MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, December 14, 2012

COULD ASIA REALLY GO TO WAR OVER THESE? LIỆU CHÂU Á CÓ THỰC SỰ ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG HÒN ĐẢO?




COULD ASIA REALLY GO TO WAR OVER THESE?

LIỆU CHÂU Á CÓ THỰC SỰ ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG HÒN ĐẢO?

The Economist
Sep 22nd 2012
The Economist
22/09/2012

The bickering over islands is a serious threat to the region’s peace and prosperity

Tranh chấp xung quanh các quần đảo là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực.


THE countries of Asia do not exactly see the world in a grain of sand, but they have identified grave threats to the national interest in the tiny outcrops and shoals scattered off their coasts. The summer has seen a succession of maritime disputes involving China, Japan, South Korea, Vietnam, Taiwan and the Philippines. This week there were more anti-Japanese riots in cities across China because of a dispute over a group of uninhabited islands known to the Japanese as the Senkakus and to the Chinese as the Diaoyus. Toyota and Honda closed down their factories. Amid heated rhetoric on both sides, one Chinese newspaper has helpfully suggested skipping the pointless diplomacy and moving straight to the main course by serving up Japan with an atom bomb.

Những nước châu Á đúng là không nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát, nhưng họ đã nhận ra được những mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia tại các bãi đá nổi và đá ngầm nhỏ bé rải rác xung quanh bờ biển của họ. Mùa Hè này đã chứng kiến một chuỗi những tranh chấp trên biển liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Philíppin. Tháng 9/2012, đã xảy ra nhiều hơn những vụ nổi loạn chống Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc do tranh chấp xung quanh một nhóm đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Toyota và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình. Giữa giọng điệu nóng nảy từ hai phía, một tờ báo Trung Quốc đã đề xuất đầy hữu ích rằng nên bỏ qua con đường ngoại giao vô nghĩa và tiến thẳng đến trọng tâm bằng cách mang đến cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.


That, thank goodness, is grotesque hyperbole: the government in Beijing is belatedly trying to play down the dispute, aware of the economic interests in keeping the peace. Which all sounds very rational, until you consider history—especially the parallel between China’s rise and that of imperial Germany over a century ago. Back then nobody in Europe had an economic interest in conflict; but Germany felt that the world was too slow to accommodate its growing power, and crude, irrational passions like nationalism took hold. China is re-emerging after what it sees as 150 years of humiliation, surrounded by anxious neighbours, many of them allied to America. In that context, disputes about clumps of rock could become as significant as the assassination of an archduke.

May mắn thay, đó chỉ là một lời nói phóng đại kỳ cục: Chính quyền tại Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu tranh chấp một cách muộn màng, nhận thức được những lợi ích kinh tế trong việc duy trì nền hòa bình, Điều này hoàn toàn nghe có vẻ rất hợp lý, cho đến khi người ta xét đến lịch sử – đặc biệt là mối tương đồng giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và của một nước Đức đế quốc trong một thế kỷ trước. Thời kỳ đó, không một ai ở châu Âu có được lợi ích kinh tế trong xung đột; nhưng Đức đã nhận thấy rằng thế giới quá chậm chạp đến nỗi không thể điều chỉnh cho phù hợp với sức mạnh đang ngày càng gia tăng của mình, và những cơn thịnh nộ, tàn bạo và phi lý như chủ nghĩa dân tộc được thiết lập. Trung Quốc lại đang nổi lên sau những điều mà nó coi là 150 năm nhục nhã, bị vây quanh bởi những nước láng giềng đầy băn khoăn, rất nhiều trong số đó là đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, những tranh chấp về các cụm đá có thể trở nên quan trọng như cuộc mưu sát một đại công tước.


One mountain, two tigers

Optimists point out that the latest scuffle is mainly a piece of political theatre—the product of elections in Japan and a leadership transition in China. The Senkakus row has boiled over now because the Japanese government is buying some of the islands from a private Japanese owner. The aim was to keep them out of the mischievous hands of Tokyo’s China-bashing governor, who wanted to buy them himself. China, though, was affronted. It strengthened its own claim and repeatedly sent patrol boats to encroach on Japanese waters. That bolstered the leadership’s image, just before Xi Jinping takes over.

Một ngọn núi, hai con hổ

Những người lạc quan chỉ ra rằng cuộc xô xát gần đây nhất chủ yếu là một vở kịch chính trị – một sản phẩm của những cuộc bầu cử ở Nhật Bản và sự chuyển giao ban lãnh đạo ở Trung Quốc. Cuộc tranh cãi về đảo Senkaku đã lên đến đỉnh điểm vì Chính phủ Nhật Bản mua lại một vài hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Mục đích là để bảo vệ những đảo này khỏi bàn tay tinh ranh của thị trưởng Tôkyô có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, người cũng muốn tự mình mua lại những hòn đảo này. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bị xúc phạm. Nước này đã củng cố lời tuyên bố chủ quyền của mình và nhiều lần phái tàu tuần tra đi xâm lấn lãnh hải của Nhật Bản. Điều đó đã củng cố thêm hình ảnh của ban lãnh đạo, ngay trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.


More generally, argue the optimists, Asia is too busy making money to have time for making war. China is now Japan’s biggest trading partner. Chinese tourists flock to Tokyo to snap up bags and designer dresses on display in the shop windows on Omotesando. China is not interested in territorial expansion. Anyway, the Chinese government has enough problems at home: why would it look for trouble abroad?

Nhìn chung, những người lạc quan lập luận rằng châu Á đang quá bận kiếm tiền đến mức không có thời gian để gây chiến. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Khách du lịch Trung Quốc nườm nượp kéo đến Tôkyô để chộp mua ngay những chiếc túi xách và quần áo thiết kế được trưng bày tại các tủ kính cửa hàng ở Omotesando. Trung Quốc không thích thú gì với sự bành trướng lãnh thổ. Dù thế nào đi chăng nữa, Chính phủ Trung Quốc đã gặp đủ vấn đề trong nước rồi: vậy tại sao nước này phải tìm kiếm thêm những rắc rối ở ngoài nước?


Asia does indeed have reasons to keep relations good, and this latest squabble will probably die down, just as others have in the past. But each time an island row flares up, attitudes harden and trust erodes. Two years ago, when Japan arrested the skipper of a Chinese fishing boat for ramming a vessel just off the islands, it detected retaliation when China blocked the sale of rare earths essential to Japanese industry.

Châu Á quả thực có lý do để duy trì cho những mối quan hệ tốt đẹp và cuộc tranh cãi không đâu gần đây nhất có thể sẽ dịu đi, như những cuộc tranh cãi khác đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhưng mỗi khi một vụ tranh cãi về hòn đảo bùng lên thì thái độ lại trở nên cứng rắn và niềm tin bị xói mòn. Hai năm trước, khi Nhật Bản bắt giừ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc vì đâm vào một tàu ngay sát quần đảo này, thì Nhật Bản đã nhận ra hành động trả đũa khi Trung Quốc hạn chế việc bán đất hiếm cần thiết cho nền công nghiệp của nước này.


Growing nationalism in Asia, especially China, aggravates the threat (see article). Whatever the legality of Japan’s claim to the islands, its roots lie in brutal empire-building. The media of all countries play on prejudice that has often been inculcated in schools. Having helped create nationalism and exploited it when it suited them, China’s leaders now face vitriolic criticism if they do not fight their country’s corner. A recent poll suggested that just over half of China’s citizens thought the next few years would see a “military dispute” with Japan.


Chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa này. Bất kể tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này là gì đi chăng nữa, thì gốc rễ của nó vẫn nằm ở công cuộc xây dựng đế chế đầy tàn bạo. Giới truyền thông ở các nước đã lợi dụng thành kiến vốn đã thường xuyên được khắc sâu ở các trường học. Góp phần tạo ra chủ nghĩa dân tộc và tận dụng khi nó phù hợp với mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với lời chỉ trích cay độc nếu họ không đấu tranh vì một phần của đất nước mình. Một cuộc thăm dò gần đây đã cho thấy rằng chỉ hơn một nửa người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong một vài năm tới sẽ chứng kiến một “cuộc tranh chấp quân sự” với Nhật Bản.


The islands matter, therefore, less because of fishing, oil or gas than as counters in the high-stakes game for Asia’s future. Every incident, however small, risks setting a precedent. Japan, Vietnam and the Philippines fear that if they make concessions, China will sense weakness and prepare the next demand. China fears that if it fails to press its case, America and others will conclude that they are free to scheme against it.


Do đó, những quần đảo này có ý nghĩa ít vì việc đánh bắt cá, dầu mỏ hay khí đốt hơn những toan tính trong một trò chơi đặt cược cao cho tương lai của châu Á. Tất cả các sự kiện, dù nhỏ cũng đều có nguy cơ thiết lập nên một tiền lệ. Nhật Bản, Việt Nam và Philíppin đều lo sợ rằng nếu họ nhượng bộ thì Trung Quốc sẽ cảm nhận được điểm yếu và chuẩn bị cho một yêu sách tiếp theo. Trung Quốc lo sợ rằng nếu nước này thất bại trong việc thúc đẩy lý lẽ của mình thì Mỹ và những nước khác sẽ kết luận rằng họ được tự do âm mưu chống lại Trung Quốc.


Co-operation and deterrence

Asia’s inability to deal with the islands raises doubts about how it would cope with a genuine crisis, on the Korean peninsula, say, or across the Strait of Taiwan. China’s growing taste for throwing its weight around feeds deep-seated insecurities about the way it will behave as a dominant power. And the tendency for the slightest tiff to escalate into a full-blown row presents problems for America, which both aims to reassure China that it welcomes its rise, and also uses the threat of military force to guarantee that the Pacific is worthy of the name.

Hợp tác và răn đe

Việc châu Á không có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến những hòn đảo đã đặt ra những nghi ngờ về việc khu vực này sẽ đối phó với một cuộc khủng hoảng thật sự trên bán đảo Triều Tiên và hai bờ eo biển Đài Loan như thế nào. Việc Trung Quốc ngày càng thích cư xử một cách kiêu căng hùng hổ nuôi dưỡng những điều không chắc chắn đã ăn sâu về cách mà nước này sẽ hành xử với tư cách một cường quốc chi phối. Và xu hướng sự bất hòa nhỏ nhặt nhất leo thang trở thành một cuộc cãi cọ bùng nổ mạnh mẽ là những vấn đề cho Mỹ, mà vừa nhằm làm yên lòng Trung Quốc rằng Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa sử dụng mối đe dọa về sức mạnh quân sự để đảm bảo ràng Thái Bình Dương xứng với cái tên của mình.


Some of the solutions will take a generation. Asian politicians have to start defanging the nationalist serpents they have nursed; honest textbooks would help a lot. For decades to come, China’s rise will be the main focus of American foreign policy. Barack Obama’s “pivot” towards Asia is a useful start in showing America’s commitment to its allies. But China needs reassuring that, rather than seeking to contain it as Britain did 19th-century Germany, America wants a responsible China to realise its potential as a world power. A crudely political WTO complaint will add to Chinese worries.

Một số giải pháp sẽ mất cả một thế hệ. Các chính trị gia châu Á phải bắt đầu nhổ chiếc răng nọc của những con rắn dân tộc chủ nghĩa mà họ đã nuôi dưỡng, những cuốn sách giáo khoa chân thực sẽ giúp được nhiều điều. Trong những thập kỷ tới, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ vẫn là điểm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Sự chuyển hướng” của Barack Obama sang châu Á là một khởi đầu hiệu quả trong việc thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình. Nhưng Trung Quốc cần tái đảm bảo rằng thay vì nỗ lực kiềm chế Trung Quốc như Anh đã làm trong thế kỷ 19 với Đức, Mỹ mong muốn một Trung Quốc có trách nhiệm để hiện thực hóa tiềm năng của nước này với tư cách một cường quốc thế giới. Một sự phàn nàn gay gắt về chính trị lên WTO sẽ thêm vào những lo lắng của Trung Quốc.


Given the tensions over the islands (and Asia’s irreconcilable versions of history), three immediate safeguards are needed. One is to limit the scope for mishaps to escalate into crises. A collision at sea would be less awkward if a code of conduct set out how vessels should behave and what to do after an accident. Governments would find it easier to work together in emergencies if they routinely worked together in regional bodies. Yet, Asia’s many talking shops lack clout because no country has been ready to cede authority to them.

Do những căng thẳng liên quan đến quần đảo này và những phiên bản lịch sử không thể hòa giải của châu Á, 3 biện pháp bảo vệ ngay lập tức là cần thiết. Một là hạn chế cơ hội để những rủi ro có thể leo thang thành khủng hoảng. Một sự xung đột trên biển sẽ ít gây lúng túng hơn nếu một bộ quy tắc ứng xử quy định các tàu nên cư xử như thế nào và phải làm gì sau một vụ tai nạn. Các chính phủ sẽ thấy dễ dàng hơn khi làm việc với nhau trong các tình huống khẩn cấp nếu họ thường xuyên làm việc với nhau trong các tổ chức khu vực. Tuy nhiên, rất nhiều diễn đàn của châu Á thiếu tầm ảnh hưởng bởi vì không nước nào sẵn sàng nhượng quyền lại cho các diễn đàn này.


A second safeguard is to rediscover ways to shelve disputes over sovereignty, without prejudice. The incoming President Xi should look at the success of his predecessor, Hu Jintao, who put the “Taiwan issue” to one side. With the Senkakus (which Taiwan also claims), both Mao Zedong and Deng Xiaoping were happy to leave sovereignty to a later generation to decide. That makes even more sense if the islands’ resources are worth something: even state-owned companies would hesitate to put their oil platforms at risk of a military strike. Once sovereignty claims have been shelved, countries can start to share out the resources—or better still, declare the islands and their waters a marine nature reserve.


Biện pháp bảo vệ thứ hai là tìm ra lại những cách thức để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền, mà không gây tổn hại gì. Chủ tịch Tập Cận Bình nên nhìn vào thành công của người tiền nhiệm của mình, Hồ cẩm Đào, người đã gác “vấn đề Đài Loan” sang một bên. Với quần đảo Senkaku (mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền), cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều vui vẻ để lại vấn đề chủ quyền cho thế hệ sau quyết định. Điều đó thậm chí còn có ý nghĩa hơn nếu các nguồn lực trên quần đảo này đáng giá một điều gì đó: thậm chí các công ty nhà nước còn sẽ lưỡng lự khi đặt những giàn khoan dầu của mình trước nguy cơ của một cuộc tấn công về quân sự. Một khi các tuyên bố chủ quyền được giải quyết, các nước có thể bắt đầu phân chia những nguồn lực – thậm chí khả quan hơn, có thể tuyên bố quần đảo và vùng lãnh hải của mình là một khu bảo tồn thiên nhiên trên biển.


But not everything can be solved by co-operation, and so the third safeguard is to bolster deterrence. With the Senkakus, America has been unambiguous: although it takes no position on sovereignty, they are administered by Japan and hence fall under its protection. This has enhanced stability, because America will use its diplomatic prestige to stop the dispute escalating and China knows it cannot invade. Mr Obama’s commitment to other Asian islands, however, is unclear.


Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều có thể được giải quyết bằng sự hợp tác và vì vậy biện pháp bảo vệ thứ 3 là tăng cường sự răn đe. Với quần đảo Senkaku, Mỹ đã rõ ràng: mặc dù nước này không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền, nhưng quần đảo này do Nhật Bản quản lý và vì vậy nằm dưới sự bảo vệ của Nhật Bản. Điều này đã củng cố thêm sự ổn định bởi vì Mỹ sẽ sử dụng uy tín ngoại giao của mình để chấm dứt tranh chấp đang leo thang và Trung Quốc biết là nước này không thể xâm lược. Tuy nhiên, cam kết của ông Obama với các hòn đảo khác ở châu Á lại không rõ ràng.


The role of China is even more central. Its leaders insist that its growing power represents no threat to its neighbours. They also claim to understand history. A century ago in Europe, years of peace and globalisation tempted leaders into thinking that they could afford to play with nationalist fires without the risk of conflagration. After this summer, Mr Xi and his neighbours need to grasp how much damage the islands are in fact causing. Asia needs to escape from a descent into corrosive mistrust. What better way for China to show that it is sincere about its peaceful rise than to take the lead?

Vai trò của Trung Quốc thậm chí còn trung tâm hơn. Các nhà lãnh đạo nước này nhấn mạnh rằng sức mạnh ngày càng tăng không đại diện cho bất cứ một mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng. Họ cũng quả quyết rằng họ hiểu lịch sử. Một thế kỷ trước ở châu Âu, những năm tháng hòa bình và quá trình toàn cầu hóa đã thu hút các nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ có thể đùa với những ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa mà không có nguy cơ xung đột lớn. Sau mùa Hè này, Ông Tập Cận Bình và những người láng giềng cần phải hiểu được những quần đảo này trên thực tế đang gây ra thiệt hại lớn đến mức nào. Châu Á cần phải thoát khỏi một tình trạng tụt dốc dẫn đến sự mất lòng tin gây xói mòn. Vậy đâu là cách thức tốt hơn để Trung Quốc thể hiện rằng đó là lòng chân thành về một sự trỗi dậy hòa bình thay vì giành lấy vị trí lãnh đạo?





http://www.economist.com/node/21563316