MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, September 4, 2012

Preparing for War with China Chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc






Preparing for War with China

Chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc

James Holmes
James Holmes
National Interest, August 16, 2012
National Interest, 16/8/2012


For an operational concept that has never been published, the U.S. military’s AirSea Battle doctrine has elicited some fiery commentary. Or maybe it stokes controversy precisely because the armed forces haven’t made it official. Its details are subject to speculation. The chief source of information about it remains an unclassified, unofficial study published in 2010 by the Washington-based Center for Strategic and Budgetary Assessments.

Do một khái niệm tác chiến vừa được công bố mà Học thuyết Tác chiến Hải-Không của quân đội Mỹ đã gây nên những bình phẩm gay gắt. Có thể nó gây nên các cuộc tranh cãi chỉ vì các lực lượng vũ trang vẫn chưa coi nó là chính thức. Các chi tiết của nó là chủ đề của những lời ức đoán.Nguồn thông tin chính về nó vẫn còn là một nghiên cứu không chính thức không thuộc loại bí mật được Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách có trụ sở tại Washington công bố năm 2010.


The debate over AirSea Battle swirls mostly around technology and whether the doctrine is aimed at China. To answer the latter question first: Yes, it is about China. It has to be.

Cuộc tranh cãi về học thuyết Tác chiến Hải-Không chủ yếu xoay quanh khía cạnh công nghệ và câu hỏi phải chăng học thuyết này nhằm vào Trung Quốc. Có thể trả lời câu hỏi này trước: đúng, nó nhắm tới Trung Quốc.


This is no prophecy of doom. From a political standpoint, war with China is neither inevitable nor all that likely. But military people plan against the most formidable capabilities they may encounter. And from an operational standpoint, China’s People’s Liberation Army (PLA) presents the sternest “anti-access” challenge of any prospective antagonist. Either strategists, planners and warfighters prepare for the hardest case, or the United States must write off important regions or options.

Không có tiên đoán nào về sự diệt vong. Xét về khía cạnh chính trị, cuộc chiến tranh với Trung Quốc không phải là không tránh khỏi, cũng không phải là ít khả năng xảy ra. Nhưng giới chức quân đội đang lên kế hoạch chống lại các khả năng kinh khủng nhất mà họ có thể phải đương đầu. Và xét về khía cạnh chiến sự, Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đặt ra thách thức "chống tiếp cận" cứng rắn nhất so với bất kỳ địch thủ nào trong tương lai. Các chiến lược gia, các nhà hoạch định và cả binh sĩ đều chuẩn bị cho tình huống gay cấn nhất, cả nước Mỹ phải xác định những khu vực và lựa chọn quan trọng.


The PLA thus represents the benchmark for U.S. military success in maritime Asia, by most accounts today’s crucible of great-power competition. Other potential opponents, notably the Iranian military, fall into what the Pentagon terms “lesser-included” challenges. If U.S. forces can pierce the toughest anti-access defenses out there—if they can crack the hardest nut—the softer defenses erected by weaker opponents will prove manageable.

Như vậy, PLA được coi là cái mốc chuẩn cho sự thành công của quân đội Mỹ tại khu vực biển ở châu Á, nơi hầu hết mọi người đều gọi là cuộc thử thách gắt gao về cạnh tranh giữa các nước lớn trong thời đại ngày nay. Các đối thủ tiềm năng khác, đặc biệt là quân đội Iran, được Lầu Năm Góc xếp vào loại các thách thức "thức yếu". Bởi nếu các lực lượng của Mỹ có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ "chống tiếp cận" cứng rắn nhất ở bên ngoài thì các hệ thống phòng thủ mềm hơn mà các đối thủ yếu hơn dựng lên sẽ hoàn toàn dễ dàng bị quản lý.


That focus on anti-access is why AirSea Battle is about China—because it’s the gold standard, not because anyone expects, let alone wants, war in the Western Pacific.

Sự chú trọng tới chiến lược "chống tiếp cận" giải thích tại sao học thuyết Tác chiến Hải Không là nhằm vào Trung Quốc - vì tiêu chuẩn vàng của họ, không phải vì ai đó mong chờ xảy ra chiến tranh tại Tây Thái Bình Dương.


The Technology

Anti-access is a catchy new name for the old concept of layered defense. Like all naval officers, I was reared on it. Think about air defense. When an aircraft-carrier task force goes in harm’s way, commanders dispatch “combat air patrols” around the fleet, concentrating along the “threat axis,” or direction from which air attack appears most likely. Interceptors from the carrier air wing constitute the first, outermost line of defense.

Công nghệ

"Chống tiếp cận" là một cái tên mới, hấp dẫn cho một khái niệm cũ về phòng thủ từng lớp. Giống như mọi sỹ quan hải quân, tôi đã phản ứng mạnh về nó. Hãy bàn về phòng không. Khi một đội đặc nhiệm tàu sân bay có dấu hiệu bị tổn hại, các chỉ huy sẽ loại bỏ "kiểm soát không chiến" xung quanh hạm đội, tập trung vào "trục đe dọa", hoặc vào hướng dễ bị tấn công từ trên không nhất. Các lá chắn từ đơn vị không quân trên tàu sân bay tạo thành hàng phòng thủ đầu tiên và ngoài cùng.


Then come surface-to-air missiles from the fleet’s picket ships. If attackers get past the fighter- and missile-engagement zones, “point” defenses such as short-range radar-guided missiles or gatling guns essay a last-ditch effort. Each defensive system engages assailants as they come within reach. Multiple engagements translate into multiple chances for a kill, improving the fleet’s chances of withstanding the assault. A corollary: defenses become denser and denser as an adversary closes in.

Sau đó tới các tên lửa hạm đối không trên các tàu của hạm đội. Nếu kẻ tấn công vượt qua được các vùng chiến của tên lửa, các vũ khí phòng thủ "mũi nhọn" như tên lửa tầm ngắn do radar điều khiển hoặc súng sẽ tham chiến như một nỗ lực cuối cùng. Mỗi hệ thống phòng thủ chiến đấu với kẻ tấn công khi chúng vào tầm với. Nhiều lớp như vậy sẽ làm tăng cơ hội sát thương, tức là tăng khả năng chống cự của hạm đội. Kết quả tất yếu là: các hệ thống phòng thủ ngày càng dày đặc khi kẻ thù càng tới gần.


The same logic applies to coastal defense but on a grand scale. A nation intent on warding off adversaries fields a variety of weapons and platforms to strike at sea and aloft. These systems have varying ranges and design parameters. Tactical aircraft can fly hundreds of miles offshore and fire missiles that extend their lethal reach still farther. Missile-armed patrol boats have small fuel tanks and limited at-sea endurance, so they stick relatively close to home. The same goes for diesel-electric submarines.


Logic tương tự cũng được áp dụng trong phòng thủ ven biển nhưng trên một quy mô lớn. Một quốc gia muốn tránh kẻ thù bằng cách tung ra một loạt vũ khí và học thuyết để tấn công trên biển và trên không. Các hệ thống này có phạm vi khác nhau và được thiết kế các thông số khác nhau. Máy bay chiến đấu chiến thuật có thể bay hàng trăm dặm ở ngoài khơi và bắn tên lửa có tầm sát thương xa hơn thế. Các tàu tuần tra gắn tên lửa chỉ mang các thùng chứa dầu nhỏ và hạn chế khả năng hoạt động ngoài khơi, vì vậy chúng chủ yếu được cài cắm ở gần nhà. Tương tự với các tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel.

If anti-access is about mounting layered defenses, AirSea Battle is about developing technologies and tactics for penetrating them. Thus, in some sense China and America are replaying the interwar years. War planning commenced in earnest following World War I. Imperial Japan planned to shut the U.S. Pacific Fleet out of the waters, skies and landmasses within a defense perimeter enclosing the Western Pacific, the China seas, Southeast Asia and parts of the Bay of Bengal. Not to be outdone, U.S. Navy officers devised and tested out war plans for breaching Japanese anti-access measures.


Nếu chiến lược chống tiếp cận là nấc cao hơn của phòng thù từng lớp, thì Tác chiến Hải Không nhằm phát triển các công nghệ và chiến thuật để thâm nhập chúng. Như vậy, hiểu theo cách nào đó thì Trung Quốc và Mỹ đang chiếu lại những năm giữa hai cuộc chiến tranh. Việc hoạch định chiến tranh đã bắt đầu ngay sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Hoàng đã lên kế hoạch đuổi cổ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khỏi các vùng biển, vùng trời và lãnh thổ nằm trong chu vi phòng thủ của mình, bao chùm Tây Thái Bình Dương, các biển của Trung Quốc, Đông Nam Á và nhiều phần ở Vịnh Bengal. Không để bị lấn át, các sĩ quan Hải quân Mỹ đã bày mưu và thử nghiệm các kế hoạch chiến đấu để phá hỏng các biện pháp chống tiếp cận của Nhật Bản.


Weirdly, planners on both sides of the Pacific largely agreed on how the coming conflict would unfold. Japan would lash out at the U.S.-held Philippines. U.S. leaders would order the Pacific Fleet to relieve the islands, confronting the Imperial Japanese Navy with a numerical mismatch. Anti-access, Japanese style, meant forward-deploying warplanes to islands along the defense perimeter and submarines to adjacent waters. Aerial and undersea attacks would whittle the U.S. fleet down as it lumbered westward—evening the odds before a decisive battle somewhere in Asian waters.

Rất lạ là các nhà hoạch định ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương đều đã có suy nghĩ giống nhau về cách thức cuộc xung đột sẽ diễn ra. Nhật Bản sẽ đánh bất ngờ vào Philippines (đang được Mỹ ủng hộ). Giới chức Mỹ sẽ ra lệnh cho Hạm đội Thái Bình Dương bảo vệ các đảo, chống lại Hải quân Hoàng gia Nhật nhưng với số lượng không tương xứng. Chiến lược chống tiếp cận kiểu Nhật là các máy bay chiến đấu được dàn quân phía trước các đảo dọc theo chu vi phòng thủ và tàu ngầm thì được huy động ở các vùng nước liền kề. Các cuộc tấn công trên không và dưới biển sẽ đuổi cổ hạm đội của Mỹ về hướng Tây trước khi xảy ra một trận chiến quyết định ở đâu đó trong các vùng biển của châu Á.

Submarines and land-based tactical aircraft remain among the panoply of anti-access weaponry. Complementing them are missile-armed patrol boats acting as offshore pickets; shore-fired antiship cruise missiles; and antiship ballistic missiles with ranges conservatively estimated at over nine hundred statute miles. Beijing would expect the PLA Navy surface fleet to handle whatever remnants of the U.S. Pacific Fleet limped into East Asian waters following repeated aerial and subsurface onslaughts.


Các tàu ngầm và máy bay chiến thuật trên mặt đất vẫn là một phần của "bộ áo giáp" vũ khí chống tiếp cận. Bổ sung cho chúng là các tàu tuần tra gắn tên lửa hoạt động như đội quân cảnh ngoài khơi; các tên lửa hành trình chống hạm được bắn từ mặt đất; và các tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm xa có thể lên tới hơn 900 dặm. Bắc Kinh có thể hy vọng hạm đội mặt đất của Hải quân PLA đối phó với bất kỳ thứ gì còn sót lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang ì ạch trên các vùng biển ở Đông Á sau các cuộc công kích liên tiếp từ trên không và dưới mặt nước.

The Human Element

The hardware dimension of the U.S.-China strategic competition, however, is inextricable from the all-important human dimension. Weapons don’t fight wars, as strategic thinkers from U.S. Air Force colonel John Boyd to Chinese Communist Party chairman Mao Zedong remind us; people who operate weapons do. Both individuals and the big institutions they serve have deep-seated worldviews and ideas about how to cope with the strategic surroundings. A culture that comports with strategic and operational circumstances represents an asset. A culture that flouts reality is a huge liability.


Yếu tố con người

Tuy nhiên, khía cạnh vũ khí hạng nặng trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung không thể tách khỏi khía cạnh nhân lực vốn là vô cùng quan trọng. Các loại vũ khí không tự nó giao đấu trong các cuộc chiến tranh. Các nhà tư tưởng chiến lược từ Đại tá John Boyd thuộc lực lượng Không quân Mỹ đến Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã nói: chính con người vận hành các vũ khí làm nên việc này. Từng cá nhân và các thể chế lớn mà họ phục vụ đều có thế giới quan và các ý tưởng sâu sắc về việc làm thế nào để đối phó với các vùng biên chiến lược. Một nền văn hóa thích ứng với hoàn cảnh chiến lược và tác chiến là một tài sản. Một nền văn hóa lăng nhục thực tế là một trách nhiệm rất lớn.


So the struggle between AirSea Battle and anti-access is about more than developing gee-whiz technologies. A culture war is brewing between two great powers with very different conceptions of the relationship among land, air and sea power. And again, ideas matter. As naval historian Julian S. Corbett explains, armaments are “the expression in material of strategical and tactical ideas that prevail at any given time.” What hardware a nation’s armed forces acquire speaks volumes about how strategic leaders think about war—and how they may wage it.


Như vậy, sự đấu tranh giữa học thuyết Tác chiến Hải Không và chiến lược "chống tiếp cận" liên quan đến việc phát triển các công nghệ mới tinh vi. Một cuộc chiến tranh văn hóa được hình thành giữa hai cường quốc lớn với nhiều khái niệm khác nhau trong quan hệ giữa bộ binh, không quân và hải quân. Một lần nữa, lại là vấn đề các ý tưởng! Theo nhà sử học về hải quân Julian S. Corbett, các loại vũ khí là "cách thể hiện ra bên ngoài của các tư tưởng chiến thuật và chiến lược được ưa chuộng vào một thời điểm nào đó". Các loại vũ khí hạng nặng mà lực lượng vũ trang của một quốc gia mua sắm cho thấy mức độ giới lãnh đạo chiến lược nước đó nghĩ về chiến tranh, và cách họ có thể bắt đầu cuộc chiến ấy.


China conceives of land-based forces as intrinsic to sea power and has done so at least since the inception of the People’s Republic. This composite conception of sea power comes as second nature for the PLA. Mao Zedong reportedly issued the PLA Navy’s founders three curt instructions: “fly, dive, fast!” Commanders, that is, premised maritime defense on short-range aircraft flying from airfields ashore, diesel submarines diving beneath the waves, and fast patrol boats armed with guns and missiles. These were the ancestors of today’s ultramodern anti-access force.

Trung Quốc coi các lực lượng có căn cứ trên mặt đất là cốt lõi của lực lượng hải quân và quan điểm này có từ khi ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khái niệm bổ trợ này về hải quân là bản chất thứ hai của PLA. Mao Trạch Đông đã nhiều lần đưa ra ba chỉ dẫn ngắn gọn về nền tảng của Hải quân PLA: "bay, lặn, nhanh!". Như vậy, các tư lệnh giả thuyết phòng vệ biển dựa trên việc sử dụng các máy bay tầm ngắn từ căn cứ không quân trên bờ, các tàu ngầm chạy bằng diesel lặn sâu dưới các con sóng, và các tàu tuần tra nhanh được trang bị súng và tên lửa. Đây là hình thức sơ khai của lực lượng chống tiếp cận siêu hiện đại ngày nay.


Maoist China viewed sea power as more than the fleet. It was an amalgam of seagoing and land-based platforms and weaponry. Accordingly, the navy remained close to home throughout Mao’s long tenure as CCP chairman. That’s markedly different from the U.S. Navy, which kept squadrons on foreign station from its earliest history. Forward deployment is in American seafarers’ DNA. Think Thomas Jefferson and the Barbary Wars. China, by contrast, has not forward deployed warships since the Ming Dynasty—and even then it did so only intermittently. The ongoing counterpiracy deployment off Somalia thus marks a break with centuries of historical practice.

Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đề cao sức mạnh hải quân hơn các hạm đội. Đó là một sự pha trộn của các nền tảng và vũ khí trên đất liền và ở ngoài khơi. Do đó, hải quân vẫn gắn liền với đất liền trong suốt thời Mao Trạch Đông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan niệm trên hoàn toàn khác với Hải quân Mỹ, vốn duy trì các hạm đội ở các căn cứ ngoài nước ngay từ những ngày đầu lịch sử. Việc huy động lực lượng ra nước ngoài nằm trong "ADN" của lực lượng biển của Mỹ. Ngược lại, Trung Quốc không hề huy động tàu chiến ra nước ngoài kể từ triều nhà Minh, thậm chí sau đó, họ cũng chỉ thỉnh thoảng làm việc này. Vì vậy, việc huy động lực lượng chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia đánh dấu một bước ngoặt sau nhiều thế kỷ.



The PLA Navy has remained true to its Maoist history even while constructing a blue-water fleet. Coastal defense remains the service’s core function, although it has vastly expanded its defensive zone.

Hải quân PLA vẫn đúng với lịch sử thời Mao Trạch Đông ngay cả khi họ xây dựng một hạm đội biển xanh. Bảo vệ bờ biển vẫn là chức năng cốt lõi của lực lượng này, dù họ đã mở rộng đáng kể khu vực phòng thủ của mình.


If the PLA Navy needs to reinvent its institutional culture to operate far from Chinese coasts, the U.S. military faces an even stiffer cultural challenge in orienting itself to new realities. The post–Cold War U.S. military came to see naval power as a supporting arm of land power. The U.S. Navy projected power onto distant shores, supporting the army, Marines and air force as these sister services prosecuted air and ground campaigns in theaters such as Iraq and Afghanistan.

Nếu Hải quân PLA cần tạo lại văn hóa thể chế của mình để hoạt động ra xa bờ biển Trung Quốc, thì quân đội Mỹ phải đối mặt với một thách thức văn hóa thậm chí còn lớn hơn trong việc hướng Đông tới các thực tế mới. Quân đội Mỹ thời hậu chiến tranh Lạnh coi sức mạnh hải quân là vũ khí hỗ trợ sức mạnh bộ binh. Hải quân Mỹ phô trương sức mạnh ở ngoài khơi xa, hỗ trợ bộ binh, lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân, như trường hợp các đơn vị "chị em một nhà" này theo đuổi các chiến dịch không - bộ phối hợp trong các mối đe dọa như ở Iraq hay Afghanistan.


Facing no competitor of the Soviet Navy’s stature, the U.S. Navy leadership issued guidance stating that the navy could assume it commanded the sea. There was no one to contest its mastery. Thus, in the words of the 1992 directive "...From the Sea," the service could “afford to de-emphasize efforts in some naval warfare areas.” In practice, that meant capabilities like antisubmarine warfare and mine countermeasures—capabilities critical to surviving and prospering in anti-access settings—languished for two decades.

Không có đối thủ tầm cỡ Hải quân Liên Xô, giới lãnh đạo Hải quân Mỹ đưa ra chỉ đạo nói rằng hải quân có thể cho rằng nó chỉ huy biển. Không có ai để tranh cãi về địa vị chủ nhân của nó. Do đó, trong lời lẽ của các chỉ thị năm 1992 có viết "... Từ Biển," dịch vụ này "có thể đủ khả năng để giàm bớt nỗ lực trong một số lĩnh vực chiến tranh hải quân". Trên thực tế, điều đó có nghĩa là các năng lực như chiến tranh chống tàu ngầm và đáp trả ngư lôi - các năng lực quan trọng để sống sót và thành công trong việc chống tiếp cận - đã phai mờ sau hai thập kỷ.


Only now are they being rejuvenated. As the anti-access challenge has come into focus, the navy has started scrambling to upgrade its weaponry and relearn half-forgotten skills. In all likelihood, the air force is in worse straits. Despite Billy Mitchell’s early experiments with using air power to defend American coasts—remember his famous 1920 sinking of a battleship from the air—the modern U.S. Air Force does not consider fighting at sea one of its central purposes. The services have some way to go before they can put forth the cohesive effort AirSea Battle demands.


Hiện nay, các năng lực này đang tái sinh. Khi thách thức chống tiếp cận trở thành trọng tâm, hải quân đã bắt đầu chạy đua nâng cấp vũ khí và tái huấn luyện các kỹ năng đã bị quên lãng một nửa. Nhiều khả năng, Không quân rơi vào tình cảnh khó khăn hơn. Bất chấp các cuộc thử nghiệm ban đầu của Billy Mitchell với việc sử dụng không quân để bảo vệ các bờ biển của Mỹ - còn nhớ vụ đánh chìm một chiến hạm từ trên không năm 1920 nổi tiếng của ông - Không quân Mỹ hiện đại không coi chiến đấu trên biển là một trong các mục đích chính.

Punching the Pillow

In short, the Asian continental power takes a holistic view of sea power, while the power that rules the waves thinks of sea power as subsidiary to land power. This cultural inversion would favor PLA defenders in a U.S.-China war. After all, fighting offshore is familiar terrain for them, whereas U.S. leaders long assumed they no longer had to fight for sea control. The services must dispel that ingrained assumption. The advantage goes to China unless the U.S. Navy and Air Force undertake a cultural transformation ahead of time, learning to work together in the maritime domain.


Đấm bị bông

Nói tóm lại, cường quốc lục địa châu Á có cái nhìn chính thể luận đối với sức mạnh biển, trong khi cường quốc điều khiển các con sóng lại coi sức mạnh biển là sự bổ trợ cho bộ binh. Sự đảo ngược về văn hóa này sẽ có lợi cho những người ủng hộ PLA nếu xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung. Sau cùng, việc chiến đấu ở ngoài khơi là rất quen thuộc đối với họ, trong khi các lãnh đạo Mỹ từ lâu cho rằng họ không còn phải đấu tranh để kiểm soát biển. Các đơn vị phải xóa tan suy nghĩ thâm căn cố đế này. Lợi thế thuộc về Trung Quốc, trừ phi Hải quân và Không quân Mỹ có sự biến chuyển về văn hóa trong thời gian tới, và học cách phối hợp với nhau trên biển.


Reinventing military institutions in peacetime invariably poses a high-order leadership challenge. It often takes some trauma—like defeat—to clear minds. What to do, short of that doomsday scenario?

Tái thành lập các thể chế quân sự trong thời bình luôn đặt ra một thách thức lớn cho các lãnh đạo cấp cao. Nó sẽ gây ra một số sang chấn - như sự thất bại - đối với những ký ức còn rõ ràng. Phải làm gì đây, kịch bản ngày tận thế chăng?

First, we need an official AirSea Battle concept to jolt the services into action and impart direction. Let’s publish one. Second, the navy and air force must embrace the concept, forging themselves into a joint weapon of sea combat. And third, national leaders must hold the services accountable for this project.

Trước tiên, Mỹ cần một khái niệm Tác chiến Hải Không để kích hoạt các đơn vị hành động và đưa ra định hướng. Sau đó công bố nó. Thứ hai, hải quân và không quân phải bám lấy khái niệm này, buộc mình vào một kho vũ khí chung của chiến tranh trên biển. Và thứ ba, các lãnh đạo đất nước phải có trách nhiệm giải thích với từng đơn vị về kế hoạch này.


Franklin Roosevelt once compared the U.S. Navy to a pillow. Civilian officials could punch it as hard as they liked, but it sprang back to the same shape. One suspects the U.S. Air Force bureaucracy is the same way.
Keep punching, Washington.

Franklin Roosevelt từng so sánh Hải quân Mỹ với một chiếc gối bông. Giới chức dân sự có thể đấm vào đó mạnh nhất có thể, nhưng nó sẽ bật lại đúng như vậy. Một số người e rằng Không quân Mỹ cũng như vậy quan lieu như thế.
Washington, cứ đấm đi.

James Holmes is an associate professor of strategy at the Naval War College and a contributor to Competitive Strategies for the 21st Century, just out from Stanford University Press. The views voiced here are his alone.
James Holmes là một giáo sư về chiến lược tại Đại học Hải Chiến. Ông là cộng tác viên cho Chiến lược cạnh tranh cho thế kỷ 21, do Đại học Stanford xuất bản. Những quan điểm nêu lên ở đây chỉ là quan điểm riêng của tác giả.


Translated by Châu Giang


http://nationalinterest.org/commentary/preparing-war-china-7352?page=show