The Danger to China’s Economy
|
Hiểm họa đối với nền kinh tế Trung Quốc
|
Chinese policymakers face a choice – continue with investment-led growth or focus on building a middle class. Either way, the government can’t defy gravity forever
|
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đối mặt với một lựa chọn: hoặc duy trì tăng trưởng dựa vào đầu tư, hoặc tập trung vào kiến tạo một tầng lớp trung lưu? Bất luận theo cách nào thì chính phủ cũng không thể chống đỡ sức hút này mãi mãi.
|
While the United States, Europe and Japan remain mired in sluggish recovery, China's economy has continued to boom. But serious questions are now surfacing about China’s own state-led economic management. Massive overcapacity in infrastructure, stubbornly high inflation and a pile of potentially bad bank loans are undermining historic economic reforms only half completed.
|
Trong khi Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản còn sa lầy trong vì hồi phục chậm chạp thì nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng tốc. Nhưng hiện nay có nhiều vấn đề nghiêm trọng đang nổi lên, liên quan đến việc quản lý kinh tế của nhà nước Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng bị quá tải hết mức, lạm phát giữ mãi ở mức cao, và cả đống nợ xấu ngân hàng tiềm tàng, tất cả những điều đó đang xói mòn những công cuộc cải cách kinh tế lịch sử đang tiến hành nửa chừng.
|
Chinese planners face a serious dilemma – should they continue with investment-led growth, or finally focus on building a robust middle class, a policy nearly a decade overdue. Either choice will have global implications.
|
Những người hoạch định chính sách ở Trung Quốc phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng: liệu có nên tiếp tục tăng trưởng dựa vào đầu tư, hay cuối cùng nên tập trung vào việc kiến thiết một tầng lớp trung lưu mạnh, một chính sách đã tụt lại cả thập niên? Bất cứ lựa chọn cách nào thì cũng có những ảnh hưởng hết sức rộng lớn.
|
Staying the course with investment focusing heavily on construction has starved other parts of the economy, costing the average Chinese citizen dearly. Forced relocation, runaway environmental degradation, and cash-strapped social programmes like education, healthcare, and social security systems have been tolerated for questionable projects, many with little practical use.
|
Tiếp tục tiến trình phát triển với việc đầu tư tập trung mạnh vào ngành xây dựng đã làm cho những bộ phận khác của nền kinh tế bị thiệt hại, khiến những công dân hạng trung ở Trung Quốc phải trả giá đắt. Tái định cư cưỡng chế, suy thoái môi trường quá nhanh, và những chương trình xã hội thiếu vốn như giáo dục, y tế, hệ thống bảo hiểm xã hội, đều đã bị bỏ qua để dồn sức cho những dự án đáng ngờ, trong đó có nhiều dự án có rất ít giá trị thực tế.
|
Entrepreneurial and middle-income business development, meanwhile, remains starved of resources, limiting domestic consumption. The public at large heavily finances the state-centric investment model with their interest losing bank deposits (yields below inflation) which are then lent out to state-owned enterprises at preferential rates. The net effect: a wealth gap widening into a chasm – and increasing government concerns over social stability.
|
Trong khi đó, sự phát triển của tầng lớp doanh nhân và doanh nghiệp có thu nhập trung bình vẫn tiếp tục thiếu thốn nguồn lực, dẫn tới hạn chế tiêu dùng quốc nội. Xã hội nói chung phải tài trợ rất nhiều cho mô hình đầu tư mà nhà nước đóng vai trò trung tâm, thông qua việc gửi tiền ngân hàng với lãi suất rất thấp (tiền lãi dưới mức lạm phát), sau đó những khoản tiền này được đem cho doanh nghiệp nhà nước vay với lãi suất ưu đãi. Kết cục đẽ thấy là: Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, trở thành cái hố cách biệt lớn – và chính phủ ngày càng quan ngại về ổn định xã hội.
|
Construction continues to play an oversized role in China’s economic expansion largely because it worked so well in the past. Twenty-five years ago Shenzhen was largely empty land. Now, the southern industrial powerhouse has a population of ten million. Massive building projects also offer a short-term fix by buffering against the loss of exports. Low-skilled workers remain employed in building projects, while favoured industries continue churning out cement, glass and steel.
|
Ngành xây dựng tiếp tục đóng vai trò quá lớn trong quá trình bành trướng nền kinh tế Trung Quốc, chủ yếu vì trong quá khứ nó đã hoạt động rất tốt. 25 năm trước, Thâm Quyến hầu như chỉ có đất trống. Giờ đây, cỗ máy công nghiệp phía nam này đã có dân số tới 10 triệu. Những dự án xây dựng khổng lồ cũng có tác dụng cứu giúp ngắn hạn bằng cách giảm sóc cho suy giảm xuất khẩu. Công nhân tay nghề thấp vẫn tiếp tục được thuê làm việc trong các dự án xây dựng, trong khi những ngành được ưu đãi hơn thì tiếp tục tuôn ra ồ ạt xi măng, kính, thép.
|
The result, intended or otherwise, has been overcapacity on a scale never seen before, including vacant apartment towers, office buildings and shopping centres. The Mall of China, one of the world's largest, remains empty along with many other commercial projects from Inner Mongolia to purpose-built port cities outside of Shanghai. Despite trends in rural to urban migration, most in the struggling middle still can’t afford luxury apartments, villas, or high-end goods now widely available in first and second tier cities.
|
Kết quả, dù có chủ tâm hay không, là sự dư thừa với quy mô trước đây chưa từng thấy những tòa tháp chung cư, cao ốc văn phòng và trung tâm mua sắm. Trung tâm Thương mại Trung Hoa, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, vẫn vắng lặng, trong lúc đó từ Nội Mông đến những thành phố cảng xung quanh Thượng Hải vẫn còn rất nhiều dự án thương mại khác được tiến hành xây dựng vì mục đích nào đó. Bất chấp xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị, hiện tại phần lớn tầng lớp trung lưu vẫn phải vật lộn vất vả, vẫn không mua được những căn hộ sang trọng, villa, hay hàng hóa cấp cao mà giờ đây đã có mặt ở các thành phố hạng một và hai.
|
The lift that keeps the ‘build-it-and-they-will-come’ model going – largely policy inertia tied to a massive stimulus plan and tight relationships between banks, state-owned companies, and local governments – can’t defy economic gravity forever.
|
Sự nâng đỡ giữ cho cái mô hình “cứ xây đi rồi dân sẽ đến ở” tồn tại – mà phần lớn là những chính sách trì trệ, gắn với một kế hoạch kích thích ồ ạt và các mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng, công ty quốc doanh và chính quyền địa phương – đã không thể cứ chống lại sức hút kinh tế mãi mãi.
|
Warning signs have been evident for some time. Back in late 2009, Wang Shi, Chairman of one of China's largest development companies, China Vanke, warned that a significant bubble was forming. In August 2010, officials in Beijing's largest commercial district, Chaoyang, released figures showing half of vacant real estate had been empty for at least 3 years.
|
Những dấu hiệu cảnh báo đã từng xuất hiện rất rõ. Ngay hồi cuối năm 2009, Vương Thạch, Chủ tịch của một trong những công ty phát triển địa ốc lớn nhất Trung Quốc, Vạn Khoa, từng cảnh báo rằng một bong bóng rất to đang dần dần hình thành. Tháng 8-2010, quan chức tại Triều Dương – quận thương mại lớn nhất ở Bắc Kinh – công bố số liệu cho thấy một nửa số bất động sản không người ở đã bị bỏ trống ít nhất ba năm.
|
Domestic investor sentiment in the sector has dimmed as well. Along with the sideways drift of the Shanghai and Shenzhen markets over the past year, many of China's largest real estate development companies and banks have seen share values lose momentum or fall.
|
Tâm trạng của giới đầu tư trong nước vào khu vực bất động sản cũng u ám. Cùng với sự bấp bênh của thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến trong năm qua, nhiều công ty phát triển nhà đất và ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã phải chịu cảnh cổ phiếu mất giá hoặc sụp đổ.
|
And real estate is only the most visible aspect of the recent building boom, which has also included transportation systems (roads, trains and airports) as well as power generation and transmission. Some of these have provided much-needed improvements, while others turn into wasteful extravagances. Large scale airports have cropped up in even the smallest of towns, yet hopes for an influx of tourists in many interior cities never materialized
|
Và bất động sản là bình diện dễ thấy nhất với cơn bùng nổ xây dượng gần đây liên quan cả đến hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt và sân bay) cũng như sản xuất và truyền tải điện. Một số trong các ngành này đã đem đến những cải thiện rất cần thiết, nhưng những ngành khác thì vô cùng lãng phí. Sân bay lớn xuất hiện ngay cả ở những thị trấn nhỏ nhất, nhưng kỳ vọng thu hút được lượng khách du lịch lớn vẫn chưa bao giờ trở thành hiện thực ở những thành phố nằm sâu trong nội địa.
|
Even the much celebrated and wildly expensive train network, in addition to its safety concerns, may never be economically viable. Most migrant workers making up a significant portion of train ridership can’t afford the tickets. Businesspeople traveling from Beijing to Shanghai may utilize that route, but easing travel and increasing economic activity in interior, less populated cities remains far less certain. The excesses of Japan’s high-speed rail network and its limited impact on rural communities serves as a potent reminder.
|
Ngay cả hệ thống đường sắt vốn được nhiệt liệt hoan nghênh và tổn phí cực kỳ cũng có thể chẳng bao giờ vận hành nổi về mặt kinh tế, bên cạnh nỗi lo về an toàn. Nhiều công nhân nhập cư – vốn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số hành khách – không đủ tiền mua vé. Doanh nhân đi lại giữa Bắc Kinh và Thượng Hải có thể sử dụng tuyến đường này, nhưng tạo thuận lợi cho việc đi lại và tăng cường hoạt động kinh tế ở các thành phố nằm sâu trong nội địa và có ít dân hơn là việc kém khả thi hơn nhiều. Sự quá tải của mạng lưới đường sắt cao tốc Nhật Bản và ảnh hưởng rất hạn chế của nó tới các cộng đồng ở nông thôn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ.
|
The questionable returns on this building frenzy are beginning to affect the financial system. China’s banks are exposed to a variety of questionable and interdependent real estate financing schemes including off-book lending to skirt Beijing's attempts to reign in the sector. Fitch estimates a rise in non-performing loans to 30 percent in the next 3 years. UBS and Credit Suisse are voicing increasing concerns as well. Without accurate assessments of total liabilities firmer figures are hard to come by, adding to the sector’s uncertainty.
|
Sự trở lại đáng nghi vấn của cơn sốt bất động sản này đang bắt đầu ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Các ngân hàng ở Trung Quốc bị đẩy vào một loạt chương trình tài trợ xây nhà ở rất đáng ngờ và ràng buộc lẫn nhau, trong đó có chương trình cho vay ngoài sổ sách để phụ trợ cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát khu vực bất động sản. Fitch ước tính trong 3 năm tới, nợ xấu sẽ tăng lên mức 30%. UBS và Credit Suisse cũng đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại ngày càng lớn. Nếu không có sự đánh giá chính xác về tổng nợ thì khó mà có được những số liệu chắc chắn hơn, và điều đó lại càng làm tăng thêm sự bấp bênh của khu vực bất động sản.
|
Government officials have instructed state-owned banks to re-evaluate their property exposure, one in a string of new policies over the last year to tamp down speculation, control inflation, and rein in massive outlays for spending on development projects.
|
Quan chức chính phủ đã chỉ thị cho các ngân hàng nhà nước đánh giá lại tình trạng phơi nhiễm bất động sản. Đây là một trong một chuỗi những chính sách mới ban hành trong năm qua nhằm kiềm chế lạm phát và kiểm soát những khoản chi tiêu khổng lồ vào các dự án phát triển nhà ở.
|
Developers will eventually feel the profit squeeze caught between high land prices and dwindling returns from commercial projects gone wrong. Many are already chasing foreign capital to remain afloat. Local governments, borrowing heavily against land slated for construction – their major revenue producer – will need increased central government funding (official debts have reached $1.6 trillion with defaults estimated at 20 percent to 30 percent.)
|
Cuối cùng lợi nhuận của các công ty bất động sản sẽ thu hẹp lại vì bị kẹt giữa giá đất cao và doanh số sụt giảm vì các dự án thương mại mắc sai lầm. Nhiều đơn vị đã và đang đuổi theo luồng tư bản nước ngoài để duy trì sự phát triển. Chính quyền địa phương, vay mượn quá nhiều để tiến hành những dự án đất dành cho xây dựng – vốn là nguồn doanh thu chính của họ – sẽ cần thêm ngân sách từ chính quyền trung ương (nợ chính thức đã tới con số 1,6 nghìn tỷ, trong đó nợ không trả được ước tính chiếm từ 20% đến 30%).
|
A policy shift towards building the middle class would bring a host of benefits: Freeing up financial resources to capital-starved small- and medium-sized enterprises to create durable job growth; reduced cement and steel production, two of China’s most energy intensive industries, to help lower inflationary pressures in commodities like coal, oil, and iron ore while also cutting emissions; and a boost in domestic consumption to relieve trade tensions as personal incomes rise along with imports.
|
Một chính sách chuyển dần về việc xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ mang lại một loạt lợi ích: giải phóng các nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp thiếu vốn tạo nhiều công ăn việc làm ổn định; giảm sản xuất xi măng và thép – hai trong số các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều nhất Trung Quốc; góp phần làm giảm áp lực lạm phát ở những mặt hàng như than, dầu và quặng sắt, mà vẫn cắt giảm được khí thải; và gia tăng tiêu dùng nội địa để giải phóng những căng thẳng về thương mại, trong khi thúc đẩy thu nhập cá nhân và nhập khẩu.
|
This will require a degree of political will unseen to date. Economic modernization now risks stalling at best, and reversing at worst, with increased government control.
|
Việc này đòi hỏi một mức độ quyết tâm chính trị mà cho đến nay vẫn chưa vẫn thấy. Hiện đại hóa kinh tế đang có nguy cơ chững lại nếu may mắn hoặc thụt lùi nếu lâm vào trường hợp xấu nhất, với sự kiểm soát của chính phủ ngày càng tăng.
|
If even half the resources devoted to internal security (now larger than the national defence budget) were directed at fighting corruption, enforcing environmental regulations, protecting intellectual property, and hiring more judges, many of China’s social pressures would be alleviated.
|
Chỉ cần một nửa nguồn lực dành cho an ninh nội địa (bây giờ đã lớn hơn ngân sách quốc phòng) được sử dụng để chống tham nhũng, thắt chặt các quy định về môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và tuyển dụng thêm nhiều thẩm phán, thì rất nhiều áp lực xã hội ở Trung Quốc sẽ giảm thiểu.
|
Without a true middle class revolution, China’s economic foundations will increasingly rest on shifting sands. Ghost towns will remain empty, property investors will see diminishing returns, and banks will struggle with increasing defaults. China may be a victim of its own success, arriving at an economic fork in the road sooner than expected – one path leads to enriching the masses, the other back to business as usual.
|
Nếu không có một cuộc cách mạng thật sự với tầng lớp trung lưu, thì các nền tảng kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng dễ tan vỡ. Những thành phố vắng người sẽ tiếp tục vắng vẻ, các nhà đầu tư bất động sản sẽ phải chứng kiến lợi nhuận của họ bị thu hẹp dần, và ngân hàng thì vật lộn với những món nợ tăng cao dần. Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của chính sự thành công của họ: Đi đến ngã ba kinh tế sớm hơn dự kiến, nơi một con đường dẫn tới sự thịnh vượng của quần chúng, đường kia trở lại với lề lối kinh doanh như lệ thường.
|
Brian P. Klein is writer and international economist. A former U.S. diplomat with service in China and India he was a 2008-2009 Council on Foreign Relations International Affairs Fellow based in Tokyo. His articles and commentary have appeared in Foreign Affairs, The International Herald Tribune/New York Times (online), Japan Times, South China Morning Post and Far Eastern Economic Review, among others.
|
Brian P. Klein là tác giả và nhà kinh tế quốc tế. Ông còn là cựu quan chức ngoại giao Mỹ, từng làm việc ở Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2008-2009, ông làm ở Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại và các Vấn đề Quốc tế ở Tokyo. Nhiều bài báo và bình luận của ông đã được đăng trên tờ Foreign Affairs, The International Herald Tribune, New York Times (trực tuyến), Japan Times, Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông và các báo khác.
|
Mr. Roach has spent twenty-eight years in senior positions at Morgan Stanley — the bulk of that time as Chief Economist and more recently as Chairman of the firm's Asian businesses. In addition to his position at Yale, he remains the Non-Executive Chairman of Morgan Stanley Asia. Mr. Roach has long been one of Wall Street's most influential economists. His most recent book, "The Next Asia: Opportunities and Challenges for a New Globalization" analyzes Asia's economic imbalances and the dangers of the region's dependence on Western consumers. Mr. Roach talks about the future of China and what it means for the global economy.