MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, February 6, 2013

Failed Land Justice in Vietnam Công lý thất bại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam




Failed Land Justice in Vietnam           


Công lý thất bại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam

by David Brown  
Asia Sentinel
Tuesday, 05 February 2013
David Brown
Asia Sentinel
06-02-2013


Grievances mount over land tenure laws and little has been resolved

Đau khổ chồng chất với luật quyền sử dụng đất và ít đã được giải quyết
In Vietnam, the "land problem" has many guises.

For farmers, it's a question of the right to work one's land with the confidence that it will not be taken away except by due process and at a fair price. For developers, it's a matter of gaining control of real estate on which they can build housing estates, industrial zones, highways or golf courses. For the Vietnamese state, it is a problem that has clogged the courts. corrupted officials and stunted growth. And for the Communist Party, it’s a major challenge as the failure to manage land issues equitably and effectively erodes public patience with its monopoly of power.

Ở Việt Nam “vấn đề đất đai” có nhiều bộ mặt.

Đối với nông dân, vấn đề là quyền được canh tác trên mảnh đất của mình với niềm tin rằng đất đai sẽ không bị thu hồi, ngoại trừ đúng thủ tục và được đền bù với giá cả hợp lý. Đối với các nhà thầu công trình, vấn đề là nắm được quyền kiểm soát bất động sản để xây dựng nhà ở biệt thự, khu công nghiệp, đường cao tốc hay sân gôn. Đối với nhà nước Việt Nam, đó là một vấn đề làm cản trở tòa án, làm hư hỏng quan chức, và làm chậm sự phát triển. Và đối với Đảng Cộng sản, không quản lý được vấn đề đất đai một cách công bằng và hiệu quả sẽ hủy hoại sự kiên nhẫn của công chúng đối với sự độc quyền [lãnh đạo] của họ.

A year ago, a confrontation between a desperate family of fish farmers and several hundred gendarmes riveted the attention of the nation. Assessing the meaning of the "Tien Lang incident," commentators called the inability - or failure - of the central government to stop local officials from manipulating the land tenure regime for their profit and farmers' ruin "a life or death question for the regime."

Năm ngoái, một cuộc đối đầu giữa một gia đình nông dân nuôi cá tuyệt vọng với hàng trăm công an, tập trung sự chú ý trên cả nước. Đánh giá ý nghĩa của “sự kiện Tiên Lãng,” nhiều nhà bình luận coi sự bất lực — hay sự thất bại — của chính quyền trung ương trong việc ngăn chặn các quan chức địa phương thao túng chế độ sở hữu đất đai vì lợi lộc của họ, phá hoại nông dân, là “vấn đề sống còn của chế độ”.

At the time, Party Secretary-General Nguyen Phu Trong and Prime Minister Nguyen Tan Dung acknowledged fundamental problems in Vietnam's Land Law. It was announced that the Politburo and Government had resolved to revise the law thoroughly. Drafting work was well underway by the middle of 2012, but not before an incident on the outskirts of the capital cast doubt on the sincerity of the regime's resolve.

Lúc đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận có nhiều vấn đề cần chấn chỉnh trong Luật Đất đai. Được thông báo rằng Bộ Chính trị và Chính phủ quyết tâm sửa đổi luật pháp triệt để. Công việc soạn thảo đã được triển khai vào giữa năm 2012, nhưng sau một sự kiện xung đột ở vùng ngoại ô thủ đô đã tạo ra mối nghi ngờ về sự chân thành đối với quyết tâm đó của chế độ.
Prime Minister Dung had chastised Haiphong City authorities in February 2012 for unleashing police and militia to seize Dang Van Vuon's fish farm at Tien Lang. Was Dung also dismayed when the provincial government of Hai Duong province deployed 1000 policemen last April 24 to evict a few hundred spade-wielding farmers from fields and orchards on the site of "EcoPark," a new garden suburb southeast of Hanoi? Apparently not.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm khắc phê phán Chính quyền Thành phố Hải Phòng hồi tháng 2 năm 2012 vì đã cho công an và lực lượng dân phòng cưỡng chế đầm cá của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Liệu ông Dũng có thất vọng hay không khi chính quyền tỉnh Hưng Yên triển khai 1.000 công an hôm 24 tháng 4 vừa qua, đuổi vài trăm nông dân cầm xẻng khỏi các thửa ruộng và vườn cây tại công trường “Ecopark,” một khu đất vườn phía đông nam Hà Nội? Có thể là không.

The master plan for the quarter-billion dollar project in Hung Yen province's Van Giang district shows an attractive mix of villas and high rise buildings spread over a well-watered, heavily planted 500 hectare site, 20,000 units in all. Its builders may well achieve the "perfect harmony of humans and nature" their promotional literature foresees, for the rich alluvial soils of this portion of the Red River Delta have been yielding bumper crops for at least a thousand years.
Kế hoạch tổng thể cho dự án 250 triệu đô la này ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho thấy một sự pha trộn hấp dẫn các biệt thự với các tòa nhà cao tầng trải rộng trên một khu đất 500 ha trồng nhiều cây xanh, kênh nước, gồm 20 ngàn căn hộ tổng cộng. Các nhà thầu xây dựng có thể đạt được “sự hòa hợp hoàn hảo giữa con người và thiên nhiên” như hứa hẹn trong tài liệu quảng cáo, vì đất giàu phù sa ở vùng này đã cho thu hoạch nông nghiệp cao, ít nhất cả ngàn năm nay.

"Clearing the land" is the core challenge of property development in Vietnam. For the Ecopark project, 3,900 farm families, residents of three villages, had to be persuaded to give up their prosperous farms and move elsewhere. Project developers made Hung Yen province an offer: you deliver us the land, and we'll build you a 21 kilometer highway. The provincial authorities agreed, but ran into local resistance. By the spring of 2012, delays in land clearance had already put EcoPark two years behind schedule. And, though only 20 percent of the families reportedly had not come to terms, the holdouts were determined to stand their ground.

“Giải toả đất” là thách thức cốt lõi của việc phát triển bất động sản ở Việt Nam. Đối với dự án Ecopark, 3.900 gia đình nông dân, cư dân của ba ngôi làng, phải được thuyết phục từ bỏ mảnh ruộng màu mỡ của họ và định cư ở nơi khác. Các nhà thầu dự án đề xuất với tỉnh Hưng Yên: giao đất cho chúng tôi và chúng tôi sẽ xây dựng một con đường dài 21 km. Chính quyền tỉnh đồng ý, nhưng gặp phải sự phản kháng của địa phương. Đến mùa xuân năm 2012, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng đã làm dự án Ecopark chậm hơn hai năm so với kế hoạch. Và, mặc dù chỉ có 20% hộ gia đình đã không chấp nhận các khoản đền bù, những người phản kháng đã quyết tâm giữ vững lập trường của mình.

A number of things troubled the holdouts. First and foremost, they were offered about $6.30 per square meter, much less than they believed their land was worth either relative to its productivity or rezoned as the site of villas and high-rise flats that are being marketed for $1000 or more per square meter. Further, seeing no sign of promised service sector jobs and having little prospect of finding other farmable land nearby, they entertained grave doubts about their future. As one told a reporter, "Our village has 8000 people. Half are too old to work, OK, but how will the other 4000 earn a living? Already after giving up rights to their land, too many have no work. Already they just hang around the village. What have they got to do now?"


Vài điều đã gây ra sự lo lắng cho những người phản kháng. Trước hết, họ bị ép giao đất với giá 138.000 đồng cho mỗi mét vuông, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật, dù là đất nông nghiệp màu mỡ sản xuất hay là địa điểm xây dựng biệt thự sang trọng. Hơn nữa, vì không thấy có cơ hội nhận được nhận công việc tốt hoặc nhận đất canh tác ở gần nhà như đã được hứa hẹn, họ cảm thấy tương lai quá mù mịt. Một người đã nói với nhà báo: “xã chúng tôi có 8.000 người, một nửa thì quá già không làm việc được, chấp nhận đi, nhưng còn 4.000 người kia sẽ kiếm sống ra sao? Sau khi từ bỏ quyền sở hữu đất đai của mình, đã có quá nhiều người không có việc làm. Họ chỉ lẩn quẩn trong làng. Họ phải làm gì bây giờ?”

Local officials were exasperated, too. On May 2, when reports of the confrontation surfaced on Facebook and started to attract national attention, a senior provincial official explained that "this matter… has roused opposition inside and outside the country. The on-the-spot reports are distorted, illustrated by phony video clips that slander and smear the authorities." The EcoPark development, the official explained, has been carried out "strictly according to law, with a good system of compensation, and will spur the development of the province." We've been trying to clear this land for eight years, he added, but "people kept filing complaints, holding big meetings, inciting, obstructing, refusing to cooperate, so that things got complicated."


Các quan chức địa phương cũng rất tức giận. Ngày 2 tháng 5, nhiều tin tức về sự đối đầu này đã được đưa lên Facebook, bắt đầu thu hút sự chú ý của cả nước, một quan chức cấp cao của tỉnh giải thích rằng: “Vụ việc nầy có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả nhằm vu khống, bôi nhọ chính quyền”. Cũng theo quan chức này, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) có trình bày “thủ tục đúng pháp lý, cơ chế đền bù tốt, tạo đà phát triển cho tỉnh. Song qua hơn tám năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư do người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác, gây tình hình phức tạp kéo dài…”

Projects to clear agricultural land for other uses are legion. They fester for years and then boil over when, having persuaded as many farmers as possible to accept the inevitable, local officials send in the police.


Có rất nhiều dự án giải toả đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích khác. Chúng âm ỉ qua nhiều năm và sôi sục lên khi các quan chức địa phương, sau khi đã thuyết phục hầu hết nông dân phải chấp nhận đền bù bắt buộc, chính quyền địa phương gửi công an tới.



The crackdown at the EcoPark development might have been a routine story but for three special features. First, though the people who ride herd on the press for Vietnam’s Communist regime warned reporters off the story, the gag order didn't stick. Second, the seizure of the farmers' land looked de facto like the government's intervention into a private dispute between developers and villagers rather than, as argued by the provincial officials, expropriation for infrastructure development. And third, reports (later proven false) soon circulated in the blogosphere, beyond the reach of government censors, that the prime minister's daughter, Nguyen Thanh Phuong, was a financial backer of the EcoPark project.

Cuộc đàn áp tại dự án phát triển Ecopark có thể là một chuyện thường tình trừ ba điểm đặc biệt. Thứ nhất, mặc dù đại diện Nhà nước nắm quyền kiểm soát báo chí đã cảnh báo các phóng viên không được đụng tới chuyện này, nhưng lệnh ém miệng này vẫn không hiệu quả. Thứ hai, việc thu hồi đất đai của nông dân trên thực tế trông giống như sự can thiệp của chính phủ vào một vụ tranh chấp tư nhân giữa các nhà phát triển và người dân chứ không phải như lập luận của các quan chức cấp tỉnh là tước quyền sở hữu đất để phát triển cơ sở hạ tầng. Và thứ ba, các báo cáo (sau này được cho thấy là sai) sớm lan truyền trong thế giới blog cho rằng, Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, là một người bảo trợ tài chính của dự án Ecopark.

The breakdown in press discipline may have reflected intra-regime stresses that would soon embroil Dung and his rival, President Truong Tan Sang in an ugly, half-open struggle for supremacy. Two days after the confrontation, Nong Nghiep, a newspaper that specializes in agricultural matters, published a lengthy account of the farmers' grievances. Then the feisty Saigon daily Phap Luat TPHCM began a four part series on the Van Giang incident. When the regime did not react, other large circulation papers scrambled to post their own investigative reports, all tending to fault the authorities for - as a manifesto by a group of intellectuals put it - "allowing special interests to misuse the law to steal the peoples' land at a low price."


Sự đổ vỡ trong việc điều khiển báo chí có thể phản ánh các căng thẳng bên trong chế độ sẽ sớm lôi kéo ông Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào một cuộc đấu tranh tệ hại úp úp mở mở trong việc tranh giành quyền lực. Hai ngày sau cuộc đối đầu, báo Nông Nghiệp đã đăng một bài báo dài về nỗi bất bình của nông dân Văn Giang. Sau đó, tờ báo Pháp Luật TPHCM hăng hái bắt đầu một loạt bài bốn phần về vụ Văn Giang. Khi chính quyền trung ương không có phản ứng, các báo chính thống tranh nhau đăng các bài điều tra riêng của mình, tất cả có xu hướng đổ lỗi cho các cơ quan có thẩm quyền — như là một bản tuyên ngôn của một nhóm trí thức quy kết — “cho phép các nhóm lợi ích đặc biệt lợi dụng pháp luật để ăn cắp đất của dân với mức giá thấp”.

Five weeks after the incident, Dung ordered the Public Security Ministry to look into the legality of "activities disruptive of public order and assaults on persons with regard to the coerced seizure of land on April 24." Eight months later, the investigation is still in progress. Groups of farmers from Van Giang make banners and go up to Hanoi sometimes to protest in public places. Sales of $100,000 apartments and $300,000 villas at EcoPark are reportedly brisk.


Năm tuần sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Công an xem xét tính hợp pháp của “những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24 tháng 4″. Tám tháng sau, điều tra vẫn đang tiến hành. Nhóm nông dân từ Văn Giang thỉnh thoảng mang biểu ngữ lên Hà Nội để phản đối ở những nơi công cộng. Được biết, việc bán các căn hộ $100.000 và biệt thự $300.000 tại Ecopark là khá phát đạt.

Nor has the book been closed on the Tien Lang confrontation. Early in January, precisely a year after Doan Van Vuon's family used an improvised explosive device and black-market muskets to wound five of the policemen who were closing in on their 20 hectare fish farm, the Haiphong City public prosecutor announced that Vuon and his three brothers would be charged with the attempted murder of officers carrying out their duties. Three of their wives would face the lesser charge of resisting the same officers. That's a surprising turn in a case that Dung, the previous March, had termed the result of criminally culpable "mistakes" by local officials, inter alia instructing the Haiphong authorities to institute criminal proceedings against the local officials and to consider mitigating circumstances in judging Vuon.

Và vụ việc Tiên Lãng cũng chưa hoàn tất. Đầu tháng Giêng, đúng một năm sau khi gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng một quả mìn tự chế và súng hoa cải gây thương tích năm công an đến cưỡng chế trại nuôi cá 20 hecta của họ, Viện Kiểm sát thành phố Hải Phòng đã công bố rằng, ông Vươn cùng 3 anh em sẽ bị buộc tội âm mưu giết người thi hành công vụ. Ba người vợ của họ cũng sẽ phải đối mặt với các tội nhẹ hơn, chống lại các nhân viên đang thi hành công vụ. Đó là một sự quay ngược đáng ngạc nhiên về một vụ án mà Thủ tướng Dũng, vào tháng 3 trước đó, đã gọi là do “sai lầm” có tính hình sự của một số quan chức địa phương phạm phải và đã chỉ đạo nhà chức trách Hải Phòng lập thủ tục khởi tố các quan chức địa phương và xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong vụ xét xử ông Vươn.



Officials haven't escaped punishment altogether. Four village level officials will be tried for "destroying citizens' property," i.e., leveling Vuon's house, while Tien Lang District chairman Le Van Hien faces charges of "irresponsibility that caused serious consequences." Because evidence was reportedly insufficient to prosecute him, district Communist Party secretary Bui The Nghia has gotten off with a demotion, the same fate meted out to many lesser officials.

Các quan chức đã không thể thoát khỏi sự trừng phạt hoàn toàn. Bốn cán bộ cấp xã sẽ bị đưa ra toà xử vì “phá hoại tài sản công dân”, tức là san bằng nhà ông Vươn, trong khi Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền phải đối mặt với tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo báo cáo, do không đủ chứng cứ để truy tố, bí thư huyện ủy Bùi Thế Nghĩa đã bị cách chức, lôi theo nhiều viên chức thấp hơn chịu cùng số phận.

Is this even handed justice? Vietnamese commentators don't think so, but they're not surprised either. As with the fracas at Van Giang, the regime's recent management of the Tien Lang incident is disheartening to those, within and outside the Party, who have been campaigning for fundamental reform of the nation's Land Law.
Điều này có nghĩa là công lý không thiên vị chăng? Các bình luận viên Việt Nam không nghĩ như vậy, nhưng họ cũng không ngạc nhiên.
Cũng như với vụ đối đầu náo loạn ở Văn Giang, cách xử lý gần đây về sự cố Tiên Lãng làm nản lòng những người, cả trong lẫn ngoài Đảng, đang vận động cho cải cách cơ bản Luật Đất đai quốc gia.




Translated by Huỳnh Phan




http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5162&Itemid=213

Mercantilism Lives Chủ nghĩa Trọng Thương vẫn còn sống




Mercantilism Lives

Chủ nghĩa Trọng Thương vẫn sống

Charles L. Hooper*
Charles L. Hooper

APRIL 4, 2011

4/4/2011

"Can you imagine anyone celebrating a decline in the value of his or her assets?"
"Bạn có thể tưởng tượng có ai ăn đó lại ăn mừng khi giá trị tài sản của  bị suy giảm hay không?"

Many Americans may not realize that some of today's political leaders and mainstream media espouse ideas that were discredited and left for dead over two hundred years ago. As in any number of horror flicks, sometimes the dead don't stay that way.

Nhiều người Mỹ ngày nay không để ý rằng một số nhà lãnh đạo chính trị và giới truyền thông dòng chính đang tán tụng những ý tưởng đã bị phủ nhận và đã bị để cho chết hơn hai trăm năm trước. Cũng giống như trong những phim kinh dị, có những kẻ tuy đã chết chôn xuống đất rồi mà không chịu nằm yên.

When I studied economics in college, I learned that mercantilism supplanted feudalism to become the predominant economic doctrine through the late Middle Ages. Mercantilism, "economic nationalism for the purpose of building a wealthy and powerful state,"1 is based on this logic: "The richer the nation, the stronger the nation; the stronger the nation, the better for every member of that kingdom."2 It wasn't until the 17th century that mercantilism was seriously challenged, and Adam Smith finally drove a stake through its heart when he published The Wealth of Nations 235 years ago. Perhaps most economists hold this clean view of history, but it seems that the rest of the world never got the memo. Unfortunately, the archaic and counterproductive ideas of mercantilism are alive and kicking in 21st-century America.

Khi còn đi học môn kinh tế, tôi học được rằng chủ nghĩa trọng thương đã dành chỗ và thay thế chế độ phong kiến để trở thành một học thuyết kinh tế thống trị tư tưởng trong thời Trung Cổ. Chủ nghĩa Trọng thương được định nghĩa như sau: "chủ nghĩa kinh tế quốc gia nhằm xây dựng một nhà nước giàu mạnh và có quyền lực."[1] Định nghĩa này được đặt căn bản trên lập luận như thế này: "Một nước càng giàu, thì nước đó càng mạnh; một nước càng mạnh, thì đời sống của mọi người trong nước đó đều khá hơn."[2] Mãi cho đến thế kỷ 17, thì giá trị của chủ nghĩa trọng thương mới bị xét lại một cách nghiêm túc, và Adam Smith là người đã đóng cọc nhọn vào trái tim của chủ nghĩa trọng thương, để cho nó chết luôn, bằng tác phẩm Tài sản của Quốc gia (The Wealth of Nations), được ấn hành 235 năm trước đây. Có lẽ đa số những nhà kinh tế đều nắm được quan điểm lịch sử này, nhưng dường như phần còn lại của thế giới chưa bao giờ nhận được tờ cáo phó của chủ nghĩa trọng thương. Rủi thay, những ý tưởng cổ lỗ và phản tác dụng của chủ nghĩa trọng thương vẫn còn đang sống và hoạt động tại nước Mỹ vào thế kỷ 21.

Mercantilism is a somewhat amorphous constellation of ideas specifying how the components of society should be organized. Mercantilist writers didn't always agree with each other and were, ironically, often critical of the mercantilist system. Still, a few central themes emerged: Protectionist measures should be implemented to protect domestic producers; exports should be increased and imports reduced; employment should be fostered in the domestic market; and monetary policy should increase the quantity of money and precious metals. With regard to this last point, while consumable goods increase our quality of life, mercantilists believed that money was better than goods because money could always buy more goods, while goods might go unsold or even spoil. Plus, they reasoned, goods are consumed and, therefore, "lost," while precious metals have lasting value.

Chủ nghĩa trọng thương gồm một số những ý tưởng rời rạc, không có hình thái nhất định, nhưng lại quy định những thành tố của xã hội nên được tổ chức theo cơ cấu nào. Những nhà tư tưởng trọng thương không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau, và khôi hài thay, có nhiều khi lại phê phán chính cái hệ thống của chủ nghĩa này. Tuy vậy, ta có thể ghi nhận một vài điểm trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương như sau: Những biện pháp bảo hộ mậu dịch nên được áp dụng để bảo vệ cho những nhà sản xuất nội địa; xuất cảng nên tăng và nhập cảng nên giảm; việc làm nên được tăng cường tại thị trường nội địa; và chính sách tiền tệ nên gia tăng trữ lượng tiền và kim loại quý. Về điểm cuối cùng này, mặc dù hàng tiêu dùng làm cho phẩm chất của đời sống chúng ta được gia tăng, những nhà trọng thương lại tin rằng tiền bạc tốt hơn là hàng hóa, bởi vì có tiền thì lúc nào mua hàng hóa cũng được, trong khi hàng hóa có thể không bán được hay bị hư hao đi. Thêm nữa, họ còn lý luận rằng hàng hóa là để tiêu dùng và như vậy là "mất" đi rồi, còn kim loại quý luôn luôn có giá trị lâu dài.

Mercantilism is an economic theory from the perspective of exporters, protectionists, politicians, and money hoarders, and its primary beneficiaries are big business and big government. Basically, the more goods you sell outside your country and the more gold and silver you bring in and store safely in your vaults, the better. The corollaries are that exports are good, imports are bad, a weak currency is wonderful, and trade surpluses are the bees' knees.

Chủ nghĩa trọng thương là một lý thuyết kinh tế nhìn từ quan điểm của những nhà xuất cảng, bảo hộ mậu dịch, chính trị gia và những kẻ tích trữ tiền tệ, và những kẻ được lợi chính từ lý thuyết này là những công ty lớn và chính quyền lớn. Một cách cơ bản, ta càng bán được nhiều hàng hóa ra nước ngoài và đem về càng nhiều vàng và bạc để cất kỹ trong tù sắt thì càng tốt. Hệ luận của lý thuyết này như sau: xuất cảng càng nhiều càng tốt, nhập cảng càng nhiều càng xấu, giá trị đồng tiền giảm là tuyệt và thặng dư mậu dịch là tối ưu.

Whether they realize it or not, many modern politicians of various stripes are mercantilists. Just watch the news and you'll see those in our government and in the media expressing predominantly mercantilist views: Our trading partners' currencies are too cheap and the trade deficit is too high—together, these two factors reduce domestic employment.

Không biết là chính họ có nhận thức được điều này hay không, nhưng vô hình trung, rất nhiều chính trị gia hiện đại thuộc đủ mọi khuynh hướng, đều theo chủ nghĩa trọng thương. Cứ xem tin tức trên TV thì thấy những người trong chính quyền và cơ quan truyền thông đang đưa ra những quan điểm theo phái trọng thương: Giá trị tiền tệ của những đối tác mậu dịch với chúng ta quá rẻ và thâm hụt mậu dịch thì quá cao - và hai yếu tố này cùng với nhau đã làm giảm công ăn việc làm trong nước.

One mercantilist action available to a country like the United States is to devalue its currency, which simultaneously makes its exports cheaper and its imports more expensive. This may sound logical, but this tenet of mercantilism is counterproductive. If you have dollars in your wallet and I have yen, wouldn't you be upset if your dollars became less valuable and you grew poorer relative to me? Can you imagine anyone celebrating a decline in the value of his or her assets?

Một trong những biện pháp trọng thương mà một nước như Mỹ có thể áp dụng là làm giảm giá tiền tệ của mình, tức là cùng một lúc làm cho hàng xuất cảng rẻ hơn và hàng nhập cảng mắc hơn. Điều này nghe ra có vẻ hợp lý, nhưng cái nguyên tắc này lại phản tác dụng. Nếu bạn có tiền đô-la trong túi và tôi có tiền Yen Nhật, bạn có bực mình không khi thấy tiền đô-la của bạn bị giảm giá trị và so với tôi thì bạn bị nghèo hơn? Bạn có thể nghĩ xem có ai mà lại đi ăn mừng vì tài sản của mình bị giảm giá trị không?

Do you have more dollars in your portfolio than yen or renminbi or euros? I do. Don't you want your portfolio to increase in value? I do. Then why wish for the American dollar to decline in value?

Bạn có nhiều đô-la trong số vốn đầu tư của mình hơn tiền yen hay nhân-dân-tệ, hay đồng Euro không? Tôi có. Bạn có muốn số vốn đầu tư của bạn tăng thêm giá trị không? Tôi muốn. Thế thì tại sao bạn lại muốn cho đồng đô Mỹ bị giảm giá?

While I have nothing against gold and silver (I own some of each), they are a store of value—a means to an end—not an end in themselves. I hope to use my gold and silver (and dollars, yen, renminbi, and euros) to someday buy another house, another car, more education, and more vacations. It is these goods and services— not the intermediate stores of value that I use to purchase them—that improve and enrich my life. By focusing on stockpiling money and structurally impeding the market in the process, mercantilist actions ensure that I will get fewer of the goods and services I want.

Dù tôi chẳng có ác cảm gì với vàng hay bạc (mỗi thứ tôi có một ít), quý kim chỉ là vật giữ giá trị-một phương tiện cho một mục đích nào đó-chứ tự nó không phải là mục đích. Tôi hy vọng là sẽ dùng vàng hay bạc của tôi (và cả đô-la, yen, nhân-dân-tệ và Euro) để một ngày nào đó mua thêm một căn nhà, một cái xe, trả học phí để học thêm, và đi nghỉ mát nhiều hơn. Đó chính là hàng hóa và dịch vụ-chứ không phải là cái giá trị lưu trữ trong quý kim hay tiền bạc mà tôi dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ, tức là những điều làm cho đời sống của tôi được cải thiện và phong phú hơn. Chỉ cố chú trọng vào tích trữ tiền tệ và qua đó làm trở ngại cho tiến trình vận hành của thị trường, những biện pháp trọng thương khiến cho tôi càng ngày càng khó mua được những hàng hóa và dịch vụ mà tôi muốn.

Other mercantilist actions available to the U.S. government include import restrictions and tariffs, which various politicians and pundits discuss and advocate regularly. By taking these actions, with the alleged goal of helping ordinary Americans, the U.S. government would make it harder and more expensive for us to buy what we want.

Những biện pháp trọng thương khác mà chính quyền Mỹ có thể áp dụng gồm có giới hạn nhập cảng và đánh thuế hàng nhập cảng; biện pháp này được nhiều chính khách và nhà bình luận thuộc đủ mọi khuynh hướng thảo luận và thường xuyên vận động. Khi thực hiện những biện pháp này, với cái mục đích được cho là để giúp cho người dân Mỹ, chính quyền Mỹ đã khiến cho người dân phải mua hàng hóa mắc hơn và khó kiếm hơn.[3]

Let's directly address the much-maligned trade deficit. If I buy a made-in-Japan car from Toyota, what happens? Simple. I get a nice car and a Japanese company gets some dollars that it then pays to its suppliers, employees, and shareholders (the last of whom include me). What can these people do with the dollars that they don't spend on American goods? Only five things: buy U.S. assets, including stocks, bonds, and land; engage in direct investment in the United States by building plants, etc.; buy U.S. services; exchange the dollars on the currency market; or keep them.

Bây giờ hãy thảo luận về sự thâm hụt mậu dịch, [một tình trạng] vẫn bị xem là điều xấu xa, xem như thế nào. Nếu tôi mua một cái xe Toyota làm tại Nhật thì điều gì xảy ra? Đơn giản lắm. Tôi có một cái xe tốt và một công ty của Nhật có thêm tiền và dùng số tiền này để trả cho những nhà cung cấp vật liệu, cho nhân viên và cho cổ đông (trong số cổ đông này có tôi). Những người được trả tiền này sẽ làm gì nếu họ không sử dụng để mua hàng hóa Mỹ? Chỉ có năm trường hợp: mua tài sản của Mỹ gồm có cổ phiếu, trái phiếu và đất đai; đầu tư trực tiếp vào nước Mỹ qua việc xây dựng hãng xưởng, v.v.; mua những dịch vụ của Mỹ; buôn bán đồng đô-la trên thị trường tiền tệ; hay là cất trong tủ sắt.

By purchasing U.S. assets or services, the purchasers make individual Americans and American companies richer. After all, in any exchange, both sides gain or else they wouldn't engage in the exchange. Direct investment in plant and equipment increases the productivity and, therefore, the wages of American workers. If these foreigners keep their dollars, then we get valuable cars and they get cheap pieces of paper that our government can print for pennies on the dollar. If they exchange their dollars on international currency exchanges, then the person or entity they exchange with has the same invest/buy products/buy services/exchange/keep decision to make.

Khi mua những tài sản hay dịch vụ của Mỹ, người mua sẽ giúp cho người Mỹ và những công ty Mỹ giàu có hơn. Vì chung cục, trong bất kỳ giao dịch nào, cả hai bên đều phải có lợi, chứ nếu không thì chẳng có ai tham gia giao dịch. Đầu tư trực tiếp vào hãng xưởng và dụng cụ sẽ làm gia tăng hiệu suất sản xuất và qua đó giúp cho đồng lương công nhân Mỹ tăng. Còn nếu những người ngoại quốc giữ đô-la mà không làm gì cả, thì người Mỹ chúng ta có được những chiếc xe có giá trị, còn họ thì chỉ giữ được những miếng giấy rẻ tiền mà chính phủ Mỹ có thể in ra rất nhiều. Còn nếu họ đổi tiền trên thị trường tiền tệ quốc tế, thì những đối tác của họ cũng có cùng những quyết định quan trọng như đầu tư/mua sản phẩm/mua dịch vụ/giữ tiền như họ vậy.

In the worst case, our dollars come back to buy American goods, services, or assets. In the best case, our dollars don't come back and we get useful goods virtually for free. A trade deficit reflects the best case, while a trade surplus reflects the worst—but still good—case.

Trong trường hợp xấu nhất, đồng đô Mỹ quay trở lại để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản của Mỹ. Trường hợp tốt nhất là người ta giữ luôn đồng đô-la và ta có được những hàng hóa hữu ích hầu như được miễn phí. Thâm hụt mậu dịch phản ảnh trường hợp tốt nhất, trong khi thặng dư mậu dịch là trường hợp tệ nhất-nhưng vẫn còn là tốt.

Mercantilists argued for a strong nation with a strong military. With the importation of manufactured goods, some fear an atrophy of America's manufacturing ability, and so it is the (largely mercantilist) hawks who offer the only modern argument for keeping domestic manufacturing strong at the expense of the rest of the economy. They ask, "What happens if we go to war and we have no ability to manufacture tanks and guns?"3 The simplest solution, of course, is to avoid starting any wars. (History shows that this is unlikely.) The U.S. military is perennially muscle-bound and U.S. manufacturing is persistently strong. While it is true that American manufacturing has shed seven million workers since the late 1970s, today's workers produce three times as much as their 1972 counterparts.4 U.S. manufacturing hit an all-time record for output in 20075—before the recession—and is virtually tied with China for the world's largest. Consider that if the U.S. manufacturing sector were a separate economy, it would fit nicely between France and the United Kingdom as the world's sixth-largest economy, enjoying an annual output of $2.155 trillion6—hardly reason for hand-wringing.

Những người theo phái trọng thương ủng hộ lập luận xây dựng một nước mạnh với một lực lượng quân sự hùng mạnh. Vì sự nhập cảng những hàng hóa công nghiệp cuả nước ngoài, một số e ngại là khả năng sản xuất công nghiệp của Mỹ sẽ bị teo tóp lại, và vì vậy những kẻ diều hâu (đa số theo phái trọng thương) đưa ra đề nghị nhằm chú trọng vào việc giữ sức mạnh sản xuất công nghiệp nội địa hơn là những lãnh vực khác của kinh tế. Họ đặt vấn đề, "Nếu chiến tranh xảy ra, thì ta sẽ làm gì nếu không còn khả năng sản xuất súng đạn và chiến xa?"[4] Giải pháp đơn giản nhất, dĩ nhiên, là đừng đánh nhau. (Lịch sử cho thấy điều này khó xảy ra). Lực lượng quân sự của Mỹ luôn luôn dựa vào sức mạnh của vũ khí và mức sản xuất công nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục được duy trì trong tình trạng lớn mạnh. Đúng là nền sản xuất công nghiệp của Mỹ đã sa thải bảy triệu nhân công từ cuối thập niên 1970, nhưng công nhân Mỹ ngày nay sản xuất nhiều hơn những công nhân thời 1970 tới ba lần.[5] Nền sản xuất công nghiệp của Mỹ đã đạt tới năng suất kỷ lục vào năm 2007[6], trước khi bị suy thoái kinh tế, và cùng với Trung Hoa là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hãy xem con số sau đây, nếu bộ phận sản xuất công nghiệp của Mỹ là một nền kinh tế tách riêng ra, thì nó sẽ nằm giữa hai nền kinh tế của Anh và Pháp, thuộc vào hàng những nền kinh tế đứng hàng thứ sáu trên thế giới, với mức sản phẩm hàng năm là $2.155 ngàn tỷ đô-la (trillion).[7] Con số lớn lao này đủ chứng minh là ta không cần phải lo ngại thái quá.


Modern mercantilists are saying that American consumers should suffer higher prices due to tariffs, import restrictions, and currency devaluations to support and protect American manufacturers, who can then hire workers, export goods, and bring in hard currency. Modern economists reply that this is a way to make a nation poorer, not richer. Trade benefits both parties, whether the parties reside in Germany or Germantown, Pennsylvania. The way to make the nation wealthy is to keep the currency stable and allow domestic and international trade to flourish. In doing so, we allow individuals and individual geographical areas to specialize and discover their comparative advantage—that area of production in which we are most productive and most efficiently create what others want. By finding and pursuing our comparative advantage, we get the most value for a given input, and the nation as a whole becomes richer.

Những người theo phái trọng thương hiện đại cho rằng người tiêu thụ tại Mỹ nên chịu gía hàng hóa cao hơn do thuế khóa đánh vào hàng nhập cảng, những quy định giới hạn hàng nhập cảng, và giảm giá trị tiền tệ để yểm trợ và bảo vệ những nhà sản xuất công nghiệp của Mỹ, những người sẽ thuê mướn nhân công, xuất cảng hàng hóa, và đem về tiền mặt. Còn những nhà kinh tế hiện đại trả lời rằng đó là cách khiến cho một nước nghèo hơn chứ không giàu có hơn được. Mậu dịch làm lợi cho cả hai bên, dù hai bên có ở đâu đi chăng nữa, như ở ngay bên nước Tàu, hay ở Phố Tàu tại San Francisco. Cách thức để làm cho một nước giàu mạnh là giữ đồng tiền ổn định và để cho mậu dịch nội địa cũng như quốc tế được phát triển. Làm như vậy thì những cá nhân và những địa phương cá biệt có điều kiện để chuyên môn hóa [ngành nghề] và khám phá ra lợi thế tương đối của chính mình-tức là lãnh vực sản xuất mà ta có năng suất cao nhất và phương thức sản xuất hữu hiệu nhất để làm ra những hàng hóa mà người khác muốn mua. Khi tìm ra được lợi thế tương đối và sản xuất theo hướng này, thì cùng với một số lượng chi vào cho sản xuất, ta thu lại được sản phẩm và số lượng có giá trị cao nhất, và nhờ thế mà quốc gia, nói chung, trở nên giàu có hơn.


As Adam Smith pointed out,
It is the maxim of every prudent master of a family, never to attempt to make at home what it will cost him more to make than to buy.... If a foreign country can supply us with a commodity cheaper than we ourselves can make it, better buy it of them with some part of the produce of our own industry, employed in a way in which we have some advantage.7
Protecting domestic industries has a certain appeal. By keeping out foreign competitors, the thinking goes, we can save jobs for Americans and give struggling industries the shelter they need to become strong. Unfortunately, the reality of protectionism is downright ugly. First, there is the effort put into lobbying Congress instead of making tough choices and creating a productive industry. Second is the direct cost of the protected jobs. For example, to save 226 American luggage manufacturing jobs, American consumers have been forced to pay an additional $290 million annually for their luggage, which translates to an outrageous $1.285 million for each job saved.8 (No one, especially the American consumer, would argue that those jobs are worth that much.) Third, more workers typically are employed in industries that use the output than in industries that make the protected output. Workers in steel-using industries, for instance, outnumber those in steel-producing industries by 57 to 1.9 Making steel more expensive hurts the 57 workers who use the steel, while only one steel-producing worker is helped, and that's in addition to all the consumers who are hurt.
Why, it is worth asking, should consumers be forced to support producers? Why not force producers to give a low price to consumers? One is just as arbitrary as the other. Indeed, most of us have heard of the friend ("the consumer") buying a car from another friend ("the producer") who leans on the friendship to ask for a lower price.

Như Adam Smith đã nêu ra:
"Đây là một định luật cho tất cả những người trưởng gia đình khôn ngoan, là không bao tìm cách tự làm ra những gì tại nhà, mà lại mắc hơn nếu đi mua [ở ngoài tiệm.]...Nếu một nước ngoài có thể cung cấp cho ta một món hàng rẻ hơn giá thành do ta tự làm lấy, thì tốt hơn là mua của họ, bằng một số lượng nào đó của nền kỹ nghệ của ta mà ta có lợi thế hơn họ."[8]
Bảo hộ kỹ nghệ nội địa cũng có sức hấp dẫn [đối với một số người]. Bằng cách ngăn không cho hàng hóa ngoại quốc cạnh tranh với hàng quốc nội, ta có thể giữ được việc làm cho người Mỹ và giúp cho những công ty đang gặp khó khăn có chỗ nương tựa khi cần, cho đến khi họ trở nên mạnh mẽ trở lại. Rủi thay, thực tế của chính sách bảo hộ có nhiều điều tệ hại và xấu xa mà nhiều người không để ý tới. Trước hết là nỗ lực vận động Quốc hội đưa ra chính sách bảo hộ mậu dịch, thay vì phải đưa ra những quyết định khó khăn về mậu dịch quốc tế. Thứ hai là phí tổn trực tiếp của sự bảo hộ việc làm cho nhân công. Thí dụ để giữ lại 226 công việc sản xuất va-li cho công ty của Mỹ, người tiêu dùng tại Mỹ phải trả thêm một số tiền hàng năm là $290 triệu đô-la cho tiền mua va-li hàng năm. Tính đổ đồng thì phí tổn để giữ lại một công việc làm va-li lên tới $1.2 triệu đô-la.[9] (Chẳng có ai, nhất là đối với người tiêu dùng Mỹ, lại có thể lập luận là những công việc này đáng giá tới chừng đó.) Thứ ba những kỹ nghệ sử dụng sản phẩm thuê nhiều công nhân hơn những kỹ nghệ sản xuất ra những sản phẩm được bảo hộ. Thí dụ, công nhân trong những kỹ nghệ sử dụng thép [để làm xe hơi chẳng hạn] đông hơn số công nhân trong kỹ nghệ chế tạo thép gấp 57 lần.[10] Làm cho giá thép mắc hơn sẽ gây thiệt hại cho 57 công nhân dùng thép mà chỉ giúp được cho một công nhân chế tạo thép, và thêm vào đó là tất cả mọi người tiêu dụng đều bị thiệt hại.
Câu hỏi tại sao người tiêu dùng bị buộc phải hỗ trợ người sản xuất, và tại sao không buộc người sản xuất bán hàng cho người dùng với giá rẻ là một câu hỏi đáng cho ta suy nghĩ. Cả hai câu hỏi này đều chẳng có nghĩa lý gì. Thực ra, hầu như chúng ta ai cũng đã biết đến trường hợp về một người bạn ("người mua") mua một cái xe của một người bạn khác ("người sản xuất") với hy vọng nhờ vào tình bạn mà mua được cái xe với giá rẻ hơn.

Mercantilist policies make our nation and us poorer, not richer. But you would never know that by listening to most politicians or by reading most newspapers. Adam Smith saw the mercantile system as an enormous conspiracy by manufacturers and merchants against consumers, and in 1776, he wrote, "Nothing, however, can be more absurd than this whole doctrine of the balance of trade."10 As economist Henry George pointed out, "What protection teaches us, is to do to ourselves in time of peace what enemies try to do to us in time of war."11 That will never be good policy and will never make America strong. Isn't it time to dispel anachronistic ideas and listen to the insightful masters of modern economics?

Những chính sách kinh tế của phái trọng thương làm cho nước ta và chúng ta nghèo đi, chứ không giàu lên được. Nhưng ta sẽ không bao giờ biết được điều này khi nghe những phát biểu của chính trị gia hay đọc trên báo chí. Adam Smith cho rằng hệ thống kinh tế trọng thương là một âm mưu vĩ đại giữa những nhà sản xuất công nghiệp và thương nhân chống lại người tiêu thụ, và năm 1776, Smith đã viết, "Không có điều gì có thể ngớ ngẩn hơn là toàn bộ cái lý thuyết quân bình mậu dịch."[11] Tương tự như vậy, kinh tế gia Henry George đã nêu ra, "Điều mà bảo hộ mậu dịch dạy cho ta là tự gây ra cho mình trong thời bình những thiệt hại mà kẻ thù gây ra cho ta trong thời chiến."[12] Bảo hộ mậu dịch chưa bao giờ là một chính sách tốt và sẽ chẳng bao giờ làm cho nước Mỹ mạnh mẽ. Chẳng phải bây giờ là lúc ta nên dẹp đi luôn những ý tưởng đã lỗi thời và lắng nghe những nhận định sâu sắc của những bậc thầy về kinh tế hiện đại?

*Charles L. Hooper is president of Objective Insights and a visiting fellow with the Hoover Institution. He is coauthor of Making Great Decisions in Business and Life (Chicago Park Press, 2006).

Charles L. Hooper là Chủ tịch của tổ chức Objective Insight và là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Hoover. Hooper cũng là đồng tác giả của cuốn sách Making Great Decisions in Business and Life (Chicago Park Press, 2006).

Footnotes
1.
Laura LaHaye, "Mercantilism," in David R. Henderson, ed., The Concise Encyclopedia of Economics, Liberty Fund, 2008.
2.
John J. McCusker, Review essay of Eli F. Heckscher's Mercantilism, Economic History Association, December 3, 2000.
3.
One author writes, "[T]he decline of specific industrial sectors such as steelmaking, electronics, chemicals and pharmaceuticals will limit the options military planners have for sustaining the most demanding military campaigns." See Loren Thompson, "America's Economic Decline,"Armed Forces Journal, March 2009.
4.
Mark J. Perry, "The Truth About U.S. Manufacturing,"Wall Street Journal, February 25, 2011.
5.
Donald J. Boudreaux, "Manufacturing Error," Cafe Hayek, August 12, 2009.
6.
Ibid. Mark J. Perry, "The Truth About U.S. Manufacturing."
7.
Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, The University of Chicago Press, Vol I, Book IV, Ch II, pg 478-479, 1976, originally published in 1776. Passage is at pars. IV.2.11-IV.2.12.
8.
The Fruits of Free Trade, 2002 Annual Report, Federal Reserve Bank of Dallas, Exhibit 11. The High Cost of Protectionism.
9.
Ibid. Fruits of Free Trade, Exhibit 11.
10.
Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, Vol. I, Book IV, Ch. III, Pt. II, pg. 513. Passage is at par IV.3.31.
11.
Henry George, Protection or Free Trade, Ch. IV, pg 12, Government Printing Office, 1892. Passage is at Chapter 6, par. VI.7.



http://www.econlib.org/library/Columns/y2011/Hoopermercantilism.html

China’s Not a Superpower Trung quốc không phải là một siêu cường




China’s Not a Superpower
Trung quốc không phải là một siêu cường

By Minxin Pei
The Diplomat
Minxin Pei
The Diplomat


…and won’t be anytime soon, according to Minxin
Pei, who says its political and economic situation is more precarious than it looks.

… và không thể một sớm một chiều trở thành siêu cường, theo Minxin Pei, tình hình chính trị và kinh tế của nó bất ổn hơn nhiều so với vẻ ngoài.

With the United States apparently in terminal decline as the world’s sole superpower, the fashionable question to ask is which country will be the new superpower? The near-unanimous answer, it seems, is China. Poised to overtake Japan as the world’s 2nd largest economy in 2010, the Middle Kingdom has all the requisite elements of power–an extensive industrial base, a strong state, a nuclear-armed military, a continental-sized territory, a permanent seat on the United Nations Security Council and a large population base–to be considered as Uncle Sam’s most eligible and logical equal. Indeed, the perception that China has already become the world’s second superpower has grown so strong that some in the West have proposed a G2–the United States and China–as a new partnership to address the world’s most pressing problems.


Khi mà nước Mỹ rõ ràng đang ở trong suy thoái tột cùng với tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, câu hỏi mang tính thời sự là nước nào sẽ là siêu cường mới? Dường như câu trả lời hầu như mọi người đều nhất trí là Trung quốc. Chuẩn bị thay chỗ nước Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2010, Vương quốc Trung tâm nầy có tất cả mọi yếu tố cần thiết về sức mạnh có thể so sánh và về mặt lôgic ngang ngửa với sức mạnh của chú Sam – nền tảng công nghiệp rộng lớn, nhà nước mạnh, quân đội vũ trang hạt nhân, diện tích lãnh thổ cỡ châu lục, vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và dân số lớn.. Thực tế là cảm nhận cho rằng Trung quốc trở thành siêu cường thứ hai của thế giới tăng mạnh đến nỗi ở phương Tây đã có đề nghị thành lập G2 – Mỹ và Trung quốc – như là một tổ chức hợp tác mới để giải quyết những vấn đề căng thẳng nhất của thế giới.

To be sure, the perception of China as the next superpower is grounded, at least in part, in the country’s amazing rise over the last three decades. Powered by near-double digit economic growth since 1979, China has transformed itself from an isolated, impoverished and demoralized society into a confident, prospering global trading power. With a GDP of $4.4 trillion and total foreign trade of $2.6 trillion in 2008, China has firmly established itself as a premier world economic powerhouse.

Chắc chắn cảm nhận Trung quốc là siêu cường kế tiếp ít nhất một phần dựa trên sự phát triển kỳ diệu của đất nước nầy trong ba thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế với mức gần hai con số từ năm 1979, Trung quốc đã tự chuyển hóa từ một xã hội cô lập, bần cùng và suy đồi thành một thế lực thương mại tòan cầu tự tin, thịnh vượng. Với GDP 4,4 nghìn tỉ và tổng ngoại thương 2,6 nghìn tỉ đôla trong năm 2008, Trung quốc đã tự mình phát triển vững chắc thành một cỗ máy chính của kinh tế thế giới.

Yet, despite such undeniable achievements, it may be too soon to regard China as the world’s next superpower. Without doubt, China has already become a great power, a status given to countries that not only effectively defend their sovereignty, but also wield significant influence worldwide on economic and security issues. But a great power is not necessarily a superpower.
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu không thế phủ nhận đó, có thể quá sớm để cho rằng Trung quốc sẽ là siêu cường kế tiếp. Chắc chắn là Trung quốc đã là một cường quốc, một tư cách của các nước không chỉ bảo vệ hiệu quả chủ quyền của mình mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề kinh tế và an ninh toàn cầu. Nhưng một cường quốc không nhất thiết là siêu cường.

In world history, only one country–the United States–has truly acquired all the capabilities of a superpower: a technologically advanced economy, a hi-tech military, a fully integrated nation, insuperable military and economic advantages vis-à-vis potential competitors, capacity to provide global public goods and an appealing ideology. Even in its heydays, the former Soviet Union was, at best, a one-dimensional superpower–capable of competing against the United States militarily, but lacking all the other crucial instruments of national power.

Trong lịch sử thế giới, duy nhất chỉ có một nước – nước Mỹ – thực sự có được tất cả khả năng của một siêu cường: nền kinh tế công nghệ hiện đại, quân đội công nghệ cao, đất nước hội nhập hoàn toàn, quân đội và lợi thế kinh tế vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng, khả năng cung cấp hàng hóa và một ý thức hệ lôi cuốn. Ngay cả trong thời hoàng kim của nó, Liên xô cũ, giỏi nhất cũng chỉ là siêu cường về một phương diện – có thể cạnh tranh với Mỹ về quân sự, nhưng thiếu tất cả những phương tiện thiết yếu khác của sức mạnh quốc gia.


Meanwhile, the challenges China faces in becoming the next superpower are truly daunting. Even as its economic output is expected to exceed $5 trillion in 2010, per capita income in China will remain under $4000, roughly one-tenth of the level of the United States and Japan. More than half of the Chinese population still live in villages, most without access to safe drinking water, basic healthcare, or decent education. With urbanization growing at about 1 percent a year, it will take another three decades for China to reduce the size of its peasantry to a quarter of the population. As long as China has an oversized peasantry, with hundreds of millions of low-income rural residents surviving on the margins of modernity, it is unlikely to become a real superpower.

Trong khi đó, những thách thức mà Trung quốc phải đối mặt trong quá trình trở thành siêu cường kế tiếp thực sự đáng ngại. Ngay khi sản lượng kinh tế của nó dự kiến vượt 5 nghìn tỉ đôla trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Trung quốc vẫn dưới 4000 đôla, bằng khoảng một phần mười so với Mỹ và Nhật. Hơn nửa dân số Trung quốc vẫn sống ở nông thôn, phần lớn không được dùng nước sạch, không được chăm sóc y tế cơ bản hay giáo dục tử tế. Với tốc độ đô thị hóa hàng năm tăng 1 phần trăm phải cần đến ba thập kỷ nữa Trung quốc mới giảm được số lượng nông dân xuống còn một phần tư dân số. Khi nào Trung quốc còn có số nông dân quá lớn, hàng trăm triệu người ở nông thôn với thu nhập thấp vật vờ bên lề hiện đại, nó không thể trở thành một siêu cường thực sự.


To believe that China is the next superpower, it’s also necessary to assume that China’s super-charged economic growth will continue. Unfortunately, relying on any country’s past performance to predict its future prospects is a risky proposition. China’s stunning economic growth performance since 1979 notwithstanding, its ability to sustain the same level of growth is by no means assured. In fact, the likelihood that China’s growth will slow down significantly in the next two decades is real and even substantial. Several favourable structural factors, such as the demographic dividend (derived from a relatively younger population), virtually unlimited access to the global markets, high savings rates and discounted environmental costs, will gradually disappear. Like Japan, China is becoming an ageing society, due in no small part to the effectiveness of the government’s stringent one-child policy (which limits urban families to a single child). The share of the population 60 years and above will be 17 percent by 2020, and this ageing will increase healthcare and pension costs while reducing savings and investments. Although the exact magnitude of the reduction in the savings and the increase in healthcare and pension spending is uncertain, their combined negative effects on economic growth could be substantial.


Để tin rằng Trung quốc là siêu cường kế tiếp, cũng cần phải giả định là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung quốc sẽ tiếp tục. Đáng tiếc, dựa vào kết quả quá khứ của một nước để dự báo viễn cảnh tương lai của nó là một nhận định đầy rủi ro. Cho dù kết quả tăng trưởng kỳ diệu từ năm 1979, khả năng duy trì mức tăng trưởng như thế không có gì đảm bảo. Thực ra, khả năng tăng trưởng của Trung quốc sẽ chậm lại đáng kể trong hai thập kỷ tới là hiện thực và thậm chí chắc chắn. Nhiều nhân tố cấu trúc thuận lợi, thu nhập dân cư (có từ dân số tương đối trẻ), sự xâm nhập thị trường toàn cầu hầu như không bị hạn chế, tỉ lệ tiết kiệm cao và chi phí môi trường thấp, sẽ dần dần biến mất. Giống như nước Nhật, Trung quốc đang trở thành một xã hội già nua, một phần không nhỏ là do hiệu quả của chính sách một con khắt khe của chính quyền (bắt các gia đình thành thị chỉ được có một con). Tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ là 17 phần trăm vào năm 2020, và số người già nầy sẽ làm tăng chi phí y tế và hưu trí đồng thời giảm tiết kiệm và đầu tư. Dù qui mô chính xác của việc giảm tiết kiệm và tăng chi phí y tế và hưu trí không rõ ràng, tác động tiêu cực kép của chúng lên tăng trưởng kinh tế sẽ rất lớn.


Another obstacle to China’s future growth lies in the country’s export-led growth model. As a middle-income country with limited domestic demand, China has relied on exports to increase its growth. While this strategy, which has been employed successfully in East Asia, has served China well for the past two decades, its future viability is now deeply in doubt. As the world’s second largest exporter (although China is expected to surpass Germany as the world’s largest exporter in 2010), China is encountering protectionist resistance in its major markets (the United States and Europe). In particular, China’s policy of maintaining an under-valued currency to keep its exports competitive is now being blamed for worsening global imbalances and weakening the economies of its trading partners.


Một trở ngại khác đối với sự tăng trưởng của Trung quốc trong tương lai nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của nước nầy. Là một nước thu nhập trung bình có thị trường nội địa hạn chế, Trung quốc dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng. Trong khi chiến lược nầy đã được ứng dụng thành công ở Đông Á và đã phục vụ tốt cho Trung quốc trong hai thập kỷ qua, khả năng tồn tại của nó trong tương lai hiện đang bị nghi ngờ sâu sắc. Là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới (Trung quốc dự kiến sẽ vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2010) Trung quốc đang vấp phải sự phản kháng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều thị trường chính của nó (Mỹ và châu Âu). Đặc biệt, chính sách duy trì đồng tiền định giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nó đang bị lên án làm tồi tệ thêm sự mất cân đối toàn cầu và làm suy yếu kinh tế của các đối tác thương mại của nó.


Unlike its East Asian neighbours, which are relatively small trading powers, China’s sheer size means it has the capacity to cause severe economic disruptions to its trading partners. Unless the Chinese government abandons its mercantilist strategy, a global backlash against Chinese exports can’t be ruled out. Because net export growth has provided China at least an extra two percentage points growth over the past five years, a slowdown in China’s exports in the future will mean an overall lower rate of growth. To be sure, China can compensate for the loss of its external demand by increasing domestic consumption. But this process requires a complete overhaul of China’s growth strategy, a politically difficult and painful step the incumbent government has been unable to take.


Khác với các nước láng giềng Đông Á, sức mạnh thương mại tương đối yếu, qui mô rõ rệt của Trung quốc đồng nghĩa nó có khả năng gây ra khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho những đối tác của nó. Trừ phi chính quyền Trung quốc từ bỏ chiến lược vị lợi của nó, không thể tránh khỏi một sự chống đối hàng xuất khẩu Trung quốc trên toàn cầu. Do tăng trưởng xuất khẩu ròng đã làm cho Trung quốc tăng trưởng ít nhất thêm hai phần trăm trong năm năm vừa qua, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung quốc trong tương lai đồng nghĩa với một tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Đúng ra, Trung quốc có thể bù đắp sự tổn thất nhu cầu bên ngoài bằng cách tăng tiêu dùng trong nước. Nhưng quá trình nầy đòi hỏi chấn chỉnh toàn bộ chiến lược tăng trưởng của Trung quốc, một biện pháp vất vả và khó khăn về mặt chính trị mà chính quyền hiện thời không có khả năng thực hiện.

A third constraint on China’s future growth is environmental degradation. Over the past three decades, China has neglected its environment for the sake of economic growth, with disastrous consequences. Today, air and water pollution kills about 750,000 people a year. The aggregate costs of pollution are roughly 8 percent of the GDP. Official estimates suggest that mitigating environmental degradation requires an investment of an additional 1.5 percent of GDP each year. Climate change will severely affect China’s water supplies and exacerbate the drought in the north. China’s business-as-usual approach to growth, which relies on cheap energy and no-cost pollution, will no longer be sustainable.


Một hạn chế thứ ba đối với tăng trưởng tương lai của Trung quốc là sự xuống cấp môi trường. Trong ba thập kỷ qua, Trung quốc đã bỏ mặc môi trường để chạy theo sự phát triển kinh tế tạo ra những hậu quả tai hại. Ngày nay, ô nhiễm không khí và nước giết chết khoảng 750.000 người một năm. Tổng chi phí do ô nhiễm chiếm khoảng 8 phần trăm GDP. Số liệu chính thức cho rằng để làm giảm sự xuống cấp môi trường đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung 1,5 phần trăm GDP hàng năm. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng nguồn cung cấp nước của Trung quốc và làm trầm trọng thêm hạn hán ở miền bắc. Phương thức tăng trưởng thông thường của doanh nghiệp Trung quốc, dựa vào năng lượng giá rẻ và ô nhiễm miễn phí, sẽ không thể tiếp tục duy trì.


Uncertain economic prospects aside, China’s rise to superpower status will also be constrained by a host of political factors. First and foremost, Chinese leaders will find themselves in search of a global vision and a political mission. Countries don’t become superpowers merely because they have acquired hard power. The exercise of power must be informed by ideas and visions that have universal appeal. The United States did not become a true superpower until it entered the Second World War, even though it had attained all the requisite elements of a superpower long before Pearl Harbor. The political challenge for China in the future is whether it will be able to find the political ideals and visions to guide the use of its power. At the moment, China is economically prosperous but ideologically bankrupt. It believes in neither communism nor liberal democracy. Besides depriving China of a source of soft power, the lack of appealing ideals and visions for the world is also responsible for the inward-looking mindset of the Chinese leadership, which has so far paid only lip service to calls for China to assume greater international responsibility.


Ngoài viễn cảnh kinh tế không rõ ràng, sự tiến đến tư thế siêu cường của Trung quốc còn bị hạn chế bởi một loạt nhân tố chính trị. Trước hết và trên hết, các nhà lãnh đạo Trung quốc phải tự mình tìm kiếm một tầm nhìn toàn cầu và một sứ mệnh chính trị. Các nước trở thành siêu cường không chỉ vì chúng có được quyền lực cứng. Sự thực thi quyền lực phải được truyền thông bằng những tư tưởng và tầm nhìn có tính thuyết phục phổ quát. Nước Mỹ mãi cho đến khi nó tham gia Thế chiến II vẫn chưa là siêu cường thực sự, cho dù nó có được tất cả yếu tố cần thiết của một siêu cường từ lâu trước vụ Trân Châu Cảng. Thách thức chính trị đối với Trung quốc trong tương lai là liệu nó có tìm thấy tư tưởng và tầm nhìn chính trị dẫn dắt việc sử dụng quyền lực của nó hay không. Hiện tại, Trung quốc thịnh vượng về kinh tế nhưng phá sản về ý thức hệ. Nó không tin vào chủ nghĩa cộng sản lẫn dân chủ. Việc không có tư tưỏng và tầm nhìn thuyết phục đối với thế giới không chỉ loại bỏ nguồn quyền lực mềm của Trung quốc mà còn chịu trách nhiệm về tư duy hướng nội của lãnh đạo Trung quốc, cho đến nay vẫn chỉ kêu gọi suông về việc Trung quốc phải có trách nhiệm quốc tế lớn hơn.


Unlike the United States, China will find its capacity to exercise power abroad greatly constrained by the lack of political integration at home. The Chinese Communist Party may have defied the doomsayers who repeatedly exaggerated its demise in the past. But the party’s political monopoly is by no means secure. It holds on to its power by both delivering satisfactory economic performance and repressing challengers to its authority. As Chinese society grows more sophisticated and autonomous, the party will find it increasingly difficult to deny the rights of political participation to the urban middle-class. As a one-party regime, the Communist Party has also fallen victim to internal corruption. The combination of political challenge from the rising middle-class and progressive internal decay will increase the probability of a regime change in the future, a process that’s likely to be disruptive, even cataclysmic.


Khác với nước Mỹ, Trung quốc sẽ thấy khả năng thực thi quyền lực ở nước ngoài bị hạn chế to lớn vì thiếu sự hài hoà chính trị trong nước. Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ chống lại các nhà tiên tri vốn thường xuyên cường điệu sự kết thúc của nó trong quá khứ. Nhưng sự độc quyền chính trị của đảng không có gì bảo đảm. Trung Quốc nắm giữ quyền lực bằng cả việc đưa đến thành tựu kinh tế thoả đáng và cả đàn áp những người chống đối sự cai trị của nó. Khi xã hội Trung quốc phát triển tiến bộ và tự chủ hơn, đảng sẽ thấy ngày càng khó để bác bỏ quyền tham gia chính trị của tầng lớp trung lưu thành thị. Là chế độ độc đảng, Đảng cộng sản cũng là nạn nhân của tham nhũng nội bộ. Sự kết hợp giữa thách thức chính trị từ tầng lớp trung lưu đang lên và tình trạng nội bộ ngày càng thối nát sẽ làm tăng khả năng thay đổi chế độ trong tương lai, một quá trình đột phá, thậm chí biến động.


A possible democratic transition is not the only thing feared by the Chinese ruling elites–ethnic secessionism may be even more threatening. For all intents and purposes, China is not a nation-state, but a multi-national empire with huge chunks of its territory (Tibet and Xinjiang) inhabited by secessionist-minded minority groups. The risks of internal fragmentation, on top of the perennial Taiwan problem, will mean that China will have to devote enormous military and security resources to defending its territorial integrity. This structural weakness makes China less able to project power abroad and more vulnerable to the machinations of its competitors, who could exploit China’s ethnic tensions to tie Beijing’s hands.


Một sự chuyển biến dân chủ tiềm ẩn không chỉ là điều duy nhất mà thiểu số cai trị Trung quốc lo sợ, chủ nghĩa ly khai sắc tộc thậm chí còn đáng sợ hơn. Hầu như Trung quốc không phải là một nhà nước dân tộc, mà là một đế quốc đa dân tộc với những vùng lãnh thổ to lớn (Tây tạng và Tân cương) cư trú bởi những nhóm thiểu số có tư tưởng ly khai. Nguy cơ tan rã nội bộ, trên cả vấn đề Đài loan lâu đời, có nghĩa là Trung quốc sẽ phải dành các nguồn lực quân sự và an ninh khổng lồ để bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nó. Điểm yếu mang tính kết cấu nầy làm Trung quốc khó có thể thực thi quyền lực ở nước ngoài và dễ bị tổn thương trước các mưu đồ của đối thủ, những nước lợi dụng căng thẳng sắc tộc của Trung quốc để trói tay Bắc Kinh.


Geopolitically, the limits on Chinese power will be equally severe. While the United States is blessed by weak neighbours, China has to contend with strong regional rivals–India, Japan, and Russia. Even China’s middle-sized neighbours, South Korea, Indonesia, and Vietnam, are no pushovers. China’s rise has already triggered a regional geopolitical realignment aimed at checking Beijing’s ambitions and reach. For example, the United States has greatly expanded its strategic cooperation with India so that New Delhi will be able to stand up to Beijing. Japan has also increased its economic aid to India for the same strategic purpose. Even Russia, China’s partner of convenience for the moment, remains guarded about China. Moscow has refused to sell Beijing top-line weaponry and limited its energy supplies to China. For all its anti-American rhetoric, South Korea still counts on the United States for its economic prosperity and security. As for Vietnam and Indonesia, the two Southeast Asian countries most sceptical about China’s future intentions, they are hedging their bets carefully. While trying not to offend China openly, they have significantly improved their ties with the United States and Japan, China’s implicit regional rivals.


Về mặt địa chính trị, các hạn chế quyền lực của Trung quốc cũng nghiêm trọng như thế. Trong khi nước Mỹ có những láng giềng yếu, Trung quốc phải đương đầu với những đối thủ mạnh trong khu vực – Ấn độ, Nhật và Nga. Ngay cả những nước láng giêng tầm cỡ trung bình của Trung quốc như Hàn quốc, Indonesia, và Việt nam cũng không phải là những nước dễ bị bắt nạt. Sự phát triển của Trung quốc đã châm ngòi cho một sự bố trí lại địa chính trị của khu vực nhằm kiểm sóat thamvọng và sự bành trướng của Bắc kinh. Chẳng hạn, Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ hợp tác chiến lược với Ấn độ để New Dehli có thể đương đầu với Bắc kinh. Nhật bản cũng tăng viện trợ cho Ấn độ với cùng một mục đích chiến lược đó. Ngay cả Nga, đối tác dễ chịu hiện nay của Trung quốc, vẫn cảnh giác Trung quốc. Moscow đã từ chối bán vũ khí hiện đại nhất và hạn chế cung cấp năng lượng cho Trung quốc. Bất chấp những tuyên bố chống Mỹ của nó, Hàn quốc tiếp tục dựa vào Mỹ để có được thịnh vượng kinh tế và an ninh. Đối với Việt nam và Indonesia, hai nước Đông Nam Á nghi ngờ nhất ý đồ tương lai của Trung quốc, họ thận trọng tiếp cận nước đôi. Trong khi cố gắng không công khai chỉ trích Trung quốc, họ cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ và Nhật, những đối thủ tiềm tàng của Trung quốc trong khu vực.


As a result of such geopolitical counter-balancing, China will be unable to become a hegemon in Asia–a power with complete dominance over its regional rivals. By definition, a country cannot become a global superpower unless it is also a regional hegemon, such as the United States. As a great power hemmed in by powerful and vigilant neighbours, China must constantly watch its back while trying to project power and influence on the global stage.


Một sự phản cân bằng địa chính trị như vậy sẽ khiến cho Trung quốc không có khả năng trở thành bá chủ ở châu Á – một thế lực thống trị tuyệt đối các đối thủ của nó. Theo định nghĩa, một quốc gia không thể là siêu cường toàn cầu nếu nó không phải vừa là bá chủ khu vực, giống như nước Mỹ. Là một cường quốc bị vây quanh bởi các láng giềng hùng mạnh và đầy cảnh giác, Trung quốc phải thường xuyên trông chừng lưng mình trong khi thực thi quyền lực và ảnh hưởng trên sân khấu toàn cấu.


Such a status–a globally influential great power, but not a dominant superpower–is something nobody should dismiss lightly. Pax Americana is an accident of history that cannot be copied by another country. For the world, it should not be obsessed by the fear that China will become another superpower. Instead, it should learn to live with China as a great power.

Tư cách như thế – một cường quốc có ảnh hưởng tòan cầu, nhưng không phải là một siêu cường chi phối – là thứ mà không ai nên bác bỏ dễ dàng. Pax Americana là một tai nạn của lịch sử mà một nước khác không thể sao chép. Đối với thế giới, nó không nên bị ám ảnh với nỗi sợ hãi Trung quốc sẽ trở thành một siêu cường khác. Thay vào đó, nó nên học để sống chung với Trung quốc như là một cường quốc.


The question is: what kind of great power is China?

Ironically, while the rest of the world has taken China’s future as a superpower for granted, Chinese leaders themselves are more aware of the inherent limits of the country’s strength. As a result, Beijing exercises its newly acquired clout with extreme caution, eschewing external entanglements, frowning upon direct military presence abroad, avoiding costly international obligations and living with the international economic and security order established and dominated by the United States. Of course, China guards its national interests, particularly its sovereignty, jealously. On matters of its territorial integrity and economic well-being, Beijing seldom hesitates to flex its muscles. But it draws the line on empire-building overseas via the extension of its military power.

Vấn đề là: Trung quốc là loại cường quốc gì?

Điều trớ trêu là, trong khi tất cả các nước đều xem tương lai Trung quốc như là một siêu cường đã an bài thì chính lãnh đạo Trung quốc lại hiểu rõ hơn về những hạn chế cố hữu trong sức mạnh của đất nước nầy. Do vậy, Bắc kinh cực kỳ thận trọng thực thi quyền lực mới đạt được, tránh dính líu với bên ngoài, không tán thành sự có mặt quân sự ở nước ngoài, né tránh những nghĩa vụ quốc tế tốn kém và chung sống với trật tự an ninh và kinh tế quốc tế đã được Mỹ thiết lập và chi phối. Dĩ nhiên, Trung quốc canh chừng lợi ích quốc gia của nó, đặc biệt là chủ quyền, một cách đầy cảnh giác. Về vấn đề tòa vẹn lãnh thổ và phúc lợi kinh tế, Trung quốc hiếm khi ngại ngần ra tay. Nhưng nó không đi xa đến chỗ xây dựng đế quốc hải ngoại thông qua tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

So for the foreseeable future, China will be, at best, only an economic superpower by virtue of its role as one of the world’s greatest trading powers (in this sense, both Germany and Japan should be considered economic superpowers as well). Its geopolitical and military influence, meanwhile, will remain constrained by internal fragilities and external rivalry.


Như vậy trong một tương lai có thể thấy được, Trung quốc, cao nhất, cũng chỉ là một cường quốc kinh tế do vai trò là một thế lực thương mại lớn nhất thế giới (với nghĩa nầy, cả Đức và Nhật cũng nên được xem là siêu cường kinh tế). Trong lúc đó, ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế của nó sẽ tiếp tục bị hạn chế do sự mong manh nội bộ và cạnh tranh bên ngoài.


While China will always have a seat at the table on the global stage, its willingness and capacity to exercise leadership will most likely disappoint those who expect Beijing to behave like a superpower. It’s not that China doesn’t want to be a superpower. The simple truth is that it is not, and will not be one.

Trong khi Trung quốc luôn có một vị trí trong sân khấu toàn cầu, nguyện vọng và khả năng thực thi quyền lãnh đạo của nó hầu như sẽ làm thất vọng những ai kỳ vọng Bắc kinh hành xử như một siêu cường. Không phải là Trung quốc không muốn là một siêu cường. Sự thật đơn giản là nó không phải, và sẽ không là một siêu cường,

Minxin Pei is the Tom and Margot Pritzker ’72 Professor of Government at Claremont McKenna College. His latest book is ‘China: Trapped Transition (2006).’

Minxei Pei là giáo sư của trường Claremont McKenna College. Cuốn sách mới nhất của ông là ‘China: Trapped Transition (2006).’
http://apac2020.thediplomat.com/feature/china%E2%80%99s-not-a-superpower/