MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 3, 2012

Remembering Deng in our era of crony compitalism Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng bản thân hữu


Remembering Deng in our era of crony compitalism

Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng bản thân hữu

Minxin Pei

23-01-2012

In most societies, dating the start of reform is easy, but pinning down its demise is not. Such appears to be the case with post-Mao China. Few would dispute that reform began in 1978 when Deng Xiaoping returned to power. Fewer still would disagree that reform was re-energised 20 years ago when Deng, alarmed by the prospect of economic stagnation and regime collapse, made his historic tour of southern China and forced the Chinese Communist party to liberalise the economy and embrace capitalism unabashedly.

Trong hầu hết các xã hội, xác định thời điểm khởi động tiến trình cải cách thì dễ, nhưng làm rõ sự kết thúc của nó thì không. Hiện tượng này có thể thấy trong trường hợp Trung Quốc – thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Một số người vẫn khẳng định cuộc cải cách này bắt đầu từ năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền. Một số ít hơn không đồng tình, cho rằng công cuộc cải cách được tái khởi động cách đây 20 năm, khi Đặng, nhận thức được tình hình cấp bách trước viễn cảnh kinh tế đình đốn và sự tồn vong của chế độ, đã thực hiện chuyến đi lịch sử xuống miền Nam Trung Quốc và thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giải phóng nền kinh tế, háo hức đón nhận, học hỏi chủ nghĩa tư bản không chút ngần ngại.

As China marks the 20th anniversary of Deng’s history-changing tour, the most ironic fact – and perhaps China’s worst-kept secret – is that pro-market economic reform in China has been dead for some time.

Khi Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyến đi làm thay đổi lịch sử của Đặng Tiểu Bình, điều mỉa mai nhất – và có lẽ là điều bí mật tồi tệ nhất của Trung Quốc – cải cách theo hướng cổ vũ kinh tế thị trường tại Trung Quốc đã biến mất từ lúc nào rồi.

Evidence of the demise of economic reform is easy to spot. The Chinese state has reasserted its control over the economy. Big state-owned enterprises dominate nearly all the critical sectors, such as banking, finance, transport, energy, natural resources and heavy industry. The private sector, a victim of persistent official discrimination, is in full retreat. Critical prices, such as interest rates and land, are officially controlled and severely distorted. Foreign businesses, once welcomed with open arms, are getting squeezed with protectionist measures. The overall orientation of the Chinese economy has veered so much off the reformist path that foreign business leaders who have long been supportive of China are now voicing their bitter disappointments, some publicly. China’s main western trading partners do not need to read scholarly analysis to know that there is no pulse in its reform. All they need to do is to listen to their business community, check their trade statistics with China, and take a look at Chinese economic policy.

Rất dễ nhận ra dấu hiệu cái chết của cải cách kinh tế này. Nhà nước Trung Quốc đã tái khẳng định sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước lớn thống trị gần như toàn bộ các lĩnh vực then chốt, như ngân hàng, tài chính, vận tải, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nặng. Khu vực tư nhân, nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử chính thức và triền miên, hiện phải tháo lui hoàn toàn. Những giá cả trọng yếu, như lãi suất và giá đất, được chính thức kiểm soát và bị làm méo mó trầm trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài, đã có thời được chào đón với vòng tay rộng mở, nay đang bị siết chặt bởi những biện pháp mang tính bảo hộ. Định hướng toàn diện của nền kinh tế đã đổi chiều, lệch rất xa khỏi con đường cải cách mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, những người từng có thời gian dài ủng hộ Trung Quốc, nay đang bày tỏ nỗi thất vọng cay đắng, có một số người thậm chí lên tiếng công khai. Những đối tác thương mại phương Tây chủ yếu của Trung Quốc không cần đọc những phân tích học thuật để biết nhịp đập cải cách không còn. Tất cả những gì họ cần là [nhà nước Trung Quốc] nên lắng nghe cộng đồng kinh doanh của họ, rà soát lại số liệu thống kê thương mại của họ với Trung Quốc, và xem lại chính sách kinh tế quốc gia.

Dating the demise of Chinese reform is perhaps impossible, mainly because no single event in the past two decades marked its passing. It suffered the death by a thousand cuts – small but consequential steps taken by Beijing that have gradually reversed the direction of the Chinese economy. In all likelihood, China’s reform died in the last decade, following the country’s entry into the World Trade Organisation (so much for the prognostication that WTO accession would spur reform). Because of its powerful investment-driven growth momentum, China has managed to keep economic growth high in spite of the lack of reform for a decade. Of course, the country has paid a huge price, such as huge structural imbalances, chronic inefficiency and poor sustainability.

Xác định thời gian xảy ra cái chết của tiến trình cải cách tại Trung Quốc có lẽ là điều không thể, chủ yếu vì trong hai thập niên qua không hề có bất kỳ sự kiện nào ghi dấu ấn về việc này. Tiến trình cải cách phải chịu một cái chết bởi cả ngàn nhát chém – tuy nhỏ nhưng là những bước đi quan trọng của Bắc Kinh, dần dần đảo ngược chiều hướng của nền kinh tế Trung Quốc. Rất có thể, cuộc cải cách của Trung Quốc đã chấm dứt trong thập niên vừa qua, theo sau việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (dù rất nhiều dấu hiệu báo trước cho thấy việc gia nhập WTO sẽ làm tăng tốc cải cách). Vì đang trên đà tăng trưởng mạnh chủ yếu do đầu tư, Trung Quốc đã tìm cách giữ được mức tăng trưởng cao bất chấp sự thiếu vắng cải cách cả một thập niên. Tất nhiên, Trung Quốc đã trả một cái giá rất đắt, biểu hiện qua những sự mất cân đối cấu trúc lớn, thường xuyên thiếu hiệu quả và kém bền vững.

One may be tempted to blame leadership failure for the premature demise of China’s reform. While this is certainly a cause, a far more critical factor is more responsible: the CCP’s political objective of reform is fundamentally incompatible with a market economy.

Người ta có thể bị thuyết phục về việc đổ lỗi cho sự thất bại của giới lãnh đạo đã gây ra cái chết yểu cho công cuộc cải cách. Trong khi tất nhiên đây cũng là một nguyên nhân, có một yếu tố quan trọng hơn rất nhiều phải chịu trách nhiệm về việc này: mục đích chính trị của công cuộc cải cách do ĐCSTQ đề ra, về cơ bản không tương hợp với nền kinh tế thị trường.

No one understood why China needed to reform its economy better than Deng himself. In 1992, as in 1978, He knew that only market-oriented reforms could save the CCP. Although Deng was sure about the political objective of his reforms, he never explicitly endorsed a capitalist market economy as the end goal. Here lies the fundamental flaw of China’s reform project: as long as pro-market reforms are used as a means to preserve the political monopoly of the CCP, such reforms are doomed to fail.

Không ai có thể hiểu vì sao Trung Quốc cần phải cải cách nền kinh tế hơn chính bản thân Đặng Tiểu Bình. Vào năm 1992, cũng như hồi năm 1978, Đặng biết rằng chỉ có cải cách theo hướng thị trường mới có thể cứu nguy cho ĐCSTQ. Mặc dù Đặng nắm rõ mục đích chính trị đối với những cải cách của mình, nhưng ông không bao giờ xác nhận dứt khoát nền kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa là mục tiêu cuối cùng. Đây chính là khuyết tật chủ yếu của công cuộc cải cách Trung Quốc: chừng nào những cải cách theo hướng thị trường còn được sử dụng như phương tiện nhằm bảo vệ sự độc quyền chính trị của ĐCSTQ, các cuộc cải cách như vậy tất yếu rơi vào thất bại.

First, since reform is crisis-driven, its achievements are bound to, paradoxically, reduce the pressure for continuing the reform. The moment the CCP’s rule is more secure due to improved economic performance, its ruling elites would lose incentives for further reform. That is why during the previous decade we observed the phenomenon of growth without reform.

Thứ nhất, từ khi cuộc cải cách bị tác động mạnh bởi tình hình khủng hoảng, thật nghịch lý, những thành tựu đạt được chắc chắn làm giảm áp lực phải tiếp tục cải cách. Vào lúc sự cầm quyền của ĐCSTQ được đảm bảo hơn do tình hình kinh tế được cải thiện, giới tinh hoa cầm quyền sẽ mất đi động cơ để tiến hành cải cách xa hơn. Đó là lý do tại sao trong suốt thập niên trước đây, chúng ta chứng kiến [tại Trung Quốc] diễn ra hiện tượng tăng trưởng nhưng không có cải cách.

Second, the CCP is no ordinary ruling party. It is a sprawling political patronage system filled with self-interested individuals eager to cash in their political investments. The conversion of political power into economic privileges and profits is far easier in an economy heavily controlled by the state than in a more market-oriented one. As a result, the interests of the ruling elites are in conflict with the imperatives of market reforms. Seen from the opposite angle, this logic illuminates the systemic cause of China’s “crony compitalism” – the marriage of power and wealth is made possible only when a post-communist autocracy is in charge of a half-reformed economy.

Thứ hai, ĐCSTQ không phải là một chính đảng cầm quyền bình thường. Đó là một hệ thống bảo trợ chính trị trải rộng khắp nơi, gồm những người chỉ biết lợi ích cá nhân, hăm hở trục lợi từ những cuộc đầu tư chính trị. Trong một nền kinh tế bị nhà nước chi phối nặng nề, việc biến quyền lực chính trị thành lợi ích và đặc quyền kinh tế dễ dàng hơn nhiều so với nền kinh tế theo hướng thị trường. Vì vậy, lợi ích của giới tinh hoa cầm quyền xung đột với những đòi hỏi của cải cách theo hướng thị trường. Nhìn từ góc độ ngược lại, lôgic này đã làm sáng tỏ căn nguyên mang tính hệ thống của hiện tượng “chủ nghĩa cộng sản tư bản thân hữu” (crony compitalism) tại Trung Quốc – cuộc hôn phối giữa quyền lực và sự giàu có, hiện tượng này phát sinh chỉ khi một thể chế chuyên quyền hậu cộng sản đảm đương lèo lái một nền kinh tế được cải cách nửa vời.

Since reform is no more, one has to wonder why Beijing bothers to commemorate Deng’s southern tour at all.

Vì cải cách không còn hiện diện, nên người ta phải lấy làm lạ tại sao những người anh em đồng chí tại Bắc Kinh tại tổ chức kỷ niệm chuyến đi miền Nam Trung Quốc của Đặng.

The writer is a professor of government at Claremont McKenna College

Tác giả: ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.




Translated by Nguyễn Tâm

http://www.ft.com/intl/cms/s/0/98bba018-4386-11e1-adda-00144feab49a.html#axzz1kuQnYKjj

The Year of the Dragon: ASEAN's Existential Questions NĂM RỒNG: NHỮNG VẤN NẠN HIỆN TỒN CỦA ASEAN


The Year of the Dragon: ASEAN's Existential Questions

NĂM RỒNG: NHỮNG VẤN NẠN HIỆN TỒN CỦA ASEAN

By Ernest Z. Bower

Jan 19, 2012

Ernest Z. Bower

19/1/2012

As the year of the dragon approaches, ASEAN must ask and answer existential questions about itself and the great powers around it.

Khi bước sang năm con rồng, ASEAN phải đặt ra và trả lời những câu hỏi còn tồn tại về bản thân khối này và những cường quốc xung quanh mình.

ASEAN is positioned to become the foundation of regional economic and security frameworks that will provide the construct for nations’ grand strategy in the coming decades. Can it play this role and sustain its central position?

ASEAN được đặt ở vị trí để trở thành nền móng cho những khuôn khổ kinh tế và an ninh làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của các quốc gia trong nhiều thập kỷ tới. Liệu ASEAN có thể đóng vai trò này và duy trì vị trí trung tâm của mình không?

Achieving that goal presents a major challenge. ASEAN must step up its game by taking real steps toward realizing economic, political, and sociocultural integration. The challenge is to build on the effective effort at the East Asia Summit in Bali last November where ASEAN took the lead in tabling the most pressing regional and global issues, ranging from political reform in Myanmar to the nuclear threat of North Korea to resolving disputes in the South China Sea. Finally, it will have to cope with transnational issues such as nuclear proliferation, food and energy security, climate change, and humanitarian assistance and disaster relief.

Mục tiêu này là một thách thức lớn. ASEAN phải thúc đẩy mạnh mẽ bằng các bước đi thực chất nhằm hiện thực hóa việc hội nhập kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội. Thách thức hiên nay là phải tiếp nối nỗ lực hiệu quả tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á-tại Bali tháng 11 vừa qua, trong đó ASEAN đã đi đầu trong việc đưa ra thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu nóng nhất, từ cuộc cải cách chính trị tại Mianma đến mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Cuối cùng ASEAN sẽ phải đối mặt với các vấn đề xuyên quốc gia như phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh lương thực và năng lượng, biến đối khí hậu, viện trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thiên tai.

As ASEAN works to address the challenges of its regional role, member countries are undergoing nothing less than quiet revolution for the empowerment of voters. Citizens around the region are asserting themselves while governments scramble to reform and adapt. The process is a healthy one. Time magazine said 2011 was the Year of the Protester, but in Asia, it was the Year of the Voter.

Trong lúc ASEAN nỗ lực giải quyết những thách thức từ vai trò khu vực của mình, các nước thành viên đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mạng lại quyền lực cho các cử tri. Công dân trên khắp khu vực đang khẳng định vai trò của mình trong khi các chính phủ phải vật lộn để cải cách và điều chỉnh. Đây là một tiến trình lành mạnh. Tạp chí Time nói rằng năm 2011 là Năm của Người Biểu tình, nhưng tại châu Á, đó là Năm của Cử tri.

In Southeast Asia, protesters did not have to use the violence seen in the Arab Spring. Regional governments are no longer the autocratic regimes of the Cold War era. They are moving to accommodate voters by competing with new ideas about political and economic reform. Opposition parties are seen less as security threats and more as competitors in a market for governance and economic models that will deliver the goods to an increasingly demanding customer—Asia’s fast-growing middle class.

Tại Đông Nam Á, người biểu tình không phải sử dụng đến bạo lực như đã thấy trong Mùa Xuân Arập. Chính phủ các nước trong khu vực không còn là các chế độ độc đoán thời Chiến tranh Lạnh nữa. Họ đang hành động để làm hài lòng cử tri bằng việc đưa ra các ý tưởng mới về cải cách chính trị và kinh tế. Các đảng đối lập ít bị coi là những mối đe dọa về an ninh hơn, thay vào đó, được coi là những người cạnh tranh trên một thị trường cho các mô hình về quản lý và kinh tế có thể mang lại hàng hóa cho một khách hàng ngày càng đòi hỏi cao – tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng ở châu Á.

Asia’s voters are more focused than those of the “Occupy” movements in the United States and Europe. ASEAN’s citizens are converting economic empowerment into political clout—a probable harbinger of things to come, most interestingly in China.

Cử tri ở châu Á có trọng tâm rõ hơn các phòng trào “Chiếm đóng” tại Mỹ và châu Âu. Người dân các nước ASEAN đang chuyển dần quyền lực kinh tế thành ảnh hưởng chính trị – một sự báo hiệu cho những điều có thể xảy ra sắp tới, đáng chú ý nhất là tại Trung Quốc.

In addition, 2012 will present Southeast Asia’s litmus test for China, India, and the United States. Where do these powers stand and who do they want to be in the Asia Pacific?

Ngoài ra, 2012 sẽ là năm diễn ra phép thử Đông Nam Á cho Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Các cường quốc này đang ở đâu và họ muốn đóng vai trò nào tại châu Á – Thái Bình Dương?

Political bandwidth in China and the United States this year will focus on domestic political transitions. China will hold the 18th National Congress of the Communist Party and the United States will hold national elections selecting a president and new congress. These cycles are traditionally characterized by an intensive focus on domestic issues. But in the-Asia Pacific context, both major powers need to sustain a focus on regional economic and foreign policy and address the questions of what they want and who they want to be.

Trong năm 2012, Trung Quốc và Mỹ sẽ tập trung vào việc chuyển giao chính trị nội bộ. Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội đảng Cộng sản 18, còn Mỹ sẽ tổ chức bầu cử toàn quốc chọn ra tổng thống và quốc hội mới. Các chu trình này thông thường có đặc trưng là sự tập trung cao độ vào các vấn đề nội bộ. Nhưng trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dường, cả hai cường quốc cần phải duy trì mối quan tâm vào chính sách kinh tế và đối ngoại khu vực, và trả lời cho câu hỏi là họ muốn gì và muốn mình là ai.

For India, whose 2012 elections will be at the state, not national, level, the same questions are relevant. Is India serious about becoming an Asia-Pacific power? To date, it has attended the meetings and gone through the motions, but it has yet to internalize and focus its engagement.

Tại Ấn Độ, cuộc bầu cử năm 2012 sẽ bắt đầu ở cấp bang, chứ không phải cấp toàn quốc, và những câu hỏi tương tự cũng được đặt ra. Liệu Ấn Độ có thực sự muốn trở thành một cường quốc châu Á – Thái Bình Dương không? Cho đến nay, Ấn Độ đã tham gia các cuộc họp và tiến hành các bước đi, nhưng vẫn chưa đưa nó thành trọng tâm trong nội bộ và tập trung nỗ lực can dự của mình.

Who Does China Want to Be?

Southeast Asia’s primary concern about China is understanding what its massive neighbor wants and who it wants to be. Will the year of the dragon reveal a China guided by Deng Xiaoping’s caution to ask “what should China do?,” or a more aggressive and nationalist neighbor testing its newfound economic power by asserting sovereignty in disputed territories and asking “what can China do?”

Trung Quốc muốn mình là ai?

Mối quan tâm chính của Đông Nam Á về Trung Quốc là người láng giềng khổng lồ này muốn gì và muốn là ai. Liệu năm rồng này sẽ cho thấy một Trung Quốc được dẫn đường bằng sự thận trọng của Đặng Tiểu Bình với câu hỏi “Trung Quốc nên làm gì?”, hay sẽ là một người láng giềng hiếu chiến hơn dân tộc chủ nghĩa hơn muốn thử sức mạnh kinh tế mới của mình bằng việc khẳng định chủ quyền tại các vùng lãnh thổ tranh chấp, với câu hỏi “Trung Quốc có thể làm gì?”

China’s actions in the South China Sea and maritime northeast Asia have triggered age-old anxieties in Southeast Asia—even to the extent that countries once assumed fully under China’s influence such as Myanmar have charted new courses to assert sovereignty through political and economic reform. To be certain, China’s economic dynamism and global presence are vital to the region’s interests. Southeast Asia needs a strong China, but in the form of a confident neighbor willing to work with its neighbors in developing rules and guidelines within the new Asia-Pacific frameworks. By so doing, China will build trust and champion peace and prosperity.

Những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và biển ở Đông Bắc Á đã làm dấy lên những lo lắng tại Đông Nam Á – thậm chí tới mức các quốc gia một thời được cho là hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của Trung Quốc như Mianma đã vạch ra những hướng đi mới nhằm khẳng định chủ quyền của mình thông qua các cải cách chính trị và kinh tế. Đương nhiên, sự năng động về kinh tế và sự hiện diện trên toàn cầu của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với các lợi ích của khu vực. Đông Nam Á cần một Trung Quốc mạnh, nhưng là một người láng giềng tự tin, sẵn sàng hợp tác với các nước láng giềng của mình trong việc đề ra các luật lệ, hướng dẫn trong các khuôn khổ mới ở châu Á – Thái Bình Dương. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ xây dựng được lòng tin và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng.

Will the United States Focus and Follow Through?

The region’s concern about the United States is whether it will focus and follow through on its commitments to the Asia Pacific. In 2011, President Obama and his foreign policy and national security teams made a compelling case that the United States was pivoting toward Asia. He said the Asia-Pacific region will be the center point for new economic growth and security concerns in the first part of the twenty-first century. Asian allies and strategic partners were encouraged by those words and by the actions that backed them up—U.S. leadership in trade with the Trans-Pacific Partnership negotiations, the United States’ first attendance at the East Asia Summit, the announcement of new basing agreements in Australia, and a strong and consistent focus on resolving South China Sea disputes.

Mỹ sẽ tập trung và tiếp tục theo đuổi các cam kết hay không?

Mối quan tâm của khu vực đối với Mỹ là liệu Mỹ sẽ tập trung và tiếp tục theo đuổi các cam kết đối với châu Á Thái Bình Dương hay không. Năm 2011, Tổng thống Obama và đội ngũ chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia của ông đã thể hiện một cách thuyết phục rằng Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á. Ông nói rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là tâm điểm của tăng trưởng kinh tế và các mối quan tâm về an ninh mới trong phần đầu của thế kỷ 21. Các đồng minh và đổi tác chiến lược ở châu Á được khuyến khích bằng những lời này và bằng những hành động thực tế – sự lãnh đạo của Mỹ trong thương mại với các cuộc đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, sự tham gia Lần đầu của Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, việc thông báo các thỏa thuận thiết lập căn cứ mới tại Ôxtrâylia, sự chú ý mạnh mẽ và liên tục vào việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

While 2011 was an impressive year for advancing U.S. goals and engagement in Asia, ASEAN and other partners in the region are anxious about whether the United States can sustain the new level of commitment it has staked out. Most Asian countries have sought a more robust U.S. presence in the region to help convince a rising China to engage in regional frameworks that will result in the collective development of rules around trade and security.

Mặc dù 2011 là một năm đầy ấn tượng trong việc thúc đẩy các mục tiêu và sự tham dự của Mỹ ở châu Á, ASEAN và các đối tác khác trong khu vực vẫn lo ngại về việc liệu Mỹ có thể duy trì một mức độ cam kết mới mà Mỹ đã thể hiện như vừa qua hay không. Hầu hết các nước châu Á đều mong muốn có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực nhằm giúp thuyết phục một Trung Quốc đang nổi cần tham gia các khuôn khổ khu vực, từ đó cùng nhau xây dựng các quy tắc mới về thương mại và an ninh.

Southeast Asia is legitimately concerned about the United States’ financial capability to sustain and expand its presence and questions whether the political focus can be sustained in an election year. The natural inclination of politicians in an election year is to focus almost exclusively on issues that will get them reelected. Foreign policy, trade, and national security issues rarely rank high on that list. Sadly, campaign professionals assiduously steer their candidates away from those topics.

Đông Nam Á lo ngại một cách đúng đắn về khả năng tài chính của Mỹ trong việc duy trì và mở rộng sự hiện diện, và đặt câu hỏi liệu sự tập trung về chính trị có thể được duy trì trong một năm bầu cử hay không. Xu hướng tự nhiên của các chính trị gia trong năm bầu cử là tập trung gần như toàn bộ vào các vấn đề sẽ giúp họ tái cử. Chính sách đối ngoại, thương mại và các vấn đề an ninh quốc gia hiếm khi có được vị trí cao trong danh sách đó. Điều đáng buồn là các chuyên gia về tranh cử thường lôi kéo ứng cử viên của mình khỏi các chủ đề này.

This will present a real challenge for the Obama White House to remain focused and follow through on its commitments to Asian engagement. This White House has already demonstrated its sensitivity to foreign travel and potentially alienating its labor base with trade agreements. Alarming new levels of partisanship coupled with brinksmanship on budgetary issues in Congress will present additional threats to sustaining the U.S. commitment.

Đây sẽ là một thách thức thực sự cho Nhà Trắng của Obama, làm sao để tiếp tục tập trung và theo đuổi các cam kết ở châu Á. Nhà Trắng đã thể hiện sự nhạy cảm của mình đối với hoạt động đi lại ra nước ngoài và khả năng bị các nhóm về quyền lao động xa lánh do các hiệp định thương mại. Sự chia rẽ về đảng phái ở mức độ mới đáng báo động, cùng với việc các vấn đề ngân sách luôn bị đẩy đến phút cuối tại Quốc hội sẽ cộng thêm những thách thức cho việc duy trì cam kết cùa Mỹ.

If the United States falters so early on in its self-proclaimed new focus on Asia, allies and partners in the region will be forced to ask questions and explore hedging strategies that could undermine the vast potential for new security partnerships, growing trade and investment, and strengthening regional architecture.

Nếu Mỹ dao động sớm như vậy, các đồng minh và đối tác trong khu vực sẽ buộc phải đặt ra những nghi vấn và tính đến các chiến lược “rào dậu” có thể phá hỏng tiềm năng to lớn của các quan hệ đối tác mới về an ninh, thương mại và đầu tư đang tăng lên, và củng cố cấu trúc khu vực.

When Will India Assert its Asia-Pacific Credentials?

India shares land and maritime borders with China and Southeast Asia. Like China, it has deep affinities with Southeast Asia through history, governance, language, religion, and culture. It is a party to nascent regional architecture including free trade agreements with ASEAN as well as other Asia-Pacific countries and membership in the East Asia Summit, ASEAN Defense Ministers Meeting Plus, and the ASEAN Regional Forum.

Khi nào Ấn Độ sẽ khẳng định vai trò châu Á – Thái Bình Dương của mình?

Ấn Độ có các đường biên giới chung trên bộ và trên biển với Trung Quốc và Đông Nam Á. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ có những gắn bó sâu sắc với Đông Nam Á thông qua lịch sử, sự cai trị, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Ấn Độ là một thành viên của cấu trúc khu vực mới hình thành bao gồm các hiệp định thương mại tự do với ASEAN cũng như các nước châu Á – Thái Bình Dương khác, là thành viên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+, và Diễn đàn khu vực ASEAN.

However, India remains the most internally focused of the big three powers engaged in Asia-Pacific regional frameworks. Southeast Asia wants to know when India will assert its regional credentials and is searching for the factors that will motivate India to advance its effort to integrate and participate more intensely. Of these factors, the two most viable are, first, an Indian private sector seeking to diversify from stifling corruption and the efficiency-slaking regulatory maze at home and, second, a military increasingly aware of security concerns in the Indian Ocean.

Tuy nhiên, trong ba cường quốc tham gia các khuôn khổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ còn là nước hướng nội nhiều nhất Đông Nam Á muốn biết khi nào thì Ấn Độ sẽ khẳng định vai trò khu vực của mình và đang tìm kiếm các yếu tố có thể kích thích Ấn Độ thúc đẩy các nỗ lực hội nhập và tham gia một cách quyết liệt hơn. Trong số các yếu tố này, có hai yếu tố có thể làm được nhất: một là các công ty Ấn Độ tìm cách thoát khỏi tệ tham nhũng đến khó thở và các luật lệ làm giảm sự hiệu quả ở trong nước, và hai là lực lượng quân đội ngày càng hiểu rõ các mối quan ngại về an ninh tại Ấn Độ Dương.

India should play a stronger leadership role in Asia-Pacific regional architecture. In that context, supporting political and economic reform in Myanmar would be an ideal entrée. India’s nationalist leaders Gandhi and Nehru played a critical inspirational role for Myanmar’s independence movement (then called the Union of Burma). India has economic, political, security, and social interests in seeing a stable and prosperous Myanmar develop on its eastern border. A peaceful Myanmar with a balanced foreign policy is in India’s interests. So is a Myanmar engaged in economic initiatives linking mainland Southeast Asia, China, and India through roads, rail, and maritime cooperation. Finally, a stable and reformed Myanmar will strengthen ASEAN as a solid foundation for developing regional economic and security cooperation, which should be a core national security concern for India.

Ấn Độ nên đóng một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, việc ủng hộ cải cách chính trị và kinh tế tại Mianma sẽ là món khai vị lý tưởng. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ là Gandhi và Nehru là nguồn cảm hứng rất quan trọng cho phong trào độc lập tại Mianma (khi đó gọi là Liên bang Miến Điện). Ấn Độ có các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và xã hội trong việc chứng kiến một Mianma ổn định và phồn thịnh phát triển ở biên giới phía Đông. Một Mianma hòa bình với một chính sách đối ngoại cân bằng là phù hợp với lợi ích của Ấn Độ. Các lợi ích cũng tương tự với một Mianma tham gia các sáng kiến kinh tế kết nối Đông Nam Á đại lục, Trung Quốc và Ấn Độ thông qua đường bộ, đường sắt và đường biển. Cuối cùng, một Mianma ổn định và cải cách sẽ củng cố,ASEAN trở thành cơ sở vững chắc cho việc mở rộng hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, đây là mối quan tâm cốt lõi về an ninh quốc gia của Ấn Độ.

Myanmar: The Breakthrough Opportunity of 2012

The biggest opportunity for Southeast Asia in 2012 is the chance for Myanmar to emerge from the darkness of five decades of repression and self-imposed isolation from the global community. Myanmar’s progress is important to Southeast Asia because the grouping has been dragging the draconian regime around like a ball and chain since it joined in 1997.

Mianma: Cơ hội đột phá trong năm 2012

Cơ hội lớn nhất cho Đông Nam Á trong năm 2012 là việc Mianma có thể vươn lên từ bóng tối của năm thập kỷ đàn áp và tự cô lập với thế giới bên ngoài. Sự tiến bộ của Mianma là quan trọng với Đông Nam Á vì ASEAN đã phải kéo lê lết chế độ hà khắc này kể từ khi Mianma gia nhập vào năm 1997.

Substantial actions have backed up the rhetoric of the government, including the release of many political prisoners, the reform of laws limiting use of the Internet, and the easing of restrictions on the media and free association. In addition, opposition leader Aung San Suu Kyi has been released from house arrest, and she and her party are allowed to run in by-elections planned for early 2012.

Những hành động mạnh mẽ đã đồng hành với lời nói của chính phủ, trong đó có việc thả nhiều tù nhân chính trị, cải cách luật pháp vốn giới hạn sử dụng Internet, và việc nới lỏng các hạn chế đối với báo chí và tự do hội họp. Ngoài ra, nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã được bỏ lệnh quản chế tại gia, bà và đảng của bà được phép tham gia cuộc bầu cử bổ sung vào đầu năm 2012.

Myanmar’s reforms offer Asia-Pacific countries a substantial opportunity to strengthen ASEAN as a foundation for building new regional trade and security architecture. That will encourage China to come to the table and work with other countries to establish rules governing trade and security, promote regional peace and prosperity, and cooperate on areas of concern such as the South China Sea.

Các cải cách ở Mianma có thể mang lại cho các nước châu Á – Thái Bình Dương một cơ hội lớn nhằm củng cố ASEAN thành cơ sở để xây dựng cấu trúc thương mại và an ninh khu vực mới. Nó sẽ khuyến khích Trung Quốc cùng ngồi chung với các nước khác để thiết lập các quy tắc về thương mại và an ninh, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu Vực, và hợp tác trong các vấn đề như Biển Đông.

Political reform in Myanmar is indicative of the trend of continued empowerment for people and voters across Southeast Asia. Should this trend hold, regional governments will be compelled to accelerate campaigns against corruption, advance political and economic reforms, and strengthen institutions. These steps augur well for a just and sustainable governance infrastructure in Southeast Asia. Over the coming decade, this trend toward empowerment and good governance may have more impact on China than Chinese economic momentum has on Southeast Asia.

Cải cách chính trị tại Mianma là một biểu hiện của xu hướng người dân và cử tri được trao quyền trên toàn Đông Nam Á. Nếu xu hướng này được giữ vững, các chính quyền trong khu vực sẽ tự tin đẩy mạnh các chiến dịch chống tham nhũng, thúc đẩy các cải cách chính trị và kinh tế, củng cố các thể chế. Các bước đi này là dấu hiệu tốt cho việc hình thành một cơ sở quản lý công bằng và bền vững tại Đông Nam Á. Trong thập kỷ tới, xu hướng nhân dân được trao quyền lực và quản trị tốt này có thể có tác động tới Trung Quốc nhiều hơn là ảnh, hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Đông Nam A.

The year of the dragon presents Southeast Asia and its partners with important questions. As those queries are answered, the region will make important decisions about the direction of emerging political, economic, and security norms. A strengthened ASEAN is in the interests of all countries in the Asia Pacific. The coming year will reveal who understands this strategic thrust and who is willing to invest in achieving that goal.

Năm con rồng đặt ra cho Đông Nam Á và các đối tác của mình những câu hỏi quan trọng. Khi các câu hỏi này được trả lời, khu vực sẽ có những quyết định quan trọng về hướng đi cho các xu hướng chính trị, kinh tế và an ninh đang nổi lên. Một ASEAN được củng cố sẽ phù hợp với lợi ích của tất cả các nước châu Á – Thái Bình Dương. Năm này sẽ cho thấy ai hiểu được xu thế chiến lược này, và ai sẵn sàng đầu tư để đạt được mục tiêu đó.

Ernest Bower is senior adviser and director of the CSIS Southeast Asia Program and Pacific Partners Initiative. He is recognized as a leading expert on Southeast Asia.

Ernest Bower là cố vấn cấp cao và giám đốc củaChương trìh Đông Nam Á và Sáng kiến ​​Đối tác Thái Bình Dương CSIS. Ông được công nhận là một chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á.

Center for Strategic and International Studies.


http://csis.org/publication/year-dragon-aseans-existential-questions