MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 20, 2014

Soft Power: The Means to Success in World Politics- P5 Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới - P5

P1      P2      P3      P4      P5

Chapter 5: Soft Power and American Foreign Policy - P5

Chương 5: Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Soft Power: The Means to Success in World Politics by JOSEPH S. NYE, JR. 

Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới của Joseph S. Nye JR. 

JOSEPH S. NYE, JR., Sultan of Oman Professor of International Relations, is Dean of the John F. Kennedy School of Government. Nye has been on the faculty at Harvard since 1964, during which time he also served as Assistant Secretary of Defense for International Security Affairs, Chair of the National Intelligence Council, and Deputy Assistant Secretary of State for Security Assistance, Science and Technology. He is the author of numerous books and articles on national security policy.

Joseph S. Nye JR., giáo sư Quốc vương Oman về quan hệ quốc tế, là Hiệu trưởng Trường Chính phủ học John F. Kennedy. Nye là giảng viên tại Đại học Harvard từ năm 1964, trong thời gian đó ông cũng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng các vấn đề an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia, và Phó Trợ lý Ngoại trưởng về hỗ trợ an ninh, Khoa học và Công nghệ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về chính sách an ninh quốc gia.
Anti-Americanism has increased in the past few years. Thomas Pickering, a seasoned diplomat, considered 2003 “as high a zenith of anti-Americanism as we’ve seen for a long time.” [1] Polls show that our soft power losses can be traced largely to our foreign policy. “A widespread and fashionable view is that the United States is a classically imperialist power...That mood has been expressed in different ways by different people, from the hockey fans in Montreal who boo the American national anthem to the high school students in Switzerland who do not want to go to the United States as exchange students.” [2]

Chủ nghĩa bài Mỹ đã phổ biến hơn trong những năm vừa qua. Thomas Pickering, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã xem năm 2003 như là “đỉnh điểm của chủ nghĩa chống Mỹ mà chúng ta từng thấy trong khoảng thời gian dài”.[1] Những cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta có nguyên nhân lớn từ chính sách ngoại giao. “Một quan điểm phổ biến và thời thượng cho rằng nước Mỹ là một thế lực đế quốc kiểu cổ điển… Cách đánh giá kiểu này thể hiện nhiều cách bởi nhiều người khác nhau, từ việc các cổ động viên hockey ở Montreal la ó khi quốc ca Mỹ cất lên đến việc những học sinh trung học Thụy Sĩ không muốn đi Mỹ theo các chương trình trao đổi văn hóa”.[2]