MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, August 28, 2011

In the eye of the storm - Trong mắt bão




A new dawn in Libya - Bình minh mới ở Li-bi



When Chinese allow 100 flowers to bloom Khi Trung Quốc cho phép “Trăm Hoa Ðua Nở”


When Chinese allow 100 flowers to bloom
Khi Trung Quốc cho phép “Trăm Hoa Ðua Nở”
Financial Times

Free speech helps flush out corruption by officials abusing power and exerts more influence on government's policy
Tự do ngôn luận giúp gột rửa sạch nạn tham nhũng của giới quan chức lạm dụng quyền lực và nó cũng tạo thêm nhiều ảnh hưởng lên các chính sách của chính quyền.


Mao Zedong famously suggested in 1957 that 100 flowers should bloom. Ostensibly it was an invitation for intellectuals to air diverse, even critical, opinions about the direction China's leadership was taking. The campaign lasted six weeks. When it was over, many of those who had taken the Chairman at his word were marched off to labour camps.
Mao Trạch Ðông có một câu nói nổi tiếng hồi năm 1957 rằng, hãy để cho trăm hoa đua nở. Bề ngoài, đó là lời mời gọi các nhà trí thức phát biểu quan điểm khác nhau, thậm chí phê bình, chỉ trích về đường lối của Ban Lãnh đạo Trung Quốc. Chiến dịch ‘Trăm Hoa Ðua Nở ” kéo dài được sáu tuần và khi nó kết thúc, trong số nhiều người tham gia góp ý cho lãnh đạo đảng, những người đã thực lòng tin tưởng vào lời kêu gọi của Mao Chủ Tịch, lần lượt bị tống vào các trại lao động cải tạo.


The problem China's leadership faces today is that there are no longer 100 flowers to worry about. There are 500 million horticultural specimens thrusting into the light — and not a few of them have thorns. That is roughly the number of internet users in China today. While most of them are content to download music and chat innocuously to their friends, a significant minority use the internet to criticise the government and voice grievances.
Vấn đề mà giới lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt ngày nay là, không phải chỉ có mỗi ‘một trăm hoa’ đáng lo ngại nữa, mà có đến tận 500 triệu các loại khác nhau đang vươn lên, và không ít trong số đó là loại hoa đầy gai góc. Con số 500 triệu đó cũng chính là số người sử dụng internet ở Trung Quốc hiện nay. Trong khi đa số những người này thỏa mãn với việc sử dụng internet chỉ để download nhạc và tán phét vô thưởng vô phạt với bạn bè, một thiểu số đáng kể khác sử dụng internet để chỉ trích chính quyền và nói lên các bất bình của họ.


To some extent this is useful to the Communist party. There are no official channels, such as elections, through which people can make their opinions known. So having a degree of free speech is a good way of keeping tabs on the mood of the non-electorate. It is also a means of flushing out egregious corruption or other misdemeanours by local officials who, far from the watchful eye of Beijing, may be abusing power. Encouraging citizens to express themselves can also be a relatively harmless way of allowing people to let off steam, providing a social safety valve and the illusion of free speech. And if they go too far, you can always lock them up.
Ở mức độ nào đó, điều này cũng có lợi cho Đảng. Không hề có một kênh chính thức nào, chẳng hạn như qua các cuộc bầu cử, ý kiến của người dân được biết đến. Vì vậy, tự do ngôn luận ở một mức độ nào đó là một biện pháp tốt để có thể theo dõi tâm trạng của người không ủng hộ. Ðó cũng là một phương cách xóa bỏ nạn tham nhũng quá mức hoặc các sai phạm của các quan chức địa phương lạm dụng quyền lực nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Khuyến khích dân chúng bày tỏ ý kiến cũng có thể là một phương pháp tương đối ít nguy hại khiến cho người dân bớt bùng nổ bột phát, đem lại các ‘van an toàn’ cho xã hội và tạo ra ảo tưởng về tư do ngôn luận. Và nếu sự bất bình của dân chúng đi quá đà, chính quyền luôn có thể kìm hãm chúng lại được. 


The Communist party's propaganda department has made an art form of loosening and tightening control. But it is far from omnipotent. There is a cat-and-mouse game going on between the state censors and a public testing the bounds of the permissible.
Ban tuyên huấn của Ðảng đã tạo ra một hình thức nghệ thuật về sự nới lỏng và thắt chặt kiểm soát. Thế nhưng điều đó còn xa mới đạt được sự hoàn hảo. Trò chơi mèo đuổi chuột giữa những người kiểm duyệt nhà nước và công chúng đang thử thách các giới hạn được phép.


For an illustration of how quickly things can get out of hand, take the events in Dalian last weekend. There, some 12,000 people by official tally staged a demonstration against a petrochemicals plant. Their protest against the factory, which produces a toxic chemical called paraxylene, was enough to elicit an immediate promise from the local Communist party boss to move it — an apparent victory for people power. The protest was marshalled via China's micro-blogging sites, such as Weibo. It also appeared to be influenced by knowledge of a protest in the southern city of Xiamen, which in 2008 forced authorities to scrap plans for a similar plant.
Các sự kiện ở Ðại Liên cuối tuần vừa rồi là một ví dụ minh hoạ cho việc nhiều chuyện có thể tuột khỏi tầm kiểm soát nhanh như thế nào. Khoảng 12 ngàn người theo sự ước lượng của chính phủ đã tiến hành một cuộc biểu tình chống lại một nhà máy hóa dầu chế tạo ra một loại hoá chất độc hại có tên là paraxyelene. Cuộc biểu tình phản đối của họ lớn đến mức người đứng đầu cơ quan Đảng tại địa phương ngay tức khắc phải cam kết sẽ di chuyển nhà máy đó đi chỗ khác. Ðiều này có vẻ là thắng lợi thuộc về sức mạnh nhân dân. Cuộc biểu tình đã được phát động qua các trang blogs nhỏ ở Trung Quốc, chẳng hạn như Weibo. Dường như nó bị ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình ở thành phố phía nam Hạ Môn hồi năm 2008, đã buộc nhà chức trách phải huỷ bỏ kế hoạch [xây dựng] một nhà máy tương tự như thế.


This spread of information — and dissent — is not confined to the internet. The mainstream press, too, is a lot less supine. That is largely because newspapers, magazines and television shows have become more commercial. Their numbers have proliferated. In 1979, there were only 69 newspapers in all of China. Now there are 2,000, plus more than 9,000 magazines. It is years since Chinese media were simply the ‘throat and tongue' of the Communist party, in the phrase of Susan Shirk, an academic and author of China: Fragile Superpower. That makes them far less amenable to spreading party propaganda, particularly if it is boring. As long ago as 2004, Liu Xiaobo, the imprisoned Nobel Peace Prize winner, said: "It is the consumers who command the loyalty of media managers now. They show fake enthusiasm for orders from above. But their efforts to curry favour with the customer are genuine."
Sự lan truyền thông tin và sự bất đồng chính kiến, không bị hạn chế ở internet. Các phương tiện thông tin đại chúng chính thức cũng trở nên năng động hơn. Ðiều này phần lớn là do các tờ báo, tạp chí và các chương trình TV cũng đã trở nên thương mại hơn. Số lượng các tờ báo, tạp chí đã tăng nhanh. Vào năm 1979 chỉ có 69 tờ báo trên toàn Trung Quốc. Giờ đây đã có đến 2000 tờ báo, cộng với hơn 9000 tạp chí. Ðã nhiều năm qua rồi kể từ khi các hệ thống truyền thông đại chúng ở Trung Quốc chỉ đơn thuần là “miệng lưỡi” của Đảng Cộng sản, theo cách gọi của Susan Shirk, một nhà nghiên cứu và tác giả của ‘Siêu Cường Rạn Vỡ ‘ viết về Trung Quốc. Việc thương mại hóa các phương tiện thông tin chính thống khiến cho chúng trở nên rất khó phục tùng mệnh lệnh phổ biến tuyên truyền của đảng, đặc biệt là nếu nó quá tẻ nhạt. Cách đây ít lâu, năm 2004, Lưu Hiểu Ba, người được trao giải thưởng Nobel, hiện đang bị cầm tù, đã nói: “Hiện người tiêu dùng chính là người điều khiển sự trung thành của các nhà quản lý truyền thông. Những nhà quản lý này biểu hiện sự hăng hái nhiệt tình giả vờ với các mệnh lệnh từ bên trên, trong khi đó các cố gắng của họ nhằm ve vãn khách hàng là rất thật tình.”


Hu Shuli, China's best-known financial journalist, turned Caijing magazine into a must-read by leading investigations into official corruption, financial skulduggery and social injustice. Investigative journalism is now a staple of many newspapers and magazines.
Hu Shuli, nhà báo tài chính nổi tiếng nhất Trung Quốc đã biến tạp chí Caijing thành một tạp chí hấp dẫn ăn khách đáng đọc bằng các vụ điều tra tham nhũng của quan chức, lừa bịp tài chính và bất công xã hội. Giờ đây, phóng viên điều tra đã trở thành yếu tố chủ yếu của nhiều tờ báo và tạp chí.


There are also fewer taboos. Newspapers, even ones officially controlled by the Communist party, had a field day after the fatal high-speed train crash in Wenzhou last month. State broadcaster CCTV ran a show questioning the cause of the accident, suggesting that the government was putting economic growth above people's welfare. The show's producer, Wang Qinglei, was subsequently suspended. But attempts to clamp down on coverage have mostly backfired. On July 30, Beijing News carried an unusual full-page weather report on its front page bemoaning ‘seven days of rain', a mischievous reference to the seven-day anniversary of the crash.
Đã có ít điều cấm kỵ hơn. Các tờ báo, thậm chí ngay cả các tờ được Đảng sản chính thức quản lý, đã có một ngày tường trình tại hiện trường ngay sau khi xảy ra tai nạn thảm khốc tàu cao tốc ở Ôn Châu hồi tháng trước. Truyền hình nhà nước CCTV đã phát một buổi chiếu chất vấn những nguyên nhân gây ra tai nạn, trong đó đưa ra giả thuyết rằng chính quyền đã đặt tăng trưởng kinh tế lên trên lợi ích của nhân dân. Người làm chương trình, ông Wang Quingle ngay lập tức đã bị đình chỉ công tác. Tuy vậy, các cố gắng thắt chặt kiểm soát đưa tin về vụ tai nạn phần lớn đã bị phản ứng lại. Vào ngày 30 tháng 7, tờ Tin tức Bắc Kinh đưa trên trang nhất một báo cáo thời tiết dài bất thường, chiếm nguyên trang than khóc “bảy ngày mưa”, một sự ám chỉ tinh quái về lễ tưởng niệm 7 ngày, vụ tai nạn tàu. 


These are positive developments for anyone who wants to see China's population gain a greater voice and more influence over the policies of its government. Widespread dissemination of information about tainted milk powder — suppressed partly because it emerged around the time of the 2008 Olympics — could, for example, have saved many babies from death or injury.
Ðối với những người mong thấy dân chúng Trung Quốc đạt được tiếng nói mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng hơn nữa đối với các chính sách của chính quyền thì đó là những phát triển tích cực. Chẳng hạn như sự lan truyền rộng rãi thông tin về sữa bột nhiễm độc – mà trên thực tế đã bị ngăn chặn một phần bởi vì nó xuất hiện quanh thời điểm Olympics 2008 – lẽ ra đã có thể cứu nhiều em bé thoát chết hoặc thoát khỏi tật nguyền. 


But there are also dangers. Prof Shirk points out that, in a democracy, governments tend to pay attention to the average Joes (or Joannas) whose views are likely to determine the outcome of an election. But authoritarian governments are more prone to listen to those who shout the loudest. That may mean listening to people who do not want a toxic chemical plant in their backyard. But it could mean bending to more extreme or nationalist sentiment.
Tuy vậy cũng có các mối nguy hiểm. Giáo sư Shirk đã chỉ ra rằng, ở các nước dân chủ, chính phủ có xu hướng chú ý đến những người dân thường, là những người hầu như sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử. Trong khi đó chính quyền toàn trị thiên về việc lắng nghe những người la to nhất. Ðiều đó có thể có nghĩa là họ lắng nghe những người không muốn cái nhà máy hóa chất độc hại kia trong khu vườn sân sau nhà của họ, nhưng nó cũng có nghĩa là họ dễ bị uốn theo tình cảm dân tộc cực đoan hơn.


This makes the volatile relationship between the Communist party, the press and the Chinese people fascinating to watch. It also makes Mao's experiment with freedom of expression look like child's play.
Ðiều đó tạo ra một mối quan hệ bất ổn giữa Đảng Cộng sản, báo chí và quần chúng Trung Quốc, và đó là cũng điều hấp dẫn đáng được quan tâm theo dõi. Nó cũng khiến cho thí nghiệm của Mao về tư do bảy tỏ ý kiến giống như trò chơi của trẻ con.