MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, May 12, 2012

Rising Tensions Over China’s Monopoly on Rare Earths? Căng thẳng gia tăng về sự độc quyền đất hiếm của Trung Quốc



Rising Tensions Over China’s Monopoly on Rare Earths?

Căng thẳng gia tăng về sự độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
BY JANE NAKANO

JANE NAKANO

Jane Nakano, Fellow with the Energy and National Security Program at the Center for Strategic and International Studies, explains that “the current rare earth contention should serve as a reminder of the fundamental importance of supply diversification, and the enduring value that research and development plays in meeting many of the energy and resource related challenges society faces today.”

Jane Nakano, nghiên cứu sinh Chương trình Năng lượng và An ninh Quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, giải thích rằng "tranh chấp đất hiếm hiện nay hẳn được coi như là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng cơ bản của việc đa dạng hóa nguồn cung cấp, và giá trị lâu dài rằng nghiên cứu và phát triển đóng vai trò trong việc đối phó với nhiều thách thức liên quan nguồn tài nguyên và năng lượng mà xã hội ngày nay phải đối mặt."
The United States, Japan, and the European Union—the three key consumers of Chinese rare earth materials—formally complained to the World Trade Organization (WTO) in March about Chinese restrictions on its rare earth exports. Several weeks later, China announced the establishment of a 150-plus member association with the official aim of promoting sustainable development within this sector. Some analysts wonder if this is part of a Chinese plan to circumvent international complaints by instituting an oligopolistic arrangement to control its rare earth exports. Others ask if this could be another step in an escalating dispute with China over the global supply of rare earth materials.

Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu – ba nhà tiêu thụ chính nguyên liệu đất hiếm của Trung Quốc – đã chính thức khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi tháng Ba về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Mấy tuần sau đó, Trung Quốc thông báo cho WTO về mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành này. Một số nhà phân tích nghi ngờ liệu đây có phải là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm phá vỡ các khiếu nại của quốc tế bằng việc đề ra một thỏa thuận có tính chất độc quyền nhằm kiểm soát xuất khẩu đất hiếm. Có người thì băn khoăn liệu đây có thể là một bước đi nữa trong cuộc tranh cãi đang leo thang với Trung Quốc về nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu.


The creation of an industry association should not come as a surprise. This development is consistent with China’s on-going efforts to consolidate its domestic rare earth industry, which has been riddled with environmental degradation and illegal mining. The traditional rare earth production process in China uses toxic acid for refining, and the presence of radioactive materials like thorium in rare earth mines poses dangers to miners. Essentially, increasing scrutiny and enforcement of environmental standards in rare earth production processes in the late 1980s drove costs too high for most mines outside of China to stay in business.

Việc lập ra một hiệp hội công nghiệp không nên coi là điều đáng ngạc nhiên. Động thái này phù hợp với các nỗ lực đang diễn ra của Trung Quốc nhằm củng cố ngành đất hiếm ở trong nước, vốn đi cùng với sự xuống cấp về môi trường và khai thác bất hợp pháp. Quy trình sản xuất đất hiếm truyền thống ở Trung Quốc sử dụng axít độc hại để lọc, và sự hiện diện của các nguyên liệu phóng xạ như Thorium trong đất hiếm tạo ra nhiều nguy cơ cho thợ mỏ. Thực tế, sự gia tăng kiểm tra và thực thi các tiêu chuẩn về môi trường trong các quá trình sản xuất đất hiếm vào cuối những năm 1980 đã dẫn đến chi phí quá cao, khiến các mỏ sản xuất ở ngoài Trung Quốc không thể trụ vững.

Although rare earths—a set of seventeen elements in the periodic table and key ingredients in many high-tech products like smart phones, hybrid car batteries, and laser targeting systems on military applications—are not rare, China currently accounts for over 90 percent of global supply. As Chinese society has become more aware of the environmental consequences associated with its rapid economic development—and the rare earth sector being only one of the micro-universes therein—it has introduced a series of measures to address negative conditions in the industry. For example, the country instituted a rare earth production quota in 2001, followed by an export quota in the mid-2000s.

Mặc dù đất hiếm – loại nguyên liệu gồm; 17 nguyên tố và là thành phần chủ chốt trong nhiều sản phâm công nghệ cao như điện thoại di động thông minh, pin chạy ôtô hybrid, hệ thống lade dùng trong quân sự – không phải là hiếm, Trung Quốc hiện chiếm 90% nguồn cung toàn cầu. Khi xã hội Trung Quốc có ý thức hơn về các hậu quả môi trường do phát triển kinh tế nhanh chóng – và ngành đất hiếm chỉ là một trong rất nhiều ngành thuộc số này. Trung Quốc áp dụng một loạt các biện pháp để khắc phục điều kiện tiêu cực trong ngành, như áp hạn ngạch sản xuất năm 2001 và hạn ngạch xuất khẩu vào giữa những năm 2000.



The export quotas during the early years generally met global demand. However, China began tightening its export quota in the late 2000s, leading to steep price hikes for some rare earths in early 2010. China’s dominance on global rare earth supplies and its prevailing influence on price levels were further underscored in fall 2010, when the temporary halt of Japan-bound Chinese rare earth exports followed a territorial dispute between Tokyo and Beijing over what Japan calls the Senkaku Islands and China refers to as the Diaoyu Islands in the East China Sea.

Hạn ngạch xuất khẩu trong những năm đầu tiên nhìn chung vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt hạn ngạch xuất khẩu vào cuối những năm 2000, dẫn đến việc tăng giá đột biến đất hiếm vào đầu năm 2010. Sự thống trị nguồn cung đất hiếm toàn cầu của Trung Quốc và ảnh hưởng của nước này đối với mức giá được thể hiện rõ hơn vào mùa Thu năm 2010, khi Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản sau khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Tôkyô và Bắc Kinh đối với quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc thì gọi là Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông.

The US decision to take the case to the WTO comes after years of close examination and American business complaints about Chinese practices in this industry. Washington has concluded that China’s restrictive export policies artificially raise prices for producers outside of China, leading to unfair advantages for domestic Chinese producers. Washington has also pointed to the pressure such export restraints exert upon producers from the United States and others to move their operations and technologies to China.

Quyết định của Mỹ đưa vụ việc ra WTO diễn ra sau nhiều năm xem xét và những phàn nàn của doanh nghiệp Mỹ về cách hành xử của Trung Quốc trong ngành này. Oasinhtơn đã kết luận rằng chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc là cố tình làm tăng giá đối với các nhà sản xuất bên ngoài Trung Quốc, dẫn tới các lợi thế không công bằng dành cho các nhà sản xuất nội địa của nước này. Oasinhtơn cũng chỉ ra sức ép mà các hạn chế xuất khẩu này tạo ra đối với các nhà sản xuất từ Mỹ và các nước khác để khiến họ phải chuyển sản xuất và công nghệ đến Trung Quốc.

The WTO filing in March initiated a period of consultations among the parties concerned to seek a solution to the dispute. If the consultation process fails, the dispute may be referred to a WTO panel for ruling—a process that can take several years. The filing over Chinese rare earth policies follows a WTO ruling earlier this year in favor of the European Union, the United States and Mexico, which challenged Chinese export practices over other raw materials like bauxite, magnesium and zinc.

Việc nộp đơn lên WTO vào tháng Ba đã khởi đầu cho thời kỳ tham vấn giữa các nước có liên quan để tìm kiếm một giải pháp. Nếu quá trình tham vấn thất bại, tranh chấp này có thể được đưa ra một ủy ban của WTO để phán quyết – một quy trình có thể kéo dài nhiều năm. Việc khởi kiện các chính sách đất hiếm của Trung Quốc diễn ra sau khi WTO có một phán quyết vào đầu năm nay có lợi cho EU, Mỹ và Mêhicô liên quan đến các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô như bôxít, magiê và thiếc.

Chinese rebuttals will most likely center on the environmental degradation argument as the WTO allows for export restrictions on environmental and health grounds. China will also likely stress that their restrictive policies constitute measures “relating to the conservation of exhaustible natural resources.”

Lý do bác bỏ của Trung Quốc rất nhiều khả năng tập trung vào vấn đề xuống cấp về môi trường do WTO cho phép hạn chế xuất khẩu vì lý do môi trường và y tế. Trung Quốc có khả năng cũng sẽ nhẩn mạnh rằng các chính sách hạn chế là các biện pháp “liên quan tới việc bảo tồn các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt”.

However, the United States and its fellow complainants will most likely counter-argue that the Chinese rare earth production quota has been on an upward trend, while the export quota has been on a downward trend since the late 2000s.

Tuy nhiên, Mỹ và các nước khởi kiện khác sẽ lập luận rằng hạn ngạch sản xuất của Trung Quốc có xu hướng tăng lên từ trước, trong khi hạn ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm từ cuối những năm 2000.

Regardless of how the proceedings unfold, it is unclear if a WTO ruling favorable to the complainant countries would necessarily ensure the secure supply of these materials in the global marketplace. By the time the ruling might be issued—if the case is referred to a WTO panel—two or three years could have passed, and many of the production capacities outside China would be nearing the operational stage.

Bất kể các thủ tục giải quyết sẽ diễn ra như thế nào, hiện chưa rõ liệu một phán quyết của WTO ủng hộ các nước khởi kiện có chắc chắn đảm bảo nguồn cung các nguyên liệu này trên thị trường toàn cầu hay không. Cho đến khi có một phán quyết như vậy – nếu vụ việc được đưa ra một ủy ban của WTO để giải quyết – sẽ phải mất từ hai đến ba năm, và nhiều cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc sẽ gần đạt đến giai đoạn đi vào hoạt động.

Also, some industry analysts point out that China may become a net importer of rare earths by the middle of this decade. Therefore, the utmost value of the WTO process may pertain to the international effort to continue to encourage China to respect and adhere to the rule of law in international transactions.

Ngoài ra, một số nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc có thể trở thành nước nhập khẩu đất hiếm vào giữa thập kỷ này. Do vậy, giá trị cuối cùng của quá trinh giải quyết tranh chấp tại WTO có thể chỉ ở mức là một nỗ lực quốc tế nhằm tiếp tục khuyến khích Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong các giao dịch quốc tế.

Many foreign entities that utilize rare earth materials in their supply chain have been aware of their dependence upon China for these products for some years. Since China severely reduced the export quota in 2010, these foreign consumers have accelerated efforts to diversify their supply outside of China.

Nhiều chủ thể nước ngoài sử dụng đất hiếm trong chuỗi cung ứng của mình đã ý thức được sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc đối với các sản phẩm này từ nhiều năm nay. Kể từ khi Trung Quốc giảm đáng kể hạn ngạch xuất khẩu vào năm 2010, các nhà tiêu dùng nước ngoài này đã gia tăng nỗ lực để đa dạng hóa nguồn cung bên ngoài Trung Quốc.

Non-Chinese mines with strong prospects for commercial extractions include those in Australia, Brazil, Canada, and the United States. Additional efforts by the foreign consumers include developing technologies that reduce the amount of rare earths needed in the manufacturing process, or utilizing alternatives to rare earth materials.

Trong số các nước ngoài Trung Quốc có tiềm năng lớn vê khai thác đất hiếm phục vụ thương mại có Ôxtrâylia, Braxin, Canađa và Mỹ. Các nhà sử dụng đất hiếm còn phát triển công nghệ để giảm hàm lượng đất hiếm trong quá trình sản xuất, hoặc sử dụng các biện pháp thay thế đất hiếm.

The recent Chinese industry consolidation may not be a welcome development as it will most likely increase the price of many rare earth materials. However, it is probably too short-sighted to view this move as a simple measure to side-step international
complaints about China’s restrictive export policies on rare earth materials. In reality, the consolidation likely has multiple objectives, such as to demonstrate to the Chinese public an effort to both curb pollution and eradicate illegal mining, to ensure an adequate level of supply to domestic consumers, and to encourage higher value exports—if the consolidation leads to an in-flow of foreign rare earth processors to
China. It would be neither easy nor particularly meaningful to determine which factor is most dominant.

Việc củng cố ngành đất hiếm của Trung Quốc gần đây có thể không phải là động thái được hoan nghênh vì nó sẽ làm tăng giá sản phẩm này. Tuy nhiên, có thể là quá hạn hẹp nếu coi đây chỉ là một biện pháp đơn giản nhằm đối phó với các đơn khiếu kiện của quốc tế về các chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Trên thực tế, việc củng cố ngành này có thể có nhiều, mục tiêu, như thể hiện cho công chúng trong nước thấy rằng đây là nỗ lực vừa để giảm Ô nhiễm và xóa bỏ việc khai thác bất hợp pháp, đảm bảo nguồn cung đầy đủ cho các nhà tiêu thụ nội địa, và vừa khuyến khích xuất khẩu có giá trị cao hơn. Không dễ gì, và cũng không có ý nghĩa gì, để xác định yếu tố nào là quan trọng nhất.

Meanwhile, the current rare earth contention should serve as a reminder of the fundamental importance of supply diversification, and the enduring value that research and development plays in meeting many of the energy and resource related challenges society faces today.

Trong khi đó, sự căng thẳng về đất hiếm hiện nay nên được coi là sự nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguôn cung, và giá trị của công tác nghiên cứu và phát triển trong việc đối phó với những thách thức liên quan đến năng lượng và tài nguyên mà xã hội phải đối mặt ngày nay.
Jane Nakano is a Fellow with the Energy and National Security Program at the Center for Strategic and International Studies (CSIS). She can be contacted via email at jnakano@csis.org.

Jane Nakano là chuyên viên của Chương trình Năng lượng và An ninh Quốc gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Có thể liên lạc qua email: jnakano@csis.org.
http://www.eastwestcenter.org/sites/default/files/private/apb163.pdf


Chen Exposes Communist Goliath Trần Quang Thành vạch trần người khổng lồ Goliath



Chen Exposes Communist Goliath

Trần Quang Thành vạch trần người khổng lồ Goliath

By Minxin Pei
May 08, 2012

Minxin Pei
08/5/2012


The case of Chen Guangcheng has exposed how fragile the Chinese Communist Party’s control may be. The incompetence of its repressive apparatus has been exposed.

Vụ ông Trần Quang Thành đã phơi bày sự kiểm soát yếu kém của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự kém cỏi của bộ máy đàn áp của nước này đã bộc lộ.

The drama of Chen Guangcheng, the blind self-taught lawyer who made a daring escape from his captors in his home village in Shandong to the American Embassy in Beijing this month, has almost certainly earned its place in Chinese history.   Future generations will likely compare Chen to the lone student who stood in front of a tank in Tiananmen Square on June 4, 1989. It’s doubtful whether a more inspiring film script could have been written that would do justice to the courage and defiance embodied by Chen’s story.

Câu chuyện ly kỳ về ông Trần Quang Thành, một luật sư mù tự học, đã trốn thoát một cách táo bạo khỏi những kẻ giam giữ ông tại ngôi nhà ở một ngôi làng thuộc tỉnh Sơn Đông, để tới Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh trong tháng này, gần như chắc chắn để lại dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc. Các thế hệ tương lai có thể sẽ so sánh ông Trần với người sinh viên đơn độc đã đứng trước xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 4 tháng 6 năm 1989. Không rõ liệu một kịch bản phim nào truyền cảm hứng hơn có thể được viết, sẽ đánh giá đúng sự can đảm và thách thức đã thể hiện qua câu chuyện của ông Trần.

The apparent agreement between Beijing and Washington to allow Chen to go to the United States as a visiting scholar in the very near future may have put an end to this heart-wrenching episode for now, but the fallout from this event, both for Chinese diplomacy and the ruling Communist Party’s ability to maintain control in an increasingly volatile political environment, will be significant and lasting.

Thỏa thuận rõ ràng giữa Bắc Kinh và Washington cho phép ông Trần đến Hoa Kỳ với tư cách là một sinh viên được cấp học bổng du học trong một tương lai không xa, có thể đặt dấu chấm hết cho câu chuyện cảm động này, nhưng hậu quả từ sự kiện này, cả về vấn đề ngoại giao của Trung Quốc và khả năng cầm quyền của Đảng Cộng sản để duy trì quyền kiểm soát trong một môi trường chính trị ngày càng không ổn định, sẽ quan trọng và lâu dài.


On the diplomatic front, the relative flexibility demonstrated by Beijing in handling this crisis has definitely prevented an even more damaging outcome.  The all-important U.S.-China relationship was spared another body blow.


Trên mặt trận ngoại giao, sự mềm mỏng tương đối của Bắc Kinh thể hiện qua việc xử lý cuộc khủng hoảng này chắc chắn đã ngăn chặn một kết quả thậm chí còn nguy hiểm hơn. Mối quan hệ rất quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc đã ngăn chặn một đòn đánh sinh tử khác.

Yet, Beijing should find no cause for cheer. The damage done to the Chinese government’s image abroad is incalculable. For almost a week, the world was riveted by the unfolding drama of Chen’s escape. People all over the world cared about Chen’s wellbeing because he was a powerful symbol for courage and social justice.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không nên lấy lý do này để ăn mừng. Những thiệt hại đối với hình ảnh của chính phủ Trung Quốc ở nước ngoài là khôn lường. Trong thời gian gần một tuần, thế giới đã tập trung vào câu chuyện bị lộ về sự trốn thoát của ông Trần. Tất cả mọi người trên thế giới quan tâm đến sức khỏe của ông Trần vì ông là biểu tượng mạnh mẽ cho sự dũng cảm và công bằng xã hội.


This couldn’t be good news for Chinese leaders, now seen as complicit in Chen’s mistreatment by thugs hired by local government officials. China may have invested tens of billions of dollars, including extravaganzas like the Beijing Olympics and the Shanghai Expo, to boost its international standing. All it takes to undo such “soft power” offensives is one lonely blind man who dared to show to the rest of the world the cruelty and repressiveness of the current Chinese political system.
Đây không thể là tin tốt lành cho các lãnh đạo Trung Quốc, hiện được xem như là những kẻ đồng lõa trong vụ ngược đãi ông Trần, do những tên côn đồ đã được các quan chức chính quyền địa phương thuê mướn. Trung Quốc có thể đầu tư hàng chục tỷ đô la, gồm cả các tác phẩm ngông cuồng như trong Thế vận hội Bắc Kinh và hội chợ triển lãm Thượng Hải, để gia tăng vị thế quốc tế của họ. Nhưng tất cả các cuộc tấn công bằng “sức mạnh mềm” như thế đều bị hủy hoại chỉ bởi một người đàn ông mù đơn độc, dám phơi bày cho cả thế giới thấy sự tàn ác và thô bạo của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay.

For the party, the domestic political fallout is perhaps even more worrying. Chen’s escape revealed the incompetence of its repressive apparatus. If more than a hundred thugs couldn’t guard a blind man, one wonders whether this costly apparatus could do much else.

Đối với đảng, hậu quả chính trị trong nước có lẽ còn đáng lo ngại hơn. Sự trốn thoát của ông Trần đã để lộ sự thiếu năng lực của bộ máy đàn áp của đảng. Nếu hơn một trăm tên côn đồ không thể canh giữ một người đàn ông mù, người ta tự hỏi liệu bộ máy tốn kém này có thể làm được tích sự gì.

Another disquieting development for the Chinese government during this episode was the failure of its censorship system in blocking out the news of Chen’s escape. Of course, the censors tried hard, but China’s Twitter equivalent, the micro blogs, made their job impossible, as during the Bo Xilai scandal.  There isn’t enough evidence to suggest whether such demonstration of incompetence has hurt the hardliners inside the party.  While it’s conceivable that they could use these two incidents to urge tougher repressive measures in the future, it’s hard to imagine that their political standing has increased as a result of the Chen story.

Một diễn biến đáng lo ngại cho chính phủ Trung Quốc trong sự vụ này là sự thất bại của hệ thống kiểm duyệt của họ trong việc ngăn chặn các tin tức về sự trốn thoát của ông Trần. Dĩ nhiên là các nhà kiểm duyệt đã cố gắng hết sức, nhưng Twitter của Trung Quốc, các tiểu blog, đã vô hiệu hóa sự kiểm duyệt đó, y như trong vụ bê bối Bạc Hy Lai. Vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy liệu sự trình diễn kém cỏi đó có làm tổn thương những người bảo thủ trong nội bộ Đảng hay không. Trong khi có khả năng là họ có thể sử dụng hai sự cố này để hối thúc các biện pháp đàn áp cứng rắn hơn trong tương lai, thật khó có thể tưởng tượng rằng vị thế chính trị của họ gia tăng qua kết quả câu chuyện của ông Trần.

If anything, the Chen drama suggests that fear of repression is dissipating within China.  Chen escaped with the help of a network of friends and human rights activists, who risked their lives and liberty to spirit him away from danger and into the U.S. Embassy.  More remarkably, after the Chen story broke, many of the same activists fearlessly served as the conduit between Chen and the outside world, even though several of them were detained and beaten up by the police. For the Chinese Communist Party, this is perhaps the most worrisome development – long-repressed dissidents are less afraid to challenge the regime directly. To the extent that authoritarian regimes maintain power largely through fear, the loss of fear on the part of the opposition initially and the ordinary people afterwards is almost certain to portend a profound crisis.

Rõ ràng là vở kịch về ông Trần cho thấy, nỗi lo sợ sự đàn áp đang tan biến ở Trung Quốc. Ông Trần đã trốn thoát với sự giúp đỡ của một mạng lưới bạn bè và các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã không sợ nguy hiểm đến mạng sống và sự tự do của họ để đưa ông trốn khỏi nguy hiểm và vào Đại Sứ quán Mỹ. Đáng chú ý hơn, sau khi câu chuyện của ông Trần lộ ra, nhiều nhà hoạt động như ông đã không hề sợ hãi khi giữ vai trò cầu nối giữa ông Trần với thế giới bên ngoài, mặc dù một vài người trong số này đã bị bắt giữ và bị cảnh sát đánh đập. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, có lẽ đây là diễn biến đáng lo ngại nhất, những người bất đồng chính kiến bị đàn áp quá lâu nên bớt sợ để thách thức chế độ một cách trực tiếp. Các chế độ độc tài duy trì quyền lực chủ yếu là qua sự sợ hãi, lúc đầu một bộ phận của phía đối lập không còn sợ hãi nữa, và sau đó là những người dân thường, gần như chắc chắn là điềm báo trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.


Obviously, the Chen story has to be understood in the context of the Bo Xilai affair. Though completely unrelated, the two incidents have reinforced the perception that the current Chinese political system is entering a period of elevated political risks. In the Bo case, power struggle within the ruling elites has seriously undermined the party’s unity, a critical requisite for survival.  In the Chen case, the fearless act of one man will likely inspire many others to stand up for their rights.

Rõ ràng, câu chuyện của ông Trần có thể được hiểu trong bối cảnh của vụ Bạc Hy Lai. Mặc dù hoàn toàn không liên quan, nhưng hai sự kiện này đã củng cố nhận thức rằng, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay đang bước vào thời kỳ rủi ro chính trị lớn. Trường hợp ông Bạc, sự tranh giành quyền lực trong giới cai trị đã làm suy yếu nghiêm trọng sự thống nhất của đảng, một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn. Trường hợp ông Trần, hành động không hề sợ hãi của một người đàn ông có khả năng sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhiều người khác đứng lên để bảo vệ quyền của họ.

Coming on the eve of the party’s 18th Congress, when a new leadership team will be installed, these two incidents have fundamentally altered our perception of the resilience of the current regime. Not too long ago, some leading sinologists proposed a theory of “authoritarian resilience” to explain why and how the post-Tiananmen regime had been so successful in maintaining power. Among other things, they argued that in the post-Tiananmen era, the party had managed to institutionalize its succession process, strengthened meritocracy, and learned to respond to public opinion.

Đại hội Đảng lần thứ 18 đang đến gần, khi đội ngũ lãnh đạo mới sẽ được thành lập thì hai sự cố này đã cơ bản thay đổi nhận thức của chúng ta về sự bền vững của chế độ hiện hành. Cách đây không lâu, một số nhà Trung Hoa học hàng đầu đã đưa ra học thuyết về “khả năng chịu đựng của chế độ độc tài” để giải thích lý do tại sao và làm thế nào mà chế độ này ở thời kỳ hậu Thiên An Môn đã rất thành công trong việc duy trì quyền lực. Ngoài nhiều điều tranh luận, họ đã lập luận rằng, thời kỳ hậu Thiên An Môn, đảng đã thể chế hoá quá trình chuyển giao quyền hành, gia tăng việc trọng dụng nhân tài, và học cách đối phó với công luận.

As a result of the Bo and Chen incidents, we now know that the party’s rule isn’t resilient, but fragile. Its succession process remains unpredictable. Meritocracy is basically a myth (otherwise, how do you explain Bo’s near-successful promotion to the Politburo Standing Committee?). That Chen has been so mistreated so illegally for so long, despite public protest in the cyberspace, indicates that the party can be tone-deaf where its intervention is desperately needed to avert a human tragedy and a political crisis.


Kết quả của sự cố Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành cho chúng ta thấy rằng sự cầm quyền của đảng hiện không bền vững, và rất mong manh. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn không thể đoán trước. Chế độ nhân tài về cơ bản là một huyền thoại, nếu không, làm sao có thể giải thích sự thăng tiến gần như thành công của ông Bạc vào Ban thường vụ Bộ Chính trị? Và rằng ông Trần đã bị đối xử tệ bạc bất hợp pháp quá lâu, mặc dù phản đối công khai trên không gian mạng, cho thấy rằng Đảng không còn có khả năng nghe thấy những sự việc mà sự can thiệp của họ thì rất cần thiết, nhằm ngăn chặn một thảm kịch nhân loại và một cuộc khủng hoảng chính trị.

The emerging perception of a ruling party facing an impending crisis is, in all likelihood, the most significant political fallout from the Chen Guangcheng story.  Of course, it’s purely psychological. But when we put all the pieces of the puzzle together – the deep structural economic difficulties facing China, a rising sense of uncertainty and anxiety among the elites, an intellectual reawakening, and an emboldened dissident community – it may not be a stretch to say that China has entered a political phase that is fundamentally different from the past two post-Tiananmen decades.


Nhận thức rõ nét về đảng cầm quyền phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang treo lơ lửng đó là, rất có thể hậu quả chính trị quan trọng nhất đến từ câu chuyện của ông Trần Quang Thành. Dĩ nhiên, hoàn toàn về mặt tâm lý. Nhưng khi chúng ta xâu chuỗi tất cả các vấn đề rắc rối lại với nhau, những khó khăn sâu sắc về cấu trúc kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cảm giác về sự không chắc chắn và lo lắng trong giới lãnh đạo gia tăng, trí thức đã thức tỉnh, và một cộng đồng các nhà bất đồng chính kiến được khuyến khích, có thể không quá phóng đại để nói rằng, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn chính trị hoàn toàn khác với hai thập kỷ sau sự kiện Thiên An Môn.

Minxin Pei is a professor of government at Claremont McKenna College
Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở Claremont McKenna College



Translated by Dương Lệ Chi

http://the-diplomat.com/2012/05/08/chen-exposes-the-communist-goliath/?all=true