MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 13, 2013

Democratize or Die: Why China’s Communists Face Reform or Revolution Dân chủ hóa hoặc chết: Cải cách hay Cách mạng




Nothing to see here: protesting a chemical plant in Zhejiang Province, China, October 27, 2012. (Carlos Barria / Courtesy Reuters)

Chẳng có gì đây mà xem cả: biểu tình phản đối nhà máy hóa chất tại tỉnh Zhejiang ngày 27/10 2012.



Chủ Tịch Nhà Nước Đặng Tiểu Bình (trái), người khởi xướng chương trình cải tổ kinh tế Trung Quốc vào năm 1976 và Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang, người chủ trương dân chủ hóa Trung Quốc.

Democratize or Die: Why China’s Communists Face Reform or Revolution

Dân chủ hóa hoặc chết: Cải cách hay Cách mạng

By Yasheng Huang
Foreign Affairs
December 30, 2012

Yasheng Huang
Foreign Affairs
30/12/2012

In 2011, standing in front of the Royal Society (the British academy of sciences), Chinese Premier Wen Jiabao declared, “Tomorrow’s China will be a country that fully achieves democracy, the rule of law, fairness, and justice. Without freedom, there is no real democracy. Without guarantee of economic and political rights, there is no real freedom.” Eric Li’s article in these pages, “The Life of the Party,” pays no such lip service to democracy. Instead, Li, a Shanghai-based venture capitalist, declares that the debate over Chinese democratization is dead: the Chinese Communist Party (CCP) will not only stay in power; its success in the coming years will “consolidate the one-party model and, in the process, challenge the West’s conventional wisdom about political development.” Li might have called the race too soon.


Năm 2011, đứng trước Hiệp Hội Hoàng Gia (Viện Khoa Học Anh Quốc), Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) tuyên bố rằng Trung Quốc của tương lai sẽ trở thành một quốc gia thực hiện dân chủ hoàn toàn, pháp quyền, công bằng và công lý. Không có tự do, sẽ không có dân chủ thực sự. Không có bảo đảm về quyền kinh tế và chính trị, sẽ không có tự do thật sự. “Ông Eric Li, trong một bài báo có tựa đề Sinh Tồn của Đảng (The Life of the Party), không nói hời hợt về dân chủ như vậy. Thay thế vào đó, Ông Li, nhà tư bản mạo hiểm có cơ sở tại Thượng Hải (Shanghai), tuyên bố rằng cuộc tranh luận về dân chủ hóa Trung Quốc đã tắt ngủm: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không những sẽ còn nắm quyền hành trong tay; sự thành công của ĐCSTQ trong những năm tới sẽ còn củng cố mô hình độc đảng và trong tiến trình sẽ thử thách sự khôn ngoan của Tây Phương về phát triển chính trị.” Ông Li có thể phát động một cuộc chạy đua quá sớm.


Li cites high public approval of China’s general direction as evidence that the Chinese prefer the political status quo. In a country without free speech, however, asking people to directly evaluate their leaders’ performance is a bit like giving a single-choice exam. More rigorous surveys that frame questions in less politically sensitive ways directly contradict his conclusion. According to 2003 surveys cited in How East Asians View Democracy, edited by the researchers Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew Nathan, and Doh Chull Shin, 72.3 percent of the Chinese public polled said they believed that democracy is “desirable for our country now,” and 67 percent said that democracy is “suitable for our country now.” These two numbers track with those recorded for well-established East Asian democracies, including Japan, South Korea, and Taiwan.

Theo Ông Li sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng đối với đường hướng tổng quát của Trung Quốc chứng tỏ rằng dân Trung Quốc ưa thích tình trạng chính trị hiện nay. Trong một quốc gia không có tự do phát biểu ý kiến, yêu cầu dân chúng đánh giá thành tích của những nhà lãnh đạo, giống như tổ chức một cuộc thi chỉ có thể chọn một câu trả lời có sẵn. Những cuộc điều nghiên nghiêm chỉnh hơn với cách đặt những câu hỏi bớt nhậy cảm về chính trị đã đem lại những kết quả trái ngược với kết luận của Ông Li. Theo cuộc điều nghiên vào năm 2003 được đề cập đến trong tài liệu “Những người Đông Á Nghĩ Thế Nào về Dân Chủ” (How East Asians View Democracy), được hiệu đính bởi những nhà nghiên cứu Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew Nathan, và Doh Chull Shin, 72.3% những người Trung Quốc được thăm dò ý kiến nói rằng họ tin là dân chủ là “một khát vọng cho nước của chúng tôi hiện nay,” và 67% nói rằng dân chủ “thích hợp cho nước của chúng tôi hiện nay.” Hai con số này ăn khớp với những con số của những quốc gia có nền dân chủ bền vững trong vùng Đông Á kể cả Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan.


There are calls for more democracy in China. It is true that the party’s antireform bloc has had the upper hand since the 1989 Tiananmen Square crackdown. But recently, voices for reform within the CCP have been gaining strength, aided in large part by calls for honesty, transparency, and accountability from hundreds of millions of Internet-using Chinese citizens. China’s new leaders seem at least somewhat willing to adopt a more moderate tone than their predecessors, who issued strident warnings against “westernization” of the Chinese political system. So far, what has held China back from democracy is not a lack of demand for it but a lack of supply. It is possible that the gap will start to close over the next ten years.

Có những đòi hỏi nhiều dân chủ hơn tại Trung Quốc. Sự thật là khối chống cải tổ ở trong ĐCSTQ nắm lợi thế kể từ vụ đàn áp tại Quảng Trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) vào 1989. Nhưng gần đây, những tiếng nói đòi cải tổ trong nội bộ ĐCSTQ đang tăng cường sức mạnh và được hỗ trợ bởi những đòi hỏi sự trung thực, minh bạch, và trách nhiệm bởi hàng trăm triệu người dùng Internet. Những lãnh tụ mới của Trung Quốc xem ra ít nhất bằng lòng chấp nhận một giọng điệu ôn hòa hơn những người tiền nhiệm. Những lãnh tụ tiền nhiệm từng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ chống lại việc “tây phương hóa” hệ thống chính trị của Trung Quốc. Cho đến bây giờ, điều ngăn cản Trung Quốc tiến tới dân chủ không phải là thiếu nhu cầu nhưng là thiếu cung cấp. Có thể là khoảng cách này sẽ bắt đầu khép lại trong hơn 10 năm sắp tới.




Hình (Washington Post, 2-6-1989): Nhân cái chết của Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), cựu tổng bí thư của ĐCSTQ, vào ngày 15-4-1989 và những biến động tại những nước Cộng Sản Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, hàng trăm ngàn thanh niên sinh viên tụ tập tại Quảng Trường Thiên An Môn trong hơn một tháng để tưởng niệm Ông Hồ Diệu Bang và đòi tự do dân chủ. Nhà cầm quyền Trung Quốc với sự đồng ý của lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình và gây ra vụ thảm sát vào ngày 4-6-1989.

THE NOT-SO-GREAT WALL

Li acknowledges that China has problems, namely, slowing economic growth, the inadequate provision of social services, and corruption, but he claims that the CCP is more capable than any democratic government of fixing them. The CCP, Li argues, will be able to make tough decisions and follow through on them thanks to the party’s ability to self-correct, its meritocratic structure, and its vast reserves of popular legitimacy.

Không có tường thành vĩ đại

Ông Li xác nhận rằng trung Quốc có những vấn đề như phát triển kinh tế chậm, không cung cấp đủ dịch vụ xã hội, và tham nhũng, nhưng ông cho rằng ĐCSTQ có nhiều khả năng để giải quyết những vấn đề này hơn bất cứ một chính phủ dân chủ nào. Ông Li lý luận rằng ĐCSTQ sẽ có thể làm những quyết định khó khăn và theo rõi cho đến khi hoàn tất nhờ vào khả năng tự sửa sai, cấu trúc trọng dụng nhân tài, và tính chất chính thống phổ thông (popular legitimacy) của ĐCSTQ.


In its six-decade rule, the CCP has tried everything from land collectivization to the Great Leap Forward and the Cultural Revolution to privatization. According to Li, that makes the CCP “one of the most self-reforming political organizations in recent world history.” Unfortunately, China’s prime minister does not have Li’s confidence that Beijing has learned from the disasters of its past and can correct its mistakes. Last March, in response to myriad corruption and political scandals, Wen warned that without political reforms, “such historical tragedies as the Cultural Revolution may happen again.”

Trong sáu thập niên cai trị, ĐCSTQ đã thử mọi thứ từ tập thể hóa đất đai cho đến Bước Nhẩy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa cho đến tư nhân hóa. Theo Ông Li, điều này làm cho ĐCSTQ trở thành “một trong những tổ chức chính trị tự cải tổ trong lịch sử thế giới cận đại.” Bất hạnh thay, thủ tướng của Trung Quốc không có niềm tự tin của Ông Li rằng Bắc Kinh có thể học hỏi từ những tai họa của quá khứ và có thể sửa những sai lầm. Vào tháng Ba vừa qua, phản ứng trước vô số vụ tham nhũng, Ông Ôn Gia Bảo cảnh cáo rằng nếu không có sự cải tổ chính trị, “những thảm họa lịch sử như cuộc Cách Mạng Văn Hóa có thể lại xẩy ra.”

China does seem light years beyond both the Great Leap Forward and the Cultural Revolution, which were disastrous for the country. But the party has never explicitly repudiated or accepted culpability for either, nor has it dealt with the question of how to prevent similar catastrophes in the future. In a system with no true accountability or checks and balances, Wen’s worries — and those of hundreds of millions of Chinese who suffered through the horrors of those events — are sincere and justified.

Trung Quốc có vẻ vượt hàng năm ánh sáng ra ngoài hai giai đoạn thảm khốc cho đất nước là Bước Nhẩy Vọt và cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tuy nhiên ĐCSTQ chưa bao giờ phủ nhận hoặc chấp nhận tội cho cả hai giai đoạn này. ĐCSTQ cũng không đặt vấn đề làm thế nào để ngăn chặn những tai họa tương tự trong tương lai. Trong một hệ thống không có sự quy định trách nhiệm thật sự hoặc kiểm tra đối trọng (check and balance), những ưu tư của Ông Ôn Gia Bảo – và của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã phải trải qua những nỗi kinh hoàng của những biến cố trên – là chân thật và được chứng minh là đúng.

After extolling the CCP’s adaptability, Li moves on to praising its meritocracy. Here, he relates the story of Qiu He, who, thanks to his innovative public policies, rose from small-time apparatchik in a backward county to vice party secretary of Yunnan Province. The fact that the Chinese political system is sufficiently flexible to have allowed someone like Qiu to experiment with reforms is one reason it has not crumbled sooner. Nevertheless, it is odd that Li uses Qiu’s story in his case against democracy. The features of the Chinese political system that allowed Qiu to experiment with policy innovations, subsidiarity (the organizational principle that matters should be handled by the lowest authority capable of addressing them) and federalism, are actually the foundation of any well-functioning democracy. Unlike in China, where the central government decrees subsidiarity and federalism, most democracies constitutionally enshrine the decentralization of political power.

Sau khi ca tụng khả năng thích ứng của ĐCSTQ, Ông Li tán dương hệ thống trọng dụng nhân tài của đảng. Ở điểm này, Ông Li nhắc đến câu chuyện của Ông Khâu Hà (Qiu He), một người có sáng kiến về chính sách công, đã từ một đảng viên thấp kém tại một quận hạt xa xôi trở thành phó bí thư tỉnh ủy của tỉnh Vân Nam. Hệ thống chính trị của Trung Quốc uyển chuyển đủ để cho phép một người như Ông Khâu Hà thí nghiệm những cuộc cải tổ. Đây là một lý do khiến cho hệ thống chính trị của Trung Quốc đã không sụp đổ sớm hơn. Tuy nhiên, một điểm kỳ quặc là Ông Li dùng câu chuyện của Ông Khâu Hà để chống lại dân chủ. Những điểm đặc trưng của hệ thống chính trị của Trung Quốc đã cho phép Ông Khâu Hà thử nghiệm những sáng kiến về chính sách, ủy nhiệm (nguyên tắc giao phó trách nhiệm quyết định cho giới chức thấp nhất) và chế độ liên bang, thật sự là nền tảng của một thể chế dân chủ hoạt động vững vàng. Không giống như Trung Quốc, nơi mà chính quyền trung ương ra những sắc lệnh ủy quyền và phân quyền liên bang, phần lớn những thể chế dân chủ phân quyền một cách trân trọng theo hiến pháp.


There is another problem with the story: for each Qiu, there are countless Chinese politicians who were promoted up through the CCP for less positive reasons. Systematic data simply do not bear out Li’s assertion that the Chinese political system as a whole is meritocratic. In a rigorous analysis of economic and political data, the political scientists Victor Shih, Christopher Adolph, and Mingxing Liu found no evidence that Chinese officials with good economic track records were more likely to be promoted than those who performed poorly. What matters most is patronage — what Wu Si, a prominent historian and editor in China, calls the “hidden rule” of the promotion system.


Có một vấn đề nữa với câu chuyện về Ông Khâu Hà: đối với mỗi Ông Khâu Hà, có vô số những chính trị gia Trung Quốc được ĐCSTQ thăng chức vì những lý do kém tích cực. Đơn giản là những dữ kiện có hệ thống không xác nhận sự quyết đoán của Ông Li rằng cả hệ thống chính trị của Trung Quốc trọng dụng nhân tài. Trong một cuộc phân tách kỹ lưỡng dữ kiện kinh tế và chính trị, những nhà khoa học chính trị Victor Shih, Christopher Adolph, và Mingxing Liu không tìm thấy những bằng cớ chứng tỏ rằng những viên chức Trung Quốc với những thành tích kinh tế tốt dễ được thăng chức hơn là những người có thành tích xấu. Vấn đề quan trọng hơn cả là sự đỡ đầu – điều mà Ông Wu Si, một nhà sử học nổi tiếng và một chủ biên ở Trung Quốc, gọi là “luật chìm” của hệ thống thăng cấp.


Li contends that a person with the credentials of Barack Obama before he was elected U.S. president would not have gone far in Chinese politics. He is right, but so is the flip side. Consider Bo Xilai, the former member of the Politburo whose wife confessed to murder, who could mysteriously afford an expensive overseas education for his son on a public servant’s salary, and who oversaw a red terror campaign against journalists and lawyers, torturing and throwing in jail an untold number of citizens without a modicum of due process. No one with Bo’s record would go very far in the United States. In China, however, he excelled. And before his downfall, he possessed the same unchecked power as Qiu, which he used to resurrect the very elements of the Cultural Revolution that Wen spoke out against.


Ông Li cho rằng một người với địa vị của Ông Barack Obama trước khi ông ta được bầu làm tổng thống không thể tiến xa được trong chính trị Trung Quốc. Ông Li đúng, nhưng trường hợp ngược lại cũng đúng. Hãy xem trường hợp Ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên là một thành viên của Bộ Chính Trị và vợ của ông thú nhận giết người, với lương của một công chức, ông có thể cho con trai ra học ở nước ngoài một cách khó hiểu, giám sát chiến dịch khủng bố đỏ nhằm vào những nhà báo và luật gia, tra tấn và tống giam một số không rõ công dân mà không được xét xử một chút gì cả. Không một người nào có thành tích như Ông Bạc Hy Lai có thể tiến rất xa tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên Ông Bạc Hy Lai đã vượt trội lên tại Trung Quốc. Và trước khi suy sụp, Ông Bạc Hy Lai nắm trong tay quyền lực không bị kiềm chế như Ông Khâu Hà và đã sử dụng quyền lực này để làm phục hồi lại mọi yếu tố của cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà Ông Ôn Gia Bảo chống.


Another of Li’s claims is about the popular legitimacy of the CCP. But corruption and abuse of power undermine that legitimacy. This is one of the lessons party leaders have drawn from the Bo Xilai affair. Remarkably, both Hu Jintao, the outgoing president, and Xi Jinping, the incoming one, have recently issued dire warnings that corruption could lead to the collapse of the party and the state. They are right, especially in light of China’s ongoing economic slowdown. That is not to say that some individual CCP leaders are not still widely respected by the Chinese population. But these officials tend to have been the reformers of the party, such as Deng Xiaoping, who initiated China’s market reforms beginning in the late 1970s, and Hu Yaobang, who was general secretary of the CCP during Deng’s leadership. The fact that such reformers remain popular today provides the CCP with an opportunity: it could pursue a proactive reform agenda to achieve a gradual and peaceful transition to democracy, avoiding the chaos and upheavals that are engulfing the Middle East. But the key would be to start those reforms now.


Một vấn đề khác mà Ông Li nêu lên là tính chất chính thống phổ thông của ĐCSTQ. Nhưng tham nhũng và lạm dụng quyền thế làm hao mòn sự chính thống này. Đây là một trong những bài học mà những nhà lãnh đạo đảng rút tỉa được từ trường hợp Bạc Hy Lai. Thật đáng chú ý rằng cả hai Ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), chủ tịch nước sắp hết nhiệm kỳ, và Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping), tân chủ tịch nước, vừa đây cảnh báo kịch liệt rằng tham nhũng có thể đưa đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước. Những lãnh tụ này đúng, đặc biệt vì tình trạng kinh tế đi xuống hiện nay tại Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là một vài cá nhân lãnh đạo ĐCSTQ không còn được kính trọng rất nhiều bởi dân Trung Quốc. Nhưng những người này là những người chủ trương cải tổ trong đảng, như Ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), người đã khởi xướng cải tổ thị trường Trung Quốc vào cuối thập niên 1970 và Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), tổng bí thư ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Ông Đặng Tiểu Bình. Thực tế là những nhà cải tổ tiếp tục được dân chúng ưa chuộng hiện nay tạo một cơ hội cho ĐCSTQ: Đảng này có thể theo đuổi một chương trình cải tổ chuẩn bị trước để thực hiện một cuộc chuyển tiếp từ từ và hòa bình sang chế độ dân chủ, tránh những sự hỗn loạn và biến động đột ngột đang bao trùm Trung Đông. Nhưng điểm chính yếu là bắt đầu những cải tổ này ngay bây giờ.





Hình (Keystone – France): Hai chiến dịch Bước Nhẩy Vọt (1958-1961) và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đã làm đảo lộn tình trạng chính trị, kinh tế và xã hội Trung Quốc. Hậu quả là hàng chục triệu người chết đói. Bước Nhẩy Vọt nhắm công nghiệp hóa nhanh chóng bằng số nhân lực dồi dào và sản xuất tập thể. Cách Mạng Văn Hóa nhắm tiêu diệt tư bản, áp đặt chế độ Cộng Sản, và loại trừ những đảng viên cao cấp chống Ông Mao. Trạch Đông về sự thất bại của Bước Nhẩy Vọt.

THE TRUTH IS OUT THERE

After walking through the positives of China’s political system, Li moves on to the problems with the West’s. He sees all of the West’s problems — a disintegrating middle class, broken infrastructure, indebtedness, politicians captured by special interests — as resulting from liberal democracy. But such problems are not limited to liberal democratic governments. Authoritarian regimes experience them, too. Think of the economic turmoil that struck the juntas of Latin America in the 1970s and 1980s and Indonesia in 1997. The only authoritarian governments that have historically managed to avoid financial crises were those with centrally planned economies that lacked financial systems to begin with. Instead of sharp cyclical ups and downs, those types of economies produce long-term economic stagnation.


Sự thật phơi bày

Sau khi duyệt qua những điều tích cực về hệ thống chính trị của Trung Quốc, Ông Li chuyển sang những vấn đề của Tây Phương. Ông thấy tất cả những vấn đề của Tây Phương – giai cấp trung lưu tan rã, cơ sở hạ tầng đổ vỡ, nợ nần, chính trị gia bị nhóm lợi ích chiếm đoạt – gây ra bởi nền dân chủ phóng khoáng (liberal democracy). Nhưng những vấn đề này không chỉ giới hạn cho những chính phủ dân chủ phóng khoáng. Chế độ độc tài cũng trải qua những kinh nghiệm này. Hãy nghĩ đến cuộc rối loạn kinh tế đánh vào những chánh phủ quân nhân ở châu Mỹ Latin vào hai thập niên 1970 và 1980 và tại Nam Dương vào 1997. Chỉ những chính quyền độc tài có nền kinh tế tập trung (centrally-planned economies) không có những hệ thống tài chánh mới thoát khỏi những cuộc khủng hoảng tài chánh. Những nền kinh tế tập trung này trải qua một tình trạng kinh tế trì trệ lâu dài thay vì trải qua những chu kỳ lên xuống đột ngột.



Li cites Transparency International data to argue that many democracies are more corrupt than China. Putting aside the irony of using data from an organization committed to transparency to defend an opaque authoritarian system, Li’s argument reveals a deeper analytic point. Uncovering corruption requires information. In a one-party system, real information is suppressed and scarce. The Indian Web site I Paid a Bribe was set up in 2010 as a way for Indians to post anonymously to report incidents of having needed to pay someone off to get a government service. As of November 2012, the Web site had recorded more than 21,000 reports of corruption. Yet when Chinese netizens tried to set up similar sites, such as I Made a Bribe and www.522phone.com [1], the government shut them down. It would therefore be useless to compare India’s 21,000 reported incidents with China’s zero and conclude that India is more corrupt. Yet that is essentially what Li did.


Ông Li dùng dữ kiện của tổ chức Transparency International để lập luận rằng nhiều chế độ dân chủ tham nhũng hơn là Trung Quốc. Bỏ qua một vấn đề mỉa mai là dùng dữ kiện của một tổ chức cam kết phát huy sự minh bạch để bào chữa một chế độ độc tài mờ ám, lập luận của Ông Li để lộ ra một điểm giải tích sâu sa hơn. Để phát hiện tham nhũng phải cần đến tin tức. Trong một chế độ độc đảng, tin tức thực bị giữ kín và hiếm hoi. Mạng I Paid A Bribe (Tôi Hối Lộ) tại Ấn Độ được thiết lập vào 2010 để dân Ấn Độ có thể tường trình một cách khiếm danh những trường hợp dân phải hối lộ để nhận được dịch vụ của chính phủ. Tính đến tháng 11, 2012 trang mạng này đã ghi nhận được 21,000 hồ sơ về tham nhũng. Khi người dân Trung Quốc thiết lập những trang mạng tương tự như I Made A Bribe và 522phone.com, chính quyền đã đóng những mạng này. Do đó, thật là vô ích để so sánh 21,000 trường hợp tại Ấn Độ với không trường hợp nào tại Trung Quốc và kết luận rằng Ấn Độ tham nhũng hơn. Tuy nhiên đây lại chính là cách Ông Li đã làm.


To be sure, there are many corrupt democracies. As Li points out, Argentina, Indonesia, and the Philippines have terrible track records on that score. But ruthless military dictators governed each of those countries for decades before they opened up. Those autocracies created the corrupt systems with which the new democracies must contend. Democracies should be taken to task for their failure to root out corruption, but no one should confuse the symptom with the cause. Worldwide, there is no question that autocracies as a whole are far more corrupt than democracies. As a 2004 Transparency International report revealed, the top three looting officials of the preceding two decades  were Suharto, the ruler of Indonesia until 1998; Ferdinand Marcos, who led the Philippines until 1986; and Mobutu Sese Seko, president of the Democratic Republic of the Congo until 1997. These three dictators pillaged a combined $50 billion from their impoverished people.


Nên biết rõ rằng có những chế độ dân chủ tham nhũng. Như Ông Li đã vạch rõ, Argentina, Nam Dương và Phi Luật Tân có những thành tích kinh khủng về điểm này. Những lãnh tụ độc tài quân phiệt tàn nhẫn đã cai trị những quốc gia này nhiều thập niên, trước khi họ cởi mở. Những chế độ độc đoán này đã tạo ra những hệ thống tham nhũng mà những chế độ dân chủ mới được thiết lập sau phải đối phó. Những chế độ dân chủ phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong việc tiêu diệt tham nhũng, nhưng không ai nên nhầm lẫn triệu chứng với nguyên nhân. Chắc chắn rằng những chế độ chuyên quyền tham nhũng rất nhiều so với những chế độ dân chủ trên khắp thế giới. Phúc trình 2004 của Transparency International cho thấy là ba viên chức tham nhũng nhất trong hai thập niên trước đó là Suharto, cai trị Nam Dương cho đến 1998; Ferdinand Marcos, lãnh đạo Phi Luật Tân cho đến 1986; và Mobutu Sese Seko, tổng thống của nước Dân Chủ Cộng Hòa Congo cho đến năm 1997. Ba lãnh tụ độc tài này đã cướp của dân nghèo tổng cộng 50 tỉ Mỹ kim.


Since 1990, according to a report briefly posted a few months ago on the Web site of China’s central bank, corrupt Chinese officials — about 18,000 of them — have collectively funneled some $120 billion out of the country. That figure is equivalent to China’s entire education budget between 1978 and 1998. Beyond the sheer financial loss, corruption has also led to extremely poor food-safety records, since officials are paid to not enforce regulations. A 2007 Asian Development Bank report estimated that 300 million people in China suffer from food-borne diseases every year. Food safety is not the only woe. Corruption leads to bridge and building collapses that kill and chemical factory spills that poison China’s environment — and their cover-ups.


Theo một phúc trình được phổ biến trong một thời gian ngắn trên mạng của ngân hàng trung ương Trung Quốc vài tháng trước, kể từ 1990, những viên chức tham nhũng Trung Quốc – vào khoảng 18,000 người – đã chuyển ra nước ngoài tổng cộng khoảng 120 tỉ Mỹ kim. Con số này tương đương với toàn bộ ngân sách giáo dục của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1978 – 1998. Ngoài sự mất mát hoàn toàn về tài chánh, tham nhũng đã gây nên tình trạng cực kỳ xấu xa về an toàn thực phẩm, vì các viên chức được hối lộ đã không thi hành luật lệ. Phúc trình 2007 của Ngân Hàng Phát Triển Á châu ước tính rằng 300 triệu người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm. An toàn thực phẩm không phải là tai họa duy nhất. Hối lộ gây ra tai nạn xập cầu và công trình xây cất làm chết người và những chất phế thải từ những nhà máy hóa học làm độc hại môi trường – và che đậy những bê bối này.


The problem is not that China is lenient on corruption. The government routinely executes complicit officials. And some are high ranking, such as Cheng Kejie, who was vice chair of the National People’s Congress before he was executed in 2000, and Zheng Xiaoyu, director of the State Food and Drug Administration, who was executed in 2007. The problem is the absence of any checks and balances on their power and the lack of the best breaks on corruption of all, transparency and a free press.

Vấn đề không phải là Trung Quốc nhân nhượng tham nhũng. Chánh quyền thường xuyên xử tội những viên chức liên hệ. Và một số là những viên chức cao cấp như Thành Khoa Kiệt (Cheng Kejie), nguyên là phó chủ tịch Nghị Hội Nhân Dân Toàn Quốc (National People’s Congress) trước khi bị hành quyết vào 2000, và Trịnh Tiêu Du (Zheng Xiaoyu), giám đốc Cục Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm, bị hành quyết vào 2007. Vấn đề là thiếu vắng hệ thống kiểm soát và đối trọng về quyền hành và sự thiếu sót những cách ngăn chặn tham nhũng tốt nhất, đó là sự minh bạch và tự do báo chí.

DEMOCRACY IS COMING

Even as Li argues that the CCP’s one-party system is the best China can get, he also lays out some sensible reforms for improving it. He proposes stronger nongovernmental organizations, which would help the government deliver better services; more independent media, which would help check corruption; and elements of so-called intraparty democracy, which would help air the party’s “dirty laundry and discourage unseemly behavior.” He is right. Ironically, these are all core components of a well-functioning democracy.

Dân chủ sẽ tới

Mặc dù Ông Li lập luận rằng hệ thống độc đảng của ĐCSTQ là hệ thống tốt nhất cho Trung Quốc, ông ta cũng trình bầy một số cải tổ nhậy cảm để cải thiện hệ thống này. Ông đề nghị những tổ chức phi chính phủ mạnh hơn để giúp chánh quyền cung cấp dịch vụ tốt hơn; những phương tiện truyền thông độc lập hơn để giúp kiểm tra tham nhũng; và những yếu tố của một hệ thống dân chủ nội bộ đảng (intraparty democracy) để giúp phơi bầy “những chuyện cá nhân hay riêng tư xấu xa của đảng và ngăn chặn những hành vi không thích đáng.” Ông Li đúng. Mỉa mai thay đây lại chính là những thành tố cốt lõi của một nền dân chủ hoạt động vững vàng.


No country can adopt such foundational elements of democracy without eventually adopting the whole thing. It would be impossible to sustain vibrant primary elections or caucuses, such as that in Iowa, but have a central government that ruled like Stalin. Consider Taiwan, where democracy evolved over time. In the early 1970s, Chiang Ching-kuo, who was to become president in 1978, began to reform the ruling party, the Kuomintang, in order to allow local competitive elections, indigenous Taiwanese participation (before, only those living in mainland China had been allowed to stand for important positions), and public scrutiny of the party’s budget process. He also released political prisoners and became more tolerant of the press and nongovernmental organizations. When an opposition party, the Democratic Progressive Party, sprang up in 1986, it was a natural outgrowth of Chiang’s earlier reforms. For Taiwan, it was eventually impossible to draw a line between some democracy and full democracy. The same will be true for China.


Không có một quốc gia nào lại có thể chỉ chấp nhận những thành tố căn bản của một nền dân chủ mà không chấp nhận tất cả. Không thể nào duy trì được những cuộc bầu cử sơ cấp sống động hoặc tổ chức những buổi họp hay các nhóm chiến lược tại cấp tiểu bang như Iowa, nhưng lại có một chính quyền trung ương vận hành theo kiểu Stalin. Hãy xem Đài Loan, nơi mà nền dân chủ tiến hóa qua thời gian. Vào đầu thập niên 1970, Ông Tưởng Chính Quốc (Chiang Ching-kuo), người trở thành tổng thống vào năm 1978, bắt đầu cải tổ đảng nắm chính quyền, Quốc Dân Đảng (Kuomingtang), để cho phép những cuộc bầu cử tranh đua tại địa phương, dân Đài Loan tham gia (trước đó, chỉ có những người sống tại lục địa Trung Quốc mới được phép giữ những chức vụ quan trọng), và kiểm tra bởi công chúng tiến trình thành lập ngân sách của đảng. Ông cũng trả tự do cho những tù nhân chính trị và trở nên khoan dung hơn đối với báo chí và những tổ chức phi chính phủ. Khi Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party), một đảng đối lập, xuất hiện vào năm 1986, đó là một thành quả tự nhiên của những cải tổ do Ông Tưởng Chính Quốc chủ trương. Đối với Đài Loan, sau cùng người ta không thể phân biệt giữa dân chủ và dân chủ toàn bộ. Đây cũng sẽ là sự thật đối với Trung Quốc.


And that is a good thing. Li is right that China has made huge economic and social gains in the past few decades. But it has also proved ineffective at creating inclusive growth, reducing income inequality, culling graft, and containing environmental damage. It is now time to give democracy a try. As the scholars David Lake and Matthew Baum have shown, democracies simply do a better job than authoritarian governments at providing public services. And countries that make the transition to democracy experience an immediate improvement. Already, China is seeing some of these effects: Nancy Qian, an economist at Yale University, has shown that the introduction of village elections in China has improved accountability and increased expenditures on public services.


Và đây là một điều tốt. Ông Li đúng khi nói là Trung Quốc đã đạt được tiến bộ kinh tế và xã hội lớn lao trong một vài thập niên. Nhưng quốc gia này cũng chứng tỏ thiếu hiệu quả trong việc tạo ra phát triển toàn bộ, giảm bất bình đẳng lợi tức, loại trừ hối lộ, và ngăn chặn thiệt hại về môi trường. Đây là lúc thử nghiệm dân chủ. Như những học gỉa David Lake và Mathew Baum đã trình bầy, một sự kiện đơn giản là những chế độ dân chủ tốt hơn các chế độ độc tài trong việc cung cấp dịch vụ công cộng. Và những quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ sẽ tìm thấy sự tiến bộ ngay lập tức. Trung Quốc đang nhìn thấy một vài hiệu quả này: Nancy Qian, một nhà kinh tế tại Đại Học Yale, cho thấy rằng việc tổ chức bầu cử tại cấp làng ở Trung Quốc đã cải thiện trách nhiệm và gia tăng chi phí về dịch vụ công cộng.


It is unlikely that a democratic China would beat today’s China in GDP growth, but at least the growth would be more inclusive. The benefits would flow not just to the government and to a small number of connected capitalists but to the majority of the Chinese population, because a well-functioning democracy advances the greatest good for the most possible.


Một Trung Quốc dân chủ khó có thể làm hơn Trung quốc ngày nay về mức phát triển theo tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP), nhưng ít nhất phát triển sẽ toàn bộ hơn. Những lợi ích không chỉ đến với chính phủ và một số ít những nhà tư bản thân thuộc, mà cho đa số dân Trung Quốc, bởi vì một chế độ dân chủ hoạt động vững vàng sẽ thăng tiến thành quả tốt nhất cho đại đa số.


Two aspects of the Chinese economy presage a path to democratization. One is the level of per capita GDP. China has already crossed what some social scientists believe to be the threshold beyond which most societies inevitably begin to democratize — between $4,000 and $6,000. As the China scholar Minxin Pei has pointed out, of the 25 countries with higher per capita GDPs than China that are not free or partially free, 21 of them are sustained by natural resources. Other than this exceptional category, countries become democratic as they get richer.


Có hai khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc báo hiệu con đường dẫn đến dân chủ hóa. Một là mức GDP bình quân đầu người. Một vài nhà khoa học xã hội tin rằng Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng cửa này đến cái mức mà phần đông xã hội chắc chắn phải bắt đầu dân chủ hóa – giữa 4,000 Mỹ kim và 6,000 Mỹ kim. Như học giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã nêu ra, trong 25 quốc gia với GDP bình quân đầu người cao hơn trung Quốc, không có tự do hoặc chỉ có một phần tự do, 21 nước sống sót được là nhờ cậy vào những tài nguyên thiên nhiên. Ngoài nhóm ngoại lệ này, các nước đều trở thành dân chủ khi trở nên giầu có hơn.


The second structural condition presaging democratization is that China’s torrid growth will almost certainly slow down, heightening conflicts and making corruption a heavier burden to bear. When the economy is growing, people are willing to put up with some graft. When it isn’t, the same level of corruption is intolerable. If China continues with its political status quo, conflicts are likely to escalate sharply, and the pace of capital flight from the country, already on the rise due to declining confidence in China’s economic and political future, will accelerate. If not stemmed, the loss of confidence among economic elites will be extremely dangerous for the Chinese economy and could trigger substantial financial instabilities.


Điều kiện thứ hai về cấu trúc báo hiệu tiến trình dân chủ hóa là sự phát triển nóng bỏng của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chậm lại, làm gia tăng những tranh chấp và làm cho nạn tham nhũng trở thành một gánh nặng trầm trọng hơn để có thể gánh chịu. Khi kinh tế phát triển, người ta sẵn sàng chịu đựng một vài hối lộ. Khi kinh tế không phát triển, cùng một mức tham nhũng cũng không thể được dung thứ. Nếu Trung Quốc tiếp tục với tình trạng chính trị hiện nay, những cuộc xung đột gần như chắc chắn sẽ tăng cường mạnh mẽ, và nguồn tài chánh thất thoát ra nước ngoài hiện nay đang gia tăng vì niềm tin vào tương lai kinh tế và chính trị Trung Quốc đang giảm xuống, sẽ còn tăng tốc hơn trước. Nếu không ngăn chặn, việc các thành phần kinh tế ưu tú mất tin cậy sẽ cự kỳ nguy hiểm cho kinh tế Trung Quốc và có thể gây ra sự bất ổn tài chánh trầm trọng.


To be sure, democratization is in the CCP’s hands. But on that score, too, things are getting better. Even some of China’s establishment figures have come to believe that stability comes not from repression but from greater political and economic openness. On the eve of the 18th Party Congress, which was held in November, an open letter calling for more transparency and more intraparty democracy swirled around the Internet. One of the letter’s authors was Chen Xiaolu, the youngest son of one of the most decorated marshals of the Chinese army, who was also a former vice premier and foreign minister and a trusted aid to former Premier Zhou Enlai. Chen and many other Chinese elites no longer believe the status quo is viable.


Chúng ta nên nhớ rằng việc dân chủ hóa nằm trong tay ĐCSTQ. Về điều này, sự việc cũng trở nên tốt đẹp hơn. Ngay cả một vài nhân vật có thế lực và ảnh hưởng của Trung Quốc nay đã tin rằng sự ổn định không được tạo ra bởi sự đàn áp nhưng bằng cởi mở về chính trị và kinh tế. Gần đến ngày Đại Hội Đảng thứ 18 được tổ chức vào tháng 11, một lá thư ngỏ kêu gọi minh bạch và dân chủ nội bộ đảng nhiều hơn đã được phổ biến trên Internet. Một trong những tác giả của lá thư này là Ông Chen Xiaolu, một người con trai nhỏ nhất của một trong những tướng lãnh có nhiều huy chương nhất của quân đội Trung Quốc và cũng là một cựu phó thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao và một phụ tá được tin cậy của Thủ Tướng Chu Ân Lai. Ông Chen và nhiều nhân vật ưu tú Trung Quốc không còn tin rằng tình trạng hiện nay có thể tồn tại được.


Since 1989, the CCP has not adopted any genuine political reforms, relying on high growth rates to maintain its rule. This strategy can work only when the economy is booming — something Beijing cannot take for granted. It matters tremendously whether the CCP proactively adopts political reforms or is forced to do so in reaction to a catastrophic crisis. It would be far better for the political system to change gradually and in a controlled manner, rather than through a violent revolution. The CCP could regain its prestige by reclaiming the mandate of reform, and it could improve China’s political system without having to surrender its power. Not many autocratic regimes get this kind of an opportunity; the CCP should not squander it.


Kể từ 1989, ĐCSTQ không chấp nhận bất cứ một cải tổ chính trị thật sự nào, mà hoàn toàn chỉ trông cậy vào mức phát triển cao để duy trì quyền cai trị. Chiến lược này chỉ thành công khi nền kinh tế đang phát triển nhanh – môt điều mà Bắc Kinh (Beijing) không thể chấp nhận như một của trời cho. Một điều vô cùng quan trọng là hoặc ĐCSTQ chấp nhận những cải tổ chính trị hoặc bị bắt buộc phải làm như vậy vì một cuộc khủng hoảng thê thảm. Thay đổi một hệ thống chính trị dần dần bằng một cách thức có kiểm soát tốt hơn là một cuộc cách mạng hung bạo. ĐCSTQ có thể phục hồi được uy tín bằng một sứ mệnh cải tổ và ĐCSTQ có thể cải thiện chế độ chính trị của Trung Quốc mà không phải từ bỏ quyền lực. Không nhiều chế độ độc tài có được cơ hội này; ĐCSTQ không nên phung phí nó.

Yasheng Huang is Professor of Political Economy and International Management at the MIT Sloan School of Management and the author of Capitalism With Chinese Characteristics: Entrepreneurship and the State.
Ông Yasheng Huang là giáo sư về chính trị kinh tế và quản trị quốc tế tại Trường Quản Trị Sloan thuộc Viện Đại Học Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) và là tác giả của cuốn sách “Chủ Nghĩa Tư Bản với Đặc Tính Trung Quốc: Kinh Doanh và Nhà Nước.”


Translated by Nguyễn Quốc Khải




http://www.foreignaffairs.com/articles/138477/yasheng-huang/democratize-or-die

Survival of China's Communist Party Sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc




Survival of China's Communist Party

Sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc

By Frank Ching

Frank Ching
Gordon Chang, author of “The Coming Collapse of China,” famously predicted in 2001 that the Communist Party would fall from power in a decade.

Gordon Chang, tác giả của "Trung Quốc sắp sụp đổ", với dự đoán nổi tiếng vào năm 2001 rằng Đảng Cộng sản sẽ mất quyền lực trong một thập kỷ.

When 2011 came with the party still firmly in the saddle, he confessed his mistake and said: “I admit it: my prediction that the Communist Party would fall by 2011 was wrong. Still, I’m only off by a year.”

Khi 2011 đến với đảng vẫn còn vững chắc trên yên ngựa, ông đã thú nhận sai lầm của mình và nói: "Tôi thừa nhận: dự đoán của tôi rằng Đảng Cộng sản sẽ sụp đổ vào năm 2011 đã sai. Tuy nhiên, tôi chỉ sai có một năm thôi."

“Instead of 2011,” he wrote in Foreign Policy magazine on Dec. 29, 2011, “the mighty Communist Party of China will fall in 2012. Bet on it.”

"Thay vì năm 2011," ông đã viết trong tạp chí Foreign Policy ngày 29 Tháng Mười Hai, 2011, "Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ đổ vào năm 2012. Hãy đặt cược đi thôi."

As a result, he made Foreign Policy’s “10 worst predictions of the year” twice in a row.

Kết quả là, ông đã khiến 10 dự đoán tồi tệ nhất trong năm của Foreign Policy sai đến hai lần.
Now it is 2013, and Chang is no longer predicting collapse. Instead, he is merely saying that China’s “growth in 2013 is unlikely to meet forecasts,” such as those by the World Bank that the Chinese economy would expand 8.4 percent.

Bây giờ là năm 2013, và Chang không còn dự đoán sụp đổ nữa. Thay vào đó, ông chỉ nói rằng “tăng trưởng Trung Quốc trong năm 2013 sẽ không như dự báo,” chẳng hạn như con số của Ngân hàng Thế giới cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng vượt 8,4%.
But while Chang may have given up on making further dire predictions, at least for the time being, others have stepped into the breech. And they are the leaders of the party, no less.

Nhưng trong khi ông Chang hẳn đã từ bỏ các dự đoán thảm khốc khác, thì ít nhất lúc này đây, những người khác đã bước vào bề rồng. Và hẳn nhiên họ là những nhà lãnh đạo của đảng.
President Hu Jintao, in his report in November to the 18th party congress, called on the party to combat corruption because “if we fail to handle this issue well, it could prove fatal to the party, and even cause the collapse of the party and the fall of the state.”

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong báo cáo của mình đại hội đảng18 vào tháng mười, đã kêu gọi đảng chống tham nhũng bởi vì "nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề này, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng, và thậm chí gây ra sự sụp đổ của đảng và sụp đổ của chế độ."

Xi Jinping, in his first address after being chosen as the new party leader, dwelled on the same theme, warning that officials need to guard against the spread of corruption or it would “doom the party and the state.”

Tập Cận Bình, trong diễn từ đầu tiên của mình sau khi được chọn làm lãnh đạo đảng mới, cũng tập trung vào cùng một chủ đề, cảnh báo rằng các quan chức cần phải bảo vệ chống lại sự lây lan của tham nhũng hoặc nó sẽ "diệt vong của đảng và nhà nước."

These are grave warnings indeed. In fact, they echo words spoken by Chiang Kai-shek, the Nationalist leader who lost the civil war to the Communists more than six decades ago.

Đây là những cảnh báo nghiêm trọng thực sự. Trong thực tế, nó vọng lại lời nói của Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo Quốc Dân Đảng. bị thú trong cuộc nội chiến về tay Cộng Sản hơn sáu thập kỷ trước đây.

In the film “The Founding of a Republic,” produced in 2009 to mark the 60th anniversary of the People’s Republic of China, Chiang said during the waning days of his government: “If we fight corruption, we’ll destroy the party; if we don’t fight corruption, we’ll destroy the nation.”

Trong bộ phim "Lập Chế Cộng Hòa", được sản xuất trong năm 2009 để đánh dấu kỷ niệm 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chiang nói trong những ngày suy tàn của chính phủ của ông: "Nếu chúng ta đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta sẽ tiêu diệt đảng, nếu chúng ta không đấu tranh chống tham nhũng, chúng tôi sẽ tiêu diệt quốc gia."



Chiang opted not to fight corruption, and lost the mainland to the Communists.

Chiang chọn không chống tham nhũng, và bị mất lục địa vào tay Cộng Sản.
Nor is corruption the only threat to the Communist party’s survival. Other threats identified by Xi include the party “losing touch with the people’s concerns” and “formalism.”

Cũng không phải là tham nhũng mối đe dọa duy nhất cho sự sống còn của đảng Cộng sản. Các mối đe dọa khác được Tập Cận Bình xác định bao gồm cả việc đảng "bị xa lánh trong mối quan tâm của nhân dân" và "chủ nghĩa hình thức".

Significantly, in Xi’s view, the absence of democracy is another major threat to the party being able to maintain its position as the leader of China.
Điều quan trọng, theo quan điểm của ông Tập Cận Bình, là sự vắng mặt của nền dân chủ là một mối đe dọa lớn đối với đảng để có thể duy trì vị trí của nó như là các người lãnh đạo Trung Quốc.

This emerged last week when Xi met with representatives of the eight so-called “democratic parties” in China ― formed in the 1930s and 1940s ― which all support the leadership of the Communist Party. Today, they are financed by the communist party and play a largely ornamental role.

Phát biểu này xuất hiện tuần trước khi ông Tập gặp gỡ các đại diện của cái gọi là tám "đảng dân chủ" ở Trung Quốc - được thành lập vào những năm 1930 và 1940 - mà tất cả vốn đều ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngày nay, họ được tài trợ bởi đảng cộng sản và đóng vai trò chủ yếu là trang trí.

In the meeting, Xi recalled a conversation in 1945 between Mao Zedong and Huang Yanpei, a founder of the China Democratic League, which at the time was not allied with either the Communists or the Nationalists.

Trong buổi họp, ông Tập nhắc lại một cuộc trò chuyện vào năm 1945 giữa Mao Trạch Đông và Huang Yanpei, người sáng lập Liên Minh Dân chủ Trung Quốc, mà vào thời điểm đó đã không liên minh với một trong cả Cộng sản cũng như Quốc Dân đảng.

Huang noted that in Chinese history there had been many cases of dynasties that were dynamic at the beginning but ultimately fell because they lacked staying power. Wouldn’t the same thing happen to the communists?

Huang lưu ý rằng trong lịch sử Trung Quốc có nhiều trường hợp của các triều đại lúc đầu rất hùng mạnh nhưng cuối cùng phải sụp đổ bởi vì họ thiếu sức bền. Liệu điều tương tự có xảy ra với những người cộng sản hay không?

Mao assured Huang that would not happen to the Communist Party, because it had a secret weapon: democracy. Mao said as long as the party was under the supervision of the people, it would never slacken.

Mao đảm bảo Huang điều đó sẽ không xảy ra với Đảng Cộng sản, bởi vì đảng có một vũ khí bí mật: đó là nền dân chủ. Mao nói rằng miễn là đảng luôn nằm dưới sự giám sát của nhân dân, thì đảng sẽ không bao giờ suy sụp.

Of course, after the communists gained power, Mao did not subject himself to the people’s supervision. Instead, he created a personality cult whereby the people worshipped him.

Tất nhiên, sau khi những người cộng sản giành được quyền lực, bản thân Mao đã không chịu sự giám sát của nhân dân. Thay vào đó, ông đã tạo ra tệ sùng bái cá nhân, theo đó người ta đã thờ cúng ông.

But Xi’s recollection of the conversation suggests that he is mindful of the role the people play in a democracy, and its importance. 


Nhưng hồi ức của ông Tập trong cuộc trò chuyện cho thấy rằng ông nghĩ đúng về vai trò của người dân trong một nền dân chủ, và tầm quan trọng của nó.

Bloomberg News, in a report last week called “Mapping China’s Red Nobility,” tracked over 100 descendants of a group of senior leaders known as the “Eight Immortals” ― now all deceased ― who have accumulated incredible wealth and, with it, power.

Bloomberg News, trong một bài báo cuối tuần có tên "Hình ảnh các Quý tộc Đỏ của Trung Quốc," đã theo dõi hơn 100 con cháu của một nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao được gọi là "Bát Đại Công Thần" – mà bây giờ tất cả đã chết – những người này đã tích lũy tài sản khủng khiếp và, cùng với nó, là quyền lực.

Bloomberg had, earlier in the year, reported that Xi’s own relatives controlled hundreds of millions of dollars in assets but did not suggest that Xi himself was tainted.

Đầu năm nay, Bloomberg đã tường thuật rằng người thân của của ông Tập kiểm soát hàng trăm triệu đô la trong tài sản, nhưng đã không cho rằng ông Tập bị vấy bẩn.



Xi, undoubtedly, wants to transform the party but his task is daunting. When Mao was alive, his word was law. Today, there is no strongman in China. There is general agreement that the party will collapse if it is not reformed but how is Xi going to do it?


Chắc chắn, ông Tập muốn thay đổi đảng, nhưng nhiệm vụ của ông thật khó khăn. Khi Mao còn sống, lời của ông ta là pháp luật. Ngày nay, không còn có người hùng ở Trung Quốc nữa. Có nhận thức chung rằng đảng sẽ sụp đổ nếu nó không được cải cách nhưng làm thế nào ông Tập thực hiện được cải cách?

Without predicting collapse, it seems safe to say that the coming months and years will be interesting.

Nếu không có dự đoán sự sụp đổ, có vẻ như an toàn khi để nói rằng những tháng và những năm tới sẽ rất đáng quan tâm

Frank Ching is a journalist and commentator based in Hong Kong. Email the writer at frank.ching@gmail.com. Follow him on Twitter: @FrankChing1.

Frank Ching là nhà báo và bình luận viên tại Hồng Kông. Email: frank.ching @ gmail.com., hay trên Twitter: @ FrankChing1.




http://www.koreatimes.co.kr/www/news/opinon/2013/01/171_128187.html