MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, July 12, 2012

The End of the Vietnamese Miracle Phép mầu Việt Nam còn đâu




The End of the Vietnamese Miracle
Phép mầu Việt Nam còn đâu

So much for the next Asian success story.

Câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á còn chăng?

BY GEOFFREY CAIN | JULY 11, 2012

GEOFFREY CAIN | JULY 11/7/2012
HO CHI MINH CITY – In what was once one of Asia's most exciting emerging markets, Nguyen Van Nguyen sees only gloom ahead. Since 2008, his business in southern Vietnam's economic capital has suffered through two volatile bouts of inflation, peaking in August 2011 at 23 percent -- at the time, Asia's highest inflation rate. Now he's only accepting small overseas orders for Binh Minh, his once-thriving bamboo-screen factory in Ho Chi Minh City, to hedge against price fluctuations. He says customers in Australia, Europe, and the United States have decreased their orders following weakening global demand. Production costs across the industry have risen approximately 30 percent while customers are only willing to pay about 10 percent more, says Dang Quoc Hung, vice president of Association for Handicraft and Wood Industry in Ho Chi Minh City. Nguyen's hiring fewer workers for the summer high season and cutting their pay to about $120 a month, down from $200. "We can only work at a slow speed, and things are hard now," he lamented in late June.

Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.


The Communist Party of Vietnam would prefer that investors see cases like Nguyen's as simply one-off local effects of the global economic slowdown, not of a systemic weakening. In the two decades since the Communist Party instituted economic reforms in 1986, annual GDP growth averaged a remarkable 7.1 percent. Indeed, four years ago, Vietnam seemed like the next Asian success story. Before joining the World Trade Organization in 2007, the country's leaders pledged to do even better, speeding up a vast restructuring and privatization of their wasteful state-owned enterprises (SOEs), a process they euphemistically called "equitization." The International Monetary Fund predicted in 2007 that cheaper imports as a result of WTO accession could contain inflation, and that structural reforms could level the playing field between local and foreign competitors. But on Hillary Clinton's visit to the capitol Hanoi earlier this week, Prime Minister Nguyen Tan Dung was forced onto the defensive, promising favorable conditions for foreign investors as he tries to keep the "Vietnam miracle" alive.


Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm 1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật, bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng duy trì “phép màu Việt Nam”.


Over the past decade, rising labor costs in China meant that its days as the factory of the world were numbered. Stable Vietnam, with its young, cheap workforce and serviceable infrastructure, seemed like the logical next choice. Foreign investment poured in throughout the mid-2000s, with net inflows more than tripling to $9.6 billion in 2008 from two years earlier. Vietnam was the "next Asian tiger in the making," said Goldman Sachs. "Foreign investors didn't care about governance or policy. They were driven by low labor costs," says Edmund Malesky, a political economist at the University of California at San Diego who focuses on Vietnam.


Trong thập niên vừa qua, tiền công lao động tăng lên ở Trung Quốc đưa đến kết quả là những ngày họ đóng vai trò “công xưởng của thế giới” không còn bao lâu. Một Việt Nam ổn định, với lực lượng lao động trẻ tuổi và rẻ tiền, cơ sở hạ tầng tiện lợi, dường như là sự lựa chọn hợp logic tiếp sau Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tràn vào trong suốt những năm giữa thập niên 2000, với vốn ròng tăng hơn ba lần, đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008 so với hai năm trước đó. Việt Nam là “con hổ châu Á tiếp theo đang thành hình”, Goldman Sachs bảo vậy. Ông Edmund Malesky, một nhà kinh tế chính trị ở ĐH California, San Diego và chuyên sâu nghiên cứu về Việt Nam, nói: “Các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ”.


Ignoring the politics, it turned out, was a costly oversight. Few businesspeople predicted the Vietnam of 2012: a country struggling with a weak currency, inflation, red tape, and cronyism that has led to billions of dollars of waste -- and home to a government that makes decisions like building oddly placed ports or roads that serve little economic value.


Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế.

Things started to turn south when Vietnam embarked on a $100 billion expansion in the domestic credit stock from 2007 to 2010, a program accelerated by the 2008 economic crisis. Instead of being directed towards private businesses, the government channeled the funds to politically connected SOEs, who used them to expand fervently into areas outside of their expertise, creating an increased demand for resources that fedinflation. Flush with cash, they were able to drive out smaller, more efficient competitors. The massive state-run shipbuilder Vinashin, which employed some 60,000 workers and oversaw 28 shipyards, diversified into almost 300 units, including motorbike manufacturing and hotels, after it raised an additional $1 billion from international investors in 2007. Officials hoped it would drive growth like South Korea's semi-public conglomerates.


Mọi thứ bắt đầu đi xuống khi Việt Nam khởi động một chương trình mở rộng tín dụng nội địa, trị giá 100 tỷ USD, từ năm 2007 tới năm 2010. Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình càng được tăng tốc. Thay vì hướng đến các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ lại chuyển các quỹ tới tay những doanh nghiệp nhà nước có mối quan hệ về chính trị. Các đơn vị đó sử dụng vốn này để bành trướng mạnh mẽ vào những lĩnh vực ngoài ngành nghề chuyên môn của họ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực và dẫn đến lạm phát. Sẵn lắm tiền mặt, họ đã có thể loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn nhưng lại hiệu quả hơn. Hãng đóng tàu quốc doanh khổng lồ Vinashin, nơi tuyển dụng khoảng 60.000 công nhân và cai quản 28 xưởng đóng tàu, chia thành gần 300 đơn vị, gồm cả cơ sở sản xuất xe máy, khách sạn. Trước đó họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế, trong năm 2007. Giới chức lãnh đạo hy vọng nó sẽ là lực kéo tăng trưởng kinh tế, giống như các tập đoàn (công-lô-mê-rát) nửa công nửa tư nhân của Hàn Quốc.


But in 2010, Vinashin was found to be falsifying its financial reports, and it nearly collapsed under $4.4 billion worth of debt owed to both local and international creditors, a number equivalent to almost 5 percent of GDP. It eventually defaulted on a $400 million loan arranged by Credit Suisse. Prime Minister Nguyen Tan Dung -- who backed Vinashin as his pet project central to the state-run economy -- was forced to apologize before the National Assembly during a painful self-criticism session. Dung's rivals, seeking to protect their own corporate fiefdoms and political offices, had found their scapegoat: Authorities sentenced eight executives last March. But instead of speeding up its much promised and grindingly slow process of privatization initiated in the 1990s, authorities swept the debacle under the rug.


Nhưng, vào năm 2010, Vinashin bị phát hiện là đã làm giả chứng từ tài chính, và tập đoàn gần như sụp đổ vì khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, cả với chủ nợ trong nước lẫn quốc tế. Con số này tương đương gần 5% GDP. Cuối cùng Vinashin vỡ nợ một khoản 400 triệu USD của Credit Suisse. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng, khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của mình, đã tìm ra con dê tế thần: Tháng 3, chính quyền kết án 8 nhân viên điều hành. Nhưng thay vì đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nhiều hứa hẹn mà chậm chạp thê thảm, được khởi động suốt từ những năm 1990, thì chính quyền giấu nhẹm mọi sự thất bại của họ.


The government went into damage-control mode, refusing to back the $400 million Credit Suisse loan as the conglomerate remained uncommunicative with European creditors. Responding to the crisis, Moody's downgraded Vietnam's sovereign credit rating one notch to B1 from Ba3, signifying a "high credit risk" below investment grade.

Chính phủ bắt đầu kiểm soát thiệt hại, từ chối bảo trợ cho khoản 400 triệu USD vay từ Credit Suisse trong khi Vinashin vẫn không chịu cởi mở thông tin với giới chủ nợ châu Âu. Phản ứng trước khủng hoảng, Moody hạ điểm tín dụng chủ quyền của Việt Nam một điểm, từ B1 xuống Ba3, đánh dấu “rủi ro tín dụng cao” dưới điểm về đầu tư.


Other Vinashin-like breakdowns were in the works, but secretive kickback networks allowed them to cover up their failing books for years, according to several state-employed newspaper editors interviewed in 2011. In May 2012, an ongoing government investigation revealed that the state-owned shipping company Vinalines had defaulted on five loans worth $1.1 billion, and accumulated debt of $2.1 billion, more than four times its equity. Since February, four executives have been arrested for mismanaging state resources; authorities, meanwhile, are on the hunt for its fugitive former chairman.


Theo một số biên tập viên ở vài tờ báo quốc doanh, được phỏng vấn năm 2011, thì các vụ sụp đổ tương tự Vinashin khác cũng đã xảy ra, nhưng mạng lưới mánh mung bí mật cho phép họ che giấu sổ sách chứng từ thua lỗ trong nhiều năm. Vào tháng 5-2012, một cuộc điều tra của chính phủ cho thấy tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinalines đã vỡ nợ đối với 4 khoản nợ, trị giá 1,1 tỷ USD, và nợ lũy tiến 2,1 tỷ USD, gấp hơn bốn lần tài sản của họ. Kể từ tháng 2, đã có 4 nhân viên điều hành bị bắt vì quản lý yếu kém nguồn lực nhà nước; trong khi đó thì chính quyền đang truy nã vị cựu chủ tịch của hãng này (đã bỏ trốn).


Foreign investors, facing higher costs of labor and materials, began to worry that Vietnam was losing its low-priced edge. Four foreign investors complained in interviews over the last 2 years that state-owned companies abused their position as government-connected industry gatekeepers. "They're a pain in the ass," said one American business lawyer in Ho Chi Minh City. "Nobody wants to deal with these guys."

Giới đầu tư ngoại quốc, đối diện với chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng cao, bắt đầu lo sợ rằng Việt Nam đang mất đi lợi thế giá thấp. Bốn nhà đầu tư nước ngoài than phiền trong các cuộc phỏng vấn diễn ra hai năm qua, rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã lạm dụng địa vị “người gác cổng trong nghề” có mối liên hệ mật thiết tới chính phủ. “Họ là ung nhọt” – môt luật sư kinh doanh người Mỹ ở TP.HCM nói. “Chẳng ai muốn dây dưa với đám ấy”.


While Vietnamese officials are now assuring investors that the worst is over, a government audit released in early July revealed that at least thirty other large SOEs carry worrisome debt burdens. The deeper problem is that in Vietnam, unlike in China, the Communist Party elite are paranoid about sharing the spoils with private, and especially foreign, businessmen. In China, the party has generally kept its markets competitive by bringing private businesspeople into the fold, improving governance, privatizing around 90,000 firms worth more than $1.4 trillion between 1998 and 2005, and more recently purging neo-Maoist gangsters like former Chongqing Party Secretary Bo Xilai. Vietnamese leaders still haven't figured out how to fix their economy without relinquishing some form of political control -- a step they're unwilling to take.


Trong khi giới chức Việt Nam đang cố gắng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua, thì một báo cáo kiểm toán nhà nước phát hành hồi đầu tháng 7 tiết lộ rằng ít nhất 30 doanh nghiệp nhà nước lớn khác cũng đang mắc những gánh nợ rất đáng lo ngại. Vấn đề sâu xa hơn nữa là ở Việt Nam, không giống như ở Trung Quốc, giới tinh hoa trong Đảng Cộng sản không ảo tưởng gì về chuyện chia lợi lộc với tư nhân, đặc biệt là doanh nhân nước ngoài. Ở Trung Quốc, nhìn chung đảng giữ tính cạnh tranh của thị trường bằng cách bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, cải thiện chất lượng điều hành của chính phủ, tư nhân hóa khoảng 90.000 doanh nghiệp trị giá hơn 1,4 nghìn tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2005, và gần đây là tiến hành thanh trừng các tay mao ít mới như Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới lãnh đạo Việt Nam thì vẫn chưa xác định được phải sửa chữa, điều chỉnh nền kinh tế của mình như thế nào mà không phải từ bỏ một số hình thức kiểm soát về chính trị nào đó – một bước mà họ không muốn tiến hành.


Instead of cleaning up the cobwebs between SOEs and their patron politicians, the power players have launched campaigns against a new generation of nouveau riche entrepreneurs-cum-lawmakers. In late May, the National Assembly voted 96 percent in favor of ousting deputy Dang Thi Hoang Yen, one of only a few non-Communist Party tycoons in the legislature on trumped up charges of lying on her resume.


Thay vì làm sạch đống mạng nhện giữa các doanh nghiệp nhà nước với những chính trị gia bảo hộ cho chúng, thì các tay chơi quyền lực lại tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tầng lớp doanh nhân mới giàu (nouveau riche) kiêm đại biểu quốc hội. Hồi cuối tháng 5, Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 96% thuận để bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến – một trong chỉ một số rất ít trùm kinh doanh có chân trong cơ quan lập pháp mà không phải đảng viên – vì tội khai man lý lịch.


Yen's real crime: repeatedly calling for fair treatment of private businesses, which comprise nearly half of the economy. "To clean the house is more than the system can handle," says David Brown, a former American diplomat in Hanoi.


Thật ra tội đúng của bà Yến là: liên tục kêu gọi đối xử bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, vốn dĩ chiếm gần nửa nền kinh tế. “Dọn sạch cả căn nhà thì quá nhiều so với khả  năng xử lý của hệ thống” – ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội, nhận xét.


In June, the government's tightening of credit helped bring down inflation from 23 percent last August to 6.9 percent. The problem now, complain small factory owners like Nguyen, is that the flood of easy credit has increased the chances of a banking crisis. After two devastating SOE collapses, the government is admitting that something might be fundamentally wrong with its financial system. The country's central bank head Nguyen Van Binh said in early June that about 10 percent of debt at Vietnamese banks is bad. Instead of reforming the economy, the government is suggesting more of the same: One plan is to create a national asset-management agency with $4.8 billion to deal with the debts. But that would mean setting up yet another bureaucracy caught within the patronage networks between the party elites, banks, and companies.


Tới tháng 6, việc chính phủ thắt chặt tín dụng góp phần hạ lạm phát từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn 6,9%. Chủ sở hữu các nhà máy nhỏ như nhà máy của ông Nguyên, than thở rằng vấn đề bây giờ là làn sóng tín dụng dễ dãi đã làm tăng nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Sa hai vụ sụp đổ doanh nghiệp nhà nước rất nặng nề, chính phủ đã đi đến lúc thừa nhận rằng hệ thống tài chính có vấn đề gì đó sai căn bản. Giám đốc Ngân hàng trung ương của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, có nói hồi đầu tháng 6 rằng khoảng 10% nợ của các ngân hàng Việt Nam là nợ xấu. Thay vì cải cách nền kinh tế, chính phủ đang đề xuất nhiều thứ cũng tương tự như cũ: Một kế hoạch là thành lập cơ quan quản lý tài sản quốc gia, với 4,8 tỷ USD để thanh toán nợ. Nhưng điều đó có nghĩa là lập ra một cơ quan hành chính quan liêu mới, nằm kẹt trong mạng lưới bảo trợ giữa các thành viên cao cấp trong đảng, ngân hàng và doanh nghiệp.


Investors already complain about being overburdened with red tape, and a lot of them are now thinking about moving to Indonesia, Bangladesh, and Myanmar, said Denny Cowger, a corporate lawyer at Duane Morris, an American law firm with offices in Hanoi and Ho Chi Minh City. In the World Economic Forum's Global Competitive Report for 2011 and 2012, Vietnam fell six places to number 65, due to  burdensome regulations, inflation, budget deficits, and strained infrastructure) it commended the country for a fairly efficient labor market and "innovation potential").


Các nhà đầu tư cũng đã than phiền về gánh nặng quá lớn do nạn quan liêu gây ra, và nhiều nhà đầu tư giờ đây bắt đầu nghĩ đến việc chuyển sang Indonesa, Bangladesh và Myanmar – Denny Cowger, một luật sư làm cho Duane Morris, công ty luật của Mỹ có văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, nói. Trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011 và 2012, Việt Nam tụt sáu bậc xuống vị trí 65, do luật lệ phiền toái, lạm phát, thâm hụt ngân sách, và cơ sở hạ tầng không tốt (báo cáo đánh giá cao Việt Nam do có thị trường lao động tương đối hiệu quả và có “tiềm năng đổi mới sáng tạo”).


The state sector, meanwhile, continues to gobble up as much as 40 percent of GDP. "The bottom line is that Vietnam must undertake some fundamental domestic economic reforms to remain competitive," said Carl Thayer, an emeritus professor at the University of New South Wales. "It is more likely that Vietnam's leaders will use the global financial crisis as an excuse for more of the same."

Trong khi đó, khy vực nhà nước tiếp tục ngốn tới 40% GDP. “Vấn đề chính yếu là Việt Nam phải tiến hành một số cải cách kinh tế về căn bản trong nước, để duy trì được tính cạnh tranh” – ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những thứ tương tự”.

Foreign Policy
Translated by Đan Thanh






http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/11/the_end_of_the_vietnamese_miracle?page=0,0

5 Signs of the Chinese Economic Apocalypse Năm dấu hiệu đại họa kinh tế Trung Quốc



The lights are flickering in the world's economic powerhouse.

Ánh sáng lập loè trong nhà máy cung cấp năng lượng cho nền kinh tế thế giới.


5 Signs of the Chinese Economic Apocalypse

Năm dấu hiệu đại họa kinh tế Trung Quốc

BY TREFOR MOSS | JULY 2, 2012

TREFOR MOSS | JULY 2/7/2012

From hog ratios to growing coal stockpiles, the Chinese economy is blinking red.

Từ sự lỗ lã trong việc nuôi heo đến các khối lượng than đá tồn kho ngày một phình ra, kinh tế TQ đang báo động đỏ.


Although China's outlook may still be positive by, say, European standards, the numbers show that the country's storied growth engine has slipped out of gear. Businesses are taking fewer loans. Manufacturing output has tanked. Interest rates have unexpectedly been cut. Imports are flat. GDP growth projections are down, with some arguing that China might already be in recession. In March, Premier Wen Jiabao put the 2012 growth target at 7.5 percent; then seen as conservative, it's now viewed as prescient. If realized, it would be China's lowest annual growth rate since 1990, when the country faced international isolation after the 1989 Tiananmen Square massacre.


Mặc dù viễn tượng kinh tế TQ vẫn còn lạc quan theo tiêu chuẩn của châu Âu, nhưng những con số thống kê bắt đầu cho thấy cỗ máy tăng trưởng đầy huyền thoại của nước này đã khựng lại. Các doanh nghiệp càng ngày càng bớt vay vốn. Lãi suất thình lình bị cắt giảm. Nhập khẩu không tăng thêm chút nào. Những con số dự phóng mức tăng trưởng GDP trở nên thấp dần, trong khi một số người cho rằng có lẽ TQ đã lâm vào tình trạng suy thoái. Vào tháng Ba, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng ở mức 7,5%, một con số vào thời điểm đó bị coi là bảo thủ, nhưng bây giờ bị coi là xa vời. Nếu được thể hiện, đây sẽ là tỉ lệ tăng trưởng hằng năm thấp nhất của TQ kể từ 1990, khi nước này đối diện sự cô lập quốc tế sau vụ thảm sát Thiên An Môn.


What are the concrete indications that China is experiencing something more than just a spreadsheet slowdown? Here are five real-world signs of China's economic malaise.
Những dấu hiệu cụ thể cho thấy TQ đang kinh qua một hiện tượng nghiêm trọng hơn biểu đồ cho thấy là gì? Sau đây là 5 dấu hiệu được biểu hiện trong thế giới thực của tệ trạng kinh tế TQ.






1. BYE-BYE BMW

The $586 billion stimulus package that enabled China to sail through the 2009 global downturn only deferred the pain for local governments. Now they're being asked to repay their debts, and that means some serious belt-tightening at City Hall.


1. GIÃ TỪ BMW

Gói kích thích kinh tế 586 tỉ đô la Mỹ, mặc dù giúp TQ lèo lái qua cuộc suy thoái toàn cầu 2009, cũng chỉ hoãn lại cơn đau cho các chính quyền địa phương mà thôi. Bây giờ họ đang bị yêu cầu trả lại nợ, và điều này có nghĩa là quan chức tại các sảnh đường thành phố phải biết cắt giảm ngân sách.


The fleets of flashy cars that local officials indulgently amassed during the boom years will be among the first things to go. The city of Wenzhou is planning to auction off 80 percent of its vehicles this year -- that's 1,300 cars -- with similar fire sales occurring nationwide. Even Ferrari is sounding nervous about the Chinese downturn, and not only because Bo Guagua is seemingly off its list of potential customers.


Những đoàn xe bóng lộn mà các quan chức địa phương đã mua chất đống cho bằng thích sẽ là những vật đầu tiên phải ra đi. Ủy ban hành chánh thành phố Wenzhou đang lên kế hoạch bán đấu giá 80% số xe của nó năm này – gồm 1800 chiếc – đồng bộ với cuộc bán đổ đang diễn ra khắp nước. Ngay cả hãng Ferrari cũng đang nơm nớp lo sợ về cơn suy thoái của TQ, không phải chỉ vì Bạc Qua Qua nằm ngoài danh sách của các khách hàng tiềm năng.


Part of the headache for municipal governments is that land sales have dried up thanks to a central government initiative to cool China's overheating property market, as well as a shortage of cash and confidence among potential buyers. In June, the average housing price for 100 major Chinese cities rose for the first time in nine months, but prices are still down 1.9 percent from last year. Some government premises could be next on the block, once those official cars have been driven away by their new, private owners. Then the extreme economizing begins: China's elaborate official banquets could become a lot more prosaic.
Phần nào sự nhức đầu của các chính quyền địa phương phát xuất từ sự kiện các thương vụ đất đai đã cạn kiệt vì một nỗ lực của chính quyền trung ương nhằm làm hạ nhiệt thị trường bất động sản TQ vốn trở nên quá nóng, cũng như sự thiếu tiền mặt và thiếu tin tưởng giữa các người có tiềm năng mua nhà đất. Vào tháng Sáu, giá nhà trung bình tại 100 thành phố chính của TQ bắt đầu tăng lên lần đầu tiên sau 9 tháng, nhưng giá nhà vẫn còn thấp hơn năm ngoái khoảng 1,9%. Một số cơ ngơi nhà nước có thể bị đưa lên thớt để cắt bỏ tiếp theo sau đó, một khi các chiếc xe công kia được các chủ mới là tư nhân lái về nhà. Lúc đó chính sách cực kỳ tiết kiệm sẽ bắt đầu: các buổi tiệc khoản đãi thịnh soạn dành cho quan chức có thể trở nên nhạt nhẽo hơn trước rất nhiều.





2. RIOT IN GUANGDONG

Senior government officials have warned for decades that economic slowdown could spell social unrest, and with few exceptions, China's modern growth rate has been impressive enough to keep most people happy most of the time. But as GDP growth dips below 8 percent for the first time in years, China's social fabric could come under strain, especially as thousands, if not millions, of migrant workers find their jobs under threat. "It's clear the slowdown of export growth as a result of weakness in Europe and the U.S. continues to weigh on the Chinese economy," Lu Ting, an economist at Bank of America Corp. in Hong Kong recently told Bloomberg Businessweek. Exporters are going bust, and some factories that remain open have switched from three shifts to just one.


2. ĐỘNG LOẠN Ở QUẢNG ĐÔNG

Các quan chức cao cấp trong chính quyền đã cảnh báo qua nhiều thập kỷ rằng suy thoái kinh tế có thể đưa đến động loạn xã hội, và với ít ngoại lệ, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hiện đại đủ gây ấn tượng khiến đa số dân chúng gần như luôn luôn bằng lòng với cuộc sống. Nhưng khi mức tăng trưởng chùng xuống dưới 8% lần đầu tiên, sau nhiều năm phát triển đi lên, giềng mối xã hội TQ bắt đầu chịu nhiều sức ép, nhất là khi hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu, công nhân nhập cư (migrant workers) thấy công ăn việc làm của mình bị đe dọa. “Rõ ràng rằng, mức tăng trưởng xuất khẩu bị chậm lại do hậu quả kinh tế suy yếu tại châu Âu và Mỹ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế TQ”, Lu Ting, một chuyên gia kinh tế của Bank of America tại Hồng Kông đã phát biểu với tuần báo Bloomberg Buninessweek như vậy. Nhiều nhà xuất khẩu sẽ sạt nghiệp, và một số nhà máy nếu còn hoạt động sẽ chuyển từ 3 ca thành 1 ca mà thôi.

Migrant workers have always supplied the elbow grease that enables China's growth engine to purr. But it's critical to China's stability that those workers feel they are sharing in the rewards. Their disaffection has the potential to be China's undoing, as the southern manufacturing town of Shaxi in Guangdong came to realize last week when it became the scene of China's most recent large "mass incident." That incident appears to have been contained, but the authorities can only cope with so many Shaxis at once.
Công nhân nhập cư [từ các vùng nông thôn] từ trước đến nay vẫn luôn cung cấp nguồn lao động chân tay rất cần cù, giúp cho cỗ máy tăng trưởng kinh tế TQ chạy đều. Nhưng phải làm sao cho giới lao động đó cảm thấy họ cũng chia sẻ thành quả của sự tăng trưởng kinh tế, là một điều bức thiết cho sự ổn định của TQ. Sự bất mãn của họ có tiềm năng hủy hoại các thành tựu của TQ, như trấn Sa Khê ở phía Nam tỉnh Quảng Đông đã chứng kiến khi nó trở hành hiện trường của “sự cố quần chúng” to lớn gần đây nhất của TQ. Vụ bạo loạn này có vẻ đã bị chặn đứng, nhưng nhà cầm quyền TQ chỉ đủ sức đối phó với bấy nhiêu vụ trấn Sa Khê xảy ra cùng một lúc mà thôi.




3. VANISHING RICH PEOPLE

When the going gets tough, the rich head to the airport.

Luxury goods sales, which have been booming in China, began to slow earlier this year. But that doesn't mean that rich Chinese people have stopped spending. They've just stopped spending in China. Late last year, it became apparent that many wealthy Chinese were losing confidence in the domestic market, as they began investing in convertible assets, like foreign currency, rather than in fixed assets, such as real estate. Now they are increasingly looking overseas to invest in high-end property, partly because of domestic restrictions and bargains overseas, but also as a hedge against political and economic uncertainty at home. This dovetails with the revelation in late 2011 that over half of China's millionaires are thinking about skipping the country and setting up permanently abroad.


3. NGƯỜI GIÀU BỎ NƯỚC RA ĐI

Khi tình hình trở nên khó khăn, dân giàu có cuốn gói ra phi trường.

Lượng hàng xa xỉ bán ra, từ trước đến nay vốn rất phát đạt tại TQ, đã bắt đầu chậm lại vào đầu năm này. Nhưng điều này không có nghĩa là dân giàu có TQ ngừng tiêu tiền. Họ chỉ ngừng tiêu tiền tại TQ mà thôi. Vào cuối năm ngoái, điều trở nên hiển nhiên là nhiều nhà giàu TQ đang mất tin tưởng vào thị trường trong nước, khi họ bắt đầu đầu tư vào các tài sản có thể hoán chuyển (convertible assets), như ngoại tệ, hơn là đầu tư vào các tài sản cố định, như nhà đất. Hiện nay, ngày càng có nhiều người nhìn ra nước ngoài, tìm cách đầu tư vào các tài sản sang trọng, một phần vì các hạn chế trong nước và giá hời ở nước ngoài, nhưng còn là một cách đề phòng các bấp bênh chính trị và kinh tế trong nước. Sự kiện này phù hợp với thông tin được tiết lộ vào cuối năm 2011 rằng hơn một nửa triệu phú TQ đang toan tính bỏ nước ra đi và tạo cơ sở làm ăn vĩnh viễn ở nước ngoài.


Chinese prosecutors have said that close to 19,000 officials have been caught in the last 12 years while trying to flee overseas with money earned illegally; they use the term "naked official" for one who has squirreled away an illicit fortune in some overseas bolt-hole, has already safely installed his family there, and is now waiting for the opportune moment to jump China's listing ship. China's wealthy and politically powerful are often members of the same family, and if China really does go into recession, a lot of rich people may decide to cut and run.
Các công tố viên TQ cho biết rằng khoảng 19 ngàn quan chức đã bị bắt giữ trong vòng 12 năm qua, đang lúc họ tìm cách trốn ra nước ngoài với lượng tiền kiếm được bất hợp pháp từ trong nước; họ dùng từ “quan chức trần truồng” để diễn tả một người đã chuyển một gia tài bất hợp pháp ra thu giấu ở nước ngoài, đã đưa vợ con ra sinh sống an toàn ở đó, và đang chờ giờ phút thuận lợi để nhảy khỏi con tàu sắp lật của TQ. Những người giàu và có thế lực chính trị của TQ thường là thành viên của cùng một gia đình, và nếu TQ thật sự lâm vào nạn suy thoái kinh tế, nhiều nhà giàu có thể sẽ bỏ chạy ra nước ngoài.




4. A LONG, HOT SUMMER

Electricity consumption usually spikes over the summer, as people turn on their air-conditioners to cope with the seasonal heat. But this year, many Chinese appear to be braving the high temperatures to economize. China's ports are piled high with coal that should be roaring in the country's power plants. Lower manufacturing output is also to blame. Only last year, Beijing talked about amassing an emergency coal stockpile to prevent the stuff from running out. Now it looks as if China has imported more fuel than it needs, as hard-pressed citizens, businesses, and factories cut their electricity consumption in order to reduce their bills.


4. MỘT MÙA HÈ DAI DẲNG VÀ OI BỨC

Việc tiêu thụ điện thường đạt cao điểm vào mùa hè, khi nhiều người mở máy điều hòa không khí để chống chọi với cơn nóng theo mùa. Nhưng năm nay, nhiều người TQ có vẻ can trường chịu đựng nhiệt độ cao để tiết kiệm tiền. Các cảng của TQ đang tồn đọng những ụ than đá chất cao, mà đáng lẽ phải được đốt trong các nhà máy phát điện của nước này. Đầu ra yếu kém của ngành chế xuất cũng là lý do của tình trạng ứ đọng này. Chỉ một năm trước đây thôi, Bắc Kinh bàn đến việc tích lũy một trữ lượng than đá khẩn cấp để tránh tình trạng thiếu hụt. Nhưng hiện nay, dường như TQ đã nhập khẩu nhiên liệu nhiều hơn cần thiết, trong khi người dân gặp khó khăn, các doanh nghiệp, và nhà máy phải cắt giảm việc tiêu thụ điện để giảm hóa đơn.


The national price of coal has already dropped 10 percent since late last year. This drop could further dent the global economy, which would in turn cool demand for Chinese exports even more. That's globalization for you: A Chinese person turns off the air-conditioning, and the world economy catches a cold.
Giá than đá cả nước đã giảm 10% kể từ cuối năm ngoái. Việc sụt giá này có thể gây tổn thương thêm cho nền kinh tế toàn cầu, mà hệ quả là thế giới sẽ giảm bớt nhu cầu đối với hàng xuất khẩu TQ hơn nữa. Đấy là ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với mọi người: Nếu mỗi một người TQ tắt máy lạnh, thì cả nền kinh tế thế giới có thể bị cảm.




5. HOG RATIOS AND "ROCKET EGGS"

As China consumes ever larger quantities of meat, the prices of pork and beef have risen, fueled by the relentless demand. This has made inflation a preoccupation of Chinese policymakers. By 2007, China was eating 1.7 million pigs every day; in 2011 the country's National Bureau of Statistics said pork prices had risen 57 percent year on year.


5. GIÁ THÀNH CỦA VIỆC NUÔI LỢN VÀ “NHỮNG QUẢ TRỨNG THĂNG THIÊN”

Khi TQ tiêu thụ những lượng thịt lớn hơn bao giờ cả, giá thịt heo và thịt bò đã tăng cao, được thúc đẩy do một nhu cầu bất tận. Tình trạng này khiến nạn lạm phát trở thành một bận tâm của những nhà làm chính sách TQ. Vào khoảng năm 2007, dân TQ đã tiêu thụ tới 1,7 triệu con lợn mỗi ngày; vào năm 2011 Phòng Thống kê Quốc gia TQ cho biết giá thịt lợn đã tăng 57% trong năm ấy.


But over the last four months, demand for pork has dipped. The resultant oversupply has caused the all-important hog-to-corn price ratio to fall below the point where rearing pigs becomes profitable, and the Chinese government had to step in and buy up pork to stabilize prices.


Nhưng trong 6 tháng vừa qua, nhu cầu thịt lợn đã giảm nhanh. Do việc số cung vượt quá số cầu, giá thành được tính bằng tỉ số quan trọng, giữa giá con lợn và giá ngô dùng nuôi nó, rơi xuống một mức mà việc nuôi lợn không còn sinh lãi. Tình trạng này đã khiến chính phủ TQ phải can thiệp và mua hết số thịt lợn để bình ổn giá cả.


Even as the pork price has dropped, the price of eggs has shot up -- so quickly that shoppers have started to use the term "rocket eggs." Furthermore, Chinese consumers, their confidence shaken not only by the faltering economy but by a long string of food safety scandals, are increasingly opting to grow their own fruit and vegetables so that they a) won't be ripped off, and b) won't be eating cucumbers pumped full of things that no cucumber should ever be subjected to.

Ngay khi giá thịt lợn giảm xuống, giá trứng lại tăng nhảy vọt – một cách nhanh chóng đến nỗi những bà đi chợ đã bắt đầu dùng từ ngữ “những quả trứng thăng thiên”. Hơn thế nữa, người tiêu thụ TQ, không những mất niềm tin vào  một nền kinh tế đang chao đảo mà lại còn dao động vì những vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm, đua nhau tự trồng lấy rau quả để (a) khỏi mua với giá cắt cổ, và (b) để khỏi ăn những trái dưa leo bị bơm đầy những hóa chất ngoài mức chịu được.

Vice President Xi Jinping is expected to assume China's presidency in a once-in-a-decade leadership transition this fall. As the cracks appear in his country's economic foundations, you have to wonder whether he still fancies the job.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được dự kiến nắm chức chủ tịch nước TQ trong một cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo cứ 10 năm diễn ra một lần vào mùa Thu này. Trong khi những vết nứt đang xuất hiện trong nền móng kinh tế của nước ông, người ta phải tự hỏi là liệu ông có còn mơ mộng gì về chức vụ đó không.


Translated by Trần Ngọc Cư


http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/02/5_signs_of_the_chinese_economic_apocalypse?page=0,0

Eric Schmidt: The Great Firewall of China will fall Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ



Eric Schmidt: The Great Firewall of China will fall

Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ

Josh Rogin
Foreign Policy,
July 9, 2012

Rosh Rogin,
Foreign Policy,
ngày 9-7-2012


Technology and information penetration in China will eventually force the Great Firewall of China to crumble and even lead to the political opening of the Chinese system, according to Google Chairman Eric Schmidt.

Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.


Schmidt, who stepped down as Google's CEO last year, remains the head of Google's board and its chief spokesman. He roams the planet speaking to audiences and exploring countries where Google could expand its operations. He has been called Google's "Ambassador to the World," a moniker he doesn't promote but doesn't dispute. He sat down for a long interview with The Cable on the sidelines of the 2012 Aspen Ideas Festival last week.


Schmidt, người đã từ chức Tổng giám đốc hãng Google năm ngoái, hiện nay là người đứng đầu hội đồng quản trị đồng thời là người phát ngôn chính của Google. Ông đi khắp hành tinh này để nói chuyện với nhiều nhóm cử tọa và thăm dò những quốc gia mà Google có thể bành trướng hoạt động. Ông được gọi là “Đại sứ trên toàn Thế giới” của Google, một danh hiệu ông không theo đuổi nhưng cũng không từ chối. Schmidt đã ngồi xuống trả lời một cuộc phỏng vấn dài của The Cable [một blog của Foreign Policy] bên lề Lễ hội Ý Kiến Aspen (Aspen Ideas Festival ) 2012 vào tuần trước.


"I believe that ultimately censorship fails," said Schmidt, when asked about whether the Chinese government's censorship of the Internet can be sustained. "China's the only government that's engaged in active, dynamic censorship. They're not shy about it."


“Tôi tin rằng cuối cùng chế độ kiểm duyệt chắc chắn thất bại”, Schmidt tuyên bố, khi được hỏi liệu chế độ kiểm duyệt Internet của TQ có đứng vững không. “TQ là chính phủ duy nhất chủ trương một chế độ kiểm duyệt rất năng động. Họ không lấy làm hổ thẹn về điều đó”.

When the Chinese Internet censorship regime fails, the penetration of information throughout China will also cause political and social liberalization that will fundamentally change the nature of the Chinese government's relationship to its citizenry, Schmidt believes.


Schmidt tin tưởng rằng khi chế độ kiểm duyệt TQ thất bại, sự xâm nhập thông tin khắp TQ cũng sẽ đưa đến tiến trình tự do hóa chính trị và xã hội, một tiến trình sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ và người dân TQ.

"I personally believe that you cannot build a modern knowledge society with that kind of behavior, that is my opinion," he said. "I think most people at Google would agree with that. The natural next question is when [will China change], and no one knows the answer to that question. [But] in a long enough time period, do I think that this kind of regime approach will end? I think absolutely."

“Tự thâm tâm tôi tin rằng người ta không thể xây dựng một xã hội tri thức hiện đại với lối ứng xử như thế, đó là quan niệm của tôi”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng hầu hết nhân viên của hãng Google cũng đồng ý điều đó. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo là khi nào [TQ sẽ thay đổi] thì không ai biết cách trả lời. [Nhưng] trong một thời gian đủ dài, tôi có tin rằng đường lối kiểm duyệt đó sẽ chấm dứt không? Tôi nghĩ rằng đó là điều chắc chắn”.


The push for information freedom in China goes hand in hand with the push for economic modernization, according to Schmidt, and government-sponsored censorship hampers both.

Theo quan điểm của Schmidt, đòi hỏi tự do thông tin tại TQ đi song đôi với đòi hỏi hiện đại hóa kinh tế, nhưng chế độ kiểm duyệt do nhà nước chủ trương đã giới hạn cả hai.


"We argue strongly that you can't build a high-end, very sophisticated economy... with this kind of active censorship. That is our view," he said.

Ông nói: “Chúng tôi mạnh dạn tranh luận rằng quí vị không thể xây dựng một nền kinh tế có chất lượng cao và rất tinh vi với chế độ kiểm duyệt này. Đó là quan điểm của chúng tôi”.

The Chinese government is the most active state sponsor of cyber censorship and cyber espionage in the world, with startling effectiveness, Schmidt said. Google and Beijing have been at odds since 2010, when the company announced it would no longer censor search terms on Google.cn and moved the bulk of its Chinese operations to Hong Kong. That move followed a series of Gmail attacks in 2010, directed at Chinese human rights activists, which were widely suspected to be linked to the Chinese government.


Chính phủ TQ là cơ cấu bảo hộ với tư cách nhà nước của một chế độ kiểm duyệt mạng và tình báo mạng năng động nhất thế giới, với một sự hữu hiệu đáng phải giật mình, theo Schmidt. Google và Bắc Kinh đã bắt đầu xung khắc nhau từ năm 2010, khi công ty này công bố sẽ không kiểm duyệt từ tìm kiếm trên Google.cn và bắt đầu thuyên chuyển phần lớn hoạt động của nó tại TQ sang Hồng Kông. Sự di chuyển này diễn ra tiếp sau một loạt tấn công các địa chỉ Gmail năm 2010, nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền TQ, một sự kiện mà nhiều người nghi ngờ có bàn tay dính líu của chính phủ TQ.


More recently, Google has taken an aggressive approach to helping users combat government cyber censorship, by doing things such as warning Gmail users when Google suspects their accounts are being targeted by state-sponsored attacks and telling users when search terms they enter are likely to be rejected by Chinese government censorship filters.


Gần đây hơn, Google đã theo một phương cách táo bạo hơn nhằm giúp người sử dụng chống lại chế độ kiểm duyệt mạng của chính phủ, bằng cách làm những việc như là cảnh báo những người sử dụng Gmail khi Google tình nghi tài khoản (accounts) của họ đang nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ và cho người sử dụng biết các từ mà họ tìm kiếm có thể bị các bộ phận lọc (filters) của chế độ kiểm duyệt của nhà nước TQ từ chối.


Schmidt doesn't present Google's focus on state-sponsored cyber oppression as a fight between Google and China. Google's policy is focused on helping users understand what is happening to their accounts and giving them the tools to protect themselves, he explained.

Schmidt không trình bày việc Google tập trung chú ý vào sự đàn áp trên mạng do nhà nước bảo trợ là một trận chiến giữa Google và TQ. Ông giải thích rằng chính sách của Google tập trung vào việc giúp người sử dụng hiểu được những gì đang xảy ra cho tài khoản của họ và cung cấp dụng cụ cho họ tự bảo vệ mình.


"We believe in empowering people who care about freedom of expression," he said. "The evidence today is that Chinese attacks are primarily industrial espionage.... It's primarily trade secrets that they're trying to steal, and then the human rights issues, that obviously they're trying to violate people's human rights. So those are the two things that we know about, but I'm sure that there will be others."

“Chúng tôi tin tưởng vào việc trao quyền cho những người có quan tâm về tự do phát biểu”, ông nói. “Chứng cớ mà chúng tôi có được hôm nay là những cuộc tấn công mạng của TQ chủ yếu là tình báo công nghiệp… Chính các bí mật thương mại là những gì họ cố gắng đánh cắp, thứ đến là các vấn đề nhân quyền, rằng rõ ràng là, họ đang cố tình vi phạm nhân quyền của dân chúng. Đấy là hai điều mà chúng tôi biết được, nhưng tôi tin chắc còn có những vi phạm khác nữa”.


Google still has hundreds of engineers working inside China and maintains a rapidly growing advertising business there. But the Chinese government is likewise doing a lot to make using Google difficult inside China. There are weeks when Gmail services run slow; then mysteriously, the service will begin running smoothly again, Schmidt said. The Chinese censors sometimes issue punitive timeouts to users who enter prohibited search terms. And YouTube, which is owned by Google, is not visible in China.


Google vẫn còn có hàng trăm kỹ sư làm việc bên trong TQ và vẫn duy trì một doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng ở đó. Nhưng chính phủ TQ đang làm nhiều điều tương ứng để làm cho việc sử dụng Google trở nên khó khăn ở bên trong TQ. Có nhiều tuần các dịch vụ Gmail chạy rất chậm; rồi một cách kỳ bí, nó chạy trơn tru trở lại, Schmidt nói. Các máy kiểm duyệt TQ thường gây ra những khoảng thời gian ngưng trệ có tính trừng phạt (punitive timeouts) đối với những người sử dụng đã cho vào khung tìm kiếm những từ cấm. Còn YouTube, do Google làm chủ, thì hoàn toàn không thể hiển thị (visible) tại TQ.


"It's probably the case where the Chinese government will continue to make it difficult to use Google services," said Schmidt. "The conflict there is at some basic level: We want that information [flowing] into China, and at some basic level the government doesn't want that to happen."


“Gần như chắc chắn đó là một trường hợp cho thấy chính phủ TQ sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn cho việc sử dụng các dịch vụ của Google”, Schmidt nói. “Sự xung đột diễn ra ở một mức độ khá cơ bản: Chúng tôi muốn thông tin [trôi chảy] vào TQ, nhưng cũng ở một mức độ khá cơ bản chính phủ TQ lại không muốn điều đó xảy ra.”


Meanwhile, Schmidt has been circling the globe looking for ways to expand Google's outer frontiers. His last international trip took him to four conflict or recently post-conflict states: Afghanistan, Libya, Pakistan, and Tunisia.


Trong khi đó, Schmidt đã và đang liên tục đi vòng quanh thế giới để mở rộng các biên cương xa xôi của Google. Chuyến du hành quốc tế vừa qua đã đưa ông đến 4 quốc gia đang có xung đột hoặc xung đột vừa chấm dứt: Afghanistan, Libya, Pakistan, và Tunisia.


"I've become particularly interested in the expansion of Google in sort of wacky countries -- you know, countries that have problems," he said. "You can't really know stuff unless you travel and see it. It helps with your impressions and your judgment."


“Tôi trở nên đặc biệt quan tâm về việc bành trướng hoạt động của Google tại những nước hơi bất bình thường (wacky countries) – nghĩa là, những nước có vấn đề”, ông nói. “Ta không thể thấu rõ vấn đề nếu không đến đó và chứng kiến tận mắt. Nếu đưa ra được cảm tưởng và sự phán đoán của mình thì lại càng có ích”.


Schmidt believes that smartphone technology can have a revolutionary effect on how people in the developing world operate and he is researching how smartphone use can help fight corruption and bad governance in poor countries. He also sees Google's expansion into the emerging markets as a timely business move.


Schmidt tin rằng công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology) có khả năng mang lại hiệu ứng cách mạng trên những phương cách sinh họat của dân chúng trong thế giới đang phát triển. Ông cũng đang nghiên cứu các phương cách mà điện thoại thông minh có thể được sử dụng để chống nạn tham nhũng và chống chế độ cai trị tồi dở tại những nước nghèo. Schmidt cũng nhận thấy rằng việc bành trướng các hoạt động của Google vào những thị trường đang trỗi dậy (emerging markets) là một động thái kinh doanh đúng lúc.


"The evidence is that the most profitable business in most countries initially is the telecom sector.  The joke is that you know the Somali pirates have to use cellphones, and so the strongest and most fastest-growing legal business in Somalia is the telecom industry," he said.


“Bằng chứng là doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận nhất tại hầu hết mọi quốc gia thoạt đầu là khu vực viễn thông. Chuyện khôi hài là, ai cũng biết rằng cướp biển Somali cần phải sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp hợp pháp hoạt động mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Somalia là công nghiệp viễn thông”, ông nói.


The revolutions of the Arab Spring show that open information systems can encourage and enable political change, according to Schmidt.


Những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập cho thấy rằng những hệ thống thông tin cởi mở có khả năng khuyến khích và tạo ra những thay đổi chính trị – theo quan điểm của Schmidt.


"I think that the countries that we're talking about all had very active censorship regimes, and they failed to censor the Internet. They wired the phone systems, the television was controlled, the newspapers were controlled; it was very hard to find genuinely new dissident voices except on the Internet. So you can think of what happened there as a failure to fully censor, and so it's obvious why we feel so strongly about openness and transparency," he said.


“Tôi nghĩ rằng tất cả những quốc gia mà tôi đang nói đến đều có chế độ kiểm duyệt rất năng động, nhưng họ đã không kiểm duyệt được Internet. Họ tự nối dây các hệ thống điện thoại, truyền hình bị họ kiểm soát, báo chí bị họ kiểm soát; thật rất khó cho dân chúng tìm nghe các tiếng nói bất đồng chính kiến thực sự mới mẻ, ngoại trừ lên Internet. Vì vậy, ta có thể cho rằng sở dĩ những biến cố đã xảy ra tại các nước ấy là do chính phủ không thể kiểm duyệt hết mọi phương tiện truyền thông. Và đó là lý do hiển nhiên vì sao chúng tôi nhiệt tình cổ vũ sự cởi mở và tính minh bạch”, ông nói.


Unlike in China, Google has taken a more active role in other parts of the world by developing tools to spread information that could be used to foster more active democracies, such as with its project to organize and disseminate election information and political candidate data in places like Egypt.


Không như tại TQ, Google đã đóng một vai trò tích cực ở những vùng khác của thế giới bằng cách phát triển các công cụ để phổ biến những thông tin có để được sử dụng để nuôi dưỡng các chế độ dân chủ năng động hơn, chẳng hạn các dự án của Google nhằm tổ chức và quảng bá thông tin bầu cử cũng như các dữ liệu về ứng cử viên tại những nước như Ai Cập.


"We're helping with the elections. So we're trying to help them with getting information to the candidates, and these are countries where Google is central to the public sphere," Schmidt said.


“Chúng tôi đang góp tay vào các cuộc bầu cử. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giúp các cơ quan tuyển cử đưa thông tin đến các ứng cử viên, và đây là những nước mà Google có vai trò trung tâm trong lãnh vực công”, Schmidt nói.


Google is also expanding its role in compiling data on government actors and their actions to aid people in the fight against corruption, but here Schmidt warns that only when there is a legal system to prosecute bad actors will this data be transformative.


Google cũng đang mở rộng vai trò của mình trong việc thu thập các dữ liệu về các nhân vật chính quyền và về hành vi của họ để hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng về điểm này, Schmidt cảnh báo rằng chỉ khi nào đất nước có được một hệ thống pháp lý để truy tố các thành phần bất hảo, những dữ liệu này mới có thể tạo ra sự thay đổi.


"You need the data, and then you need somebody who's willing to prosecute the person who lies," he said. "All you have to do is have the information and then the penalty that has to be applied in a fair way, and it would change these countries dramatically."


“Người ta cần đến dữ liệu, và sau đó người ta cần đến một ai đó có quyết tâm truy tố kẻ dối trá”, ông nói. “Tất cả những gì mà người ta phải làm là nắm được thông tin trong tay và tiếp theo đó hình phạt phải được áp dụng một cách công minh, thì mới mong thay đổi những đất nước này một cách nhanh chóng”.


Information is not enough to topple regimes, but in the end, regimes that fight the openness of information are doomed to fail, he said.

Chỉ nắm được thông tin thôi cũng chưa đủ để lật đổ một chế độ, nhưng rốt cuộc, chế độ nào chống lại sự cởi mở thông tin thì nhất định chỉ chuốc lấy thất bại, ông nói.

"The worst case scenario is the citizens have enormous information and the government is completely unresponsive. That would be Iran, for example. At some point, that's unstable," said Schmidt. "At some point, it gets worse ... but before they overthrow the current leader, they have to have the information to do that. That's why transparency matters."
"Kịch bản trường hợp tồi tệ nhất là các công dân có thông tin rất lớn và chính phủ là hoàn toàn không đáp ứng. Đó sẽ là Iran, chẳng hạn. Một mặt, đó là sự không ổn định," Schmidt nói. "Mặt khác, nó sẽ tồi tệ hơn ... nhưng trước khi họ lật đổ nhà lãnh đạo hiện tại, họ phải có các thông tin để làm điều đó. Đó là lý do tại sao minh bạch lại quan trọng."



Translated by Trần Ngọc Cư


http://thecable.foreignpolicy.com/posts/2012/07/09/eric_schmidt_the_great_firewall_of_china_will_fall