US Military Security Paper On China – Analysis
|
Phân tích báo cáo An ninh Quân sự của Mỹ về Trung Quốc
|
September 13, 2011
By Bhaskar Roy
The Pentagon annual report to the US Congress “Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China, 2011” released to the public in August this year is a lesson how meticulously the Americans study China. Of course, more sensitive issues are not discussed in the open report, but there are pointers that need to be picked up by India and other Asian countries and reflect on them actively on a larger canvas.
|
13-9-2011
Bhaskar Roy
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội Mỹ: “Những chuyển biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 2011“, được công bố hồi tháng 8 năm nay là một bài học về cách thức người Mỹ nghiên cứu Trung Quốc kỹ càng tới mức nào. Tất nhiên, các vấn đề nhạy cảm hơn không được đề cập trong báo cáo công khai này, nhưng có nhiều điểm cần được Ấn Độ và các nước châu Á khác lựa chọn và tích cực suy nghĩ về chúng trên một toàn cảnh rộng lớn hơn.
|
It may be noted that India as a target of China is appearing increasingly in these reports. The current report, while taking note of improved India-China relations in trade and some confidence building aspects as well as military relations, also has words of caution for India. It briefly talks about China’s concerns over India’s rising economic, political and military powers, and steps taken to improve regional deterrence which include replacement of liquid fuelled CSS-3 Intermediate Range Ballistic Missiles (IRBMs) with more advanced solid fuelled CSS-5 Medium Range Ballistic Missiles (MRBM) covering India; investment of road and infrastructure development along the India-China border; plans to move airborne troops into the region and other developments.
|
Có thể nhận thấy rằng Ấn Độ, như một mục tiêu của Trung Quốc, đang xuất hiện ngày càng nhiều trong những báo cáo này. Trong khi lưu ý các mối quan hệ Trung-Ấn đã được cải thiện về thương mại và một số lĩnh vực xây dựng lòng tin cũng như quan hệ quân sự, báo cáo này còn có những từ ngữ thận trọng dành cho Ấn Độ. Nó tóm lược các mối quan ngại của Trung Quốc về sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế đang lên của Ấn Độ, cùng các bước cần làm để cải thiện năng lực ngăn chặn của khu vực bao gồm sự thay thế tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu lỏng CSS-3 bằng loại tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu rắn CSS-5, tiên tiến hơn để khống chế Ấn Độ; đầu tư vào phát triển đường sá cùng cơ sở hạ tầng dọc biên giới Trung-Ấn; các kế hoạch di chuyển binh lính bằng máy bay tới khu vực và nhiều hoạt động khác.
|
Of course, it is known that the PLA is conducting high altitude training of its troops including para-dropping in the high mountains of Tibet. It is also known that China has established missile silos along the Tibet railway line to ensure that short and medium range missiles can be quickly transported to Lhasa and from there on to borders with India. The Qinghai-Lhasa railway made a test run last year with full military cargo. The paper fell short of mentioning this.
|
Tất nhiên, người ta biết rằng Quân đội Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện về cao độ cho binh sĩ của mình, trong đó có thả dù ở vùng núi cao Tây Tạng. Người ta cũng biết rằng Trung Quốc đã xây dựng các hầm chứa tên lửa dọc tuyến đường sắt Tây Tạng để bảo đảm rằng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung có thể nhanh chóng được đưa tới Lhasa và từ đó tới các biên giới giáp với Ấn Độ. Tuyến đường sắt Thanh Hải – Lhasa đã chạy thử nghiệm hồi năm ngoái với đầy đủ hàng hóa quân sự. Báo cáo không nhắc đến việc này.
|
The section on the “South China Sea”, though not specifically mentioning India, have clear ingredients which may be read together with the India section especially in the context of the recent incident in July when the Chinese navy warned INS Airavat to leave the South China Sea claiming the warship was in China’s territorial waters.
|
Phần về “Biển Đông”, dù không nhắc cụ thể đến Ấn Độ, nhưng có các phần rõ ràng có thể được đọc cùng với phần về Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra sự kiện hồi tháng 7 khi Hải quân Trung Quốc cảnh báo tàu hải quân Ấn Độ Airavat phải rời Biển Đông, tuyên bố tàu chiến này ở trong lãnh hải Trung Quốc.
|
The South China Sea is a critical Sea Lane of Communications (SLOC) for India to execute its interest basically economic, cultural and political, in South East Asia and East Asia. The warning to INS Airavat was a Chinese test to see how far it can push the envelope to make at least some pliable countries including India to individually accept China’s claim of sovereignty over the this sea. In this context, the report also notes China’s increasing use of fishing vessels for military purposes. The use of such vessels against Japan and the Philippines in this space of last one year, and the recent sighting of another such vessel fully equipped with monitoring equipment just outside Indian waters is of concern. This particular Chinese vessel was reported to have slipped into the Colombo port according to a Sri Lankan media story, though denied rather mildly by the Sri Lankan army. This raises questions for Indian security. Has Sri Lanka been finally persuaded by China to become a covert military partner against India? China’s all round ingress into Sri Lanka is now quite evident. Reports have emerged about China bribing Sri Lankan President Rajapaksa and his son to promote Chinese interests in the country. Additionally, using fishing vessels covertly for military purposes can be very dangerous if a collision takes place with an Indian naval vessel.
|
Biển Đông là một tuyến đường vận tải giao thương quan trọng để Ấn Độ thực hiện các lợi ích cơ bản của mình về kinh tế, văn hóa và chính trị, ở Đông Nam Á và Đông Á. Cảnh báo đối với INS Airavat là một phép thử mà Trung Quốc dùng để xem nước này có thể mở rộng các giới hạn tới mức nào nhằm khiến cho một số nước dễ bị tác động, trong đó có Ấn Độ, chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này. Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng lưu ý việc Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều tàu đánh cá cho các mục đích quân sự. Việc sử dụng các tàu này chống lại Nhật Bản và Philippines trong một năm vừa qua và cảnh tượng gần đây về một tàu khác được trang bị đầy đủ thiết bị giám sát ở ngay bên ngoài lãnh hải của Ấn Độ là một mối quan tâm. Con tàu đặc biệt đó của Trung Quốc được tin đã trôi vào cảng Colombo, theo một câu chuyện của truyền thông Sri Lanka, mặc dù bị quân đội Sri Lanka từ chối khá nhẹ nhàng. Chuyện này làm dấy lên nhiều câu hỏi về an ninh của Ấn Độ. Liệu Sri Lanka rút cục có bị Trung Quốc thuyết phục trở thành một đối tác quân sự bí mật chống lại Ấn Độ? Toàn bộ việc vào Sri Lanka của Trung Quốc giờ đã khá rõ ràng. Các báo cáo nêu việc Trung Quốc đút lót Tổng thống Sri Lanka Rajapaksa và con trai ông để thúc đẩy các lợi ích của Bắc Kinh ở đất nước này. Ngoài ra, việc sử dụng bí mật các tàu cá vì mục đích quân sự có thể rất nguy hiểm nếu một vụ va chạm xảy ra với tàu hải quân Ấn Độ.
|
Not new though, the Pentagon paper links the East China Sea to the South China Sea Chinese strategy to indicate the regional tensions that could escalate. According to estimates, the East China Sea holds approximately 7 trillion cubic feet of natural gas and 100 billion barrels of oil. The South China Sea, though not surveyed in detail contains equally substantive quantity of gas and oil. China has already demonstrated military intention with Japan (East China Sea) and with the Philippines and Vietnam in the South China Sea and its determination to bring these maritime areas under its full sovereignty. A recent Chinese official mouthpiece article (People’s Daily, August 30) warned the new Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda, that Japan show enough respect for China’s national sovereignty, territorial integrity and core interest. The message was that the disputed islands in East China Sea under Japan’s control were Chinese sovereign territory. Similar is the case in the South China Sea.
|
Tuy không mới, báo cáo của Lầu Năm Góc liên kết vùng biển Hoa Đông với chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông để chỉ ra những căng thẳng trong khu vực có thể leo thang. Theo các ước tính, Biển Hoa Đông nắm giữ xấp xỉ 1 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên và 100 tỷ thùng dầu. Biển Đông, dù chưa được khảo sát chi tiết, cũng có khối lượng tương đương về dầu và khí. Trung Quốc đã thể hiện căng thẳng quân sự với Nhật Bản (Biển Hoa Đông), với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, và tỏ rõ quyết tâm đưa các khu vực hàng hải này vào chủ quyền đầy đủ của mình. Một bài viết gần đây trên tờ báo chính thức của Trung Quốc (Nhân dân Nhật báo, ngày 30/8), cảnh báo tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda rằng Nhật Bản hãy thể hiện đủ sự tôn trọng đối với chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Thông điệp đó là, những hòn đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông dưới sự kiểm soát của Nhật là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tương tự là trường hợp ở Biển Đông.
|
If the two seas are looked at compositely, the enormity of their impact on the world at large can only be imagined. Till recent years these two seas were taken for granted as free international waterways, but China’s assertive claims on them from 2008 backed by a hugely growing military, stands to change the entire paradigm of Asia.
|
Nếu hai vùng biển được xem xét một cách phức hợp thì mức độ tác động của chúng trên thế giới chỉ là tưởng tượng. Cho đến những năm gần đây, hai vùng biển này được sử dụng như các tuyến đường thuỷ quốc tế, nhưng các tuyên bố chủ quyền quyết đoán của Trung Quốc đối với cả hai từ năm 2008, được yểm trợ bởi một quân đội phát triển nhanh chóng, đang làm thay đổi toàn bộ mô hình châu Á.
|
China’s strategy and forceful demands must be juxtaposed with its military development including area denial/access denial new armaments which have been comprehensively dealt with in the Pentagon report. East China Sea and the South China Sea are, in China’s strategic perception, would be contours of China’s sovereign territory from which to make further power projection overseas.
|
Chiến lược và các yêu sách mạnh mẽ của Trung Quốc phải được đặt cạnh sự phát triển quân sự của nước này, bao gồm các vũ khí mới từ chối khu vực/từ chối tiếp cận – vốn đã được xử lý đầy đủ trong báo cáo của Lầu Năm Góc. Biển Hoa Đông và Biển Đông, trong nhận thức chiến lược của Trung Quốc, sẽ là những đường viền quanh lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc để từ đó nước này phóng quyền lực xa hơn nữa ở nước ngoài.
|
From India’s perspective, it would be essential to articulate its position in the Indian Ocean and the rim region and South Asia, as well on South China and East China Seas uncompromisable economic life lines.
|
Từ cách nhìn của Ấn Độ, sẽ cần thiết phải nêu rõ vị thế của nước này ở Ấn Độ Dương cùng khu vực vành và Nam Á, cũng như trên Biển Đông và các vùng biển phía đông Trung Quốc, những tuyến đời sống kinh tế không thể thoả hiệp.
|
Indian military planners would certainly be aware of China’s expanding maritime periphery which has everything to do with its great power status which in turn is dependent on its sustainable economic development which again in turn can be buoyed mainly by oil and raw material sources abroad. The main resource bases being in the Middle East and Africa, the Chinese navy would eventually want to secure the Indian Ocean with potential for conflict with India. Till now most of the free Sea Lanes of Communication (SLOCs) including in the Gulf were kept open by the USA. With America’s economic power in decline and domestic pressures to disengage militarily from abroad, it will seek partners to do the job. And China, which covets all, is not an ideal partner.
|
Các nhà hoạch định quân sự Ấn Độ chắc chắn nhận thức rõ về sự mở rộng chu vi biển của Trung Quốc, nước có mọi thứ để làm điều đó với vị thế sức mạnh to lớn vốn lần lượt phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế bền vững, điều được giữ vững nhờ các nguồn vật liệu thô và dầu lửa từ nước ngoài. Với các cơ sở nguồn lực chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi, Hải quân Trung Quốc cuối cùng sẽ muốn cột chặt Ấn Độ Dương với tiềm năng cho xung đột với Ấn Độ. Cho đến ngày nay, hầu hết các SLOC, trong đó có Vùng Vịnh, vẫn được Mỹ giữ cho khơi thông. Với sức mạnh kinh tế Mỹ đang suy giảm và áp lực nội địa đòi rút quân ở nước ngoài về, Mỹ sẽ tìm kiếm các đối tác để làm việc đó. Và Trung Quốc, nước thèm muốn tất cả, không phải là một đối tác lý tưởng.
|
The Pentagon paper reminds us of the debate among the Chinese navy community of role in the “distant seas” and the need for bases overseas. In the near future, the PLA Navy (PLAN) is unlikely seek bases in the distant seas. They will need a much more expanded navy for that. But the PLAN and the Chinese leadership are certainly working towards that. Such facilities are there for the asking in Pakistan. The Sri Lankan government under President Mahinda Rajapaksa can work with China if the price is right. Beijing is making efforts in Bangladesh and Myanmar in different ways, but it will depend on India’s diplomacy if the Chinese are successful or not. Here comes issue of India’s Sea power and determined statement to protect its sea of interest, without acrimony.
|
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhắc nhở chúng ta về một cuộc tranh luận trong cộng đồng hải quân Trung Quốc về vai trò ở “các vùng biển xa” và nhu cầu đối với các cơ sở ở nước ngoài. Trong tương lai gần, Hải quân PLA (PLAN) sẽ không tìm kiếm các căn cứ ở các vùng biển xa. Họ sẽ cần một lực lượng hải quân mở rộng nhiều hơn nữa cho điều đó. Nhưng PLAN và ban lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng theo hướng đó. Những cơ sở như vậy ở Pakistan đang chờ lời đề nghị. Chính phủ Sri Lanka dưới thời Tổng thống Mahinda Rajapaksa có thể hợp tác với Trung Quốc nếu giá cả hợp lý. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực ở Bangladesh và Myanmar theo nhiều cách khác nhau nhưng liệu người Trung Quốc có thành công hay không sẽ tùy thuộc vào ngoại giao của Ấn Độ. Vấn đề ở đây là sức mạnh hải quân và tuyên bố kiên quyết của Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích biển của mình, không cần gay gắt.
|
Some other aspects like “Active Defence”, “Three Warfares” and sophisticated intelligence collection dealt in these paper (commented in earlier SAAG Papers by this writer) reminds us also of unstated threats India faces.
|
Một số khía cạnh như “Phòng thủ Tích cực”, “Ba cuộc chiến tranh” và sự thu thập thông tin tình báo tinh vi được nêu trong báo cáo (được bình luận trong SAAG Papers trước đó bởi chính tác giả này) còn nhắc nhở chúng ta về các mối đe doạ ngầm mà Ấn Độ phải đối mặt.
|
China’s professed military doctrine of “Counter attack” only if China is attacked is delusive. India is a victim of this deceptive strategy. Attack against India (1962), the Soviet Union (1969) and Vietnam (1979) were described as “Self-Defence Counter Attacks” by the Chinese. That is, it translates to the doctrine of “Forward Defence”-attack if it is perceived that the enemy may be planning an attack or deal it a psychological blow before it can even think of really challenging China. The 2011 paper finally acknowledged that the doctrine of “Active Defence” or “Forward Defence” does not mean a passive position of reacting following an attack, but an attack well outside its borders at a time of its choosing to debilitate a potential enemy even before an enemy has planned an attack. This can be applied to China’s official stance “no first use” of nuclear weapons.
|
Học thuyết quân sự mà Trung Quốc công khai thừa nhận, “Phản công” chỉ nếu nước này bị tấn công, là trò bịp. Ấn Độ là một nạn nhân của chiến lược dối trá này. Tấn công chống Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969) và Việt Nam (1979) được phía Trung Quốc mô tả là “các cuộc phản công tự phòng”. Nghĩa là, nước này chuyển sang học thuyết “Phòng thủ Trước” – tấn công nếu nhận thấy kẻ thù có thể đang lên kế hoạch một cuộc tấn công hoặc dùng nó là một đòn tâm lý trước khi nước đó có thể nghĩ đến việc thách thức Trung Quốc thực sự. Báo cáo 2011 cuối cùng thừa nhận rằng học thuyết “Phòng thủ tích cực” hay “Phòng thủ Trước” không có nghĩa một vị trí thụ động của phản ứng tiếp sau một cuộc tấn công, mà là một cuộc tấn công bên ngoài biên giới của nước này vào một thời điểm nước này chọn để làm suy yếu một kẻ thù tiềm ẩn, thậm chí trước khi một kẻ thù lên kế hoạch tấn công. Điều đó có thể được áp dụng cho lập trường chính thức của Trung Quốc về “không sử dụng đầu tiên” các vũ khí hạt nhân.
|
There is an imperative need to understand and counter the “Three Warfares” strategy being mainly employed by the People’s Liberation Army (PLA) with assistance from other state media. Psychological warfare uses action to deter and demoralize the enemy including the civilian population through demonstrative action. Media warfare involves writings/media propaganda that even uses friendly international support apart from forcing the mindset of the target. For example, the daily Pakistan Observer, controlled by Pakistan’s ISI is an able supporter of China’s policies especially those connected with India. Legal warfare involves the various convoluted arguments used by China selectively using parts of international law, historical records (equally concocted), and diplomatic interactions. None of these should be new to India.
|
Có một nhu cầu khẩn thiết phải hiểu và chống lại chiến lược “Ba Cuộc chiến” đang được PLA áp dụng chủ yếu với sự trợ giúp từ phương tiện truyền thông nhà nước khác. Chiến tranh tâm lý sử dụng hành động để ngăn chặn và làm nhụt chí kẻ thù, bao gồm cả dân thường thông qua hành động luận chứng. Chiến tranh truyền thông bao gồm các bài viết/tuyên truyền báo chí mà thậm chí sử dụng cả sự hỗ trợ thân thiện của quốc tế tách biệt khỏi việc ép buộc tư duy của mục tiêu. Chẳng hạn, nhật báo Pakistan Observer, do ISI của Pakistan kiểm soát, là tờ báo có thể ủng hộ các chính sách của Trung Quốc, đặc biệt là những gì liên quan tới Ấn Độ. Chiến tranh pháp lý bao gồm nhiều lập luận phức tạp, được Trung Quốc sử dụng có chọn lọc, tận dụng các phần của luật pháp quốc tế, các hồ sơ lịch sử (có thể bịa ra) và các tương tác ngoại giao. Không một điểm nào trong số này nên mới lạ với Ấn Độ.
|
Information warfare and intelligence collection is the more recent challenge for India. Indian government entities have been subjected to Chinese internet attacks. The Huawei technologies, China’s biggest information technology company along with ZTE are known to closely connect with the country’s security and intelligence apparatus. It is not only military technology that China is seeking. High technology have dual use applications, and India’s information technology of world class levels. Technology transfer from China, joint ventures with Chinese companies and other such collaborations give a wide window to place “assassin mace” weapons – switches and gates which transfer information to China, and placement of software which can be activated when required to neutralize the brain center of communications.
|
Chiến tranh thông tin và thu thập thông tin tình báo là thách thức mới đây hơn với Ấn Độ. Các cơ quan chính phủ Ấn Độ đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công qua mạng của Trung Quốc. Các công nghệ Huawei, hãng công nghệ thông tin lớn nhất của Trung Quốc cùng với ZTE, được biết có liên kết chặt chẽ với bộ máy tình báo và an ninh nước này. Đó không phải là công nghệ quân sự duy nhất mà Trung Quốc đang tìm kiếm. Công nghệ cao có các ứng dụng kép, và công nghệ thông tin của Ấn Độ thuộc đẳng cấp thế giới. Chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc, các liên doanh với các hãng Trung Quốc và những sự hợp tác như vậy tạo ra một cửa sổ rộng mở để đặt các vũ khí “assassin mace” – các thiết bị chuyển mạch và các cổng chuyển thông tin sang Trung Quốc, và sắp đặt những phần mềm có thể được kích hoạt khi cần thiết để vô hiệu hóa trung tâm đầu não của thông tin liên lạc.
|
Of course, India’s private sector, where the IT brain is located, are interested in profit from China deals. National Security is way down in their priority. They may also ask themselves why they have failed to enter China’s IT entities which deal with the government, communication hubs or the military. There are issues which a democratic country like India finds difficult to deal with, but the USA and some western countries which are equally democratic and capitalist are fighting their private sector to keep out Chinese incursions. The Pentagon report gives three examples of Chinese embedded espionage, and efforts to keep the Huawei out is the current battle.
|
Tất nhiên, khu vực tư nhân của Ấn Độ, nơi đặt não bộ công nghệ thông tin, rất quan tâm đến lợi nhuận từ các hợp đồng Trung Quốc. An ninh quốc gia là thứ yếu trong ưu tiên của họ. Họ cũng có thể tự hỏi mình tại sao không thể tiến vào các công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc, những thực thể liên kết với chính phủ, các trung tâm truyền thông hoặc quân sự. Có những vấn đề mà một nước dân chủ như Ấn Độ thấy khó có thể giải quyết, nhưng Mỹ và một số nước phương Tây cũng dân chủ và tư bản tương tự đang phải đấu tranh với khu vực tư nhân của họ để ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Trung Quốc. Báo cáo của Lầu Năm Góc đưa ra 3 ví dụ về hoạt động gián điệp dính đến Trung Quốc, và các nỗ lực ngăn chặn Huawei là một cuộc chiến đang tiếp diễn.
|
Putting aside the foregoing for a moment, it would be essential to examine the Pentagon report on China’s military in India’s context. When such reports mention a country or a region it conveys its concerns. As usual, this particular report mainly focused on Taiwan’s security and US-China military relations. These are primary concerns as is the security of Japan and freedom and neutrality of East China and South China Seas.
|
Tạm gác sang một bên những điều đã đề cập ở trên, sẽ là cần thiết để kiểm định báo cáo của Lầu Năm Góc về quân đội của Trung Quốc trong ngữ cảnh của Ấn Độ. Khi những báo cáo như vậy đề cập đến một nước hoặc một khu vực, nó thường chuyển tải những quan ngại. Như thường lệ, báo cáo tỉ mỉ này chủ yếu tập trung vào an ninh của Đài Loan và các mối quan hệ quân sự Trung – Mỹ. Đây là những mối quan tâm chính, cũng như an ninh của Nhật Bản và sự tự do, trung lập của Biển Hoa Đông và Biển Đông.
|
The gradual inclusion of India in such reports convey the US sees India as a possible partner in keeping these international SLOCs free of Chinese control and domination. If the US wants India to be one of its frontline states to contain China, there would be a problem. The US has its own arithmetic with China. Front line states are the first to be sacrificed in such relationship.
|
Việc bao hàm Ấn Độ dần dần vào những báo cáo như vậy cho thấy Mỹ coi Ấn Độ là một đối tác có thể trong việc giữ cho các SLOC quốc tế thoát khỏi sự kiểm soát và thống trị của Trung Quốc. Nếu Mỹ muốn Ấn Độ là một trong những nước tuyến đầu nhằm kiềm chế Trung Quốc, đó sẽ là một vấn đề. Mỹ có số học riêng với Trung Quốc. Các nước tuyến đầu là những nước đầu tiên bị hy sinh trong mối quan hệ như vậy.
|
India’s capacity in “Mind-warfare” is abysmally poor. There is nothing to compare with China’s “Three warfares”-psychological, media and legal. The US does it beautifully taking the media and think tanks into confidence. In India, the authorities try to keep these entities at a distance. “Mind-warfares” is indispensible in today’s world.
|
Năng lực của Ấn Độ trong “chiến tranh tâm lý” là rất yếu. Không có gì để mà so sánh với “Ba cuộc chiến tranh” của Trung Quốc – tâm lý, truyền thông và pháp lý. Mỹ thực hiện điều đó rất giỏi, đưa báo chí và các nhóm cố vấn vào sự tin cậy. Ở Ấn Độ, các nhà chức trách cố gắng giữ những thực thể đó ở một khoảng cách xa. “Các cuộc chiến tranh tâm lý” là không thể thiếu trong thế giới ngày nay.
|
India is a non-aligned country and has an independent foreign policy. But non-alignment is no longer a passive concept, and independent foreign policy does not mean non-responsive to enlist support in case it is required against aggression. This has been done in the past. It is for the US to appreciate India’s position, a country that shares a 4000 kms. border with China. Beijing on its part must understand that 1962 is old history. At the same time, India must demonstrate that its frugality in public statements is not a sign of weakness. In terms of security, China has emerged as India first and main priority. Beyond a point, nothing can be said with certainty. The 1.2 billion Indians also have a say.
|
Ấn Độ là một nước không liên kết và có một chính sách đối ngoại độc lập. Tuy nhiên, không liên kết không còn là một khái niệm bị động, và chính sách ngoại giao độc lập không có nghĩa là không đáp lại để tranh thủ sự ủng hộ trong trường hợp cần thiết chống xâm lược. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ. Mỹ đã đánh giá cao vị trí của Ấn Độ, nước chia sẻ một đường biên giới dài 4.000m với Trung Quốc. Bắc Kinh, về phần mình, phải hiểu rằng năm 1962 giờ đã là dĩ vãng xa xưa. Đồng thời, Ấn Độ phải thể hiện được rằng sự hạn chế trong những tuyên bố công khai không phải là dấu hiệu của sự yếu kém. Về an ninh, Trung Quốc đã nổi lên như ưu tiên hàng đầu và trước nhất của Ấn Độ. Ngoài một điểm, chẳng điều gì có thể nói chắc. 1,2 triệu người Ấn Độ cũng có một tiếng nói.
|
SAAG is the South Asia Analysis Group, a non-profit, non-commercial think tank. The objective of SAAG is to advance strategic analysis and contribute to the expansion of knowledge of Indian and International security and promote public understanding.
|
SAAG (South Asia Analysis Group) là nhóm phân tích Nam Á, một nhóm cố vấn phi lợi nhuận, phi thương mại. Mục đích của SAAG là nâng cao phân tích chiến lược và đóng góp vào sự mở rộng kiến thức về an ninh Ấn Độ và quốc tế, thúc đẩy sự hiểu biết chung.
Eurasia Review
|
Translated by Trúc An
| |
http://www.eurasiareview.com/13092011-us-military-security-paper-on-china-analysis/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, September 18, 2011
US Military Security Paper On China – Analysis Phân tích báo cáo An ninh Quân sự của Mỹ về Trung Quốc
Subscribe to:
Posts (Atom)