|
|
Asia's Mad Arms Race
|
Chạy đua vũ trang
điên cuồng ở châu Á
|
Conn Hallinan
|
Conn Hallinan
|
05/29/2012
|
29-05-2012
|
Asia is currently in the middle of an unprecedented arms
race that is not only sharpening tensions in the region but also competing
with efforts by Asian countries to address poverty and growing economic
disparity. The gap between rich and poor -- calculated by the Gini
coefficient that measures inequality -- has increased from 39 percent to 46
percent in China, India, and Indonesia. Although affluent households continue
to garner larger and larger portions of the economic pie, "Children born
to poor families can be 10 times more likely to die in infancy" than
those from wealthy families, according to Changyong Rhee, chief economist of
the Asian Development Bank.
|
Châu Á hiện đang chạy đua vũ trang chưa từng có, đây không
chỉ là cuộc đua căng thẳng dữ dội trong khu vực mà còn là sự cạnh tranh của
các nước châu Á với những nỗ lực nhằm giải quyết sự chênh lệch giữa đói nghèo
và phát triển kinh tế. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo – được tính
bằng hệ số Gini, đo sự bất bình đẳng – đã tăng từ 39% đến 46% ở Trung Quốc,
Ấn Độ, và Indonesia. Mặc dù các gia đình giàu vẫn tiếp tục có được nhiều của
cải hơn và nhận được phần lớn hơn trong chiếc bánh kinh tế, “Trẻ em sinh ra
trong những gia đình nghèo có khả năng tử vong khi còn là trẻ sơ sinh có thể
lớn hơn gấp 10 lần” so với những em được sinh ra trong các gia đình giàu có,
theo Changyong Rhee, trưởng kinh tế gia thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á.
|
Guns Over Ghee
This inequality trend is particularly acute in India,
where life expectancy is low, infant mortality high, education spotty, and
illiteracy widespread, despite that country's status as the third-largest
economy in Asia, behind China and Japan. According to an independent charity,
the Naandi Foundation, some 42 percent of India's children are malnourished.
Bangladesh, a far poorer country, does considerably better in all these
areas.
|
Súng đạn nhiều hơn
thực phẩm
Xu hướng bất bình đẳng này đặc biệt sâu sắc ở Ấn Độ, nơi
tuổi thọ trung bình thì thấp và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thì cao, nền giáo
dục chắp vá, mù chữ phổ biến rộng rãi, cho dù tình trạng của đất nước là nền
kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Theo một tổ chức từ
thiện độc lập, Quỹ Naandi, khoảng 42% trẻ em Ấn Độ bị suy dinh dưỡng.
Bangladesh, một đất nước nghèo khó hơn, nhưng ở tất cả các lĩnh vực này thì
tốt hơn nhiều.
|
And yet last year India was the world's leading arms purchaser,
exemplified by a $20 billion purchase of high-performance French fighter
planes. India is also developing a long-range ballistic missile capable of
carrying multiple nuclear warheads, as well as buying submarines and surface
craft. Its military budget is set to rise 17 percent this year to $42
billion.
|
Năm ngoái, Ấn Độ là nước mua vũ khí hàng đầu trên thế
giới, đã mua máy bay chiến đấu hiệu suất cao của Pháp, với số hàng trị giá 20
tỷ đô la. Ấn Độ cũng đang chế tạo loại tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng
mang nhiều đầu đạn hạt nhân, cũng như mua tàu ngầm và tàu chạy trên mặt nước.
Ngân sách quân sự của Ấn gia tăng 17 % trong năm nay, lên tới 42 tỷ đô la.
|
"It is ridiculous. We are getting into a useless arms
race at the expense of fulfilling the needs of poor people," Praful
Bidwai of the Coalition of Nuclear Disarmament and Peace told The New York
Times.
|
“Thật là nực cười. Chúng ta đang chạy đua vũ trang vô
nghĩa, bằng chi phí của những người nghèo”, ông Praful Bidwai, thuộc Liên
minh Giải trừ Vũ khí Hạt nhân và Hòa Bình đã nói với báo The New York Times.
|
China, too, is in the middle of an arms boom that includes
beefing up its navy, constructing a new generation of stealth aircraft, and
developing a ballistic missile that is potentially capable of neutralizing
U.S. carriers near its coast. Beijing's arms budget has grown at a rate of
some 12 percent a year and, at $106.41 billion, is now the second-largest on
the planet. The overall U.S. budget for national security -- not counting the
various wars Washington is embroiled in -- runs a little more than $800
billion, although some have estimated it at more than $1 trillion.
|
Trung Quốc cũng đang gia tăng việc mua vũ khí, gồm tăng
cường hải quân, chế tạo một máy bay tàng hình thế hệ mới, và chế tạo một tên
lửa đạn đạo có khả năng vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ đến gần bờ biển của họ.
Ngân sách quân sự của Bắc Kinh gia tăng với tốc độ khoảng 12% một năm, khoảng
106,41 tỷ đô la, lớn thứ hai trên hành tinh. Tổng ngân sách dành cho an ninh
quốc gia của Mỹ – không tính các cuộc chiến tranh khác mà Washington đang
tham gia, hơn 800 tỷ đô la, mặc dù một số người ước tính ngân sách này nhiều
hơn 1.000 tỷ đô la.
|
Although China has made enormous strides in overcoming poverty,
some 250 million Chinese officially are still considered poor, and the
country's formerly red-hot economy is cooling. "Data on April spending
and output put another nail into hopes that China's economy is bottoming
out," Mark Williams, chief Asia economist at Capital Economics, told the
Financial Times.
|
Mặc dù Trung Quốc có những bước tiến lớn trong việc xóa
đói giảm nghèo, nhưng khoảng 250 triệu người Trung Quốc chính thức được coi
là nghèo, và nền kinh tế nóng hổi của đất nước trước đây thì đang nguội. “Các
số liệu chi tiêu và sản lượng trong tháng 4 chưa thấy hy vọng rằng nền kinh
tế của Trung Quốc đang chạm đáy”, Mark Williams, trưởng kinh tế gia châu Á
tại Capital Economics, nói với báo Financial Times.
|
The same is true for most of Asia. For instance, India's
annual economic growth rate has fallen from 9 percent to 6.1 percent over the
past two and a half years.
|
Điều này cũng đúng đối với hầu hết các nước ở châu Á. Ví
dụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ đã giảm từ 9% xuống còn
6,1% trong hai năm rưỡi qua.
|
Regional Tensions
Tensions between China and other nations in the region
have set off a local arms race. Taiwan is buying four U.S.-made Perry-class
guided missile frigates, and Japan has shifted much of its military from its
northern islands to face southward toward China.
|
Căng thẳng trong khu
vực
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực
làm gia tăng một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng. Đài Loan đang mua bốn tàu
khu trục có tên lửa dẫn đường loại Perry, do Mỹ sản xuất, và Nhật Bản đã
chuyển phần lớn lực lượng quân sự của họ từ các hòn đảo phía bắc sang phía
nam, đối diện với Trung Quốc.
|
The Philippines are spending almost $1 billion on new
aircraft and radar, and recently held joint war games with the United States.
South Korea has just successfully tested a long-range cruise missile.
Washington is reviving ties with Indonesia's brutal military because the
island nation controls the strategic seaways through which pass most of the
region's trade and energy supplies.
|
Philippines đang bỏ ra gần 1 tỉ đô la để mua máy bay và
radar mới, và gần đây tiến hành tập trận chung với Hoa Kỳ. Nam Triều Tiên vừa
thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa. Washington đang phục hồi
quan hệ quân sự với Indonesia do đảo quốc này kiểm soát các đường biển chiến
lược mà hầu hết việc vận chuyển thương mại và cung cấp năng lượng trong khu
vực đi ngang qua đó.
|
Australia is also re-orienting its defense to face China,
and Australian Defense Minister Stephen Smith has urged "that India play
the role it could and should as an emerging great power in the security and
stability of the region."
|
Úc cũng đang tái định hướng quốc phòng về phía đối mặt với
Trung Quốc và ông Stephen Smith, Bộ trưởng Quốc phòng Úc đã kêu gọi Ấn Độ
“giữ vai trò mà họ có thể và vai trò mà họ nên giữ, như một cường quốc đang
trỗi dậy đối với an ninh và ổn định trong khu vực”.
|
But that "role" is by no means clear, and some
have read Smith's statement as an attempt to rope New Delhi into a united
front against Beijing. The recent test of India's Agni V nuclear-capable
ballistic missile is largely seen as directed at China.
|
Nhưng “vai trò” đó không có gì là rõ ràng, và một số người
đã xem tuyên bố của ông Smith là một nỗ lực để kéo New Delhi vào một mặt trận
thống nhất chống lại Bắc Kinh. Thử nghiệm tên lửa đạn đạo hạt nhân Agni V gần
đây của Ấn Độ phần lớn được xem như nhắm vào Trung Quốc.
|
India and China fought a brief but nasty border war in
1962, and India claims China is currently occupying some 15,000 square miles
of Indian territory. The Chinese, in turn, claim almost 40,000 square miles
of the Indian state of Arunachal Pradesh. Although Indian Prime Minister Manmohan
Singh says that "overall our relations [with China] are quite
good," he also admits "the border problem is a long-standing
problem."
|
Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh nhau trong một cuộc chiến biên
giới ngắn ngủi nhưng kinh hoàng hồi năm 1962, và Ấn Độ tuyên bố Trung Quốc
hiện đang chiếm khoảng 15.000 dặm vuông lãnh thổ của Ấn Độ. Ngược lại, Trung
Quốc, tuyên bố gần như toàn bộ 40.000 dặm vuông của bang Arunachal Pradesh,
Ấn Độ là của họ. Mặc dù ông Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ, nói rằng “nói
chung, quan hệ của chúng tôi [với Trung Quốc] là khá tốt”, nhưng ông cũng
thừa nhận “vấn đề biên giới là một vấn đề lâu dài”.
|
India and China also had a short dust up last year when a
Chinese warship demanded that the Indian amphibious assault vessel Airavat
identify itself shortly after the ship left the port of Hanoi, Vietnam.
Nothing came of the incident, but Indian President Pratibha Patil has since
stressed the need for "maritime security" and "the protection
of our coasts, our 'sea lines of communications,' and the offshore
development areas."
|
Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã cãi nhau ngắn ngủi hồi năm
ngoái khi một tàu chiến Trung Quốc yêu cầu tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ
Airavat nhận diện chính họ, ngay sau khi con tàu này rời khỏi cảng ở Hà Nội,
Việt Nam. Không có gì xảy ra trong vụ việc này, nhưng kể từ đó, Tổng thống Ấn
Độ Pratibha Patil đã nhấn mạnh sự cần thiết về “an ninh hàng hải” và “bảo vệ
bờ biển của chúng tôi, các ‘tuyến đường giao thông trên biển’, và các khu vực
phát triển ngoài khơi”.
|
China's forceful stance in the South China Sea has stirred
up tensions with Vietnam, Taiwan, Brunei, and Malaysia as well. A standoff
last month between a Philippine warship and several Chinese surveillance
ships at Scarborough Shoal is still on a low simmer.
|
Lập trường mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông đã gây căng
thẳng với Việt Nam, Đài Loan, Brunei, và Malaysia. Một sự đối đầu giữa một
tàu chiến của Philippines và nhiều tàu giám sát của Trung Quốc tại bãi cạn
Scarborough hồi tháng trước vẫn còn đang được kềm chế ở mức độ thấp.
|
China's more assertive posture in the region stems largely
from the 1995-96 Taiwan Straits crisis that saw two U.S. carriers humiliate
Beijing in its home waters. There was little serious danger of war during the
crisis -- China does not have the capability to invade Taiwan -- but the
Clinton administration took the opportunity to demonstrate U.S. naval power.
China's naval build-up dates from that incident.
|
Thái độ của Trung Quốc quyết đoán hơn trong khu vực phần
lớn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1995-1996, khi hai
tàu sân bay Hoa Kỳ làm bẽ mặt Bắc Kinh trong vùng biển của họ. Rủi ro để có
thể xảy ra chiến tranh trong cuộc khủng hoảng này thì không lớn – Trung Quốc
không có khả năng xâm lược Đài Loan – nhưng chính phủ Clinton đã có cơ hội để
chứng minh sức mạnh hải quân của Mỹ. Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân kể
từ sự kiện đó.
|
The recent "pivot" by Obama administration
toward Asia, including a military buildup on Wake and Guam and the deployment
of 2,500 Marines in Australia, has heightened tensions in the region, and
Beijing's heavy-handedness in the South China Sea has given Washington an
opening to insert itself into the dispute.
|
Sự “chuyển hướng” của chính phủ Obama về phía châu Á, gồm
việc gia tăng quân sự ở đảo Wake và đảo Guam, triển khai 2.500 lính thủy quân
lục chiến ở Úc, đã gia tăng căng thẳng trong khu vực, và việc xử lý vấn đề
biển Đông một cách cứng rắn của Bắc Kinh, đã mở ra cho Washington cánh cửa để
bước vào tranh chấp.
|
China is prickly about its home waters -- one can hardly
blame it, given the history of the past 100 years -- but there is no evidence
that it is expansionist. A Chinese Foreign Ministry spokesman said in
February, "No country, including China, has claimed sovereignty over the
entire South China Sea." Nor does Beijing seem eager to use military
force. Beijing has drawn some lessons from its disastrous 1979 invasion of
Vietnam.
|
Trung Quốc có cảm thấy khó chịu về vùng biển nhà của họ –
người ta có thể hiểu điều đó, đưa ra lịch sử 100 năm qua – nhưng không có
bằng chứng là họ bành trướng. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã
nói hồi tháng 2, “Không có nước nào, kể cả Trung Quốc, đã tuyên bố chủ quyền
trên toàn bộ biển Hoa Nam”. Bắc Kinh dường như chưa sẵn sàng sử dụng lực
lượng quân sự. Bắc Kinh đã học được vài bài học từ cuộc xâm lược Việt Nam
thảm khốc năm 1979.
|
On the other hand, Beijing is seriously concerned about who
controls the region's seas, in part because some 80 percent of China's energy
supplies pass through maritime choke points controlled by the United States
and its allies.
|
Mặt khác, Bắc Kinh rất lo ngại về những nước kiểm soát
vùng biển trong khu vực, một phần là vì khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng
của Trung Quốc đi qua điểm mấu chốt trên biển, do Hoa Kỳ và các đồng minh của
họ kiểm soát.
|
Eisenhower's Warning
The tensions in Asia are real, if not as sharp or deep as
they have been portrayed in the U.S. media. China and India do, indeed, have
border "problems," but China also describes itself and New Delhi as
"not competitors but partners," and has even offered an alliance to
keep "foreign powers" -- read: the United States and NATO -- from
meddling in the region.
|
Cảnh báo của
Eisenhower
Sự căng thẳng ở châu Á là có thật, nếu không phải nói là
gay gắt và sâu xa như các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ mô tả. Trung Quốc
và Ấn Độ thật sự có “vấn đề” về biên giới nhưng Trung Quốc cũng coi chính họ
và New Delhi “không phải là đối thủ cạnh tranh mà là đối tác”, và thậm chí đã
đề nghị làm liên minh để giữ không cho “các cường quốc bên ngoài” – được hiểu
là: Hoa Kỳ và NATO – can thiệp vào khu vực.
|
The real question is, can Asia embark on an arms race
without increasing the growing gulf between rich and poor and the resulting
political instability that is likely to follow in its wake? "Widening
inequality threatens the sustainability of Asian growth," says Asian
Development Bank economist Rhee. "A divided and unequal nation cannot
prosper."
|
Câu hỏi thực sự là, liệu châu Á có thể lao vào một cuộc
chạy đua vũ trang mà không làm gia tăng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và
người nghèo ngày càng gia tăng và với kết quả là sự bất ổn chính trị có khả
năng theo sau? “Sự bất bình đẳng ngày càng lớn sẽ đe dọa sự tăng trưởng bền
vững ở châu Á. Một quốc gia bị chia rẽ và bất bình đẳng không thể là một nước
thịnh vượng”, ông Rhee, kinh tế gia thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á, nói.
|
More than half a century ago, former General and President
Dwight Eisenhower noted that "every gun that is made, every warship that
is launched, every rocket fired signifies ... a theft from those who hunger
and are not fed, [from] those who are cold and are not clothed ... this is
not a way of life at all ... it is humanity hanging from an iron cross."
Americans have ignored Eisenhower's warning. Asian nations
would do well to pay attention.
|
Hơn nửa thế kỷ trước, Tổng thống và là Tổng Tư lệnh tối
cao Dwight Eisenhower đã lưu ý rằng: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu
chiến được hạ thủy, mỗi tên lửa được phóng ra, đều có nghĩa là… một hành vi
trộm cắp từ những người đói khổ mà không có ăn, từ những người bị lạnh mà không
mặc… cuộc sống hoàn toàn không phải là như thế… đó chính là đem nhân loại lên
treo trên cây thánh giá”.
Người Mỹ đã bỏ qua lời cảnh báo của tổng thống Eisenhower.
Các nước châu Á sẽ làm tốt nếu chú ý.
|
|
|
|
Translated by Dương
Lệ Chi
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, May 31, 2012
Asia's Mad Arms Race Chạy đua vũ trang điên cuồng ở châu Á
Subscribe to:
Posts (Atom)