MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 9, 2013

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P6

OUTLINE OF AMERICAN HISTORY
LƯỢC SỬ NƯỚC MỸ - P6



Slave family picking cotton near Savannah, Georgia, in the early 1860s.
(© Bettmann/CORBIS)
Gia đình nô lệ hái bông gần Savannah, Georgia, vào những năm đầu thập niên 1860.
(© Bettmann / Corbis)

TWO AMERICAS

HAI NƯỚC MỸ

A house divided against itself cannot stand. I believe this government cannot endure permanently half-slave and half-free.
- Senatorial candidate
Abraham Lincoln, 1858

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do" Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858


No visitor to the United States left a more enduring record of his travels and observations than the French writer and political theorist Alexis de Tocqueville, whose Democracy in America, first published in 1835, remains one of the most trenchant and insightful analyses of American social and political practices. Tocqueville was far too shrewd an observer to be uncritical about the United States, but his verdict was fundamentally positive. "The government of a democracy brings the notion of political rights to the level of the humblest citizens," he wrote, "just as the dissemination of wealth brings the notion of property within the reach of all men." Nonetheless, Tocqueville was only one in the first of a long line of thinkers to worry whether such rough equality could survive in the face of a growing factory system that threatened to create divisions between industrial workers and a new business elite.


Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Ông viết "Chính phủ của nền dân chủ đem lại khái niệm về quyền chính trị cho những tầng lớp công dân bình thường nhất, cũng như việc phân phối của cải đem lại nhận thức rằng ai cũng có quyền sở hữu tài sản". Tuy nhiên, Tocqueville chỉ là một trong số nhiều nhà tư tưởng lo lắng rằng liệu một sự bình đẳng sơ đẳng như vậy có thể tồn tại hay không trong cuộc chạm trán với hệ thống nhà máy đang phát triển vốn đã đe dọa tạo ra những chia rẽ giữa những người công nhân công nghiệp và tầng lớp quý tộc kinh doanh mới.

Other travelers marveled at the growth and vitality of the country, where they could see "everywhere the most unequivocal proofs of prosperity and rapid progress in agriculture, commerce, and great public works." But such optimistic views of the American experiment were by no means universal. One skeptic was the English novelist Charles Dickens, who first visited the United States in 1841-42. "This is not the Republic I came to see," he wrote in a letter. "This is not the Republic of my imagination. ... The more I think of its youth and strength, the poorer and more trifling in a thousand respects, it appears in my eyes. In everything of which it has made a boast -- excepting its education of the people, and its care for poor children -- it sinks immeasurably below the level I had placed it upon."

Những khách du lịch khác thì kinh ngạc với sự tăng trưởng và sức sống của nước Mỹ nơi mà họ có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi những biểu hiện rõ ràng về sự phát triển thịnh vượng và sự phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp, thương mại và dịch vụ công cộng tuyệt vời. Nhưng những nhận định lạc quan như thế về hiện trạng nước Mỹ tất nhiên không phải là phổ biến. Nhà văn người Anh Charles Dickens, người đã đi thăm nước Mỹ lần đầu tiên vào những năm 1841 - 1842 là một người hoài nghi về điều này. "Đây không phải là nền cộng hòa mà tôi đến để tận mắt chứng kiến - ông viết trong một lá thư - Đây không phải là nền cộng hòa trong trí tưởng tượng của tôi... Tôi càng nghĩ về tuổi trẻ và sức mạnh của nó bao nhiêu thì nó hiển hiện trước mắt tôi càng nghèo nàn và tầm thường bấy nhiêu ở trên mọi phương diện. Trong tất cả những gì nền cộng hòa ấy đã phô trương - trừ có nền giáo dục toàn dân và sự chăm sóc trẻ em nghèo thì nó đã chìm nghỉm thực sự dưới cái mức mà tôi đã từng mong đợi".

Dickens was not alone. America in the 19th century, as throughout its history, generated expectations and passions that often conflicted with a reality at once more mundane and more complex. The young nation's size and diversity defied easy generalization and invited contradiction: America was both a freedom-loving and slave-holding society, a nation of expansive and primitive frontiers, a society with cities built on growing commerce and industrialization.


Dickens không phải là người duy nhất. Trong thế kỷ XIX cũng như suốt chiều dài lịch sử của mình, nước Mỹ đã sản sinh ra những điều kỳ vọng và tình cảm mạnh mẽ vốn thường không thỏa mãn, đồng ý với cái hiện thực vừa phàm tục, vừa phức tạp hơn thế. Sự đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ non trẻ đã gây nên khó khăn cho việc thống nhất và kéo theo sự mâu thuẫn: nước Mỹ là một xã hội vừa yêu chuộng tự do, vừa duy trì chiếm hữu nô lệ, là một quốc gia có lãnh thổ mở rộng và lãnh thổ nguyên thủy, vừa là một xã hội gồm những đô thị được hình thành trên nền tảng của sự phát triển thương mại và công nghiệp hóa.


LANDS OF PROMISE

By 1850 the national territory stretched over forest, plain, and mountain. Within its far-flung limits dwelt 23 million people in a Union comprising 31 states. In the East, industry boomed. In the Midwest and the South, agriculture flourished. After 1849 the gold mines of California poured their precious ore into the channels of trade.

MIỀN ĐẤT HỨA

Cho tới năm 1850, lãnh thổ Hoa Kỳ đã trải rộng trên các cánh rừng, đồng bằng và núi non. Hai mươi ba triệu người trong một Liên minh gồm 31 bang sống trên một lãnh thổ bao la. Ở miền Đông, công nghiệp bùng nổ và phát triển. Ở miền Trung Tây và miền Nam, nông nghiệp hưng thịnh. Sau năm 1848, các mỏ vàng ở California đã rót dòng suối vàng vào các kênh thương mại.

New England and the Middle Atlantic states were the main centers of manufacturing, commerce, and finance. Principal products of these areas were textiles, lumber, clothing, machinery, leather, and woolen goods. The maritime trade had reached the height of its prosperity; vessels flying the American flag plied the oceans, distributing wares of all nations.

Các bang ở vùng New England và Trung Đại Tây Dương là những trung tâm chính của các ngành công nghiệp, thương mại và tài chính. Sản phẩm cơ bản của các vùng này là hàng dệt, gỗ, vải vóc, máy móc, da và len. Đồng thời ngành hàng hải đã đạt tới đỉnh cao của sự thịnh vượng. Những chiếc tàu mang cờ Mỹ chạy ngang dọc các đại dương, mang theo hàng hóa của mọi quốc gia.


The South, from the Atlantic to the Mississippi River and beyond, featured an economy centered on agriculture. Tobacco was important in Virginia, Maryland, and North Carolina. In South Carolina, rice was an abundant crop. The climate and soil of Louisiana encouraged the cultivation of sugar. But cotton eventually became the dominant commodity and the one with which the South was identified. By 1850 the American South grew more than 80 percent of the world's cotton. Slaves cultivated all these crops.

Miền Nam từ Đại Tây Dương tới sông Mississippi và xa hơn là một nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp. Thuốc lá sợi rất quan trọng với nền kinh tế của các bang Virginia, Maryland và Bắc Carolina. Ở bang Nam Carolina, lúa là loại cây trồng phổ biến. Khí hậu và đất đai ở bang Louisiana đã khuyến khích việc trồng mía đường. Nhưng cuối cùng thì bông lại là sản phẩm chủ lực của miền Nam và miền Nam nổi tiếng nhờ trồng bông. Cho tới năm 1850, miền Nam nước Mỹ đã trồng hơn 80% sản lượng bông toàn thế giới. Nô lệ là người trồng tất cả các loại cây này.

The Midwest, with its boundless prairies and swiftly growing population, flourished. Europe and the older settled parts of America demanded its wheat and meat products. The introduction of labor-saving implements -- notably the McCormick reaper (a machine to cut and harvest grain) -- made possible an unparalleled increase in grain production. The nation's wheat crops swelled from some 35 million hectoliters in 1850 to nearly 61 million in 1860, more than half grown in the Midwest.

Miền Trung Tây với các thảo nguyên mênh mông và dân số gia tăng nhanh chóng đã trở nên hưng thịnh. Người châu Âu và các khu vực định cư lâu đời hơn ở Mỹ cần các sản phẩm từ lúa mì và thịt của vùng này. Việc áp dụng các máy móc công cụ tiết kiệm lao động - nổi bật nhất là máy gặt McCormick (một loại máy gặt) - đã khiến cho sự gia tăng không gì sánh được của sản xuất nông nghiệp trở thành hiện thực. Trong khi đó sản lượng các vụ thu hoạch lúa mì của Mỹ đã tăng từ 35 triệu hec-to-lít năm 1850 lên khoảng 61 triệu hec-to-lít năm 1860, và hơn một nửa phần sản lượng ấy được trồng ở miền Trung Tây.

An important stimulus to the country's prosperity was the great improvement in transportation facilities; from 1850 to 1857 the Appalachian Mountain barrier was pierced by five railway trunk lines linking the Midwest and the Northeast. These links established the economic interests that would undergird the political alliance of the Union from 1861 to 1865. The South lagged behind. It was not until the late 1850s that a continuous line ran through the mountains connecting the lower Mississippi River area with the southern Atlantic seaboard.

Một yếu tố tác động quan trọng cho sự thịnh vượng của nước Mỹ là sự cải tiến mạnh mẽ trong các thiết bị giao thông vận tải: từ năm 1850 đến năm 1857, dãy núi Applachian, vật chướng ngại cản trở giao thông đã bị năm con đường sắt chính xuyên qua nối miền Trung Tây với miền Đông Bắc. Những con đường nối kết đó đã thiết lập quyền lợi kinh tế, củng cố liên minh chính trị của liên bang từ năm 1861 đến năm 1865. Miền Nam bị tụt hậu. MÃi cho tới cuối thập niên 1850 mới có đường xe lửa thông suốt chạy qua những ngọn núi nối liền hạ lưu sông Mississippi với miền Nam vùng bờ biển Đại Tây Dương.

SLAVERY AND SECTIONALISM

One overriding issue exacerbated the regional and economic differences between North and South: slavery. Resenting the large profits amassed by Northern businessmen from marketing the cotton crop, many Southerners attributed the backwardness of their own section to Northern aggrandizement. Many Northerners, on the other hand, declared that slavery -- the "peculiar institution" that the South regarded as essential to its economy -- was largely responsible for the region's relative financial and industrial backwardness.

CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ VÀ CHỦ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG

Có một vấn đề đã làm trầm trọng hơn những khác biệt theo vùng và kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam: đó là chế độ chiếm hữu nô lệ. Một phần vì những món lợi to lớn do các doanh nhân miền Bắc tích luỹ được từ việc tiêu thụ bông, dân miền Nam liền quy sự lạc hậu của họ là do sự giàu có lên của dân miền Bắc. Trong khi đó, người miền Bắc tuyên bố rằng chế độ chiếm hữu nô lệ - một chế độ lỗi thời mà người miền Nam coi là thiết yếu đối với nền kinh tế của họ - lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hậu về công nghiệp và tài chính của miền Nam so với miền Bắc.

As far back as the Missouri Compromise in 1819, sectional lines had been steadily hardening on the slavery question. In the North, sentiment for outright abolition grew increasingly powerful. Southerners in general felt little guilt about slavery and defended it vehemently. In some seaboard areas, slavery by 1850 was well over 200 years old; it was an integral part of the basic economy of the region.

Kể từ khi có Thỏa ước Missouri năm 1819 thì sự phân chia lãnh địa cũng đã ngày càng làm trầm trọng thêm vấn đề nô lệ. Ở miền Bắc, làn sóng ủng hộ chế độ bãi nô ngày càng mạnh mẽ. Người miền Nam thường hầu như chẳng thấy có lỗi với những người nô lệ và đấu tranh để duy trì chế độ nô lệ một cách mạnh mẽ. Ở một số vùng ven biển thì chế độ nô lệ đã tồn tại được hơn 200 năm tính tới năm 1850 và là một bộ phận không thể thiếu đối với nền kinh tế cơ bản của vùng.

Although the 1860 census showed that there were nearly four million slaves out of a total population of 12.3 million in the 15 slave states, only a minority of Southern whites owned slaves. There were some 385,000 slave owners out of about 1.5 million white families. Fifty percent of these slave owners owned no more than five slaves. Twelve percent owned 20 or more slaves, the number defined as turning a farmer into a planter. Three-quarters of Southern white families, including the "poor whites," those on the lowest rung of Southern society, owned no slaves.

Mặc dù điều tra dân số năm 1860 cho thấy có gần bốn triệu nô lệ trong tổng số 12, 3 triệu dân của 15 bang theo chế độ nô lệ nhưng nhóm người da trắng ở miền Nam sở hữu nô lệ lại thuộc nhóm thiểu số. Có khoảng 385.000 chủ nô trong tổng số ước chừng 1,5 triệu gia đình người da trắng. Một nửa số chủ nô này sở hữu không quá năm nô lệ. Mười hai phần trăm chủ nô sở hữu từ 20 nô lệ trở lên, con số này cho thấy chủ trang trại đang dần trở thành người quản lý đồn điền. Ba phần tư số gia đình người da trắng ở miền Nam, trong đó bao gồm cả người da trắng nghèo, những người có địa vị thấp nhất trong xã hội miền Nam, không sở hữu bất kỳ một nô lệ nào.

It is easy to understand the interest of the planters in slave holding. But the yeomen and poor whites supported the institution of slavery as well. They feared that, if freed, blacks would compete with them economically and challenge their higher social status. Southern whites defended slavery not simply on the basis of economic necessity but out of a visceral dedication to white supremacy.


Chúng ta dễ dàng hiểu được lợi ích của chủ đồn điền khi họ muốn duy trì chế độ nô lệ. Nhưng ngay cả các tiểu điền chủ và người da trắng nghèo cũng ủng hộ chế độ nô lệ. Họ sợ rằng nếu người da đen được tự do thì người da đen sẽ cạnh tranh với người da trắng về mặt kinh tế và sẽ thách thức vị trí xã hội cao hơn của người da trắng. Người da trắng ở miền Nam bảo vệ chế độ nô lệ không chỉ vì lý do kinh tế mà còn là vì tư tưởng cho rằng người da trắng ưu việt hơn người da đen.


As they fought the weight of Northern opinion, political leaders of the South, the professional classes, and most of the clergy now no longer apologized for slavery but championed it. Southern publicists insisted, for example, that the relationship between capital and labor was more humane under the slavery system than under the wage system of the North.

Vì đấu tranh với ảnh hưởng của công luận miền Bắc nên các nhà lãnh đạo chính trị của miền Nam, các tầng lớp trí thức và phần lớn giới tăng lữ giờ đây không còn thấy mặc cảm vì chế độ nô lệ nữa, mà còn đứng ra bảo vệ chế độ này. Chẳng hạn, các nhà báo miền Nam cho rằng mối quan hệ giữa tư bản và lao động trong hệ thống chiếm hữu nô lệ còn nhân đạo hơn trong hệ thống lương của miền Bắc.

Before 1830 the old patriarchal system of plantation government, with its personal supervision of the slaves by their owners or masters, was still characteristic. Gradually, however, with the introduction of large-scale cotton production in the lower South, the master gradually ceased to exercise close personal supervision over his slaves, and employed professional overseers charged with exacting from slaves a maximum amount of work. In such circumstances, slavery could become a system of brutality and coercion in which beatings and the breakup of families through the sale of individuals were commonplace. In other settings, however, it could be much milder.

Trước năm 1830, hệ thống gia trưởng cũ của quản lý đồn điền và việc giám sát cá nhân đối với các nô lệ do chủ của họ thực hiện vẫn còn rất đặc trưng. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của việc sản xuất bông ở quy mô lớn tại các bang miền Nam phía dưới, chủ chiếm hữu dần dần từ bỏ việc giám sát cá nhân chặt chẽ đối với nô lệ, họ thuê các nhân viên trông coi chuyên nghiệp mà thời hạn làm việc của họ phụ thuộc vào khả năng bắt buộc nô lệ phải làm việc ở mức độ cao nhất. Trong trường hợp này thì chế độ nô lệ đã trở thành một hệ thống tàn bạo và áp bức với việc đánh đập và chia cắt gia đình nông nô rồi mua bán nô lệ phổ biến. Tuy nhiên trong những trường hợp khác thì chế độ nô lệ cũng ít hà khắc hơn.

In the end, however, the most trenchant criticism of slavery was not the behavior of individual masters and overseers. Systematically treating African-American laborers as if they were domestic animals, slavery, the abolitionists pointed out, violated every human being's inalienable right to be free.

Tuy nhiên, cuối cùng thì việc phê phán đanh thép nhất đối với chế độ nô lệ không phải là hành vi của các chủ nô lệ và người quản lý nô lệ. Những người theo chủ nghĩa bãi nô chỉ ra rằng việc đối xử có hệ thống đối với người lao động da đen giống như đối xử với vật nuôi trong gia đình khiến cho chế độ nô lệ đã vi phạm quyền tự do bất khả xâm phạm của con người.


THE ABOLITIONISTS

NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA BÃI NÔ




William Lloyd Garrison, whose passionate denunciations of slavery and eloquent defense of the rights of enslaved African Americans appeared in his weekly paper, the Liberator, from its first issue in 1831 to 1865, when the last issue appeared at the close of the Civil War.
(The National Archives (NARA))

William Lloyd Garrison, người say mê tố cáo chế độ nô lệ và hùng hồn bảo vệ về quyền lợi của người Mỹ gốc Phi làm nô lệ xuất hiện trong tuần báo của mình, Giải Phóng, từ số phát hành đầu năm 1831 tới1865, khi số cuối cùng xuất bản tại thời điểm kết thúc nội chiến.
(Cơ quan lưu trữ quốc gia (NARA))
In national politics, Southerners chiefly sought protection and enlargement of the interests represented by the cotton/slavery system. They sought territorial expansion because the wastefulness of cultivating a single crop, cotton, rapidly exhausted the soil, increasing the need for new fertile lands. Moreover, new territory would establish a basis for additional slave states to offset the admission of new free states. Antislavery Northerners saw in the Southern view a conspiracy for proslavery aggrandizement. In the 1830s their opposition became fierce.

Trong nền chính trị quốc gia thì dân miền Nam chủ yếu đi tìm sự bảo hộ và mở rộng các quyền lợi cho hệ thống nô lệ và việc trồng bông. Việc mở rộng đất đai được coi là nhu cầu thiết yếu bởi vì việc trồng một loại cây duy nhất - cây bông - đã nhanh chóng làm suy kiệt đất và làm gia tăng nhu cầu về đất đai mới phì nhiêu. Ngoài ra, lãnh thổ mới cũng sẽ thiết lập thêm các bang theo chế độ nô lệ để bù vào những bang xin gia nhập nhóm các bang theo chế độ tự do. Dân miền Bắc có tư tưởng chống chế độ nô lệ đã nhìn nhận thấy trong quan điểm của miền Nam một âm mưu muốn khuyếch trương sự ủng hộ chế độ nô lệ, và vì vậy đến thập niên 1830, sự đối lập của họ đã trở nên quyết liệt.

An earlier antislavery movement, an offshoot of the American Revolution, had won its last victory in 1808 when Congress abolished the slave trade with Africa. Thereafter, opposition came largely from the Quakers, who kept up a mild but ineffectual protest. Meanwhile, the cotton gin and westward expansion into the Mississippi delta region created an increasing demand for slaves.

Một phong trào chống chế độ nô lệ từ trước đó, nhánh phát triển của Cách mạng Mỹ, cuối cùng đã giành thắng lợi vào năm 1808 khi Quốc hội bãi bỏ việc buôn bán nô lệ với châu Phi. Từ đó trở đi, việc phản đối chế độ nô lệ chủ yếu là của các tín đồ giáo phái Quaker, những người duy trì một cách phản đối êm dịu, nhưng không có hiệu quả. Trong khi đó, máy tách hạt bông và công cuộc mở rộng sang miền Tây tới vùng đồng bằng sông Mississippi đang tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về nô lệ.

The abolitionist movement that emerged in the early 1830s was combative, uncompromising, and insistent upon an immediate end to slavery. This approach found a leader in William Lloyd Garrison, a young man from Massachusetts, who combined the heroism of a martyr with the crusading zeal of a demagogue. On January 1, 1831, Garrison produced the first issue of his newspaper, The Liberator, which bore the announcement: "I shall strenuously contend for the immediate enfranchisement of our slave population. ... On this subject, I do not wish to think, or speak, or write, with moderation. ... I am in earnest -- I will not equivocate -- I will not excuse -- I will not retreat a single inch -- AND I WILL BE HEARD."

Phong trào bãi nô xuất hiện vào đầu thập niên 1830 mang tính chiến đấu mạnh mẽ, kiên quyết không thỏa hiệp và nhấn mạnh việc chấm dứt ngay lập tức chế độ nô lệ. Quan điểm này đã tìm được người lãnh đạo là William Cloyd Garrison, một thanh niên quê ở Massachusetts, người đã kết hợp được lòng dũng cảm can trường của chiến sỹ tử vì đạo với lòng nhiệt tình tranh đấu của kẻ mị dân. Vào ngày 01/1/1831, Garrison đã xuất bản số đầu tiên tờ báo của mình, tờ Người Giải phóng, mang lời tuyên ngôn “Tôi sẽ chiến đấu kiên cường vì sự nghiệp ban quyền công dân ngay lập tức cho người dân nô lệ của chúng ta Về vấn đề này, tôi không muốn nghĩ hay nói, hoặc viết với lời lẽ ôn hòa - Tôi rất nghiêm túc - Tôi sẽ không nói nước đôi - Tôi sẽ không bỏ qua - Tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một phân - VÀ MỌI NGƯỜI SẼ LẮNG NGHE TÔI”.

Garrison's sensational methods awakened Northerners to the evil in an institution many had long come to regard as unchangeable. He sought to hold up to public gaze the most repulsive aspects of slavery and to castigate slave holders as torturers and traffickers in human life. He recognized no rights of the masters, acknowledged no compromise, tolerated no delay. Other abolitionists, unwilling to subscribe to his law-defying tactics, held that reform should be accomplished by legal and peaceful means. Garrison was joined by another powerful voice, that of Frederick Douglass, an escaped slave who galvanized Northern audiences. Theodore Dwight Weld and many other abolitionists crusaded against slavery in the states of the old Northwest Territory with evangelical zeal.

Những phương pháp có tác động mạnh của Garrison đã thức tỉnh người miền Bắc chú ý tới sự xấu xa trong thể chế mà từ lâu nhiều người đã từng coi như không thể thay đổi được. Ông đã cố gắng duy trì sự chú ý của công chúng tới những khía cạnh ghê tởm nhất của chế độ nô lệ và đòi hỏi phải trừng phạt những kẻ chiếm hữu nô lệ, những tên chuyên tra tấn và buôn bán cuộc sống con người một cách phi đạo đức. Ông không thừa nhận quyền của các kẻ chủ nô, không công nhận thỏa hiệp, không tha thứ sự trì hoãn. Những người theo chủ nghĩa bãi nô khác do không muốn tham gia vào chiến thuật gây cản trở pháp luật của ông nên đã cho rằng, cải cách nên tiến hành bằng các biện pháp hòa bình và đúng luật. Garrison đã tranh thủ được tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ khác từ phía Frederick Douglass, một nô lệ trốn chạy đã khuấy động người miền Bắc. Theodore Dwight Weld và nhiều người theo chủ nghĩa bãi nô khác đã vận động chống lại chế độ nô lệ tại các bang miền Tây Bắc với sự nhiệt tình của giáo phái Phúc âm.




Harriet Tubman, a former slave who rescued hundreds from slavery through the Underground Railroad. The Underground Railroad was a vast network of people who helped fugitive slaves escape to the North and to Canada in the first half of the 19th century.
(Library of Congress)

Harriet Tubman, một người vốn là nô lệ trước đây đã cứu hàng trăm người khỏi ách nô lệ thông qua Tuyến đường xe lửa ngầm. Đường xe lửa ngầm là một mạng lưới rộng lớn của những người đã giúp nô lệ chạy trốn thoát về phía Bắc và Canada trong nửa đầu của thế kỷ 19.
(Thư viện Quốc hội)
One activity of the movement involved helping slaves escape to safe refuges in the North or over the border into Canada. The "Underground Railroad," an elaborate network of secret routes, was firmly established in the 1830s in all parts of the North. In Ohio alone, from 1830 to 1860, as many as 40,000 fugitive slaves were helped to freedom. The number of local antislavery societies increased at such a rate that by 1838 there were about 1,350 with a membership of perhaps 250,000.

Một hoạt động trong phong trào chống chế độ nô lệ là việc giúp đỡ các nô lệ trốn thoát tới những nơi di tản an toàn ở miền Bắc hay vượt biên giới sang Canada. "Con đường sắt bí mật”, một mạng lưới rất phức tạp, tinh vi của những con đường bí mật được thiết lập vững chắc vào thập niên 1830 ở tất cả các vùng miền Bắc. Chỉ riêng ở bang Ohio, từ năm 1830 đến năm 1860 đã có đến 40.000 nô lệ được giúp đỡ để có được tự do. Số lượng các hội chống chế độ nô lệ ở các địa phương đã gia tăng ở mức độ cao đến mức cho tới năm 1838 đã có chừng 1.350 hội với số lượng thành viên chừng 250.000 người.

Most Northerners nonetheless either held themselves aloof from the abolitionist movement or actively opposed it. In 1837, for example, a mob attacked and killed the antislavery editor Elijah P. Lovejoy in Alton, Illinois. Still, Southern repression of free speech allowed the abolitionists to link the slavery issue with the cause of civil liberties for whites. In 1835 an angry mob destroyed abolitionist literature in the Charleston, South Carolina, post office. When the postmaster-general stated he would not enforce delivery of abolitionist material, bitter debates ensued in Congress. Abolitionists flooded Congress with petitions calling for action against slavery. In 1836 the House voted to table such petitions automatically, thus effectively killing them. Former President John Quincy Adams, elected to the House of Representatives in 1830, fought this so-called gag rule as a violation of the First Amendment, finally winning its repeal in 1844.

Tuy nhiên phần lớn dân miền Bắc vẫn đứng ngoài phong trào chống chế độ nô lệ hoặc chống lại phong trào này một cách tích cực. Chẳng hạn vào năm 1837, một bọn du thủ du thực đã tấn công và giết chết biên tập viên chống chế độ nô lệ Elijah P. Lovejoy ở Alton bang Illinois. Thêm vào đó, sự đàn áp tự do ngôn luận của các bang miền Nam đã cho phép những người theo chủ nghĩa bãi nô gắn vấn đề nô lệ với sự nghiệp giải phóng quyền tự do dân sự cho người da trắng. Vào năm 1835, một đám đông giận dữ đã phá hủy các sách báo mang tính chất bãi nô ở bưu điện Charleston, bang Nam Carolina. Khi ông Tổng cục trưởng bưu điện tuyên bố sẽ không tiến hành việc chuyển các tài liệu mang tính chất bãi nô thì những cuộc tranh luận quyết liệt đã diễn ra ngay sau đó trong Quốc hội. Phái ủng hộ chủ nghĩa bãi nô quyết định gửi liên tiếp đến Quốc hội những thỉnh cầu đòi có hành động chống lại chế độ nô lệ. Vào năm 1836, Hạ viện đã biểu quyết hoãn xem xét những thỉnh cầu này một cách tự động, khiến cho những đơn thỉnh cầu này không có tác dụng. Cựu Tổng thống John Quincy Adams, người được bầu vào Hạ viện năm 1830, đã tranh đấu chống lại cái gọi là quy định cấm tự do ngôn luận này khi coi đây là một sự vi phạm Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp và cuối cùng thì quy định này đã bị hủy bỏ vào năm 1844.

TEXAS AND WAR WITH MEXICO

Throughout the 1820s, Americans settled in the vast territory of Texas, often with land grants from the Mexican government. However, their numbers soon alarmed the authorities, who prohibited further immigration in 1830. In 1834 General Antonio López de Santa Anna established a dictatorship in Mexico, and the following year Texans revolted. Santa Anna defeated the American rebels at the celebrated siege of the Alamo in early 1836, but Texans under Sam Houston destroyed the Mexican Army and captured Santa Anna a month later at the Battle of San Jacinto, ensuring Texan independence.


BANG TEXAS VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MEXICO

Trong suốt thập niên 1820 người Mỹ đã định cư ở vùng lãnh thổ bao la của bang Texas, thường thường họ có giấy giao đất của Chính phủ Mexico. Tuy nhiên, con số đông đảo những người định cư chẳng bao lâu đã khiến chính quyền sở tại lo sợ và họ cấm việc tiếp tục nhập cư vào năm 1830. Năm 1834, Tướng Antonio Lopez de Santa Anna đã thiết lập chế độ độc tài ở Mexico, và vào năm sau đó người Texas đã khởi nghĩa. Santa Anna đánh bại các cuộc nổi loạn của người Mỹ ở Alamo vào đầu năm 1836, nhưng cư dân Texas dưới sự chỉ huy của Sam Houston đã tiêu diệt quân đội Mexico và bắt được Santa Anna một tháng sau trong trận đánh ở San Jacinto và đảm bảo nền độc lập của Texas.

For almost a decade, Texas remained an independent republic, largely because its annexation as a huge new slave state would disrupt the increasingly precarious balance of political power in the United States. In 1845, President James K. Polk, narrowly elected on a platform of westward expansion, brought the Republic of Texas into the Union. Polk's move was the first gambit in a larger design. Texas claimed that its border with Mexico was the Rio Grande; Mexico argued that the border stood far to the north along the Nueces River. Meanwhile, settlers were flooding into the territories of New Mexico and California. Many Americans claimed that the United States had a "manifest destiny" to expand westward to the Pacific Ocean.

Trong suốt gần mười năm, Texas là một nước cộng hòa độc lập, chủ yếu là do sự sáp nhập của bang nô lệ lớn này có thể sẽ làm phá vỡ thế cân bằng chính trị mong manh của Mỹ. Vào năm 1845, Tổng thống James K. Polk, người thắng cử sít sao với cương lĩnh mở rộng về phía tây, đã đưa Cộng hòa Texas gia nhập Liên minh. Động thái này của Tổng thống Polk là bước đi đầu tiên trong một kế hoạch lớn hơn. Texas tuyên bố biên giới của bang với Mexico là sông Rio Grande; trong khi Mexico cho rằng biên giới nằm ở tít trên phía bắc dọc theo sông Nueces. Trong khi đó những người định cư đã tràn ngập lãnh thổ vùng New Mexico và California. Nhiều người Mỹ tuyên bố rằng Hoa Kỳ có quyền hiển nhiên được mở rộng về phía Tây cho tới Thái Bình Dương.

U.S. attempts to purchase from Mexico the New Mexico and California territories failed. In 1846, after a clash of Mexican and U.S. troops along the Rio Grande, the United States declared war. American troops occupied the lightly populated territory of New Mexico, then supported a revolt of settlers in California. A U.S. force under Zachary Taylor invaded Mexico, winning victories at Monterrey and Buena Vista, but failing to bring the Mexicans to the negotiating table. In March 1847, a U.S. Army commanded by Winfield Scott landed near Veracruz on Mexico's east coast, and fought its way to Mexico City. The United States dictated the Treaty of Guadalupe Hidalgo in which Mexico ceded what would become the American Southwest region and California for $15 million.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm mua lãnh thổ New Mexico và California đã thất bại. Và sau cuộc đụng độ giữa quân đội Mexico và Mỹ dọc sông Rio Grande, nước Mỹ đã tuyên chiến vào năm 1846. Lực lượng quân đội Mỹ đã chiếm đóng vùng lãnh thổ New Mexico thưa dân cư, sau đó ủng hộ cuộc nổi dậy của dân định cư ở California. Lực lượng của Mỹ dưới sự chỉ huy của Zachary Taylor đã tấn công Mexico, giành nhiều thắng lợi ở Monterey và Buena Vista nhưng đã không thể đưa Mexico tới bàn thương lượng. Tháng 3/1847, quân đội Mỹ do Winfield Scott chỉ huy đã đổ bộ gần Vera Cruz ở bờ biển phía đông Mexico và đánh vào Mexico City. Hoa Kỳ đã ép Mexico ký Hiệp ước Guadalupe Hidalgo mà theo đó Mexico nhượng quyền sở hữu vùng Tây Nam nước Mỹ và California với giá 15 triệu đô-la.

The war was a training ground for American officers who would later fight on both sides in the Civil War. It was also politically divisive. Polk, in a simultaneous facedown with Great Britain, had achieved British recognition of American sovereignty in the Pacific Northwest to the 49th parallel. Still, antislavery forces, mainly among the Whigs, attacked Polk's expansion as a proslavery plot.

Cuộc chiến tranh là một nền tảng cơ sở huấn luyện cho các sỹ quan Mỹ, những người sau đó sẽ chiến đấu trong cả hai phe trong cuộc Nội chiến. Đó cũng là một cuộc chiến tranh gây chia rẽ về mặt chính trị. Tổng thống Polk, trong một cuộc đối đầu đồng thời với nước Anh, đã buộc người Anh công nhận chủ quyền của Hoa Kỳ ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương cho tới vĩ tuyến 49. Tuy nhiên thì những lực lượng chống chế độ nô lệ, chủ yếu là Đảng Whig, đã chống lại việc mở rộng lãnh thổ của Tổng thống Polk vì họ coi đây là mưu đồ ủng hộ chế độ nô lệ.

With the conclusion of the Mexican War, the United States gained a vast new territory of 1.36 million square kilometers encompassing the present-day states of New Mexico, Nevada, California, Utah, most of Arizona, and portions of Colorado and Wyoming. The nation also faced a revival of the most explosive question in American politics of the time: Would the new territories be slave or free?

Với kết quả thu được trong cuộc chiến tranh với Mexico, nước Mỹ đã đoạt được một vùng lãnh thổ mới bao la gồm 1,36 triệu km2, quy tụ các bang ngày nay là New Mexico, Nevada, California, Utah, phần lớn bang Arizona và những khu vực của bang Colorado và Wyoming. Nhưng đó cũng là chiến lợi phẩm gây nên những điều bất lợi vì nó làm sống lại vấn đề dễ gây bùng nổ nhất trong nền chính trị của nước Mỹ thời đó: những vùng lãnh thổ mới sẽ đi theo chế độ chiếm hữu nô lệ hay là tự do?


THE COMPROMISE OF 1850

Until 1845, it had seemed likely that slavery would be confined to the areas where it already existed. It had been given limits by the Missouri Compromise in 1820 and had no opportunity to overstep them. The new territories made renewed expansion of slavery a real likelihood.


THỎA HIỆP NĂM 1850

Cho đến năm 1845, dường như chế độ chiếm hữu nô lệ sẽ chỉ giới hạn ở những khu vực mà nó đã từng tồn tại từ trước. Chế độ nô lệ đã được xác định ranh giới theo thỏa hiệp Missouri đưa ra năm 1820 và chế độ nô lệ không có cơ hội để vượt ra khỏi ranh giới đó. Nhưng các vùng lãnh thổ mới đã khiến cho việc mở rộng ranh giới của chế độ chiếm hữu nô lệ trở thành một khả năng thực tế có thể xảy ra.

Many Northerners believed that if not allowed to spread, slavery would ultimately decline and die. To justify their opposition to adding new slave states, they pointed to the statements of Washington and Jefferson, and to the Ordinance of 1787, which forbade the extension of slavery into the Northwest. Texas, which already permitted slavery, naturally entered the Union as a slave state. But the California, New Mexico, and Utah territories did not have slavery. From the beginning, there were strongly conflicting opinions on whether they should.

Nhiều người miền Bắc tin rằng nếu không được phép mở rộng thì chế độ chiếm hữu nô lệ cuối cùng sẽ suy sụp và cáo chung. Để biện hộ cho sự phản đối của mình đối với việc bổ sung thêm các bang có chế độ nô lệ, họ nêu ra những tuyên bố của Washington và Jefferson, và cả Sắc lệnh năm 1787 cấm việc mở rộng chế độ nô lệ sang miền Tây Bắc. Vùng Texas vốn đã cho phép chế độ nô lệ tồn tại đã đương nhiên nhập vào liên bang với tư cách một bang có chiếm hữu nô lệ. Nhưng California, New Mexico và Utah không có chế độ nô lệ. Ngay từ đầu đã xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt về việc các bang này theo chế độ nào.

Southerners urged that all the lands acquired from Mexico should be thrown open to slave holders. Antislavery Northerners demanded that all the new regions be closed to slavery. One group of moderates suggested that the Missouri Compromise line be extended to the Pacific with free states north of it and slave states to the south. Another group proposed that the question be left to "popular sovereignty." The government should permit settlers to enter the new territory with or without slaves as they pleased. When the time came to organize the region into states, the people themselves could decide.

Những người miền Nam khăng khăng cho rằng tất cả đất đai đoạt được ở Mexico phải được trao công khai cho những người chiếm hữu nô lệ. Những người miền Bắc chống chế độ nô lệ lại yêu cầu các vùng mới phải ngăn chặn không cho chế độ nô lệ lan tới. Một nhóm những người ôn hòa đề nghị rằng ranh giới trong thỏa hiệp Missouri nên được kéo dài tới vùng Thái Bình Dương với những bang tự do ở phía bắc và các bang nô lệ ở phía nam. Một nhóm khác yêu cầu vấn đề này phải được dành cho “chủ quyền của nhân dân”, tức là chính phủ nên cho phép dân định cư tới những vùng lãnh thổ mới có hoặc không có nô lệ như họ muốn và khi tổ chức lại vùng đó thành các bang thì chính dân chúng sẽ phải tự quyết định vấn đề này.

Despite the vitality of the abolitionist movement, most Northerners were unwilling to challenge the existence of slavery in the South. Many, however, were against its expansion. In 1848 nearly 300,000 men voted for the candidates of a new Free Soil Party, which declared that the best policy was "to limit, localize, and discourage slavery." In the immediate aftermath of the war with Mexico, however, popular sovereignty had considerable appeal.

Hầu hết người miền Bắc đều không muốn thách thức sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam cho dù phong trào bãi nô rất sục sôi ở miền Bắc. Tuy nhiên nhiều người miền Bắc chống lại việc mở rộng các bang nô lệ. Vào năm 1848 có gần 300.000 người bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên của Đảng Đất tự do, những người tuyên bố rằng chính sách tốt nhất là hạn chế, khu biệt và ngăn chặn nạn chiếm hữu nô lệ”. Tuy nhiên, sau cuộc chiến với Mexico thì quyền tự chủ của nhân dân được nhiều người ủng hộ nhất.


In January 1848 the discovery of gold in California precipitated a headlong rush of settlers, more than 80,000 in the single year of 1849. Congress had to determine the status of this new region quickly in order to establish an organized government. The venerable Kentucky Senator Henry Clay, who twice before in times of crisis had come forward with compromise arrangements, advanced a complicated and carefully balanced plan. His old Massachusetts rival, Daniel Webster, supported it. Illinois Democratic Senator Stephen A. Douglas, the leading advocate of popular sovereignty, did much of the work in guiding it through Congress.

Tháng 1/1848, việc phát hiện ra vàng ở California đã thúc đẩy cuộc đổ xô vội vã của hơn 80.000 dân định cư đi tìm vàng chỉ nội trong năm 1849. Quốc hội phải nhanh chóng xác định quy chế của vùng đất mới này nhằm thành lập một chính quyền có tổ chức. Thượng nghị sỹ đáng kính của bang Kentucky tên là Henry Clay, người đã hai lần trước đây đưa ra những biện pháp thỏa hiệp vào những giai đoạn khủng hoảng, giờ đây lại đưa ra một kế hoạch phức tạp được cân nhắc kỹ lưỡng. Đối thủ cũ của ông, Thượng nghị sỹ Daniel Webster của bang Massachusetts, đã ủng hộ kế hoạch này. Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ bang Illinois, Stephen A. Douglas, người đứng đầu nhóm ủng hộ quyền tự chủ của nhân dân, đã làm rất nhiều để đưa kế hoạch này ra Quốc hội.

The Compromise of 1850 contained the following provisions: (1) California was admitted to the Union as a free state; (2) the remainder of the Mexican cession was divided into the two territories of New Mexico and Utah and organized without mention of slavery; (3) the claim of Texas to a portion of New Mexico was satisfied by a payment of $10 million; (4) new legislation (the Fugitive Slave Act) was passed to apprehend runaway slaves and return them to their masters; and (5) the buying and selling of slaves (but not slavery) was abolished in the District of Columbia.

Thỏa hiệp năm 1850 gồm những điều khoản sau: (1)- California được gia nhập liên bang với tư cách là bang tự do; (2)- phần còn lại của đất đai mới chiếm được của Mexico phải được chia thành hai vùng lãnh thổ của bang New Mexico và Utah và được tổ chức làm sao không dính dáng gì tới chế độ nô lệ; (3)- những đòi hỏi của Texas với phần đất phân chia cho bang New Mexico sẽ được làm thỏa mãn bằng việc thanh toán 10 triệu đô-la; (4)- một bộ luật mới (Đạo luật Nô lệ bỏ trốn) được thông qua để bắt lại những nô lệ chạy trốn và trả lại các chủ của họ; và (5)- việc mua và bán nô lệ (nhưng không phải là chế độ nô lệ) bị bãi bỏ ở Quận Columbia.

The country breathed a sigh of relief. For the next three years, the compromise seemed to settle nearly all differences. The new Fugitive Slave Law, however, was an immediate source of tension. It deeply offended many Northerners, who refused to have any part in catching slaves. Some actively and violently obstructed its enforcement. The Underground Railroad became more efficient and daring than ever.

Nước Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm. Trong ba năm sau đó, thỏa hiệp này dường như đã giải quyết được toàn bộ các điểm khác biệt. Tuy nhiên, Đạo luật Nô lệ bỏ trốn đã ngay lập tức trở thành nguồn gốc căng thẳng. Luật này đã khiến những người dân miền Bắc bất bình sâu sắc, nhiều người đã từ chối tham gia vào việc bắt giữ nô lệ. Một số người chủ động dùng bạo lực để chống lại luật này. Các con đường sắt bí mật trở nên hiệu quả hơn và táo bạo hơn trước đây.

A DIVIDED NATION

MỘT DÂN TỘC BỊ CHIA RẼ



Frederick Douglass, the nation's leading African-American abolitionist of the 19th century, escaped from slavery in 1838. His speech about his sufferings as a slave at the Massachusetts Anti-Slavery Society's annual convention in Nantucket launched his career as an outspoken lecturer, writer, and publisher on the abolition of slavery and racial equality.
(Library of Congress)

Frederick Douglass, người chống chế độ nô lệ Mỹ gốc Phi hàng đầu của quốc gia thế kỷ 19, thoát khỏi ách nô lệ năm 1838. Bài phát biểu của ông về những đau khổ của ông khi làm nô lệ tại hội nghị hàng năm của hiệp hội chống chế độ nô lệ tiểu bang Massachusetts tổ chức tại Nantucket bắt đầu sự nghiệp của mình như là một giảng viên bộc trực, nhà văn và nhà xuất bản viết về bãi bỏ chế độ nô lệ và bình đẳng chủng tộc.
(Thư viện Quốc hội)

During the 1850s, the issue of slavery severed the political bonds that had held the United States together. It ate away at the country's two great political parties, the Whigs and the Democrats, destroying the first and irrevocably dividing the second. It produced weak presidents whose irresolution mirrored that of their parties. It eventually discredited even the Supreme Court.

Trong thập niên 1850, vấn đề nô lệ đã làm chia rẽ các mối quan hệ chính trị vốn từng gắn kết nước Mỹ lại với nhau. Vấn đề này đã làm suy yếu hai đảng chính trị lớn của Mỹ, Đảng Whig và Đảng Dân chủ. Đảng Whig bị sụp đổ và Đảng Dân chủ bị chia rẽ không thể hàn gắn được. Vấn đề này cũng khiến cho các Tổng thống yếu thế hơn do họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu quyết đoán trong đảng. Vấn đề này đương nhiên cũng làm mất thể diện của Tòa án Tối cao.

The moral fervor of abolitionist feeling grew steadily. In 1852, Harriet Beecher Stowe published Uncle Tom's Cabin, a novel provoked by the passage of the Fugitive Slave Law. More than 300,000 copies were sold the first year. Presses ran day and night to keep up with the demand. Although sentimental and full of stereotypes, Uncle Tom's Cabin portrayed with undeniable force the cruelty of slavery and posited a fundamental conflict between free and slave societies. It inspired widespread enthusiasm for the antislavery cause, appealing as it did to basic human emotions -- indignation at injustice and pity for the helpless individuals exposed to ruthless exploitation.

Tinh thần quyết tâm bãi bỏ chế độ nô lệ ngày càng lớn mạnh. Năm 1852, Harriet Beecher Stowe đã cho ấn hành cuốn Túp lều Bác Tôm, một cuốn tiểu thuyết được gây cảm hứng từ việc ban hành Luật Nô lệ bỏ trốn. Hơn 300.000 bản đã bán hết trong năm đầu tiên. Các cỗ máy in đã phải chạy suốt ngày đêm để cho kịp với yêu cầu của độc giả. Tuy đa cảm và có nhiều ý tưởng dập khuôn nhưng Túp lều Bác Tôm đã khắc họa một bức tranh với một sức mạnh không thể chối cãi về sự độc ác của chế độ nô lệ và các cuộc xung đột căn bản giữa xã hội tự do và xã hội có nô lệ. Nó đã kích động lòng nhiệt tình của động cơ đấu tranh chống chế độ nô lệ. Tác phẩm hấp dẫn được mọi người do nó đã động chạm đến những tình cảm bản năng của con người - đó là lòng căm phẫn đối với sự bất công và lòng thương xót đối với những nạn nhân bất lực trước sự bóc lột tàn nhẫn.


In 1854 the issue of slavery in the territories was renewed and the quarrel became more bitter. The region that now comprises Kansas and Nebraska was being rapidly settled, increasing pressure for the establishment of territorial, and eventually, state governments.

Vào năm 1854, vấn đề về chế độ nô lệ ở các vùng lãnh thổ đã được xới lên và cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn. Khu vực mà ngày nay bao gồm các bang Kansas và Nebraska đã được người dân đến định cư nhanh chóng, điều này làm gia tăng áp lực đòi hỏi thiết lập những cơ quan chính quyền của lãnh thổ và sau đó là của bang.

Under terms of the Missouri Compromise of 1820, the entire region was closed to slavery. Dominant slave-holding elements in Missouri objected to letting Kansas become a free territory, for their state would then have three free-soil neighbors (Illinois, Iowa, and Kansas) and might be forced to become a free state as well. Their congressional delegation, backed by Southerners, blocked all efforts to organize the region.

Theo những điều khoản của thỏa hiệp Missouri năm 1820, toàn bộ vùng này không cho phép chế độ nô lệ. Những thành phần chiếm hữu nô lệ chính yếu ở Missouri phản đối việc cho phép Kansas trở thành khu vực lãnh thổ tự do vì khi đó bang của họ sẽ có ba bang láng giềng cấm nô lệ (Illinois, Iowa và Kansas) và bang Missouri cũng có thể sẽ bị bắt buộc trở thành bang tự do. Các đại biểu Quốc hội bang Missouri, được dân miền Nam ủng hộ, đã ngăn cản tất cả những nỗ lực nhằm tổ chức vùng này.

At this point, Stephen A. Douglas enraged all free-soil supporters. Douglas argued that the Compromise of 1850, having left Utah and New Mexico free to resolve the slavery issue for themselves, superseded the Missouri Compromise. His plan called for two territories, Kansas and Nebraska. It permitted settlers to carry slaves into them and eventually to determine whether they should enter the Union as free or slave states.

Vào lúc đó, Stephen A. Douglas đã khiến những người ủng hộ phong trào bãi nô phải nổi giận. Douglas lập luận rằng Thỏa hiệp năm 1850 đã từng để cho các bang Utah và New Mexico tự do giải quyết cho chính mình về vấn đề nô lệ, nay thay thế cho Thỏa hiệp Missouri. Kế hoạch của ông hướng đến hai vùng lãnh thổ Kansas và Nebraska. Kế hoạch này cho phép dân định cư được mang nô lệ vào các lãnh thổ trên và sau đó tự thân các cư dân được quyết định họ sẽ gia nhập liên bang với tư cách bang tự do hay bang nô lệ.

Douglas's opponents accused him of currying favor with the South in order to gain the presidency in 1856. The free-soil movement, which had seemed to be in decline, reemerged with greater momentum than ever. Yet in May 1854, Douglas's plan, in the form of the Kansas-Nebraska Act, passed Congress to be signed by President Franklin Pierce. Southern enthusiasts celebrated with cannon fire. But when Douglas subsequently visited Chicago to speak in his own defense, the ships in the harbor lowered their flags to half-mast, the church bells tolled for an hour, and a crowd of 10,000 hooted so loudly that he could not make himself heard.

Những người phản đối Douglas đã buộc tội ông nịnh hót miền Nam để thắng cử tổng thống năm 1856. Phong trào đòi tự do vốn đã lắng dịu nay lại bùng lên với động lực mạnh hơn trước. Tuy nhiên, vào tháng Năm 1854, kế hoạch của Douglas mang tên Đạo luật Kansas - Nebraska đã được Tổng thống Franklin Pierce ký ban hành sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Những người miền Nam đã bắn đại bác ăn mừng. Nhưng khi Douglas tới thăm Chicago sau đó để phát biểu biện hộ cho mình thì tất cả các con tàu trên cảng đã hạ cờ của họ xuống đến nửa cột cờ, các nhà thờ gióng chuông cầu hồn suốt một giờ và đám đông một vạn người đã hò hét to đến nỗi không ai có thể nghe được ông nói.

The immediate results of Douglas's ill-starred measure were momentous. The Whig Party, which had straddled the question of slavery expansion, sank to its death, and in its stead a powerful new organization arose, the Republican Party, whose primary demand was that slavery be excluded from all the territories. In 1856, it nominated John Fremont, whose expeditions into the Far West had won him renown. Fremont lost the election, but the new party swept a great part of the North. Such free-soil leaders as Salmon P. Chase and William Seward exerted greater influence than ever. Along with them appeared a tall, lanky Illinois attorney, Abraham Lincoln.

Những kết quả thật quan trọng ngay lập tức nảy sinh từ những biện pháp tai hại của Douglas. Đảng Whig, vốn dao động về vấn đề mở rộng chế độ nô lệ, đã bị xóa sổ và một tổ chức mới hùng mạnh đã xuất hiện thay thế đảng này, đó là Đảng Cộng hòa với nhu cầu tiên quyết là chế độ nô lệ phải bị loại bỏ khỏi tất cả các vùng lãnh thổ. Vào năm 1856, Đảng Cộng hòa đã chỉ định John Fremont ra tranh cử. Ông là người nổi tiếng nhờ có những cuộc thám hiểm tới miền Viễn Tây. Tuy Fremont thất cử nhưng Đảng Cộng hòa đã phát triển ra cả một vùng rộng lớn của miền Bắc. Các thủ lĩnh chống chế độ nô lệ như Salmon P. Chase và William Seward đã có ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết. Cùng với họ đã xuất hiện một luật sư người Illinois cao lớn là Abraham Lincoln.

Meanwhile, the flow of both Southern slave holders and antislavery families into Kansas resulted in armed conflict. Soon the territory was being called "bleeding Kansas." The Supreme Court made things worse with its infamous 1857 Dred Scott decision.


Trong khi đó, dòng người kể cả các chủ nô miền Nam và các gia đình chống chế độ nô lệ đổ tới Kansas đã làm nảy sinh xung đột vũ trang. Chẳng bao lâu sau vùng lãnh thổ này được gọi là miền Kansas đẫm máu. Tòa án Tối cao còn làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn với phán quyết Dred Scott quá nghiêm khắc vào năm 1857.

Scott was a Missouri slave who, some 20 years earlier, had been taken by his master to live in Illinois and the Wisconsin Territory; in both places, slavery was banned. Returning to Missouri and becoming discontented with his life there, Scott sued for liberation on the ground of his residence on free soil. A majority of the Supreme Court -- dominated by Southerners -- decided that Scott lacked standing in court because he was not a citizen; that the laws of a free state (Illinois) had no effect on his status because he was the resident of a slave state (Missouri); and that slave holders had the right to take their "property" anywhere in the federal territories. Thus, Congress could not restrict the expansion of slavery. This last assertion invalidated former compromises on slavery and made new ones impossible to craft.

Scott là một nô lệ ở bang Missouri, gần 20 năm trước bị chủ đưa đến sống ở Illinois và vùng lãnh thổ Wisconsin, những nơi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bị cấm. Khi trở về Missouri và vì bất mãn với cuộc sống của mình ở đó, Scott đã kiện đòi tự do trên cơ sở ông cư trú trên lãnh thổ không có chế độ nô lệ. Tòa án Tối cao do người miền Nam chiếm đa số đã quyết định rằng Scott thiếu tư cách hầu tòa vì ông không phải là công dân; rằng luật lệ của một bang tự do (Illinois) không có hiệu lực về thân phận của ông vì ông đã là người cư trú ở bang có chế độ nô lệ (Missouri); rằng các chủ nô có quyền mang tài sản của họ đi bất cứ đâu trên khắp lãnh thổ liên bang và rằng Quốc hội không thể hạn chế sự mở rộng của chế độ nô lệ. Như vậy quyết định của Tòa án đã vô hiệu hóa các Thỏa ước trước đó về chế độ nô lệ và khiến cho không thể đưa ra được những thỏa ước mới.

The Dred Scott decision stirred fierce resentment throughout the North. Never before had the Court been so bitterly condemned. For Southern Democrats, the decision was a great victory, since it gave judicial sanction to their justification of slavery throughout the territories.


Phán quyết đối với Dred Scott đã dấy lên sự căm phẫn dữ dội ở khắp miền Bắc. Trước kia chưa bao giờ Tòa án lại bị kết tội ác liệt đến thế. Với phe Dân chủ miền Nam thì quyết định của Tòa án là một thắng lợi lớn vì nó đã đem lại sự bảo vệ pháp luật cho sự biện minh của họ về chế độ chiếm hữu nô lệ trên toàn bộ các vùng lãnh thổ.

LINCOLN, DOUGLAS AND BROWN

Abraham Lincoln had long regarded slavery as an evil. As early as 1854 in a widely publicized speech, he declared that all national legislation should be framed on the principle that slavery was to be restricted and eventually abolished. He contended also that the principle of popular sovereignty was false, for slavery in the western territories was the concern not only of the local inhabitants but of the United States as a whole.

LINCOLN, DOUGLAS VÀ BROWN

Abraham Lincoln từ lâu đã coi nạn chiếm hữu nô lệ là một tội ác. Ngay từ năm 1854 trong một diễn văn nổi tiếng ông đã tuyên bố rằng toàn bộ các cơ quan lập pháp quốc gia phải được thiết lập theo nguyên tắc mà theo đó chế độ nô lệ phải được hạn chế và cuối cùng bị phế bỏ. Ông cũng căm phẫn cho rằng nguyên tắc về chủ quyền nhân dân là giả dối, vì nạn chiếm hữu nô lệ ở các vùng lãnh thổ miền Tây đã là mối lo ngại không chỉ của dân chúng địa phương, mà cả của toàn bộ nước Mỹ.

In 1858 Lincoln opposed Stephen A. Douglas for election to the U.S. Senate from Illinois. In the first paragraph of his opening campaign speech, on June 17, Lincoln struck the keynote of American history for the seven years to follow:

Năm 1858, Lincoln đối kháng với Stephen A. Douglas trong cuộc bầu cử vào chức Thượng nghị sỹ bang Illinois. Trong đoạn diễn văn mở đầu chiến dịch tranh cử ngày 17/7, Lincoln đã đề cập với tư tưởng chủ đạo của lịch sử nước Mỹ trong bảy năm kế tiếp:

A house divided against itself cannot stand. I believe this government cannot endure permanently half-slave and half-free. I do not expect the Union to be dissolved -- I do not expect the house to fall -- but I do expect it will cease to be divided.

Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể chịu đựng mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do. Tôi không muốn liên bang giải thể - Tôi không muốn gia đình sụp đổ - mà tôi mong muốn gia đình liên bang chấm dứt bị chia rẽ.

Lincoln and Douglas engaged in a series of seven debates in the ensuing months of 1858. Senator Douglas, known as the "Little Giant," had an enviable reputation as an orator, but he met his match in Lincoln, who eloquently challenged Douglas's concept of popular sovereignty. In the end, Douglas won the election by a small margin, but Lincoln had achieved stature as a national figure.

Lincoln và Douglas đều tham gia vào một loạt bảy cuộc tranh luận vào những tháng sau đó trong năm 1858. Thượng nghị sỹ Douglas được mệnh danh là người khổng lồ bé nhỏ có một uy tín đáng ghen tị với tư cách một nhà diễn thuyết tài ba, nhưng ông đã gặp tay kỳ phùng địch thủ Lincoln, người đã dùng tài hùng biện thách thức quan điểm về chủ quyền nhân dân theo lối mà Doughlas đã định nghĩa. Cuối cùng, Douglas đã đắc cử với tỉ lệ sát nút nhưng Lincoln lại đoạt được vị thế của một nhân vật tầm cỡ quốc gia.


By then events were spinning out of control. On the night of October 16, 1859, John Brown, an antislavery fanatic who had captured and killed five proslavery settlers in Kansas three years before, led a band of followers in an attack on the federal arsenal at Harper's Ferry (in what is now West Virginia). Brown's goal was to use the weapons seized to lead a slave uprising. After two days of fighting, Brown and his surviving men were taken prisoner by a force of U.S. Marines commanded by Colonel Robert E. Lee.

Vào lúc đó thì các sự kiện đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Vào đêm ngày 16/10/1859, John Brown, một người chủ trương chống chế độ nô lệ đã từng bắt và giết năm người dân định cư ủng hộ chế độ nô lệ ở Kansas ba năm trước, đã chỉ huy một nhóm người ủng hộ tấn công vào kho vũ khí liên bang ở bến phà Harper's (nằm ở vùng Tây Virginia ngày nay). Mục tiêu của Brown là sử dụng các vũ khí chiếm được để dẫn dắt chỉ huy cuộc nổi dậy của nô lệ. Sau hai ngày đánh nhau, Brown và những chiến sỹ của ông còn sống sót đã bị lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ do đại tá Robert E. Lee chỉ huy bắt làm tù binh.

Brown's attempt confirmed the worst fears of many Southerners. Antislavery activists, on the other hand, generally hailed Brown as a martyr to a great cause. Virginia put Brown on trial for conspiracy, treason, and murder. On December 2, 1859, he was hanged. Although most Northerners had initially condemned him, increasing numbers were coming to accept his view that he had been an instrument in the hand of God.

Đối với nhiều người miền Nam thì những gì Brown làm đã khẳng định những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ. Ngược lại, những nhà hoạt động chống chế độ nô lệ lại chào đón Brown như một chiến sỹ tử vì đạo nhằm một mục tiêu cao cả. Brown đã bị bang Virginia xử án vì tội âm mưu phản nghịch và giết người. Ngày 2/12/1859 ông bị treo cổ. Mặc dù hầu hết người miền Bắc lúc đầu đều lên án ông, nhưng ngày càng có nhiều người chấp nhận quan niệm của ông cho ông là một công cụ trong tay của Chúa.

THE 1860 ELECTION

In 1860 the Republican Party nominated Abraham Lincoln as its candidate for president. The Republican platform declared that slavery could spread no farther, promised a tariff for the protection of industry, and pledged the enactment of a law granting free homesteads to settlers who would help in the opening of the West. Southern Democrats, unwilling in the wake of the Dred Scott case to accept Douglas's popular sovereignty, split from the party and nominated Vice President John C. Breckenridge of Kentucky for president. Stephen A. Douglas was the nominee of northern Democrats. Diehard Whigs from the border states, formed into the Constitutional Union Party, nominated John C. Bell of Tennessee.

CUỘC BẦU CỬ NĂM 1860

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, Đảng Cộng hòa chỉ định Abraham Lincoln làm ứng cử viên của mình. Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa đã tuyên bố rằng chế độ nô lệ không thể lan rộng thêm được nữa. Đảng cũng hứa đánh thuế bảo hộ cho công nghiệp và cam đoan ban hành luật cấp các trang trại miễn phí cho những dân định cư nào giúp đỡ trong việc khai khẩn miền Tây. Các đảng viên Dân chủ miền Nam, sau vụ án Dred Scott đã không hưởng ứng quan điểm chủ quyền nhân dân của Douglas, đã tách khỏi đảng và đề cử Phó Tổng thống John C. Breckenridge thuộc bang Kentucky ứng cử tổng thống. Stephen A. Douglas là ứng cử viên của Đảng Dân chủ miền Bắc. Đảng Whig vốn bảo thủ đến cùng ở các bang miền biên giới đã nhập vào lập Đảng Liên minh Lập hiến và đề cử John C. Bell ở bang Tennesse.


Lincoln and Douglas competed in the North, Breckenridge and Bell in the South. Lincoln won only 39 percent of the popular vote, but had a clear majority of 180 electoral votes, carrying all 18 free states. Bell won Tennessee, Kentucky, and Virginia; Breckenridge took the other slave states except for Missouri, which was won by Douglas. Despite his poor showing, Douglas trailed only Lincoln in the popular vote.

Lincoln và Douglas đua tranh ở miền Bắc, còn Breckenridge và Bell đua tranh ở miền Nam. Lincoln chỉ đạt có 39% số phiếu phổ thông nhưng lại dành đa số tuyệt đối trong 180 phiếu đại cử tri ở tất cả 18 bang tự do. Bell thắng cử ở các bang Tennessee, Kentucky và Virginia; Breckenridge giành thắng lợi ở tất cả các bang có chế độ nô lệ khác ngoại trừ bang Missouri là bang Douglas thắng. Mặc dù tranh cử kém nhưng Douglas chỉ thua Lincoln trong việc giành lá phiếu phổ thông.

P1    P2      P3    P4    P5        P7    P8    P9    P10    P11    P12    P13    P14    P15

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn