|
|
Just like Russia, China is an Autocratic Country
With Serious Economic Problems
|
Nga, Trung Quốc, quốc gia toàn trị với những vấn đề kinh tế trầm trọng
|
Mark Adomanis
|
Mark Adomanis
|
Jan. 22 2013
|
22/1/2013
|
Over at The Guardian, Andrew
Ryvkin wrote a rather forceful denunciation of Russia‘s economic
backwardness, corruption, and inefficiency.
What interested me was not Ryvkin’s list of complaints about Russia,
they were depressingly familiar to anyone who follows Western media coverage,
but his surprisingly positive take on China, a country that is vastly more
autocratic and repressive than Russia:
|
Cách đây ít ngày ông Andrew Ryvkin
cho công bố trên tờ The Guardian (Anh – ND) lời tố cáo mạnh mẽ về sự lạc hậu,
tình trạng tham nhũng và kém hiệu quả của nền kinh tế Nga. Nhưng điều làm tôi
quan tâm không phải là bản danh sách những lời phàn nàn về nước Nga – chúng
đã quá quen với những người thường xuyên theo dõi báo chí phương Tây rồi – mà
là những nhận xét tích cực về Trung Quốc, một nước độc đoán và đàn áp còn dữ
dội hơn nước Nga nhiều:
|
It’s interesting how two of the
projected 2050 leaders – world leader China and European leader Russia – are
way behind on democracy. But if China’s experience in restricting internet
access and curbing political freedom, all while assembling millions of
iPhones and being a key player on the global market, seems to contradict the
principle that democracy brings economic prosperity, Russia’s interior policy
is almost designed to keep its economy back.
|
“Điều thú vị vị là làm sao mà hai
nước được dự kiến là sẽ đứng đầu – Trung Quốc đứng đầu thế giới còn Nga thì
đứng đầu châu Âu – lại là những nước thụt lùi rất xa về dân chủ. Nhưng nếu
Trung Quốc hạn chế tiếp cận với internet và ngăn chặn tự do chính trị trong
khi lại lắp ráp hàng triệu máy điện thoại cầm tay iPhones và là một trong
những tay chơi chính trên thị trường thế giới, và điều này dường như mâu thuẫn
với nguyên tắc cho rằng chế độ dân chủ sẽ mang lại thịnh vượng kinh tế, thì
chính sách đối nội của Nga lại có mục đích là giữ mãi nền kinh tế trong tình
trạng lạc hậu.
|
The main difference between these
two members of Brics is that Chinese politics caters to its economy, with the
communist model being modified to accommodate a localised version of
capitalism, while in Russia, the economy caters to politics. Putin’s
politics…
|
Sự khác nhau căn bản giữa hai nước
thuộc khối BRICS (bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
– ND) là chính sách của Trung Quốc phục vụ cho kinh tế (mô hình cộng sản cải
biên cho phù hợp với chủ nghĩa tư bản theo kiểu Trung Quốc), còn ở Nga thì
kinh tế lại phục vụ cho chính trị. Chính sách của Putin…
|
It [Russia's strategy] goes
against almost every aspect of economic, market-oriented logic, but it has
nothing to do with the economy, because it aims to keep the workforce loyal
to the government and project an image of a neo-Soviet industrial power. So
is securing votes at the cost of your country’s economic development today a
strategy worthy of someone who is going to lead the European economy in
seventeen years? Is the strategy even smart?
|
Chính sách của Nga hoàn toàn trái
ngược với logic của nền kinh tế theo định hướng thị trường, nhưng chính sách
đó không nhắm vào kinh tế, vì mục đích của nó là duy trì cho bằng được lòng
trung thành của lực lượng lao động và tạo ra hình ảnh của sức mạnh của nền
công nghiệp theo kiểu Liên Xô. Nhưng có thể gọi chính sách đổi phiếu của cử
tri lấy sự lạc hậu của nền kinh tế trong hiện tại là chiến lược xứng đáng với
một quốc gia sau 17 năm nữa sẽ dẫn đầu nền kinh tế châu Âu hay không? Thậm
chí có thể gọi đấy là chính sách khôn ngoan được hay không?”
|
This is a reading of China that is
basically similar to Tom Friedman’s: the Chinese government might be full of
jerks, but they’re disciplined, astute, capitalist, growth-promoting jerks,
unlike those slipshod, idiotic Russians who can’t help but get drunk on a
whole lot of stolen hooch. Basically it’s a story of “China’s autocracy is
forward looking and progressive, Russia’s autocracy is backward-looking and
primitive.”
|
Quan niệm như thế về Trung Quốc về
cơ bản cũng tương tự như quan niệm của Tom Friedman: Chính phủ Trung Quốc có
thể toàn là bọn ngớ ngẩn, nhưng họ là những người có kỉ luật, tinh ranh,
những kẻ ngớ ngẩn theo đường lối tư bản chủ nghĩa và khuyến khích tăng
trưởng, khác hẳn với những thằng ngu luộm thuộm người Nga, những kẻ chỉ biết
say xỉn suốt ngày nhờ vào thùng rượu ăn cắp được mà thôi. Về cơ bản đấy là
“câu chuyện về chế độ chuyên chế biết nhìn xa trông rộng của Trung Quốc và
chế độ chuyên chế ngoảnh lại phía sau và thô sơ của Nga”.
|
What I find absolutely fascinating
is that if you listen to the people who study China closely, their
impressions of the Chinese government’s supposedly overawing economic
efficiency are…rather less enthusiastic than Ryvkin’s. Consider for a moment,
Michael Pettis, a Senior Associate at the Carnegie Endowment for
International Peace and a finance professor at Peking University’s Guanghua
School of Management. In a recently, lengthy, blog post that doesn’t lend
itself to easy citation or summary, and which I encourage everyone to read in
full, Pettis covered a lot of ground that is familiar for a Russia-watcher,
including the government’s lack of
dedication to meaningful economic reform, its continued sheltering of a
select group of companies, corruption, bureaucratic inefficiency, capital
flight, and emigration. Reading Pettis, China doesn’t come across like an
all-conquering behemoth of efficiency and dynamism, it comes across like a
country with a short-sighted, unaccountable, and not terribly bright elite
that is in thrall to a small group of bureaucrats and oligarchs (sound
familiar?)
|
Điều làm tôi cực kì ngạc nhiên là
nếu bạn hỏi những người nghiên cứu Trung Quốc một cách kĩ lưỡng thì sẽ thấy
rằng ấn tượng của họ về hiệu quả kinh tế được cho là đáng khâm phục của chính
phủ Trung Quốc sẽ kém nhiệt tình hơn so với Ryvkin. Thí dụ như Michael
Pettis, cộng tác viên cao cấp của Quỹ Carnegie vì Hòa bình thế giới và giáo
sư tài chính tại trường quản lí Guanghua thuộc trường Đại học tổng hợp Bắc
Kinh. Trong một bài dài được công bố gần đây trên blog của mình – tôi khuyên
mọi người nên đọc vì mà khó trích dẫn hay tóm tắt được – Pettis đã viết về
những điều khá quen thuộc với những người theo dõi thường xuyên nước Nga, như
chính phủ không có ý định thực hiện những cuộc cải cách kinh tế có ý nghĩa
thực sự, chính phủ tiếp tục che chở cho những một số công ty được lựa chọn,
nạn tham nhũng, bộ máy quản lí thiếu hiệu quả, vốn bị đưa ra nước ngoài, và
di dân. Theo Pettis, Trung Quốc trông không giống một quái vật khổng lồ năng
động và hiệu quả, có thể chinh phục được tất cả, mà chỉ là một đất nước thiển
cận, không có trách nhiệm giải trình trước xã hội và một giới tinh hoa không
phải là sáng suốt lắm, lại làm nô lệ cho một nhóm nhỏ các quan chức và bọn
đầu sỏ (nghe có vẻ quen?)
|
Indeed when you start getting into
the nitty-gritty particulars of China’s economic model, it looks ever less
like a shiny iPhone and ever more like an out of control locomotive hurtling
down the tracks. Here is more Pettis, this time talking about an IMF study on
over-investment:
|
Nếu xem xét một cách kĩ lưỡng
những đặc điểm cụ thể của mô hình kinh tế Trung Quốc, ta sẽ thấy nó chẳng
giống gì với chiếc iPhone sáng loáng mà lại có vẻ giống hơn chiếc đầu máy xe
lửa mất lái đang lao băng băng trên đường. Xin xem nhận xét của Pettis về
công trình nghiên cứu của IMF về đầu tư quá mức:
|
One of the implications of the
study is that households and SMEs have been forced to subsidize growth at a
cost to them of well over 4% of GDP annually. My own back-of-the-envelope
calculations suggest that the cost to households is actually 5-8% of GDP –
perhaps because I also include the implicit subsidy to recapitalize the banks
in the form of the excess spread between the lending and deposit rates – but certainly
I agree with the IMF study that this has been a massive transfer to subsidize
growth.
|
“Theo kết quả của nghiên cứu này
thì các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải tài trợ cho sự
phát triển kinh tế khoảng hơn 4% một năm. Tính toán sơ bộ của tôi cho thấy
rằng trên thực tế các gia đình phải bỏ ra khoảng 5-8% GDP – có lẽ là vì tôi
còn đưa vào đây khoản trợ cấp ngầm để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng do
khoảng cách quá lớn giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi – nhưng chắc
chắn là tôi đồng ý với nghiên cứu của IMF rằng trợ cấp cho tăng trưởng là rất
lớn.
|
This subsidy also explains most of
the collapse in the household share of GDP over the past twelve years. With
household income only 50% of GDP, a transfer every year of 4% of GDP requires
ferocious growth in household income for it just to keep pace with GDP,
something it has never done until, possibly, this year…
|
Đấy là lí do vì sao đóng góp của
các hộ gia đình vào GDP trong 12 năm vừa qua đã sụt giảm một cách nghiêm
trọng. Với thu nhập của các hộ gia đình chỉ chiếm 50% GDP mà họ phải chi cho
tài trợ tới 4% GDP, thu nhập của hộ gia đình phải tăng với tốc độ khủng khiếp
thì mới bảo đảm được rằng ít nhất tăng thu nhập của các hộ gia đình mới ngang
bằng với tốc độ tăng trưởng GDP, năm nay là lần đầu tiên có khả năng xảy ra
chuyện này…
|
The conclusion should be obvious,
but to many analysts, especially on the sell side, it probably needs
nonetheless to be spelled out. Any meaningful re-balancing in China’s
extraordinary rate of over investment is only consistent with a very sharp
reduction in the growth rate of investment, and perhaps even a contraction in
investment growth.
|
Kết luận dường như đã rõ, nhưng
đối với nhiều nhà phân tích, đặc biệt là “bên bán”, cần phải nói một cách rõ
ràng: Bất kì cố gắng nào nhằm cân đối tốc độ đầu tư quá mức ở Trung Quốc cũng
có nghĩa là giảm đột ngột tốc độ gia tăng của các khoản đầu tư, thậm chí dẫn
đến sụt giảm tốc độ đầu tư.”
|
Now Pettis, it is true, is a
little bit more bearish than some China-watchers and there are people who
think that, somehow, Chinese investment can continue on its present course
without wrecking the economy. But regardless of your opinion on the
sustainability of China’s current model, and on this I am actually less bearish
than Pettis, what should be obvious is that the Chinese government
exerts an enormous and decisive
influence over the course of the economy, much of which is negative. China’s
emphasis on manufacturing and exports, and active repression of domestic
consumption, is not the result of “the market” or “capitalism” but deliberate
state policy. If China were (like Russia!) to substantially widen the trading
band of its currency, a good deal of its apparent strength in manufacturing
would evaporate as the currency appreciated (and there is already evidence
that China is moving out of low-cost manufacturing).
|
Đúng là Pettis có thái độ bi quan
hơn một số chuyên gia về Trung Quốc khác và một số chuyên gia vẫn cho rằng
Trung Quốc có thể tiếp tục tiến hành đầu tư với tốc độ cũ mà không phá hoại
nền kinh tế của mình. Nhưng dù ý kiến của bạn về tính bền vững của mô hình
kinh tế Trung Quốc có như thế nào đi nữa (tôi không đến nỗi bi quan như
Pettis) thì cũng rõ ràng là chính phủ Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn – có
nhiều tiêu cực – đối với nền kinh tế Trung Quốc. Việc Trung Quốc nhấn mạnh
vào sản xuất và xuất khẩu trong khi lại kiềm chế tiêu dùng trong nước không
phải là kết quả của “thị trường” hay “chủ nghĩa tư bản” mà là chính sách có
tính toán của nhà nước. Nếu Trung Quốc (cũng như Nga!) mở rộng đáng kể biên
độ giao dịch, giá trị của đồng nội tệ của họ sẽ gia tăng làm cho sức mạnh
trong lĩnh vực sản xuất của họ sẽ giảm sút ngay lập tức (có bằng chứng chứng
tỏ rằng Trung Quốc đang từ bỏ chính sách sản xuất với chi phí thấp).
|
The point is that while, to
outsiders, China often looks like a hyper-modern benevolent dictatorship, the
closer you look at it the more flaws appear. Chinese consumers, who have had
their earning power actively limited by their own government for the past
several decades, would certainly find it shocking to learn that their country
is focused on economic efficiency to the exclusion of “politics.” As I noted
earlier in the piece, what is interesting is that China and Russia are
actually more similar than they are different. Both governments defend the
interests of inefficiently-run “state champions,” both are experiencing
increasing inequality, both have problems with capital flight and emigration,
and the elites of both countries are very fond of sending their children to
school in the West.
|
Vấn đề là nhìn tư xa thì Trung
Quốc có vẻ như là chế độ chuyên chế tốt lành cực kì hiện đại, nhưng càng đến
gần người ta càng thấy nó có nhiều khiếm khuyết hơn. Người tiêu dùng Trung
Quốc – những người mà thu nhập đã bị chính phủ của mình tích cực ngăn chặn
trong suốt mấy thập niên qua – chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng đất
nước họ đang tập trung vào hiệu quả kinh tế mà bỏ qua “chính trị”. Như tôi đã
nhận xét trong phần trước, thực ra Trung Quốc và Nga có nhiều điểm giống nhau
hơn là những điểm khác nhau. Cả hai chính phủ đều bảo vệ quyền lợi của các
“công ty quốc doanh khổng lồ” nhưng kém hiệu quả, cả hai đều đối mặt với hiện
tượng bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng, cả hai đều đối mặt với hiện
tượng là vốn bị đưa ra nước, di dân và giới tinh hoa cả hai nước đều rất
thích đưa con sang học ở các nước phương Tây.
|
Considering China’s pervasive
state involvement in the economy and the fact that China is still much poorer
than Russia, it’s not at all clear to me that, even if Russia’s government
were capable of becoming more like China’s, that we would want it to do so.
Do really want Russia to be even more authoritarian, brutal, and
interventionist than it is already? Because if Russia were to become like China,
that’s exactly what would have to happen.
|
Sau khi xem xét mức độ can thiệp
rộng khắp của chính phủ Trung Quốc vào nền kinh tế và sự kiện là Trung Quốc
còn nghèo hơn Nga nhiều , tôi hoàn toàn không tin rằng chúng ta muốn - ngay
cả nếu chính phủ Nga có thể trở thành giống Trung Quốc hơn – nước Nga cũng
làm như thế. Chả lẽ chúng ta lại thật sự muốn rằng Nga trở thành nhà nước độc
đoán hơn, tàn bạo hơn và có chính sách can thiệp nhiều hơn hiện nay hay sao?
Vì nếu Nga trở thành giống như Trung Quốc thì đấy là điều chắc chắn sẽ xảy
ra.
|
As an addendum I find it hilarious
that Chinese (just like Russians!) are not terribly fond of their
motherland’s automobiles, since, as quoted in the Quartz story, only 8% of
wealthy Chinese want a Chinese-made car, while 57% would choose a German car.
|
Xin nói thêm một chuyện vui nữa là
người Trung Quốc (cũng giống như người Nga!) không quá say mê những loại ô tô
sản xuất trong nước, theo tờ Quartz thì chỉ có 8% người giàu ở Trung Quốc
thích ô tô Trung Quốc, trong khi có tới 57% thích ô tô Đức.
|
A native Philadelphian and reluctant Washingtonian, in addition to
Forbes I've written for True/Slant, INOSMI, Salon, the National Interest, and
Quartz.
|
Mark Adomanis sinh ở Philadelphia, nhưng cực chẳng đã làm dân Washington.
Ngoài tờ Forbes, còn viết cho các tờ báo khác như True/Slant, INOSMI, Salon,
the National Interest, and Quartz.
|
|
|
|
|
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
|
|
http://blogs.forbes.com/markadomanis/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, January 26, 2013
Just like Russia, China is an Autocratic Country With Serious Economic Problems Nga, Trung Quốc, quốc gia toàn trị với những vấn đề kinh tế trầm trọng
Subscribe to:
Posts (Atom)