, and Arkansas, Louisiana, and Georgia, states typically carried in that era by the Democratic nominee. Republican Richard Nixon, who ran on a plan to extricate the United States from the war and to increase "law and order" at home, scored a narrow victory.

Tại Hội nghị quốc gia của Đảng Dân chủ tại Chicago, bang Illinois, những người phản đối chiến tranh đã đụng độ với cảnh sát trên đường phố. Phó Tổng thống Hubert Humphrey, người được bổ nhiệm là đại diện cho Đảng Dân chủ, đã từng là người hùng trong các chiến dịch đòi quyền tự do, nay lại bị coi là đồ đệ trung thành của Johnson. Phái đối lập da trắng chống lại việc thực thi quyền công dân vào thập niên 1960 và sự ra ứng cử của Đảng thứ ba của Thống đốc bang Alabama là George Wallace (người đã thắng cử ở bang quê hương ông và ở các bang Mississippi, Arkansas, Louisiana và Georgia), người đã cạnh tranh với ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Richard Nixon thuộc Đảng Cộng hòa đã thắng cử sát nút với kế hoạch đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến tranh và thiết lập lại luật pháp và trật tự trong nước Mỹ.

NIXON, VIETNAM, AND THE COLD WAR

NIXON, VIỆT NAM VÀ CHIẾN TRANH LẠNH


President Richard M. Nixon, with his wife Pat Nixon and Secretary of State William Rogers (far right), walks along a portion of the Great Wall of China. Nixon's 1972 opening to the People's Republic of China was a major diplomatic triumph at a time when U.S. forces were slowly withdrawing from South Vietnam.
(© Bettmann/CORBIS)

Tổng thống Richard M. Nixon, cùng với vợ Pat Nixon và Ngoại trưởng William Rogers (bên phải), đi dọc theo một đoạn của Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Mở cửa năm 1972 của Nixon với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là một chiến thắng ngoại giao lớn tại một thời điểm khi các lực lượng Mỹ đã từ từ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
(© Bettmann / Corbis)

Determined to achieve "peace with honor," Nixon slowly withdrew American troops while redoubling efforts to equip the South Vietnamese army to carry on the fight. He also ordered strong American offensive actions. The most important of these was an invasion of Cambodia in 1970 to cut off North Vietnamese supply lines to South Vietnam. This led to another round of protests and demonstrations. Students in many universities took to the streets. At Kent State in Ohio, the national guard troops who had been called in to restore order panicked and killed four students.

Quyết tâm đạt được hòa bình trong danh dự, Nixon đã dần dần rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, đồng thời tăng mạnh viện trợ vũ khí phương tiện để miền Nam Việt Nam có thể tiếp tục cuộc chiến. Ông cũng ra lệnh tiến hành một loạt các cuộc tấn công dữ dội, mà cuộc tấn công quan trọng nhất là xâm lược Campuchia vào năm 1970 nhằm cắt đứt các tuyến đường cung cấp của miền Bắc tới miền Nam Việt Nam chạy qua Campuchia. Hành động này đã làm dấy lên những cuộc phản đối và biểu tình mới. Sinh viên ở nhiều trường đại học đã biểu tình trên đường phố. Tại Kent State, bang Ohio, các đơn vị vệ binh quốc gia được gọi tới để duy trì trật tự đã làm chết bốn sinh viên.

By the fall of 1972, however, troop strength in Vietnam was below 50,000 and the military draft, which had caused so much campus discontent, was all but dead. A cease-fire, negotiated for the United States by Nixon's national security adviser, Henry Kissinger, was signed in 1973. Although American troops departed, the war lingered on into the spring of 1975, when Congress cut off assistance to South Vietnam and North Vietnam consolidated its control over the entire country.

Tuy nhiên, cho đến mùa thu năm 1972, số binh sỹ Mỹ có mặt tại Việt Nam đã rút xuống còn dưới 50.000 người, và lệnh quân dịch vốn đã gây ra sự bất bình to lớn tại các khu sinh viên, đã không còn hiệu lực. Cuối cùng, vào năm 1973, lệnh ngừng bắn do Henrry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Chính quyền Nixon, tiến hành đàm phán thay mặt Hoa Kỳ đã được ký kết. Tuy các đơn vị quân đội Mỹ đã rút đi, song chiến tranh vẫn còn kéo dài cho tới mùa xuân năm 1975, khi Quốc hội Mỹ cắt hoàn toàn viện trợ cho miền Nam Việt Nam, và Bắc Việt Nam đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ đất nước.

The war left Vietnam devastated, with millions maimed or killed. It also left the United States traumatized. The nation had spent over $150,000-million in a losing effort that cost more than 58,000 American lives. Americans were no longer united by a widely held Cold War consensus, and became wary of further foreign entanglements.

Cuộc Chiến tranh Việt Nam đã để lại một nước Việt Nam bị tàn phá với hàng triệu người chết và tàn tật. Cuộc chiến cũng để lại đằng sau một nước Mỹ đau thương. Hoa Kỳ đã tiêu phí hơn 150 tỷ đô-la vào một nỗ lực vô ích với cái giá là 58.000 sinh mạng người Mỹ. Cuộc chiến tranh này cũng chấm dứt sự đồng thuận trong chính sách đối ngoại của Chiến tranh Lạnh và khiến nhiều người Mỹ lo ngại về những hành động khác nữa của dân tộc họ tại nước ngoài.


Yet as Vietnam wound down, the Nixon administration took historic steps toward closer ties with the major Communist powers. The most dramatic move was a new relationship with the People's Republic of China. In the two decades since Mao Zedong's victory, the United States had argued that the Nationalist government on Taiwan represented all of China. In 1971 and 1972, Nixon softened the American stance, eased trading restrictions, and became the first U.S. president ever to visit Beijing. The "Shanghai Communique" signed during that visit established a new U.S. policy: that there was one China, that Taiwan was a part of China, and that a peaceful settlement of the dispute of the question by the Chinese themselves was a U.S. interest.
Khi chiến tranh chấm dứt, chính quyền Nixon đã tiến hành các bước đi lịch sử để thắt chặt quan hệ với các cường quốc cộng sản quan trọng. Bước đi ngoạn mục nhất là việc thiết lập quan hệ cởi mở với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong suốt hai mươi năm, kể từ khi Mao Trạch Đông giành chiến thắng, Hoa Kỳ đã biện thuyết rằng Chính phủ Quốc dân Đảng ở Đài Loan mới là đại diện cho Trung Quốc. Vào những năm 1971 và 1972, Nixon đã làm dịu đi lập trường của Mỹ, giảm nhẹ những hạn chế mậu dịch và trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi thăm Bắc Kinh. Tuyên bố Thượng Hải được ký kết trong chuyến thăm này là mốc ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc: nước Mỹ công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, Đài Loan chỉ là một phần của Trung Quốc và những tranh luận hòa bình của Trung Quốc cũng là mối quan tâm của Hoa Kỳ.

With the Soviet Union, Nixon was equally successful in pursuing the policy he and his Secretary of State Henry Kissinger called détente. He held several cordial meetings with Soviet leader Leonid Brezhnev in which they agreed to limit stockpiles of missiles, cooperate in space, and ease trading restrictions. The Strategic Arms Limitation Talks (SALT) culminated in 1972 in an arms control agreement limiting the growth of nuclear arsenals and restricting anti-ballistic missile systems.

Với Liên Xô, Nixon đã thành công như đối với Trung Quốc trong việc theo đuổi chính sách mà ông và Ngoại trưởng Henry Kissinger gọi là sự hòa dịu. Nixon đã có một vài cuộc gặp gỡ thân mật với nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev trong đó họ thỏa thuận hạn chế kho dự trữ tên lửa, hợp tác thám hiểm không gian và giảm nhẹ những hạn chế về mậu dịch. Những cuộc đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược (SALT) đã đạt được thành công vào năm 1972 bằng Hiệp định Kiểm soát Vũ khí, hạn chế việc tăng cường các kho vũ khí hạt nhân và hạn chế hệ thống chống tên lửa đạn đạo.

NIXON'S ACCOMPLISHMENTS AND DEFEATS
NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA NIXON



Six-year-old Mary Zheng straightens a flower placed at the Vietnam Veterans Memorial in Washington, D.C., April 30, 2000. The names of more than 58,000 servicemen who died in the war or remain missing are etched on the "wall" part of the memorial, pictured here. This portion of the monument was designed by Maya Lin, then a student at Yale University.
(Shawn Thew/AFP/Getty Images)
Mary Zheng, sáu tuổi, dựng thẳng một bông hoa được đặt tại Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam tại Washington, DC, 30 tháng 4 năm 2000. Tên của hơn 58.000 người phục vụ cuộc chiến chết trong chiến tranh hoặc vẫn còn mất tích được khắc trên "bức tường" của đài tưởng niệm, được chụp một phần ở đây. Tượng đài này được thiết kế bởi Maya Lin, lúc đó là một sinh viên tại Đại học Yale.
(Shawn Thew / AFP / Getty Images)

Vice president under Eisenhower before his unsuccessful run for the presidency in 1960, Nixon was seen as among the shrewdest of American politicians. Although Nixon subscribed to the Republican value of fiscal responsibility, he accepted a need for government's expanded role and did not oppose the basic contours of the welfare state. He simply wanted to manage its programs better. Not opposed to African-American civil rights on principle, he was wary of large federal civil rights bureaucracies. Nonetheless, his administration vigorously enforced court orders on school desegregation even as it courted Southern white voters.

Vốn là Phó Tổng thống dưới thời Eisenhower trước cuộc chạy đua giành ghế tổng thống bất thành năm 1960, Nixon được coi là một trong những nhà chính trị tài ba của nước Mỹ. Tuy ông đồng ý với tư tưởng Cộng hòa về trách nhiệm tài khóa, nhưng ông cũng chấp nhận vai trò ngày càng lớn của Chính phủ, và ủng hộ cơ sở nền tảng của một nhà nước an sinh. Chỉ đơn giản là ông muốn quản lý các chương trình của Chính phủ một cách tốt hơn. Về nguyên tắc, ông không phản đối phong trào đòi quyền công dân của người Mỹ gốc Phi, mà chỉ lo lắng về tính quan liêu của phong trào quyền công dân của liên bang. Tuy nhiên, Chính quyền Nixon đã kiên quyết thực thi các phán quyết của tòa án về việc chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở trường học, mặc dù điều đó khiến Nixon không được các cử tri da trắng ở miền Nam ủng hộ.

Perhaps his biggest domestic problem was the economy. He inherited both a slowdown from its Vietnam peak under Johnson, and a continuing inflationary surge that had been a by-product of the war. He dealt with the first by becoming the first Republican president to endorse deficit spending as a way to stimulate the economy; the second by imposing wage and price controls, a policy in which the Right had no long-term faith, in 1971. In the short run, these decisions stabilized the economy and established favorable conditions for Nixon's re-election in 1972. He won an overwhelming victory over peace-minded Democratic Senator George McGovern.


Có lẽ vấn đề đối nội nghiêm trọng nhất mà Nixon phải đối phó là tình trạng kinh tế của nước Mỹ. Ông vừa phải thừa hưởng sự trì trệ về kinh tế của thời Johnson do cuộc chiến Việt Nam gây ra, vừa phải giải quyết tình trạng lạm phát trầm trọng vốn là một sản phẩm của cuộc chiến. Trong vấn đề thứ nhất, ông đã trở thành vị tổng thống Cộng hòa đầu tiên coi thâm hụt chi tiêu chính phủ là động lực khôi phục kinh tế. Trong vấn đề thứ hai, ông đã cho thi hành các biện pháp kiểm soát giá - lương vào năm 1971. Ngay lập tức, các quyết định này của ông đã ổn định được nền kinh tế và tạo thuận lợi cho việc tái đắc cử của Nixon trong cuộc bầu cử năm 1972. Ông đã chiến thắng áp đảo đối thủ chủ trương hòa bình - Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ - George McGoven.

Things began to sour very quickly into the president's second term. Very early on, he faced charges that his re-election committee had managed a break-in at the Watergate building headquarters of the Democratic National Committee and that he had participated in a cover-up. Special prosecutors and congressional committees dogged his presidency thereafter.

Mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Nixon. Ông đã phải đối mặt từ rất sớm với những lời cáo buộc rằng ủy ban vận động tái tranh cử của ông đã dính líu đến vụ đột nhập vào tòa nhà Watergate - trụ sở của ủy ban Dân chủ Quốc gia và ông đã che đậy, giấu giếm sự dính líu của mình. Những công tố viên đặc biệt và một ủy ban Quốc hội đã điều tra và kết luận về sự dính líu của Nixon trong vụ việc này khiến ông phải sớm từ chức năm 1974.


Factors beyond Nixon's control undermined his economic policies. In 1973 the war between Israel and Egypt and Syria prompted Saudi Arabia to embargo oil shipments to Israel's ally, the United States. Other member nations of the Organization of the Petroleum Exporting Countries (OPEC) quadrupled their prices. Americans faced both shortages, exacerbated in the view of many by over-regulation of distribution, and rapidly rising prices. Even when the embargo ended the next year, prices remained high and affected all areas of American economic life: In 1974, inflation reached 12 percent, causing disruptions that led to even higher unemployment rates. The unprecedented economic boom America had enjoyed since 1948 was grinding to a halt.


Nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Nixon đã xảy ra và làm xói mòn các chính sách kinh tế của ông. Năm 1973, chiến tranh giữa Israel, Ai Cập và Syria đã thúc đẩy Arập Xêút ban hành lệnh cấm vận các tàu chở dầu đến Hoa Kỳ - đồng minh của Israel. Những nước thành viên khác của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tăng giá dầu lên gấp bốn lần. Người Mỹ phải đương đầu với cả sự thiếu hụt dầu mỏ lẫn sự tăng giá dầu lên nhanh chóng. Thậm chí khi cấm vận chấm dứt vào năm sau, giá dầu mỏ vẫn cao và ảnh hưởng tới mọi khu vực trong nền kinh tế Mỹ. Năm 1974, lạm phát lên tới 12% và dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế chưa từng có từ năm 1948 đã kết thúc.


Nixon's rhetoric about the need for "law and order" in the face of rising crime rates, increased drug use, and more permissive views about sex resonated with more Americans than not. But this concern was insufficient to quell concerns about the Watergate break-in and the economy. Seeking to energize and enlarge his own political constituency, Nixon lashed out at demonstrators, attacked the press for distorted coverage, and sought to silence his opponents. Instead, he left an unfavorable impression with many who saw him on television and perceived him as unstable. Adding to Nixon's troubles, Vice President Spiro Agnew, his outspoken point man against the media and liberals, was forced to resign in 1973, pleading "no contest" to a criminal charge of tax evasion.


Những lời hoa mỹ mà Nixon dùng để nói về sự cần thiết phải có pháp luật và trật tự để ngăn chặn tình hình tỉ lệ tội phạm ngày càng tăng, việc sử dụng ma túy trở nên phổ biến và những quan điểm dễ dãi về tình dục đã thuyết phục được nhiều người Mỹ. Nhưng mối quan ngại này không đủ để lu mờ được những quan ngại do quản lý kinh tế thất bại và đặc biệt là sau vụ Watergate. Tìm mọi cách để củng cố và mở rộng khu vực cử tri chính trị của mình, Nixon đã công kích dữ dội những người biểu tình, tấn công báo chí vì tội đưa tin xuyên tạc và cố sức bịt miệng các đối thủ. Nhưng trái lại, ông đã gây ra những ấn tượng xấu trong lòng dân chúng và nhiều người Mỹ, thông qua truyền hình, đã có cảm giác rằng ông là một người không ổn định. Thêm vào những rắc rối của Nixon, vị Phó Tổng thống Spiro Angnew lại có các hành vi chống lại giới truyền thông và những người theo phái tự do, đã bị buộc phải từ chức năm 1973 khi ông không phản đối lời buộc tội đã có hành vi trốn thuế.


Nixon probably had not known in advance of the Watergate burglary, but he had tried to cover it up, and had lied to the American people about it. Evidence of his involvement mounted. On July 27, 1974, the House Judiciary Committee voted to recommend his impeachment. Facing certain ouster from office, he resigned on August 9, 1974.

Có thể Nixon không tham gia trực tiếp vào vụ Watergate nhưng dù sao ông cũng đã tìm cách che giấu vụ việc và do đó, đã nói dối công chúng Mỹ về các vấn đề liên quan đến vụ việc này. Đương nhiên là sự ủng hộ của dân chúng dành cho Nixon đã suy giảm. Vào ngày 27/7/1974, ủy ban Tư pháp của Hạ viện đã bỏ phiếu buộc tội Nixon. Đứng trước nguy cơ chắc chắn bị miễn nhiệm, ông đã từ chức ngày 9/8/1974.

THE FORD INTERLUDE

Nixon's vice president, Gerald Ford (appointed to replace Agnew), was an unpretentious man who had spent most of his public life in Congress. His first priority was to restore trust in the government. However, feeling it necessary to head off the spectacle of a possible prosecution of Nixon, he issued a blanket pardon to his predecessor. Although it was perhaps necessary, the move was nonetheless unpopular.

THỜI GIAN LÀM TỔNG THỐNG TẠM QUYỀN CỦA FORD

Phó Tổng thống của Nixon, Gerald Ford (được bổ nhiệm thay thế Angnew), một con người khiêm tốn đã dành toàn bộ cuộc đời hoạt động xã hội của mình để làm việc trong Quốc hội, đã trở thành Tổng thống kế nhiệm Nixon. Ưu tiên lớn nhất của ông là phục hồi lòng tin của dân chúng vào chính phủ. Tuy nhiên, do cảm thấy cần phải có một động thái để tránh cho Nixon bị buộc tội trong tương lai, ông đã có quyết định tha thứ cho người tiền nhiệm của mình. Đối với ông, có thể động thái này là cần thiết nhưng quyết định đó lại không được dân chúng ủng hộ.

In public policy, Ford followed the course Nixon had set. Economic problems remained serious, as inflation and unemployment continued to rise. Ford first tried to reassure the public, much as Herbert Hoover had done in 1929. When that failed, he imposed measures to curb inflation, which sent unemployment above 8 percent. A tax cut, coupled with higher unemployment benefits, helped a bit but the economy remained weak.

Trong chính sách đối nội, Ford tiếp tục đường lối mà Nixon đã xác lập. Nhưng các vấn đề kinh tế vẫn trong tình trạng nguy kịch vì lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Lúc đầu, Ford cố gắng trấn an công chúng như Herbert Hoover đã từng làm năm 1929. Khi thấy điều này không có tác dụng, ông liền ban hành các biện pháp kiềm chế lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 8%. Việc cắt giảm thuế kết hợp với những khoản trợ cấp thất nghiệp cao hơn tuy có khiến tình hình khả quan hơn nhưng nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém.


In foreign policy, Ford adopted Nixon's strategy of detente. Perhaps its major manifestation was the Helsinki Accords of 1975, in which the United States and Western European nations effectively recognized Soviet hegemony in Eastern Europe in return for Soviet affirmation of human rights. The agreement had little immediate significance, but over the long run may have made maintenance of the Soviet empire more difficult. Western nations effectively used periodic "Helsinki review meetings" to call attention to various abuses of human rights by Communist regimes of the Eastern bloc.

Về chính sách đối ngoại, Ford đã áp dụng chính sách ôn hòa do Nixon khởi xướng. Có lẽ động thái quan trọng nhất của ông trong chính sách đối ngoại là Hiệp ước Hensinki năm 1975, trong đó Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đã thừa nhận thế bá chủ của Liên Xô ở Đông Âu để đổi lại cam kết nhân quyền của Liên Xô. Hiệp ước này không có những ảnh hưởng đáng ghi nhận ngay lập tức, nhưng về dài hạn, nó sẽ khiến cho việc duy trì của đế chế Xô-viết trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, các quốc gia phương Tây đã sử dụng thành công những cuộc họp rà soát lại Hiệp ước Helsinki được tổ chức định kỳ nhằm kêu gọi sự chú ý của dư luận tới những hành vi có thể lạm dụng và vi phạm quyền con người của các chế độ cộng sản thuộc khối Đông Âu.

THE CARTER YEARS

Jimmy Carter, former Democratic governor of Georgia, won the presidency in 1976. Portraying himself during the campaign as an outsider to Washington politics, he promised a fresh approach to governing, but his lack of experience at the national level complicated his tenure from the start. A naval officer and engineer by training, he often appeared to be a technocrat, when Americans wanted someone more visionary to lead them through troubled times.


NHỮNG NĂM THÁNG CẦM QUYỀN CỦA CARTER

Jimmy Carter, cựu thống đốc thuộc phe dân chủ bang Georgia đã thắng cử tổng thống năm 1976. Khi tự khắc họa chân dung mình trong cuộc vận động tranh cử như một người đứng ngoài đời sống chính trị của Washington, ông đã hứa hẹn một cách tiếp cận mới mẻ trong việc cai trị đất nước, nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý ở tầm quốc gia nên nhiệm kỳ tổng thống của ông đã gặp khó khăn ngay từ buổi đầu. Vốn được đào tạo để trở thành một sỹ quan hải quân và một kỹ sư, nên ông thường tỏ ra là một nhà kỹ trị, trong khi người Mỹ lại muốn có một người lãnh đạo có tầm nhìn hơn để đưa họ vượt qua thời buổi khó khăn, phức tạp này.

In economic affairs, Carter at first permitted a policy of deficit spending. Inflation rose to 10 percent a year when the Federal Reserve Board, responsible for setting monetary policy, increased the money supply to cover deficits. Carter responded by cutting the budget, but cuts affected social programs at the heart of Democratic domestic policy. In mid-1979, anger in the financial community practically forced him to appoint Paul Volcker as chairman of the Federal Reserve. Volcker was an "inflation hawk" who increased interest rates in an attempt to halt price increases, at the cost of negative consequences for the economy.

Trước các khó khăn kinh tế, đầu tiên, Carter thực thi chính sách chi tiêu thâm hụt. Lạm phát lên tới 10% mỗi năm khi Cục Dự trữ Liên bang - cơ quan chịu trách nhiệm về hoạch định chính sách tiền tệ - tăng lượng cung tiền để khắc phục các khoản thâm hụt ngân sách. Carter phản ứng lại bằng việc cắt giảm ngân sách để nhịp độ lạm phát chậm lại, nhưng những cắt giảm đó lại ảnh hưởng tới các chương trình xã hội vốn là mấu chốt trong chính sách của Đảng Dân chủ. Giữa năm 1979, sự chán nản trong giới tài chính đã buộc Carter phải bổ nhiệm Paul Volcker giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Volcker là một người sắt đá kiên quyết chống lại nạn lạm phát bằng cách tăng lãi suất để kiểm soát sự tăng giá, đã gây nên những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế.

Carter also faced criticism for his failure to secure passage of an effective energy policy. He presented a comprehensive program, aimed at reducing dependence on foreign oil, that he called the "moral equivalent of war." Opponents thwarted it in Congress.

Carter cũng phải đối mặt với các chỉ trích khác do ông không thể thuyết phục Quốc hội thông qua một chính sách năng lượng có hiệu quả. Ông đã đề xuất một chương trình bao quát toàn diện nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước ngoài. Phái đối lập đã phản đối chương trình này tại Quốc hội.

Though Carter called himself a populist, his political priorities were never wholly clear. He endorsed government's protective role, but then began the process of deregulation, the removal of governmental controls in economic life. Arguing that some restrictions over the course of the past century limited competition and increased consumer costs, he favored decontrol in the oil, airline, railroad, and trucking industries.


Mặc dầu Carter tự coi mình là người theo chủ nghĩa dân túy, nhưng những ưu tiên về chính trị của ông chưa bao giờ thực sự rõ ràng. Ông tán thành vai trò bảo trợ của chính phủ, nhưng sau đó lại bắt đầu tiến hành thuyết phi điều tiết - tức là bãi bỏ sự kiểm soát của chính phủ trong đời sống kinh tế. Ông lý luận rằng các hạn chế trong đường lối chính trị của thế kỷ trước đã hạn chế cạnh tranh và làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Ông tỏ ý tán thưởng việc bãi bỏ kiểm soát trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, hàng không, đường sắt và vận chuyển hàng hóa.


Carter's political efforts failed to gain either public or congressional support. By the end of his term, his disapproval rating reached 77 percent, and Americans began to look toward the Republican Party again.


Các nỗ lực chính trị của Carter đã không giành được sự ủng hộ của cả dân chúng lẫn Quốc hội. Cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, ông đã bị 77% người Mỹ không tán thành và dân chúng lại bắt đầu lại trông mong vào Đảng Cộng hòa.

Carter's greatest foreign policy accomplishment was the negotiation of a peace settlement between Egypt, under President Anwar al-Sadat, and Israel, under Prime Minister Menachem Begin. Acting as both mediator and participant, he persuaded the two leaders to end a 30-year state of war. The subsequent peace treaty was signed at the White House in March 1979.

Thành công lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Carter là vai trò trong cuộc đàm phán hòa bình giữa Ai Cập dưới thời Tổng thống Anwar al-Sadat và Israel dưới thời Thủ tướng Menachem Begin. Đóng vai trò vừa là người tham dự vừa là trung gian hòa giải, Carter đã thuyết phục hai nhà lãnh đạo kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm giữa hai quốc gia này. Hai nhà lãnh đạo này đã đến Hoa Kỳ để ký Hiệp ước Hòa bình tại Nhà Trắng vào tháng 3/1979.

After protracted and often emotional debate, Carter also secured Senate ratification of treaties ceding the Panama Canal to Panama by the year 2000. Going a step farther than Nixon, he extended formal diplomatic recognition to the People's Republic of China.

Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài và đầy cảm xúc, Carter đã thuyết phục được Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước sẽ trao trả Kênh đào Panama cho nước Cộng hòa Panama vào năm 2000. Ông cũng đã đi thêm một bước so với đường lối của Nixon bằng việc chính thức công nhận quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

But Carter enjoyed less success with the Soviet Union. Though he assumed office with detente at high tide and declared that the United States had escaped its "inordinate fear of Communism," his insistence that "our commitment to human rights must be absolute" antagonized the Soviet government. A SALT II agreement further limiting nuclear stockpiles was signed, but not ratified by the U.S. Senate, many of whose members felt the treaty was unbalanced. The 1979 Soviet invasion of Afghanistan killed the treaty and triggered a Carter defense build-up that paved the way for the huge expenditures of the 1980s.

Nhưng Carter có được ít thành công với Liên Xô. Mặc dù ông nhậm chức khi cơn thủy triều lên có dịu đi và tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thoát khỏi "nỗi sợ hãi quá mức chủ nghĩa cộng sản", quan điểm cứng rắn "cam kết nhân quyền của chúng tôi phải là tuyệt đối" đối kháng lại chính phủ Liên Xô. Một thỏa thuận SALT II hạn chế hơn nữa vũ khí hạt nhân đã được ký kết, nhưng không được phê chuẩn bởi Thượng viện Hoa Kỳ, nhiều thành viên cảm thấy hiệp ước không cân bằng. Năm 1979 Liên Xô xâm lăng Afghanistan giết chết hiệp ước và kích hoạt một kế hoạch phòng thủ do Carter xây dựng mà đã mở đường cho các khoản chi phí khổng lồ của những năm 1980.

Carter's most serious foreign policy challenge came in Iran. After an Islamic fundamentalist revolution led by Shiite Muslim leader Ayatollah Ruhollah Khomeini replaced a corrupt but friendly regime, Carter admitted the deposed shah to the United States for medical treatment. Angry Iranian militants, supported by the Islamic regime, seized the American embassy in Tehran and held 53 American hostages for more than a year. The long-running hostage crisis dominated the final year of his presidency and greatly damaged his chances for re-election.

Vấn đề đối ngoại khó khăn nhất mà Carter phải đối mặt là vấn đề Iran. Sau cuộc cách mạng Hồi Giáo chính thống do thủ lĩnh hồi giáo dòng Shiite là Giáo chủ Ruhollah Khomeini lãnh đạo, thì chính phủ tham nhũng nhưng thân thiện trước kia đã bị thay thế. Carter đã chấp nhận để vua Ba-tư bị phế truất tới Hoa Kỳ chữa bệnh. Những binh sỹ nổi giận người Iran, được Chính phủ Hồi giáo ủng hộ, đã chiếm sứ quán Mỹ ở Teheran và bắt giữ 53 con tin người Mỹ trong hơn một năm. Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài đã làm u ám năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống và khiến Carter không còn cơ may tái đắc cử.

P1    P2      P3    P4    P5    P6    P7    P8    P9    P10    P11    P12     P14    P15

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn