|
Where Is the Uprising from the Left?' | Cuộc nổi dậy của cánh tả ở đâu rồi? |
SPIEGEL Interview with Francis Fukuyama 02/01/2012 | SPIEGEL phỏng vấn Francis Fukuyama |
Political scientist Francis Fukuyama was once the darling of American neo-conservatives. In a SPIEGEL interview, the author of "The End of History" explains why he now believes that the excesses of capitalism are a threat to democracy and asks why there is no "Tea Party on the left." | Nhà chính trị học Francis Fukuyama đã từng là con cưng của những người theo tân chủ nghĩa bảo thủ Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn của SPIEGEL, tác giả của "Kết thúc của lịch sử" giải thích lý do tại sao giờ đây ông tin rằng sự thái quá của chủ nghĩa tư bản là một mối đe dọa cho nền dân chủ và hỏi lý do tại sao không còn "Đảng Trà cánh tả." |
SPIEGEL: Professor Fukuyama, you are best known for your essay "The End of History," in which you declared that, after the demise of the Soviet Union, liberal democracy had emerged as the triumphant global model. Now, your latest research claims that the flaws of capitalism and globalization could endanger this democratic model. How do you explain this shift? | SPIEGEL: Thưa giáo sư, sau lần tan rã của Liên bang Xô viết, ông đã tuyên bố rằng nền dân chủ tự do của Phương Tây sẽ trở thành hệ thống xã hội sống còn duy nhất. Bây giờ, ông lại lo ngại rằng Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa có thể phá hoại nền dân chủ. Xin ông hãy giải thích cho chúng tôi bước ngoặc này. |
Fukuyama: Capitalism is the wrong word to use here, because there is not a viable alternative to capitalism. What we are really talking about is just economic growth and the development of modern economic societies. A combination of factors is beginning to challenge their progress in the United States. We have had a lot of technological change that substituted for low-skill labor and made many people in Western democracies lose their jobs. | Fukuyama: Chủ nghĩa tư bản là từ sai để sử dụng ở đây, bởi vì không có một từ nào khả dĩ thay thế chủ nghĩa tư bản nên đành sử dụng nó. Cái mà chúng ta đang thực sự đề cập chỉ là tăng trưởng kinh tế và phát triển các xã hội kinh tế hiện đại. Một sự kết hợp của các yếu tố đang bắt đầu thách thức sự tiến bộ của chúng tại Hoa Kỳ. Chúng tôi đã có rất nhiều thay đổi công nghệ thay thế cho lao động kỹ năng thấp và nhiều người trong các nền dân chủ phương Tây bị mất việc làm của họ. |
SPIEGEL: Which is why countries such as the United States or Britain wanted to turn themselves into "service-oriented" economies. | SPIEGEL: Vì thế mà các nước Phương Tây như Hoa Kỳ và Anh muồn chuyển sang kinh tế định hướng dịch vụ. |
Fukuyama: We have unthinkingly embraced a certain version of globalization that assumed we had to move very quickly into this post-industrial, post-manufacturing world. Doing so, we forgot that the whole reason real socialism never took off in the US was the fact that the modern economy seemed to produce middle-class societies in which the bulk of the population could enjoy a middle-class status. They worked in industries that were abolished in our countries and transferred to countries like China. | Fukuyama: Chúng ta đã chấp nhận một cách thiếu suy nghĩ một phiên bản của toàn cầu hóa mà đã khiến chúng ta di chuyển rất nhanh vào thế giới hậu công nghiệp sản xuất. Làm như vậy, chúng ta quên rằng toàn bộ lý do thực tế khiến chủ nghĩa xã hội không bao giờ cất cánh tại Mỹ là nền kinh tế hiện đại dường như để tạo ra tầng lớp xã hội trung lưu, trong đó phần lớn dân số có thể đạt tới địa vị tầng lớp trung lưu. Họ làm việc trong các ngành công nghiệp mà chúng ta đã bỏ rơi ở các quốc gia của chúng ta và chuyển sang chúng sang các nước như Trung Quốc. |
SPIEGEL: Even if members of the middle class held on to their jobs, they saw their income stagnate or even decline, while a few of globalization's winners at the top reaped outsize rewards. The level of income inequality in advanced nations is greater than ever before. What effect does that have on our societies? | SPIEGEL: Thậm chí nếu các thành viên của tầng lớp trung lưu còn giữ được công việc của họ, thì họ vẫn thấy thu nhập của họ bị chửng lại hoặc thậm chí suy giảm, trong khi một ít người thắng cuộc nhờ toàn cầu hóa ở chóp bu gặt hái được phần thưởng quá lớn. Mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong các quốc gia tiên tiến là lớn hơn bao giờ hết. Nói có ảnh hưởng gì đến xã hội chúng ta? |
Fukuyama: It is not good for democracy. If income is relatively evenly distributed and there are not very sharp differences between rich and poor, you have a greater sense of community. You have a greater sense of trust. You do not have parts of the community that have superior access to the political system that they can use to advance their own interests... | Fukuyama: Nó không tốt cho nền dân chủ. Nếu thu nhập được phân bố tương đối đồng đều và không có sự khác biệt quá rõ rệt giữa người giàu và người nghèo, bạn có một ý thức cộng đồng lớn hơn. Bạn có ý thức tin cậy lẫn nhau nhiều hơn. Không có các bộ phận của cộng đồng có ưu thế hơn khi tiếp cận hệ thống chính trị mà họ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi ích riêng của họ... |
SPIEGEL: … all of which undermines the democratic process. | SPIEGEL:... và tất cả điều đó làm xói mòn tiến trình dân chủ. |
Fukuyama: What you are going to see in a democracy with a weaker middle class is much more populism, more internal conflict, an inability to resolve distributional issues in an orderly way. In the United States right now, you do have this return of populism. It should be on the left, but actually most of it is on the right. If you talk to Tea Party members about their feelings regarding the government, they are very passionate. They hate the government. They think they have been betrayed by elites. | Fukuyama: Những gì bạn sẽ thấy trong một nền dân chủ với một tầng lớp trung lưu yếu hơn là một chủ nghĩa dân túy lớn hơn, nhiều xung đột nội bộ hơn, và không có khả năng giải quyết vấn đề phân phối một cách có trật tự. Tại Hoa Kỳ ngay bây giờ, đã có sự quay trở lại của chủ nghĩa dân túy. Nó hẳn phải là thiên tả, nhưng thực tế hầu hết là thiên hữu. Nếu bạn nói chuyện với thành viên Tea Party về những cảm nhận của họ đối với chính phủ, họ rất chú tâm. Họ ghét chính phủ. Họ nghĩ rằng họ đã bị giới tinh hoa phản bội. |
SPIEGEL: Americans, however, are beginning to discuss the problem of social inequality much more openly. | SPIEGEL: Tuy nhiên, người Mỹ đang bắt đầu thảo luận về các vấn đề bất bình đẳng xã hội công khai hơn. |
Fukuyama: They are slowly beginning to realize it. The recent public focus on inequality and the Occupy Wall Street movement are harbingers of change in that direction. The trouble is that in the United States it is extremely difficult to mobilize people around pure class issues. President Barack Obama was ostracized as a "European socialist" when he brought up the idea of higher taxes on the rich. These class debates are historically unpopular -- except for a very brief period in the 1930s during the Great Depression. | Fukuyama: Họ đang dần dần bắt đầu nhận ra nó. Sự chú tâm của công chúng gần đây vào sự bất bình đẳng và phong trào Chiếm Phố Wall mở đường cho những thay đổi trong hướng này. Vấn đề là tại Hoa Kỳ, thật vô cùng khó khăn khi vận động người dân nói về các vấn đề giai cấp thuần túy. Tổng thống Barack Obama bị tẩy chay như là một "người xã hội chủ nghĩa châu Âu" khi ông đưa ra ý tưởng đánh thuế người giàu cao hơn. Những cuộc tranh luận về giai cấp không phổ biến trong lịch sử - ngoại trừ một giai đoạn rất ngắn trong những năm 1930 của cuộc Đại suy thoái. |
SPIEGEL: The latest financial crisis was often compared to the Great Depression: Why did we not see another case of the left wing rising up against the rich? | SPIEGEL: cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất thường được so sánh với cuộc Đại suy thoái: Tại sao chúng ta không thấy một trường hợp bên cánh trái tăng lên chống lại người giàu? |
Fukuyama: I am at a loss, too. Where is this uprising from the left? This is a crisis that began on Wall Street. It really was rooted in the particular American model of liberalized finance. It hurt ordinary people tremendously, and it benefited the richest part of the country – the finance sector -- which came through the crisis very well, thanks to government bailouts. You would have thought that this would pave the way for a rise of left-wing populism as seen in the 1930s. A Tea Party on the left, so to speak. | Fukuyama: Tôi cũng đang thắc mắc. Cuộc nổi dậy của cánh tả ở đâu rồi? Đây là một cuộc khủng hoảng bắt đầu ở phố Wall. Nó thực sự được bắt nguồn từ mô hình đặc biệt Mỹ về tự do hóa tài chính. Nó làm tổn thương những người dân thường rất nhiều, và nó làm lợi cho bộ phận giàu có nhất của đất nước - khu vực tài chính – mà đã trải qua cuộc khủng hoảng rất tốt, nhờ cứu trợ của chính phủ. Bạn đã có thể nghĩ rằng điều này sẽ mở đường cho một sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy cánh tả như đã thấy vào những năm 1930. Một Tea Party cánh Tả, có thể nói thế. |
SPIEGEL: Could the Occupy Wall Street movement fill this void on the left? | SPIEGEL: Liệu phong trào Chiếm Phố Wall có thể thay thế cho khoảng trống cánh Tả? |
Fukuyama: I really do not take this movement seriously, because its social base is extremely narrow. It consists mostly of the same kids that were protesting in 1999 in Seattle against the World Trade Organization -- anti-capitalists. The big problem sociologically for the left in the United States is that the white working class and lower middle class, that in Europe would be reliably social democratic in their political behavior, tends to vote Republican or is easily brought into the Republican camp. Until the Occupy Wall Street people can connect up with that demographic group, there is not going to be a big left-wing populist base of support in the US. | Fukuyama: Tôi thực sự không coi phong trào này là nghiêm túc, bởi vì cơ sở xã hội của nó là vô cùng hẹp. Nó bao gồm chủ yếu là của những thanh niên đã tường tham gia phản đối năm 1999 tại Seattle chống lại Tổ chức Thương mại Thế giới - chống tư bản. Vấn đề lớn về mặt xã hội đối với cánh Tả tại Hoa Kỳ là tầng lớp lao động da trắng và tầng lớp trung hạ lưu, mà ở châu Âu vốn mang đặc tính dân chủ xã hội đáng tin cậy trong các hành vi chính trị của họ, thường có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa hoặc có thể dễ dàng đứng về phía đảng Cộng hòa. Trước phong trào Chiếm Phố Wall người ta có thể kết nối với nhóm nhân khẩu học đó, sẽ không có cơ sở hỗ trợ lớn cho chủ nghĩa dân túy cánh tả ở Mỹ. |
SPIEGEL: Has the crisis simply not been deep enough to achieve that? | SPIEGEL: Có cuộc khủng hoảng đơn giản là không đủ sâu để đạt được điều đó? |
Fukuyama: Ironically, because the Federal Reserve and the US Treasury acted to support the financial sector, the crisis did not develop into a deep depression with unemployment up to 20 percent like in the 1930s. Back then, President Franklin D. Roosevelt could restructure the big banks. I believe that the only solution to our current problems is to restructure all these big banks, Goldman Sachs and Citigroup and Bank of America, and turn them into smaller entities that could then be allowed to go bankrupt. They would no longer be "too big to fail." But this has not happened so far. | Fukuyama: Trớ trêu thay, vì Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ đã hành động để hỗ trợ khu vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã không phát triển thành một cuộc suy thoái sâu sắc với đến 20% thất nghiệp như trong những năm 1930. Hồi đó, Tổng thống Franklin D. Roosevelt có thể cơ cấu lại các ngân hàng lớn. Tôi tin rằng giải pháp duy nhất cho vấn đề hiện tại của chúng tôi là tái cơ cấu tất cả các ngân hàng lớn, Goldman Sachs, Citigroup và Bank of America, và biến chúng thành các thực thể nhỏ hơn sau đó có thể cho phép chúng phá sản. Chúng sẽ không còn là "quá lớn để phá sản." Nhưng, cho đến nay, điều này không xảy ra. |
SPIEGEL: One could also make the case that President Obama was simply not as tough as Roosevelt. | SPIEGEL: Người ta cũng có thể lập luận rằng Tổng thống Obama đơn giản là đã không cứng rắn như Roosevelt. |
Fukuyama: Obama had a big opportunity right at the middle of the crisis. That was around the time Newsweek carried the title: "We Are All Socialists Now." Obama's team could have nationalized the banks and then sold them off piecemeal. But their whole view of what is possible and desirable is still very much shaped by the needs of these big banks. | Fukuyama: Obama đã có một cơ hội lớn ngay giữa của cuộc khủng hoảng. Đó là khoảng thời gian Newsweek đăng bài báo có tiêu đề: "Tất cả chúng ta là người xã hội chủ nghĩa" Nhóm của Obama có thể quốc hữu hóa các ngân hàng và sau đó bán chúng ra từng phần. Nhưng quan điểm toàn bộ của họ về những gì có thể làm và mong muốn làm vẫn còn bị định hình rất nhiều bởi nhu cầu của các ngân hàng lớn. |
SPIEGEL: In other words, Obama and his influential advisors, like Treasury Secretary Timothy Geithner, are themselves part of the "1 percent" that the Occupy Wall Street movement rails against. | SPIEGEL: Nói cách khác, Obama và các cố vấn có ảnh hưởng của ông, như Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner - bản thân ông là một phần của "1% " - mà phong trào Chiếm Phố Wall đang chống đối. |
Obama arriving at Andrews Airforce Base last week after a five-state trip. Obama and his advisers "are obviously part of the 1 percent," argues Fukuyama. Obama đến căn cứ không quân Andrews cuối tuần sau một chuyến đi thăm năm quốc gia. Obama và các cố vấn của ông "rõ ràng là một phần của 1%," Fukuyama lập luận
|
Fukuyama: They are obviously part of the 1 percent. They socialize with these Wall Street gurus. Goldman Sachs boss Lloyd Blankfein met with Geithner many times during the crisis. Such close contact clearly influences the world view of the White House. | Fukuyama: Họ rõ ràng là một phần của 1%. Họ qua lại với những người có uy tín tại phố Wall. ông chủ Lloyd Blankfein của Goldman Sachs đã gặp Geithner nhiều lần trong lúc khủng hoảng. Tiếp xúc gần gũi như vậy rõ ràng ảnh hưởng đến thế giới quan của Nhà Trắng. |
SPIEGEL: But would you seriously argue that Republicans are any less close to Wall Street? | SPIEGEL: Nhưng ông sẽ nghiêm túc cho rằng đảng Cộng hòa có ít gần phố Wall hơn chút nào không? |
Fukuyama: Oh no. Republican politicians are completely bought by Wall Street. But the real question is: Why do their working class supporters continue to vote for them? My explanation is partly this deep distrust of any form of government that goes back very far in American politics, and is today reflected in political figures like Sarah Palin, which holds against Obama primarily the fact that he went to Harvard. There is a kind of populist resentment in US politics against being ruled by elites. | Fukuyama: Ồ không. Các chính trị gia đảng Cộng hòa hoàn toàn bị mua bởi Wall Street. Nhưng câu hỏi thực sự là: Tại sao những người ủng hộ thuộc tầng lớp lao động lại tiếp tục bỏ phiếu cho họ? Giải thích của tôi một phần là do sự mất lòng tin sâu sắc về bất kỳ hình thức chính phủ mà đi quá xa trong nền chính trị Mỹ, và ngày nay được phản ánh trong các khuôn mặt chính trị như Sarah Palin, bà này chống đối Obama chủ yếu về việc ông đã học Harvard. Có một loại của sự bất mãn mang tính dân túy trên chính trường Mỹ chống lại việc bị cai trị bởi giới tinh hoa. |
SPIEGEL: Even the Tea Party movement is largely financed by billionaires who represent everything regular Tea Party members are opposed to. | SPIEGEL: Ngay cả phong trào Tea Party mà được tài trợ chủ yếu bởi các tỷ phú đại diện cho tất cả thành viên bình thường cũng phản đối. |
Fukuyama: The Tea Party is a genuine grassroots movement, so I do not buy into these conspiracy theories that rich billionaires initiated it. When you go to one of these rallies of Ron Paul supporters, they are very passionate. They all tend to be young, and they have just got this libertarian idea in their minds that the government is really the source of all of our problems. So I think the convictions of Tea Party activists are sincere, they are not manipulated by billionaires. But it is true that they mobilize against their own economic interests and for the interests of elites they should despise. I still do not fully understand why they do that. | "Fukuyama: Tea Party là một phong trào thường dân chính hiệu, vì vậy tôi không mua vào những lý thuyết âm mưu cho rằng nó do các tỷ phú giàu có khởi xướng. Khi bạn đi đến một trong những cuộc tuần hành của những người ủng hộ Ron Paul, họ rất đam mê. Họ có xu hướng trẻ, và họ đã có ý tưởng tự do chủ nghĩa trong tâm trí họ mà chính phủ thực sự là nguồn gốc của tất cả mọi vấn đề của chúng ta. Vì vậy, tôi nghĩ rằng niềm tin của các nhà hoạt động Tea Party là chân thành, họ không bị thao túng bởi các tỷ phú. Nhưng sự thật là họ huy động chống lại lợi ích kinh tế của chính họ và vì lợi ích của giới tinh hoa mà họ lẽ ra nên coi thường. Tôi vẫn không hiểu đầy đủ về lý do tại sao họ làm điều đó. |
SPIEGEL: Why can't Obama reach these frustrated people? | SPIEGEL: Tại sao Obama không thể tiếp cận những người bất mãn này? |
Fukuyama: The president never annunciated a vision of a different kind of economic order that did not just look like a return to a kind of classic big spending, liberal Democratic formula. The Democrats have never articulated an economic philosophy that is not just the return to the 1970s, big government and so forth, or the position of the labor unions which is very hostile to globalization. | Fukuyama: Tổng thống không bao giờ loan báo một tầm nhìn về một loại hình trật tự kinh tế khác mà khác biệt với sự quay trở về kiểu chi tiêu lớn kinh điển, công thức dân chủ tự do. Đảng Dân chủ đã không bao giờ minh định một triết lý kinh tế mà không phải quay trở lại những năm 1970, với chính phủ lớn và vv, hoặc vị trí của công đoàn lao động mà vốn rất thù địch với toàn cầu hóa. |
SPIEGEL: What else should he do? | SPIEGEL: Tổng thống nên làm gì khác? |
Fukuyama: I actually think that the German model should be a very interesting one from an American perspective, because Germany is still the second-largest exporter, but has done a much better job in protecting its manufacturing base and its working class compared to the United States. Somebody needs to articulate a strategy in the US that will say our goal is not to maximize aggregate income. It is to protect the middle class through an engagement with the world with globalization, but one that benefits the broad mass of people. No Democrat has really been able to do this. | Fukuyama: Tôi thực sự nghĩ rằng mô hình Đức là rất thú vị xét từ quan điểm của Mỹ, bởi vì Đức vẫn là nước xuất khẩu lớn thứ hai, nhưng đã thực hiện công việc tốt hơn nhiều trong việc bảo vệ cơ sở sản xuất và tầng lớp lao động của mình so với Hoa Kỳ. Ai đó cần minh định một chiến lược tại Mỹ mà nêu lên rằng mục tiêu của chúng ta không phải là để tối đa hóa thu nhập tổng hợp. Mà là để bảo vệ tầng lớp trung lưu thông qua một cam kết với thế giới về toàn cầu hóa, nhưng mang lại lợi ích cho công chúng rộng rãi. Không có đảng viên Dân chủ nào đã thực sự làm được điều này. |
SPIEGEL: Do you want the American left to draw lessons from former German Chancellor Gerhard Schröder's "Agenda 2010," a controversial package of labor and welfare reforms which overturned the classic social democratic model? | SPIEGEL: Ồng có muốn cánh tả Mỹ để rút ra bài học từ "Chương trình nghị sự năm 2010" của cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, một gói cải cách về lao động và phúc lợi gây tranh cãi mà đã đảo ngược mô hình dân chủ xã hội cổ điển? |
Fukuyama: What the Social Democrats in Germany have done is increase the degree of flexibility in labor markets and make the German welfare state more friendly to capitalist competition. The old traditional agenda that we are just going to have more and more social protection no longer rules in Germany, and that is a good thing. Part of the problem in Europe is that similar reforms have not happened in France and Italy. | Fukuyama: Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã làm tăng mức độ linh hoạt trong thị trường lao động và làm cho tình trạng phúc lợi của Đức thân thiện hơn với cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Chương trình nghị sự truyền thống cũ cho rằng chúng ta sẽ có thêm nhiều bảo hộ xã hội nữa không còn hoạt động ở Đức, và đó là một điều tốt. Một phần của vấn đề ở châu Âu là cải cách tương tự như thế đã không xảy ra tại Pháp và Italia. |
SPIEGEL: Would that protection of the middle class include a new form of global protectionism? | SPIEGEL: sự bảo vệ của tầng lớp trung lưu bao gồm một hình thức mới của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu? |
Fukuyama: We should never have permitted the Chinese to deindustrialize a large part of the world. The Chinese have managed to play one Western country against another, stealing their technology basically. They succeeded because everybody in the West has got this short-term view saying: "I may be clobbered by the Chinese down the road, but if I do not make my money now, somebody else will get in. So I make business with them even if they rip me off." This view is very short-sighted. We should have been much tougher with China. | Fukuyama: Chúng ta lẽ ra không bao giờ nên cho phép Trung Quốc giành lấy công việc của một phần lớn thế giới. Trung Quốc đã tìm cách lấy một quốc gia phương Tây chống lại quốc gia phương Tây khác, về cơ bản là ăn cắp công nghệ của chúng ta. Họ đã thành công bởi vì mọi người ở phương Tây đều có cái nhìn thiển cận rằng: "Tôi có thể bị Trung Quốc đanh bại ở cuối đường, nhưng nếu tôi không làm ra tiền bây giờ, người khác sẽ hốt mất. Vì vậy, tôi làm kinh doanh với họ ngay cả nếu họ chơi trò gian lận với tôi." Quan điểm này là rất thiển cận. Chúng ta lẽ ra nên có cứng rắn hơn với Trung Quốc. |
SPIEGEL: Could that trend still be reversed? Fukuyama: It is too late, at least in the United States. We have lost all crucial manufacturing industries to China. | SPIEGEL: Ông có thể xu hướng đó vẫn còn đảo ngược được? Fukuyama: Đã quá muộn rồi, ít nhất là tại Hoa Kỳ. Chúng tôi đã mất tất cả các ngành công nghiệp sản xuất rất quan trọng vào tay Trung Quốc. |
SPIEGEL: A feeling of helplessness also prevails in Europe. Every time EU politicians try to present new solutions to the euro crisis, they fail to convince the financial players around the world. Is political leadership still possible, given the outsize power of global financial markets? | SPIEGEL: Một cảm giác bất lực cũng chiếm ưu thế ở châu Âu. Mỗi khi các chính trị gia EU cố gắng trình bày các giải pháp mới cho cuộc khủng hoảng đồng euro, họ không thuyết phục được các chủ nhân tài chính trên toàn thế giới. Liệu sự lãnh đạo chính trị vẫn còn có thể, với sức mạnh quá lớn đó của thị trường tài chính toàn cầu hay không? |
Fukuyama: The political leadership problem stems not simply from the pressure by the markets. All modern democracies have a disease, which is that the democratic process tends to be captured by well-organized groups that are not representative of the general public. This is the whole problem with Greece. The pharmacists and the doctors and the civil servants and the architects, and every other social group in that country, has organized itself into a closed corporation that controls prices while largely avoiding taxation. They make a fortune, but the national bankruptcy is bound to happen. | Fukuyama: Vấn đề lãnh đạo chính trị không chỉ đơn giản bắt nguồn từ áp lực của thị trường. Tất cả các nền dân chủ hiện đại có một căn bệnh là quá trình dân chủ có xu hướng bị nắm giữ bởi các nhóm có tổ chức tốt mà không phải là đại diện của công chúng. Đây là toàn bộ vấn đề với Hy Lạp. Các dược sĩ, bác sĩ, cán bộ, công chức nhà nước và các kiến trúc sư, và các nhóm xã hội khác tại đất nước này, đã tổ chức lại thành một tổ hợp công ty khép kín để kiểm soát giá trong khi phần lớn trốn thuế. Họ làm giàu kếch sù, nhưng quốc gia bị phá sản là nhãn tiền |
SPIEGEL: Unelected technocrats and advisers from outside are now being brought in to reform the Greek system. What does that mean for democracy? | SPIEGEL: Các nhà kỹ trị không do dân cử và các cố vấn từ bên ngoài hiện nay đang được đưa vào để cải cách hệ thống Hy Lạp. Điều đó có ý nghĩa gì cho dân chủ không? |
Fukuyama: If I had to bet my own money on this, Greece is going to leave the euro, because ultimately any outside intervention is going to be regarded by the Greek public as a non-democratic imposition of policies that they do not want. Greeks are just never going to behave like Germans, right? | Fukuyama: Nếu tôi phải đặt cược tiền của tôi về điều này, thì tôi nói Hy Lạp sẽ rời khỏi đồng euro, bởi vì cuối cùng bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài nào cũng sẽ được công chúng Hy Lạp xem như là một áp đặt phi dân chủ về những chính sách mà họ không mong muốn. Hy Lạp sẽ không bao giờ hành xử như Đức, phải? |
SPIEGEL: Can Europe, in its desperate attempts to rescue the euro, still be democratic? | SPIEGEL: Liệu châu Âu, trong nỗ lực tuyệt vọng để giải cứu đồng euro, vẫn còn dân chủ hay không? |
Fukuyama: The entire European project was very elite-driven from the beginning. The evidence of this was every time a country held a referendum where they voted against signing on to further EU regulation... | Fukuyama: Dự án toàn châu Âu ngay từ đầu đã được định hướng bởi giới tinh hoa. Bằng chứng của điều này là mỗi khi một quốc gia đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mà họ bỏ phiếu chống lại việc tiếp tục tham gia các quy chế khác của EU thì... |
SPIEGEL:... that referendum was simply repeated. | SPIEGEL:... thì đơn giản là trưng cầu dân ý lại. |
Fukuyama: The EU elites said: "Oh, you just got it wrong this time. We will keep voting until you get it right." Virtually every European country now has got a right-wing populist party. They are anti-EU, anti-immigrant, and it has exactly the same cause, because there is a perception that the elites in Europe do not really address their issues. | Fukuyama: Giới tinh hoa EU nói: “Ồ, lần này các bạn nghĩ sai rồi. Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến cho đến khi bạn hiểu đúng." Hầu như tất cả các quốc gia châu Âu hiện nay đã có một đảng dân túy cánh hữu. Họ chống EU, chống người nhập cư, và có một nguyên nhân giống hệt nhau, do có một nhận thức cho rằng giới tinh hoa châu Âu không thực sự giải quyết các vấn đề của họ. |
SPIEGEL: Authoritarian systems, on the other hand, appear to be getting more and more popular. When German businesspeople travel to communist China, for example, they are enamored with the system there. They rave about how quickly important decisions can be made. | SPIEGEL: Các hệ thống độc đoán, ngược lại, có vẻ được lợi nhiều hơn và được lòng dân hơn. Khi doanh nhân Đức tới Trung Quốc cộng sản, chẳng hạn, họ đang say mê với hệ thống ở đó. Họ ca ngợi về việc các quyết định quan trọng có thể được thực hiện nhanh như thế nào ở đó. |
Fukuyama: I hear that from American businesspeople too. The Chinese system is particularly striking when you contrast it with Europe and the United States where you currently just cannot get a decision made. | Fukuyama: Tôi cũng nghe nói điều đó từ các doanh nhân Mỹ. Hệ thống Trung Quốc là đặc biệt hấp dẫn khi bạn đối chiếu với châu Âu và Hoa Kỳ, nơi bạn hiện nay không thể đưa ra dù chỉ một quyết định được. |
SPIEGEL: So authoritarian China will emerge as the new global model -- which would totally contradict your thesis from "The End of History" that democracy has become the default option around the world. | SPIEGEL: Như vậy, Trung Quốc độc đoán sẽ nổi lên như mô hình toàn cầu mới – điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với luận thuyết của ông từ "End of History" cho rằng dân chủ đã trở thành lựa chọn mặc định trên toàn thế giới. |
Fukuyama: No. China is never going to be a global model. Our current Western system is really broken in some fundamental ways, but the Chinese system is not going to work either. It is a deeply unfair and immoral system where everything can be taken away from anyone in a split second, where people die in train accidents because of a rampant lack of public oversight and transparency, where corruption rules. We are already seeing huge protests in all parts of China... | Fukuyama: Không. Trung Quốc sẽ không bao giờ là một mô hình toàn cầu. Hệ thống phương Tây hiện nay của chúng ta thực sự bị hỏng hóc về một số phương diện cơ bản, nhưng hệ thống của Trung Quốc cũng sẽ không hoạt động được. Nó là một hệ thống bất công và vô đạo đức sâu sắc nơi mà tất cả mọi thứ bất kỳ là của ai đều có thể bị cướp đi chỉ trong nháy mắt, nơi mà người dân chết trong các tai nạn xe lửa vì thiếu giám sát công khai và minh bạch, nơi tham nhũng hoành hành. Chúng ta đã nhìn thấy các cuộc biểu tình phản đối lớn ở tất cả mọi miền của đất nước Trung Hoa... |
SPIEGEL:... which Communist Party officials fear are reminiscent of the Arab Spring. | SPIEGEL:… mà các quan chức Đảng Cộng sản lo sợ rằng chúng gợi nhớ đến mùa xuân Ả Rập. |
Fukuyama: When its leadership stops delivering the current level of economic growth, it has got this huge moral vulnerability. Liberal democracy still really is the only game in town worldwide, in spite of all of its shortcomings. | Fukuyama: Khi giới lãnh đạo không còn tạo ra mức tăng trưởng kinh tế hiện tại, nó sẽ bộc lộ sự tổn thương đạo đức cực lớn. Tự do dân chủ vẫn còn thực sự là lựa chọn duy nhất cho toàn thế giới, bất chấp tất cả các thiếu sót của nó. |
SPIEGEL: Professor Fukuyama, we thank you for this interview. | SPIEGEL: Thưa Giáo sư Fukuyama, chúng tôi cảm ơn ông đã tham dự cuộc phỏng vấn này. |
Francis Fukuyama, 59, is a political scientist. He became world-famous with his 1989 essay "The End of History," which declared democratic capitalism to be the end point of all sociocultural evolution. Fukuyama now considers that Western liberal democracy is under threat and has called for a new political ideology in response. He is currently a senior fellow at Stanford University's Center on Democracy, Development and the Rule of Law. | Francis Fukuyama, 59 tuổi, là một nhà chính trị học. Ông nổi tiếng thế giới với bài tiểu luận năm 1989 của ông "Sự chấm dứt của Lịch sử," tuyên bố chủ nghĩa tư bản dân chủ là điểm kết thúc của tất cả các quá trình phát triển văn hóa xã hội. Fukuyama bây giờ cho rằng dân chủ tự do phương Tây đang bị đe dọa và đã kêu gọi một ý thức hệ chính trị mới để đáp lại. Ông hiện là chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đại học Stanford về phát triển, dân chủ và chế độ pháp trị. |
Interview conducted by Hans Hoyng and Gregor Peter Schmitz | Phỏng vấn thực hiện bởi Hans Hoyng và Gregor Peter Schmitz |
|
|
|
|
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,812208-2,00.html |