MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, November 11, 2013

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P11

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P11



U.S. battleships West Virginia and Tennessee, following the Japanese attack on Pearl Harbor, December 7, 1941.
(The National Archives)

Chiến hạm Tây Virginia và Tennessee của Mỹ, sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, 7 tháng 12 năm 1941.
(Cơ quan lưu trữ quốc gia)
11 THE NEW DEAL AND WORLD WAR

CHƯƠNG 11: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

"We must be the great arsenal of democracy."
- President Franklin D. Roosevelt, 1941

“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ"
Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941
ROOSEVELT AND THE NEW DEAL

ROOSEVELT VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI

In 1933 the new president, Franklin D. Roosevelt, brought an air of confidence and optimism that quickly rallied the people to the banner of his program, known as the New Deal. "The only thing we have to fear is fear itself," the president declared in his inaugural address to the nation.

Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D. Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi chính là bản thân nỗi khiếp sợ - vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn văn nhậm chức của mình trước dân tộc.


In one sense, the New Deal merely introduced social and economic reforms familiar to many Europeans for more than a generation. Moreover, the New Deal represented the culmination of a long-range trend toward abandonment of "laissez-faire" capitalism, going back to the regulation of the railroads in the 1880s, and the flood of state and national reform legislation introduced in the Progressive era of Theodore Roosevelt and Woodrow Wilson.

Xét trên khía cạnh nào đó thì Chính sách kinh tế mới chỉ đơn thuần đưa ra những cải cách xã hội và kinh tế vốn đã rất quen thuộc đối với người châu Âu từ hơn một thế hệ nay. Hơn nữa, Chính sách kinh tế mới là cao trào của một xu hướng dài hạn nhằm tiến tới bãi bỏ chủ nghĩa tư bản không can thiệp, trở lại việc kiểm soát đường sắt vào những năm 1880, và đưa ra hàng loạt cải cách luật pháp bang và liên bang đã được khởi xướng trong kỷ nguyên tiến bộ thời các Tổng thống Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson.

What was truly novel about the New Deal, however, was the speed with which it accomplished what previously had taken generations. Many of its reforms were hastily drawn and weakly administered; some actually contradicted others. Moreover, it never succeeded in restoring prosperity. Yet its actions provided tangible help for millions of Americans, laid the basis for a powerful new political coalition, and brought to the individual citizen a sharp revival of interest in government.

Tuy nhiên, điều thực sự mới mẻ trong Chính sách kinh tế mới là nó đã nhanh chóng đạt được những thành tựu mà trước đó phải mất nhiều thế hệ mới có được. Rất nhiều chương trình cải cách trong số này đã được khởi thảo một cách vội vã và được quản lý lỏng lẻo; một số khác thì lại mâu thuẫn với những mô hình cải cách còn lại. Hơn nữa, chính sách này chưa bao giờ thành công trong việc đem lại sự thịnh vượng. Tuy vậy, những hành động trong Chính sách kinh tế mới đã giúp đỡ hàng triệu người Mỹ, xây dựng nền tảng cho một liên minh chính trị hùng mạnh, và khiến mỗi công dân Mỹ lại thực sự quan tâm đến chính phủ.

THE FIRST NEW DEAL

Banking and Finance. When Roosevelt took the presidential oath, the banking and credit system of the nation was in a state of paralysis. With astonishing rapidity the nation's banks were first closed -- and then reopened only if they were solvent. The administration adopted a policy of moderate currency inflation to start an upward movement in commodity prices and to afford some relief to debtors. New governmental agencies brought generous credit facilities to industry and agriculture. The Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) insured savings-bank deposits up to $5,000. Federal regulations were imposed upon the sale of securities on the stock exchange.

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI LẦN THỨ NHẤT

Ngân hàng và Tài chính.  Khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức tổng thống, hệ thống ngân hàng và tài chính của Mỹ đang trong tình trạng tê liệt. Đầu tiên, các ngân hàng quốc gia nhanh chóng bị đóng cửa, và sau đó, chỉ được hoạt động trở lại khi chúng có khả năng chi trả. Chính quyền đã thực thi chính sách lạm phát tiền tệ vừa phải để tăng giá cả của hàng hóa và giúp cho các gánh nặng nợ nần nhẹ nhõm phần nào. Các cơ quan mới của chính phủ đã cấp những khoản tín dụng hào phóng cho nông nghiệp và công nghiệp. Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã bảo hiểm tới 5000 đô-la cho các khoản tiền tiết tiết kiệm gửi ngân hàng. Các điều luật Liên bang cũng được áp dụng cho hoạt động bán chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.

Unemployment. Roosevelt faced unprecedented mass unemployment. By the time he took office, as many as 13 million Americans -- more than a quarter of the labor force -- were out of work. Bread lines were a common sight in most cities. Hundreds of thousands roamed the country in search of food, work, and shelter. "Brother, can you spare a dime?" was the refrain of a popular song.

Thất nghiệp. Tổng thống Roosevelt đã phải đối mặt với một tỉ lệ thất nghiệp cao chưa từng có trong lịch sử. Vào thời điểm ông nhậm chức, có khoảng 13 triệu người Mỹ - chiếm một phần tư lực lượng lao động - không có việc làm. Những hàng người chờ đợi được phân phát bánh mỳ là cảnh tượng thường thấy tại hầu hết các thành phố. Hàng trăm nghìn người lang thang khắp đất nước để tìm kiếm thức ăn, việc làm và nơi trú ngụ. "Người anh em ơi, bạn có mười xu không?” là đoạn điệp khúc trong một bài hát thịnh hành thời đó.


An early step for the unemployed came in the form of the Civilian Conservation Corps (CCC), a program that brought relief to young men between 18 and 25 years of age. CCC enrollees worked in camps administered by the army. About two million took part during the decade. They participated in a variety of conservation projects: planting trees to combat soil erosion and maintain national forests; eliminating stream pollution; creating fish, game, and bird sanctuaries; and conserving coal, petroleum, shale, gas, sodium, and helium deposits.


Bước đi đầu tiên nhằm giải quyết nạn thất nghiệp là hình thành Đội Bảo tồn Dân sự (CCC), một chương trình trợ giúp thanh niên từ 18 đến 25 tuổi. CCC tập hợp thanh niên không có việc làm thành những trại lao động do quân đội quản lý. Trong thập niên đó, đã có khoảng hai triệu thanh niên đã tham gia chương trình này. Họ hoạt động trong nhiều dự án bảo tồn: trồng cây chống xói mòn, bảo vệ các khu rừng quốc gia, loại bỏ ô nhiễm các dòng suối, xây dựng các khu bảo tồn cá, thú săn và chim, bảo vệ các vỉa than, mỏ dầu, đá phiến dẹt, mỏ khí đốt, mỏ muối natri và mỏ khí heli.


A Public Works Administration (PWA) provided employment for skilled construction workers on a wide variety of mostly medium- to large-sized projects. Among the most memorable of its many accomplishments were the Bonneville and Grand Coulee Dams in the Pacific Northwest, a new Chicago sewer system, the Triborough Bridge in New York City, and two aircraft carriers (Yorktown and Enterprise) for the U.S. Navy.

Cơ quan Quản lý các công trình công cộng (PWA) cung cấp việc làm cho những công nhân có tay nghề cao trong ngành xây dựng, chủ yếu làm việc trong các dự án lớn hoặc các dự án có quy mô vừa. Các công trình nổi tiếng trong giai đoạn này là đập nước Bonneville, đập Lớn Coulee tại miền Đông Bắc Thái Bình Dương, hệ thống cống ở Chicago, cầu Triborough ở thành phố New York, và hai tàu sân bay (Yorktown và Enterprise) cho Hải quân Mỹ.


The Tennessee Valley Authority (TVA), both a work relief program and an exercise in public planning, developed the impoverished Tennessee River valley area through a series of dams built for flood control and hydroelectric power generation. Its provision of cheap electricity for the area stimulated some economic progress, but won it the enmity of private electric companies. New Dealers hailed it as an example of "grass roots democracy."


Cơ quan Tennessee Valley (TVA), vừa là một chương trình tạo công ăn việc làm, vừa là một dự án quy hoạch các công trình công cộng, đã phát triển vùng thung lũng nghèo của sông Tennessee bằng cách xây dựng một loạt các đập nước nhằm kiểm soát lũ lụt và làm thủy điện. Bằng việc cung cấp điện với giá rẻ cho toàn bộ vùng Tennessee, cơ quan này đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhất định về kinh tế, nhưng lại khiến các công ty điện lực tư nhân ghen ghét và thù địch. Các nhà kinh tế xã hội mới ca ngợi rằng đây là một ví dụ tiêu biểu về dân chủ cơ sở.

The Federal Emergency Relief Administration (FERA), in operation from 1933 to 1935, distributed direct relief to hundreds of thousands of people, usually in the form of direct payments. Sometimes, it assumed the salaries of schoolteachers and other local public service workers. It also developed numerous small-scale public works projects, as did the Civil Works Administration (CWA) from late 1933 into the spring of 1934. Criticized as "make work," the jobs funded ranged from ditch digging to highway repairs to teaching. Roosevelt and his key officials worried about costs but continued to favor unemployment programs based on work relief rather than welfare.

Trong suốt hơn 2 năm hoạt động từ 1933 đến 1935, Cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang (FERA) đã trực tiếp phân phát cứu trợ, chủ yếu dưới hình thức trả tiền trực tiếp cho hàng trăm nghìn người. Đôi khi, tổ chức này còn trợ cấp lương cho các giáo viên và nhân viên trong các cơ quan hành chính ở địa phương. Tổ chức này cũng đã triển khai nhiều dự án công cộng quy mô nhỏ cung cấp việc làm, cũng giống như Cơ quan Lao động Dân sự (CWA) từ cuối năm 1933 đến mùa xuân năm 1934. Đây bị chỉ trích là những việc làm giá trị, những công việc này có đủ loại, từ việc đào hào tới sửa chữa đường cao tốc và dạy học. Roosevelt và các quan chức nòng cốt của ông trong chính phủ đã lo lắng về các khoản chi phí dành cho những dự án cung cấp việc làm này, nhưng ông vẫn tiếp tục ủng hộ các chương trình chống nạn thất nghiệp, dựa trên nguyên tắc tạo ra công ăn việc làm chứ không phải là trợ cấp phúc lợi xã hội.

Agriculture. In the spring of 1933, the agricultural sector of the economy was in a state of collapse. It thereby provided a laboratory for the New Dealers' belief that greater regulation would solve many of the country's problems. In 1933, Congress passed the Agricultural Adjustment Act (AAA) to provide economic relief to farmers. The AAA proposed to raise crop prices by paying farmers a subsidy to compensate for voluntary cutbacks in production. Funds for the payments would be generated by a tax levied on industries that processed crops. By the time the act had become law, however, the growing season was well under way, and the AAA paid farmers to plow under their abundant crops. Crop reduction and further subsidies through the Commodity Credit Corporation, which purchased commodities to be kept in storage, drove output down and farm prices up.

Nông nghiệp. Vào mùa xuân năm 1933, khu vực kinh tế nông nghiệp đang trong tình trạng suy sụp. Điều đó khiến những người khởi xướng Chính sách kinh tế mới có cơ sở để thử nghiệm niềm tin của họ rằng việc điều tiết nhiều hơn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của đất nước. Năm 1933, Quốc hội đã thông qua Luật Điều chỉnh Nông nghiệp (AAA) nhằm trợ giúp kinh tế cho nông dân. AAA đề xuất tăng giá nông sản bằng cách trả cho nông dân một khoản trợ cấp đền bù cho phần sản lượng tự nguyện cắt giảm. Nguồn tiền cho những khoản trợ cấp này có được do số thu từ thuế đánh vào những ngành công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, cho đến khi điều luật này chính thức trở thành luật, thì vụ gieo trồng đã diễn ra rồi, và AAA buộc phải trả cho nông dân một khoản tiền trợ cấp để họ phá bỏ các mảnh đất đã được gieo trồng. Việc cắt giảm sản lượng và trợ cấp nông nghiệp thông qua Công ty Tín dụng Nông sản - là công ty thu mua nông sản để cất trữ - khiến cho sản lượng trên thị trường giảm xuống và giá nông sản tăng lên.


Between 1932 and 1935, farm income increased by more than 50 percent, but only partly because of federal programs. During the same years that farmers were being encouraged to take land out of production -- displacing tenants and sharecroppers -- a severe drought hit the Plains states. Violent wind and dust storms during the 1930s created what became known as the "Dust Bowl." Crops were destroyed and farms ruined.


Từ năm 1932 đến năm 1935, thu nhập của nông dân tăng hơn 50% nhưng chỉ phần nào là nhờ vào các chương trình liên bang mà thôi. Trong những năm đó, khi chủ đất được khuyến khích không dùng đất vào trồng trọt, thải hồi những người làm thuê và những người lĩnh canh, thì một trận hạn hán khắc nghiệt đã ập xuống các bang vùng Plains. Gió mạnh và những cơn bão cát đã tàn phá khắp vùng khiến miền này nổi danh là xứ bụi trong suốt những năm 1930. Mùa màng bị tàn phá và các nông trại bị phá hủy.

By 1940, 2.5 million people had moved out of the Plains states, the largest migration in American history. Of those, 200,000 moved to California. The migrants were not only farmers, but also professionals, retailers, and others whose livelihoods were connected to the health of the farm communities. Many ended up competing for seasonal jobs picking crops at extremely low wages.


Cho đến năm 1940, khoảng 2, 5 triệu người đã rời khỏi các bang vùng Plains, tạo thành dòng người di cư lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong số đó, khoảng 200.000 người đã đến California. Những người di cư không chỉ gồm có nông dân mà còn bao gồm cả lao động chuyên môn, người bán lẻ và nhiều lớp người khác mà sinh kế của họ gắn với sự thăng trầm của các cộng đồng nông nghiệp. Nhiều người trong số họ cuối cùng đã phải tranh nhau tìm kiếm những công việc mang tính thời vụ như thu hái nông sản với đồng lương cực kỳ rẻ mạt.


The government provided aid in the form of the Soil Conservation Service, established in 1935. Farm practices that damaged the soil had intensified the impact of the drought. The service taught farmers measures to reduce erosion. In addition, almost 30,000 kilometers of trees were planted to break the force of winds.

Although the AAA had been mostly successful, it was abandoned in 1936, when its tax on food processors was ruled unconstitutional by the Supreme Court. Congress quickly passed a farm-relief act, which authorized the government to make payments to farmers who took land out of production for the purpose of soil conservation. In 1938, with a pro-New Deal majority on the Supreme Court, Congress reinstated the AAA.


Chính phủ đã ra tay cứu trợ bằng cách thành lập Cơ quan Bảo toàn Đất đai năm 1935. Những tập quán canh tác làm tàn phá đất đai đã làm cho ảnh hưởng của hạn hán càng trầm trọng thêm. Cơ quan này đã hướng dẫn nông dân các biện pháp làm hạn chế xói mòn. Ngoài ra, gần 30.000 km cây trồng đã được trồng lên để làm giảm sức mạnh của gió.

Tuy AAA phần nhiều là thành công, nhưng nó vẫn bị bãi bỏ vào năm 1936, khi các khoản thuế đánh vào các công ty chế biến thực phẩm bị Tòa án Tối cao cho là không hợp hiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua một điều luật hỗ trợ nông dân, cho phép chính phủ trợ cấp cho những nông dân chấp nhận bỏ đất không gieo trồng nhằm mục đích bảo toàn đất đai. Năm 1938, với đa số thành viên ủng hộ Chính sách kinh tế mới tại Tòa án Tối cao, Quốc hội đã phục hồi điều luật AAA.


By 1940 nearly six million farmers were receiving federal subsidies. New Deal programs also provided loans on surplus crops, insurance for wheat, and a system of planned storage to ensure a stable food supply. Economic stability for the farmer was substantially achieved, albeit at great expense and with extraordinary government oversight.


Cho tới năm 1940, gần sáu triệu nông dân đã nhận được trợ cấp liên bang. Các chương trình Chính sách kinh tế mới đã cấp các khoản vay cho những vụ gieo trồng tăng thêm, cung cấp bảo hiểm lúa mì và hệ thống cất trữ theo kế hoạch, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định. Cuối cùng, chính sách ổn định kinh tế cho nông dân cũng đã được hoàn tất, mặc dù chính phủ đã phải giám sát vô cùng chặt chẽ và bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ.


Industry and Labor. The National Recovery Administration (NRA), established in 1933 with the National Industrial Recovery Act (NIRA), attempted to end cut-throat competition by setting codes of fair competitive practice to generate more jobs and thus more buying. Although welcomed initially, the NRA was soon criticized for over-regulation and was unable to achieve industrial recovery. It was declared unconstitutional in 1935.

Công nghiệp và lao động.  Cơ quan Phục hồi Quốc gia (NRA) được thành lập năm 1933 cùng với Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia (NIRA) đã chấm dứt cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các bộ luật về cạnh tranh công bằng nhằm tạo nhiều việc làm hơn và do đó sẽ làm tăng sức mua. Tuy lúc đầu, NRA rất được hoan nghênh, nhưng nó đã sớm bị phàn nàn vì đã điều tiết quá mức và khiến cho việc phục hồi công nghiệp không được hoàn thành. Cơ quan này đã bị tuyên bố là không hợp hiến vào năm 1935.

The NIRA had guaranteed to labor the right of collective bargaining through labor unions representing individual workers, but the NRA had failed to overcome strong business opposition to independent unionism. After its demise in 1935, Congress passed the National Labor Relations Act, which restated that guarantee and prohibited employers from unfairly interfering with union activities. It also created the National Labor Relations Board to supervise collective bargaining, administer elections, and ensure workers the right to choose the organization that should represent them in dealing with employers.

NIRA đã đảm bảo cho lao động quyền được thương lượng tập thể thông qua các tổ chức công đoàn đại diện cho tầng lớp công nhân. Tuy nhiên, NRA đã không vượt qua được sự phản đối mạnh mẽ của giới doanh nghiệp đối với chủ nghĩa nghiệp đoàn độc lập. Sau khi cơ quan này giải thể vào năm 1935, Quốc hội đã thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia. Luật này đã khẳng định lại sự bảo đảm đó và cấm giới chủ lao động can thiệp vào hoạt động của Công đoàn. Quốc hội cũng lập ra Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) để giám sát các cuộc thương lượng tập thể, điều hành các cuộc bầu cử và bảo đảm cho công nhân quyền lựa chọn tổ chức đại diện cho họ trong việc thương lượng với giới chủ.

The great progress made in labor organization brought working people a growing sense of common interests, and labor's power increased not only in industry but also in politics. Roosevelt's Democratic Party benefited enormously from these developments.
Sự tiến bộ lớn lao đạt được trong tổ chức lao động đã mang lại cho người lao động ý thức ngày càng tăng về những quyền lợi chung, và sức mạnh của các tầng lớp lao động đã tăng lên không chỉ trong công nghiệp, mà cả về mặt chính trị. Đảng Dân chủ của Roosevelt đã được lợi rất nhiều từ những tiến bộ này.

THE SECOND NEW DEAL

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI LẦN THỨ HAI
President Franklin D. Roosevelt signs perhaps the most far-reaching legislation of the New Deal: the Social Security Act of 1935. Today, Social Security, one of the largest government programs in the United States, provides retirement and disability income to millions of Americans.
(AP/WWP)

Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký đạo luật có lẽ sâu rộng nhất của New Deal: Đạo luật An sinh xã hội năm 1935. Ngày nay, an sinh xã hội, một trong những chương trình lớn nhất của chính phủ tại Hoa Kỳ, cung cấp hưu trí và thu nhập cho hàng triệu người tàn tật Mỹ .
( AP / WWP)

In its early years, the New Deal sponsored a remarkable series of legislative initiatives and achieved significant increases in production and prices -- but it did not bring an end to the Depression. As the sense of immediate crisis eased, new demands emerged. Businessmen mourned the end of "laissez-faire" and chafed under the regulations of the NIRA. Vocal attacks also mounted from the political left and right as dreamers, schemers, and politicians alike emerged with economic panaceas that drew wide audiences. Dr. Francis E. Townsend advocated generous old-age pensions. Father Charles Coughlin, the "radio priest," called for inflationary policies and blamed international bankers in speeches increasingly peppered with anti-Semitic imagery. Most formidably, Senator Huey P. Long of Louisiana, an eloquent and ruthless spokesman for the displaced, advocated a radical redistribution of wealth. (If he had not been assassinated in September 1935, Long very likely would have launched a presidential challenge to Franklin Roosevelt in 1936.)

Trong những năm đầu thực thi, mặc dù Chính sách kinh tế mới đã thực hiện hàng loạt các sáng kiến lập pháp và đã làm sản lượng và giá cả tăng lên đáng kể, song nó vẫn không chấm dứt được thời kỳ suy thoái kinh tế. Khi nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng đã dịu đi, thì những nhu cầu mới lại xuất hiện. Các doanh nhân tiếc nuối vì chính sách không can thiệp không còn tồn tại nữa và bất bình trước những quy định của NIRA. Những cuộc khẩu chiến ầm ĩ cũng xuất hiện từ phía các phe phái chính trị cánh tả và cánh hữu, do những kẻ mơ mộng, những kẻ âm mưu và các chính trị gia mới nổi mang theo những phương thuốc phục hồi kinh tế thu hút sự chú ý của đông đảo dân chúng. Tiến sỹ Francis E. Townsend đề xuất các khoản lương hưu hậu hĩnh cho người già. Cha Coughlin, một vị linh mục từng phát biểu trên đài phát thanh, kêu gọi các chính sách chống lạm phát và chỉ trích các chủ nhà băng quốc tế trong những bài diễn văn được tung ra tới tấp của ông, mang tư tưởng bài xích Do Thái và ả Rập. ấn tượng nhất là Huey P. Long, Thượng nghị sỹ bang Lousiana, một diễn giả nổi tiếng về tài hùng biện và sự thẳng thắn luôn ủng hộ cho những người bị thiệt thòi yếu thế, đã vận động cho chính sách tái phân phối thu nhập (Nếu không bị ám sát vào tháng 9/1936 thì Huey P. Long rất có thể đã là một thách thức đối với chiếc ghế tổng thống của Franklin Roosevelt vào cuộc bầu cử năm 1936).


In the face of these pressures, President Roosevelt backed a new set of economic and social measures. Prominent among them were measures to fight poverty, create more work for the unemployed, and provide a social safety net.


Trước những áp lực này, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra một loạt những biện pháp mới về kinh tế và xã hội. Nổi bật nhất trong số đó là những biện pháp đấu tranh chống đói nghèo, mang lại việc làm cho những lao động đang thất nghiệp và xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội.


The Works Progress Administration (WPA), the principal relief agency of the so-called second New Deal, was the biggest public works agency yet. It pursued small-scale projects throughout the country, constructing buildings, roads, airports, and schools. Actors, painters, musicians, and writers were employed through the Federal Theater Project, the Federal Art Project, and the Federal Writers Project. The National Youth Administration gave part-time employment to students, established training programs, and provided aid to unemployed youth. The WPA only included about three million jobless at a time; when it was abandoned in 1943, it had helped a total of nine million people.


Cơ quan Xúc tiến Việc làm (WPA), một cơ quan hỗ trợ trọng yếu của Chính sách kinh tế mới lần thứ hai, là tổ chức cung cấp việc làm lớn nhất thời kỳ đó. Cơ quan này đã triển khai các dự án quy mô nhỏ trên khắp đất nước, xây dựng nhà cửa, đường sá, sân bay và trường học. Các diễn viên, họa sỹ, nhạc sỹ và nhà văn được làm việc cho các Dự án Nhà hát Liên bang, Dự án Nghệ thuật Liên bang và Dự án Nhà văn Liên bang. Ngoài ra, Cơ quan Thanh niên Quốc gia cũng đã cung cấp việc làm bán thời gian cho sinh viên, thiết kế các chương trình đào tạo và trợ cấp cho những thanh niên chưa có việc làm. WPA tính toán được khoảng ba triệu người thất nghiệp trong thời điểm đó; và cho đến khi bị bãi bỏ năm 1943 thì cơ quan này đã giúp đỡ được tổng cộng chín triệu người.


The New Deal's cornerstone, according to Roosevelt, was the Social Security Act of 1935. Social Security created a system of state-administered welfare payments for the poor, unemployed, and disabled based on matching state and federal contributions. It also established a national system of retirement benefits drawing on a "trust fund" created by employer and employee contributions. Many other industrialized nations had already enacted such programs, but calls for such an initiative in the United States had gone unheeded. Social Security today is the largest domestic program administered by the U.S. government.

Theo Tổng thống Roosevelt thì nền tảng của Chính sách kinh tế mới là Đạo luật Bảo hiểm Xã hội năm 1935. Bảo hiểm Xã hội đã tạo ra một hệ thống phúc lợi do nhà nước quản lý, nhằm trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo và người thất nghiệp dựa trên các khoản đóng góp của tiểu bang và liên bang. Nó cũng tạo ra một hệ thống bảo hiểm hưu trí quốc gia, rút tiền từ một quỹ tín thác do chủ lao động và người lao động tham gia đóng góp. Nhiều quốc gia công nghiệp khác cũng đã từng ban hành những chương trình như vậy, nhưng những lời kêu gọi cho sáng kiến này ở Hoa Kỳ trước đó bị bỏ qua. Ngày nay, hệ thống bảo hiểm xã hội là chương trình quốc nội lớn nhất do Chính phủ Mỹ quản lý.

To these, Roosevelt added the National Labor Relations Act, the "Wealth Tax Act" that increased taxes on the wealthy, the Public Utility Holding Company Act to break up large electrical utility conglomerates, and a Banking Act that greatly expanded the power of the Federal Reserve Board over the large private banks. Also notable was the establishment of the Rural Electrification Administration, which extended electricity into farming areas throughout the country.

Thêm vào đó, Roosevelt đã cho ra đời thêm các điều luật khác là Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia; Đạo luật Thuế thu nhập - nhằm tăng thuế thu nhập của người giàu; Đạo luật về các Công ty công ích - nhằm thống nhất các công ty điện lực thành các tập đoàn lớn; Đạo luật Ngân hàng - mở rộng quyền lực của Cục Dự trữ Liên bang đối với các ngân hàng tư nhân. Một động thái quan trọng khác là việc thành lập Cơ quan Điện khí hóa Nông thôn cung cấp điện cho các trang trại trên khắp đất nước.


A NEW COALITION

In the 1936 election, Roosevelt won a decisive victory over his Republican opponent, Alf Landon of Kansas. He was personally popular, and the economy seemed near recovery. He took 60 percent of the vote and carried all but two states. A broad new coalition aligned with the Democratic Party emerged, consisting of labor, most farmers, most urban ethnic groups, African Americans, and the traditionally Democratic South. The Republican Party received the support of business as well as middle-class members of small towns and suburbs. This political alliance, with some variation and shifting, remained intact for several decades.

MỘT LIÊN MINH MỚI

Vào cuộc bầu cử năm 1936, Roosevelt đã giành chiến thắng quyết định trước đối thủ Đảng Cộng hòa Alf Landon, thống đốc bang Kansas. Roosevelt đã nổi tiếng nhờ vào phẩm chất cá nhân và nhờ các cải cách kinh tế. Ông đã giành được sự ủng hộ của hơn 60% cử tri và thắng cử ở tất cả các bang, ngoại trừ hai bang là Maine và Vermont. Một khối liên minh mới với Đảng Dân chủ đã được thành lập, bao gồm các tầng lớp lao động, phần lớn nông dân, các nhóm chủng tộc đô thị người Mỹ gốc Phi và Đảng Dân chủ truyền thống miền Nam. Đảng Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ của giới doanh nhân và những người thuộc tầng lớp trung lưu ở các thành phố nhỏ và các khu ngoại ô. Mặc dù có những biến động và thay đổi, nhưng khối liên minh chính trị này đã tồn tại nguyên vẹn trong suốt nhiều thập niên.

Roosevelt's second term was a time of consolidation. The president made two serious political missteps: an ill-advised, unsuccessful attempt to enlarge the Supreme Court and a failed effort to "purge" increasingly recalcitrant Southern conservatives from the Democratic Party. When he cut high government spending, moreover, the economy collapsed. These events led to the rise of a conservative coalition in Congress that was unreceptive to new initiatives.

Nhiệm kỳ thứ hai của Roosevelt là thời gian để củng cố liên minh đoàn kết. Ông đã mắc phải hai sai lầm chính trị nghiêm trọng: chương trình mở rộng Tòa án Tối cao (chương trình này đã nhận được những lời cố vấn sai lầm và đã thất bại) và nỗ lực nhưng không có kết quả trong việc loại khỏi Đảng Dân chủ những người bảo thủ càng ngày càng cứng đầu ở miền Nam. Hơn nữa, khi ông cắt giảm những chi tiêu đắt đỏ của chính phủ, thì nền kinh tế đã suy sụp. Các sự kiện này đã làm tăng thêm khối liên minh bảo thủ trong Quốc hội, một liên minh không mặn mà với các sáng kiến cải cách.

From 1932 to 1938 there was widespread public debate on the meaning of New Deal policies to the nation's political and economic life. Americans clearly wanted the government to take greater responsibility for the welfare of ordinary people, however uneasy they might be about big government in general. The New Deal established the foundations of the modern welfare state in the United States. Roosevelt, perhaps the most imposing of the 20th-century presidents, had established a new standard of mass leadership.

Từ năm 1932 đến năm 1938, công chúng đã tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của các Chính sách kinh tế mới đối với đời sống chính trị và kinh tế của đất nước. Hiển nhiên là người Mỹ muốn chính phủ nhận trách nhiệm lớn hơn đối với việc tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, tuy họ có thể không thích thú gì một chính phủ cồng kềnh. Chính sách kinh tế mới đã đặt nền móng cho một nhà nước phúc lợi hiện đại ở nước Mỹ. Roosevelt - có thể được coi là một trong những vị tổng thống Mỹ tiêu biểu nhất trong thế kỷ XX - đã tạo ra một chuẩn mực mới về sự lãnh đạo đất nước.

No American leader, then or since, used the radio so effectively. In a radio address in 1938, Roosevelt declared: "Democracy has disappeared in several other great nations, not because the people of those nations disliked democracy, but because they had grown tired of unemployment and insecurity, of seeing their children hungry while they sat helpless in the face of government confusion and government weakness through lack of leadership." Americans, he concluded, wanted to defend their liberties at any cost and understood that "the first line of the defense lies in the protection of economic security."

Không có một vị tổng thống nào, trước đó và sau này, lại có khả năng sử dụng đài phát thanh một cách hữu hiệu như Roosevelt. Trong bài phát biểu trên đài phát thanh năm 1938, Roosevelt đã tuyên bố "Nền dân chủ đã biến mất ở một số dân tộc lớn khác, không phải vì nhân dân họ thù ghét nền dân chủ mà vì họ trở nên mệt mỏi, chán nản trước nạn thất nghiệp và sự bất an, vì họ phải thấy con cái họ bị đói còn họ thì bất lực trước sự bối rối và sự yếu kém của chính phủ do thiếu khả năng lãnh đạo". Ông kết luận rằng nhân dân Mỹ mong muốn bảo vệ quyền tự do bằng bất kỳ giá nào và hiểu rõ rằng vấn đề quan trọng nhất trong sự đảm bảo ấy là đảm bảo an ninh kinh tế.

WAR AND UNEASY NEUTRALITY

Before Roosevelt's second term was well under way, his domestic program was overshadowed by the expansionist designs of totalitarian regimes in Japan, Italy, and Germany. In 1931 Japan had invaded Manchuria, crushed Chinese resistance, and set up the puppet state of Manchukuo. Italy, under Benito Mussolini, enlarged its boundaries in Libya and in 1935 conquered Ethiopia. Germany, under Nazi leader Adolf Hitler, militarized its economy and reoccupied the Rhineland (demilitarized by the Treaty of Versailles) in 1936. In 1938, Hitler incorporated Austria into the German Reich and demanded cession of the German-speaking Sudetenland from Czechoslovakia. By then, war seemed imminent.

CHIẾN TRANH VÀ NỀN TRUNG LẬP KHÔNG DẾ DÀNG

Trước khi nhiệm kỳ thứ hai của Roosevelt được triển khai tốt đẹp thì chương trình quốc nội của ông đã bị lu mờ bởi một mối hiểm họa mới: những kế hoạch bành trướng của các chế độ chuyên chế ở Nhật Bản, Italia và Đức. Vào năm 1931, Nhật Bản đã xâm chiếm Mãn Châu và tiêu diệt quân kháng chiến Trung Hoa và lập ra một nhà nước bù nhìn ở Manchukuo. Italia, dưới thời Benito Mussolini, đã mở rộng đường biên giới của mình tại Libi, và vào năm 1935, đã tấn công Ethiopia. Nước Đức, dưới thời Đức Quốc xã của Adolf Hitler, đã quân sự hóa nền kinh tế và tái chiếm vùng Rhineland (vùng phi quân sự theo Hiệp ước Versailles) năm 1936. Năm 1938, Hitler đã sáp nhập nước áo vào nước Đức, sau đó, đánh chiếm vùng Reich thuộc Đức và yêu cầu tách vùng Sudetenland ra khỏi Tiệp Khắc. Những động thái này khiến cuộc chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào ở châu Âu.


The United States, disillusioned by the failure of the crusade for democracy in World War I, announced that in no circumstances could any country involved in the conflict look to it for aid. Neutrality legislation, enacted piecemeal from 1935 to 1937, prohibited trade in arms with any warring nations, required cash for all other commodities, and forbade American flag merchant ships from carrying those goods. The objective was to prevent, at almost any cost, the involvement of the United States in a foreign war.


Do tan vỡ ảo tưởng vì đã bị thất bại trong cuộc đấu tranh vì nền dân chủ trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Hoa Kỳ đã tuyên bố trong bất kỳ tình huống nào cũng không giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào dính líu đến cuộc xung đột. Đạo luật Trung lập được ban hành dần dần theo từng phần từ năm 1935 đến năm 1937, trong đó, cấm buôn bán hay cung cấp vũ khí cho các quốc gia tham chiến, yêu cầu phải trả tiền mặt cho tất cả các hàng hóa khác và cấm các tàu buôn treo cờ Mỹ chuyên chở các hàng hóa này. Mục đích là ngăn ngừa mọi sự can dự của nước Mỹ vào một cuộc chiến ở nước ngoài bằng bất cứ giá nào.


With the Nazi conquest of Poland in 1939 and the outbreak of World War II, isolationist sentiment increased, even though Americans clearly favored the victims of Hitler's aggression and supported the Allied democracies, Britain and France. Roosevelt could only wait until public opinion regarding U.S. involvement was altered by events.

Với cuộc tấn công của quân Đức Quốc xã vào Ba Lan năm 1939 và sự bùng nổ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tinh thần chủ nghĩa biệt lập đã tăng lên, cho dù người Mỹ rõ ràng ủng hộ những nước là nạn nhân của các cuộc xâm lược do Hitler tiến hành và ủng hộ Liên minh Dân chủ Anh và Pháp. Tuy nhiên, Roosevelt chỉ có thể chờ đợi cho đến khi các sự kiện xảy ra khiến cho dân chúng Mỹ phải thay đổi quan điểm về sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến.


After the fall of France and the beginning of the German air war against Britain in mid-1940, the debate intensified between those in the United States who favored aiding the democracies and the antiwar faction known as the isolationists. Roosevelt did what he could to nudge public opinion toward intervention. The United States joined Canada in a Mutual Board of Defense, and aligned with the Latin American republics in extending collective protection to the nations in the Western Hemisphere.

Sau sự thất thủ của nước Pháp và Đức Quốc xã khi bắt đầu không kích vào nước Anh vào giữa năm 1940, cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ các nước Đồng minh với những người thuộc phái biệt lập chống chiến tranh đã nổ ra tại Mỹ. Roosevelt đã thuyết phục công luận đồng ý cho Mỹ can thiệp vào cuộc chiến. Mỹ đã liên kết với Canada trong ủy ban Quốc phòng Tương hỗ và liên minh với các nước Cộng hòa ở châu Mỹ La-tinh để xây dựng tuyến phòng thủ chung với các nước phía Tây bán cầu.


Congress, confronted with the mounting crisis, voted immense sums for rearmament, and in September 1940 passed the first peacetime conscription bill ever enacted in the United States. In that month also, Roosevelt concluded a daring executive agreement with British Prime Minister Winston Churchill. The United States gave the British Navy 50 "overage" destroyers in return for British air and naval bases in Newfoundland and the North Atlantic.

Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đang ngày càng lên cao, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua các khoản chi lớn cho việc trang bị vũ khí hiện đại và vào tháng 9/1940, Quốc hội đã thông qua Sắc luật cưỡng bức tòng quân thời bình đầu tiên của nước Mỹ. Trong tháng này, Roosevelt cũng đã ký kết một hiệp định đầy táo bạo với Thủ tướng Anh Winston Churchill. Nước Mỹ đã tặng cho Hải quân Anh 50 tàu khu trục không dùng đến để đổi lấy việc quân Anh đặt các căn cứ không quân và hải quân tại Newfoundland và Bắc Đại Tây Dương.


The 1940 presidential election campaign demonstrated that the isolationists, while vocal, were a minority. Roosevelt's Republican opponent, Wendell Wilkie, leaned toward intervention. Thus the November election yielded another majority for the president, making Roosevelt the first, and last, U. S. chief executive to be elected to a third term.

Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1940 đã minh chứng rằng những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập chỉ là thiểu số. Wendell Wilkie, đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa của Roosevelt đã học được nhiều điều từ quyết định can thiệp hay không can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh thế giới. Cuối cùng, cuộc bầu cử tháng 10 đã đem lại phần lớn phiếu bầu cho Roosevelt, khiến ông trở thành một chính trị gia đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử nước Mỹ được bầu nhiệm kỳ thứ ba.


In early 1941, Roosevelt got Congress to approve the Lend-Lease Program, which enabled him to transfer arms and equipment to any nation (notably Great Britain, later the Soviet Union and China) deemed vital to the defense of the United States. Total Lend-Lease aid by war's end would amount to more than $50,000 million.

Vào đầu năm 1941, Roosevelt đã được Quốc hội đồng ý thông qua Chương trình cho vay - cho thuê, cho phép Roosevelt chuyển giao vũ khí và thiết bị chiến tranh cho bất kỳ quốc gia nào (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung Quốc) được đánh giá là quan trọng sống còn đối với sự phòng thủ của nước Mỹ. Tổng số toàn bộ khoản trợ giúp cho vay - cho thuê này, tính đến cuối cuộc chiến ước tính là hơn 50 tỉ đô-la.


Most remarkably, in August, he met with Prime Minister Churchill off the coast of Newfoundland. The two leaders issued a "joint statement of war aims," which they called the Atlantic Charter. Bearing a remarkable resemblance to Woodrow Wilson's Fourteen Points, it called for these objectives: no territorial aggrandizement; no territorial changes without the consent of the people concerned; the right of all people to choose their own form of government; the restoration of self-government to those deprived of it; economic collaboration between all nations; freedom from war, from fear, and from want for all peoples; freedom of the seas; and the abandonment of the use of force as an instrument of international policy.

America was now neutral in name only.
Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là cuộc gặp gỡ tháng 8 giữa Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại bờ biển Newfoundland. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết Tuyên bố chung về tương trợ chiến tranh, được họ gọi là Hiến chương Đại Tây Dương. Hiến chương này gần giống với Tuyên bố 14 điểm của cố Tổng thống Woodrow Wilson, nhằm vào các mục tiêu sau: không mở rộng và thay đổi lãnh thổ nếu không được sự đồng ý của dân chúng, quyền tự quyết của các dân tộc trong việc lựa chọn hình thức cai trị, cải tổ chính phủ, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc không có chiến tranh, không phải lo sợ, và được tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do trên biển, và không sử dụng quân đội làm công cụ cho các chính sách quốc tế.

Như vậy, giờ đây, nước Mỹ chỉ còn là một quốc gia trung lập trên danh nghĩa mà thôi.

JAPAN, PEARL HARBOR AND WAR

While most Americans anxiously watched the course of the European war, tension mounted in Asia. Taking advantage of an opportunity to improve its strategic position, Japan boldly announced a "new order" in which it would exercise hegemony over all of the Pacific. Battling for survival against Nazi Germany, Britain was unable to resist, abandoning its concession in Shanghai and temporarily closing the Chinese supply route from Burma. In the summer of 1940, Japan won permission from the weak Vichy government in France to use airfields in northern Indochina (North Vietnam). That September the Japanese formally joined the Rome-Berlin Axis. The United States countered with an embargo on the export of scrap iron to Japan.

NHẬT BẢN, TRÂN CHÂU CẢNG VÀ CHIẾN TRANH

Trong khi phần lớn người Mỹ đang lo lắng theo dõi diễn biến cuộc chiến ở châu Âu, thì sự căng thẳng lại leo thang ở châu Á. Lợi dụng cơ hội tăng cường vị trí chiến lược của mình, nước Nhật đã táo tợn tuyên bố về một trật tự mới, theo đó, nước Nhật sẽ chiếm vị thế bá chủ ở khu vực Thái Bình Dương. Trong khi giao chiến chống lại Đức Quốc xã, nước Anh đã không thể kháng cự lại và buộc phải rút lui khỏi Thượng Hải, rồi tạm thời ngừng trợ giúp cho Trung Hoa thông qua con đường từ Miến Điện. Vào mùa hè năm 1940, Nhật Bản đã được Chính phủ Vichy đang suy yếu của nước Pháp cho phép được sử dụng các sân bay ở Bắc Đông Dương (Bắc Việt Nam). Đến tháng 9, người Nhật đã chính thức liên minh với trục Rome - Berlin. Nước Mỹ đã phản đối bằng cách cấm vận xuất khẩu phôi thép sang Nhật Bản.


In July 1941 the Japanese occupied southern Indochina (South Vietnam), signaling a probable move southward toward the oil, tin, and rubber of British Malaya and the Dutch East Indies. The United States, in response, froze Japanese assets and initiated an embargo on the one commodity Japan needed above all others - oil.

Tháng 7/1941, quân Nhật chiếm Nam Đông Dương (miền Nam Việt Nam), báo hiệu ý định của Nhật Bản muốn hướng về phía nam để nhòm ngó các mỏ dầu, đồn điền cao su, các mỏ thiếc của Malaysia thuộc Anh và vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan. Đáp lại, nước Mỹ đã phong tỏa tài sản của Nhật Bản và tiến hành cấm vận hàng hóa quan trọng bậc nhất đối với nước Nhật là dầu mỏ.

General Hideki Tojo became prime minister of Japan that October. In mid-November, he sent a special envoy to the United States to meet with Secretary of State Cordell Hull. Among other things, Japan demanded that the United States release Japanese assets and stop U.S. naval expansion in the Pacific. Hull countered with a proposal for Japanese withdrawal from all its conquests. The swift Japanese rejection on December 1 left the talks stalemated.

Tướng Hideki Tojo đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 10/1941. Vào giữa tháng 11, ông đã cử đặc phái viên tới Mỹ để gặp Ngoại trưởng Cordell Hull. Trong số những vấn đề được thảo luận, Nhật yêu cầu Mỹ giải phóng các tài sản của Nhật và ngừng mở rộng lực lượng hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hull đáp lại đòi hỏi này bằng việc yêu cầu Nhật ngưng tất cả các cuộc chinh phục của mình. Nhật Bản đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu trên vào ngày 1/12, khiến các cuộc đối thoại rơi vào bế tắc.

On the morning of December 7, Japanese carrier based planes executed a devastating surprise attack against the U.S. Pacific Fleet at Pearl Harbor, Hawaii. Twenty-one ships were destroyed or temporarily disabled; 323 aircraft were destroyed or damaged; 2,388 soldiers, sailors, and civilians were killed. However, the U.S. aircraft carriers that would play such a critical role in the ensuing naval war in the Pacific were at sea and not anchored at Pearl Harbor.

Sáng ngày 7/12, nhiều máy bay xuất phát từ tàu sân bay Nhật đã triển khai một cuộc tấn công bất ngờ hủy diệt toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. 21 tàu chiến Mỹ đã bị hủy diệt hoàn toàn hoặc bị tàn phá nặng nề, 323 máy bay Mỹ bị phá hủy; 2388 lính, thủy thủ và công dân Mỹ đã thiệt mạng. Tuy nhiên, các tàu sân bay Mỹ có vai trò quyết định trong cuộc chiến hải quân sau này trên Thái Bình Dương lại đang ở ngoài khơi và không buông neo ở Trân Châu Cảng vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công.


American opinion, still divided about the war in Europe, was unified overnight by what President Roosevelt called "a day that will live in infamy." On December 8, Congress declared a state of war with Japan; three days later Germany and Italy declared war on the United States.

Người Mỹ, vốn vẫn còn có những quan điểm khác nhau về cuộc chiến ở châu Âu, chỉ sau một đêm đã hoàn toàn thống nhất lời mà trước đây Tổng thống Roosevelt nói - là một ngày ô nhục. Vào ngày 8/12, Quốc hội Mỹ đã tuyên chiến với Nhật Bản; ba ngày sau đó Đức và Italia đã tuyên chiến với Hoa Kỳ.

MOBILIZATION FOR TOTAL WAR

TỔNG ĐỘNG VIÊN CHO CUỘC CHIẾN


Assembly line of P-38 Lightning fighter planes during World War II. With its massive output of war materiel, the United States became, in the words of President Roosevelt, "the arsenal of democracy."
(Lockheed)

Dây chuyền lắp ráp máy bay chiến đấu Sấm sét P-38 trong Thế chiến II. Với sản lượng khổng lồ của trang thiết chiến tranh, Hoa Kỳ đã trở thành, như lời Tổng thống Roosevelt, "kho vũ khí của nền dân chủ."
(Lockheed)...
The nation rapidly geared itself for mobilization of its people and its entire industrial capacity. Over the next three-and-a-half years, war industry achieved staggering production goals -- 300,000 aircraft, 5,000 cargo ships, 60,000 landing craft, 86,000 tanks. Women workers, exemplified by "Rosie the Riveter," played a bigger part in industrial production than ever before. Total strength of the U.S. armed forces at the end of the war was more than 12 million. All the nation's activities -- farming, manufacturing, mining, trade, labor, investment, communications, even education and cultural undertakings -- were in some fashion brought under new and enlarged controls.

Nước Mỹ đã nhanh chóng thích ứng với việc động viên dân chúng và huy động toàn bộ ngành công nghiệp của đất nước cho cuộc chiến tranh. Sau ba năm rưỡi, ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh đã đạt được những những mục tiêu sản xuất đáng kinh ngạc: 300.000 máy bay, 5.000 tàu vận tải, 60.000 tàu đổ bộ và 86.000 xe tăng. Phụ nữ Mỹ, được thể hiện qua hình ảnh tiêu biểu của cô thợ tán đinh Rosie, đã có những đóng góp quan trọng hơn bao giờ hết vào sản xuất công nghiệp. Tổng số binh sỹ trong quân đội Mỹ tính đến cuối cuộc chiến là khoảng 12 triệu người. Tất cả các hoạt động của quốc gia như trồng trọt, sản xuất, khai thác mỏ, buôn bán, lao động, đầu tư, truyền thông, thậm chí giáo dục và văn hóa, trên một khía cạnh nào đó đều được diễn ra dưới sự kiểm soát mới và trên phạm vi rộng.

As a result of Pearl Harbor and the fear of Asian espionage, Americans also committed what was later recognized as an act of intolerance: the internment of Japanese Americans. In February 1942, nearly 120,000 Japanese Americans residing in California were removed from their homes and interned behind barbed wire in 10 wretched temporary camps, later to be moved to "relocation centers" outside isolated Southwestern towns.


Vì hậu quả của cuộc tấn công Trân Châu Cảng và nỗi khiếp sợ đối với các gián điệp châu Á, người Mỹ đã phạm phải một hành động mà sau này bị đánh giá là thiếu khoan dung: đó là việc giam giữ những người Mỹ gốc Nhật. Tháng 2/1942, gần 120.000 người Mỹ gốc Nhật sống ở California đã bị cưỡng bức rời khỏi nhà của họ và bị giam giữ đằng sau hàng rào dây thép gai trong 10 khu trại tạm giam, sau đó, họ bị chuyển tới các trung tâm tái định cư ở ngoại vi các thành phố biệt lập ở miền Tây Nam nước Mỹ.


Nearly 63 percent of these Japanese Americans were American-born U.S. citizens. A few were Japanese sympathizers, but no evidence of espionage ever surfaced. Others volunteered for the U.S. Army and fought with distinction and valor in two infantry units on the Italian front. Some served as interpreters and translators in the Pacific.

Gần 63% người Mỹ gốc Nhật này được sinh ra trên đất Mỹ và là công dân Mỹ. Một số ít trong số họ là người Nhật nhưng không có bằng chứng nào chứng tỏ họ có hoạt động gián điệp. Những người khác thì tình nguyện tòng quân cho quân đội Mỹ và đều chiến đấu rất xuất sắc và can đảm trong hai đơn vị bộ binh tại mặt trận Italia. Một số khác làm phiên dịch và biên dịch trên các hạm đội Thái Bình Dương.

In 1983 the U.S. government acknowledged the injustice of internment with limited payments to those Japanese Americans of that era who were still living.
Vào năm 1983, Chính phủ Mỹ đã công nhận sự bất công trong việc giam giữ này và đã trả một khoản tiền bồi thường lớn cho những người Mỹ gốc Nhật hiện còn sống và đã phải chịu đựng những bất công tại thời điểm đó.

THE WAR IN NORTH AFRICA AND EUROPE

CUỘC CHIẾN Ở BẮC PHI VÀ CHÂU ÂU

Soon after the United States entered the war, the United States, Britain, and the Soviet Union (at war with Germany since June 22, 1941) decided that their primary military effort was to be focused in Europe.

Không lâu sau khi Hoa Kỳ tham chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô (trong cuộc chiến tranh với Đức từ ngày 22/6/1941) đã quyết định rằng các nỗ lực quân sự chính của họ phải tập trung ở châu Âu.

Throughout 1942, British and German forces fought inconclusive back-and-forth battles across Libya and Egypt for control of the Suez Canal. But on October 23, British forces commanded by General Sir Bernard Montgomery struck at the Germans from El Alamein. Equipped with a thousand tanks, many made in America, they defeated General Erwin Rommel's army in a grinding two-week campaign. On November 7, American and British armed forces landed in French North Africa. Squeezed between forces advancing from east and west, the Germans were pushed back and, after fierce resistance, surrendered in May 1943.

Trong năm 1942, quân đội Anh và Đức đã chạm trán nhau không phân thắng bại tại Libi và Ai Cập để giành quyền kiểm soát kênh đào Suez. Vào ngày 23/10, quân đội Anh, dưới sự chỉ huy của Tướng Bernard Montgomery đã đẩy lùi quân Đức khỏi El Alamein. Được trang bị 1000 xe tăng, mà phần lớn do Mỹ sản xuất, sau hai tuần giao chiến, quân Anh đã đánh bại quân Đức do Tướng Erwin Rommel chỉ huy. Ngày 7/11, quân đội Mỹ và Anh đã đổ bộ lên vùng thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Bị kẹt giữa các đội quân đang tiến đến từ cả phía Đông và phía Tây, quân Đức, sau khi chống trả dữ dội, đã đầu hàng vào tháng 5/1943.

The year 1942 was also the turning point on the Eastern Front. The Soviet Union, suffering immense losses, stopped the Nazi invasion at the gates of Leningrad and Moscow. In the winter of 1942-43, the Red Army defeated the Germans at Stalingrad (Volgograd) and began the long offensive that would take them to Berlin in 1945.


Năm 1942 cũng là bước ngoặt trên mặt trận phía Đông nơi Liên Xô, sau khi phải chịu những tổn thất nặng nề, đã chặn đứng cuộc xâm lăng của quân Đức Quốc xã tại cửa ngõ thành Lê-nin-gờ-rát và Matx-cơ-va. Mùa đông năm 1942-1943, Hồng quân đã đánh bại quân Đức ở Stalingrat (Volgograd) và bắt đầu cuộc phản công trường kỳ đẩy lùi quân Đức Quốc xã rút lui về Berlin năm 1945.

In July 1943 British and American forces invaded Sicily and won control of the island in a month. During that time, Benito Mussolini fell from power in Italy. His successors began negotiations with the Allies and surrendered immediately after the invasion of the Italian mainland in September. However, the German Army had by then taken control of the peninsula. The fight against Nazi forces in Italy was bitter and protracted. Rome was not liberated until June 4, 1944. As the Allies slowly moved north, they built airfields from which they made devastating air raids against railroads, factories, and weapon emplacements in southern Germany and central Europe, including the oil installations at Ploesti, Romania.

Tháng 7/1943, quân đội Anh và Mỹ đã tấn công đảo Sicil và trong tháng đó, đã kiểm soát được toàn bộ đảo này. Trong thời gian này, Benito Mussolini đã từ chức ở Italia. Người kế nhiệm ông bắt đầu đàm phán với lực lượng Đồng minh và lập tức trao trả lại các vùng đất mà quân đội Italia đã đánh chiếm hồi tháng 9. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã vẫn còn đang kiểm soát bán đảo Italia. Cuộc chiến đấu chống lực lượng Đức Quốc xã ở Italia thực sự gian khổ và lâu dài. MÃi đến ngày 4/6/1944, thành Rome mới được giải phóng. Trong lúc tiến quân chậm chạp về phía Bắc, quân Đồng minh đã xây dựng các sân bay để từ đó tiến hành các vụ không kích ác liệt nhằm vào hệ thống đường sắt, nhà máy và các kho vũ khí tại miền Nam nước Đức và Trung Âu, trong đó có cả những kho cấp dầu ở Ploesti, Rumani.

Late in 1943 the Allies, after much debate over strategy, decided to open a front in France to compel the Germans to divert far larger forces from the Soviet Union.

Cuối năm 1943, sau nhiều cuộc tranh luận về chiến lược, quân Đồng minh đã quyết định mở mặt trận trên đất Pháp, buộc quân Đức phải rút các đội quân lớn hơn nhiều, ra khỏi mặt trận Liên bang Xô-viết.

U.S. General Dwight D. Eisenhower was appointed Supreme Commander of Allied Forces in Europe. After immense preparations, on June 6, 1944, a U.S., British, and Canadian invasion army, protected by a greatly superior air force, landed on five beaches in Normandy. With the beachheads established after heavy fighting, more troops poured in, and pushed the Germans back in one bloody engagement after another. On August 25 Paris was liberated.


Tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower được cử làm Tư lệnh Tối cao các lực lượng Đồng minh ở châu Âu. Sau những đợt chuẩn bị công phu, ngày 6/6/1944, liên quân Mỹ, Anh, Canada được lực lượng không quân bảo vệ đã đổ bộ lên năm bãi biển ở vùng Normandy. Sau khi giành được các vị trí đầu cầu trên các bờ biển sau những trận đánh ác liệt, nhiều đơn vị khác đã tiếp tục đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp và khiến quân Đức phải rút lui hết trận này đến trận khác. Vào ngày 25/8, thành phố Paris đã được giải phóng.

The Allied offensive stalled that fall, then suffered a setback in eastern Belgium during the winter, but in March, the Americans and British were across the Rhine and the Russians advancing irresistibly from the East. On May 7, Germany surrendered unconditionally.

Các cuộc phản công của quân Đồng minh đã bị chững lại vào mùa thu năm đó, và sau đó đi xuống tại miền Đông nước Bỉ trong suốt mùa đông năm đó. Tuy nhiên, tới tháng 3, liên quân Anh - Mỹ đã vượt qua sông Ranh, còn Hồng quân Liên Xô vẫn tiếp tục tiến lên không ngừng từ phía Đông. Vào ngày 7/5, nước Đức Quốc xã đã đầu hàng vô điều kiện.

THE WAR IN THE PACIFIC

CUỘC CHIẾN TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG


World War II in the Pacific was characterized by large-scale naval and air battles. Here, a Japanese plane plunges in flames during an attack on a U.S. carrier fleet in the Mariana Islands, June 1944. U.S. Army and Marine forces' "island hopping" campaign began at Guadalcanal in August 1942 and ended with the assault on Okinawa in April 1945.
(The National Archives)

Thế Chiến II tại Thái Bình Dương được đặc trưng bởi các trận chiến hải quân và không quân quy mô lớn. Ở đây, một máy bay của Nhật Bản lao vào bốc cháy trong một cuộc tấn công vào một hạm đội tàu sân bay Mỹ tại quần đảo Mariana, tháng 6 năm 1944. Chiến dịch "Nhảy đảo" của các lực lượng Quân đội và hải quân Mỹ bắt đầu tại Guadalcanal vào tháng Tám năm 1942 và kết thúc với các cuộc tấn công lên đảo Okinawa tháng 4 năm 1945 .
(Cơ quan lưu trữ quốc gia)

U.S. troops were forced to surrender in the Philippines in early 1942, but the Americans rallied in the following months. General James "Jimmy" Doolittle led U.S. Army bombers on a raid over Tokyo in April; it had little actual military significance, but gave Americans an immense psychological boost.

Tuy các binh đội Mỹ đã bị bắt buộc phải đầu hàng ở Philippin vào đầu năm 1942, nhưng đội quân Mỹ đã hồi phục vào những tháng sau đó. Tướng James Jimmy Doolitle đã chỉ huy không quân Mỹ ném bom Tokyo vào tháng 4. Tuy cuộc tấn công đó có ít giá trị quân sự trên thực tế, nhưng nó đã đem lại cho quân đội Mỹ một sự củng cố mạnh mẽ về tâm lý.

In May, at the Battle of the Coral Sea -- the first naval engagement in history in which all the fighting was done by carrier-based planes -- a Japanese naval invasion fleet sent to strike at southern New Guinea and Australia was turned back by a U.S. task force in a close battle. A few weeks later, the naval Battle of Midway in the central Pacific resulted in the first major defeat of the Japanese Navy, which lost four aircraft carriers. Ending the Japanese advance across the central Pacific, Midway was the turning point.

Vào tháng 5, trong trận đánh ở biển San hô - trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử mà tất cả các cuộc ném bom đều do phi cơ trên tàu sân bay tiến hành - một hạm đội tàu chiến Nhật được cử đi tấn công Australia và New Ghinê đã buộc phải quay về trước sức tấn công giáp lá cà của lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Một vài tuần sau đó, trận đánh Midway tại Trung Thái Bình Dương đã khiến Hải quân Nhật phải chịu thất bại lớn đầu tiên trong lịch sử, trong đó Hải quân Nhật đã mất bốn tàu sân bay. Nhờ việc chấm dứt sự tiến quân của Nhật Bản ngang qua Trung Thái Bình Dương, nên trận Midway đã được coi là một bước ngoặt quan trọng.

Other battles also contributed to Allied success. The six-month land and sea battle for the island of Guadalcanal (August 1942-February 1943) was the first major U.S. ground victory in the Pacific. For most of the next two years, American and Australian troops fought their way northward from the South Pacific and westward from the Central Pacific, capturing the Solomons, the Gilberts, the Marshalls, and the Marianas in a series of amphibious assaults.

Những trận đánh khác cũng góp phần vào thắng lợi của phe đồng minh. Trận đánh kéo dài sáu tháng trên đất liền và các trận đánh trên biển chiếm đảo Guadalcanal (từ tháng 8/1942 đến tháng 2/1943) là chiến thắng quan trọng đầu tiên của quân đội Mỹ, góp phần vào thắng lợi của Mỹ trên biển Thái Bình Dương. Trong hai năm sau đó, liên quân Mỹ - Australia đã chiến đấu mở đường lên phía bắc, dọc theo chiếc thang nối gồm các đảo Trung Thái Bình Dương và sau đó, chiếm được các quần đảo Solomons, Gilberts, Marshalls và Marianas bằng một loạt các cuộc đột kích của lính thủy đánh bộ.

THE POLITICS OF WAR

CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH


Meeting of British Prime Minister Winston Churchill, President Roosevelt, and Soviet leader Josef Stalin at Yalta in February 1945. Disagreements over the future of Europe anticipated the division of the European continent that remained a fixture of the Cold War.
(U.S. Army)

Cuộc họp của Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin tại Hội nghị Yalta vào tháng Hai năm 1945. Bất đồng về tương lai của châu Âu báo trước ​​các bộ phận của lục địa châu Âu vẫn là một đấu trường của Chiến tranh Lạnh.
( Quân đội Mỹ )

Allied military efforts were accompanied by a series of important international meetings on the political objectives of the war. In January 1943 at Casablanca, Morocco, an Anglo-American conference decided that no peace would be concluded with the Axis and its Balkan satellites except on the basis of "unconditional surrender." This term, insisted upon by Roosevelt, sought to assure the people of all the fighting nations that no separate peace negotiations would be carried on with representatives of Fascism and Nazism and there would be no compromise of the war's idealistic objectives. Axis propagandists, of course, used it to assert that the Allies were engaged in a war of extermination.

Bên cạnh những nỗ lực quân sự của khối Đồng minh, một loạt các cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng đã được tiến hành, bàn về các mục tiêu chính trị của chiến tranh. Tháng 1/1943, tại Casablanca, Marốc, Hội nghị Anh - Mỹ đã tuyên bố rằng hòa bình sẽ không được ký kết với các nước thuộc phe Trục và các nước chư hầu vùng Ban Căng, ngoại trừ các nước này chịu đầu hàng vô điều kiện. Điều khoản này do Roosevelt đưa ra, nhằm bảo đảm với nhân dân thuộc tất cả các dân tộc đang tham chiến rằng, sẽ không có những cuộc đàm phán hòa bình riêng rẽ nào được tiến hành với đại diện của chế độ phát -xít và Quốc xã; đồng thời, sẽ không có thỏa hiệp nào về các mục tiêu chính trị lý tưởng của chiến tranh. Tất nhiên, những người vận động chính trị này muốn dùng điều kiện này để khẳng định rằng phe Đồng minh đang tham gia vào một cuộc chiến của sự hủy diệt.

At Cairo, in November 1943, Roosevelt and Churchill met with Nationalist Chinese leader Chiang Kai-shek to agree on terms for Japan, including the relinquishment of gains from past aggression. At Tehran, shortly afterward, Roosevelt, Churchill, and Soviet leader Joseph Stalin made basic agreements on the postwar occupation of Germany and the establishment of a new international organization, the United Nations.

Tháng 11/1943, tại Cairo, Roosevelt và Churchill đã gặp gỡ thủ lĩnh Quốc dân Đảng Trung Hoa là Tưởng Giới Thạch để thương thuyết về những điều kiện đặt ra cho Nhật Bản, bao gồm cả việc từ bỏ những nguồn lợi có được nhờ các cuộc xâm lược trong quá khứ. Ngay sau đó, tại Tehran, Roosevelt, Churchill và người đứng đầu Hồng quân Xô-viết - Joseph Stalin đã có những thỏa thuận căn bản về việc chiếm đóng nước Đức sau chiến tranh và việc thành lập một tổ chức quốc tế mới - Liên Hợp Quốc.

In February 1945, the three Allied leaders met again at Yalta (now in Ukraine), with victory seemingly secure. There, the Soviet Union secretly agreed to enter the war against Japan three months after the surrender of Germany. In return, the USSR would gain effective control of Manchuria and receive the Japanese Kurile Islands as well as the southern half of Sakhalin Island. The eastern boundary of Poland was set roughly at the Curzon line of 1919, thus giving the USSR half its prewar territory. Discussion of reparations to be collected from Germany -- payment demanded by Stalin and opposed by Roosevelt and Churchill -- was inconclusive. Specific arrangements were made concerning Allied occupation in Germany and the trial and punishment of war criminals. Also at Yalta it was agreed that the great powers in the Security Council of the proposed United Nations should have the right of veto in matters affecting their security.

Tháng 2/1945, ba nhà lãnh đạo này lại gặp nhau ở Yalta (thuộc Ucraina hiện nay), khi chiến thắng dường như đã chắc chắn. Tại đây, Liên Xô đã bí mật đồng ý tham chiến chống quân Nhật ba tháng sau khi quân Đức đầu hàng. Liên bang Xô-viết sẽ có quyền kiểm soát vùng MÃn châu và tiếp quản quần đảo Kurile và nửa phía Nam quần đảo Sakhalin. Vùng biên giới phía đông Ba Lan, trước kia đã được xác định sơ bộ bằng ranh giới Curzon vào năm 1919, do đó Liên Xô sẽ được quyền kiểm soát một nửa vùng lãnh thổ trước chiến tranh. Các cuộc thảo luận về việc đòi Đức Quốc xã phải bồi thường chiến tranh do Stalin khởi xướng đã không được sự đồng tình của Roosevelt và Churchill, do đó, không đi đến quyết định cuối cùng. Các cuộc gặp đặc biệt đã được tiến hành nhằm bàn về việc chiếm đóng nước Đức và xét xử tội phạm chiến tranh. Tại Yalta, các nhà lãnh đạo cũng thỏa thuận rằng các cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết đối với các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của họ.

Two months after his return from Yalta, Franklin Roosevelt died of a cerebral hemorrhage while vacationing in Georgia. Few figures in U.S. history have been so deeply mourned, and for a time the American people suffered from a numbing sense of irreparable loss. Vice President Harry Truman, former senator from Missouri, succeeded him.


Hai tháng sau khi từ Yalta trở về, Franklin Roosevelt đã qua đời vì bệnh nhồi máu não trong khi đang nghỉ ở Georgia. Có rất ít những nhân vật trong lịch sử Mỹ lại được thương tiếc sâu sắc đến như vậy, và trong suốt một thời gian dài, người Mỹ đã đau đớn do sự mất mát không gì thay thế được này. Phó Tổng thống Harry Truman, cựu Thượng nghị sỹ bang Missouri đã kế nhiệm làm tổng thống.


WAR, VICTORY AND THE BOMB

CHIẾN TRANH, CHIẾN THẮNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ


General Douglas MacArthur (center) had declared, "I shall return," when he escaped from advancing Japanese forces in the Philippines in 1942. Two years later, he made good on his promise and waded ashore at Leyte as U.S. forces began the liberation of the Philippines.
(The National Archives)

Tướng Douglas MacArthur (giữa) đã tuyên bố, "Tôi sẽ trở lại", khi ông rút lui khỏi lực lượng Nhật Bản đang tiến vào Philippines năm 1942. Hai năm sau, ông đã thực hiện tốt lời hứa của mình và lội vào bờ tại Leyte khi quân đội Mỹ đã bắt đầu giải phóng Philippines.
( Cơ quan lưu trữ quốc gia )

The final battles in the Pacific were among the war's bloodiest. In June 1944, the Battle of the Philippine Sea effectively destroyed Japanese naval air power, forcing the resignation of Japanese Prime Minister Tojo. General Douglas MacArthur -- who had reluctantly left the Philippines two years before to escape Japanese capture -- returned to the islands in October. The accompanying Battle of Leyte Gulf, the largest naval engagement ever fought, was the final decisive defeat of the Japanese Navy. By February 1945, U.S. forces had taken Manila.

Những trận đánh cuối cùng trên vùng Thái Bình Dương là những trận chiến ác liệt nhất của Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Tháng 6/1944, trận đánh trên biển Philippin đã phá tan Hải quân Nhật và buộc Thủ tướng Nhật lúc đó là Tojo phải từ chức. Tướng Douglas MacArthur, người đã miễn cưỡng rời Philippin hai năm trước để tránh bị quân Nhật bắt giữ - đã trở về quần đảo này vào tháng 10. Trận đánh đồng thời ở Vịnh Leyte đã dẫn tới thất bại mang tính quyết định của Hải quân Nhật và việc phục hồi quyền kiểm soát vùng lãnh hải Philippin cho Khối Đồng minh. Tháng 2/1945, quân đội Mỹ đã chiếm được Manila.

Next, the United States set its sight on the strategic island of Iwo Jima in the Bonin Islands, about halfway between the Marianas and Japan. The Japanese, trained to die fighting for the Emperor, made suicidal use of natural caves and rocky terrain. U.S. forces took the island by mid-March, but not before losing the lives of some 6,000 U.S. Marines. Nearly all the Japanese defenders perished. By now the United States was undertaking extensive air attacks on Japanese shipping and airfields and wave after wave of incendiary bombing attacks against Japanese cities.

Sau đó Hoa Kỳ đã đặt các đài quan sát trên hòn đảo chiến lược là đảo Iwo Jima thuộc quần đảo Bonin nằm giữa tuyến đường nối quần đảo Marianas với Nhật Bản. Người Nhật, vốn được huấn luyện là phải sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Nhật hoàng, đã sống chết giữ đảo bằng cách trấn giữ các hang động tự nhiên và sử dụng địa thế núi non. Đến giữa tháng 3, quân Mỹ mới chiếm được đảo, nhưng phải chịu hi sinh sinh mạng của chừng 6.000 lính thủy quân lục chiến. Còn hầu hết lính đánh bộ của Nhật đều bị thiệt mạng. Sau đó, quân Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích trên diện rộng vào tàu biển và sân bay của Nhật. Đồng thời, liên tiếp mở các cuộc ném bom vào các thành phố trên lãnh thổ Nhật Bản.

At Okinawa (April 1-June 21, 1945), the Americans met even fiercer resistance. With few of the defenders surrendering, the U.S. Army and Marines were forced to wage a war of annihilation. Waves of Kamikaze suicide planes pounded the offshore Allied fleet, inflicting more damage than at Leyte Gulf. Japan lost 90-100,000 troops and probably as many Okinawian civilians. U.S. losses were more than 11,000 killed and nearly 34,000 wounded. Most Americans saw the fighting as a preview of what they would face in a planned invasion of Japan.

Từ ngày 1/4 đến ngày 21/6/1945, tại Okinawa, người Mỹ đã gặp phải sự chống trả còn quyết liệt hơn. Vì rất ít quân Nhật chịu đầu hàng, quân đội và thủy quân Mỹ đã buộc phải mở một cuộc chiến hủy diệt. Hàng loạt máy bay cảm tử đã ném bom căn cứ của quân Đồng minh khiến quân đội Mỹ và Hải quân lục chiến Mỹ bị không kích nặng nề tại Kamikaze, gây ra thiệt hại lớn hơn cả trong trận đánh Vịnh Leyte. Quân Nhật mất từ 90 đến 100 nghìn quân và có thể số dân thường Okinawa đã thiệt mạng cũng tương tự như vậy. Thiệt hại phía quân Mỹ là hơn 11.000 binh sỹ bị thiệt mạng và gần 34.000 người bị thương. Nhiều người Mỹ đã cho rằng cuộc chiến này là một ví dụ để họ có thể thấy trước những gì đang chờ đợi trong một cuộc xâm lược có tính toán từ trước của Nhật Bản.

The heads of the U.S., British, and Soviet governments met at Potsdam, a suburb outside Berlin, from July 17 to August 2, 1945, to discuss operations against Japan, the peace settlement in Europe, and a policy for the future of Germany. Perhaps presaging the coming end of the alliance, they had no trouble on vague matters of principle or the practical issues of military occupation, but reached no agreement on many tangible issues, including reparations.

Các nguyên thủ của Mỹ, Anh và Liên Xô đã gặp nhau ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945 để thảo luận về các cuộc tấn công chống lại quân Nhật và giải quyết hòa bình ở châu Âu, đồng thời đưa ra một chính sách cho tương lai của nước Đức. Có thể trước khi kết thúc thảo luận liên minh, họ không gặp khó khăn gì trong việc thỏa thuận về những vấn đề mơ hồ về nguyên tắc hay những vấn đề thực tế của việc chiếm đóng quân sự, nhưng lại không thống nhất được với nhau về nhiều nội dung cụ thể, trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại chiến tranh.

The day before the Potsdam Conference began, U.S. nuclear scientists engaged in the secret Manhattan Project exploded an atomic bomb near Alamogordo, New Mexico. The test was the culmination of three years of intensive research in laboratories across the United States. It lay behind the Potsdam Declaration, issued on July 26 by the United States and Britain, promising that Japan would neither be destroyed nor enslaved if it surrendered. If Japan continued the war, however, it would meet "prompt and utter destruction." President Truman, calculating that an atomic bomb might be used to gain Japan's surrender more quickly and with fewer casualties than an invasion of the mainland, ordered that the bomb be used if the Japanese did not surrender by August 3.

Một ngày trước khi Hội nghị Potsdam bắt đầu, các nhà nghiên cứu nguyên tử Mỹ trong Dự án Mahathan bí mật đã cho nổ thử một quả bom nguyên tử ở Alamogordo, bang New Mexico. Đây là kết quả đỉnh cao của ba năm nghiên cứu rất vất vả trong các phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ. Điều này đã dẫn tới Tuyên bố Postdam ngày 26/7 của Anh và Mỹ, trong đó tuyên bố rằng nước Nhật sẽ không bị tấn công và hủy diệt nếu chấp nhận đầu hàng. Tuy nhiên, nếu nước Nhật vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến thì nó sẽ bị tàn phá và hủy diệt hoàn toàn. Tổng thống Truman, tính toán rằng bom nguyên tử có thể được sử dụng để bắt buộc Nhật Bản phải nhanh chóng đầu hàng và nước Mỹ sẽ bớt được nhiều tổn thất do không cần phải tiến hành các cuộc tấn công trên mặt đất, đã ra lệnh sử dụng bom nguyên tử nếu Nhật Bản không chịu đầu hàng vào hạn chót là ngày 3/8/1945.


A committee of U.S. military and political officials and scientists had considered the question of targets for the new weapon. Secretary of War Henry L. Stimson argued successfully that Kyoto, Japan's ancient capital and a repository of many national and religious treasures, be taken out of consideration. Hiroshima, a center of war industries and military operations, became the first objective.


Một ủy ban bao gồm các quan chức quân sự, chính trị và các nhà khoa học của Mỹ đã cân nhắc về các mục tiêu cho loại vũ khí mới này. Bộ trưởng Chiến tranh Henry L.Stimson đã biện luận thành công rằng, Kyoto, cố đô của nước Nhật, là kho tàng lưu giữ nhiều tài sản quý giá của dân tộc và của tôn giáo Nhật Bản, do đó, không phải là mục tiêu của cuộc ném bom. Hiroshima, trung tâm công nghiệp chiến tranh và các hoạt động quân sự đã được chọn làm mục tiêu đầu tiên.

On August 6, a U.S. plane, the Enola Gay, dropped an atomic bomb on the city of Hiroshima. On August 9, a second atomic bomb was dropped, this time on Nagasaki. The bombs destroyed large sections of both cities, with massive loss of life. On August 8, the USSR declared war on Japan and attacked Japanese forces in Manchuria. On August 14, Japan agreed to the terms set at Potsdam. On September 2, 1945, Japan formally surrendered. Americans were relieved that the bomb hastened the end of the war. The realization of the full implications of nuclear weapons' awesome destructiveness would come later.

Vào ngày 6/8, một phi cơ Mỹ, chiếc Enola Gay, đã ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Ngày 9/8, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki. Hai quả bom nguyên tử đã tàn phá phần lớn cả hai thành phố và khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Ngày 8/8, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật và tấn công quân đội Nhật Bản ở MÃn Châu. Ngày 14/8, nước Nhật đã đồng ý với các điều khoản trong tuyên bố Postdam. Ngày 2/9/1945, nước Nhật đã chính thức đầu hàng. Người Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm rằng bom nguyên tử đẩy nhanh sự chấm dứt của chiến tranh. Song, cho đến mãi sau này, người Mỹ mới nhận thức được về tính hủy diệt đáng sợ của nó.


Within a month, on October 24, the United Nations came into existence following the meeting of representatives of 50 nations in San Francisco, California. The constitution they drafted outlined a world organization in which international differences could be discussed peacefully and common cause made against hunger and disease. In contrast to its rejection of U.S. membership in the League of Nations after World War I, the U.S. Senate promptly ratified the U.N. Charter by an 89 to 2 vote. This action confirmed the end of the spirit of isolationism as a dominating element in American foreign policy.


Sau đó một tháng, ngày 24/10/1945, Liên Hợp Quốc đã chính thức được thành lập, sau cuộc họp ở San Francisco, bang California bao gồm các đại biểu từ 50 quốc gia trên thế giới. Hiến chương Liên Hợp Quốc được phác thảo nhằm thiết lập một tổ chức quốc tế mà trong đó mọi khác biệt quốc tế đều có thể được thảo luận một cách hòa bình, với mục tiêu chung là chống lại đói nghèo và bệnh tật. Trái ngược với việc phản đối quyền thành viên của Hoa Kỳ trong Hội Quốc Liên sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Thượng viện Mỹ đã nhanh chóng phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc với 89 phiếu thuận và hai phiếu chống. Động thái này đã khẳng định việc chấm dứt chủ nghĩa biệt lập của Mỹ vốn vẫn được coi là một thành tố chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.


In November 1945 at Nuremberg, Germany, the criminal trials of 22 Nazi leaders, provided for at Potsdam, took place. Before a group of distinguished jurists from Britain, France, the Soviet Union, and the United States, the Nazis were accused not only of plotting and waging aggressive war but also of violating the laws of war and of humanity in the systematic genocide, known as the Holocaust, of European Jews and other peoples. The trials lasted more than 10 months. Twenty-two defendants were convicted, 12 of them sentenced to death. Similar proceedings would be held against Japanese war leaders.

Tháng 11/1945, tại Nuremberg nước Đức, theo thỏa thuận tại Postdam, các phiên tòa hình sự xét xử 22 thủ lĩnh Đức Quốc xã đã được tiến hành. Trước một nhóm các thẩm phán xuất sắc đến từ Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ, những tên Đức Quốc xã này đã bị cáo buộc là không chỉ có âm mưu và gây chiến tranh xâm lược, mà còn vi phạm các điều luật chiến tranh và gây ra nạn diệt chủng có hệ thống, được gọi là Nạn diệt chủng, đối với người Do Thái ở châu Âu và các dân tộc khác. Các phiên tòa đã kéo dài hơn mười tháng. 22 kẻ diệt chủng đã bị buộc tội, và 12 trong số đó phải lãnh án tử hình. Các phiên tòa tương tự cũng được tiến hành để xét xử các thủ lĩnh trong chiến tranh Nhật Bản.


THE RISE OF INDUSTRIAL UNIONS

While the 1920s were years of relative prosperity in the United States, the workers in industries such as steel, automobiles, rubber, and textiles benefited less than they would later in the years after World War II. Working conditions in many of these industries did improve. Some companies in the 1920s began to institute "welfare capitalism" by offering workers various pension, profit-sharing, stock option, and health plans to ensure their loyalty. Still, shop floor environments were often hard and authoritarian.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP ĐOÀN

Mặc dù thập niên 1920 là những năm tương đối thịnh vượng ở Hoa Kỳ, song công nhân trong các ngành công nghiệp như ngành luyện thép, ôtô, cao su và dệt may lại nhận được ít lợi ích hơn so với những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Điều kiện làm việc trong nhiều ngành công nghiệp đã được cải thiện. Một vài công ty vào những năm 1920 đã bắt đầu thiết lập chủ nghĩa tư bản phúc lợi bằng cách trả lương hưu cho lao động, chia lợi nhuận, quyền chọn mua cổ phiếu công ty và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhằm có được sự gắn bó trung thành từ phía người lao động. Tuy nhiên, tại thời điểm này, môi trường làm việc của công nhân vẫn khắc nghiệt và mang tính chuyên chế.


The 1920s saw the mass production industries redouble their efforts to prevent the growth of unions, which under the American Federation of Labor (AFL) had enjoyed some success during World War I. They did so by using spies and armed strikebreakers and by firing those suspected of union sympathies. Independent unions were often accused of being Communist. At the same time, many companies formed their own compliant employee organizations, often called "company unions."

Những năm 1920 đã chứng kiến việc giới chủ trong ngành công nghiệp tăng cường gấp đôi mọi nỗ lực của mình nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các tổ chức công đoàn, vốn đã từng giành được một số thành công trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL). Hành động của giới chủ thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có việc sử dụng gián điệp và sử dụng những kẻ phá hoại bãi công có vũ trang và bằng cách sa thải những người bị nghi ngờ ủng hộ các tổ chức công đoàn. Các công đoàn độc lập thường bị buộc tội là Cộng sản. Đồng thời, nhiều công ty đã thành lập các tổ chức công đoàn riêng cho công nhân của mình và gọi đó là các công đoàn công ty.


Traditionally, state legislatures, reflecting the views of the American middle class, supported the concept of the "open shop," which prevented a union from being the exclusive representative of all workers. This made it easier for companies to deny unions the right to collective bargaining and block unionization through court enforcement.

Về truyền thống thì các cơ quan lập pháp đều ủng hộ quan điểm của tầng lớp trung lưu Mỹ về một phân xưởng mở, nhằm ngăn không cho công đoàn trở thành đại diện duy nhất của tất cả công nhân. Điều đó đã khiến cho các công ty dễ dàng hơn trong việc phủ nhận quyền thỏa thuận tập thể của các công đoàn và gây cản trở cho quá trình thành lập công đoàn thông qua cưỡng chế của tòa án.

Between 1920 and 1929, union membership in the United States dropped from about five million to three-and-a-half million. The large unskilled or semi-skilled industries remained unorganized.


Từ năm 1920 đến năm 1929, số lượng thành viên công đoàn ở Hoa Kỳ đã sụt giảm từ gần năm triệu người xuống còn ba triệu rưỡi. Còn những ngành công nghiệp lớn sử dụng lao động giản đơn hoặc những lao động có tay nghề thấp thì vẫn chưa có tổ chức công đoàn của mình.

The onset of the Great Depression led to widespread unemployment. By 1933 there were over 12 million Americans out of work. In the automobile industry, for example, the work force was cut in half between 1929 and 1933. At the same time, wages dropped by two-thirds.


Cuộc Đại suy thoái nổ ra đã dẫn tới nạn thất nghiệp trên diện rộng. Cho tới năm 1933, đã có hơn 12 triệu người Mỹ mất việc làm. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ôtô, lực lượng lao động bị cắt giảm một nửa trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933. Đồng thời, tiền lương bị cắt giảm tới hai phần ba.


The election of Franklin Roosevelt, however, was to change the status of the American industrial worker forever. The first indication that Roosevelt was interested in the well-being of workers came with the appointment of Frances Perkins, a prominent social welfare advocate, to be his secretary of labor. (Perkins was also the first woman to hold a Cabinet-level position.) The far-reaching National Industrial Recovery Act sought to raise industrial wages, limit the hours in a work week, and eliminate child labor. Most importantly, the law recognized the right of employees "to organize and bargain collectively through representatives of their own choosing."

Tuy nhiên, việc bầu Franklin Roosevelt làm tổng thống đã làm thay đổi tình trạng đáng buồn của người lao động trong các ngành công nghiệp Mỹ. Bằng chứng đầu tiên cho thấy Roosevelt quan tâm tới điều kiện sống và lao động của tầng lớp công nhân là việc chỉ định Frances Perkins - người tiên phong ủng hộ phúc lợi xã hội - làm Bộ trưởng Lao động (Perkins cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị Bộ trưởng trong Nội các). Sau đó, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Tái thiết Công nghiệp Quốc gia nhằm tăng tiền lương, giảm giờ làm và chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em. Quan trọng hơn cả là đạo luật này đã công nhận quyền được tổ chức và thỏa thuận tập thể thông qua các đại diện do người lao động lựa chọn.


John L. Lewis, the feisty and articulate head of the United Mine Workers (UMW), understood more than any other labor leader what the New Deal meant for workers. Stressing Roosevelt's support, Lewis engineered a major unionizing campaign, rebuilding the UMW's declining membership from 150,000 to over 500,000 within a year.


John L.Lewis, thủ lĩnh khéo léo và có tài ăn nói của Liên minh Công nhân ngành Mỏ (UMW) là người hiểu rõ hơn bất kỳ thủ lĩnh lao động nào khác về những điều mà Chính sách Kinh tế Xã hội mới đã đem lại cho tầng lớp công nhân. Dựa vào sự ủng hộ của Roosevelt, Lewis đã thực hiện một chiến dịch phát triển công đoàn và khiến số thành viên của UMW tăng từ 150.000 người lên tới 500.000 người trong vòng một năm.


Lewis was eager to get the AFL, where he was a member of the Executive Council, to launch a similar drive in the mass production industries. But the AFL, with its historic focus on the skilled trade worker, was unwilling to do so. After a bitter internal feud, Lewis and a few others broke with the AFL to set up the Committee for Industrial Organization (CIO), later the Congress of Industrial Organizations. The passage of the National Labor Relations Act (NLRA) in 1935 and the friendly attitude of the National Labor Relations Board put the power and authority of the federal government behind the CIO.


Lewis cũng liên kết với Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL), trong đó, ông là thành viên của Ban Chấp hành, để khởi xướng một cuộc vận động tương tự trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt. Nhưng tổ chức AFL, với trọng tâm truyền thống là phục vụ quyền lợi của những công nhân tay nghề cao trong ngành thương mại lại không muốn làm như vậy. Sau một cuộc tranh cãi nội bộ gay gắt, Lewis và một số người khác đã cắt đứt quan hệ với AFL và thành lập ủy ban Tổ chức Công nghiệp (CIO), sau này đổi tên thành Đại hội các Tổ chức Công nghiệp. Việc thông qua Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRA) năm 1935 và mối thiện cảm của ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia đã trao cho CIO sức mạnh và quyền tự quyết bên cạnh Chính quyền Liên bang.


Its first targets were the notoriously anti-union auto and steel industries. In late 1936 a series of sit-down strikes, orchestrated by the fledgling United Auto Workers union under Walter Reuther, erupted at General Motors plants in Cleveland, Ohio, and Flint, Michigan. Soon 135,000 workers were involved and GM production ground to a halt.


Những mục tiêu đầu tiên của CIO là các ngành công nghiệp ôtô và thép vốn nổi tiếng vì thái độ bài xích các tổ chức công đoàn. Vào cuối năm 1936, một loạt các cuộc bãi công do Liên đoàn Công nhân Ôtô dưới thời Walter Reuther lãnh đạo đã bùng nổ ở các nhà máy của công ty General Motors ở Cleveland, Ohio và ở Flint, bang Michigan. Chẳng bao lâu sau, 135.000 công nhân đã tham gia bãi công và hoạt động sản xuất của GM đã bị đình đốn.


With the sympathetic governor of Michigan refusing to evict the strikers, a settlement was reached in early 1937. By September of that year, the United Auto Workers had contracts with 400 companies involved in the automobile industry, assuring workers a minimum wage of 75 cents per hour and a 40-hour work week.


Cùng với sự ủng hộ của thống đốc bang Michigan, việc giải quyết các yêu cầu trong cuộc biểu tình đã được tiến hành vào năm 1937. Cho tới tháng 9 năm đó, Liên đoàn Công nhân ôtô đã có thỏa thuận với 400 công ty trong ngành công nghiệp ôtô, nhằm đảm bảo cho người lao động có mức tiền lương tối thiểu là 75 xu cho một giờ lao động và mỗi tuần họ chỉ phải làm việc 40 giờ.


In the first six months of its existence, the Steel Workers Organizing Committee (SWOC), headed by Lewis lieutenant Philip Murray, picked up 125,000 members. The major American steel company, U.S. Steel, realizing that times had changed, also came to terms in 1937. That same year the Supreme Court upheld the constitutionality of the NLRA. Subsequently, smaller companies, traditionally even more anti-union than the large corporations, gave in. One by one, other industries -- rubber, oil, electronics, and textiles -- also followed suit.

Trong sáu tháng đầu tiên sau khi được thành lập, ủy ban Tổ chức Công nhân ngành Thép (SWOC) do người tuỳ tùng của Lewis là Philip Marrey lãnh đạo đã thu hút được 125.000 thành viên. Công ty thép lớn nhất của Mỹ, U.S. Steel, nhận thức được rằng thời thế đã thay đổi, và cũng đã thỏa hiệp với SWOC vào năm 1937. Cùng năm đó, Tòa án Tối cao đã duy trì tính chất hợp hiến của NLRA. Hệ quả là các công ty nhỏ hơn vốn có truyền thống chống đối các tổ chức công đoàn, thậm chí còn bài xích mạnh hơn cả các công ty lớn, cuối cùng cũng đã nhượng bộ. Dần dần, các ngành công nghiệp khác như cao su, dầu mỏ, điện tử và dệt may, cũng tuần tự thỏa hiệp với các tổ chức công đoàn.

The rise of big labor had two major long-term impacts. It became the organizational core of the national Democratic Party, and it gained material benefits for its members that all but erased the economic distinction between working-class and middle-class America.

Sự lớn mạnh của lực lượng lao động đã gây ra hai ảnh hưởng lớn có tính dài hạn. Nó trở thành nội dung quan trọng trong tổ chức của Đảng Dân chủ Quốc gia và đã mang lại nhiều lợi ích vật chất cho các thành viên; đồng thời, xóa mờ khoảng cách kinh tế giữa tầng lớp công nhân lao động và tầng lớp trung lưu ở nước Mỹ.

P1    P2      P3    P4    P5    P6    P7    P8    P9    P10      P12    P13    P14    P15

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn