MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, April 21, 2012

Three Questions for Beijing Ba câu hỏi dành cho Bắc Kinh


Three Questions for Beijing

Ba câu hỏi dành cho Bắc Kinh
By MINXIN PEI

MINXIN PEI


15-04-2012

The current system favors politicians with powerful patrons, little talent and no scruples.

Hệ thống hiện hành ưu đãi các chính trị gia với những người đỡ đầu có thế lực, kém cỏi và thiếu thận trọng.

It is tempting to treat Bo Xilai's spectacular fall from power as a political morality play. When the Chinese Communist Party formally suspended the former party boss of Chongqing as a member of the Politburo last week, most observers at home and abroad felt the ambitious "princeling" got what he deserved. The state-run media says his downfall proves the system works.

Trung Quốc đang cố xử lý sự việc gây chấn động của ông Bạc Hy Lai như một vở kịch đạo đức chính trị. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cách chức ủy viên Bộ Chính trị của cựu quan chức đứng đầu Trùng Khánh hồi tuần trước, hầu hết các quan sát viên ở trong và ngoài nước đều cho rằng vị “thái tử đảng” đầy tham vọng đáng bị như vậy. Các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng sự sụp đổ của ông ta đã chứng minh rằng hệ thống chính trị của quốc gia này được thực thi.

The problem with this view of events is that Mr. Bo almost succeeded in getting to the top. Until his police chief, Wang Lijun, attempted to seek asylum in the American consulate in Chengdu in early February, a seat on the Politburo Standing Committee, the most powerful decision-making body in the country, was Mr. Bo's to lose.

Vấn đề liên quan đến quan điểm của các sự kiện này đó là, ông Bạc gần như đã thành công trong việc leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp. Cho đến khi cảnh sát trưởng của ông ta là Vương Lập Quân đã cố chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi đầu tháng 2, thì chiếc ghế của ông Bạc trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, đã bị vuột mất.

Leadership instability would have a tremendous cost not only for Chinese themselves, but also for the rest of the world, both politically and economically. So it is time for the whole range of China's interlocutors, from diplomats to academics to journalists, to pose some tough questions to Beijing.

Sự bất ổn trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt không chỉ cho chính người Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, đây cũng là lúc để mở rộng phạm vi đối thoại cho những người ở Trung Quốc, từ các nhà ngoại giao cho đến các học giả và giới báo chí, đặt ra một số câu hỏi cứng rắn cho Bắc Kinh.

First, how was an individual with such known flaws entrusted with so much power with so little constraint? Mr. Bo's rise was almost as stunning as his fall. Until he was promoted to the Politburo and made the party chief of Chongqing, Mr. Bo had accumulated a mediocre record as the governor of Liaoning province and the minister of commerce. His family's questionable financial dealings, now coming to light, could not have escaped the attention of the party's anti-corruption watch-dog, the Central Discipline and Inspection Commission.

Thứ nhất, làm thế nào mà một cá nhân có nhiều sai lầm như vậy lại được giao cho quá nhiều quyền lực với rất ít ràng buộc? Sự thăng tiến của ông Bạc cũng kỳ lạ giống như sự sụp đổ của ông. Cho đến khi ông được thăng chức ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc cũng chỉ là thống đốc bình thường ở tỉnh Liêu Ninh và bộ trưởng Bộ Thương mại. Các mối quan hệ tài chính đầy nghi vấn của gia đình ông, bây giờ đã lộ ra, không thể thoát khỏi sự chú ý của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của đảng.

Most worryingly, after Mr. Bo became Chongqing's party chief, he abused his power by arresting and incarcerating thousands of individuals in a so-called "smashing black" campaign, with little regard for the legal process. He cynically manipulated public opinion using the symbols of radical Maoist rule, flaunting a political ideology that represented an alternative to the party's current policies.

Đáng lo ngại nhất là sau khi trở thành Bí Thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách bắt giữ và giam cầm hàng ngàn người trong chiến dịch được gọi là “đả hắc”, trong đó rất ít vụ được cho là hợp pháp. Ông đã thao túng dư luận một cách khó hiểu bằng cách sử dụng những những biểu tượng cai trị cực đoan của người theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông, phô trương một hệ tư tưởng chính trị đại diện cho sự thay thế các chính sách hiện hành của đảng.



Yet, instead of reining in Mr. Bo, Beijing did nothing. Worse still, it allowed him to bask in the media limelight. Six of the nine members of the Politburo Standing Committee paid homage to Chongqing, implicitly endorsing the now-discredited "Chongqing Model."

Tuy nhiên, thay vì kiềm chế ông Bạc, Bắc Kinh đã không làm gì cả. Tệ hơn nữa, họ còn để cho các phương tiện truyền thông đánh bóng tên tuổi ông. Sáu trong số chín ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tỏ lòng tôn sùng Trùng Khánh, ngầm ủng hộ một “Mô hình Trùng Khánh” hiện đã bị mất uy tín.

Now that Mr. Bo is gone, the party seems to be patting itself on the back for cashiering him just in time. But the truth is plain: The party's process of selecting its leaders is deeply flawed. Instead of picking the most capable and upright, the current system favors those with powerful patrons, little talent, and no scruples.

Giờ đây ông Bạc đã bị thất sủng, dường như đảng đang tự vỗ về mình ở phía sau hậu trường qua việc loại bỏ ông vừa đúng lúc. Nhưng sự thật thì đã rõ: quá trình chọn những người lãnh đạo của đảng là vô cùng thiếu sót. Thay vì chọn những người có đủ năng lực và liêm khiết nhất, thì hệ thống hiện hành lại chọn những người có lý lịch theo kiểu con ông cháu cha nhưng lại kém cỏi và thiếu thận trọng.



How did Bo Xilai come so close to the pinnacle of power?

Làm thế nào Bạc Hy Lai đến rất gần với đỉnh cao của quyền lực?
The second question the party must answer is, how can it better manage competition for power at the top during succession? Without doubt, the Bo affair is the most serious rift among senior leaders since Tiananmen. The nature of the split is not over ideology, but power. Mr. Bo's enemies wanted him out because of fears that once at the top he could threaten their security and wealth. Mr. Bo's supporters were rooting for him because he would protect theirs.


Câu hỏi thứ hai mà đảng phải trả lời là, làm thế nào để có thể có được sự cạnh tranh quyền lực tốt hơn ở hàng lãnh đạo cao nhất trong thời gian chuyển giao quyền lực? Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ ông Bạc đã gây rạn nứt nghiêm trọng nhất trong số các nhà lãnh đạo cấp cao kể từ sau sự kiện vụ Thiên An Môn. Bản chất của sự phân hóa không phải do ý thức hệ, mà do quyền lực. Kẻ thù của ông Bạc muốn ông ta bị loại ra vì lo sợ rằng, một khi ở vị trí cao nhất ông ta có thể đe dọa sự an toàn và lợi ích của họ. Còn những người ủng hộ ông Bạc đã cổ vũ cho ông ta vì nghĩ rằng ông ta sẽ bao che họ.

Not too long ago, the party seemed to have crafted an effective system of managing the succession power struggle. The transfer of power from Deng Xiaoping to Jiang Zemin and from Mr. Jiang to Hu Jintao was uneventful. The Bo affair revealed that succession politics today in Zhongnanhai is still full of intrigue, unpredictability and viciousness. It may be too much at the moment to ask the party to allow open and competitive elections for China's top posts. But the existing succession process, cloaked in secrecy and manipulated by a small oligarchy, not only produces unsuitable leaders, but also destabilizes the party's rule.

Mới đây, dường như đảng đã xây dựng một hệ thống hữu hiệu trong việc quản lý chuyện tranh đấu khi chuyển giao quyền lực. Không có biến cố xảy ra khi chuyển giao quyền lực từ Đặng Tiểu Bình cho Giang Trạch Dân, và từ Giang Trạch Dân cho Hồ Cẩm Đào. Vụ bê bối của ông Bạc hôm nay tiết lộ, việc chuyển giao quyền lực chính trị hiện nay ở Trung Nam Hải vẫn còn đầy rẫy âm mưu, không thể tiên đoán được và vô cùng khắc nghiệt. Vào lúc này, có lẽ đòi hỏi hơi nhiều khi yêu cầu đảng cho phép mở cửa và tiến hành các cuộc bầu cử có tranh đua vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền lực hiện có, ẩn chứa những bí mật và sự thao túng của một nhóm đầu sỏ chính trị, không chỉ tạo nên các nhà lãnh đạo không đủ năng lực, mà còn gây bất ổn cho sự cầm quyền của đảng.

The last question for the party is, how can it better manage political crisis in the age of the Internet and microblogs? From early February, when Wang Lijun tried to defect, Beijing's response was inept and self-destructive. It comically characterized Wang as "exhausted by overwork" and prescribed "vacation-style therapy" for the former police chief, then in the custody of China's Ministry of State Security. Instead of swiftly dismissing Mr. Bo, the party allowed this political scandal to drag on for more than a month, fueling rumors and raising doubts about its authority.

Câu hỏi cuối cùng dành cho đảng là, làm thế nào họ có thể quản lý tốt hơn cuộc khủng hoảng chính trị trong thời đại internet và sự có mặt của các tiểu blog? Từ đầu tháng 2, khi Vương Lập Quân cố đào thoát, phản ứng của Bắc Kinh là vô lý và tự hủy hoại uy tín của mình. Bắc Kinh cho rằng ông Vương bị “kiệt sức do làm việc quá sức” và đã cho vị cựu cảnh sát trưởng này nghỉ “dưỡng sức” dưới sự giám sát của Bộ an ninh Quốc gia Trung Quốc. Thay vì sa thải ông Bạc ngay, đảng đã cho phép vụ bê bối chính trị này kéo dài hơn một tháng, làm tăng thêm những tin đồn và mối nghi ngại về quyền hành của đảng.

Even when the party finally suspended Mr. Bo from the Politburo, it communicated the news in the same way as it did 40 years ago after Mao's hand-picked successor Lin Biao's purported failed defection to the Soviet Union. The party first notified more senior cadres before informing its rank-and-file members—even though Mr. Bo's political demise was already common knowledge for anyone with a mobile phone in China.

Ngay khi ông Bạc bị đình chỉ thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, đảng cũng vẫn loan tin theo kiểu như đã làm cách đây 40 năm sau người kế nhiệm do ông Mao chỉ định, ông Lâm Bưu, đã thất bại trong việc có ý định đào tẩu tới Liên Xô. Trước tiên là đảng thông báo đến các cán bộ cấp cao rồi đến cấp thấp, mặc dù sự sụp đổ chính trị của ông Bạc đã được mọi người biết qua mạng di động ở Trung Quốc.


Traumatized by the Bo fiasco and eager to put the nearly derailed succession back on track, the party is in no mood to answer such questions. Doing so would only raise the most fundamental issue about the suitability of one-party rule for a society totally transformed by three decades of modernization and globalization.

Bị tổn thương do sai lầm trong sự kiện của Bạc và muốn đặt sự chuyển giao quyền lực gần như thất bại trở lại đúng hướng, có lẽ đảng chẳng có hứng thú gì để trả lời những câu hỏi như thế. Điều này sẽ chỉ phát sinh thêm vấn đề cơ bản nhất, rằng một đảng cầm quyền liệu có phù hợp cho xã hội hoàn toàn thay đổi qua ba thập niên hiện đại hóa và toàn cầu hóa hay không.

Mr. Pei is a professor of government at Claremont McKenna College.
Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna.



Translated by Dương Lệ Chi


http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304299304577345420696392252.html

Is China Playing a Double Game? Phải chăng Trung Quốc đang chơi trò hai mặt?



Is China Playing a Double Game?
Phải chăng Trung Quốc đang chơi trò hai mặt?

By Joel Wuthnow
Joel Wuthnow
The Diplomat
April 19, 2012

The Diplomat
April 19/4/2012

Reports that a missile launcher originating from China may have been spotted in North Korea could have worrying implications for Beijing’s foreign policy.

Tin tức nói về một dàn phóng tên lửa do Trung Quốc sản xuất được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, có thể mang lại những nghi vấn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

The Washington Times reported this week that a ballistic missile launcher of Chinese origin was on display during a military parade in Pyongyang over the weekend. If confirmed, this would represent a daring violation of U.N. sanctions and raise serious questions about China’s credibility in regional non-proliferation efforts.  Yet it’s also a potential opportunity for the United States to repudiate Beijing’s assertions that its influence over North Korea is limited.

Tờ Washington Times đưa tin trong tuần này về một dàn phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được trưng bày trong một cuộc diễn binh ở Bình Nhưỡng vào cuối tuần. Nếu được kiểm chứng, điều này sẽ là một sự vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc và nêu lên nghi vấn về tính khả tín của Trung Quốc về nỗ lực cấm phát triển vũ khí hạt nhân khu vực. Đồng thời cũng là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ phủ định sự cam kết của Bắc Kinh rằng ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên có giới hạn.


According to analysts, the launcher in question bears striking similarities to ones produced by the People’s Liberation Army between 2010 and 2011, and designed to carry a 6,000-kilometer range ICBM, which would be capable of reaching parts of Alaska. This suggests that the launcher was either manufactured in China or based on blueprints supplied by China. Though valid questions remain, one South Korean official has been quoted as saying that, “all goods have been imported from China.”

Theo các nhà phân tích, dàn phóng đó có những điểm tương đồng đáng chú ý so với các dàn phóng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sản xuất vào giữa năm 2010 và 2011, được thiết kế cho tên lửa xuyên lục địa với tầm phóng xa 6,000 km, và có khả năng tới được một số vùng ở Alaska. Điều này có nghĩa là dàn phóng đã được sản xuất ở Trung Quốc hay dựa trên bản vẽ do Trung Quốc cung cấp. Trong lúc những câu hỏi then chốt chưa được trả lời, một viên chức Nam Triều Tiên nói rằng, “tất cả mọi thứ đều được nhập cảng từ Trung Quốc”.   

If the PLA did, in one way or another, provide the system to North Korea in the past year or two, China would have violated arms embargo provisions of U.N. Security Council Resolution 1718, which was put in place following North Korea’s first nuclear test in 2006, and Resolution 1874, which strengthened sanctions in the wake of the second nuclear test in 2009.

Nếu PLA cung cấp hệ thống đó cho Bắc Triều Tiên bằng bất cứ cách nào trong vòng một hay hai năm qua, Trung Quốc đã vi phạm điều khoản cấm vận của Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an LHQ, đã được thông qua sau cuộc thử nghiệm nguyên tử đầu tiên của Bắc Triều Tiên năm 2006, và Nghị quyết 1874, gia tăng thêm cấm vận vào thời gian cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ hai năm 2009.

Such a violation would be virtually unprecedented. U.S. diplomats who work on sanctions enforcement have told me that, although it takes a “minimalist” approach to catching violators in its own borders, China itself hasn’t been charged with such a blatant and serious breach of U.N. measures until now. Indeed, China has strong reasons not to violate resolutions: doing so would cast great doubt over its status as a “responsible great power,” and would also undermine an institution that serves China’s basic interests in managing regional conflict and promoting stability.

Sự vi phạm thế này thực ra là chưa có tiền lệ. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ lo về kiểm soát cấm vận đã nói với tôi, mặc dù cần phải có phương cách “hiển vi” để bắt thủ phạm, từ trước đến nay Trung Quốc chưa từng bị lên án do vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn các điều khoản LHQ. Thực ra, Trung Quốc có lợi điểm để không vi phạm nghị quyết: vi phạm sẽ tạo nên sự nghi ngờ rộng rãi về tư thế là một “cường quốc có trách nhiệm”, và sẽ gây tiếng xấu cho một tổ chức phục vụ quyền lợi cơ bản của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp khu vực và khuyến khích sự ổn định.

How, then, can we explain the allegations? If it’s not merely a case of North Korea copying a design from publicly-available information, there are two possibilities. First is that the PLA has “gone rogue,” making key decisions without the consent of the top civilian leadership. This would appear to fit a pattern including an anti-satellite missile launch in 2007 and a stealth fighter test conducted during a visit to Beijing by Secretary of Defense Robert Gates in 2011, both of which seemed to catch China’s leaders off guard.

Vậy thì chúng ta giải thích các cáo buộc này thế nào? Nếu đây không chỉ là trường hợp Bắc Triều Tiên sao chép mô hình từ những thông tin phổ biến công cộng thì có hai giả thuyết có thể xảy ra. Giả thuyết thứ nhất là PLA đã “bất phục tùng”, ra quyết định quan trọng mà không có sự phê chuẩn của lãnh đạo dân sự cấp cao. Chuyện này giống như vụ phóng tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007 và cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình diễn ra vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates thăm Bắc Kinh năm 2011, cả hai vụ đã làm giới lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ. 

Indeed, the timing is curious. Just as news of the launcher surfaced, China agreed to a sternly-worded statement in the U.N. Security Council, condemning Pyongyang’s recent ballistic missile test, and warning of the possibility of additional sanctions. 

Thật vậy, thời điểm xảy ra cũng đáng gây chú ý. Ngay sau khi tin tức về việc phóng tên lửa lộ ra, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố có lời lẽ cứng rắn của Hội đồng Bảo an LHQ, lên án việc thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng, và đe dọa khả năng cấm vận thêm.

Nevertheless, the view of a PLA “gone rogue” exaggerates tensions in civil-military relations within China. As Andrew Scobell points out, there are “close, multiple and overlapping linkages between China’s military and the CCP (Chinese Communist Party).” Given the political and strategic consequences, it’s unlikely that a decision to provide ballistic missile technology to North Korea would have been made without the knowledge and consent of China’s top leaders.  

Tuy nhiên, quan điểm “bất phục tùng” của PLA đã phóng đại mối căng thẳng giữa quân sự và dân sự trong nội tình Trung Quốc. Như Andrew Scobell (*) chỉ ra, có “những mối dây liên hệ khắng khít, rộng rãi, và chồng chéo giữa quân đội Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc”. Với hậu quả mang tầm mức chính trị và chiến lược, điều khó có thể xảy ra là quyết định cung cấp kỹ thuật tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều Tiên được thực hiện mà giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc không biết và không chấp thuận.


The second explanation is that China is playing a “double game” on North Korea, taking a public stand against proliferation and providing illicit assistance to North Korea at the same time. The more subversive part of this game would serve two purposes: strategic and political. Strategically, it’s in China’s interests to solidify ties with a neighbor at a time when the United States is enhancing its own partnerships and alliances in the region, under what the Obama administration has referred to as a “pivot to Asia.” China may be pushing back against what it perceives as a U.S. strategy of encirclement.

Giả thuyết thứ hai là Trung Quốc đang chơi trò “hai mặt” trong vấn đề Bắc Triều Tiên, công khai chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời ngầm giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Phần quan trọng trong trò chơi này nhằm hai mục đích: chiến lược và chính trị. Về mặt chiến lược, Trung Quốc có lợi khi kết chặt liên hệ với một nước láng giềng vào thời điểm Hoa Kỳ đang bổ sung thành viên và đồng minh của mình trong khu vực, dưới tên gọi được chính quyền Obama đặt là “trở lại châu Á”. Trung Quốc có vẻ đang chống lại điều họ cho là chiến lược bao vây của Hoa Kỳ.

In terms of domestic politics, leaning towards North Korea offsets criticism that the government has gone too far to accommodate U.S. interests and goals, most recently by agreeing to NATO intervention on Libya. It also signals a responsiveness to those who believe the U.S. has already interfered too much in the affairs of what was, historically, one of China’s tributary states. As one expert put it, North Korea “may be a son of a bitch, but it’s our son of a bitch.”

Về chính trị nội tại, ngả về phía Bắc Triều Tiên để tránh được những phê phán về việc chính quyền đã đi quá xa khi chiều theo mục tiêu và lợi ích của Hoa Kỳ, gần đây nhất là đồng ý cho NATO can thiệp của vào Libya. Nó cũng ra tín hiệu đáp lại những người tin rằng Hoa Kỳ đã xen quá nhiều vào nội tình của một nước chư hầu lâu đời của Trung Quốc. Như một chuyên gia nhận định, Bắc Triều Tiên “có thể là đứa con hư, nhưng nó là đứa con hư của chúng tôi”.     

Whatever the reasons, the charges point to a worrisome deterioration of the role and influence of moderate foreign policy voices within China. This is true of scholars, who are under pressure to scale back signs of sympathy for the U.S., and of entire bureaucracies, such as the Ministry of Foreign Affairs, which some nationalists have labeled the “Ministry of Treason,” for promoting U.S. interests over those of China.   

Với bất cứ lý do gì, những lời lên án chỉ ra một sự sa sút đáng lo ngại về vai trò và ảnh hưởng của những tiếng nói ôn hòa trong chính sách đối ngoại Trung Quốc. Điều này đúng đối với các học giả, những người đang bị áp lực phải rút lại cảm tình với Hoa Kỳ, và của toàn bộ các bộ máy quan liêu, như Bộ Ngoại giao, mà một số người theo chủ nghĩa dân tộc đặt tên là “Bộ Phản quốc”, vì xem trọng lợi ích Hoa Kỳ hơn lợi ích Trung Quốc.

A waning of the moderates, and a corresponding rise of the hawks, in China has a negative implication for international cooperation. This is apparent on the North Korean nuclear issue.  Since the mid-2000s, the U.S. has treated it as a “neighborhood problem” that requires the active participation of each of the regional powers, and especially China. This led to the creation of the Six Party Talks, which have been championed by administrations of both parties. If Beijing is, in fact, playing a double game on North Korea, it damages not only the Six Party Talks, but also the long-term prospects for multilateral security cooperation in Northeast Asia.

Sự sa sút của phe ôn hòa và sự trỗi dậy tướng ứng của phe diều hâu ở Trung Quốc mang ý nghĩa tiêu cực đối với vấn đề hợp tác quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Từ giữa thập niên 2000, Hoa Kỳ đã xem đây là “vấn đề láng giềng” cần sự tham gia tích cực của mọi cường quốc khu vực, nhất là Trung Quốc. Kết quả dẫn đến sự ra đời của các cuộc Đàm phán Sáu bên, đã được sự ủng hộ của cả hai đảng trong chính phủ (Hoa Kỳ). Thực ra, nếu Bắc Kinh chơi trò hai mặt trong vấn đề Bắc Triều Tiên, họ không những làm hại Đàm phán Sáu bên, mà về lâu dài, còn hủy hoại triển vọng hợp tác an ninh đa phương ở khu vực Đông Bắc châu Á.

The silver lining, however, is that a tightening of relations between Beijing and Pyongyang provides the U.S. with a convincing repudiation of China’s assertion that it lacks the influence to make a difference on North Korea. Washington should seize the opportunity to sell to as many states as possible – including emerging powers, such as Brazil, Turkey and India – the message that China can and should do more to pressure North Korea to comply with international nonproliferation norms, and that a failure to do so will be met with profound opposition.
Tuy nhiên, một điểm tích cực là sự thắt chặt quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ đem lại cho Hoa Kỳ lý lẽ vững chắc chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc, rằng Trung Quốc không đủ khả năng ảnh hưởng tạo sự thay đổi đối với Bắc Triều Tiên. Washington nên nắm lấy cơ hội để phổ biến đến càng nhiều nước càng tốt –gồm những cường quốc đang lên như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ – tín hiệu về Trung Quốc có thể và nên áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên, tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới, và nếu không làm thế thì sẽ phải đối diện với những sự phản đối sâu rộng.

Joel Wuthnow is a fellow at the China and the World Program at the Woodrow Wilson School at Princeton University. He is completing a book manuscript on China's diplomacy in the U.N. Security Council.
Joel Wuthnow là thành viên Chương trình Thế giới và Trung Quốc tại trường Woodrow Wilson thuộc Đại học Princeton. Ông đang hoàn tất bản thảo cuốn sách về ngoại giao của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an LHQ.


Translated by Trần Văn Minh


(*) Andrew Scobell là tác giả bản báo cáo về cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc, được đệ trình cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tháng 1 năm 2011. Câu trích ở trên được lấy ra từ bản báo cáo này.



The beauty of pollination VẺ ĐẸP CỦA SỰ THỤ PHẤN

The beauty of pollination VẺ ĐẸP CỦA SỰ THỤ PHẤN

A closer look at the intricate beauty of flowers… another amazing natural creation.