|
|
In China, Fear at
the Top
|
Tại Trung Quốc, Nỗi
Sợ Trên cao
|
By RODERICK MacFARQUHAR
May 20, 2012
|
RODERICK MacFARQUHAR
20/5/2012
|
The New York Times
|
The New York Times
|
IN the heyday of the Soviet era, Communist leaders were
described by the dissident Yugoslav theorist Milovan Djilas as the “New
Class,” whose power lay not in ownership of wealth but in control of it: all
the property of the state was at their beck and call. There was the
apocryphal but appropriate story of Brezhnev’s showing his humble mother
around his historic office, his magnificent collection of foreign luxury cars
and his palatial dacha with its superb meals, and asking for her impressions
— to which she replied: “It’s wonderful, Leonid, but what happens if the
Bolsheviks come back?”
|
Vào những ngày vàng son nhất của thời đại Sô Viết, nhà
chống đối và lý thuyết gia Nam Tư Milovan Djilas mô tả các nhà lãnh đạo cọng
sản như là một “Giai Cấp Mới” mà quyền lực không nằm trong sự sở hửu tài sản
nhưng trong việc họ quản lý được chúng: mọi tài sản quốc gia đều nằm trong
tay họ để họ tùy tiện xử dụng. Ở đây, có thể kể một câu chuyện u uẩn nhưng
thích hợp. Chuyện kể rằng (Tổng Bí Thư ĐCS Nga) Brezhnev đưa bà mẹ, một người
đàn bà khiêm tốn, đi xem văn phòng làm việc lịch sử của ông ta, bộ sưu tầm
tuyệt vời các xe sang trọng và nhà nghỉ mát với các bữa ăn tráng lệ, và khi
ông hỏi mẹ có cảm tưởng gì – bà ta đã trả lời: “thât là tuyệt vời, Leonid ạ,
nhưng nhỡ mà bọn Bolshevik trở lại thì làm sao đây?”
|
But if even a fraction of the stories about the wealth and
lifestyles of China’s “princelings” — the descendants of Mao’s revolutionary
generation — are to be believed, China’s New Class wants not only control,
but also ownership. Few of China’s netizens are likely to believe that Bo
Xilai, the Politburo member and party boss of the mega-city of Chongqing who
was ousted in March on corruption charges, was an aberration.
|
Dù ta có cho rằng chỉ một phần nhỏ các câu chuyện về sự
giàu có và lối sống của các “hoàng tử con” Trung Quốc – hậu duệ của thế hệ đã
cùng làm cách mạng với Mao - là khả tín, Giai Cấp Mới Trung Quốc không những
chỉ muốn kiểm soát, mà còn muốn sở hửu. Ít có cư dân mạng nào tại Trung Quốc
lại có thể tin rằng ông Bạc Hy Lai, Ủy Viên Bộ Chính Trị và thủ lãnh đảng tại
thành phố Trùng Khánh vừa bị hạ bệ vào tháng ba vì bị cáo buộc là tham nhũng,
là một điều sai lầm.
|
Why has ownership of wealth become so important for the
Chinese elite? And why have so many Chinese leaders sent their children
abroad for education? One answer surely is that they lack confidence about
China’s future.
|
Tại sao việc sở hửu tài sản trở thành quan trọng đến mức
đó đối với các nhân vật ưu tú đang lãnh đạo Trung Quốc? Và tại sao lại có quá
nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc cho con cái đi học nước ngoài? Một câu trả lời
cho câu hỏi đó phải là: họ thiếu tin tưởng vào tuơng lai Trung Quốc.
|
This may seem strange, given that the Chinese have
propelled their country into the top ranks of global economic powerhouses
over the past 30 years. There are those who predict a hard landing for an
overheated economy — where growth has already slowed — but the acquisition of
wealth is better understood not just as an economic cushion, or as pure
greed, but as a political hedge.
|
Đây có thể là một điều khó hiểu, vì trong vòng 30 năm qua,
người Trung Quốc đã thúc đẩy nước họ trở nên một trong những nước hùng mạnh
nhất về mặt kinh tế trên thế giới. Có người đang tiên đoán một nền kinh tế
nung nóng quá mức sẽ ngã nặng – khi mà tăng suất đã chậm lại – nhưng có một
cách hay hơn để giãi thích việc thu gom tài sản đó: đó chính là một rào chắn
phòng ngừa các rủi ro chính trị, thay vì chỉ là một biện pháp nhằm giảm thiểu
các rủi ro kinh tế, hay chỉ là lòng tham thuần tuý mà thôi.
|
China’s Communist leaders cling to Deng Xiaoping’s belief
that their continuance in power will depend on economic progress. But even in
China, a mandate based on competence can crumble in hard times. So
globalizing one’s assets — transferring money and educating one’s children
overseas — makes sense as a hedge against risk. (At least $120 billion has been
illegally transferred abroad since the mid-1990s, according to one official
estimate.)
|
Các nhà lãnh đạo cọng sản Trung Quốc bám víu vào niềm tin
của Đạng Tiểu Bình theo đó các tiến bộ về mặt kinh tế quyết định quyền tiếp
tục cai trị đất nước của họ. Nhưng chính ngay tại Trung Quốc, việc được ủy
thác quyền cai trị đất nước dựa trên tài cán vẫn có thể sụp đổ khi thời thế
trở nên khó khăn. Do đó, việc toàn cầu hóa tài sản –chuyển tiền ra nước ngoài
và cho con cái du học – là một biện pháp hợp lý nhằm giảm thiệu các rủi ro.
(Từ giửa thập niên 1990, theo ước tính chính thức, trên 120 tỷ dồng đô la đã
được chuyển ra nước ngoài một cách bất hợp pháp.)
|
Mao and his colleagues had a self-confidence born of many
factors: triumph in civil war; a well-organized party apparatus; a
Marxist-Leninist ideological framework, the road map to a socialist future;
and the bulwark of the victorious People’s Liberation Army. Today, more than
60 years after the civil war, only the P.L.A. looks somewhat the same, and
the self-confidence is fraying.
|
Mao và các đồng nghiệp đã tự tin vì nhiều lý do: họ đã
chiến thắng trong chiến tranh, có một bộ máy đảng có tổ chức tốt, có một
khung ý thức hệ trong học thuyết Mác-Lê, có một lộ trình tiến lên một tương
lai xã hội chủ nghĩa, và có một Quân Đội Nhân Dân đắc thắng đóng vai trò
thành lủy bão vệ họ. Ngày nay, 60 năm sau cuộc nội chiến, chỉ có QDND là còn
như xưa trong chừng mực nào đó, và niềm tự tin thì đang bị cọ sờn dần.
|
The denunciations of party leaders and officials by the
Red Guards during the Cultural Revolution undermined the party’s authority
and legitimacy. The party’s insecurity was accentuated by Deng’s rejection
(in practice) of Marxism-Leninism. The cloak of ideological legitimacy was
abandoned in the race for growth.
|
Việc Hồng Vệ Binh tố cáo các nhà lãnh đạo đảng và các quan
chức nhà nước trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã làm suy yếu uy quyền và tính
hợp pháp của đảng. Nỗi âu lo bất ổn của đảng đậm nét hơn khi ông Đặng (về mặt
thực hành) chối bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Cái áo choàng kín ý thức hệ mang lại cho
đảng tính hợp pháp đã bị bỏ rơi phía sau trong cuộc chạy đua theo tăng
trưởng.
|
Today, the party’s 80 million members are still powerful,
but most join the party for career advancement, not idealism. Every day,
there are some 500 protests, demonstrations or riots against corrupt or
dictatorial local party authorities, often put down by force. The harsh
treatment that prompted the blind human-rights advocate Chen Guangcheng to
seek American protection is only one of the most notorious cases. The
volatile society unleashed against the state by Mao almost 50 years ago
bubbles like a caldron. Stories about the wealth amassed by relatives of
party leaders like Mr. Bo, who have used their family connections to take
control of vast sectors of the economy, will persuade even loyal citizens
that the rot reaches to the very top.
|
Vào lúc này, 80 triệu đảng viên của đảng vẫn còn có quyền
lực, nhưng đa số những người này vào đảng vì lý do họ muốn thăng quan tiến
chức chứ không phải vì lý tuởng. Mổi ngày, có khoảng 500 cuộc chống đối, biểu
tình, hay rối loạn chống lại các nhà lãnh đạo đảng thối nát hay chuyên quyền
tại các địa phương, các cuộc biểu dương này thường bị triệt hạ bằng vũ lực.
Việc ông Trần Trung Thành, một nhà tranh đấu nhân quyền mù, đã tìm đến người
Mỹ xin che chở vì bị ngược đãi thậm tệ chỉ là một trong những trường hợp nổi
bật nhất. Việc xã hội (Trung Quốc) vốn dễ bị kích động đã từng được Mao mở
dây xích thả ra để chống lại nhà nước 50 năm về trước nay như một cái nồi lớn
đang sôi sục sủi bọt. Các mẩu chuyện góp nhặt được về các nguời thân thuộc
của các nhà lãnh đạo đảng, như ông Bạc, những người đã dùng các quan hệ gia
đình của mình để nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực to lớn của nền kinh tế, sẽ
thuyết phục được ngay cã những công dân trung thành là sự thối rữa đã lên đến
tuyệt đỉnh.
|
The Bo affair is not just about massive corruption but
also succession. Mr. Bo had developed a high-profile “Chongqing model”
characterized by crime busting, Maoist singalongs, cheap housing and other
welfare provisions. It was a populist, and popular, attempt by a charismatic
“princeling,” son of a revolutionary hero, to assert his natural right to
ascend to the nine-member Politburo Standing Committee at the 18th Chinese
Communist Party Congress later this year. Among the rumors circulating in
China is that, once on the committee, Mr. Bo would have tried to replace the
party’s incoming general secretary and president agreed to by the outgoing
leadership: Xi Jinping.
|
Việc ông Bạc, ngoài chuyện tham nhũng đại quy mô, còn dính
đến quyền thừa kế. Ông Bạc đã thiết kế được một “Mô Hình Trùng Khánh” nổi bật
qua các đặc điểm như bài trừ tội ác, hát đồng ca các bài hát thời ông Mao,
các căn hộ rẻ tiền, và các quy định khác về phúc lợi. Mô hình đó có đối tượng
là quần chúng và đã được quần chúng ưa thích. Mô hình đó cũng là một nổ lực
của một “hoàng tử con” có khả năng lôi cuốn, một người con trai của một vị
anh hùng cách mạng, muốn khẳng định quyền đương nhiên có của mình để trèo lên
chiếm cứ một trong chín cái ghế trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị trong kỳ đại
hội Đảng Cọng Sản Trung Quốc vào cuối năm sắp đến. Theo các tin đồn đang lưu
truyền tại Trung Quốc, nguời ta nói là một khi ông Bo đã chen chân vào đuợc
Ban Thường Vụ , ông sẽ tìm cách thay thế người mà ban lảnh đạo sắp rút lui đã
chọn vào chức vụ Tổng Bí Thư đảng và Tổng Thống: ông Tập Cận Bình.
|
Mao, who died in 1976, hand-picked his successor. Deng,
who died in 1997, blessed Jiang Zemin and Hu Jintao to follow him. Mr. Hu,
not being a revolutionary hero like Mao or the godfather of economic reform
like Deng, did not have the prestige to appoint his successor. The low-key
Mr. Xi, a princeling like Mr. Bo, emerged as a result of jostling behind
closed doors. Lacking institutional legitimacy and a laying of hands by an
elder, he might have looked an easy target to an ambitious Mr. Bo.
|
Mao, chết năm 1976, đã đích thân chọn người kế vị. Đặng,
chết năm 1997, đã ban phép lành cho Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào kế vị ông
ta. Ông Hồ, vì không phải là một anh hùng cách mạng như Mao hay là một người
cha đở đầu đổi mới kinh tế như Đặng, đã không có đủ uy tín để bổ nhiệm người
kế vị. Ông Tập, một người không cao ngạo, một hoàng tử con như ông Bạc, nổi
lên sau các cuộc tranh hậu trường kín cửa. Vì không có sự hậu thuẫn của các
định chế và vì không được được một thái thượng hoàng ban phép lành, có thể
ông ta đã được một ông Bạc đầy tham vọng đáng giá như là một con mồi dể nuốt.
|
In the months ahead, party leaders will use every
propaganda tool to dissipate the damage inflicted on leadership unity, party
discipline and national “harmony” by the Bo debacle. They might divert
criticism from Bo by depicting his allegedly murderous wife as China’s Lady
Macbeth. But members of China’s New Class will still worry that the
revelations about elite corruption have exposed them to the danger of the
Bolsheviks coming back.
|
Trong những tháng sắp đến, các nhà lãnh đạo đảng sẽ dùng
mọi dụng cụ tuyên truyền nhằm hoá giải các thiệt hại mà tai họa Bạc Hy Lai đã
mang lại cho tình đoàn kết và kỹ luật đảng, và sự “hài hòa” toàn quốc. Có thể
họ sẽ chuyển hướng các phê bình về vụ bạc Hy Lai bằng cách mô tả bà vợ của
ông ta như là một Công Nương McBeth của Trung Quốc. Nhưng các thành viên của
Giai Cấp Mới của Trung Quốc vẩn sẽ còn âu lo vì các tiết lộ về sự tham nhũng
và thối nát của giai cấp lãnh đạo đã cho họ thấy được hiểm họa khi các người
Bolshevik trở về.
|
Roderick
MacFarquhar, a professor of government at Harvard, is a co-author of “Mao’s
Last Revolution.”
|
Roderick
MacFarquhar, một giáo sư chính phủ học tại Đại học Harvard, là đồng tác giả
của "cuộc cách mạng cuối cùng của Mao".
|
|
|
http://www.nytimes.com/2012/05/21/opinion/in-china-fear-at-the-top.html?_r=1&ref=contributors
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, May 27, 2012
In China, Fear at the Top Tại Trung Quốc, Nỗi Sợ Trên cao
China’s economic crisis Cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc
|
|
China’s economic
crisis
|
Cuộc khủng hoảng
kinh tế của Trung Quốc
|
By Fareed Zakaria,
Published: May 24
|
Fareed Zakaria
24/5/2012
|
Washington Post
|
Wasington Post
|
There has been much speculation about power struggles in
China in the wake of the ouster of Bo Xilai, the powerful Communist Party
boss of Chongqing who used populism, money and intrigue to rise to the top.
Had he not been brought down this year — by a series of mistakes, revelations
and bad luck — Bo might have rattled the technocratic-authoritarian system
running the country. China might well survive its political crisis, but it
faces a more immediate challenge: an economic crisis.
|
Hiện đã có nhiều suy đoán về cuộc chiến quyền lực ở Trung
Quốc trong cơn náo động của vụ lật đổ Bạc Hy Lai, một thượng cấp quyền lực
của Đảng Cộng sản tỉnhTrùng Khánh, người đã sử dụng chủ nghĩa dân túy, tiền
bạc và mưu chước để vươn lên. Nếu ông không bị hạ bệ trong năm nay - bởi một
loạt các sai lầm, tiết lộ và không may mắn - Bạc có thể khiến hệ thống kỹ trị
độc tài điều hành đất nước phải lo sợ. Trung Quốc có thể tồn tại trong cuộc
khủng hoảng chính trị của mình, nhưng phải đối diện với thách thức trước mắt:
một cuộc khủng hoảng kinh tế.
|
Every year for two decades, experts have told me that
China’s economy was set to crash, felled by huge imbalances and policy
errors. They would point to non-performing loans, bad banks, inefficient
state-owned enterprises and real estate bubbles. Somehow, none of these has
derailed China’s growth, which has averaged an astonishing 9.5 percent
annually for three decades.
|
Mỗi năm trong hai thập kỷ qua, các chuyên gia đã nói với
tôi rằng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ phải phá sản, phải xụp đổ vì sự mất
cân bằng quá lớn và các sai lầm trong chính sách. Họ muốn nói đến các hoạt
động cho vay không kết quả, các ngân hàng xấu, doanh nghiệp nhà nước không
hiệu quả và bong bóng bất động sản. Bằng cách nào đó, không một điều nào
trong số này đã khiến tăng trưởng của Trung Quốc, vốn tăng trưỏng trung bình
9.5% hàng năm một cách đáng ngạc nhiên trong ba thập kỷ qua, phải đi trật
đường rầy.
|
Ruchir Sharma, who runs Morgan Stanley’s Emerging Markets
Fund, makes a different and more persuasive case in his new book, “Breakout
Nations,” pointing not to China’s failures but to its successes: “China is on
the verge of a natural slowdown that will change the global balance of power,
from finance to politics, and take the wind out of many economies that are
riding in its draft.” Evidence is accumulating to support his view.
|
Trong cuốn sách mới "Breakout Nation" của mình, Ruchir
Sharma, người điều hành Quỹ Thị Trưòng mới nổi của Morgan Stanley, đã đưa ra
một giải thích khác và thuyết phục hơn, không vạch ra thất bại của Trung Quốc
nhưng lại là chính sự thành công của họ: "Trung Quốc đang trên bờ vực
của cuộc (phát triển) chậm lại một cách tự nhiên vốn sẽ thay đổi cán cân quyền
lực toàn cầu, từ tài chính đến chính trị, và sẽ lấy đi sức mạnh của nhiều nền
kinh tế đang nằm trong tính toán của họ ". Quan điểm của ông đang được
tích lũy bằng chứng để hỗ trợ.
|
China’s growth looks remarkable. But it isn’t
unprecedented. Japan, South Korea and Taiwan all grew close to 9 percent
annually for about two decades and then started to slow. Many think that
China’s fate will be like that of Japan, which crashed and slowed down in the
1990s and has yet to boom again. But the more realistic scenario is Japan in
the 1970s, when the original Asian tiger’s growth slowed from 9 percent to
about 6 percent. Korea and Taiwan followed similar trajectories.
|
Tăng trưởng của Trung Quốc là đáng chú ý. Nhưng không phải
là chưa từng thấy. Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan đã từng tăng trưởng gần 9%
hàng năm trong khoảng hai thập kỷ và sau đó bắt đầu chậm lại. Nhiều người
nghĩ rằng số phận của Trung Quốc sẽ giống như của Nhật Bản, vốn đã bị đổ vỡ,
chậm lại trong những năm 1990 và vẫn chưa thể bùng nổ lại một lần nữa. Nhưng
kịch bản thực tế hơn là Nhật Bản thì ở trong những năm 1970, khi những con hổ
ban đầu của Châu Á tăng trưởng chậm lại từ 9% xuống khoảng 6%. Hàn Quốc và
Đài Loan đi theo quỹ đạo tương tự.
|
What caused these slowdowns? Success. In each case, the
economy had produced a middle-income level. It becomes much more difficult to
grow at a breakneck pace when you have a large economy and a middle-class
society.
|
Nguyên nhân gì gây ra những chậm trễ này? Sự thành công.
Trong mỗi trường hợp, các nền kinh tế đã sản xuất được một tầng lớp thu nhập
trung bình. Việc phát triển với tốc độ chóng mặt khi bạn có một nền kinh tế
lớn và một xã hội thuộc tầng lớp trung lưu là điều khó khăn.
|
Sharma does the math: “In 1998, for China to grow its $1
trillion economy by 10 percent, it had to expand its economic activities by
$100 billion and consume only 10 percent of the world’s industrial
commodities — the raw materials that include everything from oil to copper
and steel. In 2011, to grow its $5 trillion economy that fast, it needed to
expand by $550 billion a year and suck in more than 30 percent of global
commodity production.”
|
Sharma làm toán: "Năm 1998, để Trung Quốc phát triển
được nền kinh tế 1 ngàn tỷ của họ lên 10%, họ phải mở rộng hoạt động kinh tế
đến 100 tỷ và chỉ tiêu thụ 10% các mặt hàng công nghiệp của thế giới - các
nguyên liệu thô bao gồm tất cả mọi thứ từ dầu hỏa, đồng và thép. Năm 2011, để
phát triển nhanh chóng nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ, họ cần phải gia tăng
550 tỷ USD một năm và hút vào hơn 30% sản xuất hàng hóa toàn cầu ".
|
All the factors that pushed China forward have begun to
wither. China became an urbanized country last year, with a majority of its
people living in cities. The rate of urban migration has slowed to 5 million
a year. This means that soon the famous “surplus labor pool” will be
exhausted. This decade, only 5 million people will join China’s core
workforce, down dramatically from 90 million in the previous decade. And
thanks to the one-child policy, there are few Chinese to take the place of
retiring workers.
|
Tất cả các yếu tố từng đẩy Trung Quốc về phía trước đã bắt
đầu lụi tàn. Năm ngoái Trung Quốc đã trở thành một quốc gia đô thị hóa, với
đa số người dân sống ở các thành phố. Tỷ lệ nhập cư đô thị đã làm chậm lại
đến 5 triệu một năm. Điều này có nghĩa rằng chẳng bao lâu "nguồn thặng
dư lao động" nổi tiếng sẽ bị cạn kiệt. Thập kỷ này, chỉ có 5 triệu người
tham gia lực lượng lao động cốt lõi của Trung Quốc, tụt giảm đáng kể từ 90
triệu trong thập kỷ trước. Và nhờ chính sách một con, rất ít người Trung Quốc
để thay thế cho công nhân nghỉ hưu.
|
Sharma’s picture is largely shared by the Chinese
government. For years the leadership in Beijing has been preparing for a
slowdown. Premier Wen Jiabao argued in 2008 that China’s economy was
“unbalanced, uncoordinated and unsustainable.” He sounded a similar note this
week, calling for government measures to stimulate the economy.
|
Hình ảnh của Sharma phần lớn được chia sẻ bởi chính phủ
Trung Quốc. Trong nhiều năm, lãnh đạo ở Bắc Kinh đã chuẩn bị cho việc chậm
lại. Trong năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lập luận rằng nền kinh tế của
Trung Quốc là "không cân bằng, thiếu phối hợp và không bền vững".
Tuần này, ông lên tiếng một lưu ý tương tự, kêu gọi chính phủ phải có các
biện pháp để kích thích nền kinh tế.
|
In some ways, China still has a lot of gunpowder in its
arsenal. Its central bank can lower interest rates and the government can spend
money. But even its firepower has limits. Sharma argues that on paper China’s
debt to gross domestic product is a modest 30 percent but that when you add
up the debt of Chinese corporations, many of which are government-owned, the
numbers look alarming. The government will spend more on infrastructure but
will get diminishing returns for these investments. Chinese consumers are
spending more but — in a country with no safety nets and an aging population
— saving rates will remain high.
|
Về một số phưong diện, Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều
thuốc súng trong kho vũ khí của mình. Ngân hàng trung ương của TQ có thể giảm
lãi suất và chính phủ có thể chi tiêu tiền bạc. Nhưng ngay cả hỏa lực của họ
cũng có giới hạn. Sharma cho rằng trên chứng từ, phần nợ đối với sản phẩm
quốc nội (GDP) của Trung Quốc vẫn khiêm tốn ở mức 30% nhưng khi thêm các
khoản nợ của các tập đoàn Trung Quốc, trong đó có nhiều tập đoàn do chính phủ
sở hữu, các con số sẽ trông đáng báo động. Chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn
vào cơ sở hạ tầng, nhưng thu về ít hơn từ các khoản đầu tư này. Người tiêu
dùng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn - nhưng trong một quốc gia không an
toàn và một dân số lão hóa - tỷ lệ tiết kiệm sẽ vẫn ở mức cao.
|
Sharma predicts trouble for countries that have been
buoyed by a booming China — from Australia to Brazil — as its demand for raw
materials drops. He even predicts a decline in oil prices, which, coming on
top of the shale boom, should worry oil-producing states everywhere.
|
Sharma dự đoán những khó khăn sẽ đến với các quốc gia từng
được hưng chấn bởi một Trung Quốc bùng nổ - từ Australia đến Brazil - khi nhu
cầu nguyên liệu bị suy giảm. Thậm chí ông còn dự đoán một sự suy giảm trong
giá dầu hỏa, khiến sẽ gây lo lắng cho các quốc gia sản xuất dầu ở khắp mọi
nơi.
|
As for China, Sharma suggests that 6 percent growth should not worry
the Chinese; these would be enviable rates for anyone else. The country is
richer, so slower growth is more acceptable. But China’s authoritarian regime
legitimizes itself by delivering high-octane growth. If that fades, China’s
economic problems might turn into political ones.
|
Còn đối với Trung Quốc, Sharma cho rằng tăng trưởng ở mức
6% không nên làm người Trung Quốc lo lắng, đây sẽ là mức tăng trưởng tuyệt
vời cho bất cứ nước nào khác. Đất nước giàu hơn, vì vậy tốc độ tăng trưởng
chậm hơn sẽ dễ được chấp nhận hơn. Nhưng chế độ độc tài của Trung Quốc lại
hợp pháp hóa bản thâ mình bằng cách hứa hẹn cuộc tăng trưởng với chỉ số octan
cao. Nếu lời hưá hẹn ấy mất dần, các khó khăn về kinh tế của Trung Quốc có
thể trở thành khó khăn về chính trị.
|
|
|
Multinationals rush to court China’s consumers: Chinese Premier Wen Jiabao has
vowed to create an economy driven by consumption.
|
Translated by Lê Quốc Tuấn
|
|
|
http://www.washingtonpost.com/opinions/chinas-economiccrisis/2012/05/23/gJQAB9zclU_story.html?tid=wp_ipad
|
What Is Enlightenment? Khai sáng là gì?
|
|
What Is
Enlightenment?
|
Khai sáng là gì?
|
Immanuel Kant
|
Immanuel Kant
|
Konigsberg in Prussia, 30th September, 1784.
|
Königsberg tại Preussen, ngày 30 tháng 9 năm 1784
|
Enlightenment is man's emergence from his self-incurred
immaturity. Immaturity is the inability to use one's own understanding
without the guidance of another. This immaturity is self-incurred if its
cause is not lack of understanding, but lack of resolution and courage to use
it without the guidance of another. The motto of enlightenment is therefore:
Sapere aude! Have courage to use your own understanding!
|
KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG
VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN [2] là sự bất lực
không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo
của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi
nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót
tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình
mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Sapere aude [3] ! Hãy có can đảm
tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai Sáng.
|
Laziness and cowardice are the reasons why such a large
proportion of men, even when nature has long emancipated them from alien
guidance (naturaliter maiorennes), nevertheless gladly remain immature for
life. For the same reasons, it is all too easy for others to set themselves
up as their guardians. It is so convenient to be immature! If I have a book
to have understanding in place of me, a spiritual adviser to have a
conscience for me, a doctor to judge my diet for me, and so on, I need not
make any efforts at all. I need not think, so long as I can pay; others will
soon enough take the tiresome job over for me.
|
Lười biếng và hèn nhát là những nguyên nhân, tại sao một
phần lớn số người như thế của nhân loại, sau khi thiên nhiên đã giải phóng họ
ra khỏi sự chỉ đạo ngoại lai (naturaliter maiorennes) mà suốt đời lại vẫn
thích lưu lại trong tình trạng vị thành niên; và là nguyên nhân tại sao thật
là dễ dàng cho một số người khác, tự ném mình giao phó mình cho người đỡ đầu.
Ở trong tình trạng vị thành niên thì thật là khỏe khoắn. Tôi có một cuốn
sách, quyển sách ấy có trí tuệ thay tôi, có một người đỡ đầu linh hồn, người
ấy có lương tâm giùm tôi, có một người thầy thuốc, vị ấy chẩn định sự ăn
kiêng cho tôi, vv và vv: như thế tôi khỏi phải lo lắng cho chính mình. Tôi không
cần phải suy nghĩ bận tâm, nếu tôi chỉ có thể trả tiền; người khác sẽ chu tất
cho tôi mọi công việc phiền não.
|
The guardians who have kindly taken upon themselves the
work of supervision will soon see to it that by far the largest part of
mankind (including the entire fair sex) should consider the step forward to
maturity not only as difficult but also as highly dangerous. Having first
infatuated their domesticated animals, and carefully prevented the docile
creatures from daring to take a single step without the leading-strings to
which they are tied, they next show them the danger which threatens them if
they try to walk unaided. Now this danger is not in fact so very great, for
they would certainly learn to walk eventually after a few falls. But an
example of this kind is intimidating, and usually frightens them off from
further attempts.
|
Sự kiện một phần lớn nhất của nhân loại (trong đó có phái
rất đẹp) còn cho rằng bước tiến đến trưởng thành, ngoài việc bước ấy rất khó
khăn, còn là rất nguy hiểm; điều ấy những người đỡ đầu kia đã lo chu tất,
những người đã hết lòng nhận lãnh cho mình trách nhiệm giám thị tối cao trên
những kẻ vị thành niên. Sau khi họ đã làm cho đàn gia súc của họ trước hết
ngu đần đi, và chăn giữ một cách cẩn thận không cho những sinh vật yên lặng
này được phép dám mạo hiểm một bước ra khỏi chiếc xe kéo, trong đó họ giam
những sinh vật ấy; sau đó họ chỉ cho những kẻ ấy sự hiểm nguy đang đe doạ,
nếu những người này tìm cách đi một mình. Thật ra thì chính sự nguy hiểm này
cũng không to tát chi cho lắm, bởi lẽ những kẻ ấy rốt cùng cũng sẽ học đi
trong một vài trường hợp; tuy nhiên chỉ một thí dụ theo cách ấy cũng có thể
làm rụt rè nhũn lòng, và thường làm nhát sợ xa lánh tất cả những bước thăm dò
khác.
|
Thus it is difficult for each separate individual to work
his way out of the immaturity which has become almost second nature to him.
He has even grown fond of it and is really incapable for the time being of using
his own understanding, because he was never allowed to make the attempt.
Dogmas and formulas, those mechanical instruments for rational use (or rather
misuse) of his natural endowments, are the ball and chain of his permanent
immaturity. And if anyone did throw them off, he would still be uncertain
about jumping over even the narrowest of trenches, for he would be
unaccustomed to free movement of this kind. Thus only a few, by cultivating
the;r own minds, have succeeded in freeing themselves from immaturity and in
continuing boldly on their way.
|
Như thế thật là khó khăn cho mỗi một người, tự mình gắng
sức vươn lên để thoát ra khỏi tính vị thành niên hầu như đã trở thành một bản
tính tự nhiên cho mình. Người ấy lại còn đâm ra yêu thích tính ấy và thật sự
không còn khả năng để tự sử dụng trí tuệ của chính mình, bởi vì người ta đã
không bao giờ để cho người ấy làm thử. Những nội qui và những công thức, loại
dụng cụ máy móc cho công dụng hợp lý hay đúng hơn cho sự lạm dụng năng khiếu
tự nhiên ấy, đều là những xích chân của một tình trạng vị thành niên dai dẳng
vĩnh viễn. Kẻ nào vất bỏ nó đi, kẻ ấy cũng sẽ chỉ làm một bước nhảy không
chắc chắn qua cái hố nhỏ hẹp, bởi vì kẻ ấy không quen làm động tác tự do theo
kiểu ấy. Cho nên chỉ có một số ít thành công trong việc tự giải tỏa mình ra
khỏi tình trạng vị thành niên qua sự thao luyện tinh thần, và tạo ra một bước
đi vững chãi.
|
There is more chance of an entire public enlightening
itself. This is indeed almost inevitable, if only the public concerned is
left in freedom. For there will always be a few who think for themselves,
even among those appointed as guardians of the common mass. Such guardians,
once they have themselves thrown off the yoke of immaturity, will disseminate
the spirit of rational respect for personal value and for the duty of all men
to think for themselves. The remarkable thing about this is that if the
public, which was previously put under this yoke by the guardians, is
suitably stirred up by some of the latter who are incapable of enlightenment,
it may subsequently compel the guardians themselves to remain under the yoke.
For it is very harmful to propagate prejudices, because they finally avenge
themselves on the very people who first encouraged them (or whose
predecessors did so). Thus a public can only achieve enlightenment slowly. A
revolution may well put an end to autocratic despotism and to rapacious or
power-seeking oppression, but it will never produce a true reform in ways of
thinking. Instead, new prejudices, like the ones they replaced, will serve as
a leash to control the great unthinking mass.
|
Nhưng sự kiện một QUẦN CHÚNG (Publikum) tự mình khai sáng
cho mình, điều ấy có triển vọng; vâng điều ấy, nếu người ta chỉ để cho công
chúng ấy TỰ DO thôi, hầu như chắc chắn có thể thực hiện được. Bởi vì trong
trường hợp ấy sẽ luôn luôn tìm ra được một vài nhà tư tưởng độc lập, ngay cả
trong nhóm những người đỡ đầu có nhiệm vụ canh chừng đống gia súc lớn kia,
những người sau khi đã tự tay vất bỏ cái gông vị thành niên, họ sẽ quảng bá
quanh mình tinh thần biết đánh giá hợp lý về giá trị thực sự và khuynh hướng
thiên phú của mỗi con người nằm ở tư duy tự lập. Ðặc biệt ở đây là: nhóm công
chúng trước đó bị những người đỡ đầu đưa vào gông cùm, chính công chúng này
sau đó lại bắt buộc những người kia ở lại trong gông, nếu họ bị khiêu khích
phải hành động như thế do một vài kẻ trong những người đỡ đầu ấy tự mình
không có khả năng khai sáng; gieo trồng những định kiến thật tai hại đến như
thế, bởi vì chúng sẽ trả thù lại chính những kẻ đã gây ra qua nhiều thế hệ.
Do đấy quần chúng có thể chỉ nên dần dần đạt đến khai sáng mà thôi. Khai sáng
bằng một cuộc cách mạng có lẽ sẽ chỉ đem đến sự truất phế một chế độ chuyên
chế độc tài và sự đàn áp đầy tham muốn hưởng lợi và cai trị người khác của cá
nhân độc tài, nhưng không bao giờ đem đến một sự sửa đổi chân chính thật sự
cho cách thế tư duy cả; ngược lại những định kiến mới lại sẽ được sử dụng
giống hệt như những cái cũ dùng để làm đường lối chỉ đạo cho đám lau nhau vô
đầu óc kia.
|
For enlightenment of this kind, all that is needed is
freedom. And the freedom in question is the most innocuous form of
all--freedom to make public use of one's reason in all matters. But I hear on
all sides the cry: Don't argue! The officer says: Don't argue, get on parade!
The tax-official: Don't argue, pay! The clergyman: Don't argue, believe!
(Only one ruler in the world says: Argue as much as you like and about
whatever you like, but obey!). . All this means restrictions on freedom
everywhere. But which sort of restriction prevents enlightenment, and which,
instead of hindering it, can actually promote it? I reply: The public use of
man's reason must always be free, and it alone can bring about enlightenment
among men; the private use of reason may quite often be very narrowly
restricted, however, without undue hindrance to the progress of enlightenment.
But by the public use of one's own reason I mean that use which anyone may
make of it as a man of learning addressing the entire reading public. What I
term the private use of reason is that which a person may make of it in a particular
civil post or office with which he is entrusted.
|
Thực hiện khai sáng này không đòi hỏi gì hơn ngoài TỰ DO
và là một tự do nguyên vẹn nhất trong tất cả những gì có thể gọi là tự do, đó
là: hoàn toàn có thể SỬ DỤNG CÔNG KHAI LÝ TRÍ CỦA CHÍNH MÌNH. Thế nhưng giờ
đây tôi nghe khắp mọi phiá đều kêu lên: ÐỪNG CÓ LÝ LUẬN! Ông sĩ quan nói: đừng
lý luận, hãy thực hành! Ông cố vấn tài chánh: đừng lý luận! Hãy móc túi trả
tiền! Nhà tôn giáo: đừng lý luận, hãy tin tưởng! (chỉ có một Ngài trên thế
giới nói: HÃY LÝ LUẬN nhiều như các người muốn và về những gì các người
thích; nhưng HÃY VÂNG LỜI!) Theo trên sự giới hạn tự do xảy ra ở tất cả các
lãnh vực. Nhưng giới hạn nào sẽ cản trở sự khai sáng? giới hạn nào không cản
trở mà ngược lại còn hỗ trợ nó? - Tôi trả lời: sự sử dụng CÔNG KHAI của lý
trí phải được TỰ DO bất cứ lúc nào, và chỉ có nó mới có thể đem lại khai sáng
đến với con người; còn sự sử dụng RIÊNG TƯ của lý trí thì có thể nhiều khi
nên được giới hạn rất chặt chẽ mà không làm cản trở đặc biệt bước tiến của
khai sáng. Nhưng tôi hiểu dưới sự sử dụng công khai lý trí của chính mình là
sự sử dụng mà một người với tư cách là HỌC GIẢ có thể vận dụng lý trí trước
tòan thể công chúng của THẾ GIỚI ÐỘC GIẢ. Tôi gọi sự sử dụng là riêng tư để
chỉ sự sử dụng mà người học giả trong CHỨC VỊ công dân hay nhiệm sở mà người
ấy được tín nhiệm giao cho..
|
Now in some affairs which affect the interests of the
commonwealth, we require a certain mechanism whereby some members of the
commonwealth must behave purely passively, so that they may, by an artificial
common agreement, be employed by the government for public ends (or at least
deterred from vitiating them). It is, of course, impermissible to argue in
such cases; obedience is imperative. But in so far as this or that individual
who acts as part of the machine also considers himself as a member of a
complete commonwealth or even of cosmopolitan society, and thence as a man of
learning who may through his writings address a public in the truest sense of
the word, he may 'indeed argue without harming the affairs in which he is
employed for some of the time in a passive capacity. Thus it would be very
harmful if an officer receiving an order from his superiors were to quibble
openly, while on duty, about the appropriateness or usefulness of the order
in question. He must simply obey. But he cannot reasonably be banned from
making observations as a man of learning on the errors in the military
service, and from submitting these to his public for judgement.
|
Ta nhận rằng, một số công việc có liên hệ đến quyền lợi
cộng đồng cần có một guồng máy phục vụ, nhờ phương tiện đó một vài phần tử
của cộng đồng chỉ cần hành sự một cách thụ động, để tạo nên một sự nhất trí
giả tạo nào đó cho chính quyền nhằm phục vụ cho những mục đích công khai hay
ít nhất để tránh sự phá hoại những mục đích ấy. Dĩ nhiên ở đây không được
phép lý luận; mà phải tuân lời. Nhưng bao lâu phần tử của guồng máy đồng thời
cũng là phần tử của cả cộng đồng, và hơn nữa của cả xã hội công dân thế giới,
với phẩm cách của một người học giả, đang hướng về độc giả với những tác phẩm
văn học trong tinh thần tự lập: trong trường hợp này nhất thiết người ấy có
thể lý luận, mà không vì thế công vụ bị phiền nhiễu, công vụ này ông được ủy
nhiệm phần nào với tư cách một hội viên thụ động. Cho nên trong trường hợp
của vị sĩ quan, sẽ rất có hại, nếu người ấy đang được lệnh của cấp trên phải
thi hành một lệnh để phục vụ cho mục đích và ích lợi của lệnh ấy mà lại muốn
lý luận oang oang; người ấy phải vâng lời. Nhưng với tư cách là học giả thì
khả dĩ có thể dành cho người ấy quyền nhận xét về những lỗi lầm trong công
tác phục vụ chiến tranh và trình bày những nhận xét ấy trước công chúng để họ
phán đoán.
|
The citizen cannot refuse to pay the taxes imposed upon
him; presumptuous criticisms of such taxes, where someone is called upon to
pay them, may be punished as an outrage which could lead to general
insubordination. Nonetheless, the same citizen does not contravene his civil
obligations if, as a learned individual, he publicly voices his thoughts on
the impropriety or even injustice of such fiscal measures. In the same way, a
clergyman is bound to instruct his pupils and his congregation in accordance
with the doctrines of the church he serves, for he was employed by it on that
condition. But as a scholar, he is completely free as well as obliged to
impart to the public all his carefully considered, well-intentioned thoughts
on the mistaken aspects of those doctrines, and to offer suggestions for a
better arrangement of religious and ecclesiastical affairs. And there is
nothing in this which need trouble the conscience.
|
Người công dân không thể cưỡng lại không làm những việc mà
anh ta được giao phó trách nhiệm; ngay cả một lời trách cứ vui vui về những
công việc, khi chúng được giao phó cho anh ta có bổn phận phải hoàn thành,
một lời trách cứ nhẹ thôi cũng có thể bị trừng phạt như một một điều bêu riếu
(có thể gây nên những trường hợp bất tuân lệnh tổng quát). Nhưng chính người
ấy sẽ không hành động ngược lại với bổn phận của một người công dân, nếu
người ấy với tư cách của một học giả công khai dám phát biểu tư tưởng của
mình chống lại sự vụng về hay sự bất công của những điều luật đưa ra. Cũng
thế một người linh mục có bổn phận phải diễn giải cho môn sinh thụ giáo lý và
giáo xứ của ông biểu tượng của nhà thờ mà ông ta phục vụ; bởi vì ông đã được
thâu nhận với những điều kiện trên. Nhưng với tư cách học giả ông không những
có đầy đủ tự do, vâng mà còn thấy đó là một nhiệm vụ hợp lý trong việc thông
tin cho quần chúng tất cả những tư tưởng đã được kiểm điểm chặt chẽ và đầy
thiện ý về tính cách sai lầm của biểu tượng kia, cũng như những đề nghị cho
sự xây dựng tốt hơn thực thể tôn giáo và nhà thờ. Nơi đây không có gì có thể
gây phiền toái cho lương tâm cả.
|
For what he teaches in pursuit of his duties as an active
servant of the church is presented by him as something which he is not
empowered to teach at his own discretion, but which he is employed to expound
in a prescribed manner and in someone else's name. He will say: Our church
teaches this or that, and these are the arguments it uses. He then extracts
as much practical value as possible for his congregation from precepts to
which he would not himself subscribe with full conviction, but which he can
nevertheless undertake to expound, since it is not in fact wholly impossible
that they may contain truth. At all events, nothing opposed to the essence of
religion is present in such doctrines. For if the clergyman thought he could
find anything of this sort in them, he would not be able to carry out his
official duties in good conscience, and would have to resign.
|
Bởi vì những gì ông truyền dạy tuân theo chức vụ nhiệm sở
của mình với tư cách là người thi hành công việc của nhà thờ, điều đó ông đã
thuyết giảng trong giới hạn của bổn phận, trong đó ông không có chủ lực tự do
để giảng dạy theo tư tưởng của riêng ông, và được chỉ định phải diễn giải
theo với các điều lệ và nhân danh của một cá nhân khác. Ông ta sẽ nói rằng:
nhà thờ của chúng ta dạy điều này hay điều nọ; đây là những dẫn chứng mà nhà
thờ sử dụng... Sau đó ông ta rút ra tất cả những ích lợi cho giáo đồ từ những
nội qui, mà chính ông sẽ không ký tên với tất cả sự thuyết phục, mặc dù ông
có thể làm một vài diễn văn về đề tài đó, bởi lẽ có thể trong đó cũng có một
phần nào chân lý, trong đó hoàn toàn không bao hàm điều gì mâu thuẫn với tôn
giáo nội tâm của ông. Bởi vì nếu ông ta tìm thấy trong đó điều gì mâu thuẫn
với tôn giáo nội tâm thì ông ta sẽ không thể điều hành chức vụ của mình với
lương tâm yên ổn được, ông ta phải từ chức.
|
Thus the use which someone employed as a teacher makes of
his reason in the presence of his congregation is purely private, since a
congregation, however large it is, is never any more than a domestic
gathering. In view of this, he is not and cannot be free as a priest, since
he is acting on a commission imposed from outside. Conversely, as a scholar
addressing the real public (i.e. the world at large) through his writings,
the clergyman making public use of his reason enjoys unlimited freedom to use
his own reason and to speak in his own person. For to maintain that the
guardians of the people in spiritual matters should themselves be immature,
is an absurdity which amounts to making absurdities permanent.
|
Như thế sự sử dụng lý trí mà một vị Thầy giáo nhậm chức
thực hiện trước nhóm quần chúng của ông chỉ là một SỰ SỬ DỤNG RIÊNG TƯ, vì
nhóm quần chúng này vẫn chỉ là một cuộc tập họp nội gia, dù cho có lớn đến
bao nhiêu; và trong tương quan với nó ông ta với tư cách là nhà giảng đạo,
không tự do, cũng không được phép tự do, bởi vì ông ta đang thực hiện một
công việc ngoại lai. Ngược lại với tư cách một học giả nói với công chúng
thực sự, công chúng ấy là toàn thế giới, qua các tác phẩm của mình, và do đó
là vị linh mục trong việc SỬ DỤNG CÔNG KHAI lý trí của mình, vị ấy phải được
hưởng một tự do không hạn chế dùng lý trí của chính mình và phát ngôn trong
nhân cách của riêng mình. Bởi lẽ sự kiện chính các người đỡ đầu của nhân dân
(trong những việc tinh thần) lại cũng vị thành niên, là một sự lạc vần, chạy
dài đến vô cực của sự lạc điệu.
|
But should not a society of clergymen, for example an
ecclesiastical synod or a venerable presbytery (as the Dutch call it), be
entitled to commit itself by oath to a certain unalterable set of doctrines,
in order to secure for all time a constant guardianship over each of its
members, and through them over the people?
|
Nhưng một tập đoàn của những vị linh mục, ví dụ một đại
hội nhà thờ, hay giai cấp (Classis) đáng kính (như họ tự mệnh danh như thế
giữa người Hoà Lan) có nên được có thẩm quyền tuyên thệ với nhau tự cho mình
có bổn phận đối với một biểu tượng nào đó bất di bất dịch, để thực hành càng
mạnh hơn một chính sách đỡ đầu tối cao trên đầu mỗi người trong hội viên của
họ và qua đó trên đầu nhân dân, và từ đó vĩnh viễn hoá chính sách ấy không?
|
I reply that this is quite impossible. A contract of this kind,
concluded with a view to preventing all further enlightenment of mankind for
ever, is absolutely null and void, even if it is ratified by the supreme power,
by Imperial Diets and the most solemn peace treaties. One age cannot enter
into an alliance on oath to put the next age in a position where it would be
impossible for it to extend and correct its knowledge, particularly on such important
matters, or to make any progress whatsoever in enlightenment.
|
Tôi nói: điều ấy hoàn toàn không thể được. Một thoả ước
hầu chận đứng vĩnh viễn tất cả những khai sáng lâu dài hơn của loài người,
được ký kết như thế, là tuyệt đối không được và không thể có được; và ngay cả
trong trường hợp nó được xác nhận bởi một quyền lực tối cao, bởi hội đồng nhà
nước và những hiệp ước hoà bình trọng thể nhất. Một thời đại không thể tự cấu
kết với nhau và thề nguyền đặt thời đại kế tiếp trong một tình trạng, mà
trong đó đối với thời đại đi sau mọi khả năng mở rộng những tri thức còn nhất
thời, để tẩy sạch những sai lầm, và có thể tiến xa hơn trong sự khai sáng đều
bị tiêu diệt.
|
This would be a crime against human nature, whose original
destiny lies precisely in such progress. Later generations are thus perfectly
entitled to dismiss these agreements as unauthorised and criminal. To test
whether any particular measure can be agreed upon as a law for a people, we
need only ask whether a people could well impose such a law upon itself.
|
Ðiều đó sẽ là một tội ác nghịch lại bản chất con người, mà
định nghiã nguyên thủy của nó nằm chính trong sự tiến bộ ấy; và như thế những
kẻ hậu sinh hoàn toàn có quyền bác bỏ những quyết định đã được chấp nhận một
cách vô thẩm quyền và càn bậy. Viên đá thử của tất cả những gì được xem là
luật pháp quyết định trên nhân dân, đều nằm trong câu hỏi: rằng người dân có
thể tự mình bó buộc vào một thứ pháp luật như thế không?
|
This might well be possible for a specified short period
as a means of introducing a certain order, pending, as it were, a better
solution. This would also mean that each citizen, particularly the clergyman,
would be given a free hand as a scholar to comment publicly, i.e. in his
writings, on the inadequacies of current institutions. Meanwhile, the newly
established order would continue to exist, until public insight into the nature
of such matters had progressed and proved itself to the point where, by general
consent (if not unanimously), a proposal could be submitted to the crown.
This would seek to protect the congregations who had, for instance, agreed to
alter their religious establishment in accordance with their own notions of
what higher insight is, but it would not try to obstruct those who wanted to
let things remain as before. But it is absolutely impermissible to agree,
even for a single lifetime, to a permanent religious constitution which no-one
might publicly question. For this would virtually nullify a phase in man's
upward progress, thus making it fruitless and even detrimental to subsequent
generations.
|
Ðiều này có thể có trong một giai đoạn ngắn, trong khi chờ
đợi một luật pháp tốt hơn, hầu tạo ra một trật tự nhất định nào đó; đồng thời
người ta dành cho mỗi một người công dân, nhất là người linh mục được tự do,
với tư cách của một nhà học giả, công khai, có nghĩa là qua những tác phẩm
văn học, trình bày những nhận xét của ông về sự sai lầm của tổ chức ngày
trước, trong lúc ấy trật tự đã được thiết lập vẫn còn luôn luôn tồn tại, cho
đến khi nhận thức về sự hình thành của các tổ chức ấy đạt đến mức kiện toàn
và được xác nhận rằng nhận thức ấy qua sự thống nhất của các tiếng nói (nếu
không phải là của tất cả) có thể đưa ra trước ngai vàng một đề nghị, để bảo
vệ cho những giáo xứ đã đồng ý với nhau sau khi nắm vững tri thức toàn thiện
hơn về một cơ sở tôn giáo được thay đổi, mà không cản trở những giáo xứ vẫn
còn bằng lòng với hình thức cũ. Nhưng thỏa thuận với nhau về một hiến chương
tôn giáo cố định bất di bất dịch, không ai được quyền nghi ngờ một cách công
khai, dù chỉ trong vòng thời gian của một đời người, và qua đấy đồng thời
tiêu hủy một khoảng thời gian về sau dành cho sự tiến hoá của nhân loại trong
hướng cải thiện, và làm cho vô hiệu quả, từ đó làm thiệt hại cho thế hệ sau,
là một điều nhất thiết không được phép.
|
A man may for his own person, and even then only for a limited
period, postpone enlightening himself in matters he ought to know about. But
to renounce such enlightenment completely, whether for his own person or even
more so for later generations, means violating and trampling underfoot the sacred
rights of mankind. But something which a people may not even impose upon itself
can still less be imposed upon it by a monarch; for his legislative authority
depends precisely upon his uniting the collective will of the people in his own.
So long as he sees to it that all true or imagined improvements are compatible
with the civil order, he can otherwise leave his subjects to do whatever they
find necessary for their salvation, which is none of his business.
|
Cho cá nhân mình, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn,
trong lúc phải tìm hiểu học hỏi, một người có thể hoãn lại sự khai sáng;
nhưng triệt tiêu sự khai sáng, dù cho một cá nhân, mà hơn nữa còn cho cả thế
hệ hậu sinh, điều ấy có nghiã vi phạm và chà đạp quyền thiêng liêng của nhân
loại. Vả chăng điều gì mà một dân tộc không bao giờ được phép quyết định cho
chính mình, điều ấy một vị quân vương càng ít được quyền quyết định trên đầu
của dân tộc hơn nữa; bởi vì uy tín ban hành luật pháp của ông thật sự nằm ở
điểm ông là người hợp nhất toàn thể ý muốn của nhân dân. Nếu ông chỉ chú ý
đến điều này: tất cả sự cải thiện chân thật hay sai lạc đều tồn tại chung với
trật tự công dân: như thế ông chỉ cần để cho những kẻ bề tôi của ông tự ý làm
những điều mà họ thấy cần thiết cho sự cứu rỗi linh hồn của họ; điều đó không
can dự gì đến ông, nhưng có lẽ để đề phòng người này ngăn cản kẻ khác một
cách bạo động, không cho kẻ ấy xây dựng số phận và sự thăng tiến của mình
theo với khả năng riêng của người ấy.
|
But it is his business to stop anyone forcibly hindering
others from working as best they can to define and promote their salvation.
It indeed detracts from his majesty if he interferes in these affairs by
subjecting the writings in which his subjects attempt to clarify their
religious ideas to governmental supervision. This applies if he does so
acting upon his own exalted opinions—in which case he exposes himself to the
reproach: Caesar non est supra Grammaticos--but much more so if he demeans
his high authority so far as to support the spiritual despotism of a few
tyrants within his state against the rest of his subjects.
|
Vị quân chủ ấy sẽ làm thiệt hại uy thế đế vương, nếu ông
ta cũng xen vào việc ấy, bằng cách đánh giá những tác phẩm theo sự giám thị
của chính quyền ông, những tác phẩm mà nhờ đó kẻ thần dân của ông tìm cách
thâu lượm những nhận thức trung thực, cũng như nếu ông phán xét từ nhận thức
cao siêu nhất của chính riêng ông, chính ở đó ông sẽ bị người ta trách thán
theo thành ngữ: ông vua không đứng trên những nhà văn phạm (Caesar non est
supra grammaticos); cũng như thế trong những trường hợp kế tiếp, nếu ông hạ
thấp quyền lực tối cao nhất của mình đến mức độ hỗ trợ chính thể chuyên chế
tôn giáo của vài kẻ độc tài trong quốc gia của ông đối với những thần dân
khác của ông.
|
If it is now asked whether we at present live in an
enlightened age, the answer is: No, but we do live in an age of enlightenment.
As things are at present, we still have a long way to go before men as a
whole can be in a position (or can ever be put into a position) of using
their own understanding confidently and well in religious matters, without
outside guidance. But we do have distinct indications that the way is now
being cleared for them to work freely in this direction, and that the
obstacles to universal enlightenment, to man's emergence from his
self-incurred immaturity, are gradually becoming fewer. In this respect our
age is the age of enlightenment, the century of Frederick.
|
Bây giờ nếu có câu hỏi đặt ra: Có phải chúng ta đang sống
trong một thời đại đã được khai sáng không? Câu trả lời sẽ là: Không, nhưng
chúng ta đang ở trong một thời đại của sự khai sáng! Trong tình hình hiện
tại, nói chung sự kiện con người có khả năng hay có thể được hướng dẫn vào
trong khả năng ấy để tự vận dụng một cách vững chắc và thuần thục trí tuệ của
mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác trong những vấn đề tôn giáo,
chính nơi đây vẫn còn thiếu sót rầt nhiều. Có điều bây giờ một cánh đồng đã
được khai hoá cho con người có thể tự thân bồi đắp một cách tự do và những
trở ngại ngăn cản sự khai sáng tổng quát hay sự thoát ly ra khỏi tình trạng
vị thành niên do tự mình gây ra dần dần trở nên ít hơn, về những điều ấy
chúng ta thấy có những dấu hiệu thật rõ rệ. Trong nhận xét ấy, thời đại này
là thời đại của khai sáng hay thế kỷ của FRIEDRICH [4] .
|
A prince who does not regard it as beneath him to say that
he considers it his duty, in religious matters, not to prescribe anything to
his people, but to allow them complete freedom, a prince who thus even
declines to accept the presumptuous title of tolerant, is himself
enlightened. He deserves to be praised by a grateful present and posterity as
the man who first liberated mankind from immaturity (as far as government is
concerned), and who left all men free to use their own reason in all matters
of conscience. Under his rule, ecclesiastical dignitaries, notwithstanding
their official duties, may in their capacity as scholars freely and publicly
submit to the judgement of the world their verdicts and opinions, even if
these deviate here and there from orthodox doctrine. This applies even more
to all others who are not restricted by any official duties. This spirit of
freedom is also spreading abroad, even where it has to struggle with outward
obstacles imposed by governments which misunderstand their own function. For
such governments an now witness a shining example of how freedom may exist
without in the least jeopardising public concord and the unity of the commonwealth.
Men will of their own accord gradually work their way out of barbarism so
long as artificial measures are not deliberately adopted to keep them in it.
|
Một vị lãnh chúa, đã không thấy điều ấy là không xứng đáng
cho mình, khi nói rằng, ông xem đó là BỔN PHẬN của ông, trong vấn đề tôn giáo
không truyền lệnh cho con người, mà để họ hoàn toàn tự do trong việc ấy, cũng
là người từ chối không nhận cho mình danh hiệu cao ngạo là BAO DUNG
(Toleranz): chính vị lãnh chuá này đã được khai sáng và xứng đáng được cả thế
giới hôm nay và thế giới mai sau đầy biết ơn ca ngợi là người đã giải phóng
lần đầu tiên loài người ra khỏi tình trạng vị thành niên, ít nhất là từ phía
chính quyền, và để cho mỗi người tự do, tự sử dụng lý trí của chính mình
trong tất cả những gì thuộc vấn đề lương tâm. Dưới quyền ông, với tư cách của
người học giả, những nhà linh mục đáng kính được quyền trình bày một cách tự
do và công khai cho thế giới kiểm thảo những phán đoán và nhận thức của họ về
những điểm vượt ra ngoài biểu tượng nhà thờ đã được công nhận; nhưng còn hơn
thế nữa, dưới trướng của ông, mỗi một người không bị giới hạn vì bổn phận
nhiệm sở đều được hành động như thế. Tinh thần tự do này cũng lan rộng ra
ngoài giới hạn, ngay ở nơi mà nó phải tranh đấu với những chướng ngại bên
ngoài của một chính phủ tự ngộ nhận mình. Bởi vì một thí dụ sẽ làm gương giác
ngộ cho chính quyền ấy: rằng với tự do sẽ không có điều gì đáng lo sợ cho sự
an dân công khai và sự nhất trí của cộng đồng cả. Con người tự mình dần dần
sẽ rèn luyện mình vươn lên khỏi tính thô sơ, nếu người ta không cố ý nắn nót
giả tạo để giữ con người lại trong trạng thái thô sơ ấy.
|
I have portrayed matters of religion as the focal point of
enlightenment, i.e. of man's emergence from his self-incurred immaturity.
This is firstly because our rulers have no interest in assuming the role of
guardians over their subjects so fir as the arts and sciences are concerned,
and secondly, because religious immaturity is the most pernicious and
dishonourable variety of all. But the attitude of mind of a head of state who
favours freedom in the arts and sciences extends even further, for he
realises that there is no danger even to his legislation if he allows his
subjects to make public use of their own reason and to put before the public
their thoughts on better ways of drawing up laws, even if this entails
forthright criticism of the current legislation. We have before us a
brilliant example of this kind, in which no monarch has yet surpassed the one
to whom we now pay tribute.
|
Tôi đã đặt điểm chính của sự khai sáng, trong nghiã sự
thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người
gây ra, chủ yếu trong tương quan với những vấn đề tôn giáo: bởi vì đối với
nghệ thuật và các ngành khoa học những người lãnh đạo của chúng ta không quan
tâm đóng vai người đỡ đầu trên đầu kẻ tôi tớ của họ. Hơn nữa, cũng chính vì
tình trạng vị thành niên trong tôn giáo không những là tình trạng tai hại
nhất mà còn là tình trạng làm ô nhục nhất. Nhưng đường lối tư duy của một vị
nguyên thủ quốc gia, nhân vật ưu việt cho trường hợp trên đây, còn đi xa hơn
nữa và nhận chân được rằng: ngay cả trong tương quan với sự BAN HÀNH LUẬT
PHÁP của ông thật sự không có gì nguy hiểm, khi cho phép người dân được quyền
SỬ DỤNG CÔNG KHAI lý trí của mình, cũng như trình bày cho thế giới biết những
tư tưởng của họ về sự biên soạn hoàn hảo hơn cho bộ luật kia, ngay cả với một
sự phê bình khoáng đạt tự do về những điều đã có sẵn; chúng ta đã có một thí
dụ sáng ngời về cách suy nghĩ trên, thí dụ cho thấy chưa có một vị quân chủ
nào đi trước người mà chúng ta ngưỡng kính.
|
But only a ruler who is himself enlightened and has no far
of phantoms, yet who likewise has at hand a well-disciplined and numerous
army to guarantee public security, may say what no republic would dare to
say: Argue as much as you like and about whatever you like, but obey! This
reveals to us a strange and unexpected pattern in human affairs (such as we
shall always find if we consider them in the widest sense, in which nearly
everything is paradoxical). A high degree of civil freedom seems advantageous
to a people's intellectual freedom, yet it also sets up insuperable barriers
to it. Conversely, a lesser degree of civil freedom gives intellectual
freedom enough room to expand to its fullest extent. Thus once the germ on
which nature has lavished most care--man's inclination and vocation to think
freely--has developed within this hard shell, it gradually reacts upon the
mentality of the people, who thus gradually become increasingly able to act
freely Eventually, it even influences the principles of governments, which
find that they can themselves profit by treating man, who is more than a
machine, in a manner appropriate to his dignity.
|
Nhưng cũng chỉ có người nào - chính mình đã được khai
sáng,- không sợ bóng tối, và đồng thời có trong tay một đội quân đông đảo, có
tinh thần kỷ luật nhằm bảo đảm sự an bình công khai, chỉ có người ấy mới có
thể nói điều mà một quốc gia tự do (Freistaat) không dám mạo hiểm: HÃY LÝ
LUẬN, NHIỀU NHƯ CÁC NGƯỜI MUỐN, VÀ VỀ NHỮNG GÌ CÁC NGƯỜI THÍCH; CHỈ NÊN VÂNG
LỜI! Lời tuyên bố cho thấy một đường lối nhân sinh bất ngờ đáng kinh ngạc,
hơn nữa nếu quan sát nó trong đại thể, thì hầu như tất cả mâu thuẫn đều bao
hàm trong đó. Một cường độ khá lớn cho TỰ DO công dân có vẻ thuận lợi cho TỰ
DO của tinh thần dân tộc nhưng đồng thời cũng đặt cho TỰ DO (dân tộc) này
những giới hạn không thể vượt qua: một cường độ ít hơn của thứ tự do kia
ngược lại có thể tạo ra cho tự do này khoảng không gian, có thể phóng rộng
khả năng của nó ra tất cả mọi hướng. Bởi vì một khi thiên nhiên đã bóc ra hạt
nhân nằm dưới cái vỏ cứng mà thiên nhiên đã chăm lo cho nó một cách nâng niu
nhất, hạt nhân của lòng yêu TƯ DUY TỰ DO và chức năng thiên phú TƯ DUY TỰ DO:
như thế dần dần hạt nhân này sẽ tác động trở lại trên cách thế cảm tính của
nhân dân (nhờ đó nhân dân từ từ trở nên có khả năng TỰ DO để HÀNH ÐỘNG) và
cuối cùng tác động ngay lên cả những nguyên tắc của chính quyền, một chính
quyền bấy giờ nhận ra được rằng, đối xử con người theo đúng với phẩm cách của
con người, con người như một thực thể hơn máy móc, thật là ích lợi cho chính
thể.
|
Translated by Mary C. Smith.
|
Translated by Thái Kim Lan
|
Immanuel Kant (sinh ngày 22.04.1724 tại Königsberg-
Preussen - mất ngày 12. 02. 1804 tại Königsberg-Preussen) thường được xem là
triết gia Ðức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại
(Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến (moderne Kultur) và của nhiều lãnh vực
khoa học nhân văn khác. Học thuyết ""Triết học siêu việt"
(Transzendental-philosophie) của ông đã đưa triết học Ðức bước vào một kỷ
nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng
tối và tỏa sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết sử gia
J.Hirschberger. Trong tương quan với triết học thế giới của thời khai sáng,
triết học của ông đã cống hiến những lý thuyết cơ bản cho tư tưởng khai sáng
của thời cận đại. Nhân dịp 200 năm ngày mất của triết gia lỗi lạc này xin
giới thiệu tiểu luận "Beantwortung der Frage: Was ist die
Aufklärung?" (Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?). Bản tiếng Ðức trong
"KANT, WERKE IN XII BAENDEN, XI, THEORIE - WERKAUSGABE, SUHRKAMP 1968,
tr 53- 61.Trong bài dịch, những chữ in lớn viết hoa là của chính tác giả,
những chữ in đậm do người dịch thêm vào hầu giúp người đọc dễ theo dõi nội
dung.
Người dịch
[1]Chú thích của người dịch: tiểu luận này I. Kant đã viết
để trả lời câu hỏi "Khai sáng là gì?" mà Linh muc Zoellner đặt ra
trong bài viết của ông đăng trong tờ Nguyệt san Bá linh ngày 5. 12. 1783
trang 516, như chính Kant đã chú thích sau tựa đề: * Ghi chú trên về số trang
(516) của tờ nguyệt san "Berlinische Monatsschrift" (Nguyệt san Bá
linh) liên quan đến lời nhận xét sau đây trong bài viết đã đăng trong tờ báo
ấy của ông linh mục Zoellner "Lành mạnh hoá sự kết hôn theo nhà thờ có
thuận lợi hay không?", ông ta viết: "KHAI SÁNG LÀ GÌ? Câu hỏi này
hầu như cũng quan trọng không kém câu hỏi: CHÂN LÝ là gì, cần phải được trả
lời thoả đáng trước khi người ta khởi công khai sáng! Tuy nhiên tôi đã không
tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi ấy ở đâu cả!"
[2]Vị thành niên: dịch nghĩa từ tiếng Ðức
"Unmündigkeit". Ở đây tưởng nên nêu ra sự khác biệt tư tưởng nằm
trong cách dùng chữ chỉ trạng thái "trưởng thành hay "không trưởng
thành" của con người. Trong lúc thành ngữ "vị thành niên" theo
tiếng Hán Việt dùng để chỉ tình trạng chưa trưởng thành của một con người
tính theo năm tháng trên phương diện sinh vật lý thiên nhiên, trong ngôn ngữ
Ðức có hai cụm từ: "volljährig" = thành niên theo năm tháng và
"mündig" = trưởng thành trong tư tưởng và hành động. Từ ngữ Ðức
"Unmündigkeit" được tạo thành từ chữ gốc"MUND" có nghiã
là MỒM, MIỆNG, từ đó tĩnh từ "mündig" dùng để chỉ những gì thuộc về
lãnh vực MỒM MIỆNG, hay nói cách khác thuộc về lãnh vực TIẾNG NÓI, PHÁT NGÔN,
theo nghiã bóng một người là "mündig" có nghiã là người ấy trưởng
thành, hay nói khác đi người ấy biết "ăn nói" vững vàng và có tiếng
nói trong xã hội như một người công dân. Ðiều lý thú là trong ngôn ngữ dân
gian Việt nam chúng ta cũng có một thành ngữ để chỉ thái độ ứng xử của một
người chứng tỏ đã trở nên khôn ngoan trưởng thành tương tự như tiếng Ðức:
người ấy biết "ĂN NÓI" hay "biết ăn biết nói biết gói biết
mở". Danh từ "MÜNDIGKEIT" được tạo thành từ tĩnh từ
"mündig" có nghiã là TRƯỞNG THÀNH (trong NGÔN TỰ, trong cách ĂN
NÓI), cho thấy quan niệm của người Ðức về sự trưởng thành, hay sự thành NHÂN
nằm ở cung cách ĂN NÓI, PHÁT NGÔN của mỗi con người, xa hơn nữa trên phương
diện chính trị là người được quyền có tiếng nói (Stimme) trong việc bầu cử.
Tình trạng ngược lại là "Unmündigkeit", không trưởng thành. Một
người chưa trưởng thành về cách ĂN NÓI cần phải có một nguời đỡ đầu trước
pháp luật, tiếng Ðức gọi là "VORMUND ", "VOR" là trạng từ
chỉ nơi chốn hay thời gian có nghiã là: Ở TRƯỚC, ÐẰNG TRƯỚC, TRƯỚC ÐẤY. Người
"Ở TRƯỚC MIỆNG" được gọi là ngưòi đỡ đầu, theo đó chức vụ của người
đỡ đầu là nói thay cho những người chưa trưởng thành.
Kant đã xử dụng chữ "UNMÜNDIGKEIT" trong lúc lý
giải tinh thần khai sáng, bởi vì theo ông yếu tính của KHAI SÁNG nằm ở KHẢ
NĂNG, Ý CHÍ (CAN ÐẢM CƯƠNG QUYẾT) và QUYỀN ĂN NÓI của mỗi con người khi đã
rời khỏi tình trạng NÓI THEO vị thành niên - để có thể TỰ MÌNH PHÁT NGÔN ÐỘC
LẬP khởi từ sự suy nghĩ tự lập của mỗi người. Từ đó theo Kant phương tiện
thích hợp để khai sáng đại đa số quần chúng là sự quảng bá công khai và rộng rãi
các tác phẩm văn chương văn học của những học giả trong quần chúng để giúp
quần chúng tự khai sáng thay vì đại đa số quần chúng phải có những vị
"VORMUND" nói thay cho họ.
Tiểu luận của Kant cho thấy lập luận suy diễn rất chặt chẽ
đi từ ý nghĩa của từng khái niệm, bởi vì chính ngôn ngữ là căn nhà của tư
tưởng. Từ đó cũng có thể thấy được nét đặc thù của tư duy và triết học Ðức.
[3]Sapere aude: thành ngữ La tinh: sapere: biết, tri thức.
Aude: dám, mạo hiểm: sapere aude: có cam đảm dám biết, dám tri thức.
[4]FRIEDRICH: Vị vua mà Kant nói ở đây là Friedrich II,
der Grosse (1712 - 1786), vua nước Ðức- Phổ (Preussen) thời bấy giờ, người đã
bảo trợ tinh thần khai sáng trong thời cận đại tại nước Ðức. Ông đã cho phép
phong trào khai sáng Pháp (Voltaire, Maupertuis, Lametrie) thành lập một diễn
đàn trong viện Hàn Lâm Khoa Học Bá Linh để quảng bá tư tưởng khai sáng, ngay
cả những tư tưởng duy vật cực đoan nhất.
|
|
http://www.columbia.edu/acis/ets/CCREAD/etscc/kant.html
Thế nào là giác ngộ? Phạm Toàn dịch Giác ngộ là trạng thái ta thoát khỏi cảnh tự mình khư khư buộc mình trong tư thế kẻ không trưởng thành. Không trưởng thành là không có khả năng tự mình dùng hiểu biết của mình mà cứ phải có người đỡ đầu. Nguyên nhân của tình trạng đó không phải vì thiếu trí năng mà do thiếu quyết đoán cũng như thiếu dũng cảm đem trí năng của mình ra dùng, bất cần đến kẻ khác phải chỉ bảo cho. Tiếng Latin nói: Sapere aude!có nghĩa “Hãy dũng cảm đem trí năng mình ra dùng!”- thì đó cũng là phương châm của giác ngộ. Lười và hèn là nguyên nhân khiến cho vô số con người ngay cả khi đã thoát từ lâu khỏi những dắt dẫn tự bên ngoài mà rồi cả đời vẫn cứ cam chịu cảnh lệ thuộc, và đó cũng là nguyên nhân để kẻ khác dễ dàng tự phong cho họ chức lính canh. Sống phụ thuộc như vậy bao giờ cũng thật dễ chịu. Có sách để sách hiểu biết hộ mình, có mục sư để mục sư lo ý thức cho mình, có thầy thuốc để thầy thuốc quyết định cách ăn cách nhịn cho mình, cứ như thế, và chẳng có gì đáng lo sợ hết. Chẳng cần suy nghĩ, chỉ cần bỏ tiền ra, mọi người sẽ làm mọi điều vớ vẩn hộ ta. Những ông bảo vệ vốn đã ưu ái nẫng lấy cho mình công việc đỡ đầu sớm muộn sẽ thấy rằng phần đông con người (kể cả chị em phái đẹp) thường coi sự trưởng thành là một con đường không những khó khăn mà còn vô cùng nguy hiểm. Mới đầu các ông bảo vệ làm cho đàn gia súc biết ngoan ngoãn nghe lời và đoan chắc rằng chúng chẳng dám làm một điều cỏn con nào mà lại thiếu cái ách kéo xe chòng cổ, sau đó các ông bảo vệ sẽ chỉ cho chúng thấy mối hiểm nguy một khi chúng định tìm cách thoát ra để một mình đi đó đi đây. Song thực ra thì mối hiểm nguy đâu có lớn, vì chỉ cần thoát ra vài bận là chúng liền học được ngay cách tự đi một mình. Nhưng chỉ cần một lần sảy chân là sẽ khiến chúng trở nên nhút nhát và thường làm cho chúng tránh xa mọi lần thử sức sau này. Vậy là, thật vô cùng khó khăn cho một cá nhân khi định thoát ra khỏi cách sống không có người đỡ đầu, cái cung cách hầu như đã thành bản chất của mình. Anh ta đã quen đến mức đem lòng yêu tình trạng của mình, và giờ đây anh ta thực sự không có khả năng đem dùng trí năng của mình, vì chưa từng có một ai cho phép anh ta thử làm điều ấy. Những xiềng xích của một sự bảo trợ mãi mãi kéo dài đó là các lệ luật và công thức, những thứ công cụ cứng quèo của cách sử dụng hợp lý (hoặc đúng hơn là cách không biết sử dụng) các năng lực thiên bẩm của mình. Có ai xua đuổi anh ta thì cũng chỉ khiến anh ngỡ ngàng nhảy qua một cái rãnh, vì anh ta chưa bao giờ quen với cách chuyển động tự do như thế. Thế là, có thật ít người thành công khi tự mình suy nghĩ để giải phòng mình khỏi sự bất lực và có được một bước đường chắc chắn. Có nhiều khả năng mọi người tự giác ngộ được chính mình. Điều này thực ra gần như không tránh khỏi nếu con người được tự do. Bởi vì bao giờ thì cũng vẫn còn một nhóm người ít ỏi suy nghĩ cho chính mình, thậm chí đó là những người nằm ngay trong đám bảo vệ canh giữ đám đông. Những ông bảo vệ đó, một khi chính họ quăng đi được cái ách của sự không trưởng thành, sẽ truyền bá cái tinh thần kính trọng hợp lý đối với giá trị cá nhân và với cái nhiệm vụ mỗi con người phải tư duy cho chính mình. Điều đáng chú ý ở đây là, nếu như quần chúng, những người trước đây đã bị bọn lính gác chòng cái ách lên vai họ, nay lại đủ sức bị khuấy động bởi vài ba ông lính canh không có khả năng giác ngộ, khi ấy hệ quả sẽ là họ sẽ cầm giữ được các ông lính gác dưới chòng ách. Vì truyền bá các định kiến thật rất tai hại, cuối cùng chúng sẽ quật lại vào đầu chính những con người đã khuyến khích các định kiến (hoặc những kẻ trước đó đã từng làm như vậy). Và thế là mọi người chỉ có thể được giác ngộ từ từ. Một cuộc cách mạng rất có thể lật đổ một nền chuyên chế cá nhân hoặc một sự áp bức tham lam hoặc bạo hành, nhưng sự thay đổi như vậy không khi nào tạo ra một sự đổi mới đích thực về cung cách tư duy. Hơn nữa, những định kiến mới sẽ lại được dùng như cũ để đóng ách lên đám đông quần chúng chẳng có tư duy gì hết. Để thực sự được giác ngộ thì chẳng đòi hỏi gì ngoài sự tự do, và đó là cái tự do vô hại nhất trong những thứ có thể công khai đem dùng trí năng của mình vào mọi vấn đề. Nhưng tôi đang nghe thấy khắp bốn phương đang la lên “Không lý sự gì hết!” Ông sĩ quan nói: “Không lý sự gì hết, luyện kỹ năng đi!” Ông thu thuế nói: “Không lý sự gì hết, nộp tiền đi!” Ông thầy tu nói: “Không lý sự gì hết, hãy tin đi!” Chỉ có một ông hoàng trên thế giới này nói rằng “Tha hồ mà lý sự đi, hãy lý sự đủ mọi chuyện đi, nhưng hãy phục tòng!” Khắp nơi nơi, đâu đâu tự do cũng bị bớt xén. Nhưng đâu là chỗ bớt xén làm cản trở sự giác ngộ và đâu là chỗ bớt xén nhưng không cản trở mà lại còn thúc đẩy sự giác ngộ? Tôi cho rằng, bao giờ cũng phải tự do công khai đem dùng trí năng, và chỉ riêng điều đó cũng đem lại được sự giác ngộ đến cho con người. Còn nếu trí năng được đem dùng riêng tư thường khi có thể rất hạn hẹp song cũng chẳng cản trở tiến trình giác ngộ. Tôi quan niệm rằng, công khai đem dùng trí năng là như trong trường hợp người có học đối với những người biết đọc sách. Còn tôi quan niệm dùng trí năng riêng tư là khi dùng trên cương vị riêng của mình hoặc trong văn phòng của mình. Có nhiều vụ việc tiến hành vì quyền lợi của cộng đồng đòi hỏi phải có một cơ chế để những thành viên cộng đồng chỉ cần thực thi thụ động với một bề ngoài nhất trí, sao cho chính phủ có thể dắt dẫn tất cả đến cái đích cuối cùng, hoặc chí ít là ngăn cản để không làm tổn hại những mục đích tối hậu kia. Trong những trường hợp này, hẳn là không được phép lý sự – mọi người ai cũng phải phục tùng. Thế nhưng chừng nào một cá nhân còn vận hành như một bộ phận của cỗ máy lại cũng tự coi mình như một thành viên của cả khối cộng đồng hoặc thậm chí của một xã hội công dân thế giới, và khi ấy, với tư cách người có học, qua các bài viết của mình anh ta sẽ hướng tới quần chúng (theo ý nghĩa đúng đắn nhất), khi đó anh ta có thể bàn bạc lý sự mà không làm tổn thương gì đến công việc anh ta được thuê làm trong cái thời gian anh ta hoạt động trong tư cách thành viên thụ động của mình. Vậy là sẽ có tác hại khi một viên sĩ quan đang hành nhiệm mà khi nhận mệnh lệnh của cấp trên lại bàn tán lý sự về tính đúng đắn hoặc tính hữu ích của mệnh lệnh ấy; ông ta chỉ có quyền phục tùng thôi. Nhưng thật hợp lý khi không cấm anh ta với tư cách con người có học được đưa ra những nhận xét về những sai lầm trong việc quân và đưa những chuyện đó ra cho quần chúng phán xét. Người công dân cũng không thể từ chối nghĩa vụ đóng thuế; những lời phê phán táo tợn về các khoản thuế má mà anh ta phải nộp có thể bị trừng trị vì coi như là sự xúc phạm khả dĩ dẫn tới sự bất phục tòng của đông đảo mọi người. Song cũng con người ấy vẫn làm đúng nghĩa vụ công dân của mình một khi trong tư cách con người có học anh ta nói công khai các tư tưởng của mình về sự không đúng đắn hoặc thậm chí về sự bất công của những biện pháp thu thuế ấy. Tương tự như vậy, người giáo sĩ có bổn phận rao giảng trước học trò và giáo dân của mình theo đúng những giáo thuyết Nhà thờ ông ta phụng sự, bởi vì ông ta được thuê làm việc đó theo những điều khoản đó. Thế nhưng, với tư cách người có học, ông ta hoàn toàn tự do và cũng hoàn toàn bị buộc phải chia sẻ với quần chúng mọi suy tư chín chắn và thiện chí về những điều còn lệch lạc trong các giáo thuyết kia nhằm tổ chức tốt hơn việc đạo và giáo dân. Và làm như vậy thì chẳng có gì khiến lương tâm ông ta áy náy hết. Vì những điều ông ta rao giảng được xem như là hệ quả của công việc với tư cách là đại diện của Nhà thờ, và ông không có quyền muốn rao giảng ra sao mặc lòng; đó là công việc ông được thuê làm theo cách được quy định sẵn và tiến hành nhân danh một ai khác. Ông ta sẽ nói: “Nhà thờ của ta dạy điều này điều nọ, và đây là những lý lẽ được dùng để biện hộ chúng.” Sau đó, ông ta sẽ trình ra càng nhiều giá trị thực tiễn càng tốt cho dân xứ đạo mình theo, nhưng lại là những tín điều ông hoàn toàn không thực lòng tin nhưng lại chưa khi nào trình bày ra cho rành rẽ rằng thực sự những điều đó khó có thể chứa đựng chút chân lý nào. Xét cho cùng thì chẳng thấy có gì là ngược lại với bản chất của tôn giáo trong các giáo thuyết đó. Vì nếu viên giáo sĩ nhận ra trong đó chút gì nghịch lại như vậy, thì hẳn ông ta chẳng thể nào yên lòng chịu chức và hành nghề, và hẳn sẽ xin từ nhiệm. Do đó, nếu có ai dùng cách của ông giáo sĩ để bàn cãi lý sự trước các giáo dân thì đó cũng chỉ là thuần tuý riêng tư, vì dù có đông đúc tới đâu thì đám giáo dân cũng chẳng khi nào khác một cuộc tập hợp kiểu gặp gỡ trong nhà. Nhìn nhận theo cách đó, vị giáo sĩ không hề và không thể tự do với tư cách giáo sĩ, chỉ vì ông ta hoạt động theo quy định tự bên ngoài. Ngược lại, với tư cách người trí thức qua các bài viết của mình mà nói với đám quần chúng thực thụ (tức là với toàn thể mọi người), người giáo sĩ phô bầy công khai trí năng của mình, và khi đó ông ta có được sự tự do vô hạn độ đem trí năng của riêng mình lên tiếng nhân danh chính mình. Thật là một điều ngu xuẩn nếu giữ rịt các ông lính gác tâm linh nhân dân trong tình trạng không trưởng thành, điều đó rốt cuộc lại làm cho những điều ngu xuẩn được thường xuyên tồn tại. Thế nhưng liệu có chăng một cộng đồng giáo sĩ, chẳng hạn như hội đồng nhà thờ hoặc một chủng viện danh tiếng (kiểu như ở Hà Lan) có quyền đứng tên tuyên thệ trước một hệ giáo lý vững chãi nhằm giữ cho thời nào cũng có được quyền bề trên đỡ đầu mọi thành viên của mình và thông qua đó duy trì quyền lực bảo hộ đến tất cả mọi người? Tôi cho rằng điều đó hoàn toàn không thể có được. Một hợp đồng dạng đó nhằm vĩnh viễn ngăn chặn mọi khả năng giác ngộ mai sau của nhân loại, đó là điều tuyệt đối không có giá trị ngay cả khi nó được thông qua bởi các cơ quan quyền lực tối cao, các nghị viện, hoặc các hoà ước ký kết trịnh trọng nhất. Một thế hệ này không thể tuyên thệ gia nhập một liên minh để rồi một thế hệ khác bị rơi vào tình trạng không có khả năng mở rộng hoặc điều chỉnh sự hiểu biết của mình, sửa chữa sai lầm và đi con đường tiến dần đến giác ngộ. Làm như vậy có thể coi là một tội ác chống lại bản chất con người, cái bản chất ngay từ khởi nguyên đã chỉ có một nhiệm vụ là tiến đến sự giác ngộ. Những thế hệ mai sau do đó hoàn toàn có quyền khước từ những thoả thuận coi như là không được phép hoặc như là tội ác. Muốn đo xem liệu một giải pháp riêng biệt nào đó có thể thành luật đem áp dụng cho mọi người, chúng ta chỉ cần nêu câu hỏi là liệu nhân dân có định áp đặt chính giải pháp đó cho họ hay không. Nếu đó là nhằm cho một giai đoạn ngắn định đưa ra một trật tự nào đó trong lúc chờ đợi có một giải pháp tốt hơn, thì rất có thể đưa ra giải pháp áp đặt lắm. Điều này cũng hàm nghĩa là từng công dân, nhất là người giáo sĩ, với tư cách người có học, cần được quyền tự do nêu ý kiến công khai, thí dụ như trong các bài viết, nói lên những điều bất cập của các thiết chế đang tồn tại. Đồng thời, cái trật tự mới xác lập cũng phải được tiếp tục cho tới khi có sự thức tỉnh của quần chúng về bản chất các vấn đề đang diễn tiến đó và đủ độ để chứng minh được là có sự tán đồng rộng rãi (nếu không phải là đồng ý trăm phần trăm), khi đó một kiến nghị có thể được trình lên nhà vua. Làm như vậy thì sẽ bảo vệ được những cộng đồng giáo dân đã đồng ý chẳng hạn như thay đổi thiết chế tôn giáo của họ theo các quan điểm nhận thức cao hơn của họ, đồng thời cũng vẫn không ngăn chặn những ai muốn duy trì sự vật như cũ. Nhưng cũng tuyệt đối không cho phép dù chỉ trong thời gian ngắn đồng ý với một thể chế tôn giáo thường trực mà không một ai có quyền tra vấn công khai. Vì như vậy thì trên thực tế sẽ vô hiệu hoá một chặng đường tiến lên của con người, làm cho nó không sinh kết quả nữa, thậm chí làm hại đến nhiều thế hệ về sau. Con người có thể trì hoãn giác ngộ những vấn đề anh ta cần nhận biết cho mình và trong một giai đoạn không hạn định, nhưng nếu khước từ hoàn toàn sự giác ngộ đó, dù là cho bản thân hoặc cho những thế hệ sau, có nghĩa là vi phạm và chà đạp những quyền năng thiêng liêng của nhân loại. Thế nhưng, có cái gì đó con người thậm chí không thể tự áp đặt cho mình thì lại càng không thể để cho một đấng chuyên chế áp đặt; bởi vì uy quyền về lập pháp của nhà vua hoàn toàn lệ thuộc vào sự hoà làm một giữa ngài với nguyện vọng chung của đám dân của ngài. Chừng nào ngài còn thấy đó hoàn toàn là chân lý hoặc ngài hình dung ra những điều cải thiện phù hợp với trật tự của người dân, thì ngài có thể hoặc là để cho thần dân mình làm mọi điều họ thấy là cần thiết nhằm cứu vớt chính họ, không coi đấy là việc riêng của nhà vua. Nhưng nhà vua lại có nhiệm vụ phải chặn lại bất kỳ ai cố tình ngăn chặn kẻ khác đang gắng sức xác định và nâng cao khả năng cứu rỗi chính họ. Nhà vua thực ra sẽ bớt giá trị một khi can thiệp vào các việc này và cứ bị lệ thuộc vào những điều thần dân viết ra để nói rõ các ý tưởng về tôn giáo cho bề trên xét. Nhà vua có thể làm điều này khi nhận chân ý nghĩa câu châm ngôn “Đấng tối thượng thì cũng không đứng trên luật lệ” (Caesar non est supra grammaticos). Song nhà vua sẽ chỉ làm mất uy danh mình khi ngài ủng hộ sự chuyên chế về tinh thần cuả vài ba tên bạo chúa chống lại đám thần dân còn lại. Nếu có ai hỏi chúng ta “Hiện nay chúng ta có đang sống trong một thời đem lại cho con người sự giác ngộ?”, thì câu trả lời là “Không”, nhưng chính là chúng ta lại đang sống trong một thời khai sáng. Giờ đây, chúng ta còn xa mới đến chỗ mọi con người có đủ khả năng (hoặc có thể có được khả năng) dùng trí năng của mình một cách đúng đắn và tự tin vào những vấn đề tôn giáo mà không cần người chỉ bảo. Nhưng chúng ta cũng có những chỉ số khác cho thấy rõ ràng rằng con người có thể tự do tiến lên theo hướng đó, và ngày càng ít đi những trở ngại để đạt tới sự giác ngộ đầy đủ, tức là tới chỗ con người thoát ra khỏi tư thế kẻ không trưởng thành. Về phương diện này, thời đại chúng ta là thời khai sáng, thế kỷ của hoàng đế Frederick. Một ông hoàng không thấy rằng mình không xứng đáng có nghĩa vụ không áp đặt gì hết cho mọi người về những vấn đề tôn giáo mà trao cho họ trọn vẹn tự do, một ông hoàng khi đó thậm chí không nhận rằng mình là kẻ khoan dung, thì đó là một con người đã giác ngộ và đáng được thế giới và hậu thế biết ơn như là kẻ đầu tiên giải phóng nhân loại khỏi trạng thái không trưởng thành và để cho mọi con người tự do dùng trí năng của mình vào mọi vấn đề thuộc ý thức của họ. Dưới sự trị vì của ông hoàng đó, các chức sắc nhà thờ, bất kể chức vị nào, với tư cách là người có học, có thể tự do và công khai để cho mọi người đánh giá các nhận định và ý kiến của mình, kể cả khi nơi này nơi khác việc làm có chệch hướng so với giáo thuyết chính thống. Điều này lại càng áp dụng được mạnh hơn với mọi người không kể chức trách nào. Tư tưởng tự do này sẽ vượt xa hơn mảnh đất này, thậm chí đến cả những nơi nó phải đấu tranh chống lại những cản trở áp đặt bởi những chính phủ nào vẫn còn hiểu sai chức năng của họ. Vì chỉ thấy một cái mẫu là đủ để mở mắt cho các chính phủ kia thấy rằng tự do là có thật và là nguyên nhân của thanh bình, ổn định của cả cộng đồng. Con người sẽ tự mình dần dần thoát ra khỏi sự mông muội một khi những điều giả tạo cố tình không còn kìm giữ họ lại được trong vòng mông muội đó nữa. Tôi lấy tiêu điểm là các vấn đề tôn giáo để nói về sự giác ngộ, tức là vấn đề con người thoát ra khỏi cảnh tự mình khư khư buộc mình trong tư thế kẻ không trưởng thành. Sở dĩ làm như vậy trước hết là vì các nhà cầm quyền của ta không chú ý đến việc giữ vai trò lính canh thần dân đối với những vấn đề hiện đang được khoa học và nghệ thuật quan tâm, và sau đó là vì sự không trưởng thành về tôn giáo là thứ nguy hiểm chết người và làm ô danh con người nhất hạng. Nhưng thái độ tư duy của người nguyên thủ quốc gia ủng hộ tự do cho nghệ thuật và khoa học còn mở rộng đi xa hơn nữa, vì ông ta thấy rằng chẳng có gì nguy hiểm ngay cả cho quyền hành của mình khi ông ta cho thần dân có quyền công khai sử dụng trí năng của họ để đưa ra trước quần chúng các tư tưởng của mình về những cung cách làm luật pháp tốt hơn, ngay cả khi đó sẽ có những lời phê phán trực diện đối với luật pháp hiện thời. Trước mặt chúng ta là một mẫu mực về chuyện đó, chuyện không một nhà cầm quyền chuyên chế nào có thể vượt xa hơn đấng quân vương chúng ta đang trọng vọng. Nhưng chỉ khi nào một người cầm quyền tự mình đã giác ngộ và chẳng sợ gì ma quỉ và trong tay vẫn có vô vàn quân sĩ nghiêm minh để bảo đảm an ninh công cộng, chỉ người đó mới có khả năng cất lời nói rằng: Hãy lý sự bao nhiêu tuỳ thích và lý sự mọi điều tuỳ ý, nhưng hãy phục tòng! Không một nền cộng hoà nào dám cả gan nói năng như vậy. Điều này cho chúng ta thấy một cái mẫu kỳ quặc và bất ngờ về những xu thế trong mọi việc của con người mà nhìn rộng ra ta chỉ có thể nói đó là những gì thật nghịch lý. Một trình độ tự do cao hơn cho mọi công dân có lợi cho tự do tư tưởng của mọi con người mặc dù vẫn có những rào cản không ai vượt nổi. Ngược lại, một trình độ tự do thấp cũng vẫn đem lại cho từng đầu óc cá nhân mở rộng hết cỡ khả năng của từng người. Và một khi cái mầm mang tính bản chất người này vẫn nảy nở bên trong cái vỏ cứng, thì nó vẫn dần dần tác động lên tính cách tư duy của mọi người, rồi sau đó dần dần đủ sức sử dụng cái tự do của họ. Cuối cùng, điều đó tác động lên các nguyên tắc cai trị, chính quyền sẽ thấy ở đó mối lợi khi cư xử với con người theo cung cách phù hợp với tư cách người, không phải cỗ máy. (1784) |
Subscribe to:
Posts (Atom)