MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 6, 2013

China at the Tipping Point? The Turn Against Legal Reform Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời? Bước cải cách luật pháp



Before a security crackdown, a demonstrator protests the construction of a 55.9 billion yuan (US$8.9 billion) chemical plant in Ningbo, Zhejiang province on October 28, 2012.

Trước sự đàn áp của an ninh, một người biểu tình phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất trị giá 55.9 tỷ nhân dân tệ (8,9 tỷ USD) tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang vào ngày 28, 2012.

China at the Tipping Point?
The Turn Against Legal Reform

Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời?
Bước cải cách luật pháp
CARL MINZNER
CARL MINZNER
The Pacific Chronicle
The Pacific Chronicle
07.11.13

11. 07.13

What will be the future of China’s authoritarian political system?

Tương lai của hệ thống chính trị độc tài Trung Quốc sẽ ra sao?

Many predicted that China’s rapid development over the past several decades would inevitably lead to gradual liberalization. Economic growth was expected to generate a cascade of changes—first to society, then law, and eventually politics. Events appeared to confirm these projections. As Chinese authorities opened up the economy in the late twentieth century, they also launched sweeping reforms of the nation’s legislative and judicial institutions.

Nhiều người dự đoán rằng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua chắc chắn sẽ dẫn đến tự do hóa dần dần. Tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tạo ra một chuỗi các sự kiện thay đổi, trước tiên là cho xã hội, sau đó đến luật pháp, và cuối cùng là chính trị. Các sự kiện diễn ra dường như đã khẳng định những dự đoán trên. Khi chính quyền Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào cuối thế kỷ XX, họ cũng khởi động những cải cách sâu rộng đối với thể chế lập pháp và tư pháp của quốc gia.

In China, Communist Party takes unprecedented step: It is listening Tại Trung Quốc Đảng Cộng sản có bước chuyển chưa từng thấy: Họ đang lắng nghe





Protesters carrying a banner saying "give the victims truth" demontrate in the hope of learing the truth of the July 23 high-speed train collision, at a railway station in Wenzhou, in eastern China's Zhejiang province on July 27, 2011.

Ngày 27, 2011, những người biểu tình mang theo biểu ngữ " Hãy cung cấp cho các nạn nhân sự thật" với hy vọng tìm hiểu sự thật về vụ va chạm tàu cao tốc ngày 23 tháng bảy, tại một nhà ga ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang của miền đông Trung Quốc


In China, Communist Party takes unprecedented step: It is listening


Tại Trung Quốc Đảng Cộng sản có bước chuyển chưa từng thấy: Họ đang lắng nghe

By Simon Denyer,
Washington Post
August 2, 2013
Simon Denyer,
Washington Post
2/8/2013

BEIJING — In the offices of China’s Communist Party newspaper, rows of analysts sit at computer screens poring over data that is stripped off the Internet.

BẮC KINH – Trong cơ quan báo Đảng Cộng sản Trung Quốc, hàng dãy các nhà phân tích ngồi trước màn hình máy tính miệt mài với các dữ liệu bóc ra từ mạng Internet.

Every comment made by the 591 million Chinese “netizens” is analyzed at the People’s Daily Online Public Opinion Monitoring Center, with summaries sent in real time to party leaders.

Mỗi một ý kiến (comment) do 591 triệu “cư dân mạng” Trung Quốc nêu ra đều được phân tích tại Trung tâm theo dõi ý kiến của Nhân dân Nhật báo mạng, với các tóm tắt được gửi tức thời (trong thời gian thực) tới các lãnh đạo đảng.