Where is China
taking Asia?
|
Trung Quốc đang đưa
châu Á đi về đâu?
|
Mahani Zainal Abidin, ISIS
January 5th, 2013
|
Mahani Zainal Abidin, ISIS
January 5/1/2013
|
The recent upping of
the ante by China in the disputed South China Sea and the flexing of its
maritime muscle has underlined the dilemma faced by many countries in the
region: how can countries in Asia expand and deepen economic links and
interdependence when political tension is rising?
|
Gần đây Trung Quốc
đã tỏ ra quyết đoán hơn đối với các tranh chấp tại Biển Đông và tiếp tục phô
trương lực lượng quân sự của họ. Việc này dẫn tới tình trạng tiến thoái lưỡng
nan mà các nước trong khu vực phải đối mặt: làm thế nào để các nước ở châu Á
có thể mở rộng và thắt chặt thêm các liên kết kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau
khi căng thẳng chính trị đang tiếp tục gia tăng?
|
China is a very important source of economic growth,
manufacturing and commercial activity for the region and beyond. Regional
production networks and supply chains have intertwined China with other
countries to the point that whatever happens in one part will soon have a
knock-on effect in another. Therefore, recent action by China that has raised
political and military tensions must be viewed seriously.
|
Trung Quốc là một nguồn tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản
xuất và thương mại quan trọng đối với khu vực [châu Á] cũng như nhiều nước
khác. Mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi cung ứng đã gắn bó Trung Quốc
với các nước khác với nhau đến mức bất cứ điều gì xảy ra tại một trong những
nước này sẽ sớm đưa đến hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến một nước khác. Vì
vậy, hành động gây căng thẳng chính trị và quân sự gần đây của Trung Quốc cần
phải được xem xét một cách nghiêm trọng.
|
The hard stance taken by China earlier in the year on the
disputed seas was thought to be an attempt to distract attention from
internal problems such as the burgeoning corruption and the widening income
inequality. Rising nationalism, especially among young Chinese, is another
factor influencing the actions of the Chinese leadership. It is not surprising
then, that outgoing president, Hu Jintao, when speaking at the 18th National
Congress made a special call to ‘resolutely safeguard China’s maritime rights
and interests, and build China into a maritime power’.
|
Lập trường cứng rắn của Trung Quốc vào đầu năm nay tại
vùng biển có tranh chấp được coi là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý
từ các vấn đề nội bộ như tham nhũng dai dẳng và tình trạng khoảng cách giàu
nghèo [tính theo thu nhập đầu người] ngày càng trầm trọng. Chủ nghĩa dân tộc
hiện đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ Trung Quốc, cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đến các hành động trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều này cũng
không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ 18, kêu gọi ‘kiên quyết bảo vệ quyền hàng hải và lợi
ích của Trung Quốc, và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải’.
|
The smooth leadership transition has not reduced Chinese
assertions over its strategic interests in the South China Sea. The new
leadership announced that from 1 January 2013 police forces in the province
of Hainan will board, search and seize ships entering what China considers
its territorial waters. China will also send more maritime surveillance ships
to patrol the South China Sea.
|
Việc chuyển đổi lãnh đạo một cách êm thắm đã không giảm
tính quyết đoán của Trung Quốc đối với
lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông. Lãnh đạo mới của nước này thông báo
rằng kể từ ngày 1 tháng Một năm 2013, lực lượng cảnh sát ở tỉnh Hải Nam sẽ
tiến hành kiếm soát và bắt giam các tàu thuyền đi vào vùng [Biển Đông] mà
Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ. Trung Quốc cũng cho biết
sẽ gửi thêm các tàu khảo sát biển tuần tra đến khu vực Biển Đông.
|
The policing of shipping will exacerbate earlier Chinese
confrontations with Vietnamese and Philippine vessels. Free and safe passage
along international shipping lanes in the South China Seas is crucial for
free flow of international trade because it is the artery connecting East
Asia to the Indian Ocean. The United States may be compelled to respond if
this shipping passage is disrupted. China further fuelled tensions recently
when it issued new Chinese passports with a map of China that includes the
disputed parts of the South China Sea.
|
Các chính sách về vận chuyển đường biển trước đây đã làm
vấn đề này trở nên trầm trọng hơn giữa các tàu thuyền Việt Nam và Philippines
với phía Trung Quốc. Quyền di chuyển tự do và an toàn dọc theo tuyến đường
vận chuyển quốc tế trong vùng Biển Đông rất quan trọng đối với các mối thương
mại quốc tế bởi vì đây là động mạch chính kết nối Đông Á với Ấn Độ Dương. Hoa
Kỳ có thể bắt buộc phải lên tiếng nếu đường vận chuyển này bị gián đoạn. Gần
đây Trung Quốc cũng đã gây thêm căng thẳng khi họ phát hành phiên bản hộ
chiếu mới có in bản đồ [lưỡi bò] bao gồm cả khu vực đang tranh chấp ở Biển
Đông.
|
Are all these moves just part of a power transition, which
might be expected to settle down in the first quarter of 2013? Although it is
tempting to take this view and to hope for the best, it must be remembered
that Chinese military actions could have long lasting economic impacts.
|
Liệu tất cả những động thái này chỉ là một phần trong quá
trình chuyển giao quyền lực, và có thể được dự kiến sẽ được giải quyết trong quý đầu
tiên của năm 2013? Mặc dù việc này sẽ rất hấp dẫn để theo dõi và hy vọng điều
tốt đẹp nhất sẽ diễn ra, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng các hành động quân
sự của Trung Quốc từ lâu đã có những tác động lâu dài đến nền kinh tế.
|
China is developing deeper and more extensive economic
links with the region. The webs of interconnection are complex and
widespread, with foreign companies establishing operations in China and
investing in skills upgrading and technology transfers. China welcomes its
integration with the global economy by facilitating production facilities and
logistics, building infrastructure and providing labour.
|
Trung Quốc hiện đang phát triển sâu và rộng hơn với các
nền kinh tế ở khu vực này. Sự liên kết đang trong giai đoạn rất phức tạp và
lan rộng, với các công ty nước ngoài thiết lập nhiều hoạt động ở Trung Quốc
cũng như đầu tư vào các kỹ năng nâng cấp và chuyển giao công nghệ. Trung Quốc
hoan nghênh sự hội nhập với nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và hậu cần, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung
cấp nguồn lao động.
|
China wants ASEAN to be its key economic partner and
Nanning, the capital of South Guangxi Zhuang Autonomous Region, has been
nominated to lead this initiative. The annual China–ASEAN Expo, attended by
leaders from China and ASEAN, provides a venue for discussion on cooperation
in trade, investment, infrastructure and tourism. In 2011, Malaysia
established the Qinzhou Industrial Park in Nanning. Its sister park will soon
be developed in Kuantan, forming part of a larger project to establish links
between China and ASEAN via the development of the Pan Beibu region.
|
Trung Quốc hiện đang muốn ASEAN trở thành đối tác kinh tế
trọng điểm của họ và Nam Ninh, thủ phủ thuộc khu vực tự trị tại Nam Quảng
Tây, đã được đề cử để dẫn đầu sáng kiến này. Hội chợ triển lãm Trung Quốc–ASEAN diễn ra hàng năm
với sự tham dự của các lãnh đạo từ Trung Quốc cũng như ASEAN đã cung cấp một
địa điểm để các bên có thể thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực thương mại, cơ
sở hạ tầng, đầu tư và du lịch. Trong năm 2011, Malaysia đã thành lập Khu công
nghiệp Qinzhou tại Nam Ninh. Một khu công nghiệp khác cũng sẽ sớm được phát
triển ở Kuantan, tạo thành một phần trong dự án lớn hơn nhằm thiết lập mối
liên kết giữa Trung Quốc và ASEAN thông qua sự phát triển ở khu vực Pan
Beibu.
|
The expansion of the China–ASEAN economic relationship
needs to be facilitated by deepening their free trade agreement. The present
state of trade liberalisation is insufficient and more has to be done to open
up trade in services, to agree on health standards and to improve trade
facilitation. These additional commitments will help improve the
effectiveness of the China–ASEAN FTA. As it is, studies have shown that
awareness and uptake of opportunities in the FTA are not encouraging and
Indonesia has raised concerns about the possible negative effect of
liberalisation on its domestic industries. China and ASEAN have to work
closely together to create an environment that will encourage stronger
economic relations.
|
Việc mở rộng quan hệ kinh tế Trung Quốc–ASEAN cần được tạo
điều kiện bằng cách làm sâu sắc thêm các thỏa thuận thương mại tự do giữa các
nước. Hiện nay việc tự do hóa thương mại vẫn chưa đủ và cần phải làm nhiều
hơn nữa để mở rộng thương mại dịch vụ, thống nhất về tiêu chuẩn y tế và tạo
thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Những cam kết bổ sung này sẽ giúp nâng
cao tính hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc–ASEAN. Vì hiện
tại các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức và hấp thu các cơ hội trong các
thỏa thuận thương mại không được khuyến khích và Indonesia đã dấy lên những
lo ngại về tác động tiêu cực có thể có từ việc tự do hóa các ngành công
nghiệp trong nước. Trung Quốc và ASEAN cần phải nổ lực chặt chẽ với nhau để
tạo ra một môi trường khuyến khích quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn.
|
China sees itself as an integral part of, and source of
growth and prosperity for the regional economy. In this context China should
be mindful that it cannot separate economics from strategic imperatives. By
recklessly showing off its maritime power, China will surely create an
unsettled economic environment. An environment of peace and stability must be
nurtured: economic and commercial activities can only grow in a climate free
from tension.
|
Trung Quốc cũng nhìn thấy chính họ là một phần không thể
tách rời, và nguồn gốc của sự tăng trưởng và thịnh vượng đối với nền kinh tế
trong khu vực. Trong bối cảnh này, Trung Quốc nên lưu tâm rằng họ không thể
tách rời kinh tế ra khỏi các chính sách chiến lược. Nhưng với việc thiếu thận
trọng trong việc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, Trung Quốc chắc
chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh tế bất ổn định. Một môi trường hòa bình và
ổn định phải được nuôi dưỡng: các hoạt động kinh tế và thương mại chỉ có thể
phát triển trong một môi trường tự do, không có căng thẳng.
|
The way that China advances economically and uses its
military will have far reaching implications for the region. Other countries
in the region too need to walk a fine line between economic interdependence
and protecting their strategic interests. The decisions that the new Chinese
leadership make will largely determine the region’s future but other
countries in the region, and their partners, will also have to play their
card right.
|
Cách mà Trung Quốc phát triển về kinh tế cũng như sử dụng
quân sự của họ sẽ có tác động lớn đối với cả khu vực. Các quốc gia khác trong
khu vực đang phải đi bên cạnh một ranh giới mong manh giữa sự phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế và bảo vệ các lợi ích chiến lược của riêng họ. Các quyết định
mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đưa ra phần lớn sẽ mang tính quyết định
của cả khu vực trong tương lai nhưng các quốc gia khác trong vùng châu Á cũng
như các đối tác của họ cũng cần phải chơi lá bài đúng đắn.
|
Mahani Zainal Abidin
is Chief Executive of the Institute of Strategic and International Studies,
Malaysia.
|
Mahani Zainal Abidin
là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Malaysia.
|
Translated by Bảo Anh
|
|
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.eastasiaforum.org/2013/01/05/where-is-china-taking-asia/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, January 6, 2013
Where is China taking Asia? Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu?
Disputes in the South China Sea Tranh Chấp tại Biển Đông
|
|
Disputes in the
South China Sea
|
Tranh Chấp tại Biển
Đông
|
By Maj Gen PK Chakravorty
Indian defence review
Issue Vol. 27.4 Oct-Dec 2012
|
Tướng Chakravorty
Indian defence review
Số ra ngày 27.4 – Tháng 10-12 năm 2012
|
|
|
Prior to analysing
the dispute it is important to understand the UN Law of the Sea. The 1982
Convention on the Law of Seas has numerous guidelines pertaining to islands,
the continental shelf, enclosed seas and territorial limits. Pertinent
articles as applicable to this dispute are Articles 3, 55-75, 76 and 121.
Article 3 establishes that every state has the right to establish the breadth
of its territorial sea up to a limit not exceeding 12 nautical miles.
Articles 55-75 explain the concept of Exclusive Economic Zone (EEZ), which is
an area up to 200 nautical miles beyond and adjacent to the territorial sea.
The EEZ gives coastal states sovereign rights for the purpose of exploring,
exploiting, conserving and managing the natural resources.
|
Trước khi phân tích
các tranh chấp, điều quan trọng là phải hiểu Luật Biển của Liên Hợp Quốc.
Công ước về Luật Biển năm 1982 có rất nhiều hướng dẫn liên quan đến hải đảo,
thềm lục địa, vùng biển kín và giới hạn lãnh thổ. Các điều thích hợp áp dụng
cho các tranh chấp này là các Điều 3, 55-75, 76 và 121. Điều 3 quy định mọi quốc
gia đều có quyền thành lập bề rộng lãnh hải của mình lên đến một giới hạn
không vượt quá 12 hải lý. Điều 55-75 giải thích các khái niệm về khu đặc
quyền kinh tế (EEZ), đó là diện tích lên đến 200 hải lý vượt ra ngoài và tiếp
giáp với lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế cho các quốc gia ven biển quyền chủ
quyền đối với mục đích thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
|
The South China Sea is bounded by China in the North, the
Philippines in the East, Vietnam in the West, Malaysia as also Brunei in the
South East and Indonesia in the South West. The area bounded by the Sea is
approximately three and a half square kilometres and forms a part of the
Pacific Ocean. The area includes more than 200 small islands, rocks and reefs
with many of them located in the Paracel and Spratly Islands.
|
Biển Đông giáp biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, Philippines
ở phía Đông, Việt Nam ở phương Tây, Malaysia cũng như Brunei ở phía Đông Nam
và In-đô-nê-xi-a ở phía Tây Nam. Diện tích vùng biển khoảng ba triệu km vuông
1/2 và là một phần của Thái Bình Dương. Khu vực này bao gồm hơn 200 hòn đảo
nhỏ, mỏm đá và các rạn san hô mà phần nhiều nằm trong quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
|
33 per cent of the world’s trade and 50 per cent of
world’s traffic in oil and gas pass through the South China Sea.
|
Hơn 33% thương mại và 50% khối lượng vận tải dầu khí thế
giới phải đi qua Biển Đông.
|
The South China Sea is a highway for trade, shipping and
telecommunications. 33 per cent of the world’s trade and 50 per cent of
world’s traffic in oil and gas pass through the South China Sea. It is a
source of fish and is expected to be rich in hydrocarbons. Oil deposits have
been found in most of the littoral countries of the South China Sea. The
region has proven oil reserves estimated at about seven billion barrels and
oil production in the region is currently around 2.5 million barrels per day.
Natural gas reserves are estimated to be around 266 trillion cubic feet.
Being an enclosed area there are difficulties with regard to conflicting
claims by various countries.
|
Biển Đông là một cao lộ quan trọng cho các hoạt động
thương mại, vận tải và viễn thông. Hơn 33% thương mại và 50% khối lượng vận
tải dầu khí thế giới phải đi qua Biển Đông. Tại đây được dự báo chứa nguồn
hải sản và hydrocarbon phong phú.
Nhiều mỏ dầu lớn đã được phát hiện tại hầu hết các nước ven Biển Đông.
Khu vực này có trữ lượng dầu đã kiểm chứng ước tính khoảng 7 tỷ thùng và sản
xuất dầu trong khu vực ước tích đang đạt khoảng 2,5 triệu thùng/ngày. Trữ
lượng khí tự nhiên ước tính trên dưới 7.500 km³ (266 nghìn tỷ foot khối). Là
một biển kín, Biển Đông chứa đựng nhiều mâu thuẫn liên quan đến các tuyên bố
chủ quyền xung đột nhau của nhiều quốc gia duyên hải.
|
The Dispute
Prior to analysing the dispute it is important to understand
the UN Law of the Sea. The 1982 Convention on the Law of Seas has numerous
guidelines pertaining to islands, the continental shelf, enclosed seas and
territorial limits. Pertinent articles as applicable to this dispute are
Articles 3, 55-75, 76 and 121. Article 3 establishes that every state has the
right to establish the breadth of its territorial sea up to a limit not
exceeding 12 nautical miles. Articles 55-75 explain the concept of Exclusive
Economic Zone (EEZ), which is an area up to 200 nautical miles beyond and
adjacent to the territorial sea. The EEZ gives coastal states sovereign
rights for the purpose of exploring, exploiting, conserving and managing the
natural resources.
|
Tranh chấp
Trước khi phân tích tranh chấp Biển Đông hiện nay, cần tìm
hiểu Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Công ước Luật Biển 1982 có nhiều
hướng dẫn liên quan đến đảo, thềm lục địa, biển kín và giới hạn lãnh thổ. Các
điều khoản phù hợp áp dụng cho tranh chấp này bao gồm Điều 3, Điều 55-75,
Điều 76 và Điều 121. Điều 3 quy định mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều
rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường
cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước. Điều 55-75 giải thích về khái niệm
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải. Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200
hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong vùng này,
quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn
và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
|
Article 76 defines the continental shelf of a nation which
comprises the sea and subsoil of the submarine areas that extend beyond its
territorial sea throughout the natural prolongation of its land territory to
the outer edge of the continental margin, or to a distance of 200 nautical
missiles. This is significant as it allows every nation to exploit the
continental shelf. Article 121 states that rocks that cannot sustain human
habitation or economic life shall have no EEZ or continental shelf. In the
case of the South China Sea, most of the claimants have established military
outposts in order to conform to Article 121 in pressing their claims. The
Convention also states that overlapping claims must be resolved in good
faith.
|
Điều 76 xác định thềm lục địa của một quốc gia ven biển
bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia
đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền thuộc quốc gia
đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải 200 hải lý. Quy định này có ý nghĩa quan trọng bởi nó cho
phép mỗi quốc gia được khai thác thềm lục địa. Điều 121 quy định, những hòn
đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa. Trong trường
hợp Biển Đông, hầu hết các bên tranh chấp đều thành lập tiền đồn quân sự để
phù hợp với Điều 121 nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Công ước
cũng nêu, các tuyên bố chồng lấn nên được giải quyết bằng thiện chí.
|
In the case of the South China Sea, most of the claimants
have established military outposts in order to conform to Article 121 in
pressing their claims…
|
Trong trường hợp Biển Đông, hầu hết các bên tranh chấp đều
thành lập tiền đồn quân sự để phù hợp với Điều 121 nhằm khẳng định tuyên bố
chủ quyền của mình.
|
The South China Sea contains over 250 small islands,
atolls, shoals, reefs and sandbars most of which have no indigenous people,
many of which are naturally under water at high tide and some of which are
permanently submerged. The islands are located on a shallow continental shelf
with an average depth of 250 metres. However, in the Spratly chain, the depth
changes tremendously and near the Palwan Trough it is more than 5,000 metres
deep. The sea floor contains Paleozoic, Mesozoic granite and metamorphic
rocks. Out of the entire group only one island is volcanic and all the other
islands are made of coral reef. There are no native animals except boobies
and sea gulls.
|
Biển Đông bao gồm hơn 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi cát
ngầm, bãi đá ngầm và doi cát, đa số đều không có người bản địa và bị ngập
dưới nước khi thủy triều lên và một số ngập hẳn dưới nước. Các đảo nằm trên
thềm lục địa nông với độ sâu trung bình 250 met. Tuy nhiên, tại quần đảo
Trường Sa độ sâu thay đổi nhanh và tới gần rãnh Palwan thì xuống đến hơn
5.000 met. Đáy biển chứa đá granite, đá biến chất cổ sinh và trung sinh.
Trong toàn bộ nhóm đảo này, chỉ có một đảo là núi lửa, còn lại toàn bộ các
đảo khác được tạo nên từ các rạn san hô. Không có động vật bản địa ngoại trừ
loài chim điêu và mòng biển.
|
There are numerous territorial issues in this region –
settled or what could be termed as ‘partially settled’ issues are as
elucidated. Natuna Islands contain Indonesia’s natural gas fields. The area
had no dispute till China released an official map with maritime boundaries
including these islands. Indonesia responded by conducting a large naval
exercise in the region in 1996. Since then, China has not voiced any protest
and drilling of natural gas continues unabated. Similarly Malampaya and
Camago natural gas fields of Philippines are claimed by the Chinese. However,
they have not objected to the drilling of gas. Further, many of Malaysia’s
natural gas field’s located offshore Sarawak is claimed by the Chinese but
Malaysians are drilling with no interference by the Chinese. Vietnam and
China have resolved the Gulf of Tonkin dispute and similar issues have been
resolved in the Gulf of Thailand.
|
Khu vực chứa đựng nhiều vấn đề lãnh thổ đã được giải quyết
hoặc "giải quyết một phần". Quần đảo Natuna có các mỏ khí tự nhiên
của Indonesia. Khu vực không hề có tranh chấp cho tới khi Trung Quốc công bố
bản đồ chính thức với ranh giới biển bao gồm cả các đảo này. Indonesia phản
ứng bằng việc tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn vào năm 1996.
Từ khi đó, Trung Quốc không hề lên tiếng phản đối và hoạt động khoan khai
thác khí tự nhiên không ngừng diễn ra. Tương tự, các mỏ khí tự nhiên
Malampaya và Camago của Philippines cũng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, họ không phản đối việc khai thác khí gas. Ngoài ra, nhiều mỏ khí
tự nhiên của Malaysia tại ngoài khơi Sarawak cũng bị Trung Quốc khẳng định
chủ quyền nhưng Malaysia vẫn đang khoan khai thác mà không vấp phải sự can
thiệp nào của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc cũng đã giải quyết thành công
tranh chấp Vịnh Bắc Bộ và các vấn đề tương tự cũng đã được giải quyết tại
Vịnh Thái Lan.
|
The present dispute pertains mainly to the Paracel and
Spratly Islands. The Parcel Islands were occupied by China in 1974 when
Vietnam was at war with the United States. Both these island groups are
disputed and are claimed by countries of the region. Brunei reportedly claims
area of Louisa bank and Rifleman bank near Spratley chain as part of its
continental shelf. Philippines claims 53 of the maritime features in the
Spratley Islands which it calls the Kalayaan Island group as well as the
Scarborough Shoal. Similarly, Malaysia reportedly claims sovereignty over 11
maritime features in the Spratly Islands. Vietnam claims sovereignty over all
the maritime features in the Paracel and Spratly Islands. China and Taiwan
claim sovereignty over all the maritime features in the South China Sea.
Taiwan is currently in possession of the largest maritime feature in the
South China Sea, Itu Aba or Taiping.
|
Tranh chấp còn lại hiện nay vẫn chủ yếu liên quan đến quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường Sa bị Trung Quốc xâm lược năm 1974 khi Việt
Nam đang phải chiến đấu chống Mỹ. Quần đảo này đang bị tranh chấp và tuyên bố
chủ quyền bởi tất cả các quốc gia trong khu vực. Brunei được cho là đòi chủ
quyền khu vực bao gồm bãi Louisa và bãi Rifleman gần quần đảo Trường Sa với
lý do các bãi này thuộc thềm lục địa Brunei. Philippines đòi chủ quyền 53
trong số các đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này gọi là quần
đảo Kalayaan cùng với bãi cạn Scarborough. Tương tự, Malaysia muốn chủ quyền
đối với 11 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam khẳng định chủ
quyền toàn bộ các đảo và bãi đá thuộc cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc và Đài Loan với một loạt hành động vô căn cứ của mình cũng ngang
nhiên tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ các đảo và bãi đá trên Biển Đông.
Đài Loan hiện đang chiếm giữ đảo lớn nhất, đảo Ba Bình.
|
Vietnam claims sovereignty over all the maritime features
in the Paracel and Spratly Islands…
|
Việt Nam khẳng định chủ quyền toàn bộ các đảo và bãi đá
thuộc cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
|
The map above shows the Chinese claims based on the Nine
Dash Line. China has been aggressively pursuing her claims in the South China
Sea. China’s claims are based on the Eleven Dash Line drawn in 1947 by the
Kuomintang Government. The claim has been made by Chinese survey teams post
Second World War who included all important areas of the sea as Chinese. This
map was made after China’s victory over Japan and Vietnam was under the
French, Philippines were badly shaken by the war and the rest were British
colonies. Possibly the Kuomintang perceived that this would remain unchallenged
due to the disturbed set of circumstances that prevailed on termination of
the Second World War.
|
Tấm bản đồ Trung Quốc sử dụng để thể hiện chủ quyền được
nước này gọi là bản đồ đường 9 đoạn. Trung Quốc đã ngày càng quyết liệt theo
đuổi tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông. Các yêu sách của Trung Quốc
dựa trên đường 11 đoạn vẽ ra bởi chính phủ Quốc dân đảng vào năm 1947. Các tuyên bố này được đội khảo sát Trung
Quốc đưa ra sau đại chiến thế giới thứ hai với kết luận toàn bộ các khu vực
quan trọng ở Biển Đông là của Trung Quốc. Bản đồ này được xuất bản giữa lúc
Trung Quốc đánh thắng Nhật và Việt Nam bị Pháp đô hộ, Philippines bị chao đảo
bởi chiến tranh và các nước còn lại vẫn nằm dưới chế độ thuộc địa của Anh. Có
lẽ, Quốc dân đảng đã toan tính rằng bản đồ của mình sẽ không bị phản đối do
một loạt các xáo trộn diễn ra sau khi kết thúc thế chiến thứ hai.
|
However, by 1953, China had fought the Korean War and Ho
Chi Minh with his Vietnamese troops were threatening Dien Bien Phu as also
many of the ASEAN countries were gaining independence that China reduced the
boundary to the current Nine Dash Line. Thereafter, despite strong opposition
from Vietnam, China moved into the Paracel Islands in 1974 while the
Vietnamese were totally involved in fighting the US troops in South Vietnam.
In this occupation 17 Vietnamese guarding these islands were killed. As on
date, China has stabilised herself on this island.
|
Tuy nhiên, đến năm 1953, Trung Quốc tham gia chiến tranh
Triều Tiên và quân đội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
bước vào trận Điện Biên Phủ giống như nhiều quốc gia ASEAN khác đang nỗ lực
giành độc lập, Trung Quốc đã rút ngắn đường biên giới trên bản đồ đó xuống
còn 9 đoạn. Sau đó, bất chấp sự kịch liệt phản đối của Việt Nam, Trung Quốc
vẫn đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, giữa lúc Việt Nam
đang dồn hết sức cho trận chiến với quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Trong
cuộc xâm lược của Trung Quốc này, 17 lính bảo vệ quần đảo của Việt Nam đã hy
sinh. Kể từ ngày đó, Trung Quốc chiếm giữ luôn quần đảo này.
|
In the 1980s, China improved relations with the US-led
international community. A global sea level joint observation plan was
adopted by the UNESCO Inter-governmental Oceanographic Commission in February
1987, commissioned by the Chinese government establishing five marine
observation stations. Nansha station of China is located on the Yongshu reef.
In early February 1988, the Chinese launched the construction of Observatory
No 74 on Yongshu reef. Vietnam learnt about this activity and its Navy began
to patrol the Spratly Islands.
|
Những năm 1980, Trung Quốc cải thiện quan hệ với cộng đồng
quốc tế do Mỹ đứng đầu. Một kế hoạch khảo sát chung mực nước biển toàn cầu
được Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO thông qua vào tháng
2/1987, dưới sự ủy quyền của chính phủ Trung Quốc đã thành lập 5 trạm quan
trắc hải dương. Trạm Nam Sa của Trung Quốc đặt tại bãi đá ngầm Vĩnh Thử. Đầu
tháng 2/1988, Trung Quốc tiến hành xây dựng Đài quan sát số 74 trên bãi Vĩnh
Thử. Việt Nam phát hiện hoạt động này và
đưa quân đội tuần tra quần đảo Trường Sa
|
On March 13, 1988, three Vietnamese transport ships
arrived at the reef and set up Vietnamese flags. A little later, four large
Chinese warships arrived and warned the Vietnamese. The Vietnamese did not
respond. The Chinese mobilised more warships and next day early morning
despatched 40 marines in three motor boats to physically remove the
Vietnamese flags. The Vietnamese held their ground and the Chinese had to
return to their war ships. The Chinese now fired their 37mm anti aircraft
guns destroying the lightly armed Vietnamese on the reef. About 80 Vietnamese
soldiers were killed in this skirmish. Thereafter, the PLA occupied several
reefs in the Spratly Islands. Vietnam occupied other islands on the reef and
the Chinese war ships withdrew to avoid escalation.
|
Ngày 13 Tháng Ba năm 1988, ba tàu vận tải Việt Nam đến rạn
san hô và cắm cờ Việt Nam. Một lát sau, bốn tàu chiến lớn của Trung Quốc đã
đến và cảnh cáo phía Việt Nam. Phía Việt Nam không trả lời. Trung Quốc huy
động tàu chiến và ngày hôm sau sáng sớm phái 40 lính thủy quân lục chiến xuống
ba chiếc xuồng máy để tự tay nhổ bỏ những lá cờ của Việt Nam. Phía Việt Nam
đã cố thủ giữ đảo và Trung Quốc đã phải quay trở lại tàu chiến của họ. Lính
Trung Quốc bây giờ nả súng phòng không 37mm bắn vào lính Việt Nam trang bị
nhẹ trên rạn san hô. Khoảng 80 binh sĩ Việt Nam đã bị thiệt mạng trong cuộc
giao tranh này. Sau đó, quân đội Trung Quốc chiếm đóng một số rạn san hô ở
quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã chiếm đóng các đảo khác trên rạn san hô và
các tàu chiến Trung Quốc rút lui để tránh sự leo thang.
|
In July 2010, US Secretary of State Hillary Clinton called
for the People’s Republic of China to resolve the territorial dispute. China
replied that the US stay out of the issue. The US Department of Defence
issued a statement on August 18, 2010, where it opposed the use of force to
resolve disputes in the South China Sea and accused China of assertive
behaviour. Issues kept simmering and in May 2011, Chinese naval ships
attacked and cut the cable of a Vietnamese exploration ship.
|
Tháng 7/2010, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton kêu
gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giải quyết tranh chấp lãnh thổ này. Trung
Quốc đáp lại, Mỹ nên tránh xa vấn đề. Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra tuyên bố ngày
18/8/2010 phản đối việc sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông và lên
án hành vi hung hăng của Trung Quốc. Vấn đề tiếp tục âm ỉ và đến tháng
5/2011, tàu hải quân Trung Quốc lại tấn công và cắt cáp tàu khảo sát địa chất
Việt Nam.
|
Chinese Objection to
Indian Oil Exploration
On July 22, 2011, the INS Airavat, an Indian naval
amphibious assault ship was on a friendly visit to Vietnam. The ship was
repeatedly contacted at a distance of 45 nautical miles from the Vietnamese
coast on an open radio channel by a vessel identifying itself as Chinese Navy
which warned the Indian ship that she was entering Chinese waters. Indian
Navy clarified that no ship or aircraft was visible from INS Airavat and the
ship moved on without paying any heed to the cautionary warning. Furthermore,
India clearly stated that she supported freedom of navigation in
international waters including the South China Sea.
|
Trung Quốc phản đối
hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ
Ngày 22/7/2011, INS Airavat, một tàu đổ bộ tấn công của Ấn
Độ có chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam. Tàu liên tục nhận được cảnh báo bằng
tần sóng phát thanh mở của tàu xác định là của hải quân Trung Quốc nói rằng
tàu Ấn Độ đang đi vào vùng biển Trung Quốc, mặc dù trên thực tế tàu chỉ hoạt
động cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý. Hải quân Ấn Độ khẳng định không nhìn
thấy tàu hay máy bay nào từ tàu Ấn Độ và tiếp tục hoạt động bất chấp các cảnh
báo vừa nhận được. Tiếp đến, Ấn Độ cũng khẳng định ủng hộ tự do hàng hải trên
các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.
|
India and Vietnam signed an agreement seeking to contain a
dispute over the South China Sea in September 2011. Further Oil and Natural
Gas Commission’s (ONGC) overseas investment arm ONGC Videsh Limited had
signed a three-year deal with Petro Vietnam for developing long term
cooperation in the oil sector. Further it had accepted Vietnam’s offer of
exploration in specified blocks in the South China Sea. This was met with
stiff opposition from China who claimed that no exploration could be
undertaken in areas over which China has sovereign rights. The Government of
India correctly responded by stating that while China had concerns but India
was going by the agreement signed with Vietnam. The Chinese claim was
rejected by both India and Vietnam and as per the UN, the area of exploration
belongs to Vietnam.
|
Tháng 9/2011, Ấn Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận thăm dò
khai thác dầu khí trên Biển Đông. Chi nhánh đầu tư nước ngoài ONGC Videsh
Limited của tập đoàn dầu khí ONGC Ấn Độ vừa ký hợp đồng 3 năm với Petro
Vietnam về phát triển hợp tác dài hạn trong lĩnh vực dầu khí. Tiếp đó, công
ty này chấp nhận đề nghị thăm dò một số lô dầu khí trên Biển Đông của Việt
Nam. Thỏa thuận này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc khi
nước này quả quyết không hoạt động thăm dò nào được phép tiến hành trong các
khu vực mà Trung Quốc "có quyền chủ quyền". Chính phủ Ấn Độ khẳng
định bất chấp tuyên bố của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện thỏa
thuận đã ký với Việt Nam. Tuyên bố của Trung Quốc bị cả Ấn Độ và Việt Nam
phản đối, và theo LHQ, khu vực thăm dò này hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt
Nam.
|
India has firmly stated that ONGC will continue to explore
oil in the South China Sea. Furthermore, India has clarified that the entire
Indian Ocean Region stretching from East African coast to South China Sea
remains crucial to its foreign trade, energy and national security. Vietnam
has remained steadfast on the issue and in July 2012, the National Assembly
of Vietnam passed a law demarcating Vietnamese sea borders to include the
Paracel and Spratly Islands.
|
Ấn Độ kiên quyết khẳng định ONGC sẽ tiếp tục thăm dò dầu
khí trên Biển Đông. Ngoài ra, Ấn Độ cũng nêu rõ, toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương
trải dài từ bờ biển Tây Phi đến Biển Đông có vai trò quan trọng đối với hoạt
động ngoại thương, năng lượng và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Việt Nam cũng
kiên định trong vấn đề này và tháng 7/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
luật phân định biên giới biển Việt nam, quy định quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
|
Creation of Chinese
Township of Sansha
The latest development is the setting up of a prefecture
by China by the name of Sansha in the Paracel Islands. On July 24, 2012, the
city was formally inaugurated as the centre of Government for the Spratly and
Paracel Islands. The government offices are located at Yongxing (Woody
Island) on which some 1,000 civilians currently reside. The island is the
biggest island in the group and has an area of about five square miles. The
island is served by an airport which was completed in July 1990 with a
2,700-metre runway. It is capable of handling the Sukhoi Su-30 of the PLA Air
Force.
|
Trung Quốc thành lập
cái gọi là "thành phố Tam Sa"
Diễn biến mới đây trong tranh chấp là việc Trung Quốc
thành lập một thành phố cấp tỉnh với tên gọi "Tam Sa" tại quần đảo
Hoàng Sa. Ngày 24/7/2012, "thành phố" này chính thức được khánh
thành là trung tâm hành chính quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. Trụ sở thành phố
đặt tại đảo Phú Lâm của Việt Nam với khoảng 1.000 dân cư hiện đang sinh sống.
Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo và có diện tích khoảng 5 dặm vuông. Đảo có
một sân bay xây dựng tháng 7/1990 với đường băng 2.700 met. Sân bay có khả
năng tiếp nhận máy bay Sukhoi Su-30.
|
There is also a Coast Guard station and a hospital. While
Vietnam strongly contends that Paracel and Spratly Islands are its territory,
the Chinese have left no stone unturned to build infrastructure for
militarily occupying these islands. Meanwhile, Taiwan is in possession of the
largest maritime feature in the South China Sea, Itu Aba or Taiping.
|
Trên đảo Trung Quốc cũng xây dựng một trạm cảnh sát biển
và một bệnh viện. Bất chấp việc Việt nam luôn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
và Trường Sa, Trung Quốc vẫn quyết xây bằng được cơ sở hạ tầng hòng đánh
chiếm các đảo này bằng quân sự. Trong khi đó, Đài Loan đang chiếm giữ đảo lớn
nhất của Biển Đông, đảo Ba Bình.
|
Resolution of the
Dispute
All countries, particularly the US and ASEAN want the
issues to be resolved peacefully. China has been dealing with the issue
bilaterally without any success. Its forceful occupation of territory is
challenged particularly by Vietnam who has demonstrated its military
capabilities and would counter use force judiciously.
|
Giải quyết tranh
chấp
Tất cả các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và ASEAN muốn giải
quyết vấn đề hòa bình. Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trên cơ sở song
phương nhưng chưa đạt được thành công nào. Việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ
lực bị Việt Nam đặc biệt phản đối và Việt Nam đã chứng minh có đủ tiềm lực
quân sự và sẽ chống trả việc sử dụng vũ lực một cách sáng suốt.
|
The obvious question that arises is about the options for
resolving the issue. Broadly speaking, there are two options. The first is to
resolve the problem through negotiations bilaterally or multilaterally. In
the event of no success during negotiations the parties could resort to other
modalities of dispute settlement such as conciliation, arbitration and
adjudication. Since this is a sovereignty dispute, it would be difficult to
refer it to any form of third party without the consent of the parties
involved.
|
Câu hỏi rõ ràng đang nảy sinh là có những lựa chọn nào cho
giải quyết tranh chấp Biển Đông. Nói rộng ra, có hai lựa chọn. Trước hết là
giải quyết vấn đề thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương. Trong trường
hợp không đạt được thành công nào thông qua đàm phán, các bên có thể sử dụng
các phương thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài. Do đây là
tranh chấp chủ quyền, nên sẽ rất khó để áp dụng phương thức nào của bên thứ
ba mà không có sự chấp thuận của các bên liên quan.
|
Furthermore, China has exercised her right under Article
298 of the UN Convention of Law of Seas to opt out of a compulsory binding
dispute settlement. Therefore, the case cannot go before the International
Tribunal for Law of Sea. The other option would be to set aside sovereignty
issues and to undertake the joint development of disputed areas. Joint
development has produced tangible results between Malaysia and Thailand (1979-1990),
Malaysia and Vietnam (1992) as also between Australia and Timor Leste (2002).
This issue can be applied to Disputed Areas. However, China has yet to
clarify its claims. Thereafter, the aspect of Joint Development could be
analysed.
|
Hơn nữa, Trung Quốc đã thực hiện quyền theo điều 298 Công
ước LHQ về Luật Biển không tham gia giải quyết tranh chấp ràng buộc bắt buộc.
Do đó, vụ việc không thể đưa ra trước Tòa án quốc tế về Luật Biển. Lựa chọn
khác là bỏ qua các vấn đề chủ quyền và tiến hành cùng nhau khai thác các khu
vực tranh chấp. Khai thác chung đã mang lại những kết quả rõ rệt giữa
Malaysia và Thái Lan (1979-1990), Malaysia và Việt nam (1992) cũng như giữa
Australia và Đông Timor (2002). Vấn đề cũng có thể áp dụng cho Khu vực tranh
chấp. Thuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ các tuyên bố của mình. Do đó,
giải pháp cùng nhau khai thác có thể xem xét.
|
China holds the key to resolution of problems in the South
China Sea. China resolves a border problem after protracted negotiations so
as to exploit time to its advantage. Paracel Islands was secured in 1974 by
China without worthwhile opposition from Vietnam as they were involved in the
war for unification. They would like to get a clearer perspective of
hydrocarbon availability prior to clarifying their claims. Out of all the
other claimants, Vietnam would fight for its rights and settle for a
judicious resolution.
|
Trung Quốc nắm giữ chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển
Đông. Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề biên giới sau các đàm phán sau các
cuộc đàm phán kéo dài để lợi dụng thời gian tạo lợi thế cho mình. Quần đảo
Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 và nhận được sự phản đối chưa đủ
mạnh của Việt Nam do đang phải dồn lực cho cuộc chiến thống nhất đất nước.
Nhưng Việt nam sẽ đấu tranh vì quyền lợi của mình và tìm kiếm một giải pháp
đúng đắn.
|
Conclusion
Resolution of disputes in the South China Sea would depend
on China’s keenness to clarify its claims and be prepared to negotiate with
other claimants. This would possibly occur once oil exploration results are
available possibly in about another five years which would allow China to
provide space to other claimants leading to rapprochement between the
contestants to these territories. India has taken a correct stand to explore
oil in the region and should remain firm on this aspect. This would send a
signal to China that it is dealing with a country that can stand up to China
for projecting her energy interests. As of now, all claimants have to dig in
their heels and wait for China to clarify its claims.
|
Kết luận
Giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc
Trung Quốc có muốn làm rõ các tuyên bố của mình và sẵn sàng tham gia đàm phán
với các bên khác hay không. Điều này có thể xảy ra khi các kết quả thăm dò
dầu khí được hoàn tất trong khoảng 5 năm tới, cho phép Trung Quốc mở không
gian cho các quốc gia khác. Ấn Độ đã giữ quan điểm đúng đắn về thăm dò dầu
khí trong khu vực và sẽ kiên định lập trường của mình. Điều đó đã gửi đi một
tín hiệu đến Trung Quốc rằng họ đang đối đầu với một quốc gia có thể chống
lại Trung Quốc vì lợi ích năng lượng của mình. Cho tới nay, tất cả các bên
tranh chấp đều đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ làm rõ các tuyên bố của mình ra
sao.
|
|
|
|
Translated by Trâm
Anh
Edited by
nguyenquang
|
http://www.indiandefencereview.com/news/disputes-in-the-south-china-sea/0/
|
Subscribe to:
Posts (Atom)