|
The age of social transformation | Thời đại Biến đổi Xã hội |
by Peter F. Drucker | Peter F. Drucker |
| Một tổng quan về kỷ nguyên bắt đầu vào đầu thế kỷ này, và một phân tích về những biểu thị gần đây nhất của nó: một trật tự kinh tế trong đó tri thức, chứ không phải lao động hay nguyên liệu thô hay vốn, là nguồn lực then chốt; một trật tự xã hội trong đó sự bất bình đẳng dựa trên tri thức là một thách thức lớn; và một chính thể trong đó chính phủ không thể được mong đợi để giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế. |
No century in recorded history has experienced so many social transformations and such radical ones as the twentieth century. They, I submit, may turn out to be the most significant events of this, our century, and its lasting legacy. In the developed free-market countries--which contain less than a fifth of the earth's population but are a model for the rest--work and work force, society and polity, are all, in the last decade of this century, qualitatively and quantitatively different not only from what they were in the first years of this century but also from what has existed at any other time in history: in their configurations, in their processes, in their problems, and in their structures. | Không thế kỷ nào trong lịch sử thành văn lại trải qua nhiều biến đổi xã hội và những biến đổi triệt để đến vậy như thế kỷ thứ hai mươi. Chúng, tôi gợi ý, có thể hóa ra là những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ này của chúng ta và di sản lâu dài của nó. Trong các nước thị trường-tự do đã phát triển – chiếm ít hơn một phần năm dân số thế giới nhưng là một mô hình cho phần còn lại – lao động và lực lượng lao động, xã hội và chính thể, tất cả, trong thập niên cuối của thế kỷ này, về mặt số lượng và chất lượng là khác không chỉ với cái đã là trong các năm đầu của thế kỷ này mà cũng khác với cái đã tồn tại ở bất cứ thời kỳ nào khác trong lịch sử: về các cấu hình của chúng, về các quá trình của chúng, về các vấn đề của chúng, và về cấu trúc của chúng. |
Far smaller and far slower social changes in earlier periods triggered civil wars, rebellions, and violent intellectual and spiritual crises. The extreme social transformations of this century have caused hardly any stir. They have proceeded with a minimum of friction, with a minimum of upheavals, and, indeed, with a minimum of attention from scholars, politicians, the press, and the public. To be sure, this century of ours may well have been the cruelest and most violent in history, with its world and civil wars, its mass tortures, ethnic cleansings, genocides, and holocausts. But all these killings, all these horrors inflicted on the human race by this century's murderous "charismatics," hindsight clearly shows, were just that: senseless killings, senseless horrors, "sound and fury, signifying nothing." Hitler, Stalin, and Mao, the three evil geniuses of this century, destroyed. They created nothing. | Những thay đổi xã hội nhỏ hơn nhiều và chậm hơn nhiều trong các thời kỳ trước đã gây ra các cuộc nội chiến, các cuộc phiến loạn, và các cuộc khủng hoảng trí tuệ và tinh thần. Những biến đổi xã hội tột bực của thế kỷ này đã hầu như không gây ra bất cứ sự náo động nào. Chúng đã diễn tiến với một sự va chạm tối thiểu, với những biến động tối thiểu, và, quả thực, với sự chú ý tối thiểu từ các học giả, các chính trị gia, báo giới, và công chúng. Không thể phủ nhận, thế kỷ này của chúng ta có thể đúng là tàn bạo nhất và hung dữ nhất trong lịch sử, với các cuộc chiến tranh thế giới và nội chiến của nó, với những tra tấn hàng loạt, các cuộc thanh trừng sắc tộc, các tội diệt chủng, và nạn tàn sát người Do Thái của nó. Nhưng tất cả những việc giết chóc này, tất cả những điều khủng khiếp này giáng xuống nhân loại bởi những kẻ giết người “có sức thu hút quần chúng” của thế kỷ này, chỉ đã là: những sự giết chóc vô nghĩa, những sự khủng khiếp vô nghĩa, “âm thanh và sự giận dữ, chẳng có nghĩa gì”[1]. Hitler, [...], và Mao, ba tai họa đích thực của thế kỷ này, đã phá hủy. Họ đã chẳng tạo ra cái gì cả. |
Indeed, if this century proves one thing, it is the futility of politics. Even the most dogmatic believer in historical determinism would have a hard time explaining the social transformations of this century as caused by the headline-making political events, or the headline-making political events as caused by the social transformations. But it is the social transformations, like ocean currents deep below the hurricane-tormented surface of the sea, that have had the lasting, indeed the permanent, effect. They, rather than all the violence of the political surface, have transformed not only the society but also the economy, the community, and the polity we live in. The age of social transformation will not come to an end with the year 2000--it will not even have peaked by then. | Quả thực, nếu thế kỷ này có chứng minh một thứ, thì đó là sự vô tích sự của chính trị. Ngay cả người tin giáo điều nhất vào chủ nghĩa tất định lịch sử cũng khó giải thích những biến đổi xã hội của thế kỷ này như do các sự kiện chính trị nổi bật nhất gây ra, hay giải thích những sự kiện chính trị nổi bật nhất như do những biến đổi xã hội gây ra. Nhưng chính những biến đổi xã hội, giống như các dòng hải hưu ở sâu dưới bề mặt biển bị bão khuấy động, là cái có tác động lâu dài, thực ra, thường xuyên. Chúng, hơn là tất cả bạo lực của bề mặt chính trị, đã làm biến đổi không chỉ xã hội mà cả nền kinh tế, cộng đồng, và chính thể mà chúng ta sống trong đó. Thời đại của sự biến đổi xã hội sẽ không kết thúc với năm 2000 – nó thậm chí sẽ không lên đến đỉnh vào lúc đó. |
THE SOCIAL STRUCTURE TRANSFORMED | Cấu trúc Xã hội bị Biến đổi |
BEFORE the First World War, farmers composed the largest single group in every country. They no longer made up the population everywhere, as they had from the dawn of history to the end of the Napoleonic Wars, a hundred years earlier. But farmers still made up a near-majority in every developed country except England and Belgium--in Germany, France, Japan, the United States--and, of course, in all underdeveloped countries, too. On the eve of the First World War it was considered a self-evident axiom that developed countries--the United States and Canada being the only exceptions--would increasingly have to rely on food imports from nonindustrial, nondeveloped areas. | Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, nông dân đã tạo thành nhóm lớn nhất duy nhất trong mọi nước. Họ đã không còn cấu thành dân cư ở mọi nơi, như họ đã tạo thành từ buổi đầu của lịch sử cho đến cuối các cuộc Chiến tranh Napoleon, một trăm năm trước đó. Nhưng nông dân vẫn đã tạo thành gần-đa số tại mọi nước phát triển trừ Anh và Bỉ - tại Đức, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ - và, tất nhiên, ở tất cả các nước chưa phát triển. Vào thời gian trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã được coi là tiên đề hiển nhiên rằng các nước phát triển – Hoa Kỳ và Canada là những ngoại lệ duy nhất – sẽ ngày càng phải dựa vào thực phẩm nhập khẩu từ các khu vực phi công nghiệp, chưa phát triển. |
Today only Japan among major developed free-market countries is a heavy importer of food. (It is one unnecessarily, for its weakness as a food producer is largely the result of an obsolete rice-subsidy policy that prevents the country from developing a modern, productive agriculture.) And in all developed free-market countries, including Japan, farmers today are at most five percent of the population and work force--that is, one tenth of the proportion of eighty years ago. Actually, productive farmers make up less than half of the total farm population, or no more than two percent of the work force. And these agricultural producers are not "farmers" in most senses of the word; they are "agribusiness," which is arguably the most capital-intensive, most technology-intensive, and most information-intensive industry around. Traditional farmers are close to extinction even in Japan. And those that remain have become a protected species kept alive only by enormous subsidies. | Ngày nay, trong các nước thị trường-tự do đã phát triển chủ yếu, chỉ Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều thực phẩm. (Không có lý do, vì sự yếu kém của Nhật Bản với tư cách nhà sản xuất thực phẩm, chủ yếu là kết quả của một chính sách trợ cấp lúa gạo lỗi thời, cản trở nước Nhật phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả). Và ở tất cả các nước thị trường-tự do, kể cả Nhật Bản, nông dân ngày nay tối đa chiếm năm phần trăm dân cư và lực lượng lao động – tức là, một phần mười tỷ lệ của tám mươi năm trước. Thực ra, nông dân sản xuất chỉ chiếm ít hơn nửa dân cư trang trại, hay không hơn hai phần trăm của lực lượng lao động. Và các nhà sản xuất nông nghiệp này không còn là “nông dân” theo đúng nghĩa của từ; họ “kinh doanh nông nghiệp”, một ngành được cho là cần nhiều vốn nhất, nhiều công nghệ nhất, và nhiều thông tin nhất. Những người nông dân truyền thống gần tuyệt chủng ngay cả ở Nhật Bản. Và những người còn lại đã trở thành loài được bảo vệ, được giữ sống chỉ bằng các khoản trợ cấp khổng lồ. |
The second-largest group in the population and work force of every developed country around 1900 was composed of live-in servants. They were considered as much a law of nature as farmers were. Census categories of the time defined a "lower middle class" household as one that employed fewer than three servants, and as a percentage of the work force domestics grew steadily up to the First World War. Eighty years later live-in domestic servants scarcely exist in developed countries. Few people born since the Second World War--that is, few people under fifty--have even seen any except on the stage or in old movies. | Nhóm lớn thứ hai trong dân cư và lực lượng lao động của mỗi nước phát triển vào khoảng năm 1900 đã là những người đi ở. [Số phận của] họ cũng đã được coi là một quy luật tự nhiên như [của] những người nông dân. Phân loại điều tra dân số của thời đó đã định nghĩa một gia đình “tầng lớp trung lưu dưới” là gia đình thuê ít hơn ba người ở, và tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động tại gia đã tăng đều đặn cho đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Tám mươi năm sau những người đi ở tại gia hầu như chắc chắn không tồn tại ở các nước phát triển. Ít người sinh ra từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai – tức là, ít người dưới năm mươi tuổi – đã nhìn thấy bất cứ người ở nào trừ trên sân khấu hay trong phim cổ. |
In the developed society of 2000 farmers are little but objects of nostalgia, and domestic servants are not even that. | Trong xã hội đã phát triển của năm 2000 những người nông dân là ít ỏi nhưng là các đối tượng luyến tiếc, và những người đi ở tại gia thậm chí còn không được thế. |
Yet these enormous transformations in all developed free-market countries were accomplished without civil war and, in fact, in almost total silence. Only now that their farm population has shrunk to near zero do the totally urban French loudly assert that theirs should be a "rural country" with a "rural civilization." | Thế mà những biến đổi to lớn này trong tất cả các nước phát triển đã hoàn thành mà không có nội chiến và, thực ra, trong sự im lặng hầu như hoàn toàn. Chỉ bây giờ khi dân cư nông dân của họ đã co lại gần số không thì người Pháp đô thị hoàn toàn mới to tiếng đòi rằng nước họ phải là một “nước nông thôn” với một “nền văn minh thôn quê”. |
THE RISE AND FALL OF THE BLUE-COLLAR WORKER ONE reason why the transformations caused so little stir (indeed, the main reason) was that by 1900 a new class, the blue-collar worker in manufacturing industry--Marx's "proletarian"--had become socially dominant. Farmers were loudly adjured to "raise less corn and more hell," but they paid little attention. Domestic servants were clearly the most exploited class around. But when people before the First World War talked or wrote about the "social question," they meant blue-collar industrial workers. Blue-collar industrial workers were still a fairly small minority of the population and work force--right up to 1914 they made up an eighth or a sixth of the total at most--and were still vastly outnumbered by the traditional lower classes of farmers and domestic servants. But early-twentieth-century society was obsessed with blue-collar workers, fixated on them, bewitched by them. | Sự Thăng Trầm của Công nhân Cổ áo Xanh Một lý do (quả thực, lý do chính) vì sao những biến đổi đã gây ra ít náo động đến vậy đã là, vào 1900 một giai cấp mới, công nhân cổ xanh trong ngành chế tạo – những người “vô sản” của Marx – đã trở nên chi phối về mặt xã hội. Những người nông dân đã lớn tiếng thề để “trồng ít ngũ cốc và nhiều địa ngục hơn”, nhưng họ đã ít chú ý. Những người đi ở tại gia rõ ràng đã là tầng lớp bị bóc lột nhất. Nhưng trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất khi người ta viết về “vấn đề xã hội”, họ hiểu là các công nhân công nghiệp cổ xanh. Công nhân công nghiệp cổ xanh đã vẫn là một thiểu số khá nhỏ của dân cư và lực lượng lao động – ngay đến tận 1914 nhiều nhất họ chỉ chiếm một phần tám hay một phần sáu- và về số lượng vẫn kém xa các tầng lớp truyền thống thấp hơn của nông dân và những người đi ở. Nhưng xã hội đầu thế kỷ hai mươi đã bị ám ảnh bởi những công nhân cổ xanh, đã tập trung vào họ, đã bị họ làm cho mê mẩn. |
Farmers and domestic servants were everywhere. But as classes, they were invisible. Domestic servants lived and worked inside individual homes or on individual farms in small and isolated groups of two or three. Farmers, too, were dispersed. More important, these traditional lower classes were not organized. Indeed, they could not be organized. Slaves employed in mining or in producing goods had revolted frequently in the ancient world--though always unsuccessfully. But there is no mention in any book I ever read of a single demonstration or a single protest march by domestic servants in any place, at any time. There have been peasant revolts galore. But except for two Chinese revolts in the nineteenth century--the Taiping Rebellion, in midcentury, and the Boxer Rebellion, at the century's end, both of which lasted for years and came close to overturning the regime--all peasant rebellions in history have fizzled out after a few bloody weeks. Peasants, history shows, are very hard to organize and do not stay organized--which is why they earned Marx's contempt. | Những người nông dân và người đi ở đã có ở mọi nơi. Nhưng với tư cách một giai cấp, họ là vô hình. Những người đi ở đã sống và làm việc ở bên trong các gia đình riêng lẻ hay ở những trang trại riêng lẻ trong các nhóm nhỏ và biệt lập gồm hai hay ba người. Những người nông dân cũng vậy, bị phân tán. Quan trọng hơn, các tầng lớp truyền thống thấp hơn này đã không được tổ chức. Quả thực, họ đã không thể được tổ chức. Các nô lệ được sử dụng trong khai mỏ hay sản xuất hàng hóa đã nổi loạn thường xuyên trong thế giới cổ xưa – tuy luôn không thành công. Nhưng không được nhắc đến trong bất cứ cuốn sách nào mà tôi đã từng đọc về một cuộc biểu tình duy nhất hay một cuộc tuần hành phản kháng duy nhất nào của những người đi ở tại gia ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ thời gian nào. Đã có rất nhiều cuộc nổi loạn nông dân. Nhưng trừ các cuộc nổi dậy ở Trung Quốc trong thế kỷ mười chín – Phiến loạn Thái Bình vào giữa thế kỷ, và Nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn, ở cuối thế kỷ, cả hai cuộc đã kéo dài nhiều năm và đến gần việc lật đổ chế độ - tất cả các cuộc nổi loạn nông dân trong lịch sử đều thất bại sau vài tuần đẫm máu. Những người nông dân, lịch sử cho thấy, là rất khó để tổ chức và không chịu bị tổ chức – đó là vì sao họ bị Marx khinh thường. |
The new class, industrial workers, was extremely visible. This is what made these workers a "class." They lived perforce in dense population clusters and in cities--in St. Denis, outside Paris; in Berlin's Wedding and Vienna's Ottakring; in the textile towns of Lancashire; in the steel towns of America's Monongahela Valley; and in Japan's Kobe. And they soon proved eminently organizable, with the first strikes occurring almost as soon as there were factory workers. Charles Dickens's harrowing tale of murderous labor conflict, Hard Times, was published in 1854, only six years after Marx and Engels wrote The Communist Manifesto. | Giai cấp mới, công nhân công nghiệp, cực kỳ dễ nhận thấy. Đấy là cái làm cho những công nhân này thành một “giai cấp”. Họ tất yếu đã sống trong những cụm dân cư đông đúc và trong các đô thị - ở St. Denis, bên ngoài Paris; ở Wedding của Berlin và Ottakring của Vienna; trong các thị trấn dệt của Lancashire; trong các thị trấn thép của Thung lũng Monongahela của Mỹ; và ở Kobe của Nhật Bản. Và mau chóng họ tỏ ra có thể được tổ chức một cách xuất sắc, với các cuộc đình công đầu tiên xảy ra hầu như ngay khi họ là công nhân nhà máy. Chuyện đau lòng của Charles Dickens về xung đột lao động chết người, Thời buổi Khó khăn - Hard Times, được xuất bản năm 1854, chỉ sáu năm sau Marx và Engels viết Tuyên ngôn Cộng sản. |
By 1900 it had become quite clear that industrial workers would not become the majority, as Marx had predicted only a few decades earlier. They therefore would not overwhelm the capitalists by their sheer numbers. Yet the most influential radical writer of the period before the First World War, the French ex-Marxist and revolutionary syndicalist Georges Sorel, found widespread acceptance for his 1906 thesis that the proletarians would overturn the existing order and take power by their organization and in and through the violence of the general strike. It was not only Lenin who made Sorel's thesis the foundation of his revision of Marxism and built around it his strategy in 1917 and 1918. Both Mussolini and Hitler--and Mao, ten years later--built their strategies on Sorel's thesis. Mao's "power grows out of the barrel of a gun" is almost a direct quote from Sorel. The industrial worker became the "social question" of 1900 because he was the first lower class in history that could be organized and could stay organized. | Vào khoảng năm 1900 đã trở nên khá rõ là những công nhân công nghiệp sẽ không trở thành đa số, như Marx đã tiên đoán chỉ vài thập niên trước. Vì thế họ sẽ không áp đảo các nhà tư bản bằng số lượng rất đông của họ. Thế nhưng nhà văn cấp tiến Pháp có ảnh hưởng nhất của giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, nhà cựu-Marxist và người theo chủ nghĩa công đoàn cách mạng, Georges Sorel, đã thấy sự chấp nhận rộng rãi đối với luận đề năm 1906 của ông rằng những người vô sản sẽ lật đổ chế độ hiện hành và nắm quyền bằng tổ chức của họ và thông qua bạo lực của tổng đình công. Không chỉ Lênin đã là người biến luận đề của Sorel thành nền tảng của sự xét lại chủ nghĩa Marx của ông và đã đã xây dựng chiến lược của ông quanh nó năm 1917 và 1918. Cả Mussolini lẫn Hitler - và Mao, mười năm sau – đã xây dựng chiến lược của mình theo luận đề của Sorel. “Quyền lực nảy sinh từ nòng súng” của Mao hầu như là một trích dẫn trực tiếp từ Sorel. Công nhân công nghiệp trở thành “vấn đề xã hội” của 1900 bởi vì họ là giai cấp thấp đầu tiên trong lịch sử có thể được tổ chức và chịu bị tổ chức. |
NO class in history has ever risen faster than the blue-collar worker. And no class in history has ever fallen faster. | Không giai cấp nào trong lịch sử đã từng nổi lên nhanh hơn công nhân cổ xanh. Và không giai cấp nào trong lịch sử đã từng xuống dốc nhanh hơn nó. |
In 1883, the year of Marx's death, "proletarians" were still a minority not just of the population but also of industrial workers. The majority in industry were then skilled workers employed in small craft shops, each containing twenty or thirty workers at most. Of the anti-heroes of the nineteenth century's best "proletarian" novel, The Princess Casamassima, by Henry James--published in 1886 (and surely only Henry James could have given such a title to a story of working-class terrorists!)--one is a highly skilled bookbinder, the other an equally skilled pharmacist. By 1900 "industrial worker" had become synonymous with "machine operator" and implied employment in a factory along with hundreds if not thousands of people. These factory workers were indeed Marx's proletarians--without social position, without political power, without economic or purchasing power. | Năm 1883, năm Marx chết, “những người vô sản” vẫn là một thiểu số không chỉ trong dân cư mà cả trong những người lao động công nghiệp. Trong công nghiệp khi đó đa số là những công nhân lành nghề được các xưởng thủ công nhỏ sử dụng, mỗi xưởng có nhiều nhất hai mươi hay ba mươi công nhân. Trong số các nhân vật phản diện của tiểu thuyết “vô sản” hay nhất thế kỷ mười chín, Công chúa Casamassima, của Henry James - được xuất bản năm 1886 (và chắc chắn chỉ Henry James có thể đặt cái tên như vậy cho một chuyện về những kẻ khủng bố thuộc giai cấp lao động!) – một là một thợ đóng sách có tay nghề cao, và nhân vật khác là một dược sĩ cũng khéo tay ngang thế. Vào quãng 1900 “công nhân công nghiệp” đã trở thành đồng nghĩa với “người đứng máy” và hàm ý việc làm ở một nhà máy cùng với hàng trăm nếu không phải hàng ngàn người. Những công nhân nhà máy này quả thực là những người vô sản của Marx – không có địa vị xã hội, không có quyền lực chính trị, không có khả năng kinh tế hay khả năng mua. |
The workers of 1900--and even of 1913--received no pensions, no paid vacation, no overtime pay, no extra pay for Sunday or night work, no health or old-age insurance (except in Germany), no unemployment compensation (except, after 1911, in Britain); they had no job security whatever. Fifty years later, in the 1950s, industrial workers had become the largest single group in every developed country, and unionized industrial workers in mass-production industry (which was then dominant everywhere) had attained upper-middle-class income levels. They had extensive job security, pensions, long paid vacations, and comprehensive unemployment insurance or "lifetime employment." Above all, they had achieved political power. In Britain the labor unions were considered to be the "real government," with greater power than the Prime Minister and Parliament, and much the same was true elsewhere. In the United States, too--as in Germany, France, and Italy--the labor unions had emerged as the country's most powerful and best organized political force. And in Japan they had come close, in the Toyota and Nissan strikes of the late forties and early fifties, to overturning the system and taking power themselves. | Công nhân của thời 1900 – và thậm chí của năm 1913 – đã không có lương hưu, không có ngày nghỉ được hưởng lương, không có tiền làm ngoài giờ, không được trả thêm cho làm việc Chủ nhật hay ban đêm, không có bảo hiểm y tế hay tuổi già (trừ ở Đức), không có trợ cấp thất nghiệp (trừ ở Anh sau 1911); đã chẳng có sự đảm bảo việc làm nào. Năm mươi năm sau, trong các năm 1950, công nhân công nghiệp đã trở thành nhóm lớn nhất duy nhất ở mọi nước phát triển, và công nhân công nghiệp tham gia nghiệp đoàn trong ngành sản xuất hàng loạt (khi đó áp đảo ở mọi nơi) đã đạt mức thu nhập của tầng lớp trung lưu bậc trên. Họ đã có đảm bảo việc làm rộng rãi, lương hưu, những ngày nghỉ dài được hưởng lương, và bảo hiểm thất nghiệp toàn diện hay “việc làm suốt đời”. Trên hết, họ đã đạt quyền lực chính trị. Tại Anh các nghiệp đoàn lao động đã được coi là “chính phủ thực tế”, với quyền lực lớn hơn Thủ tướng và Quốc hội, và cũng thế đã đúng ở những nơi khác. Cả ở Hoa Kỳ nữa – như ở Đức, Pháp, và Ý – các nghiệp đoàn lao động đã nổi lên như lực lượng chính trị hùng mạnh nhất và được tổ chức tốt nhất của đất nước. Và ở Nhật Bản, trong các đợt bãi công Toyota và Nissan của cuối các năm 1940 và đầu các năm 1950, họ đã đến gần việc lật đổ hệ thống và tự chiếm quyền. |
Thirty-five years later, in 1990, industrial workers and their unions were in retreat. They had become marginal in numbers. Whereas industrial workers who make or move things had accounted for two fifths of the American work force in the 1950s, they accounted for less than one fifth in the early 1990s--that is, for no more than they had accounted for in 1900, when their meteoric rise began. In the other developed free-market countries the decline was slower at first, but after 1980 it began to accelerate everywhere. By the year 2000 or 2010, in every developed free-market country, industrial workers will account for no more than an eighth of the work force. Union power has been declining just as fast. | Ba mươi lăm năm sau, vào 1990, công nhân công nghiệp và nghiệp đoàn của họ đã rút lui. Họ đã trở thành không đáng kể về số lượng. Trong khi những công nhân công nghiệp, người làm hay di chuyển các thứ, đã chiếm hai phần năm lực lượng lao động Mỹ trong các năm 1950, vào đầu các năm 1990 họ chỉ chiếm ít hơn một phần năm – tức là không nhiều hơn mức họ đã chiếm vào năm 1900, khi sự nổi lên như sao băng của họ bắt đầu. Tại các nước thị trường-tự do đã phát triển khác sự xuống dốc đầu tiên đã chậm hơn, nhưng sau 1980 bắt đầu tăng tốc sụt ở mọi nơi. Vào năm 2000 hay 2010, trong mọi nước thị trường-tự do đã phát triển, công nhân công nghiệp sẽ chỉ chiếm không nhiều hơn một phần tám lực lượng lao động. Quyền lực nghiệp đoàn cũng đã sụt dốc nhanh như thế. |
Unlike domestic servants, industrial workers will not disappear--any more than agricultural producers have disappeared or will disappear. But just as the traditional small farmer has become a recipient of subsidies rather than a producer, so will the traditional industrial worker become an auxiliary employee. His place is already being taken by the "technologist"--someone who works both with hands and with theoretical knowledge. (Examples are computer technicians, x-ray technicians, physical therapists, medical-lab technicians, pulmonary technicians, and so on, who together have made up the fastest-growing group in the U.S. labor force since 1980.) And instead of a class--a coherent, recognizable, defined, and self-conscious group--industrial workers may soon be just another "pressure group." | Không giống những người đi ở tại gia, công nhân công nghiệp sẽ không biến mất – không hơn những người sản xuất nông nghiệp đã biến mất hay sẽ biến mất. Nhưng hệt như chủ trang trại nhỏ truyền thống đã trở thành người nhận trợ cấp hơn là một nhà sản xuất, công nhân công nghiệp truyền thống cũng sẽ trở thành một người làm công phụ. Chỗ của anh ta đã bị thay thế bởi “nhà công nghệ” – một người nào đó làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lí thuyết. (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X-quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa, kỹ thuật viên phổi, và v.v., những người cùng nhau đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ 1980). Và thay cho một giai cấp – một nhóm cố kết, có thể nhận diện, xác định, và tự giác – công nhân công nghiệp có thể mau chóng trở thành chỉ một “nhóm áp lực” khác. |
Chroniclers of the rise of the industrial worker tend to highlight the violent episodes--especially the clashes between strikers and the police, as in America's Pullman strike. The reason is probably that the theoreticians and propagandists of socialism, anarchism, and communism--beginning with Marx and continuing to Herbert Marcuse in the 1960s--incessantly wrote and talked of "revolution" and "violence." Actually, the rise of the industrial worker was remarkably nonviolent. The enormous violence of this century--the world wars, ethnic cleansings, and so on--was all violence from above rather than violence from below; and it was unconnected with the transformations of society, whether the dwindling of farmers, the disappearance of domestic servants, or the rise of the industrial worker. In fact, no one even tries anymore to explain these great convulsions as part of "the crisis of capitalism," as was standard Marxist rhetoric only thirty years ago. | Những người chép biên niên sử về sự tăng lên của công nhân công nghiệp thường nêu bật các tình tiết bạo lực – đặc biệt những đụng độ giữa những người đình công và cảnh sát, như trong cuộc đình công Pullman của Mỹ. Lý do có lẽ là, các nhà lý luận và các nhà tuyên truyền của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa vô chính phủ, và chủ nghĩa cộng sản – bắt đầu với Marx và tiếp tục đến Herbert Marcuse vào các năm 1960 – đã không ngớt viết và nói về “cách mạng” và “bạo lực”. Trên thực tế sự tăng lên của công nhân công nghiệp đã là phi bạo lực một cách rõ rệt. Bạo lực tàn ác của thế kỷ này – các cuộc chiến tranh thế giới, thanh trừng sắc tộc, và v.v. – tất cả đã là bạo lực từ bên trên hơn là bạo lực từ bên dưới; và nó đã không liên quan đến những biến đổi xã hội, dù là sự teo đi của nông dân, sự biến mất của những người đi ở tại gia, hay sự tăng lên của công nhân công nghiệp. Quả thực, thậm chí chẳng còn ai thử giải thích những chấn động lớn này như một phần của “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản” nữa, như thuật hùng biện chuẩn Marxist chỉ mới ba mươi năm trước. |
Contrary to Marxist and syndicalist predictions, the rise of the industrial worker did not destabilize society. Instead it has emerged as the century's most stabilizing social development. It explains why the disappearance of the farmer and the domestic servant produced no social crises. Both the flight from the land and the flight from domestic service were voluntary. Farmers and maids were not "pushed off" or "displaced." | Ngược với những tiên đoán Marxist và nghiệp đoàn chủ nghĩa, sự leo lên của công nhân công nghiệp đã không gây mất ổn định xã hội. Thay vào đó nó đã nổi lên như sự phát triển xã hội tạo ổn định nhất của thế kỷ. Nó giải thích vì sao sự biến mất của nông dân và người ở tại gia lại không gây ra khủng hoảng xã hội nào. Cả sự bỏ chạy khỏi đồng ruộng lẫn sự bỏ chạy khỏi dịch vụ nội trợ đã là tự nguyện. Những người nông dân và những người đầy tớ đã không bị “đẩy ra” hay bị “thải ra”. |
They went into industrial employment as fast as they could. Industrial jobs required no skills they did not already possess, and no additional knowledge. In fact, farmers on the whole had a good deal more skill than was required to be a machine operator in a mass-production plant--and so did many domestic servants. To be sure, industrial work paid poorly until the First World War. But it paid better than farming or household work. Industrial workers in the United States until 1913--and in some countries, including Japan, until the Second World War--worked long hours. But they worked shorter hours than farmers and domestic servants. What's more, they worked specified hours: the rest of the day was their own, which was true neither of work on the farm nor of domestic work. | Họ đã đi làm thuê trong công nghiệp càng nhanh càng tốt. Việc làm công nghiệp đã không đòi hỏi các kỹ năng mà họ không có, và không đòi hỏi thêm tri thức. Thực ra, xét mọi mặt, những người nông dân đã có nhiều kỹ năng hơn kỹ năng cần để là một người đứng máy trong một nhà máy sản xuất hàng loạt – và nhiều người đi ở tại gia cũng thế. Không thể phủ nhận, công việc công nghiệp được trả công tồi cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nhưng nó được trả khá hơn công việc đồng áng hay việc nội trợ. Thời gian làm việc của công nhân công nghiệp ở Hoa Kỳ cho đến 1913 – và ở một số nước, kể cả Nhật Bản, cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai – đã dài. Nhưng thời gian làm việc của họ ngắn hơn của nông dân và của người ở. Hơn nữa, họ làm việc vào những giờ được định rõ: phần còn lại trong ngày là của họ, điều chẳng đúng cả với công việc đồng áng lẫn công việc nội trợ. |
The history books record the squalor of early industry, the poverty of the industrial workers, and their exploitation. Workers did indeed live in squalor and poverty, and they were exploited. But they lived better than those on a farm or in a household, and were generally treated better. | Các sách lịch sử ghi chép sự bẩn thỉu của ngành công nghiệp ban đầu, sự nghèo đói của công nhân công nghiệp, và sự bóc lột họ. Công nhân quả thực đã sống trong bẩn thỉu và nghèo khó, và họ đã bị bóc lột. Nhưng họ đã sống khá hơn những người ở trang trại hay ở gia đình, và nhìn chung được đối xử tốt hơn. |
Proof of this is that infant mortality dropped immediately when farmers and domestic servants moved into industrial work. Historically, cities had never reproduced themselves. They had depended for their perpetuation on constant new recruits from the countryside. This was still true in the mid-nineteenth century. But with the spread of factory employment the city became the center of population growth. In part this was a result of new public-health measures: purification of water, collection and treatment of wastes, quarantine against epidemics, inoculation against disease. | Bằng chứng của việc này là tỷ lệ tử vong trẻ em đã sụt ngay khi những người nông dân và những người đi ở tại gia chuyển sang làm việc công nghiệp. Về mặt lịch sử, các đô thị đã chưa bao giờ tái tạo chính mình. Để duy trì chúng đã phải phụ thuộc liên tục vào những người mới đến từ thôn quê. Điều này vẫn đúng vào giữa thế kỷ mười chín. Nhưng với sự lan rộng của việc làm nhà máy, thành phố đã trở thành trung tâm của sự tăng trưởng dân cư. Một phần điều này là kết quả của các biện pháp y tế công cộng mới: làm sạch nước, thu gom và xử lý rác, kiểm dịch chống các dịch bệnh, tiêm chủng chống các bệnh. |
These measures--and they were effective mostly in the city--counteracted, or at least contained, the hazards of crowding that had made the traditional city a breeding ground for pestilence. But the largest single factor in the exponential drop in infant mortality as industrialization spread was surely the improvement in living conditions brought about by the factory. Housing and nutrition became better, and hard work and accidents came to take less of a toll. The drop in infant mortality--and with it the explosive growth in population--correlates with only one development: industrialization. The early factory was indeed the "Satanic Mill" of William Blake's great poem. But the countryside was not "England's green and pleasant Land" of which Blake sang; it was a picturesque but even more satanic slum. | Các biện pháp này – và chúng đã có hiệu quả chủ yếu ở thành phố - đã chống lại, hay chí ít kiềm chế các mối nguy của sự tập hợp đông đúc cái đã làm cho đô thị truyền thống là một mảnh đất sinh sôi cho bệnh dịch hạch. Nhưng yếu tố lớn nhất duy nhất cho sự giảm theo hàm số mũ của tỷ lệ tử vong trẻ em khi công nghiệp hóa lan rộng đã chắc chắn là sự cải thiện về các điều kiện sống do nhà máy mang lại. Nhà ở và dinh dưỡng đã trở nên tốt hơn, và công việc nặng nhọc và các tai nạn đã gây tổn hại ít hơn. Sự sụt giảm tỷ lệ tử vong trẻ em – và với nó là sự tăng bùng nổ dân số - tương quan chỉ với một sự phát triển: công nghiệp hóa. Nhà máy ban đầu quả thực là “Nhà máy sa tăng - Satanic Mill” của bài thơ vĩ đại của William Blake. Nhưng thôn quê đã chẳng là “Đồng xanh dịu dàng của nước Anh” mà Blake ca ngợi; nó đã là một khu nhà ổ chuột gây ấn tượng nhưng thậm chí sa tăng hơn. |
For farmers and domestic servants, industrial work was an opportunity. It was, in fact, the first opportunity that social history had given them to better themselves substantially without having to emigrate. In the developed free-market countries over the past 100 or 150 years every generation has been able to expect to do substantially better than the generation preceding it. The main reason has been that farmers and domestic servants could and did become industrial workers. | Đối với những người nông dân và người đi ở, công việc công nghiệp đã là một cơ hội. Thực ra, nó đã là cơ hội đầu tiên mà lịch sử xã hội đã cho họ để cải thiện mình một cách đáng kể mà không phải di cư. Trong các nước thị trường-tự do phát triển qua 100 hay 150 năm vừa qua mỗi thế hệ đã có khả năng mong đợi khấm khá hơn đáng kể so với thế hệ trước đó. Lý do chính là những người nông dân và đầy tớ đã có thể và đã trở thành những công nhân công nghiệp. |
Because industrial workers are concentrated in groups, systematic work on their productivity was possible. Beginning in 1881, two years before Marx's death, the systematic study of work, tasks, and tools raised the productivity of manual work in making and moving things by three to four percent compound on average per year--for a fiftyfold increase in output per worker over 110 years. On this rest all the economic and social gains of the past century. And contrary to what "everybody knew" in the nineteenth century--not only Marx but all the conservatives as well, such as J. P. Morgan, Bismarck, and Disraeli--practically all these gains have accrued to the industrial worker, half of them in the form of sharply reduced working hours (with the cuts ranging from 40 percent in Japan to 50 percent in Germany), and half of them in the form of a twenty-five-fold increase in the real wages of industrial workers who make or move things. | Bởi vì những công nhân công nghiệp được tập trung vào các nhóm, nghiên cứu có hệ thống về năng suất của họ đã là có thể. Bắt đầu trong năm 1881, hai năm trước khi Marx chết, nghiên cứu có hệ thống về công việc, các nhiệm vụ, và các công cụ đã nâng năng suất lao động chân tay về chế tạo và di chuyển các thứ tăng lên ba đến bốn phần trăm tính gộp trung bình hàng năm – đối với mức tăng năm mươi lần về đầu ra trên công nhân qua 110 năm. Tất cả lợi ích kinh tế và xã hội gia tăng của thế kỷ này dựa vào điều này. Và ngược với cái “mọi người đều biết” trong thế kỷ mười chín – không chỉ Marx mà tất cả những người bảo thủ nữa, như J. P. Morgan, Bismarck, và Disraeli – hầu như tất cả những lợi lộc này đã dồn cho công nhân công nghiệp, một nửa số đó ở dạng thời gian làm việc giảm đột ngột (với sự cắt giảm từ 40 phần trăm ở Nhật đến 50 phần trăm ở Đức), và một nửa ở dạng tăng hai mươi lăm lần lương của những công nhân công nghiệp, những người chế tạo hay di chuyển các thứ. |
There were thus very good reasons why the rise of the industrial worker was peaceful rather than violent, let alone revolutionary. But what explains the fact that the fall of the industrial worker has been equally peaceful and almost entirely free of social protest, of upheaval, of serious dislocation, at least in the United States? | Như thế đã có các lý do xác đáng vì sao sự tăng lên của công nhân công nghiệp đã yên bình hơn là dữ dội, nói chi đến cách mạng. Nhưng cái gì giải thích cho sự xuống dốc của công nhân công nghiệp cũng đã diễn ra yên bình ngang vậy và hầu như hoàn toàn không có sự phản kháng xã hội, sự chấn động, sự trục trặc nghiêm trọng nào, chí ít ở Hoa Kỳ? |
THE RISE OF THE KNOWLEDGE WORKER | Sự tăng lên của Người lao động Tri thức |
THE rise of the class succeeding industrial workers is not an opportunity for industrial workers. It is a challenge. The newly emerging dominant group is "knowledge workers." The very term was unknown forty years ago. (I coined it in a 1959 book, Landmarks of Tomorrow.) By the end of this century knowledge workers will make up a third or more of the work force in the United States--as large a proportion as manufacturing workers ever made up, except in wartime. The majority of them will be paid at least as well as, or better than, manufacturing workers ever were. And the new jobs offer much greater opportunities. | Sự tăng lên của giai cấp tiếp sau công nhân công nghiệp không phải là một cơ hội cho công nhân công nghiệp. Nó là một thách thức. Nhóm chi phối đang mới nổi lên là “những người lao động tri thức”. Chính từ này đã không được biết đến bốn mươi năm trước. (Tôi đã đặt ra nó trong cuốn sách Những Cột mốc của Ngày Mai - Landmarks of Tomorrow, xuất bản năm 1959). Vào cuối thế kỷ này những người lao động tri thức sẽ chiếm một phần ba hay hơn của lực lượng lao động ở Hoa Kỳ - lớn như tỷ lệ công nhân chế tác đã từng chiếm, trừ thời kỳ chiến tranh. Đa số họ sẽ được trả công chí ít cũng khá như, hay khá hơn công nhân chế tác đã từng được trả. Và các việc làm mới tạo ra những cơ hội lớn hơn nhiều. |
But--and this is a big but--the great majority of the new jobs require qualifications the industrial worker does not possess and is poorly equipped to acquire. They require a good deal of formal education and the ability to acquire and to apply theoretical and analytical knowledge. They require a different approach to work and a different mind-set. Above all, they require a habit of continuous learning. Displaced industrial workers thus cannot simply move into knowledge work or services the way displaced farmers and domestic workers moved into industrial work. At the very least they have to change their basic attitudes, values, and beliefs. | Nhưng – và đây là một chữ nhưng lớn – tuyệt đại đa số việc làm mới đòi hỏi trình độ chuyên môn mà công nhân công nghiệp không có hay chỉ được trang bị tồi để kiếm. Chúng đòi hỏi rất nhiều giáo dục chính quy và khả năng để kiếm và áp dụng hiểu biết lí thuyết và giải tích. Chúng đòi hỏi một cách tiếp cận khác đối với công việc và một nếp nghĩ khác. Trước hết, chúng đòi hỏi một thói quen học tập liên tục. Như thế công nhân công nghiệp bị thải ra không thể đơn giản chuyển sang công việc tri thức hay dịch vụ theo cách mà nông dân và người ở bị thải ra đã chuyển sang việc làm công nghiệp. Ít nhất họ phải thay đổi thái độ, giá trị và niềm tin cơ bản của họ. |
In the closing decades of this century the industrial work force has shrunk faster and further in the United States than in any other developed country--while industrial production has grown faster than in any other developed country except Japan. | Trong các thập niên kết thúc của thế kỷ này lực lượng lao động công nghiệp đã co lại nhanh hơn và thêm nữa ở Hoa Kỳ so với bất cứ nước phát triển khác nào – trong khi sản xuất công nghiệp đã tăng lên nhanh hơn bất cứ nước phát triển nào trừ Nhật Bản. |
The shift has aggravated America's oldest and least tractable problem: the position of blacks. In the fifty years since the Second World War the economic position of African-Americans in America has improved faster than that of any other group in American social history--or in the social history of any country. Three fifths of America's blacks rose into middle-class incomes; before the Second World War the figure was one twentieth. But half that group rose into middle-class incomes and not into middle-class jobs. Since the Second World War more and more blacks have moved into blue-collar unionized mass-production industry--that is, into jobs paying middle-class and upper-middle-class wages while requiring neither education nor skill. These are precisely the jobs, however, that are disappearing the fastest. What is amazing is not that so many blacks did not acquire an education but that so many did. | Sự thay đổi đã làm trầm trọng vấn đề cổ nhất và khó xử lý của Mỹ: địa vị của những người da đen. Trong năm mươi năm kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai địa vị kinh tế của những người Mỹ gốc Phi đã được cải thiện nhanh hơn sự cải thiện của bất cứ nhóm dân cư khác nào trong lịch sử xã hội Mỹ - hay trong lịch sử xã hội của bất cứ nước nào. Ba phần năm những người da đen của Mỹ đã leo lên tầng lớn có thu nhập trung lưu; trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai con số đó mới là một phần hai mươi. Nhưng nửa nhóm đó đã leo lên tầng lớp thu nhập trung lưu và không phải lên tầng lớp có việc làm trung lưu. Từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai ngày càng nhiều người da đen đã chuyển thành công nhân cổ xanh trong ngành sản xuất hàng loạt được nghiệp đoàn hóa – tức là, những việc làm được trả lương tầng lớp trung lưu hay tầng lớp trung lưu lớp trên trong khi không đòi hỏi giáo dục cũng chẳng đòi hỏi kỹ năng. Tuy nhiên, đây chính xác là những việc làm biến mất nhanh nhất. Cái gây sửng sốt không phải là nhiều người da đen đến vậy đã không kiếm được một sự giáo dục mà là nhiều người đến vậy đã kiếm được. |
The economically rational thing for a young black in postwar America was not to stay in school and learn; it was to leave school as early as possible and get one of the plentiful mass-production jobs. As a result, the fall of the industrial worker has hit America's blacks disproportionately hard--quantitatively, but qualitatively even more. It has blunted what was the most potent role model in the black community in America: the well-paid industrial worker with job security, health insurance, and a guaranteed retirement pension--yet possessing neither skill nor much education. | Điều duy lý về mặt kinh tế đối với một thanh niên da đen ở nước Mỹ hậu chiến tranh đã không phải là ở lại trường và học; mà là bỏ trường càng sớm càng tốt và kiếm một trong rất nhiều việc làm sản xuất-hàng loạt. Kết quả là, sự xuống dốc của công nhân công nghiệp đã làm tổn thương nặng người Mỹ da đen một cách không tương xứng – về mặt số lượng, nhưng về mặt chất lượng thậm chí còn nhiều hơn. Nó đã làm cùn cái đã là vai mẫu tiêu biểu có sức thuyết phục nhất trong cộng đồng da đen ở Mỹ: công nhân công nghiệp được trả lương khá với đảm bảo việc làm, bảo hiểm sức khỏe, và lương hưu được đảm bảo – nhưng vẫn không có kỹ năng cũng chẳng được giáo dục nhiều. |
But, of course, blacks are a minority of the population and work force in the United States. For the overwhelming majority--whites, but also Latinos and Asians--the fall of the industrial worker has caused amazingly little disruption and nothing that could be called an upheaval. Even in communities that were once totally dependent on mass-production plants that have gone out of business or have drastically slashed employment (steel cities in western Pennsylvania and eastern Ohio, for instance, or automobile cities like Detroit and Flint, Michigan), unemployment rates for nonblack adults fell within a few short years to levels barely higher than the U.S. average--and that means to levels barely higher than the U.S. "full-employment" rate. Even in these communities there has been no radicalization of America's blue-collar workers. | Nhưng, tất nhiên, những người da đen là một thiểu số của dân cư và lực lượng lao động ở Hoa Kỳ. Đối với tuyệt đại đa số - người da trắng, nhưng cả người Latino và Á châu nữa – sự xuống dốc của công nhân công nghiệp đã gây ra ít đổ vỡ một cách đáng kinh ngạc và chẳng có gì có thể được gọi là một sự chấn động. Ngay cả trong các cộng đồng một thời đã hoàn toàn lệ thuộc vào các nhà máy sản xuất hàng loạt, những nhà máy đã bị loại ra hay đã cắt giảm mạnh việc làm (các đô thị thép ở tây Pennsylvania và đông Ohio, chẳng hạn, hay các đô thị ôtô như Detroit và Flint, Michigan), tỷ lệ thất nghiệp đối với người trưởng thành không da đen trong vòng vài năm đã rớt xuống mức không mấy cao hơn tỷ lệ trung bình của Hoa Kỳ - và tỷ lệ đó có nghĩa là mức không cao hơn mấy mức “công ăn việc làm đầy đủ” của Hoa Kỳ. Ngay cả trong các cộng đồng này cũng đã không có sự quá khích nào của công nhân cổ xanh Mỹ. |
The only explanation is that for the nonblack blue-collar community the development came as no surprise, however unwelcome, painful, and threatening it may have been to individual workers and their families. Psychologically--but in terms of values, perhaps, rather than in terms of emotions--America's industrial workers must have been prepared to accept as right and proper the shift to jobs that require formal education and that pay for knowledge rather than for manual work, whether skilled or unskilled. | Giải thích duy nhất là, đối với cộng đồng cổ xanh không da đen sự phát triển đã đến không như sự ngạc nhiên, dẫu nó có thể khó chịu, đau đớn và đe dọa đến thế nào đối với cá nhân những người lao động và gia đình họ. Về mặt tâm lý học – nhưng có lẽ về mặt giá trị hơn là về mặt xúc cảm – công nhân công nghiệp Mỹ hẳn đã được chuẩn bị để chấp nhận như sự dịch chuyển đúng và thích đáng tới những việc làm đòi hỏi giáo dục chính quy và trả công cho tri thức hơn là cho công việc chân tay, bất luận có kỹ năng hay không có kỹ năng. |
In the United States the shift had by 1990 or so largely been accomplished. But so far it has occurred only in the United States. In the other developed free-market countries, in western and northern Europe and in Japan, it is just beginning in the 1990s. It is, however, certain to proceed rapidly in these countries from now on, perhaps faster than it originally did in the United States. The fall of the industrial worker in the developed free-market countries will also have a major impact outside the developed world. Developing countries can no longer expect to base their development on their comparative labor advantage--that is, on cheap industrial labor. | Ở Hoa Kỳ sự dịch chuyển về cơ bản đã hoàn tất vào năm 1990 hay khoảng đó. Nhưng cho đến nay mới chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Ở các nước thị trường-tự do đã phát triển khác, ở tây và bắc Âu và ở Nhật Bản, nó vừa mới bắt đầu trong các năm 1990. Tuy nhiên, kể từ nay nó chắc chắn diễn ra nhanh ở các nước này, có lẽ nhanh hơn nó đã xảy ra ban đầu ở Hoa Kỳ. Sự xuống dốc của công nhân công nghiệp trong các nước thị trường-tự do đã phát triển sẽ cũng có một tác động lớn ở bên ngoài thế giới đã phát triển. Các nước đang phát triển không còn có thể kỳ vọng đặt cơ sở cho sự phát triển của họ trên lợi thế so sánh của họ về lao động – tức là, trên lao động công nghiệp rẻ. |
It is widely believed, especially by labor-union officials, that the fall of the blue-collar industrial worker in the developed countries was largely, if not entirely, caused by moving production "offshore" to countries with abundant supplies of unskilled labor and low wage rates. But this is not true. | Người ta đã tin rộng rãi, đặc biệt là các quan chức công đoàn, rằng sự xuống dốc của công nhân công nghiệp cổ xanh ở các nước phát triển chủ yếu, nếu không phải hoàn toàn, đã do việc chuyển sản xuất “offshore” sang các nước có cung dư dả về lao động không có kỹ năng và lương thấp gây ra. Nhưng điều này không đúng. |
There was something to the belief thirty years ago. Japan, Taiwan, and, later, South Korea did indeed (as explained in some detail in my 1993 book Post-Capitalist Society) gain their initial advantage in the world market by combining, almost overnight, America's invention of training for full productivity with wage costs that were still those of a pre-industrial country. But this technique has not worked at all since 1970 or 1975. | Đã có cái gì đó để tin ba mươi năm trước. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc quả thực (như được giải thích khá chi tiết trong cuốn sách 1993 của tôi Xã hội Hậu-Tư bản Chủ nghĩa - Post-Capitalist Society) đã nhận được lợi thế ban đầu của họ trên thị trường thế giới, hầu như trong một sớm một chiều, bằng cách kết hợp phát minh của Mỹ về huấn luyện cho năng suất đầy đủ với chi phí lương vẫn là chi phí lương của một nước tiền công nghiệp. Nhưng mẹo này đã chẳng hề hoạt động nữa từ 1970 hay 1975. |
In the 1990s only an insignificant percentage of manufactured goods imported into the United States are produced abroad because of low labor costs. While total imports in 1990 accounted for about 12 percent of the U.S. gross personal income, imports from countries with significantly lower wage costs accounted for less than three percent--and only half of those were imports of manufactured products. Practically none of the decline in American manufacturing employment from some 30 or 35 percent of the work force to 15 or 18 percent can therefore be attributed to moving work to low-wage countries. | Trong các năm 1990 chỉ một tỷ lệ phần trăm không đáng kể các mặt hàng chế tác được nhập khẩu vào Hoa Kỳ là được sản xuất ở nước ngoài bởi vì chi phí lao động thấp. Trong khi tổng nhập khẩu của năm 1990 chiếm khoảng 12 phần trăm thu nhập thô cá nhân ở Mỹ, nhập khẩu từ các nước với chi phí lương thấp đáng kể chỉ chiếm ít hơn ba phần trăm – và chỉ nửa số đó là các sản phẩm chế tác. Vì thế hầu như chẳng có chút nào trong sự xuống dốc về việc làm chế tác Mỹ, từ khoảng 30 hay 35 phần trăm lực lượng lao động xuống 15 hay 18 phần trăm, có thể được cho là do chuyển việc làm sang các nước có lương thấp. |
The main competition for American manufacturing industry--for instance, in automobiles, in steel, and in machine tools--has come from countries such as Japan and Germany, where wage costs have long been equal to, if not higher than, those in the United States. The comparative advantage that now counts is in the application of knowledge--for example, in Japan's total quality management, lean manufacturing processes, just-in-time delivery, and price-based costing, or in the customer service offered by medium-sized German or Swiss engineering companies. This means, however, that developing countries can no longer expect to base their development on low wages. They, too, must learn to base it on applying knowledge--just at the time when most of them (China, India, and much of Latin America, let alone black Africa) will have to find jobs for millions of uneducated and unskilled young people who are qualified for little except yesterday's blue-collar industrial jobs. | Sự cạnh tranh chính đối với ngành chế tác Mỹ - thí dụ, ôtô, thép, và máy công cụ - đã đến từ các nước như Nhật Bản và Đức, nơi chi phí lương từ lâu đã bằng, nếu không phải cao hơn chi phí ở Hoa Kỳ. Lợi thế so sánh mà bây giờ được tính đến là về áp dụng tri thức – thí dụ, về quản lý chất lượng toàn bộ của Nhật, quy trình chế tác thon lẳn, uyển chuyển [lean: không có phế liệu], giao kịp thời, và tính chi phí dựa vào giá, hay về dịch vụ khách hàng mà các công ty kỹ thuật cỡ vừa của Đức hay Thụy Sĩ cung cấp. Điều này, tuy vậy, có nghĩa rằng các nước đang phát triển không còn có thể kỳ vọng đặt cơ sở cho sự phát triển của họ dựa vào lương thấp nữa. Họ cũng phải học để dựa vào việc áp dụng tri thức – đúng lúc khi hầu hết trong số họ (Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều nước Mỹ-Latin, nói chi đến Châu Phi đen) sẽ phải tìm việc làm cho hàng triệu thanh niên không được giáo dục và không có kỹ năng, những người ít có trình độ trừ việc làm công nghiệp cổ xanh của ngày hôm qua. |
But for the developed countries, too, the shift to knowledge-based work poses enormous social challenges. Despite the factory, industrial society was still essentially a traditional society in its basic social relationships of production. But the emerging society, the one based on knowledge and knowledge workers, is not. It is the first society in which ordinary people--and that means most people--do not earn their daily bread by the sweat of their brow. It is the first society in which "honest work" does not mean a callused hand. It is also the first society in which not everybody does the same work, as was the case when the huge majority were farmers or, as seemed likely only forty or thirty years ago, were going to be machine operators. | Nhưng đối với cả các nước phát triển nữa, sự chuyển dịch sang công việc dựa vào tri thức cũng gây ra những thách thức xã hội to lớn. Bất chấp nhà máy, xã hội công nghiệp đã vẫn cơ bản là một xã hội truyền thống trong các quan hệ sản xuất cơ bản của nó. Nhưng xã hội đang nổi lên, xã hội dựa vào tri thức và những người lao động tri thức, thì không. Nó là xã hội đầu tiên trong đó những người bình thường – và điều đó có nghĩa là hầu hết người dân – không kiếm được miếng cơm hàng ngày bằng mồ hôi trên lông mày họ. Đó là xã hội đầu tiên trong đó “công việc lương thiện” không có nghĩa là bàn tay chai sạn. Nó cũng là xã hội đầu tiên trong đó không phải mọi người làm cùng việc, như trường hợp khi tuyệt đại đa số đã là nông dân hay, đều sẽ trở thành những người đứng máy như có vẻ chắc thế mới bốn mươi hay ba mươi năm trước. |
|
|
This is far more than a social change. It is a change in the human condition. What it means--what are the values, the commitments, the problems, of the new society--we do not know. But we do know that much will be different. | Điều này nhiều hơn một sự thay đổi xã hội rất nhiều. Đó là một sự thay đổi về thân phận con người. Nó có nghĩa gì – các giá trị, những cam kết, các vấn đề của xã hội mới là gì – chúng ta chưa biết. Nhưng chúng ta biết rằng nhiều thứ sẽ khác đi. |
THE EMERGING KNOWLEDGE SOCIETY KNOWLEDGE workers will not be the majority in the knowledge society, but in many if not most developed societies they will be the largest single population and work-force group. And even where outnumbered by other groups, knowledge workers will give the emerging knowledge society its character, its leadership, its social profile. They may not be the ruling class of the knowledge society, but they are already its leading class. And in their characteristics, social position, values, and expectations, they differ fundamentally from any group in history that has ever occupied the leading position. | Sự Nổi lên của Xã hội Tri thức Những người lao động tri thức sẽ không là đa số trong xã hội tri thức, nhưng trong nhiều nếu không phải hầu hết các xã hội phát triển họ sẽ là nhóm dân cư và lực lượng lao động lớn nhất duy nhất. Và ngay cả ở nơi các nhóm khác vượt họ về số lượng, những người lao động tri thức sẽ mang lại cho xã hội tri thức đang nổi lên đặc trưng của nó, sự lãnh đạo của nó, chân dung xã hội của nó. Họ có thể không là giai cấp cai trị của xã hội tri thức, nhưng họ là giai cấp lãnh đạo của nó rồi. Và trong các đặc trưng, địa vị xã hội, các giá trị, và những kỳ vọng của họ, một cách căn bản họ khác bất cứ nhóm nào trong lịch sử đã từng chiếm địa vị lãnh đạo. |
In the first place, knowledge workers gain access to jobs and social position through formal education. A great deal of knowledge work requires highly developed manual skill and involves substantial work with one's hands. An extreme example is neurosurgery. The neurosurgeon's performance capacity rests on formal education and theoretical knowledge. An absence of manual skill disqualifies one for work as a neurosurgeon. But manual skill alone, no matter how advanced, will never enable anyone to be a neurosurgeon. The education that is required for neurosurgery and other kinds of knowledge work can be acquired only through formal schooling. It cannot be acquired through apprenticeship. | Trước hết, những người lao động tri thức tiếp cận được đến việc làm và địa vị xã hội thông qua giáo dục chính quy. Rất nhiều công việc tri thức đòi hỏi kỹ năng chân tay rất cao và kéo theo công việc đáng kể bằng bàn tay của mình. Một thí dụ cực đoan là giải phẫu thần kinh. Năng lực thực hiện của nhà giải phẫu thần kinh dựa vào giáo dục chính quy và hiểu biết lí thuyết. Thiếu kỹ năng bằng tay khiến người ta không đủ tư cách làm một nhà phẫu thuật thần kinh. Nhưng riêng sự khéo tay, bất luận khéo đến đâu, sẽ chẳng bao giờ cho phép bất cứ ai trở thành một nhà phẫu thuật thần kinh. Sự giáo dục cần thiết cho phẫu thuật thần kinh và cho các loại công việc tri thức khác có thể kiếm được chỉ qua học chính quy ở trường. Không thể kiếm được qua học nghề. |
Knowledge work varies tremendously in the amount and kind of formal knowledge required. Some jobs have fairly low requirements, and others require the kind of knowledge the neurosurgeon possesses. But even if the knowledge itself is quite primitive, only formal education can provide it. | Công việc tri thức biến đổi rất lớn về số lượng và loại tri thức chính quy cần đến. Nột số việc làm có những đòi hỏi khá thấp, và những việc làm khác đòi hỏi loại hiểu biết mà nhà phẫu thuật thần kinh có được. Nhưng ngay cả nếu bản thân kiến thức là khá thô sơ, chỉ có giáo dục chính quy mới có thể cung cấp. |
Education will become the center of the knowledge society, and the school its key institution. What knowledge must everybody have? What is "quality" in learning and teaching? These will of necessity become central concerns of the knowledge society, and central political issues. In fact, the acquisition and distribution of formal knowledge may come to occupy the place in the politics of the knowledge society which the acquisition and distribution of property and income have occupied in our politics over the two or three centuries that we have come to call the Age of Capitalism. | Giáo dục sẽ trở thành trung tâm của xã hội tri thức, và trường học là định chế cốt yếu của nó. Mọi người phải có kiến thức gì? Cái gì là “chất lượng” trong học và dạy? Những điều này sẽ tất yếu trở thành các mối quan tâm chủ yếu của xã hội tri thức, và các vấn đề chính trị trung tâm. Quả thực, việc thu được và phân phối kiến thức chính quy có thể chiếm vị trí trong chính trị của xã hội tri thức mà việc thu được và phân phối tài sản và thu nhập đã chiếm trong hoạt động chính trị của chúng ta trong hai hay ba thế kỷ mà chúng ta đã gọi là Thời kỳ Chủ nghĩa Tư bản. |
In the knowledge society, clearly, more and more knowledge, and especially advanced knowledge, will be acquired well past the age of formal schooling and increasingly, perhaps, through educational processes that do not center on the traditional school. But at the same time, the performance of the schools and the basic values of the schools will be of increasing concern to society as a whole, rather than being considered professional matters that can safely be left to "educators." | Rõ ràng, trong xã hội tri thức ngày càng nhiều kiến thức, và đặc biệt kiến thức tiên tiến, sẽ thu được sau tuổi đi học chính thức nhiều và, có lẽ, ngày càng thông qua quá trình giáo dục không tập trung vào trường học truyền thống. Nhưng đồng thời, thành tích của các trường học và các giá trị cơ bản của các trường học sẽ là mối quan tâm ngày càng tăng đối với toàn xã hội, hơn là được coi như vấn đề nghề nghiệp có thể phó mặc một cách an toàn cho các “nhà giáo dục”. |
We can also predict with confidence that we will redefine what it means to be an educated person. Traditionally, and especially during the past 300 years (perhaps since 1700 or so, at least in the West, and since about that time in Japan as well), an educated person was somebody who had a prescribed stock of formal knowledge. The Germans called this knowledge allgemeine Bildung, and the English (and, following them, the nineteenth-century Americans) called it the liberal arts. Increasingly, an educated person will be somebody who has learned how to learn, and who continues learning, especially by formal education, throughout his or her lifetime. | Chúng ta cũng có thể tiên đoán với sự tin cậy rằng chúng ta sẽ định nghĩa lại một người được giáo dục có nghĩa là gì. Về mặt truyền thống, và đặc biệt trong 300 năm qua (có lẽ từ 1700 hay khoảng đó, chí ít ở phương Tây, và từ khoảng thời gian đó cả ở Nhật Bản nữa), một người được giáo dục đã là ai đó có một khối kiến thức chính quy được quy định. Người Đức gọi kiến thức này là allgemeine Bildung-Học thức chung, và người Anh (và, đi theo họ, là người Mỹ thế kỷ mười chín) đã gọi nó là liberal arts-khoa học xã hội nhân văn. Một người có giáo dục ngày càng sẽ là ai đó người đã học được phải học như thế nào, và là người tiếp tục học, đặc biệt bằng giáo dục chính quy, suốt đời mình. |
There are obvious dangers to this. For instance, society could easily degenerate into emphasizing formal degrees rather than performance capacity. It could fall prey to sterile Confucian mandarins--a danger to which the American university is singularly susceptible. On the other hand, it could overvalue immediately usable, "practical" knowledge and underrate the importance of fundamentals, and of wisdom altogether. | Có những mối nguy hiểm hiển nhiên đối với điều này. Thí dụ, xã hội dễ dàng thoái hóa vào việc nhấn mạnh đến các bằng cấp chính thức hơn là đến năng lực thực hiện. Nó có thể là nạn nhân của các quan lại nhà nho vô ích - một nguy cơ mà đại học Mỹ rất dễ mắc. Nặt khác, nó có thể đánh giá quá cao kiến thức “thực hành”, có thể dùng được ngay và đánh giá quá thấp tầm quan trọng của những cái cơ bản, và của sự sáng suốt nói chung. |
A society in which knowledge workers dominate is under threat from a new class conflict: between the large minority of knowledge workers and the majority of people, who will make their living traditionally, either by manual work, whether skilled or unskilled, or by work in services, whether skilled or unskilled. The productivity of knowledge work--still abysmally low--will become the economic challenge of the knowledge society. On it will depend the competitive position of every single country, every single industry, every single institution within society. The productivity of the nonknowledge, services worker will become the social challenge of the knowledge society. On it will depend the ability of the knowledge society to give decent incomes, and with them dignity and status, to non-knowledge workers. | Một xã hội, trong đó những người lao động tri thức áp đảo, bị đe dọa từ một xung đột giai cấp mới: giữa thiểu số lớn của những người lao động tri thức và đa số người dân, những người sẽ kiếm sống theo cách truyền thống, hoặc bằng công việc chân tay, bất luận có kỹ năng hay không, hoặc bằng làm việc dịch vụ, bất luận có kỹ năng hay không. Năng suất của công việc tri thức – vẫn vô cùng thấp – sẽ trở thành thách thức kinh tế của xã hội tri thức. Vị thế cạnh tranh so sánh của mỗi nước, của mỗi ngành, của mỗi định chế bên trong xã hội sẽ phụ thuộc vào nó. Năng suất của người lao động phi tri thức, dịch vụ sẽ trở thành thách thức xã hội của xã hội tri thức. Khả năng của xã hội tri thức để đem lại thu nhập tử tế, và với nó là phẩm giá và địa vị, cho những người lao động phi tri thức phụ thuộc vào nó. |
No society in history has faced these challenges. But equally new are the opportunities of the knowledge society. In the knowledge society, for the first time in history, the possibility of leadership will be open to all. Also, the possibility of acquiring knowledge will no longer depend on obtaining a prescribed education at a given age. Learning will become the tool of the individual--available to him or her at any age--if only because so much skill and knowledge can be acquired by means of the new learning technologies. | Đã chẳng có xã hội nào trong lịch sử phải đối mặt với các thách thức này. Nhưng cũng mới ngang vậy là các cơ hội của xã hội tri thức. Trong xã hội tri thức, lần đầu tiên trong lịch sử, khả năng lãnh đạo sẽ được mở ra cho tất cả mọi người. Cũng vậy, khả năng thu được tri thức không còn phụ thuộc vào việc có được một sự giáo dục được quy định ở một độ tuổi cho trước. Học sẽ trở thành công cụ của cá nhân – sẵn có cho cá nhân đó ở bất cứ độ tuổi nào – phải chi bởi vì nhiều kỹ năng và tri thức đến vậy có thể thu được bằng phương tiện của các công nghệ học mới. |
Another implication is that how well an individual, an organization, an industry, a country, does in acquiring and applying knowledge will become the key competitive factor. The knowledge society will inevitably become far more competitive than any society we have yet known--for the simple reason that with knowledge being universally accessible, there will be no excuses for nonperformance. There will be no "poor" countries. There will only be ignorant countries. And the same will be true for companies, industries, and organizations of all kinds. It will be true for individuals, too. In fact, developed societies have already become infinitely more competitive for individuals than were the societies of the beginning of this century, let alone earlier ones. | Một hệ lụy khác là, một cá nhân, một tổ chức, một ngành, một nước thu nhận và áp dụng tri thức khéo thế nào sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh cốt yếu. Xã hội tri thức không thể tránh khỏi sẽ trở nên cạnh tranh hơn bất cứ xã hội nào, mà chúng ta đã từng biết, rất nhiều – vì lý do đơn giản là, với tri thức trở nên có thể tiếp cận được một cách phổ quát, sẽ không có lời bào chữa nào cho việc không có kết quả. Sẽ không có nước “nghèo” nào. Sẽ chỉ có các nước dốt nát. Và cũng đúng thế cho các công ty, các ngành, và các tổ chức thuộc mọi loại. Nó cũng sẽ đúng đối với các cá nhân nữa. Thực ra, các xã hội phát triển đã trở nên vô cùng cạnh tranh hơn rồi đối với các cá nhân so với các xã hội của đầu thế kỷ này, nói chi đến các xã hội trước đó. |
I HAVE been speaking of knowledge. But a more accurate term is "knowledges," because the knowledge of the knowledge society will be fundamentally different from what was considered knowledge in earlier societies--and, in fact, from what is still widely considered knowledge. The knowledge of the German allgemeine Bildung or of the Anglo-American liberal arts had little to do with one's life's work. It focused on the person and the person's development, rather than on any application--if, indeed, it did not, like the nineteenth-century liberal arts, pride itself on having no utility whatever. In the knowledge society knowledge for the most part exists only in application. Nothing the x-ray technician needs to know can be applied to market research, for instance, or to teaching medieval history. The central work force in the knowledge society will therefore consist of highly specialized people. In fact, it is a mistake to speak of "generalists." What we will increasingly mean by that term is people who have learned how to acquire additional specialties rapidly in order to move from one kind of job to another--for example, from market research into management, or from nursing into hospital administration. But "generalists" in the sense in which we used to talk of them are coming to be seen as dilettantes rather than educated people. | Tôi đã đang nói về hiểu biết, tri thức, kiến thức (knowledge). Nhưng một thuật ngữ chính xác hơn là “những kiến thức – knowledges”, bởi vì kiến thức của xã hội tri thức sẽ khác cơ bản với cái đã được coi là kiến thức trong các xã hội trước đây – và, thực ra, khác cơ bản với cái vẫn được coi một cách rộng rãi là kiến thức. Kiến thức của allgemeine Bildung của người Đức hay của liberal arts của dân Anglo-Saxon-Mỹ đã ít liên quan đến công việc của đời một người. Nó đã tập trung vào cá nhân và vào sự phát triển cá nhân hơn là vào bất cứ ứng dụng nào – nếu, quả thực, nó đã không, giống liberal arts của thế kỷ mười chín, tự hào về không hề có bất cứ tính hữu dụng nào. Trong xã hội tri thức, phần lớn kiến thức chỉ tồn tại trong ứng dụng. Chẳng cái gì mà nhân viên kỹ thuật X-quang cần biết lại có thể áp dụng cho nghiên cứu thị trường, chẳng hạn, hay cho dạy lịch sử trung cổ. Lực lượng lao động chính trong xã hội tri thức vì thế bao gồm những người được chuyên môn hóa rất cao. Thực ra, là một sai lầm đi nói về những người “đa khoa, tổng quát-generalists”. Cái chúng ta sẽ ngày càng muốn nói với thuật ngữ đó là những người đã học được làm thế nào để thu được thêm những chuyên môn một cách nhanh chóng để chuyển từ một loại việc làm này sang một loại khác – thí dụ, từ nghiên cứu thị trường sang quản lý, hay từ làm y tá sang làm hành chính bệnh viện. Nhưng những “người tổng quát-generalists” theo nghĩa mà chúng ta vẫn quen để nói về họ sẽ được coi là những kẻ tài tử hơn là những người có giáo dục. |
This, too, is new. Historically, workers were generalists. They did whatever had to be done--on the farm, in the household, in the craftsman's shop. This was also true of industrial workers. But knowledge workers, whether their knowledge is primitive or advanced, whether there is a little of it or a great deal, will by definition be specialized. Applied knowledge is effective only when it is specialized. Indeed, the more highly specialized, the more effective it is. This goes for technicians who service computers, x-ray machines, or the engines of fighter planes. But it applies equally to work that requires the most advanced knowledge, whether research in genetics or research in astrophysics or putting on the first performance of a new opera. | Cả điều này nữa cũng là mới. Về mặt lịch sử, những người lao động là những người tổng quát. Họ đã làm bất cứ cái gì cần phải làm - ở trang trại, trong hộ gia đình, ở xưởng thủ công. Điều này cũng đã đúng với công nhân công nghiệp. Nhưng những người lao động tri thức, bất luận tri thức của họ là thô sơ hay tiên tiến, bất luận có ít hay rất nhiều, theo định nghĩa sẽ phải là người được chuyên môn hóa. Tri thức được áp dụng là hữu hiệu chỉ khi nó được chuyên môn hóa. Thực ra, càng được chuyên môn hóa, nó càng hữu hiệu. Điều này đúng đối với các kỹ thuật viên bảo quản máy tính, máy x-quang, hay động cơ máy bay chiến đấu. Nhưng nó cũng áp dụng ngang thế cho công việc đòi hỏi kiến thức tiên tiến nhất, bất luận là nghiên cứu về di truyền học hay nghiên cứu về vật lý thiên văn hay đưa một vở opera mới ra trình diễn lần đầu. |
Again, the shift from knowledge to knowledges offers tremendous opportunities to the individual. It makes possible a career as a knowledge worker. But it also presents a great many new problems and challenges. It demands for the first time in history that people with knowledge take responsibility for making themselves understood by people who do not have the same knowledge base. | Hơn nữa, chuyển từ tri thức đến những tri thức tạo ra những cơ hội to lớn cho cá nhân. Nó làm cho một nghề với tư cách là một người lao động tri thức là có thể. Nhưng nó cũng gây ra rất nhiều vấn đề và thách thức mới. Lần đầu tiên trong lịch sử nó đòi hỏi rằng những người với tri thức nhận trách nhiệm để làm cho những người không có cùng cơ sở tri thức hiểu được mình. |
HOW KNOWLEDGES WORK | Những Tri thức Hoạt động Thế nào |
THAT knowledge in the knowledge society has to be highly specialized to be productive implies two new requirements: that knowledge workers work in teams, and that if knowledge workers are not employees, they must at least be affiliated with an organization. | Việc tri thức trong một xã hội tri thức phải được chuyên môn hóa cao để là hữu ích kéo theo hai đòi hỏi mới: những người lao động tri thức làm việc trong các nhóm, và nếu những người lao động tri thức không là những người làm công (nhân viên), họ ít nhất phải được liên kết với một tổ chức. |
There is a great deal of talk these days about "teams" and "teamwork." Most of it starts out with the wrong assumption--namely, that we have never before worked in teams. Actually people have always worked in teams; very few people ever could work effectively by themselves. The farmer had to have a wife, and the farm wife had to have a husband. The two worked as a team. And both worked as a team with their employees, the hired hands. The craftsman also had to have a wife, with whom he worked as a team--he took care of the craft work, and she took care of the customers, the apprentices, and the business altogether. And both worked as a team with journeymen and apprentices. Much discussion today assumes that there is only one kind of team. Actually there are quite a few. But until now the emphasis has been on the individual worker and not on the team. With knowledge work growing increasingly effective as it is increasingly specialized, teams become the work unit rather than the individual himself. | Những ngày này người ta nói rất nhiều về các “nhóm” và “công việc nhóm- teamwork”. Đa số bắt đầu với một giả thiết sai – cụ thể là, trước đây chúng ta đã chưa từng bao giờ làm việc theo nhóm. Thực ra người ta đã luôn luôn làm việc trong các nhóm; rất ít người đã từng có thể làm việc một cách hữu hiệu một mình. Người nông dân đã có một bà vợ, và bà vợ nông dân đã phải có một người chồng. Hai người đã làm việc như một nhóm. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với những người làm thuê của họ, các tá điền. Thợ thủ công cũng đã có một bà vợ, mà ông ta làm việc với như một nhóm – ông lo về công việc nghề thủ công, và bà lo về các khách hàng, những người học việc, và toàn bộ công việc kinh doanh. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với các phó nhỏ và những người học việc. Ngày nay nhiều thảo luận giả thiết rằng chỉ có một loại nhóm. Thực ra có khá nhiều loại. Nhưng cho đến ngày nay sự nhấn mạnh đã là về cá nhân người lao động và không phải về nhóm. Với công việc tri thức ngày càng hữu hiệu khi nó ngày càng được chuyên môn hóa, các nhóm trở thành đơn vị làm việc hơn là bản thân cá nhân. |
The team that is being touted now--I call it the "jazz combo" team--is only one kind of team. It is actually the most difficult kind of team both to assemble and to make work effectively, and the kind that requires the longest time to gain performance capacity. We will have to learn to use different kinds of teams for different purposes. We will have to learn to understand teams--and this is something to which, so far, very little attention has been paid. The understanding of teams, the performance capacities of different kinds of teams, their strengths and limitations, and the trade-offs between various kinds of teams will thus become central concerns in the management of people. | Nhóm mà bây giờ được nài nỉ - tôi gọi nó là nhóm “ban nhạc-jazz”- chỉ là một loại nhóm. Nó thực ra là loại nhóm khó nhất cả để tụ tập lẫn để khiến nó hoạt động có hiệu quả, và là loại đòi hỏi thời gian dài nhất để đạt năng lực thành tích. Chúng ta sẽ phải học để sử dụng các loại nhóm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Chúng ta sẽ phải học để hiểu các nhóm – và đây là cái gì đó mà cho đến nay rất ít được chú ý. Sự hiểu về các nhóm, khả năng thành tích của các loại nhóm khác nhau, các mặt mạnh và các hạn chế của chúng, và sự đánh đổi giữa các loại nhóm khác nhau, như thế sẽ trở thành những mối quan tâm chủ yếu trong quản lý con người. |
Equally important is the second implication of the fact that knowledge workers are of necessity specialists: the need for them to work as members of an organization. Only the organization can provide the basic continuity that knowledge workers need in order to be effective. Only the organization can convert the specialized knowledge of the knowledge worker into performance. | Quan trọng ngang thế là hệ lụy thứ hai của sự thực rằng những người lao động tri thức tất yếu là các chuyên gia: nhu cầu của họ để làm việc như các thành viên của một tổ chức. Chỉ tổ chức có thể tạo sự liên tục cơ bản mà những người lao động tri thức cần để là hữu hiệu. Chỉ tổ chức mới có thể biến tri thức được chuyên môn hóa của người lao động tri thức thành thành quả. |
By itself, specialized knowledge does not yield performance. The surgeon is not effective unless there is a diagnosis--which, by and large, is not the surgeon's task and not even within the surgeon's competence. As a loner in his or her research and writing, the historian can be very effective. But to educate students, a great many other specialists have to contribute--people whose specialty may be literature, or mathematics, or other areas of history. And this requires that the specialist have access to an organization. | Tự thân, tri thức được chuyên môn hóa không mang lại thành quả. Nhà phẫu thuật là không hữu hiệu trừ khi có một chẩn đoán – việc, nhìn chung, không phải là nhiệm vụ của nhà phẫu thuật và thậm chí không nằm trong năng lực của nhà phẫu thuật. Với tư cách một người đơn độc trong nghiên cứu và viết lách, nhà sử học có thể rất hiệu quả. Nhưng để giáo dục sinh viên, rất nhiều nhà chuyên môn khác phải đóng góp – những người mà chuyên môn của họ có thể là văn học, hay toán học, hay các lĩnh vực khác của sử học. Và việc này đòi hỏi nhà chuyên môn phải tiếp cận được đến một tổ chức. |
This access may be as a consultant, or it may be as a provider of specialized services. But for the majority of knowledge workers it will be as employees, full-time or part-time, of an organization, such as a government agency, a hospital, a university, a business, or a labor union. In the knowledge society it is not the individual who performs. The individual is a cost center rather than a performance center. It is the organization that performs. | Sự tiếp cận này có thể với tư cách một nhà tư vấn, hay có thể như một nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Nhưng với đa số người lao động tri thức sẽ với tư cách những người làm công, các nhân viên, làm toàn thời hay một phần thời gian, của một tổ chức, như một cơ quan nhà nước, một bệnh viện, một đại học, hay một nghiệp đoàn lao động. Trong xã hội tri thức không phải cá nhân là người đạt thành tích. Cá nhân là trung tâm chi phí hơn là một trung tâm thành tích. Chính tổ chức là cái thực hiện, là cái đạt thành tích. |
WHAT IS AN EMPLOYEE? MOST knowledge workers will spend most if not all of their working lives as "employees." But the meaning of the term will be different from what it has been traditionally--and not only in English but in German, Spanish, and Japanese as well. | Thế nào là Một Người làm công? Hầu hết những người lao động tri thức sẽ dùng hầu hết nếu không phải tất cả đời làm việc của mình với tư cách “người làm công, nhân viên”. Nhưng ý nghĩa của từ này sẽ khác cái nó đã là theo truyền thống – và không chỉ trong tiếng Anh mà cả trong tiếng Đức, Tây Ban Nha và Nhật nữa. |
Individually, knowledge workers are dependent on the job. They receive a wage or salary. They have been hired and can be fired. Legally each is an employee. But collectively they are the capitalists; increasingly, through their pension funds and other savings, the employees own the means of production. In traditional economics--and by no means only in Marxist economics--there is a sharp distinction between the "wage fund," all of which goes into consumption, and the "capital fund," or that part of the total income stream that is available for investment. And most social theory of industrial society is based, one way or another, on the relationship between the two, whether in conflict or in necessary and beneficial cooperation and balance. In the knowledge society the two merge. The pension fund is "deferred wages," and as such is a wage fund. But it is also increasingly the main source of capital for the knowledge society. | Từng cá nhân, những người lao động tri thức phụ thuộc vào việc làm. Họ nhận lương hay tiền công. Họ được thuê và có thể bị sa thải. Về mặt pháp lý mỗi người là một người làm công. Nhưng về mặt tập thể họ là các nhà tư bản; thông qua các quỹ hưu bổng và các khoản tiết kiệm của mình họ ngày càng sở hữu tư liệu sản xuất. Trong kinh tế học truyền thống – và chẳng hề chỉ trong kinh tế học Marxist – có sự phân biệt rõ ràng gữa “quỹ lương”, tất cả quỹ lương là để tiêu dùng, và “quỹ vốn”, hay phần của toàn bộ dòng thu nhập có thể được dùng cho đầu tư. Và hầu hết lí thuyết xã hội về xã hội công nghiệp, bằng cách này hay cách khác, đều dựa vào quan hệ giữa hai thứ đó, bất luận trong sự xung đột hay trong sự hợp tác và cân bằng cần thiết và có ích. Trong xã hội tri thức hai thứ hợp nhất lại. Quỹ hưu là “lương được trả sau”, và với tư cách đó nó là một quỹ lương. Nhưng nó cũng ngày càng là nguồn vốn chính của xã hội tri thức. |
Perhaps more important, in the knowledge society the employees--that is, knowledge workers--own the tools of production. Marx's great insight was that the factory worker does not and cannot own the tools of production, and therefore is "alienated." There was no way, Marx pointed out, for the worker to own the steam engine and to be able to take it with him when moving from one job to another. The capitalist had to own the steam engine and to control it. Increasingly, the true investment in the knowledge society is not in machines and tools but in the knowledge of the knowledge worker. Without that knowledge the machines, no matter how advanced and sophisticated, are unproductive. | Có lẽ còn quan trọng hơn, trong xã hội tri thức những người làm công – tức là, những người lao động tri thức – sở hữu các công cụ lao động. Sự thấu hiểu to lớn của Marx đã là, công nhân nhà máy không và không thể sở hữu các công cụ sản xuất, và vì thế “bị xa lánh”.[1] Chẳng có cách nào, Marx đã chỉ ra, đối với công nhân để sở hữu máy hơi nước và để có khả năng mang nó với mình khi chuyển từ một việc làm sang việc làm khác. Nhà tư bản đã phải sở hữu máy hơi nước và kiểm soát nó. Đầu tư thật sự trong xã hội tri thức ngày càng không là vào máy móc và các công cụ mà là vào tri thức của người lao động tri thức. Không có tri thức đó thì máy móc là không hữu ích, dù có tiên tiến và tinh vi đến đâu. |
The market researcher needs a computer. But increasingly this is the researcher's own personal computer, and it goes along wherever he or she goes. The true "capital equipment" of market research is the knowledge of markets, of statistics, and of the application of market research to business strategy, which is lodged between the researcher's ears and is his or her exclusive and inalienable property. The surgeon needs the operating room of the hospital and all its expensive capital equipment. But the surgeon's true capital investment is twelve or fifteen years of training and the resulting knowledge, which the surgeon takes from one hospital to the next. Without that knowledge the hospital's expensive operating rooms are so much waste and scrap. | Nhà nghiên cứu thị trường cần một máy tính. Nhưng đấy ngày càng là máy tính cá nhân của riêng nhà nghiên cứu, và nó đi cùng bất kể nơi đâu nhà nghiên cứu đi. “Thiết bị vốn” thật sự của nghiên cứu thị trường là tri thức về các thị trường, về số liệu thống kê, và về áp dụng nghiên cứu thị trường vào chiến lược kinh doanh, cái nằm giữa tai của nhà nghiên cứu và là tài sản riêng và không thể chuyển nhượng của anh hay chị ta. Nhà phẫu thuật cần phòng mổ của bệnh viện và tất cả tiết bị vốn đắt tiền của nó. Nhưng đầu tư vốn thực sự của nhà phẫu thuật là mười hai hay mười lăm năm đào tạo và tri thức được sinh ra, mà nhà phẫu thuật mang từ bệnh viện này sang bệnh viện tiếp theo. Không có tri thức đó các phòng mổ đắt tiền của bệnh viện chẳng khác gì đồ thải và phế liệu. |
This is true whether the knowledge worker commands advanced knowledge, like a surgeon, or simple and fairly elementary knowledge, like a junior accountant. In either case it is the knowledge investment that determines whether the employee is productive or not, more than the tools, machines, and capital furnished by an organization. The industrial worker needed the capitalist infinitely more than the capitalist needed the industrial worker--the basis for Marx's assertion that there would always be a surplus of industrial workers, an "industrial reserve army," that would make sure that wages could not possibly rise above the subsistence level (probably Marx's most egregious error). In the knowledge society the most probable assumption for organizations--and certainly the assumption on which they have to conduct their affairs--is that they need knowledge workers far more than knowledge workers need them. | Điều này đúng bất luận người lao động tri thức có sẵn tri thức tiên tiến, như một nhà phẫu thuật, hay tri thức đơn giản và khá sơ đẳng, như một kế toán viên ít tuổi. Trong cả hai trường hợp chính đầu tư tri thức là cái xác định liệu một nhân viên có ích hay không, hơn là các công cụ, máy móc, và vốn do tổ chức cung cấp. Công nhân công nghiệp cần nhà tư bản vô cùng nhiều hơn nhà tư bản cần công nhân công nghiệp – cơ sở cho khẳng định của Marx rằng sẽ luôn luôn có một sự dư thừa công nhân công nghiệp, và một “đội quân dự bị công nghiệp”, cái chắc chắn làm cho lương không thể tăng trên mức tồn tại (có lẽ là sai lầm quá xá nhất của Marx). Trong xã hội tri thức giả thiết có khả năng nhất đối với các tổ chức – và chắc chắn là giả thiết mà chúng phải dựa vào để tiến hành công việc của mình – là chúng cần những người lao động tri thức nhiều hơn người lao động tri thức cần chúng rất nhiều. |
There was endless debate in the Middle Ages about the hierarchy of knowledges, with philosophy claiming to be the "queen." We long ago gave up that fruitless argument. There is no higher or lower knowledge. When the patient's complaint is an ingrown toenail, the podiatrist's knowledge, not that of the brain surgeon, controls--even though the brain surgeon has received many more years of training and commands a much larger fee. And if an executive is posted to a foreign country, the knowledge he or she needs, and in a hurry, is fluency in a foreign language--something every native of that country has mastered by age three, without any great investment. The knowledge of the knowledge society, precisely because it is knowledge only when applied in action, derives its rank and standing from the situation. In other words, what is knowledge in one situation, such as fluency in Korean for the American executive posted to Seoul, is only information, and not very relevant information at that, when the same executive a few years later has to think through his company's market strategy for Korea. This, too, is new. Knowledges were always seen as fixed stars, so to speak, each occupying its own position in the universe of knowledge. In the knowledge society knowledges are tools, and as such are dependent for their importance and position on the task to be performed. | Đã có tranh luận không dứt trong Thời Trung cổ về thứ bậc của tri thức, với triết học đòi là “nữ hoàng”. Chúng ta từ lâu đã từ bỏ sự tranh cãi vô ích đó. Không có tri thức cao hơn hay thấp hơn. Khi lời than phiền của khách hàng là một móng chân mọc quặp vào trong, thì tri thức của người chữa bệnh chân là có ý nghĩa, chứ không phải tri thức của nhà phẫu thuật não – dù là nhà phẫu thuật não được đào tạo nhiều năm hơn nhiều và đòi phí cao hơn nhiều. Và nếu một người điều hành được cử đến một nước ngoài, tri thức mà người đó cần, và gấp rút, là sự thông thạo tiếng nước ngoài – một việc mà mọi thổ dân của nước đó đã thông thạo ở tuổi lên ba, mà không có bất cứ đầu tư lớn nào. Tri thức của xã hội tri thức, chính xác bởi vì nó là tri thức chỉ khi được áp dụng vào hành động, nhận được thứ bậc và địa vị từ hoàn cảnh. Nói cách khác, cái là tri thức trong một tình huống, như thông thạo tiếng Hàn đối với một nhà điều hành Mỹ được cử đi Seoul, lại chỉ là thông tin, và là thông tin không mấy liên quan, khi cũng nhà điều hành ấy vài năm sau phải suy nghĩ kỹ chiến lược thị trường của công ty mình đối với Hàn Quốc. Cả điều này nữa cũng là mới. Những kiến thức đã luôn được coi như các ngôi sao cố định, ấy là nói vậy, mỗi ngôi chiếm vị trí riêng của nó trong vũ trụ tri thức. Trong xã hội tri thức những kiến thức là các công cụ, và với tư cách đó, đối với tầm quan trọng và địa vị của chúng, chúng phụ thuộc vào nhiệm vụ phải thực hiện. |
MANAGEMENT IN THE KNOWLEDGE SOCIETY ONE additional conclusion: Because the knowledge society perforce has to be a society of organizations, its central and distinctive organ is management. When our society began to talk of management, the term meant "business management"--because large-scale business was the first of the new organizations to become visible. But we have learned in this past half century that management is the distinctive organ of all organizations. All of them require management, whether they use the term or not. All managers do the same things, whatever the purpose of their organization. All of them have to bring people--each possessing different knowledge--together for joint performance. All of them have to make human strengths productive in performance and human weaknesses irrelevant. All of them have to think through what results are wanted in the organization--and have then to define objectives. All of them are responsible for thinking through what I call the theory of the business--that is, the assumptions on which the organization bases its performance and actions, and the assumptions that the organization has made in deciding what not to do. All of them must think through strategies--that is, the means through which the goals of the organization become performance. All of them have to define the values of the organization, its system of rewards and punishments, its spirit and its culture. In all organizations managers need both the knowledge of management as work and discipline and the knowledge and understanding of the organization itself--its purposes, its values, its environment and markets, its core competencies. | Quản lý trong Xã hội Tri thức Một kết luận thêm: Bởi vì xã hội tri thức tất yếu phải là một xã hội của các tổ chức, cơ quan trung tâm và đặc biệt của nó là ban quản lý. Khi xã hội của chúng ta bắt đầu nói về quản lý, thuật ngữ đã có nghĩa là “quản lý kinh doanh” – bởi vì doanh nghiệp quy mô lớn đã là cái đầu tiên của các tổ chức mới trở nên có thể dễ thấy. Nhưng chúng ta đã học được trong nửa thế kỷ vừa qua này rằng quản lý là cơ quan riêng biệt của tất cả các tổ chức. Tất cả chúng đòi hỏi sự quản lý, dù chúng có dùng thuật ngữ đó hay không. Tất cả các nhà quản lý làm cùng thứ, bất kể mục đích của tổ chức của họ là gì. Tất cả họ đều phải gom những người khác nhau – mỗi người có tri thức khác nhau – lại với nhau cho việc cùng thực hiện. Tất cả họ đều phải biến các mặt mạnh của con người thành có ích và biến những mặt yếu thành không liên quan. Tất cả họ đều phải suy nghĩ kỹ những kết quả nào là kết quả mong muốn trong tổ chức – và rồi phải xác định các mục tiêu. Tất cả họ đều có trách nhiệm suy nghĩ kỹ cái mà tôi gọi là lí thuyết kinh doanh – tức là, các giả thiết trên đó tổ chức đặt cơ sở cho thành tích và các hoạt động của mình, và các giả thiết mà tổ chức đã đưa ra trong quyết định không làm cái gì. Tất cả họ đều phải suy nghĩ thấu đáo các chiến lược – tức là, các phương tiện thông qua đó các mục tiêu của tổ chức trở thành thành tựu. Và tất cả họ đều phải xác định các giá trị của tổ chức, hệ thống thưởng và phạt của nó, tinh thần và văn hóa của nó. Trong tất cả các tổ chức các nhà quản lý cần cả kiến thức quản lý như công việc và kỷ luật lẫn kiến thức và sự hiểu biết về bản thân tổ chức – các mục đích của nó, các giá trị của nó, môi trường và các thị trường của nó, những năng lực cốt lõi của nó. |
Management as a practice is very old. The most successful executive in all history was surely that Egyptian who, 4,500 years or more ago, first conceived the pyramid, without any precedent, designed it, and built it, and did so in an astonishingly short time. That first pyramid still stands. But as a discipline management is barely fifty years old. It was first dimly perceived around the time of the First World War. It did not emerge until the Second World War, and then did so primarily in the United States. Since then it has been the fastest- growing new function, and the study of it the fastest- growing new discipline. No function in history has emerged as quickly as has management in the past fifty or sixty years, and surely none has had such worldwide sweep in such a short period. | Quản lý với tư cách một sự thực hành là rất cổ. Nhà điều hành thành công nhất trong toàn bộ lịch sử chắc chắn đã là người Ai Cập đó, người 4.500 năm trước hay hơn đã đầu tiên nghĩ ra kim tự tháp, mà không có bất cứ tiền lệ nào, đã thiết kế nó, đã xây dựng nó, và đã làm vậy trong một thời gian ngắn đến kinh ngạc. Cái kim tự tháp đầu tiên ấy vẫn đứng vững. Nhưng với tư cách một môn quản lý, nó vừa mới năm mươi tuổi. Nó đầu tiên được hình dung lờ mờ vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nó đã không nổi lên cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và rồi đã nổi lên chủ yếu ở Hoa Kỳ. Từ đó nó đã là hoạt động mới tăng nhanh nhất, và nghiên cứu nó là bộ môn mới tăng trưởng nhanh nhất. Không hoạt động nào trong lịch sử đã nổi lên nhanh như quản lý đã nổi lên trong năm mươi hay sáu mươi năm qua, và chắc chắn chẳng hoạt động nào lại đã có tầm, phạm vi toàn cầu như vậy trong một thời gian ngắn như vậy. |
Management is still taught in most business schools as a bundle of techniques, such as budgeting and personnel relations. To be sure, management, like any other work, has its own tools and its own techniques. But just as the essence of medicine is not urinalysis (important though that is), the essence of management is not techniques and procedures. The essence of management is to make knowledges productive. Management, in other words, is a social function. And in its practice management is truly a liberal art. | Quản lý vẫn được dạy ở hầu hết các trường kinh doanh như một bó các kỹ thuật, như lập ngân sách và các quan hệ cá nhân. Không thể phủ nhận, quản lý, giống bất cứ công việc nào khác, có các công cụ riêng và những kỹ thuật riêng của mình. Nhưng hệt như cốt lõi của y học không phải là phân tích nước tiểu (dẫu nó là quan trọng), cốt lõi của quản lý không phải là những kỹ thuật và thủ tục. Cốt lõi của quản lý là khiến những kiến thức trở thành hữu ích. Quản lý, nói cách khác, là một chức năng xã hội. Và trong thực hành của nó quản lý thực sự là một liberal art (nghệ thuật tự do). |
THE SOCIAL SECTOR THE old communities--family, village, parish, and so on--have all but disappeared in the knowledge society. Their place has largely been taken by the new unit of social integration, the organization. Where community was fate, organization is voluntary membership. Where community claimed the entire person, organization is a means to a person's ends, a tool. For 200 years a hot debate has been raging, especially in the West: are communities "organic" or are they simply extensions of the people of which they are made? Nobody would claim that the new organization is "organic." It is clearly an artifact, a creation of man, a social technology. | Khu vực Xã hội Các cộng đồng cổ - gia đình, làng xóm, giáo xứ, và v.v. – đã gần như biến mất trong xã hội tri thức. Chỗ của chúng chủ yếu do đơn vị mới của sự hội nhập xã hội, tổ chức, chiếm mất. Ở nơi cộng đồng đã là số mệnh, tổ chức là toàn thể hội viên tự nguyện. Ở nơi cộng đồng đòi hỏi toàn bộ con người, tổ chức là một phương tiện cho các mục đích của một cá nhân, là một công cụ. Trong 200 năm một cuộc tranh luận nóng bỏng đã nổi lên dữ dội, đặc biệt ở phương Tây: các cộng đồng có là “hữu cơ” hay chúng đơn giản là sự mở rộng của những con người mà chúng được tạo thành? Chẳng ai đòi hỏi rằng tổ chức mới là “hữu cơ”. Nó rõ ràng là một đồ tạo tác, một sự sáng tạo của con người, một công nghệ xã hội. |
But who, then, does the community tasks? Two hundred years ago whatever social tasks were being done were done in all societies by a local community. Very few if any of these tasks are being done by the old communities anymore. Nor would they be capable of doing them, considering that they no longer have control of their members or even a firm hold over them. People no longer stay where they were born, either in terms of geography or in terms of social position and status. By definition, a knowledge society is a society of mobility. And all the social functions of the old communities, whether performed well or poorly (and most were performed very poorly indeed), presupposed that the individual and the family would stay put. But the essence of a knowledge society is mobility in terms of where one lives, mobility in terms of what one does, mobility in terms of one's affiliations. People no longer have roots. People no longer have a neighborhood that controls what their home is like, what they do, and, indeed, what their problems are allowed to be. The knowledge society is a society in which many more people than ever before can be successful. But it is therefore, by definition, also a society in which many more people than ever before can fail, or at least come in second. And if only because the application of knowledge to work has made developed societies so much richer than any earlier society could even dream of becoming, the failures, whether poor people or alcoholics, battered women or juvenile delinquents, are seen as failures of society. | Nhưng, rồi ai làm những nhiệm vụ cộng đồng? Hai trăm năm trước bất cứ nhiệm vụ xã hội nào phải làm đã được một cộng đồng địa phương làm trong mọi xã hội. Rất ít nếu có nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ này được các cộng đồng cũ làm nữa. Chúng cũng chẳng có khả năng làm, vì rằng chúng không còn có sự kiểm soát các thành viên của chúng hay thậm chí một ảnh hưởng vững chắc lên họ nữa. Người ta không còn ở lại nơi họ sinh ra, cả về mặt địa lý hay về mặt địa vị và vị trí xã hội. Theo định nghĩa, một xã hội tri thức là một xã hội của tính di động. Và tất cả các chức năng xã hội của các cộng đồng cũ, bất luận được thực hiện tốt hay tồi (và quả thực hầu hết đã được thực hiện rất tồi), đều giả định trước rằng cá nhân và gia đình sẽ ở yên tại chỗ. Nhưng cốt lõi của xã hội tri thức là tính di động về mặt người ta sống ở đâu, di động về mặt người ta làm gì, di động về mặt những liên kết, gia nhập của người ta. Con người không còn cội rễ nữa. Con người không còn một hàng xóm nữa, người quy định nhà của họ giống cái gì, họ làm gì, và, quả thực, các vấn đề của họ được phép là gì. Xã hội tri thức là một xã hội trong đó rất nhiều người hơn trước đó có thể thành công. Nhưng, theo định nghĩa, vì thế cũng là một xã hội trong đó rất nhiều người hơn trước đó có thể thất bại, hay chí ít trở thành phụ. Và phải chi bởi vì việc áp dụng tri thức vào công việc đã khiến các xã hội phát triển giàu hơn rất nhiều so với bất cứ xã hội nào trước đó nào đã có thể thậm chí mơ ước đến; những thất bại, bất luận là những người nghèo hay nghiện rượu, phụ nữ bị ngược đãi hay tội phạm vị thành niên, được coi là thất bại của xã hội. |
Who, then, takes care of the social tasks in the knowledge society? We cannot ignore them. But the traditional community is incapable of tackling them. | Vậy thì ai lo về các nhiệm vụ xã hội trong xã hội tri thức? Chúng ta không thể bỏ qua chúng. Nhưng cộng đồng truyền thống không có khả năng giải quyết chúng. |
Two answers have emerged in the past century or so--a majority answer and a dissenting opinion. Both have proved to be wrong. The majority answer goes back more than a hundred years, to the 1880s, when Bismarck's Germany took the first faltering steps toward the welfare state. The answer: the problems of the social sector can, should, and must be solved by government. This is still probably the answer that most people accept, especially in the developed countries of the West--even though most people probably no longer fully believe it. But it has been totally disproved. Modern government, especially since the Second World War, has everywhere become a huge welfare bureaucracy. And the bulk of the budget in every developed country today is devoted to "entitlements"--to payments for all kinds of social services. Yet in every developed country society is becoming sicker rather than healthier, and social problems are multiplying. Government has a big role to play in social tasks--the role of policymaker, of standard setter, and, to a substantial extent, of paymaster. But as the agency to run social services, it has proved almost totally incompetent. | Hai câu trả lời đã nổi lên trong khoảng thế kỷ qua – một câu trả lời đa số và một ý kiến bất đồng. Cả hai đều tỏ ra là sai. Câu trả lời đa số quay lại hơn một trăm năm trước, quay lại các năm 1880, khi nước Đức của Bismarck đã đi những bước loạng choạng đầu tiên hướng tới nhà nước phúc lợi. Câu trả lời: chính phủ có thể, nên, và phải giải quyết các vấn đề của khu vực xã hội. Đây có lẽ vẫn là câu trả lời mà đa số người chấp nhận, đặc biệt ở các nước phương Tây đã phát triển – cho dù đa số người có lẽ không còn hoàn toàn tin vào nó. Nhưng nó đã bị phản đối hoàn toàn. Chính phủ hiện đại, đặc biệt từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, ở tất cả mọi nơi đã trở thành một bộ máy quan liêu phúc lợi khổng lồ. Và ngày nay phần lớn ngân sách ở mọi nước phát triển được dành cho các Quyền hưởng [Entitlements] cho các khoản chi đối với mọi loại dịch vụ xã hội. Thế mà ở mọi nước phát triển, xã hội đang trở nên ốm yếu hơn là khỏe mạnh hơn, và các vấn đề xã hội tăng lên nhiều lần. Chính phủ có một vai trò to lớn trong các nhiệm vụ xã hội – vai trò làm chính sách, đặt ra tiêu chuẩn, và, ở mức độ lớn vai trò của người trả lương. Nhưng khi cơ quan đi vận hành các dịch vụ xã hội, nó đã chứng tỏ hầu như hoàn toàn bất tài. |
In my The Future of Industrial Man (1942), I formulated a dissenting opinion. I argued then that the new organization--and fifty years ago that meant the large business enterprise--would have to be the community in which the individual would find status and function, with the workplace community becoming the one in and through which social tasks would be organized. In Japan (though quite independently and without any debt to me) the large employer--government agency or business--has indeed increasingly attempted to serve as a community for its employees. Lifetime employment is only one affirmation of this. Company housing, company health plans, company vacations, and so on all emphasize for the Japanese employee that the employer, and especially the big corporation, is the community and the successor to yesterday's village--even to yesterday's family. This, however, has not worked either. | Trong cuốn Tương lai của Con người Công nghiệp - The Future of Industrial Man (1942) của mình, tôi đã trình bày một ý kiến bất đồng. Tôi đã lí lẽ khi đó rằng tổ chức mới – và năm mươi năm trước nó đã có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh lớn – sẽ phải trở thành cộng đồng trong đó cá nhân sẽ tìm thấy địa vị và chức năng, với cộng đồng nơi làm việc trở thành cộng đồng trong đó và qua đó các nhiệm vụ xã hội được tổ chức. Ở Nhật Bản (tuy hoàn toàn độc lập và chẳng hề mắc nợ gì tôi) người sử dụng lao động lớn – cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp – quả thực đã ngày càng cố gắng phục vụ như một cộng đồng đối với nhân viên của mình. Việc làm suốt đời chỉ là một xác nhận cho điều này. Nhà ở công ty, các sơ đồ đảm bảo sức khỏe công ty, các đợt nghỉ công ty, và v.v., tất cả đều nhấn mạnh với những người làm công Nhật Bản rằng người sử dụng lao động, và đặc biệt công ty lớn, là cộng đồng và là cái kế vị cho làng xóm xưa kia – thậm chí cho gia đình ngày nay.[2] Cái này, tuy nhiên, cũng đã chẳng có kết quả. |
There is need, especially in the West, to bring the employee increasingly into the government of the workplace community. What is now called empowerment is very similar to the things I talked about fifty years ago. But it does not create a community. Nor does it create the structure through which the social tasks of the knowledge society can be tackled. In fact, practically all these tasks--whether education or health care; the anomies and diseases of a developed and, especially, a rich society, such as alcohol and drug abuse; or the problems of incompetence and irresponsibility such as those of the underclass in the American city--lie outside the employing institution. | Có nhu cầu, đặc biệt ở phương Tây, để ngày càng đưa người làm công vào cai quản cộng đồng nơi làm việc. Cái bây giờ được gọi là sự trao quyền (empowerment) là rất giống những cái tôi đã nói đến năm mươi năm trước. Nhưng nó không tạo ra một cộng đồng. Nó cũng chẳng tạo ra cấu trúc qua đó các nhiệm vụ xã hội của xã hội tri thức có thể được giải quyết. Thực ra, hầu hết những nhiệm vụ này – bất luận là giáo dục hay chăm sóc sức khỏe; những bất ổn xã hội do suy đồi đạo đức và các tệ nạn của một xã hội phát triển và, đặc biệt, của một xã hội giàu có, như lạm dụng rượu và ma túy; hay các vấn đề về không có năng lực và vô trách nhiệm như các vấn đề của gới vô sản lưu manh (underclass) ở đô thị Mỹ - nằm ngoài định chế sử dụng lao động. |
|
|
The right answer to the question Who takes care of the social challenges of the knowledge society? is neither the government nor the employing organization. The answer is a separate and new social sector. | Câu trả lời đúng cho câu hỏi, Ai lo cho những thách thức xã hội của xã hội tri thức? không phải là chính phủ cũng chẳng phải là tổ chức sử dụng lao động. Câu trả lời là một khu vực xã hội tách biệt và mới. |
It is less than fifty years, I believe, since we first talked in the United States of the two sectors of a modern society--the "public sector" (government) and the "private sector" (business). In the past twenty years the United States has begun to talk of a third sector, the "nonprofit sector"--those organizations that increasingly take care of the social challenges of a modern society. | Mới ít hơn năm mươi năm, tôi tin, kể từ khi chúng ta ở Hoa Kỳ bắt đầu nói về hai khu vực của một xã hội hiện đại – “khu vực công” (chính phủ) và “khu vực tư nhân” (kinh doanh). Trong hai mươi năm vừa qua Hoa Kỳ đã bắt đầu nói về một khu vực thứ ba, “khu vực phi lợi nhuận” – những tổ chức ngày càng lo lắng đến những thách thức xã hội của một xã hội hiện đại. |
In the United States, with its tradition of independent and competitive churches, such a sector has always existed. Even now churches are the largest single part of the social sector in the United States, receiving almost half the money given to charitable institutions, and about a third of the time volunteered by individuals. But the nonchurch part of the social sector has been the growth sector in the United States. In the early 1990s about a million organizations were registered in the United States as nonprofit or charitable organizations doing social- sector work. The overwhelming majority of these, some 70 percent, have come into existence in the past thirty years. And most are community services concerned with life on this earth rather than with the Kingdom of Heaven. Quite a few of the new organizations are, of course, religious in their orientation, but for the most part these are not churches. They are "parachurches" engaged in a specific social task, such as the rehabilitation of alcohol and drug addicts, the rehabilitation of criminals, or elementary school education. Even within the church segment of the social sector the organizations that have shown the capacity to grow are radically new. They are the "pastoral" churches, which focus on the spiritual needs of individuals, especially educated knowledge workers, and then put the spiritual energies of their members to work on the social challenges and social problems of the community--especially, of course, the urban community. | Tại Hoa Kỳ, với truyền thống của nó về các nhà thờ độc lập và cạnh tranh, một khu vực như vậy đã luôn luôn tồn tại. Ngay cả bây giờ các nhà thờ là phần đơn lẻ lớn nhất của khu vực xã hội ở Hoa Kỳ, nhận hầu như một nửa tiền cho các định chế từ thiện, và khoảng một phần ba thời gian tình nguyện của các cá nhân. Nhưng phần phi-nhà thờ của khu vực xã hội đã là một khu vực tăng trưởng ở Hoa Kỳ. Vào đầu các năm 1990 ở Hoa Kỳ khoảng một triệu tổ chức được đăng ký với tư cách các tổ chức phi lợi nhuận hay từ thiện làm công việc khu vực xã hội. Tuyệt đại đa số các tổ chức này, khoảng 70 phần trăm, được hình thành trong ba mươi năm vừa qua. Và là các dịch vụ cộng đồng liên quan đến đời sống trần gian này hơn là đến Vương quốc của Thượng đế. Khá nhiều tổ chức mới, tất nhiên, là tôn giáo trong định hướng của chúng, nhưng phần lớn các tổ chức này không phải là nhà thờ, giáo phái. Chúng là các “ô dù” tiến hành một nhiệm vụ cụ thể, như phục hồi chức năng của những người nghiện rượu và ma túy, cải tạo phạm nhân, hay giáo dục trường sơ cấp. Ngay cả bên trong mảng nhà thờ của khu vực xã hội, các tổ chức chứng tỏ có khả năng tăng trưởng là các tổ chức hoàn toàn mới. Chúng là các nhà thờ “pastoral” [mục sư], chú tâm vào những nhu cầu linh hồn của các cá nhân, đặc biệt của những người lao động tri thức có giáo dục, và rồi đưa năng lượng tinh thần của các thành viên của mình vào công việc về những thách thức xã hội và vấn đề xã hội của cộng đồng – đặc biệt, tất nhiên, của cộng đồng đô thị. |
We still talk of these organizations as "nonprofits." But this is a legal term. It means nothing except that under American law these organizations do not pay taxes. Whether they are organized as nonprofit or not is actually irrelevant to their function and behavior. Many American hospitals since 1960 or 1970 have become "for- profits" and are organized in what legally are business corporations. They function in exactly the same way as traditional "nonprofit" hospitals. What matters is not the legal basis but that the social- sector institutions have a particular kind of purpose. Government demands compliance; it makes rules and enforces them. Business expects to be paid; it supplies. Social- sector institutions aim at changing the human being. The "product" of a school is the student who has learned something. The "product" of a hospital is a cured patient. The "product" of a church is a churchgoer whose life is being changed. The task of social-sector organizations is to create human health and well-being. | Chúng ta vẫn nói về các tổ chức này như các tổ chức “phi lợi nhuận”. Nhưng đây là một thuật ngữ pháp lý. Nó chẳng có nghĩa gì trừ việc theo luật Mỹ các tổ chức này không nộp thuế. Liệu chúng có được tổ chức như tổ chức phi lợi nhuận hay không, thực ra chẳng liên quan đến hoạt động và ứng xử của chúng. Từ 1960 hay 1970 nhiều bệnh viện Mỹ đã trở thành “vì lợi nhuận” và được tổ chức về pháp lý như các công ty kinh doanh. Chúng hoạt động chính xác theo cùng cách như các bệnh viện “phi lợi nhuận” truyền thống. Cái quan trọng không phải là cơ sở pháp lý, mà là các định chế khu vực xã hội có một loại mục đích cá biệt. Chính phủ đòi hỏi sự tuân thủ; nó lập ra các quy tắc và áp thực thi chúng. Doanh nghiệp kỳ vọng được thanh toán; nó cung cấp. Các định chế khu vực xã hội nhắm tới việc thay đổi con người. “Sản phẩm” của một trường là học sinh, người đã học được cái gì đó. “Sản phẩm” của một bệnh viện là bênh nhân được chữa trị. “Sản phẩm” của một nhà thờ là người đi nhà thờ mà cuộc sống của người đó được thay đổi. Nhiệm vụ của các tổ chức khu vực xã hội là để tạo ra sức khỏe và hạnh phúc con người. |
Increasingly these organizations of the social sector serve a second and equally important purpose. They create citizenship. Modern society and modern polity have become so big and complex that citizenship--that is, responsible participation--is no longer possible. All we can do as citizens is to vote once every few years and to pay taxes all the time. | Các tổ chức này của khu vực xã hội ngày càng phục vụ một mục đích thứ hai và quan trọng ngang thế. Chúng tạo ra tư cách công dân. Xã hội hiện đại và chính thể hiện đại đã trở nên lớn và phức tạp đến mức bổn phận công dân – tức là, sự tham gia có trách nhiệm – không còn là có thể nữa. Tất cả cái chúng ta có thể làm với tư cách công dân là, đi bỏ phiếu vài năm một lần và lúc nào cũng đóng thuế. |
As a volunteer in a social- sector institution, the individual can again make a difference. In the United States, where there is a long volunteer tradition because of the old independence of the churches, almost every other adult in the 1990s is working at least three--and often five--hours a week as a volunteer in a social- sector organization. Britain is the only other country with something like this tradition, although it exists there to a much lesser extent (in part because the British welfare state is far more embracing, but in much larger part because it has an established church--paid for by the state and run as a civil service). Outside the English-speaking countries there is not much of a volunteer tradition. In fact, the modern state in Europe and Japan has been openly hostile to anything that smacks of volunteerism--most so in France and Japan. It is ancien regime and suspected of being fundamentally subversive. | Với tư cách một người tình nguyện trong một định chế khu vực xã hội, cá nhân lại có thể tạo ra một sự khác biệt. Tại Hoa Kỳ, nơi có truyền thống tình nguyện từ lâu do tính độc lập cổ xưa của các nhà thờ, trong các năm 1990 hầu như một nửa số người trưởng thành làm việc chí ít ba – và thường là năm- giờ một tuần trong một tổ chức khu vực xã hội. Anh là nước khác duy nhất có cái gì đó giống truyền thống này, tuy nó tồn tại ở đây với quy mô nhỏ hơn nhiều (một phần vì nhà nước phúc lợi Anh bao trùm hơn nhiều, nhưng phần lớn hơn nhiều là vì nó đã có một nhà thờ được chính thức hóa – do nhà nước chi trả và được vận hành như một ngành dân chính). Bên ngoài các nước nói tiếng Anh không có mấy truyền thống tình nguyện. Thực ra, nhà nước hiện đại ở Châu Âu và Nhật Bản đã công khai thù địch với bất cứ thứ gì có màu sắc tình nguyện – nhất là ở Pháp và Nhật Bản. Nó là một chế độ cổ xưa và bị nghi ngờ là về cơ bản mang tính lật đổ. |
But even in these countries things are changing, because the knowledge society needs the social sector, and the social sector needs the volunteer. But knowledge workers also need a sphere in which they can act as citizens and create a community. The workplace does not give it to them. Nothing has been disproved faster than the concept of the "organization man," which was widely accepted forty years ago. In fact, the more satisfying one's knowledge work is, the more one needs a separate sphere of community activity. | Nhưng ngay cả ở những nước này các thứ cũng đang thay đổi, bởi vì xã hội tri thức cần khu vực xã hội, và khu vực xã hội cần những người tình nguyện. Nhưng những người lao động tri thức cũng cần một lĩnh vực trong đó họ có thể hành động như các công dân và tạo ra một cộng đồng. Nơi làm việc không mang lại cái đó cho họ. Chẳng gì đã bị phản đối, đã không được chấp nhận nhanh hơn là quan niệm được chấp nhận rộng rãi bốn mươi năm trước về “nhà tổ chức”. Thực ra, công việc tri thức càng thỏa mãn ta bao nhiêu, ta càng cần một lĩnh vực tách biệt của hoạt động cộng đồng. |
Many social- sector organizations will become partners with government--as is the case in a great many "privatizations," where, for instance, a city pays for street cleaning and an outside contractor does the work. In American education over the next twenty years there will be more and more government- paid vouchers that will enable parents to put their children into a variety of different schools, some public and tax- supported, some private and largely dependent on the income from the vouchers. These social- sector organizations, although partners with government, also clearly compete with government. The relationship between the two has yet to be worked out--and there is practically no precedent for it. | Nhiều tổ chức khu vực xã hội sẽ trở thành các đối tác với chính phủ - như đúng trong rất nhiều vụ “tư nhân hóa”, nơi, thí dụ, một thành phố trả tiền cho việc quét dọn đường phố và một nhà thầu khoán bên ngoài làm công việc quét dọn. Trong nền giáo dục Mỹ trong hai mươi năm tới sẽ có ngày càng nhiều phiếu (voucher) do chính quyền chi trả khiến cho các bậc cha mẹ có khả năng đưa con em họ vào học ở các trường đa dạng khác nhau, một số là trường công được hỗ trợ bằng thuế, một số là trường tư và một phần lớn phụ thuộc vào thu nhập từ các phiếu voucher. Các tổ chức khu vực xã hội này, tuy là các đối tác với chính quyền, cũng cạnh tranh một cách rõ ràng với chính quyền. Quan hệ giữa hai bên vẫn còn phải vạch ra – và trên thực tế không có tiền lệ cho nó. |
What constitutes performance for social- sector organizations, and especially for those that, being nonprofit and charitable, do not have the discipline of a financial bottom line, has also yet to be worked out. We know that social- sector organizations need management. But what precisely management means for the social- sector organization is just beginning to be studied. With respect to the management of the nonprofit organization we are in many ways pretty much where we were fifty or sixty years ago with respect to the management of the business enterprise:the work is only beginning. | Cái gì tạo nên thành tích đối với các tổ chức khu vực xã hội, và đặc biệt đối với các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện, các tổ chức không có kỷ luật về kết quả tài chính, cũng còn phải được vạch ra tỉ mỉ. Chúng ta biết rằng các tổ chức khu vực xã hội cần sự quản lý. Nhưng chính xác sự quản lý có nghĩa là gì đối với tổ chức khu vực xã hội thì vừa mới là bước đầu để nghiên cứu. Về quản lý các tổ chức phi lợi nhuận trong rất nhiều phương diện chúng ta đang ở điểm như chúng ta đã ở năm mươi hay sáu mươi năm trước liên quan đến quản lý doanh nghiệp kinh doanh: công việc mới chỉ bắt đầu. |
But one thing is already clear. The knowledge society has to be a society of three sectors: a public sector of government, a private sector of business, and a social sector. And I submit that it is becoming increasingly clear that through the social sector a modern developed society can again create responsible and achieving citizenship, and can again give individuals--especially knowledge workers--a sphere in which they can make a difference in society and re-create community. | Nhưng một thứ đã rõ ràng rồi. Xã hội tri thức phải là một xã hội của ba khu vực: một khu vực công của chính phủ, một khu vực tư của kinh doanh, và một khu vực xã hội. Và tôi gợi ý rằng ngày càng trở nên rõ ràng là, thông qua khu vực xã hội một xã hội hiện đại, phát triển lại có thể tạo ra bổn phận công dân có trách nhiệm và có thành tựu, và lại có thể mang lại cho các cá nhân – đặc biệt cho những người lao động tri thức – một lĩnh vực trong đó họ có thể tạo ra một sự khác biệt và tái tạo lại cộng đồng. |
| [1] Những người dịch các tác phẩm Marxist kinh điển dịch là “tha hóa”. [2] Nhà nước phúc lợi đẻ non, muốn lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, từ miếng cơm manh áo, từ nhà trẻ đến nơi chôn cất, dẫu ý tưởng có cao đẹp đến đâu, cũng đã hoàn toàn thất bại. Ngay nhà nước phúc lợi đủ ngày đủ tháng của Tây và Bắc Âu cũng đã trở thành gánh nặng và phải được cải cách triệt để. |
THE SCHOOL AS SOCIETY'S CENTER KNOWLEDGE has become the key resource, for a nation's military strength as well as for its economic strength. And this knowledge can be acquired only through schooling. It is not tied to any country. It is portable. It can be created everywhere, fast and cheaply. Finally, it is by definition changing. Knowledge as the key resource is fundamentally different from the traditional key resources of the economist--land, labor, and even capital. | Trường học như Trung tâm của Xã hội Tri thức đã trở thành nguồn lực cốt yếu, đối với sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Và tri thức này có thể thu được chỉ thông qua giáo dục ở nhà trường. Nó không bị cột vào bất cứ nước nào. Nó dễ mang đi. Nó có thể được tạo ra ở mọi nơi một cách nhanh chóng và rẻ. Cuối cùng, theo định nghĩa nó thay đổi. Tri thức với tư cách là nguồn lực cốt yếu là khác một cách căn bản với các nguồn lực cốt yếu truyền thống của nhà kinh tế học – đất đai, lao động, và ngay cả vốn. |
That knowledge has become the key resource means that there is a world economy, and that the world economy, rather than the national economy, is in control. Every country, every industry, and every business will be in an increasingly competitive environment. Every country, every industry, and every business will, in its decisions, have to consider its competitive standing in the world economy and the competitiveness of its knowledge competencies. | Việc tri thức đã trở thành nguồn lực then chốt có nghĩa rằng có một nền kinh tế thế giới, và nền kinh tế thế giới hơn là nền kinh tế quốc gia nắm quyền kiểm soát. Mỗi nước, mỗi ngành, và mỗi doanh nghiệp sẽ ở trong một môi trường ngày càng cạnh tranh. Mỗi nước, mỗi ngành, và mỗi doanh nghiệp trong các quyết định của mình sẽ phải xem xét vị trí cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thế giới và tính cạnh tranh của những năng lực tri thức của mình. |
Politics and policies still center on domestic issues in every country. Few if any politicians, journalists, or civil servants look beyond the boundaries of their own country when a new measure such as taxes, the regulation of business, or social spending is being discussed. Even in Germany--Europe's most export- conscious and export- dependent major country--this is true. Almost no one in the West asked in 1990 what the government's unbridled spending in the East would do to Germany's competitiveness. | Chính trị và các chính sách vẫn tập trung vào các vấn đề nội địa ở mọi nước. Ít có chính trị gia, nhà báo, hay công chức nào, nếu có, lại nhìn quá đường biên giới riêng của nước họ khi thảo luận một biện pháp mới như thuế, quy chế kinh doanh, hay chi tiêu xã hội. Ngay cả ở Đức – một nước lớn, có ý thức xuất khẩu và phụ thuộc vào xuất khẩu nhất của Châu Âu – điều này cũng đúng. Năm 1990 hầu như chẳng có ai ở bên Tây (Đức) đã hỏi, chi tiêu không bị kiểm soát của chính phủ ở bên Đông (Đức) sẽ gây ra cái gì cho tính cạnh tranh của nước Đức. |
This will no longer do. Every country and every industry will have to learn that the first question is not Is this measure desirable? but What will be the impact on the country's, or the industry's, competitive position in the world economy? We need to develop in politics something similar to the environmental- impact statement, which in the United States is now required for any government action affecting the quality of the environment: we need a competitive- impact statement. The impact on one's competitive position in the world economy should not necessarily be the main factor in a decision. But to make a decision without considering it has become irresponsible. | Điều này sẽ không còn được nữa. Mỗi nước và mỗi ngành sẽ phải học để biết rằng câu hỏi đầu tiên không phải là, Biện pháp này có đáng mong mỏi không? Mà là, Cái gì sẽ tác động đến vị trí cạnh tranh của đất nước, hay của ngành trong nền kinh tế thế giới? Chúng ta cần phát triển trong chính trị cái gì đó giống như tuyên bố tác động-môi trường, cái mà hiện nay ở Hoa Kỳ được đòi hỏi đối với bất cứ hành động nào của chính quyền ảnh hưởng đến chất lượng môi trường: chúng ta cần một tuyên bố tác động-cạnh tranh. Tác động đến vị trí cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới không nhất thiết là yếu tố chính trong một quyết định. Nhưng việc ra một quyết định mà không xem xét đến nó đã trở thành vô trách nhiệm. |
Altogether, the fact that knowledge has become the key resource means that the standing of a country in the world economy will increasingly determine its domestic prosperity. Since 1950 a country's ability to improve its position in the world economy has been the main and perhaps the sole determinant of performance in the domestic economy. Monetary and fiscal policies have been practically irrelevant, for better and, very largely, even for worse (with the single exception of governmental policies creating inflation, which very rapidly undermines both a country's competitive standing in the world economy and its domestic stability and ability to grow). | Nhìn chung, sự thực rằng tri thức đã trở thành nguồn lực then chốt có nghĩa rằng vị trí của một nước trong nền kinh tế thế giới sẽ ngày càng quyết định sự thịnh vượng trong nước của nó. Từ 1950 khả năng của một nước để cải thiện vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới đã trở thành yếu tố quyết định chính và có lẽ yếu tố duy nhất của thành tích trong nền kinh tế nội địa. Các chính sách tiền tệ và tài chính đã hầu như không liên quan, dù tốt xấu thế nào, và thường là xấu (với một ngoại lệ duy nhất về các chính sách của chính phủ gây ra lạm phát, làm xói mòn rất nhanh cả vị trí cạnh tranh của đất nước trong nền kinh tế thế giới lẫn sự ổn định nội địa và khả năng tăng trưởng của nó). |
The primacy of foreign affairs is an old political precept going back in European politics to the seventeenth century. Since the Second World War it has also been accepted in American politics--though only grudgingly so, and only in emergencies. It has always meant that military security was to be given priority over domestic policies, and in all likelihood this is what it will continue to mean, Cold War or no Cold War. But the primacy of foreign affairs is now acquiring a different dimension. This is that a country's competitive position in the world economy--and also an industry's and an organization's--has to be the first consideration in its domestic policies and strategies. This holds true for a country that is only marginally involved in the world economy (should there still be such a one), and for a business that is only marginally involved in the world economy, and for a university that sees itself as totally domestic. Knowledge knows no boundaries. There is no domestic knowledge and no international knowledge. There is only knowledge. And with knowledge becoming the key resource, there is only a world economy, even though the individual organization in its daily activities operates within a national, regional, or even local setting. | Địa vị đứng đầu của công việc đối ngoại là một châm ngôn chính trị cổ truy nguyên trong chính trị châu Âu đến thế kỷ mười bảy. Từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai nó cũng được chấp nhận trong hoạt động chính trị Mỹ - tuy chỉ một cách miễn cưỡng như vậy, và chỉ trong các tình trạng khẩn cấp. Nó đã luôn luôn có nghĩa rằng an ninh quân sự được ưu tiên so với các chính sách trong nước, và chắc là nó vẫn sẽ tiếp tục có ý nghĩa thế, dù có Chiến tranh Lạnh hay không có Chiến tranh Lạnh. Nhưng địa vị đứng đầu của công việc đối ngoại bây giờ có được một chiều kích khác. Đấy là, vị trí cạnh tranh của một nước – và cả của một ngành và một tổ chức- trong nền kinh tế thế giới phải là cân nhắc đầu tiên trong các chính sách và chiến lược nội địa của nó. Điều này đúng với một nước chỉ dính líu không đáng kể đến nền kinh tế thế giới (nếu vẫn còn có nước như vậy), và đúng với một doanh nghiệp chỉ dính líu không đáng kể đến nền kinh tế thế giới, và đúng với một đại học tự coi mình là hoàn toàn nội địa. Tri thức không biết biên giới nào. Không có tri thức nội địa và tri thức quốc tế. Chỉ có tri thức. Và với tri thức trở thành nguồn lực cốt yếu, chỉ có một nền kinh tế thế giới, cho dù trong các hoạt động hàng ngày của mình tổ chức riêng lẻ hoạt động bên trong khung cảnh quốc gia, khu vực, hay thậm chí địa phương. |
HOW CAN GOVERNMENT FUNCTION? SOCIAL tasks are increasingly being done by individual organizations, each created for one, and only one, social task, whether education, health care, or street cleaning. Society, therefore, is rapidly becoming pluralist. Yet our social and political theories still assume that there are no power centers except government. To destroy or at least to render impotent all other power centers was, in fact, the thrust of Western history and Western politics for 500 years, from the fourteenth century on. This drive culminated in the eighteenth and nineteenth centuries, when, except in the United States, such early institutions as still survived--for example, the universities and the churches--became organs of the state, with their functionaries becoming civil servants. But then, beginning in the mid- nineteenth century, new centers arose--the first one, the modern business enterprise, around 1870. And since then one new organization after another has come into being. | Chính phủ Có thể Hoạt động Thế nào? Các nhiệm vụ xã hội ngày càng được các tổ chức riêng biệt thực hiện, mỗi tổ chức được tạo ra cho một, và chỉ một nhiệm vụ xã hội, bất luận là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hay quét dọn đường phố. Xã hội, vì thế, mau chóng trở thành đa nguyên. Thế mà các lí thuyết xã hội và chính trị của chúng ta vẫn giả thiết rằng không có các trung tâm quyền lực nào trừ chính phủ. Để phá hủy hay chí ít để cho tất cả các trung tâm quyền lực khác bất lực, thực ra, đã là sự thúc đẩy của lịch sử phương Tây và của chính trị phương Tây suốt 500 năm, từ thế kỷ thứ mười bốn trở đi. Nỗ lực này đã lên đỉnh điểm ở các thế kỷ mười tám và mười chín, khi, trừ ở Hoa Kỳ, các định chế ban đầu vẫn còn sống sót – chẳng hạn, các đại học và các nhà thờ - đã trở thành các cơ quan của nhà nước, với các quan chức của chúng trở thành công chức. Nhưng rồi, bắt đầu vào giữa thế kỷ mười chín, các trung tâm mới nổi lên – loại đầu tiên, doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, khoảng năm 1870. Và kể từ đó tổ chức mới này sinh ra sau tổ chức kia. |
The new institutions--the labor union, the modern hospital, the mega-church, the research university--of the society of organizations have no interest in public power. They do not want to be governments. But they demand--and, indeed, need--autonomy with respect to their functions. Even at the extreme of Stalinism the managers of major industrial enterprises were largely masters within their enterprises, and the individual industry was largely autonomous. So were the university, the research lab, and the military. | Các định chế mới – nghiệp đoàn lao động, bệnh viện hiện đại, siêu nhà thờ (mega church), đại học nghiên cứu – của xã hội của các tổ chức không có quan tâm nào đến quyền lực công. Chúng không muốn trở thành chính phủ. Nhưng chúng đòi hỏi – và, quả thực cần – sự tự trị đối với hoạt động của chúng. Ngay cả vào lúc cực đoan của chủ nghĩa Stalin các nhà quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu nhìn chung vẫn đã là các ông chủ bên trong doanh nghiệp của họ, và ngành riêng lẻ phần lớn vẫn tự trị. Đại học, phòng thí nghiệm, và quân đội cũng vậy. |
In the "pluralism" of yesterday--in societies in which control was shared by various institutions, such as feudal Europe in the Middle Ages and Edo Japan in the seventeenth and eighteenth centuries--pluralist organizations tried to be in control of whatever went on in their community. At least, they tried to prevent any other organization from having control of any community concern or community institution within their domain. But in the society of organizations each of the new institutions is concerned only with its own purpose and mission. It does not claim power over anything else. But it also does not assume responsibility for anything else. Who, then, is concerned with the common good? | Trong “chủ nghĩa đa nguyên” của ngày hôm qua – trong các xã hội nơi sự kiểm soát được các định chế khác nhau chia sẻ, như Châu Âu phong kiến trong Thời Trung cổ và Nhật Bản thời Edo trong các thế kỷ mười bảy và mười tám – các tổ chức đa nguyên đã cố kiểm soát bất cứ thứ gì xảy ra trong cộng đồng của họ. Ít nhất, chúng đã cố ngăn cản bất cứ tổ chức nào khác khỏi việc chiếm kiểm soát bất cứ mối quan tâm cộng đồng nào hay định chế cộng đồng nào bên trong phạm vi của chúng. Nhưng trong xã hội của các tổ chức, mỗi định chế mới chỉ quan tâm đến mục đích và sứ mệnh riêng của nó. Nó không đòi quyền lực trên bất cứ thứ gì khác. Nhưng nó cũng không gánh vác trách nhiệm đối với bất cứ gì khác. Thế thì, ai sẽ lo cho lợi ích chung? |
This has always been a central problem of pluralism. No earlier pluralism solved it. The problem remains, but in a new guise. So far it has been seen as imposing limits on social institutions--forbidding them to do things in the pursuit of their mission, function, and interest which encroach upon the public domain or violate public policy. The laws against discrimination--by race, sex, age, educational level, health status, and so on--which have proliferated in the United States in the past forty years all forbid socially undesirable behavior. But we are increasingly raising the question of the social responsibility of social institutions: What do institutions have to do--in addition to discharging their own functions--to advance the public good? This, however, though nobody seems to realize it, is a demand to return to the old pluralism, the pluralism of feudalism. It is a demand that private hands assume public power. | Đây đã luôn luôn là vấn đề trung tâm của chủ nghĩa đa nguyên. Không chủ nghĩa đa nguyên trước đây nào đã giải quyết được nó. Vấn đề vẫn còn đó, nhưng trong một cái vỏ khác. Cho đến nay nó được xem như áp đặt những giới hạn lên các tổ chức xã hội – cấm chúng làm những thứ xâm phạm đến lĩnh vực công hay vi phạm chính sách công trong theo đuổi sứ mệnh, chức năng, và lợi ích của chúng. Các luật chống phân biệt – chủng tộc, giới tính, tuổi tác, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, và v.v. – tăng lên nhanh chóng ở Hoa Kỳ trong bốn mươi năm qua, tất cả đều cấm hành vi không đáng mong muốn về mặt xã hội. Nhưng chúng ta ngày càng nêu vấn đề về trách nhiệm xã hội của các định chế xã hội: Các định chế phải làm cái gì – ngoài việc hoàn thành các chức năng riêng của chúng – để thúc đẩy lợi ích chung? Mặc dù điều này, tuy có vẻ chẳng ai nhận ra, là một đòi hỏi quay lại chủ nghĩa đa nguyên cổ, chủ nghĩa đa nguyên phong kiến. Nó là một đòi hỏi rằng cá nhân đảm đương quyền lực công. |
This could seriously threaten the functioning of the new organizations, as the example of the schools in the United States makes abundantly clear. One of the major reasons for the steady decline in the capacity of the schools to do their job--that is, to teach children elementary knowledge skills--is surely that since the 1950s the United States has increasingly made the schools the carriers of all kinds of social policies: the elimination of racial discrimination, of discrimination against all other kinds of minorities, including the handicapped, and so on. Whether we have actually made any progress in assuaging social ills is highly debatable; so far the schools have not proved particularly effective as tools for social reform. But making the school the organ of social policies has, without any doubt, severely impaired its capacity to do its own job. | Điều này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức mới, như thí dụ của các trường học ở Hoa Kỳ cho thấy rất rõ. Một trong những lý do chính của sự sa sút đều đặn về năng lực của các trường để hoàn thành công việc của chúng – tức là, dạy trẻ em những kỹ năng tri thức – chắc chắn là, từ các năm 1950 Hoa Kỳ đã ngày càng biến các trường học thành những vật mang đủ loại chính sách xã hội: bài trừ phân biệt chủng tộc, bài trừ phân biệt đối với tất cả các loại thiểu số khác, kể cả người tàn tật, và v.v. Liệu chúng ta có thực sự đạt tiến bộ nào trong làm dịu bớt các căn bệnh xã hội hay không là rất đáng bàn cãi; cho đến nay các trường học đã không tỏ ra là hữu hiệu một cách đặc biệt với tư cách là các công cụ cho cải cách xã hội. Nhưng biến trường học thành cơ quan của các chính sách xã hội, không còn nghi ngờ gì nữa, đã làm suy yếu nghiêm trọng năng lực của nó để hoàn thành công việc riêng của nó. |
The new pluralism has a new problem: how to maintain the performance capacity of the new institutions and yet maintain the cohesion of society. This makes doubly important the emergence of a strong and functioning social sector. It is an additional reason why the social sector will increasingly be crucial to the performance, if not to the cohesion, of the knowledge society. | Chủ nghĩa đa nguyên mới có một vấn đề mới: làm thế nào để duy trì năng lực thành tích của các định chế mới và vẫn duy trì được sự cố kết xã hội. Điều này làm cho sự nổi lên của một khu vực xã hội mạnh và hoạt động là quan trọng gấp đôi. Nó là một lý do thêm vì sao khu vực xã hội sẽ ngày càng trở nên cốt yếu đối với thành tích, nếu không phải đối với sự cố kết, của xã hội tri thức. |
OF the new organizations under consideration here, the first to arise, 120 years ago, was the business enterprise. It was only natural, therefore, that the problem of the emerging society of organizations was first seen as the relationship of government and business. It was also natural that the new interests were first seen as economic interests. | Trong số các tổ chức mới được xem xét ở đây, loại đầu tiên nổi lên 120 năm trước đây, đã là doanh nghiệp kinh doanh. Vì thế, đã rất tự nhiên rằng vấn đề của xã hội đang nổi lên của các tổ chức trước tiên đã được xem như mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Cũng đã tự nhiên rằng những lợi ích mới trước tiên được coi là các lợi ích kinh tế. |
The first attempt to come to grips with the politics of the emerging society of organizations aimed, therefore, at making economic interests serve the political process. The first to pursue this goal was an American, Mark Hanna, the restorer of the Republican Party in the 1890s and, in many ways, the founding father of twentieth- century American politics. His definition of politics as a dynamic disequilibrium between the major economic interests--farmers, business, and labor--remained the foundation of American politics until the Second World War. In fact, Franklin D. Roosevelt restored the Democratic Party by reformulating Hanna. And the basic political position of this philosophy is evident in the title of the most influential political book written during the New Deal years--Politics: Who Gets What, When, How (1936), by Harold D. Lasswell. | Nỗ lực đầu tiên để đối mặt với hoạt động chính trị của xã hội đang nổi lên của các tổ chức đã nhắm, vì thế, vào việc làm cho các lợi ích kinh tế phục vụ quá trình chính trị. Người đầu tiên theo đuổi mục tiêu này là một người Mỹ, Mark Hanna, người khôi phục lại Đảng Cộng hòa vào các năm 1890, và về nhiều mặt, là cha đẻ của chính trị Mỹ thế kỷ hai mươi. Định nghĩa về chính trị của ông như một sự bất cân bằng giữa các lợi ích kinh tế chính – nông dân, kinh doanh, và lao động – vẫn là nền tảng của hoạt động chính trị Mỹ cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Thực ra, Franklin D. Roosevelt đã phục hồi Đảng Dân chủ bằng diễn đạt lại Hanna. Và lập trường chính trị cơ bản của triết lý này là hiển nhiên trong nhan đề của cuốn sách chính trị có ảnh hưởng nhất được viết trong các năm Chính sách Kinh tế Xã hội Mới [New Deal] của Harold D. Lasswell –Chính trị: Ai được Gì, Khi nào, Bằng cách nào - Politics: Who Gets What, When, How (1936). |
Mark Hanna in 1896 knew very well that there are plenty of concerns other than economic concerns. And yet it was obvious to him--as it was to Roosevelt forty years later--that economic interests had to be used to integrate all the others. This is still the assumption underlying most analyses of American politics--and, in fact, of politics in all developed countries. But the assumption is no longer tenable. Underlying Hanna's formula of economic interests is the view of land, labor, and capital as the existing resources. But knowledge, the new resource for economic performance, is not in itself economic. | Năm 1896 Mark Hanna đã biết rất kỹ rằng có nhiều mối lo khác hơn là các mối lo kinh tế. Thế nhưng đã hiển nhiên đối với ông – và đối với Roosevelt bốn mươi năm sau – rằng các lợi ích kinh tế phải được dùng để tích hợp tất cả các lợi ích khác. Đây vẫn là giả thiết cơ bản của hầu hết các phân tích về chính trị Mỹ - và, quả thực, về chính trị ở tất cả các nước phát triển. Nhưng giả thiết không còn có thể giữ vững được nữa. Cơ sở cho công thức của Hana về các lợi ích kinh tế là cách nhìn về đất đai, lao động, và vốn với tư cách các nguồn lực hiện tồn. Nhưng tri thức, nguồn lực mới cho thành tích kinh tế, bản thân nó không mang tính kinh tế. |
It cannot be bought or sold. The fruits of knowledge, such as the income from a patent, can be bought or sold; the knowledge that went into the patent cannot be conveyed at any price. No matter how much a suffering person is willing to pay a neurosurgeon, the neurosurgeon cannot sell to him--and surely cannot convey to him--the knowledge that is the foundation of the neurosurgeon's performance and income. The acquisition of knowledge has a cost, as has the acquisition of anything. But the acquisition of knowledge has no price. | Nó không thể được mua hay bán. Những thành quả của tri thức, như thu nhập của một bằng sáng chế, có thể mua hay bán được; tri thức đã đi vào bằng sáng chế không thể được chuyển với bất cứ giá nào. Một cá nhân bị đau đớn có sẵn sàng trả cho nhà phẫu thuật thần kinh bất kể bao nhiêu, nhà phẫu thuật thần kinh không thể bán cho anh ta – và chắc chắn không thể chuyển cho anh ta – tri thức tạo nền tảng cho thành tích và thu nhập của nhà phẫu thuật thần kinh. Việc kiếm được tri thức có một chi phí, như sự kiếm được bất cứ thứ gì đều có. Nhưng việc kiếm được tri thức không có giá nào. |
Economic interests can therefore no longer integrate all other concerns and interests. As soon as knowledge became the key economic resource, the integration of interests--and with it the integration of the pluralism of a modern polity--began to be lost. Increasingly, non-economic interests are becoming the new pluralism--the special interests, the single- cause organizations, and so on. Increasingly, politics is not about "who gets what, when, how" but about values, each of them considered to be an absolute. Politics is about the right to life of the embryo in the womb as against the right of a woman to control her own body and to abort an embryo. It is about the environment. It is about gaining equality for groups alleged to be oppressed and discriminated against. None of these issues is economic. All are fundamentally moral. | Vì thế các lợi ích kinh tế không còn có thể tính hợp tất cả những mối quan tâm và lợi ích khác được nữa. Ngay khi tri thức trở thành nguồn lực kinh tế cốt yếu, sự tích hợp [hội nhập] các lợi ích – và với nó là sự hội nhập của chủ nghĩa đa nguyên của một chính thể hiện đại – bắt đầu mất. Các lợi ích phi kinh tế ngày càng trở thành chủ nghĩa đa nguyên mới – các lợi ích đặc biệt, các tổ chức có mục tiêu duy nhất, và v.v. Chính trị ngày càng không phải là về “ai được cái gì, khi nào, bằng cách nào” mà là về các giá trị, mỗi giá trị được coi là một cái tuyệt đối. Chính trị là về quyền được sống của phôi thai trong tử cung như đối lại quyền của một phụ nữ để kiểm soát thân thể của chính mình và phá một bào thai. Nó là về môi trường. Nó là về giành được sự bình đẳng cho các nhóm được cho là bị áp bức và bị phân biệt đối xử. Chẳng cái nào trong số vấn đề này là có tính kinh tế. Tất cả về cơ bản là đạo đức. |
Economic interests can be compromised, which is the great strength of basing politics on economic interests. "Half a loaf is still bread" is a meaningful saying. But half a baby, in the biblical story of the judgment of Solomon, is not half a child. No compromise is possible. To an environmentalist, half an endangered species is an extinct species. | Các lợi ích kinh tế có thể được thỏa hiệp, đấy là sức mạnh to lớn của việc đặt cơ sở cho chính trị trên các lợi ích kinh tế. “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì” là một câu ngạn ngữ có nghĩa. Nhưng nửa một đứa bé sơ sinh, trong câu chuyện kinh thánh về sự phán quyết của Solomon,[1] không là nửa đứa trẻ. Không thể có sự thỏa hiệp nào. Đối với một nhà môi trường, nửa loài bị nguy hiểm là một loài tuyệt chủng. |
This greatly aggravates the crisis of modern government. Newspapers and commentators still tend to report in economic terms what goes on in Washington, in London, in Bonn, or in Tokyo. But more and more of the lobbyists who determine governmental laws and governmental actions are no longer lobbyists for economic interests. They lobby for and against measures that they--and their paymasters--see as moral, spiritual, cultural. And each of these new moral concerns, each represented by a new organization, claims to stand for an absolute. Dividing their loaf is not compromise; it is treason. | Điều này làm trầm trọng khủng hoảng của chính phủ hiện đại rất nhiều. Các báo và các nhà bình luận vẫn hay tường thuật dưới dạng kinh tế cái xảy ra ở Washington, London, Bonn, hay ở Tokyo. Nhưng ngày càng nhiều người vận động hành lang, những người xác định các luật của chính phủ và các hành động của chính phủ, không còn là các nhà lobby cho các lợi ích kinh tế nữa. Họ lobby ủng hộ và chống các biện pháp mà họ - và các ông chủ của họ - coi là đạo đức, tinh thần, văn hóa. Và mỗi trong các mối quan tâm đạo đức mới này, mỗi cái được một tổ chức mới đại diện, được cho là tuyệt đối. Chia ổ bánh mì của họ không phải là sự thỏa hiệp; mà là sự phản bội. |
There is thus in the society of organizations no one integrating force that pulls individual organizations in society and community into coalition. The traditional parties--perhaps the most successful political creations of the nineteenth century--can no longer integrate divergent groups and divergent points of view into a common pursuit of power. Rather, they have become battlefields between groups, each of them fighting for absolute victory and not content with anything but total surrender of the enemy. | Như thế trong xã hội của các tổ chức không có một lực tích hợp nào kéo các tổ chức riêng lẻ trong xã hội và cộng đồng vào liên minh. Các bên truyền thống – có lẽ là những sáng tạo chính trị thành công nhất của thế kỷ mười chín – không còn có thể tích hợp các nhóm phân kỳ và các quan điểm phân kỳ vào một sự theo đuổi chung của quyền lực. Đúng hơn, chúng đã trở thành chiến trường giữa các nhóm, mỗi trong số chúng đấu tranh cho chiến thắng tuyệt đối và không thỏa mãn với bất cứ thứ gì trừ sự đầu hàng hoàn toàn của kẻ thù. |
THE NEED FOR SOCIAL AND POLITICAL INNOVATION THE twenty- first century will surely be one of continuing social, economic, and political turmoil and challenge, at least in its early decades. What I have called the age of social transformation is not over yet. And the challenges looming ahead may be more serious and more daunting than those posed by the social transformations that have already come about, the social transformations of the twentieth century. | Nhu cầu về Đổi mới Xã hội và Chính trị Thế kỷ hai mươi mốt sẽ chắc chắn là một thế kỷ của sự tiếp tục rối loạn và thách thức xã hội, kinh tế và chính trị, ít nhất là trong các thập niên đầu. Cái tôi đã gọi là thời đại biến đổi xã hội vẫn chưa qua. Và những thách thức hiện ra lờ mờ ở đằng trước có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa hơn những cái do những biến đổi xã hội đã xảy ra rồi, những biến đổi xã hội của thế kỷ hai mươi, đặt ra. |
Yet we will not even have a chance to resolve these new and looming problems of tomorrow unless we first address the challenges posed by the developments that are already accomplished facts, the developments reported in the earlier sections of this essay. These are the priority tasks. For only if they are tackled can we in the developed democratic free- market countries hope to have the social cohesion, the economic strength, and the governmental capacity needed to tackle the new challenges. The first order of business--for sociologists, political scientists, and economists; for educators; for business executives, politicians, and nonprofit-group leaders; for people in all walks of life, as parents, as employees, as citizens--is to work on these priority tasks, for few of which we so far have a precedent, let alone tested solutions. | Tuy vậy, chúng ta thậm chí sẽ chẳng có một cơ hội để giải quyết các vấn đề mới hiện ra lờ mờ này của ngày mai, trừ phi đầu tiên chúng ta đề cập đến những thách thức do những diễn biến đã trở thành sự thực đã rồi, những diễn biến được tường thuật ở các mục trước của tiểu luận này, đặt ra. Đấy là những nhiệm vụ ưu tiên. Vì chỉ nếu chúng được giải quyết, thì chúng ta ở các nước thị trường-tự do đã phát triển mới có thể hy vọng có sự cố kết xã hội, sức mạnh kinh tế, và năng lực chính phủ cần thiết để giải quyết các thách thức mới. Thứ tự đầu tiên của công việc – đối với các nhà xã hội học, các nhà khoa học chính trị, và các nhà kinh tế; đối với các nhà giáo dục; đối với các nhà điều hành doanh nghiệp, các chính trị gia, và các lãnh đạo nhóm-phi lợi nhuận; đối với những người trong tất cả các lĩnh vực đời sống, như cha mẹ, những người làm công, các công dân – là làm việc trên những nhiệm vụ ưu tiên này, vì ít trong số đó cho đến nay có một tiền lệ, nói chi đến các giải pháp được thử thách. |
We will have to think through education--its purpose, its values, its content. We will have to learn to define the quality of education and the productivity of education, to measure both and to manage both. | Chúng ta sẽ phải nghĩ thấu đáo về giáo dục – mục đích của nó, các giá trị của nó, nội dung của nó. Chúng ta sẽ phải học để xác định chất lượng giáo dục và năng suất giáo dục, để đo lường cả hai và quản lý cả hai. |
We need systematic work on the quality of knowledge and the productivity of knowledge--neither even defined so far. The performance capacity, if not the survival, of any organization in the knowledge society will come increasingly to depend on those two factors. But so will the performance capacity, if not the survival, of any individual in the knowledge society. And what responsibility does knowledge have? What are the responsibilities of the knowledge worker, and especially of a person with highly specialized knowledge? | Chúng ta cần công việc có hệ thống về chất lượng tri thức và năng suất tri thức – cả hai cho đến nay thậm chí còn chưa được định nghĩa. Năng lực hoạt động [performance capacity-để đạt thành tích], nếu không phải là sự sống sót, của bất cứ tổ chức nào trong xã hội tri thức sẽ ngày càng phụ thuộc vào hai yếu tố đó. Nhưng năng lực hoạt động, nếu không phải sự sống sót, của bất cứ cá nhân nào trong xã hội tri thức cũng thế. Và tri thức có trách nhiệm xã hội gì? Trách nhiệm của người lao động tri thức, và đặc biệt của một người có tri thức được chuyên môn hóa cao độ, là những gì? |
Increasingly, the policy of any country--and especially of any developed country--will have to give primacy to the country's competitive position in an increasingly competitive world economy. Any proposed domestic policy needs to be shaped so as to improve that position, or at least to minimize adverse impacts on it. The same holds true for the policies and strategies of any institution within a nation, whether a local government, a business, a university, or a hospital. | Chính sách của bất cứ nước nào – và đặc biệt của bất cứ nước phát triển nào, sẽ ngày càng phải ban địa vị thứ nhất cho vị trí cạnh tranh của đất nước trong nền kinh tế thế giới ngày càng cạnh tranh. Bất cứ chính sách nội địa được đề xuất nào cần phải được hình thành để cải thiện vị trí đó, hay ít nhất để tối thiểu hóa những tác động xấu lên vị trí đó. Cũng đúng thế đối với các chính sách và chiến lược của bất cứ định chế nào bên trong quốc gia, bất luận là chính quyền địa phương, một doanh nghiệp, một đại học, hay một bệnh viện. |
But then we also need to develop an economic theory appropriate to a world economy in which knowledge has become the key economic resource and the dominant, if not the only, source of comparative advantage. | Nhưng rồi chúng ta cũng cần phát triển một lí thuyết kinh tế phù hợp với một nền kinh tế thế giới trong đó tri thức đã trở thành nguồn lực kinh tế cốt yếu và nguồn lực chi phối, nếu không phải là duy nhất, của lợi thế so sánh. |
We are beginning to understand the new integrating mechanism: organization. But we still have to think through how to balance two apparently contradictory requirements. Organizations must competently perform the one social function for the sake of which they exist--the school to teach, the hospital to cure the sick, and the business to produce goods, services, or the capital to provide for the risks of the future. They can do so only if they single- mindedly concentrate on their specialized mission. But there is also society's need for these organizations to take social responsibility--to work on the problems and challenges of the community. Together these organizations are the community. The emergence of a strong, independent, capable social sector--neither public sector nor private sector--is thus a central need of the society of organizations. But by itself it is not enough--the organizations of both the public and the private sector must share in the work. | Chúng ta đang bắt đầu hiểu cơ chế tích hợp mới: tổ chức. Nhưng chúng ta vẫn phải suy nghĩ thấu đáo làm thế nào để cân bằng hai đòi hỏi hình như mâu thuẫn nhau. Các tổ chức phải thực hiện thành thạo một chức năng xã hội mà vì nó chúng tồn tại – trường học dạy, bệnh viện chữa trị bệnh nhân, và doanh nghiệp tạo ra hàng hóa, dịch vụ, hay vốn để dự phòng cho các rủi ro của tương lai. Chúng có thể làm vậy chỉ nếu chúng tập trung một cách chuyên tâm vào sứ mệnh riêng của chúng. Nhưng cũng có nhu cầu của xã hội đối với các tổ chức này để đảm nhận trách nhiệm xã hội – để làm việc trên những vấn đề và thách thức của cộng đồng. Cùng nhau các tổ chức này là cộng đồng. Sự nổi lên của một khu vực xã hội mạnh, độc lập, có năng lực – chẳng phải khu vực công cũng không phải khu vực tư nhân – như thế là một nhu cầu chính của xã hội của các tổ chức. Nhưng tự nó là không đủ - các tổ chức của cả khu vực công và khu vực tư nhân phải chia sẻ công việc. |
The function of government and its functioning must be central to political thought and political action. The megastate in which this century indulged has not performed, either in its totalitarian or in its democratic version. It has not delivered on a single one of its promises. And government by countervailing lobbyists is neither particularly effective--in fact, it is paralysis--nor particularly attractive. Yet effective government has never been needed more than in this highly competitive and fast- changing world of ours, in which the dangers created by the pollution of the physical environment are matched only by the dangers of worldwide armaments pollution. And we do not have even the beginnings of political theory or the political institutions needed for effective government in the knowledge- based society of organizations. | Chức năng của chính phủ và sự hoạt động của nó phải là trung tâm đối với tư duy chính trị và hoạt động chính trị. Siêu nhà nước mà thế kỷ này theo đuổi đã không hoạt động, cả trong phiên bản toàn trị lẫn dân chủ của nó. Nó đã không làm được một hứa hẹn duy nhất nào trong số những hứa hẹn của nó. Và chính phủ phù hợp với các nhà lobby đối trọng cũng không đặc biệt hữu hiệu – thực ra, là tê liệt – cũng chẳng đặc biệt hấp dẫn. Thế mà chính phủ hữu hiệu đã chẳng bao giờ cần hơn trong thế giới rất cạnh tranh và thay đổi nhanh này của chúng ta, trong đó những hiểm nguy do ô nhiễm môi trường vật lý gây ra được sánh chỉ với những hiểm họa của sự ô nhiễm vũ trang toàn cầu. Và chúng ta thậm chí chưa có những sự bắt đầu của lí thuyết chính trị hay của các định chế chính trị cần thiết cho chính phủ hữu hiệu trong xã hội của các tổ chức dựa trên tri thức. |
|
|
If the twentieth century was one of social transformations, the twenty- first century needs to be one of social and political innovations, whose nature cannot be so clear to us now as their necessity. | Nếu thế kỷ hai mươi đã là một thế kỷ của những biến đổi xã hội, thì thế kỷ hai mươi mốt phải là thế kỷ của những đổi mới xã hội và chính trị, mà bản chất của chúng không thể rõ đến vậy đối với chúng ta bây giờ như sự cần thiết của chúng. |
| [1] Chuyện kể rằng có 2 bà mẹ sinh 2 đứa bé. Mẹ của một đứa lúc ngủ do sơ suất đã làm ngạt chết đứa con của mình. Do đau khổ và ghen tức bà này mang đứa con chết đổi lấy đứa kia. Hai bà tranh nhau và vụ việc được đưa ra cho Vua Solomon xử. Vua phán mang gươm ra và chia đôi đứa trẻ còn sống cho mỗi người lấy một nửa. Bà mẹ thật khiếp đảm kêu: “thôi để cho bà ấy cả đứa bé tội nghiệp”. Bà kia nhất quyết đòi chia. Qua đó Vua Salomon biết ai là mẹ đẻ, và xử trả lại đứa bé cho bà ta. |
| Translated by Nguyễn Quang A |
http://www.theatlantic.com/past/docs/issues/95dec/chilearn/drucker.htm |
| |