|
|
Cheap at Any Price
|
Vẫn rẻ dù với bất cứ
giá nào
|
At a billion dollars
a year, it's a bargain for China to prop up its rogue state next door.
|
Với một tỷ đôla một
năm, đó là một giá quá rẻ để Trung Quốc chống đỡ một chế độ côn đồ bên cạnh
|
BY ANDREI LANKOV | JULY 12, 2012
|
ANDREI LANKOV | 12/7/2012
|
For those who worry about North Korea, the past few months
can best be described as a time of quiet despair. Since North Korea reneged
on the "Leap Day" food aid deal in March by announcing the test of
a long-range rocket (the test later failed), it has become painfully clear
that neither engagement nor sanctions will deliver what many in Washington still
consider to be the only acceptable outcome: the denuclearization of North
Korea. And China, long considered the best hope to push North Korea in the
right direction, has spent the seven months since Kim Jong Un took power
stepping up its efforts to maintain the status quo for its unstable neighbor,
increasing aid and trade with Pyongyang.
|
Đối với những người luôn luôn lo lắng về hành vi của Bắc
Triều Tiên, thời gian những tháng vừa qua có thể được mô tả chính xác nhất
như là một thời gian tuyệt vọng âm thầm. Từ khi Bắc Triều Tiên bội ước thỏa
thuận về viện trợ lương thực “Ngày 29-2” bằng cách công bố thí nghiệm một tên
lửa tầm xa (thí nghiệm này về sau đã thất bại), sự thể đã trở nên hiển nhiên
một cách nhức nhối rằng, cả thái độ thân thiện lẫn biện pháp trừng phạt đều
không đưa đến điều mà nhiều nhân vật tại Washington sẽ coi là kết quả duy
nhất có thể chấp nhận được: giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Và Trung
Quốc (TQ), một nước được coi là niềm hy vọng lớn nhất trong việc thúc đẩy Bắc
Triều Tiên đi theo con đường đúng đắn, đã dùng bảy tháng vừa qua kể từ khi
Kim Jong Un lên nắm chính quyền để đẩy mạnh những nỗ lực nhằm duy trì nguyên
trạng (the status quo) của nước láng giềng bất ổn định này, bằng cách gia
tăng viện trợ và thương mại với Bình Nhưỡng.
|
China already controls approximately three-quarters of
North Korea's foreign trade and is by far North Korea's largest provider of
food aid -- possibly the only thing preventing North Korea from sliding back
into famine. But instead of tweaking its aid in response to the North's bad
behavior, China has demonstrated a remarkable willingness to spend money on
keeping the Kim family regime afloat, quietly sabotage international
sanctions in the process. Since the introduction of U.N. sanctions after the
2006 North Korean nuclear test, Sino-North Korean trade and aid have risen
exponentially. Bilateral trade, much of it directly or indirectly subsidized
by the Chinese government, has more than tripled, to $5.6 billion in 2011
from $1.7 billion in 2006. Beijing has also reportedly invited tens of
thousands of North Korean guest workers into China; the assumption seems to
be that the workers will provide needed hard currency to their home country
while remaining safely isolated from ideas Pyongyang deems dangerous.
|
TQ đã kiểm soát gần 3/4 khu vực ngoại thương của Bắc Triều
Tiên và là nước cấp viện trợ lương thực nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên – có lẽ
đây là yếu tố duy nhất giúp Bắc Triều Tiên khỏi rơi vào nạn đói. Nhưng thay
vì bóp viện trợ để đáp lại hành vi xấu xa của Bình Nhưỡng, TQ đã biểu lộ mạnh
mẽ quyết tâm dùng tài chánh để hà hơi tiếp sức cho dòng họ Kim, và qua tiến
trình này âm thầm phá hoại những biện pháp trừng phạt quốc tế. Từ khi Liên
Hiệp Quốc đưa ra những biện pháp trừng phạt tiếp theo sau vụ Bắc Triều Tiên
thí nghiệm vũ khí hạt nhân năm 2006, quan hệ thương mại và viện trợ TQ - Bắc
Triều Tiên đã tăng theo cấp số nhân. Thương mại song phương, phần lớn được TQ
tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, đã tăng hơn ba lần, từ 1,7 tỷ USD năm 2006
lên 5,6 tỷ USD năm 2011. Theo tin tức báo chí, Bắc Kinh còn mời hàng chục
ngàn công nhân Bắc Triều Tiên sang làm việc tại TQ; có giả thuyết cho rằng
những công nhân này sẽ mang lại ngoại tệ có giá trị cho tổ quốc mình đồng
thời không bị nhiễm những tư tưởng mà Bình Nhưỡng cho là nguy hiểm.
|
China almost never publicly criticizes North Korea.
Occasional critical remarks about North Korea's antics get published in
Chinese state media, like when the state-run broadsheet Global Times politely
warned in May that North Korea should "clearly understand the public
anger of Chinese society" after North Koreans abducted several Chinese
fishermen. Yet none of these rare remarks from Beijing has ever been followed
by any public concrete action. China's excuse is that its influence is weak.
"If they refuse to listen to us," Cui Tiankai, a Chinese vice
minister of foreign affairs, told the New York Times in June, "we can't
force them," adding that North Korea is a "sovereign state."
|
TQ gần như không bao giờ công khai chỉ trích Bắc Triều
Tiên. Thỉnh thoảng một vài lời chỉ trích về những hành vi kỳ quặc của Bắc
Triều Tiên được đăng trên báo chí nhà nước TQ, như trường hợp tờ Hoàn cầu
thời báo, một tờ báo khổ rộng do nhà nước TQ quản lý, vào tháng 5 đã lịch sự
cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên nên “hiểu biết sự công phẫn của xã hội TQ một
cách thật rõ ràng” khi Bắc Triều Tiên bắt cóc một số ngư dân TQ. Tuy nhiên,
Bắc Kinh không thể hiện một hành động công khai cụ thể nào tiếp theo sau
những chỉ trích hiếm hoi này. TQ lấy lý do là ảnh hưởng của mình không đủ
mạnh. “Họ không chịu lắng nghe chúng tôi”, Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), một
Thứ trưởng Ngoại giao TQ đã nói vào tháng 6 năm nay, “chúng tôi không thể
dùng áp lực với họ”, và ông còn thêm rằng Bắc Triều Tiên là một “quốc gia có
chủ quyền”.
|
So why is China not helping? North Korea is run by the
young, untested, and unpredictable Kim Jong Un. And Chinese politicians,
having recently weathered the potentially destabilizing purge of Politburo
member Bo Xilai and nervous about the once-in-a-decade political transition
scheduled for this fall, don't want to risk anything else that might rock the
boat. Although China is not happy about the current situation, the three
realistic alternatives are even worse from China's perspective: a collapsing
North Korea, a North Korea absorbed by the South, and a fully nuclearized
North Korea.
|
Như vậy, vì sao TQ không giúp thế giới một tay? Một là,
Bắc Triều Tiên đang được lãnh đạo bởi một Kim Chánh Vân (Kim Jong Un) quá trẻ
tuổi, chưa được thử thách, và khó tiên liệu. Hai là, các lãnh đạo chính trị
TQ, vừa mới kinh qua cuộc thanh trừng Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai có tiềm
năng làm lung lay chế độ và đang lo lắng về cuộc chuyển giao quyền lực diễn
ra 10 năm một lần vào mùa Thu này, không muốn liều lĩnh làm một điều gì khác
có khả năng gây sóng gió cho con thuyền quốc gia. Mặc dù TQ không bằng lòng
với tình hình hiện nay, nhưng có ba khả năng thay thế hiện thực thậm chí tồi
tệ hơn, từ góc nhìn của TQ: một Bắc Triều Tiên sắp sụp đổ, một Bắc Triều Tiên
bị Nam Triều Tiên sáp nhập, và một Bắc Triều Tiên được trang bị đầy đủ vũ khí
hạt nhân.
|
A growing number of Chinese analysts privately admit that
the Kim family regime might eventually fall, and they sometimes even air this
view at international conferences. Nonetheless, some Chinese analysts appear
to think that the later the crisis comes, the more China will be able to
contain it, because the country's quiet influence grows daily. So maintaining
the status quo for as long as possible will minimize the impact of the North
Korean regime's inevitable collapse.
|
Một con số ngày càng đông đảo những nhà phân tích TQ nhìn
nhận riêng tư rằng chế độ Kim cuối cùng có thể sụp đổ, và đôi khi họ còn nói
ra quan điểm này ở các hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, một số học giả TQ tỏ ra
tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng xảy ra càng chậm bao nhiêu, thì TQ càng có
khả năng ngăn chặn nó bấy nhiêu, vì ảnh hưởng âm thầm của TQ đang gia tăng
từng ngày. Vì thế, việc duy trì nguyên trạng (the status quo) của Bắc Triều
Tiên lâu được chừng nào hay chừng ấy sẽ giảm thiểu hậu quả của sự sụp đổ tất
yếu của chế độ Bắc Triều Tiên.
|
But even if it did seek regime change, China, unlike the
United States, would prefer to keep the Korean Peninsula divided. North Korea
is a useful buffer zone, and China uses the uneasy relations between the two
Korean states to its diplomatic and geostrategic advantage. Without such
tensions it would be much more difficult for Beijing to acquire mining and
port-usage rights in North Korea, and China's rival South Korea would likely
be much stronger after the tortuous process of unification. Besides North
Korea's mineral wealth, estimated by the South Korean government in 2009 to
be worth $6 trillion, a unified Korea would allow Seoul to transport goods
overland to Europe and Asia and to potentially rival Japan and India in
regional influence. A unified Korea is almost certain to be democratic and
nationalistic, and likely to maintain relatively close ties with the United
States, China's main geopolitical rival. Unification might also mean U.S.
troops on the Chinese border -- a nightmare scenario for Beijing and one that
it once shed blood to prevent.
|
Nhưng thậm chí nếu muốn thay đổi chế độ, Bắc Kinh, khác
với Hoa Kỳ, vẫn muốn thấy bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Bắc Triều Tiên là
một vùng trái độn cần thiết, và TQ đang sử dụng quan hệ bất ổn giữa hai quốc
gia Triều Tiên để nắm lợi thế ngoại giao và địa chiến lược. Không có những
căng thẳng này, Bắc Kinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nắm giữ các đặc
quyền khai thác khoáng sản và sử dụng hải cảng tại Bắc Triều Tiên, và đối thủ
của TQ là Nam Triều Tiên sẽ có khả năng trở nên hùng mạnh hơn sau một tiến
trình quanh co đưa đến thống nhất. Ngoài kho tàng khoáng sản của Bắc Triều
Tiên, được chính phủ Nam Triều Tiên ước tính vào năm 2009 có trị giá 6 ngàn
tỷ Mỹ kim, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ cho phép Seoul chuyên chở hàng
hóa bằng đường bộ đến châu Âu và châu Á và có tiềm năng cạnh tranh giành ảnh
hưởng khu vực với Nhật Bản và Ấn Độ. Một nước Triều Tiên thống nhất gần như
chắc chắn sẽ theo thể chế dân chủ và có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, có khả
năng duy trì quan hệ tương đối gần gũi với Hoa Kỳ, đối thủ địa chính trị quan
trọng của TQ. Thống nhất cũng có thể mang ngụ ý là quân đội Mỹ đóng sát biên
giới TQ – một kịch bản đầy ác mộng đối với Bắc Kinh và là một kịch bản mà
trong quá khứ Bắc Kinh đã phải đổ máu để ngăn chặn.
|
The denuclearization of the Korean Peninsula ranks a
distant third on China's list of priorities. China would prefer to see a
non-nuclear Korean Peninsula; it worries about nuclear weapons falling into
the wrong hands. And as a member of a highly exclusive international club,
China does not want to see its privileges eroded by nuclear proliferation. It
also fears that a nuclear North Korea might lead other states in the region
to seek U.S. nuclear protection, or even lead them to develop their own
nuclear capability.
|
Nỗ lực giải trừ vũ khi hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên
đứng ở nấc thứ ba khá thấp trong bản liệt kê các ưu tiên của TQ. TQ muốn thấy
một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân; họ sợ loại vũ khí này rơi
vào những bàn tay thù nghịch. Là thành viên của một câu lạc bộ quốc tế riêng
biệt, TQ không muốn thấy đặc quyền của mình bị bào mòn vì sự lan tràn của vũ
khí hạt nhân. TQ cũng sợ rằng một Bắc Triều Tiên thủ đắc vũ khí hạt nhân có
thể thúc đẩy các quốc gia khác trong khu vực đi tìm sự che chở dưới chiếc dù
hạt nhân của Mỹ, hay thậm chí dẫn họ đến việc tự mình phát triển khả năng
quân sự hạt nhân.
|
But China is not willing to jeopardize the more important
goals of stability and the maintenance of division. Threats created by North
Korea's nuclear ambitions are indirect and relatively mild next to the
prospect of an outbreak of chaos in a neighboring country or a powerful ally
of America on its border.
|
Nhưng TQ không muốn gây nguy cơ cho những mục tiêu nhắm
vào ổn định tình hình quan trọng hơn và cho việc duy trì sự chia cắt lâu dài
Bán đảo Triều Tiên. Những đe dọa do tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên là
gián tiếp và tương đối nhẹ so với sự bộc phát một tình trạng hỗn hoạn tại một
nước láng giềng hay một đồng minh hùng mạnh của Mỹ nằm ngay biên giới TQ.
|
Even if China wanted to punish North Korea for its nuclear
program, it is not in a position to do so. A mild reduction in the amount of
aid would have little impact in Pyongyang, whose politicians think that they
need nuclear weapons much more than they need economic growth. To be
effective enough to influence something as serious as attitude toward nuclear
weapons, the aid reduction would have to be drastic enough to threaten the
very survival of the North Korean economy. As a senior South Korean diplomat
once told me, "China does not have leverage when it comes to dealing
with North Korea; it has a hammer."
|
Ngay cả nếu TQ có muốn trừng trị Bắc Triều Tiên vì chương
trình hạt nhân của nước này đi nữa, TQ cũng không nằm trong một tư thế có thể
làm việc đó. Một sự cắt giảm viện trợ nhỏ bé sẽ ít có ảnh hưởng đối với Bình
Nhưỡng, một chính quyền mà lãnh đạo chính trị nghĩ rằng họ cần vũ khí hạt
nhân hơn cần tăng trưởng kinh tế. Muốn đủ hiệu quả trong việc ảnh hưởng lên
một điều gì nghiêm trọng như thái độ đối với vũ khí hạt nhân, sự cắt giảm
viện trợ phải đủ gay gắt để đe dọa chính sự sống còn của nền kinh tế Bắc
Triều Tiên. Như một nhà ngoại giao cấp cao Nam Triều Tiên có lần đã nói với
tôi, “TQ không có sức mạnh đòn bẩy khi đối phó với Bắc Triều Tiên; TQ chỉ có
trong tay một chiếc búa [để đập phá]”.
|
That said, if China stopped food aid, it would trigger a
dramatic economic crisis in the North. North Korean leaders might bow to such
pressures, but it is likelier that they will resist until their country
starts to crumble. Pyongyang faced a very similar challenge in the early
1990s, when the collapsing Soviet Union suddenly withdrew subsidies.
Pyongyang chose to tighten the screws -- and, as a result, its regime
survived, albeit at huge cost to its own population. It might survive once
again, but economic disaster could trigger regime collapse.
|
Nói như thế có nghĩa là, nếu TQ ngưng viện trợ, TQ sẽ châm
ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng tại Miền Bắc. Các lãnh đạo
Bắc Triều Tiên có thể khấu đầu trước các áp lực như thế, nhưng có một khả
năng lớn hơn là, họ sẽ chống cự cho đến khi đất nước bắt đầu tan rã. Bình
Nhưỡng đã đối diện một thách thức rất giống như vậy vào đầu những năm 1990,
khi Liên Xô trong tiến trình sụp đổ đã đột xuất cắt ngang các tài trợ cho Bắc
Triều Tiên. Bình Nhưỡng phải tìm cách hạn chế mọi mặt – và, nhờ thế, chế độ
đã sống còn, mặc dù dân chúng phải trả một cái giá khủng khiếp. Biết đâu Bình
Nhưỡng lại có cơ may tồn tại thêm một lần nữa, nhưng một đại họa kinh tế cũng
có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ.
|
That turn of events would produce great instability: tens,
if not hundreds of thousands of refugees, smuggling of nuclear materials and
technologies, and perhaps an outbreak of armed violence on the Chinese
border. Such crisis might eventually end in the unification of the entire
Korean Peninsula under the tutelage of the affluent, democratic, and
nationalist South -- an unpalatable option to Beijing, though better than
prolonged instability in Korea.
|
Một bước ngoặt gồm những biến cố như vậy sẽ tạo ra tình
trạng bất ổn định rất nghiêm trọng: hàng chục, nếu không muốn nói, hàng trăm
ngàn người tị nạn, việc buôn lậu các vật liệu và công nghệ hạt nhân, và có lẽ
nổ ra tình trạng bạo động có vũ trang ngay ở biên giới TQ. Một cuộc khủng
hoảng như vậy cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thống nhất toàn bán đảo Triều
Tiên dưới sự giám hộ của một miền Nam giàu có, dân chủ, và dân tộc chủ nghĩa
– đây là một lựa chọn cay đắng đối với Bắc Kinh, mặc dù như thế vẫn còn hơn
một tình trạng bất ổn định triền miên tại Triều Tiên.
|
The leadership in Beijing has done its best to maintain
the status quo in North Korea. And it's inexpensive -- though the data is
murky, all direct and indirect subsidies seem to be below $1 billion a year.
For China, this is a small price to avoid potentially massive problems.
|
Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã làm hết sức mình để duy trì
nguyên trạng (the status quo) tại Bắc Triều Tiên. Và đây là một giá khá rẻ –
mặc dù dữ liệu không được rõ ràng, nhưng tất cả mọi trợ cấp trực tiếp cũng
như gián tiếp có vẻ chưa tới 1 tỷ đôla một năm. Đối với TQ, đây là một giá
rất hời để tránh khỏi những vấn đề có tiềm năng khủng khiếp.
|
Politics is too often a choice between the bad and the
worse. Unfortunately for Washington and the vast majority of North Koreans,
China sees a nuclear but stable North Korea as a clear-cut case of a lesser
evil.
|
Chính trị quá lắm khi chỉ là một sự lựa chọn giữa một tình
trạng tồi tệ và một tình trạng còn tồi tệ hơn. Thật không may cho Washington
và cho đại đa số nhân dân Bắc Triều Tiên, TQ đang coi một Bắc Triều Tiên có
vũ khí hạt nhân nhưng ổn định chính trị như là một trường hợp rõ nét của một
điều ác nhỏ bé hơn (the lesser evil).
|
Andrei Lankov is a
professor at Kookmin University in Seoul and the author of several books on
North Korean history and politics.
|
Andrei Lankov là
Giáo sư của Đại học tại Seoul và là tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử và
chính trị Bắc Triều Tiên.
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
foreignpolicy.com
|
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/12/cheap_at_any_price?page=full
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, July 18, 2012
Cheap at Any Price Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào
Subscribe to:
Posts (Atom)