CHAPTER TWO ODD COUPLE The Two Steves | Chương 2 CẶP ĐÔI PHI THƯỜNG Hai người cùng tên “Steve”
| |
|
| |
Jobs and Wozniak in the garage, 1976 | Ảnh Jobs và Wozniak trong ga-ra, năm 1976 | |
Woz
While a student in McCollum’s class, Jobs became friends with a graduate who was the teacher’s all-time favorite and a school legend for his wizardry in the class. Stephen Wozniak, whose younger brother had been on a swim team with Jobs, was almost five years older than Jobs and far more knowledgeable about electronics. But emotionally and socially he was still a high school geek.
| Woz
Khi còn học ở lớp của thầy McCollum, Jobs kết bạn với một sinh viên tốt nghiệp đại học tên là Stephen Wozniak, học sinh cưng của thầy và cũng là một huyền thoại của trường vì tài năng xuất chúng của cậu. Em trai của Stephen từng tham gia đội bơi lội với Jobs. Còn Stephen thì lớn hơn Jobs khoảng năm tuổi nhưng kiến thức về điện tử thì vượt xa ông. Tuy nhiên, xét về cả mặt tình cảm lẫn giao tế xã hội thì Stephen vẫn là một cậu bé trung học say mê công nghệ đến nhàm chán.
| |
Like Jobs, Wozniak learned a lot at his father’s knee. But their lessons were different. Paul Jobs was a high school dropout who, when fixing up cars, knew how to turn a tidy profit by striking the right deal on parts. Francis Wozniak, known as Jerry, was a brilliant engineering graduate from Cal Tech, where he had quarterbacked the football team, who became a rocket scientist at Lockheed. He exalted engineering and looked down on those in business, marketing, and sales. “I remember him telling me that engineering was the highest level of importance you could reach in the world,” Steve Wozniak later recalled. “It takes society to a new level.” | Giống như Jobs, Wozniak học được rất nhiều thứ từ người cha của mình. Nhưng những thứ họ học được lại hoàn toàn khác nhau. Paul Jobs bỏ học từ trung học và bắt đầu biết cách kiếm được những khoản tiền kha khá bằng việc trao đổi mua bán các bộ phận cơ khí khi làm công việc của người thợ sửa chữa ô tô. Còn Francis Wozniak, cha của Stephen, thường được biết đến với cái tên Jerry thì lại là sinh viên xuất sắc tốt nghiệp ngành kỹ thuật của trường Kỹ thuật California (Cal Tech) danh tiếng. Khi đi học, cha của Stephen cũng từng tham gia đội bóng đá của trường ở vị trí tiền vệ và sau này trở thành nhà khoa học về tên lửa tại Lockheed, ông coi trọng ngành khoa học kỹ thuật và coi thường những người làm kinh doanh, marketing và bán hàng. “Tôi nhớ có lần cha nói với tôi rằng nghiên cứu khoa học và chế tạo là tầng lớp danh giá và quan trọng nhất trong xã hội. Chính khoa học mới có thể đưa xã hội tiến lên một nấc thang mới”. Steve Wozniak kể cho tôi nghe như vậy.
| |
One of Steve Wozniak’s first memories was going to his father’s workplace on a weekend and being shown electronic parts, with his dad “putting them on a table with me so I got to play with them.” He watched with fascination as his father tried to get a waveform line on a video screen to stay flat so he could show that one of his circuit designs was working properly. | Một trong những ấn tượng đầu tiên của Steve Wozniak về công việc của người cha đó là lần đến chỗ làm việc của cha vào một ngày cuối tuần và được ông đưa cho xem những linh kiện điện tử. Cha của Woz nói “Hãy để chúng xuống bàn và chúng ta sẽ cùng khám phá nó”. Steve Wozniak quan sát một cách thích thú khi người cha cố gắng làm cho màn hình hiển thị những đường sóng như một minh chứng rằng một trong những thiết kế vi mạch của ông hoạt động tốt.
| |
“I could see that whatever my dad was doing, it was important and good.” Woz, as he was known even then, would ask about the resistors and transistors lying around the house, and his father would pull out a blackboard to illustrate what they did. “He would explain what a resistor was by going all the way back to atoms and electrons. He explained how resistors worked when I was in second grade, not by equations but by having me picture it.” Woz’s father taught him something else that became ingrained in his childlike, socially awkward personality: Never lie. “My dad believed in honesty. Extreme honesty. That’s the biggest thing he taught me. I never lie, even to this day.” (The only partial exception was in the service of a good practical joke.)
| “Tôi cảm nhận rằng, dù cha có đang làm gì đi nữa thì nó cũng rất quan trọng và rất tốt”. Sau đó, Woz hỏi cha mình về hệ thống điện trở và bóng bán dẫn xung quanh nhà. Cha ông đã dùng một chiếc bảng đen vẽ các sơ đồ giải thích cho Steve, “ông giải thích cho tôi cách thức hoạt động của điện trở bắt đầu từ việc giải thích về nguyên lý giữa nguyên tử và các electron. Và bởi vì tôi chỉ là một đứa trẻ học lớp hai nên ông đã chọn cách vẽ hình minh họa thay cho lời giải thích bằng những công thức phức tạp”. Ngoài kiến thức về kỹ thuật, cha của Woz còn dạy cho ông nhiều điều mà sau này chúng ăn sâu vào tính cách trẻ con và đôi chút vụng về trong giao tiếp xã hội của ông, đó là: Không bao giờ được nói dối. “Cha tôi thích sự trung thực. Sự trung thực gần như tuyệt đối. Đó là bài học tốt đẹp nhất mà cha đã dạy cho tôi. Tôi không bao giờ nói dối bất kỳ ai, thậm chí cho tới tận bây giờ.” (Lần duy nhất Woz nói dối là do yêu cầu của một trò đùa vô hại).
| |
In addition, he imbued his son with an aversion to extreme ambition, which set Woz apart from Jobs. At an Apple product launch event in 2010, forty years after they met, Woz reflected on their differences. “My father told me, ‘You always want to be in the middle,’” he said. “I didn’t want to be up with the high-level people like Steve. My dad was an engineer, and that’s what I wanted to be. I was way too shy ever to be a business leader like Steve.”
| Ngoài ra, cha của Woz còn truyền cho ông tư tưởng mang tính ác cảm với tham vọng, điều khiến Woz đối lập với Jobs. Woz đã biểu hiện rõ sự khác biệt giữa hai người trong một sự kiện ra mắt một sản phẩm của Apple năm 2010, bốn mươi năm kể từ khi họ gặp nhau. Woz phát biểu “Cha tôi đã từng nói rằng „Con luôn đặt mình ở Vị trí trung bình". Quả thật, tôi không muốn ở vị trí cao như Jobs. Cha tôi là một kỹ sư thuần túy và đó cũng là những gì tôi mong muốn, ở mức độ nào đó, tôi thấy mình không tự tin để có thể trở thành một lãnh đạo doanh nghiệp, người luôn phải chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định kinh doanh cho toàn công ty như Jobs”.
| |
By fourth grade Wozniak became, as he put it, one of the “electronics kids.” He had an easier time making eye contact with a transistor than with a girl, and he developed the chunky and stooped look of a guy who spends most of his time hunched over circuit boards. At the same age when Jobs was puzzling over a carbon microphone that his dad couldn’t explain, Wozniak was using transistors to build an intercom system featuring amplifiers, relays, lights, and buzzers that connected the kids’ bedrooms of six houses in the neighborhood. And at an age when Jobs was building Heathkits, Wozniak was assembling a transmitter and receiver from Hallicrafters, the most sophisticated radios available.
| Đến năm lớp bốn thì Woz gần như trở thành một “cậu bé của công nghệ”. Việc làm quen sản phẩm bóng bán dẫn với ông thậm chí còn dễ hơn nhiều so với việc tiếp xúc và bắt chuyện với một bạn nữ. Woz có dáng mập mạp, lưng khom gù của một người suốt ngày chỉ biết khom mình trên những bảng vi mạch, ở độ tuổi mà Jobs vẫn đang còn thắc mắc về hiện tượng chiếc micro carbon mà cha cậu không thể giải thích thỏa đáng cho cậu thì Woz đã sử dụng bóng bán dẫn để xây dựng hệ thống kết nối liên lạc bao gồm có bộ khuếch đại âm thanh, rơ le ngắt, đèn và thiết bị tạo độ rung âm thanh như chuông nối các căn phòng của sáu đứa trẻ từ sáu ngôi nhà khác nhau trong khu vực. Và ở độ tuổi Jobs đang mải mê với các tác phẩm chế tạo từ bộ dụng cụ Heathkits của mình thì Woz đã lắp ráp hệ thống máy phát và nhận tín hiệu từ Hallicrafters, những chiếc radio “hoành tráng” nhất thời điểm đó.
| |
Woz spent a lot of time at home reading his father’s electronics journals, and he became enthralled by stories about new computers, such as the powerful ENIAC. Because Boolean algebra came naturally to him, he marveled at how simple, rather than complex, the computers were. In eighth grade he built a calculator that included one hundred transistors, two hundred diodes, and two hundred resistors on ten circuit boards. It won top prize in a local contest run by the Air Force, even though the competitors included students through twelfth grade.
| Woz dành rất nhiều thời gian ở nhà để đọc những bài báo về điện tử của cha mình và thực sự bị mê hoặc bởi những câu chuyện kể về những chiếc máy tính đời mới nhất như ENIAC(1). Bởi vì đại số luận lý gần như là kiến thức nằm lòng của Woz nên ông vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng một chiếc máy vi tính được tạo ra rất đơn giản chứ không phải quá phức tạp. Đến năm lớp tám, Woz đã tự làm được một chiếc máy tính từ một trăm chiếc bóng bán dẫn, hai trăm đi-ốt và hai trăm vi điện trở trên mười bảng vi mạch. Và chính phát minh này đã mang lại giải nhất trong một cuộc thi khu vực được Lực lượng Không quân (the Air Force) tổ chức. Ông đã đánh bại cả những đối thủ khác lớn tuổi hơn đang học lớp mười hai.
| |
Woz became more of a loner when the boys his age began going out with girls and partying, endeavors that he found far more complex than designing circuits. “Where before I was popular and riding bikes and everything, suddenly I was socially shut out,” he recalled. “It seemed like nobody spoke to me for the longest time.” He found an outlet by playing juvenile pranks. In twelfth grade he built an electronic metronome—one of those tick-tick-tick devices that keep time in music class—and realized it sounded like a bomb. So he took the labels off some big batteries, taped them together, and put it in a school locker; he rigged it to start ticking faster when the locker opened. Later that day he got called to the principal’s office. He thought it was because he had won, yet again, the school’s top math prize. Instead he was confronted by the police. The principal had been summoned when the device was found, bravely ran onto the football field clutching it to his chest, and pulled the wires off. Woz tried and failed to suppress his laughter. He actually got sent to the juvenile detention center, where he spent the night. It was a memorable experience. He taught the other prisoners how to disconnect the wires leading to the ceiling fans and connect them to the bars so people got shocked when touching them.
| Càng ngày, Woz càng cảm thấy lạc lõng hơn vì ở tuổi đó, các cậu bạn cùng tuổi Woz bắt đầu biết hẹn hò với bạn gái và tiệc tùng, những thứ mà Woz còn thấy phức tạp hơn cả việc thiết kế ra các bộ mạch điện tử. ông tâm sự, “Từ chỗ được nhiều người biết đến, sống hòa đồng, đi xe đạp và làm những việc như hầu hết mọi người vẫn làm, tự nhiên lúc đó, tôi cảm giác như bị xã hội đào thải. Dường như trong một quãng thời gian dài, tôi không nói chuyện với bất kỳ ai”, ông tìm lối thoát cho mình bằng các trò nghịch ngợm của tuổi thiếu niên. Lên lớp mười hai, ông chế tạo ra một chiếc máy đếm nhịp điện tử - một kiểu máy tạo ra tiếng tíc - tíc - tíc dùng để đếm thời gian trong lớp học nhạc và nhận ra nó kêu như thể một quả bom hẹn giờ. Vì vậy, cậu học sinh Woz lúc đó đã tháo nhãn vài bình ắc quy, ghép chúng lại với nhau và gắn vào một ổ khóa của trường. Chiếc máy được đặt chế độ kêu nhanh hơn khi chiếc khóa được mở ra hệt như một quả bom đặt chế độ hẹn giờ. Ngay sau đó, ông được gọi lên phòng của ban giám hiệu. Ban đầu, ông nghĩ có lẽ là vì ông vừa mới đạt giải nhất toán học cấp trường. Tuy nhiên, sự thật là ông phải gặp cảnh sát. Thầy hiệu trưởng đã được thông báo ngay sau khi cảnh sát phát hiện ra thiết bị đó và ông này đã dũng cảm ôm chặt “quả bom” đó chạy ra sân bóng và gỡ “kíp nổ”. Woz đã cố gắng nhưng không thể nhịn cười khi nghe thấy điều đó. Cuối cùng, ông bị đưa đến trung tâm giáo dưỡng trẻ vị thành niên và ở đó một đêm. Đó thật sự là một trải nghiệm không thể nào quên. Tại đây, ông đã dạy những “người bạn đồng cảnh ngộ” của mình cách cắt dây điện dẫn đến những chiếc quạt trần và nối chúng với các song sắt khiến cho những ai chạm vào sẽ bị giật.
| |
Getting shocked was a badge of honor for Woz. He prided himself on being a hardware engineer, which meant that random shocks were routine. He once devised a roulette game where four people put their thumbs in a slot; when the ball landed, one would get shocked. “Hardware guys will play this game, but software guys are too chicken,” he noted.
| Việc những đứa trẻ khác đã há hốc miệng vì kinh ngạc dường như là một “huy hiệu vinh dự” với Woz. ông cảm thấy tự hào vì mình là một kỹ sư phần cứng, đồng nghĩa với việc hành động gây sốc cho mọi người dường như diễn ra như cơm bữa. Một lần, Woz đã phát minh ra một trò chơi “con quay”, và bốn người chơi đặt ngón tay cái của họ vào cùng một điểm. Nếu ai để bóng rơi thì sẽ bị điện giật. Và ông ghi nhận rằng “Với những gã làm phần cứng thì trò này chỉ là chuyện nhỏ, nhưng mấy gã thiết kế phần mềm đúng là những „con gà"”.
| |
During his senior year he got a part-time job at Sylvania and had the chance to work on a computer for the first time. He learned FORTRAN from a book and read the manuals for most of the systems of the day, starting with the Digital Equipment PDP-8. Then he studied the specs for the latest microchips and tried to redesign the computers using these newer parts. The challenge he set himself was to replicate the design using the fewest components possible. Each night he would try to improve his drawing from the night before. By the end of his senior year, he had become a master. “I was now designing computers with half the number of chips the actual company had in their own design, but only on paper.” He never told his friends. After all, most seventeen-year-olds were getting their kicks in other ways.
| Trong suốt năm cuối trung học, Woz cũng đi làm bán thời gian ở Sylvania và lần đầu tiên trong đời ông có cơ hội làm việc với máy vi tính. Ông tự học ngôn ngữ lập trình biên dịch FORTRAN từ một cuốn sách và đọc quyển giới thiệu về hầu hết các hệ thống vận hành đang có tại thời điểm đó, bắt đầu với thiết bị điện tử PDP-8. Sau đó ông nghiên cứu các thông số kỹ thuật của những bộ vi mạch {microchip) mới nhất lúc đó và cố gắng thiết kế lại những chiếc máy vi tính bằng cách sử dụng những linh kiện mới hơn. Thách thức ông tự đặt ra cho mình là tái tạo lại những thiết kế trên với việc sử dụng số linh kiện ít nhất có thể. Mỗi đêm, ông lại cố gắng nâng cấp bản vẽ của mình tốt hơn so với bản đêm trước. Và khi kết thúc năm học cuối, ông đã trở thành chuyên gia điện tử nhưng ông chưa bao giờ kể cho những người bạn của mình, ông nói “Thời điểm đó, tôi đã có thể thiết kế được những chiếc máy vi tính với số chip bằng một nửa so với con số mà một công ty chuyên nghiệp sử dụng trong các thiết kế của họ. Nhưng tất nhiên, nó mới chỉ là trên giấy”. Nói cho cùng, những cậu ấm cô chiêu ở lứa tuổi mười bảy ấy rồi cũng dễ dàng tìm được niềm vui thú của chính mình bằng trăm ngàn cách khác nhau.
| |
On Thanksgiving weekend of his senior year, Wozniak visited the University of Colorado. It was closed for the holiday, but he found an engineering student who took him on a tour of the labs. He begged his father to let him go there, even though the out-of-state tuition was more than the family could easily afford. They struck a deal: He would be allowed to go for one year, but then he would transfer to De Anza Community College back home. After arriving at Colorado in the fall of 1969, he spent so much time playing pranks (such as producing reams of printouts saying “Fuck Nixon”) that he failed a couple of his courses and was put on probation. In addition, he created a program to calculate Fibonacci numbers that burned up so much computer time the university threatened to bill him for the cost. So he readily lived up to his bargain with his parents and transferred to De Anza. After a pleasant year at De Anza, Wozniak took time off to make some money. | Vào một buổi cuối tuần của kỳ nghỉ Lễ tạ ơn năm cuối trung học, Woz đã tới thăm đại học Colorado. Trường đóng cửa vào dịp nghỉ lễ nhưng ông vẫn tìm được một sinh viên kỹ thuật và nhờ người đó đưa mình đi thăm phòng thí nghiệm ở đây. ông năn nỉ cha cho theo học tại đây mặc dù học phí trái tuyến (ngoài địa phận bang nơi mình sinh sống) rất cao và gia đình ông không dễ kham được. Họ đành phải thỏa thuận rằng: Ông sẽ được cho theo học tại đây như ông muốn nhưng chỉ trong một năm rồi sau đó phải chuyển về trường công De Anza theo đúng tuyến. Sau khi chuyển tới Colorado vào kỳ nhập học mùa thu năm 1969, Woz lại dành quá nhiều thời gian vào những trò nghịch ngợm vô bổ (ví như việc tạo ra hàng loạt tập tin với nội dung chửi bới Nixon “Fuck Nixon”). Đó là lý do ông bị đánh trượt hai lần trong thời gian học tại đây và được chuyển sang giai đoạn quản chế và thử thách. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn lập ra một chương trình tính toán dãy số Fibonacci(^) khiến cho các máy tính của trường gần như bị “thiêu cháy” vì thế trường đã bắt ông phải hoàn trả cho những thiệt hại gây ra. Tất cả những “sự cố” trên đã giúp ông giữ đúng thỏa thuận với cha mẹ mình và chuyển sang theo học ở trường De Anza. Sau một năm học khá dễ thở ở De Anza, Woz dùng thời gian rảnh của mình để kiếm tiền.
| |
He found work at a company that made computers for the California Motor Vehicle Department, and a coworker made him a wonderful offer: He would provide some spare chips so Wozniak could make one of the computers he had been sketching on paper. Wozniak decided to use as few chips as possible, both as a personal challenge and because he did not want to take advantage of his colleague’s largesse.
| Ông vào làm việc tại một công ty sản xuất máy tính cho Cục quản lý phương tiện mô tô California và một đồng nghiệp đã có một lời đề nghị khá thú vị, đó là ông ta sẽ cung cấp một số con chip không dùng đến để Woz chế tạo ra một trong số những chiếc máy vi tính mà ông đã nghiên cứu và phác thảo trên giấy. Wozniak quyết định sử dụng càng ít chip càng tốt vừa như là một sự thử thách với chính mình vừa vì ông không muốn lợi dụng sự hào phóng của người bạn đồng nghiệp.
| |
Much of the work was done in the garage of a friend just around the corner, Bill Fernandez, who was still at Homestead High. To lubricate their efforts, they drank large amounts of Cragmont cream soda, riding their bikes to the Sunnyvale Safeway to return the bottles, collect the deposits, and buy more. “That’s how we started referring to it as the Cream Soda Computer,” Wozniak recalled. It was basically a calculator capable of multiplying numbers entered by a set of switches and displaying the results in binary code with little lights.
| Phần lớn công việc của Woz được thực hiện tại nhà để xe của một người bạn gần nhà tên là Bill Fernandez, người vẫn đang học trung học tại trường Homestead. Để củng cố thêm quyết tâm, họ uống rất nhiều soda kem Cragmont, tự đạp xe xuống Sunnyvale Safeway để trả lại chai, nhận lại tiền đặt cọc và mua tiếp. Woz nói thêm rằng “Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi gọi chúng là những chiếc „máy vi tính Soda kem", về cơ bản nó là một chiếc máy tính có khả năng nhân những con số được nhập vào thông qua một tập các công tắc và hiển thị kết quả dưới dạng mã nhị phân bằng những bóng đèn nhỏ.
| |
When it was finished, Fernandez told Wozniak there was someone at Homestead High he should meet. “His name is Steve. He likes to do pranks like you do, and he’s also into building electronics like you are.” It may have been the most significant meeting in a Silicon Valley garage since Hewlett went into Packard’s thirty-two years earlier. “Steve and I just sat on the sidewalk in front of Bill’s house for the longest time, just sharing stories—mostly about pranks we’d pulled, and also what kind of electronic designs we’d done,” Wozniak recalled. “We had so much in common. Typically, it was really hard for me to explain to people what kind of design stuff I worked on, but Steve got it right away. And I liked him. He was kind of skinny and wiry and full of energy.” Jobs was also impressed. “Woz was the first person I’d met who knew more electronics than I did,” he once said, stretching his own expertise. “I liked him right away. I was a little more mature than my years, and he was a little less mature than his, so it evened out. Woz was very bright, but emotionally he was my age.”
| Khi công việc hoàn thành, Fernandez nói với Wozniak rằng ông nên gặp một người đồng môn của Fernandez ở trường trung học Homestead. “Cậu ấy tên là Steve, cũng thích thực hiện những trò nghịch ngợm như cậu và cũng đam mê chế tạo những thiết bị điện tử như cậu”. Đó có thể được coi là cuộc gặp gỡ định mệnh trong một nhà để xe ở thung lũng Silicon, giống như cuộc gặp gỡ giữa Hewlett và Packards trước đó ba mươi hai năm. Woz kể rằng “Jobs và tôi ngồi ở vỉa hè trước nhà của Bill rất lâu chỉ để tán phét, chủ yếu là về những trò nghịch ngợm của hai đứa và về những thiết kế điện tử mà chúng tôi đã sáng tạo ra. Chúng tôi có rất nhiều điểm chung. Thường thì, hầu như tôi không thể giải thích cho mọi người về những thiết kế của mình nhưng với Jobs ngược lại, cậu ấy hiểu nó ngay tức khắc. Và tôi thích cậu ấy. Cậu ấy là một người “khẳng khiu” nhưng rất dẻo dai và tràn đầy năng lượng”. Còn Jobs thì nhận định về người bạn của mình như sau: “Woz là người đầu tiên trong số những người tôi từng gặp hiểu biết về điện tử nhiều hơn tôi. Tôi thích anh ấy ngay lập tức. Trông tôi già dặn hơn tuổi một chút, còn anh ấy lại trẻ con hơn tuổi một chút, vì vậy, giữa chúng tôi hầu như không có sự chênh lệch lớn. Woz rất thông minh nhưng về mặt tâm lý tình cảm, anh ấy chỉ như bằng tuổi tôi”.
| |
In addition to their interest in computers, they shared a passion for music. “It was an incredible time for music,” Jobs recalled. “It was like living at a time when Beethoven and Mozart were alive. Really. People will look back on it that way. And Woz and I were deeply into it.” In particular, Wozniak turned Jobs on to the glories of Bob Dylan. “We tracked down this guy in Santa Cruz who put out this newsletter on Dylan,” Jobs said. “Dylan taped all of his concerts, and some of the people around him were not scrupulous, because soon there were tapes all around. Bootlegs of everything. And this guy had them all.” | Bên cạnh sở thích về máy tính, chúng tôi còn có điểm chung là niềm đam mê âm nhạc. “Đó là quãng thời gian tuyệt vời cho tình yêu âm nhạc, giống như bạn đang sống trong thời đại khi mà Beethoven và Mozart còn sống. Thật sự, mọi người thường có những so sánh hồi tưởng như vậy. Đương nhiên, Woz và tôi cũng chìm đắm trong đó”. Jobs nhớ lại. Cụ thể là Stephen đã khơi dậy trong Jobs về một thời hoàng kim của Bob Dylan. “Chúng tôi đã tìm kiếm người gửi bản tin về Bob Dylan ở Santa Cruz. Dylan ghi âm tất cả những buổi biểu diễn của mình nhưng những người làm việc cho ông lại thiếu cẩn trọng vì thế nên rất nhanh chóng, những cuốn băng này được sao chép lậu và lan tràn khắp nơi. Và dĩ nhiên là anh chàng viết bản tin kia có tất cả chúng,” Jobs nói.
| |
Hunting down Dylan tapes soon became a joint venture. “The two of us would go tramping through San Jose and Berkeley and ask about Dylan bootlegs and collect them,” said Wozniak. “We’d buy brochures of Dylan lyrics and stay up late interpreting them. Dylan’s words struck chords of creative thinking.” Added Jobs, “I had more than a hundred hours, including every concert on the ’65 and ’66 tour,” the one where Dylan went electric. Both of them bought high-end TEAC reel-to-reel tape decks. “I would use mine at a low speed to record many concerts on one tape,” said Wozniak.
| Việc săn lùng những cuốn băng của Dylan không lâu đã trở thành một phi vụ cộng tác của cả hai. “Hai chúng tôi sẵn sàng rong ruổi qua San Joe và Berkely, dò hỏi về những bản thu lậu chương trình của Dylan và thu lượm chúng. Chúng tôi mua những quyển nhạc có lời bài hát của Dylan và lẩm nhẩm tới tận đêm khuya. Ngôn từ trong những bài hát của Dylan có khả năng tác động mạnh tới suy nghĩ sáng tạo của con người”, Woz nói với tôi. Và Jobs tiếp lời, “Tôi có hơn một trăm giờ thu âm âm nhạc của Dylan, có cả từng buổi diễn trong các chuyến lưu diễn "65 và "66”(4). Cả hai người họ đều chọn mua những chiếc máy cassets TEAC có hai cửa băng. Woz nói “Tôi sẽ sử dụng máy thu của tôi ở tốc độ chậm để thu được nhiều bản nhạc hơn trong một cái băng.
| |
Jobs matched his obsession: “Instead of big speakers I bought a pair of awesome headphones and would just lie in my bed and listen to that stuff for hours.” Jobs had formed a club at Homestead High to put on music-and-light shows and also play pranks. (They once glued a gold-painted toilet seat onto a flower planter.) It was called the Buck Fry Club, a play on the name of the principal. Even though they had already graduated, Wozniak and his friend Allen Baum joined forces with Jobs, at the end of his junior year, to produce a farewell gesture for the departing seniors. Showing off the Homestead campus four decades later, Jobs paused at the scene of the escapade and pointed. “See that balcony? That’s where we did the banner prank that sealed our friendship.” On a big bedsheet Baum had tie-dyed with the school’s green and white colors, they painted a huge hand flipping the middle-finger salute. Baum’s nice Jewish mother helped them draw it and showed them how to do the shading and shadows to make it look more real. “I know what that is,” she snickered. They devised a system of ropes and pulleys so that it could be dramatically lowered as the graduating class marched past the balcony, and they signed it “SWAB JOB,” the initials of Wozniak and Baum combined with part of Jobs’s name. The prank became part of school lore—and got Jobs suspended one more time.
| Jobs thì nói “Thay vì sử dụng những chiếc loa to, tôi mua một đôi tai nghe (headphones) khá đẹp để có thể nằm xuống giường và nghe nhạc hàng giờ đồng hồ”. Jobs đã thành lập một câu lạc bộ ở trường trung học Homestead, nơi luôn diễn ra các buổi trình diễn kết hợp giữa âm nhạc và ánh sáng và cũng để thực hiện những trò nghịch ngợm của ông. (Một lần, họ đã dính chiếc ghế toilet sơn vàng lên một chậu hoa). Câu lạc bộ đó được đặt tên là Buck Fry, một trò chơi chữ trên quý danh của thầy hiệu trưởng. Woz và bạn mình. Alien Baum, mặc dù đã tốt nghiệp nhưng vẫn tham gia “hiệp lực” với Jobs, lúc đó đang học lớp mười một, để tạo ra một sự kiện chia tay với những học sinh cuối cấp. Xuất hiện ở khuôn viên trường Homestead bốn mươi năm sau, Jobs đã dừng lại và chỉ cho tôi nơi đã diễn ra hành động phiêu lưu thời đó của ông. “ông nhìn thấy ban công đằng kia không? Đó chính là nơi ngày xưa chúng tôi đã treo một cái băng rôn - một trò nằm trong số những trò nghịch ngợm của chúng tôi”. Baum nhuộm hai màu đặc trưng của trường là xanh lá cây và trắng trên một tấm ga trải giường lớn, mặt trước có vẽ một bàn tay lớn giơ ngón giữa lên chào. Chính người mẹ gốc Do Thái xinh đẹp của Baum là người đã giúp họ vẽ nó, đồng thời cũng chỉ cho họ cách tạo bóng và đường viền để sao trông giống thật nhất. Bà cười khúc khích khi nhắc lại chuyện đó với tôi “Tôi biết nó là cái gì”. Họ còn thiết kế một hệ thống ròng rọc và dây thừng để có thể hạ thấp nhanh chóng khi các lớp học sinh tốt nghiệp diễu hành và đặt cho nó một cái tên là “SWAB JOB”, những ký tự đầu trong tên của Wozniak và Baum kết hợp với tên của Jobs. Trò nghịch này trở thành một câu chuyện truyền miệng trong trường và Jobs bị đình chỉ học một lần nữa.
| |
Another prank involved a pocket device Wozniak built that could emit TV signals. He would take it to a room where a group of people were watching TV, such as in a dorm, and secretly press the button so that the screen would get fuzzy with static. When someone got up and whacked the set, Wozniak would let go of the button and the picture would clear up. Once he had the unsuspecting viewers hopping up and down at his will, he would make things harder. He would keep the picture fuzzy until someone touched the antenna. Eventually he would make people think they had to hold the antenna while standing on one foot or touching the top of the set. Years later, at a keynote presentation where he was having his own trouble getting a video to work, Jobs broke from his script and recounted the fun they had with the device. “Woz would have it in his pocket and we’d go into a dorm... where a bunch of folks would be, like, watching Star Trek, and he’d screw up the TV, and someone would go up to fix it, and just as they had the foot off the ground he would turn it back on, and as they put their foot back on the ground he’d screw it up again.” Contorting himself into a pretzel onstage, Jobs concluded to great laughter, “And within five minutes he would have someone like this.”
| Có một trò nghịch ngợm khác liên quan đến thiết bị bỏ túi có khả năng phát ra sóng Tivi mà Wozniak chế tạo ra. ông mang nó đến phòng sinh hoạt chung nào đó, như ở trong ký túc xá, nơi rất nhiều người tụ tập xem truyền hình và bí mật nhấn nút kích hoạt thiết bị khiến cho màn hình trở nên mờ và nhiễu. Khi ai đó đứng dậy và đập đập vào thùng tivi, ông lại nhả nút bấm ra và hình ảnh lại rõ nét trở lại. Một khi ông đã khiến cho những “khán giả truyền hình” đứng lên đứng xuống theo ý mình mà không một chút nghi ngờ, ông sẽ khiến mọi thứ phức tạp hơn. Ông sẽ giữ cho hình ảnh bị nhiễu cho đến khi ai đó chạm vào ăngten. Cuối cùng ông lại khiến cho mọi người nghĩ rằng hoặc họ phải giữ cần ăng ten trong tư thế co một chân, hoặc phải đập vào mặt trên của tủ ti vi để giải quyết vấn đề. Nhiều năm sau, trong một buổi thuyết trình, Jobs gặp rắc rối với việc cho chạy một đoạn băng video và ông đã chuyển hướng nói chuyện bằng việc thuật lại trò nghịch ngợm mà họ đã làm với thiết bị này một cách hứng thú: “Woz để nó ở trong túi và chúng tôi đi vào một ký túc xá, nơi mọi người đang cùng xem phim, như StarTrek(5) chẳng hạn. Woz vặn nút thiết bị gây nhiễu sóng và ai đó sẽ phải đứng lên để chỉnh chiếc ti vi. Cứ khi nào họ đứng lên chữa cái tivi thì Woz tắt thiết bị nhưng ngay khi có họ quay lại chỗ ngồi thì ông lại bật nó lên, cứ thế lặp đi lặp lại như vậy. Cứ khoảng năm phút một lần thì lại có một người trở thành nạn nhân của trò đùa tinh quái này”.
| |
The Blue Box
The ultimate combination of pranks and electronics—and the escapade that helped to create Apple—was launched one Sunday afternoon when Wozniak read an article in Esquire that his mother had left for him on the kitchen table. It was September 1971, and he was about to drive off the next day to Berkeley, his third college. The story, Ron Rosenbaum’s | Blue Box - Hộp quay số điện thoại
Và sự kết hợp cuối cùng giữa điện tử và những trò chơi “ngông” của bộ đôi này, đồng thời cũng là hành động phiêu lưu giúp khởi xướng ra Apple, diễn ra vào một chiều chủ nhật khi Wozniak đọc được một bài báo trên tạp chí Esquire mà mẹ cậu để trên bàn ăn. Lúc đó là tháng 9 năm 1971 và Woz đang định hôm sau sẽ nhập học tại Berkely, trường đại học thứ ba của ông. Bài báo có tựa đề “Bí mật của „chiếc hộp xanh" nhỏ bé”, được viết bởi Ron Rosenbaum, nói về Blue.
| |
“Secrets of the Little Blue Box,” described how hackers and phone phreakers had found ways to make long-distance calls for free by replicating the tones that routed signals on the AT&T network. “Halfway through the article, I had to call my best friend, Steve Jobs, and read parts of this long article to him,” Wozniak recalled. He knew that Jobs, then beginning his senior year, was one of the few people who would share his excitement.
| Câu chuyện mô tả cách mà những kẻ tin tặc xâm nhập vào hệ thống và gọi điện đường dài miễn phí bằng cách dùng bản sao mô phỏng âm thanh truyền tín hiệu trên hệ thống mạng AT&T. Wozniak nói rằng “Đọc được nửa bài báo thì tôi phải nhấc máy gọi luôn cho người bạn chí cốt của tôi là Steve Jobs và cùng anh ấy đọc nốt bài báo dài này. Wozniak hiểu rằng Jobs, mặc dù bận rộn với việc chuẩn bị cho năm học cuối cấp, vẫn là một trong số hiếm hoi người có thể chia sẻ được sự phấn khích của ông lúc đó. | |
A hero of the piece was John Draper, a hacker known as Captain Crunch because he had discovered that the sound emitted by the toy whistle that came with the breakfast cereal was the same 2600 Hertz tone used by the phone network’s call-routing switches. It could fool the system into allowing a long-distance call to go through without extra charges. The article revealed that other tones that served to route calls could be found in an issue of the Bell System Technical Journal, which AT&T immediately began asking libraries to pull from their shelves.
| Người anh hùng được nhắc tới trong bài báo đó tên là John Draper, một tin tặc (hacker) được biết đến biệt danh Captain Crunch, trước đó đã khám phá ra rằng những âm thanh phát ra từ chiếc còi đồ chơi kết hợp cùng với ngũ cốc ăn sáng giống y hệt âm điệu 2600 Hertz khi hệ thống tín hiệu mạng điện thoại báo chuyển hướng cuộc gọi. Chính việc này khiến cho hệ thống có thể bị xâm nhập để thực hiện những cuộc gọi đường dài mà không phải trả thêm bất cứ một khoản phí nào. Bài báo cũng tiết lộ rằng những âm điệu khác được dùng để truyền tín hiệu cuộc gọi có thể tìm thấy trong những tài liệu trên tạp chí Hệ thống kỹ thuật của Bell, những tài liệu mà AT&T đã phải yêu cầu thư viện gỡ bỏ khỏi giá sách ngay lập tức.
| |
As soon as Jobs got the call from Wozniak that Sunday afternoon, he knew they would have to get their hands on the technical journal right away. “Woz picked me up a few minutes later, and we went to the library at SLAC [the Stanford Linear Accelerator Center] to see if we could find it,” Jobs recounted. It was Sunday and the library was closed, but they knew how to get in through a door that was rarely locked. “I remember that we were furiously digging through the stacks, and it was Woz who finally found the journal with all the frequencies. It was like, holy shit, and we opened it and there it was. We kept saying to ourselves, ‘It’s real. Holy shit, it’s real.’ It was all laid out—the tones, the frequencies.”
| Ngay khi nhận được cuộc gọi từ Wozniak vào chiều chủ nhật, Jobs biết rằng họ phải bắt tay nghiên cứu những tạp chí kỹ thuật này ngay lập tức. Job kể rằng “Woz đã đón tôi chỉ vài phút sau đó và chúng tôi đi ngay đến thư viện ở SLAC ( The Stanford Linear Accelerator Center - trung tâm Gia số tuyến tính Stanford) để tìm kiếm chúng”. Hôm đó là chủ nhật nên thư viện đóng cửa nhưng họ biết cách đột nhập qua một cánh cửa hiếm khi khóa. Jobs tiếp tục: “Tôi nhớ chúng tôi đã xới tung đống sách trong thư viện và chính Woz là người đã tìm ra tờ báo đó. Quỷ thần ơi, chính là nó, chúng tôi đã thấy nó. Chúng tôi không kìm lại được mà liên tục thốt lên „Quỷ thần ơi, nó là sự thật. Nó là sự thật". Tất cả đều có ở trong tài liệu này, âm điệu, tân số.
| |
Wozniak went to Sunnyvale Electronics before it closed that evening and bought the parts to make an analog tone generator. Jobs had built a frequency counter when he was part of the HP Explorers Club, and they used it to calibrate the desired tones. With a dial, they could replicate and tape-record the sounds specified in the article. By midnight they were ready to test it. Unfortunately the oscillators they used were not quite stable enough to replicate the right chirps to fool the phone company.
| Wozniak đi ngay đến Sunnyvale Electronics để kịp mua những linh kiện lắp đặt một chiếc máy phát âm thanh dạng tín hiệu tuần tự (analog) trước khi nó đóng cửa vào buổi tối. Jobs đã từng làm một cái máy đếm tần số khi tham gia vào Câu lạc bộ những nhà khám phá HP và họ đã sử dụng chúng để hiệu chuẩn những âm điệu mong muốn. Với một lần quay số, họ có thể có bản sao mô phỏng và ghi lại bằng những âm thanh đúng như mô tả ở bài báo. Đến nửa đêm thì họ đã sẵn sàng để thử nghiệm nó. Nhưng không may là bộ dao động mà họ sử dụng không đủ ổn định để mô phỏng lại những âm thanh nhỏ một cách chính xác giúp có thể “chơi khăm” công ty viễn thông.
| |
“We could see the instability using Steve’s frequency counter,” recalled Wozniak, “and we just couldn’t make it work. I had to leave for Berkeley the next morning, so we decided I would work on building a digital version once I got there.”
| Woz nói “Chúng tôi đã nhận ra sự thiếu ổn định khi sử dụng máy đếm tần số của Jobs và cuối cùng thì chúng tôi đã không thể thực hiện được ý định của mình. Sáng hôm sau tôi phải đến Berkeley để nhập học, vì vậy chúng tôi quyết định tôi sẽ tập trung chế tạo ra một phiên bản kỹ thuật số ngay khi tôi đến đó”.
| |
No one had ever created a digital version of a Blue Box, but Woz was made for the challenge. Using diodes and transistors from Radio Shack, and with the help of a music student in his dorm who had perfect pitch, he got it built before Thanksgiving. “I have never designed a circuit I was prouder of,” he said. “I still think it was incredible.” | Trước đó, chưa từng có ai chế tạo phiên bản điện tử của Blue Box nhưng Woz đã dám liều lĩnh làm nó.Với sự giúp đỡ của một sinh viên âm nhạc ở ký túc xá, người có âm vực hoàn hảo, Woz đã sử dụng đi-ốt và bóng bán đẫn từ Radio Shack để làm ra Blue Box điện tử trước Lễ tạ ơn. ông nói rằng “Tôi chưa bao giờ thiết kế ra một mạch điện tử nào đáng tự hào hơn. Đến tận bây giờ tôi vẫn nghĩ đúng là không thể tin được”.
| |
One night Wozniak drove down from Berkeley to Jobs’s house to try it. They attempted to call Wozniak’s uncle in Los Angeles, but they got a wrong number. It didn’t matter; their device had worked. “Hi! We’re calling you for free! We’re calling you for free!” Wozniak shouted. The person on the other end was confused and annoyed. Jobs chimed in, “We’re calling from California! From California! With a Blue Box.” This probably baffled the man even more, since he was also in California.
| Một đêm, Wozniak đã lái xe từ Berkely xuống nhà Jobs để thử vận hành nó. Họ cố gắng gọi điện cho bác của Wozniak ở Los Angeles nhưng họ sai số. Nhưng chẳng hề hấn gì, điều quan trọng là cuối cùng thiết bị của họ đã hoạt động.Wozniak đã hét lên sung sướng “Xin chào, chúng tôi đang gọi cho bạn miễn phí! Chúng tôi đang gọi cho bạn miễn phí!”. Người ở đầu dây bên kia lúng túng và khó chịu. Jobs chen thêm “Chúng tôi đang gọi cho bạn từ California! Từ California! Bằng một chiếc Blue Box”.
| |
At first the Blue Box was used for fun and pranks. The most daring of these was when they called the Vatican and Wozniak pretended to be Henry Kissinger wanting to speak to the pope. “Ve are at de summit meeting in Moscow, and ve need to talk to de pope,” Woz intoned. He was told that it was 5:30 a.m. and the pope was sleeping. When he called back, he got a bishop who was supposed to serve as the translator. But they never actually got the pope on the line. “They realized that Woz wasn’t Henry Kissinger,” Jobs recalled. “We were at a public phone booth.”
| Điều này có thể cũng chẳng có ý nghĩa gì với người đàn ông đó vì ông ta cũng ở California. Đầu tiên, Blue Box được sử dụng để phục vụ những trò nghịch ngợm của hai người. Táo bạo nhất là khi họ dám gọi điện đến tòa thánh Vatican, Wozniak giả là Henry Kissinger và bày tỏ mong muốn được nói chuyện với Đức thánh cha. Ông luyến láy âm điệu sao cho giống tiếng của Henry Kissinger “Chúng tôi có một hội nghị thượng đỉnh tại Moscow và chúng tôi cần nói chuyện với Đức thánh cha”. Ông được trả lời rằng lúc đó là năm rưỡi sáng và Đức thánh cha đang ngủ. Khi ông gọi lại, ông gặp một vị giám mục, người được cho là sẽ làm công việc của phiên dịch viên. Nhưng thật sự họ không bao giờ chuyển máy cho Đức thánh cha. Jobs nói “Họ nhận ra Woz không phải là Henry Kissinger vì lúc đó, chúng tôi đang gọi từ một bốt điện thoại công cộng”.
| |
It was then that they reached an important milestone, one that would establish a pattern in their partnerships: Jobs came up with the idea that the Blue Box could be more than merely a hobby; they could build and sell them. “I got together the rest of the components, like the casing and power supply and keypads, and figured out how we could price it,” Jobs said, foreshadowing roles he would play when they founded Apple. The finished product was about the size of two decks of playing cards. The parts cost about $40, and Jobs decided they should sell it for $150.
| Sau đó, họ đã đi đến một quyết định quan trọng đánh dấu một thành công hữu hình trong mối quan hệ hợp tác của họ, đó là Jobs có ý tưởng sẽ biến Blue Box, không còn là thứ đồ chơi tiêu khiển của hai người nữa mà họ sẽ sản xuất và bán chúng. “Tôi thu thập tất cả các linh kiện cần dùng như vỏ thiết bị, nguồn điện, phím bấm và tính toán ra giá cả rồi chúng tôi sẽ bán chúng”, Jobs kể lại công việc của mình như một điềm báo trước về vai trò của ông khi họ thành lập ra Apple. Sản phẩm hoàn thiện có kích cỡ bằng hai sấp bài. Giá mua linh kiện khoảng 40 đô-la và họ sẽ bán thành phẩm với giá 150 đô-la.
| |
Following the lead of other phone phreaks such as Captain Crunch, they gave themselves handles. Wozniak became “Berkeley Blue,” Jobs was “Oaf Tobark.” They took the device to college dorms and gave demonstrations by attaching it to a phone and speaker. While the potential customers watched, they would call the Ritz in London or a dial-a-joke service in Australia. “We made a hundred or so Blue Boxes and sold almost all of them,” Jobs recalled.
| Bắt chước những “tin tặc viễn thông” nổi tiếng như Captain Crunch, Jobs và Woz cũng tự phong cho mình những tên hiệu riêng. Woz trở thành “Berkely Blue” còn Jobs là “Oaf Tobark”. Họ mang thiết bị của mình đến ký túc xá của trường đại học và trình diễn cho mọi người xem bằng cách gắn nó vào một chiếc điện thoại có loa ngoài. Khi những vị khách hàng tiềm năng chăm chú quan sát, họ sẽ thực hiện cuộc gọi cho khách sạn hạng sang Ritz ở London hay gọi tới một dịch vụ nghe kể chuyện cười ở Australia. Jobs nhớ rằng “Chúng tôi đã làm một trăm hoặc hơn chiếc Blue Box và bán gần hết chúng”.
| |
The fun and profits came to an end at a Sunnyvale pizza parlor. Jobs and Wozniak were about to drive to Berkeley with a Blue Box they had just finished making. Jobs needed money and was eager to sell, so he pitched the device to some guys at the next table. They were interested, so Jobs went to a phone booth and demonstrated it with a call to Chicago. The prospects said they had to go to their car for money. “So we walk over to the car, Woz and me, and I’ve got the Blue Box in my hand, and the guy gets in, reaches under the seat, and he pulls out a gun,” Jobs recounted. He had never been that close to a gun, and he was terrified. “So he’s pointing the gun right at my stomach, and he says, ‘Hand it over, brother.’ My mind raced. There was the car door here, and I thought maybe I could slam it on his legs and we could run, but there was this high probability that he would shoot me. So I slowly handed it to him, very carefully.” It was a weird sort of robbery. The guy who took the Blue Box actually gave Jobs a phone number and said he would try to pay for it if it worked. When Jobs later called the number, the guy said he couldn’t figure out how to use it. So Jobs, in his felicitous way, convinced the guy to meet him and Wozniak at a public place. But they ended up deciding not to have another encounter with the gunman, even on the off chance they could get their $150.
| Tuy nhiên cuộc chơi và lợi nhuận đã kết thúc trong một tiệm bánh pizza ở Sunnyvale. Jobs và Wozniak đang trên đường lái xe tới Berkely với một chiếc Blue Box họ mới hoàn thành. Jobs cần tiền và rất hăm hở để bán nó nên ông chia sẻ thông tin về chiếc máy với mấy gã ngồi bàn kế bên. Họ thật sự rất thích thú, vì vậy, Jobs đi tới một bốt điện thoại và trình diễn nó bằng một cuộc gọi đến Chicago. Những vị khách hàng triển vọng này nói họ cần ra chỗ ô tô để lấy tiền. “Vì vậy, chúng tôi đi với họ ra chỗ để xe, cầm theo chiếc Blue Box. Một gã vào trong ô tô, cúi xuống ghế sau và rút ra một khẩu súng”, Jobs kể lại. Chưa bao giờ trong đời Jobs lại bị chĩa súng gần như vậy nên ông hoảng sợ tột độ. “Anh ta dí súng vào bụng tôi và nói „Đưa cái thiết bị kia đây, người anh em". Tôi bắt đầu chạy đua với ý nghĩ chiếc cửa xe đang mở, tôi có thể đóng sập nó lại, đập vào chân hắn ta và chúng tôi có thể chạy thoát. Nhưng cũng có xác suất cao là hắn ta sẽ bắn tôi. Vì vậy, tôi quyết định đưa chiếc Blue Box cho hắn một cách từ từ, cẩn thận”. Đây quả là một kiểu cướp lạ lùng trên thế giới. Tên cướp Blue Box của Jobs đã đưa số điện thoại của hắn và nói sẽ cố gắng kiếm tiền trả nếu hắn thấy thiết bị hoạt động tốt. Sau đó, khi Jobs gọi điện cho hắn, hắn nói vẫn chưa tìm ra được cách sử dụng nó. Vì vậy, Jobs đã khéo léo thuyết phục hắn gặp ông và Wozniak ở một nơi công cộng. Nhưng cuối cùng họ lại quyết định không chạm trán với tên cướp có súng kia lần nữa, thậm chí ngay cả khi họ có cơ hội để lấy lại 150 đô-la kia.
| |
The partnership paved the way for what would be a bigger adventure together. “If it hadn’t been for the Blue Boxes, there wouldn’t have been an Apple,” Jobs later reflected. “I’m 100% sure of that. Woz and I learned how to work together, and we gained the confidence that we could solve technical problems and actually put something into production.” They had created a device with a little circuit board that could control billions of dollars’ worth of infrastructure. “You cannot believe how much confidence that gave us.” Woz came to the same conclusion: “It was probably a bad idea selling them, but it gave us a taste of what we could do with my engineering skills and his vision.” The Blue Box adventure established a template for a partnership that would soon be born. Wozniak would be the gentle wizard coming up with a neat invention that he would have been happy just to give away, and Jobs would figure out how to make it user-friendly, put it together in a package, market it, and make a few bucks.
| Việc hợp tác này đã mở đường cho những “cuộc phiêu lưu” ở mức độ cao hơn nhiều của Jobs và Woz sau này. Jobs đã phải thừa nhận rằng “Nếu không có phi vụ Blue Box, sẽ không có Apple ngày nay. Tôi chắc chắn 100% về điều này. Woz và tôi đã học được cách phối hợp làm việc với nhau và hơn cả là chúng tôi cảm thấy tự tin rằng chúng tôi có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tạo ra những sản phẩm thực sự có thể đưa vào sản xuất và phân phối”. Họ đã sáng tạo ra một thiết bị với bảng vi mạch nhỏ có thể kiểm soát được một hệ cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô-la. “Ông không thể nào hình dung được lúc đó chúng tôi cảm thấy tự tin thế nào đâu”. Và Woz cũng tán thành với Jobs: “Việc bán thiết bị có thể là một ý tưởng tồi nhưng nó đã mang lại cho tôi cảm nhận về những gì chúng tôi có thể làm được với khả năng hiểu biết kỹ thuật và tầm nhìn của chúng tôi”. Phi vụ mạo hiểm Blue Box đã đặt nền móng cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác của chúng tôi, điều mà chúng tôi đáng nhẽ phải hiện thực hóa sớm hơn. Wozniak là một thiên tài về điện tử, người có thể tạo ra bất cứ phát minh gọn nhẹ mà tối ưu nhất nhưng sự nhu mì lại khiến ông có thể sẵn sàng vui vẻ cho không, tặng hoặc bán nó với mức giá rẻ. Còn Jobs sẽ là người tìm cách để khiến các phát minh của Wozniak trở nên thân thiện với người dùng hơn, cũng như tìm cách đóng gói và phân phối chúng để có được những món hời, thậm chí hơn cả mong đợi.
| |
| Chú thích: (1) ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) - hệ thống điện toán (máy vi tính) được J. Presper Eckert và John Mauchly phát triển vào tháng 2 năm 1946 với khả năng xử lý 5.000 phép tính một giây, nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó. (2) Richard Nixon, tổng thống Mỹ, nhiệm kỳ 1972-1974. (3) Dãy Fibonacci là dãy số vô hạn các số tự nhiên bắt bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó. (4) Chuyến lưu diễn của Bob Dylan vào năm 1965 và 1966. (5) Còn được gọi là “Cuộc du hành vào vũ trụ”, một bộ phim hành động viễn tưởng được trình chiếu vào giữa những năm 1990. (6) Chiếc hộp dùng để quay số gọi của thiết bị viễn thông.
| |
|
| |
CHAPTER THREE THE DROPOUT Turn On, Tune In... Chrisann Brennan | Chương 3 Bỏ giữa chừng: Bắt đầu và điều chỉnh Chrisann Brennan
| |
Toward the end of his senior year at Homestead, in the spring of 1972, Jobs started going out with a girl named Chrisann Brennan, who was about his age but still a junior. With her light brown hair, green eyes, high cheekbones, and fragile aura, she was very attractive. She was also enduring the breakup of her parents’ marriage, which made her vulnerable. “We worked together on an animated movie, then started going out, and she became my first real girlfriend,” Jobs recalled. As Brennan later said, “Steve was kind of crazy. That’s why I was attracted to him.”
| Mùa xuân năm 1872, năm học cuối cấp ở trường Homestead, Jobs bắt đầu hẹn hò với một cô bạn gái. Chrissan Brennan bằng tuổi Jobs nhưng học kém một lớp. Với mái tóc màu nâu nhẹ, đôi mắt xanh, gò má cao cùng dáng dấp mong manh của một cô thiếu nữ thì Chrissan quả rất quyến rũ. Cha mẹ của Chrissann vừa ly dị. Chính sự tan vỡ của gia đình khiến Chrissann rất dễ bị tổn thương. Jobs nhớ lại “Chúng tôi cùng làm trong một bộ phim hoạt họa rồi bắt đầu hẹn hò. Cô ấy trở thành người bạn gái thật sự đầu tiên của tôi”. Brennan sau này cũng nói rằng “Steve là một con người điên khùng. Nhưng chính điều đó đã hấp dẫn tôi”.
| |
Jobs’s craziness was of the cultivated sort. He had begun his lifelong experiments with compulsive diets, eating only fruits and vegetables, so he was as lean and tight as a whippet. He learned to stare at people without blinking, and he perfected long silences punctuated by staccato bursts of fast talking. This odd mix of intensity and aloofness, combined with his shoulder-length hair and scraggly beard, gave him the aura of a crazed shaman. He oscillated between charismatic and creepy. “He shuffled around and looked half-mad,” recalled Brennan. “He had a lot of angst. It was like a big darkness around him.”
| Sự điên khùng của Jobs thuộc loại có thể được điều chỉnh và trau dồi bởi nhận thức. Ông đã bắt đầu những cuộc thử nghiệm, sẽ duy trì trong suốt cuộc đời, với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ có rau và hoa quả. Chính vì vậy, người ông gầy và mảnh khảnh như một cỗ chiến xa hạng nhẹ. ông luyện được cách nhìn chằm chằm vào người khác mà không chớp mắt, ông có thể phá vỡ sự im lặng trong một thời gian dài bằng một loạt những câu nói nhanh và ngắn gọn. Sự pha trộn khác thường giữa những xúc cảm mãnh liệt và sự xa lánh cô độc kết hợp với mái tóc ngắn đến ngang vai và bộ râu lởm chởm mang lại cho Jobs thần thái của một vị pháp sư điên khùng, ở Steve có sự hòa quyện của một người thuyết phục tài tình đồng thời lại gây ra cho người khác sự ớn lạnh đến nổi da gà. Brennan kể rằng “Steve thường đi đi lại lại, trông như nửa tỉnh nửa mê. Ông có quá nhiều sự lo lắng, cảm giác như xung quanh là một màn đêm rộng lớn bao trùm vậy”.
| |
Jobs had begun to drop acid by then, and he turned Brennan on to it as well, in a wheat field just outside Sunnyvale. “It was great,” he recalled. “I had been listening to a lot of Bach. All of a sudden the wheat field was playing Bach. It was the most wonderful feeling of my life up to that point. I felt like the conductor of this symphony with Bach coming through the wheat.”
| Job bắt đầu sử dụng chất kích thích gây ảo giác và sau đó ông cũng kéo cả Brennan vào cuộc chơi này trên một cánh đồng lúa mỳ ở ngoại ô Sunnyvale, ông nói “Thật là tuyệt vời. Tôi thường nghe nhạc của Bach, và khi đó đột nhiên, cả cánh đồng lúa mỳ như ngập tràn những giai điệu của Bach. Giây phút đó đích thực là giây phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Tôi cảm giác như mình là vị nhạc trưởng của dàn hòa tấu đang đắm mình trong những giai điệu làm mê lòng người”.
| |
That summer of 1972, after his graduation, he and Brennan moved to a cabin in the hills above Los Altos. “I’m going to go live in a cabin with Chrisann,” he announced to his parents one day. His father was furious. “No you’re not,” he said. “Over my dead body.” They had recently fought about marijuana, and once again the younger Jobs was willful. He just said good-bye and walked out.
| Mùa hè năm 1972, sau khi tốt nghiệp, ông cùng với Brennan chuyển đến sống trong một nhà xe lưu động ở khu đồi trên Los Altos. Một ngày, Steve thông báo tới cha mẹ mình rằng “Con cùng với Chrisann sẽ chuyển đến sống ở nhà xe lưu động”. Cha của Steve rất tức giận, ông kiên quyết: “Điều đó không thể được, trừ phi bước qua xác ta”. Trước đó, họ đã phản đối việc Jobs sử dụng cần sa và giờ một lần nữa chàng thanh niên Jobs lại tiếp tục bị ngăn cản. Steve chào tạm biệt cha mẹ và bỏ đi.
| |
Brennan spent a lot of her time that summer painting; she was talented, and she did a picture of a clown for Jobs that he kept on the wall. Jobs wrote poetry and played guitar. He could be brutally cold and rude to her at times, but he was also entrancing and able to impose his will. “He was an enlightened being who was cruel,” she recalled. “That’s a strange combination.”
| Brennan dành rất nhiều thời gian của mùa hè năm đó để vẽ. Cô khá có tài hội họa, và bức vẽ chú hề cô tặng cho Jobs được treo mãi trên tường. Jobs thì làm thơ và chơi ghi-ta. Đôi lúc, ông có thể là một con người cực kỳ tàn nhẫn và lạnh lùng với Brennan, nhưng ông cũng là người rất cảm xúc và cương quyết với các quyết định của mình. Brennan nhận xét rằng “Jobs là một sự kết hợp kỳ lạ của một kẻ giác ngộ bên trong những biểu hiện của con người độc ác”.
| |
Midway through the summer, Jobs was almost killed when his red Fiat caught fire. He was driving on Skyline Boulevard in the Santa Cruz Mountains with a high school friend, Tim Brown, who looked back, saw flames coming from the engine, and casually said to Jobs, “Pull over, your car is on fire.” Jobs did. His father, despite their arguments, drove out to the hills to tow the Fiat home.
| Giữa mùa hè năm đó, Jobs suýt thiệt mạng khi chiếc xe Fiat đỏ của ông bị cháy. Khi đang lái xe, cùng một người bạn trung học tên là Tim Brown, trên Đại lộ Skyline ở khu vực núi Santa Cruz thì anh bạn này bất chợt nhìn thấy đằng sau động cơ của chiếc xe đang bốc cháy và hét lên “Cho xe tấp vào lề đường đi, xe cậu đang cháy kìa”. Jobs dừng xe ở bên đường, dập lửa. Và cha Steve, mặc dù đang chiến tranh lạnh với cậu con trai vẫn lái xe đến khu đồi để kéo chiếc Fiat về nhà.
| |
In order to find a way to make money for a new car, Jobs got Wozniak to drive him to De Anza College to look on the help-wanted bulletin board. They discovered that the Westgate Shopping Center in San Jose was seeking college students who could dress up in costumes and amuse the kids. So for $3 an hour, Jobs, Wozniak, and Brennan donned heavy full-body costumes and headgear to play Alice in Wonderland, the Mad Hatter, and the White Rabbit. Wozniak, in his earnest and sweet way, found it fun. “I said, ‘I want to do it, it’s my chance, because I love children.’ I think Steve looked at it as a lousy job, but I looked at it as a fun adventure.” Jobs did indeed find it a pain. “It was hot, the costumes were heavy, and after a while I felt like I wanted to smack some of the kids.” Patience was never one of his virtues.
| Với mục tiêu kiếm tiền mua xe mới, Jobs đã nhờ Wozniak chở đến trường đại học De Anza để tìm thông tin trên bảng thông báo của trường. Họ đọc được một quảng cáo rằng Trung tâm mua sắm Westgate ở San Joe đang tìm kiếm sinh viên sẵn sàng hóa trang và vui chơi với bọn trẻ. Với mức lương 3 đô la/giờ, Jobs, Wozniak và Brennan phải mặc những trang phục hóa trang to tướng, nặng trịch phủ từ đầu đến chân để đóng giả làm các nhân vật trong chuyện Alice ở xứ sở thần tiên, Alice, Mad Hatter và Thỏ trắng. Wozniak, với sự nghiêm túc và ngọt ngào của mình thấy công việc này thú vị. ông kể lại: “Lúc ấy, tôi nói với Jobs rằng mình muốn làm công việc này, đó là cơ hội thú vị vì tôi yêu trẻ nhỏ‟. Nhưng tôi nghĩ Jobs cho rằng một công việc tệ hại thế mà tôi lại thấy đây là một trải nghiệm thú vị”. Jobs thì khó chịu cằn nhằn, “Trời rất nóng, bộ quần áo hóa trang lại quá nặng và sau một lúc, tôi cảm giác mình chỉ muốn bạt tai một vài đứa trẻ đó”. Kiên nhẫn là một những đức tính không bao giờ có ở Jobs.
| |
Reed College
Seventeen years earlier, Jobs’s parents had made a pledge when they adopted him: He would go to college. So they had worked hard and saved dutifully for his college fund, which was modest but adequate by the time he graduated. But Jobs, becoming ever more willful, did not make it easy. At first he toyed with not going to college at all. “I think I might have headed to New York if I didn’t go to college,” he recalled, musing on how different his world—and perhaps all of ours—might have been if he had chosen that path. When his parents pushed him to go to college, he responded in a passive-aggressive way. He did not consider state schools, such as Berkeley, where Woz then was, despite the fact that they were more affordable. Nor did he look at Stanford, just up the road and likely to offer a scholarship. “The kids who went to Stanford, they already knew what they wanted to do,” he said. “They weren’t really artistic. I wanted something that was more artistic and interesting.”
| Trường Reed
Mười bảy năm trước, khi nhận con nuôi, cha mẹ của Jobs đã hứa sẽ cho ông học đại học. Vì vậy, họ đã làm việc thật chăm chỉ và trách nhiệm để tiết kiệm số tiền không nhiều nhưng đủ để Jobs có thể theo học đại học sau khi tốt nghiệp. Nhưng Jobs, với sự ngang ngạnh ngày một gia tăng đã khiến mọi việc không hề suôn sẻ như vậy. Đầu tiên, ông giỡn rằng mình sẽ không học đại học. “Lúc đó, tôi nghĩ nếu không theo học đại học, tôi sẽ đi New York”, Jobs kể lại, trầm ngâm tưởng tượng thế giới của ông, và có lẽ và của chúng ta nữa, sẽ ra sao nếu ông chọn con đường ấy. Khi cha mẹ Jobs ép phải đi học đại học, ông phản ứng lại một cách khá gay gắt. Ông thậm chí còn không thèm quan tâm đến việc chọn trường, kể cả Berkely, nơi Woz đã theo học mặc dù họ có khả năng tài chính để lo cho ông theo học tại đây. Jobs cũng không thèm ngó ngàng gì đến Stanford, ngôi trường ở ngay gần nhà và có thể dành cho ông một suất học bổng. Jobs nói rằng “Những đứa trẻ chọn Standford để theo học thì chúng đã biết được chúng muốn gì rồi. Chúng thật sự chẳng có tí máu nghệ sĩ nào cả. Tôi, thì tôi muốn cái gì đó vừa nghệ sĩ lại vừa thú vị”.
| |
Instead he insisted on applying only to Reed College, a private liberal arts school in Portland, Oregon, that was one of the most expensive in the nation. He was visiting Woz at Berkeley when his father called to say an acceptance letter had arrived from Reed, and he tried to talk Steve out of going there. So did his mother. It was far more than they could afford, they said. But their son responded with an ultimatum: If he couldn’t go to Reed, he wouldn’t go anywhere. They relented, as usual.
| Thay vào đó, Jobs khăng khăng chỉ đăng ký vào mỗi trường đại học Reed, một trường tư thục thuộc nhóm các trường khoa học xã hội ở Portland, Oregon với mức học phí gần như đắt nhất nước. Jobs đang đến thăm Woz ở Berkeley khi cha ông gọi điện thông báo đã nhận được thư chấp nhận của trường Reed cũng như cùng mẹ ông một lần nữa cố gắng thuyết phục ông chọn trường khác. Chi phí theo học ở Reed thật sự vượt quá khả năng tài chính của họ. Nhưng một lần nữa, cậu con trai của họ đáp lại bằng một tối hậu thư: Nếu không học ở Reed thì sẽ chẳng học ở đâu nữa. Và như thường lệ, cha mẹ của Jobs đành khoan nhượng.
| |
Reed had only one thousand students, half the number at Homestead High. It was known for its free-spirited hippie lifestyle, which combined somewhat uneasily with its rigorous academic standards and core curriculum. Five years earlier Timothy Leary, the guru of psychedelic enlightenment, had sat cross-legged at the Reed College commons while on his League for Spiritual Discovery (LSD) college tour, during which he exhorted his listeners, “Like every great religion of the past we seek to find the divinity within.... These ancient goals we define in the metaphor of the present—turn on, tune in, drop out.” Many of Reed’s students took all three of those injunctions seriously; the dropout rate during the 1970s was more than one-third. | Reed chỉ có chừng một ngàn sinh viên, bằng nửa so với Homestead và được biết đến như một nơi mà sinh viên có một phong cách sống hippie theo xu hướng tự do, một sự kết hợp không dễ dàng thích nghi cùng với những tiêu chuẩn học thuật khắt khe và chương trình học khá nặng ở đây. Năm năm trước, Timothy Leary, một guru (người dẫn dắt) của nhóm những người tìm sự giác ngộ trong ảo giác, đã “ngồi vắt chéo chân” ở khu vực sinh hoạt chung của trường Reed trong trạng thái thăng hoa tinh thần do dùng LSD. Tại đây, ông ta đã hô hào mọi người “Giống như những vùng đất tuyệt vời từ xa xưa chúng ta đến để tìm kiếm sự kỳ ảo của thánh thần... Những mục tiêu cổ xưa này, chúng tôi định nghĩa nó trong phép ẩn dụ thích hợp hơn trong thời đại ngày nay là - “Hãy khởi động, hòa nhập và từ bỏ”. Rất nhiều sinh viên của Reed đã tuân theo cả ba huấn lệnh này và tỷ lệ bỏ học suốt những năm 1970s tới hơn một phần ba.
| |
When it came time for Jobs to matriculate in the fall of 1972, his parents drove him up to Portland, but in another small act of rebellion he refused to let them come on campus. In fact he refrained from even saying good-bye or thanks. He recounted the moment later with uncharacteristic regret: It’s one of the things in life I really feel ashamed about. I was not very sensitive, and I hurt their feelings. I shouldn’t have. They had done so much to make sure I could go there, but I just didn’t want them around. I didn’t want anyone to know I had parents. I wanted to be like an orphan who had bummed around the country on trains and just arrived out of nowhere, with no roots, no connections, no background.
| Đến thời gian Jobs bắt đầu nhập học vào mùa thu năm 1972, cha mẹ lái xe đưa Jobs lên Portland nhưng, như một hành động chống đối cứng đầu, Jobs từ chối đưa họ vào thăm khuôn viên trường. Trên thực tế, ông đã thậm chí không cả nói lời tạm biệt hay cảm ơn. ông thuật lại giây phút đó sau này với sự hối hận: Đó là một trong những điều tồi tệ khiến tôi thấy hổ thẹn nhất trong cuộc đời mình. Tôi đã không tinh ý chút nào và khiến cả cha mẹ tôi đau lòng. Họ đã cố gắng rất nhiều để chắc chắn rằng tôi có thể đi học ở Reed nhưng tôi lại không muốn họ có mặt ở đây, tham quan nơi tôi sẽ theo học. Tôi không muốn bất cứ ai biết rằng tôi có cha mẹ. Tôi muốn mọi người coi mình là một đứa trẻ mồ côi, đi lang thang vô định khắp nơi trên đất nước này bằng xe lửa và vừa đến trường, không từ đâu cả, không nguồn gốc, không mối ràng buộc, không thân thế, không gì cả”.
| |
In late 1972, there was a fundamental shift happening in American campus life. The nation’s involvement in the Vietnam War, and the draft that accompanied it, was winding down. Political activism at colleges receded and in many late-night dorm conversations was replaced by an interest in pathways to personal fulfillment. Jobs found himself deeply influenced by a variety of books on spirituality and enlightenment, most notably Be Here Now, a guide to meditation and the wonders of psychedelic drugs by Baba Ram Dass, born Richard Alpert. “It was profound,” Jobs said. “It transformed me and many of my friends.”
| Cuối năm 1972 đã diễn ra một sự chuyển dịch cơ bản trong cuộc sống tại các trường đại học ở Mỹ. Sự tham chiến tại Việt Nam và chế độ quân dịch đi kèm với nó đã được co hẹp. Các hoạt động chính trị tại các trường đại học đã lui vào hậu trường. Nội dung các cuộc nói chuyện tán phét đêm khuya ở các căn phòng khu ký túc xá sinh viên đã được chuyển sang chủ đề làm thế nào để hoàn thiện bản thân. Jobs thấy bản thân mình chịu ảnh hưởng sâu sắc của những cuốn sách về tâm linh và giác ngộ, tiêu biểu nhất là cuốn Be Here Now, một cuốn sách dẫn dắt người đọc vào thế giới của thiền định và sự kỳ diệu của những loại thuốc gây ảo giác của Baba Ram Dass, người sinh ra Richard Alpert. Jobs cho rằng “Điều đó thật sự tuyệt diệu. Nó đã giúp cải tổ chính bản thân tôi và những người bạn tôi”.
| |
The closest of those friends was another wispy-bearded freshman named Daniel Kottke, who met Jobs a week after they arrived at Reed and shared his interest in Zen, Dylan, and acid. Kottke, from a wealthy New York suburb, was smart but low-octane, with a sweet flower-child demeanor made even mellower by his interest in Buddhism. That spiritual quest had caused him to eschew material possessions, but he was nonetheless impressed by Jobs’s tape deck. “Steve had a TEAC reel-to-reel and massive quantities of Dylan bootlegs,” Kottke recalled. “He was both really cool and high-tech.”
| Người bạn thân nhất của Jobs ở trường đại học cũng là một sinh viên năm thứ nhất, có râu quai nón tên là Daniel Kottke. Hai người đã gặp nhau một tuần sau khi đến nhập học và có chung sở thích thiền, nghe nhạc Dylan và sử dụng chất kích thích. Kottke đến từ một vùng ngoại ô giàu có của New York, thông minh nhưng hời hợt, thiếu nhiệt huyết, có cử chỉcủa những đứa trẻ đồng bóng đầy ngọt ngào, thậm chí Kottke còn dịu dàng hơn bởi ông chịu ảnh hưởng sâu sắc với những lời răn dạy của đạo Phật. Những yếu tố tâm linh đó đã khiến cho Kottke không có ham muốn tranh giành hay để ý đến vật chất, nhưng dù sao ông cũng rất ấn tượng bởi chiếc đài cassett của Jobs. Kottke nói “Steve có một chiếc TEAC có 2 cửa băng với một lượng lớn các bản ghi nhạc của Dylan. Cậu ấy vừa dễ mến lại vừa sành về công nghệ”.
| |
Jobs started spending much of his time with Kottke and his girlfriend, Elizabeth Holmes, even after he insulted her at their first meeting by grilling her about how much money it would take to get her to have sex with another man. They hitchhiked to the coast together, engaged in the typical dorm raps about the meaning of life, attended the love festivals at the local Hare Krishna temple, and went to the Zen center for free vegetarian meals. “It was a lot of fun,” said Kottke, “but also philosophical, and we took Zen very seriously.”
| Jobs bắt đầu dành rất nhiều thời gian với Kottke và Elizabeth Holmes bạn gái của ông, mặc dù ông đã xúc phạm bà trong buổi gặp đầu tiên khi đưa ra một câu hỏi sỗ sàng: Phải mất bao nhiêu tiền để bà có thể lên giường với một gã đàn ông khác. Họ cùng nhau bắt xe ra biển chơi, cùng nhau tham gia vào những bản rap đặc trưng của sinh viên ở ký xá về ý nghĩa cuộc sống, tham gia lễ hội festival tình yêu ở ngôi đền Hare Krishna và đi đến những trung tâm dạy Thiền để thưởng thức những bữa ăn chay miễn phí. Kottke nói rằng “Việc đó thật vui nhưng cũng mang giá trị triết học cao và chúng tôi đã hành thiền một cách rất nghiêm túc”.
| |
Jobs began sharing with Kottke other books, including Zen Mind, Beginner’s Mind by Shunryu Suzuki, Autobiography of a Yogi by Paramahansa Yogananda, and Cutting Through Spiritual Materialism by Chögyam Trungpa. They created a meditation room in the attic crawl space above Elizabeth Holmes’s room and fixed it up with Indian prints, a dhurrie rug, candles, incense, and meditation cushions. “There was a hatch in the ceiling leading to an attic which had a huge amount of space,” Jobs said. “We took psychedelic drugs there sometimes, but mainly we just meditated.”
| Jobs bắt đầu chia sẻ với Kottke những cuốn sách khác, bao gồm cả “Thiền Tâm”, “Luyện tập trí tuệ cho người bắt đầu” của Shunryu Suzuki, “Tự truyện của một Yogi” của Paramahansa Yogananda và “Vượt qua chủ nghĩa duy vật tinh thần” của Chogyam Trungpa. Họ lập ra một phòng thiền trong một căn gác mái phía bên trên phòng của Elizabeth, tu sửa lại với những bức hình về văn hóa Ấn Độ, trải thảm phòng, nến, hương và những chiếc thảm tập. Jobs kể “Có một khoang trống giữa trần nhà dẫn lên gác mái, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn dùng thuốc ảo giác ở đây nhưng chủ yếu chúng tôi chỉ lên đây để thiền”.
| |
Jobs’s engagement with Eastern spirituality, and especially Zen Buddhism, was not just some passing fancy or youthful dabbling. He embraced it with his typical intensity, and it became deeply ingrained in his personality. “Steve is very much Zen,” said Kottke. “It was a deep influence. You see it in his whole approach of stark, minimalist aesthetics, intense focus.” Jobs also became deeply influenced by the emphasis that Buddhism places on intuition. “I began to realize that an intuitive understanding and consciousness was more significant than abstract thinking and intellectual logical analysis,” he later said. His intensity, however, made it difficult for him to achieve inner peace; his Zen awareness was not accompanied by an excess of calm, peace of mind, or interpersonal mellowness.
| Sự gắn bó của Jobs với thế giới tâm linh phương Đông, đặc biệt là Thiền Phật giáo không phải chỉ là những ham mê nhất thời của tuổi trẻ. Ông theo đuổi nó hết mình giống như nét tính cách vốn có của ông. Kottke nói với tôi rằng “Steve rất sùng bái Thiền. Nó thật sự ảnh hưởng sâu sắc đến ông ấy. Bạn có thể nhận thấy điều này trong tổng thể con người Jobs: sự thẳng thắn, bình dị, khiếu thẩm mỹ tinh tế, đơn giản và sự tập trung cao độ. Jobs cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nhận định rằng cơ sở của Phật giáo là trực giác. Jobs sau này nói với tôi: “Tôi bắt đầu nhận ra rằng sự nhận thức tự nhiên bằng trực giác quan trọng hơn những thống kê logic trừu tượng, phải vận dụng trí não của khoa học. Tuy nhiên, cảm xúc quá mãnh liệt khiến Jobs khó đạt được sự tĩnh tâm; những nhận thức có được từ Thiền của ông không đi kèm với việc tăng khả năng giữ bình tĩnh, đầu óc thanh thản hay sự nhẹ nhàng giữa người với người”.
| |
He and Kottke enjoyed playing a nineteenth-century German variant of chess called Kriegspiel, in which the players sit back-to-back; each has his own board and pieces and cannot see those of his opponent. A moderator informs them if a move they want to make is legal or illegal, and they have to try to figure out where their opponent’s pieces are. “The wildest game I played with them was during a lashing rainstorm sitting by the fireside,” recalled Holmes, who served as moderator. “They were tripping on acid. They were moving so fast I could barely keep up with them.” | Jobs và Kottke đều thích chơi một môn cờ biến thể của thế kỷ XIX xuất phát từ Đức có tên là Kriegspiel. Hai người chơi phải ngồi quay lưng vào nhau, mỗi người đều có một bảng riêng với những quân cờ của mình sao cho không ai có thể nhìn thấy đối thủ. Một người được cử làm trọng tài để quan sát và thông báo cho người chơi nếu nước đi của họ đúng luật hay phạm luật. Công việc của mỗi người chơi là cố gắng tìm ra cách sắp xếp các quân cờ của đối phương. Holmes nhớ rằng “Hiệp đấu cam go và quyết liệt nhất mà tôi từng chơi với họ là trận đấu diễn ra cạnh lò sưởi trong suốt một cơn bão, ngoài trời mưa rất to. Lúc đó, tôi là trọng tài, họ chơi trong hơi thuốc và di chuyển nhanh tới mức rất khó để tôi có thể bắt kịp họ”.
| |
Another book that deeply influenced Jobs during his freshman year was Diet for a Small Planet by Frances Moore Lappé, which extolled the personal and planetary benefits of vegetarianism. “That’s when I swore off meat pretty much for good,” he recalled. But the book also reinforced his tendency to embrace extreme diets, which included purges, fasts, or eating only one or two foods, such as carrots or apples, for weeks on end.
| Một cuốn sách khác có ảnh hưởng sâu sắc tới Jobs trong thời gian năm đầu đại học là “Diet for a Small Planet” của Frances Moore Lappé. Cuốn sách ca tụng những lợi ích không chỉ với cá nhân và với toàn hành tinh này của việc ăn chay, ông nhớ lại “Đó là lúc tôi thề sẽ không ăn thịt vì mục tiêu sống tốt hơn”. Nhưng cuốn sách cũng củng cố xu hướng của ông về tuân thủ các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, trong đó có nhin đói, ăn chay, hoặc ăn chỉ một hoặc hai loại thực phẩm, chẳng hạn như cà rốt hoặc táo, tiếp diễn nhiều tuần liền.
| |
Jobs and Kottke became serious vegetarians during their freshman year. “Steve got into it even more than I did,” said Kottke. “He was living off Roman Meal cereal.” They would go shopping at a farmers’ co-op, where Jobs would buy a box of cereal, which would last a week, and other bulk health food. “He would buy flats of dates and almonds and lots of carrots, and he got a Champion juicer and we’d make carrot juice and carrot salads. There is a story about Steve turning orange from eating so many carrots, and there is some truth to that.” Friends remember him having, at times, a sunset-like orange hue.
| Jobs và Kottke thực sự là những người ăn chay nghiêm túc trong suốt năm thứ nhất đại học. Kottke nói “Steve còn „tín‟ việc ăn chay hơn cả tôi”. Họ đi mua đồ tại một siêu thị nông sản, nơi Jobs thường mua một hộp ngũ cốc lớn có thể sử dụng được trong một tuần và rất nhiều hộp lớn đồ ăn dinh dưỡng khác. “Ông ấy mua rất nhiều chà là, quả hạnh và cà rốt. ông ấy có một cái máy ép hoa quả Champion và chúng tôi làm nước ép cà rốt hay salad cà rốt. Có một câu chuyện kể rằng nước da của Steve đã chuyển sang màu da cam vì ăn quá nhiều cà rốt và việc đó cũng có phần nào đúng”. Bạn bè xung quanh nhớ rằng có thời gian, da của Jobs có màu sắc giống như màu cam của bầu trời lúc mặt trời lặn.
| |
Jobs’s dietary habits became even more obsessive when he read Mucusless Diet Healing System by Arnold Ehret, an early twentieth-century German-born nutrition fanatic. He believed in eating nothing but fruits and starchless vegetables, which he said prevented the body from forming harmful mucus, and he advocated cleansing the body regularly through prolonged fasts. That meant the end of even Roman Meal cereal—or any bread, grains, or milk. Jobs began warning friends of the mucus dangers lurking in their bagels. “I got into it in my typical nutso way,” he said. At one point he and Kottke went for an entire week eating only apples, and then Jobs began to try even purer fasts. He started with two-day fasts, and eventually tried to stretch them to a week or more, breaking them carefully with large amounts of water and leafy vegetables. “After a week you start to feel fantastic,” he said. “You get a ton of vitality from not having to digest all this food. I was in great shape. I felt I could get up and walk to San Francisco anytime I wanted.”
| Thói quen ăn kiêng của Jobs thậm chí còn trở nên nghiêm ngặt hơn khi ông đọc cuốn “Mucusless Diet Healing System” (tạm dịch là “Chế độ ăn kiêng không tạo ra niêm dịch giúp chữa lành bệnh”) của Arnold Ehret, một người Đức, cuồng tín với các vấn đề dinh dưỡng đầu thế kỷ XX. ông này tin rằng nếu không ăn gì ngoài trái cây và rau, loại không chứa tinh bột, thì sẽ giúp cơ thể ngăn chặn tiết ra niêm dịch gây hại và ông chủ trương làm sạch cơ thể mình thường xuyên bằng việc ăn chay nhẹ hoặc nhịn ăn trong thời gian dài. Đều đó có nghĩa là ông sẽ chấm dứt ngay cả các bữa ngũ cốc Roman hay bánh mỳ, ngũ cốc khác và sữa. Jobs bắt đầu cảnh báo những người bạn của mình về những nguy hiểm của niêm dịch ẩn nấp trong những chiếc bánh sừng bò, ông nói “Tôi tuân thủ theo nó một cách điên rồ như tôi vốn vậy”. Có thời điểm, ông và Kottke cả tuần chỉ ăn táo, sau đó Jobs thậm chí còn nhịn ăn. Họ bắt đầu bằng việc nhịn ăn hai ngày, sau đó kéo dài đến cả tuần hoặc hơn. Họ chỉ uống nước và ăn các loại rau có lá. Jobs kể “Sau một tuần, tôi bắt đầu thấy hiệu nghiệm. Cơ thể tôi như nhận được một luồng sinh khí lớn nhờ việc không phải tiêu hóa thức ăn. Tôi thật sự có ngoại hình lý tưởng và cảm giác như mình có thể thức dậy và đi bộ tới San Francisco bất cứ lúc nào tôi muốn”.
| |
Vegetarianism and Zen Buddhism, meditation and spirituality, acid and rock—Jobs rolled together, in an amped-up way, the multiple impulses that were hallmarks of the enlightenment-seeking campus subculture of the era. And even though he barely indulged it at Reed, there was still an undercurrent of electronic geekiness in his soul that would someday combine surprisingly well with the rest of the mix.
| Jobs kết hợp giữa chế độ ăn chay và sự thấm nhuần tư tưởng Thiền Phật giáo, giữa việc ngồi thiền và rèn luyện tâm linh, giữa sử dụng chất gây ảo giác và rock... với cường độ ngày càng gia tăng, những nguồn động lực được cho là tiểu chuẩn trong hành trình tìm kiếm sự giác ngộ của thời đại. Mặc dù Jobs ít chú ý đến việc học tập của mình ở Reed nhưng trong ông vẫn luôn ngầm tồn tại dòng chảy của một người nghiền công nghệ điện tử, thứ mà một ngày sẽ kết hợp một cách ngạc nhiên với những điều trên.
| |
Robert Friedland
In order to raise some cash one day, Jobs decided to sell his IBM Selectric typewriter. He walked into the room of the student who had offered to buy it only to discover that he was having sex with his girlfriend. Jobs started to leave, but the student invited him to take a seat and wait while they finished. “I thought, ‘This is kind of far out,’” Jobs later recalled. And thus began his relationship with Robert Friedland, one of the few people in Jobs’s life who were able to mesmerize him. He adopted some of Friedland’s charismatic traits and for a few years treated him almost like a guru—until he began to see him as a charlatan.
| Robert Friedland
Một lần, để kiếm tiền, Jobs quyết định bán chiếc máy đánh chữ IBM Selectric. Ông đi vào căn phòng của một sinh viên, người đã hỏi mua nó; nhưng lúc đó, anh ta đang mải vui vẻ với cô bạn gái. Jobs định bỏ đi nhưng cậu sinh viên đó mời ông ngồi xuống và đợi đến khi họ xong việc. Jobs sau này nói rằng “Điều đó gần như vượt quá sức tưởng tượng của tôi”. Sau đó, Jobs cũng bắt đầu chơi với Robert Friedland, một trong số ít người có khả năng “thôi miên” ông. Ông cũng bị ảnh hưởng một số nét tính cách được cho là lôi cuốn của Friedland và đối xử với ông ta như một thần tượng (guru) cho đến khi bắt đầu nhận ra ông ta chỉ là một kẻ bịp bợm.
| |
Friedland was four years older than Jobs, but still an undergraduate. The son of an Auschwitz survivor who became a prosperous Chicago architect, he had originally gone to Bowdoin, a liberal arts college in Maine. But while a sophomore, he was arrested for possession of 24,000 tablets of LSD worth $125,000. The local newspaper pictured him with shoulder-length wavy blond hair smiling at the photographers as he was led away. He was sentenced to two years at a federal prison in Virginia, from which he was paroled in 1972. That fall he headed off to Reed, where he immediately ran for student body president, saying that he needed to clear his name from the “miscarriage of justice” he had suffered. He won.
| Friedland lớn hơn Jobs bốn tuổi nhưng vẫn đang học đại học. ông là con trai của một người còn sống sót của trại tập trung Auschiwitz thời Đức quốc xã, và trở thành một kiến trúc sư giàu có sống ở Chicago. Friedland ban đầu theo học tại Bowdoin, một trường đại học khoa học xã hội tại Maine. Nhưng khi đang học năm thứ hai thì ông bị bắt vì chứa chấp 24.000 tép thuốc gây nghiện (LSD) trị giá 125.000 đô la. Một tờ báo địa phương đã đưa lên tấm hình ông, với mái tóc xoăn màu vàng, dài đến ngang vai nhoẻn cười với phóng viên ảnh khi bị giải đi. Ông bị kết án hai năm tù tại nhà tù liên bang Virginia và được phóng thích vào năm 1972. Mùa thu năm đó, ông thẳng tiến tới Reed, nơi ông lập tức tham gia vào cuộc tranh cử chức chủ tịch hội sinh viên với lời nhắn nhủ rằng ông cần nó để lấy lại những gì ông đã gây ra vì sai lầm trước đây. Và ông đã thắng cử.
| |
Friedland had heard Baba Ram Dass, the author of Be Here Now, give a speech in Boston, and like Jobs and Kottke had gotten deeply into Eastern spirituality. During the summer of 1973, he traveled to India to meet Ram Dass’s Hindu guru, Neem Karoli Baba, famously known to his many followers as Maharaj-ji. When he returned that fall, Friedland had taken a spiritual name and walked around in sandals and flowing Indian robes. He had a room off campus, above a garage, and Jobs would go there many afternoons to seek him out. He was entranced by the apparent intensity of Friedland’s conviction that a state of enlightenment truly existed and could be attained. “He turned me on to a different level of consciousness,” Jobs said.
| Friedland đã từng biết tới Baba Ram Dass, tác giả của cuốn “Be Here Now”, người cũng đã có bài phát biểu ở Boston. Giống như Jobs và Kottke, ông cũng có niềm đam mê với thế giới tâm linh phương Đông. Suốt mùa hè năm 1973, ông đã tới Ấn Độ để gặp một chức sắc có uy tín lớn trong cộng đồng Hindu của Ram Dass tên là Neem Karroli Baba, người cũng được nhiều người biết đến vì có rất nhiều môn đồ, các Maharaj-ji. Khi Friedland trở lại vào mùa thu, Friedland đã lấy một cái tên mang hơi hướng tâm linh, đi lại bằng đôi sandal và khoác lên mình những chiếc áo choàng theo đúng phong cách của ngưới Ấn. ông thuê một căn phòng ngoài khuôn viên trường, phía trên một cái gara và Jobs có thể đến tìm ông hàng chiều ở đó. Chính ông đã thuyết phục được Jobs tin rằng có tồn tại cái gọi là sự giác ngộ và nó có thể đạt được. Jobs nói “Ông ấy đã đưa tôi tới một tầm nhận thức mới”.
| |
Friedland found Jobs fascinating as well. “He was always walking around barefoot,” he later told a reporter. “The thing that struck me was his intensity. Whatever he was interested in he would generally carry to an irrational extreme.” Jobs had honed his trick of using stares and silences to master other people. “One of his numbers was to stare at the person he was talking to. He would stare into their fucking eyeballs, ask some question, and would want a response without the other person averting their eyes.” According to Kottke, some of Jobs’s personality traits—including a few that lasted throughout his career—were borrowed from Friedland. “Friedland taught Steve the reality distortion field,” said Kottke. “He was charismatic and a bit of a con man and could bend situations to his very strong will. He was mercurial, sure of himself, a little dictatorial. Steve admired that, and he became more like that after spending time with Robert.”
| Friedland cũng cảm thấy Jobs thú vị. “Ông ấy thường xuyên đi bộ bằng chân trần. Điều làm tôi ấn tượng nhất về ông ấy là một nguồn cảm xúc mãnh liệt. Một khi ông thấy thích thú với thứ gì, ông sẽ lao vào nó như con thiêu thân”. Jobs cũng đã “mài dũa” khả năng nhìn chằm chằm vào mắt ai đó và giữ im lặng hồi lâu như một cách để điều khiển người khác. “Một trong những khả năng của Jobs là nhìn chăm chú vào mắt người đối diện khi giao tiếp, ông ấy nhìn không chớp mắt vào sâu nhãn cầu họ, đặt ra những câu hỏi và khiến họ trả lời mà không né được ánh mắt.” Theo như Kottke nhận xét thì một vài tính cách của Jobs, trong đó có một số nét trở thành cố hữu trong ông, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Friedland. Chính Friedland là người đã dạy Jobs cách truyền cảm hứng cho nhân viên, khuyến khích họ làm việc và cống hiến bằng chính sự đam mê và nhiệt huyết của mình chứ không phải bởi sự thôi thúc của những tác động bên ngoài như cạnh tranh thị trường (The Reality distortion field). Ông ấy là một người có khả năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng tới người khác, một chút tiêu cực và sẵn sàng bẻ cong mọi thứ theo ý muốn của mình. Ngoài ra, ông ấy lanh lợi, tự tin vào bản thân và có một chút độc tài. Steve ngưỡng mộ điều đó của Friedland, và sau này Steve còn biểu hiện những nét tính cách ấy mạnh hơn cả Robert”.
| |
Jobs also absorbed how Friedland made himself the center of attention. “Robert was very much an outgoing, charismatic guy, a real salesman,” Kottke recalled. “When I first met Steve he was shy and self-effacing, a very private guy. I think Robert taught him a lot about selling, about coming out of his shell, of opening up and taking charge of a situation.” Friedland projected a high-wattage aura. “He would walk into a room and you would instantly notice him. Steve was the absolute opposite when he came to Reed. After he spent time with Robert, some of it started to rub off.”
| Jobs cũng học được cách Friedland biến mình thành trung tâm của sự chú ý. Kottke kể “Robert là một người dễ gần, một người có sức thuyết phục và là một nhà kinh doanh thực thụ. Lần đầu tiên tôi gặp Steve, ông ấy còn cảm thấy ngượng ngùng, tự làm lu mờ bản thân hay nói cách khác là một anh chàng khá kín đáo. Nhưng tôi nghĩ chính Robert đã dạy cho ông rất nhiều về bán hàng, về cách phá vỡ vỏ ốc mà chính ông tự dựng lên bao bọc mình, về cách sống cởi mở và làm chủ tình hình”, ở Friedland toát ra một phong thái tràn đầy nhiệt huyết như một nguồn năng lượng luôn tỏa sáng, “ông ấy bước vào một căn phòng và ngay lập tức, mọi người hướng sự chú ý tới ông ấy. Hồi mới đến học ở Reed, Steve đối lập hoàn toàn với điều này nhưng sau thời gian làm việc với Robert, Steve như được lột xác”.
| |
On Sunday evenings Jobs and Friedland would go to the Hare Krishna temple on the western edge of Portland, often with Kottke and Holmes in tow. They would dance and sing songs at the top of their lungs. “We would work ourselves into an ecstatic frenzy,” Holmes recalled. “Robert would go insane and dance like crazy. Steve was more subdued, as if he was embarrassed to let loose.” Then they would be treated to paper plates piled high with vegetarian food. Friedland had stewardship of a 220-acre apple farm, about forty miles southwest of Portland, that was owned by an eccentric millionaire uncle from Switzerland named Marcel Müller. After Friedland became involved with Eastern spirituality, he turned it into a commune called the All One Farm, and Jobs would spend weekends there with Kottke, Holmes, and like-minded seekers of enlightenment. The farm had a main house, a large barn, and a garden shed, where Kottke and Holmes slept. Jobs took on the task of pruning the Gravenstein apple trees. “Steve ran the apple orchard,” said Friedland. “We were in the organic cider business. Steve’s job was to lead a crew of freaks to prune the orchard and whip it back into shape.”
| Vào các buổi tối chủ nhật hàng tuần, Jobs và Friedland cùng nhau đến ngôi đền Hare Krishna ở rìa Tây Portland, thường thì dưới sự giúp đỡ của Kottke và Holmes. Họ cùng nhau nhảy và hát to hết cỡ. Holmes kể rằng “Chúng tôi đã đưa mình vào những giây phút xuất thần đến điên cuồng. Robert lắc lư và nhảy lên như một kẻ điên. Steve thì khẽ khàng hơn như thể ông cảm thấy xấu hổ khi phải thả lỏng bản thân”. Sau đó, họ sẽ được phục vụ rất nhiều món ăn chay chất đầy trong những chiếc đĩa giấy. Friedland quản lý một nông trang trồng táo rộng khoảng 89 héc ta, cách Portland gần 40 dặm về phía nam, của Marcel Muller, chú của ông và cũng là một tỷ phú lập dị đến từ Thụy Sĩ . Sau thời gian thấm nhuần thế giới tâm linh của phương Đông, ông đã lập ra một cộng đồng có tên là All One Farm. Jobs đã dành thời gian cuối tuần ở đây với Kottke, Holmes và những người cùng chí hướng theo đuổi chân lý giác ngộ khác. Nông trang có một căn nhà chính, một chiếc kho lớn và một nhà vườn có mái che, nơi Kottke và Holmes ngủ. Jobs đảm nhiệm vai trò cắt tỉa những cây táo ở Gravenstein. Friedland kể “Steve điều hành khu vườn trồng táo. Chúng tôi đang kinh doanh rượu được chiết xuất từ những trái táo được trồng hữu cơ. Vai trò của Steve là chỉ đạo một phi đội những kẻ lập dị chúng tôi chăm sóc và cắt tỉa khu vườn này và điều chỉnh chúng lại theo đúng hướng”.
| |
Monks and disciples from the Hare Krishna temple would come and prepare vegetarian feasts redolent of cumin, coriander, and turmeric. “Steve would be starving when he arrived, and he would stuff himself,” Holmes recalled. “Then he would go and purge. For years I thought he was bulimic. It was very upsetting, because we had gone to all that trouble of creating these feasts, and he couldn’t hold it down.” Jobs was also beginning to have a little trouble stomaching Friedland’s cult leader style. “Perhaps he saw a little bit too much of Robert in himself,” said Kottke.
| Những vị thiền sư và môn đò từ ngôi đền Hare Krishna đã đến và chuẩn bị một bữa tiệc chay thơm nức mùi thìa là, rau mùi và nghệ. Holmes kể rằng “Khi Steve đến, ông ấy đói quá và đã ăn ngấu nghiến. Sau đó, ông ấy bỏ đi và tẩy ruột. Trong nhiều năm rồi, lúc đó tôi mới thấy ông ấy như bị cuồng ăn vô độ. Nó thật đáng buồn bởi vì chúng tôi đã cố gắng vượt qua những rắc rối về việc ăn uống đó nhưng ông ấy không thể giữ được nó”. Jobs cũng bắt đầu thấy hơi “khó tiêu hóa” phong cách lãnh đạo sùng bái của Friedland. Kottke đoán rằng “Có lẽ ông ấy mình quá giống Robert”.
| |
Although the commune was supposed to be a refuge from materialism, Friedland began operating it more as a business; his followers were told to chop and sell firewood, make apple presses and wood stoves, and engage in other commercial endeavors for which they were not paid. One night Jobs slept under the table in the kitchen and was amused to notice that people kept coming in and stealing each other’s food from the refrigerator. Communal economics were not for him. “It started to get very materialistic,” Jobs recalled. “Everybody got the idea they were working very hard for Robert’s farm, and one by one they started to leave. I got pretty sick of it.”
| Mặc dù cộng đồng được lập ra với mục đích là nơi ẩn náu của những người mong muốn thoát khỏi chủ nghĩa duy vật, nhưng Friedland bắt đầu vận hành nó mang xu hướng kinh doanh. Những người đi theo ông được phân công đi đốn củi bán, làm nước táo ép và làm những cái lò bằng gỗ, cũng như được gọi tham gia vào những phi vụ mang tính chất thương mại trong khi họ không được trả lương. Một đêm, khi Jobs đang ngủ dưới gầm bàn trong bếp, ông đã để ý thấy mọi người không ngừng đi vào và ăn trộm thức ăn trong tủ lạnh. Lợi nhuận của cộng đồng không phải chỉ dành cho ông ấy. Jobs nhớ lại “Mọi thứ bắt đầu quy về vật chất. Tất cả mọi người đều có ý nghĩ rằng họ đang phải cố gắng làm việc không phải vì cộng đồng đã được lập ra mà là phục vụ cho nông trang của Friedland và từng người một, họ bắt đầu bỏ đi. Tôi cũng chán ốm với việc này”.
| |
Many years later, after Friedland had become a billionaire copper and gold mining executive—working out of Vancouver, Singapore, and Mongolia—I met him for drinks in New York. That evening I emailed Jobs and mentioned my encounter. He telephoned me from California within an hour and warned me against listening to Friedland. He said that when Friedland was in trouble because of environmental abuses committed by some of his mines, he had tried to contact Jobs to intervene with Bill Clinton, but Jobs had not responded. “Robert always portrayed himself as a spiritual person, but he crossed the line from being charismatic to being a con man,” Jobs said. “It was a strange thing to have one of the spiritual people in your young life turn out to be, symbolically and in reality, a gold miner.”
| Nhiều năm sau, sau khi Friedland trở thành một tỷ phú, điều hành việc khai thác vàng và đồng ở Vancouver, Singapore và Mông Cổ, tôi có đi uống với ông ấy ở New York. Tối hôm đó, tôi có gửi thư điện tử cho Jobs và đề cập đến cuộc gặp gỡ này của tôi. Jobs đã gọi điện cho tôi từ California chỉ trong vòng một giờ sau đó và cảnh bảo tôi đừng nghe những gì Friedland nói. Jobs nói: Friedland đang gặp rắc rối với việc bị tố cáo vì lạm dụng tài nguyên môi trường bởi một vài công ty khai thác mỏ khác, ông ấy đã liên hệ với Jobs để nhờ can thiệp với Bill Clinton nhưng Jobs không phản hòi lại. Jobs nói “Robert thường coi mình là một người tâm linh, nặng về tinh thần nhưng ông ấy đã vượt qua ranh giới từ một con người đầy nhiệt huyết và có tầm ảnh hưởng tới người khác để trở thành một kẻ bịp bợm, tiêu cực. Thật là khác lạ khi một trong những người coi trọng đời sống tinh thần khi còn trẻ lại trở thành một ôm trùm khai thác mỏ vàng”.
| |
Drop Out
Jobs quickly became bored with college. He liked being at Reed, just not taking the required classes. In fact he was surprised when he found out that, for all of its hippie aura, there were strict course requirements. When Wozniak came to visit, Jobs waved his schedule at him and complained, “They are making me take all these courses.” Woz replied, “Yes, that’s what they do in college.”
| Bỏ học
Jobs nhanh chóng cảm thấy buồn chán với việc học đại học. ông muốn học ở Reed nhưng không muốn phải theo học những môn bắt buộc. Thực tế, Jobs đã bất ngờ khi phát hiện ra, đằng sau khí chất phóng khoáng và tự do (hippie), là những yêu cầu về khóa học rất ngặt nghèo ở đây. Khi Wozniak đến thăm ông, ông đã chỉ vào lịch học của mình và than phiền “Họ bắt tôi tham gia tất cả những môn học này”. Woz thản nhiên đáp lại “Đúng rồi, đó là những gì mọi người vẫn làm theo khi học đại học”.
| |
Jobs refused to go to the classes he was assigned and instead went to the ones he wanted, such as a dance class where he could enjoy both the creativity and the chance to meet girls. “I would never have refused to take the courses you were supposed to, that’s a difference in our personality,” Wozniak marveled. Jobs also began to feel guilty, he later said, about spending so much of his parents’ money on an education that did not seem worthwhile. “All of my working-class parents’ savings were being spent on my college tuition,” he recounted in a famous commencement address at Stanford. “I had no idea what I wanted to do with my life and no idea how college was going to help me figure it out. And here I was spending all of the money my parents had saved their entire life. So I decided to drop out and trust that it would all work out okay.”
| Jobs từ chối tham gia các lớp học như được chỉ định. Thay vào đó, ông chỉ học những gì ông muốn như lớp học nhảy, nơi ông có thể thỏa mãn óc sáng tạo của mình lẫn việc có cơ hội để gặp gỡ các cô gái. Wozniak kinh ngạc “Tôi chưa bao giờ từ chối tham dự các khóa học như ông ấy làm. Đó là sự khác biệt trong tính cách của hai chúng tôi”. Sau này, Jobs nói ông cũng cảm thấy tội lỗi khi chỉ biết tiêu tiền, một số tiền rất lớn, của cha mẹ mình vào việc học mà xem chừng chẳng mang lại cho ông điều gì. Ông đã nói về điều này trong một lần phát biểu nổi tiếng tại standford: “Tất cả những đồng tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi, những người thuộc tầng lớp lao động bình dân, được dồn để chi trả học phí của tôi ở trường đại học. Tôi không có một khái niệm gì về những cái tôi muốn làm cho chính cuộc đời tôi cũng như không tin rằng trường đại học sẽ giúp tôi khám phá ra điều đó. Và tại đây, tôi chỉ biết tiêu tốn những đồng tiền mà cha mẹ tôi dành dụm cả đời mới có được. Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tin rằng mọi thứ sẽ tốt cả thôi”.
| |
He didn’t actually want to leave Reed; he just wanted to quit paying tuition and taking classes that didn’t interest him. Remarkably, Reed tolerated that. “He had a very inquiring mind that was enormously attractive,” said the dean of students, Jack Dudman. “He refused to accept automatically received truths, and he wanted to examine everything himself.” Dudman allowed Jobs to audit classes and stay with friends in the dorms even after he stopped paying tuition. “The minute I dropped out I could stop taking the required classes that didn’t interest me, and begin dropping in on the ones that looked interesting,” he said. Among them was a calligraphy class that appealed to him after he saw posters on campus that were beautifully drawn. “I learned about serif and sans serif typefaces, about varying the amount of space between different letter combinations, about what makes great typography great. It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can’t capture, and I found it fascinating.”
| Thật sự, Jobs không muốn rời bỏ Reed, ông chỉ muốn thoát khỏi việc phải trả học phí và theo học những môn mà ông không hề cảm thấy hứng thú. Đáng chú ý là Reed lại đồng thuận về việc đó. Người phụ trách quản lý sinh viên, Jack Dudman còn nói “Jobs là một người rất ham học hỏi. Đây là điều lôi cuốn nhất ở cậu ấy. Cậu ấy từ chối việc thụ động chấp nhận những gì được dạy và muốn chính mình là người kiểm tra lại tính chính xác của chúng”. Dudman đã cho phép Jobs tham gia dự thính ở các lớp học và ở cùng với những người bạn trong ký túc xá thậm chí khi ông đã ngừng đóng học phí. Ông nói “Kể từ giây phút quyết định bỏ học, tôi không còn phải tham dự những môn học bắt buộc chẳng có gì hấp dẫn kia nữa mà chỉ học những môn mà tôi thích”. Trong số các môn đó, phải kể đến lớp học thư pháp. Ông quyết định tham gia học ngay khi nhìn thấy chiếc áp phích được vẽ rất đẹp trong khuôn viên trường. “Tôi học về cách viết các kiểu chữ có gạch chân và không gạch chân, về cách tùy chỉnh khoảng cách giữa những ký tự và về cách biến những con chữ cách điệu (typography) trở nên ấn tượng hơn. Nghệ thuật thư pháp thật đẹp, cổ kính và trông giàu tính nghệ thuật một cách tài tình, điều mà khoa học không thể nắm bắt được. Và tôi cảm thấy rất hấp dẫn”.
| |
It was yet another example of Jobs consciously positioning himself at the intersection of the arts and technology. In all of his products, technology would be married to great design, elegance, human touches, and even romance. He would be in the fore of pushing friendly graphical user interfaces. The calligraphy course would become iconic in that regard. “If I had never dropped in on that single course in college, the Mac would have never had multiple typefaces or proportionally spaced fonts. And since Windows just copied the Mac, it’s likely that no personal computer would have them.”
| Đó là một ví dụ về việc Jobs luôn nhận thức và định vị được bản thân mình ở điểm giao cắt giữa nghệ thuật và công nghệ. Trong tất cả các sản phẩm của ông, công nghệ luôn luôn đi kèm với những thiết kế tuyệt vời, sang trọng, chạm đến cảm giác của con người và có chút gì đó lãng mạn. Ông luôn luôn cảm thấy bị thôi thúc sáng tạo ra những giao diện đồ họa thân thiệt nhất với người dùng. Khóa học thư pháp sẽ trở nên hình tượng và hữu ích hơn bằng cách suy xét thành công của Jobs như vậy. “Nếu tôi không được học về thư pháp ở trường đại học, máy tính Mac sẽ không bao giờ có thể có được nhiều kiểu phông chữ với khoảng cách hợp lý đến vậy. Và Windows chính là sự sao chép lại từ Mac, nếu không, nhiều khả năng sẽ không có chiếc máy vi tính cá nhân nào đạt được điều đó”.
| |
In the meantime Jobs eked out a bohemian existence on the fringes of Reed. He went barefoot most of the time, wearing sandals when it snowed. Elizabeth Holmes made meals for him, trying to keep up with his obsessive diets. He returned soda bottles for spare change, continued his treks to the free Sunday dinners at the Hare Krishna temple, and wore a down jacket in the heatless garage apartment he rented for $20 a month. When he needed money, he found work at the psychology department lab maintaining the electronic equipment that was used for animal behavior experiments. Occasionally Chrisann Brennan would come to visit. Their relationship sputtered along erratically. But mostly he tended to the stirrings of his own soul and personal quest for enlightenment. “I came of age at a magical time,” he reflected later. “Our consciousness was raised by Zen, and also by LSD.”
| Trong lúc đó, Jobs thường xuất hiện với bộ dạng phóng túng, không theo khuôn phép xã hội ở ngoài khu vực trường Reed. ông đi chân trần phần lớn thời gian và chỉ đi sandal khi trời có tuyết. Elizabeth Holmes thỉnh thoảng nấu ăn cho ông, cố gắng đạt đúng chuẩn chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt của ông. Ông trả lại những chai soda để nhận lại tiền cược, và tiếp tục đến đền Hare Krishna vào chủ nhật hàng tuần để thưởng thức bữa tối miễn phí. Ông thường mặc một chiếc áo khoác cũ mèm, ở trong một căn phòng không lò sưởi được thuê trong nhà để xe với giá 20 đô-la một tháng. Khi cần tiền, Jobs tìm việc làm thêm ở phòng thí nghiệm tâm lý. Công việc của ông là bảo trì các máy móc thiết bị điện tử được dùng để thử nghiệm hành vi động vật ở đây. Thi thoảng thì Chrisann Brennan cũng đến thăm ông. Mối quan hệ của họ lên xuống và rạn nứt. Nhưng hầu hết, Jobs thường hướng đến việc hành động theo những rung cảm của tâm hòn và tìm kiếm sự giác ngộ cá nhân. Jobs tâm sự về những gì ông đã trải qua với tôi “Tôi trưởng thành tại một thời điểm huyền diệu. Nhận thức của tôi được nuôi dưỡng bởi Thiền và cũng bởi chất gây nghiện loại nhẹ (LSD)”.
| |
Even later in life he would credit psychedelic drugs for making him more enlightened. “Taking LSD was a profound experience, one of the most important things in my life. LSD shows you that there’s another side to the coin, and you can’t remember it when it wears off, but you know it. It reinforced my sense of what was important—creating great things instead of making money, putting things back into the stream of history and of human consciousness as much as I could.”
| Thậm chí mãi sau này, ông vẫn phụ thuộc vào việc dùng những loại thuốc gây ảo giác này để có cảm giác sảng khoái hơn. “Sử dụng LSD là một trải nghiệm thú vị, là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. LSD sẽ cho bạn thấy mặt khuất của một đồng xu, điều mà bạn chẳng thể nhớ được khi thuốc hết tác dụng nhưng bạn cảm nhận được nó. Chính điều này đã cũng cố niềm tin cho tôi, giúp tôi nhận thức được cái gì là quan trọng, đó là việc thiết kế ra những sản phẩm tuyệt hảo tới tay người dùng, thứ sản phẩm khiến mọi người nhớ mãi, chứ không phải làm để kiếm tiền”.
| |
|
| |
CHAPTER FOUR ATARI AND INDIA Zen and the Art of Game Design
| Chương 4 Atari và Ấn Độ: Thiền và nghệ thuật thiết kế trò chơi Atari
| |
Atari
In February 1974, after eighteen months of hanging around Reed, Jobs decided to move back to his parents’ home in Los Altos and look for a job. It was not a difficult search. At peak times during the 1970s, the classified section of the San Jose Mercury carried up to sixty pages of technology help-wanted ads. One of those caught Jobs’s eye. “Have fun, make money,” it said. That day Jobs walked into the lobby of the video game manufacturer Atari and told the personnel director, who was startled by his unkempt hair and attire, that he wouldn’t leave until they gave him a job.
| Atari
Tháng Hai năm 1974, sau mười tám tháng rong ruổi ở Reed, Jobs quyết định quay về nhà cha mẹ ở Los Altos và kiếm việc để làm. Để tìm được một công việc lúc này không phải là quá khó. Trong suốt những năm 1970, lúc cao điểm, riêng trên tờ San Jose Mercury đã dành tới 60 trang đăng quảng cáo tìm nhân công lĩnh vực công nghệ. Một trong số những công ty đó lọt vào tầm ngắm của Jobs bởi khẩu hiệu mời gọi “Vừa vui, vừa kiếm được tiền”. Ngay hôm đó, Jobs bước vào sảnh đón tiếp của một công ty sản xuất thiết bị chơi điện tử tên là Atari và nói với giám đốc nhân sự - người vừa bị ông làm giật mình bởi mái tóc rậm rạp và quần áo lôi thôi - rằng ông sẽ không rời khỏi đây cho đến khi họ cho ông một công việc.
| |
Atari’s founder was a burly entrepreneur named Nolan Bushnell, who was a charismatic visionary with a nice touch of showmanship in him—in other words, another role model waiting to be emulated. After he became famous, he liked driving around in a Rolls, smoking dope, and holding staff meetings in a hot tub. As Friedland had done and as Jobs would learn to do, he was able to turn charm into a cunning force, to cajole and intimidate and distort reality with the power of his personality. His chief engineer was Al Alcorn, beefy and jovial and a bit more grounded, the house grown-up trying to implement the vision and curb the enthusiasms of Bushnell. Their big hit thus far was a video game called Pong, in which two players tried to volley a blip on a screen with two movable lines that acted as paddles. (If you’re under thirty, ask your parents.)
| Người sáng lập của Atari là một doanh nhân có thân hình vạm vỡ, tên là Nolan Bushnell. Nolan là một người có tầm nhìn cùng với sự tinh tế và cuốn hút của một tài năng nghệ thuật quảng cáo. Sau khi nổi tiếng, ông thích đi loanh quanh trên chiếc xe hiệu Rolls, hút thuốc phiện và họp nhân viên trong buồng tắm hơi. Giống như Friedland đã “đạt được” và Jobs thì “sắp”, Nolan có khả năng chuyển từ sự ân cần quyến rũ sang láu cá, phỉnh phờ, dọa dẫm và thậm chí xoay chuyển sự thật bằng sức mạnh của chính những đức tính trong ông. Kỹ sư trưởng của ông là AI Alcorn, một người lực lưỡng, vui tính và đôi chút cứng nhắc. Alcorn là người giúp Bushnell thực hiện những chiến lược và hạn chế sự quá khích ở ông. Sản phẩm có giá trị nhất của họ tính đến thời điểm đó là một trò chơi điện tử có tên là Pong. Hai người tham gia chơi sẽ phải cố gắng bắn vào đốm sáng nhấp nháy trên màn hình với hai cần điều khiển để di chuyển. (Hãy hỏi thêm cha mẹ mình để biết rõ hơn về trò chơi này nếu hiện tại bạn dưới 30 tuổi).
| |
When Jobs arrived in the Atari lobby wearing sandals and demanding a job, Alcorn was the one who was summoned. “I was told, ‘We’ve got a hippie kid in the lobby. He says he’s not going to leave until we hire him. Should we call the cops or let him in?’ I said bring him on in!”
| Khi Jobs bước vào sảnh chính của Atari, ông đi sandal thay vì giày và thể hiện mong muốn được làm việc. Alcorn là người đầu tiên được thông báo khẩn cấp. “Tôi được thông báo rằng „Có một anh chàng lập dị đang chờ ở sảnh. Anh ta nói sẽ không rời đi cho đến khi được tuyển dụng. Chúng tôi nên gọi cảnh sát hay cho anh ta vào?‟ Tôi nói cứ để cho cậu ta vào”.
| |
Jobs thus became one of the first fifty employees at Atari, working as a technician for $5 an hour. “In retrospect, it was weird to hire a dropout from Reed,” Alcorn recalled. “But I saw something in him. He was very intelligent, enthusiastic, excited about tech.”
| Jobs sau đó trở thành một trong số năm mươi nhân viên đầu tiên tại Atari làm việc ở vị trí nhân viên kỹ thuật với mức lương 5 đô- la một giờ. Alcorn nhớ lại “Ngày đó, việc thuê một sinh viên bỏ học từ Reed là một điều gần như chưa có tiền lệ. Nhưng tôi nhìn thấy điều gì đó khác biệt trong người thanh niên trẻ tuổi lúc ấy. Anh ta thông minh, nhiệt huyết và đam mê công nghệ”.
| |
Alcorn assigned him to work with a straitlaced engineer named Don Lang. The next day Lang complained, “This guy’s a goddamn hippie with b.o. Why did you do this to me? And he’s impossible to deal with.” Jobs clung to the belief that his fruit-heavy vegetarian diet would prevent not just mucus but also body odor, even if he didn’t use deodorant or shower regularly. It was a flawed theory.
| Alcorn đã phân công Jobs làm việc với một kỹ sư khắt khe và nguyên tắc tên là Don Lang. Ngay ngày hôm sau, Lang đã phàn nàn “Gã này là một tên đồng bóng (hippie) khó ưa với cơ thể bốc mùi. Sao ông lại làm điều đó với tôi? Anh ta là một người rất khó để làm việc cùng”. Jobs luôn bám vào ý nghĩ rằng chế độ ăn chay toàn rau của ông sẽ ngăn cản cơ thể khỏi niêm dịch gây hại cũng như mùi cơ thể ngay cả khi không dùng lăn khử mùi hay tắm thường xuyên. Nhưng đó là một lý thuyết thiếu chính xác.
| |
Lang and others wanted to let Jobs go, but Bushnell worked out a solution. “The smell and behavior wasn’t an issue with me,” he said. “Steve was prickly, but I kind of liked him. So I asked him to go on the night shift. It was a way to save him.” Jobs would come in after Lang and others had left and work through most of the night. Even thus isolated, he became known for his brashness. On those occasions when he happened to interact with others, he was prone to informing them that they were “dumb shits.” In retrospect, he stands by that judgment. “The only reason I shone was that everyone else was so bad,” Jobs recalled.
| Lang và rất nhiều người khác muốn tống Jobs ra khỏi công ty nhưng Bushnell đã tìm ra một giải pháp. “Mùi cơ thể hay hành động kỳ quái của Jobs không phải là vấn đề với tôi. Steve là một người bướng bỉnh, gai góc nhưng tôi lại khá thích anh ta. Vì vậy, tôi đề nghị anh ta đến làm việc trong thời gian chuyển ca đêm. Đó là một cách để giữ anh ta”. Job có thể đến công ty sau khi Lang và những đồng nghiệp khác đã rời công ty và làm việc suốt đêm. Mặc dù làm việc một cách biệt lập, Jobs vẫn được mọi người biết đến vì sự xấc xược của mình. Lần nào cũng vậy, khi cần trao đổi với những người khác thì thể nào ông cũng sẽ quát vào mặt họ, đai loại là những câu nói như họ là đò thối tha và ngu ngốc. Khi nhìn lại những điều đó, Jobs biện hộ “Lý do duy nhất khiến tôi nổi trội là tất cả những người còn lại quá dở”.
| |
Despite his arrogance (or perhaps because of it) he was able to charm Atari’s boss. “He was more philosophical than the other people I worked with,” Bushnell recalled. “We used to discuss free will versus determinism. I tended to believe that things were much more determined, that we were programmed. If we had perfect information, we could predict people’s actions. Steve felt the opposite.” That outlook accorded with his faith in the power of the will to bend reality.
| Mặc dù nhờ thói kiêu căng (hoặc có lẽ là bởi vì nó), Jobs đã lấy lòng được ông chủ của Atari. Bushnell nhớ lại “Jobs là một người lắm triết lý hơn bất cứ người nào từng làm việc với tôi. Chúng tôi từng thường xuyên tranh luận về tự do ý chí và thuyết định mệnh. Tôi có xu hướng tin rằng, mọi thứ đang diễn ra đều tuân theo số phận, rằng chúng ta khi sinh ra đã được Chúa trời sắp đặt như vậy. Nếu chúng ta có thông tin hoàn hảo, chúng ta có thể dự đoán được những hành động của con người. Steve thì hoàn toàn đối lập”. Cách nhìn nhận về thế giới quan này thống nhất với niềm tin vào sức mạnh ý chí có thể lay chuyển thực tại của Jobs.
| |
Jobs helped improve some of the games by pushing the chips to produce fun designs, and Bushnell’s inspiring willingness to play by his own rules rubbed off on him. In addition, he intuitively appreciated the simplicity of Atari’s games. They came with no manual and needed to be uncomplicated enough that a stoned freshman could figure them out. The only instructions for Atari’s Star Trek game were “1. Insert quarter. 2. Avoid Klingons.” | Jobs tham gia giúp đỡ nâng cấp một vài trò chơi bằng cách đưa thêm chip vào để xây dựng nên một số hình ảnh vui nhộn; và chính sự sốt sắng truyền cảm hứng khi chơi trên những luật lệ do chính mình đặt ra của Bushnell đã ảnh hưởng rất lớn tới Jobs. Ngoài ra, Jobs còn đề cao sự đơn giản trong các trò chơi của Atari. Không cần sổ tay hướng dẫn, những trò chơi này được thiết kế đơn giản nhất có thể để một anh chàng “khù khờ nhất” cũng có thể tìm ra cách chơi. Những hướng dẫn duy nhất của trò chơi Star Trek của Atari là “1. Đút đồng 25 xu vào. 2. Tránh các Klingon (một cuộc đua giả tưởng của các chiến binh trong thế giới star Trek).
| |
Not all of his coworkers shunned Jobs. He became friends with Ron Wayne, a draftsman at Atari, who had earlier started a company that built slot machines. It subsequently failed, but Jobs became fascinated with the idea that it was possible to start your own company. “Ron was an amazing guy,” said Jobs. “He started companies. I had never met anybody like that.” He proposed to Wayne that they go into business together; Jobs said he could borrow $50,000, and they could design and market a slot machine. But Wayne had already been burned in business, so he declined. “I said that was the quickest way to lose $50,000,” Wayne recalled, “but I admired the fact that he had a burning drive to start his own business.”
| Không phải tất cả đồng nghiệp đều xa lánh Jobs, ông kết bạn với Ron Wayne, một nhân viên vẽ thiết kế tại Atari. Ron đã từng mở một công ty sản xuất những chiếc máy có rãnh nhận xu. Việc kinh doanh này sau đó thất bại nhưng Jobs lại thấy hứng thú với ý tưởng mở một công ty và tự mình kinh doanh. Jobs nói “Ron là một người đáng ngưỡng mộ. ông ấy tự mở công ty và tôi chưa từng gặp một ai như thế”. Jobs đề xuất với Wayne rằng họ sẽ góp vốn mở một công ty. Ông có thể vay 50.000 đô la và họ sẽ thiết kế và tung ra thị trường những chiếc máy nhét xu. Nhưng Wayne đã kiệt lực sau vụ kinh doanh trước nên ông từ chối. Wayne kể lại “Tôi nói đó là cách nhanh nhất để đốt 50.000 đô la, nhưng tôi ngưỡng mộ Jobs vì ông ấy có một khao khát cháy bỏng là sẽ tự mở công ty của chính mình”.
| |
One weekend Jobs was visiting Wayne at his apartment, engaging as they often did in philosophical discussions, when Wayne said that there was something he needed to tell him. “Yeah, I think I know what it is,” Jobs replied. “I think you like men.” Wayne said yes. “It was my first encounter with someone who I knew was gay,” Jobs recalled. “He planted the right perspective of it for me.” Jobs grilled him: “When you see a beautiful woman, what do you feel?” Wayne replied, “It’s like when you look at a beautiful horse. You can appreciate it, but you don’t want to sleep with it. You appreciate beauty for what it is.” Wayne said that it is a testament to Jobs that he felt like revealing this to him. “Nobody at Atari knew, and I could count on my toes and fingers the number of people I told in my whole life. But I guess it just felt right to tell him, that he would understand, and it didn’t have any effect on our relationship.”
| Một buổi cuối tuần nọ, Jobs đang ngồi với Wayne ở căn hộ của ông, say sưa với những chủ đề triết học như thường lệ thì Wayne nói có một vài điều cần nói với Jobs. Jobs đã đáp lại rằng “À, tôi nghĩ tôi biết anh định nói gì. Tôi biết anh thích đàn ông”. Và Wayne gật đầu đồng ý. Jobs nói “Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tiếp xúc với một người mà tôi biết trước là bị đồng tính (gay) nhưng chính anh ấy đã đưa cho tôi một cái nhìn đúng đắn về vấn đề đó”, ông tra hỏi Wayne: “Anh cảm thấy thế nào khi nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp”. Wayne trả lời, “Nó giống như việc bạn nhìn thấy một chú ngựa đẹp. Bạn có thể trầm trồ tán dương nó nhưng bạn sẽ không muốn lên giường với nó. Đơn giản đó chỉ là sự tán dương cái đẹp”. Wayne nói với tôi rằng có điều gì đó ở Jobs khiến ông muốn tiết lộ bí mật đó cho Jobs. “Không một ai ở Atari biết điều đó, và tôi có thể đếm trên đầu ngón tay số người được tôi tiết lộ về điều đó trong cả cuộc đời mình. Nhưng tôi đoán mọi thứ sẽ ổn thôi nếu tôi kể cho Jobs nghe điều này vì cậu ấy sẽ hiểu và sẽ chẳng có gì ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai chúng tôi”.
| |
India
One reason Jobs was eager to make some money in early 1974 was that Robert Friedland, who had gone to India the summer before, was urging him to take his own spiritual journey there. Friedland had studied in India with Neem Karoli Baba (Maharaj-ji), who had been the guru to much of the sixties hippie movement. Jobs decided he should do the same, and he recruited Daniel Kottke to go with him. Jobs was not motivated by mere adventure. “For me it was a serious search,” he said. “I’d been turned on to the idea of enlightenment and trying to figure out who I was and how I fit into things.” Kottke adds that Jobs’s quest seemed driven partly by not knowing his birth parents. “There was a hole in him, and he was trying to fill it.”
| Ấn Độ
Một lý do khiến Jobs háo hức kiếm được kha khá tiền vào đầu năm 1974 đó chính là Robert Friedland, người bạn của ông đã từng đến Ấn Độ trước đó. Friedland đã thúc giục ông nên thực hiện một chuyến hành hương đến đây. Friedland từng nghiên cứu về văn hóa con người Ấn Độ cùng với Neem Karoli Baba (Maharaj-ji), người đã từng là thủ lĩnh phong trào nổi dậy của sáu mươi thanh niên lập dị (hippie). Jobs quyết định làm theo những gì Friedland đã làm và rủ Daniel Kottke đi cùng. Jobs không bao giờ hứng thú với những cuộc phiêu lưu đơn thuần. “Với tôi, đó là một cuộc tìm kiếm nghiêm túc. Tôi háo hức muốn tìm ra sự giác ngộ, muốn biết thực sự tôi là ai và cách tôi hòa hợp với mọi vật xung quanh”. Kotte bổ sung thêm rằng quá trình tìm kiếm này của Jobs dường như được thôi thúc một phần bởi ông ấy không biết cha mẹ đẻ của mình là ai “Có một khoảng trống lớn trong tâm hồn Jobs và ông ấy đang cố gắng lấp đầy nó”.
| |
When Jobs told the folks at Atari that he was quitting to go search for a guru in India, the jovial Alcorn was amused. “He comes in and stares at me and declares, ‘I’m going to find my guru,’ and I say, ‘No shit, that’s super. Write me!’ And he says he wants me to help pay, and I tell him, ‘Bullshit!’” Then Alcorn had an idea. Atari was making kits and shipping them to Munich, where they were built into finished machines and distributed by a wholesaler in Turin. But there was a problem: Because the games were designed for the American rate of sixty frames per second, there were frustrating interference problems in Europe, where the rate was fifty frames per second.
| Khi Jobs nói với những đồng nghiệp thân thiết ở Atari rằng ông sẽ thôi việc để tìm kiếm một đại sư ở Ấn Độ, Alcorn vui tính lấy làm ngạc nhiên. “Jobs bước vào, nhìn chằm chằm vào tôi và tuyên bố, Tôi định đi tìm kiếm đấng tối cao tâm linh‟ và tôi nói „ồ không, điều đó thật quá tuyệt vời. Hãy viết thư kể cho tôi nhé!‟ và Jobs nói ông ấy muốn giúp ông chi trả chi phí của chuyến đi, nhưng ông nói Thật là vớ vẩn‟”. Sau đó Alcorn có một ý tưởng. Atari đang chế tạo bộ thiết bị và sẽ phải vận chuyển nó đến Munich, nơi sẽ lắp ráp nó thành thiết bị hoàn chỉnh và một đại lý của họ ở Turin sẽ chịu trách nhiệm phân phối . Nhưng có một rắc rối xảy ra là trò chơi được thiết kế theo tốc độ của Mỹ là 60 khung hình một giây trong khi ở châu Âu thì chỉ có 50 khung hình một giây.
| |
Alcorn sketched out a fix with Jobs and then offered to pay for him to go to Europe to implement it. “It’s got to be cheaper to get to India from there,” he said. Jobs agreed. So Alcorn sent him on his way with the exhortation, “Say hi to your guru for me.”
| Alcorn đã cùng Jobs phác thảo ra bản sửa lỗi và ông đề nghị sẽ chi trả cho Jobs để ông ấy đến châu Âu và thực thi nó. Alcorn nói “Sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều nếu đến Ấn Độ từ đó”. Và Jobs đã đồng ý. Alcorn đã chào tạm biệt Jobs bằng lời cổ vũ “Gửi lời chào của tôi đến „đấng tối cao‟ của cậu nhé”.
| |
Jobs spent a few days in Munich, where he solved the interference problem, but in the process he flummoxed the dark-suited German managers. They complained to Alcorn that he dressed and smelled like a bum and behaved rudely. “I said, ‘Did he solve the problem?’ And they said, ‘Yeah.’ I said, ‘If you got any more problems, you just call me, I got more guys just like him!’ They said, ‘No, no we’ll take care of it next time.’” For his part, Jobs was upset that the Germans kept trying to feed him meat and potatoes. “They don’t even have a word for vegetarian,” he complained (incorrectly) in a phone call to Alcorn.
| Jobs ở Munich một vài ngày để giải quyết vấn đề rắc rối trên. Nhưng trong thời gian ở đây, ông đã làm những người quản lý người Đức, những người luôn nhốt mình trong những bộ vest đen lịch sự, cảm thấy lúng túng. Họ phàn nàn với Alcorn rằng Jobs ăn mặc luộm thuộm, người thì nòng nặc bốc mùi như thể một kẻ vô công rỗi nghề, còn cách cư xử thì cực kỳ thô lỗ. “Tôi hỏi họ Thế anh ta đã giải quyết được vấn đề của các ông chưa?‟ và họ trả lời „Anh ta đã giải quyết xong‟. Tôi nói tiếp „Nếu ông gặp bất cứ vấn đề nào khác, hãy gọi cho tôi, tôi có nhiều gã lập dị giống anh ta‟, Và họ đáp lại tôi cuống quýt „Không, không cần đâu, lần sau chúng tôi có thể tự giải quyết được‟”, về phần mình, Jobs không hài lòng vì người Đức cứ cố gắng “chiêu đãi” ông thịt và khoai tây. Ông phàn nàn (không chính xác) trong một lần nói chuyện qua điện thoại với Alcorn “Họ thậm chí không có khái niệm ăn chay trong từ điển của mình”.
| |
He had a better time when he took the train to see the distributor in Turin, where the Italian pastas and his host’s camaraderie were more simpatico. “I had a wonderful couple of weeks in Turin, which is this charged-up industrial town,” he recalled. “The distributor took me every night to dinner at this place where there were only eight tables and no menu. You’d just tell them what you wanted, and they made it. One of the tables was on reserve for the chairman of Fiat. It was really super.” He next went to Lugano, Switzerland, where he stayed with Friedland’s uncle, and from there took a flight to India. | Jobs đã có một quãng thời gian tốt đẹp hơn nhiều khi bắt tàu tới gặp một nhà phân phối của Atari tại Turin, ở đây, Jobs cảm thấy dễ thở hơn với món mỳ Ý và sự thân thiện của vị chủ nhà, người đón tiếp ông ở đây. Jobs kể lại “Tôi đã có hai tuần thú vị ở Turin, một thị trấn công nghiệp sầm uất. Nhà phân phối tối nào cũng đưa tôi đi ăn tại một nhà hàng với không gian chỉ đặt vừa tám chiếc bàn và đặc biệt, bạn không hề thấy bất kỳ một quyển thực đơn nào. Việc duy nhất bạn cần làm khi tới đây là gọi món mà bạn thích, họ sẽ làm nó. Đặc biệt, một trong những chiếc bàn hôm đó đang được phục vụ cho chủ tịch hội đồng quản trị của Fiat. Điều đó thật tuyệt diệu”. Sau đó, Jobs tiếp tục chặng tiếp theo trong hành trình của mình là Lugano, Thụy Sĩ. Tại đây, ông ở nhờ nhà người chú của Friedland và sẽ bắt máy bay từ đây đi Ấn Độ”.
| |
When he got off the plane in New Delhi, he felt waves of heat rising from the tarmac, even though it was only April. He had been given the name of a hotel, but it was full, so he went to one his taxi driver insisted was good. “I’m sure he was getting some baksheesh, because he took me to this complete dive.” Jobs asked the owner whether the water was filtered and foolishly believed the answer. “I got dysentery pretty fast. I was sick, really sick, a really high fever. I dropped from 160 pounds to 120 in about a week.” Once he got healthy enough to move, he decided that he needed to get out of Delhi. So he headed to the town of Haridwar, in western India near the source of the Ganges, which was having a festival known as the Kumbh Mela. More than ten million people poured into a town that usually contained fewer than 100,000 residents. “There were holy men all around. Tents with this teacher and that teacher. There were people riding elephants, you name it. I was there for a few days, but I decided that I needed to get out of there too.”
| Ngay khi đặt chân xuống New Delhi, Jobs đã cảm nhận được những luồng hơi nóng bốc lên từ mặt đường trải nhựa mặc dù mới là tháng Tư. ông đến khách sạn được mọi người giới thiệu trước đó nhưng khách sạn đã chật ních khách, vì vậy, ông chọn đến ở một khách sạn mà người lái xe taxi gợi ý là rất tốt. “Tôi chắc chắn rằng anh ta đã nhận được tiền hoa hồng mồi chài khách của khách sạn này vì anh ta đã đưa tôi đến một nơi hoàn toàn có thể coi là địa ngục”. Jobs hỏi người chủ khách sạn xem nguồn nước của họ có được lọc trước khi sử dụng không và ngây thơ tin vào câu trả lời của anh ta. “Tôi lập tức bị kiết lỵ. Tôi bị ốm, ốm nặng với những cơn sốt cao. Tôi sụt cân từ khoảng 72 kg xuống còn 54 kg trong vòng một tuần”. Ngay khi Jobs cảm thấy đủ khỏe để có thể di chuyển, ông quyết định rằng ông cần phải đi ngay khỏi Delhi này càng sớm càng tốt. Vì vậy, ông thẳng tiến tới thị trấn Haridwar ở phía Tây của Ấn Độ, gần đầu nguồn sông Gaga. Nơi này đang diễn ra một lễ hội với cái tên Kumbh Mela (lễ hội tắm sông Hằng). Hơn mười triệu tín đò đổ xô về thị trấn nhỏ bé vốn chỉ dưới 100.000 người dân sinh sống này. “Khắp nơi la liệt những lều trú chân do các tín đồ dựng nên. Có người cưỡi voi, hãy thử nghĩ xem bạn nên gọi nó là gì. Và tôi ở đó một vài ngày nhưng đã sớm quyết định là tôi nên rời ngay khỏi cả nơi này nữa”.
| |
He went by train and bus to a village near Nainital in the foothills of the Himalayas. That was where Neem Karoli Baba lived, or had lived. By the time Jobs got there, he was no longer alive, at least in the same incarnation. Jobs rented a room with a mattress on the floor from a family who helped him recuperate by feeding him vegetarian meals. “There was a copy there of Autobiography of a Yogi in English that a previous traveler had left, and I read it several times because there was not a lot to do, and I walked around from village to village and recovered from my dysentery.” Among those who were part of the community there was Larry Brilliant, an epidemiologist who was working to eradicate smallpox and who later ran Google’s philanthropic arm and the Skoll Foundation. He became Jobs’s lifelong friend.
| Jobs di chuyển tới một ngôi làng gần Nainital dưới chân núi Himalaya bằng tàu và xe buýt. Đó cũng là nơi mà Neem Karoli Baba sống, hay chính xác hơn là đã từng sống. Lúc Jobs đến nơi thì ông ta đã chết. Jobs thuê một căn phòng với một chiếc đệm trải trên sàn để ngủ của một gia đình, những người đã giúp ông phục hồi sức khỏe bằng việc nấu cho ông những món ăn chay. “Có một bản sao cuốn “Hồi ký của một Yogi(7)” bằng tiếng Anh ở đây, do một khách du lịch trước đó để quên. Tôi đã đọc đi đọc lại vài lần vì ở đây không có nhiều thứ để làm và tôi chỉ việc đi đi lại lại từ làng này sang làng khác trong khi chờ bình phục khỏi chứng kiết lỵ”. Trong số những người sống ở đây, có một nhà dịch tễ học tên là Larry Brilliant. Ông đang nghiên cứu cách để trừ bệnh đậu mùa và sau đó trở thành người điều hành một tổ chức từ thiện của Google và Quỹ Skoll. Ông sau này đã trở thành một người bạn tri kỷ của Jobs.
| |
At one point Jobs was told of a young Hindu holy man who was holding a gathering of his followers at the Himalayan estate of a wealthy businessman. “It was a chance to meet a spiritual being and hang out with his followers, but it was also a chance to have a good meal. I could smell the food as we got near, and I was very hungry.” As Jobs was eating, the holy man—who was not much older than Jobs—picked him out of the crowd, pointed at him, and began laughing maniacally. “He came running over and grabbed me and made a tooting sound and said, ‘You are just like a baby,’” recalled Jobs. “I was not relishing this attention.” Taking Jobs by the hand, he led him out of the worshipful crowd and walked him up to a hill, where there was a well and a small pond. “We sit down and he pulls out this straight razor. I’m thinking he’s a nutcase and begin to worry. Then he pulls out a bar of soap—I had long hair at the time—and he lathered up my hair and shaved my head. He told me that he was saving my health.”
| Một hôm, Jobs có cơ hội nói chuyện với một thanh niên trẻ tuổi theo đạo Hindu, người đang có rất nhiều môn đồ ở vùng Hymalaya này và đồng thời cũng là một thương nhân giàu có. “Đó là một cơ hội để gặp gỡ một thực thể tâm linh và tụ tập với những môn đệ của họ, đồng thời cũng là cơ hội để tham dự một bữa tiệc ngon miệng. Tôi có thể ngửi thấy mùi thức ăn khi chúng tôi đến gần và tôi thật sự rất đói”. Khi Jobs đang ăn thì người đàn ông này, có lẽ không già hơn so với Jobs bao nhiêu, lôi ông ra khỏi đám đông, chỉ tay vào Jobs và cười một cách điên khùng. Jobs kể “Anh ta bước đến, nhìn chằm chằm vào tôi, túm lấy tôi, huýt như còi ròi nói Trông cậu giống hệt một đứa trẻ‟. Tất nhiên tôi không lấy làm thoải mái lắm với sự chú ý này”. Người đàn ông này đưa tay nắm lấy Jobs, lôi ra khỏi đám đông đang cầu nguyện và buộc ông cùng leo lên một quả đòi, nơi có một chiếc giếng và một cái ao nhỏ. “Chúng tôi ngồi xuống và ông ấy lấy ra một con dao cạo thẳng. Tôi nghĩ anh ta là một kẻ điên và bắt đầu thấy lo sợ. Sau đó, anh ta lấy ra một bánh xà phòng và anh ta bắt đầu lật ngược tóc tôi lên rồi cạo đầu tôi. Lúc đó tóc tôi dài lượt thượt và anh ta nói rằng anh ta làm vậy để giúp tôi cải thiện sức khỏe”.
| |
Daniel Kottke arrived in India at the beginning of the summer, and Jobs went back to New Delhi to meet him. They wandered, mainly by bus, rather aimlessly. By this point Jobs was no longer trying to find a guru who could impart wisdom, but instead was seeking enlightenment through ascetic experience, deprivation, and simplicity. He was not able to achieve inner calm. Kottke remembers him getting into a furious shouting match with a Hindu woman in a village marketplace who, Jobs alleged, had been watering down the milk she was selling them.
| Daniel Kottke đến Ấn Độ vào đầu hè năm đó và Jobs quay về New Delhi để gặp bạn mình. Họ đi lang thang khắp nơi không chủ đích, chủ yếu là bằng xe buýt. Vào thời điểm này, Jobs đã từ bỏ ý định tìm kiếm một “đấng tối cao”, người có thể truyền đạt sự khôn ngoan cho ông. Thay vào đó, ông tìm kiếm sự giác ngộ qua chính những trải nghiệm sống khổ hạnh, thiếu thốn và giản đơn của mình. Nhưng ông không bao giờ có thể chạm đến được sự tĩnh tâm. Kottke nhớ rằng Jobs đã nổi giận quát lại một phụ nữ người Hindu ở một khu chợ của ngôi làng vì nghi ngờ rằng bà ta đổ nước pha với sữa để bán.
| |
Yet Jobs could also be generous. When they got to the town of Manali, Kottke’s sleeping bag was stolen with his traveler’s checks in it. “Steve covered my food expenses and bus ticket back to Delhi,” Kottke recalled. He also gave Kottke the rest of his own money, $100, to tide him over.
| Tuy nhiên, Jobs cũng là một người khá hào phóng. Khi Kottke và Jobs đến thị trấn Manali, túi ngủ của Kottke đã bị lấy cắp cùng với quyển séc du lịch của ông. Kottke nhớ lại “Steve đã chi trả toàn bộ số tiền ăn ở của tôi lúc đó và mua vé xe buýt cho tôi trở lại New Delhi”. Ông ấy cũng đưa cho Kottke 100 đô- la cuối cùng của mình để đỡ đần trong lúc khó khăn.
| |
During his seven months in India, he had written to his parents only sporadically, getting mail at the American Express office in New Delhi when he passed through, and so they were somewhat surprised when they got a call from the Oakland airport asking them to pick him up. They immediately drove up from Los Altos. “My head had been shaved, I was wearing Indian cotton robes, and my skin had turned a deep, chocolate brown-red from the sun,” he recalled. “So I’m sitting there and my parents walked past me about five times and finally my mother came up and said ‘Steve?’ and I said ‘Hi!’”
| Trong suốt 7 tháng ở Ấn Độ, Jobs thỉnh thoảng mới viết thư cho cha mẹ mình. Khi nào tiện, ông mới ghé qua văn phòng của American Express ở New Delhi để nhận thư; vì vậy, cha mẹ ông cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của ông từ sân bay Oakland nhờ họ đến đón. Họ lập tức lái xe từ Los Altos lên đón ông. “Đầu tôi đã được cạo trọc. Lúc đó, tôi lại đang mặc một chiếc áo vải bông kiểu Ấn Độ cùng nước da bánh mật do cháy nắng nên cha mẹ tôi đã đi qua tôi phải đến năm lần trước khi mẹ ngờ ngợ nhận ra và đến hỏi tôi „Steve phải không con?‟ và tôi nói, „Chào cha mẹ!‟”.
| |
They took him back home, where he continued trying to find himself. It was a pursuit with many paths toward enlightenment. In the mornings and evenings he would meditate and study Zen, and in between he would drop in to audit physics or engineering courses at Stanford.
| Họ đưa ông về nhà, nơi ông tiếp tục cố gắng tìm kiếm bản ngã của mình. Đó là cuộc hành trình với rất nhiều ngả đường tìm đến sự giác ngộ. Các buổi sáng và buổi tối, ông ngồi thiền và nghiên cứu về thế giới thiền định. Thời gian còn lại trong ngày, tôi dự thính những lớp học về vật lý và kỹ thuật ở trường standford.
| |
The Search
Jobs’s interest in Eastern spirituality, Hinduism, Zen Buddhism, and the search for enlightenment was not merely the passing phase of a nineteen-year-old. Throughout his life he would seek to follow many of the basic precepts of Eastern religions, such as the emphasis on experiential prajñā, wisdom or cognitive understanding that is intuitively experienced through concentration of the mind. Years later, sitting in his Palo Alto garden, he reflected on the lasting influence of his trip to India: Coming back to America was, for me, much more of a cultural shock than going to India.
| Cuộc tìm kiếm
Niềm đam mê thế giới tâm linh phương Đông, đạo Hindu, Thiền Phật giáo hay sự tìm kiếm con đường đến với giác ngộ của Jobs không đơn thuần chỉ dừng lại ở những bòng bột thoáng qua của một thanh niên mười chín tuổi. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã tìm kiếm và theo đuổi rất nhiều giới luật cơ bản trong văn hóa phương Đông như sự nhấn mạnh vào Bát trí tuệ và sự hiểu biết có được bằng trực giác khi tập trung suy nghĩ. Nhiều năm sau, trong ngôi vườn nhà ông ở Palo Alto, Jobs đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về những ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi tới Ấn Độ tới ông: Việc quay trở lại Mỹ là một cú sốc văn hóa với tôi, hơn cả khi tôi đến Ấn Độ.
| |
The people in the Indian countryside don’t use their intellect like we do, they use their intuition instead, and their intuition is far more developed than in the rest of the world. Intuition is a very powerful thing, more powerful than intellect, in my opinion. That’s had a big impact on my work. | Những người dân sống ở nông thôn Ấn Độ không sử dụng lý trí của họ như chúng ta vẫn làm, mà thay vào đó họ sử dụng trực giác. Và trực giác của họ, thì khỏi phải nói, phát triển hơn rất nhiều so với phần còn lại của thế giới. Với tôi, trực giác là một thứ gì đó đầy quyền uy, có sức mạnh lớn hơn cả trí tuệ. Nó là yếu tố có tác động lớn tới công việc của tôi.
| |
Western rational thought is not an innate human characteristic; it is learned and is the great achievement of Western civilization. In the villages of India, they never learned it. They learned something else, which is in some ways just as valuable but in other ways is not. That’s the power of intuition and experiential wisdom.
| Những suy nghĩ chủ yếu dựa trên lý trí của người phương Tây không phải là đặc tính bẩm sinh của loài người. Nó được trau dồi và đúc kết qua thời gian, và là thành tựu vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây. Ở những ngôi làng của Ấn Độ, họ không bao giờ học nó. Họ học những thứ khác, những thứ mà xét trên một số phương diện sẽ rất giá trị nhưng trên một vài phương diện khác thì không. Đó là sức mạnh của trực giác và sự khôn ngoan có được từ những trải nghiệm.
| |
Coming back after seven months in Indian villages, I saw the craziness of the Western world as well as its capacity for rational thought. If you just sit and observe, you will see how restless your mind is. If you try to calm it, it only makes it worse, but over time it does calm, and when it does, there’s room to hear more subtle things—that’s when your intuition starts to blossom and you start to see things more clearly and be in the present more. Your mind just slows down, and you see a tremendous expanse in the moment. You see so much more than you could see before. It’s a discipline; you have to practice it.
| Quay trở lại sau bảy tháng rong ruổi khắp các ngôi làng của Ấn Độ, tôi nhìn thấy sự điên khùng trong thế giới của người phương Tây cũng như khả năng chứa chất những ý nghĩ lý trí của họ. Nếu bạn ngồi và quan sát, bạn sẽ thấy cách thức mà bộ não của chúng ta hoạt động không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta cố gắng kìm chế, nó chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn; nhưng qua thời gian, não bộ của chúng ta sẽ quen với những tình huống đó và trở nên điềm tĩnh hơn. Bạn có thể nghe thấy sự chuyển động của những sự vật nhỏ nhất, những âm thanh khẽ khàng nhất, và đó chính là lúc trực giác của bạn bắt đầu thức giấc. Bộ não dần dần suy nghĩ chậm lại và bạn có thể thấy thời gian như được kéo dài hơn trong cùng một khoảnh khắc và bạn có thể nhìn thấy nhiều sự việc hơn so với trước đây. Đó là một kỷ luật, bạn phải luyện tập nó.
| |
Zen has been a deep influence in my life ever since. At one point I was thinking about going to Japan and trying to get into the Eihei-ji monastery, but my spiritual advisor urged me to stay here. He said there is nothing over there that isn’t here, and he was correct. I learned the truth of the Zen saying that if you are willing to travel around the world to meet a teacher, one will appear next door.
| Thiền đã có tác động sâu sắc tới cuộc sống của tôi kể từ đó. Có lúc tôi nghĩ rằng sẽ đến Nhật Bản và cố gắng để được tới tu viện Eihei-ji, nhưng người cố vấn tâm linh của tôi lại muốn tôi ở lại đây. ông ấy nói không có thứ gì ở đó có mà ở đây không có, và ông ấy đã đúng. Tôi học được một điều trong Thiền dạy rằng: Nếu bạn mong muốn đi vòng quanh thế giới để gặp một người thầy xứng đáng, người đó sẽ xuất hiện ngay cạnh chỗ bạn.
| |
Jobs did in fact find a teacher right in his own neighborhood. Shunryu Suzuki, who wrote Zen Mind, Beginner’s Mind and ran the San Francisco Zen Center, used to come to Los Altos every Wednesday evening to lecture and meditate with a small group of followers. After a while he asked his assistant, Kobun Chino Otogawa, to open a full-time center there. Jobs became a faithful follower, along with his occasional girlfriend, Chrisann Brennan, and Daniel Kottke and Elizabeth Holmes. He also began to go by himself on retreats to the Tassajara Zen Center, a monastery near Carmel where Kobun also taught. Kottke found Kobun amusing. “His English was atrocious,” he recalled. “He would speak in a kind of haiku, with poetic, suggestive phrases. We would sit and listen to him, and half the time we had no idea what he was going on about. I took the whole thing as a kind of lighthearted interlude.” Holmes was more into the scene. “We would go to Kobun’s meditations, sit on zafu cushions, and he would sit on a dais,” she said. “We learned how to tune out distractions. It was a magical thing. One evening we were meditating with Kobun when it was raining, and he taught us how to use ambient sounds to bring us back to focus on our meditation.”
| Jobs thực tế đã tìm được người thầy của mình ở ngay cạnh khu phố bên. Shunryu Suzuki, người viết cuốn “Thiền tâm” (Zen Mind), “Luyện tập trí tuệ cho người bắt đầu” (Beginner‟s Mind) và cũng là người quản lý Trung tâm thiền San Francisco, thường xuyên đến Los Atlos vào tối thứ Tư hàng tuần để thuyết giảng và hành thiền cùng một nhóm nhỏ các môn đệ của ông. Sau một thời gian, ông đã đề nghị người trợ lý của mình, Kobun Chino Otogawa, mở một trung tâm phục vụ toàn thời gian tại đây. Jobs cùng với người bạn gái một thời Chrisann Brennan, Daniel Kottke và Elizabeth Holmes trở thành những môn đệ trung thành của trung tâm Tassajara, một thiền viện ở Carmel, nơi Kobun dạy.Kottke cho rằng Kobun thật tuyệt vời. ông nói tiếp “Tiếng Anh của ông ấy thật tệ. ông sẽ nói như đọc thơ haiku(9) với những cụm từ mang tính chất thơ văn và gợi nhớ. Chúng tôi ngồi nghe ông ấy nói và được nửa thời gian thì chúng tôi bắt đầu không có một khái niệm gì về những điều ông ấy đang nói. Tôi coi đó là khoảng thời gian giải lao, vô âu, vô lo”. Holmes thì cho rằng “Chúng tôi thiền cùng Kobun. Chúng tôi ngồi ở dưới thảm tập còn ông ấy thì ngồi trên chiếc bục. Chúng tôi được dạy cách để đẩy lùi mọi phiền nhiễu, và nó như một phép thuật huyền diệu. Một buổi tối nọ, trời đổ mưa to trong lúc chúng tôi đang thiền với Kobun, và ông đã dạy cho chúng tôi cách sử dụng những âm thanh xung quanh để đưa mình trở lại sự tĩnh tâm khi thiền”.
| |
As for Jobs, his devotion was intense. “He became really serious and self-important and just generally unbearable,” according to Kottke. He began meeting with Kobun almost daily, and every few months they went on retreats together to meditate. “I ended up spending as much time as I could with him,” Jobs recalled. “He had a wife who was a nurse at Stanford and two kids. She worked the night shift, so I would go over and hang out with him in the evenings. She would get home about midnight and shoo me away.” They sometimes discussed whether Jobs should devote himself fully to spiritual pursuits, but Kobun counseled otherwise. He assured Jobs that he could keep in touch with his spiritual side while working in a business. The relationship turned out to be lasting and deep; seventeen years later Kobun would perform Jobs’s wedding ceremony.
| Đối với Jobs, ông chú tâm cao độ vào thiền. Theo như Kottke thì “ông ấy thực sự rất nghiêm túc, quan trọng hóa nó và nhìn chung, đôi lúc thật không thể chịu nổi”, ông ấy gần như ngày nào cũng gặp Kobun và cứ vài tháng, họ lại cùng nhau đi ở ẩn để thiền. Jobs nhớ rằng “Tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian nhất có thể để thỉnh giáo ông ấy. Ông ấy có vợ và hai con nhỏ. Vợ ông làm y tá ở standford và trực ca đêm; vì vậy, tôi có thường tụ tập với Kobun vào các buổi tối. Khi vợ ông ấy trở về nhà vào lúc nửa đêm, bà ấy sẽ lùa chúng tôi về”. Họ đôi lúc cũng tranh luận về việc liệu Jobs có nên chú tâm hoàn toàn vào việc theo đuổi những giá trị tâm linh không, nhưng Kobun thì có quan điểm ngược lại. ông chắc chắn rằng Jobs có thể chạm được đến thế giới tâm linh trong khi vẫn tham gia vào công việc kinh doanh của mình. Mối quan hệ giữa hai người trở nên gắn bó và lâu dài. Kobun cũng đã đến tham dự lễ cưới của Jobs mười bảy năm sau đó.
| |
Jobs’s compulsive search for self-awareness also led him to undergo primal scream therapy, which had recently been developed and popularized by a Los Angeles psychotherapist named Arthur Janov. It was based on the Freudian theory that psychological problems are caused by the repressed pains of childhood; Janov argued that they could be resolved by re-suffering these primal moments while fully expressing the pain—sometimes in screams. To Jobs, this seemed preferable to talk therapy because it involved intuitive feeling and emotional action rather than just rational analyzing. “This was not something to think about,” he later said. “This was something to do: to close your eyes, hold your breath, jump in, and come out the other end more insightful.” | Sự thôi thúc tìm ra bản ngã bên trong con người mình của Jobs lớn đến mức ông quyết định trải qua giải pháp trị liệu tâm lý được nghiên cứu và phổ biến gần đây bởi một bác sĩ tâm lý trị liệu ở Los Angeles, tên là Arthur Janov. Phương pháp này được dựa trên học thuyết Freud (Freudian theory), cho rằng những vấn đề về tâm lý bắt nguồn từ những đau đớn dồn nén khi còn nhỏ của con người có thể được giải quyết bằng cách cùng người bệnh tái tạo lại cảnh tượng khi đó, tái trải nghiệm nỗi đau từng có nhưng bằng cách giãi bày tất cả các cảm xúc, thậm chí cả kêu gào, than khóc, không kìm nén bất cứ điều gì. Với Jobs, liệu pháp nói chuyện có vẻ tốt hơn vì nó liên quan đến cảm nhận mang tính bản năng và hành động mang tính xúc cảm hơn là sự phân tích một cách lý trí. Sau này, ông có nói rằng “Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về nó, đơn giản chỉ hành động: nhắm mắt lại, giữ nhịp thở đều đặn, bước vào thế giới tiềm thức và bước ra sáng suốt hơn”.
| |
A group of Janov’s adherents ran a program called the Oregon Feeling Center in an old hotel in Eugene that was managed by Jobs’s Reed College guru Robert Friedland, whose All One Farm commune was nearby. In late 1974, Jobs signed up for a twelve-week course of therapy there costing $1,000. “Steve and I were both into personal growth, so I wanted to go with him,” Kottke recounted, “but I couldn’t afford it.”
| Một nhóm những tín đò của phương pháp Janov trên đã mở một trung tâm tâm lý tên là Oregon trong một khách sạn cũ ở Eugene. Người quản lý trung tâm này, không ai khác chính là người bạn tại trường Reed của Jobs, Robert Friedland. Cộng đồng All One Farm của ông cũng tọa lạc gần đó. Khoảng cuối năm 1974, Jobs đăng ký khóa học trị liệu này trong 12 tuần với lệ phí 1.000 đô-la. Kottke nhớ rằng “Steve và tôi có giai đoạn phát triển tính cách như nhau, vì vậy tôi rất muốn tham gia cùng ông ấy, nhưng tôi không có tiền đóng phí”.
| |
Jobs confided to close friends that he was driven by the pain he was feeling about being put up for adoption and not knowing about his birth parents. “Steve had a very profound desire to know his physical parents so he could better know himself,” Friedland later said. He had learned from Paul and Clara Jobs that his birth parents had both been graduate students at a university and that his father might be Syrian. He had even thought about hiring a private investigator, but he decided not to do so for the time being. “I didn’t want to hurt my parents,” he recalled, referring to Paul and Clara.
| Jobs từng tâm sự với những người bạn thân rằng ông luôn bị thôi thúc bởi nỗi đau của một đứa trẻ bị bỏ rơi và không biết cha mẹ đẻ là ai. Friedland nói “Steve có một mong muốn cháy bỏng tìm ra cha mẹ đẻ của mình để ông hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, xem ông là ai”. Tất cả những gì ông biết về cha mẹ đẻ của mình qua Paul và Clara là họ đều tốt nghiệp đại học và cha của ông hình như là một người Syria, ông thậm chí đã có ý định thuê một thám tử riêng để tìm ra sự thật nhưng cuối cùng, ông lại không làm như vậy. ông nói “Tôi không muốn gây tổn thương cho cha mẹ tôi”. Ý ông là Paul và Clara.
| |
“He was struggling with the fact that he had been adopted,” according to Elizabeth Holmes. “He felt that it was an issue that he needed to get hold of emotionally.” Jobs admitted as much to her. “This is something that is bothering me, and I need to focus on it,” he said. He was even more open with Greg Calhoun. “He was doing a lot of soul-searching about being adopted, and he talked about it with me a lot,” Calhoun recalled. “The primal scream and the mucusless diets, he was trying to cleanse himself and get deeper into his frustration about his birth. He told me he was deeply angry about the fact that he had been given up.”
| Theo như Elizabeth Holmes thì “Jobs luôn phải đấu tranh với sự thật rằng mình chỉ là con nuôi, ông ấy cảm thấy rằng đó chính là vấn đề khiến cảm xúc bị dồn nén”. Jobs thừa nhận “Đó là vấn đề luôn làm tôi không yên và tôi cần phải tập trung giải quyết nó”, ông còn thậm chí cởi mở về việc này hơn với Greg Calhoun, ông này kể lại rằng “Steve dằn vặt lương tâm khá nhiều về việc được nhận nuôi từ khi còn nhỏ và ông ấy tâm sự với tôi khá nhiều.Việc tham gia điều trị để có thể trải nghiệm và giải tỏa cảm xúc của những nỗi đau chất chứa từ lâu hay việc gò mình trong chế độ ăn nghiêm ngặt, với mong muốn không phát sinh niêm dịch là cách ông ấy đang cố gắng để tẩy rửa chính bản thân mình và tiến sâu hơn vào nỗi sợ hãi về nguồn gốc xuất thân, ông ấy nói với tôi một cách giận dữ về sự thật ông ấy bị cha mẹ bỏ rơi”.
| |
John Lennon had undergone the same primal scream therapy in 1970, and in December of that year he released the song “Mother” with the Plastic Ono Band. It dealt with Lennon’s own feelings about a father who had abandoned him and a mother who had been killed when he was a teenager. The refrain includes the haunting chant “Mama don’t go, Daddy come home.” Jobs used to play the song often. Jobs later said that Janov’s teachings did not prove very useful. “He offered a ready-made, buttoned-down answer which turned out to be far too oversimplistic. It became obvious that it was not going to yield any great insight.” But Holmes contended that it made him more confident: “After he did it, he was in a different place. He had a very abrasive personality, but there was a peace about him for a while. His confidence improved and his feelings of inadequacy were reduced.”
| John Lenon cũng trải qua liệu pháp tâm lý như Jobs vào năm 1970, và tháng 12 năm đó, ông đã cho ra đời bài hát “Mẹ” (Mother) với ban nhạc Plastic Ono. Bài hát là nỗi lòng của một cậu bé bị cha bỏ rơi và mẹ thì bị giết hại khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Đoạn điệp khúc lặp đi lặp lại những câu chữ chất chứa nỗi ám ảnh “Mama don‟t go, Daddy come home” (tạm dịch là: Mẹ ơi, đừng bỏ con. Cha ơi, hay quay về nhà đi). Jobs trước đây cũng thường xuyên chơi bài này. Sau đó, Jobs cho rằng phương pháp của Janov không thật sự hiệu quả. “Ông ấy đưa ra những câu hỏi có sẵn và những câu trả lời thiếu sự tưởng tượng, một thứ trắc nghiệm dường như quá đơn giản. Điều đó hiển nhiên chứng minh rằng phương pháp điều trị này sẽ không mang lại bất kỳ điều gì sâu sắc cho tâm hồn bạn”. Nhưng Holmes lại cho rằng nó khiến Jobs cảm thấy tự tin hơn. “Sau khi tham gia liệu pháp này, ông ấy đã thay đổi. Mặc dù ông ấy có tính cách chai sạn nhưng tôi cảm thấy tâm hồn ông ấy đã có sự tĩnh lặng, ít nhất là trong một khoảng thời gian, ông ấy cũng cảm thấy tự tin hơn và cảm giác thiếu thốn hoặc không xứng đáng giảm đi đáng kể”.
| |
Jobs came to believe that he could impart that feeling of confidence to others and thus push them to do things they hadn’t thought possible. Holmes had broken up with Kottke and joined a religious cult in San Francisco that expected her to sever ties with all past friends. But Jobs rejected that injunction. He arrived at the cult house in his Ford Ranchero one day and announced that he was driving up to Friedland’s apple farm and she was to come. Even more brazenly, he said she would have to drive part of the way, even though she didn’t know how to use the stick shift. “Once we got on the open road, he made me get behind the wheel, and he shifted the car until we got up to 55 miles per hour,” she recalled. “Then he puts on a tape of Dylan’s Blood on the Tracks, lays his head in my lap, and goes to sleep. He had the attitude that he could do anything, and therefore so can you. He put his life in my hands. So that made me do something I didn’t think I could do.”
| Jobs bắt đầu tin rằng ông có thể truyền cảm giác tự tin này cho người khác và từ đó thúc đẩy họ làm những điều mà trước đó họ nghĩ là không thể. Holmes chia tay với Kottke và tham gia vào một giáo phái tôn giáo ở San Francisco với mong muốn cắt đứt mọi mối liên hệ với bạn bè xung quanh. Nhưng Jobs phản đối suy nghĩ đó của Holmes. Một hôm, Jobs đến tòa nhà của giáo hội đó trên chiếc Ford Ranchero, và thông báo rằng ông đang trên đường tới nông trại trồng táo của Friedland, và Holmes sẽ đi cùng ông. Thậm chí độc ác hơn, ông nói bà sẽ phải cầm lái một phần quãng đường mặc dù bà thậm chí còn không biết cách gạt cần số xe. Holmes kể “Khi chúng tôi ra đến con đường lớn, Jobs bắt tôi ngồi trên ghế lái, chỉnh tốc độ lên mức khoảng 88 km/h (55 dặm) ròi sau đó mở bản nhạc Blood của Dylan, gối đầu vào lòng tôi và ngủ. Ông ấy cư xử như thế ông ấy có thể làm tất cả mọi thứ, vì thế, bạn cũng vậy. Steve đã đặt mạng sống của mình vào trong tay tôi để bắt tôi phải làm những thứ mà trước đây tôi nghĩ tôi không thể làm được”.
| |
It was the brighter side of what would become known as his reality distortion field. “If you trust him, you can do things,” Holmes said. “If he’s decided that something should happen, then he’s just going to make it happen.” | Đó chính là mặt sáng của tính cách vốn được biết đến với cụm từ “Reality distortion field‟ (Triết lý bóp méo sự thật) của Jobs (như đã được nhắc đến ở chương trước). Holmes nói thêm “Nếu bạn tin tưởng ông ấy, bạn có thể làm được nhiều thứ. Một khi Steve đã quyết định việc gì đó phải được diễn ra thì ông ấy sẽ tìm mọi cách để nó diễn ra”.
| |
Breakout
One day in early 1975 Al Alcorn was sitting in his office at Atari when Ron Wayne burst in. “Hey, Stevie is back!” he shouted. “Wow, bring him on in,” Alcorn replied. Jobs shuffled in barefoot, wearing a saffron robe and carrying a copy of Be Here Now, which he handed to Alcorn and insisted he read. “Can I have my job back?” he asked. “He looked like a Hare Krishna guy, but it was great to see him,” Alcorn recalled. “So I said, sure!”
| Sự vượt rào
Một ngày đầu năm 1975, Alcorn đang ngồi trong phòng làm việc của mình ở Atari thì Ron Wayne lao vào nói lớn “Này, Steve đã trở lại ròi”. Alcorn đáp lại “ôi, dẫn anh ta vào đây!”. Jobs đi chân trần, mặc chiếc áo choàng màu vàng nghệ và cầm theo một bản sao của cuốn “Se Here Now” (Trở về) và khăng khăng nói rằng Alcorn phải đọc nó. Ông cũng hỏi thêm “Tôi có thể tiếp tục công việc trước đây của mình không? Alcorn nhớ rằng “Lúc đó trông ông ấy hệt như một tín đồ ở ngôi đền Hare Krishna, nhưng thật vui khi được gặp lại ông ấy. Vì vậy tôi nói: chắc chắn rồi”.
| |
Once again, for the sake of harmony, Jobs worked mostly at night. Wozniak, who was living in an apartment nearby and working at HP, would come by after dinner to hang out and play the video games. He had become addicted to Pong at a Sunnyvale bowling alley, and he was able to build a version that he hooked up to his home TV set.
| Một lần nữa, vì sự hòa hảo và yên ổn của tất cả mọi người, Jobs hầu như làm việc vào ban đêm. Wozniak lúc đó đang làm việc tại HP và sống ở khu căn hộ ngay gần chỗ Jobs làm nên ông thường lui tới sau bữa tối để nói gặp gỡ nói chuyện và chơi điện tử với Jobs. Woz trở nên nghiện trò Pong, nhất là level chơi ở con đường bowling Sunnyvale. Ông ấy thậm chí còn tạo ra phiên bản có chức năng kết nối vào Tivi ở nhà ông.
| |
One day in the late summer of 1975, Nolan Bushnell, defying the prevailing wisdom that paddle games were over, decided to develop a single-player version of Pong; instead of competing against an opponent, the player would volley the ball into a wall that lost a brick whenever it was hit. He called Jobs into his office, sketched it out on his little blackboard, and asked him to design it. There would be a bonus, Bushnell told him, for every chip fewer than fifty that he used. Bushnell knew that Jobs was not a great engineer, but he assumed, correctly, that he would recruit Wozniak, who was always hanging around. “I looked at it as a two-for-one thing,” Bushnell recalled. “Woz was a better engineer.”
| Vào một ngày cuối năm 1975, Nolan Bushnell, với sự khôn ngoan vốn có của mình, thừa biết rằng thời kỳ của những trò chơi dùng cần điều khiển đã kết thúc, nhưng ông vẫn quyết định phát triển phiên bản Pong một người chơi thay vì hai người chơi đối kháng như trước kia. Người chơi sẽ đánh bóng về phía một bức tường gạch được thiết kế để bị phá vỡ khi đánh trúng. Ông ấy gọi Jobs lên phòng mình, vẽ ý tưởng ấy lên chiếc bảng đen và đề nghị Jobs chế tạo nó và với tổng số lượng chip ít hơn 50. Jobs sẽ có một khoản thưởng lớn nếu làm được. Bushnell biết Jobs không phải là một kỹ sư giỏi nhưng ông ấy biết chắc rằng Jobs sẽ mời Wozniak, người vẫn thường tụ tập với Jobs ở công ty, cộng tác làm việc. Bushnell nói “Tôi biết giao công việc đó cho Jobs là một công đôi việc. Woz là một kỹ sư tài năng và tốt hơn Jobs nhiều”.
| |
Wozniak was thrilled when Jobs asked him to help and proposed splitting the fee. “This was the most wonderful offer in my life, to actually design a game that people would use,” he recalled. Jobs said it had to be done in four days and with the fewest chips possible. What he hid from Wozniak was that the deadline was one that Jobs had imposed, because he needed to get to the All One Farm to help prepare for the apple harvest. He also didn’t mention that there was a bonus tied to keeping down the number of chips.
| Wozniak hơi sởn da gà khi Jobs yêu cầu ông giúp đỡ và đề xuất phương án phân chia lợi nhuận. Woz nói “Đó là một lời đề nghị tuyệt vời nhất trong đời tôi, về việc có thể thiết kế một trò chơi mà mọi người sẽ chơi nó”. Jobs nói công việc cần phải hoàn thành trong vòng bốn ngày với số chip ít nhất có thể. Nhưng Jobs đã giấu không nói với Woz về hạn chót giao nộp thực sự bởi vì ông cần đến nông trại All One Farm để kịp giúp đỡ mùa thu hoạch táo. Ông cũng không đề cập tới việc sẽ có một khoản thưởng dựa trên số con chip tiết kiệm được.
| |
“A game like this might take most engineers a few months,” Wozniak recalled. “I thought that there was no way I could do it, but Steve made me sure that I could.” So he stayed up four nights in a row and did it. During the day at HP, Wozniak would sketch out his design on paper. Then, after a fast-food meal, he would go right to Atari and stay all night. As Wozniak churned out the design, Jobs sat on a bench to his left implementing it by wire-wrapping the chips onto a breadboard. “While Steve was breadboarding, I spent time playing my favorite game ever, which was the auto racing game Gran Trak 10,” Wozniak said.
| Woz nhớ lại “Thông thường, một kỹ sư phải mất một vài tháng để làm một trò chơi như vậy. Tôi nghĩ chắc tôi không thể nào làm được nó đúng hạn nhưng Steve khẳng định rằng tôi có thể”. Vì thế, Woz đã thức trắng bốn đêm liên tiếp để thiết kế nó. Ban ngày, khi làm việc ở HP, Woz vẽ nháp ý tưởng của mình ra giấy và sau đó, sau bữa ăn nhanh, ông đi thẳng đến Atari và làm việc thâu đêm tại đây. Khi Wozniak thiết kế xong thì Steve ngồi trên một chiếc ghế dài bên trái ông bọc dây những con chip trên bảng mạch khung. Wozniak kể “Trong khi Steve đang lắp bảng mạch khung thì tôi dành thời gian chơi trò chơi yêu thích nhất của tôi, trò đua ô tô Gran Trak 10”.
| |
Astonishingly, they were able to get the job done in four days, and Wozniak used only forty-five chips. Recollections differ, but by most accounts Jobs simply gave Wozniak half of the base fee and not the bonus Bushnell paid for saving five chips. It would be another ten years before Wozniak discovered (by being shown the tale in a book on the history of Atari titled Zap) that Jobs had been paid this bonus. “I think that Steve needed the money, and he just didn’t tell me the truth,” Wozniak later said. When he talks about it now, there are long pauses, and he admits that it causes him pain. “I wish he had just been honest. If he had told me he needed the money, he should have known I would have just given it to him. He was a friend. You help your friends.” To Wozniak, it showed a fundamental difference in their characters. “Ethics always mattered to me, and I still don’t understand why he would’ve gotten paid one thing and told me he’d gotten paid another,” he said. “But, you know, people are different.”
| Thật bất ngờ, họ có thể hoàn thiện công việc được giao trong bốn ngày và Wozniak chỉ sử dụng 45 con chip. Mỗi người nhớ một cách khác nhau về sự việc này, nhưng theo như mọi người vẫn nghĩ thì Jobs chỉ đưa cho Wozniak một nửa số tiền được trả cho việc tạo ra trò chơi, không có số tiền thưởng do tiết kiệm được năm con chip. Phải mất mười năm sau Wozniak mới phát hiện ra điều đó (do vô tình đọc cuốn sách ghi lại lịch sử của Atari tên là Zap). Wozniak nói rằng “Tôi nghĩ Steve cần số tiền đó và vì vậy, ông ấy chỉ đơn giản là không nói cho tôi biết sự thật”. Bây giờ, khi nói về điều đó, Wozniak ngắt quãng hồi lâu và thừa nhận rằng điều đó khiến ông cảm thấy bị tổn thương. “Tôi ước gì Jobs thành thật với tôi lúc đó. Nếu ông ấy nói với tôi rằng ông ấy cần số tiền ấy, ông ấy phải biết rằng tôi sẽ đưa ngay cho ông ấy. Ông ấy là bạn tôi. Và bạn có thể giúp đỡ những người bạn của mình”. Đó là sự khác biệt căn bản trong tính cách của Jobs và Wozniak. “Đạo đức luôn luôn là điều được tôi coi trọng và chú ý. Tôi vẫn không hiểu tại sao ông ấy được trả một khoản thế này mà lại nói với tôi thế khác. Nhưng, ông biết đấy, mỗi người một tính”.
| |
When Jobs learned this story was published, he called Wozniak to deny it. “He told me that he didn’t remember doing it, and that if he did something like that he would remember it, so he probably didn’t do it,” Wozniak recalled. When I asked Jobs directly, he became unusually quiet and hesitant. “I don’t know where that allegation comes from,” he said. “I gave him half the money I ever got. That’s how I’ve always been with Woz. I mean, Woz stopped working in 1978. He never did one ounce of work after 1978. And yet he got exactly the same shares of Apple stock that I did.”
| Khi Jobs biết vụ việc đã được phơi bày, ông gọi cho Wozniak để phủ nhận nó. Wozniak nhớ lại “Jobs khẳng định với tôi ông ấy không nhớ mình đã làm việc đó và rằng nếu thật sự ông ấy đã làm thì ông ấy sẽ nhớ. Nhưng ông ấy không nhớ gì cả, vì vậy khả năng lớn hơn là ông ấy không hề làm điều đó”. Khi tôi hỏi trực tiếp Jobs, tự nhiên ông ấy im lặng và do dự khác thường, ông nói “Tôi không biết lời cáo buộc đó bắt nguồn từ đâu. Tôi đã đưa cho Woz một nửa số tiền mà tôi nhận được. Đó là cách tôi vẫn luôn đối xử với Woz. Ý tôi là Woz đã thôi làm việc từ năm 1978. Ông ấy không hề làm việc một tí nào sau 1978 nhưng ông ấy vẫn có được số cổ phần tại Apple ngang với tôi”.
| |
Is it possible that memories are muddled and that Jobs did not, in fact, shortchange Wozniak? “There’s a chance that my memory is all wrong and messed up,” Wozniak told me, but after a pause he reconsidered. “But no. I remember the details of this one, the $350 check.” He confirmed his memory with Nolan Bushnell and Al Alcorn. “I remember talking about the bonus money to Woz, and he was upset,” Bushnell said. “I said yes, there was a bonus for each chip they saved, and he just shook his head and then clucked his tongue.” Whatever the truth, Wozniak later insisted that it was not worth rehashing. Jobs is a complex person, he said, and being manipulative is just the darker facet of the traits that make him successful. Wozniak would never have been that way, but as he points out, he also could never have built Apple. “I would rather let it pass,” he said when I pressed the point. “It’s not something I want to judge Steve by.”
| Liệu có khả năng rằng ký ức bị lộn xộn và rằng Jobs thực tế không lừa gạt và trả thiếu số tiền cho Wozniak? Woz nói với tôi rằng “Có khả năng tôi đã nhầm và nhớ lẫn lộn”. Nhưng sau một hòi dừng lại suy xét, ông nói “Không. Tôi nhớ rất rõ con số được ghi trong quyển số liệu của Atari, đó là một tấm séc trị giá 350 đô la”, ông đã khẳng định lại trí nhớ của ông với Nolan Bushnell và AI Alcorn. Bushnell nói “Tôi nhớ là có đề cập đến khoản tiền thưởng với Woz và ông ấy trông rất buồn. Tôi nói với ông ấy là đúng, có một khoản tiền thưởng cho mỗi con chip tiết kiệm được, ông ấy chỉ lắc đầu và tặc lưỡi”. Dù sự thật có thế nào đi chăng nữa, Wozniak sau này vẫn nói rằng nó không đáng để đào bới lại. Ông nói Jobs là một người phức tạp, và mánh khóe chỉ là một mặt tối của một con người thành công đó. Wozniak thì không bao giờ như vậy. Nhưng như ông đã chỉ ra, rằng với tính cách đó, ông cũng chẳng bao giờ là người xây dựng được Apple. Khi tôi nhấn mạnh điều đó, ông nói “Tốt hơn hết là tôi nên bỏ qua điều này. Nó không phải là cái gì đó to tát mà tôi muốn cáo buộc và đánh giá Steve qua đó”.
| |
The Atari experience helped shape Jobs’s approach to business and design. He appreciated the user-friendliness of Atari’s insert-quarter-avoid-Klingons games. “That simplicity rubbed off on him and made him a very focused product person,” said Ron Wayne. Jobs also absorbed some of Bushnell’s take-no-prisoners attitude. “Nolan wouldn’t take no for an answer,” according to Alcorn, “and this was Steve’s first impression of how things got done. Nolan was never abusive, like Steve sometimes is. But he had the same driven attitude. It made me cringe, but dammit, it got things done. In that way Nolan was a mentor for Jobs.”
| Những kinh nghiệm ở Atari đã giúp Jobs định hình cách tiếp cận tới lĩnh vực kinh doanh và thiết kế. ông đánh giá cao những thiết kế trò chơi thân thiện với người dùng của Atari, những trò chơi mà chỉ cần có những chỉ dẫn đơn giản kiểu „đút đồng xu 25 xu vào và tránh Klingons‟ (như đã đề cập ở trên). Ron Wayne nói “Sự đơn giản ấy đã tác động tới Jobs và khiến ông ấy trở thành một người rất chú trọng đến sản phẩm”. Jobs cũng tiếp thu được thái độ “không bao giờ làm nô lệ của chữ „không‟” của Bushnell. Theo Alcorn thì “Nolan không bao giờ nói không. Và đó chính là ấn tượng đầu tiên của Steve về cách mọi thứ được hoàn thành. Nolan không bao giờ phản ứng thái quá hay xúc phạm ai như Steve đôi khi vẫn làm. Nhưng ông ấy cũng có chung một thái độ cầu thị và khả năng chỉ huy. Điều đó nhiều lúc làm tôi cảm thấy rúm ró nhưng thực tế, nó đã giúp mọi thứ được hoàn thành như mong đợi. về khoản này thì Nolan là vị cố vấn dày dặn kinh nghiệm của Jobs”.
| |
Bushnell agreed. “There is something indefinable in an entrepreneur, and I saw that in Steve,” he said. “He was interested not just in engineering, but also the business aspects. I taught him that if you act like you can do something, then it will work. I told him, ‘Pretend to be completely in control and people will assume that you are.’” | Bushnell cũng đồng ý rằng “Có một thứ gì đó không thể cắt nghĩa rõ ràng ở một doanh nhân, và tôi thấy điều đó ở Steve, ông ấy không chỉ đam mê công nghệ mà cả lĩnh vực kinh doanh nữa. Tôi đã chỉ cho ông ấy rằng nếu bạn tỏ ra rằng mình có thể làm được điều gì, chắc chắn bạn sẽ làm được. Và „Hãy cố gắng đóng giả như mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn và mọi người sẽ tin rằng bạn đang kiểm soát được nó”.
| |
| Chú thích: (7) Một người theo thuyết Du - già, là một trường phái Phật giáo, tương truyền được khởi xướng ở thế kỷ thứ IV Công nguyên bởi ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc. (8) Hay còn gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa có nghĩa là “sự toàn hảo”, cũng là tên của một số bộ Kinh quan trọng xuất hiện khoảng thế kỷ thứ I trước Công nguyên. (9) Một thể thơ văn xuôi của Nhật bản ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Một bài haiku thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết tiếng Nhật trong 3 câu 5+7+5 trong đó 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng.
| |
|
| |
CHAPTER FIVE THE APPLE I Turn On, Boot Up, Jack In Machines of Loving Grace | Chương 5 Apple I: Bật lên. Khởi động, cắm vào. Cỗ máy của sự hoàn mỹ
| |
Daniel Kottke and Jobs with the Apple I at the Atlantic City computer fair, 1976 | Daniel Kottke và Jobs cùng với chiếc máy tính Apple I tại hội chợ máy tính được tổ chức tại thành phố Atlantic năm 1976s
| |
In San Francisco and the Santa Clara Valley during the late 1960s, various cultural currents flowed together. There was the technology revolution that began with the growth of military contractors and soon included electronics firms, microchip makers, video game designers, and computer companies. There was a hacker subculture—filled with wireheads, phreakers, cyberpunks, hobbyists, and just plain geeks—that included engineers who didn’t conform to the HP mold and their kids who weren’t attuned to the wavelengths of the subdivisions. There were quasi-academic groups doing studies on the effects of LSD; participants included Doug Engelbart of the Augmentation Research Center in Palo Alto, who later helped develop the computer mouse and graphical user interfaces, and Ken Kesey, who celebrated the drug with music-and-light shows featuring a house band that became the Grateful Dead. There was the hippie movement, born out of the Bay Area’s beat generation, and the rebellious political activists, born out of the Free Speech Movement at Berkeley. Overlaid on it all were various self-fulfillment movements pursuing paths to personal enlightenment: Zen and Hinduism, meditation and yoga, primal scream and sensory deprivation, Esalen and est. | Trong suốt những năm cuối của thập niên 60 của thế kỷ 20, có rất nhiều luồng văn hóa du nhập cùng lúc ở San Francisco và thung lũng Santa Clara. Cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu bùng nổ với sự phát triển của các nhà thầu quân sự, tiếp nối sau đó là các công ty điện tử, nhà sản xuất bộ vi xử lý, các hãng thiết kế trò chơi điện tử, và các công ty máy tính. Sự bùng nổ đến chóng mặt này kéo theo sự xuất hiện của một tiểu khu văn hóa công nghệ tin tặc - những kẻ trộm cắp viễn thông, các nhà nghiên cứu truyền thông, dân sưu tầm công nghệ và những chuyên gia máy tính thuần túy - bao gồm cả những kỹ sư không phù hợp với mô hình của HP và những đứa trẻ không hòa hợp được với làn sóng nổi dậy của các phong trào nổi loạn thời kỳ này. Có những nhóm học giả nghiên cứu những tác động của LSD (một loại ma túy gây ảo giác), gồm có Doug Engelbart của Trung Tâm Nghiên Cứu Mở Rộng ở Palo Alto, người sau này đã góp phần phát triển chuột máy tính và giao diện đồ họa cho người sử dụng, và Ken Kesey, người đã tổ chức một buổi thác loạn có sử dụng thuốc kích thích với một ban nhạc gia đình sau trở thành Grateful Dead(10). Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện phong trào phản văn hóa híp pi (hippie) được khởi xướng từ những thế hệ trẻ Vùng Vịnh, và các nhà hoạt động chính trị nổi loạn bắt nguồn từ phong trào tự do ngôn luận ở Berkeley. Trên hết chúng ta phải kể đến sự xuất hiện của các phong trào tự phát khác nhau hướng đến con đường đi tìm sự giác ngộ cá nhân: Thiền và Ấn Độ giáo, thiền định và yoga, gào thét và cảm giác tù túng, Esalen (11) và các phương pháp trị liệu bằng xung điện.
| |
This fusion of flower power and processor power, enlightenment and technology, was embodied by Steve Jobs as he meditated in the mornings, audited physics classes at Stanford, worked nights at Atari, and dreamed of starting his own business. “There was just something going on here,” he said, looking back at the time and place. “The best music came from here—the Grateful Dead, Jefferson Airplane, Joan Baez, Janis Joplin—and so did the integrated circuit, and things like the Whole Earth Catalog.” Initially the technologists and the hippies did not interface well.
| Sự dung hòa giữa quyền lực danh nghĩa và quyền lực thực tế, giữa sự giác ngộ tâm linh và công nghệ được Steve Jobs thể hiện thông qua những buổi thiền định hàng sáng, các buổi dự thính các lớp vật lý tại Stanford, các buổi làm việc đêm tại Atari, và ước mơ về một sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. "Có một điều gì đó đang diễn ra ở đây", ông bồi hồi nhớ lại. "Dòng âm nhạc tuyệt vời nhất khởi nguồn từ đây, ban nhạc Grateful Dead, Jefferson Airplane, Joan Baez, Janis Joplin, mạch tích hợp hay những thứ như cuốn Whole Earth Catalog(12) đều được sinh ra trên mảnh đất này. Ban đầu dân công nghệ và dân hippie (phản văn hóa) không có quan hệ tốt với nhau.
| |
Many in the counterculture saw computers as ominous and Orwellian, the province of the Pentagon and the power structure. In The Myth of the Machine, the historian Lewis Mumford warned that computers were sucking away our freedom and destroying “life-enhancing values.” An injunction on punch cards of the period—“Do not fold, spindle or mutilate”—became an ironic phrase of the antiwar Left.
| Rất nhiều người trong phong trào phản văn hóa coi máy tính là thứ đáng nghi ngại và lập dị như Orwel(13), thứ mà họ cho rằng khởi nguồn từ Lầu Năm Góc và hệ thống quyền lực tại đây. Trong cuốn “The Myth of the Machine‟‟ (truyền thuyết về cỗ máy), nhà sử học Lewis Mumford đã cảnh báo rằng máy tính đang dần lấy đi sự tự do và làm suy đồi “giá trị cuộc sống đang ngày càng được nâng cao.” Sự ra đời của cuốn sách “Do not fold, spindle or multilate” (14) - lệnh cấm sử dụng thẻ bấm lỗ - đã giáng một đòn mạnh vào giai đoạn này, trở thành lời cáo buộc đanh thép, mỉa mai của phe đối lập.
| |
But by the early 1970s a shift was under way. “Computing went from being dismissed as a tool of bureaucratic control to being embraced as a symbol of individual expression and liberation,” John Markoff wrote in his study of the counterculture’s convergence with the computer industry, What the Dormouse Said. It was an ethos lyrically expressed in Richard Brautigan’s 1967 poem, “All Watched Over by Machines of Loving Grace,” and the cyberdelic fusion was certified when Timothy Leary declared that personal computers had become the new LSD and years later revised his famous mantra to proclaim, “Turn on, boot up, jack in.” The musician Bono, who later became a friend of Jobs, often discussed with him why those immersed in the rock-drugs-rebel counterculture of the Bay Area ended up helping to create the personal computer industry. “The people who invented the twenty-first century were pot-smoking, sandal-wearing hippies from the West Coast like Steve, because they saw differently,” he said. “The hierarchical systems of the East Coast, England, Germany, and Japan do not encourage this different thinking. The sixties produced an anarchic mind-set that is great for imagining a world not yet in existence.” | Tuy nhiên đầu những năm 1970 bắt đầu có sự chuyển biến. Trong bài nghiên cứu về sự hội tụ của phong trào phản văn hóa đối với ngành công nghiệp máy tính có tên "What the Dormouse Said" (Điều Dormouse đà nói) John Markoff viết, “Điện toán từng bị lên án và bị coi như là một công cụ kiểm soát quan liêu giờ đây đã trở thành một biểu tượng của cá tính và sự tự do”. Nó cũng được thể hiện như một nét đặc biệt trong ca từ của tập thơ 1967 của Richard Brautigan, “All Watched Over by machines of Loving Grace” (tất cả đều đang chiêm ngưỡng cỗ máy của sự hoàn mỹ) và tư tưởng thống nhất đã được chứng nhận khi Timothy Leary tuyên bố rằng các máy tính cá nhân đã trở thành một loại “chất gây nghiện” mới và những năm sau đó điều chỉnh lại câu thần chú nổi tiếng của mình để tuyên bố, "Bật lên, khởi động, cắm vào”. Nhạc sĩ Bono, người sau này trở thành một người bạn của Jobs, thường thắc mắc với ông rằng tại sao những kẻ đắm mình trong đá - thuốc kích thích - những cuộc nổi loạn của phong trào phản văn hóa ở vùng Vịnh lại góp phần tạo nên ngành công nghiệp máy tính cá nhân như vậy. "Những kẻ “tạo ra” thế kỷ 21 là những kẻ “đập đá”, dân hippies đi dép lê đến từ vùng bờ Tây như Steve, bởi vì họ nhìn nhận mọi vấn đề theo cách riêng - nổi loạn," Bono nhận xét. "Các xã hội phân cấp có tôn ti ở các vùng bờ Đông, Anh, Đức, và Nhật bản không khuyến khích những suy nghĩ khác biệt như vậy. Những năm sáu mươi của thế ký XIX đã hình thành nên lối suy nghĩ hỗn loạn, một thứ chất xúc tác vô hình giúp định hình nên một thế giới chưa bao giờ tồn tại."
| |
One person who encouraged the denizens of the counterculture to make common cause with the hackers was Stewart Brand. A puckish visionary who generated fun and ideas over many decades, Brand was a participant in one of the early sixties LSD studies in Palo Alto. He joined with his fellow subject Ken Kesey to produce the acid-celebrating Trips Festival, appeared in the opening scene of Tom Wolfe’s The Electric Kool-Aid Acid Test, and worked with Doug Engelbart to create a seminal sound-and-light presentation of new technologies called the Mother of All Demos. “Most of our generation scorned computers as the embodiment of centralized control,” Brand later noted. “But a tiny contingent—later called hackers—embraced computers and set about transforming them into tools of liberation. That turned out to be the true royal road to the future.”
| Một người khuyến khích các cư dân của phong trào phản văn hóa tạo ra một trào lưu phổ biến mà người ta thường gọi là các hacker (các tin tặc), đó chính là Stewart Brand. Là một người có kinh nghiệm và tầm nhìn xa trông rộng, ông đã tạo ra niềm vui và những ý tưởng qua nhiều thập kỷ, Brand cũng là một trong những người tham gia vào một trong sáu mươi nghiên cứu về LSD (15) đầu tiên ở Palo Alto. ông cùng với đồng nghiệp của mình là Ken Kesey tạo ra “ Những hành trình thử thách” (acid - celebrating Trips Festival), xuất hiện trong phần mở đầu của cuốn The Electric Kool-Aid Acid Test (cuộc thử nghiệm của dân hip - pi) của Tom Wolfe, và làm việc với Doug Engelbart để tạo ra một buổi thuyết trình rất có ảnh hưởng về sau với sự biến hóa khôn lường của âm thanh và ánh sáng về những công nghệ mới được gọi là “Cha đẻ của những bản demo” (Mother of All Demos). "Hầu hết các thế hệ chúng tôi lúc bấy giờ đều khinh miệt máy tính, coi nó như hiện thân của sự kiểm soát tập trung," Brand sau đó lưu ý. "Thế nhưng một đội ngũ nhỏ, sau này gọi là hacker, đã ôm máy tính đồng thời biến chúng thành công cụ của sự tự do. Điều đó hóa ra lại là con đường thật sự hướng đến tương lai.
| |
Brand ran the Whole Earth Truck Store, which began as a roving truck that sold useful tools and educational materials, and in 1968 he decided to extend its reach with the Whole Earth Catalog. On its first cover was the famous picture of Earth taken from space; its subtitle was “Access to Tools.” The underlying philosophy was that technology could be our friend.
| Brand điều hành Whole Earth Truck store(16) (Cửa hàng lưu động toàn cầu), bắt đầu như một chiếc xe tải lưu động, bán các công cụ cần thiết và tài liệu giáo dục, và đến năm 1968 ông quyết định mở rộng nó phát triển thành Whole Earth Catalog. Trên trang bìa đầu tiên của cuốn Catalog là hình ảnh nổi tiếng của trái đất được chụp từ không gian; với tít phụ là “Acess to Tools” (Tiếp cận mọi công cụ) với ý nghĩa đơn giản là công nghệ có thể là một người bạn của chúng ta.
| |
Brand wrote on the first page of the first edition, “A realm of intimate, personal power is developing—power of the individual to conduct his own education, find his own inspiration, shape his own environment, and share his adventure with whoever is interested. Tools that aid this process are sought and promoted by the Whole Earth Catalog.” Buckminster Fuller followed with a poem that began: “I see God in the instruments and mechanisms that work reliably.”
| Brand đã viết trên trang nhất của ấn bản đầu tiên rằng, "Một thế giới của cái tôi cá nhân đang ngày càng được coi trọng trong đó có quyền tự quyết được học hành, tìm nguồn cảm hứng riêng, tự tạo không gian riêng, và chia sẻ những tìm tòi của mình với bất cứ ai quan tâm. Những công cụ hỗ trợ quá trình này là được Whole Earth Catalog tìm kiếm và phát triển." Buckminster Fuller bắt đầu một bài thơ sau đó: "Tôi thấy Chúa trong các dụng cụ và cơ chế làm việc đáng tin cậy".
| |
Jobs became a Whole Earth fan. He was particularly taken by the final issue, which came out in 1971, when he was still in high school, and he brought it with him to college and then to the All One Farm. “On the back cover of their final issue” Jobs recalled, “was a photograph of an early morning country road, the kind you might find yourself hitchhiking on if you were so adventurous. Beneath it were the words: ‘Stay Hungry. Stay Foolish.’” Brand sees Jobs as one of the purest embodiments of the cultural mix that the catalog sought to celebrate. “Steve is right at the nexus of the counterculture and technology,” he said. “He got the notion of tools for human use.” Brand’s catalog was published with the help of the Portola Institute, a foundation dedicated to the fledgling field of computer education. The foundation also helped launch the People’s Computer Company, which was not a company at all but a newsletter and organization with the motto “Computer power to the people.” There were occasional Wednesday-night potluck dinners, and two of the regulars, Gordon French and Fred Moore, decided to create a more formal club where news about personal electronics could be shared.
| Jobs trở thành một fan hâm mộ của Whole Earth. Jobs đặc biệt bị chinh phục bởi ấn bản cuối cùng, phát hành vào năm 1971, khi ông vẫn còn học trung học, và đã mang nó theo tới trường đại học và sau đó đến trang trại All One Farm. "Trên bìa sau của ấn bản cuối cùng" Jobs nhớ lại, "là một bức ảnh một con đường quê vào buổi sáng sớm, và bạn có thể thấy mình đang bước trên đó nếu bạn là người ưa khám phá. Phía dưới bức ảnh là câu: „ Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ. (Stay Hungry, stay Foolish.)‟” Brand coi Jobs là một trong những hiện thân tinh khiết nhất của sự pha trộn văn hóa mà Catalog đang kiếm tìm để vinh danh. “Steve ở ngay điểm giao thoa của phong trào phản văn hóa và công nghệ," ông nói. "ông ấy có ý niệm về những công cụ ai cũng sử dụng được. "Catalog của Brand đã được xuất bản với sự giúp đỡ của Viện Portola, một tổ chức dành riêng cho lĩnh vực non trẻ của ngành giáo dục máy tính. Viện Portola cũng đã góp phần trong việc thành lập People‟s Computer Company (Máy tính dành cho mọi người), đây hoàn toàn không phải là một công ty mà là một tờ tin tức và là một tổ chức hoạt động với phương châm “đem sức mạnh của máy tính đến với mọi người” (Computer power to the people). Thỉnh thoảng lại diễn ra một bữa tối “thân mật” được tổ chức vào ngày thứ Tư bất kỳ và có một lần hai trong số những nhân vật quan trọng, Gordon French và Fred Moore, đã quyết định thành lập một câu lạc bộ chính thức hơn nơi mọi người có thể chia sẻ những thông tin về thiết bị điện tử cá nhân.
| |
They were energized by the arrival of the January 1975 issue of Popular Mechanics, which had on its cover the first personal computer kit, the Altair. The Altair wasn’t much—just a $495 pile of parts that had to be soldered to a board that would then do little—but for hobbyists and hackers it heralded the dawn of a new era. Bill Gates and Paul Allen read the magazine and started working on a version of BASIC, an easy-to-use programming language, for the Altair. It also caught the attention of Jobs and Wozniak. And when an Altair kit arrived at the People’s Computer Company, it became the centerpiece for the first meeting of the club that French and Moore had decided to launch.
| Họ đã cực kỳ phấn khích bởi sự xuất hiện của ấn phẩm Popular Mechanics (những thợ máy nổi tiếng) vào tháng Giêng năm 1975 với một bộ máy tính cá nhân đầu tiên, Altair, trên trang bìa. Altair không đắt lắm, chỉ khoảng 495 đô - la cho một khối các bộ phận được hàn với một tấm bảng mạch được làm một cách đơn giản - nhưng đối với dân ghiền sưu tầm đò công nghệ và các chuyên gia máy tính thì sự ra đời của Altair báo hiệu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới. Bill Gates và Paul Alien đã đọc cuốn tạp chí này và bắt tay vào thử chạy phiên bản BASIC(17) , một ngôn ngữ lập trình dễ sử dụng, trên Altair. Nó cũng gây sự chú ý của Jobs và Wozniak. Và khi một bộ Altair đã đến với tạp chí “Máy tính dành cho mọi người”, nó trở thành tâm điểm trong cuộc họp đầu tiên của câu lạc bộ mà French và Moore đã từng cùng nhau quyết định thành lập.
| |
The Homebrew Computer Club
The group became known as the Homebrew Computer Club, and it encapsulated the Whole Earth fusion between the counterculture and technology. It would become to the personal computer era something akin to what the Turk’s Head coffeehouse was to the age of Dr. Johnson, a place where ideas were exchanged and disseminated. Moore wrote the flyer for the first meeting, held on March 5, 1975, in French’s Menlo Park garage: “Are you building your own computer? Terminal, TV, typewriter?” it asked. “If so, you might like to come to a gathering of people with like-minded interests.”
| Câu lạc bộ máy tính Homebrew
Câu lạc bộ máy tính Homebrew được biết đến như một dấu hiệu về sự hợp nhất Whole Earth (toàn cầu), giữa phong trào phản văn hóa và công nghệ. Nó sẽ trở thành một kỷ nguyên máy tính cá nhân, một thứ na ná thời kỳ khai sinh ra những quán cà phê Turk‟s cho đến thời kỳ của Tiến sĩ Johnson, một nơi mà những ý tưởng đã được trao đổi và phổ biến rộng rãi. Moore đã viết những tờ bướm cho các cuộc họp đầu tiên, được tổ chức vào ngày 05 Tháng Ba 1975, trong nhà để xe của công viên Menlo của Pháp: "Bạn đang tự làm một cái máy tính, một thiết bị đầu cuối, một chiếc TV, hay một chiếc máy đánh chữ của riêng mình? Nếu vậy, có thể bạn sẽ muốn đến tham gia vào hội những người cùng chí hướng." Tờ quảng cáo ghi.
| |
Allen Baum spotted the flyer on the HP bulletin board and called Wozniak, who agreed to go with him. “That night turned out to be one of the most important nights of my life,” Wozniak recalled. About thirty other people showed up, spilling out of French’s open garage door, and they took turns describing their interests. Wozniak, who later admitted to being extremely nervous, said he liked “video games, pay movies for hotels, scientific calculator design, and TV terminal design,” according to the minutes prepared by Moore. There was a demonstration of the new Altair, but more important to Wozniak was seeing the specification sheet for a microprocessor.
| Alien Baum phát hiện ra tờ rơi trên bảng thông báo của HP và gọi cho Wozniak, và Woz đã đồng ý đi với anh ta. "Đêm đó hóa ra là một trong những đêm quan trọng nhất của cuộc đời tôi", Wozniak nhớ lại. Khoảng ba mươi người khác cũng đến, ùa ra khi cánh cửa nhà để xe bật mở, và họ thay phiên nhau mô tả điều họ quan tâm. Wozniak, sau này đã thừa nhận lúc đó ông vô cùng căng thẳng và ông cũng cho hay rằng ông thích "trò chơi điện tử, phim trả phí cho các khách sạn, thiết kế máy tính khoa học, và thiết kế thiết bị đầu cuối truyền hình", theo biên bản được chuẩn bị bởi Moore. Có một buổi ra mắt giành cho chiếc Altair mới, nhưng quan trọng hơn là Wozniak được nhìn thấy những bản thông số kỹ thuật cho bộ vi xử lý.
| |
As he thought about the microprocessor—a chip that had an entire central processing unit on it—he had an insight. He had been designing a terminal, with a keyboard and monitor, that would connect to a distant minicomputer. Using a microprocessor, he could put some of the capacity of the minicomputer inside the terminal itself, so it could become a small stand-alone computer on a desktop. It was an enduring idea: keyboard, screen, and computer all in one integrated personal package. “This whole vision of a personal computer just popped into my head,” he said. “That night, I started to sketch out on paper what would later become known as the Apple I.”
| Khi Woz suy nghĩ về các bộ vi xử lý - một con chip có bộ xử lý trung tâm tổng - ông đã có một cái nhìn sâu sắc. ông đã bắt tay vào thiết kế một thiết bị đầu cuối, với một bàn phím và màn hình có khả năng kết nối với một máy tính mini từ xa. Sử dụng một bộ vi xử lý, Woz có thể đặt một số lưu lượng của máy tính mini bên trong một thiết bị đầu cuối, do đó nó có thể trở thành một máy tính để bàn nhỏ độc lập. Đó là một ý tưởng lâu dài: bàn phím, màn hình, và máy tính đều nằm trong một gói tích hợp cá nhân. "Toàn bộ ý tưởng về một máy tính cá nhân đã nảy ra trong đầu tôi," ông nói. "Đêm đó, tôi bắt đầu phác thảo ra giấy những gì sau này được gọi là Apple I"
| |
At first he planned to use the same microprocessor that was in the Altair, an Intel 8080. But each of those “cost almost more than my monthly rent,” so he looked for an alternative. He found one in the Motorola 6800, which a friend at HP was able to get for $40 apiece. Then he discovered a chip made by MOS Technologies that was electronically the same but cost only $20. It would make his machine affordable, but it would carry a long-term cost. Intel’s chips ended up becoming the industry standard, which would haunt Apple when its computers were incompatible with it.
| Lúc đầu, ông dự định sử dụng bộ vi xử lý tương tự như bộ vi xử lý dùng cho Altair, một chiếc Intel 8080. Nhưng mỗi cái đều có "chi phí gần như nhiều hơn tiền thuê nhà hàng tháng của tôi", vì vậy ông tìm kiếm một phương án thay thế. ông tìm thấy một bộ trong chiếc Motorola 6800 mà một người bạn ở HP đã mua với giá 40 đô - la một cái. Sau đó ông đã phát hiện ra một con chip mà MOS Technologies làm tương tự như vậy nhưng chỉ có 20 đô - la. Nó sẽ làm cho máy tính của Woz có giá cả phải chăng, nhưng nó cũng buộc ông phải đầu tư lâu dài. Chip của Intel cuối cùng trở thành loại chip chuẩn công nghiệp, và chúng sẽ ảnh hưởng tới Apple khi các dòng máy tính Apple không tương thích với chúng.
| |
After work each day, Wozniak would go home for a TV dinner and then return to HP to moonlight on his computer. He spread out the parts in his cubicle, figured out their placement, and soldered them onto his motherboard. Then he began writing the software that would get the microprocessor to display images on the screen. Because he could not afford to pay for computer time, he wrote the code by hand. After a couple of months he was ready to test it. “I typed a few keys on the keyboard and I was shocked! The letters were displayed on the screen.” It was Sunday, June 29, 1975, a milestone for the personal computer. “It was the first time in history,” Wozniak later said, “anyone had typed a character on a keyboard and seen it show up on their own computer’s screen right in front of them.”
| Sau mỗi ngày làm việc, Wozniak sẽ về nhà ăn tối, xem truyền hình và sau đó quay lại HP để làm việc tới khuya với cái máy tính của mình, ở trong phòng làm việc riêng, ông tháo rời các bộ phận của chiếc máy tính, xác định vị trí của chúng, và gắn vào bảng mạch chủ của mình. Sau đó ông bắt đầu viết các phần mềm khiến bộ vi xử lý hiển thị hình ảnh trên màn hình. Bởi vì ông không đủ tiền để trả cho thời gian sử dụng máy tính, ông đã viết mã bằng tay. Sau vài tháng chiếc máy đã sẵn sàng chạy thử. "Tôi đã gõ một ký tự trên bàn phím và tôi đã bị sốc! Các chữ được hiển thị trên màn hình". Đó là vào Chủ Nhật ngày 29 tháng 6, năm 1975, một cột mốc quan trọng đối với dòng máy tính cá nhân. "Đó là lần đầu tiên trong lịch sử", Wozniak sau này nhớ lại, "bất kỳ ai cũng có thể gõ một ký tự trên bàn phím và sẽ thấy nó hiển thị lên ngay màn hình."
| |
Jobs was impressed. He peppered Wozniak with questions: Could the computer ever be networked? Was it possible to add a disk for memory storage? He also began to help Woz get components. Particularly important were the dynamic random-access memory chips. Jobs made a few calls and was able to score some from Intel for free. “Steve is just that sort of person,” said Wozniak. “I mean, he knew how to talk to a sales representative. I could never have done that. I’m too shy.”
| Jobs đã thực sự bị ấn tượng, ông hỏi Wozniak một cách hồ hởi: cái máy tính có nối mạng được không? Liệu họ có thể thêm ổ đĩa để tăng thêm dung lượng cho bộ nhớ không? ông cũng bắt đầu giúp Woz hoàn thiện các phần. Đặc biệt quan trọng là các con chip có bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (RAM động). Jobs thực hiện một vài cuộc gọi và đã lấy được vài con từ Intel, miễn phí. "Steve là một người như thế", Wozniak nói. "Ý tôi là, cậu ấy biết cách thương thảo với một đại diện bán hàng. Tôi thì không bao giờ có thể làm được điều đó. Tôi quá nhút nhát."
| |
Jobs began to accompany Wozniak to Homebrew meetings, carrying the TV monitor and helping to set things up. The meetings now attracted more than one hundred enthusiasts and had been moved to the auditorium of the Stanford Linear Accelerator Center. Presiding with a pointer and a free-form manner was Lee Felsenstein, another embodiment of the merger between the world of computing and the counterculture. He was an engineering school dropout, a participant in the Free Speech Movement, and an antiwar activist. He had written for the alternative newspaper Berkeley Barb and then gone back to being a computer engineer.
| Jobs bắt đầu theo Wozniak đến một số buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrew, mang theo màn hình TV và giúp lắp đặt các bộ phận. Các buổi gặp mặt lúc đó đã thu hút hơn một trăm người thực sự quan tâm và đã được chuyển đến khán phòng của Trung tâm gia tốc tuyến tính Stanford. Buổi gặp mặt được chủ trì bởi Lee Felsenstein- một người có định hướng và phong thái tự do, ông cũng là đại diện tiêu biểu của sự pha trộn giữa thế giới điện toán và phong trào phản văn hóa. Lee đã từng bỏ học một trường kỹ thuật, tham gia vào phong trào tự do ngôn luận, và trở thành một nhà hoạt động chống chiến tranh, ông cũng từng viết bài cho tờ báo tổng hợp Barb Berkeley và cuối cùng trở lại làm một kỹ sư máy tính.
| |
Woz was usually too shy to talk in the meetings, but people would gather around his machine afterward, and he would proudly show off his progress. Moore had tried to instill in the Homebrew an ethos of swapping and sharing rather than commerce. “The theme of the club,” Woz said, “was ‘Give to help others.’” It was an expression of the hacker ethic that information should be free and all authority mistrusted. “I designed the Apple I because I wanted to give it away for free to other people,” said Wozniak.
| Woz thường quá nhút nhát để phát biểu trong các cuộc họp, nhưng sau khi mọi người vây xung quanh chiếc máy tính của Woz, thì ông đã tự hào khoe về thành quả (quá trình làm chiếc máy) của mình. Moore đã cố gắng truyền tinh thần trao đổi và chia sẻ vào Homebrew hơn là tinh thần thương mại. "Chủ đề của câu lạc bộ," Woz nói, "là „hãy giúp đỡ người khác‟”. Đó là một trong những nguyên tắc đạo đức của một hacker công nghệ rằng thông tin nên được miễn phí và không ai có quyền kiểm soát chúng. "Tôi thiết kế Apple I vì tôi muốn chia sẻ nó miễn phí cho mọi người," Wozniak nói.
| |
This was not an outlook that Bill Gates embraced. After he and Paul Allen had completed their BASIC interpreter for the Altair, Gates was appalled that members of the Homebrew were making copies of it and sharing it without paying him. So he wrote what would become a famous letter to the club: “As the majority of hobbyists must be aware, most of you steal your software. Is this fair? One thing you do is prevent good software from being written. Who can afford to do professional work for nothing? I would appreciate letters from anyone who wants to pay up.”
| Điều này không phải là một viễn cảnh mà Bill Gates chấp nhận. Sau khi ông và Paul Alien đã hoàn thành việc chạy phiên bản BASIC cho Altair, Gates sợ các thành viên của Homebrew đã sao lại nó và chia sẻ mà không trả tiền cho ông. Vì vậy, ông đã viết một bức thư mà sau này trở nên nổi tiếng, tới câu lạc bộ: "Khi phần lớn những người yêu công nghệ phải dè chừng, thì hầu hết các bạn đang ăn cắp phần mềm của chính mình. Đó có phải là công bằng? Điều bạn làm đó chính là ngăn chặn việc viết các phần mềm tốt. Ai sẽ là người dành thời gian và tâm huyết cho những thứ vô bổ? Tôi sẽ đánh giá cao những lá thư từ bất cứ ai muốn trả tiền."
| |
Steve Jobs, similarly, did not embrace the notion that Wozniak’s creations, be it a Blue Box or a computer, wanted to be free. So he convinced Wozniak to stop giving away copies of his schematics. Most people didn’t have time to build it themselves anyway, Jobs argued. “Why don’t we build and sell printed circuit boards to them?” It was an example of their symbiosis. “Every time I’d design something great, Steve would find a way to make money for us,” said Wozniak. Wozniak admitted that he would have never thought of doing that on his own. “It never crossed my mind to sell computers. It was Steve who said, ‘Let’s hold them in the air and sell a few.’”
| Steve Jobs, tương tự như vậy, đã không chấp nhận quan điểm cho rằng những phát minh của Wozniak, có thể là Blue Box hay một chiếc máy tính, là để miễn phí. Vì vậy, ông đã thuyết phục Wozniak dừng việc gửi bản phác họa của ông. Dù sao hầu hết mọi người không có thời gian để tự làm ra nó, Jobs thuyết phục. "Sao chúng ta không làm và bán các bảng mạch cho họ?" Đó là một ví dụ về sự cộng sinh giữa Jobs và Woz. "Mỗi lần tôi muốn thiết kế một cái gì đó khá khẩm, Steve sẽ tìm ra cách để kiếm tiền cho chúng tôi", Wozniak nói. Woz thừa nhận rằng ông sẽ không bao giờ nghĩ đến việc làm điều đó một mình. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán máy tính. Đó là Steve đã nói, 'Chúng ta hãy giữ bí mật và bán một ít thôi.'"
| |
Jobs worked out a plan to pay a guy he knew at Atari to draw the circuit boards and then print up fifty or so. That would cost about $1,000, plus the fee to the designer. They could sell them for $40 apiece and perhaps clear a profit of $700. Wozniak was dubious that they could sell them all. “I didn’t see how we would make our money back,” he recalled. He was already in trouble with his landlord for bouncing checks and now had to pay each month in cash.
| Jobs đã lên kế hoạch thuê một chàng trai ông biết tại Atari vẽ những bảng mạch và sau đó in ra khoảng năm mươi bản hoặc nhiều hơn thế. Việc đó sẽ tốn khoảng 1.000 đô - la, cộng thêm phí cho nhân viên thiết kế. Họ có thể bán chúng với giá 40 đô - la một chiếc và lợi nhuận dự tính là 700 đô-la. Wozniak không chắc là họ có thể bán hết. "Tôi không biết làm thế nào chúng tôi có thể hoàn vốn," ông nhớ lại. Ông đã gặp rắc rối với chủ nhà vì séc thanh toán (bouncing checks) và bây giờ phải trả tiền nhà hàng tháng bằng tiền mặt.
| |
Jobs knew how to appeal to Wozniak. He didn’t argue that they were sure to make money, but instead that they would have a fun adventure. “Even if we lose our money, we’ll have a company,” said Jobs as they were driving in his Volkswagen bus. “For once in our lives, we’ll have a company.” This was enticing to Wozniak, even more than any prospect of getting rich. He recalled, “I was excited to think about us like that. To be two best friends starting a company. Wow. I knew right then that I’d do it. How could I not?”
| Jobs biết cách làm thế nào để lôi kéo Wozniak. Ông không cho rằng họ chắc sẽ kiếm được tiền, nhưng thay vào đó họ sẽ có một cuộc phiêu lưu thú vị. "Ngay cả nếu chúng ta trắng tay, thì chúng ta sẽ có một công ty", Jobs nói trong khi lái chiếc Volkswagen của mình. "Một lần trong đời, chúng ta sẽ có một công ty." Điều này hấp dẫn Wozniak, thậm chí nhiều hơn bất kỳ viễn cảnh làm giàu nào. Ông nhớ lại, "Tôi đã vui mừng khi nghĩ chúng tôi sẽ như thế. Hai người bạn thân nhất thành lập một công ty. Ôi, ngay lập tức tôi biết mình muốn làm điều đó. Tại sao lại không chứ?" | |
In order to raise the money they needed, Wozniak sold his HP 65 calculator for $500, though the buyer ended up stiffing him for half of that. For his part, Jobs sold his Volkswagen bus for $1,500. But the person who bought it came to find him two weeks later and said the engine had broken down, and Jobs agreed to pay for half of the repairs. Despite these little setbacks, they now had, with their own small savings thrown in, about $1,300 in working capital, the design for a product, and a plan. They would start their own computer company.
| Để có được số tiền mà họ cần, Wozniak đã bán cái máy tính HP 65 của mình với giá 500 đô - la, mặc dù người mua cuối cùng kiên quyết mua bằng một nửa giá đó. Về phần mình, Jobs đã bán chiếc Volkswagen của mình với giá 1.500 đô-la. Nhưng người mua đã đến để tìm ông hai tuần sau đó và cho biết, động cơ đã bị hỏng, và Jobs đồng ý trả một nửa cho việc sửa chữa. Mặc dù gặp phải những trở ngại nhỏ, nhưng giờ, cộng với khoản tiết kiệm của riêng thì họ có khoảng 1.300 đô - la vốn lưu động, bản thiết kế cho một sản phẩm, và một bản kế hoạch. Họ sẽ bắt đầu công ty máy tính của riêng mình.
| |
Apple Is Born
Now that they had decided to start a business, they needed a name. Jobs had gone for another visit to the All One Farm, where he had been pruning the Gravenstein apple trees, and Wozniak picked him up at the airport. On the ride down to Los Altos, they bandied around options. They considered some typical tech words, such as Matrix, and some neologisms, such as Executek, and some straightforward boring names, like Personal Computers Inc. The deadline for deciding was the next day, when Jobs wanted to start filing the papers. Finally Jobs proposed Apple Computer. “I was on one of my fruitarian diets,” he explained. “I had just come back from the apple farm. It sounded fun, spirited, and not intimidating. Apple took the edge off the word ‘computer.’ Plus, it would get us ahead of Atari in the phone book.” He told Wozniak that if a better name did not hit them by the next afternoon, they would just stick with Apple. And they did.
| Apple ra đời
Bây giờ đã đến lúc họ quyết định thành lập một doanh nghiệp, họ cần một cái tên. Jobs một lần nữa đến thăm trang trại All One Farm, nơi mà trước đây ông đã cắt tỉa các cây táo Gravenstein, và Woz đã đón ông tại sân bay. Trên đường về Los Altos, họ bàn tán xoay quanh những lựa chọn. Họ xem xét một số từ công nghệ điển hình, chẳng hạn như ma trận (Matrix), và một số từ mới, chẳng hạn như Executek, và một số tên đơn giản, như Personal Computer (Công ty máy tính cá nhân). Jobs muốn hoàn thành các giấy tờ, nên quyết định sẽ chọn tên vào ngày hôm sau. Cuối cùng Jobs đề xuất cái tên Apple Computer (Công ty máy tính Apple). "Nó là một thức quả trong các chế độ ăn chay của tôi," ông giải thích. "Tôi vừa trở về từ trang trại táo. Nó nghe có vẻ vui vẻ, có sinh khí, và không đáng sợ. Apple đứng cạnh từ „computer‟". Hơn nữa, nó sẽ đứng trước cái tên “Atari” trong danh bạ điện thoại." Ông nói với Wozniak rằng nếu không có cái tên nào khá hơn vào chiều hôm sau, họ sẽ nhất trí chọn Apple. Và họ đã làm thế.
| |
Apple. It was a smart choice. The word instantly signaled friendliness and simplicity. It managed to be both slightly off-beat and as normal as a slice of pie. There was a whiff of counterculture, back-to-nature earthiness to it, yet nothing could be more American. And the two words together—Apple Computer—provided an amusing disjuncture. “It doesn’t quite make sense,” said Mike Markkula, who soon thereafter became the first chairman of the new company. “So it forces your brain to dwell on it. Apple and computers, that doesn’t go together! So it helped us grow brand awareness.”
| “Apple”. Đó là một sự lựa chọn thông minh. Ngay từ cái tên, nó đã cho thấy sự thân thiện và đơn giản. Nó cố gắng để vừa khác biệt, vừa đơn giản như một phần của chiếc bánh. Nó mang hơi hướng của phong trào phản văn hóa, nguyên sơ gần gũi với thiên nhiên, nhưng thực sự mang phong cách Mỹ. “Apple” và “Computer” được đặt cạnh nhau cho thấy sự không liên quan đến nực cười. "Nó chẳng có nghĩa gì," Mike Markkula, người sau này đã trở thành chủ tịch đầu tiên của Apple. "Vì vậy, nó buộc bạn phải đầu tư suy nghĩ về nó. “Apple” (táo) và Computer (máy tính), chẳng có gì liên quan đến nhau! Vì thế, nó đã giúp chúng tôi phát triển nhận thức về thương hiệu."
| |
Wozniak was not yet ready to commit full-time. He was an HP company man at heart, or so he thought, and he wanted to keep his day job there. Jobs realized he needed an ally to help corral Wozniak and adjudicate if there was a disagreement. So he enlisted his friend Ron Wayne, the middle-aged engineer at Atari who had once started a slot machine company.
| Wozniak vẫn chưa sẵn sàng cam kết dành toàn bộ thời gian ở công ty mới. Ông là một người đã gắn bó với HP, hoặc vì ông nghĩ, và muốn làm việc toàn thời gian của mình ở đó. Jobs thấy rằng ông cần một đồng minh để “quây” Wozniak và phân xử nếu có bất đồng. Vì vậy, ông mời Ron Wayne, một người bạn và cũng là một kỹ sư trung tuổi ở Atari, người đã từng thành lập một công ty bán hàng tự động.
| |
Wayne knew that it would not be easy to make Wozniak quit HP, nor was it necessary right away. Instead the key was to convince him that his computer designs would be owned by the Apple partnership. “Woz had a parental attitude toward the circuits he developed, and he wanted to be able to use them in other applications or let HP use them,” Wayne said. “Jobs and I realized that these circuits would be the core of Apple. We spent two hours in a roundtable discussion at my apartment, and I was able to get Woz to accept this.” His argument was that a great engineer would be remembered only if he teamed with a great marketer, and this required him to commit his designs to the partnership. Jobs was so impressed and grateful that he offered Wayne a 10% stake in the new partnership, turning him into a tie-breaker if Jobs and Wozniak disagreed over an issue.
| Wayne biết rằng không dễ khiến Woz bỏ HP, và cũng không cần thiết ngay lập tức. Thay vào đó, quan trọng là thuyết phục Woz rằng những thiết kế máy tính của anh ấy sẽ được sở hữu bởi các đồng sự ở Apple. "Woz luôn coi mình là cha đẻ của các bảng mạch ông đã phát triển, và muốn sử dụng chúng trong các ứng dụng khác hoặc để HP sử dụng chúng", Wayne nói. "Jobs và tôi nhận ra rằng các bảng mạch sẽ là nền tảng cốt lõi của Apple. Chúng tôi đã dành hai giờ để thảo luận kín tại căn hộ của tôi, và tôi đã có thể khiến Woz chấp nhận điều này." ông giải thích rằng một kỹ sư tầm cỡ sẽ được nhớ đến chỉ khi anh ta hợp tác với một nhà tiếp thị tuyệt vời, và điều này yêu cầu Woz phải cam kết đóng góp những bản thiết kế của mình vào công ty mới. Jobs rất ấn tượng và biết ơn đến mức cho Wayne 10% cổ phần trong quan hệ đồng sự mới, biến anh ta thành một người hòa giải khi Jobs và Woz có bất đồng.
| |
“They were very different, but they made a powerful team,” said Wayne. Jobs at times seemed to be driven by demons, while Woz seemed a naïf who was toyed with by angels. Jobs had a bravado that helped him get things done, occasionally by manipulating people. He could be charismatic, even mesmerizing, but also cold and brutal. Wozniak, in contrast, was shy and socially awkward, which made him seem childishly sweet. “Woz is very bright in some areas, but he’s almost like a savant, since he was so stunted when it came to dealing with people he didn’t know,” said Jobs. “We were a good pair.” It helped that Jobs was awed by Wozniak’s engineering wizardry, and Wozniak was awed by Jobs’s business drive. “I never wanted to deal with people and step on toes, but Steve could call up people he didn’t know and make them do things,” Wozniak recalled. “He could be rough on people he didn’t think were smart, but he never treated me rudely, even in later years when maybe I couldn’t answer a question as well as he wanted.”
| "Họ rất khác biệt, nhưng họ tạo thành một đội mạnh", Wayne nói. Nhiều lúc Jobs dường như bị điều khiển bởi ma quỷ, trong khi Woz ngây ngô như bị các thiên thần đùa giỡn. Jobs có vẻ ngoài bạo dạn đã giúp ông làm được điều mình muốn, nhiều khi bằng cách điều khiển người khác. Jobs lôi cuốn, thậm chí mê hoặc, nhưng cũng lạnh lùng và tàn bạo. Woz, ngược lại, nhút nhát và khả năng giao tiếp hạn chế khiến anh ta có vẻ ngọt ngào một cách trẻ con. "Woz rất giỏi trong một số lĩnh vực, nhưng cậu ấy gần giống như một nhà bác học, vì cậu ấy vốn đã rất nhút nhát khi phải tiếp xúc với những người không quen biết", Jobs nói. "Chúng tôi là một đôi ăn ý. "Jobs đã vô cùng kinh ngạc bởi kỹ thuật điêu luyện của Wozniak, còn Wozniak lại kinh ngạc trước khả năng điều hành kinh doanh của Jobs. "Tôi không bao giờ muốn đối phó với mọi người và chèn ép người khác, nhưng Steve triệu tập tất cả những người cậu ấy không biết và buộc họ phải làm việc," Wozniak nhớ lại. "Cậu ấy hà khắc với mọi người mà cậu cho rằng người đó không thông minh, nhưng không bao giờ đối xử với tôi một cách thô bạo, ngay cả những năm tháng sau này khi tôi không thể trả lời các câu hỏi của cậu ấy theo cách mà ông ấy mong muốn."
| |
Even after Wozniak became convinced that his new computer design should become the property of the Apple partnership, he felt that he had to offer it first to HP, since he was working there. “I believed it was my duty to tell HP about what I had designed while working for them. That was the right thing and the ethical thing.” So he demonstrated it to his managers in the spring of 1976. The senior executive at the meeting was impressed, and seemed torn, but he finally said it was not something that HP could develop. It was a hobbyist product, at least for now, and didn’t fit into the company’s high-quality market segments. “I was disappointed,” Wozniak recalled, “but now I was free to enter into the Apple partnership.”
| Ngay cả sau khi Wozniak bị thuyết phục rằng mẫu thiết kế máy tính mới của ông nên trở thành tài sản đóng góp cho Apple, thì ông vẫn cảm thấy rằng ông phải cho HP biết về nó đầu tiên, vì ông đang làm việc ở đó. "Tôi tin rằng tôi có trách nhiệm cho HP biết về những gì tôi thiết kế trong khi làm việc cho họ. Đó là một việc làm đúng đắn và đạo đức." Vì vậy, ông đã đưa các bản thiết kế của mình cho các nhà quản lý tại HP vào mùa xuân năm 1976. Giám đốc điều hành cấp cao tại cuộc họp đã rất ấn tượng, và dường như xúc động mạnh, nhưng cuối cùng ông ta nói đó không phải là thứ mà HP có thể phát triển. Nó là một sản phẩm dành cho những người đam mê công nghệ, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, và nó cũng không phù hợp với phân khúc thị trường chất lượng cao của công ty. "Tôi đã thất vọng," Wozniak nhớ lại, "nhưng giờ đây tôi thấy thoải mái khi tham gia cùng các đồng sự ở Apple."
| |
On April 1, 1976, Jobs and Wozniak went to Wayne’s apartment in Mountain View to draw up the partnership agreement. Wayne said he had some experience “writing in legalese,” so he composed the three-page document himself. His “legalese” got the better of him. Paragraphs began with various flourishes: “Be it noted herewith... Be it further noted herewith... Now the refore [sic], in consideration of the respective assignments of interests…” But the division of shares and profits was clear—45%-45%-10%—and it was stipulated that any expenditures of more than $100 would require agreement of at least two of the partners. Also, the responsibilities were spelled out. “Wozniak shall assume both general and major responsibility for the conduct of Electrical Engineering; Jobs shall assume general responsibility for Electrical Engineering and Marketing, and Wayne shall assume major responsibility for Mechanical Engineering and Documentation.” Jobs signed in lowercase script, Wozniak in careful cursive, and Wayne in an illegible squiggle.
| Ngày 01 tháng 4 năm 1976, Jobs và Wozniak đã đến căn hộ của Wayne ở Mountain View để thảo ra hợp đồng thỏa thuận hợp tác. Wayne nói rằng ông đã có một số kinh nghiệm trong việc “viết lách” và nắm khá rõ luật, vì vậy ông tự biên soạn một bản tài liệu dài ba trang. Các trang “bản thảo luật” thể hiện rõ con người Wayne. Mỗi phần bản thảo bắt đầu với những sắc thái khác nhau: “Kèm theo sau đây là… Chú ý thêm trong phần dưới đây là… Theo nguyên văn là..., khi xét đến quyền lợi phân chia của từng cá nhân thì… Nhưng sự phân chia cổ phần và lợi nhuận rất rõ ràng - 45% - 45% -10%, và hợp đồng này cũng quy định rằng bất kỳ chi phí nào nhiều hơn 100 đô- la buộc phải có sự nhất trí của ít nhất hai trong số các đồng sự. Hợp đồng còn ghi rõ: "Wozniak chịu trách nhiệm chính và tổng quan cho bộ phận kỹ thuật điện tử; Jobs chịu trách nhiệm giám sát chủ yếu bộ phận kỹ thuật điện tử và Marketing, và Wayne sẽ chịu trách nhiệm phụ trách bộ phận kỹ thuật cơ khí và tài liệu sổ sách." Jobs ký chữ thường, trong khi Wozniak thì nắn nót, còn Wayne thì nguệch ngoạc.
| |
Wayne then got cold feet. As Jobs started planning to borrow and spend more money, he recalled the failure of his own company. He didn’t want to go through that again. Jobs and Wozniak had no personal assets, but Wayne (who worried about a global financial Armageddon) kept gold coins hidden in his mattress. Because they had structured Apple as a simple partnership rather than a corporation, the partners would be personally liable for the debts, and Wayne was afraid potential creditors would go after him. So he returned to the Santa Clara County office just eleven days later with a “statement of withdrawal” and an amendment to the partnership agreement. “By virtue of a re-assessment of understandings by and between all parties,” it began, “Wayne shall hereinafter cease to function in the status of ‘Partner.’” It noted that in payment for his 10% of the company, he received $800, and shortly afterward $1,500 more.
| Wayne đột nhiên trở nên lo lắng. Khi Jobs bắt đầu lập kế hoạch vay và chi tiêu nhiều tiền hơn, ông nhớ lại sự thất bại của công ty mình. Ông không muốn đi vào vết xe đổ lần nữa. Jobs và Wozniak không có tài sản cá nhân, nhưng Wayne (người lo lắng về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) lại có “của để dành” - những đồng tiền vàng giấu dưới nệm. Bởi vì họ đã gây dựng Apple đơn giản chỉ là sự hợp tác nhiều hơn là một công ty, các cá nhân tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, và Wayne đã lo sợ khả năng các chủ nợ sẽ bám theo. Vì vậy, ông trở lại văn phòng ở Hạt Santa Clara chỉ mười một ngày sau đó với một "tuyên bố rút lui" và sửa đổi các thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng. "Theo như xem xét và thỏa thuận của các bên, Wayne sau đây sẽ chấm dứt tư cách là một „cổ đông‟”. Thỏa thuận ghi nhận thanh toán cho Wayne 10% cổ phần, ông nhận về 800 đô-la, và một thời gian ngắn ngay sau đó lại nhận thêm 1.500 đô-la nữa.
| |
Had he stayed on and kept his 10% stake, at the end of 2010 it would have been worth approximately $2.6 billion. Instead he was then living alone in a small home in Pahrump, Nevada, where he played the penny slot machines and lived off his social security check. He later claimed he had no regrets. “I made the best decision for me at the time. Both of them were real whirlwinds, and I knew my stomach and it wasn’t ready for such a ride.”
| Nếu ông ở lại và giữ 10 % cổ phần của mình thì vào cuối năm 2010 số cổ phần đó đã có giá trị khoảng 2,6 tỉ đô - la. Thay vào đó ông trở về Pahrump, Nevada, sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, nơi ông quản lý những bán hàng tự động và sống nhờ bảo hiểm xã hội. Sau này ông tuyên bố ông không hề nuối tiếc. "Đó là quyết định sáng suốt nhất đối với tôi tại thời điểm đó. Cả Jobs và Woz đều thực sự bị cuốn vào đó, và tôi biết khả năng của mình và chưa sẵn sàng cho hành trình đó."
| |
Jobs and Wozniak took the stage together for a presentation to the Homebrew Computer Club shortly after they signed Apple into existence. Wozniak held up one of their newly produced circuit boards and described the microprocessor, the eight kilobytes of memory, and the version of BASIC he had written. He also emphasized what he called the main thing: “a human-typable keyboard instead of a stupid, cryptic front panel with a bunch of lights and switches.” Then it was Jobs’s turn. He pointed out that the Apple, unlike the Altair, had all the essential components built in. Then he challenged them with a question: How much would people be willing to pay for such a wonderful machine? He was trying to get them to see the amazing value of the Apple. It was a rhetorical flourish he would use at product presentations over the ensuing decades. The audience was not very impressed. The Apple had a cut-rate microprocessor, not the Intel 8080.
| Jobs và Wozniak đã cùng lên sân khấu trong một bài thuyết trình tại Câu lạc bộ máy tính Homebrew ngay sau khi họ ký kết thành lập của Apple. Wozniak đã đưa ra một trong những bảng mạch mới sản xuất của họ và mô tả các bộ vi xử lý, bộ nhớ tám kilobyte, và phiên bản BASIC ông đã viết. Woz cũng nhấn mạnh những gì ông gọi là phần quan trọng: “một bàn phím dễ sử dụng thay vì một bảng điều khiển ngu ngốc khó hiểu đặt trước mặt với một loạt các đèn chiếu sáng và thiết bị chuyển mạch." Sau đó đến lượt Jobs, ông chỉ ra rằng Apple, không giống như Altair, nó có tất cả các thành phần cần thiết để tích hợp. Sau đó, ông thách thức họ với một câu hỏi: Mọi người chịu móc hầu bao mình bao nhiêu để trả cho một máy tính tuyệt vời như thế này? ông đã cố gắng để cho họ thấy giá trị tuyệt vời của Apple, ông sẽ sử dụng lối hành văn hoa mỹ, cường điệu hóa đó vào các bài thuyết trình sản phẩm của mình trong nhiều năm sau này. Khán giả đã không quá ấn tượng. Apple có một bộ vi xử lý giá rẻ, không phải là Intel 8080.
| |
But one important person stayed behind to hear more. His name was Paul Terrell, and in 1975 he had opened a computer store, which he dubbed the Byte Shop, on Camino Real in Menlo Park. Now, a year later, he had three stores and visions of building a national chain. Jobs was thrilled to give him a private demo. “Take a look at this,” he said. “You’re going to like what you see.” Terrell was impressed enough to hand Jobs and Woz his card. “Keep in touch,” he said. “I’m keeping in touch,” Jobs announced the next day when he walked barefoot into the Byte Shop. He made the sale. Terrell agreed to order fifty computers. But there was a condition: He didn’t want just $50 printed circuit boards, for which customers would then have to buy all the chips and do the assembly. That might appeal to a few hard-core hobbyists, but not to most customers. Instead he wanted the boards to be fully assembled. For that he was willing to pay about $500 apiece, cash on delivery.
| Nhưng có một người quan trọng đang âm thầm nghe ngóng tình hình. Anh ta là Paul Terrell, và vào năm 1975 anh ta đã mở một cửa hàng máy tính, lấy tên là Byte, đặt trên đại lộ Camino Real ở công viên Menlo. Một năm sau đó anh ta đã có ba cửa hàng và có ý định xây dựng một chuỗi cửa hàng xuyên quốc gia. Jobs đã vui mừng để cho anh ta một bản giới thiệu riêng. "Hãy xem này," Jobs nói. "Anh sẽ thích cái này." Terrell đã rất ấn tượng, đưa cho Jobs và Woz card của mình. "Giữ liên lạc nhé," Paul nói. "Tôi đang giữ liên lạc đây", Jobs vừa nói vừa bước chân trần vào Byte Shop ngay ngày hôm sau. Jobs đã thực hiện giao dịch. Terrell đồng ý đặt 50 máy tính. Nhưng có một điều kiện: Anh ta không muốn một bảng mạch in rời rạc giá chỉ 50 đô-la, ròi sau đó khách hàng sẽ lại phải mua tất cả các con chip và tự lắp ráp. Chỉ những dân đam mê công nghệ phần cứng mới thích thú với điều này, nhưng không phải phần đa khách hàng đều làm được điều đó. Thay vào đó ông muốn các bảng mạch được lắp ráp đầy đủ. Và ông sẵn sàng trả khoảng 500 đô - la cho mỗi bảng mạch hoàn chỉnh, bằng tiền mặt khi giao hàng.
| |
Jobs immediately called Wozniak at HP. “Are you sitting down?” he asked. Wozniak said he wasn’t. Jobs nevertheless proceeded to give him the news. “I was shocked, just completely shocked,” Wozniak recalled. “I will never forget that moment.” To fill the order, they needed about $15,000 worth of parts. Allen Baum, the third prankster from Homestead High, and his father agreed to loan them $5,000. Jobs tried to borrow more from a bank in Los Altos, but the manager looked at him and, not surprisingly, declined. He went to Haltek Supply and offered an equity stake in Apple in return for the parts, but the owner decided they were “a couple of young, scruffy-looking guys,” and declined. Alcorn at Atari would sell them chips only if they paid cash up front. Finally, Jobs was able to convince the manager of Cramer Electronics to call Paul Terrell to confirm that he had really committed to a $25,000 order. Terrell was at a conference when he heard over a loudspeaker that he had an emergency call (Jobs had been persistent). The Cramer manager told him that two scruffy kids had just walked in waving an order from the Byte Shop. Was it real? Terrell confirmed that it was, and the store agreed to front Jobs the parts on thirty-day credit.
| Jobs ngay lập tức gọi cho Wozniak đang ở HP. "Anh rảnh không?" ông hỏi. Wozniak cho biết ông không rảnh. Jobs vẫn tiếp tục cho Woz hay. "Tôi đã bị sốc, hoàn toàn sốc", Wozniak nhớ lại. "Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó." Để thực hiện các đơn đặt hàng, họ cần khoảng 15.000 đô-la giá trị các bộ phận. Cha của Alien Baum, kẻ chơi khăm thứ ba từ thời còn học trung học với Jobs ở Homested, đã đồng ý cho họ vay 5.000 đô - la. Jobs đã cố gắng vay mượn thêm từ một ngân hàng ở Los Altos, nhưng người quản lý nhìn anh và, không ngạc nhiên, từ chối, ông đến Haltek Supply (19) và đề nghị đổi một ít một cổ phần trong Apple lấy các bộ phận, nhưng người chủ cho rằng họ chỉ là "hai thằng nhãi vắt mũi chưa sạch" và từ chối. Alcorn tại Atari chịu bán chip chỉ khi họ trả trước bằng tiền mặt. Cuối cùng, Jobs đã có thể thuyết phục người quản lý của Cramer Electronics gọi cho Paul Terrell để xác nhận rằng ông đã thực sự cam kết đặt một đơn hàng trị giá 25.000 đô - la. Terrell lúc đó đang dự một hội nghị khi thấy điện thoại báo ông đang có một cuộc gọi khẩn cấp (Jobs gọi liên tục). Người quản lý Cramer nói với ông rằng “hai thằng nhãi vắt mũi chưa sạch” có một đơn đặt hàng từ Byte. Có thật không? Terrell xác nhận rằng đúng như vậy, và các cửa hàng đồng ý việc giao trước bộ phận với một thẻ tín dụng có giá trị trong vòng ba mươi ngày.
| |
Garage Band
The Jobs house in Los Altos became the assembly point for the fifty Apple I boards that had to be delivered to the Byte Shop within thirty days, when the payment for the parts would come due. All available hands were enlisted: Jobs and Wozniak, plus Daniel Kottke, his ex-girlfriend Elizabeth Holmes (who had broken away from the cult she’d joined), and Jobs’s pregnant sister, Patty. Her vacated bedroom as well as the kitchen table and garage were commandeered as work space. Holmes, who had taken jewelry classes, was given the task of soldering chips. “Most I did well, but I got flux on a few of them,” she recalled. This didn’t please Jobs. “We don’t have a chip to spare,” he railed, correctly. He shifted her to bookkeeping and paperwork at the kitchen table, and he did the soldering himself. When they completed a board, they would hand it off to Wozniak. “I would plug each assembled board into the TV and keyboard to test it to see if it worked,” he said. “If it did, I put it in a box. If it didn’t, I’d figure what pin hadn’t gotten into the socket right.”
| Một nhóm trong ga-ra
Ngôi nhà của Jobs ở Los Altos đã trở thành điểm lắp ráp năm mươi bảng mạch của Apple I phải được chuyển đến các cửa hàng Byte trong vòng ba mươi ngày, khi đáo hạn các chi phiếu mua các bộ phận. Tất cả nhân lực được huy động: Jobs, Wozniak, Daniel Kottke và bạn gái cũ Elizabeth Holmes của anh này (người đã bỏ đi khỏi giáo phái mà cô tham gia), và cô em gái đang mang thai của Jobs, Patty. Phòng ngủ bỏ trống của cô cũng như bàn nhà bếp và nhà để xe đều được điều động làm không gian làm việc. Holmes, người đã từng tham gia các lớp học trang sức, được giao nhiệm vụ hàn các con chip. "Nhìn chung tôi đã làm tốt, nhưng tôi cũng đã làm nóng chảy mất vài con," bà nhớ lại. Điều này đã làm Jobs không vui. "Chúng ta chẳng có nhiều chip để mà lãng phí đâu", ông đã mắng đúng. Jobs chuyển Holmes sang giữ sổ sách kế toán và thủ tục giấy tờ trên bàn nhà bếp, và tự hàn lấy. Khi họ hoàn thành một bảng mạch, họ sẽ chuyển cho Wozniak. "Tôi sẽ cắm mỗi bảng lắp ráp vào TV và bàn phím để kiểm tra xem nó có chạy hay không," ông nói. "Nếu được, tôi đặt nó vào hộp. Nếu không, tôi sẽ phải tìm ra những mối hàn không đúng chỗ."
| |
Paul Jobs suspended his sideline of repairing old cars so that the Apple team could have the whole garage. He put in a long old workbench, hung a schematic of the computer on the new plasterboard wall he built, and set up rows of labeled drawers for the components. He also built a burn box bathed in heat lamps so the computer boards could be tested by running overnight at high temperatures. When there was the occasional eruption of temper, an occurrence not uncommon around his son, Paul would impart some of his calm. “What’s the matter?” he would say. “You got a feather up your ass?” In return he occasionally asked to borrow back the TV set so he could watch the end of a football game. During some of these breaks, Jobs and Kottke would go outside and play guitar on the lawn.
| Paul Jobs dẹp hẳn những cái xe ô tô cũ đang được sửa chữa sang một bên để nhóm Apple có toàn bộ không gian của nhà để xe. Ông đặt một bàn làm việc cũ dài, treo một sơ đồ của máy tính lên mảng tường thạch cao ông mới làm, và tạo ra các hàng ngăn kéo có nhãn cho từng thành phần, ông cũng tạo một hộp ghi đặt trong bóng đèn nhiệt để họ có thể kiểm tra bảng mạch máy tính bằng cách cho chúng chạy qua đêm ở nhiệt độ cao. Khi có xung đột quá căng thẳng, Paul xuất hiện ngay lập tức đến bên con trai mình và bình tĩnh hỏi. "Có chuyện gì thế?" ông sẽ hỏi rằng "Lại có ai chọc tức con hả?" Thỉnh thoảng ông lại hỏi mượn lại cái TV để có thể xem những phút cuối của trận bóng đá. Trong những giờ giải lao, Jobs và Kottke sẽ đi ra ngoài và chơi guitar trên bãi cỏ.
| |
Clara Jobs didn’t mind losing most of her house to piles of parts and houseguests, but she was frustrated by her son’s increasingly quirky diets. “She would roll her eyes at his latest eating obsessions,” recalled Holmes. “She just wanted him to be healthy, and he would be making weird pronouncements like, ‘I’m a fruitarian and I will only eat leaves picked by virgins in the moonlight.’”
| Clara Jobs đã không thấy phiền khi hàng đống các phụ tùng và khách lạ choán gần hết căn nhà mình, nhưng bà đã thất vọng và lo lắng về chế độ ăn uống ngày càng kỳ quặc của con trai bà. "Bà ấy đưa mắt và dừng lại ở phần ăn ảm đạm của con trai", Holmes nhớ lại. "Bà ấy chỉ muốn anh được khỏe mạnh, và anh ấy có những tuyên bố kỳ cục kiểu như là, „tôi là một người ăn chay và sẽ chỉ ăn hoa quả được các trinh nữ hái dưới ánh trăng.'"
| |
After a dozen assembled boards had been approved by Wozniak, Jobs drove them over to the Byte Shop. Terrell was a bit taken aback. There was no power supply, case, monitor, or keyboard. He had expected something more finished. But Jobs stared him down, and he agreed to take delivery and pay. After thirty days Apple was on the verge of being profitable. “We were able to build the boards more cheaply than we thought, because I got a good deal on parts,” Jobs recalled. “So the fifty we sold to the Byte Shop almost paid for all the material we needed to make a hundred boards.” Now they could make a real profit by selling the remaining fifty to their friends and Homebrew compatriots.
| Sau một tá bảng mạch lắp ráp đã được Wozniak kiểm duyệt, Jobs chuyển chúng lên xe và đưa đến cửa hàng Byte. Terrell khá ngạc nhiên. Không có bộ sạc nguồn, thùng máy, màn hình, hoặc bàn phím, ông đã mong đợi nhiều hơn thế. Nhưng Jobs đã thuyết phục được, và cuối cùng Terrel đã đồng ý nhận hàng và trả tiền. Sau ba mươi ngày, Apple gần như chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận. "Chúng tôi đã có thể tạo ra bảng mạch với giá rẻ hơn chúng tôi nghĩ, bởi vì tôi đã mua được các bộ phận với giá cả phù hợp", Jobs nhớ lại. "Vì vậy, năm mươi bảng mạch chúng tôi bán cho các cửa hàng Byte đủ để trả cho tất cả vật liệu chúng tôi cần để làm một trăm cái bảng." Lúc đó họ có thể thu về lợi nhuận thực sự bằng cách bán năm mươi chiếc còn lại cho bạn bè và các thành viên ở Homebrew.
| |
Elizabeth Holmes officially became the part-time bookkeeper at $4 an hour, driving down from San Francisco once a week and figuring out how to port Jobs’s checkbook into a ledger. In order to make Apple seem like a real company, Jobs hired an answering service, which would relay messages to his mother. Ron Wayne drew a logo, using the ornate line-drawing style of Victorian illustrated fiction, that featured Newton sitting under a tree framed by a quote from Wordsworth: “A mind forever voyaging through strange seas of thought, alone.” It was a rather odd motto, one that fit Wayne’s self-image more than Apple Computer. Perhaps a better Wordsworth line would have been the poet’s description of those involved in the start of the French Revolution: “Bliss was it in that dawn to be alive / But to be young was very heaven!” As Wozniak later exulted, “We were participating in the biggest revolution that had ever happened, I thought. I was so happy to be a part of it.”
| Elizabeth Holmes chính thức trở thành nhân viên kế toán bán thời gian với mức lương 4 đô - la một giờ, cô lái xe từ San Francisco xuống một lần một tuần và ghi chép những số liệu trên sổ séc của Jobs vào sổ cái. Để Apple trở thành một công ty thực sự, Jobs thuê một dịch vụ trả lời và dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm chuyển tin nhắn đến mẹ của mình. Ron Wayne đã thiết kế logo, sử dụng phong cách vẽ đường trang trí cầu kỳ mà thời kỳ nữ hoàng Victoria, người ta sử dụng để minh họa tiểu thuyết. Trên logo, ông vẽ hình Newton ngồi dưới gốc cây được đóng khung bởi một câu trích dẫn của Wordsworth (20): "Tâm trí luôn mãi độc hành qua những vùng đất lạ của tư tưởng." Đó là một lời đề từ khác biệt, chỉ phù hợp với chân dung Wayne hơn là với Apple Computer. Có lẽ những dòng thơ của Wordworth dùng để mô tả về những chiến binh tham gia vào phong trào khởi xướng cuộc Cách mạng Pháp sẽ là một lựa chọn tốt hơn: "Hạnh phúc là mỗi khi thức giấc ta thấy mình vẫn còn sống / Nhưng trẻ mãi không già mới thực sự là thiên đường" như Wozniak sau đó đã từng rất tâm đắc, "Chúng tôi đã tham gia vào cuộc cách mạng lớn nhất đã từng xảy ra, tôi nghĩ thế. Tôi rất hạnh phúc khi được là một phần của nó."
| |
Woz had already begun thinking about the next version of the machine, so they started calling their current model the Apple I. Jobs and Woz would drive up and down Camino Real trying to get the electronics stores to sell it. In addition to the fifty sold by the Byte Shop and almost fifty sold to friends, they were building another hundred for retail outlets. Not surprisingly, they had contradictory impulses: Wozniak wanted to sell them for about what it cost to build them, but Jobs wanted to make a serious profit. Jobs prevailed. He picked a retail price that was about three times what it cost to build the boards and a 33% markup over the $500 wholesale price that Terrell and other stores paid. The result was $666.66.
| Woz đã bắt đầu suy nghĩ về các phiên bản tiếp theo của chiếc máy tính này, do đó, họ bắt đầu gọi mẫu máy hiện tại là Apple I. Jobs và Woz sẽ ngược xuôi ở khắp vùng Camino Real, cố gắng kiếm các cửa hàng điện tử để bán nó. Ngoài năm mươi chiếc đã được bán cho các cửa hàng Byte và năm mươi chiếc bán cho bạn bè, họ còn tạo thêm một trăm chiếc nữa để bán lẻ. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi Jobs và Woz nảy sinh mâu thuẫn: Wozniak muốn bán chúng với giá chỉ đủ bù đắp cho những chi phí tạo ra chúng, nhưng Jobs muốn lãi cao. Jobs đã thắng thế. Mức giá bán lẻ mà Jobs chọn gấp khoảng ba lần chi phí để tạo ra các bảng mạch và tăng 33% so với 500 đô - la giá bán buôn mà Terrell và các cửa hàng khác trả. Kết quả họ thu được 666,66 đô - la. "Tôi luôn thích những dãy số lặp", Wozniak nói. "Số điện thoại cho dịch vụ quay số vui của tôi là 255-6666."
| |
“I was always into repeating digits,” Wozniak said. “The phone number for my dial-a-joke service was 255-6666.” Neither of them knew that in the Book of Revelation 666 symbolized the “number of the beast,” but they soon were faced with complaints, especially after 666 was featured in that year’s hit movie, The Omen. (In 2010 one of the original Apple I computers was sold at auction by Christie’s for $213,000.) The first feature story on the new machine appeared in the July 1976 issue of Interface, a now-defunct hobbyist magazine. Jobs and friends were still making them by hand in his house, but the article referred to him as the director of marketing and “a former private consultant to Atari.” It made Apple sound like a real company. “Steve communicates with many of the computer clubs to keep his finger on the heartbeat of this young industry,” the article reported, and it quoted him explaining, “If we can rap about their needs, feelings and motivations, we can respond appropriately by giving them what they want.”
| Không ai trong họ biết rằng trong Sách Khải Huyền, số 666 tượng trưng cho "con số của Quỷ", nhưng họ đã sớm phải đối mặt với khiếu nại, đặc biệt là sau khi “666” là biểu tượng cho bộ phim đình đám năm đó, The Omen(21). (Trong năm 2010 một trong những mẫu máy Apple I được bán tại cuộc đấu giá của Christie với giá 213.000 đô-la.) Bài báo “lá cải” đầu tiên về chiếc máy tính mới, xuất hiện trên số ra tháng Bảy năm 1976 ấn bản của Interface, một tạp chí giành cho người thích sưu tầm đồ công nghệ (tạp chí này giờ không còn tồn tại nữa). Jobs và bạn bè vẫn làm những bảng mạch thủ công trong nhà mình, nhưng bài báo lại ám chỉ ông là giám đốc Marketing và "là một cựu cố vấn riêng cho Atari." Điều đó khiến Apple trông như một công ty thực sự. "Steve ngoại giao với rất nhiều các câu lạc bộ máy tính nhằm giữ lợi thế kiểm soát ngành công nghiệp non trẻ này", bài báo cho biết và nó còn dẫn lời giải thích của Jobs rằng, "Nếu chúng ta có thể phân tích được những nhu cầu, cảm xúc và động lực của người tiêu dùng, chúng ta có thể đáp ứng một cách thích đáng bằng việc đem lại cho họ những gì họ muốn."
| |
By this time they had other competitors, in addition to the Altair, most notably the IMSAI 8080 and Processor Technology Corporation’s SOL-20. The latter was designed by Lee Felsenstein and Gordon French of the Homebrew Computer Club. They all had the chance to go on display during Labor Day weekend of 1976, at the first annual Personal Computer Festival, held in a tired hotel on the decaying boardwalk of Atlantic City, New Jersey. Jobs and Wozniak took a TWA flight to Philadelphia, cradling one cigar box with the Apple I and another with the prototype for the successor that Woz was working on. Sitting in the row behind them was Felsenstein, who looked at the Apple I and pronounced it “thoroughly unimpressive.” Wozniak was unnerved by the conversation in the row behind him. “We could hear them talking in advanced business talk,” he recalled, “using businesslike acronyms we’d never heard before.”
| Cho đến lúc này, họ đã có một số đối thủ cạnh tranh khác, ngoài Altair, đặc biệt phải kể đến IMSAI 8080 và SOL-20 của Processor Technology Corporation (Công ty chuyên sản xuất các bộ xử lý cho máy tính). Những mẫu sau này được thiết kế bởi Lee Felsenstein và Gordon French của Câu lạc bộ máy tính Homebrew. Tất cả đều có cơ hội được trưng bày trong ngày lễ Quốc tế Lao Động năm 1976, tại hội chợ máy tính cá nhân thường niên lần đầu tiên, được tổ chức ở một khách sạn ọp ẹp với hành lang lót vẤn mục nát tại thành phố Atlantic, New Jersey. Jobs và Wozniak đã bắt một chuyến bay TWA (22) đến Philadelphia, mang theo một hộp xì gà, chiếc Apple I và một chiếc máy khác với các mẫu thử nghiệm cho dòng máy nâng cấp tiếp theo mà Woz đang nghiên cứu. Ngồi ở hàng sau họ là Felsenstein, người đã ngắm nghía chiếc Apple I và tuyên bố một câu "hoàn toàn không mấy ấn tượng." Wozniak đã mất bình tĩnh bởi cuộc trò chuyện ở hàng ghế phía sau. "Chúng tôi có thể nghe thấy họ nói chuyện về Apple I trước khi họ bàn luận về vấn đề kinh doanh của họ", ông nhớ lại, "họ còn sử dụng từ viết tắt cho các thuật ngữ kinh doanh mà chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy trước đây."
| |
Wozniak spent most of his time in their hotel room, tweaking his new prototype. He was too shy to stand at the card table that Apple had been assigned near the back of the exhibition hall. Daniel Kottke had taken the train down from Manhattan, where he was now attending Columbia, and he manned the table while Jobs walked the floor to inspect the competition. What he saw did not impress him. Wozniak, he felt reassured, was the best circuit engineer, and the Apple I (and surely its successor) could beat the competition in terms of functionality. However, the SOL-20 was better looking. It had a sleek metal case, a keyboard, a power supply, and cables. It looked as if it had been produced by grown-ups. The Apple I, on the other hand, appeared as scruffy as its creators.
| Wozniak đã dành phần lớn thời gian của mình trong phòng khách sạn, tinh chỉnh mẫu mới của mình, ông đã quá nhút nhát để đứng tại bàn nơi đặt thẻ ghi tên chiếc Apple ở gần cuối phòng triển lãm. Daniel Kottke bắt xe lửa xuống từ Manhattan, nơi ông theo học tại Columbia, và anh ta có nhiệm vụ sắp xếp chiếc bàn trưng bày trong khi Jobs đi lang thang kiểm tra các khu vực của các đối thủ cạnh tranh, ông chẳng có ấn tượng với những gì mình nhìn thấy. Wozniak, người mà ông vô cùng tin cậy là kỹ sư mạch tốt nhất, và Apple I (và các mẫu nâng cấp dòng máy này) có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh về mặt chức năng. Tuy nhiên, SOL-20 có kiểu dáng đẹp hơn. Nó có một vỏ hợp kim loại bắt mắt, bàn phím, bộ sạc nguồn, và dây điện. Apple I, trái lại, nhếch nhác như người sáng tạo ra nó.
| |
| Chú thích: (10) Là một ban nhạc Rock của Mỹ được thành lập vào năm 1965 tại khu vực vùng Vịnh San Francisco (11) Một liệu pháp massage. (12) “Catalog toàn trái đất - cuốn sách được Steward Brand và nhóm của ông viết vào cuối những năm 1960- đã từng được Steve Jobs ví như “Google trên giấy”. (13) George Orwell tên thật là Eric Blair, sinh ra tại Ấn Độ. Nghề nghiệp ban đầu của ông là nhà báo, nhưng thời nay người ta biết đến ông như là một nhà văn, với 2 tác phẩm để đời: Animal Farm (Trại súc vật) và 1984. Cả 2 tác phẩm này đều đả kích chế độ độc tài toàn trị. (14) Một tác phẩm của George A. Fierheller, viết về những lỗ hổng của thẻ bấm lỗ - những phát minh đầu tiên, tiền thân của ngành công nghiệp điện toán. (15) Một loại ma túy tổng hợp (16) Được coi như tiền thân của Whole Earth Catalog - một ấn phẩm phản văn hóa của người Mỹ được ấn hành vào giữa năm 1968 và 1972, sau đó ra định kỳ đến tận năm 1988. WEC chỉ liệt kê toàn bộ các sản phẩm đi kèm giá và nhà cung cấp như quần áo, sách vở, công cụ, máy móc... những thứ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày chứ không bán chúng. (17) BASIC là viết tắt của Beginner's Allpurpose Symbolic Instruction Code trong tiếng Anh, là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đơn giản, dễ sử dụng, nhằm đơn giản hóa quá trình lập trình. BASIC được phát minh vào năm 1963 bởi các giáo sư John George Kemeny và Thomas Eugene Kurtz thuộc viện Đại học Dartmouth (Dartmouth College). (18) Một loại café Thổ Nhĩ Kỳ rất nổi tiếng trong đó rất nhiều người nổi tiếng như Tiến sĩ Johnson, người viết cuốn từ điển Anh ngữ đầu tiên, thường lui tới tiêm cà phê Turk‟s Head. (19) Một công ty cung cấp linh kiện điện tử. (20) William Wordsworth là một thi sỹ lãng mạn Anh vào thế kỷ XVIII. (21) Một bộ phim kinh dị được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1976 (22) T. w. A (Trans World Airlines)- Hãng hàng không xuyên lục địa
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, January 23, 2012
Walter Isaacson - Steve Jobs 1
Labels:
FAMOUS PEOPLE - DANH NHÂN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn