MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 21, 2013

President Obama 2013 inaugural address Diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Obama 2013






President Obama 2013 inaugural address

Diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Obama 2013

Vice President Biden, Mr. Chief Justice, Members of the United States Congress, distinguished guests, and fellow citizens:

Thưa Phó Tổng thống Biden, Chánh án Tối cao, các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, các vị khách quý, và đồng bào:

Each time we gather to inaugurate a president, we bear witness to the enduring strength of our Constitution.  We affirm the promise of our democracy.  We recall that what binds this nation together is not the colors of our skin or the tenets of our faith or the origins of our names.  What makes us exceptional – what makes us American – is our allegiance to an idea, articulated in a declaration made more than two centuries ago:

Mỗi lần chúng ta quần tụ để làm lễ nhậm chức cho một tổng thống, là chúng ta làm chứng cho sức mạnh lâu bền của Hiến pháp chúng ta. Chúng ta khẳng định lời hứa của nền dân chủ. Chúng ta nhớ lại rằng cái liên kết quốc gia này lại với nhau không phải là màu da của chúng ta hoặc những giáo lý của đức tin hoặc nguồn gốc của tên gọi của chúng ta. Điều làm cho chúng ta trở nên đặc biệt – điều làm cho chúng ta trở thành người Mỹ - là lòng trung thành của chúng ta với một ý tưởng, đã được đưa ra trong một tuyên ngôn cách đây hơn hai thế kỷ:

“We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, that among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.”

"Chúng ta coi những chân lý này là hiển nhiên: mọi người sinh ra đều bình đẳng, mọi người được Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Today we continue a never-ending journey, to bridge the meaning of those words with the realities of our time.  For history tells us that while these truths may be self-evident, they have never been self-executing; that while freedom is a gift from God, it must be secured by His people here on Earth.  The patriots of 1776 did not fight to replace the tyranny of a king with the privileges of a few or the rule of a mob.  They gave to us a Republic, a government of, and by, and for the people, entrusting each generation to keep safe our founding creed.

Hôm nay chúng ta tiếp tục một cuộc hành trình không bao giờ kết thúc, để kết  nối ý nghĩa của những từ ngữ ấy với hiện thực của thời đại chúng ta. Lịch sử cho chúng ta biết rằng trong khi những chân lý này có thể là hiển nhiên, thì chúng chưa bao giờ tự trở thành hiện thực, và trong khi tự do là một món quà của Tạo Hóa, nó phải được bảo đảm bởi những con dân của Người ở đây, trên trái đất này. Những người yêu nước năm 1776 đã không chiến đấu để thay thế chế độ độc tài của một ông vua bằng những đặc quyền của một vài người hoặc sự cai trị của một bè nhóm. Họ đã trao tặng cho chúng ta một nước cộng hòa, một chính phủ, của dân do dân và vì dân, ủy thác cho mỗi thế hệ gìn giữ an toàn các nguyên tắc mà những người lập quốc của chúng ta đã đặt ra.

For more than two hundred years, we have.

Through blood drawn by lash and blood drawn by sword, we learned that no union founded on the principles of liberty and equality could survive half-slave and half-free.  We made ourselves anew, and vowed to move forward together.

Trong hơn hai trăm năm, chúng ta đã thực hiện điều đó.
Với máu đã đổ bởi đòn roi và máu đã đổ bởi gươm giáo, chúng ta đã học được rằng không có liên minh nào được thành lập trên nguyên tắc tự do và bình đẳng lại có thể tồn tại theo kiểu nửa nô lệ và nửa tự do. Chúng ta đã tự đổi mới bản thân, và cam kết sẽ cùng nhau tiến lên phía trước .

Together, we determined that a modern economy requires railroads and highways to speed travel and commerce; schools and colleges to train our workers.


Cùng nhau, chúng ta đã phát hiện ra rằng một nền kinh tế hiện đại cần có đường hỏa xa, đường cao tốc để đẩy mạnh giao lưu và trường phổ thông, đại học để đào tạo công nhân.
Together, we discovered that a free market only thrives when there are rules to ensure competition and fair play.


Cùng nhau, chúng ta đã phát hiện ra rằng một thị trường tự do chỉ phát triển mạnh khi có những quy tắc để đảm bảo cạnh tranh và công bằng.
Together, we resolved that a great nation must care for the vulnerable, and protect its people from life’s worst hazards and misfortune.

Cùng nhau, chúng ta nhất quyết rằng một đất nước vỹ đại phải chăm sóc những ai dễ bị tổn thương, và bảo vệ người dân khỏi những nguy cơ và bất hạnh tồi tệ nhất của cuộc sống.

Through it all, we have never relinquished our skepticism of central authority, nor have we succumbed to the fiction that all society’s ills can be cured through government alone.  Our celebration of initiative and enterprise; our insistence on hard work and personal responsibility, are constants in our character.

Nhờ đó, chúng ta chưa bao giờ từ bỏ hoài nghi về quyền lực trung ương, cũng như chưa chịu đầu hàng trước ảo tưởng cho rằng một mình chính quyền có thể chữa khỏi tất cả tệ nạn của xã hội. Việc chúng ta đề cao sáng kiến và doanh nghiệp; khích lệ thái độ làm việc cần mẫn và trách nhiệm cá nhân, là nhất quán trong tính cách của chúng ta.

But we have always understood that when times change, so must we; that fidelity to our founding principles requires new responses to new challenges; that preserving our individual freedoms ultimately requires collective action.  For the American people can no more meet the demands of today’s world by acting alone than American soldiers could have met the forces of fascism or communism with muskets and militias.  No single person can train all the math and science teachers we’ll need to equip our children for the future, or build the roads and networks and research labs that will bring new jobs and businesses to our shores.  Now, more than ever, we must do these things together, as one nation, and one people.

Nhưng chúng ta vẫn luôn luôn hiểu rằng khi thời thế đổi thay, thì chúng ta cũng phải thay đổi, và sự trung thành với các nguyên tắc lập quốc đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng mới với những thách thức mới, và chung quy, việc bảo vệ quyền tự do cá nhân của chúng ta đòi hỏi phải hành động tập thể. Bởi vì người Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu của thế giới ngày nay bằng cách hành động đơn độc như binh lính Mỹ đã từng đối đầu các lực lượng của chủ nghĩa phát xít hay cộng sản với súng hỏa mai và dân quân. Không một cá nhân đơn độc nào có thể đào tạo nên tất cả các giáo viên dạy toán và khoa học mà chúng ta cần trang bị cho con em chúng ta trong tương lai, hoặc xây dựng đường sá và các mạng lưới phòng thí nghiệm nghiên cứu mà sẽ mang lại việc làm mới và doanh nghiệp mới cho xứ sở chúng ta. Bây giờ, hơn bao giờ hết, chúng ta phải cùng nhau làm những việc này, như là một quốc gia, và một dân tộc.

This generation of Americans has been tested by crises that steeled our resolve and proved our resilience.  A decade of war is now ending.  An economic recovery has begun.  America’s possibilities are limitless, for we possess all the qualities that this world without boundaries demands:  youth and drive; diversity and openness; an endless capacity for risk and a gift for reinvention.   My fellow Americans, we are made for this moment, and we will seize it – so long as we seize it together.

Thế hệ người Mỹ hiện nay đã được thử thách bởi các cuộc khủng hoảng mà đã tôi luyện quyết tâm của chúng ta và đã chứng minh khả năng phục hồi của chúng ta. Một thập kỷ chiến tranh đã kết thúc. Phục hồi kinh tế đã bắt đầu. Tiềm năng Mỹ là vô hạn, bởi vì chúng ta có tất cả những phẩm chất mà thế giới không biên giới này mong mỏi: tuổi trẻ và động lực, sự đa dạng và tính cởi mở, một năng lực vô tận để mạo hiểm và một tài năng thiên bẩm để liên tục phát minh. Hỡi đồng bào Mỹ, chúng ta được sinh ra cho thời điểm này, và chúng ta sẽ nắm được thời cơ - miễn là chúng ta cùng nhau hành động.
For we, the people, understand that our country cannot succeed when a shrinking few do very well and a growing many barely make it.  We believe that America’s prosperity must rest upon the broad shoulders of a rising middle class.  We know that America thrives when every person can find independence and pride in their work; when the wages of honest labor liberate families from the brink of hardship.  We are true to our creed when a little girl born into the bleakest poverty knows that she has the same chance to succeed as anybody else, because she is an American, she is free, and she is equal, not just in the eyes of God but also in our own.

Bởi vì, Chúng ta, những người Mỹ, hiểu rằng đất nước của chúng ta không thể thành công khi thiểu số đang thu hẹp hết sức thành đạt trong lúc số đông đảo đang gia tăng gần như chẳng thể làm được gì. Chúng ta tin rằng nước Mỹ thịnh vượng phải dựa vào đôi vai rộng của một tầng lớp trung lưu đang vươn lên. Chúng ta biết rằng nước Mỹ phát triển mạnh khi mọi người có thể tìm thấy sự độc lập và tự hào về công việc của họ, khi tiền công lao động trung thực giải phóng gia đình khỏi bờ vực của sự khó khăn. Chúng ta theo đúng nguyên tắc của chúng ta là: khi một bé gái sinh ra trong nghèo khó cơ hàn,  cháu biết được rằng cháu cũng có cùng một cơ hội để thành công như bất kỳ đứa trẻ nào khác, bởi vì cháu là người Mỹ, cháu tự do, và cháu bình đẳng, không chỉ trong mắt Thiên Chúa mà còn trong mắt chính chúng ta.

We understand that outworn programs are inadequate to the needs of our time.  We must harness new ideas and technology to remake our government, revamp our tax code, reform our schools, and empower our citizens with the skills they need to work harder, learn more, and reach higher.  But while the means will change, our purpose endures:  a nation that rewards the effort and determination of every single American.  That is what this moment requires.  That is what will give real meaning to our creed.

Chúng ta hiểu rằng các chương trình cũ kỹ sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại. Chúng ta phải khai thác những ý tưởng mới và công nghệ mới để làm mới chính phủ, tân trang lại luật thuế, cải cách trường học, và trang bị cho công dân của chúng ta các kỹ năng cần thiết để làm việc nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, và vươn lên cao hơn. Tuy nhiên, trong khi các phương tiện sẽ thay đổi, mục đích của chúng ta vẫn không đổi thay: một quốc gia biết trọng thưởng nỗ lực và quyết tâm của mỗi một người dân Mỹ. Đó là cái mà thời điểm này đòi hỏi. Đó là cái sẽ mang lại ý nghĩa thực sự đối với các nguyên tắc lập quốc của chúng ta.

We, the people, still believe that every citizen deserves a basic measure of security and dignity.  We must make the hard choices to reduce the cost of health care and the size of our deficit.  But we reject the belief that America must choose between caring for the generation that built this country and investing in the generation that will build its future.  For we remember the lessons of our past, when twilight years were spent in poverty, and parents of a child with a disability had nowhere to turn.  We do not believe that in this country, freedom is reserved for the lucky, or happiness for the few.  We recognize that no matter how responsibly we live our lives, any one of us, at any time, may face a job loss, or a sudden illness, or a home swept away in a terrible storm. The commitments we make to each other – through Medicare, and Medicaid, and Social Security – these things do not sap our initiative; they strengthen us.  They do not make us a nation of takers; they free us to take the risks that make this country great.

Chúng ta, những người Mỹ, vẫn tin rằng mọi công dân xứng đáng có một bảo đảm cơ bản về an ninh và nhân phẩm. Chúng ta phải có những lựa chọn khó khăn để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và mức thâm hụt ngân sách. Nhưng chúng ta chối bỏ niềm tin cho rằng nước Mỹ phải lựa chọn giữa chăm sóc cho thế hệ xây dựng đất nước này và đầu tư vào thế hệ sẽ xây dựng tương lai đất nước. Vì chúng ta còn nhớ  những bài học của quá khứ, khi những năm nhá nhem trôi qua trong cảnh nghèo đói, và cha mẹ của một đứa trẻ khuyết tật không có nơi nào để nương náu. Chúng ta không tin rằng ở đất nước này, tự do được dành riêng cho người may mắn, và hạnh phúc chỉ dành cho số ít. Chúng ta nhận ra rằng cho dù chúng ta sống có trách nhiệm thế nào đi nữa, thì bất kỳ ai trong chúng ta, bất cứ lúc nào, cũng có thể phải đối mặt với mất việc làm, hay lâm bệnh đột ngột, hoặc ngôi nhà ta ở bị cuốn trôi trong một cơn bão khủng khiếp. Các cam kết mà chúng ta thực hiện với nhau - thông qua Medicare, Medicaid, và an sinh xã hội - những chính sách này không làm cạn kiệt sáng kiến ​​của chúng ta, mà tăng cường sức mạnh chúng ta. Chúng không khiến chúng ta trở thành một quốc gia của những người chỉ biết nhận lãnh; chúng giải phóng chúng ta để đối phó với những nguy cơ và làm cho đất nước này thêm vỹ đại.

We, the people, still believe that our obligations as Americans are not just to ourselves, but to all posterity.  We will respond to the threat of climate change, knowing that the failure to do so would betray our children and future generations.  Some may still deny the overwhelming judgment of science, but none can avoid the devastating impact of raging fires, and crippling drought, and more powerful storms.  The path towards sustainable energy sources will be long and sometimes difficult.  But America cannot resist this transition; we must lead it.  We cannot cede to other nations the technology that will power new jobs and new industries – we must claim its promise.  That is how we will maintain our economic vitality and our national treasure – our forests and waterways; our croplands and snowcapped peaks.  That is how we will preserve our planet, commanded to our care by God.  That’s what will lend meaning to the creed our fathers once declared.

Chúng ta, những người Mỹ, vẫn tin rằng nghĩa vụ của người Mỹ chúng ta không chỉ đối với chính bản thân chúng ta, mà còn với cả hậu thế. Chúng ta sẽ phản ứng với các mối đe dọa của biến đổi khí hậu, vì biết rằng sự thất bại trong công việc này sẽ là sự phản bội đối với con cháu chúng ta và các thế hệ tương lai. Một số người vẫn có thể từ chối các xét đoán thuyết phục của khoa học, nhưng không ai có thể tránh được tác động tàn phá của cháy rừng dữ dội, hạn hán làm cằn cối đất đai, và các cơn bão ngày càng mạnh hơn. Con đường hướng tới nguồn năng lượng bền vững sẽ lâu dài và lắm lúc gian nan. Tuy nhiên, nước Mỹ không thể chống lại quá trình chuyển đổi này, chúng ta phải dẫn đầu. Chúng ta không thể nhường lại cho các quốc gia khác công nghệ mà có thể tạo ra công ăn việc làm và các ngành công nghiệp mới - chúng ta phải khẳng định sự hứa hẹn đó. Đó là cách chúng ta duy trì sinh lực kinh tế và tài chính quốc gia của chúng ta - rừng rú và sông ngòi, đất đai canh tác và những đỉnh núi tuyết phủ của chúng ta. Đó là cách chúng ta bảo vệ hành tinh của chúng ta, chăm sóc nó theo mệnh lệnh của Thượng đế. Đó là cái sẽ bổ sung ý nghĩa cho các nguyên tắc lập quốc mà cha ông chúng ta từng tuyên bố.


We, the people, still believe that enduring security and lasting peace do not require perpetual war.  Our brave men and women in uniform, tempered by the flames of battle, are unmatched in skill and courage.  Our citizens, seared by the memory of those we have lost, know too well the price that is paid for liberty.  The knowledge of their sacrifice will keep us forever vigilant against those who would do us harm.  But we are also heirs to those who won the peace and not just the war, who turned sworn enemies into the surest of friends, and we must carry those lessons into this time as well.


Chúng ta, những người Mỹ, vẫn tin rằng nền an ninh lâu dài và hòa bình trường cửu không cần tới chiến tranh triền miên. Những công dân nam và nữ mặc quân phục dũng cảm của chúng ta, được tôi luyện trong ngọn lửa chiến trận, có kỹ năng và lòng can đảm vô song. Các công dân của chúng ta, lòng xúc động mối khi nhớ đến những người chúng ta đã mất, biết quá rõ cái giá của tự do được trả như thế nào. Hiểu được sự hy sinh của họ sẽ giữ cho chúng ta mãi mãi cảnh giác chống lại những kẻ muốn xâm hại chúng ta. Nhưng chúng ta cũng là người thừa kế của những người đã giành thắng lợi hòa bình chứ không chỉ có chiến tranh, chúng ta đã biến kẻ thù một mất một còn thành bạn bè tin cậy nhất, và chúng ta cũng phải đưa những bài học đó vào thời điểm này nữa.

We will defend our people and uphold our values through strength of arms and rule of law.  We will show the courage to try and resolve our differences with other nations peacefully – not because we are naïve about the dangers we face, but because engagement can more durably lift suspicion and fear.  America will remain the anchor of strong alliances in every corner of the globe; and we will renew those institutions that extend our capacity to manage crisis abroad, for no one has a greater stake in a peaceful world than its most powerful nation.  We will support democracy from Asia to Africa; from the Americas to the Middle East, because our interests and our conscience compel us to act on behalf of those who long for freedom.  And we must be a source of hope to the poor, the sick, the marginalized, the victims of prejudice – not out of mere charity, but because peace in our time requires the constant advance of those principles that our common creed describes:  tolerance and opportunity; human dignity and justice.

Chúng ta sẽ bảo vệ người dân của chúng ta và phát huy các giá trị của chúng ta thông qua sức mạnh của vũ khí và pháp luật. Chúng ta sẽ thể hiện sự nổ lực kiên trì và giải quyết sự khác biệt của chúng ta với các quốc gia khác một cách hòa bình - không phải vì chúng ta ngây thơ trước hiểm họa mà chúng ta phải đối mặt, nhưng vì sự kết ước có thể dỡ bỏ nghi ngờ và sợ hãi một cách lâu bền hơn. Mỹ vẫn sẽ là chiếc neo của các liên minh mạnh mẽ, ở tất cả mọi nơi trên thế giới, và chúng ta sẽ đổi mới các thể chế này  nhằm mở rộng khả năng quản lý khủng hoảng ở nước ngoài của chúng ta, bởi vì trong một thế giới hòa bình không ai có cổ phần lớn hơn  so với quốc gia mạnh nhất của nó. Chúng ta sẽ hỗ trợ dân chủ từ châu Á đến châu Phi, từ Châu Mỹ đến Trung Đông, vì lợi ích của chúng ta và lương tâm chúng ta buộc chúng ta hành động thay mặt cho những ai mong mỏi tự do. Và chúng ta phải là một nguồn hy vọng cho người nghèo, người bệnh, người thiệt thòi, nạn nhân của thành kiến ​​- không chỉ xuất phát từ lòng từ thiện, mà còn vì hòa bình trong thời đại của chúng ta đòi hỏi phải có sự tiến bộ liên tục của các nguyên tắc lập quốc của chúng ta đã mô tả: khoan dung và vận hội, nhân phẩm và công lý.



We, the people, declare today that the most evident of truths – that all of us are created equal – is the star that guides us still; just as it guided our forebears through Seneca Falls, and Selma, and Stonewall; just as it guided all those men and women, sung and unsung, who left footprints along this great Mall, to hear a preacher say that we cannot walk alone; to hear a King proclaim that our individual freedom is inextricably bound to the freedom of every soul on Earth.

Ngày hôm nay chúng ta, những người Mỹ, tuyên bố  rằng chân lý hiển nhiên nhất - tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng vẫn là ngôi sao dẫn đường cho chúng ta đi, như nó đã dẫn lối tổ tiên chúng ta đi qua Seneca Falls, Selma, và Stonewall, cũng giống như nó đã dẫn dắt tất cả những công dân nam nữ chúng ta, hữu danh hay thầm lặng, những người đã để lại dấu chân dọc theo con phố tuyệt vời này, nghe một nhà giảng thuyết nói rằng chúng ta không thể bước đi một mình, để nghe một vị King tuyên bố rằng tự do của mỗi cá nhân chúng ta được ràng buộc chặt chẽ với tự do của mỗi sinh linh trên trái đất này.




It is now our generation’s task to carry on what those pioneers began.  For our journey is not complete until our wives, our mothers, and daughters can earn a living equal to their efforts.  Our journey is not complete until our gay brothers and sisters are treated like anyone else under the law – for if we are truly created equal, then surely the love we commit to one another must be equal as well.  Our journey is not complete until no citizen is forced to wait for hours to exercise the right to vote.  Our journey is not complete until we find a better way to welcome the striving, hopeful immigrants who still see America as a land of opportunity; until bright young students and engineers are enlisted in our workforce rather than expelled from our country.  Our journey is not complete until all our children, from the streets of Detroit to the hills of Appalachia to the quiet lanes of Newtown, know that they are cared for, and cherished, and always safe from harm.

Bây giờ, nhiệm vụ của thế hệ chúng ta chính là tiếp tục những gì những người tiên phong đã khởi đầu. Bởi vì hành trình của chúng vẫn chưa hoàn thành chừng nào những người vợ, bà mẹ và con gái của chúng ta chưa thể kiếm sống bằng chính những nỗ lực của họ. Cuộc hành trình của chúng ta vẫn chưa hoàn thành chừng nào  anh chị em đồng tính của chúng ta còn chưa được đối xử như bất cứ ai khác như luật định - nếu chúng ta thực sự sinh ra bình đẳng, thì chắc chắn tình yêu chúng ta cam kết với nhau cũng phải bình đẳng. Cuộc hành trình của chúng ta vẫn chưa hoàn thành chừng nào công dân còn bị buộc phải chờ đợi hàng giờ để thực hiện quyền bầu cử. Cuộc hành trình của chúng ta vẫn chưa hoàn thành chừng nào chúng ta chưa tìm thấy một cách tốt hơn để chào đón những người nhập cư biết nuôi hy vọng, biết nỗ lực phấn đấu, những người vốn vẫn nhìn nước Mỹ như là một vùng đất của cơ hội. Cuộc hành trình của chúng ta vẫn chưa hoàn thành chừng nào các kỹ sư và sinh viên chưa được gia nhập vào lực lượng lao động và thay vào đó còn phải bị trục xuất khỏi đất nước chúng ta. Cuộc hành trình của chúng ta vẫn chưa hoàn thành chừng nào tất cả các trẻ em của chúng ta, từ các đường phố Detroit tới những ngọn đồi vùng Appalachia hay các nẻo đường yên tĩnh ở Newtown, chưa thấy rằng chúng đang được chăm sóc, yêu thương, và luôn luôn an toàn, không hề bị tổn hại.

That is our generation’s task – to make these words, these rights, these values – of Life, and Liberty, and the Pursuit of Happiness – real for every American.  Being true to our founding documents does not require us to agree on every contour of life; it does not mean we will all define liberty in exactly the same way, or follow the same precise path to happiness.  Progress does not compel us to settle centuries-long debates about the role of government for all time – but it does require us to act in our time.


Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta chính là làm cho các từ ngữ, các quyền, các giá trị này – quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc – trở thành hiện thực cho mọi người Mỹ. Trung thành với văn kiện lập quốc không bắt buộc chúng ta phải nhất trí trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nó cũng không có nghĩa là tất cả chúng ta phải định nghĩa tự do một cách chính xác như nhau, hoặc theo đuổi cùng một con đường giống hệt như nhau để kiếm tìm hạnh phúc. Tiến bộ không bắt buộc chúng ta phải giải quyết cuộc tranh luận kéo dài nhiều thế kỷ về vai trò của chính phủ trong mọi thời đại, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải hành động trong thời đại chúng ta.

For now decisions are upon us, and we cannot afford delay.  We cannot mistake absolutism for principle, or substitute spectacle for politics, or treat name-calling as reasoned debate.  We must act, knowing that our work will be imperfect.  We must act, knowing that today’s victories will be only partial, and that it will be up to those who stand here in four years, and forty years, and four hundred years hence to advance the timeless spirit once conferred to us in a spare Philadelphia hall.

Bây giờ quyết định tùy thuộc chúng ta, và chúng ta không thể chần chừ. Chúng ta không thể nhầm lẫn lấy chủ nghĩa giáo điều làm nguyên tắc, hoặc lấy dàn cảnh thay cho chính trị, hoặc coi thói bôi nhọ như là tranh luận có lý lẽ. Chúng ta phải hành động, dù biết rằng công việc của chúng ta sẽ không thể hoàn hảo. Chúng ta phải hành động, dù biết rằng chiến thắng của ngày hôm nay sẽ chỉ là một bộ phận, và rằng nó sẽ được giao phó cho những người sẽ đứng ở đây trong bốn năm, bốn mươi năm, và 400 năm nữa, để thúc đẩy tinh thần bất diệt đã từng được giao truyền cho chúng ta tại một hội trường đơn sơ ở Philadelphia.


My fellow Americans, the oath I have sworn before you today, like the one recited by others who serve in this Capitol, was an oath to God and country, not party or faction – and we must faithfully execute that pledge during the duration of our service.  But the words I spoke today are not so different from the oath that is taken each time a soldier signs up for duty, or an immigrant realizes her dream.  My oath is not so different from the pledge we all make to the flag that waves above and that fills our hearts with pride.


Hỡi đồng bào, những lời tôi đã tuyên thệ nhậm chức trước mặt các bạn ngày hôm nay, cũng như những lời tuyên thệ của những người khác đang phục vụ trong nhà Quốc hội này, là lời thề với Thiên Chúa và đất nước, chứ không phải với đảng phái hoặc phe nhóm và chúng tôi phải trung thành thực hiện cam kết đó trong thời gian của nhiệm kỳ. Nhưng những lời tôi đã nói ngày hôm nay không khác lắm so với những lời tuyên thệ được thực hiện mỗi lần một người lính đăng ký nhập ngũ, hoặc một người nhập cư thực hiện được giấc mơ của mình. Lời thề của tôi không khác với lời thề mà tất cả chúng ta đều tuyên thệ với là cờ phấp phới trên đầu và trái tim ngập tràn tự hào.

They are the words of citizens, and they represent our greatest hope. You and I, as citizens, have the power to set this country’s course.

Đó là lời của các công dân, và đại diện cho niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Các bạn và tôi, những công dân, có quyền vạch ra hướng đi của đất nước này.

You and I, as citizens, have the obligation to shape the debates of our time – not only with the votes we cast, but with the voices we lift in defense of our most ancient values and enduring ideals.

công dân, các bạn và tôi có nghĩa vụ định hình các cuộc tranh luận trong thời đại của chúng ta - không chỉ với số phiếu chúng ta bầu, mà còn tiếng nói chúng ta cất lên để bảo vệ các giá trị cổ xưa nhất và những lý tưởng lâu bền nhất của chúng ta.

Let each of us now embrace, with solemn duty and awesome joy, what is our lasting birthright.  With common effort and common purpose, with passion and dedication, let us answer the call of history, and carry into an uncertain future that precious light of freedom.

Hãy để mỗi người chúng ta đảm nhận, với bổn phận trân trọng và niềm vui tuyệt vời, những gì thuộc quyền thừa kế lâu dài của chúng ta. Với nỗ lực chung và mục đích chung, với niềm đam mê và sự cống hiến, chúng ta hãy đáp lời kêu gọi của lịch sử, và mang vào một tương lai không chắc chắn thứ ánh sáng quý giá đó của tự do.

Thank you, God Bless you, and may He forever bless these United States of America.

Translated by nguyenquang
Cảm ơn các bạn, xin Chúa chúc lành cho bạn, và mãi mãi ban phước lành cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2013/01/21/transcript-president-obama-2013-inaugural-address/

The Cham-Việt Frontier as a “Middle Ground” Biên giới Chăm-Việt với tư cách là "vùng chuyển tiếp"





The Cham-Việt Frontier as a “Middle Ground”

Biên giới Chăm-Việt với tư cách là "vùng chuyển tiếp"

By Liam Kelly
"Có 500 năm như thế" Lời bình của Liam Kelly

leminhkhai.wordpress.com


One of the most important books written about the history of North America in recent decades is Richard White's The Middle Ground: Indians, Empires, and Republics in the Great Lakes Region, 1650-1815 . What this book did that was so important is that it examined the contact between Native Americans (or “Indians”) and white settlers (French, British, etc.) in one area of North America over a period of a couple of centuries, and explained that interaction in much more complex and sophisticated terms than anyone had before.

Một trong những cuốn sách quan trọng nhất được viết về lịch sử Bắc Mỹ trong những thập niên gần đây là cuốn Vùng chuyển tiếp: Thổ dân Mỹ, các đế chế, và các nền cộng hòa trong khu vực Ngũ Đại Hồ, 1650-1815 . Cuốn sách này đã làm được một điều rất quan trọng, đó là xem xét lại sự tiếp xúc giữa những người Mỹ bản địa (mà ta hay gọi là thổ dân Mỹ - Indians) và những người da trắng (người Pháp, người Anh vv) tại một khu vực ở Bắc Mỹ trong suốt thời gian vài thế kỷ, và giải thích sự tương tác này dưới cái nhìn tổng hợp và sâu sắc hơn bất cứ tác giả nào đã làm trước đó.

“It tells how Europeans and Indians met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1650 and 1815 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around the Great Lakes. . . Here the older worlds of the Algonquins and various Europeans overlapped, and their mixture created new systems of meaning and of exchange.”

"Cuốn sách kể về việc người châu Âu và thổ dân Mỹ đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1650 đến 1815 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh vùng Ngũ Đại Hồ... Nơi đây những thế giới cổ xưa của người Algonquins [thổ dân sinh sống ở khu vực phía Đông Bắc Mỹ*] và nhiều người Âu khác đã chồng lấn lên nhau, và sự pha trộn này tạo ra các hệ thống giá trị và sự giao lưu mới".

To quote from the back cover, the book “seeks to step outside the simple stories of Indian/white relations – stories of conquest and assimilation and stories of cultural persistence. It is, instead, about a search for accommodation and common meaning.”

Dẫn lại đoạn trích ở bìa sau, cuốn sách này "nhằm thoát ra khỏi những câu chuyện đơn giản về mối quan hệ giữa thổ dân Mỹ và dân da trắng - những câu chuyện nói về sự chinh phục, đồng hóa cũng như những câu chuyện nói về sự bền bỉ của những giá trị văn hóa. Thay vì làm như vậy, cuốn sách này tìm hiểu sự thích nghi và chia sẻ những giá trị chung."

“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Indians as alien and exotic.”


"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người thổ dân Mỹ như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."


In other words, White depicts a time when Native Americans and white settlers didn't really understand or like each other, but nonetheless found ways to live with each other (although plenty of problems and violence persisted), and created a shared world.

Nói cách khác, White [tác giả của cuốn sách*] đã kể lại một giai đoạn mà người Mỹ bản địa và những người nhập cư da trắng thực sự không hiểu về nhau và cũng chẳng thích nhau, nhưng vẫn tìm được phương cách nào đó để chung sống (dù cũng có rất nhiều vấn đề và rất nhiều bạo lực), và tạo ra một thế giới chung.

I've been reminded of White's book recently as I have been reading a work by Hồ Trung Tú called Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam [There Were 500 Years Like That: Picturing the Formation of the Characteristics of Quảng Nam].

Tôi nhớ đến cuốn sách của White vì gần đây tôi đang đọc một tác phẩm của Hồ Trung Tú có tựa là Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam.



This book covers a lot of ground. It looks in detail, for instance, at the “Southern Advance” (Nam tiến), or southward migration of Việt-speaking peoples over the centuries, and points out that it was really much more complex than a smooth southward movement like that term implies.

Cuốn sách đề cập đến rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, tác giả đã xem xét kỹ lưỡng về vấn đề "Nam tiến", tức là quá trình di chuyển về phía Nam của những nhóm người nói tiếng Việt trong suốt nhiều thế kỷ, và chỉ ra rằng mọi việc phức tạp hơn rất nhiều chứ không phải chỉ là một sự di chuyển dễ dàng về phía Nam, như cụm từ này đã gợi ra.

This critique of the Nam tiến is one that many people are familiar with. What people will find that is refreshing in this book is its effort to keep the Cham in the picture of the Nam tiến.

Phê phán về Nam Tiến là điều mà nhiều người đã quen thuộc. Cái mới mẻ mà mọi người sẽ tìm thấy  trong cuốn sách này là nỗ lực để khắc họa hình ảnh người Chăm trong tiến trình Nam Tiến.


There are some scholars outside of Vietnam who have written about the southward movement of Việt peoples and have talked about how the Việt changed as they adopted cultural practices from people like the Cham and the Khmer. In making this argument, however, these writers have focused on the Việt. We never really see the Cham very clearly. They are simply there somewhere for the Việt to assimilate things from.

Đã có những tác giả nước ngoài viết về quá trình tiến về phía Nam của các dân tộc Việt và họ cũng đã nói về những thay đổi khi người Việt tiếp thu các nền văn hóa Chăm và Khmer. Tuy nhiên, khi đưa ra lập luận này, các tác giả chỉ chú trọng vào người Việt. Chúng ta hầu như ít khi thấy được rõ ràng về hình ảnh của người Chăm. Họ chỉ đơn giản là đã tồn tại ở đâu đó để cho người Việt có thể tiếp thu điều này điều khác.
On the other extreme, Hồ Trung Tú criticizes scholars in Vietnam who make the same argument about Việt adoption of the cultural practices of others, but who describe a process where Việt migrate into areas that people like the Cham have abandoned (after a war, for instance). Here again, the Cham are acknowledged, but they are still not really there in the story.

Với quan điểm hoàn toàn trái ngược, HTT phê phán các học giả VN có lập luận tương tự về việc người Việt tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, mà lại đi mô tả quá trình này như thể người Việt đã di dân đến những vùng mà người dân ở đó, ví dụ như người Chăm, đã bỏ hoang (chẳng hạn như sau một cuộc chiến tranh). Cũng vậy, ở đây sự tồn tại người Chăm có được thừa nhận, nhưng họ không thực sự có mặt trong câu chuyện ấy.


Hồ Trung Tú, by contrast, tries to keep the Cham in the picture, and tries to document their continued presence in areas that Việt migrated into/occupied. He also points out, for instance, that there were periods of time when in Quảng Nam the Việt were a minority living amidst a Cham majority, and that we therefore have to think about what kind of interactions took place in such locations at such times.

Ngược lại với các tác giả trước đó, HTT cố gắng đưa người Chăm vào bức tranh này, và cố gắng đưa các cứ liệu về sự hiện diện liên tục của người Chăm tại những khu vực mà người Việt di dân đến và cư trú. Tác giả cũng chỉ ra rằng, chẳng hạn, đã có những giai đoạn mà tại Quảng Nam người Việt chỉ là một thiểu số sinh sống giữa đa số người Chăm, và vì vậy chúng ta cần phải suy nghĩ xem những tương tác như thế nào đã diễn ra tại những khu vực như vậy trong thời gian ấy.


In a long section on language, one intriguing argument that Hồ Trung Tú makes is that the reason why the version of Vietnamese spoken in the Quảng Nam region is so different from the Vietnamese just on the other side of the Hải Vân Pass might be because the Vietnamese in Quảng Nam is “Chamicized” (I'm inventing this term here), namely, that it resembles the Vietnamese that was spoken by people whose native language was Cham.

Trong một phần viết khá dài về ngôn ngữ, HTT đã đưa ra một lập luận khá thú vị để giải thích lý do tại sao tiếng Việt được sử dụng ở khu vực QN và phía bên kia đèo Hải Vân lại quá khác biệt nhau như vậy: điều đó là do tiếng Việt ở QN đã bị Chăm hóa" (tôi mới sáng tác ra từ này ở đây thôi), tức là, ngôn ngữ ấy giống với thứ tiếng Việt của những người nói tiếng Chăm bản ngữ.

I'm not a linguist and have no way of verifying this view (for a positive review [in Vietnamese] of this work by a linguist, however, click here), but what I do like about this point is that it makes us think about Cham-Việt relations in complex ways. In what context would such a new version of a language appear? The explanations about the Nam tiến to date (where the Việt adopt Cham practices) cannot explain why the Việt would end up speaking Vietnamese the way that some Cham did.

Tôi không phải là một nhà ngôn ngữ và không có cách nào để có thể kiểm chứng quan điểm này (tuy nhiên, có thể đọc những nhận xét tích cực (bằng tiếng Việt) về cuốn sách ấy ở đây [mở ngoặc: không có link kèm theo ở đây; ai muốn đọc thì vào trang leminhkhai.wordpress.com mà đọc nhé]), nhưng quan điểm ấy làm tôi thích vì nó cho phép ta suy nghĩ về quan hệ Chăm-Việt một cách phức tạp hơn. Trong những hoàn cảnh như thế nào thì người ta có thể tạo ra được một phương ngữ mới nhỉ? Những lời giải thích về cuộc Nam tiến cho đến nay (theo đó, người Việt đã bắt chước nhiều thói quen của người Chăm) không thể giải thích được tại sao người Việt cuối cùng lại nói tiếng Việt theo kiểu của người Chăm như thế.


To explain that we need a more complex understanding of the history of Cham-Việt relations than one that sees a uni-directional process of Việt moving southward and assimilating cultural elements from other peoples.

Để giải thích điều này ta cần phải hiểu sâu sắc hơn về lịch sử mối quan hệ Chăm-Việt chứ không chỉ như là một quá trình đơn hướng trong đó người Việt di chuyển xuống phương Nam và tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ những dân tộc khác.


Hồ Trung Tú's Có 500 năm như thế thus does a good job of pointing out the need to think about the Nam tiến and Cham-Việt relations in more complex ways, and the ideas it offers get the reader thinking about these issues.

Cuốn sách Có 500 năm như thế của HTT vì vậy đã làm rất tốt việc chỉ ra nhu cầu suy nghĩ về cuộc Nam tiến và mối quan hệ Chăm-Việt một cách đa chiều hơn, và những ý tưởng mà cuốn sách này đưa ra có thể giúp độc giả suy nghĩ về những vấn đề ấy.


And as I reflect upon these issues while reading this book, I keep thinking of White's Middle Ground. If you changed a few words on the back cover of that book, it could probably describe the history of Cham-Việt contact quite well:

Và khi tôi suy nghĩ về điều này khi đọc cuốn sách ấy, tôi cứ nghĩ mãi đến tác phẩm Vùng chuyển tiếp của White. Nếu bạn thay đổi một vài từ trong phần trích dẫn từ bìa sau của cuốn sách của White, thì đoạn trích dẫn ấy có thể sẽ mô tả rất tốt lịch sử cuộc tiếp xúc Chăm-Việt:

“It tells how Việt and Cham met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1306 and 1471 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around Quảng Nam.”


"Cuốn sách kể về việc người Việt và người Chăm đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1306 đến 1471 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh Quảng Nam."


“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Cham as alien and exotic.”

"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người Chăm như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."

This is not exactly what Hồ Trung Tú does in his book, but he takes the discussion a long way in this direction. And it's an enlightening direction to go.


HTT không thực sự làm điều này trong cuốn sách của mình, nhưng tác giả đã dẫn dắt độc giả đi theo hướng này suốt một đoạn đường dài. Và đó quả là một hướng đi sáng suốt.


Translated by Vu Thi Phuong Anh


http://leminhkhai.wordpress.com/2013/01/19/the-cham-viet-frontier-as-a-middle-ground/

Liam Kelley

Associate Professor & Undergraduate Coordinator

Vietnam, Mainland Southeast Asia


Office: Sakamaki Hall B408
Phone: (808) 956-8421
Email Dr. Kelley

BA Dartmouth, 1989; MA Hawai'i, 1996; PhD Hawai'i, 2001

Liam Kelley received his B.A. in Russian Language and Literature from Dartmouth College, 1989, and M.A. and Ph.D. degrees in Chinese history from the University of Hawaii at Manoa, 1996 and 2001. His previous research focused on cultural and intellectual aspects of the historical Sino-Vietnamese relationship, as well as Confucianism in Vietnam. His current research examines popular religion in late-nineteenth/early-twentieth century Vietnam.

Professor Kelley offers graduate courses in modern Southeast Asian history and comparative Asian history, and undergraduate courses on mainland Southeast Asian history as well as surveys of world history and Asian history.