|
|
The Neverending
Story: Drama in the South China Sea
|
Chuyện không bao giờ
kết thúc: Kịch tính trên biển Đông
|
By Trefor Moss
|
Trefor Moss
|
The Diplomat, September 07, 2012
|
The Diplomat, 7 tháng Chín 2012
|
While many have put their faith in a Code of Conduct some
wonder if China is stalling for time. A real solution may take years, if
ever.
|
Mặc dù có nhiều người đặt tin tưởng vào một bộ Quy tắc ứng
xử cho vấn đề biển Đông, một số người khác lại tự hỏi là liệu Trung Quốc có
cố tình trì hoãn để mua thời gian hay không. Như vậy, một giải pháp đích
thực, nếu có, cũng phải mất nhiều năm mới hình thành.
|
The South China Sea is often presented as one of the
world’s thorniest territorial disputes. A group of objective, completely
disinterested observers, however, would likely find this characterization
peculiar. Indeed, to these hypothetical people, it would seem painfully
obvious what needed to be done to at least significantly reduce the tensions
in the South China Sea. Such a plan would likely start with four simple
steps:
|
Biển Đông thường được mô tả như là một trong những cuộc
tranh chấp lãnh thổ gai góc nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu có một nhóm quan
sát viên đủ khách quan và hoàn toàn không thiên vị, họ sẽ nhận thấy lối mô tả
vừa nói là lạ lẫm. Thật vậy, đối với nhóm quan sát viên giả định này, những
gì cần phải thực hiện để chí ít làm giảm bớt tình hình căng thẳng tại biển
Đông một cách đáng kể, trông có vẻ hiển nhiên đến khó chịu. Một kế hoạch như
thế có thể sẽ bắt đầu bằng bốn giai đoạn đơn giản:
|
Step 1: Put sovereignty issues to one side. These are too
complex and too emotive to be solved in the foreseeable future.
|
Bước 1: Đặt các vấn đề chủ quyền qua một bên. Những vấn đề
này là quá phức tạp và đầy cảm tính, không thể giải quyết trong một tương lai
có thể trông thấy.
|
Step 2: Establish who claims what. China, for example, is
extremely protective of its sovereignty, but it has never made a precise declaration
about which areas of the South China Sea it actually owns (vaguely drawing
dashes on a map doesn’t count). Claims should be filed with the UN’s
International Court of Justice by a certain date – complete with latitude or
longitude coordinates – or be considered frivolous by the rest of the world.
|
Bước 2: Xác định nước nào có tuyên bố chủ quyền trên vùng
biển nào. Trung Quốc, chẳng hạn, là cực kỳ muốn bảo vệ chủ quyền của mình,
nhưng lại chưa bao giờ tuyên bố chính xác Trung Quốc thực sự làm chủ vùng nào
trong biển Đông (việc vẽ ra một cách mơ hồ những đường đứt đoạn trên một bản
đồ là không có giá trị). Các đòi hỏi chủ quyền phải được gửi đến Tòa án Quốc
tế LHQ trước ngày nhất định – có ghi rõ đầy đủ toạ độ kinh tuyến và vĩ tuyến
của vùng lãnh thổ – nếu không, sẽ bị thế giới coi như là thiếu cơ sở.
|
Step 3: Use UNCLOS wherever possible. Here’s a happy
coincidence: all South China Sea claimants have ratified the United Nations
Convention on the Law of the Sea. That should make this situation so much easier
to handle. For areas that are not contested, UNCLOS clearly lays out the
rights of the claimant state and also of non-claimant states in territorial
waters and exclusive economic zones. Any problems and the Convention (Article
279 ff.) also has a detailed dispute-resolution mechanism.
|
Bước 3: Áp dụng Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ở bất
cứ nơi nào có thể áp dụng. Ở đây có một sự trùng hợp đáng mừng là: tất cả các
nước đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông đều đã phê chuẩn UNCLOS. Điều này lẽ ra
phải giúp cho tình hình dễ giải quyết hơn nhiều. Đối với các vùng không bị
tranh chấp, UNCLOS quy định rõ ràng các quyền của quốc gia có chủ quyền cũng
như các quốc gia không có chủ quyền trong các vùng lãnh hải và các khu đặc
quyền kinh tế. Bất cứ vấn đề nào Công ước (Điều 279 ff,) cũng đều có một cơ
chế giải quyết tranh chấp chi tiết.
|
Step 4: Neutralize the contested areas. If the disputants
really want to maintain peace and stability in the South China Sea – and they
all say that they do – then they obviously need to draw up a set of rules
governing what is and is not allowed in disputed zones. They could call it a
Code of Conduct, or some something of the sort. Likely rules would include:
the demilitarization of disputed areas; refraining from any provocative
rhetoric or action, such as new construction projects on contested islands;
no exploration for, or exploitation of, marine resources, unless the
claimants agree to do it jointly; and the establishment of a dispute
resolution mechanism, probably under the auspices of the ICJ.
|
Bước 4: Trung lập hóa các vùng tranh chấp. Nếu các nước
tranh chấp thực sự muốn duy trì hòa bình và ổn định tại biển Đông – và tất cả
các nước đều nói họ muốn – thì rõ ràng là, họ cần phải thảo ra một bộ quy tắc
để quản lý việc gì được cho phép và việc gì không được cho phép trong những
khu tranh chấp. Họ có thể gọi đó là một bộ Quy tắc ứng xử, hay bằng một từ ngữ
tương tự. Những quy tắc này có thể bao gồm việc: phi quân sự hóa những vùng
tranh chấp (demilitarization of disputed areas); tránh bất cứ một luận điệu
hay hành động khiêu khích nào, chẳng hạn như các dự án xây dựng mới trên các
đảo tranh chấp; không thăm dò hay khai thác các tài nguyên dưới biển, trừ phi
các nước tranh chấp thỏa thuận hợp tác để thực hiện việc này; và thiết lập
một cơ chế giải quyết tranh chấp; có thể đặt dưới sự bảo trợ của Toà án Quốc
tế.
|
It all sounds so simple. But beyond the realms of this
“Fantasy Dispute Resolution” and back in the messy world of international
politics, this tidy plan is a complete non-starter. The underlying reason for
this is that different countries diagnose the South China Sea problem
differently. Some think the situation is dangerous and needs fixing. Others,
notably China, are actually quite comfortable with the status-quo.
|
Tất cả những điều nói trên nghe ra thật đơn giản. Nhưng
nếu đi ra ngoài lãnh vực “Giải quyết tranh chấp tưởng tượng” này để trở về
với thế giới hỗn độn của chính trị quốc tế, kế hoạch nhỏ bé này hoàn toàn
không thể khởi động được. Lý do chủ yếu là, nhiều quốc gia khác nhau chẩn
đoán vấn đề biển Đông theo nhiều cách khác nhau. Một số nước cho rằng tình
hình hiện nay là rất nguy hiểm và cần có giải pháp. Một số nước khác, đặc
biệt là Trung Quốc, lại hoàn toàn thoải mái với nguyên trạng (the status
quo).
|
For many observers, the recent disputes over Scarborough
Shoal and other island territories have become a matter of great concern.
Beijing is less disturbed, however. In fact, China’s strategy is to maintain
this sometimes messy status-quo, while making outward demonstrations of being
cooperative about seeking a lasting solution so as to guard against accusations
that it is the problem. It calculates that these tensions are unlikely to
lead to conflict, and that they are an acceptable price to pay for its
continued ability to act with relative impunity in disputed areas. At the
same time, Beijing doesn’t want to overstep the mark, which would harm its
standing in Southeast Asia (many parts of which are pro-China), and invite
greater U.S. involvement in the region.
|
Đối với nhiều quan sát viên, những tranh chấp gần đây về
Bãi cạn Scarborough và các lãnh thổ đảo khác đã trở nên một vấn đề rất đáng
quan tâm. Nhưng Bắc Kinh thì ít giao động hơn nhiều. Thật ra, chiến lược của
Trung Quốc là cố tình duy trì nguyên trạng có khi bất ổn này (sometimes messy
status quo), trong khi bề ngoài TQ cố làm ra vẻ cộng tác trong việc tìm kiếm
một giải pháp lâu dài, chỉ để tránh bị quy kết là kẻ tạo ra vấn đề. Trung
Quốc tính toán rằng những căng thẳng này sẽ không có khả năng dẫn đến xung
đột vũ trang, và chúng là cái giá mà TQ có thể chấp nhận phải trả cho việc
tiếp tục hành động [sai trái] của mình tại các vùng tranh chấp, mà không ai
làm gì được. Đồng thời, Bắc Kinh cũng không muốn bước quá lằn ranh, vì làm
như thế sẽ có hại cho uy tín của TQ tại Đông Nam Á (hiện có một số nước thân
Trung Quốc) và chỉ mời mọc Hoa Kỳ can thiệp nhiều hơn nữa vào khu vực.
|
Beijing’s grandest cooperative gesture to date was its
establishment of the 3 billion yuan ($473 billion USD) China-ASEAN Maritime
Cooperation Fund in 2011. Discussions are now underway about how this money
can be spent in order to help implement the 2002 Declaration of Conduct (DOC)
in the South China Sea. According to Ian Storey, a senior fellow at the
Institute of Southeast Asian Studies in Singapore, this is all building up to
a tenth anniversary communiqué to mark the original signing of the DOC. But
is this really anything to celebrate? The DOC is a failed protocol that was
never properly implemented – which is why momentum has built up behind the
formulation of a new Code of Conduct. “China’s view is that some ASEAN
members have repeatedly violated the DOC; that’s also the view of some of the
ASEAN countries about China,” Storey remarks.
|
Cử chỉ hợp tác cao đẹp nhất của Bắc Kinh cho đến nay là
thiết lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN trị giá 3 tỉ yuan (hay 473
triệu USD) năm 2011. Hiện nay đang có những cuộc thảo luận liên quan đến cách
sử dụng số tiền này cho việc thực thi bản Tuyên bố ứng xử (Declaration of
Conduct, hay DOC) năm 2002 về vấn đề biển Đông. Theo Ian Storey, một nhà
nghiên cứu thâm niên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, đây là một
nỗ lực nhằm chuẩn bị cho việc đưa ra một thông cáo chung đánh dấu kỷ niệm năm
thứ 10 ngày ký kết DOC đầu tiên. Nhưng sự kiện này có thực sự đáng được liên
hoan hay không? DOC là một nghị định thư bất thành (a failed protocol) chưa
bao giờ được thực thi nghiêm chỉnh – và đây là lý do cần có một cuộc vận động
nhằm thúc đẩy việc hình thành một bộ Quy tắc ứng xử mới (a new Code of
Conduct). Storey nhận xét: “Theo quan điểm của Trung Quốc, một số thành viên
ASEAN đã liên tục vi phạm DOC; nhưng đó cũng là quan điểm của một số nước
ASEAN đối với Trung Quốc”.
|
“But is China serious about an effective Code of Conduct?”
he asks. “I think the answer is no. A really effective code would constrain
China’s freedom of manoeuver in the South China Sea, and big countries don’t
like that.”
|
“Nhưng liệu Trung Quốc có thực sự muốn một bộ Quy tắc ứng
xử có thực lực hay không?” Storey nêu câu hỏi và tự giải đáp. “Tôi nghĩ câu
trả lời là không. Một bộ quy tắc thực sự hữu hiệu sẽ hạn chế quyền tự do thao
túng của Trung Quốc trên biển Đông, và các nước lớn thường không thích một
điều như vậy”.
|
The Philippines, Vietnam, and other interested parties
have doubtless reached the same conclusion about China’s commitment to
crafting a meaningful COC. Filipino proposals backed by Hanoi for a robust
COC have already been diluted by other ASEAN members, for fear of
antagonizing China. More recently, the July ASEAN Foreign Ministers Meeting
held in Phnom Penh descended into a farce, with Cambodia, the current Chair,
blocking constructive debate about the South China Sea dispute in defense of
China’s interests. Cambodia has sold ASEAN out: in doing so, it has
facilitated a Chinese policy of extraterritorial interference in Southeast
Asia’s key institution. For China, it’s been a foreign-policy coup.
|
Philippines, Việt Nam và một số nước tranh chấp khác rõ
ràng đã đi đến cùng một kết luận về sự cam kết ỡm ờ của Trung Quốc đối với
việc soạn thảo một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có ý nghĩa. Đề nghị của
Philippines được Hà Nội hậu thuẫn đòi hỏi một bộ Quy tắc ứng xử có thực quyền
đã bị các thành viên ASEAN sửa đổi cho yếu đi, chỉ vì họ sợ làm mất lòng
Trung Quốc. Gần đây hơn, cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng Bảy tại
Phnom Penh đã trở thành một trò hề, vì Campuchia, nước giữ ghế Chủ tịch hiện
nay, nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, đã tìm cách ngăn chặn một cuộc thảo
luận tích cực về tranh chấp biển Đông. Campuchia đã bán đứng ASEAN: bằng hành
động này, Phnom Penh đã cho phép Trung Quốc thực hiện một chính sách can
thiệp với đặc quyền ngoại giao (extraterritorial interference) tại một cơ chế
then chốt của Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, đây là một cuộc đảo chính ngoại
giao (a foreign policy coup).
|
Indonesia – doing the job that Cambodia failed to do –
subsequently showed ASEAN some leadership after the Phnom Penh fiasco,
cobbling together a common position called the “Six-Point Principles on the
South China Sea”. Though better than the Cambodian no-show, it’s a lax
document that goes no further than calling for “an early conclusion” to the
COC drafting process.
|
Cố gắng làm cái việc mà Campuchia không làm được,
Indonesia liền đó đã chứng tỏ với ASEAN khả năng lãnh đạo của mình sau sự
thất bại thảm hại của Hội nghị Phnom Penh, bằng cách vá víu để đúc kết một
lập trường chung gọi là “Nguyên tắc sáu-điểm về biển Nam Trung Hoa [biển Đông
VN]”. Mặc dù tốt hơn sự kiện Campuchia không đưa ra được một thông cáo chung
nào, lập trường do Indonesia bảo trợ không đi ra ngoài việc kêu gọi “sớm hoàn
tất” tiến trình soạn thảo bộ Quy tắc ứng xử.
|
That won’t happen. China has already begun soft-pedaling
on talks, which are now unlikely to happen until 2013 (the upcoming
leadership handover in Beijing all but rules out near-term movement on what
has become such a contentious issue). A new code is therefore unlikely to
emerge before 2014 at the earliest.
|
Nhưng điều đó sẽ không diễn ra. Trung Quốc đã bắt đầu trì
hoãn các cuộc đàm phán, khiến chúng khó có triển vọng diễn ra trước năm 2013
(cuộc chuyển giao quyền lực tại Bắc Kinh loại trừ bất cứ động thái nào trong
một tương lai gần có liên quan đến một vấn đề gây tranh cãi như thế). Một bộ
Quy tắc ứng xử mới vì thế không thể xuất hiện trước năm 2014 là thời điểm sớm
nhất.
|
It would be worth the wait, of course, if it was a
business-like code that really sought to regulate the behavior of claimant
states. But nobody expects it to be. “China will not accept anything that is
mandatory,” concludes Carlyle Thayer, an emeritus professor at the Australian
Defence Force Academy.
|
Tất nhiên, nếu đó là một bộ quy tắc ứng xử hữu hiệu, tìm
cách điều tiết hành vi của các nước có yêu sách chủ quyền, thì đó là một viễn
ảnh đáng chờ đợi. Nhưng không ai dự kiến điều này sẽ diễn ra. “Trung Quốc sẽ
không chấp nhận bất cứ điều gì có tính cách bắt buộc”; đó là kết luận của
Carlyle Thayer, Giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc.
|
Strangely enough, China could gain a great deal from
backing the formulation of an effective COC. Its image in the region would
receive a considerable boost; calls for greater U.S. involvement in the
region would diminish; and the chances of conflict over some tiny island
would recede.
|
Lạ thay, lẽ ra Trung Quốc có thể có nhiều lợi thế nếu TQ
chịu hậu thuẫn việc soạn thảo một bộ Quy tắc ứng xử có thực quyền. Nhờ thế,
hình ảnh TQ ở trong khu vực sẽ được nâng cao đáng kể; những lời kêu gọi Hoa
Kỳ can thiệp nhiều hơn nữa trong khu vực sẽ giảm bớt; và nguy cơ xung đột
trên một hòn đảo nhỏ bé nào đó trong biển Đông sẽ dần dần biến mất.
|
However, these attractive aspects of cooperative diplomacy
are outweighed by Beijing’s instinct not to give any ground where sovereignty
issues are concerned. “When it comes to high-stake, high-politics issues,
such as territorial disputes and strategic rivalries, international
agreements have limited impact,” suggests Zhang Baohui, an associate
professor at Lingnan University in Hong Kong. “Overall I think China is a
status quo power on the South China Sea issues,” Zhang but observes that
upholding the status quo cuts both ways: China won’t facilitate a lasting
solution, but it won’t be the one to provoke a confrontation either. It will
only react forcefully to perceived provocations on the part of others, as in
its recent dispute with Manila. At the same time, it will not hold back from
pushing the envelope of acceptable behavior, such as upgrading Sansha to city
status, for example, or granting new drilling rights to Chinese oil
companies.
|
Nhưng, những khía cạnh hấp dẫn này của một chính sách
ngoại giao hợp tác đã bị khuynh loát bởi bản năng không khoan nhượng của Bắc
Kinh về các vấn đề liên quan đến chủ quyền. “Khi liên quan đến các vấn đề
quyền lợi to lớn và chính trị quan trọng, các thỏa hiệp quốc tế có tác dụng
rất hạn chế”, đó là ý kiến của Zhang Baohui, một Phó giáo sư thuộc Đại học
Lingnan tại Hồng Kông. Ông nói, “Nhìn chung, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là
cường quốc muốn duy trì nguyên trạng về các vấn đề trong biển Nam Trung Hoa”.
Zhang nhận xét rằng duy trì nguyên trạng có lợi cho Trung Quốc theo hai cách:
TQ sẽ không cần tạo điều kiện để sớm đạt được một giải pháp lâu dài, nhưng TQ
cũng không muốn mang tiếng là nước tạo ra một cuộc đối đầu. TQ sẽ chỉ phản
ứng mạnh mẽ trước những điều mà TQ coi là những khiêu khích của các nước
khác, như trong cuộc tranh chấp gần đây với Manila. Đồng thời, Trung Quốc sẽ
không dè dặt khi cần nống rộng giới hạn của một hành vi có thể chấp nhận,
chẳng hạn như việc nâng cấp Tam Sa thành một thành phố, hay việc cấp giấy
phép cho các công ty dầu lửa TQ khoan dầu tại các vùng tranh chấp.
|
But what is China’s ultimate objective in all of this?
“They just want to play for time, and to drag it out as long as possible,”
argues Storey. “What is China’s end game? I don’t think they know
themselves.”
|
Nhưng mục tiêu nhiên hậu của Trung Quốc trong việc [theo
đuổi bộ Quy tắc ứng xử] này là gì? “Trung Quốc chỉ muốn mua thêm thời gian,
càng kéo dài nguyên trạng càng lâu càng tốt”, Storey lý luận. “Nhưng nước cờ
sau cùng của Trung Quốc là gì? Tôi không tin bản thân Trung Quốc biết được
điều này”.
|
Sadly, there is no Plan B for the South China Sea. China
and ASEAN appear locked into the futile process of formulating a Code of
Conduct that won’t address the types of conduct that actually need
addressing. Pity the poor diplomats who will be spending the next two years
working on it. The COC is another fantasy – only one that won’t sound good
either in theory or in practice.
|
Điều đáng buồn là, hiện nay vẫn chưa có một phương án thứ
hai (Plan B) để giải quyết tình hình biển Đông. Trung Quốc và ASEAN hình như
đang bị khóa chặt vào trong một tiến trình vô ích, đó là tiến trình hình
thành một bộ Quy tắc ứng xử; nhưng bộ quy tắc này sẽ không xử lý được các
loại hành vi cần phải thực sự được xử lý tại biển Đông. Thật là tội nghiệp
cho các nhà ngoại giao phải khốn khổ làm việc trong vòng hai năm tới để soạn
thảo một bộ quy tắc như thế. Bộ quy tắc ứng xử này chỉ là một điều hoang
tưởng khác – chỉ là một điều nghe không ổn cả trên lý thuyết lẫn trong thực
hành.
|
Trefor Moss is an
independent journalist based in Hong Kong. He covers Asian politics, defence
and security, and was Asia-Pacific Editor at Jane’s Defence Weekly until
2009. He can be followed on Twitter @Trefor1.
|
Trefor Moss là một
nhà báo độc lập, làm việc tại Hồng Kông. Ông viết về các đề tài chính trị,
quốc phòng và an ninh châu Á, và từng là Biên tập viên về khu vực châu Á -
Thái Bình Dương tại Tuần báo Quốc phòng Jane cho đến năm 2009. LiLiên hệ theo
địa chỉ Twitter @Trefor1.
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
http://thediplomat.com/2012/09/07/the-neverending-story-drama-in-the-south-china-sea/?all=true
|
|
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, September 10, 2012
The Neverending Story: Drama in the South China Sea Chuyện không bao giờ kết thúc: Kịch tính trên biển Đông
Subscribe to:
Posts (Atom)