MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 1, 2012

Bài báo làm phụ huynh Anh giật mình

Bài đăng trên VietNamNet

http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/39937/bai-bao-lam-phu-huynh-anh-giat-minh.html

Gần 500 lời bình sau 2 ngày đăng tải và hiện tại thì BBC đã không còn tiếp nhận các bình luận, bài báo "Trẻ em cần thời gian, không phải vật chất" đã khiến các phụ huynh Anh có dịp tự kiểm lại mình.

Tuyệt đại đa số đồng ý với cách nhìn của tác giả và kết luận của bài báo. Nguyên nhân của tình trạng này, theo độc giả, là do cuộc sống khó khăn, đặc biệt là tầng lớp thu nhập thấp. Nhưng cũng không ít tranh luận cho rằng, không thể nại lý do vì công việc, các bậc phụ huynh cần kỹ năng quản lý thời gian và bớt ích kỷ hơn.



Áp lực công việc

Vào những năm 60-70 các gia đình có thể sống chỉ với một thu nhập. Do đó chỉ một người phải đi làm toàn thời gian, người kia có thể ở nhà hay làm việc bán thời gian và có nhiều thời giờ hơn dành cho con cái. Lúc đó, người ta tiết kiệm để mua nhà, nhưng ngày nay người ta vay nợ để mua nhà rồi trả sau. Mà trong 30 năm qua, giá nhà đã tăng khoảng 10 lần so với tăng lương, nên nợ nần chồng chất. Cả hai đều phải làm toàn thời gian mới mong trang trải nổi.

Thế là, người Anh có giờ làm việc dài nhất châu Âu. Họ bị rơi vào cái vòng lẩn quẩn của mua nhà, sắm thêm tiện nghi và phải tăng giờ làm.

Một độc giả, (nick Mugwump), viết: “Ngày làm việc của tôi trung bình 8,5 giờ bao gồm cả giờ ăn trưa. Tôi phải bỏ ra thêm 2,5 giờ mỗi ngày lái xe đi về. Giao thông công cộng sẽ tăng gấp đôi thời gian và tăng gấp ba chi phí. Nếu không vì thế, tôi có thể dành nhiều thời gian hơn với gia đình, và hạnh phúc gia đình sẽ được cải thiện thêm nhiều. Tôi chắc chắn rằng câu chuyện tương tự của tôi cũng được nhìn thấy trên khắp Vương quốc Anh”. Một giáo viên cho biết anh phải làm soạn bài, chấm bài ở nhà nhiều hơn chơi với con cái. Một độc giả viết: “Tôi không thấy con gái lớn của tôi vì nó đã lên giường trước khi tôi về nhà vào buổi tối”.

Khoảng thời gian sum họp gia đình ngày càng ngắn ngủi. Các bà mẹ đơn thân phải gởi con cho nhà trẻ lúc 7h30 sáng và đón con về lúc chúng sắp lên giường. Bạn đọc có nick là yellowsandydog cho biết “nhiều gia đình chỉ ăn chung với nhau mỗi bữa một tuần, thường là Chủ nhật. Độc giả DavidHolde nói người Thụy Điển và Tây Ban Nha dành nhiều thời gian để nấu thức ăn tươi và ăn cùng nhau chứ không xem TV nhiều như người Anh. Trong bữa ăn họ nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và tình cảm.

Ít tiếp xúc với bố mẹ phải đi làm, và do kiểu gia đình nhiều thế hệ không còn phổ biến, nên trẻ cũng không được gần ông bà. Kết quả là trẻ không nghe được lời lẽ yêu thương mà chỉ còn lời cằn nhằn của người giám hộ. Độc giả John cunningham nhận xét ông thấy ở các nước Bắc Âu có sự nối kết tình cảm thân thiết giữa các thế hệ hơn ở Anh.

Một bạn đọc khác viết: “Trẻ cần sự quan tâm và tình cảm, chúng cũng muốn được rèn giũa, hướng dẫn và chỉ đạo trong cuộc sống cũng quan trọng như học tập, và chúng không hài lòng khi một yêu cầu cơ bản như vậy bị từ chối”.

Bố mẹ dành nhiều thời gian nơi công sở hơn ở nhà, cảm thấy có lỗi vì không gần gũi con nên tặng quà, đồ chơi đắt tiền như một kiểu bù đắp. Quảng cáo trên TV cũng có phần trách nhiệm. Cả bố mẹ và con cái đều chịu áp lực của quảng cáo trên kênh Children's TV, nơi các sản phẩm thời thượng, đắt tiền cho trẻ em được quảng cáo ra rả hằng ngày. Không chỉ tầng lớp khả giả mà ngay cả dân nghèo cũng bị vạ lây.

Trẻ em cần thời gian

Trẻ em cần thời gian

Bài đăng trên VietNamNet

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/39773/tre-em-can-thoi-gian.html

"Chúng ta đã đổi thời gian chất lượng dành cho con em để lấy "tủ đồ chơi đắt tiền mà chúng không sử dụng" - nghiên cứu của UNICEF chỉ ra. Đăng tải trên BBC trong 2 ngày, bài viết "Trẻ em của chúng ta cần thời gian không phải vật chất" đã nhận được phản hồi lớn với hơn 500 lời bình luận. Dưới đây là nội dung bài viết.

Ảnh: Telegraph
Bốn năm sau khi Unicef phát động cuộc tìm kiếm "tâm hồn quốc gia" với phân tích cho thấy, sự lành mạnh của trẻ em ở Vương quốc Anh ở dưới cùng trong bảng xếp hạng các quốc gia phát triển, tổ chức này đã cố gắng để giải thích vấn đề.

Câu trả lời, có vẻ như là chúng ta dành quá ít thời gian cho gia đình và quá nhiều vào hàng hóa vật chất. Unicef vẽ ra một bức tranh về một quốc gia đặt những ưu tiên sai lầm – chúng ta đã đổi thời gian chất lượng dành cho con em để lấy "tủ đồ chơi đắt tiền mà chúng không sử dụng".

Nghiên cứu cho thấy, các bậc phụ huynh ở Anh muốn làm phụ huynh tốt, nhưng không biết chắc nên làm như thế nào. Họ cảm thấy không có thời gian, và đôi khi cả kiến thức, và thường cố gắng bù đắp cho điều này bằng cách mua các đồ dùng máy móc và quần áo con cái của họ".

Nghiên cứu so sánh Anh với Thụy Điển và Tây Ban Nha. Trong khi Vương quốc Anh mòn mỏi ở vị trí 21, và là vị trí cuối bảng xếp hạng về độ lành mạnh của trẻ, thì Thụy Điển và Tây Ban Nha đứng thứ hai và thứ năm.

Một lý do khiến hai nước này có thành tích tốt hơn rất nhiều, theo Unicef, là ở đó, thời gian dành cho gia đình được ổn định" và tất cả trẻ em “đều được tham gia hoạt động nhiều hơn".

"Tại Thụy Điển, chính sách xã hội cho phép dành thời gian cho gia đình và văn hóa của họ củng cố mạnh mẽ điều này. Ở Tây Ban Nha các ông bố làm việc nhiều giờ, nhưng gia đình nhiều thế hệ vẫn còn rất quan trọng và phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái".

Báo cáo cho rằng áp lực của môi trường làm việc kết hợp với tư tưởng vật chất tràn lan đã làm tổn hại con em chúng ta. Trẻ muốn có sự quan tâm nhưng chúng ta chỉ cho trẻ tiền bạc mà thôi.

"Tất cả các trẻ được phỏng vấn đều cho biết rằng, vật chất không làm cho chúng hạnh phúc, nhưng tư tưởng vật chất ở nước Anh dường như gây ra nhiều vấn đề cho các bậc cha mẹ cũng như trẻ em," nghiên cứu này kết luận.

"Cha mẹ ở Anh thường cảm thấy bắt buộc phải mua những hàng hoá tiêu dùng mà con cái thường không mong muốn hoặc trân quý." Phân tích này gây thất vọng một cách sâu sắc về cuộc sống ở nước Anh, thất vọng không ít bởi vì phân tích rất đúng.

Thời gian quá ít

Tầm quan trọng của cha mẹ dành sức lực và tình yêu để nuôi dạy con cái họ được chấp nhận bởi các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp mọi ngành, nhưng nâng cao tối đa thu nhập và khuyến khích tiêu dùng được coi là những thành tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Tại Anh, nhu cầu về cái thứ hai này (nâng cao thu nhập và khuyến khích tiêu dùng) thường làm suy yếu cái thứ nhất (dành sức lực và tình yêu để nuôi dạy con cái).

Các bậc cha mẹ làm việc nhiều giờ để tăng thu nhập gia đình nhưng sau đó quá kiệt sức hoặc quá bận bịu để dành cho trẻ sự quan tâm mà chúng cần và đáng được hưởng.

Tất nhiên, Thụy Điển và Tây Ban Nha cũng trọng vật chất, nhưng các nhà nghiên cứu thấy các bậc cha mẹ ở các nước này có khả năng hơn trong việc không bị xã hội tiêu dùng lôi cuốn.

"Các bậc cha mẹ ở Anh... không biết làm thế nào để đề kháng thứ văn hóa vật chất mà họ nhìn thấy xung quanh. Điều này hoàn toàn trái ngược với các gia đình mà các nhà nghiên cứu đã dành thời gian tiếp xúc ở Thụy Điển và Tây Ban Nha."

Bảng xếp loại về tình trạng vật chất

1 Thụy Sĩ

2 Iceland

3 Hà Lan

4 Đan Mạch

5 Pháp

6 Phần Lan


7 Áo

8 Na Uy

9 Thụy Điển

10 Đức

11 Cộng hòa Séc


12 Lúc-xăm-bua

13 Ireland

14 Tây Ban Nha

15 Bỉ


16 Bồ Đào Nha

17 Canada

18 Hy Lạp

19 Vương quốc Anh

20 Ý


21 Ba Lan

22 Hungary

23 Mỹ

24 Xlô-va-ki-a


(Nguồn: Unicef)

Tình trạng vật chất được tính bằng cách sử dụng ba tiêu chí: thu nhập theo hộ gia đình, tiếp cận với nguồn lực giáo dục cơ bản, và không gian sống nhà ở.

Một lý do cho thành tích kém cỏi của nước Anh là bất bình đẳng về đời sống vật chất ở nước này cao hơn nhiều hơn so với ở các nước giàu có khác.

Bảng xếp hạng trên - từ một báo cáo của UNICEF được công bố cuối tháng mười một – cho thấy Vương quốc Anh có sự chênh lệch lớn hơn vể đời sống vật chất so với mức trung bình của OECD.

Hậu quả là các gia đình nghèo cảm thấy phải phấn đấu, thậm chí gian khó hơn để con cái có được những thứ tương đương về địa vị: các trò chơi máy tính mới nhất, giày thể thao chính hiệu và hàng hiệu của các công ty.

"Cha mẹ và con cái cảm thấy áp lực lớn từ bên ngoài của nền văn hóa vật chất, mà họ biết sẽ không mang lại hạnh phúc, nhưng phải sống phù hợp với nó," nghiên cứu cho thấy. "Thiếu thời gian dành cho gia đình và thiếu cả vật chất đặc biệt được nhận thấy trong nhiều gia đình nghèo khó ở Anh so với ở các nước khác".

Một vấn đề khác là thanh thiếu niên Anh không có nhiều việc để làm - đặc biệt là trong môi trường giáo dục.

"Tại Anh, thời gian trẻ em dành cho hoạt động sáng tạo tích cực đã giảm bớt trong các trường trung học so cho trẻ em ở Tây Ban Nha và Thụy Điển. Điều này đặc biệt đúng trong số học sinh lớn tuổi, nghèo khó ở Anh."

Cách khắc phục

Cách khắc phục Unicef đưa ra ​​cho nước Anh là xem xét lại các ưu tiên của nó. Họ muốn các chính trị gia xem xét các biện pháp cụ thể để hỗ trợ các gia đình:

- Cải cách luật quảng cáo

- Đảm bảo một mức lương đủ sống để gia đình kiếm đủ tiền và dành nhiều thời gian với nhau

- Bảo vệ các cơ sở của trẻ em để chúng có cơ hội được hoạt động.

Trước cuộc bầu cử gần đây nhất, Thủ tướng David Cameron đã có một bài phát biểu, trong đó ông nói rằng "Cái quan trọng nhất đối với cơ hội cuộc sống của một đứa trẻ không phải là sự nuôi nấng giàu có nhung lụa, mà sự ấm áp tình thương các bậc cha mẹ dành cho việc nuôi dạy con cái."

Nghiên cứu của Unicef hôm nay dường như đúng lúc. Nếu nước Anh nghiêm túc trong việc làm ra sản phẩm tốt nhất cho trẻ em, nó cần dành cho trẻ nhiều thời gian hơn là nhiều vật chất.

  • Mark Easton (BBC)
  • Chuyển ngữ: Nguyễn Quang

Người Mỹ gốc Việt qua thư con gái gửi bố mẹ

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/17184/nguoi-my-goc-viet-qua-thu-con-gai-gui-bo-me.html

Qua tất cả những hy sinh của ba mẹ, con tìm hiểu được bản chất của con người. Con học cách yêu thương. Con nhận ra tình yêu này dẫn con về với ba mẹ, dẫn con về nhà, dẫn tới sự dung hợp rằng con là người Mỹ gốc Việt.

Thưa ba mẹ,


Con biết chúng con chưa có nhiều cuộc trò chuyện nghiêm túc với ba mẹ, đặc biệt là những cuộc nói chuyện cởi mở tấm lòng, nhưng bây giờ con sắp trở thành người lớn, con cảm thấy rằng ba mẹ cần phải biết và cảm thông với con. Trong chín năm qua chúng ta ở nước Mỹ, con đã trưởng thành rất nhiều, thay đổi từ đó cô bé e dè, hay mở to mắt ngạc nhiên thành một người phụ nữ trẻ tự hào và tự tin. Sự chuyển đổi không phải bao giờ cũng suôn sẻ, và không phải lúc nào con cũng kiên nhẫn, nhưng cả ba và mẹ luôn luôn biết thông cảm. Và con đã học được nhiều điều qua những cảm thông đó.

Con đã học được từ ba,là người phải rời khỏi giường vào ban đêm đi ra ngoài tuyết giá để đón con về từ nhà Jeremy sau những buổi học Lịch sử châu Âu. Con đã học được từ ba, người thức dậy mỗi buổi sáng để đến cái nhà máy thép, nơi mà mọi người không nói được ngôn ngữ của ba còn ba thì không biết tiếng nói của họ. Con biết rằng nếu ba đang ở Việt Nam, ba sẽ được thoải mái với những người bạn xung quanh ba và có công việc kinh doanh gia đình bảo đảm. Nhưng ba lại ở đây tại nước Mỹ này, làm cái việc mà ba không thích, mà thông qua đó, ba dạy những đứa con của ba về sức mạnh của lòng kiên nhẫn. Con đã học được quyết tâm và năng nổ bởi chính ba đang kiên định trong việc thể hiện ước mơ bền bỉ của ba là đưa chúng con vào đại học. Và giờ đây con đã sẵn sàng để vào đại học rồi đó.

Con đã học được từ mẹ, người đã nấu món canh chua và cá đậm đà tình Việt, người đã đêm đêm ngồi chờ các cô con gái về nhà, và bắt những cô bé ấy cùng nghe các bài hát Việt. Khi con nhìn thấy mẹ và bố ăn phải ăn tối một mình, hoặc mẹ cứ đi tới đi lui bởi vì mấy cô con gái mẹ chưa về đến nhà, hay khi mẹ khóc vì mơ về Việt Nam, thì con cũng khóc theo. Con khóc vì con thấy nỗi đau trong đôi mắt mẹ, và qua nỗi đau của mẹ con hiểu được ý nghĩa của quê nhà, chốn thiêng liêng đó sẽ chăm sóc cho con vô điều kiện.


Cả ba và mẹ đã cho con rất nhiều vậy mà, đôi khi, con vẫn cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Có một khoảng trống sâu bên trong con khao khát cái cảm giác được thuộc về một nơi nào đó, con bối rối hỏi tìm chính xác quê nhà của con ở đâu, nỗi cô đơn và lạc lõng mà con cảm thấy khi những đứa trẻ khác nói chuyện về con búp bê Barbie và thời thơ ấu của GI Joe. Con nghĩ rằng con là người cô đơn duy nhất cho đến khi con nhìn thấy ba, đứng ngây người nhìn khu vườn của mình thì con biết ba cũng đang mệt mỏi. Mệt mỏi nhưng không nản lòng. Từ ngày đầu đặt chân lên vùng đất xa lạ này ba đã phải liên tục bắt đầu làm lại tất cả: một ngôn ngữ mới, một dân tộc mới, một mớ quy tắc mới. Cả ba và mẹ đã hy sinh phần nhiều cuộc đời mình để giúp con tạo lập cuộc đời con. Đó là lòng can đảm lớn lao nhất mà con đã được dạy.

Qua tất cả những hy sinh của ba mẹ, con tìm hiểu được bản chất của con người. Con học cách yêu thương. Con nhận ra tình yêu này dẫn con về với ba mẹ, dẫn con về nhà, dẫn tới sự dung hợp rằng con là người Mỹ gốc Việt. Những giấc mơ mà ba mẹ đã gieo vào lòng con đã bắt đầu thành hình từ từ khi con bước dọc theo những lối đi trong trường đại học, khi con rón rén bước chân vào thế giới người lớn và mạo hiểm ra bên ngoài thế giới của ba mẹ. Bất cứ nơi nào con đi, con mang theo mình quá khứ của con, con biết rằng ba mẹ sẽ luôn luôn ở phía sau con và con sẽ luôn luôn quay trở lại, bởi vì ba mẹ chính là quê hương của con đó.

Với tất cả tình yêu mà ba mẹ đã dành cho con,

Haibinh Nguyen

Cancer Breath? New Tool Aims To Detect Cancer Early In Exhaled Air - Chẩn đoán ung thư sớm qua hơi thở




Cancer Breath? New Tool Aims To Detect Cancer Early In Exhaled Air

Chẩn đoán ung thư sớm qua hơi thở

ScienceDaily (Aug. 26, 2008) — Early cancer detection can significantly improve survival rates. Current diagnostic tests often fail to detect cancer in the earliest stages and at the same time expose a patient to the harmful effects of radiation.

Nhật báo Khoa học (ngày 26 tháng 8 năm 2008) - phát hiện sớm ung thư có thể cải thiện đáng kể tỉ lệ sống sót. Hiện tại các xét nghiệm chẩn đoán thường không phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất vào lúc bệnh nhân tiếp xúc với các tác động có hại của tia bức xạ.

Led by Dr. Patrick McCann, a small group of internationally known researchers at the University of Oklahoma with expertise in the development of mid-infrared lasers is working to create a sensor to detect biomarker gases exhaled in the breath of a person with cancer.

Một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới tại Đại học Oklahoma, đứng đầu là Tiến sĩ Patrick McCann, với chuyên môn về phát triển tia la-de hồng ngoại đang làm việc để tạo ra một thiết bị cảm biến để phát hiện khí đánh dấu sinh học được thải ra trong hơi thở của người bị ung thư.

*(biomarker-chất đánh dấu sinh học: là những phân tử sinh học được dùng làm chất đánh dấu để nhận ra một chất khác hoặc một quá trình mà người làm thí nghiệm quan tâm)

Proof-of-concept detection of a suspected lung cancer biomarker in exhaled breath has already been established as reported by the Oklahoma group in the July 2007 issue of Applied Optics. The research was inspired by studies showing that dogs can detect cancer by sniffing the exhaled breath of cancer patients. For example, by smelling breath samples, dogs identified breast and lung cancer patients with accuracies of 88 and 97 percent, respectively, as reported in the March 2006 issue of Integrative Cancer Therapies. The evidence is clear—gas phase molecules are uniquely associated with cancer.

Phát hiện theo bằng chứng hiển nhiên một chỉ dấu sinh học nghi ngờ ung thư phổi trong hơi thở ra đã được thiết lập theo báo cáo của nhóm Oklahoma trong số ra tháng 7 năm 2007 của tạp chí Quang học ứng dụng. Nghiên cứu này lấy cảm hứng từ các nghiên cứu cho thấy rằng loài chó có thể phát hiện ung thư bằng cách đánh hơi hơi thở của bệnh nhân ung thư thở ra. Ví dụ, với những mẫu hơi thở có mùi, chó đã xác định được những bệnh nhân ung thư vú và phổi với độ chính xác tương ứng 88% và 97%, theo bài báo trên số ra tháng 3 năm 2006 của tạp chí Liệu pháp ung thư tích hợp. Bằng chứng là rõ ràng – các phân tử phase khí chỉ liên quan duy nhất đến ung thư.

Intrigued by the concept of using breath analysis to detect cancer, McCann saw an opportunity to use mid-infrared laser technology to help elucidate the relationship between specific gas phase biomarker molecules and cancer. He believes it is possible to develop easy-to-use detection devices for cancer, particularly for hard-to-detect cancers like lung cancer. McCann says we need sensors that detect these gas phase cancer biomarkers. “A device that measures cancer specific gases in exhaled breath would change medical research, as we know it.”

Bị hấp dẫn bởi các quan niệm về sử dụng phân tích hơi thở để phát hiện ung thư, McCann đã nhìn thấy một cơ hội để sử dụng công nghệ la-de hồng ngoại nhằm giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phân tử khí đánh dấu sinh học (biomarker) đặc hiệu và ung thư. Ông tin rằng có thể phát triển các thiết bị phát hiện ung thư dễ sử dụng, đặc biệt là đối với bệnh ung thư khó phát hiện như ung thư phổi. McCann cho biết chúng ta cần những thiết bị cảm biến phát hiện được các chỉ dấu sinh học ung thư phase khí. "Một thiết bị đo khí ung thư đặc hiệu trong khí thở ra sẽ làm thay đổi nghiên cứu y học, như chúng ta biết."

McCann says the science and technology exist to support the development of a new tool to detect cancer, but the research will take from five to 10 years to get low-cost devices into the clinic. OU may have the strongest contingent of researchers dedicated to providing a solution to the problem using this approach. Even though studies confirm that dogs can detect cancer by smelling the gases, they can’t tell us what gases they smell. It’s up to the medical research community using the best measurement tools to figure that out.

McCann cho hay đã có sẵn khoa học và công nghệ để hỗ trợ sự phát triển của một công cụ mới nhằm phát hiện bệnh ung thư, nhưng các nghiên cứu sẽ mất từ ​​5 đến 10 năm để có được các thiết bị chi phí thấp đưa vào lâm sàng. OU có đội ngũ mạnh nhất các nhà nghiên cứu hết lòng để đưa ra một giải pháp cho vấn đề bằng cách sử dụng hướng đi này. Mặc dù nghiên cứu khẳng định rằng loài chó có thể phát hiện ung thư bằng mùi khí, nhưng chúng không thể cho chúng ta biết đó là những khí gì. Việc tìm ra lời giải tùy thuộc vào cộng đồng nghiên cứu y học với các công cụ đo lường tốt nhất mà họ đang sử dụng.

According to McCann, “Improved methods to detect molecules have been demonstrated, and more people need to be using these methods to detect molecules given off from cancer. We have developed laser-based methods to detect molecules. Mid-infrared lasers can measure suspected cancer biomarkers—ethane, formaldehyde and acetaldehyde.” McCann will use nanotechnology to improve laser performance and shrink laser systems, which would allow battery-powered operation of a handheld sensor device.

Theo McCann, "Các phương pháp cải tiến để phát hiện các phân tử đã được trình diễn, và nhiều người cần sử dụng các phương pháp này để phát hiện các phân tử phát sinh từ bệnh ung thư. Chúng tôi đã phát triển các phương pháp dựa vào la-de để phát hiện các phân tử. La-de hồng ngoại có thể đo chất đánh dấu sinh học nghi ngờ ung thư - etan, formaldehyde và acetaldehyde". McCann sẽ sử dụng công nghệ nano để nâng cao hiệu suất la-de và thu nhỏ các hệ thống la-de. Điều này sẽ cho phép vận hành một thiết bị cảm biến cầm tay bằng pin.

“You often have to go outside your discipline to pioneer new areas of research and Oklahoma has an advantage with so many experts in other fields. But getting funding for interdisciplinary research is challenging. However, more capital and research infrastructure are needed for this device to become a reality. As we build upon our existing capabilities Oklahoma can become more widely known as a center of excellence in this important area.”

"Bạn thường phải đi ra ngoài ngành học của bạn để đi tiên phong trong lĩnh vực mới của nghiên cứu và Oklahoma có một lợi thế với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác. Nhưng, việc xin kinh phí nghiên cứu liên ngành đang là thách thức. Tuy nhiên, tài chính dồi dào và cơ sở hạ tầng nghiên cứu là cần thiết để thiết bị này trở thành hiện thực. Khi chúng tôi phát triển dựa khả năng hiện tại của chúng tôi, Oklahoma có thể được biết đến rộng rãi như là một trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực quan trọng này."

Even though McCann is not a cancer researcher, he wants his research on developing innovative laser technology to benefit the millions of people who would otherwise suffer from a late-stage cancer diagnosis. McCann knows it can be done. He says, “The science supports it, and the dogs tell us there is something there.”

Mặc dù McCann không phải là một nhà nghiên cứu về ung thư, song ông muốn nghiên cứu của ông về phát triển công nghệ la-de tiên tiến có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu người mà nếu không có bó sẽ phải chịu chẩn đoán ung thư vào giai đoạn cuối. McCann biết điều này có thể thực hiện được. Ông nói, "khoa học hỗ trợ điều đó, và những con chó đã chỉ bảo cho chúng tôi biết đôi điều."

Translated by HÀ DIỆU TÂM (Y2E)

Đại học có phải là con đường duy nhất?

Đại học có phải là con đường duy nhất?

Bài đăng trên báo Giáo dục Việt Nam
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dai-hoc-co-phai-la-con-duong-duy-nhat/119845.gd

Thứ năm 01/03/2012 10:45
(GDVN) - Người ta sinh ra có năng lực khác nhau, thiên hướng khác nhau, sở thích khác nhau nên phải làm những công việc khác nhau.

Có phải vào đại học là con đường duy nhất?

Nếu có ai hỏi tôi rằng có phải vào đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên không, thì tôi sẽ không ngần ngại mà nói “Không” mặc dù tôi cũng như biết bao sĩ tử khác đang ngồi làm bài trong các phòng thi trong cái nóng hè oi ỏi đều ước mong đỗ được vào một trường đại học và học được ngành nghề mà mình yêu thích và có năng lực phù hợp. Tôi trả lời như thế là vì những lý do sau:

Trước hết, đại học là một nơi mơ ước của nhiều người bởi vì đó là nơi cung cấp các tri thức và kỹ năng cao nhất mà một quốc gia có thể có cho công dân của mình và công dân thế giới. Nếu bạn tốt nghiệp đại học bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có một công việc thích hợp. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để phát huy tài năng của mình. Nhưng nếu như tất cả mọi thanh niên trong cả nước đều đi học đại học thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ như đang diễn ra hiện nay tại nước ta.

Người ta sinh ra có năng lực khác nhau, thiên hướng khác nhau, sở thích khác nhau nên phải làm những công việc khác nhau. Như nhà toán học Pháp Đề-các có viết: “Chúng ta đều là những kẻ dốt nát, nhưng may mắn thay chúng ta không cùng dốt nát một thứ.”

Điều quan trong nhất là phải làm công việc phù hợp với năng lực, sở trường và ý thích của mình. Không phải ai ai cũng có đủ năng lực để học đại học. Hơn nữa, bạn không thể làm tốt một công việc khi nó vượt qua năng lực của bạn, cũng như bạn không thể làm tốt một công việc khi bạn không yêu nó.

Một nền giáo dục tốt không hẳn phải đào tạo ra những người có học vị cao, bằng cấp cao mà phải tạo ra những người lao động biết sử dụng tốt nhất năng lực của bản thân mình. Một nền giáo dục tốt không đặt học sinh ngồi nhầm lớp học.

Một nền quản lý xã hội tốt không đặt một cá nhân thiếu năng lực và nhân cách vào một vị trí trọng trách và ngược lại không đặt một công dân có năng lực xuất sắc và nhân cách tốt đẹp vào một vị trí tầm thường. Cộng đồng không bắt một họa sĩ tài ba phải đi nhặt rác nhưng cộng đồng luôn cần nhiều người quét rác giỏi hơn những người vẽ tranh tồi.

Ngoài ra, như đã nói trên, nhu cầu lao động tốt nghiệp đại học bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với lao động tốt nghiệp từ các trường dạy nghề. Do vậy để có thể có cơ hội việc làm cao hơn thì việc chon lựa các trường dạy nghề là một lựa chọn khôn ngoan. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo thấp, thời gian đào tạo ngắn, đỡ gánh nặng cho bố mẹ, gia đình. Có điều ai ai cũng muốn con em vào đại học để có chút thanh danh, hai nữa là hệ thống trường nghề ở nước ta không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Ở một nước phát triển như nước Đức số học sinh vào đại học ngày càng giảm và vào trường nghề ngày càng tăng do họ có một hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, và dĩ nhiên là đời sống của đội ngũ công nhân kĩ thuật được đảm bảo rất tốt và không thua kém nhiều những người tốt nghiệp đại học.

Để đại học không còn là con đường lập nghiệp duy nhất cần vận động xã hội thay đổi thái độ, có chính sách phát triển tốt hệ thống trường dạy nghề thích hợp để đào tạo những công nhân có thay nghề tốt nhất.

Để kết luận xin mượn lời Các Mác đã viết khi tốt nghiệp trung học phổ thông: “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người; khi đó ta cảm thấy một niềm vui chứ không phải là tội nghiệp, ích kỷ, vì hạnh phúc của ta thuộc về hàng triệu người."

Nguyễn Quang - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế