|
South China Sea: China’s Rise and Implications for Security Cooperation1 | GS. Koichi Sato, Biển Đông: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đối với hợp tác an ninh1 |
Prof. Koichi Sato College of Liberal Arts, J. F. Oberlin University, Tokyo, Japan | Giáo sư. Koichi Sato Khoa Nghệ thuật Tự do, J. F. Đại học Oberlin, Tokyo, Nhật bản |
1 Some parts of this paper are based on Koichi Sato, “China’s ‘Frontiers’: Issues Concerning Territorial Claims at Sea - Security Implications in the East China Sea and the South China Sea-”, presented at the Global COE program of Slavic Research Center, Hokkaido University (http://src-h.slav.hokudai.ac.jp/ ). This author owes special thanks to the Slavic Research Center in gratitude for its support and generosity on the research of maritime border issues. The views expressed in this study only represent the personal views of this author, and do not represent any organization. | [1] Một số phần trong bài tham luận này được đăng trên bài viết của chính tác giả, Koichi Sato, “China’s ‘Frontiers’: Issues Concerning Territorial Claims at Sea - Security Implications in the East China Sea and the South China Sea-”, đây là bài tham luận được trình bày tại chương trình Global COE của Trung tâm nghiên cứu Sla-vơ, Đại học Hokkaido ( http://src-h.slav.hokudai.ac.jp/ ). Tác giả muốn dành những lời cám ơn đặc biệt tới Trung tâm nghiên cứu Sla-vơ vì đã hỗ trợ tác giả trong việc nghiên cứu các vấn đề biên giới biển. Những quan điểm trong tham luận này chỉ mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào. |
In March 20102, Chinese diplomats told senior Obama administration officials that China (People’s Republic of China: PRC) would not tolerate any interference in the South China Sea, now part of China’s “core interest” of sovereignty. The People’s Liberation Army (PLA) navy and the Chinese maritime security agencies have begun to deploy their battleships and patrol boats in the South China Sea. Tensions between China and its Southeast Asian neighbors are on the rise. The United States, Japan, and Australia also show concern for the security of Sea Lines of Communication (SLOC) in the South China Sea. It is also said that the PLA navy has a plan to develop aircraft carriers. This paper analyzes these maritime challenges and explores implications for the security cooperation between China and its neighboring countries including Japan and the United States. | Tháng 3 năm 2010[2], các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thông báo với quan chức chính quyền Obama rằng Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân - CHND Trung Hoa) sẽ không dung thứ cho bất cứ hành động can thiệp nào tại Biển Đông, nơi mà hiện nay Trung Quốc coi là một phần “lợi ích cốt lõi” thuộc chủ quyền Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (viết tắt tiếng Anh: PLA, và các cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tàu chiến và tàu tuần tra tại Biển Đông. Căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á đang leo thang. Mỹ, Nhật Bản và Úc cũng thể hiện sự quan ngại đối với an ninh của các tuyến đường thông thương hàng hải (SLOC) tại Biển Đông. Cũng có ý kiến cho rằng Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu sân bay. Bài tham luận này sẽ phân tích những thách thức trên biển này và xem xét những hệ lụy đối với hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng bao gồm Nhật Bản và Mỹ. |
2 New York Times, 23 April 2010. “China’s core interests,” in reference to territory, usually means Taiwan, Tibet, and Xinjang. | [2] New York Times, 23 tháng 4 năm 2010. “Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” trong vấn đề lãnh thổ bao gồm Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. |
Background of the South China Sea Conflict There are four Island groups, namely, the Pratas Islands, the Paracel Islands, the Macclesfield Bank, and the Spratly Islands in the South China Sea (See Fig-1). The Pratas Islands were occupied by Taiwan (Republic of China: ROC) in 1946, the Paracel Islands were occupied by China after the naval clash between the PLA navy and Republic of Vietnam (RVN) navy in 1974. The reefs of Macclesfield Bank are all sunken reefs with the exception of two rocks of the Scarborough Shoal being occupied by the Philippine Armed Forces. | Khái quát về xung đột tại Biển Đông Biển Đông có bốn nhóm đảo, gồm quần đảo Đông Sa (tiếng Anh: Pratas); quần đảo Hoàng Sa; bãi Trung Sa và quần đảo Trường Sa (xem Hình 1). Đài Loan đã chiếm đóng quần đảo Đông Sa vào năm 1946, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau vụ đụng độ trên biển giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974. Tất cả đảo đá tại bãi Trung Sa đều là bãi chìm, trừ hai đá thuộc bãi Scarborough do quân đội Phi-lip-pin chiếm đóng. |
The focal point is the territorial disputes over the Spratly Islands. According to Chinese sources, the sea area of the Spratly Islands is around 800,000 square kilometers, or 38% of the total sea area of the South China Sea; the area includes 230 islands, reefs, and cays3. All the islands, reefs, and cays are claimed by China, Taiwan, and Vietnam, and some part of the islands and reefs are claimed by the Philippines, Malaysia, and Brunei. The four claimants, namely Brunei, Malaysia, the Philippines, and Vietnam are members of Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). | Trọng tâm chính là các tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa. Theo nhiều nguồn tư liệu của Trung Quốc, diện tích biển quanh quần đảo Trường Sa rộng khoảng 800 nghìn cây số vuông, chiếm khoảng 38% tổng diện tích Biển Đông. Khu vực này bao gồm 230 đảo, đá chìm và đảo nhỏ[3]. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều đưa ra yêu sách đối tất cả các đảo, đá chìm, đảo nhỏ; trong khi đó Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Bru-nây chỉ đưa ra yêu sách với một số đảo và đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa. Bốn bên đưa ra yêu sách, như Bru-nây, Ma-lai-sia, Phi-líp-pin và Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN). |
3 Ji Guoxing, The Spratlys Disputes and Prospects for Settlement, Institute of Strategic and International Studies (ISIS) Malaysia, 1992, p. 1. | [3] Ji Guoxing, The Spratlys Disputes and Prospects for Settlement, Institute of Strategic and International Studies (ISIS) Malaysia, 1992, tr. 1. |
|
|
|
Fig-1: Broken U-shaped line and South China Sea Islands | Hình 1: Đường đứt đoạn chữ U và các đảo tại Biển Đông |
The sea area of the Spratly Islands is believed to be rich in oil and fishery resources, and this is the main reason that all claimants assert their sovereign right to the Spratly islands. But no oil detection has yet been successful, and the Japanese specialists are rather pessimistic about the oil & gas production in the sea area surrounding the Spratly Islands4. It is true that some oil fields and natural gas deposits were found in the South China Sea, but they are located mainly in the sedimentary basins of the coastal areas of Vietnam, Sabah and Sarawak of East Malaysia, and the Natuna Islands of Indonesia. No resources were found in the sea area surrounding the Spratly Islands, which are located in the central deep sea area of the South China Sea. | Vùng biển bao quanh quần đảo Trường Sa được đánh giá là giàu có về nguồn lợi dầu mỏ và hải sản. Đó là lý do chính khiến tất cả các bên yêu sách khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bên nào thành công trong việc tìm kiếm dầu mỏ. Các chuyên gia Nhật Bản cũng tỏ ra bi quan đối với việc sản xuất dầu mỏ và khí đốt tại vùng biển bao quanh quần đảo Trường Sa[4]. Đúng là có một số mỏ dầu hoặc mỏ khí đốt tự nhiên đã được tìm thấy tại Biển Đông, nhưng các mỏ này nằm tại những khu vực trũng địa chất thuộc các vùng duyên hải Việt Nam, Sabah và Sarawak của Ma-lai-sia và quần đảo Natuna của In-đô-nê-sia. Không có một mỏ dầu khí nào được tìm thấy quanh quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này nằm ở vùng biển giữa và sâu của Biển Đông. |
4 Akira Ishi and Kazuhiko Fuji, Sekai Wo Ugokasu Sekiyu Senryaku [World Oil Strategy], Chikuma Publishing, 2003, pp. 136-140. China’s Ministry of Land Resources has optimistically claimed that the South China Sea might hold 23-40 billion tons of oil reserve (168-220 billion barrels), and more than 2,000 trillion cubic feet (Tcf) of natural gas reserves, though a 1993/4 US geological survey puts the oil reserves at 28 billion barrels and the US Energy Information Administration listed proven oil reserves at just 7 billion barrels. Ralf Emmers, Geopolitics and Maritime Territorial Disputes in the South China Sea: From Competition to Collaboration? Joshua Ho, ed., Realising Safe and Secure Seas for All, Select Publishing, 2009, p. 147. | [4] Akira Ishi và Kazuhiko Fuji, Sekai Wo Ugokasu Sekiyu Senryaku [Chiến lược dầu mỏ thế giới], Chikuma Publishing, 2003, tr. 136-140. Bộ Tài nguyên Đất đai của Trung Quốc đã tuyên bố một cách lạc quan rằng Biển Đông có thể có khoảng 23-40 tỷ tấn dầu mỏ (tương đương với 168 – 220 tỷ thùng dầu) và hơn 2000 nghìn tỷ khối (tcf) khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò địa chấn của Mỹ vào năm 1993/4 cho rằng chỉ có 28 tỷ thùng dầu, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cho rằng chỉ có khoảng 7 tỷ thùng dầu. Theo nguồn của Ralf Emmers, Geopolitics and Maritime Territorial Disputes in the South China Sea: From Competition to Collaboration? Joshua Ho, ed., Realising Safe and Secure Seas for All, Select Publishing, 2009, tr. 147. |
Regarding the fishery resources in the South China Sea including the sea area surrounding the Spratly Islands, recent statistics showed about 11.5 million tons total catch in 2001 (China: 3.4 million tons, Indonesia: 2.9 million tons, Thailand: 1.9 million tons, Vietnam: 1.5 million tons, the Philippines: 0.9 million tons, Malaysia: 0.7 million tons)5. The statistics show that China’s catch in 1989 was 5 million tons. If so, the fishery production capability of the South China Sea is failing6. | Về nguồn lợi hải sản tại Biển Đông, bao gồm vùng biển bao quanh quần đảo Trường Sa, các thống kê mới đây cho thấy có khoảng 11,5 tỷ tấn cá được đánh bắt vào năm 2001 (trong đó, Trung Quốc: 3,4 triệu tấn; In-đô-nê-sia: 2,9 triệu tấn; Thái Lan: 1,9 triệu tấn; Việt Nam: 1,5 triệu tấn, Phi-líp-pin: 0,9 triệu tấn, Ma-lai-sia: 0,7 triệu tấn) [5]. Các thông kê cũng cho thấy Trung Quốc đánh bắt 5 triệu tấn hải sản vào năm 1989. Điều đó cho thấy khả năng đánh bắt cá tại Biển Đông đang giảm xuống[6]. |
5 Guo Wenlu and Huang Shuolin, Nanhai Zhengduan Yu Nanhai Yuye Ziyuan Quyu Hezuo Guanli Yanjiu [Research of the South China Sea Conflict and the Cooperative Management of South China Sea Fishery Resources], Haijun Chubanshe, Beijing, 2007, pp. 91-104. 6 Shigeo Hiramatsu, Chugoku No kaiyo Senryaku [China’s Naval Strategy], Keiso Shobo Publishing, 1993, p. 27. | [5] Guo Wenlu and Huang Shuolin, Nanhai Zhengduan Yu Nanhai Yuye Ziyuan Quyu Hezuo Guanli Yanjiu [Nghiên cứu xung đột biển Đông và Quản lý hợp tác các nguồn thủy sản ở biển Đông], Haijun Chubanshe, Beijing, 2007, tr. 91-104. [6] Shigeo Hiramatsu, Chugoku No kaiyo Senryaku [Chiến lược hải quân Trung Quốc], Keiso Shobo Publishing, 1993, tr. 27. |
In regard to the actual occupation of the Spratly Islands (i.e. troops stationed there), Taiwan did so in 1947, the Philippines in 1956, the Vietnamese (RVN) in 1974, and China in 19887. The Chinese government asserted its sovereignty over the whole Spratly Islands group in August 1951, though the PLA navy was the latest comer among the claimants to the Spratly Islands. PLA navy Jiangdong class destroyers (displacement 2000 tons) attacked Vietnamese troopships in the sea area surrounding Johnson Reef of the Spratly Islands in March 1988, sinking two Vietnamese ships and wrecking one8. | Về tình hình chiếm đóng hiện nay tại quần đảo Trường Sa (cụ thể là sự có mặt của quân đội tại đây), Đài Loan đã chiếm đóng vào năm 1947, Phi-lip-pin vào năm 1956, Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và Trung Quốc vào năm 1988[7]. Chính phủ Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa vào tháng 8/1951 mặc dù Hải quân Trung Quốc là bên có mặt muộn nhất trong nhóm các bên yêu sách tại quần đảo này. Tàu khu trục Giang Đông (Jiangdong) của Hải quân Trung Quốc đã tấn công các tàu chở lính của Việt Nam tại vùng biển quanh bãi Gạc Ma của quần đảo Trường Sa vào tháng 3/1988, làm chìm hai tàu của Việt Nam và làm hư hại một tàu khác[8]. |
7 Tatsuo Urano, Nankai Shoto Kokusai Funso Shi [History of the International Conflicts over the South China Sea Islands], Tosui Shobo Publishing, 1997, Tokyo, pp. 1106-1175. 8 Jane’s Defence Weekly, 28 May 1988, p. 1072, Shao Yonglin, Haiyang Zhanguoce [The Chinese Naval War Strategy], Shiyou Gongyue Chubanshe, 2010, p. 165. Shao Yonglin is a professor of the Second Artillery Division Academic Institute, and the PLA senior colonel. | [7] Tatsuo Urano, Nankai Shoto Kokusai Funso Shi [Lịch sử các cuộc xung đột quốc tế về các đảo ở biển Đông], Tosui Shobo Publishing, 1997, Tokyo, tr. 1106-1175. [8] Jane’s Defence Weekly, 28 tháng 5 năm 1988, tr. 1072, Shao Yonglin, Haiyang Zhanguoce [Chiến lược chiến tranh hải quân của Trung Quốc], Shiyou Gongyue Chubanshe, 2010, tr. 165. Shao Yonglin là giáo sư tại Học Viện Pháo binh thứ hai và là Đại tá của PLA. |
The PLA navy built a territorial marker at the Gaven Reef in July 1992, and the ASEAN foreign ministers showed their concern without naming China in the Declaration on the South China Sea9. The PLA navy built some military posts for stationing troops on the Mischief Reef, which was also claimed by Vietnam and the Philippines, in February 1995, and they expanded them in October 199810. The ASEAN foreign ministers published the Statement on Mischief Reef in March 1995.11 ASEAN countries couldn’t contend with China for military supremacy over the South China Sea, so they began to utilize their conference diplomacy12 for the peaceful settlement of the South China Sea conflict. | Hải quân Trung Quốc đã dựng cột mốc lãnh thổ tại Đá Gaven vào tháng 7/1992 và Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã thể hiện sự quan ngại của họ tuy nhiên họ không nhắc đến Trung Quốc trong Tuyên bố về Biển Đông[9]. Hải quân Trung Quốc cũng xây dựng một số đồn bốt quân sự cho lính đóng quân trên bãi đá ngầm Vành Khăn mà cả Việt Nam và Phi-líp-pin cũng yêu sách chủ quyền, vào tháng 2/1995 và sau đó họ đã mở rộng những cơ sở này vào tháng 10/1998[10]. Bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN đã công bố Tuyên bố về bãi Vành Khăn vào tháng 3/1995[11]. Các quốc gia ASEAN đã không hài lòng với Trung Quốc vì sự thống trị quân sự của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó, các quốc gia ASEAN sử dụng ngoại giao hội nghị[12] để giải quyết xung đột Biển Đông một cách hòa bình. |
9 New Straits Times, 10 July 1992, Declaration on the South China Sea, ASEAN MinisterialMeeting, Manila, 22 July 1992. 10 Far Eastern Economic Review, 23 February 1995, pp. 14-16, Straits Times, 11 November 1998. 11 Statement by the ASEAN Foreign Ministers on the Recent Developments in the South China Sea, ASEAN Ministerial Meeting, Singapore, 18 March 1995. 12 ASEAN ministers call their principle of conferences the “ASEAN Way,” though the rules of conferences are rather vague. Therefore this author organized the “ASEAN Way” of conference diplomacy along a set of six features. First, decision-making procedure based on consensus; second, the maintenance of dialogue takes priority over the settlement of conflicts among conference attendants; third, ASEAN takes a collective negotiation with external dialogue partners; fourth, ASEAN holds new conferences according to changes in the international environment; fifth, ASEAN reserves all or part of the right to sponsor and chair these conferences; sixth, ASEAN establishes informal meetings, including ministerial retreats. These six features of ASEAN’s conference diplomacy constitute a set of rules that this author calls the “ASEAN Regime.” Koichi Sato, “The ASEAN Regime: Its Implications for East Asian Cooperation – A Japanese View,” Tamio Nakamura ed., The Dynamics of East Asian Regionalism in Comparative Perspective, Institute of Social Science, University of Tokyo, 2007, pp. 19-30. | [9] New Straits Times, 10 tháng 7 năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, Manila, 22 tháng 7 năm 1992. [10] Far Eastern Economic Review, 23 February 1995, pp. 14-16, Straits Times, 11 November 1998. [11] Tuyên bố của Bộ trưởng các nước ASEAN về tình hình mới tại Biển Đông, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, Singapore, 18 tháng 3 năm 1995. [12] Bộ trưởng các nước ASEAN gọi nguyên tắc hội nghị của họ là “phương cách ASEAN”, mặc dù nguyên tắc của các phiên họp như vậy còn rất mơ hồ. Chính vì thế, tác giả chia “phương cách ASEAN” trong ngoại giao hội nghị thành một bộ nguyên tắc gồm 6 đặc điểm. Thứ nhất, quá trình hoạch định chính sách dựa trên đồng thuận; thứ hai, việc duy trì đối thoại được đặt ưu tiên hơn so với giải quyết xung đột thông qua những người tham dự hội nghị; thứ ba, ASEAN cũng tiến hành đàm phán tập thể với các đối tác đối thoại bên ngoài; thứ tư, ASEAN tiến hành các hội nghị tùy theo thay đổi của môi trường quốc tế; thứ năm, ASEAN giữ toàn bộ hoặc một phần quyền tài trợ và chủ trì các cuộc họp; thứ sáu, ASEAN tiến hành các hội nghị không chính thức, bao gồm các cuộc họp trù bị cấp Bộ trưởng. Sáu thành tố của ngoại giao hội nghị kiểu ASEAN tạo thành gói quy tắc mà tác giả gọi là “Cơ chế ASEAN”. Xem Koichi Sato, “The ASEAN Regime: Its Implications for East Asian Cooperation – A Japanese View,” Tamio Nakamura ed., The Dynamics of East Asian Regionalism in Comparative Perspective, Institute of Social Science, University of Tokyo, 2007, tr. 19-30. |
The ASEAN leaders began to explore ways for the peaceful settlement of the South China Sea conflict at the ASEAN Regional Forum (ARF) that they had begun in 1994, and ASEAN-China Summit Meetings that they had begun in 1997. They planned the Regional Code of Conduct for the South China Sea (COC) to check Chinese claims in the South China Sea13. They negotiated with their Chinese counterparts for some years, and finally agreed on the Declaration of the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) at the ASEAN-China Summit on 4 November 200214. | Các nhà lãnh đạo ASEAN bắt đầu tìm kiếm các cách thức giải quyết hòa bình cho xung đột Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF - diễn đàn này bắt đầu từ năm 1994) và tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc (khởi động từ năm 1997). Họ đã lên kế hoạch cho Bộ quy tắc ứng xử khu vực tại Biển Đông (viết tắt – COC) để ngăn chặn các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông[13]. Các nước ASEAN đã đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm và cuối cùng các bên cũng đi tới ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (viết tắt: DOC) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào ngày 4/11/2002[14]. |
13 Straits Times, 21 July 1999. 14 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, Phnom Penh, 4 November 2002. | [13] Straits Times, 21/7/1999. [14] Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông, Phnom Penh, 4/11/2002. |
Regarding the actual occupation of the features of the Spratly Islands, a Philippine scholar said that “China occupies 7, Taiwan occupies 1, Vietnam occupies 21 Malaysia occupies 5, and the Philippines occupied 9 (total 43),” though the PLA officer asserted that the Vietnamese occupied 29 features, and a Chinese scholar asserted “China occupied 6 features”15. China delineated the broken U-shaped line in the South China Sea (See Fig-1), and the Chinese diplomats called the broken U-shaped line a boundary line of Chinese historic waters in ambiguous way and the Chinese law of the territorial waters claimed the sovereignty of all the South China Sea Islands including the Spratly Islands16. | Về tình hình chiếm đóng các đảo, đá tại quần đảo Trường Sa, một học giả người Phi –líp-pin cho biết “Trung Quốc chiếm 7, Đài Loan chiếm 1, Việt Nam 21, Ma-lai-si-a chiếm 5 và Phi-líp-pin chiếm 9, tổng cộng là 43 đảo bị chiếm đóng”. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc khẳng định Việt Nam đang chiếm 29 đảo, đá. Một học giả người Trung Quốc cho biết “Trung Quốc chiếm 6 đảo, đá” [15]. Trung Quốc đã vạch ra đường đứt đoạn hình chữ U tại Biển Đông (xem hình 1), và giới ngoại giao Trung Quốc gọi đường chữ U đứt đoạn là ranh giới của các vùng nước lịch sử của Trung Quốc một cách mơ hồ. Ngoài ra, luật lãnh hải của Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ các đảo tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa[16]. |
15 Rommel C. Banlaoi, Renewed Tensions and Continuing Maritime Security Dilemma in the South China Sea: A Philippine Perspective, Tran Truong Thuy ed., The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, Diplomatic Academy of Vietnam, 2010, p. 148, Shao, op. cit., p. 202, Li Guojiang, Zhongguo Chugoku To Shuuhen Kokka No Kaijou Kokkyo Mondai [The Maritime Frontier Issue between China and its Neighboring Countries], Kyokai Kenkyu [Japan Border Review], No. 1, Slavic Research Center, Hokkaido University, p. 50. 16 Far Eastern Economic Review, 27 April 1995, p. 28, People’s Daily, 26 February 1992. | [15] Rommel C. Banlaoi, Renewed Tensions and Continuing Maritime Security Dilemma in the South China Sea: A Philippine Perspective, Tran Truong Thuy ed., The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, Diplomatic Academy of Vietnam, 2010, tr. 148, Shao, sđd., tr. 202, Li Guojiang, Zhongguo Chugoku To Shuuhen Kokka No Kaijou Kokkyo Mondai [Vấn đề biên giới biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng], Kyokai Kenkyu [Nhìn lại Biên giới Nhật Bản], No. 1, Trung tâm nghiên cứu Sla-vơ, Đại học Hokkaido, tr. 50. [16] Far Eastern Economic Review, 27 April 1995, p. 28, People’s Daily, 26/02/1992. |
China’s claim on the Spratly Islands is very weak because it was not based on the historical inhabitation of Chinese nationals. The four ASEAN countries’ claims are also not so persuasive for the same reason. An established Japanese scholar said that no claimant can show definite evidence of an effective occupation of the Spratly Islands in pre-modern history, and every claimant has the right to join in negotiation of a settlement of the territorial issue17. | Yêu sách của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa rất yếu vì nó không xuất phát từ yếu tố cư trú lịch sử của người dân Trung Quốc. Yêu sách của bốn nước ASEAN cũng thiếu tính thuyết phục với cùng một lý do. Một học giả Nhật Bản có uy tín nhận định rằng không có bên yêu sách nào có thể đưa ra bằng chứng rõ ràng về việc chiếm cứ hữu hiệu tại quần đảo Trường Sa vào giai đoạn lịch sử cận đại. Mỗi bên đưa ra yêu sách đều có quyền tham gia vào đàm phán giải quyết vấn đề lãnh thổ[17]. |
17 Hidekuni Takeshita, Minami Shina Kai Funso No keii To Ryouyuuken Mondai [The History of the South China Sea Conflicts and the Territorial issues], the second volume, Ajiatorendo, 1992, IV, P. 91. | [17] Hidekuni Takeshita, Minami Shina Kai Funso No keii To Ryouyuuken Mondai [Lịch sử xung đột biển Đông và các vấn đề lãnh thổ], tập 2, Ajiatorendo, 1992, IV, tr. 91. |
Chinese Military Build-up If we follow the record of the Military Balance, China’s military budget in 1990 was $ 6.06 billion, and China’s military budget in 2009 was US$ 70.30 billion, in other words, it increased 11.6 times in 20 years18. The question is how the PLA navy developed their weapons and seamanship. Shao Yonling divides the development of the PLA navy into three stages, namely, the establishment of the PLA navy and the coastal defense stage (1950-1960), the offshore defense stage (1970-1980), and the blue water defense stage (1990-present)19. | Trung Quốc củng cố sức mạnh quân sự Nếu chúng ta theo dõi chi tiêu quân sự thì thấy ngân sách quốc phong của Trung Quốc vào năm 1990 là 6,06 tỷ đôla và ngân sách vào năm 2009 là 70,30 tỷ đôla, như vậy, nước này đã tăng gấp 11,6 lần ngân sách dành cho quốc phòng trong vòng 20 năm18. Câu hỏi đặt ra là Hải quân Trung Quốc đã phát triển vũ khí và lực lượng lính hải quân của họ như thế nào. Tác giả Shao Yonling đã chia quá trình phát triển đó thành ba giai đoạn: giai đoạn thành lập hải quân Trung Quốc và bảo vệ vùng duyên hải (1950-1960), giai đoạn bảo vệ ngoài khơi xa (1970-1980), và giai đoạn bảo vệ vùng biển sâu (1990-nay)19. |
18 The Military Balance 1991-1992, International Institute for Strategic Studies, 1992, p. 150, The Military Balance 2010, International Institute for Strategic Studies, 2010, p. 398. 19 Shao, op. cit., pp. 160-174. Shao Yongling is a professor of the Second Artillery Division Academic Institute, and a PLA senior colonel. | 18. The Military Balance 1991-1992, International Institude for Strategic Studies, 1992, tr. 150,The Military Balance 2010, International Institute for Strategic Studies, 2010, tr. 398. 19. Shao, sđd, tr. 160-174. Shao Yonglin là giáo sư tại Học viện Pháo binh thứ hai và là Đại tá của PLA. |
In her book, Shao wrote that the PLA navy got the technical assistance for warship construction from Russia at first, then they copied the Russian warships. She also made public that PLA warships, especially the surface ships, seldom navigated in the Pacific Ocean in the 1980s. The first occasion for the PLA fleet to traverse the Pacific Ocean was from February 1997 to May 1997. The first naval exercise of the PLA navy in foreign waters extended from November 2005 to December 2005. They practiced search and rescue exercises with the navies of Pakistan, India, and Thailand20. The PLA navy made public the plan of construction of two aircraft carriers (displacement 50,000 tons) on 23 December 2008, carriers that will be launched by 201521. | Trong cuốn sách của mình, tác giả Shao đã viết rằng: trước kia, Hải quân Trung Quốc đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật đóng tàu chiến từ phía Nga, sau đó Trung Quốc đã sao chép các mẫu tàu chiến của Nga. Tác giả cũng hé lộ rằng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là tàu nổi mặt nước, vốn hiếm khi qua lại tại Thái Bình Dương vào thập niên 80. Cơ hội đầu tiên cho hải quân Trung Quốc vượt qua Thái Bình Dương là vào giai đoạn từ tháng 2/1997 đến tháng 5/1997. Lần tập trận hải quân đầu tiên của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển nước ngoài đã diễn ra từ tháng 11/2005 đến tháng 12/2005. Họ đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ với hải quân của Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan20. Hải quân Trung Quốc cũng công bố kế hoạch xây dựng hai tàu sân bay (trọng tải 50 nghìn tấn) vào ngày 23/12/2008, hai tàu này sẽ được sử dụng vào 201521. |
20 Dangdai Haijun [Modern Navy], February 2006, Beijing, pp. 4-13. 21 Shao, op. cit., p. 173, pp. 223-227. | 20. Dangdai Haijin (Modern Navy), Tháng 2 năm 2006, Bắc Kinh, tr. 4-13. 21. Shao, sđd., tr. 173, pp. 223-227. |
What is the real capability of the PLA navy? Table-1 is a comparison of the main warships of the U.S. navy, the East Asian navies, and the PLA navy. Only 9.0% of Chinese warships have adopted gas-turbine engines; most of their warships still use the old diesel engines, which take 4 hours for stoking up (the gas-turbine engines only take 90 minutes for stoking up), and their change-over of propellers from forward to reverse is very slow. | Vậy đâu là khả năng thực sự của Hải quân Trung Quốc? Bảng 1 so sánh tàu chiến của Hải quân Mỹ, Hải quân các nước Đông Á và Hải quân Trung Quốc. Chỉ 9.0% tàu chiến Trung Quốc có động cơ tuốc-bin chạy bằng khí đốt; phần lớn tàu vẫn sử dụng động cơ chạy bằng dầu điêzen cũ. Công nghệ cũ này cần 4 tiếng đồng hồ để đốt nhiên liệu, trong khi đó động cơ chạy bằng khí đốt chỉ mất 90 phút. Ngoài ra, hệ thống đổi chiều chân vịt rất chậm. |
Table-1: Comparison of the main Warships Bảng 1: So sánh các tàu chiến chính
| Crew Đội tàu (10000) | Submarine Tàu ngầm | Aircraft Carrier Tàu sân bay | Cruiser tuần dương | Destroyer Tàu khu trục | Frigate khu trục nhỏ | % of total (10000) % tàu | Gas-turbine Tàu chạy bằng tuốc-bin khí đốt | U.S.A. Mỹ | 32.8 | 71 | 11 | 22 | 59 | 28 | 100% | 191 | Japan Nhật | 4.6 | 16 |
|
| 45 | 6 | 76.4% | 67 | China Trung Quốc | 24 | 57 | (1) |
| 27 | 51 | 9.0% | 135 | Taiwan Đài Loan | 4.7 | 4 |
|
|
| 22 | 54.5% | 26 | ROK Hàn Quốc | 3.5 | 23 |
|
| 11 | 9 | 55.0% | 43 | India Án Độ | 5.1 | 17 | 1 |
| 8 | 13 | 54.5% | 39 | AUS Úc | 1.4 | 6 |
|
|
| 12 | 100% | 18 | Indonesia | 3.7 | 2 |
|
|
| 6 | - | 8 | Malaysia | 2.0 | 2 |
|
|
| 2 | - | 4 | Philippines | 2.2 |
|
|
|
| 1 | - | 1 | Singapore | 0.45 | 4 |
|
|
| 6 | 0% | 10 | Thailand Thái Lan | 6.3 |
|
|
|
| 9 | 10% | 10 | Vietnam Việt Nam | 1.3 | (2) |
|
|
| 5 | 0% | 5 | Source: Sekai No Kaigun 2011-2012 [World Navies 2011-2012], Ships of the World, Kaijinsha Publishing, 2011, Tokyo. Nguồn: Sekai No Kaigun 2011-2012 (Các hải quân trên thế giới 2011-2012), Các loại tàu trên thế giới, Kaijinsha Publishing, 2011, Tokyo. |
Notes: The U.S. aircraft carriers are all nuclear powered. The Chinese aircraft carrier is not yet commissioned. The Vietnamese submarines are small Yugo class submarines, and Vietnamese government entered into contract with Russia to purchase 6 Kilo class submarines in 2009. | Ghi chú: Tất cả tàu sân bay của Mỹ đều chạy bằng hạt nhân. Tàu sân bay của Trung Quốc vẫn chưa được trang bị công nghệ này. Tàu ngầm của Việt Nam là loại tàu ngầm lớp Yugo cỡ nhỏ, Chính phủ Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga để mua 6 tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2009. |
|
Photo-1: PLA navy’s Kilo Class Diesel Submarine | Ảnh 1: Tàu ngầm diesel lớp kilo của hải quân Trung quốc |
The PLA navy has 57 submarines, including two newly developed Shang class nuclear submarines (displacement 6,000 tons), four Yuan class diesel submarines (said to be equipped with the Stirling AIP [air independent propulsion] system, displacement 3,000 tons), and twelve Russian-made Kilo class diesel submarines (Photo-1, displacement 3,076 tons), though four nuclear submarines and nineteen Ming class diesel submarines (Photo-2, displacement 2,113 tons) have the noisy old engines. | Hải quân Trung Quốc có 57 tàu ngầm, trong đó có hai tàu ngầm lớp Shang được trang bị với công nghệ mới (trọng tải 6 nghìn tấn), 4 tàu ngầm chạy dầu đi-ê-zen lớp Yuan (Với công nghệ chạy độc lập với không khí, gọi tắt là công nghệ AIP, với trọng tải 3 nghìn tấn), và 12 tàu ngầm chạy đi-ê-zen lớp Kilo do Nga sản xuất (với trọng tải 3076 tấn - xem hình 1). Ngoài ra, còn có 4 tàu ngầm chạy bằng hạt nhân và 19 tàu ngầm chạy đi-ê-zen lớp Ming (Với trọng tải 2113 tấn, xem hình 2) chạy bằng động cơ cũ gây ra tiếng ồn. |
The total number of PLA navy’s main warships is two times the Japan Maritime Self-Defense Force (JMSDF)’s, though the number of seamen is 5.2 times the JMSDF’s. The PLA navy is oversupplied with crew. The number of PLA navy’s tankers is five, equivalent to JMSDF’s (the U.S. navy has more than 14 tankers). If so, the deployment capability of the warships of PLA navy is not superior to the JMSDF. Further, the model changes of the PLA warships are very frequent. This shows the existence of technological difficulties which the PLA navy is facing for the warship development. It is safe to say that the PLA navy is at their beginning stage as a blue water navy. | Tổng số tàu chiến của Hải quân Trung Quốc gấp hai lần Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản, mặc dù số thuỷ thủ Trung Quốc gấp 5,2 lần số thuỷ thủ của Hải quân Nhật Bản. Như vậy, Hải quân Trung Quốc có quá nhiều thuỷ thủ đoàn. Hải quân Trung Quốc có 5 tàu tiếp dầu, bằng với số tàu tiếp dầu của Hải quân Nhật (trong khi đó Hải quân Mỹ có hơn 14 tàu tiếp dầu). Chính vì thế, khả năng triển khai quân của Hải quân Trung Quốc không nhiều hơn lực lượng hải quân Nhật Bản. Ngoài ra, gần đây, Hải quân Trung Quốc có những thay đổi thường xuyên về mẫu mã của tàu chiến. Điều này thể hiện những khó khăn về công nghệ mà Hải quân Trung Quốc đang phải đối mặt khi phát triển tàu chiến của nước này. Chúng ta có thể yên tâm khi nhận định rằng Hải quân Trung Quốc mới đang đi những bước đi đầu tiên trong giai đoạn phát triển thành lực lượng hải quân biển sâu. |
|
Photo-2: PLA navy’s Ming Class Diesel Submarine | Ảnh 2: Tàu ngầm lớp Ming của Hải quân Trung quốc |
Now let us examine the Chinese plan of aircraft carrier construction. First of all, if we define warships with a flight deck as aircraft carriers, they are not rare in East Asia. The U.S. navy has eleven large carriers. The Thai navy commissioned the Chakri Naruebet (displacement 11,485 tons) in 1997, and the South Korean (ROK) navy commissioned the Dokdo (displacement 19,000 tons) in 200722. The JMSDF commissioned the Hyuga in 2009, and launched Ise in 2011 (Photo-3, displacement 19,000 tons)23. Therefore it is not necessary for the East Asian Nations to stress the threat of the Chinese carriers; however they should keep track of the capability of the Chinese carriers and the purpose of the PLA navy. | Bây giờ chúng ta hãy xem xét kế hoạch đóng tàu sân bay của Trung Quốc. Trước hết, nếu chúng ta định nghĩa loại tàu chiến có boong tàu chiến đấu là tàu sân bay thì tại Đông Á, kiểu này không hiếm. Hải quân Mỹ có khoảng 11 tàu sân bay cỡ lớn. Hải quân Thái Lan trang bị tàu Chakri Naruebet (trọng tải 11,485 tấn) vào năm 1997, Hải quân Hàn Quốc Quốc trang bị tàu Dokdo (trọng tải 19,000 tons) in 200722. Hải quân Nhật bản trang bị tàu Hyuga vào năm 2009 và đã hạ thuỷ tàu Ise vào năm 2011 (hình 3 – trọng tải 19 nghìn tấn)23. Chính vì thế, các nước Đông Á không cần thiết phải căng thẳng với sự đe doạ của các tàu sân bay Trung Quốc, tuy nhiên, các nước cần tiếp tục theo dõi tình hình phát triển của Trung Quốc và mục đích của Hải quân Trung Quốc. |
22 South Korean navy calls Dokdo an amphibious assault ship. 23 The JMSDF officers never call these ships light aircraft carriers; they call them helicopter escort ships. | 22. Hàn Quốc gọi tàu Dokdo là tàu đột kích lội nước. 23. Giới chức của Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản không bao giờ gọi những tàu này là tàu sản bay hạng nhẹ, họ gọi các loại tàu này là tàu hộ tống trực thăng. |
The first proposer of the aircraft carrier in China was Late Senior Admiral Liu Huaqing24. He proposed the construction of aircraft carriers and nuclear submarines to the PLA General Headquarters on 31 March 198725. Admiral Liu stressed the necessity of aircraft carriers to defend PLA warships against air raids in case of a naval engagement for the liberation of Taiwan. It seems that China’s desire to possess aircraft carriers was also strengthened by the Taiwan Strait crisis in March 1996. The U.S. navy dispatched two aircraft carrier battle groups to stop the PLA’s missile launch exercise. China could do nothing at that time, so it is natural that they want their own aircraft carriers to cope with the U.S. navy26. | Người đầu tiên đề xuất việc đóng tàu sân bay tại Trung Quốc là Nguyên Đô đốc (Thượng tướng hải quân) Lưu Hoa Thanh24 (Liu Huaqing). Ông này đã đề xuất việc đóng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân lên Bộ tư lệnh của Hải quân Trung Quốc vào ngày 31/3/198725. Tướng Lưu nhấn mạnh sự cần thiết của tàu sân bay để bảo vệ tàu chiến Trung Quốc khỏi các cuộc tấn công trên không trong trường hợp có cuộc giao tranh hải quân để giải phóng Đài Loan. Dường như mong muốn sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc cũng được củng cố từ cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan vào tháng 3/1996. Hải quân Mỹ cũng đã đưa một nhóm chiến đấu gồm hai tàu sân bay nhằm mục đích ngăn chặn vụ thử tên lửa của Hải quân Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc đã không thể tiến hành thử tên lửa. Chính vì lẽ đó, họ muốn sở hữu tàu sân bay để đương đầu với Hải quân Mỹ26. |
24 Late Senior Admiral Liu Huaqing was the founder of the PLA navy, and the right hand-man of Deng Xiaoping, the paramount leader of China. 25 Liu Huaqing, Liu Huaqing Huiyilu [Memoirs of Lui Huaqing], Jiefangjun Chubanshe, 2005, Beijing, pp. 477-481. 26 This author doesn’t think the PLA navy really can confront with the U.S. navy, even if they possess the aircraft carriers. It is an issue of desire. | 24. Nguyên Thượng tướng hải quân Lưu Hoa Thanh là người sáng lập ra Hải quân Trung Quốc và là cánh tay phải của Đặng Tiểu Bình – nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. 25. Liu Huaqing, Liu Huaqing Huiyilu (Hồi ký Lưu Hoa Thanh), Jiefangjun Chubanshe, 2005, Beijing, tr. 447-481. 26. Tác giả không nghĩ rằng Hải quân Trung Quốc có thể đối đầu với Hải quân Mỹ, ngay cả khi Trung Quốc có tàu sân bay. Đó chỉ là mong muốn của phía Trung Quốc. |
|
Photo-3: JMSDF’s Helicopter-escort Ship | Ảnh 3: Tàu hộ tống trực thăng của lực lượng phòng vệ Hải quân Nhật |
Senior Colonel Shao also stressed the importance of aircraft carriers to “retake” the islands of the East China Sea and the South China Sea which were “illegally deprived by the foreign countries.”27 But it is strange that she didn’t mention the liberation of Taiwan in her book. It may be relevant to the historic reconciliation between the Chinese Communist Party (CCP) and the Chinese Nationalist Party (CNP) in April 2005. If so, the Taiwan Strait is not the main strategic front to the PLA navy for the moment, and the “retaking” of Senkaku Islands is at a high stake because the PLA has to confront the Japan-U.S. alliance. This is the reason that the South China Sea could be the main strategic focus of the PLA in the near future. | Đại tá Shao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tàu sân bay để “lấy lại” các đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông – “những đảo đã bị nước ngoài tước đoạt bất hợp pháp”27. Nhưng điều kì lạ là trong cuốn sách của Đại tá Shao, tác giả này không hề đề cập gì đến việc giải phóng Đài Loan. Điều này cũng tương ứng với sự kiện hoà giải lịch sử giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) và Quốc Dân Đảng (Viết tắt tiếng Anh – CNP) vào tháng 4/2005. Nếu vậy, eo biển Đài Loan không phải là mặt trận chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc vào thởi điểm này, và việc “lấy lại” đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật – Đảo Sensaku) rất khó khăn vì quân đội Trung Quốc phải đối đầu với liên minh Nhật – Mỹ. Đó là lý do chính giải thích Biển Đông có thể là trọng tâm chiến lược chính của quân đội Trung Quốc trong tương lai gần. |
27 Shao, op. cit., p. 224. | 27. Shao, op. cit., tr. 224. |
China imported four foreign aircraft carriers for research purposes, though all of them except the Varyag were scraps. The length of the Varyag is 304.5 meters, and the size of the flight deck is almost equivalent to a Nimitz class U.S. carrier (length 332.9 meters), though none of the carriers purchased by China were equipped with steam catapults (Photo-4). The Russian navy, the PLA’s teacher, has not developed the steam catapults yet, because their development is technically very difficult. No one has confirmed whether the PLA navy has the technology to develop steam catapults or not. However, it is said the PLA naval fighter squadron has begun take-off training on the mock-up deck with ski-jump slope on the ground at Wuhan.28 | Trung Quốc đã nhập khẩu 4 tàu sân bay của nước ngoài với mục đích nghiên cứu, mặc dù tất cả, trừ chiếc Varyag, đều là hàng phế thải. Chiếc tàu Varyag dài 304.5 mét, với kích cỡ của boong tàu bay gần tương đương với tàu sân bay Mỹ lớp Nimitz (chiều dài 332.9 mét). Tuy nhiên, không có tàu sân bay nào mà Trung Quốc mua được trang bị bệ phóng máy bay (Hình 5). Hải quân Nga – đàn anh của Hải quân Trung Quốc vẫn chưa phát triển hệ thống bệ phóng máy bay của tàu sân bay, bởi những khó khăn về mặt kỹ thuật. Không ai khẳng định được liệu Hải quân Trung Quốc có công nghệ phát triển bệ phóng máy bay hay không. Tuy nhiên, đội tàu chiến đấu hải quân của quân đội Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch tập dượt bay trên boong maket với mô hình nhảy dù tiếp đất tại Vũ Hán28. |
28 It is also said that they have not begun the landing training on the mock-up deck yet. Hideaki Kaneda, Zhugoku No Kubo Kido Butai Hoyu Keikaku (China’s Plan for the Aircraft Carrier Battle Group), Asagumo Shinbun, 25 August 2011, Yefim Gordon and Dmitriy Komissarov, Chinese Air Power - Current Organization and Aircraft of all Chinese Air Force -, Midland Publishing, 2010, pp. 286-287. | 28. Cũng cần nói thêm rằng họ vẫn chưa tiến hành tập luyện đổ bộ trên boong. Hideaki Kaneda, Zhugoku No Kubo Butai Hoyu Keikaku (Kế hoạch nhóm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc), Asagumo Shinbun, 25 August 2011, Yefim Gordon and Dmitriy Komissarov,Chinese Air Power – Current Organization and Aircraft of all Chinese Air Force, Midland Publishing, 2010, tr. 286-287. |
|
Photo-4: Steam Catapults of the USS Independence | Ảnh 4: Bệ phóng tàu sân bay USS Independence |
China may abandon the development plan of steam catapults at present. The payload of aircraft on a carrier without steam catapults is limited; therefore they cannot load heavy weapons such as big bombers and missiles. Further, an aircraft carrier battle group needs three carriers for one operation: a carrier for the actual operation, a carrier for the landing & take-off training of pilots, and a carrier for maintenance in the dock. China will have three carriers, two planned carriers and the Varyag. If so, the PLA navy only can utilize one carrier for an operation. The Chinese aircraft carriers do not matter much for the time being. It seems that the possession of the carriers is just a symbol of the major naval power for the Chinese people29. | Hiện nay, Trung Quốc có thể từ bỏ kế hoạch phát triển hệ thống phóng máy bay. Trọng tải phóng của máy bay trên tàu sân bay mà không có hệ thống phóng rất hạn chế và do đó, chúng không thể chứa được vũ khí hạng nặng như máy bay ném bom và tên lửa cỡ lớn. Ngoài ra, đội chiến đấu của tàu bay cần ba tàu sân bay cho một chiến dịch: một tàu sân bay cho chiến dịch đang diễn ra, một tàu sân bay cho việc tiếp đất và tập dượt hạ cánh của các phi công và một tàu sân bay cho việc bảo dưỡng tàu trong giai đoạn sửa chữa. Trung Quốc sẽ có ba tàu sân bay, hai tàu đang trong kế hoạch xây dựng và tàu Varyag. Chính vì thế, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể sử dụng một tàu sân bay cho một chiến dịch. Hiện nay các tàu sân bay của Trung Quốc chưa đóng vai trò quan trọng mấy. Dường như việc sở hữu tàu sân bay chỉ là biểu tượng cho sức mạnh hải quân của nhân dân Trung Quốc29. |
29 A PLA navy Vice Political Commissar, Wu Hua admitted this point at the press conference on 9 March 2009. Shao, op. cit., pp. 223-224. | 29. Phó Chính uỷ Hải quân Trung Quốc, Wu Hua thừa nhận điều này trong cuộc họp báo ngày 9/3/2009. Shao, sđd, tr.223-224. |
China’s Rise in the Asian Waters It is said that the PLA navy extended the broken U-shaped line from the South China Sea to Japan’s Kagoshima Prefecture in the map, as the first island chain (it covers Taiwan and the Ryukyu Islands), and they extend another line from the Philippine Archipelago and Guam Island to Japan’s Boso Peninsula as the second island chain30. It signifies a two-step defense strategy to control the islands and the SLOC surrounding China, after which the PLA navy will move forward the defense line from the first island chain to the second island chain when their capability is sufficiently developed. | Sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển châu Á Chúng ta đã biết Hải quân Trung Quốc đã mở rộng đường chữ U đứt đoạn từ Biển Đông đến Hạt Kagoshima của Nhật trên bản đồ, như là chuỗi đảo đầu tiên (bao quanh Đài Loan và quần đảo Ryukyu), và họ mở rộng một đường khác từ quần đảo Philippines và đảo Guam đến Bán đảo Bô-sô của Nhật Bản (như là một chuỗi đảo thứ hai30). Nó cho thấy một chiến dịch phòng thủ hai bước để kiểm soát các đảo và các tuyến thông thương hàng hải (SLOC) bao quanh Trung Quốc. Tiếp đó, Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục hướng phòng thủ từ chuỗi đảo thứ nhất tới chuỗi đảo thứ hai khi năng lực chiến đấu của hải quân đã phát triển đầy đủ. |
30 Annual report to Congress: Military Power of the People’s Republic of China 2006, the U.S.Department of Defense, Washington, p. 15. The lines are guessed by the U.S. Department of Defense, and the actual shape of the first and second island chains are not confirmed. | 30. Báo cáo hàng năm với Quốc hội: Sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2006 (Annual report to Congress: Military Power of the People’s Republic of China 2006), Bộ Quốc phòng Mỹ, Washington, tr. 15. Những đường này do Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán, hiện nay, hình dạng của hai chuỗi đảo vẫn chưa được xác nhận. |
The two step defense strategy was said to be initiated by Late Senior Admiral Liu Huaqing at the PLA navy Communist Party Committee with an enlarged membership in January 198631. Admiral Liu stressed the “near seas defense” in the Chinese naval strategy. He said that the PLA navy would remain in the first island chain for a long period, and they would move forward the defense line to the second island chain in accordance with the development of Chinese economy, technology, and the PLA navy’s capability. In that time, the PLA navy would practice the active defense. | Chiến lược phòng thủ hai bước được Nguyên Thượng tướng Lưu Hoa Thanh đề ra tại Ban chấp hành Đảng uỷ Hải quân Trung Quốc với số lượng thành viên mở rộng vào tháng 1/198631. Tướng Lưu nhấn mạnh “phòng thủ biển gần” trong chiến lược hải quân của Trung Quốc. Ông này cho rằng hải quân Trung Quốc có thể sẽ duy trì tại chuỗi đảo thứ nhất trong thời gian dài, và họ có thể đẩy giới hạn phòng thủ tới chuỗi đảo thứ hai tuỳ theo sự phát triển kinh tế, quân Trung Quốc mới tiến hành phòng thủ chủ động. |
31 Liu Huaqing, Liu Huaqing Huiyilu, op. cit., pp. 436-437. | 31. Liu Huaqing, Hồi ký Lưu Hoa Thanh, sđd, tr. 436-437 |
The PLA navy may consider, “The time has come for us to move forward the defense line”. The PLA navy mobilized two destroyers, three frigates, two submarines, a tanker, a submarine rescue vessel, and a tug boat, and practiced the naval exercise in the second island chain sea area surrounding Japanese Okinotorishima Island in April 201032. A retired JMSDF admiral, Mr. Hideaki Kaneda said, “It was possible that the PLA navy likened a tanker and a submarine rescue vessel to the aircraft carriers, and practiced the anti-aircraft carrier exercise.”33 | Hải quân Trung Quốc có thể cân nhắc, “Thời khắc để chúng ta di chuyển vành đai phòng thủ đã tới”. Hải quân Trung Quốc đã huy động hai tàu khu trục, ba tàu khu trục lớn, hai tàu ngầm, một tàu chở dầu, một tàu thuỷ cứu trợ cho tàu ngầm, một tàu kéo. Lực lượng này đã tiến hành diễn tập trên biển trong khu vực chuỗi đảo thứ hai bao quanh Đảo Okinotorishimà của Nhật Bản vào tháng 4/201032. Một Tướng nghỉ hưu của Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản, ông Hideaki Kaneda cho biết, “Có thể Hải quân Trung Quốc coi tàu chở dầu và tàu cứu trợ tàu ngầm như tàu sân bay, và họ đã tiến hành tập trận chống các tàu sân bay33. |
32 Asagumo Shinbun, 29 April 2010. | 32. Asagumo Shinbun, 29/4/2010. |
The JMSDF dispatched the destroyer Asayuki (displacement 4200 tons) to watch the exercise. The PLA naval helicopter approached Asayuki by 90 meters, and provoked the destroyer. It was a very dangerous activity, because the cruising speed of the PLA naval helicopter is about 250 km/h (69 meters/second), so it might have collided into Asayuki within 2 seconds. The Japanese government protested the provocation of the helicopter to the Chinese government34. It might cause the similar incident to the Sino-U.S. air clash at Hainan Island in April 2001. | Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản đã phái tàu khu trục Asayuki (trọng tải 4200 tấn) đến theo dõi cuộc diễn tập này. Trực thăng hải quân của quân đội Trung Quốc đã áp sát tàu Asayuki khoảng 90 mét và khiêu khích tàu khu trục. Đây là một hành động rất nguy hiểm, vì vận tốc chạy tàu của trực thăng hải quân của quân đội Trung Quốc là 250 km/giờ (tương đương với 69 met/giây), chính vì thế, trực thăng có thể đâm vào tàu Asayuki trong vòng 2 giây. Chính phủ Nhật Bản đã lên án hành động khiêu khích trực thăng với Chính phủ Trung Quốc34. Một sự kiện tương tự cũng xảy ra đối với cuộc đụng độ trên không giữa Trung Quốc và Mỹ tại đảo Hải Nam vào tháng 4/2011. |
33 Asagumo Shinbun, 29 April 2010. 34 Asagumo Shinbun, 29 April 2010. | 33. Asagumo Shinbun, 29/4/2010 34. Asagumo Shinbun, 29/4/2010 |
The PLA navy mobilized three fleets; the North Fleet, the East Fleet, and the South Fleet, and practiced the joint naval exercise of three fleets in the South China Sea in July 201035. It’s rare that the PLA navy mobilized three fleets at the same time. They deployed Luyang-class destroyers (displacement 7000 tons), Sovremenny-class destroyers (displacement 7940 tons) and guided-missile frigates. The battleships carried out synchronized warfare drill and test-fired several types of surface-to-air and surface-to-surface missiles. A PLA officer said, “We show that the PLA navy has the power to beat the U.S. aircraft carrier battle group.”36 | Hải quân Trung Quốc đã huy động ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải, và thực hiện diễn tập trên biển chung giữa ba hạm đội tại Biển Đông hồi tháng 7/201035. Hiếm khi Hải quân Trung Quốc huy động cả ba Hạm đội cùng lúc. Họ cũng dàn trận với các tàu khu trục lớn Luyang (trọng tải 7000 tấn), tàu khu trục lớp Sovremenny (trọng tải 7940 tấn) và các tàu khu trục nhỏ có tên lửa dẫn đường. Các tàu chiến đã tiến hành tập trận theo mo hình chiến tranh tổng lực và thử bắn vài quả tên lửa đất đối không và đất đối đất. Một quan chức Hải quân Trung Quốc cho biết, “Chúng tôi sẽ chứng minh rằng Hải quân Trung Quốc có sức mạnh đánh bật đội tàu sân bay của Mỹ”36. |
35 Dangdai Haijun [Modern navy], September issue, 2010, pp. 42-47, South China Morning Post, 30 July 2010. 36 Asahi Shinbun, 30 December 2010. | 35. Dangdai Haijun (Hải quân hiện đại), số tháng 9, 2010, tr. 42-47, South China Morning Post, 30 July 2010. 36. Asahi Shinbun, 30/12/2010. |
The PLA navy also conducted the landing exercise with 1800 troops including marines, and more than 100 ships, amphibious tanks, submarines and aircraft off the port of Zhanjiang and the coast of Hainan Island in November 201037. | Hải quân Trung Quốc cũng tiến hành tập đổ bộ với 1800 quân bao gồm lính thuỷ đánh bộ, với hơn 100 tàu, xe tăng lội nước, tàu ngầm và máy bay cập cảng Trạm Giang (Zhanjiang) và gần bờ đảo Hải Nam vào tháng 11 năm 201037. |
37 PLA Pictorial, Later Half of January 2011, pp. 6-7, Global Times, 3 November 2010, New York | 37. Báo ảnh của PLA, nửa cuối tháng 1/2011, tr. 6-7, Global Times, 3/11/2011, New YorkTimes, 3/11/2010, Asahi Shinbun, 30/12/2010. |
The exercise was codenamed Jiaolong (submerged dragon) 2010; it had as a scenario to retake some South China Sea Islands which had been occupied by foreign countries. The exercise was conducted in front of more than 200 foreign military attaches38. | Cuộc tập trận được gọi tên là Giao Long 2010; cuộc tập trận xây dựng kịch bản Trung Quốc sẽ lấy lại một số đảo trong Biển Đông hiện đang do nước ngoài chiếm đóng. Cuộc tập trận đã được tiến hành trước sự chứng kiến của hơn 200 tuỳ viên quân sự nước ngoài38. |
38 PLA Pictorial, Later Half of January 2011, pp. 6-7. | 38. Báo ảnh của PLA, nửa cuối tháng 1/2011, tr. 6-7. |
It was said that the PLA showed their military capability to capture the Spratly Islands from the other claimants at any time, and would like to oppress them at the diplomatic negotiation39. However there are not so many long beaches in the Spratly Islands equivalent to that of Hainan Island. The biggest Island of the Spratly Islands is Itu Aba Island (Taiping Dao in Chinese), and its area is about 0.489 square km (1.36km [East-West] × 0.35km [North-South])40. The Spratly Islands have no long coast such as Normandy. So the landing exercise with amphibious tanks is not necessary. | Người ta cho rằng Quân đội Trung Quốc đã thể hiện tiềm năng quân sự của họ trong việc thâu tóm quần đảo Trường Sa từ tay những bên yêu sách vào một lúc nào đó, và họ muốn gây áp lực trên bàn đàm phán ngoại giao39. Tuy nhiên, tại quần đảo Trường Sa, không có nhiều bãi biển dài như đảo Hải Nam. Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình (tiếng Anh: Itu Aba, tiếng Trung: Thái Bình); diện tích đảo vào khoảng 0.489 km2 (cụ thể là 1.36 km từ Đông sang Tây; 0.35 km từ Bắc xuống Nam)40. Quần đảo Trường Sa không có bờ biển dài như vùng Normandy, chính vì thế, việc tập trận đổ bộ với xe tăng lội nước là không cần thiết. |
39 Asahi Shinbun, 30 December 2010. 40 Itu Aba Island has the fresh water resource. You Sakushu, Funso Nansa Shoto (The Conflict over Spratly Islands), Shinhyoron Publishing, Tokyo, 1994, p. 30. | 39. Asahi Shinbun, 30/11/2010. 40. Đảo Ba Bình có nguồn nước ngọt. You Sakushu, Funso Nansa Shoto (Xung đột về các hòn đảo ở Trường Sa), Shinhyoron Publishing, Tokyo, 1994, tr. 30. |
Further, China dispatched the patrol boats of the various maritime security agencies to the South China Sea and the East China Sea. It is said that China has at least five maritime security agencies; the State Oceanic Administration of the Ministry of Land and Resources, the China Coast Guard of Ministry of Public Security, the Fishery Patrol Department of the Ministry of Agriculture, the Ministry of Transport (Photo-5), and the Chinese Custom House41. Every ministry has their own patrol vessels and boats, though no linkage and cooperation among them have been confirmed by foreign observers. | Ngoài ra, Trung Quốc cử một số tàu tuần tra của nhiều cơ quan an ninh hàng hải tới Biển Đông và biển Hoa Đông. Có tin cho rằng, Trung Quốc có ít nhất năm cơ quan an ninh hàng hải; cơ quan quản lý đại dương quốc gia của Bộ Tài nguyên và Đất đai, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc của Bộ Công An; Vụ Tuần tra nguồn thuỷ sản của Bộ Nông Nghiệp, Bộ Giao Thông Vận tải (hình 6) và Tổng cục thuế Trung Quốc41. Mỗi bộ sở hữu tàu thuyền tuần tra riêng tuy nhiên, theo giới quan sát nước ngoài, giữa các cơ quan an ninh hàng hải này không có bất cứ kết nối cũng như sự hợp tác nào. |
41 Lyle J. Goldstein, Five Dragons Stirring Up the Sea: Challenge and Opportunity in China’s Improving Maritime Enforcement Capabilities, U.S. Naval War College, China Maritime Study 5, April 2010, Kazumine Akimoto, Joho Bunseki (information analysis), http://www.sof.or.jp/jp/monthly/monthly/pdf/201008.pdf, 5 September 2011 accessed. | 41. Lyle J. Goldstein, Five Dragons Stiring Up the Sea: Challenge and Opportunity in China’s Improving Maritime Enforcement Capabilities, U.S. Naval War College, China Maritime Study 5, April 2010, Kazumine Akimoto, Joho Bunseki (phân tích thông tin),http://www.sof.or.jp/jp/monthly/monthly/pdf/201008.pdf, tiếp cận vào ngày 5/9/2009. |
|
Photo-5: A Patrol Vessel of the Chinese Ministry of Transport | Ảnh 5: Tàu tuần tra của bộ Vận tải Trung quốc |
A big fishery patrol vessel of the Chinese Ministry of Agriculture dispersed Indonesian navy patrol boats when the Indonesian navy had captured a Chinese fishing boat for poaching off the coast of the Natuna Islands in June 201042. A Vietnamese fishing boat was captured by Chinese authorities off the coast of the Paracel Islands in September 201043. | Tàu tuần tra đánh ca của Bộ công nghiệp Trung Quốc đã xua đuổi nhiều tàu tuần tra của Hải quân Indonesia, khi hải quân nước này đã bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc ngoài khơi của quần đảo Natuna vào tháng 6/201042. Một tàu đánh cá của Việt Nam cũng bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ ở ngoài khơi của quần đảo Hoàng Sa vào tháng 9/201043. |
42 Mainichi Shinbun, 27 July 2010. 43 http://www.mofa.gov.vn/en/nr04087104143/nr040807105039/ns10100618017/new... 10 October 2010 accessed | 42. Mainichi Shinbun, 27 July 2010. 43.http://www.mofa.gov.vn/en/nr04087104143/nr040807105039/ns10100618017/new… tiếp cận ngày 10/10/2010. |
The Chinese Ministry of Agriculture also dispatched fishery patrol vessels to the sea area surrounding the Senkaku Islands in October 201044. Some of these vessels were said to be PLA navy gunboats at the beginning, and were repainted from grey to white45. If so, it is possible that the PLA navy shifted some excess gunboats and crew to the other ministries, just as excess PLA land troops were shifted to the People’s Armed Police of the Ministry of Public Security46. | Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng cử các tàu tuần tiễn đánh cá ra vùng biển bao quanh quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật – Sensaku) vào tháng 10/201044. Có một số ý kiến cho rằng một số tàu trước kia là pháo hạm, sau đó đã được sơn lại từ màu xám thành màu trắng45. Như vậy, có khả năng Hải quân Trung Quốc đã chuyển một số chiến hạm và thuỷ thủ đoàn dư thừa sang một số bộ ngành khác, cũng như nhiều đội quân lính đánh bộ của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc được chuyển về Lực lượng Cảnh sát vũ trang cả Bộ Công An Trung Quốc46. |
44 http://www.fmprc.gov.cn/chn/gxh/tyb/fyrbt/t763155.htm,23 October 2010 accessed. 45 Eiichi Fukami, Chugoku Diani, Daisan No kaijouseiryoku (China’s Second and Third Maritime Forces), http://www.sof.or.jp/jpnews/201-250/219_3.php, 23 October 2010 accessed, this author’s interview with the Indonesian military officers in anonymity. 46 Jakarta Post, 3 March 1996. | 44. http://www.fmprc.gov.cn/chn/gxh/tyb/fyrbt/t763155.htm, tiếp cận ngày 23/10/2010. 45. Eiichi Fukami, Chugoku Diani, Daisan No kaijouseiryoku (Lực lượng hàng hải thứ hai và thứ ba của Trung Quốc), http://www.sof.or.jp/jpnews/201-250/219_3.php, tiếp cận ngày 23/10/2010. Bài phỏng vấn của tác giả với một số quan chức quân sự Indonesia xin được giấu tên. 46. Jakarta Post, 3/3/1996. |
Implications for Security Cooperation How to understand China’s rise in the Asian waters? Defense analysts in the United States and Japan have referred to China’s Anti-Access / Area-Denial (A2/AD) Strategy47. They consider that China would like to develop the naval capabilities of anti-access in the sea area of the first island chain, and area-denial in the sea area of the second island chain. The anti-access capability means the Chinese capability to control the sea area, and to prevent the access of enemy forces. The area-denial capability means the capability to prevent the enemy’s control of the sea area, though it does not mean the PLA capability to control the sea area. If the PLA navy really develops A2/AD capability, it would obstruct the freedom of navigation. It is said that is one of the reasons the U. S. navy initiated the AirSea Battle Strategy in 2010, and the U.S. navy asks the allied forces and fraternal forces to cooperate with them. | Những hệ luỵ cho việc hợp tác an ninh Vậy nên hiểu như thế nào về sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển châu Á? Các nhà phân tích quốc phòng tại Mỹ và Nhật Bản đã liên hệ đến chiến lược Chống tiếp cận/ ngăn chặn vùng (A2/AD)47. Họ nhận định rằng Trung Quốc muốn phát triển khả năng chống tiếp cận của hải quân vào vùng biển của chuỗi đảo thứ nhất và khả nằng chặn vùng ở khu vực biển của chuỗi đảo thứ hai. Khả năng tiếp cận có nghĩa là khả năng Trung Quốc kiểm soát vùng biển và ngăn chặn lực lượng quân thù tiếp cận. Khả năng ngăn chặn vùng là khả năng ngăn ngừa sự kiểm soát của quân địch trong vùng biển, tuy nhiên nó không có ý nghĩa là Trung Quốc có khả năng kiểm soát vùng biển. Nếu hải quân Trung Quốc thực sự phát triển chiến lược Chống tiếp cận/ ngăn ngừa vùng (A2/AD), họ có thể ngăn cản tự do hàng hải. Người ta cho rằng một trong những lý do khiến Mỹ đề xuất Chiến lược không chiến trên biển vào năm 2010, và Hải quân Mỹ đã yêu cầu lực lượng liên minh và lực lượng hữu nghị hợp tác với họ. |
47 Toshihide Yamauchi, Chugoku Kaigun No Hatten To Kadai (PLA Navy’s development and problem), Tomohide Murai, et al., Chugoku Wo Meguru Anzen Hosho (China’s Defense and Security Environment), Minerva Shobo Publishing, 2007, pp. 172- 195, Naoto Yagi, Ea See Batoru No Haikei (Background of the AirSea Battle), Kaikanko Senryaku Kenkyu (Japan Maritime Self-Defense Force Staff College Review), Vol. 1, No. 1, May 2011, pp. 4-22. | 47. Toshihide Yamauchi, Chugoku Kaigun No Hatten To Kadai (PLA Navy’s development and problem), Tomohide Murai, et al, Chugoku Wo Meguru Anzen Hosho (Môi trường an ninh và quốc phòng Trung Quốc), Minerva Shobo Publishing, 2007, tr.172-195, Naoto Yagi, Ea See Batoru No Haikei (Thông tin nền về không chiến trên biển), Kaikanko Senryaku Kenkyu (Tạp chí của trường cán bộ lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản), quyển 1, số 1,05/2011, tr. 4-22. |
The whole concept of AirSea Battle Strategy is still not clear yet, though the military analysts explain that it is to maintain the U.S. accessibility to the allied countries and fraternal countries in the world, and the forward deployment capability48. The U.S.-Japan-Australia trilateral joint naval training in the South China Sea on 9 July 2011 may be one of the efforts for it49. | Khái niệm toàn diện của Chiến lược không chiến trên biển vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự giải thích rằng chiến lược đó nhằm mục tiêu duy trì khả năng tiếp cận của Mỹ tới các quốc gia đồng minh và các quốc gia anh em hữu nghị trên thế giới, tiếp đó là duy trì khả năng triển khai tiền tiêu48. Cuộc tập trận hải quân ba bên giữa Mỹ – Nhật và Úc tại Biển Đông vào ngày 9/7/2011 có thể là một trong những nỗ lực cho chiến lược này49. |
48 Naoto Yagi, Ea See Batoru No Haikei (Background of the AirSea Battle Strategy), Kaikanko Senryaku Kenkyu (Japan Maritime Self-Defense Force Staff College Review), Vol. 1, No. 1, May 2011,pp. 4-22. 49 Asagumo Shinbun, 14 July 2011 | 48. Naoto Yagi, Ea Xem Batoru No Haikei (Haikei (Thông tin nền về không chiến trên biển),Kaikanko Senryaku Kenkyu (Tạp chí của trường cán bộ lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản), quyển 1, số 1,05/2011, tr. 4-22. 49. Asagumo Shinbun, 14/7/2011. |
The U.S. navy, the JMSDF and the fraternal forces have no intention to contain China, though they insist on the freedom and safety of navigation. The PLA navy’s equipment including the main warships (Table-1) is not equivalent to the U.S. navy at present, and the PLA navy’s power projection capability is limited, though they are superior to the ASEAN neighbors50. The PLA navy’s military build-up effort may catch up with the U.S. navy in the long run, but not in the near future51. If so, what is the real reason for the provocative maritime deployment of the PLA navy? | Hải quân Mỹ, Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản và các lực lượng hữu hảo khác không có ý định kiềm chế Trung Quốc, tuy nhiên, họ nhấn mạnh đến vấn đề tự do và an toàn hành hải. Hiện nay, trang thiết bị của Hải quân Trung Quốc bao gồm tàu chiến (Bảng 1) không hiện đại như hải quân Mỹ, và khả năng phô trương sức mạnh của Hải quân Trung Quốc hạn chế, dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc lớn hơn các quốc gia láng giềng ASEAN50. Những nỗ lực tăng cường quân sự của Hải quân Trung Quốc có thể đuổi kịp Hải quân Mỹ trong dài hạn, nhưng không phải trong tương lai gần51. Như vậy, đâu là nguyên nhân khiến Hải quân Trung Quốc triển khai chính sách biển khiêu khích? |
50 A Japanese defense analyst said, “The idea of first and second island chains is similar to the idea of Imperial Japan’s Absolute Defense Zone in September 1943. It is meaningless to draw lines without the effective military equipment. (This author’s personal interview.) 51 G. John Ikenberry, “The Rise of China and the Future of the West”, Foreign Affairs, July/August 2008, Vol. 87, No. 1, pp. 23-37. Prof. Ikenberry remarked that PRC’s military budget cannot compete with the U.S. beyond 2030. | 50. Một nhà phân tích quân sự Nhật Bản cho biết “Ý tưởng về chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai giống như ý tưởng về khu vực phòng thủ tuyệt đối của Nhật Hoàng vào tháng 9/1943. Việc rẽ ra những đường biên mà không có sự có mặt của quân đội một cách hữu hiệu là vô nghĩa” (Phỏng vấn cá nhân của tác giả). 51. G. John Ikenberry, “The Rise of China and the Future of the West”, Foreign Affairs, July/August 2008, Vol.87, No. 1, tr. 23-37. Giáo sư Ikenberry nhận định rằng ngân sách quốc phòng của CHND Trung Hoa không thể cạnh tranh với Mỹ sau 2030. |
It is said that not only the PLA navy’s strategy but also the CCP’s foreign policy has changed a bit. The Chinese foreign officials’ comment: ‘The South China Sea, now part of China’s “core interest” of sovereignty,’ is evidence of this.52 It is also said that the change is relevant to a Chinese domestic power struggle between the PLA and the civilian cadre of CCP. | Không chỉ có chiến lược của Hải quân Trung Quốc mà chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có thay đổi. Lời bình luận của các quan chức ngoại giao Trung Quốc rằng: “Biển Đông bây giờ là một phần “lợi ích cốt lõi” chủ quyền của Trung Quốc” là minh chứng cho sự thay đổi đó52. Chúng ta cũng cần nói rằng sự thay đổi đó là phù hợp với cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ giữa Hải quân Trung Quốc và phái dân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc. |
52 New York Times, 23 April 2010. Prof. Akio Takahara of Tokyo University also mentioned that the Chinese foreign policy became a bit positive, not to say radical, in July 2009. Akio Takahara, Senkaku Gyosen Dahojiken To Kongo No Nichibeichu Kankei [The Capture Incident of the Chinese Fishing Boat and the Future of the Japan-U.S.-China Relations], Nihon Kisha Kurabu (Japan Press Club), 22 October 2010, http://www.jnpc.or.jp/files/2010/10/bOcd1e08c67c4abc748c385415a10081.pdf, 29 April 2011 accessed. | 52. New York Times, 23/4/2010. Giáo sư Akio Takahara của Đại học Tokyo cũng đề cập rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã trở nên chủ động, nếu không muốn nói là cấp tiến, vào tháng 7/2009. Akio Takahara, Senkaku Gyosen Dahojinken To Kongo No Nichbeichu Kankei (Vụ bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc và tương lai quan hệ Nhật-Mỹ-Trung), Nihon Kisha Kurabu (Japan Press Club). 22 October 2010,http://www.jnpc.or.jp/files/2010/bOcd1e08c67c4abc748c385415a10081.pdf, tiếp cận ngày 29/4/2011. |
One ASEAN scholar has said: “The PLA wants a bigger portion of economic pie, and the strong influence on the policy making procedure; that is why they utilize the irredentism on the South China Sea Islands. The CCP leaders at present, such as Hu Jintao, and Wen Jiabao, are not the PLA leaders from the beginning. The CCP leaders in the past, such as Mao Zedong, and Deng Xiaoping, were also the leaders of the PLA from the beginning, so the CCP leaders at present, cannot control the PLA officers”53. | Một học giả ASEAN đã nhận định: “Quân đội giải phóng nhân dân PLA muốn có một phần bánh kinh tế lớn hơn và một sự ảnh hưởng mạnh tới quá trình hoạch định chính sách; chính vì thế, họ muốn dùng chính sách thu hồi lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa. Giới lãnh đạo hiện nay của ĐCS Trung Quốc, như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo không phải là những người đứng đầu Quân đội Trung Quốc những ngày đầu. Giới lãnh đạo của quá khứ như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình lại là những người đứng đầu Quân đội Trung Quốc ngay từ đầu, chính vì thế, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc của hiện nay không thể kiểm soát được giới quân sự”53. |
53 This author’s personal interview. | 53. Phỏng vấn cá nhân của tác giả. |
In any case, ASEAN countries, Japan, the U.S., and other fraternal countries should persuade their Chinese counterparts to stop radical maritime activities through the ASEAN’s conference diplomacy. The external powers should attach importance to “ASEAN’s centrality.” The military and maritime security agencies exchanges are also important. In addition to ARF and ASEAN-China Summit, there are ASEAN Defense Ministers Meeting plus 8 (ADMM+8) that began in 2010, the East Asia Summit (EAS) that began in 2005, and the Heads of Asian Coast Guard Agencies Meeting that began in 2004. Through all of these conferences, they should explore the way for Confidence Building Measures (CBMs) with China, and composing the code of conduct in the South China Sea in the long run. | Trong bất cứ trường hợp nào, các nước ASEAN, Nhật Bản và Mỹ cùng các quốc gia hữu nghị khác nên thuyết phục Trung Quốc ngừng lại các hoạt động hàng hải khiêu khích của nước này thông qua kênh ngoại giao hội nghị. Các nước lớn bên ngoài khu vực nên chú trọng tới “vai trò trung tâm của ASEAN”. Kênh trao đổi giữa các cơ quan an ninh quân sự và hàng hải cũng rất quan trọng. Ngoài ARF và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc, còn có: Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN+8 (ADMM+8 – bắt đầu năm 2010), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS – bắt đầu vào năm 2005) và Hội nghị Các cơ quan bảo vệ vùng duyên hải ASEAN (khởi động vào năm 2004). Thông qua tất cả các hội nghị đó, các quốc gia có thể tìm kiếm cách thức, biện pháp xây dựng lòng tin (viết tắt: CBM) với Trung Quốc, từ đó có thể soạn thảo Bộ quy tắc cư xử tại Biển Đông trong dài hạn. |
|
|
The CBMs in the South China Sea may include the military & maritime security agencies annual exchanges and dialogues, the notice of military activities, establishment of the hotline linkage among the regional naval headquarters of claimants, self-restraint of the new occupation of the features, maritime security cooperation such as search & rescue training, anti-piracy & armed robbery operations, anti-illegal traffic in drugs and anti-poaching operations, and so on54. | Các biện pháp CBM tại Biển Đông có thể bao gồm việc trao đổi, đối thoại thường niên giữa các cơ quan quân sự và hàng hải; việc thông báo các hoạt động quân sự; thiết lập đường dây nóng giữa các Bộ tham mưu hải quân của các bên yêu sách trong khu vực; tự kiềm chế không tiến hành việc chiếm đóng mới đối với các đảo, đá; hợp tác an ninh biển như tập dượt tìm kiếm, cứu trợ; tiến hành các chiến dịch chống cướp biển và cướp có vũ trang, các chiến dịch chống buôn lậu ma tuý bất hợp pháp cũng như các chiến dịch chống các hành vi xâm phạm trái phép, v.v54. |
54 Most of these ideas appeared in discussions of the Workshop “Managing Potential Conflicts in the South China Sea,” organized by Indonesia from 1990 to 2003, and The Philippine Draft, Regional Code of Conduct for the South China Sea, 9 July 1999. | 54. Phần lớn các ý kiến trên xuất hiện trong phần tranh luận của Hội thảo “Managing Potential Conficts in the South China Sea” do phía Indonesia tổ chức từ 1990 đến 2003 vàDự thảo Philippines, Bộ Quy tắc ứng xử khu vực tại Biển Đông, 9/7/1999. |
The claimants may also establish the South China Sea Cooperation Institute (SCSCI) or the South China Sea Cooperation Joint Projects (SCSCJP) for security cooperation and marine scientific research: for example, counter-measures for the non-traditional maritime security issues, biodiversity investigation, ocean stream & tide level surveys, marine environment protection, and fish farming (Photo-6) through the efforts of ASEAN Secretariat and ASEAN-China Maritime Consultation Mechanism (ACMCM). The external dialogue partners can extend hands for technological and financial support, if all the claimants agree on this idea55. | Các yêu sách có thể thành lập Viện hợp tác Biển Đông (viết tắt tiếng Anh: SCSCI) hoặc các Chương trình hợp tác chung tại Biển Đông (viết tắt tiếng Anh: SCSCIJP) dành cho hợp tác an ninh và nghiên cứu khoa học biển: ví dụ, một số biện pháp đối phó với các vấn đề an ninh biển phi truyền thống, nghiên cứu đa dạng sinh học, thăm dò các dòng hải lưu và mực thuỷ triều, bảo vệ môi trường biển, và nuôi trồng thuỷ sản (hình 7) thông qua những nỗ lực của Ban Thư ký ASEAN và Cơ chế tham vấn hàng hải giữa ASEAN và Trung Quốc (viết tắt: ACMCM). Các đối tác đối thoại bên ngoài có thể trợ giúp công nghệ và tài chính nếu tất cả các bên yêu sách chấp nhận sáng kiến này55. |
55 The Workshop “Managing Potential Conflicts in the South China Sea” was financially supported by Canada. | 55. The Workshop “Managing Potential Conflicts in the South China Sea” was financially supported by Canada. |
|
Photo-6: Fish Farming at Ha Long Bay in Vietnam | Ảnh 6: Trang trại nuôi cá tại vịnh Hạ Long, Việt Nam |
It’s a popular item in the Conveyor belt sushi restaurants in Japan: Koichi Sato) This author once suggested the Japanese support through a non-governmental organization because there had been a strong precedent for this56. In 1968, Japan established the Malacca Strait Council as a non-governmental organization that was to assist in hydrographic surveys, install navigational aids such as lighthouses (all donated by Japan) and clear navigational fairways for Singapore, Indonesia and Malaysia. | Tác giả đã từng đề nghị Nhật Bản trợ giúp thông qua một tổ chức phi chính phủ vì đã có tiền lệ điển hình trong trường hợp này56. Năm 1968, Nhật Bản thiết lập Hội đồng eo biển Malacca như một tổ chức phi chính phủ. Tổ chức này có chức năng hỗ trợ thăm dò thuỷ văn; tiến hành lắp đặt những thiết bị hỗ trợ vận tải hàng hải như hải đăng (tất cả đều do phía Nhật Bản tài trợ) và làm sạch đường vận tải cho Singapore, Indonesia và Malaysia. |
56 Koichi Sato, “The Japan Card”, Far Eastern Economic Review, 13 April 1995, p. 32, Malacca Strait Council, History of the Malacca Singapore Straits’ Navigation Route, Malacca Strait Council, 1978. | 56. Koichi Sato, “The Japan Card”, Far Eastern Economic Review, 13/4/1995, tr. 32, Malacca Strait Council, History of the Malacca Singapore Straits’ Navigation Route, Malacca Strait Countil, 1978. |
At the time, Japan was one of the largest users of the strait, and the three countries involved were not in the mood for cooperation. The Japanese were able to take the lead to resolve the navigational issues, and because it was done through a non-governmental organization, it avoided any taint of Japanese assertiveness. Whether this approach would work in the Spratly Islands is anyone’s guess. It’s a decision neither Japan nor any other external dialogue partners can make themselves. The ASEAN countries and China must take the first step. | Vào thời gian đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều nhất eo biển Malacca, còn ba nước liên quan không mong muốn hợp tác nhiều. Nhật Bản cũng có khả năng dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề phi chính phủ, chính vì thế, tổ chức đó không bị phụ thuộc vào chính phủ Nhật Bản. Liệu cách tiếp cận này có phù hợp với quần đảo Trường Sa hay không, điều đó không ai đoán trước được. Sự quyết định không do phía Nhật Bản hay bất cứ đối tác đối thoại bên ngoài nào khác. Chính các quốc gia ASEAN và Trung Quốc phải là bên khởi xướng. |
Concluding Remarks The Chinese Premier, Mr. Wen Jiabao visited the earthquake-afflicted Northeast Region of Japan on 21 May 2011, and showed his cordial sympathy toward the Japanese people57. This author believes Premier Wen’s sincerity, though the PLA navy fleet still appeared in the waters surrounding Japan, and the PLA navy’s spy plane Y-8 approached the air-space of Senkaku Islands by 200 km58. The Chinese President, Mr. Hu Jintao also suggested U.S. $ 13 billion economic cooperation agreement to President Aquino of the Philippines on 31 August 2011, though the PLA navy still confronted with foreign ships in the South China Sea59. | Kết luận Ngày 21/5/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thăm vùng Đông Bắc của Nhật Bản – nơi vừa trải qua trận động đất tang thương và ông đã thể hiện lời chia buồn sâu sắc với nhân dân Nhật Bản57. Tác giả tin vào tấm lòng chân thành của Thủ tướng Ôn, mặc dù hạm đội của Hải quân Trung Quốc vẫn xuất hiện tại những vùng biển bao quanh Nhật Bản, và máy bay trinh thám của Hải quân Trung Quốc hiệu Y-8 đã tiến vào khu vực cách không phận của đảo Sensaku 200 km58 (đảo Điếu Ngư – tiếng Trung). Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đề nghị một hiệp định hợp tác kinh tế trị giá 13 tỷ đôla Mỹ với Tổng thống Aquino của Philippines vào ngày 31/8/2011 ngay cả khi hải quân Trung Quốc vẫn đối đầu với một số tàu nước ngoài tại Biển Đông59. |
57 http://www.mofa.go.jp/mofaj/area/jck/summit2011/jc_gaiyo.html, 11 September 2011 accessed, http://www.asahi.com/national/update/0521/TKY201105210516.html, 11 September 2011 accessed. 58 Asagumo Shinbun, 16 June 2011, Asagumo Shinbun, 7 July 2011. 59 http://ph.news.yahoo.com/philippine-president-back-china-13b-deals-051003402.html 11 September 2011 accessed, Times of India, 1 September 2011. | 57. http://www.mofa.go.jp/mofaj/area/jck/summit2011/jc_gaiyo.html, tiếp cận vào ngày 11/9/2011, http://www.asahi.com/national/update/0521/TKY201105210516.html, tiếp cận ngày 11/9/2011. 58. Asagumo Shinbun, 16 June 2011, Asagumo Shinbun, 7/7/2011. 59. http://ph.news.yahoo.com/philippine-president-back-china-13b-deals-051003402.html tiếp cận vào ngày 11/9/2011, Times of India, 1/9/2011. |
The fraternal China and the confrontational China, both of them are reality. If so, the East Asian Neighbors and the United States may regard China as a multi-headed dragon, its every head (every ministry, and every department, relevant to maritime security affairs) goes its own way, so they cannot easily be unified. It takes a lot of perseverance for these countries to communicate and persuade the multi-headed dragon, and it’s a very tough time for the neighbors. If the PLA navy pursuits the naval hegemony, and obstructs the freedom of navigation in the Asian Waters, it will lead to a disastrous result not only for the East Asian neighbors but also for China itself. | Một Trung Quốc hữu nghị và một Trung Quốc đối đầu, cả hai hình ảnh đó đều đang là hiện thực. Vì lẽ đó, các quốc gia láng giềng Đông Á và Mỹ cần nhìn Trung Quốc trong hình ảnh một con rồng nhiều đầu. Mỗi đầu rồng (tượng trưng cho mỗi bộ, mỗi ngành, tương ứng trong công tác an ninh biển) sẽ hoạt động theo cách riêng, chính vì thế, việc thống nhất không phải là điều dễ dàng. Do vậy, các quốc gia hữu quan cần phải kiên nhẫn đối thoại và thuyết phục con rồng nhiều đầu đó, và đối với các quốc gia láng giềng, đây là thời điểm khá cam go. Nếu Hải quân Trung Quốc tiếp tục muốn trở thành bá chủ trên biển và ngăn chặn quyền tự do hàng hải tại các vùng biển châu Á, điều này sẽ dẫn đến một thảm hoạ không chỉ với các quốc gia láng giềng Đông Á mà với cả bản thân Trung Quốc. |
|
|
The Chinese people should remember the international anti-piracy cooperation in the sea off Somalia. No country could defend the whole SLOC by itself. The PLA navy showed itself to be a dependable and responsible partner for the international society to defend the merchant ships of the world. This author hopes that China will be a responsible stake-holder for the peace and prosperity of East Asia. | Người Trung Quốc nên nhớ tới việc hợp tác chống cướp biển của quốc tế tại vùng biển ngoài khơi của Somali. Không quốc gia nào có thể tự thân bảo vệ các tuyến thông thương trên biển (SLOC). Hải quân Trung Quốc đã tự chứng minh họ là một đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ các tàu thương mại trên thế giới. Tác giả hi vọng Trung Quốc sẽ trở thành một chủ thể có trách nhiệm đối với hoà bình và thịnh vượng tại Đông Á. |
| Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011. |
|