OUTLINE OF AMERICAN
HISTORY
|
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ -
P14
|
|
President Ronald Reagan
and USSR President Mikhail Gorbachev after signing the Intermediate-Range
Nuclear Forces (INF) Treaty, December 1987. (Dirck Halstead/Time Life
Pictures/Getty Images)
|
Tổng thống Ronald
Reagan và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev sau khi ký kết Hiệp ước về các
lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), tháng 12 năm 1987. (Dirck Halstead / Time
Life Pictures / Getty Images)
|
|
|
14 THE NEW
CONSERVATISM AND A NEW WORLD ORDER
"I have always believed that there was some divine
plan that placed this great continent between two oceans to be sought out by
those who were possessed of an abiding love of freedom and a special kind of
courage."
- California Governor Ronald Reagan, 1974
|
CHƯƠNG 14: CHỦ NGHĨA
BẢO THỦ MỚI VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
"Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần
nào đó của tạo hóa đã khiến cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này
được tìm thấy bởi những người có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một
lòng dũng cảm đặc biệt"
Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974
|
A SOCIETY IN
TRANSITION
Shifts in the structure of American society, begun years
or even decades earlier, had become apparent by the time the 1980s arrived.
The composition of the population and the most important jobs and skills in
American society had undergone major changes.
|
MỘT XÃ HỘI TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
Bước sang thập niên 1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã
hội Mỹ vốn đã được bắt đầu từ nhiều năm, thậm chí từ nhiều thập niên trước
đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu dân cư và những ngành nghề, những kỹ năng
quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đã có những đổi thay căn bản.
|
The dominance of service jobs in the economy became
undeniable. By the mid-1980s, nearly three-fourths of all employees worked in
the service sector, for instance, as retail clerks, office workers, teachers,
physicians, and government employees.
|
Sự thống trị của ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã trở
nên không thể phủ nhận. Cho đến giữa những năm 1980, có 3/4 số công nhân viên
làm việc trong khu vực dịch vụ. Họ là các nhân viên bán lẻ, nhân viên văn
phòng, giáo viên, thầy thuốc và các viên chức chính phủ.
|
Service-sector activity benefited from the availability
and increased use of the computer. The information age arrived, with hardware
and software that could aggregate previously unimagined amounts of data about
economic and social trends. The federal government had made significant
investments in computer technology in the 1950s and 1960s for its military
and space programs.
|
Sự xuất hiện và sử dụng máy vi tính ngày càng tăng đã đem
lại nhiều lợi ích cho hoạt động trong ngành dịch vụ. Kỷ nguyên tin học đã
đến, với phần cứng và phần mềm có khả năng tích hợp các dữ liệu khổng lồ mà
trước đây người ta khó có thể hình dung khi xuất hiện mới ra về những khuynh
hướng kinh tế và xã hội. Chính phủ liên bang đã đầu tư đáng kể vào công nghệ
máy tính trong hai thập niên 1950 và 1960 cho các chương trình quân sự và vũ
trụ của mình.
|
In 1976, two young California entrepreneurs, working out
of a garage, assembled the first widely marketed computer for home use, named
it the Apple, and ignited a revolution. By the early 1980s, millions of
microcomputers had found their way into U.S. businesses and homes, and in
1982, Time magazine dubbed the computer its "Machine of the Year."
|
Năm 1976, hai doanh nhân trẻ tuổi ở California, làm việc
tại một xưởng sửa chữa ôtô, đã lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên dùng cho gia
đình được chào bán rất rộng rãi, đặt tên cho loại máy này là Apple, và thổi
bùng lên một cuộc cách mạng. Cho tới đầu thập niên 1980, hàng triệu máy vi
tính đã xâm nhập vào các doanh nghiệp và các gia đình Mỹ, và vào năm 1982,
tạp chí Time đã trao danh hiệu Cỗ máy của năm của mình cho chiếc máy tính.
|
Meanwhile, America's "smokestack industries"
were in decline. The U.S. automobile industry reeled under competition from
highly efficient Japanese carmakers. By 1980 Japanese companies already
manufactured a fifth of the vehicles sold in the United States. American
manufacturers struggled with some success to match the cost efficiencies and
engineering standards of their Japanese rivals, but their former dominance of
the domestic car market was gone forever. The giant old-line steel companies
shrank to relative insignificance as foreign steel makers adopted new
technologies more readily.
|
Trong khi đó, các ngành công nghiệp nặng của nước Mỹ đã
suy thoái. Ngành công nghiệp ôtô Mỹ chao đảo dưới sự canh tranh của các công
ty chế tạo ôtô có hiệu quả rất cao của Nhật Bản. Cho tới năm 1980, các công
ty Nhật Bản đã sản xuất ra một phần năm các loại phương tiện được bán trên
thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã phải vất vả cạnh tranh với một
số thành công nhất định để sánh được mức độ hiệu quả về giá thành và tiêu
chuẩn kỹ thuật của các đối thủ Nhật Bản, nhưng địa vị thống trị thị trường xe
hơi trước kia của họ thì đã mãi mãi không còn nữa. Những công ty thép khổng
lồ xưa kia cũng bị thu hẹp và trở nên khá mờ nhạt khi các nhà sản xuất thép
nước ngoài đã áp dụng các công nghệ mới một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
|
Consumers were the beneficiaries of this ferocious
competition in the manufacturing industries, but the painful struggle to cut
costs meant the permanent loss of hundreds of thousands of blue-collar jobs.
Those who could made the switch to the service sector; others became
unfortunate statistics.
|
Người tiêu dùng là những người được hưởng lợi từ các cuộc
cạnh tranh khốc liệt này trong các ngành công nghiệp chế tạo, song cuộc đấu
tranh vất vả nhằm giảm chi phí ấy cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn
công nhân lao động giản đơn mãi mãi bị mất việc làm. Một số người đã chuyển
sang làm việc trong các ngành dịch vụ, còn một số người khác thì đành chịu
cảnh thất nghiệp.
|
Population patterns shifted as well. After the end of the
postwar "baby boom" (1946 to 1964), the overall rate of population
growth declined and the population grew older. Household composition also
changed. In 1980 the percentage of family households dropped; a quarter of
all groups were now classified as "nonfamily households," in which
two or more unrelated persons lived together.
|
Các cơ cấu dân cư cũng thay đổi mạnh mẽ. Sau khi cuộc bùng
nổ trẻ sơ sinh sau chiến tranh chấm dứt (từ 1946 đến 1964), thì tỷ lệ tăng
dân số đã giảm và cư dân trở nên già hơn. Cấu trúc hộ gia đình cũng biến đổi.
Năm 1980, tỷ lệ các hộ gia đình đã suy giảm; 1/4 của các nhóm gia đình được
xếp loại là những hộ không phải là gia đình, trong đó, có hai hay nhiều hơn
hai người không có quan hệ ruột thịt sống chung với nhau.
|
New immigrants changed the character of American society
in other ways. The 1965 reform in immigration policy shifted the focus away
from Western Europe, facilitating a dramatic increase in new arrivals from
Asia and Latin America. In 1980, 808,000 immigrants arrived, the highest
number in 60 years, as the country once more became a haven for people from
around the world.
|
Những người mới nhập cư đã làm thay đổi tính chất xã hội
của nước Mỹ theo những cách khác. Cải cách năm 1965 về chính sách nhập cư đã
không còn đặt trọng tâm vào những người nhập cư từ Tây Âu nữa, và làm tăng số
người nhập cư từ châu Á và châu Mỹ La-tinh. Năm 1980, 808.000 người nhập cư
đã tới Mỹ, con số cao nhất trong vòng 60 năm, khi nước Mỹ một lần nữa lại trở
thành nơi cư ngụ cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
|
Additional groups became active participants in the
struggle for equal opportunity. Homosexuals, using the tactics and rhetoric
of the civil rights movement, depicted themselves as an oppressed group
seeking recognition of basic rights. In 1975, the U.S. Civil Service
Commission lifted its ban on employment of homosexuals. Many states enacted
anti-discrimination laws.
|
Các nhóm dân cư mới này đã trở thành các thành viên tham
gia tích cực trong cuộc đấu tranh đòi được có những cơ hội bình đẳng. Những
người đồng tính luyến ái sử dụng chiến thuật và đường lối của phong trào
tranh đấu đòi quyền công dân, tự cho mình là những người bị kỳ thị đang đấu
tranh đòi được công nhận những quyền căn bản. Năm 1975, ủy ban Công tác Dân
sự Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm tuyển dụng những người đồng tính luyến ái, và
nhiều bang đã ban hành luật chống kỳ thị.
|
Then, in 1981, came the discovery of AIDS (Acquired Immune
Deficiency Syndrome). Transmitted sexually or through blood transfusions, it
struck homosexual men and intravenous drug users with particular virulence,
although the general population proved vulnerable as well. By 1992, over
220,000 Americans had died of AIDS. The AIDS epidemic has by no means been
limited to the United States, and the effort to treat the disease now
encompasses physicians and medical researchers throughout the world.
|
Sau đó, vào năm 1981, người ta đã phát hiện ra bệnh AIDS
(hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Lây nhiễm qua đường tình dục hay
đường truyền máu, căn bệnh này đã tác động nặng nề đến những người đồng tính
luyến ái và những người tiêm chích ma túy, mặc dù những người dân bình thường
cũng có nguy cơ bị lây nhiễm. Cho tới năm 1992, đã có hơn 220.000 người Mỹ bị
chết vì bệnh AIDS. Bệnh dịch AIDS không chỉ giới hạn trong nước Mỹ, và nỗ lực
chữa trị căn bệnh này hiện nay đã có sự tham gia của các thầy thuốc và các
nhà nghiên cứu y học trên khắp thế giới.
|
CONSERVATISM AND THE
RISE OF RONALD REAGAN
For many Americans, the economic, social, and political
trends of the previous two decades -- crime and racial polarization in many
urban centers, challenges to traditional values, the economic downturn and
inflation of the Carter years -- engendered a mood of disillusionment. It
also strengthened a renewed suspicion of government and its ability to deal
effectively with the country's social and political problems.
|
CHỦ NGHĨA BẢO THỦ VÀ
VIỆC LÊN NẮM QUYỀN CỦA RONALD REAGAN
Đối với nhiều người Mỹ, những xu hướng kinh tế, xã hội và
chính trị của hai thập niên vừa qua - tội ác và phân biệt chủng tộc tại nhiều
trung tâm đô thị, các thách thức đối với những giá trị truyền thống, và sự
trì trệ về kinh tế và nạn lạm phát dưới thời Carter - đã gây ra tâm trạng
thất vọng của dân chúng. Nó cũng làm cho dân chúng càng thêm hoài nghi đối
với chính phủ và khả năng của chính phủ trong việc giải quyết một cách có
hiệu quả những vấn đề xã hội và chính trị của đất nước.
|
Conservatives, long out of power at the national level,
were well positioned politically in the context of this new mood. Many
Americans were receptive to their message of limited government, strong
national defense, and the protection of traditional values.
|
Những người thuộc phái bảo thủ lâu nay vốn đã bị gạt ra
ngoài bộ máy quyền lực quốc gia nay lại có vị thế chính trị thuận lợi trong
bối cảnh mới. Nhiều người Mỹ đã mau chóng lĩnh hội quan điểm về một chính phủ
hạn chế, về một nền quốc phòng vững mạnh và về việc bảo vệ các giá trị truyền
thống.
|
This conservative upsurge had many sources. A large group
of fundamentalist Christians were particularly concerned about crime and
sexual immorality. They hoped to return religion or the moral precepts often
associated with it to a central place in American life. One of the most
politically effective groups in the early 1980s, the Moral Majority, was led
by a Baptist minister, Jerry Falwell. Another, led by the Reverend Pat
Robertson, built an organization, the Christian Coalition, that by the 1990s
was a significant force in the Republican Party. Using television to spread
their messages, Falwell, Robertson, and others like them developed substantial
followings.
|
Sự bùng phát của chủ nghĩa bảo thủ có nhiều lý do. Một
nhóm người đông đảo gồm các tín đồ Công giáo chính thống đã đặc biệt lo ngại
về sự gia tăng tội ác và các quan điểm trái đạo đức về tình dục. Họ mong muốn
đưa tôn giáo trở lại vị trí trung tâm trong đời sống người Mỹ. Một trong
những nhóm có ảnh hưởng nhất về chính trị, vào đầu những năm 1980, có tên là
Đa số Đạo đức do Jerry Falwell - một Bộ trưởng theo đạo Thiên Chúa lãnh đạo.
Một nhóm khác do Reverend Pat Robertson lãnh đạo đã xây dựng nên một tổ chức
lấy tên là Liên minh Công giáo. Cho tới những năm 1990, tổ chức này vẫn là
một lực lượng có ảnh hưởng lớn trong Đảng Cộng hòa. Sử dụng truyền hình để
phổ biến rộng rãi thông điệp của họ, Falwell, Robertson và những người như họ
đã lôi kéo được đông đảo người ủng hộ.
|
Another galvanizing issue for conservatives was divisive
and emotional: abortion. Opposition to the 1973 Supreme Court decision, Roe
v. Wade, which upheld a woman's right to an abortion in the early months of
pregnancy, brought together a wide array of organizations and individuals.
They included, but were not limited to, Catholics, political conservatives,
and religious evangelicals, most of whom regarded abortion under virtually
any circumstances as tantamount to murder. Pro-choice and pro-life (that is,
pro- and anti-abortion rights) demonstrations became a fixture of the
political landscape.
|
Một vấn đề khác mang sắc thái quá khích của những người
bảo thủ là một vấn đề tình cảm - vấn đề phá thai. Phản đối quyết định của Tòa
án Tối cao năm 1973 trong vụ Roe kiện Wade, trong đó Tòa án đã ủng hộ quyền
phá thai trong những tháng đầu mang thai của phụ nữ, những người bảo thủ đã
tập hợp được một lực lượng lớn các tổ chức và cá nhân. Trong đó không chỉ bao
gồm đông đảo các tín đồ Công giáo La mã, mà còn có những người ủng hộ chủ
nghĩa bảo thủ và những người thuộc phái chính thống tôn giáo, phần lớn những
người này đều coi việc phá thai dưới bất cứ hoàn cảnh nào đều tương đương với
hành vi giết người. Những cuộc biểu tình ủng hộ quyền lựa chọn của người mẹ
và quyền được sống của thai nhi (có nghĩa là ủng hộ chuyện phá thai hay phản
đối chuyện phá thai) đã trở thành tâm điểm trong bối cảnh chính trị lúc bấy
giờ.
|
Within the Republican Party, the conservative wing grew
dominant once again. They had briefly seized control of the Republican Party
in 1964 with its presidential candidate, Barry Goldwater, then faded from the
spotlight. By 1980, however, with the apparent failure of liberalism under
Carter, a "New Right" was poised to return to dominance.
|
Ngay trong Đảng Cộng hòa, phe bảo thủ một lần nữa lại
giành được vị trí thắng thế. Trong một thời gian ngắn, họ đã giành được quyền
kiểm soát đa số trong Đảng Cộng hòa vào năm 1964 với ứng cử viên tổng thống
của đảng là Barry Goldwater, sau đó đã không còn được người ta chú ý nữa. Tuy
nhiên, cho tới năm 1980, với thất bại của chủ nghĩa tự do dưới thời Carter,
phe Tân Hữu lại có thể tìm được vị trí thống trị của mình.
|
Using modern direct mail techniques as well as the power
of mass communications to spread their message and raise funds, drawing on
the ideas of conservatives like economist Milton Friedman, journalists
William F. Buckley, and George Will, and research institutions like the
Heritage Foundation, the New Right played a significant role in defining the
issues of the 1980s.
|
Nhờ sử dụng các kỹ thuật thư tín trực tiếp và sức mạnh của
các phương tiện truyền thông để truyền đi các thông điệp và thực hiện việc
gây quỹ dựa trên sáng kiến của những người theo chủ nghĩa bảo thủ như nhà
kinh tế Milton Friedman, nhà báo William F. Buckley và George Will và các cơ
quan nghiên cứu như Quỹ Di sản, cánh Tân Hữu đã giữ một vai trò quan trọng
trong việc định ra đường lối của những năm 1980.
|
The "Old" Goldwater Right had favored strict limits
on government intervention in the economy. This tendency was reinforced by a
significant group of "New Right" "libertarian
conservatives" who distrusted government in general and opposed state
interference in personal behavior. But the New Right also encompassed a
stronger, often evangelical faction determined to wield state power to
encourage its views. The New Right favored tough measures against crime, a
strong national defense, a constitutional amendment to permit prayer in
public schools, and opposition to abortion.
|
Cánh Cựu Hữu ủng hộ quan điểm hạn chế can thiệp của chính
phủ vào nền kinh tế. Quan điểm này được củng cố hơn nữa khi một nhóm Tân Hữu
gồm những nhà chính trị theo chủ nghĩa bảo thủ tự do ngờ vực vai trò của
chính phủ nói chung và phản đối sự can thiệp của nhà nước vào hành vi cá
nhân. Nhưng cánh Tân Hữu cũng bao gồm cả một bè phái mạnh hơn, gồm những
người theo trường phái Phúc Âm, muốn dùng quyền lực của nhà nước nhằm củng cố
cho quan điểm của mình. Họ ủng hộ những biện pháp chống tội phạm, ủng hộ quan
điểm xây dựng một nền quốc phòng hùng mạnh, ủng hộ một điều khoản trong hiến
pháp cho phép được cầu kinh tại các trường công và phản đối việc phụ nữ phá
thai.
|
The figure that drew all these disparate strands together
was Ronald Reagan. Reagan, born in Illinois, achieved stardom as an actor in
Hollywood movies and television before turning to politics. He first achieved
political prominence with a nationwide televised speech in 1964 in support of
Barry Goldwater. In 1966 Reagan won the governorship of California and served
until 1975. He narrowly missed winning the Republican nomination for
president in 1976 before succeeding in 1980 and going on to win the
presidency from the incumbent, Jimmy Carter.
|
Nhân vật đã tập trung được tất cả những xu hướng khác biệt
này lại với nhau là Ronald Reagan. Reagan sinh ra ở bang Illinios, là diễn
viên điện ảnh Hollywood và diễn viên truyền hình trước khi chuyển sang hoạt
động chính trị. Lúc đầu, ông đã giành được uy tín chính trị nhờ một bài diễn
văn được phát trên truyền hình toàn quốc vào năm 1964 có nội dung ủng hộ
Barry Goldwater. Năm 1966, Reagan thắng cử chức thống đốc bang California và
giữ vị trí này tới năm 1975. Ông đã suýt thắng cử với số phiếu sít sao để
được đề cử là đại biểu của Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống vào năm 1976
trước khi được chính thức đề cử năm 1980 và tiếp tục thắng cử tổng thống
trong cuộc tranh đua với tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter.
|
President Reagan's unflagging optimism and his ability to
celebrate the achievements and aspirations of the American people persisted
throughout his two terms in office. He was a figure of reassurance and
stability for many Americans. Wholly at ease before the microphone and the
television camera, Reagan was called the "Great Communicator."
|
Tinh thần lạc quan không hề nao núng của Tổng thống Reagan
cùng khả năng biết ca tụng những thành tựu và những cảm hứng của dân chúng Mỹ
đã không hề thuyên giảm trong suốt hai nhiệm kỳ ông làm tổng thống. Đối với
nhiều người Mỹ, Reagan là một vị tổng thống đã đem lại sự bình yên và ổn
định. Khi đứng trước micrô và ống kính của máy quay trong các buổi truyền
hình, Reagan được mệnh danh là Người có kỹ năng giao tiếp xuất chúng.
|
Taking a phrase from the 17th-century Puritan leader John
Winthrop, he told the nation that the United States was a "shining city
on a hill," invested with a God-given mission to defend the world
against the spread of Communist totalitarianism.
|
Nhắc lại một câu nói có từ thế kỷ XVII của lãnh tụ John
Winthrop, Reagan tuyên bố với toàn thể nước Mỹ rằng Hoa Kỳ là thành phố ánh
sáng trên ngọn đồi, là đất nước được Chúa ban cho sứ mệnh phải bảo vệ thế
giới chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.
|
Reagan believed that government intruded too deeply into
American life. He wanted to cut programs he contended the country did not
need, and to eliminate "waste, fraud, and abuse." Reagan
accelerated the program of deregulation begun by Jimmy Carter. He sought to
abolish many regulations affecting the consumer, the workplace, and the
environment. These, he argued, were inefficient, expensive, and detrimental
to economic growth.
|
Reagan tin rằng, chính quyền đã can thiệp quá sâu vào đời
sống của người dân Mỹ. Ông muốn cắt giảm những chương trình mà ông cho rằng
nước Mỹ không cần đến và ông thấy rằng những chương trình đó là lãng phí,
gian trá và lạm dụng. Reagan thúc đẩy chương trình phi điều tiết vốn đã được
Jimmy Carter khởi xướng trước đó. Reagan cũng cố gắng xóa bỏ nhiều quy định
gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng, đến chỗ làm việc và môi trường. Theo
ông, những quy định này đều không hiệu quả, gây đắt đỏ và ngăn cản tăng
trưởng kinh tế.
|
Reagan also reflected the belief held by many
conservatives that the law should be strictly applied against violators.
Shortly after becoming president, he faced a nationwide strike by U.S. air
transportation controllers. Although the job action was forbidden by law,
such strikes had been widely tolerated in the past. When the air controllers
refused to return to work, he ordered them all fired. Over the next few years
the system was rebuilt with new hires.
|
Reagan cũng đồng ý với quan điểm của nhiều nhà chính trị
bảo thủ cho rằng luật pháp cần phải được áp dụng một cách hà khắc để ngăn
ngừa tội phạm. Ngay sau khi trở thành tổng thống, ông đã phải đối mặt với một
cuộc đình công trên toàn quốc của những nhân viên kiểm soát không lưu Mỹ. Mặc
dù hành động này đã bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng trước đó, những cuộc đình
công như vậy thường vẫn được cho qua. Khi những nhân viên kiểm soát không lưu
từ chối không chịu quay lại làm việc, tổng thống đã ra lệnh sa thải tất cả
những người trong số họ. Vài năm sau đó, hệ thống này đã được thiết lập lại
với những nhân viên mới.
|
THE ECONOMY IN THE
1980S
President Reagan's domestic program was rooted in his
belief that the nation would prosper if the power of the private economic
sector was unleashed. The guiding theory behind it, "supply side"
economics, held that a greater supply of goods and services, made possible by
measures to increase business investment, was the swiftest road to economic
growth. Accordingly, the Reagan administration argued that a large tax cut
would increase capital investment and corporate earnings, so that even lower
taxes on these larger earnings would increase government revenues.
|
NỀN KINH TẾ NHỮNG
NĂM 1980
Chương trình đối nội của Tổng thống Reagan bắt nguồn từ
quan điểm cho rằng đất nước sẽ thịnh vượng hơn nếu sức mạnh của khu vực kinh
tế tư nhân được cởi trói. Lý thuyết kinh tế học chỉ đạo quan điểm này là lý
thuyết trọng cung. Lý thuyết này cho rằng việc cung cấp nhiều loại hàng hóa
và dịch vụ sẽ khiến đầu tư kinh doanh tăng lên và do đó, là con đường ngắn
nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện chủ trương này, chính quyền
Reagan cho rằng việc cắt giảm thuế sẽ làm tăng đầu tư xây dựng cơ bản và lợi
nhuận của các doanh nghiệp, do đó, một mức thuế thấp hơn đánh vào những khoản
thu nhập doanh nghiệp lớn này sẽ giúp cho thu nhập của chính phủ cũng tăng
lên.
|
Despite only a slim Republican majority in the Senate and
a House of Representatives controlled by the Democrats, President Reagan
succeeded during his first year in office in enacting the major components of
his economic program, including a 25-percent tax cut for individuals to be
phased in over three years. The administration also sought and won
significant increases in defense spending to modernize the nation's military
and counter what it felt was a continual and growing threat from the Soviet
Union.
|
Mặc dù số đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện là rất ít, còn
Hạ viện thì do Đảng Dân chủ kiểm soát, song Tổng thống Reagan đã thành công
trong năm cầm quyền đầu tiên của mình do những chương trình kinh tế mà ông đã
đề ra, bao gồm việc cắt giảm thuế 25% theo từng giai đoạn trong hơn ba năm
cho các cá nhân. Chính quyền cũng đã gia tăng chi phí quốc phòng nhằm hiện
đại hóa quân đội Mỹ và nhằm đối phó với mối đe dọa mà nước Mỹ cảm thấy đang
ngày càng tăng từ phía Liên Xô.
|
Under Paul Volcker, the Federal Reserve's draconian
increases in interest rates squeezed the runaway inflation that had begun in
the late 1970s. The recession hit bottom in 1982, with the prime interest
rates approaching 20 percent and the economy falling sharply. That year, real
gross domestic product (GDP) fell by 2 percent; the unemployment rate rose to
nearly 10 percent, and almost one-third of America's industrial plants lay
idle. Throughout the Midwest, major firms like General Electric and
International Harvester released workers. Stubbornly high petroleum prices
contributed to the decline. Economic rivals like Germany and Japan won a
greater share of world trade, and U.S. consumption of goods from other
countries rose sharply.
|
Dưới thời Paul Volcker, việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi
suất một cách chóng mặt đã làm trầm trọng hơn nạn lạm phát vốn đã bắt đầu từ
cuối những năm 1970. Suy thoái đã chạm đáy vào năm 1982, với mức lãi suất
chính lên tới gần 20% và kinh tế thì suy giảm nghiêm trọng. Trong năm đó,
tổng sản phẩm quốc nội (GNP) thực tế đã giảm 2%; tỷ lệ thất nghiệp tăng lên
gần đến mức 10% và gần 1/3 các nhà máy công nghiệp Mỹ rơi vào tình trạng trì
trệ. Suốt miền Trung Tây, các công ty lớn như General Electric và
International Harvester đều phải sa thải công nhân. Giá dầu mỏ lên cao khủng
khiếp cũng góp phần khiến kinh tế suy thoái. Các đối thủ cạnh tranh của Mỹ là
Đức và Nhật Bản đã chiếm được thị phần lớn hơn trong thương mại quốc tế, và
người Mỹ đã tiêu dùng nhiều hơn những hàng hóa được sản xuất từ nước ngoài.
|
Farmers also suffered hard times. During the 1970s,
American farmers had helped India, China, the Soviet Union, and other
countries suffering from crop shortages, and had borrowed heavily to buy land
and increase production. But the rise in oil prices pushed up costs, and a
worldwide economic slump in 1980 reduced the demand for agricultural
products. Their numbers declined, as production increasingly became
concentrated in large operations. Small farmers who survived had major
difficulties making ends meet.
|
Nông dân cũng phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Vào
những năm 1970, nông dân Mỹ đã từng trợ giúp cho ấn Độ, Trung Quốc, Liên Xô
và các nước khác đang bị mùa màng thất bát và phải vay nặng lãi để mua đất
đai và phát triển sản xuất. Nhưng sự tăng giá của dầu mỏ đã đẩy chi phí lên
cao và sự suy sụp bất ngờ của kinh tế thế giới năm 1980 đã làm giảm nhu cầu
về các sản phẩm nông nghiệp. Sản lượng trong nông nghiệp giảm mạnh vì sản
xuất chỉ tập trung vào tay một số nhỏ chủ trại có quy mô lớn. Tầng lớp nông
dân nhỏ đã phải đối mặt với những khó khăn lớn để tồn tại.
|
The increased military budget -- combined with the tax
cuts and the growth in government health spending -- resulted in the federal
government spending far more than it received in revenues each year. Some
analysts charged that the deficits were part of a deliberate administration
strategy to prevent further increases in domestic spending sought by the
Democrats. However, both Democrats and Republicans in Congress refused to cut
such spending. From $74,000-million in 1980, the deficit soared to
$221,000-million in 1986 before falling back to $150,000-million in 1987.
|
Ngân sách quân sự gia tăng - cộng với việc cắt giảm thuế
và chi tiêu của chính phủ cho y tế tăng lên - đã khiến cho chi tiêu của chính
phủ vượt quá xa những khoản thu hàng năm của chính phủ. Một số nhà phân tích
cho rằng các khoản thâm hụt này là do chiến lược quản lý có chủ ý nhằm ngăn
chặn những khoản chi phí quốc nội ngày càng gia tăng của phe Dân chủ. Tuy
nhiên cả phái Dân chủ lẫn phái Cộng hòa trong Quốc hội đều từ chối cắt giảm
các khoản chi phí này. Từ 74 tỷ đô-la năm 1980, mức thâm hụt đã tăng lên 221
tỷ đô-la năm 1986 trước khi quay trở lại mức 150 tỷ đô-la năm 1987.
|
The deep recession of the early 1980s successfully curbed
the runaway inflation that had started during the Carter years. Fuel prices,
moreover, fell sharply, with at least part of the drop attributable to
Reagan's decision to abolish controls on the pricing and allocation of
gasoline. Conditions began to improve in late 1983. By early 1984, the
economy had rebounded. By the fall of 1984, the recovery was well along,
allowing Reagan to run for re-election on the slogan, "It's morning
again in America." He defeated his Democratic opponent, former Senator
and Vice President Walter Mondale, by an overwhelming margin.
|
Nhưng cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc vào đầu những năm
1980 đã kiềm chế thành công nạn lạm phát phi mã bắt đầu dưới thời Carter. Hơn
nữa, giá dầu mỏ lại bắt đầu giảm mạnh khiến Reagan càng vững tin hơn khi
quyết định xóa bỏ kiểm soát giá cả và trợ cấp khí đốt. Vào mùa thu năm 1984,
nền kinh tế đã hồi phục khiến Reagan yên tâm triển khai chiến dịch vận động
tái tranh cử của mình với khẩu hiệu Bình minh lại đến trên đất Mỹ. Ông đã
đánh bại đối thủ Đảng Dân chủ là cựu Thượng nghị sỹ và Phó Tổng thống Walter
Mondale với số phiếu áp đảo.
|
The United States entered one of the longest periods of
sustained economic growth since World War II. Consumer spending increased in
response to the federal tax cut. The stock market climbed as it reflected the
optimistic buying spree. Over a five-year period following the start of the
recovery, Gross National Product grew at an annual rate of 4.2 percent. The
annual inflation rate remained between 3 and 5 percent from 1983 to 1987,
except in 1986 when it fell to just under 2 percent, the lowest level in
decades. The nation's GNP grew substantially during the 1980s; from 1982 to
1987, its economy created more than 13 million new jobs.
|
Hoa Kỳ đã bước vào một trong những giai đoạn tăng trưởng
kinh tế bền vững và lâu dài nhất kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Các
khoản chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng lên do nhà nước cắt giảm thuế. Thị
trường chứng khoán tăng trưởng vì nó phản ánh một không khí tiêu dùng lạc
quan. Trong suốt năm năm sau khi kinh tế được phục hồi, tổng sản phẩm quốc
dân đã tăng 4,2% một năm. Tỷ lệ lạm phát hàng năm duy trì ở mức từ 3-5% trong
những năm từ 1983 đến 1987, ngoại trừ năm 1986, tỷ lệ này đã giảm tới dưới 2%
- đạt mức thấp nhất trong suốt những thập niên vừa qua. Tổng sản phẩm quốc
nội tăng trưởng bền vững trong suốt những năm 1980. Từ năm 1982 đến năm 1987,
nền kinh tế Mỹ đã tạo ra hơn 13 triệu việc làm mới.
|
Steadfast in his commitment to lower taxes, Reagan signed
the most sweeping federal tax-reform measure in 75 years during his second
term. This measure, which had widespread Democratic as well as Republican
support, lowered income tax rates, simplified tax brackets, and closed
loopholes.
|
Kiên định trong cam kết của mình về việc cắt giảm thuế,
trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Reagan đã ký ban hành một biện pháp cải cách
thuế có quy mô rộng rãi nhất trên toàn liên bang kể từ 75 năm nay. Với sự ủng
hộ rộng rãi của cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, chính sách thuế mới này đã
cắt giảm thuế thu nhập, đơn giản hóa các mức thuế và khắc phục được những lỗ
hổng trong quản lý thuế.
|
However, a significant percentage of this growth was based
on deficit spending. Moreover, the national debt, far from being stabilized
by strong economic growth, nearly tripled. Much of the growth occurred in
skilled service and technical areas. Many poor and middle class families did
less well. The administration, although an advocate of free trade, pressured
Japan to agree to a voluntary quota on its automobile exports to the United
States.
|
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng đáng kể này là do các khoản
thâm hụt chi tiêu. Hơn nữa, các khoản nợ quốc gia đã tăng lên gấp ba và còn
xa mới được ổn định nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh. Sự tăng trưởng này phần lớn
đến từ các ngành dịch vụ kỹ năng cao và các ngành kỹ thuật. Nhiều gia đình
nghèo và tầng lớp trung lưu không phát đạt được nhiều như vậy. Đồng thời, mặc
dù lớn tiếng kêu gọi tự do thương mại, nhưng chính quyền Reagan đã gây áp lực
với Nhật Bản để buộc quốc gia này chấp nhận một hạn ngạch tự nguyện đối với
việc xuất khẩu mặt hàng ôtô sang thị trường Mỹ.
|
The economy was jolted on October 19, 1987, "Black
Monday," when the stock market suffered the greatest one-day crash in
its history, 22.6 percent. The causes of the crash included the large U.S.
international trade and federal-budget deficits, the high level of corporate
and personal debt, and new computerized stock trading techniques that allowed
instantaneous selling of stocks and futures. Despite the memories of 1929 it
evoked, however, the crash was a transitory event with little impact. In
fact, economic growth continued, with the unemployment rate dropping to a
14-year low of 5.2 percent in June 1988.
|
Nền kinh tế Mỹ lại một lần nữa bị chao đảo ngày 19/10/1987
- “Ngày thứ Hai đen tối" trong lịch sử thị trường chứng khoán - khi thị
trường này sụt giá tới 22,6% chỉ trong một ngày. Nguyên nhân của sự đổ vỡ này
là do các khoản thâm hụt thương mại quốc tế lớn của Hoa Kỳ, các khoản thâm
hụt trong ngân sách liên bang, các khoản nợ lớn của tư nhân và doanh nghiệp,
và các kỹ thuật buôn bán chứng khoán được máy tính hóa cho phép bán chứng
khoán và các hợp đồng tương lai ngay lập tức. Tuy nhiên, mặc dù sự đổ vỡ này
gợi lại những ký Đức về năm 1929, nhưng thực ra nó chỉ là một sự kiện tạm
thời và có rất ít ảnh hưởng. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục
với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,2% vào tháng 6/1988 - mức thấp nhất trong
14 năm qua.
|
FOREIGN AFFAIRS
In foreign policy, Reagan sought a more assertive role for
the nation, and Central America provided an early test. The United States
provided El Salvador with a program of economic aid and military training
when a guerrilla insurgency threatened to topple its government. It also
actively encouraged the transition to an elected democratic government, but
efforts to curb active right-wing death squads were only partly successful.
U.S. support helped stabilize the government, but the level of violence there
remained undiminished. A peace agreement was finally reached in early 1992.
|
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
GIAO
Trong chính sách đối ngoại, Reagan luôn cố gắng để nước Mỹ
đóng vai trò quyết định trong các công việc quốc tế. Lần đầu tiên, ông đã
tiến hành thử nghiệm vai trò này ở khu vực Trung Mỹ. Hoa Kỳ đã trợ giúp kinh
tế và huấn luyện quân sự cho El Salvador khi các du kích nổi loạn đe dọa lật
đổ chính phủ nước này. Hoa Kỳ cũng tích cực ủng hộ một chính phủ được bầu lên
một cách dân chủ nhưng những nỗ lực này chỉ thành công phần nào. Sự trợ giúp
của Hoa Kỳ đã giúp El Salvador ổn định chính phủ, nhưng mức độ bạo lực ở đất
nước này vẫn không suy giảm. Cuối cùng, một hiệp định hòa bình cũng đã được
ký kết vào đầu năm 1992.
|
U.S. policy toward Nicaragua was more controversial. In
1979 revolutionaries calling themselves Sandinistas overthrew the repressive
right-wing Somoza regime and established a pro-Cuba, pro-Soviet dictatorship.
Regional peace efforts ended in failure, and the focus of administration
efforts shifted to support for the anti-Sandinista resistance, known as the
contras.
|
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Nicaragua gây ra nhiều tranh
luận hơn. Năm 1979, những người cách mạng tự xưng là các chiến sỹ Sandinista
đã lật đổ chế độ Somoza cánh hữu và thành lập một chế độ thân Cuba và Liên
Xô. Mọi nỗ lực chấn chỉnh tại khu vực này đều đã thất bại, do đó, chính quyền
Mỹ đã chuyển sang ủng hộ lực lượng kháng chiến chống lại Sandinista hay còn
gọi là lực lượng Contras.
|
Following intense political debate over this policy,
Congress ended all military aid to the contras in October 1984, then, under
administration pressure, reversed itself in the fall of 1986, and approved
$100 million in military aid. However, a lack of success on the battlefield,
charges of human rights abuses, and the revelation that funds from secret
arms sales to Iran (see below) had been diverted to the contras undercut
congressional support to continue this aid.
|
Tiếp theo một cuộc tranh luận chính trị căng thẳng về
chính sách ngoại giao này, Quốc hội đã chấm dứt toàn bộ trợ giúp quân sự cho
lực lượng Contras vào tháng 10/1984. Nhưng sau đó, dưới áp lực của chính phủ,
Quốc hội đã thay đổi quyết định vào mùa thu năm 1986 và thông qua một khoản
trợ giúp quân sự trị giá 100 triệu đô-la cho lực lượng này. Tuy nhiên, thất
bại trên chiến trường, những lời chỉ trích vi phạm nhân quyền và việc khám
phá ra rằng các khoản tiền có được do bí mật bán vũ khí cho Iran đã được
chuyển sang cho lực lượng Contras đã làm suy giảm sự ủng hộ về chính trị
trong Quốc hội đối với việc tiếp tục các khoản trợ giúp quân sự này.
|
Subsequently, the administration of President George H.W.
Bush, who succeeded Reagan as president in 1989, abandoned any effort to
secure military aid for the contras. The Bush administration also exerted
pressure for free elections and supported an opposition political coalition,
which won an astonishing upset election in February 1990, ousting the Sandinistas
from power.
|
Sau này, chính quyền của Tổng thống George H. W. Bush,
người kế nhiệm Reagan năm 1989 đã bãi bỏ bất kỳ sự ủng hộ nào nhằm giúp đỡ
quân sự cho lực lượng Contras. Chính phủ Bush cũng gây áp lực để tiến hành
tuyển cử tự do và ủng hộ liên minh chính trị đối lập. Liên minh này đã thắng
cử với một kết quả bất ngờ gây nhiều sửng sốt, đánh bại những người
Sandinista vào tháng 2/1990.
|
The Reagan administration was more fortunate in witnessing
a return to democracy throughout the rest of Latin America, from Guatemala to
Argentina. The emergence of democratically elected governments was not
limited to Latin America; in Asia, the "people power" campaign of
Corazón Aquino overthrew the dictatorship of Ferdinand Marcos, and elections
in South Korea ended decades of military rule.
|
Chính quyền của Tổng thống Reagan đã may mắn hơn khi được
chứng kiến sự trở lại của nền dân chủ tại các quốc gia còn lại ở châu Mỹ
La-tinh, từ Guatemala tới Argentina. Sự xuất hiện của các chính phủ được bầu
lên một cách dân chủ không chỉ hạn chế ở châu Mỹ La-tinh; ở châu Á, chiến
dịch chính quyền của nhân dân ở Corazon Aquino đã lật đổ chế độ độc tài của
Ferdinand Marcos và các cuộc bầu cử ở Hàn Quốc đã chấm dứt chế độ quân phiệt
đã tồn tại hàng mấy chục năm ở nước này.
|
By contrast, South Africa remained intransigent in the
face of U.S. efforts to encourage an end to racial apartheid through the
controversial policy of "constructive engagement," quiet diplomacy
coupled with public endorsement of reform. In 1986, frustrated at the lack of
progress, the U.S. Congress overrode Reagan's veto and imposed a set of
economic sanctions on South Africa. In February 1990, South African President
F.W. de Klerk announced Nelson Mandela's release and began the slow
dismantling of apartheid.
|
Trái lại, Nam Phi vẫn tỏ ra không chịu thỏa hiệp trước
những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng
tộc A-pác-thai qua một chính sách gây nhiều tranh cãi về "một sự can
thiệp có tính xây dựng" và thông qua một nền ngoại giao lặng lẽ cùng với
sự ủng hộ cải cách của dân chúng. Vào năm 1986, thất vọng vì không có bất kỳ
sự tiến bộ nào, Quốc hội Mỹ đã gạt bỏ quyền phủ quyết của Reagan và đưa ra
một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nam Phi. Tháng 2/1990, Tổng thống
Nam Phi F.W de Klert đã công bố trả tự do cho Nelson Mandela và bắt đầu dần
dần chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
|
Despite its outspoken anti-Communist rhetoric, the Reagan
administration's direct use of military force was restrained. On October 25,
1983, U.S. forces landed on the Caribbean island of Grenada after an urgent
appeal for help by neighboring countries. The action followed the
assassination of Grenada's leftist prime minister by members of his own
Marxist-oriented party. After a brief period of fighting, U.S. troops
captured hundreds of Cuban military and construction personnel and seized
caches of Soviet-supplied arms. In December 1983, the last American combat
troops left Grenada, which held democratic elections a year later.
|
Mặc dù luôn bày tỏ thẳng thắn tinh thần chống cộng, nhưng
chính quyền Reagan đã rất hạn chế sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự.
Ngày 25/10/1983, các lực lượng quân đội Mỹ đã đổ bộ lên đảo Grenada thuộc
vùng biển Caribê sau lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp của các nước láng giềng.
Hành động này diễn ra sau vụ ám sát Thủ tướng Grenada thuộc cánh tả do những
thành viên trong chính đảng thân Mác-xít của chính ông tiến hành. Sau một
thời gian ngắn giao chiến, các toán quân Mỹ đã bắt giữ hàng trăm chiến binh
Cuba, xây dựng lực lượng và ngăn chặn trợ giúp vũ khí từ Liên Xô. Tháng
12/1983, những đơn vị chiến đấu cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Grenada, và
đất nước này đã tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ một năm sau đó.
|
The Middle East, however, presented a far more difficult
situation. A military presence in Lebanon, where the United States was
attempting to bolster a weak, but moderate pro-Western government, ended
tragically, when 241 U.S. Marines were killed in a terrorist bombing in
October 1983. In April 1986, U.S. Navy and Air Force planes struck targets in
Tripoli and Benghazi, Libya, in retaliation for Libyan-instigated terrorist
attacks on U.S. military personnel in Europe.
|
Tuy nhiên, ở Trung Đông, tình hình tỏ ra khó khăn hơn
nhiều. Sự xuất hiện các lực lượng quân đội Mỹ ở Li-băng nơi Hoa Kỳ đang cố
gắng giúp đỡ một chính phủ thân phương Tây nhưng lại tỏ ra yếu đuối và ôn
hòa, đã có một kết cục bi thảm khi 241 lính thủy đánh bộ Mỹ đã chết trong một
cuộc đánh bom khủng bố tháng 10/1983. Tháng 4/1986, các máy bay thuộc lực
lượng hải quân và không quân Mỹ đã tiêu diệt các mục tiêu ở Tripoli và
Benghazi của Libi nhằm trả đũa các cuộc tấn công của Libi.
|
In the Persian Gulf, the earlier breakdown in U.S.-Iranian
relations and the Iran-Iraq War set the stage for U.S. naval activities in
the region. Initially, the United States responded to a request from Kuwait
for protection of its tanker fleet; but eventually the United States, along
with naval vessels from Western Europe, kept vital shipping lanes open by
escorting convoys of tankers and other neutral vessels traveling up and down
the Gulf.
|
Ở Vịnh Ba Tư, sự đổ vỡ trước đây trong quan hệ Mỹ - Iran
và cuộc chiến tranh Iran - Irắc đã gây dựng tiền đề cho các hoạt động của hải
quân Mỹ trong khu vực. Lúc đầu, Hoa Kỳ đáp lại yêu cầu từ phía Cô-oét muốn
bảo vệ đội tàu chở dầu của mình, song cuối cùng, với các chiến hạm của Hải
quân Mỹ đến từ Tây Âu, Hoa Kỳ đã chiếm giữ các con đường hàng hải sống còn
của các đoàn tàu chở dầu và tàu thuyền của các nước trung lập khác đi lại
trên vùng Vịnh.
|
In late 1986 Americans learned that the administration had
secretly sold arms to Iran in an attempt to resume diplomatic relations with
the hostile Islamic government and win freedom for American hostages held in
Lebanon by radical organizations that Iran controlled. Investigation also
revealed that funds from the arms sales had been diverted to the Nicaraguan
contras during a period when Congress had prohibited such military aid.
|
Cuối năm 1986, người Mỹ đã phát hiện ra chính quyền đã bí
mật bán vũ khí cho Iran nhằm mục đích hàn gắn lại quan hệ ngoại giao với
chính quyền Hồi giáo cực đoan và nhằm giải phóng cho các con tin Mỹ bị bắt
giữ tại Li-băng do các tổ chức tôn giáo mà Iran kiểm soát. Các cuộc điều tra
này cũng kết luận rằng số tiền có được từ bán vũ khí đã được cấp cho lực
lượng Contras ở Nicaragoa trong thời gian Quốc hội đã ra sắc lệnh cấm mọi trợ
giúp quân sự cho lực lượng này.
|
The ensuing Iran-contra hearings before a joint
House-Senate committee examined issues of possible illegality as well as the
broader question of defining American foreign policy interests in the Middle
East and Central America. In a larger sense, the hearings were a
constitutional debate about government secrecy and presidential versus congressional
authority in the conduct of foreign relations. Unlike the celebrated Senate
Watergate hearings 14 years earlier, they found no grounds for impeaching the
president and could reach no definitive conclusion about these perennial
issues.
|
Những phiên điều trần sau đó về lực lượng Contras của Iran
trước ủy ban hỗn hợp của Thượng viện và Hạ viện đã điều tra về khả năng vi
phạm pháp luật và về vấn đề lớn hơn là xác định những lợi ích quốc tế trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Trung Đông và Trung Mỹ. Trên nghĩa rộng
thì những phiên điều trần này chính là một cuộc tranh luận tại Quốc hội liên
quan đến những bí mật của chính phủ và về quyền hạn của tổng thống so với
quyền hạn của quốc hội trong việc tiến hành các hoạt động ngoại giao. Không
giống như vụ tai tiếng Watergate 14 năm trước đây, ủy ban này thấy rằng không
có cơ sở nào để buộc tội tổng thống và không có kết luận cụ thể gì về các vấn
đề gây tranh cãi kéo dài này.
|
U.S.-SOVIET
RELATIONS
In relations with the Soviet Union, President Reagan's
declared policy was one of peace through strength. He was determined to stand
firm against the country he would in 1983 call an "evil empire."
Two early events increased U.S.-Soviet tensions: the suppression of the
Solidarity labor movement in Poland in December 1981, and the destruction
with 269 fatalities of an off-course civilian airliner, Korean Airlines
Flight 007, by a Soviet jet fighter on September 1, 1983. The United States
also condemned the continuing Soviet occupation of Afghanistan and continued
aid begun by the Carter administration to the mujahedeen resistance there.
|
QUAN HỆ XÔ-MỸ
Trong mối quan hệ với Liên Xô, chính sách mà Tổng thống
Regan đã tuyên bố là một chính sách hòa bình thông qua sức mạnh. Ông đã tuyên
bố rõ ràng thái độ đối nghịch của mình đối với quốc gia này. Hai sự kiện đã
sớm xảy ra làm quan hệ Xô-Mỹ thêm phần căng thẳng: đó là sự kiện Phong trào
lao động Đoàn kết ở Ba Lan tháng 12/1981 và việc tên lửa của Liên Xô đã khiến
269 người chết trong chuyến bay dân sự số 007 của hãng hàng không Hàn Quốc
ngày 1/9/1983. Hoa Kỳ cũng đã lên án việc Xô-viết tham gia vào lãnh thổ
Afghanistan và tiếp tục trợ giúp quân sự đã có từ thời Carter cho quân kháng
chiến Mujahedeen ở Afghanistan.
|
During Reagan's first term, the United States spent
unprecedented sums for a massive defense build-up, including the placement of
intermediate-range nuclear missiles in Europe to counter Soviet deployments
of similar missiles. And on March 23, 1983, in one of the most hotly debated
policy decisions of his presidency, Reagan announced the Strategic Defense
Initiative (SDI) research program to explore advanced technologies, such as
lasers and high-energy projectiles, to defend against intercontinental
ballistic missiles. Although many scientists questioned the technological
feasibility of SDI and economists pointed to the extraordinary sums of money
involved, the administration pressed ahead with the project.
|
Trong nhiệm kỳ đầu của Reagan, Chính phủ của ông đã chi
những khoản tiền lớn chưa từng có cho việc tăng cường lực lượng vũ trang, bao
gồm việc chuyển các tên lửa hạt nhân tầm trung đến châu Âu để đối phó lại
việc Liên Xô triển khai các tên lửa tương tự. Vào ngày 23/3/1983, trong một
cuộc tranh luận chính sách nảy lửa nhất trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống
của mình, Reagan đã công bố chương trình nghiên cứu về Sáng kiến Phòng thủ
Chiến lược (SDI) nhằm tìm ra các công nghệ tiên tiến như tia laser và các đầu
đạn tên lửa năng lượng cao để phòng ngự chống lại các tên lửa đạn đạo xuyên
lục địa. Mặc dù nhiều nhà khoa học đã tỏ ý nghi ngờ tính khả thi về mặt công
nghệ của SDI và các nhà kinh tế đã chỉ ra các khoản chi phí vô cùng lớn, song
chính phủ vẫn tiếp tục triển khai dự án này.
|
After re-election in 1984, Reagan softened his position on
arms control. Moscow was amenable to agreement, in part because its economy
already expended a far greater proportion of national output on its military
than did the United States. Further increases, Soviet leader Mikhail
Gorbachev felt, would cripple his plans to liberalize the Soviet economy.
|
Sau khi tái đắc cử năm 1984, Reagan đã giảm nhẹ lập trường
cứng rắn của mình về kiểm soát vũ khí. Matx-cơ -va cũng đã tỏ ra sẵn sàng
thỏa hiệp, một phần vì nền kinh tế Liên Xô đã dành một phần lớn hơn nhiều
trong tổng sản phẩm quốc dân cho quân sự so với tỉ lệ chi quân sự của Mỹ. Nhà
lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev, sợ rằng nếu tiếp tục tăng tỉ lệ chi cho
quân sự này thêm nữa thì kế hoạch tự do hóa nền kinh tế Liên Xô sẽ bị ảnh
hưởng.
|
In November 1985, Reagan and Gorbachev agreed in principle
to seek 50-percent reductions in strategic offensive nuclear arms as well as
an interim agreement on intermediate-range nuclear forces. In December 1987,
they signed the Intermediate Range Nuclear Forces (INF) Treaty providing for
the destruction of that entire category of nuclear weapons. By then, the
Soviet Union seemed a less menacing adversary. Reagan could take much of the
credit for a greatly diminished Cold War, but as his administration ended,
almost no one realized just how shaky the USSR had become.
|
Tháng 11/1985, Reagan và Gorbachev đã đồng ý trên nguyên
tắc về việc giảm 50% vũ khí hạt nhân quốc phòng chiến lược và tiến tới một
hiệp định tạm thời về các loại vũ khí hạt nhân tầm trung. Tháng 12/1987, Tổng
thống Reagan và Tổng Bí thư Gorbachev đã ký Hiệp ước về Vũ khí hạt nhân Tầm
trung (INF), chuẩn bị cho việc phá hủy toàn bộ loại vũ khí tầm trung này. Sau
đó, đối với Hoa Kỳ, Liên Xô đã không còn là một đối thủ đáng sợ nữa. Reagan
có thể được khen ngợi vì đã giúp cho Chiến tranh Lạnh nguội đi đáng kể, nhưng
khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, gần như không ai có thể nhận ra được Liên bang
Xô-viết đã trở nên lung lay đến mức nào.
|
THE PRESIDENCY OF
GEORGE BUSH
President Reagan enjoyed unusually high popularity at the
end of his second term in office, but under the terms of the U.S.
Constitution he could not run again in 1988. The Republican nomination went
to Vice President George Herbert Walker Bush, who was elected the 41st
president of the United States.
|
NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG
CỦA GEORGE H.W. BUSH
Tổng thống Reagan trở nên đặc biệt được lòng dân vào thời
gian cuối nhiệm kỳ thứ hai, nhưng theo các quy định của Hiến pháp Mỹ thì ông
không thể ra tranh cử một lần nữa vào năm 1988. ứng cử viên của Đảng Cộng
hòa, Phó Tổng thống George Herbert Walker Bush đã được bầu làm Tổng thống thứ
41 của Hoa Kỳ.
|
Bush campaigned by promising voters a continuation of the
prosperity Reagan had brought. In addition, he argued that he would support a
strong defense for the United States more reliably than the Democratic
candidate, Michael Dukakis. He also promised to work for "a kinder,
gentler America." Dukakis, the governor of Massachusetts, claimed that
less fortunate Americans were hurting economically and that the government
had to help them while simultaneously bringing the federal debt and defense
spending under control. The public was much more engaged, however, by Bush's
economic message: No new taxes. In the balloting, Bush had a 54-to-46 percent
popular vote margin.
|
Bush đã vận động tranh cử bằng việc hứa với các cử tri là
sẽ tiếp tục duy trì sự thịnh vượng mà Reagan đã mang lại cho nước Mỹ. Đồng
thời, ông cũng chứng minh rằng khả năng chuyên môn của ông có thể hỗ trợ một
nền quốc phòng mạnh mẽ một cách đáng tin cậy hơn ứng cử viên Michal Dukakis của
Đảng Dân chủ. Ông cũng hứa hẹn sẽ phấn đấu cho một nước Mỹ tốt đẹp và lịch
lãm hơn. Dukakis, Thống đốc bang Massachuset, đã tuyên bố rằng những người Mỹ
kém may mắn hơn đang bị tổn thương về kinh tế và chính phủ cần phải giúp đỡ
những người này bằng cách kiểm soát tốt các món nợ của Liên bang và các chi
phí cho quốc phòng. Tuy nhiên dân chúng bị thuyết phục bởi thông điệp kinh tế
của Bush: không có các sắc thuế mới. Trong kết quả bỏ phiếu, Bush đã thắng cử
với tỷ lệ phiếu bầu là 54% so với 46% phiếu phổ thông.
|
During his first year in office, Bush followed a
conservative fiscal program, pursuing policies on taxes, spending, and debt
that were faithful to the Reagan administration's economic program. But the
new president soon found himself squeezed between a large budget deficit and
a deficit-reduction law. Spending cuts seemed necessary, and Bush possessed
little leeway to introduce new budget items.
|
Trong năm đầu tiên trên cương vị tổng thống, Bush đã tiếp
tục chương trình tài khóa bảo thủ, theo đuổi các chính sách mà chính phủ của
Reagan đã tiến hành về thuế, về chi tiêu và về các khoản nợ. Nhưng vị tổng
thống mới đã sớm nhận thấy rằng ông bị mắc kẹt giữa các khoản thâm hụt ngân
sách khổng lồ và luật giảm thâm hụt. Cắt giảm chi tiêu dường như là cần thiết
và Bush chỉ có rất ít cơ hội để đề xuất những khoản chi ngân sách mới.
|
The Bush administration advanced new policy initiatives in
areas not requiring major new federal expenditures. Thus, in November 1990,
Bush signed sweeping legislation imposing new federal standards on urban
smog, automobile exhaust, toxic air pollution, and acid rain, but with
industrial polluters bearing most of the costs. He accepted legislation
requiring physical access for the disabled, but with no federal assumption of
the expense of modifying buildings to accommodate wheelchairs and the like.
The president also launched a campaign to encourage volunteerism, which he
called, in a memorable phrase, "a thousand points of light."
|
Chính quyền Bush đã thông qua các sáng kiến chính sách về
các vấn đề mà không yêu cầu các khoản chi lớn từ ngân sách. Do đó, vào tháng
11/1990, Bush đã ký một dự luật đưa ra những tiêu chuẩn liên bang về khói bụi
đô thị, khí thải ôtô, nhiễm độc không khí và mưa axít, nhưng phần lớn các chi
phí là do những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm phải chi trả. Ông cũng đã phê
chuẩn luật yêu cầu sự tiếp cận cho những người tàn tật, nhưng các chi phí để
cải tạo chỗ ở và chỗ làm việc cho phù hợp với việc đi lại bằng xe lăn không
được lấy từ ngân sách liên bang. Tổng thống cũng bắt đầu triển khai chiến
dịch khuyến khích tinh thần tự nguyện mà ông ca tụng là "một ngàn điểm
sáng".
|
BUDGETS AND DEFICITS
Bush administration efforts to gain control over the
federal budget deficit, however, were more problematic. One source of the
difficulty was the savings and loan crisis. Savings banks -- formerly tightly
regulated, low-interest safe havens for ordinary people -- had been
deregulated, allowing these institutions to compete more aggressively by
paying higher interest rates and by making riskier loans. Increases in the
government's deposit insurance guaranteed reduced consumer incentive to shun
less-sound institutions. Fraud, mismanagement, and the choppy economy
produced widespread insolvencies among these thrifts (the umbrella term for
consumer-oriented institutions like savings and loan associations and savings
banks). By 1993, the total cost of selling and shuttering failed thrifts was
staggering, nearly $525,000-million.
|
NGÂN SÁCH VÀ CÁC
KHOẢN THÂM HỤT
Tuy nhiên, những nỗ lực của Chính quyền Bush nhằm kiểm
soát được các khoản thâm hụt ngân sách lại gặp rất nhiều khó khăn. Một căn
nguyên của khó khăn đó là cuộc khủng hoảng về tiết kiệm và cho vay. Các ngân
hàng tiết kiệm - trước kia được quản lý rất chặt chẽ với lãi suất tiết kiệm
thấp đối với dân thường - nay được phi điều tiết, cho phép các ngân hàng có
thể cạnh tranh khốc liệt hơn nhờ trả lãi suất cao hơn nhưng cũng khiến rủi ro
của các khoản vay trở nên lớn hơn. Việc nâng mức bảo hiểm tiền gửi của Chính
phủ đã làm giảm cầu của người tiêu dùng đối với các tổ chức tiền gửi có uy
tín. Gian lận, quản lý tồi, cùng những xu hướng sa sút trong kinh tế đã dẫn
tới những trường hợp không có khả năng trả nợ và phá sản trong những tổ chức
tiết kiệm này (tổ chức tiết kiệm là một thuật ngữ chung để chỉ những tổ chúc
hướng về người tiêu dùng như những hiệp hội tiết kiệm và cho vay, hay các
ngân hàng tiết kiệm). Cho đến năm 1993, tổng phí tổn của việc bán và đóng cửa
những tổ chức tiết kiệm bị phá sản là một con số khiến người ta phải choáng
váng: gần 525 tỷ đô-la.
|
In January 1990, President Bush presented his budget
proposal to Congress. Democrats argued that administration budget projections
were far too optimistic, and that meeting the deficit-reduction law would
require tax increases and sharper cuts in defense spending. That June, after
protracted negotiations, the president agreed to a tax increase. All the
same, the combination of economic recession, losses from the savings and loan
industry rescue operation, and escalating health care costs for Medicare and
Medicaid offset all the deficit-reduction measures and produced a shortfall
in 1991 at least as large as the previous year's.
|
Tháng 1/1990, Tổng thống Bush đã đệ trình bản đề xuất ngân
sách của ông lên Quốc hội. Phe Dân chủ cho rằng những kế hoạch về ngân sách
của chính phủ là quá lạc quan, rằng việc đáp ứng những yêu cầu trong luật
giảm thâm hụt sẽ đòi hỏi phải tăng thuế và cắt giảm mạnh các chi phí cho quốc
phòng. Tháng 6 năm đó, sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, Tổng thống Bush đã
đồng ý tăng thuế. Đồng thời, vào năm 1991, sự kết hợp giữa suy thoái kinh tế,
những chi phí phát sinh từ việc cứu trợ các hoạt động kinh doanh tiết kiệm và
cho vay, những khoản chi phí về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng trong các
chương trình chăm sóc và trợ giúp y tế đã vô hiệu hóa những biện pháp nhằm
giảm thâm hụt ngân sách và gây ra một khoản thâm hụt không kém phần nghiêm
trọng so với khoản thâm hụt vào năm trước.
|
END TO THE COLD WAR
|
KẾT THÚC CHIẾN TRANH
LẠNH
|
|
President George
H.W. Bush with Poland's Lech Walesa (center) and First Lady Barbara Bush in
Warsaw, July 1989. That remarkable year saw the end of the Cold War, as well
as the end to the 40-year division of Europe into hostile East and West
blocs.
(David Valdez/The
White House)
|
Tổng thống George
H.W. Bush cùng Lech Walesa của Ba Lan (giữa) và đệ nhất phu nhân Barbara Bush
ở Warsaw, tháng 7 năm 1989. Năm đáng chú ý này đã chứng kiến sự kết thúc của
Chiến tranh Lạnh, cũng như kết thúc 40 năm phân chia châu Âu thành hai khối
thù địch Đông Âu và Tây Âu.
(David Valdez / The
White House)
|
When Bush became president, the Soviet empire was on the verge
of collapse. Gorbachev's efforts to open up the USSR's economy appeared to be
floundering. In 1989, the Communist governments in one Eastern European
country after another simply collapsed, after it became clear that Russian
troops would not be sent to prop them up. In mid-1991, hard-liners attempted
a coup d'etat, only to be foiled by Gorbachev rival Boris Yeltsin, president
of the Russian republic. At the end of that year, Yeltsin, now dominant,
forced the dissolution of the Soviet Union.
|
Khi Bush trở thành Tổng thống, Liên bang Xô-viết đã đang
đứng bên bờ vực của sự đổ vỡ. Các nỗ lực của Gorbachev nhằm mở cửa nền kinh
tế Liên Xô tỏ ra lúng túng. Năm 1989, các chính quyền cộng sản ở Đông Âu lần
lượt đổ vỡ, sau đó thì người ta thấy rõ là Liên Xô sẽ không đưa quân đến để
giúp đỡ họ khôi phục chính quyền. Vào giữa năm 1991, những người kiên định đã
thử làm một cuộc đảo chính, nhưng đã bị Boris Yeltsin, Tổng thống Nga, làm
cho thất bại. Vào cuối năm đó, Yeltsin, lúc đó đã rất có thế lực, đã buộc
Liên bang Xô-viết phải giải tán.
|
The Bush administration adeptly brokered the end of the
Cold War, working closely with Gorbachev and Yeltsin. It led the negotiations
that brought the unification of East and West Germany (September 1990),
agreement on large arms reductions in Europe (November 1990), and large cuts
in nuclear arsenals (July 1991). After the liquidation of the Soviet Union,
the United States and the new Russian Federation agreed to phase out all
multiple-warhead missiles over a 10-year period.
|
Chính quyền Bush là người trung gian cho việc kết thúc
Chiến tranh Lạnh, hợp tác chặt chẽ với Gorbachev và Yeltsin. Đồng thời nước
Mỹ cũng chủ trì các cuộc thương thuyết để thống nhất Đông Đức và Tây Đức
(tháng 9/1990), đạt được thỏa thuận về cắt giảm vũ khí ở châu Âu (tháng
11/1990), và cắt giảm hàng loạt các kho vũ khí nguyên tử (tháng 7/1991). Sau
khi Liên bang Xô-viết tan rã, Hoa Kỳ và Liên bang Nga mới thành lập đã thỏa
thuận sẽ hủy bỏ tất cả các loại tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong
thời gian 10 năm.
|
The disposal of nuclear materials and the ever-present
concerns of nuclear proliferation now superseded the threat of nuclear
conflict between Washington and Moscow.
|
Việc hủy bỏ các vũ khí hạt nhân và sự lo ngại hiện hữu hơn
bao giờ hết về sự phổ biến vũ khí hạt nhân giờ đây đã thực sự xóa bỏ nguy cơ
về xung đột nguyên tử giữa Washington và Matx-cơ -va.
|
THE GULF WAR
|
CHIẾN TRANH VÙNG
VỊNH
|
|
Oil fires burn
behind a destroyed Iraqi tank at the conclusion of the Gulf War in February
1991. The United States led a coalition of more than 30 nations in an air and
ground campaign called Desert Storm that ended Iraq's occupation of Kuwait.
(John Wicart)
|
Đám cháy do dầu mỏ
sau một chiếc xe tăng Iraq bị phá hủy khi kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh vào
tháng Hai năm 1991. Hoa Kỳ dẫn đầu một liên minh gồm hơn 30 quốc gia trong
một chiến dịch trên không và mặt đất được gọi là Bão táp sa mạc kết thúc việc
chiếm đóng Kuwait của Iraq. (John Wicart)
|
The euphoria caused by the drawing down of the Cold War
was dramatically overshadowed by the August 2, 1990, invasion of the small
nation of Kuwait by Iraq. Iraq, under Saddam Hussein, and Iran, under its
Islamic fundamentalist regime, had emerged as the two major military powers
in the oil-rich Persian Gulf area. The two countries had fought a long,
inconclusive war in the 1980s. Less hostile to the United States than Iran,
Iraq had won some support from the Reagan and Bush administrations. The
occupation of Kuwait, posing a threat to Saudi Arabia, changed the diplomatic
calculation overnight.
|
Sự hoan hỷ do Chiến tranh Lạnh kết thúc đã bị lu mờ đáng
kể bởi sự kiện Irắc xâm lược đất nước Cô-oét nhỏ bé ngày 2/8/1990. Irắc, dưới
thời Saddam Hussein và Iran dưới chế độ Hồi giáo cực đoan mới nổi lên thành
hai cường quốc quân sự và dầu mỏ tại khu vực Vùng Vịnh Ba Tư. Hai quốc gia
này đã có mắc mớ với Hoa Kỳ trong những năm 1980. So với Iran thì Irắc ít đối
địch với Mỹ hơn và đã nhận được một số trợ giúp từ chính quyền Reagan và
Chính quyền Bush. Việc Irắc chiếm đóng Cô-oét và hiểm họa mà Irắc đặt ra đối
với ảrập Xêút chỉ trong chốc lát đã làm thay đổi mọi tính toán ngoại giao của
Hoa Kỳ.
|
President Bush strongly condemned the Iraqi action, called
for Iraq's unconditional withdrawal, and sent a major deployment of U.S.
troops to the Middle East. He assembled one of the most extraordinary
military and political coalitions of modern times, with military forces from
Asia, Europe, and Africa, as well as the Middle East.
|
Tổng thống Bush đã lên án mạnh mẽ hành động của Irắc và
yêu cầu Irắc lập tức rút quân vô điều kiện. Đồng thời, ông cũng gửi ngay một
lực lượng quân đội đông đảo đến Trung Đông. Tổng thống cũng đã tập hợp một
trong những khối đồng minh quân sự và chính trị đặc biệt nhất trong lịch sử
hiện đại bao gồm các lực lượng quân sự từ châu Á, châu Âu, châu Phi và từ
chính các nước Trung Đông.
|
In the days and weeks following the invasion, the U.N.
Security Council passed 12 resolutions condemning the Iraqi invasion and
imposing wide-ranging economic sanctions on Iraq. On November 29, it approved
the use of force if Iraq did not withdraw from Kuwait by January 15, 1991.
Gorbachev's Soviet Union, once Iraq's major arms supplier, made no effort to
protect its former client.
|
Trong nhiều ngày và nhiều tuần sau khi xảy ra cuộc xâm
lược, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 12 nghị quyết lên án cuộc
xâm lược của Irắc và áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn về kinh tế
đối với quốc gia này. Vào ngày 29/11, Hội đồng Bảo an đã phê chuẩn việc quân
đội các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sử dụng lực lượng vũ trang nếu Irắc
không rút quân khỏi Cô-oét trước ngày 15/1/1991. Liên bang Xô-viết của
Gorbachev - một trong những nhà cung cấp vũ khí chính cho Irắc - đã không làm
gì để bảo vệ vị khách hàng cũ của mình.
|
Bush also confronted a major constitutional issue. The
U.S. Constitution gives the legislative branch the power to declare war. Yet
in the second half of the 20th century, the United States had become involved
in Korea and Vietnam without an official declaration of war and with only
murky legislative authorization. On January 12, 1991, three days before the
U.N. deadline, Congress granted President Bush the authority he sought in the
most explicit and sweeping war-making power given a president in nearly half
a century.
|
Bush cũng phải đối đầu với các vấn đề lớn liên quan đến
hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho cơ quan lập pháp quyền được tuyên chiến.
Tuy nhiên, vào nửa sau thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã dính líu vào Việt Nam và Triều
Tiên mà không tuyên bố chính thức chiến tranh và chỉ được sự đồng ý rất mơ hồ
từ cơ quan lập pháp là Quốc hội. Vào ngày 12/1/1991, ba ngày trước khi đến
hạn rút quân cuối cùng mà Liên Hợp Quốc đã đưa ra, Quốc hội đã cho phép Tổng
thống Bush có được thẩm quyền mà ông đã vận động - thẩm quyền tiến hành chiến
tranh rõ ràng và mạnh mẽ nhất được trao cho một vị tổng thống trong suốt gần
nửa thế kỷ.
|
The United States, in coalition with Great Britain,
France, Italy, Saudi Arabia, Kuwait, and other countries, succeeded in
liberating Kuwait with a devastating, U.S.-led air campaign that lasted
slightly more than a month. It was followed by a massive invasion of Kuwait
and Iraq by armored and airborne infantry forces. With their superior speed,
mobility, and firepower, the allied forces overwhelmed the Iraqi forces in a
land campaign lasting only 100 hours.
|
Liên quân Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Italia, ảrập Xêút, Cô-oét và
các quốc gia khác đã thành công trong việc giải phóng Cô-oét bằng một chiến
dịch không kích phá hủy do Hoa Kỳ chỉ huy kéo dài hơn một tháng. Tiếp theo
chiến dịch này là một cuộc tấn công ồ ạt vào Cô-oét và Irắc bằng các lực
lượng thiết giáp và bộ binh đổ bộ bằng đường không. Với tốc độ, tính cơ động
và hỏa lực vượt trội của mình, liên quân đã áp đảo lực lượng quân đội Irắc
trong một chiến dịch tấn công trên bộ kéo dài chỉ trong vòng 100 giờ.
|
The victory, however, was incomplete and unsatisfying. The
U.N. resolution, which Bush enforced to the letter, called only for the
expulsion of Iraq from Kuwait. Saddam Hussein remained in power, savagely
repressing the Kurds in the north and the Shiites in the south, both of whom
the United States had encouraged to rebel. Hundreds of oil-well fires,
deliberately set in Kuwait by the Iraqis, took until November 1991 to
extinguish. Saddam's regime also apparently thwarted U.N. inspectors who,
operating in accordance with Security Council resolutions, worked to locate
and destroy Iraq's weapons of mass destruction, including nuclear facilities
more advanced than had previously been suspected and huge stocks of chemical
weapons.
|
Tuy nhiên, chiến thắng vẫn chưa trọn vẹn và liên quân vẫn
chưa thấy hài lòng. Nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ kêu gọi lực lượng liên
quân đánh đuổi Irắc ra khỏi lãnh thổ Cô-oét. Song Saddam Hussein vẫn cầm
quyền và đàn áp tàn bạo người Kurd ở miền Bắc và người Shiite ở miền Nam, cả
hai dân tộc này đều được Hoa Kỳ trợ giúp trong cuộc khởi nghĩa của họ. Hàng
trăm giếng dầu bị quân Irắc chủ tâm đốt cháy đã cháy cho đến tận tháng 11 mới
được dập tắt hết. Chính quyền Saddam cũng toan tính cản trở các thanh tra của
Liên Hợp Quốc đến Irắc theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an để xác định vị
trí và phá hủy các loại vũ khí giết người hàng loạt của Irắc, bao gồm cả các
thiết bị hạt nhân hiện đại hơn người ta nghĩ trước đó và những kho vũ khí hóa
học khổng lồ.
|
The Gulf War enabled the United States to persuade the
Arab states, Israel, and a Palestinian delegation to begin direct
negotiations aimed at resolving the complex and interlocked issues that could
eventually lead to a lasting peace in the region. The talks began in Madrid,
Spain, on October 30, 1991. In turn, they set the stage for the secret negotiations
in Norway that led to what at the time seemed a historic agreement between
Israel and the Palestine Liberation Organization, signed at the White House
on September 13, 1993.
|
Chiến tranh Vùng Vịnh đã khiến Hoa Kỳ có thể thuyết phục
được các quốc gia ảrập, Israel và đoàn đại biểu Palestin bắt đầu các cuộc
thương lượng trực tiếp nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp và có quan hệ đan
xen lẫn nhau để cuối cùng có thể tiến tới một nền hòa bình lâu dài trong khu
vực. Các cuộc hội đàm đã bắt đầu ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 30/10/1991. Các
cuộc đàm phán bí mật ở Na Uy đã dẫn tới một Thỏa thuận lịch sử giữa Israel và
Tổ chức Giải phóng Palestin được ký tại Nhà Trắng ngày 13/9/1993.
|
PANAMA AND NAFTA
The president also received broad bipartisan congressional
backing for the brief U.S. invasion of Panama on December 20, 1989, that
deposed dictator General Manuel Antonio Noriega. In the 1980s, addiction to
crack cocaine reached epidemic proportions, and President Bush put the
"War on Drugs" at the center of his domestic agenda. Moreover,
Noriega, an especially brutal dictator, had attempted to maintain himself in
power with rather crude displays of anti-Americanism. After seeking refuge in
the Vatican embassy, Noriega turned himself over to U.S. authorities. He was
later tried and convicted in U.S. federal court in Miami, Florida, of drug
trafficking and racketeering.
|
PANAMA VÀ HIỆP ĐỊNH
MẬU DỊCH TỰ DO BẮC MỸ (NAFTA)
Tổng thống cũng đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hai
đảng tại Quốc hội cho việc tạm chiếm đóng Panama ngày 20/12/1989, nhằm phế
truất nhà độc tài - Tướng Manuel Antonio Noriega. Trong những năm 1980, tệ
nghiện hút côcain đã làm lan truyền các bệnh dịch, do vậy Tổng thống Bush đã
tuyên bố triển khai cuộc chiến chống ma tuý và coi đây là trung tâm của
chương trình quốc nội của mình. Hơn nữa, Noriega, một nhà độc tài đặc biệt
khét tiếng, đã công khai tuyên bố thái độ chống Mỹ của mình. Sau khi tị nạn ở
Sứ quán Vatican, Noriega đã tự nộp mình cho chính quyền Hoa Kỳ và sau đó ông
đã bị tòa án Liên bang Mỹ xét xử và kết án ở Miami, bang Florida với tội danh
buôn lậu ma túy và tiền giả.
|
On the economic front, the Bush administration negotiated
the North America Free Trade Agreement (NAFTA) with Mexico and Canada. It
would be ratified after an intense debate in the first year of the Clinton
administration.
|
Trong lĩnh vực kinh tế, Chính quyền Bush đã đàm phán Hiệp
định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada. Hiệp định này sẽ
được phê chuẩn sau một cuộc tranh luận dữ dội trong năm đầu tiên của Chính
quyền Clinton.
|
THIRD-PARTY AND
INDEPENDENT CANDIDATES
The United States is often thought of as functioning under
a two-party system. In practical effect this is true: Either a Democrat or a
Republican has occupied the White House every year since 1852. At the same
time, however, the country has produced a plethora of third and minor parties
over the years. For example, 58 parties were represented on at least one
state ballot during the 1992 presidential elections. Among these were obscure
parties such as the Apathy, the Looking Back, the New Mexico Prohibition, the
Tish Independent Citizens, and the Vermont Taxpayers.
|
CÁC ỨNG CỬ VIÊN ĐỘC
LẬP VÀ ĐẢNG THỨ BA
Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống hai đảng phái. Trên
thực tế, quả là như vậy: hoặc là người của Đảng Dân chủ hoặc là người của
Đảng Cộng hòa cai quản Nhà Trắng suốt từ năm 1852 đến nay. Tuy nhiên, cùng
thời gian đó, ở nước Mỹ đã nảy sinh đảng thứ ba và các đảng nhỏ. Chẳng hạn,
58 đảng đã có số phiếu bầu ít nhất là bằng tổng số phiếu bầu cử của một bang
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992. Trong số các đảng này có những đảng ít
tiếng tăm như Đảng Apathy, Đảng Looking back, Đảng New Mexico, Đảng các công
dân độc lập Tish và Đảng những người đóng thuế Vermont.
|
Third parties organize around a single issue or set of
issues. They tend to fare best when they have a charismatic leader. With the
presidency out of reach, most seek a platform to publicize their political
and social concerns.
|
Các đảng thứ ba được tổ chức xung quanh một lĩnh vực đơn
lẻ hay một hệ thống các lĩnh vực. Các đảng này có khuynh hướng hoạt động tiến
bộ khi họ có được một vị lãnh đạo có tài. Vì việc tranh cử tổng thống là nằm
ngoài tầm với nên phần lớn các đảng này đều cố gắng xây dựng một diễn đàn để
tuyên truyền về mối quan tâm chính trị và xã hội của mình.
|
Theodore Roosevelt. The most successful third-party
candidate of the 20th century was a Republican, Theodore Roosevelt, the
former president. His Progressive or Bull Moose Party won 27.4 percent of the
vote in the 1912 election. The progressive wing of the Republican Party,
having grown disenchanted with President William Howard Taft, whom Roosevelt
had hand-picked as his successor, urged Roosevelt to seek the party
nomination in 1912. This he did, defeating Taft in a number of primaries.
Taft controlled the party machinery, however, and secured the nomination.
|
Theodore Roosevelt - cựu Tổng thống Mỹ, ứng cử viên thành
công nhất của đảng thứ ba trong thế kỷ XX là người của Đảng Cộng hòa. Đảng
Tiến bộ hay ĐảngHươu đực của ông đã giành được 27,4% phiếu bầu trong cuộc bầu
cử năm 1912. Cánh tiến bộ của Đảng Cộng hòa, do mất tin tưởng với Tổng thống
William Howard Taft, người mà Roosevelt đã cất công chọn lựa cẩn thận làm
người kế nhiệm, đã thuyết phục Roosevelt cố gắng có được sự đề cử của đảng
vào năm 1912. Ông đã làm được điều đó khi đánh bại Taft ở một loạt các vấn đề
chủ chốt nhất. Tuy nhiên Taft là người quản lý bộ máy của đảng nên ông đã
giành được quyền đề cử.
|
Roosevelt's supporters then broke away and formed the Progressive
Party. Declaring himself as fit as a bull moose (hence the party's popular
name), Roosevelt campaigned on a platform of regulating "big
business," women's suffrage, a graduated income tax, the Panama Canal,
and conservation. His effort was sufficient to defeat Taft. By splitting the
Republican vote, however, he helped ensure the election of the Democrat
Woodrow Wilson.
|
Những người ủng hộ Roosevelt khi đó liền từ bỏ Đảng Cộng
hòa và thành lập Đảng Tiến bộ. Bằng việc tuyên bố mình khoẻ như Nai sừng (từ
đó sinh ra tên dân gian của đảng này), Roosevelt đã vận động tranh cử theo
một cương lĩnh nhằm điều chỉnh các doanh nghiệp lớn, ủng hộ quyền bầu cử của
phụ nữ, đánh thuế thu nhập luỹ tiến, kênh đào Panama và bảo vệ môi trường. Nỗ
lực của ông đã đủ để đánh bại Taft. Tuy vậy, bằng việc chia sẻ phiếu bầu với
Đảng Cộng hòa, chính ông lại giúp cho ứng cử viên Woodrow Wilson của Đảng Dân
chủ thắng cử.
|
Socialists. The Socialist Party also reached
its high point in 1912, attaining 6 percent of the popular vote. Perennial
candidate Eugene Debs won nearly 900,000 votes that year, advocating
collective ownership of the transportation and communication industries,
shorter working hours, and public works projects to spur employment.
Convicted of sedition during World War I, Debs campaigned from his cell in
1920.
|
Phái xã hội. Đảng Xã hội đã đạt đỉnh cao vào
năm 1912 sau khi đã đạt 6% số phiếu bầu phổ thông. ứng cử viên cao tuổi
Eugene Debs giành được hơn 900.000 phiếu bầu vào năm đó, sau khi ông tuyên
truyền ủng hộ quyền sở hữu tập thể trong các ngành giao thông và thông tin
liên lạc, rút ngắn giờ làm và thực thi những dự án về việc làm. Bị bỏ tù do
xúi giục nổi loạn vào thời Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Debs đã vận động
tranh cử ngay trong xà lim vào năm 1920.
|
Robert LaFollette. Another Progressive was Senator
Robert La Follette, who won more than 16 percent of the vote in the 1924
election. Long a champion of farmers and industrial workers, and an ardent
foe of big business, La Follette was a prime mover in the recreation of the
Progressive movement following World War I. Backed by the farm and labor
vote, as well as by Socialists and remnants of Roosevelt's Bull Moose Party,
La Follette ran on a platform of nationalizing railroads and the country's
natural resources. He also strongly supported increased taxation on the
wealthy and the right of collective bargaining. He carried only his home
state of Wisconsin.
|
Robert LaFollette. Một đảng viên khác của Đảng Tiến bộ - Thượng
nghị sỹ Robert LaFollette đã giành được 16,6% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử
năm 1924. Vốn là một người bảo vệ tích cực cho công nhân công nghiệp và nông
dân, cũng là một người hăng hái chống lại tầng lớp chủ doanh nghiệp lớn,
LaFollette là người đầu tiên đề xướng cho việc phục hồi phong trào của Đảng
Tiến bộ sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Được nông dân và công nhân bỏ
phiếu ủng hộ, cũng như được phe xã hội và những người còn lại của Đảng Hươu
đực của Roosevelt tiếp sức, La Follette đã vận động tranh cử theo cương lĩnh
có mục tiêu là quốc hữu hóa các công ty xe lửa và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên của đất nước. Ông cũng ủng hộ mạnh mẽ việc tăng thuế đánh vào tầng lớp
giàu có và ủng hộ quyền được đàm phán tập thể với giới chủ. Ông chỉ giành
được số phiếu thuyết phục ở bang Wisconsin nơi quê hương ông mà thôi.
|
Henry Wallace. The Progressive Party reinvented
itself in 1948 with the nomination of Henry Wallace, a former secretary of
agriculture and vice president under Franklin Roosevelt. Wallace's 1948
platform opposed the Cold War, the Marshall Plan, and big business. He also
campaigned to end discrimination against African Americans and women, backed
a minimum wage, and called for the elimination of the House Committee on
Un-American Activities. His failure to repudiate the U.S. Communist Party,
which had endorsed him, undermined his popularity and he wound up with just
over 2.4 percent of the popular vote.
|
Henry Wallace. Đảng Tiến bộ lại tái lập vào năm
1948 bằng việc đề cử Henry Wallace, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp và Phó Tổng
thống dưới thời Franklin Roosevelt. Cương lĩnh năm 1948 của Wallace nhằm
chống Chiến tranh Lạnh, Kế hoạch Marshall và giới chủ kinh doanh lớn. Ông
cũng mở chiến dịch đấu tranh nhằm chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc chống lại
người da đen và phụ nữ, ông ủng hộ một mức lương tối thiểu và kêu gọi bãi bỏ
ủy ban của Hạ viện chịu trách nhiệm về các hoạt động của những người không
phải là người Mỹ. Thất bại của ông trong việc từ chối công nhận Đảng Cộng sản
Mỹ là đảng ủng hộ ông, đã làm xói mòn uy tín của ông. Ông đã đạt được hơn
2,4% số phiếu bầu phổ thông.
|
Dixiecrats. Like the Progressives, the States
Rights or Dixiecrat Party, led by South Carolina Governor Strom Thurmond,
emerged in 1948 as a spinoff from the Democratic Party. Its opposition
stemmed from Truman's civil rights platform. Although defined in terms of
"states' rights," the party's goal was continuing racial
segregation and the "Jim Crow" laws that sustained it.
|
Đảng Dân chủ phân
lập miền Nam. Giống như Đảng Tiến bộ, Đảng Các quyền bang
hay Đảng Dân chủ phân lập miền Nam do Thống đốc bang Nam Carolina, Strom
Thurmond lãnh đạo, mới nổi lên từ năm 1948. Sự đối lập của họ không phải bắt
nguồn từ các chính sách về Chiến tranh Lạnh của Truman, mà do lập trường của
ông về các quyền công dân. Tuy đảng này được xác định bằng các quyền của
bang, song mục tiêu chính yếu của đảng là tiếp tục phân biệt chủng tộc và thi
hành Luật Jim Crow là một đạo luật duy trì sự phân biệt này.
|
George Wallace. The racial and social upheavals
of the 1960s helped bring George Wallace, another segregationist Southern
governor, to national attention. Wallace built a following through his
colorful attacks against civil rights, liberals, and the federal government.
Founding the American Independent Party in 1968, he ran his campaign from the
statehouse in Montgomery, Alabama, winning 13.5 percent of the overall
presidential vote.
|
George Wallace. Những biến động có căn nguyên chủng tộc và
xã hội vào những năm 1960 đã khiến cho George Wallace, một thống đốc bang
miền Nam khác thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, được cả nước Mỹ chú
ý. Wallace đã thu hút được một lớp người ủng hộ mình thông qua những cuộc tấn
công mang tính chất phân biệt màu da chống lại các quyền công dân, chống
những người tự do và Chính phủ Liên bang. Bằng việc thành lập Đảng Độc lập Mỹ
năm 1968, ông đã tiến hành cuộc vận động tranh cử của mình từ Montgomery,
bang Alabama và giành được 13,5% tổng số phiếu bầu trên toàn nước Mỹ.
|
H. Ross Perot. Every third party seeks to
capitalize on popular dissatisfaction with the major parties and the federal
government. At few times in recent history, however, has this sentiment been
as strong as it was during the 1992 election. A hugely wealthy Texas
businessman, Perot possessed a knack for getting his message of economic common
sense and fiscal responsibility across to a wide spectrum of the people.
Lampooning the nation's leaders and reducing his economic message to easily
understood formulas, Perot found little difficulty gaining media attention.
His campaign organization, United We Stand, was staffed primarily by
volunteers and backed by his personal fortune. Far from resenting his wealth,
many admired Perot's business success and the freedom it brought him from
soliciting campaign funds from special interests. Perot withdrew from the
race in July. Re-entering it a month before the election, he won over 19
million votes as the Reform Party standard-bearer, nearly 19 percent of the
total cast. This was by far the largest number ever tallied by a third-party
candidate and second only to Theodore Roosevelt's 1912 showing as a
percentage of the total.
|
H. Ross Perot. Bất cứ đảng thứ ba nào cũng đều cố
gắng tìm kiếm lợi ích cho mình từ sự không bằng lòng của dân chúng đối với
hai đảng quan trọng nhất và với Chính phủ Liên bang. Tuy nhiên, trong lịch sử
nước Mỹ, ít có lần nào mà tình cảm bất mãn ấy lại mạnh mẽ như trong cuộc bầu
cử năm 1992. Một doanh nhân giàu có ở bang Texas, Perot đã truyền đi một
thông điệp kinh tế về trách nhiệm thuế khóa và tài chính tới đông đảo người
dân Mỹ. Do đả kích kịch liệt giới lãnh đạo đất nước và biết đơn giản hóa
thông điệp về kinh tế của mình thành một công thức dễ hiểu nên Perot không
gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Tổ
chức vận động tranh cử của ông mang tên Đoàn kết thì đứng vững, chủ yếu bao
gồm các tình nguyện viên và được cấp vốn từ tài sản riêng của ông. Nhiều
người đã khâm phục sản nghiệp giàu có của ông và ngưỡng mộ sự thành công
trong kinh doanh của Perot cũng như sự tự do hành động và các khoản tiền đặc
biệt hào phóng dành cho quỹ vận động tranh cử. Perot đã rút khỏi cuộc chạy
đua tranh cử vào tháng 7. Bằng việc tái tham gia cuộc chạy đua một tháng
trước ngày bầu cử, ông đã giành được 19 triệu phiếu bầu, một con số lớn nhất
mà một ứng cử viên đảng thứ ba đã giành được từ trước đến nay và chỉ đứng thứ
hai sau tỷ lệ phiếu bầu của Roosevelt năm 1912 nếu xét về phần trăm trên tổng
số phiếu.
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn