MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 8, 2011

Academic Paper in China Sets Off Alarms in U.S. Một bản nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc gây báo động ở Hoa Kỳ


Academic Paper in China Sets Off Alarms in U.S.

Một bản nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc gây báo động ở Hoa Kỳ

By JOHN MARKOFF and DAVID BARBOZA

Published: March 20, 2010

John Markoff & Davi Baboza, The New York Times

A Chinese student, Wang Jianwei, above, and his professor, wrote an academic paper on the vulnerability of the American power grid to a computer attack. Scientists said the paper was merely a technical exercise.

Một sinh viên Trung Quốc, Wang Jianwei, ở trên, và giáo sư của ông, đã viết một báo cáo khoa học về lỗ hổng của mạng lưới điện của Mỹ để tấn công máy tính. Các nhà khoa học nói rằng giấy chỉ đơn thuần một bài tập kỹ thuật.

It came as a surprise this month to Wang Jianwei, a graduate engineering student in Liaoning, China, that he had been described as a potential cyberwarrior before the United States Congress.

Câu chuyện đã xảy đến như một sự bất ngờ trong tháng này khi Wang Jianwei, một sinh viên cao học kỹ sư tại Liêu Ninh, Trung Quốc, bị Quốc hội Hoa Kỳ xem như có triển vọng là một người tấn công trên mạng ảo.

Larry M. Wortzel, a military strategist and China specialist, told the House Foreign Affairs Committee on March 10 that it should be concerned because “Chinese researchers at the Institute of Systems Engineering of Dalian University of Technology published a paper on how to attack a small U.S. power grid sub-network in a way that would cause a cascading failure of the entire U.S.”

Larry M. Wortzel, một nhà chiến lược quân sự, chuyên gia về Trung Quốc, hôm 10 tháng Ba đã tuyên bố với Uỷ ban Đối ngoại Quốc Hội rằng sự việc này cần phải được quan tâm, vì "những nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Kỹ thuật Hệ thống của Đại học Công Nghệ Đại Liên vừa công bố một bản nghiên cứu về cách tấn công một mạng lưới điện phụ để có thể gây ra sự sụp đổ (mạng lưới) trong cả nước Mỹ ".

Larry M. Wortzel, a military strategist, recently drew attention to the paper.

Larry M. Wortzel, một nhà chiến lược quân sự, gần đây đã thu hút sự chú ý của bái chí.

When reached by telephone, Mr. Wang said he and his professor had indeed published “Cascade-Based Attack Vulnerability on the U.S. Power Grid” in an international journal called Safety Science last spring. But Mr. Wang said he had simply been trying to find ways to enhance the stability of power grids by exploring potential vulnerabilities.

Khi tiếp xúc qua điện thoại, Ông Wang cho biết ông và các giáo sư của ông thực sự đã có công bố "Tính dễ thương tổn bởi tấn công dựa vào lưới tầng của Mạng lưới điện năng của Hoa Kỳ" trong một tạp chí khoa học quốc tế mang tên An Toàn Khoa Học hồi mùa xuân vừa qua. Tuy nhiên, Ông Wang cho biết ông đã chỉ đơn giản là cố gắng tìm cách tăng cường sự ổn định của lưới điện qua việc khám phá các tiềm năng thương tổn.

“We usually say ‘attack’ so you can see what would happen,” he said. “My emphasis is on how you can protect this. My goal is to find a solution to make the network safer and better protected.” And independent American scientists who read his paper said it was true: Mr. Wang’s work was a conventional technical exercise that in no way could be used to take down a power grid.

"Chúng tôi thường nói 'tấn công' để quý vị có thể nhìn thấy được những gì có thể xảy ra" ông nói. "Chú tâm của tôi là về việc làm thế nào quý vị có thể bảo vệ được sự thể này. Mục tiêu của tôi là để tìm một giải pháp để làm cho mạng lưới an toàn hơn và bảo vệ tốt hơn " Và các nhà khoa học độc lập của Mỹ, những người đã từng đọc báo cáo của ông cho rằng đó chính là sự thật: Công trình của ông Wang chính là một bài tập kỹ thuật thông thường vốn không cách gì có thể được sử dụng để làm hỏng đến một mạng lưới điện.

The difference between Mr. Wang’s explanation and Mr. Wortzel’s conclusion is of more than academic interest. It shows that in an atmosphere already charged with hostility between the United States and China over cybersecurity issues, including large-scale attacks on computer networks, even a misunderstanding has the potential to escalate tension and set off an overreaction.

Sự khác biệt giữa giải thích của Ông Wang và kết luận của ông Wortzel là một điều vượt ra ngoài các quan tâm của học thuật. Khác biệt ấy cho thấy rằng trong một bầu không khí vốn đã tích đầy sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các vấn đề về an ninh mạng ảo (cybersecurity), bao gồm các cuộc tấn công có quy mô lớn trên các mạng máy tính thì thậm chí một sự hiểu lầm cũng có khả năng gia tăng mối căng thẳng và đưa đến một phản ứng thái quá.

“Already people are interpreting this as demonstrating some kind of interest that China would have in disrupting the U.S. power grid,” said Nart Villeneuve, a researcher with the SecDev Group, an Ottawa-based cybersecurity research and consulting group. “Once you start interpreting every move that a country makes as hostile, it builds paranoia into the system.”

"Đã có người diễn dịch sự việc này như thể một minh chứng cho một ý muốn nào đó mà Trung Quốc đã có thể có nhằm làm gián đoạn mạng lưới điện năng tại Hoa Kỳ" Sart Villeneuve, một nhà khảo cứu của Tập đoàn SecDev, một tập đoàn nghiên cứu và tham vấn về an ninh mạng ảo có bản doanh tại Ottawa cho biết. "Một khi quý vị khởi sự diễn giải nhất cử nhất động của một đất nước như một sự thù địch, chính là quý vị đã xây dựng mối hoang tưởng vào trong hệ thống của mình".

Mr. Wortzel’s presentation at the House hearing got a particularly strong reaction from Representative Ed Royce, Republican of California, who called the flagging of the Wang paper “one thing I think jumps out to all of these Californians here today, or should.”

Trình bày của ông Wortzel tại buổi điều trần Quốc Hội đã gặp phải một phản ứng đặc biệt mạnh mẽ từ Dân biểu Ed Royce, thuộc đảng Cộng hòa của bang California, người đã xem tín hiệu về bản báo cáo của Wang như "một sự việc tôi cho là sẽ làm hoảng sợ tất cả người dân California ở đây hôm nay".

He was alluding to concerns that arose in 2001 when The Los Angeles Times reported that intrusions into the network that controlled the electrical grid were traced to someone in Guangdong Province, China. Later reports of other attacks often included allegations that the break-ins were orchestrated by the Chinese, although no proof has been produced.

Ông đã ám chỉ đến mối lo ngại từng phát sinh trong năm 2001 khi tờ The Los Angeles Times đã tường thuật rằng các vụ xâm nhập vào mạng lưới kiểm soát điện năng đã được truy nguồn từ một người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Các tường thuật sau đó về các cuộc tấn công khác thường bao gồm các cáo buộc cho rằng các vụ xâm nhập đều được tổ chức bởi người Trung Quốc, mặc dù không hề có bằng chứng nào từng được đưa ra.

In an interview last week about the Wang paper and his testimony, Mr. Wortzel said that the intention of these particular researchers almost did not matter.

Trong một cuộc phỏng vấn tuần qua về vụ báo cáo của Wang và lời khai của ông, ông Wortzel cho biết ý định của riêng nhà nghiên cứu này hầu như không phải là vấn đề.

“My point is that now that vulnerability is out there all over China for anybody to take advantage of,” he said.

"Quan điểm của tôi là lúc này sự tổn thương đang ở ngoài kia trên khắp đất nước Trung Quốc cho bất kỳ ai cũng có thể tận dụng", ông nói.

But specialists in the field of network science, which explores the stability of networks like power grids and the Internet, said that was not the case.

Nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học lưới mạng (network science) vốn từng nghiên cứu tính ổn định của các mạng lưới như lưới điện năng và Internet, cho rằng đây không phải là trường hợp như vậy.

“Neither the authors of this article, nor any other prior article, has had information on the identity of the power grid components represented as nodes of the network,” Reka Albert, a University of Pennsylvania physicist who has conducted similar studies, said in an e-mail interview. “Thus no practical scenarios of an attack on the real power grid can be derived from such work.”

"Không một tác giả nào của bài nghiên cứu này, cũng như bất kỳ bài viết nào khác trước đây, đã có được thông tin nào về danh tính của những thành phần lưới điện được biểu trưng bằng các giao diện (nodes) của mạng lưới", Reka Albert, một nhà vật lý của trường Đại học Pennsylvania người từng tiến hành một nghiên cứu tương tự đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thư "Vì vậy, không có một tình huống thực tế cho một loại tấn công vào mạng lưới điện có thể bắt nguồn từ một công trình như vậy được".

The issue of Mr. Wang’s paper aside, experts in computer security say there are genuine reasons for American officials to be wary of China, and they generally tend to dismiss disclaimers by China that it has neither the expertise nor the intention to carry out the kind of attacks that bombard American government and computer systems by the thousands every week.

Bên cạnh vấn đề bản nghiên cứu của ông Wang, các chuyên gia trong ngành bảo mật máy tính nói rằng có những lý do thật sự khiến các quan chức Mỹ phải cảnh giác với Trung Quốc, và họ thường có xu hướng bác bỏ những lời phủ nhận của Trung Quốc rằng họ không có khả năng chuyên môn cũng như không có ý định thực hiện các loại tấn công nhằm dội bom vào chính phủ Mỹ và hệ thống máy tính bằng hàng ngàn vụ mỗi tuần.

The trouble is that it is so easy to mask the true source of a computer network attack that any retaliation is fraught with uncertainty. This is why a war of words, like the high-pitched one going on these past months between the United States and China, holds special peril, said John Arquilla, director of the Information Operations Center at the Naval Postgraduate School in Monterey, Calif.

Khó khăn là ở chỗ thật là dễ dàng để che đậy nguồn gốc thực của một cuộc tấn công vào mạng máy tính mà bất kỳ cuộc trả đũa nào cũng đầy ắp những sự không chắc. Đây là lý do tại sao một cuộc chiến tranh của lời qua tiếng lại, như những giọng điệu găy gắt đã xảy ra trong những tháng qua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, là một mối nguy hiểm đặc thù, ông John Arquilla, Giám đốc Điều hành Trung tâm Thông tin tại Trường Đại học Hải quân ở Monterey, California đã cho biết.

“What we know from network science is that dense communications across many different links and many different kinds of links can have effects that are highly unpredictable,” Mr. Arquilla said. Cyberwarfare is in some ways “analogous to the way people think about biological weapons — that once you set loose such a weapon it may be very hard to control where it goes,” he added.

"Những gì chúng ta hiểu biết được từ khoa học lưới mạng là những mối giao tiếp dày đặc chồng chéo lên nhiều mối liên kết khác nhau, và các thể loại khác nhau của nhiều mối liên kết có thể ảnh hưởng đến là rất khó có thể tiên đoán được", ông Arquilla nói. Chiến tranh mạng ảo trong một số cách thức là "tương tự như cách mọi người thường nghĩ về vũ khí sinh học - là một khi chúng ta để sẩy một vũ khí là sẽ có thể rất khó kiểm soát được nó đi đến đâu" ông đã nói thêm.

Tension between China and the United States intensified earlier this year after Google threatened to withdraw from doing business in China, saying that it had evidence of Chinese involvement in a sophisticated Internet intrusion. A number of reports, including one last October by the U.S.-China Economic and Security Review Commission, of which Mr. Wortzel is vice chairman, have used strong language about the worsening threat of computer attacks, particularly from China.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gia tăng từ đầu năm nay sau khi công ty Google đang đe dọa rút công việc kinh doanh ra khỏi Trung Quốc, vì cho rằng họ có bằng chứng về sự can dự của Trung Quốc trong một cuộc xâm nhập tinh vi vào hệ thống internet. Một số báo cáo, trong đó có một báo cáo vào cuối tháng mười của Uỷ hội Xem xét về An Ninh và Kinh tế Mỹ-Trung mà ông Wortzel là phó chủ tịch, đã sử dụng những ngôn từ nặng nề để nói về các đe dọa ngày càng xấu đi của các cuộc tấn công vào máy tính, đặc biệt là từ Trung Quốc.

“A large body of both circumstantial and forensic evidence strongly indicates Chinese state involvement in such activities, whether through the direct actions of state entities or through the actions of third-party groups sponsored by the state,” that report stated.

"Một phần lớn các chứng cứ của cả về mặt tình tiết lẫn pháp y rõ ràng cho thấy sự tham gia của nhà nước Trung Quốc trong các hoạt động như vậy, cho dù là thông qua những hành động trực tiếp của các tổ chức nhà nước hoặc thông qua các hành động của các nhóm đệ tam nhân được nhà nước tài trợ" báo cáo đã nêu rõ.

Mr. Wang’s research subject was particularly unfortunate because of the widespread perception, particularly among American military contractors and high-technology firms, that adversaries are likely to attack critical infrastructure like the United States electric grid.

Chủ đề nghiên cứu của Ông Wang đã đặc biệt không may mắn vì những mối nhận thức rộng rãi, đặc biệt giữa các nhà thầu quân sự Mỹ và các công ty công nghệ cao, rằng các đối thủ có khả năng tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới điện năng của Mỹ

Mr. Wang said in the interview that he chose the United States grid for his study basically because it was the easiest way to go. China does not publish data on power grids, he said. The United States does and had had several major blackouts; and, as he reads English, it was the only country he could find with accessible, useful data. He said that he was an “emergency events management” expert and that he was “mainly studying when a point in a network becomes ineffective.”

Trong cuộc phỏng vấn ông Wang cho biết rằng ông đã chọn mạng lưới Hoa Kỳ để nghiên cứu cơ bản bởi vì đó là cách dễ nhất để làm nghiên cứu. Ông nói, (bởi vì) Trung Quốc không công bố các dữ liệu về lưới điện. Hoa Kỳ có và từng có một số vụ mất điện lớn; và, như các tài liệu Anh ngữ ông đã từng đọc, Hoa Kỳ là quốc gia có thể sao lục, truy cập được các dữ liệu hữu ích duy nhất mà ông tìm được. Ông nói rằng ông là một chuyên gia về các "xử lý các sự cố khẩn cấp" và ông đã "chú tâm nghiên cứu khi có một điểm trong mạng lưới trở nên không có hiệu quả".

“I chose the electricity system because the grid can best represent how power currents flow through a network,” he said. “I just wanted to do theoretical research.”

"Tôi đã chọn hệ thống điện năng vì mạng lưới này là biểu hiện tốt nhất cho việc các dòng điện năng dẫn chuyền như thế nào qua một mạng lưới" ông nói. "Tôi chỉ muốn thực hiện một nghiên cứu có tính lý thuyết".

The paper notes the vulnerability of different types of computer networks to “intentional” attacks. The authors suggest that certain types of attacks may generate a domino-style cascading collapse of an entire network. “It is expected that our findings will be helpful for real-life networks to protect the key nodes selected effectively and avoid cascading-failure-induced disasters,” the authors wrote.

Bản nghiên cứu ghi chú các yếu điểm của những mạng máy tính khác nhau cho những cuộc tấn công có "chủ ý". Các tác giả nghiên cứu cho thấy rằng một số loại tấn công có thể tạo ra một loại gãy đổ kiểu domino khiến đưa đến sự xụp đổ của cả một mạng lưới. "Bản nghiên cứu có dự kiến là những phát hiện của chúng tôi sẽ rất hữu ích cho các mạng lưới thực trong đời sống để bảo vệ các trọng điểm được lựa chọn một cách hiệu quả và tránh được các đổ vỡ-từng cấp-đưa đến các thảm họa" các tác giả đã viết như vậy.

Mr. Wang’s paper cites the network science research of Albert-Laszlo Barabasi, a physicist at Northeastern University. Dr. Barabasi has written widely on the potential vulnerability of networks to so-called engineered attacks.

Bản nghiên cứu của ông Wang trích dẫn nghiên cứu về khoa học mạng của Albert-Laszlo Barabasi, một nhà vật lý tại Đại học Đông Bắc (Northeastern Univ.) Tiến sĩ Barabasi đã viết rộng rãi về các lỗ hổng có tiềm năng của các mạng lưới đến cái gọi là những cuộc tấn công kỹ thuật.

“I am not well vested in conspiracy theories,” Dr. Barabasi said in an interview, “but this is a rather mainstream topic that is done for a wide range of networks, and, even in the area of power transmission, is not limited to the U.S. system — there are similar studies for power grids all over the world.”

"Tôi không thích thú lắm với các lý thuyết có tính mưu mô", Tiến sĩ Barabasi đã nói trong một cuộc phỏng vấn, "nhưng đây là một chủ đề có phần khá chủ đạo đã được thực hiện cho một phạm vi rộng rãi của các mạng lưới, và, ngay cả trong lĩnh vực truyền tải điện, cũng không giới hạn trong hệ thống của Mỹ - đã có những nghiên cứu tương tự như thế cho các mạng lưới điện năng trên toàn thế giới ".


Translated by Lê Quốc Tuấn

http://www.nytimes.com/2010/03/21/world/asia/21grid.html

Obama and Asia’s Two Futures Obama và hai tương lai châu Á


Obama and Asia’s Two Futures

Obama và hai tương lai châu Á

by Koike

Yuriko Koike


Project Syndicate

TOKYO – Despite the relentless shift of global economic might to Asia, and China’s rise as a great power – the central historical events of our time, which will drive world affairs for the foreseeable future – America’s focus has been elsewhere. The terrorist attacks of 2001, followed by the Afghanistan and Iraq wars, the Great Contraction of 2008, the Arab Spring, and Europe’s sovereign debt crisis, all diverted the United States from helping to create a lasting structure of peace to accommodate today’s resurgent Asia.

TOKYO - Dù với sự thay đổi không ngừng của sức mạnh kinh tế toàn cầu đến châu Á và cuộc tăng trưởng thành một cường quốc của Trung Quốc - sự kiện lịch sử trung tâm của thời đại chúng ta vốn sẽ tác động đến các vấn đề thế giới trong một tương lai trông thấy - sự tập trung của Mỹ đã từng ở những nơi khác. Cuộc tấn công khủng bố năm 2001, tiếp theo là cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, Đợt co cụm kinh tế lớn lao trong năm 2008, vụ mùa xuân của Ả Rập và cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền của châu Âu, tất cả đã chuyển Hoa Kỳ ra khỏi việc giúp tạo nên một cấu trúc lâu dài của hòa bình để đáp ứng với cuộc nổi dậy ngày hôm nay của châu Á.

In November, US President Barack Obama can begin to redress this imbalance when he hosts the Asia Pacific Economic Cooperation summit in his native state of Hawaii. The meeting’s timing is fortunate, because a number of critical Asian issues are coming to a boil.

Hồi Tháng Mười Một, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể bắt đầu khắc phục tình trạng mất cân bằng này khi ông tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tại tiểu bang quê hương mình Hawaii. Thời điểm của cuộc họp là thuận lợi vì lúc đó một số vấn đề quan trọng của châu Á đang trở nên sôi sục.

The South China Sea, for example, is now churning with competing claims to its islands, atolls, and sea bed, including China’s bold assertion that all of it is Chinese sovereign territory. At this year’s ASEAN summit in Bali, it was agreed that these territorial disputes be settled through bilateral negotiations. But the scope of Chinese claims doomed that agreement from the start; indeed, China now insists that the sea constitutes a core national interest, on a level with Taiwan and Tibet, for which it is prepared to fight.

Chẳng hạn như vùng Biển Đông hiện đang bị khuấy động vì những khẳng định cạnh tranh giữa các đảo, rạn san hô và đáy biển, trong đó có khẳng định táo bạo của Trung Quốc rằng tất cả vùng này là lãnh thổ có chủ quyền của mình. Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN tại Bali năm nay, đã đồng thuận rằng những tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Tuy nhiên, ý định trong các yêu sách của Trung Quốc đã bị kết án ngay từ khởi điểm, thật vậy, hiện nay Trung Quốc khẳng định vùng biển này hình thành một quyển lợi quốc gia cốt lõi, ngang với Đài Loan và Tây Tạng, vì thế họ đang chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu.

China’s willingness to throw its weight around amplifies the grave imbalance in size, and leverage, between it and the other countries bordering the South China Sea. This has made bilateral negotiations to settle these disputes unviable. Vietnam and the Philippines have been bullied in this way recently, with both pushing back rather than submit to Chinese imposed terms.

Việc Trung Quốc sẵn sàng tung sức nặng của mình ra chung quanh gia tăng sự mất cân đối nghiêm trọng về quy mô và lực bẩy giữa TQ với các nước khác tiếp giáp với biển Nam Trung Hoa. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán song phương để giải quyết những tranh chấp này không thể tồn tại. Gần đây, Việt Nam và Philippines đã bị bắt nạt bằng phương cách này, với việc cả hai bị xúc phạm và không thể quy phục với các điều kiện do Trung Quốc áp đặt.

The presidential elections scheduled for next year in two of Asia’s strongest democracies – South Korea and Taiwan – are also likely to cause diplomatic temperatures to rise in the months ahead. The risk stems not from the conduct of the South Koreans or the Taiwanese, but from the democratic choices that they make, which may offend two of Asia’s last dictatorships.

Các cuộc bầu cử tổng thống dự kiến cho năm tới ở Nam Hàn và Đài Loan, hai nước có nền dân chủ mạnh nhất châu Á cũng có khả năng gây tăng nhiệt về ngoại giao trong những tháng tới. Nguy cơ xuất phát không phải từ cách cư xử của Nam Hàn hoặc Đài Loan, mà là từ những lựa chọn dân chủ mà họ thực hiện có thể xúc phạm đến hai chế độ độc tài cuối cùng của châu Á.

In South Korea, the remarkable Park Guen-hye’s bid to become her country’s first woman president may provide an excuse – as if any were needed – for North Korean mischief-making. The regime in Pyongyang is seeking to ensure that power passes to a third generation of Kims, represented by the pudgy and well-fed “Dear Young General,” Kim Jong-un, and appears to believe that provocations such as its bombardment of a South Korean island earlier this year are the way to secure the succession.

Ở Nam Hàn, nỗ lực đáng chú ý của Park Guen-hye để trở thành nữ tổng thống đầu tiên trên đất nước mình có thể mang lại một lý do - như bất kỳ lý do nào từng cần đến - cho đất nước bất hòa Bắc Triều Tiên. Chế độ ở Bình Nhưỡng đang tìm cách để đảm bảo quyền lực sẽ được chuyển qua một thế hệ thứ ba của gia đình Kim, đại diện bởi anh chàng thấp lùn, tốt ăn "Tướng trẻ Kính yêu" Kim Jong-un, và dường như có thể tin rằng hành động khiêu khích bắn phá vào một hòn đảo của Nam Hàn hồi đầu năm nay là một phương cách để đảm bảo cho cuộc truyền ngôi.

Taiwan, too, may elect a woman president, Tsai Ing-wen, the leader of the opposition Democratic Peoples’ Party, next year. That outcome would stoke Chinese ire, not because of Tsai’s gender, but owing to her politics. The DPP has long been the Taiwanese party keenest on securing independence for the country.

Đài Loan, cũng có thể bầu một nữ tổng thống cho năm sau, Tsai Ing-wen, lãnh đạo của đảng đối lập Dân chủ Nhân dân. Đó là những kết quả sẽ thổi bùng cơn giận dữ của Trung Quốc, không phải vì giới tính của Tsai, nhưng vì chủ trương chính trị của bà. Đảng Dân Chủ Nhân dân (DPP) từ lâu đã là chính đảng tha thiết nhất của người Đài Loan về việc bảo đảm sự độc lập cho đất nước.

A third Asian issue with combustible potential is Burma, where another unique woman, the Nobel Peace Prize winner Aung San Suu Kyi, is at the heart of events. The elections earlier this year, which many at first assumed were a sham, now appear to have produced changes to which Asia’s countries will need to collectively and individually respond. The government not only freed Suu Kyi after two decades of house arrest, but has even begun a dialogue with her – talks for which the meticulous opposition leader has expressed real hope.

Một vấn đề thứ ba của châu Á với tiềm năng dễ bắt lửa là Miến Điện, nơi Aung San Suu Kyi, một người phụ nữ duy nhất đoạt giải Nobel Hòa bình là trung tâm của sự kiện. Các cuộc bầu cử hồi đầu năm nay, mà nhiều người lúc đầu cho là một sự giả tạo, hiện đang xuất hiện như mang lại thay đổi mà các cá nhấn và tập thể ở các nước châu Á sẽ cần phải đáp ứng. Chính phủ đã không chỉ thả tự do cho Suu Kyi sau hai thập kỷ quản thúc tại gia, mà thậm chí còn đã bắt đầu một cuộc đối thoại với bà - những cuộc đàm phán mà các nhà lãnh đạo đối lập cầu toàn đã bày tỏ những hy vọng thực sự.

Indeed, President Thein Sein’s government has begun to release thousands of political prisoners, including the monk who led the massive street protests of 2007. Sein’s government has also listened to Burmese public disquiet at China’s massive influence in the country, and has canceled a huge $3.6 billion dam that Chinese firms were building.

Thật vậy, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã bắt đầu thả hàng ngàn tù nhân chính trị, bao gồm các tu sĩ từng lãnh đạo cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào năm 2007. Chính phủ của Sein cũng đã lắng nghe đến niềm lo âu của công chúng Miến Điện trước ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc trong nước, để hủy bỏ một con đập có trị giá lớn 3,6 tỷ USD mà các công ty Trung Quốc đang xây dựng.

China, it is plain to see, is at the root of most of the disputes troubling Asia. Two main issues must be managed – one philosophical, the other structural – in seeking to ameliorate the problems caused by China’s unconstrained rise. Only by resolving the structural issue will Asia succeed in overcoming the philosophical problem.

Thật dễ dàng nhìn thấy, Trung Quốc là cội nguồn của hầu hết các vụ tranh chấp gây phiền hà cho châu Á. Trong việc tìm kiếm để cải thiện các vấn đề gây ra từ sự gia tăng không kềm chế của Trung Quốc, có hai vấn đề chính cần phải được giải quyết - một vấn đề thuộc về triết lý, còn vấn đề kia thuộc về cấu trúc. Chỉ giải quyết vấn đề cấu trúc của châu Á mới thành công được trong việc khắc phục các vấn đề về triết lý.

The philosophical problem concerns China’s renewed conception of itself as the “Middle Kingdom,” a state with no sovereign equal. Throughout its history, China has sought to treat its neighbors as vassals – a mindset currently reflected in the way that it has approached negotiations with Vietnam and the Philippines over the South China Sea.

Vấn đề triết lý có liên quan đến quan niệm mới, tự cho mình là một "Vương Quốc Trung tâm" của Trung Quốc, nghĩa là một một nhà nước không có chủ quyền lãnh thổ nào sánh bằng. Trong suốt lịch sử của mình, Trung Quốc đã tìm cách để cư xử với các nước láng giềng như những chư hầu - một tư duy phản ánh trong cách mà họ đã tiếp cận qua việc đàm phán với Việt Nam và Philippine ở Biển Đông.

China’s free-floating rise, unanchored in any regional structure or settlement, makes this mindset particularly worrying. At the Hawaii summit, Obama must orchestrate the first steps toward constructing an effective multilateral framework within which the complications posed by China’s rise can be addressed.

Cuộc nổi dậy lềnh bềnh bấp bênh của Trung Quốc, không neo bám vào bất kỳ đặt định hoặc cấu trúc khu vực nào, khiến tư duy triết lý trên trở nên đặc biệt đáng lo ngại. Tại hội nghị thượng đỉnh Hawaii, ông Obama phải phối soạn những biện pháp đầu tiên để hướng tới xây dựng một khuôn khổ đa phương hiệu quả mà trong đó có thể giải quyết được các biến chứng gây ra từ sự vươn dậy của Trung Quốc.

The absence of such a structure of peace has been obscured, to some extent, by America’s dominant role in Asia since the Pacific War. But China’s rise and America’s other global and domestic concerns have left many Asians wondering just how enduring those commitments will be in the future. Nevertheless, China’s recent strategic assertiveness has led many Asian democracies to seek to deepen their ties with the US, as South Korea has done with a bilateral free-trade agreement. The US is reciprocating by pledging not to cut Asia-related defense spending, despite the big reduction in overall US defense spending that lies ahead.

Vì vai trò chi phối của Mỹ ở châu Á kề từ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, sự vắng mặt của một cấu trúc cho hòa bình như vậy đã bị che khuất ở một mức độ nào đấy. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối lo lắng từ trong nước Mỹ và các nước toàn cầu khác đã khiến nhiều người châu Á phải tự hỏi những cam kết hứa hẹn ấy sẽ tồn tại ra sao trong tương lai. Tuy nhiên, tính quyết đoán về chiến lược của Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều nền dân chủ châu Á phải tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ với Mỹ, Hàn Quốc đã thực hiện một thỏa thuận thương mại tự do song phương. Mỹ đáp lại bằng cách cam kết không cắt giảm chi tiêu quốc phòng liên quan đến châu Á, bất chấp sự cắt giảm lớn trong tổng chi tiêu quốc phòng Hoa Kỳ sẽ xảy đến.

What Asia most needs today is a well-conceived regional system, embedded in binding multilateral institutions. A “Trans-Pacific Partnership” between Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, the US, and Vietnam to govern supply-chain management, intellectual-property protection, investment, rules on state-owned firms, and other trade issues – likely to be announced in Hawaii – is a good start in the economic sphere. But much more is needed.

Hiện nay, điều mà Á châu cần nhất là một cơ chế khu vực được nhận thức rõ ràng, gắn kết qua những tổ chức liên kết đa phương. Một "Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương" giữa Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam nhằm điều khiển nền dây chuyền quản lý cung ứng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, đầu tư, các quy luật về những công ty quốc doanh và các vấn đề thương mại khác - có khả năng sẽ được công bố ở Hawaii - là một khởi điểm tốt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc hơn phải thực hiện.

Ultimately, the best way for peace to prevail in the region is for the US and China to share responsibility for a regional order with Asia’s other powers, particularly India, Indonesia, Japan, and South Korea.

Sau cùng, cách tốt nhất để hòa bình chiếm ưu thế trong khu vực là Mỹ và Trung Quốc chia sẻ trách nhiệm cho một trật tự khu vực với các quyền lực khác của châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Nam Hàn.

Asia’s choice is clear: either the region embraces a multilateral structure of peace, or it will find itself constrained by a system of strategic military alliances. In Hawaii, Obama and the other assembled Asian leaders – particularly the Chinese – must begin to choose between these two Asian futures.

Lựa chọn của châu Á là rõ ràng: hoặc là khu vực sẽ nắm được một cấu trúc đa phương của hòa bình, hoặc sẽ tìm thấy bản thân bị hạn chế bởi một hệ thống đồng minh quân sự có tính chiến lược. Ở Hawaii, Obama và các nhà lãnh đạo châu Á khác của hội nghị, đặc biệt là người Trung Quốc - phải bắt đầu lựa chọn giữa hai tương lai ấy của châu Á.

Yuriko Koike is Japan’s former Minister of Defense and National Security Adviser.

Tác giả Yuriko Koike là cố vấn cho cựu bộ trưởng quốc phòng và an ninh quốc gia của Nhât bản.


Translated by Lê Quốc Tuấn

http://www.project-syndicate.org/commentary/koike23/English