MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 24, 2012

Efforts to Expand Defense Trade Nỗ lực mở rộng Thương mại Quốc phòng của Hoa Kỳ



Efforts to Expand Defense Trade

Nỗ lực mở rộng Thương mại Quốc phòng của Hoa Kỳ
Briefing on Department of State Efforts to Expand Defense Trade

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

ASSISTANT SECRETARY SHAPIRO: Thank you, Mark. And I’m delighted to be able to speak to you all today as part of Global Economic Statecraft Day. And as Mark noted, Global Economic Statecraft Day is a global event that we’re holding to highlight America’s commitment to put strengthening American jobs at the center of our foreign policy and to use diplomacy to advance America’s economic renewal. We’re using diplomatic tools to strengthen the economic foundations of America’s global leadership. And we are elevating the strategic role of economics, both in what we choose to prioritize and how we pursue solutions to some of the world’s most pressing challenges.

TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG SHAPIRO : Tôi rất vui mừng được nói chuyện với tất cả quý vị ngày hôm nay như là một phần của ngày Nghệ thuật quản trị kinh tế toàn cầu. Và như Mark đã lưu ý, ngày nghệ thuật quản trị kinh tế toàn cầu là một sự kiện toàn cầu mà chúng ta đang tổ chức để làm nổi bật cam kết đưa việc gia tăng công ăn việc làm của Mỹ vào trung tâm chính sách đối ngoại của chúng ta và sử dụng ngoại giao để thúc đẩy việc đổi mới kinh tế Mỹ. Chúng ta đang sử dụng các công cụ ngoại giao để tăng cường nền tảng kinh tế của lãnh đạo toàn cầu Mỹ. Và chúng ta đang nâng cao vai trò chiến lược của kinh tế, cả trong những gì chúng ta chọn lựa làm ưu tiên và cả trong việc chúng ta theo đuổi các giải pháp cho một số thách thức cấp bách nhất của thế giới như thế nào.


Our work in the Political-Military Bureau, to expand security cooperation with our allies and partners, is critical to America’s national security and economic prosperity. And it is also an important part of the State Department’s economic statecraft efforts. It also serves critical national security interests by helping allies and partners more capably secure their countries and contribute to international security efforts. And that’s a point that I want to emphasize. The purpose of our sales is to serve national security interests and that is a theme that runs through every sale that we conduct. We evaluate for how it will support U.S. national security and foreign policy interests.


Công việc mở rộng hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác của chúng ta trong Văn phòng Chính trị-quân sự là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và thịnh vượng kinh tế của Mỹ. Và đấy cũng là một phần quan trọng của những nỗ lực trong nghệ thuật quản trị kinh tế của Bộ Ngoại giao. Công việc này cũng phục vụ lợi ích an ninh quan trọng của đất nước bằng cách giúp các đồng minh và đối tác có thể đảm bảo an ninh của họ và đóng góp vào các nỗ lực an ninh quốc tế. Đấy chính là một điểm mà tôi muốn nhấn mạnh. Mục đích các thương vụ của chúng ta là để phục vụ các lợi ích về an ninh quốc gia và đó là một chủ đề sẽ bao trùm trong từng thương vụ mà chúng ta tiến hành. Chúng ta đánh giá như thế qua những hỗ trợ về an ninh quốc gia và lợi ích của chính sách đối ngoại mà công việc này mang lại.


So let me be clear about why the State Department oversees U.S. security cooperation, and that’s because security cooperation is fundamentally a foreign policy act. It is therefore the Secretary of State that is given the authority to oversee and authorize all arms sales in order to ensure they advance U.S. foreign policy.

Vì vậy, tôi xin minh định rõ ràng về nguyên nhân tại sao Bộ Ngoại giao lại phải giám sát việc hợp tác về an ninh của Mỹ. Chính bởi vì, về cơ bản việc hợp tác an ninh là một hành động của chính sách đối ngoại. Do đó, bộ trưởng ngoại giao phải được trao quyền để giám sát và có thẩm quyền trong tất cả các thưong vụ mua bán vũ khí để đảm bảo việc thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ.

The Bureau of Political-Military Affairs, which I oversee, implements the Secretary’s authority in this area and ensures that any assistance in the U.S Government – that the U.S. Government provides is fully in line with U.S. foreign policy. All sales and arms transfers are reviewed and assessed through the Conventional Arms Transfer Policy. This means we take into account political, military, economic, arms control, and human rights conditions in making decisions on the provisions of military equipment and the licensing of direct commercial sales to any country. We only allow a sale after we carefully examine issues like human rights, regional security, and nonproliferation concerns, and determine a sale is in the best foreign policy and national security interests of the United States.

Văn Phòng Công tác Chính trị- Quân sự mà tôi giám sát, thực hiện thẩm quyền của Bộ trưởng trong lĩnh vực này và đảm bảo rằng bất kỳ sự trợ giúp nào của Chính phủ Hoa Kỳ - mà Chính phủ Mỹ cung cấp là hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại của Mỹ. Tất cả thương vụ và giao chuyển vũ khí đều được xem xét và đánh giá thông qua Chính sách chuyển giao vũ khí Quy ước. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ tính toán đến các điều kiện về chính trị, quân sự, kinh tế, kiểm soát vũ khí, và nhân quyền khi đưa ra quyết định trong việc cung cấp các thiết bị quân sự và việc cấp giấy phép bán hàng trực tiếp với bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta chỉ cho phép bán sau khi đã cẩn thận kiểm tra các vấn đề như nhân quyền, an ninh khu vực, và mối quan tâm hạt nhân phổ biến và xác định thương vụ mua bán là có lợi nhất cho chính sách đối ngoại và các lợi ích về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Review and monitoring are also an integral part of our work. We work to make sure that items of U.S. origin are being used in the manner intended and are consistent with our legal obligations, foreign policy goals, and our values. If a license or transfer is approved, recipients are bound by end use restrictions and conditions. This grants U.S. Government officials full access to monitor how that defense article is being used throughout its lifetime. We also investigate all potential violations and take appropriate action depending on the nature and scope of the infraction.


Việc xem xét và giám sát cũng là một phần không thể thiếu trong công việc của chúng ta. Chúng ta làm việc để đảm bảo rằng những mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ phải được sử dụng trong những cách thức phù hợp với mục đích, ý định, giá trị và nghĩa vụ pháp lý của chúng ta. Nếu một giấy phép mua bán hoặc chuyển giao được chấp thuận, người nhận phải bị ràng buộc bởi các hạn chế và điều kiện sử dụng. Điều này cho phép các quan chức chính phủ Mỹ được truy cập đầy đủ và theo dõi món hàng quốc phòng đó được sử dụng ra sao trong suốt cuộc đời của chúng. Chúng ta cũng điều tra tất cả các hành vi vi phạm tiềm năng và sẽ có hành động thích hợp tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của sự vi phạm.


Additionally, the transfer of items above a certain value requires the approval of Congress. We therefore work closely with Congress on all significant sales. The arm – to be quite frank, the arms transfer process sometimes causes consternation among our international partners who will gripe about onerous rules and procedures. And at times it makes countries, to be honest, reluctant to partner with the United States. But these safeguards are critical to our foreign policy, and I can assure you that they are aggressively enforced.


Ngoài ra, việc chuyển giao các hạng mục có một số giá trị cao hơn đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Do đó chúng ta hợp tác chặt chẽ với Quốc hội về tất cả các doanh số bán hàng đáng kể. Vũ khí - nói thẳng thắn là, quá trình chuyển giao vũ khí đôi khi gây ra sự sợ hãi giữa các đối tác quốc tế của chúng ta, những người phàn nàn về các quy tắc và thủ tục phiền hà. Thành thật mà nói, sẽ có những lúc, đã khiến các nước do dự không muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Nhưng những biện pháp bảo vệ này là quan trọng đối với chính sách đối ngoại của chúng ta, và tôi có thể đảm bảo với quý vị rằng, các biện pháp này đang được tích cực tiến hành.


So therefore, what I think is remarkable is that despite our very high bar for approving transfers and our aggressive monitoring, more and more countries want to partner with the United States. At the State Department, when we deem that cooperating with an ally or partner in the security sector will advance our national security, we advocate tirelessly on behalf of U.S. companies abroad, and I think I have the frequent flyer miles to prove it.


Vì thế cho nên, những gì tôi cho là đáng kể chính là mặc dù có những hạn chế gắt gao của trong sự phê duyệt và giám sát tích cực của chúng ta, ngày càng nhiều các nước muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Tại Bộ Ngoại giao, khi chúng ta xét thấy việc hợp tác với một đồng minh hay đối tác trong lĩnh vực an ninh sẽ có lợi cho an ninh quốc gia của mình, chúng ta sẽ thay mặt các công ty Mỹ ở nước ngoài để ủng hộ không mệt mỏi, và tôi nghĩ rằng tôi có các chuyến bay thường xuyên để chứng minh điều đó.


It’s no longer just our ambassadors who promote U.S. security cooperation abroad. Senior State Department officials regularly advocate on behalf of the U.S. bidders on foreign government and foreign military procurements. We do so when we meet with officials on our travels abroad, on margins of international conferences, and in regular diplomatic correspondents to foreign government officials. And these efforts are having an impact. Despite the global economic strain, demand for U.S. defense products and services is stronger than ever.


Không còn cái thời mà chỉ có vị đại sứ của chúng ta thúc đẩy việc hợp tác an ninh của Mỹ ở nước ngoài. Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao sẽ thường xuyên thay mặt cho các nhà thầu của Mỹ để ủng hộ các cuộc mua sắm quân sự ở nước ngoài. Chúng ta hành động như thế khi hội họp với các quan chức của mình khi đi ra nước ngoài, bền lề các hội nghị quốc tế, và trong việc phối hợp ngoại giao thường xuyên với các quan chức chính phủ nước ngoài. Và những nỗ lực này đang có một tác động. Bất chấp các căng thẳng kinh tế toàn cầu, nhu cầu cho các sản phẩm và dịch vụ quốc phòng của Mỹ đang mạnh hơn bao giờ hết.


Last week, we released the 655 Report, which is an annual report of defense articles and services that were authorized for export. This report focuses on direct commercial sales, and it showed that there was a more than $10 billion increase in Fiscal Year 2011 in items authorized for transfer. In 2011, the Directorate for Defense Trade Controls, which is part of the Political-Military Bureau, processed more than 83,000 licenses, the most ever. Today, I can confirm that this is already a record-breaking year for foreign military sales, which are government-to-government sales. We have already surpassed $50 billion in sales in Fiscal Year 2012. This represents at least a $20 billion increase over Fiscal Year 2011, and we still have more than a quarter of the fiscal year left.


Tuần trước, chúng ta đưa ra bản Báo cáo 655, một báo cáo hàng năm của các món hàng và dịch vụ quốc phòng được phép xuất khẩu. Báo cáo này tập trung vào các thương vụ bán hàng trực tiếp, và bản báp cáo này cho thấy có một sự gia tăng nhiều hơn 10 tỷ trong năm tài chính 2011 trong các hạng mục có thẩm quyền chuyển giao. Năm 2011, Tổng cục Kiểm soát Thương mại Quốc phòng, vốn là một bộ phận của Văn phòng Chính trị-quân sự, đã giải quyết hơn 83.000 giấy phép, nhiều nhất từ trước đến nay. Hôm nay, tôi có thể xác nhận rằng con số này đã là một kỷ lục doanh về doanh số bán hàng quân sự ra nước ngoài, vốn là các thương vụ cấp chính phủ và chính phủ. Chúng ta đã vượt qua 50 tỷ USD doanh thu trong năm tài chính 2012. Điều này tối thiểu đại diện cho một sự gia tăng đến 20 tỷ USD trong năm tài chính 2011, và chúng tôi vẫn còn hơn 1/4 năm tài chính nữa.


To put this in context, Fiscal Year 2011 was a record-setting year at just over 30 billion. This fiscal year will be at least 70 percent greater than Fiscal Year 2011. These sales support tens of thousands of American jobs, which is welcome news for the economy.

Để đặt sự kiện này trong bối cảnh, năm tài chính 2011 là một năm kỷ lục với chỉ hơn 30 tỷ USD. Năm tài chính này sẽ là ít nhất 70% cao hơn so với năm tài chính 2011. Các doanh số bán hàng này đã hỗ trợ hàng chục ngàn công ăn việc làm của Mỹ, và đó là tin tức tốt lành cho nền kinh tế.


So I’ll just take a minute or so to briefly outline why I think we are seeing such strong interest in U.S. systems. First, it’s because countries want to partner with the United States of America. This Administration has worked aggressively to improve America’s image abroad, to build new partnerships, and strengthen existing ones. We have seen tremendous growth and sales with developing countries and emerging powers such as Brazil and India, and this speaks volumes about our diplomatic efforts.


Vì vậy, tôi sẽ chỉ dành ra một phút hoặc hơn để ngắn gọn phác thảo lý do tại sao tôi lại nghĩ rằng chúng ta đang thấy những quan tâm mạnh mẽ như thế vào hệ thống của Mỹ. Đầu tiên, đó là bởi vì các nước muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Chính phủ này đã tích cực làm việc để cải thiện hình ảnh nước Mỹ ở nước ngoài, xây dựng quan hệ đối tác mới và tăng cường những gì hiện có. Chúng ta đã nhìn thấy được sự gia tăng to lớn và các thương vụ với các nước đang phát triển và các cường quốc mới nổi như Brazil và Ấn Độ, và điều này chính là lời nói hùng hồn nhất về những nỗ lực ngoại giao của chúng ta.


For a country to be willing to cooperate in the area of national defense, perhaps the most sensitive area for any nation, they have to be sure about the nature of the relationship with the United States. When a country buys an advanced U.S. defense system through our FMS, DCS, or Foreign Military Financing programs, they aren’t simply buying a product. They are also seeking a partnership with the United States. These programs both reinforce our diplomatic relations and establish a long-term security relationship.


Đối với một quốc gia sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, có lẽ lãnh vực nhạy cảm nhất đối với bất kỳ quốc gia nào, là họ phải hiểu chắc chắn về bản chất của mối quan hệ với Hoa Kỳ. Khi một quốc gia mua một hệ thống phòng thủ tiên tiến thông qua hệ thống FMS, DCS, hoặc các Chương trình Giúp đỡ Tài chính quân sự nước ngoài của chúng ta họ không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm. Thực ra, họ cũng đang tìm kiếm một mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ. Các chương trình này vừa củng cố quan hệ ngoại giao của chúng ta vừa thiết lập một mối quan hệ an ninh về lâu dài.


The complex and technical nature of advanced defense systems frequently requires constant collaboration and interaction between countries over the life of that system, decades in many cases. This cooperation therefore helps build bilateral ties and creates strong incentives for recipient countries to maintain good relations with the United States. The fact that more countries want to deepen their defense trade partnership with the United States is a sign that our broader diplomatic efforts are having an impact.


Bản chất phức tạp và kỹ thuật của hệ thống phòng thủ tiên tiến thường xuyên đòi hỏi đến sự hợp tác và tương tác liên tục giữa các quốc gia trong suốt cuộc đời của hệ thống đó, nhiều trường hợp có thể kéo dài đến nhiều thập kỷ. Do đó, sự hợp tác này sẽ giúp xây dựng quan hệ song phương và tạo ra động lực mạnh mẽ cho các nước tiếp nhận để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Thực tế là nhiều quốc gia muốn làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác thương mại quốc phòng của họ với Hoa Kỳ là một dấu hiệu cho thấy các nỗ lực ngoại giao rộng lớn hơn của chúng ta đang có một tác động.


For many countries, procurement decisions aren’t simply based on the specifications of the given system. Our advocacy helps demonstrate that the U.S. Government believes these sales are critical to our diplomatic relationship.

Đối với nhiều quốc gia, quyết định mua sắm không chỉ đơn giản dựa trên các thông số kỹ thuật của hệ thống. Cuộc vận động của chúng ta giúp chứng minh rằng Chính phủ Mỹ tin các doanh số bán hàng này là hệ trọng đối với mối quan hệ ngoại giao của chúng ta.


Second, countries want to buy the best. And to get the best, they rightly turn to U.S. defense systems. These systems are made in America, and the growth in defense sales abroad demonstrates the capabilities of American manufacturing and of American workers. This Administration has worked hard to support the U.S. defense industry abroad, because it supports our national security and supports jobs here at home.


Kế đó là, các nước thường muốn mua những gì tốt nhất. Và để có được sản phẩm tốt nhất, họ sẽ phải quay về với hệ thống phòng thủ Mỹ. Các hệ thống này được thực hiện ở Mỹ, và sự gia tăng doanh số bán hàng quốc phòng ở nước ngoài thể hiện khả năng sản xuất của Mỹ và của công nhân Mỹ. Chính phủ này đã hoạt động chăm chỉ để hỗ trợ công nghiệp quốc phòng của Mỹ ở nước ngoài, bởi vì chính phủ này hỗ trợ an ninh quốc gia của chúng ta và hỗ trợ công ăn việc làm của chúng ta ở trong nước.

For example, our agreement in December to expand our security cooperation with Saudi Arabia is projected to have a significant impact on the U.S. economy. According to industry experts, this agreement will support more than 50,000 American jobs. It will engage 600 suppliers in 44 states and provide $3.5 billion in annual economic impact to the U.S. economy. This will support jobs not only in the aerospace sector, but also on our manufacturing base and support chain, which are all crucial for sustaining our national defense.


Ví dụ như, thỏa thuận trong tháng mười hai của chúng ta để mở rộng hợp tác an ninh với Saudi Arabia dự kiến sẽ có một tác động đáng kể đến nền kinh tế Mỹ. Theo các chuyên gia ngành công nghiệp, thỏa thuận này sẽ hỗ trợ hơn 50.000 việc làm ở Mỹ. Công việc này sẽ được 600 nhà cung cấp trong 44 tiểu bang tham dự và mang lại 3,5 tỷ USD trong tác động về kinh tế hàng năm cho nền kinh tế Mỹ. Điều này sẽ không chỉ hỗ trợ công ăn việc làm trong lĩnh vực hàng không mà còn cả cho dây chuyền và nền tảng sản xuất, vốn tất cả đều rất quan trọng để duy trì quốc phòng của chúng ta.


Lastly, we are also working to improve our ability to cooperate with our partners. Nothing shows our commitment to expanding U.S. exports more than our export control reform efforts. The current system operates under laws written in the 1970s and was designed to address the challenges of the Cold War. It’s bad for U.S. business, it’s bad for enforcing our export control requirements, and it hurts our ability to prosecute those who violate U.S. export control laws.


Cuối cùng, chúng ta cũng đang làm việc để cải thiện khả năng hợp tác với các đối tác của mình. Không gì cho thấy cam kết mở rộng xuất khẩu của Mỹ hơn là những nỗ lực cải cách kiểm soát xuất khẩu của chúng ta. Cơ chế hiện tại hoạt động theo các quy định pháp luật được viết trong những năm 1970 và được thiết kế để giải quyết những thách thức của thời Chiến tranh Lạnh. Các luật lệ đó không còn tốt cho doanh nghiệp Hoa Kỳ, không tốt để thực hiện các yêu cầu về kiểm soát xuất khẩu của chúng ta, và làm tổn thương khả năng truy tố những người vi phạm luật pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ chúng ta.


The goals of our export control reform efforts are ultimately about making sure that our system protects the things it needs to protect. This will allow the U.S. Government to focus its limited resources on safeguarding and monitoring the most sensitive items. Our reform efforts will also allow us to streamline access to export-controlled items for our close allies. This will help improve interoperability with our allies as well as bolster our defense industrial base. And we are making substantial progress. We have almost finished our interagency work on all the list categories, and we’re working to have this process completed by the end of the year.


Các mục tiêu của những nỗ lực cải cách kiểm soát xuất khẩu của chúng ta là tối thượng về việc bảo đảm rằng cơ chế chúng ta bảo vệ những điều cần phải bảo vệ. Điều này sẽ cho phép Chính phủ Hoa Kỳ tập trung nguồn lực hạn chế của mình để bảo vệ và giám sát các mặt hàng nhạy cảm nhất. Những nỗ lực cải cách của chúng ta cũng sẽ cho phép mình sắp xếp truy cập để kiểm soát mặt hàng xuất khẩu cho các đồng minh thân cận của chúng ta. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng tương tác với các đồng minh của mình cũng như tăng cường cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng ta. Và chúng ta đang có những tiến bộ đáng kể. Chúng ta đã gần như hoàn tất công tác liên ngành trên tất cả các hạng mục, và chúng ta đang làm việc quá trình này được hoàn tất vào cuối năm nay.


Another way we have worked to facilitate defense trade is through the defense trade treaties with the UK and Australia. This past April, the United States and UK signed an exchange of notes which brought the U.S.-UK Defense Trade Treaty into force. This treaty is the first of its kind and allows for the more efficient transfer of certain defense articles between the U.S. and UK. We’re also making progress in the implementation of the treaty with Australia, which we hope to be completed in the next year.
Một phương cách khác mà chúng tôi từng làm để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc phòng là thông qua các hiệp ước thương mại quốc phòng với Anh và Úc. Vào tháng Tư vừa qua, Hoa Kỳ và Anh đã ký kết trao đổi các ghi chú vốn mang lại Hiệp ước Thương mại Quốc phòng Mỹ-Anh. Đây là hiệp ước đầu tiên của thể loại này và cho phép việc chuyển giao hiệu quả hơn một số món hàng quốc phòng giữa Mỹ và Anh. Chúng ta cũng đang đạt được tiến bộ trong việc thực hiện quy ước quốc tế đó với Australia, mà chúng ta hy vọng sẽ hoàn tất vào năm tới.



Translated by Lê Quốc Tuấn

http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/06/192408.htm

Avoiding a U.S.-China War Để Tránh Cuộc Chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc




Avoiding a U.S.-China War

Để Tránh Cuộc Chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc

By ANATOL LIEVEN
The New York Times
June 12, 2012

Anatol Lieven
The New York Times
12/6/2012
Relations between the United States and China are on a course that may one day lead to war.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trên một tiến trình có thể dẫn đến chiến tranh vào một ngày nào đó.

This month, Defense Secretary Leon Panetta announced that by 2020, 60 percent of the U.S. Navy will be deployed in the Pacific. Last November, in Australia, President Obama announced the establishment of a U.S. military base in that country, and threw down an ideological gauntlet to China with his statement that the United States will “continue to speak candidly to Beijing about the importance of upholding international norms and respecting the universal human rights of the Chinese people.”


Tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố đến năm 2020, 60% Hải quân Mỹ sẽ được triển khai tại Thái Bình Dương. Tháng Mười một năm ngoái, Tổng thống Obama đã công bố tại Úc, việc thành lập một căn cứ quân sự của Mỹ tại đất nước này, và ném xuống một chiếc găng tay so đấu về ý thức hệ với Trung Quốc bằng tuyên bố của ông rằng Hoa Kỳ "sẽ tiếp tục nói chuyện thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc duy trì các tiêu chuẩn quốc tế và tôn trọng các quyền con người phổ quát của nhân dân Trung Quốc".

The dangers inherent in present developments in American, Chinese and regional policies are set out in “The China Choice: Why America Should Share Power,” an important forthcoming book by the Australian international affairs expert Hugh White. As he writes, “Washington and Beijing are already sliding toward rivalry by default.” To escape this, White makes a strong argument for a “concert of powers” in Asia, as the best — and perhaps only — way that this looming confrontation can be avoided. The economic basis of such a U.S.-China agreement is indeed already in place.

Các mối nguy hiểm vốn có trong những phát triển hiện nay ở các chính sách của Mỹ, Trung Quốc và khu vực được vạch ra trong tác phẩm "Lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực" (The China Choice: Why America Should Share Power) một cuốn sách quan trọng sắp tới của Hugh White, một chuyên gia người Úc về các vấn đề quốc tế. Như ông viết, "Washington và Bắc Kinh đã đang trượt về phía cạnh tranh không tránh khỏi ". Để thoát khỏi tình huống ấy, White đưa ra một lập luận mạnh mẽ về một cuộc "biểu diễn hò tấu của các cường quốc" ở châu Á, như một phương cách tốt nhất - và có lẽ là duy nhất - để thể tránh được cuộc đối đầu đang lù lù hiện ra. Các cơ sở kinh tế của một thỏa thuận Mỹ-Trung như thế thực sự đã có.


The danger of conflict does not stem from a Chinese desire for global leadership. Outside East Asia, Beijing is sticking to a very cautious policy, centered on commercial advantage without military components, in part because Chinese leaders realize that it would take decades and colossal naval expenditure to allow them to mount a global challenge to the United States, and that even then they would almost certainly fail.


Mối nguy hiểm của cuộc xung đột không xuất phát từ khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. Bên ngoài khu vực Đông Á, Bắc Kinh đang gắn bó với một chính sách rất thận trọng, tập trung vào lợi ích thương mại mà không có các thành phần quân sự, một phần bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng họ sẽ phải mất hàng thập kỷ chi phí khổng lồ về hải quân để cho phép họ hình thành được một thách thức trên toàn cầu với Hoa Kỳ, thậm chí sau đó, gần như chắc chắn họ sẽ phải thất bại.


In East Asia, things are very different. For most of its history, China has dominated the region. When it becomes the largest economy on earth, it will certainly seek to do so. While China cannot build up naval forces to challenge the United States in distant oceans, it would be very surprising if in future it will not be able to generate missile and air forces sufficient to deny the U.S. Navy access to the seas around China. Moreover, China is engaged in territorial disputes with other states in the region over island groups — disputes in which Chinese popular nationalist sentiments have become heavily engaged.


Ở Đông Á, mọi điều còn rất khác biệt. Hầu như trong toàn bộ lịch sử của mình, Trung Quốc đã thống trị khu vực. Khi trở thành một nền kinh tế lớn nhất trên trái đất, chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách để thống trị toàn cầu. Dù không thể xây dựng được một lực lượng hải quân để thách thức Hoa Kỳ trong các đại dương xa xôi, nhưng trong tương lai, sẽ rất ngạc nhiên nếu Trung Quốc không có khả năng tạo được một lực lượng tên lửa và không quân đủ để từ chối sự truy cập của Hải quân Mỹ vào các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đang tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ về các nhóm đảo với các nước khác trong khu vực -những tranh chấp mà trong đó tình cảm ái quốc dân tộc phổ biến của Trung Quốc đã trở nên hết sức gắn bó.


With communism, the Chinese administration has relied very heavily — and successfully — on nationalism as an ideological support for its rule. The problem is that if clashes erupt over these islands, Beijing may find itself in a position where it cannot compromise without severe damage to its domestic legitimacy — very much the position of the European great powers in 1914.


Cùng với chủ nghĩa cộng sản, chính quyền Trung Quốc từng dựa rất nhiều thành công - vào chủ nghĩa yêu nước như một hỗ trợ cho tư tưởng thống trị của mình. Vấn đề là nếu các cuộc đụng độ nổ ra trên các quần đảo này, Bắc Kinh có thể tìm thấy chính mình trong một vị trí không thể thỏa hiệp mà không phải chịu sự thiệt hại nghiêm trọng đến tính hợp pháp trong nước của mình - rất giống như hoàn cảnh của các cường quốc châu Âu vào năm 1914.

In these disputes, Chinese nationalism collides with other nationalisms — particularly that of Vietnam, which embodies strong historical resentments. The hostility to China of Vietnam and most of the other regional states is at once America’s greatest asset and greatest danger. It means that most of China’s neighbors want the United States to remain militarily present in the region. As White argues, even if the United States were to withdraw, it is highly unlikely that these countries would submit meekly to Chinese hegemony.

Trong những tranh chấp này, chủ nghĩa yêu nước của Trung Quốc va chạm với các chủ nghĩa yêu nước khác - đặc biệt là của Việt Nam, đất nước vốn là hiện thân của các thù oán nặng nề trong lịch sử. Mối thù địch với Trung Quốc của Việt Nam và hầu hết các nước khác trong khu vực lập tức là một lợi thế lớn nhất và nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ. Nghĩa là hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều muốn Hoa Kỳ duy trì hiện diện quân sự trong khu vực. White lập luận, ngay cả khi Hoa Kỳ muốn rút ra, cũng khó chắc rằng các nước này ngoan ngoãn quy thuận đến quyền bá chủ của Trung Quốc.

But if the United States were to commit itself to a military alliance with these countries against China, Washington would risk embroiling America in their territorial disputes. In the event of a military clash between Vietnam and China, Washington would be faced with the choice of either holding aloof and seeing its credibility as an ally destroyed, or fighting China.


Nhưng nếu Hoa Kỳ cam kết một liên minh quân sự với các nước này để chống lại Trung Quốc, Washington sẽ có nguy cơ lôi kéo Hoa Kỳ vào các tranh chấp về lãnh thổ của họ. Trong trường hợp có đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, Washington sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn của việc phải đứng ra xa để nhìn thấy sự tín nhiệm mình như một đồng minh bị hủy diệt, hoặc phải chiến đấu chống lại Trung Quốc.


Neither the United States nor China would “win” the resulting war outright, but they would certainly inflict catastrophic damage on each other and on the world economy. If the conflict escalated into a nuclear exchange, modern civilization would be wrecked. Even a prolonged period of military and strategic rivalry with an economically mighty China will gravely weaken America’s global position. Indeed, U.S. overstretch is already apparent — for example in Washington’s neglect of the crumbling states of Central America.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều sẽ không hoàn toàn "thắng" được cuộc chiến tranh hậu quả ấy, nhưng chắc chắn họ sẽ gây ra những thiệt hại thảm khốc cho lẫn nhau và nền kinh tế thế giới. Nếu cuộc xung đột leo thang thành một cuộc trao đổi hạt nhân, nền văn minh hiện đại sẽ bị sụp đổ. Ngay cả một cuộc đối đầu quân sự và chiến lược lâu dài với một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế sẽ làm suy yếu trầm trọng vị trí của Mỹ trên toàn cầu. Thực ra, sự vươn quá tay của Mỹ đã rõ ràng - ví dụ như việc bỏ bê các nước thất bại ở vùng Trung Mỹ của Washington.


To avoid this, White’s suggested East Asian order would establish red lines that the United States and China would both agree not to cross — most notably a guarantee not to use force without the other’s permission, or in clear self-defense. Most sensitively of all, while China would have to renounce the use of force against Taiwan, Washington would most probably have to publicly commit itself to the reunification of Taiwan with China.

Để tránh được điều này, một trật tự Đông Á mà White đề nghị sẽ thiết lập các giới hạn nhạy cảm mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đồng ý không vượt qua - đặc biệt là một đảm bảo không sử dụng vũ lực khi không có sự đồng ý của đối phương , trừ khi vì lý do tự vệ rõ ràng. Nhạy cảm hơn cả, trong khi Trung Quốc sẽ phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, bản thân Washington có thể sẽ phải công khai nhìn nhận sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc.

Equally important, China would have to acknowledge the legitimacy of the U.S. presence in East Asia, since this is desired by other East Asian states, and the United States would have to acknowledge the legitimacy of China’s existing political order, since it has brought economic breakthrough and greatly enhanced real freedoms to the people of China. Under such a concert, U.S. statements like those of President Obama in support of China’s democratization would have to be jettisoned.

Quan trọng không kém, Trung Quốc sẽ phải xác nhận tính hợp pháp v ề sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, vì điều này được các nước Dông Á khác mong muốn, và Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của trật tự chính trị hiện có của Trung Quốc , vì trật tự này đã mang lại bước đột phá kinh tế và tăng cường rất nhiều quyền tự do thực sự cho người dân Trung Quốc. Trong một cuộc hợp tấu như vậy, những lời tuyên bố như của Tổng thống Obama nhằm hỗ trợ dân chủ hóa của Trung Quốc sẽ phải bị loại bỏ.

As White argues, such a concert of power between the United States, China and regional states would be so difficult to arrange that “it would hardly be worth considering if the alternatives were not so bad.” But as his book brings out with chilling force, the alternatives may well be catastrophic.

Như White lập luận, một cuộc hợp tấu giữa quyền lực giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực như thế sẽ khó có thể thu xếp đến nỗi "sẽ khó có thể đáng cân nhắc nếu các lựa chọn thay thế không đến nỗi tệ lắm." Nhưng khi cuốn sách của ông sẽ được trình làng với sức mạnh đáng sợ, rất có thể các lựa chọn thay thế cũng là thảm họa.


Anatol Lieven is a professor in the War Studies Department of King’s College London and a senior fellow of the New America Foundation in Washington.
Tác giả Anatol Lieven là giáo sư tại Ban Nghiên cứu Chiến tranh của King's College London và l à thành viên cao cấp của New America Foundation tại Washington.



Translated by Lê Quốc Tuấn


http://www.nytimes.com/2012/06/13/opinion/avoiding-a-us-china-war.html?_r=3&emc=tnt&tntemail0=y

US Election Note: China Policy after 2012 NHỮNG CHÍNH SÁCH SAU BẦU CỬ CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC



US Election Note: China Policy after 2012

NHỮNG CHÍNH SÁCH SAU BẦU CỬ CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

Xenia Dormandy - Chatham House
May 2012

Xenia Dormandy - Chatham House
Tháng 5/2012
The views expressed in this document are the sole responsibility of the author(s) and do not necessarily reflect the view of Chatham House, its staff, associates or Council. Chatham House is independent and owes no allegiance to any government or to any political body. It does not take institutional positions on policy issues.
Quan điểm thể hiện trong tài liệu này là trách nhiệm duy nhất của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chatham House, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên hoặc Hội đồng Chatham House. Chatham House hoạt động độc lập và không bị chi phối bởi bất kỳ thể chế chính phủ hoặc chính trị nào. Chatham House không giữ lập trường có tính thể chế về các vấn đề chính sách.

Introduction

China has long been considered a ‘black box’ for the United States. Relations between the two countries have been characterized by strategic mistrust and uncertainty. From the American side, China’s rise is both an opportunity and a threat. Policy-making in Washington is complicated by the lack of clarity over the balance of power between China’s civilian government and its military, and their respective interests and objectives. This has led to the prevailing US policy of engaging and hedging. From the Chinese perspective there is also uncertainty regarding America’s intent and whether it is really trying to hedge or contain.

Giới thiệu

Trung Quốc đã từ lâu được coi là “hộp đen” đối với Mỹ. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được bao trùm bởi sự thiếu tin cậy chiến lược và không rõ ràng. Về phía Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cả cơ hội và mối đe dọa. Việc hoạch định chính sách ở Oasinhtơn còn phức tạp hơn do thiếu sự rõ ràng về sự cân bằng quyền lực giữa chính phủ dân sự của Trung Quốc và giới quân sự của nước này cũng như mục tiêu và lợi ích tương ứng của họ. Điều này dẫn đến chính sách hiện nay của Mỹ là vừa muốn có sự tham gia của Trung Quốc nhưng lại vừa có thái độ đề phòng. Còn quan điểm của Trung Quốc là Bắc Kinh cũng thấy có sự không ổn định trong chính sách của Mỹ và không chắc liệu Mỹ đang thực hiện biện pháp đề phòng rủi ro hay nhằm kìm chân mình.

While we are focused on the November elections in the US, Chinese politics are also in a state of flux, with an anticipated retirement of seven of the nine members of the Standing Committee of the Politburo of the Communist Party at the end of this year. Recent political turbulence around the purging of Politburo member and Chongqing party boss, Bo Xilai, in early April has increased sensitivity to additional internal or external political pressure.

Trong khi chúng tôi đang tập trung vào cuộc bầu cử tháng mười một tại Mỹ, chính trị Trung Quốc cũng đang trong trạng thái thay đổi, với việc nghỉ hưu dự kiến của bảy trong số chín thành viên của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vào cuối năm nay. Bất ổn chính trị gần đây xung quanh thành viên Bộ Chính trị và bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, vào đầu tháng tư đã tăng nhạy cảm đối với áp lực chính trị nội bộ hoặc bên ngoài bổ sung.
In the context of the current US-Chinese relationship, this paper lays out the likely China policy of either a second-term Barack Obama administration or an incoming Mitt Romney’s administration, and the international implications of these two alternatives.

Nhìn từ bối cảnh mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, bài báo này đưa ra chính sách về Trung Quốc có khả năng hoặc là của một chính phủ Barack Obama tái nhiệm hoặc chính quyền của Mitt Romney, và ý nghĩa quốc tế của hai lựa chọn thay thế này.

Background

Economic interdependency

China is the largest holder of US securities, making it sensitive to weaknesses in the dollar (although China has started to diversify its holdings). China and the United States are each other’s second-largest trading partners. The significant bilateral trade imbalance between them, although decreasing, is a source of tension in the United States, as is the perceived, albeit diminishing, undervaluation of the renminbi.

Bối cảnh

Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế

Trung Quốc là chủ sở hữu lớn nhất của chứng khoán Mỹ, làm cho nó nhạy cảm với những điểm yếu của đồng USD (mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hóa cổ phần của mình). Trung Quốc và Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau. Sự mất cân bằng thương mại song phương đáng kể giữa hai nước, mặc dù giảm, vẫn là một nguồn gốc gây căng thẳng tại Hoa Kỳ, như nó được cảm nhận, mặc dù đang giảm dần, đó là việc định giá thấp đồng nhân dân tệ.

Concerns are rising in the American business community. Increasingly, China (albeit not necessarily its government agencies) has been accused of many incidents of hacking and espionage against America’s companies and public sector. Intellectual property rights (IPR) are often ignored. At the same time, Chinese investments in sensitive US industries continue to be of concern (e.g. in oil and high technology).


Mối quan tâm đang ngày càng tăng lên trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Càng ngày, Trung Quốc (mặc dù không nhất thiết cơ quan chính phủ của nó) càng bị cáo buộc nhiều về các vụ việc tấn công và gián điệp với các công ty của Mỹ và khu vực công. Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường bị bỏ lơ. Đồng thời, đầu tư của Trung Quốc trong ngành công nghiệp nhạy cảm của Mỹ tiếp tục được quan ngại (ví dụ như trong lĩnh vực dầu mỏ và công nghệ cao).
Rising military capabilities

With the exception of 2006, Chinese defence spending has increased by double digits every year since 1989 according to official figures (although most analysts estimate spending to be notably higher). China’s focus on building naval offshore capacity, allowing it to operate well beyond its borders, suggests a desire to extend its reach. Its investment in offensive weapons, not least those targeting Taiwan, is also of particular concern to the United States (as well as to other countries in the region).

Tăng khả năng quân sự

Với ngoại lệ của năm 2006, chi tiêu quốc phòng Trung Quốc đã tăng hai con số mỗi năm kể từ năm 1989 theo số liệu chính thức (mặc dù hầu hết các nhà phân tích dự toán chi tiêu thự tế là cao hơn nhiều). Trung Quốc tập trung vào xây dựng năng lực hải quân ra nước ngoài, cho phép nó hoạt động vượt ra ngoài biên giới của mình, cho thấy mong muốn mở rộng tiếp cận của nó. Đầu tư vào vũ khí tấn công, không chỉ nhắm vào Đài Loan, cũng là quan ngại đặc biệt của Hoa Kỳ (cũng như với các nước khác trong khu vực).


In addition to its growing military investment, the apparent division between China’s generals and civilian government also raises concerns regarding who has ultimate authority and whether the military might take actions contrary to bilateral agreements between the United States and the Chinese government. The weak links between the military and likely Chinese future leaders after the 18th Communist Party Congress later this year have increased concerns in the United States about what kind of player the Chinese military might be in the future, and whether it might be more aggressive.

Ngoài việc đầu tư phát triển quân sự, sự phân cách rõ ràng giữa tướng lĩnh và chính phủ dân sự của Trung Quốc cũng làm dấy lên mối quan tâm liên quan đến người có thẩm quyền cuối cùng và cho dù quân đội có thể có những hành động trái với thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ và chính phủ Trung Quốc. Các liên kết yếu giữa quân đội và lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai sau khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản vào cuối năm nay cũng đã làm tăng thêm mối quan ngại tại Hoa Kỳ về việc quân đội Trung Quốc có thể đóng vai trò thế nào trong tương lai, và liệu vai trò đó có thể tích cực hơn không
While Ron Paul and Newt Gingrich are still candidates for the Republican nomination, it is sufficiently unlikely that either will become the Republican nominee for them not to be included in this analysis.

Trong khi Ron Paul và Newt Gingrich đều được đề cử bởi đảng Cộng hòa, nhưng do họ không đủ khă năeng trở thành ứng cử viên đảng Cộng hòa cho nên họ không được đưa vào trong phân tích này.



The United States has tried to improve its understanding of China and to encourage greater transparency on the Chinese side, not least in military matters. During the February visit to America
of Vice President Xi Jinping, Washington proposed stronger military-to-military engagement, but China is thus far unwilling to engage in substantive talks. Ambiguity provides it with a deeper buffer zone in which uncertainty regarding Chinese ‘red lines’ makes America hesitant to act.

Hoa Kỳ đã tìm cách cải thiện hiểu biết về Trung Quốc và khuyến khích sựu minh bạch hơn về phía Trung Quốc, ít nhất là trong vấn đề quân sự. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng Hai của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, Washington đã đề xuất hai quân đội có quan hệ quân sự mạnh hơn, nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn không muốn tham gia vào các cuộc đàm phán quan trọng. Sự mơ hồ tạo cho Trung Quốc một vùng đệm sâu hơn trong đó sự không chắc chắn liên quan đến vạch đỏ của 'Trung Quốc làm cho Mỹ do dự trong hành động.

Geopolitical competition

There are concerns on both sides regarding potentially conflicting geopolitical and, in particular, regional interests. China senses that the United States might be pursuing a strategy of containment, while from the American perspective China is implementing an Anti-Access and Area Denial (A2/AD) regional policy against the United States. Flash-points could arise over territorial or other disputes in the region between China and American friends and allies, in particular over Taiwan where the United States is committed to preventing unilateral efforts to alter the status quo.


Cạnh tranh địa chính trị

Có những mối quan tâm của cả hai bên về khả năng xung đột địa chính trị, và đặc biệt, lợi ích khu vực. Trung Quốc cảm giác rằng Hoa Kỳ có thể đang theo đuổi một chiến lược ngăn chặn, trong khi quan điểm từ phía Mỹ là Trung Quốc đang thực hiện chính sách chống tiếp cận và từ chối đi vào khu vực (A2/AD) chống lại Hoa Kỳ. Điểm kích thích có thể phát sinh tranh chấp lãnh thổ khác trong khu vực giữa Trung Quốc với thân hữu và đồng minh của Mỹ, đặc biệt đối với Đài Loan, nơi Hoa Kỳ cam kết ngăn chặn các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng.



International norms and soft power

There is a strong US perception that China, despite being a member of a number of international regimes including the World Trade Organization, G20 and UN Security Council, resists or disputes international norms. The difference in priorities and values plays out in areas such as human rights (domestically in general and with regard to Tibet) and sovereignty. China has focused in recent years on expanding its soft power through the creation of Confucius Institutes around the world, but so far its ideology has not proved itself globally attractive. In other soft-power arenas such as education and the media, China still lags considerably behind the United States and other Western nations.

Tiêu chuẩn quốc tế và quyền lực mềm

Có một nhận thức mạnh mẽ của Mỹ rằng Trung Quốc, mặc dù là một thành viên của một số thể chế quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới, G20 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vẫn chống lại hoặc tranh chấp các tiêu chuẩn quốc tế. Sự khác biệt trong các ưu tiên và giá trị diễn ra trong các lĩnh vực như quyền con người (trong nước nói chung và đối với Tây Tạng) và chủ quyền lãnh thổ. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã tập trung về việc mở rộng quyền lực mềm của mình thông qua việc tạo ra các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới, nhưng cho đến nay hệ tư tưởng của nó đã không chứng tỏ ra hấp dẫn trên toàn cầu. Trong đấu trường quyền lực mềm khác như giáo dục và các phương tiện truyền thông, Trung Quốc vẫn còn kém đáng kể đằng sau Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác.


Policy positions

A second Obama term

The Obama administration has maintained President George W Bush’s second-term strategy of ‘hedging and engagement’ with emphasis on the latter. The current administration has worked with China on a broad range of issues, engaging in numerous dialogues from the Strategic and Economic Dialogue to more recently expanding the conversation on issues from Asia-Pacific cooperation to humanitarian assistance and disaster response. A second term is likely to maintain the emphasis on engagement, focusing on areas of collaboration rather than those of concern, ranging from the economic to the environmental.

Lập trường chính sách

Nhiệm kỳ 2 của Obama

Chính quyền Obama đã tiếp tục duy trì chiến lược “đối trọng và can dự” trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George W Bush với trọng tâm đặt vào vế thứ hai. Chính quyền hiện nay đã làm việc với Trung Quốc về một loạt các vấn đề, tham gia nhiều cuộc đối thoại từ Đối thoại kinh tế và chiến lược đến việc gần đây mở rộng đối thoại từ những vấn đề về hợp tác châu Á – Thái Bình Dương đến hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa thiên tai. Nhiệm kỳ thứ hai của Obama có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào sự can dự, tập trung vào các lĩnh vực phối hợp hợp tác hơn là những vấn đề mà Mỹ lo ngại, từ vấn đề kinh tế đến môi trường.


Notwithstanding the broader perception, particularly in China, that America’s Asia policy (and in particular the recent ‘pivot’) is directly focused on China, in fact China policy will continue to be only an element of the broader Asia policy in the United States and be addressed in this wider context. While the ‘pivot’ to Asia will continue, efforts to ensure it is not perceived as directed against China will be maintained.


Mặc dù khái niệm có ý nghĩa mở rộng hơn, nhưng đối với Trung Quốc, chính sách châu Á của Mỹ (và đặc biệt gần đây là “trục chiến lược” chuyển trọng tâm sang châu Á) là trực tiếp chĩa vào Trung Quốc. Thực tế, chính sách đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục chỉ là một yếu tố trong chính sách tổng thể về châu Á của Mỹ và được xử lý trong bối cảnh mở rộng hơn. Trong khi chính sách “trục” chuyển hướng sang châu Á sẽ tiếp tục được thực hiện, trong tương lai Mỹ sẽ cố gắng để đảm bảo chiến lược này không bị coi là nhằm trực tiếp chống lại Trung Quốc.

There are two areas where more attention is likely in the coming years. The first relates to China’s engagement in international regimes, not least the WTO and G20. Given Obama’s more multilateral stance than his predecessor’s, it is likely that his administration will continue to try to engage the Chinese government in these arenas, where possible cultivating their support for broad international norms on issues such as North Korea, Burma/Myanmar and Syria. The Obama team is also likely to continue encouraging other partners, particularly in Europe, to expand their perspectives on China, taking into consideration broader strategic and security issues rather than focusing almost exclusively on commercial engagement.

Có hai lĩnh vực có thế sẽ giành được sự chú ý nhiều hơn trong nhiệm kỳ hai của Chính quyền Obama. Lĩnh vực đầu tiên liên quan đến sự can dự của Trung Quốc vào các thể chế quốc tế, nhất là WTO và G20. Vì Obama có quan điểm đa phương hơn người tiền nhiệm của ông ta, nên có khả năng chính quyền của ông sẽ tiếp tục cố gắng lôi kéo Chính phủ Trung Quốc vào những vũ đài này, nơi có thể nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho họ về những chuẩn mực quốc tế rộng lớn hơn về các vấn đề như Bắc Triều Tiên, Mianma và Xyri. Nhóm nghiên cứu của Obama cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các đối tác khác, đặc biệt là châu Âu, mở rộng tầm nhìn của họ về Trung Quốc, cân nhắc các vân đề an ninh và chiến lược rộng hơn chứ không chỉ tập trung đơn thuần về thương mại.

The second area is in cyber and space security. Secretary of State Hillary Clinton has recently expressed American willingness to engage more actively in building an international code of conduct for outer space. The administration is also likely to work with other interested countries to engage the Chinese government on standards to limit the hacking and espionage emanating from China.


Lĩnh vực thứ hai là an ninh không gian và an ninh mạng. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây đã bày tỏ Mỹ sẵn sàng tham gia tích cực hơn trong việc xây dựng một bộ qui chuẩn cho không gian vũ trụ. Chính quyền Obama cũng sẽ hợp tác với các nước khác cùng quan tâm để ràng buộc Chính phủ Trung Quốc vào các chuẩn mực nhằm hạn chế tin tặc và gián điệp bắt nguồn từ nước này.

A Romney presidency
Chính sách của Romney:

Governor Romney’s campaign rhetoric on China has focused largely on economic issues, with less attention devoted to the military, geopolitical or soft power of China except in the context of his broader vision of the world and the United States. Given his focus and experience on economic and trade issues (broadly defined), as president his China priorities are likely to remain in these areas. However, the breadth of the interactions and interests between the two countries will inevitably lead to a broader policy platform that includes the other diverse elements of the bilateral relationship.

Những lời lẽ to tát mạnh mẽ về Trung Quốc của ứng cử viên Romney tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế mà ít chú ý vào quân sự, địa chính trị hoặc quyền lực mềm của nước này. Do Romney có kinh nghiệm về các vấn đề thương mại và kinh tế nên nếu trở thành tổng thống Mỹ, chính sách đối với Trung Quốc của ông có khả năng tập trung vào những lĩnh vực này. Tuy nhiên, mức độ rộng lớn của các mối tương tác và lợi ích giữa hai nước chắc chắn sẽ dẫn đến một nền tảng chính sách rộng lớn hơn mà bao gồm cả các yếu tố đa dạng khác của mối quan hệ song phương.

Romney has stated he will label China a ‘currency manipulator’ on his first day as president. This is largely a rhetorical tool as it requires only the launch of negotiations with China. While China is likely to react to this political statement, such a designation will have only limited practical impact. The long-term extensive interactions of many in Romney’s foreign-policy team with Chinese officials mean that the blowback will be managed to ensure no permanent or significant impact to the bilateral relationship.

Romney đã tuyên bố ông sẽ gắn mác “nước thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc ngay trong ngày đầu trờ thành tổng thống Mỹ. Đây chủ yếu chỉ là công cụ hùng biện vì điều này chỉ cần tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc có thể sẽ phản ứng lại với tuyên bố chính trị này, nhưng tác động thực tế là rất hạn chế. Các mối quan hệ căng thẳng lâu năm của nhiều người trong nhóm chính sách đối ngoại của Romney với các quan chức Trung Quốc sẽ được kiềm chế để bảo đảm không có tác động lâu dài hoặc đáng kể tới mối quan hệ song phương.

While it has not been a central part of his campaign to date, Romney’s private-sector background is likely to make him more sensitive to the hacking, IPR and espionage concerns of many in the US business community. Working towards a more level playing field for foreign companies in China, and supporting US competitive advantage, will be a high priority for his administration. Romney has stated that he will ensure that China stands by the same values and norms as other countries, particularly in the economic and trade sphere.

Tuy không phải là phần chính của chiến dịch tranh cử, nhưng do có nền tảng về khu vực tư nhân, nên điều này sẽ làm cho Romney nhạy cảm hơn với các lo ngại về vấn đề tin tặc, quyền sở hữu trí tuệ và gián điệp của nhiều doanh nghiệp trong các cộng đồng kinh doanh ở Mỹ. Làm việc để hướng tới một sân chơi bình đẳng hơn cho các công ty nước ngoài ở Trung Quốc và hỗ trợ các lợi thế cạnh tranh của Mỹ, sẽ là một ưu tiên cao của Chính quyền Romney. Romney đã tuyên bố rằng ông sẽ làm cho Trung Quốc có cùng các giá trị và chuẩn mực như các nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.


In the security and geopolitical arena, Romney has called for a more active or assertive American security and foreign policy posture, with increased funding for the military. If implemented, this could have significant repercussions on the bilateral relationship. There has been little mention by Romney of such potential flash-points as Taiwan.

Trong lĩnh vực an ninh và địa chính trị, Romney kêu gọi Mỹ phải có thái độ chủ động hơn hoặc chính sách ngoại giao và an ninh của Mỹ phải quyết đoán hơn, và tăng ngân sách cho quân đội. Nếu được thực hiện, điều này có thể có tác động trở lại đáng kể đến quan hệ song phương. Hiện Romney ít đề cập đến các điểm nóng tiềm năng ví dụ như Đài Loan.

Finally, Romney has suggested that he would focus more attention on China’s actions in international institutions and its support for international norms, particularly in human rights. Given his strong religious background, this is likely to be an issue of particular personal concern, but it is unclear whether it would manifest itself as a priority for him in this relationship.

Cuối cùng, Romney đã đề nghị rằng ông sẽ tập trung nhiều hơn vào các hành động của Trung Quốc tại các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của nước này cho các qui chuẩn quốc tế, đặc biệt là về nhân quyền. Do bản thân là người có nền tảng về tôn giáo mạnh mẽ, nên điều này có khả năng sẽ là một vấn đề quan tâm đặc biệt của Romney, nhưng còn chưa rõ liệu Romney có coi đó là một ưu tiên trong mối quan hệ này không.

International implications

China’s trajectory and its level of engagement with the international community are of global concern. They will be significantly affected by its relationship with the United States: cooperation is likely to lead to a more positive Chinese role, while competition would result in Chinese intransigence and have implications for progress on global issues from the environment to space and cyber security as well as issues arising in the UN Security Council, to trade and development. It would also put nations that are dependent on both the United States and China for economic and/or security reasons in a difficult position as they try to balance the two. Making room for China’s growth and participation will be important.

Khả năng ảnh hưởng quốc tế

Quĩ đạo của Trung Quốc và mức độ can dự vào cộng đồng quốc tế của nước này là mối quan tâm của toàn cầu. Chúng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi mối quan hệ với Mỹ: hợp tác thì sẽ có khả năng dẫn đến một vai trò tích cực hơn của Trung Quốc, trong khi cạnh tranh sẽ dẫn đến việc Trung Quốc không khoan nhượng và làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các vấn đề toàn cầu, từ môi trường đến vũ trụ và an ninh mạng cũng như các vấn đề phát sinh trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đến thương mại và phát triển. Nó cũng sẽ đặt các quốc gia (mà phụ thuộc vào cả Mỹ và Trung Quốc về kinh tế/hoặc các lý do an ninh) vào một tình thế khó khăn vì họ phải cân bằng với cả hai nước này. Vậy nên việc có chỗ cho sự tăng trưởng và tham gia của Trung Quốc sẽ là điều rất quan trọng.

Two factors make managing this rise particularly difficult. The first is the lack of transparency in China mentioned earlier: inadequate understanding of Chinese interests and concerns can lead to misunderstandings and potential conflicts. The second relates to the tension between showing consideration for China’s interests and appearing, in Chinese eyes, to be weak.


Nhưng có hai nhân tố làm cho việc xử lý trỗi dậy này đặc biệt khó khăn. Trước hết là sự thiếu minh bạch ở Trung Quốc đã được đề cập trước đó: hiểu biết không đầy đủ về lợi ích và những mối quan ngại của Trung Quốc có thể dẫn đến sự hiểu lầm và các xung đột có thể xảy ra. Nhân tố thứ hai liên quan đến sự căng thẳng giữa việc Mỹ biểu hiện quan tâm đến những lợi ích của Trung Quốc và việc trong mắt của Trung Quốc, họ coi biểu hiện đó là sự yếu kém của Mỹ.

For these reasons, it will be vital that any American administration makes every effort to engage in an open and transparent dialogue with the Chinese and ensure that US intentions are clear. Ensuring such clarity and deliberation could do much to maintain relations on a positive trajectory or, at a minimum, ensure that they do not spiral out of control. In this respect, the continuity of a second Obama administration that pursues a similar posture would be helpful, particularly as China goes through its own political transition.

Vì những lý do này, sẽ là quan trọng để bất kỳ Chính quyền Mỹ nào cùng phải nỗ lực hết sức để tham gia các cuộc đối thoại cởi mở và minh bạch với Trung Quốc và cho thấy rằng những ý định của Mỹ là rõ ràng. Bảo đảm sự rõ ràng đó và sự thận trọng có thể giúp được nhiều trong việc duy trì các mối quan hệ trong một quĩ đạo tích cực, hoặc ít nhất, để chúng không vượt khỏi tầm kiểm soát. Trong khía cạnh này, tính tiếp nối của Chính quyền Obama nhiệm kỳ hai trong việc theo đuổi một thái độ tương tự sẽ là hữu ích, đặc biệt khi Trung Quốc kết thúc thời kỳ chuyển giao chính trị ở nước này.

Placing priority, and potentially raising tensions, in the economic area, as Romney might do, could have two principal worldwide impacts. First, it could result in retaliatory actions by China in the economic sphere, such as reversing its current relatively cooperative attitude by stopping currency flexibility, freezing progress on further international integration in the financial arena, or raising trade barriers or tariffs. Second, it could motivate China to continue to reduce its interdependence with the United States, investing more in Europe and other regions, and embracing more closely the commercial relationships that form the basis of its engagement with many European countries.

Những ưu tiên và việc làm tăng căng thẳng trong lĩnh vực kinh tế của Chính quyền dưới thời Romney sẽ có hai tác động chính trên thế giới. Trước tiên, nó có thể dẫn đến hành động trả đũa của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như đảo ngược thái độ hiện nay tương đối hợp tác bằng cách làm đình trệ sự linh hoạt về tiền tệ, làm chậm sự tiến bộ về hội nhập quốc tế hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, hoặc tăng các rào cản thương mại hoặc thuế quan. Thứ hai, nó có thể thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục giảm sự phụ thuộc lẫn nhau của Trung Quốc với Mỹ, khiến Trung Quốc quay sang đầu tư nhiều hơn vào châu Âu và các khu vực khác và gắn bó chặt chẽ hơn với các mối quan hệ thương mại, làm cơ sở cho Trung Quốc ngày càng can dự sâu hơn vào nhiều nước ở châu Âu.

Alternatively, finding ways to cooperate with China could induce it to accelerate the pace of liberalization of its capital account, allowing greater flexibility of the renminbi’s exchange rate as well as deeper reforms in its domestic financial sector. The likely consequence would be increasing capital outflow from China to invest in the rest of the world, but more profoundly, greater opportunities and easier market accessibility for international capital to invest inside the Chinese market.

Ngoài ra, nếu tìm cách hợp tác với Trung Quốc có thể thuyết phục nước này đẩy mạnh tốc độ tự do hóa tài khoản vốn của nó, cho phép tỷ giá đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn cũng như cải cách sâu sắc hơn trong lĩnh vực tài chính trong nước. Kết quả có thể sẽ là tăng dòng vốn từ Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác, nhưng quan trọng hơn là có nhiều cơ hội to lớn hơn và tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn để đầu tư vào thị trường nội địa của Trung Quốc.

While a downturn in US-Chinese relations could have an economic impact on other Asia-Pacific countries, these would also be concerned about the security implications. Rising tensions between the two countries makes balancing between them harder. If the United States were perceived to be the instigator of such elevated tensions, a pull-back from America could occur in the region (a reverse of what has happened in recent years following China’s aggressive posturing).

Trong khi sự suy giảm trong guan hệ Mỹ – Trung có thể có tác động về kinh tế, các nước ở châu Á – Thái Bình Dương, cũng quan ngại về ảnh hưởng an ninh. Căng thẳng tăng cao giữa hai nước làm cho sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên khó hơn. Nếu nhận thấy mình là kẻ gây ra tình trạng căng thẳng như vậy, thì sự rút lui của Mỹ có thể xảy ra trong khu vực (trái ngược với những gì đã xảy ra trong những năm gần đây sau khi Trung Quốc có thái độ hung hăng).

A more ‘assertive’ US military posture, as called for by Romney, is likely to heighten Chinese fears of US ‘containment’, and bolster the position of the hawks in the Chinese civilian and military establishment who support further increases in military spending, possibly starting a regional arms race.

Một thái độ quân sự “quyết đoán” hơn của Mỹ, như Romney kêu gọi sẽ làm cho Trung Quốc càng lo ngại “chính sách ngăn chặn” của Mỹ, và củng cố vị trí của phái diều hâu trong bộ máy quân sự và dân sự Trung Quốc những người ủng hộ tăng ngân sách quốc phòng và có thể bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Both Romney and Obama are likely to continue the rebalancing of America’s strategic focus towards Asia. This does not necessarily indicate a distancing from Europe. However, the level of US forces in Europe is likely to be affected more by Obama’s intended defence cuts in a second term than they would be under Romney, given the latter’s intention to maintain or even increase defence spending.

Cả Romney và Obama có thể sẽ tiếp tục tái cân bằng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á. Điều này không nhất thiết cho thấy có khoảng cách với châu Âu. Tuy nhiên, mức độ các lực lượng của Mỹ ở châu Âu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi dự kiến cắt giảm ngân sách quốc phòng của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai so với dưới Chính quyền Romney, do Romney có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng chi tiêu quốc phòng.

Both potential administrations are likely to pay more attention in the coming years to the increasing concerns regarding security in the cyber and space domain. These will be difficult fields in which to engage China, and both administrations are likely to bring in other partners through multilateral institutions. Addressing these new areas of potential tension is vital not just for the United States and China but also for the broader international community.

Cả hai chính quyền tiềm năng trong những năm tới có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến mối quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến an ninh trong không gian mạng và tên miền không gian. Đây sẽ là những lĩnh vực khó khăn để đối phó với Trung Quốc, do đó cả hai chính quyền đều sẽ có thể lôi kéo các đối tác khác thông qua các tổ chức đa phương. Giải quyết những lĩnh vực mới có nhiều khả năng gây ra căng thẳng này là điều quan trọng sống còn không chỉ đối với Mỹ và Trung Quốc mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế nói chung.


Xenia Dormandy is a Senior Fellow at Chatham House, and runs the Project on the United States’ changing role in the world. She was previously the Executive Director of the PeaceNexus Foundation, which she launched in 2009. From 2005 to 2009, she was the Director of the Project on India and the Subcontinent and the Executive Director for Research at the Kennedy School's Belfer Center, Harvard University, as well as being a member of the Center’s board.

Her previous positions include Director for South Asia at the US National Security Council (NSC), and a number of positions at the Department of State including in the Bureau of South Asia, the Homeland Security Group and the Bureau of Nonproliferation. Shortly after 9/11, she was detailed to the Office of the Vice President to help launch the Office of Homeland Security Affairs. Earlier in her career she worked in the non-profit and private sectors in California, Israel and the West Bank, and the United Kingdom, and for UNICEF in New York. She has a BA from Oxford University and a Master’s in Public Policy from the Kennedy School of Government.

She is the author of numerous articles and op-eds in publications such as The Washington Quarterly, The Washington Post, Boston Globe, Christian Science Monitor and International Herald Tribune, and she has been interviewed on radio and television for such programmes as the BBC World, NPR, CSPAN, CNN, Fox News, Al Jazeera and the Jim Lehrer News Hour.

Xenia Dormandy là nghiên cứu viên cao cấp tại Chatham House, điều hành Dự án vai trò thay đổi của Hoa Kỳ trên thế giới. trước đây là Giám đốc điều hành Quỹ PeaceNexus, thành lập năm 2009. Từ năm 2005 đến 2009, Giám đốc của Dự án Ấn Độ và Tiểu lục địa và Giám đốc điều hành nghiên cứu tại Trung tâm Belfer của Trường Kennedy, Đại học Harvard, là một thành viên của hội đồng quản trị của Trung tâm.


Vị trí trước đây của
bao gồm Giám đốc khu vực Nam Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), một số vị trí Bộ Ngoại giao bao gồm cả Văn phòng Nam Á, Nhóm An ninh Nội địa và Văn phòng của không phổ biến vũ khí. Ngay sau khi 11/9 bà đã được báo cáo chi tiết đến Văn phòng của Phó Tổng thống để giúp khởi động các Văn phòng An ninh Nội địa. Trước đó trong sự nghiệp của mình, làm việc trong các lĩnh vực phi lợi nhuận và tư nhân ở California, Israel Bờ Tây, và Vương quốc Anh, làm việc cho UNICEF ở New York. có bằng cử nhân từ Đại học Oxford Thạc sĩ Chính sách công của Trường Kennedy về Chính phủ học.


Bà là tác giả của nhiều bài báo xã kuận trong các ấn phẩm như The Washington Quarterly, The Washington Post, Boston Globe, Christian Science Monitor International Herald Tribune, đã được phỏng vấn trên đài phát thanh truyền hình cho các chương trình như BBC , NPR, CSPAN, CNN, Fox News, Al Jazeera Giờ Tin tức Jim
Lehrer

Note series

The November 2012 US presidential and congressional elections are occurring at a time of profound uncertainty inside and outside the United States. How the next administration adapts to a host of international challenges will be central not only to America’s prosperity and security, but also, given its continuing global economic and political power, to that of countries across the world.

The months before and after the elections will witness an enormous number of analyses and reports by US institutions and media on the future of foreign and domestic policy, targeted principally at US public and policy-making audiences. Using its international reputation for informed and independent analysis, Chatham House’s Programme on the US International Role assesses the likely trajectories of US international policy after the 2012 election from an external perspective, analysing the implications for other countries and helping them to understand how a new president and his policies will affect them.


Chú thích

Tháng 11 năm 2012 cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội đang xảy ra tại một thời điểm bất ổn sâu sắc bên trong và bên ngoài Hoa Kỳ. Làm thế nào để chính quyền tiếp theo thích nghi với một loạt các thách thức quốc tế sẽ là quan trọng không chỉ đối với sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ, màv còn cả với sự tiếp tục quyền lực kinh tế và chính trị toàn cầu của Mỹ, và của các quốc gia trên khắp thế giới.

Những tháng trước và sau cuộc bầu cử sẽ chứng kiến ​​một số lượng rất lớn các phân tích và báo cáo của các tổ chức và các phương tiện truyền thông Mỹ về tương lai của chính sách đối ngoại và trong nước, chủ yếu nhắm vào những nhân vật công cộng và vạch chính sách của Mỹ. Sử dụng danh tiếng quốc tế của nó để có được phân tích độc lập trên cơ sở thông tin, Chương trình của Chatham House về Vai trò quốc tế của Mỹ đánh giá các quỹ đạo có thể có trong chính sách quốc tế của Mỹ sau khi cuộc bầu cử năm 2012 từ một góc nhìn bên ngoài, phân tích các tác động tới các nước khác và giúp họ hiểu tổng thống mới và chính sách của ông sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào.


In the run-up to the elections, Chatham House will produce a series of Election Notes on major foreign policy issues, explaining the background, the relative positions of Barack Obama and Mitt Romney and the international implications of each. These Election Notes will not just provide independent analysis of what the candidates say, but draw upon an understanding of their record in office, if relevant, and their domestic and foreign policy teams to provide a deeper and more rounded assessment of their likely approach to major foreign policy issues. They are intended to inform and be relevant to governments, businesses, NGOs, foundations and the broader public.



Trong thời gian chuẩn bị cho bầu cử, Chatham House sẽ xuất bản một loạt các Ghi chép về bầu cử, về các vấn đề chính sách ngoại giao lớn, giải thích nền tảng, vị trí tương đối của Barack Obama và Mitt Romney và ý nghĩa quốc tế của mỗi bên. Ghi chép về bầu cử sẽ không chỉ cung cấp các phân tích độc lập của các ứng cử viên, mà còn rút ra một sự hiểu biết về thành tích của họ trong chức vụ, nếu có liên quan, và các đội phụ trách chính sách trong nước và nước ngoài của họ để cung cấp một đánh giá sâu hơn và toàn diện hơn của phương pháp tiếp cận có thể có của họ đối với các vấn đề chính sách đối ngoại chính yếu. Chúng tôi được dự định cung cấp thông tin cần thiết cho chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và công chúng rộng lớn hơn.


The US Election Note series is made possible through the support of the Stavros Niarchos Foundation.

Loạt xuất bản phẩm Tuyển Cử Hoa Kỳ có thể được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Quỹ Stavros Niarchos.


http://www.chathamhouse.org/sites/default/files/public/Research/Americas/0512usen_china.pdf